Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Video: Truyền hình Trung Cộng vinh danh CA Việt Nam trấn áp, phá rối người tưởng niệm Hoàng Sa - Hình ảnh buổi lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội

Các “đại án” cho thấy đục khoét ngân khố lớn nhất là các nhóm lợi ích


Thời gian qua, công luận rất quan tâm tới 3 vụ “đại án” đã và đang xét xử bởi lẽ, không chỉ xem phán quyết của tòa có nghiêm khắc hay không, mà dư luận muốn thấu hiểu vì sao các đối tượng này lại dễ dàng qua mặt được các cơ quan chức năng. 
Xoay quanh nội dung này, phóng viên Báo Lao Động trao đổi với ông Lê Như Tiến - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Lấy tiền của Nhà nước quá dễ dàng

Xin ông đưa ra một nét chung nhất trong 3 vụ “đại án” đã và đang xét xử hiện nay?


Qua các phiên tòa xét xử các vụ “đại án” vừa diễn ra, một lần nữa làm rõ hơn nguyên nhân vì sao tội tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp. Đó là quản trị doanh nghiệp, quản lý tiền và tài sản nhà nước và quản lý cán bộ đều cực kỳ lỏng lẻo. Điều đó dẫn tới việc những đối tượng này có thể tự tung, tự tác, dễ dàng rút ruột tiền nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.

Lỏng lẻo tới mức, Huyền Như - chỉ là phó phòng thuộc chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phân Công thương Việt Nam (Vietinbank) - trong một năm rưỡi có thể dễ dàng chiếm đoạt được  4.000 tỉ đồng. Theo dõi quá trình diễn biến của vụ án, mọi người mới thật sự bàng hoàng bởi thủ đoạn lừa đảo của Huyền Như không có gì đặc biệt, nhưng tầng tầng lớp lớp quản lý, kiểm tra chéo của hệ thống ngân hàng lại không phát hiện ra.

Thực tế kém tới mức, không chỉ bị Huyền Như chiếm đoạt một số tiền lớn, mà khi vụ án diễn ra đã lâu, ngân hàng Vietinbank vẫn cho rằng Huyền Như chiếm đoạt hết tiền của ngân hàng ACB gửi đến.

Trong khi ngày 17.1 vừa qua, đại diện ngân hàng ACB đã đưa ra tòa bằng chứng, một  trong 19 nhân viên của ACB vẫn nhận được từ VietinBank thông báo có số dư trong tài khoản. Điều đó cho thấy, dù có vụ án lớn xảy ra tại đơn vị, ngân hàng này vẫn không có được dữ liệu tối thiểu như vậy thì thật khó hình dung.

Với vụ án ở Cty cho thuê tài chính II (ALCII), ông Vũ Quốc Hảo - Tổng Giám đốc Cty ALCII vừa lợi dụng chức vụ quyền hạn, vừa cố ý làm sai quy định để lấy tiền của Nhà nước. Tổng giá trị thiệt hại mà ông Hảo và các đồng phạm gây ra lên tới gần 532 tỉ đồng.

Tương tự, Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm có thể dễ dàng “tâng” cái ụ nổi (thực tế là rác thải công nghiệp) từ 2,3 triệu lên tới 9 triệu USD thì... không còn gì để nói. Điều đó chỉ ra một thực tế chua xót: Hệ thống luật, các văn bản pháp quy của ta tuy rất nhiều, nhưng vẫn còn đó những lỗ hổng rất lớn về quản lý vật lực và con người.

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Theo ông, trong 3 “vụ đại án” đã, đang xét xử hiện nay, dấu hiệu “lợi ích nhóm” thể hiện rõ nhất ở điểm nào, thưa ông?

Các “nhóm lợi ích” là nguy cơ lớn nhất trong việc đục khoét ngân khố nhà nước - điều được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã phải cảnh báo. Trong vụ án ở Cty ALCII, có hai đối tượng chịu mức án tử hình thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước với tội tham nhũng.

