- Hãn Nguyên Nguyễn Nhã: Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1 (BBC). “Bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc“. – Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại (Blog VOA). – Hoàng Sa, nỗi đau 40 năm (RFA).
- Video: Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI: 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974 (SBTNDC). – Đỗ Thái Nhiên Ngụy Văn Thà: Hoa Máu bừng nở trong cô nghiệt (ĐCV). – Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH (Bất khuất). – Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 4) (Phạm Thanh Nghiên). =>
- NHIỀU HOẠT ĐỘNG TƯỞNG NIỆM TRONG NHỮNG NGÀY QUA (Bùi Hằng).– Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa (Boxitvn).
- Lễ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa & Biểu tình trước LSQ Trung Quốc, 18.01.2014 tại Hamburg-CHLB Đức (Gocomay). – Bắc California biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa (Bùi Văn Phú). – Nam Cali: Los Angeles: Biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm Hoàng Sa (Người Việt). – Video: Biểu tình chống Trung Quốc tại Lãnh Sự quán TQ, Los Angeles, Hoa Kỳ – Video: Biểu Tình Phản Đối Trung Quốc 40 Năm Xâm Lược Hoàng Sa (19/1/1974 – 19/1/2014) (Tuan Le).
- Dương Danh Huy: Một trăm ngàn tiếng nói cho Hoàng Sa (Boxitvn). – Tương Lai: Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở.
- Đặng Đình Hiền: Tâm sự 40 năm với 4 Chiến hữu Người nhái đã hy sinh vì Hoàng Sa (DLB). – Nhân 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa (Lê Khả Sỹ). “Người ta chỉ nghĩ đơn thuần/ Hoàng Sa lúc bấy giờ thuộc Viêt Nam Cộng hòa quản lý/ Trung Quốc chiếm là về tay ‘đồng chí’/ Coi như đánh giúp cho mình/ Nên vỗ tay hoan hỷ đồng tình/ Để bây giờ mất trắng !“- Vũ Đình Khôi – Bốn mươi năm Hoàng Sa (Dân Luận). “Tàn cuộc chiến/ Người gạt nước mắt xuống tàu ly hương/ Qua con nước cũ, bãi cát vàng…/ Đại dương còn đó anh nằm./ Kẻ ở lại, thân chịu lưu đày/ Cuộc sống âm thầm/ Mưu sinh nhọc nhằn/ Và những quả phụ nào/ Mấy ai còn nhớ?“. – Lâm Bình Duy Nhiên – Hoàng Sa bất tử (Dân Luận). – Lê Phú Khải: Lịch sử rất công bằng (Boxitvn).
- Lời khuyên sau 40 năm cho Hà Nội (BBC). Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Thư ký và cố vấn đặc biệt của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “khi quyền lợi của một quốc gia bị xâm phạm, thì mình (Việt Nam) có một lý do chính đáng để phản kháng và có lý do để kết hợp với các quốc gia khác hoạt động nỗ lực, mạnh mẽ hơn, chứ không thể nào mà ngồi yên” . - Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng (DLB). – Bán rồi còn đòi lại (Beijing Review/ DLB). – Cộng Sản Việt Nam và “món nợ Hoàng Sa” (Phi Vũ).
- Từ chiến binh Hoàng Sa thành tù cải tạo (BBC). – Audio phỏng vấn Cựu binh Hoàng Sa Ngô Thế Long: ‘Nỗi đau nhiều hơn sự kiêu hãnh’. “chúng tôi đã không thể bảo vệ Tổ quốc, 74 đồng đội bỏ mình trên biển cả của tôi cũng không được xã hội nhắc tới và bên cạnh đó, nhiều bài báo cũng đã cố ý xuyên tạc việc lúc đó chúng tôi phục vụ cho ai”. – Thái Bình: Nên truy tặng liệt sĩ cho các chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 (Boxitvn).
– Nguyễn Công Bằng – Hoàng Sa, Trường Sa: Một mẫu số đoàn kết của người Việt Nam? (Dân Luận).
- Lần đầu tiên Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 (RFI). – Việt Nam : Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa bị hủy vào giờ chót. – Các buổi lễ tri ân tử sĩ Hoàng Sa bị hủy bỏ, thu nhỏ (RFA). – Đà Nẵng hủy lễ tri ân hướng về Hoàng Sa (BBC). – Audio phỏng vấn ông Lê Phú Nguyện, Chánh văn phòng UBND huyện: Lý do hủy lễ tri ân tử sỹ Hoàng Sa. – Đà Nẵng phút chót hủy thắp nến tri ân tử sĩ Hoàng Sa (Người Việt). - Video: Những Vấn Đề Việt Nam: “Hòang Sa : Ai Đã Cấm CSVN Tưởng Niệm 74 Chiến Sỹ VNCH ?” – Phần 1 (SBTNDC). – Lê Diễn Đức: “Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm” (Blog RFA).
- Cái sự hèn của dân dính đến chữ nghĩa phía Nam (FB Nguyễn Đình Bổn). Cũng theo Facebooker Nguyễn Đình Bổn: “Mới hôm qua giao diện hai tờ báo Thanh niên và Tuổi trẻ còn tràn ngập chuyện Hoàng Sa. Hôm nay tuyệt không thấy. Đù má hai thằng TBT này sao hèn vậy? Không đăng bài mới mà bài cũ cũng ẩn luôn! Cái nỗi nhục này tụi bay chia nhau ăn tết nghen!”