Ông Vũ Quốc Hảo và ê kíp của mình, trong vòng một năm (từ tháng 4.2008 - 3.2009) đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng mua bán tài sản với nhiều đơn vị khác nhau.

Tuy nhiên, những hợp đồng cho thuê tài chính này thực chất là thực hiện nghiệp vụ cho vay, trong khi Cty ALCII không có chức năng cho vay. Vậy cơ quan chủ quản và các ngành liên quan đã quản lý thế nào mà để Cty này có thể làm trái luật trong thời gian dài như vậy?

Chúng ta có quyền đặt các câu hỏi: Nếu vụ án này không bị phanh phui sớm, những hành vi sai phạm của ông Hảo sẽ còn diễn ra tới bao giờ và lúc đó thiệt hại sẽ đến mức nào? Liệu chỉ thuần túy lãnh đạo ALCII có thể  thực hiện một loạt hành vi sai phạm (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; tội tham ô tài sản...) một cách dễ dàng như vậy?

Với vụ án của Dương Chí Dũng, quá trình xét xử đã minh chứng “lợi ích nhóm” trong nội bộ TCty này "rất sinh động". Thậm chí, giữa Chủ tịch và Tổng giám đốc TCty Vinalines có thể không muốn nhìn nhau, nhưng họ vẫn có thể ăn chia sòng phẳng.

Dù rằng không ai quá bất ngờ việc “gặm nhấm” trong các dự án, nhưng những lời khai của các đối tượng tại cơ quan điều tra và tại tòa, việc các đối tượng mang cả vali tiền đến nhà để chia chác nhau trong vụ án của Dương Chí Dũng đã thật sự gây bàng hoàng.

Dư luận không thể không đặt câu hỏi: Tại sao các đối tượng này có thể “tâng” giá lên gấp 3 lần với một số tiền khổng lồ như vậy. Vậy những cơ quan quản lý nào thông qua dự án mua ụ nổi, những cơ quan nào kiểm tra chất lượng con tàu này..., họ có phát hiện ra sự bất bình thường của phi vụ “ngoạm” khối tiền khổng lồ của Nhà nước không?

Do đó, dù có 2 bản án tử hình đã được tuyên với 2 đối tượng cầm đầu, nhưng vẫn còn đó câu hỏi đang bỏ ngỏ với dư luận: Liệu còn những ai trong các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tay, tiếp sức, tiếp mưu cùng Dương Chí Dũng nữa hay không?  Đặt ra câu hỏi này bởi lẽ, nếu một mình Dương Chí Dũng cùng đồng phạm liệu có thể “hô biến” một đống sắt vụn như thế từ 2,3  lên tới 9 triệu USD?

Theo ông, để ngăn ngừa có hiệu quả tệ nạn tham nhũng, cần có những giải pháp quan trọng nào?


Chính phủ đã và đang tái cấu trúc lại các DNNN – đây là bước đi rất quan trọng. Vấn đề là tái cấu trúc như thế nào để có thể đưa những người thật sự có tâm, có tầm  vào vị trí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta cần rà soát các văn bản pháp quy, các quá trình thẩm định quy hoạch, đầu tư, cung cấp tài chính, đấu thầu...

Đồng thời chúng ta cũng chỉ nên giữ DNNN với những ngành, lĩnh vực thực sự cần thiết, còn lại nên cổ phần hóa. Điều này chúng ta cũng đang tiến hành nhưng tiến độ quá chậm. Và công tác phòng chống tham nhũng sẽ rất có hiệu quả nếu việc kê khai tài sản không hình thức như hiện nay.

Theo tôi, tất cả việc kê khai này cần công khai để cán bộ cùng cơ quan biết, dân biết và kiểm tra, có như vậy thì mọi thu nhập bất chính sẽ khó che giấu hơn rất nhiều.

Chúng ta có thể tin rằng, với các bản án nghiêm khắc vừa qua và các “vụ đại án” sắp đưa ra xét xử, đồng thời nếu thực hiện tốt chỉ thị mới đây của Bộ Chính trị về kê khai tài sản cũng như quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng, thì ngay trong năm 2014 này sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt.

- Xin cảm ơn ông!
(Lao động)

Video: Truyền hình Trung Cộng vinh danh CA Việt Nam trấn áp, phá rối người tưởng niệm Hoàng Sa




Đẹp mặt thay nhà nước Việt Nam có đảng của dân tộc lãnh đạo.

Giá như, ở Việt Nam, có một nhà nước chỉ cần biết người dân muốn gì, chứ không cần phải "của dân, do dân, vì dân" như ở Việt Nam. Giá như ở Việt Nam có một đảng lãnh đạo không cần phải sáng suốt, tài tình, là đội quân tiên phong, là đạo đức văn minh, mà chỉ cần một đảng thuộc về đất nước, dân tộc này mà không thuộc Cộng sản. Thì việc tưởng niệm, ghi nhớ phần lãnh thổ đang trong tay giặc, tưởng nhớ và ghi ơn những người đã ngã xuống vì lãnh thổ thiêng liêng là việc nhà nước phải tổ chức.

Nhưng, như đã nói, chỉ vì chúng ta có đảng sáng suốt tài tình, có nhà nước của dân, do dân, vì dân... nên sáng nay, 19/1/2014 người dân đã phải tự tổ chức việc tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa rơi vào tay giặc trong sự hằn học của nhà cầm quyền. Đặc biệt, sáng nay, người dân không chỉ ở Việt nam mà khắp nơi trên thế giới chứng kiến một nhà nước hành động không thể dùng từ nào khác là hèn hạ, nhục nhã và bẩn thỉu.

https://www.youtube.com/watch?v=7xXZV3yHW3E
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Hình ảnh buổi lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội


CTV Danlambao – Cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cầm cành hoa cúc trắng khóc tưởng niệm 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Người lính năm xưa nay tóc đã bạc không kìm được nỗi uất nghẹn và sự căm phẫn trước lối hành xử hèn hạ của nhà cầm quyền khi huy động công an đàn áp, phá rối buổi tưởng niệm.
Tuổi trẻ Việt Nam tri ân 74 chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa 1974
 Không bao giờ quên…
 Đúng 08 giờ 30 phút, đông đảo người dân bắt đầu tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ
 Trên tay mỗi người là một cành hoa tưởng niệm
 Nhiều biểu ngữ được giương lên

 Lực lượng côn an mang theo loa phóng thanh lập tức được huy động để phá rối
 Giữa thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên hình ảnh 
cố Thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà được giương cao đầy trân trọng
 
“Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội”
Buổi tưởng niệm mau chóng bị côn an huy động lực lượng nhằm can thiệp, phá rối  
 
Lấy lý do ‘trùng tu’ tượng đài, công an dồn ép, xua đuổi 
đoàn người tưởng niệm rời khỏi khu vực tượng Lý Thái Tổ. 
Trong lúc lộn xộn, có 2 thanh niên trẻ bị đánh rất đau, 
2 người khác bị bắt đưa đi đâu không rõ.
Ảnh: CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Danlambao 19/1/2014.

Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 5)


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) – Xin gửi tới quý độc giả Phần 5 và cũng là để kết thúc loạt bài “Phỏng vấn về hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa”. Mặc dù người được mời cho cuộc phỏng vấn này, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn bày tỏ quan điểm dựa trên các câu hỏi (như ở các phần trước) nhưng tôi sẽ không trình bày theo cách thông thường là xen phần câu hỏi trước mỗi câu trả lời. Ngoài lý do muốn tạo ra sự khác biệt của một bài phỏng vấn đơn thuần, Phạm Thanh Nghiên cũng… tự cho mình cơ hội được bày tỏ suy nghĩ, được trải nghiệm với vai trò một người… được phỏng vấn. Nhưng quan trọng hơn cả là bản thân những câu trả lời của nhà văn Vũ Thư Hiên đã giống như một bài viết hoàn chỉnh (dù rất ngắn) có sức lôi cuốn và có tính văn học.