- Về ông Huỳnh Sơn Phước, cựu Phó TBT báo Tuổi Trẻ: Ước gì ở Việt Nam có nhiều “Chuyên gia đi đái”! (FB Tin Không Lề). “Lý do mà ông Huỳnh Sơn Phước có cái biệt danh này là vì mỗi khi họp giao ban báo chí để nhận chỉ thị từ Ban Tuyên giáo định hướng tuyên truyền… thì ông Phước đều bận ‘đi đái’ nên không nhận được chỉ thị. Ông Phước vẫn cho tờ báo của mình đăng các tin cấm đăng. Khi bị cấp trên gọi lên khiển trách, hỏi vì sao làm vậy, thì ông bảo ông không biết, lúc đó ông bận… đi đái nên không nghe phổ biến chỉ thị của BTG“.
- ‘Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa’ (BBC). Ông Dương Danh Dy: “Không phải bây giờ Việt Nam yếu hơn TQ như thế này, thì sau này 5, 10 năm nữa VN vẫn yếu hơn TQ đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục cho người dân Việt Nam biết cái đó“.
- Xuất bản sách “Hoàng Sa, Trường Sa – Khát vọng hòa bình” (ND). – Chung tay xây dựng thị trấn Trường Sa (QĐND). – Anh cả của Trường Sa Lớn. – Tết ở nhà giàn. – Ảnh: Quà Tết tới nhà giàn mùa biển động. – Ân tình ở lại. – Tặng đảo Hoàng Sa, Trường Sa một tỷ đồng (GTVT). – Tặng quà Tết cho quân dân các huyện đảo ở Biển Đông (TTXVN). – Vững vàng bám biển (SGGP).
- Gặp gỡ bàn tròn Berlin – Washington DC – Boston về tranh chấp biển đảo (Hiệu Minh).
- Việt Nam và Philippines nêu tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị ASEAN (RFI). – Philippines tố cáo Trung Quốc thôn tính Biển Đông bằng luật đánh cá (RFI). – Philippines đòi TQ ra trọng tài quốc tế (BBC).
- Nhật sẽ chính thức phản đối vùng “cấm” tàu cá do Trung Quốc áp đặt (RFI).
- Trương Đình Trung – Phải tỉnh táo trong sự phân định giữa những giá trị lý tưởng phổ quát và Chính Trị Quốc Tế [*] (Dân Luận). – Mẹ của Đinh Nguyên Kha trở về Việt Nam sau chuyến đi vận động quốc tế đòi trả tự do cho con trai
- Việt Nam: Ngưng Tra tấn tù Chính trị và Tôn giáo (DLB). – Hương Lá Xông – chuyện tù (Người Buôn Gió).
- Xuyên tạc, vu cáo, không thay đổi được sự thật (QĐND). “Có lẽ nhằm vận động cho cuộc bỏ phiếu thông qua Dự luật này [Dự luật nhân quyền Việt Nam - HR 1897] ở Thượng viện mà các ông nghị chống cộng ở Hạ viện đã tạo cơ hội cho Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của “nhà hoạt động nhân quyền” Đỗ Thị Minh Hạnh (hiện đang chịu hình phạt tù) được điều trần trước “Ủy hội nhân quyền Tom Lantos (NGO)”, ngày 16-1-2014. Có lẽ phải gọi phát biểu của Trần Thị Ngọc Minh là một “Bản cáo trạng” về tình hình nhân quyền Việt Nam”.
- ‘Chiêu thức về nhân quyền của Hà Nội’ (BBC). – Vở kịch cuối năm của Quận ủy Ba Đình (DLB).
- Chửi Mỹ và thẻ xanh đi Mỹ (DLB). “Chúng lấy tiền của nhân dân ta. Chửi Mỹ cho nhân dân ta nghe. Rồi khi có sự, chúng chuồn êm sang Mỹ với số tiền chúng lấy được của nhân dân ta. Chúng bảo Tàu là bạn, chúng bảo nhân dân ta phải kết tình nghĩa với Tàu. Chúng nói Mỹ là kẻ thù, chúng ta phải cảnh giác, xa lánh. Thế nhưng chúng lại không sang Tàu ở, chúng lại đi Mỹ ở mới lạ làm sao?”
- Thử nói về chuyện tự lực tự cường (Trương Nhân Tuấn).
- Vụ Phạm Quý Ngọ và Cuộc chiến với “thế lực đen” khổng lồ (Chép sử Việt).
- Dân Ninh Hiệp phản đối cán bộ cướp chợ, phá trường (DLB).– Video: Côn an Thanh Hóa túm cổ, quật ngã một cụ già (DLB). – Táo Lề Dân về Trời (DLB).
- Hoạt động pháp chế trước nhiều thách thức (NLĐ). – Từ 20/3, công khai với dân “điều kiện làm việc” của cán bộ (VnEco). – Cán bộ phải công khai chế độ đãi ngộ từ tháng 3/2014 (RFA).
- Đơn tố cáo Phó CT UBND Q9-TPHCM Nguyễn Văn Thành (DĐXHDS). – Minh Diện: LIỆU CÓ GIẾT HẾT SÂU ? (Bùi Văn Bồng).
- Nóng với “Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ” (TT). – Muốn bác lời khai tại tòa, phải nêu rõ lý do (PLTP). – Dương Tự Trọng mặc áo ‘họa tiết lạ’: Xem lại ‘nhãn quan’ HĐXX? (NĐT).
- VietinBank và em Huyền Như (Hiệu Minh). – “ĐẠI ÁN” HUYỀN NHƯ: ĐẠI DIỆN NGẠN HÀNG ACB TIẾP THỊ TẠI… TÒA! (Tân Châu).
- Xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm không vì thành tích (SGGP). – Năm 2013, Lâm Ðồng thi hành kỷ luật hơn 300 đảng viên (ND).
- Cần giải quyết dứt điểm việc công nhận liệt sĩ (QĐND).
- Việt Nam thắng vụ kiện đòi bồi thường 4 tỉ USD (MTG).
- Tiền Giang: Bất thường xung quanh vụ trúng thầu 90 tỷ (VNN).
<- Khảo sát xây làng chuyên gia cho dự án điện hạt nhân (TTXVN).
- Khó xin visa vì nhiều du khách bỏ trốn (TBKTSG).
- Ngày Tết, Thôi Kiện không được hát trên tivi Trung Quốc (RFI).
- Thủ tướng Hun Sen: Không tha thứ cho mưu toan đảo chính (TTXVN).
- Đàn ông Hàn Quốc muốn lấy vợ Triều Tiên (NLĐ).
- Đối lập Thái lại biểu tình sau vụ ném bom làm một người chết (RFI). – Người biểu tình Thái Lan bị thương trong vụ nổ bom đã qua đời (VOA). – Thái Lan: Hàng ngàn người tiếp tục biểu tình (SGGP). – Quân đội Thái Lan khẳng định bảo vệ đất nước (VOV). – Hãy hạ tôi bằng lá phiếu ! (NLĐ).
- Ukraina trả lời khát vọng dân chủ bằng trấn áp (RFI).
- Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai (Infonet). - Học giả Trung Quốc: Bắc Kinh không nên giơ nắm đấm với láng giềng (GDVN).
- Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối (VNN/PLTP).
- Đạo luận án:Bộ trưởng Đức phải từ chức,VN thì sao? (Infonet).
- Nghỉ hưu vẫn giữ chức danh lãnh đạo (SGGP).
- Thái Lan có thể mất 1 triệu du khách (TN). - Bộ Quốc phòng cấm binh sĩ biểu tình (PLTP). - Bắt giữ thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban không dễ (ANTĐ).
- Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chíến Hoàng Sa và các chiến sĩ Viêt Nam Cộng Hòa – Phần cuối (Phạm Thanh Nghiên). – Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH (DLB). – Thành bại luận anh hùng (Người Việt).
- Tường trình Lễ Tưởng Niệm 40 năm – ngày 74 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân (DLB). – Hình ảnh buổi lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội (DLB). – Đội quân phá rối bằng loa phóng thanh thi nhau hò hét chí chóe (DLB). – Cả gia đình bị CA khủng bố vì mặc áo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa
- ‘No U Hà Nội’ tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH (Người Việt). – Trương Minh Đức Viếng thăm tri ân gia đình Tử sĩ Hoàng Sa (DLB). – Dân tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, còn đảng cũng cố quan hệ với giặc Tàu (TTXVN/ DLB).
- TS Trần Nhơn: Tầm nhìn Hoàng – Trường Sa (DLB). “Hãy
ca ngợi Việt Nam Cộng hòa/ Kiên cường chống bành trướng Trung Hoa,/
Để vén lên bức màn sự thật,/ Giải ‘ngu lâu’ toàn trị ‘Đảng ta’...” – CHIẾN ĐẤU TRONG CHIÊM BAO (Hợp Lưu). “Bao
thế hệ luôn ăn nhầm lừa mị/ Tưởng cuộc đời chỉ nằm trong tô phở/ Trộn
nhân ngãi vào chai tương ớt đỏ/ Quay mặt lại là Nhạc Bất Quần…”
- Tư liệu quý: Hải chiến Hoàng Sa: Tư liệu phiên họp Thượng Nghị viện VNCH ngày 14/3/1974 (Nguyễn Tuấn Cường). - Quần đảo Hoàng Sa – Những nỗ lực của chính phủ VNCH (Phay Van). – Kiện cái gì ở Hoàng Sa ? (Trương Nhân Tuấn).
- Nayan Chanda: Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 (FEER/ DLB). - Bằng chứng lịch sử sinh động về chủ quyền Hoàng Sa (VOV).
- Không chỉ băn khoăn và bức xúc (PNTP).
- Philippines tố Trung Quốc thâu tóm Biển Đông bằng luật đánh cá (TTXVN). - Philippines từ chối thỏa hiệp với TQ về “quy định nghề cá” ở Biển Đông (GDVN).
- Trung Quốc nuôi mộng bá quyền (ĐS&PL).
- Thủ tướng Nhật kêu gọi đối thoại “thẳng thắn” với lãnh đạo Trung, Hàn (DT). - Lãnh đạo Trung Quốc nhất trí tránh đụng độ với Nhật Bản (TTXVN).
- Mỹ triển khai F-22 ở Okinawa cảnh báo TQ không tấn công đảo Senkaku (GDVN). - Tân Hoa Xã:Nhật Bản muốn nhập khẩu UAV RQ-21A Mỹ để do thám Trung Quốc (GDVN). - Tàu TQ thiếu kinh nghiệm, kém ngoại ngữ dễ gây va chạm ở Biển Đông (GDVN).
- Nayan Chanda: Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 (FEER/ DLB).
- Phiên tòa xử hai dân oan Cần Thơ sắp diễn ra (DCCT). – Hướng về phiên tòa xử 2 dân oan Cần Thơ – chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và chị Nguyễn Thị Tuyền (DLB). – SLOGAN FOR 2014 (Hồ Hải). “Một
chế độ mà xem dân tộc là kẻ thù, xem ngoại bang là bạn, thì dù chế độ
đó có đưa ra những luật hình hà khắc hoang dã đến đâu đi nữa cũng không
thể tồn tại lâu bền“.