Cả gia đình bị CA khủng bố vì mặc áo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa


CTV Danlambao – Lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.
Chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như sinh năm 1979, được biết đến với tên gọi khác là Thạch Thảo, là chị ruột của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Tại thời điểm công an đến khám xét, trong nhà chỉ có hai mẹ con gồm có chị và cô con gái 12 tuổi.

Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH


Danlambao – Bản thân tôi đã nghe chữ ‘Ngụy’ từ hồi học mẫu giáo. Bị giáo dục dưới hệ thống cộng sản, khi ấy tôi đã rất sợ chữ ‘Ngụy’. Giáo viên đã dạy chúng tôi rằng những người lính ngụy cùng là người Việt Nam, nhưng lại đi làm tay sai cho Mĩ, cầm súng M16 bắn giết người dân Việt Nam. Tôi đã từng rất sợ mỗi khi nhắc đến chữ ‘ngụy’. Khi lớn lên, tôi hiểu rõ hơn về sự thật cuộc chiến và sự thật lịch sử. Tôi tự suy nghĩ và đã đặt ra câu hỏi: Như vậy, ai là ngụy, ai là chân? - Thanh Duy – Sinh viên năm 2 Đại Học Nha Trang.
Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc. - Đào Trang Loan.

Viếng thăm tri ân gia đình Tử sĩ Hoàng Sa

Trương Minh Đức (Danlambao) - Ngày 19/01/1974 cách nay 40 năm tôi là cậu học trò mới bước vào tuổi 14 công việc chỉ biết cắp sách đến trường, tuổi thiếu niên trong thời chiến tranh rất khốc liệt giữa 2 phía… tôi cũng chỉ biết buồn khi mỗi lần nghe đâu đó có nhiều người bị chết vì pháo kích vào thành phố, bị nổ mìn khi đi trên xe đò… rồi những người lính chết trận được đưa về nhà hoàn xác… Nhưng tôi chỉ biết đó là chiến tranh giữa phía “Quốc Gia” và “cộng sản Việt Nam” do người lớn nói lại, còn trong sách giáo khoa thời đó (cấp 2) ở miền nam thì không đề cập gì, hoặc tuyên truyền cho cuộc nội chiến dù nơi tôi đang sống trong chính thể Cộng Hòa.

Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng

CTV Danlambao – Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu “Phong trào Dân oan Tranh đấu” – đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:
“Chế độ Hà Nội hèn nhát, không dám lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa. 
Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.
Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974″.

Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979


Nayan Chanda (Far Eastern Economic Review), Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch – Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam và Hà Nội nói sẵn sàng cho phép quân Trung Quốc rút quân êm thắm, nhưng cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt hoàn toàn chưa kết thúc. Quân đội Trung Quốc, tuy rút chậm chạp và nhỏ giọt về lại Trung Quốc sau chiến dịch tấn công 17 ngày, nhưng vẫn có ý định bám giữ hàng chục vị trí nhỏ nhưng chiến lược trên biên giới miền núi này-những nơi mà Bắc Kinh coi là của mình nhưng lại là những nơi Hà Nội tranh chấp.
Người Trung Quốc có ý định chiếm đóng những vị trí này vì những lý do chiến lược cũng như dùng chúng làm lá bài mặc cả cho một giải pháp toàn diện với Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Tầm nhìn Hoàng – Trường Sa


Nhốt công lý, cầm tù sự thật,
Toàn trị không thể nào thông minh.
Chỉ có ngu dốt và độc ác,
Khúc quanh lịch sử nửa hành tinh.
Hãy ca ngợi Việt Nam Cộng hòa
Kiên cường chống bành trướng Trung Hoa,
Để vén lên bức màn sự thật,
Giải “ngu lâu” toàn trị “Đảng ta”.

Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?


DanlambaoBên ngoài đàn áp dân chúng bằng bạo lực, bên trong dùng thủ đoạn để hạ bệ nhau là điều tất yếu phải đến trong giai đoạn hấp hối của đảng CSVN. Và bài viết dưới đây là minh chứng nhất cho sự cắn xé của các thế lực trong đảng. Bài được gửi đến và không phải là quan điểm của Danlambao. Sở dĩ đưa lên đây cho bà con trong thôn thấy sự tranh giành quyền lực của Cộng Sản, khi mà ngoài khơi Trung Cộng đang xâm lược biển đảo của ta.
Nguyễn Văn Lộc – Một ban chuyên án đã được lập ra gồm những thành phần chọn lọc từ Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân để điều tra về vụ “tiết lộ bí mật” mà tử tù Dương Chí Dũng đã khai báo. Như đã biết, tâm điểm của vụ án này là Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ. Ban chuyên án này trực tiếp do ban Nội chính Trung ương giám sát và chỉ đạo. Không phải trình bày với các cơ quan khác, ngoại trừ trường hợp cần thiết mà ban Nội chính Trung ương đồng ý.

Hướng về phiên tòa xử 2 dân oan Cần Thơ – chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và chị Nguyễn Thị Tuyền


CTV DanlambaoMột phiên tòa phi lý, xâm phạm quyền con người, sắp diễn ra vào 7h30 sáng ngày 21 tháng 1 năm 2014. Những người dân Việt yêu chuộng công lý-hòa bình hãy quân tâm, lên tiếng và giúp đỡ họ. Đừng để họ đơn độc trên con đường đi tìm công lý, đấu tranh với cái ác, cái xấu đã và đang tồn tại rất lâu tại đất nước Việt Nam…
Ngày 16/1/2014, tòa án huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ đã gửi giấy triệu tập ông Phạm Văn Cờ và ông Trương Văn Thạnh (là chồng của 2 dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền) với tư cách là nhân chứng đến phiên tòa sáng ngày 21/01/2013, để xét xử tội gây rối trật tự công cộng của hai chị tại tòa án huyện Cờ Đỏ.

Trên đầu sóng Biển Đông

Nhạc Vũ Trân – Lời Bảo Như (Danlambao)

UBND huyện Hoàng Sa hủy bỏ Chương trình Tri ân 74 tử sỹ Việt Nam Cộng Hòa vì ‘lệnh trên’?


Mặc dù công tác chuẩn bị đã hoàn tất 99%, nhưng buổi lễ thắp nến tri ân 74 tử sỹ Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào giờ chót do có ‘lệnh trên’.
Danlambao – Chương trình ca nhạc và buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa đứng ra tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào phút chót. Trong bức thư cáo lỗi được đăng trên website của UBND huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ – chủ tịch huyện cho biết nguyên nhân hủy chương trình là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình “không thể diễn ra theo kế hoạch”.
Theo các nguồn tin Danlambao nhận được, lý do thực sự khiến chương trình bị hủy bỏ là do có ‘lệnh trên’, mặc dù công tác chuẩn bị đã gần như hoàn tất.

Táo Lề Dân về Trời


Nguyên Anh (Danlambao) - Theo thông lệ hàng năm các Táo đều phải về chầu Trời để bẩm báo tình hình nơi mình phụ trách, năm nay Táo Việt về trễ nhất và làm cho cả thôn thiên đình giật… cả mình vì cái bất thình lình khi không ngự trên lưng con cá chép truyền thống mà chơi nguyên con… Roll Roy trắng muốt, cả ngàn cặp mắt quần thần kinh ngạc nhìn vào chiếc xe có chữ Việt Nam ốp hông từ từ mở cửa, từ trong xe một giai nhân dáng hình yểu điệu thục nữ bước ra nom thật bắt mắt chỉ duy có điều cái mặt… đen xì vì ám khói!

Trên đầu sóng Biển Đông

Trên Đầu Sóng Biển Đông kèm phim tài liệu Hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974
Như Trần (Danlambao)

Chờ nghe tiếng còi tàu


Hạ Huyên 72 (Danlambao)
Dõi mắt về quê thấy lệ nhòa
Tháng Giêng! Tháng tưởng niệm Hoàng Sa!
Thắp nén hương lòng dâng chiến sĩ
Biển sâu vùi xác, nợ nước nhà.