- Công an Bình Dương đánh dân thô bạo (DCCT).
- Chuyển biến trong phòng chống tham nhũng (Tin tức).
- Giật mình với số nợ của gia đình Dương Chí Dũng (PT). - Những chuyện chưa kể về hai anh em Dũng – Trọng (ĐV).
- Nữ việt kiều bị tố cưỡng dâm hàng loạt tài xế taxi:Cha nạn nhân đau lòng chứng kiến con gái suy sụp (GiadinhNet).
- Điện hạt nhân còn ngổn ngang: Chưa biết chính xác thời điểm dời dân (TT). - Hoãn điện hạt nhân: Vui mừng, ngẫm rào cản nhân lực (ĐV).
- Thung lũng tử thần bài (26) (Người Việt). – Mời xem lại: Thung lũng tử thần (kỳ 15) – Thung lũng tử thần (kỳ 16) – Thung lũng tử thần (kỳ 17) – Thung lũng tử thần (kỳ 18) – Thung lũng tử thần bài (19) - Thung lũng tử thần bài (20) – Thung lũng tử thần (bài 21) – Thung lũng tử thần (bài 22) – Thung lũng tử thần (bài 23) – Thung lũng tử thần (bài 24) – Thung lũng tử thần (bài 25)
- Về người chị ruột của Hồ Chí Minh (Nguyễn Hoa Lư).
- Đường tiến thân của viên tướng tham ô bậc nhất Trung Quốc (NĐT). - Ôn Gia Bảo lên tiếng khẳng định mình hoàn toàn trong sạch (GDVN).
- Kết quả điều tra ban đầu về hung thủ gây nổ tại Bangkok (VOV). - Ủy ban bầu cử Thái Lan nhiều lần trì hoãn tổng tuyển cử (TTXVN). - “Thái Lan đang giống như một người bị bệnh ung thư” (TTXVN). - Đã có 2 nước đề nghị công dân rời Thái Lan tránh bạo lực (DT).
- Việt Nam đủ chứng cứ khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa (VOV). - Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” (GiadinhNet). - Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (TP). - Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (VOV). - Luật gia Trần Công Trục: Ý chí của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam không bao giờ mất (ĐĐK). - ‘Xuân đất nước – Từ biển đảo đến Trường Sa’ (Tin tức). - Đạo lý Lạc Hồng nhìn từ biển đảo (ĐĐK).
- Video SU-30MK2 xuất kích bảo vệ chủ quyền VN (Infonet). - Tàu ngầm 636MV Việt Nam thuộc loại tiên tiến nhất lớp Kilo (DT).
- Gia đình vay 39 tỷ cho Dũng Vinalines, liên quan gì tới “ông anh“? (KT). - Vì Dương Chí Dũng, gia đình mắc nợ 39 tỷ đồng? (DV).
- Hàng trăm người vây UBND xã, “nhốt” Chủ tịch vì để CA đánh dân? (Soha). - Người mặc cảnh phục túm cổ cụ già vật ra đường (MTG).
- Phú Yên: Gần 85% cuộc thanh tra về đất đai phát hiện sai phạm (VTV). - Làm hư hỏng gần 40 ngôi mộ “vô chủ” (PLXH). - Quy hoạch treo “cột chân” người dân? (CATP).
- Bán đảo Triều Tiên: Đến lúc thể hiện thái độ tỉnh táo (LĐ). - Chiến dịch thanh trừng làm gia tăng rạn nứt nội bộ Triều Tiên (PLXH).
- Ít nhất 28 người bị thương vì các vụ nổ ở Bangkok (TN). - Chính phủ Thái Lan tuyên bố không thảo luận với Ủy ban bầu cử (Tin tức). - Quân đội Thái Lan kêu gọi đối thoại giải quyết xung đột chính trị (GDVN). - Biểu tình biến thành bạo lực tại Thái Lan (VOV).
KINH TẾ- Giáp Ngọ và Con Ngựa Kinh Tế VN (Alan Phan). – Kinh tế Việt Nam 2014 sẽ ‘“sáng” ở chỗ nào? (Bizlive).
- Có sóng ngầm hay không? (ĐBND).
- Xu thế dòng tiền: Ai đứng sau cao trào tuần qua? (VnEco).
- Phó Thủ tướng chỉ đạo quản lý chặt chẽ vốn của EVN (TTXVN).
- TP.HCM: Hàng loạt ATM hết tiền thời điểm cận Tết (VTV). – Giải pháp “hạ nhiệt” ATM dịp cuối năm (CT).
- Đổi tiền lẻ dịp tết: Nửa kín đáo, nửa công khai (LĐ). – Tiền lẻ đẻ nhiều hệ lụy (SM/Bùi Văn Bồng).
- Người Việt uống bia nhiều hơn kiếm tiền (PLTP).
- Trái khoáy chuyện trồng lúa ở Việt Nam: Người nông dân Việt Nam đang canh tác thứ cây trồng không còn mang lại lợi nhuận (Economist/ Lê Anh Hùng).
- Giá cà phê lừng khừng trước Tết (TBKTSG). – “Người trồng càphê Việt Nam ‘găm’ hàng chờ giá cao” (TTXVN). =>
- Đặc sản tết miền Tây vừa lạ vừa quen (SGTT). – Khi dĩa cơm tấm bằng 6 ký gà. – Nông thôn mới – 18/01/2014: Sản xuất hướng tới thị trường nhìn từ thị trường tết Nguyên đán (VTV).
- Quán nhỏ, nghiệp lớn (NLĐ).