Về người chị ruột của Hồ Chí Minh


1. Các nhà xã hội học kêu gào đến khản giọng về việc đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, “sự tử tế trở thành cụm từ sáo rỗng và xa xỉ!”[1]. Các vụ cướp giếp hếp ngày càng tàn bạo, cái sự đối xử của con người với con người ngày một lạnh lùng. Triều đình lo quá, vội vàng phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đã dăm năm hơn, phong trào “sâu rộng đến mọi tầng lớp xã hội”, vậy mà xem chừng cái bức tranh đạo đức vẫn không sáng lên được chút nào.

Phiên tòa xử hai dân oan Cần Thơ sắp diễn ra


Nhóm Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam - Chúng tôi đã đưa tin trong hai báo cáo gần đây trên trang nhà của Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam về trường hợp hai dân oan ở Tp. Cần Thơ là chị Nguyễn Thị Ánh NguyệtNguyễn Thị Tuyền.

Tăng Đoàn PGVN Thống Nhất tặng quà cho Thương Phế Binh VNCH và phát quà cứu trợ tại tỉnh Thừa Thiên Huế


Bạn đọc DanlambaoHòa thượng Thích Không Tánh chia sẻ với các anh em thương phế binh: “các anh, các bác là chiến sĩ quốc gia, chứ không phải “Ngụy” gì cả, các anh đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước, thì các anh có quyền tự hào, và không có gì phải e ngại…”
Ngày 18/1/2014 Phái đoàn cứu trợ của Tăng Đoàn PGVN Thống Nhất ghé thăm và tặng quà cho bà con bị bão lụt tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Video: Côn an Thanh Hóa túm cổ, quật ngã một cụ già

CTV Danlambao – Một đoạn clip ghi lại hình ảnh một côn an sắc phục túm cổ, quật ngã thô bạo một cụ già lớn tuổi hiện đang tạo nên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.
Hiện không rõ thời gian xảy ra vụ việc, còn địa điểm được ghi là tại khu vực trước cổng vào trụ sở CA thành phố Thanh Hóa.

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 4)


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) – Không phải ngẫu nhiên tôi dành phần bốn này để kể về tâm tư của hai nhân vật cách nhau nửa vòng trái đất với sự khác biệt rất điển hình. Từ tuổi tác, khoảng cách địa lý, hoàn cảnh, không gian sinh sống đến xuất thân (chế độ) chính trị đã trở thành một sự tương phản đương nhiên. Nhưng, chính sự khác biệt đến tương phản ấy đã đại diện cho một câu chuyện của những câu chuyện về một giai đoạn lịch sử kéo dài hàng chục năm với sự đau đớn, quằn quại của Dân tộc. Song, đấy cũng là câu chuyện của sự gặp gỡ mang niềm hy vọng. Họ không đại diện cho chế độ chính trị nào (dù tốt hay xấu). Họ là những nguời Việt Nam chân chính với chung một khát vọng bình dị nhưng vĩ đại: Tự do, Dân chủ và Toàn vẹn lãnh thổ cho Đất nước mình.

Dân Ninh Hiệp phản đối cán bộ cướp chợ, phá trường


CTV Danlambao – Hôm 17/01/2014, sau rất nhiều ngày cùng nhau lên UBND xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội mà không đạt được kết quả nào, người dân xã Ninh Hiệp tiếp tục lên Ban Nội Chính Trung Ương, số 4 Bà Huyện Thanh Quan để tiếp tục kêu cứu về tình trạng bị cướp chợ, phá trường học xây trung tâm thương mại.

Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh – Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh – trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ


Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)
Trần Thị Ngọc Minh
Washington, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Kính thưa quý vị, 
Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.

Bán rồi còn đòi lại


Trần Quốc Việt (Danlambao) - Vào ngày 10 tháng Sáu, 1977 thay mặt Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm thảo luận với Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tại Bắc Kinh về những vấn đề tồn đọng trong quan hệ giữa hai đảng và nhà nước. Lý Tiên Niệm đã trao cho Phạm Văn Đồng giác thư ngoại giao ghi lại những lời tuyên bố giữa hai bên. Sau khi quan hệ Việt-Trung xấu đi nhiều, Trung Quốc đã công bố bức giác thư này trên tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, số 13 ra ngày 30 tháng Ba năm 1979. Chúng tôi dịch đoạn đối thoại giữa hai người về vấn đề hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, được ghi lại ở một chú thích cuối bài. Tựa đề của người dịch.