- EU – Việt Nam kết thúc đàm phán tự do mậu dịch lần thứ sáu (RFI).
- Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội (TBKTSG/TVN).
- Câu hỏi đáng sợ của sự tăng trưởng tín dụng (ANTĐ). - Vietinbank dành 1.000 tỷ ưu đãi cho vay cá nhân (GDVN).
- Năm Ngựa, phi đại sẽ hại tiền (Vef).
- Môi giới nhà đất buồn vui lẫn lộn (ĐTCK).
- Chỉ 200, 500 đồng mỗi cây bắp cải, su hào tại vườn (Infonet).
- Cạnh tranh với Trung Quốc không là soi xem họ xấu gì (ĐV/PLTP).
- Tuần tới, giá vàng mở rộng đà tăng (VnM). - Giá vàng tuần tới sẽ bật tăng, nhưng không bền? (VOV).
- Đại gia mất đời vì đất, lên hương nhờ… con (VNN). - Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phục (ĐTCK). - TP.HCM: Tích cực tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS (HQ).
- Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (ĐS&PL).
- Mục tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2014 (TTXVN/Tin tức).
- Người trồng cà phê Việt trữ hàng chờ giá cao (TTXVN).
- TQ vươn ‘vòi bạch tuộc’ giải tỏa cơn khát năng lượng (ĐV). - Trung Quốc “giãy nảy” vì Mỹ ra luật chi tiêu mới (Infonet).
- Góc nhìn 20 – 24/01: Thị trường sẽ không biến động nhiều (Vietstock). - VCSC: Lạc quan với thị trường chứng khoán 2014 (HQ). - Cổ phiếu nào đáng chú ý nhất tuần qua? (ĐTCK).
- Nhận diện thách thức của thị trường bán lẻ năm 2014 (Vietstock).
- Tôm hùm giống được giá, mất mùa (TP).
- Eurozone đón nhận thành viên mới: Mừng, lo lẫn lộn (Tin tức).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Danh hiệu mà chi ! (NLĐ).
- Giải thưởng văn học TPHCM: Mong muốn và hiện thực (SGGP).
<- Đoàn Kim Chung thành lập ngoài Bắc, an cư lạc nghiệp trong Nam (RFA).
- Vinh danh 30 nghệ sĩ đóng góp nhiều cho nghệ thuật cải lương (VOV).
- Lưu Trọng Văn: Con ngựa hoang của thảo nguyên nhạc Việt (Boxitvn).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 10) (Nhật Tuấn).
- Mút mùa lệ thủy (3 & 4) (FB Nguyễn Đình Bổn).
- VĂN HỌC TRÌNH DIỄN (Văn Công Hùng).
- TY PHƯƠNG XA (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hoàng Nhất Phương – Điểm sách “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ” của Nguyễn Nhật Ánh (Dân Luận).
- NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI NHẤT TRÊN GIÁ (Tễu).
- Chuyện anh Igor của nước Nga (Hiệu Minh).
- Không có gì là rác cả (NQ&TD).
- Bộ sưu tập của Tira (Thích Học Toán).
- Văn hóa quảng cáo và tự tin của chúng ta (Đọt chuối non).
- Phim Việt chiếu Tết 2014: “Bàn tiệc” có thêm món mới (SGGP).
- Câu chuyện văn hóa – 18/01/2014 (VTV).
- Giải Mai Vàng 2013: Phương Mỹ Chi giành cú đúp, Quang Anh được đặc cách (TN).
- Para Games 7: Đoàn Thể thao Việt Nam đang đứng thứ 3 (VOV).
- Bài thơ đặc sắc về mùa xuân (DT).
- Người đưa thơ Việt ra thế giới (TN).
- Diễn hài không cần tục (TP).
- Mai vàng 2013: Sao nhí Mỹ Chi, Quang Anh ẵm giải (Infonet).
- Thương nhớ Hà Giang (TN).
- Câu chuyện thể thao: Ngồi mát… (PLTP).
- Ông đồ xuống phố nghênh Xuân (TTVH).
- Vì sao người Việt cúng Táo Quân? (PLXH).
- Khúc phiêu ly (TP).
- Bạn bè một thuở giờ đâu tá? (Quê Choa).
- NGUYỄN BÍNH VÀ BÀI THƠ TẾT BÍNH NGỌ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đối thoại cùng con gái người yêu (Nguyễn Hoa Lư).
- Ghi chep vun (86) (Vu Pundit).
- Lì xì ba vạ tức là trao con dao sắc cho trẻ (Vương Trí Nhàn).
- Giàn Hoa Bông Giấy Bên Hàng Xóm - CUỘC LỮ NHẤT THANH – CHUYẾN XE CHỞ CẢ MÙA XUÂN – BÀI THÁNG GIÊNG - NĂM CON NGỰA… TẢN MẠN – HUẾ GỌI TÔI VỀ (Tương Tri).
- Ảnh: Sài Gòn năm 1967 trong ảnh của Eaindy (Cu Làng Cát).
- Tiết lộ dàn ‘Táo’ trẻ của Táo quân 2014 (TTVH).
- NHÀ VĂN NGUYỄN TRÍ – GIẢI VĂN HỌC 2013: Sự hồn nhiên sau muôn vàn cay đắng (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- TÂM SỰ CỦA MỘT HỌC TRÒ GỬI THẦY GIÁO CŨ (Hồ Như Hiển).
- Thanh Hóa phân bổ kinh phí hỗ trợ học sinh học tập, bán trú (ND).
- 70 tuổi vẫn đi học (Zing).
- Cách học ở xứ người (NLĐ).
- Trung tâm học tập cộng đồng – đòn bẩy chủ yếu và lâu dài của xã hội học tập (ĐBND).
- Sinh viên “nghiện”… đỏ đen! (CAĐN). =>
- Cận thị cũng… giả? (SGTT).
- Kính sát tròng thông minh kiểm tra lượng đường của Google (VOA).
- Tâm trí lành mạnh sẽ ghi nhớ tốt hơn! (ĐKN).
- Cuộc đua năm 2000 (DNSG/TVN).
- Từ điển xưa, từ điển nay (PLTP).
- Các hiệp sĩ và các kịch sĩ (Nguyễn Tiến Dũng).
- Rất nên giảm nhẹ việc thi cử (GD&TĐ).
- 470 tỷ đồng đào tạo nhân lực an ninh thông tin (DV). - Chính phủ phê duyệt đào tạo kỹ sư, cử nhân ngành An toàn, an ninh thông tin (DT).
- Quảng Bình phấn đấu phổ cập THCS vào 2015 (GD&TĐ). - Hà Nam cán đích sớm PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (GD&TĐ).
- Giao tự chủ tuyển sinh sớm hơn nhưng phải tự chịu trách nhiệm với xã hội (GD&TĐ). - 3.000 học trò Gia Lai nô nức đi chọn ngành (TT).
- Hà Nội: Phổ cập giáo dục mầm non vượt kế hoạch (Infonet).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG<- Chìm tàu cá, 3 người chết, 1 người mất tích (TN). – Tin thêm về vụ chìm tàu cá khiến 4 người chết và mất tích (VOV). – Tang thương xóm biển (NLĐ).
- “Lựu đạn” Trung Quốc công khai chờ… nổ ở tiệm đồ chơi (TT). – Đồ chơi nổ Trung Quốc có thể là vôi hoặc khí đá (PLTP). – Hà Nội thu 800 khẩu súng đồ chơi độ sát thương cao (TTXVN). – Sản phẩm độc hại tiếp tục “tấn công” trẻ em (SGGP).
- Kiệt sức vì tăng ca (NLĐ). – Tết ngày càng kém vui (NLĐ).
- Vật vã, khổ sở vì mua vé xe Tết ở Sài Gòn (Kênh 14). – Ga Sài Gòn: “Cò” vé hoành hành dịp Tết (VTV). – Câu trả lời của hành khách (TT). “…mấy ngàn tấm vé ế trong dịp tết này cũng là câu trả lời của hành khách trước sự trì trệ của ngành đường sắt. Thực tế này có làm những người trong ngành giật mình để nhớ ra rằng: theo quy luật thị trường, đường sắt cũng có thể bị thay thế”.
- Lòng tốt biết đặt vào đâu? (SGTT). – Không làm giàu được thì làm phước. – Người phụ nữ nơi triền Dông Cụt.
- Nạn trộm cắp trên máy bay rộ lên (NLĐ).
- 141 bắt 2 bộ da hổ trên đường vận chuyển hộ “1 ông anh” (NLĐ).
- Thuốc lá không phải chỉ gây bệnh phổi (VOA).
- Ngẫm chuyện điện Phú Quốc (TN).
- Chìm tàu cá ngay cửa biển mới mở (TN).
- Làng lá dong Tràng Cát (PT).
- Tràn lan đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc độc hại (VTV). - Thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu (PNTP).
- Sao Bộ trưởng đề xuất chậm thế? (PLXH). - Ăn kẹo dẻo hình gấu Haribo bị ngộ độc (MTG).
- Trên 30% bếp ăn không đủ điều kiện ATTP (PNTP).
- Lòng tốt biết đặt vào đâu? (MTG).
- Khi nào đường sắt bán vé rẻ cho khách đặt mua sớm? (KT). - Lý giải của ngành đường sắt tồn vé vẫn không giảm giá (ĐV).
- 2 “cẩu tặc” bị dân tóm sống, đốt trụi xe máy (Infonet).
- Cận cảnh cháy rừng dữ dội ở California (ĐS&PL).
QUỐC TẾ- Phe đối lập Syria xem xét việc tham gia hòa đàm Geneve (VOA). – Syria sẵn sàng cho cuộc đình chiến tại Aleppo.
- Một nhà ngoại giao Iran bị ám sát (VOV).
- 21 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhà hàng ở Kabul (VOA). – 4 nhân viên LHQ và IMF thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở Kabul (QĐND).
- 18 người thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp tại Ấn Độ (VOA). – Vợ Bộ trưởng Ấn Độ chết “không bình thường” (NLĐ). – Vợ Bộ trưởng Ấn Độ tử vong sau khi tố chồng ngoại tình (VNN).
- Ai Cập: Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm (SGGP). =>
- Afghanistan điều tra quảng cáo ủng hộ hiệp định an ninh với Mỹ (VOA).
- Nga tăng cường càn quét phiến quân (NLĐ). – Putin nói người đồng tính hãy cẩn trọng (BBC).
- Tổng thống Obama: 2014 là năm đột phá cho nước Mỹ (VOA). – Tổng thống Obama ký dự luật chi tiêu của chính phủ. – Mới là thỏa hiệp (NLĐ).
- Tổng thống Obama loan báo quyết định về việc do thám của NSA (VOA). – Hoa Kỳ hạn chế hoạt động do thám (BBC). – Cải tổ NSA : Nặng về hình thức, nhẹ về nội dung (RFI).
- Tổng thống Pháp ngoại tình từ năm 2011? (NLĐ).
- Phe đối lập Syria nói tham gia hội nghị Geneva 2 (VOV). - Mỹ chưa thể khẳng định Nga đang hỗ trợ quân đội Syria (TTXVN).
- Hai năm, Vatican sa thải 400 linh mục vì ấu dâm (Infonet).
- Dân Syria mong chờ hội nghị Geneva 2 (VOV). - Phe đối lập Syria đồng ý tham gia Geneva II để lật đổ Assad (GDVN).
- Ai Cập – Chông gai vẫn ở phía trước (Tin tức). - Chiến thắng pháp lý đầu tiên cho chính phủ Ai Cập lâm thời (VOV).
- Tổng thống Obama: Mỹ sẽ tiếp tục do thám chính phủ các nước (DT). - Obama hứa hẹn không nghe lén đồng minh Đức (VOV).
- Nga trang bị nhiều tàu ngầm Kilo cho Hạm đội Biển Đen (Soha). - Ngoại giao kiểu Vladimir Putin (ĐV).
- Thổ Nhĩ Kỳ: Biểu tình phản đối chính phủ kiểm soát Internet (TTXVN/Tin tức). - Thổ Nhĩ Kỳ cách chức hàng chục lãnh đạo truyền thông và ngân hàng (TTXVN/Tin tức).
- Mỹ công bố chiến lược hạt nhân nhằm duy trì sức mạnh quân sự số 1 thế giới (PLXH). - Mỹ quyết không bỏ việc gián điệp nước ngoài (Infonet).
- Tổng thống Putin: Olympic Sochi sẽ an toàn (TTXVN/Tin tức).
* Video: + Bản tin video sáng 18-01-2014; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 18.01.2014; + Tướng TQ hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông; + Philippines thách thức qui định mới của TQ ở Biển Đông; + Bà Trần Thị Ngọc Minh giục Mỹ đòi VN ngưng chà đạp nhân quyền.
* VTV: + Chào buổi sáng – 18/01/2014; + Điểm báo – 18/01/2014; + Cuộc sống thường ngày – 18/01/2014; + Tài chính tiêu dùng – 18/01/2014; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 18/1/2014; + Tin quốc tế 17h – 18/01/2014; + Sự kiện và bình luận – 18/01/2014; + Thời sự 12h – 18/01/2014; + Thời sự 19h – 18/01/2014.
2241. Nhắn nhủ từ Hoàng Sa: Dân tộc – Quốc gia là tối thượng!
Trận hải chiến bi hùng xẩy ra cách đây 40 năm nhắn nhủ chúng ta điều gì, nhìn từ hôm nay? Có thể có ba thông điệp. Thông điệp đầu tiên, đó là lợi ích của quốc gia – dân tộc bao giờ cũng là tối thượng! Một khi biết đặt chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc lên trên hết, mọi trở ngại khác đều có thể tìm ra phương hướng giải quyết. Thông điệp thứ hai, lợi ích quốc gia, quyền lợi dân tộc không phải là điều gì trừu tượng, ngược lại nó mang nội dung rất cụ thể và sát sườn đối với mọi người Việt yêu nước. Lợi ích này còn gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khu vực và quốc tế. Thông điệp thứ ba, 40 năm trôi qua, nay là lúc mỗi chúng ta, nên tự vấn lương tâm, đã làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”, làm gì để giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa?
Mất Hoàng Sa, không giữ được Trường Sa sẽ mất Biển Đông. Mà mất Biển Đông là sẽ mất con đường sống, mất một hải lộ giao thương huyết mạch của quốc gia, của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và tuyên bố của nhiều nước trong những ngày qua đang cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề. Ở thời khắc hiện tại, khi chúng ta tưởng niệm ngày quần đảo Hoàng Sa bị chiếm đóng, dù chỉ rộng có 8 cây số vuông, nhưng những thông điệp từ Hoàng Sa ngày ấy đã xuyên suốt không gian và thời gian, giờ đây đang trở nên bức bách và đáng báo động. Trên thực tế, những thông điệp ấy đang vượt ra khỏi mọi khuôn khổ tưởng niệm hay hội thảo khoa học trong những ngày này. Sau đây, tôi xin trình bày sâu hơn từng nội dung của mỗi thông điệp:
I. Chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là tài sản quý nhất
Các chuyên gia sẽ còn mất nhiều thời
gian nghiên cứu các sự kiện 19/1/1974 và 14/3/1988 để tiếp tục rút ra
bài học cho những người Việt hôm nay và các thế hệ mai sau. Chủ quyền
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ không thuộc sở hữu của riêng ai. Đó là tài
sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày 16/10/2012 đã cam kết: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một
tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập
dân tộc và chủ quyền quốc gia”. Nhưng chủ quyền quốc gia và độc lập dân
tộc không chỉ là vấn đề của lãnh đạo đất nước, đó còn là vấn đề của toàn
dân. Hơn thế nữa, đó từng là khát vọng ngàn đời của những người con đất
Việt từ khắp mọi góc bể chân trời.Lấy chủ quyền quốc gia/độc lập dân tộc làm hệ quy chiếu sẽ thêm điều kiện cho khối đoàn kết toàn dân vững mạnh. Bởi vì, cả ba lần Trung Quốc đem quân thôn tính Hoàng Sa vào các năm 1909, 1956 và 1974 đều trùng vào thời điểm Việt Nam phải đối mặt với chiến tranh và chia cắt. Do hoàn cảnh ấy, tiềm lực quốc gia và đồng thuận xã hội bị suy giảm. Nay công nhận 74 chiến binh Việt Nam CH như đã từng công nhận 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam trong vụ thảm sát Gạc Ma là liệt sĩ, là cắm một cột mốc quan trọng trên con đường hòa hợp-hòa giải. Thống nhất giang sơn đã khó, thống nhất lòng người còn khó hơn. Một dân tộc sẽ không thể trưởng thành nếu lòng dân ly tán. Không có hòa hợp-hòa giải, sẽ không có dân chủ-pháp quyền. Thiếu dân chủ-pháp quyền sẽ không có phát triển-thịnh vượng.
Nhìn từ lợi ích quốc gia, chúng ta càng thấm thía hơn bài học cảnh giác. Trong quan hệ quốc tế, không thể “thật dạ tin người”. Mọi thứ đều có thể thay đổi, chỉ có bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia là không bao giờ thay đổi. Chính sách ngoại giao của ta, được công bố ngay từ những ngày nền cộng hòa dân chủ còn trong trứng nước, đó là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Chính sách ấy lấy tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến” làm điểm xuất phát. Qua những năm Đổi mới, chính sách ấy nhấn mạnh chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa”. Đa phương hóa các quan hệ quốc tế là bất biến, tạo ra và duy trì thế “cân bằng động” là bất biến để tùy cơ ứng biến với những điều đang và sẽ thay đổi của các đối tác, trong đó hàng đầu là của các cường quốc.
Một điều “bất biến” nữa giữa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng cùng chung biên giới/biển đảo. Hai nước phải sống chung với nhau là điều vĩnh viễn và không thay đổi. Tuy nhiên, cuộc sống chung ấy cần được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là trong tương quan “bất biến” với chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức ra điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “vạn biến” như “mười sáu chữ”, hay “bốn tốt” đều có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu họa khôn lường cho đất nước! Chỉ cần hữu hảo ở mức tối thiểu với nước ta, thì Trung Quốc đã không thể công bố lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông trong những ngày này khi khắp cả nước ta đang tưởng niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị cưỡng chiếm.
II. Phải gắn tài sản nói trên với người dân, với khu vực và quốc tế
Lợi ích quốc gia, quyền lợi dân tộc
không phải là điều gì trừu tượng, ngược lại đó là những điều rất cụ thể,
rất sát sườn đối với mọi người Việt Nam. Lợi ích quốc gia – dân tộc gắn
với đời sống mưu sinh hàng ngày của mọi người dân. Đất nước ta ba phần
là biển, một phần là đất. Vậy mà trong số nhiều bộ, nhiều ngành đang
quản lý “một phần là đất” kia, vẫn chưa hề có Bộ Kinh tế Biển. Tưởng
niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ là dịp chúng ta nên ngẫm lại về “tư duy
biển”, về “triết lý phát triển biển”. Tư duy đó, triết lý đó đang phát
triển hay tụt hậu? Những ngày Trung Quốc ban bố lệnh cấm đánh cá trên
hầu hết 2/3 diện tích Biển Đông này, chúng ta yêu cầu gì, nếu như không
phải là yêu cầu chính đáng, ngư dân ta mỗi lần ra khơi đánh bắt xa bờ
phải được tự vệ và cần được bảo vệ.Tình cảm của những ngư dân có cuộc sống cheo leo giữa biển khơi sóng dữ trong những ngày này không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ. Quyền lợi của Việt Nam gắn bó với quyền lợi của cả khu vực và quốc tế. ASEAN, Mỹ, Nhật và nhiều nước châu Á khác đều hiểu rất rõ: Trung Quốc đâu chỉ bắt nạt hay bắt bí một mình dân Việt Nam. “Chuông nguyện hồn ai?” Các nước trong khu vực và trên thế giới nhận thức từ rất sớm, chuông nguyện chính cả bản thân mình. Đài Loan, Philippines, Mỹ và Nhật Bản đều đã lên án Trung Quốc. Hy vọng lần lượt sẽ có phản kháng từ các nước khác. Trung Quốc không thể biến một hải lộ vận tải quốc tế có ý nghĩa sống còn đối với nhiều nước thành cái ao nhà của mình. “Những kẻ bắt cóc trên biển” không thể tự tung tự tác, múa gậy vườn hoang như thế.
Chủ nghĩa khu vực “mở” sẽ là nguồn sức mạnh. Các quốc gia trong vùng không thể “khấu đầu” trước một Trung Quốc hung bạo, hành động trái với đạo lý và luật pháp quốc tế. Nếu cứ chấp nhận như vậy, sau lệnh cấm đánh bắt cá và các tàu thuyền lưu thông trên Biển Đông phải xin phép nhà đương cục Hải Nam thì tới đây, Trung Quốc có thể sẽ thiết lập ADIZ trên Biển Đông và cứ thế tiếp tục leo thang. Kết quả là DOC bị Trung Quốc chà đạp, COC sẽ không đi đến kết cục như đa số thành viên ASEAN mong đợi. Biển Đông sẽ căng thẳng hơn và hỗn loạn. Các nước trong vùng buộc phải chạy đua vũ trang. Khu vực giống như một thùng thuốc súng. Tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” sẽ lấn át viễn cảnh hòa bình. An ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông sẽ bị đe dọa từng phần và toàn cục.
III. Chúng ta làm gì vì Hoàng Sa và Trường Sa?
Không một quốc gia nào đón đợi viễn
cảnh nói trên, trừ những kẻ rắp tâm gây ra trạng huống ấy. Vì vậy, thông
điệp thứ ba từ Hoàng Sa chính là trách nhiệm chúng ta đối với sự nghiệp
bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Trong những ngày này, một lần nữa, xin đề
nghị nhà nước CHXHCN