Tâm sự 40 năm với 4 Chiến hữu Người nhái đã hy sinh vì Hoàng Sa


Đặng Đình Hiền (Danlambao)
Chào các bạn Người Nhái đã bỏ mình cho Hoàng Sa,
Tôi, Đặng Đình Hiền, nguyên Biệt Đội Trưởng Người Nhái Hải Kích.
Xin các anh cứ tự nhiên, như thuở xưa, mình lúc nào cũng coi nhau như anh em. Chúng ta đã đồng ý với nhau rồi cấp bậc chỉ dùng để phân chia nhiệm vụ trong công tác, chứ không dùng để phân chia giai cấp với nhau. Bởi vì chỉ chậm thêm một giờ đồng hồ nữa thôi thì biết đâu tôi đã cùng với hơn 20 Người Nhái khác cũng đang đứng bên cạnh các anh bây giờ để chờ được cúng giỗ hàng năm.

Việt Nam: Ngưng Tra tấn tù Chính trị và Tôn giáo


Bản Báo Cáo Cho Thấy Công An Chích Điện, Đánh Đập,Tra Tấn Bằng Nước Để Ép Cung
(HTĐ, 16 tháng 1, 2014) – Một bản báo cáo phổ biến ngày hôm nay bởi các nhà tranh đấu cho nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng hành vi tra tấn có hệ thống của các giới chức công lực đối với những người bị bắt vì thực thi ôn hoà các quyền tự do biểu lộ, hội họp, tụ tập, và tín ngưỡng, hoặc vì tìm sự bảo vệ hay tư cách tị nạn ở nước ngoài.

Vở kịch cuối năm của Quận ủy Ba Đình

Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) Kính gửi: Quận Ủy Ba Đình – Thành phố Hà Nội
Tôi thật ngạc nhiên khi nhìn thấy giấy mời của Quận ủy Ba Đình gửi cho bố tôi, ông Trần Xanh đến dự lễ kỷ niệm 84 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam và đón xuân Giáp Ngọ 2014 vào ngày 20/1/2014 của quận ủy. Ông Trần Xanh hiện tại chỉ là nạn nhân của chính quyền trên địa bàn do Quận ủy lãnh đạo.

Phượng Yêu (Tập 32)


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Bác lúc này cũng không được hưỡn (rãnh) để meo cho con cháu Yêu, Phượng của bác, nhưng vì lỡ xem YouTube chiếu cảnh bà Trần Thị Ngọc Minh vừa lên tiếng nói cho cả thế giới biết về tình cảnh con gái mình là Đỗ Thị Minh Hạnh đã và đang bị các đồng chí bộ hạ của tía Ếch đối xử tàn bạo dã man ác độc quá sức tưởng tượng (1) chỉ vì cái tội sống theo lời bác Hồ dạy “mình vì mọi người” mà đấu tranh cho công nhân là giai cấp tiên phong của Kách Mạng bị áp bức, bác “tức cảnh sinh tình” cầm lòng chẳng đặng mới phải viết những dòng này.

Chửi Mỹ và thẻ xanh đi Mỹ


Trần Mạnh Trung (Cán bộ Tuyên huấn hưu trí) - Vụ Dương Chí Dũng lộ ra quá trình trốn chạy và thiên hạ mới ngã người. Dũng có visa vào Mỹ từ đời tám hoánh nào. Buôn bán làm ăn thì Dũng bắt tay với Nga, với Tàu nhưng chuẩn bị lúc sa cơ thì chuồn sang Mỹ. Đảng viên, gia đình cách mạng truyền thống đấy. Có phải là bọn con em VNCH đâu mà tính nước đi Mỹ từ lâu thế…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét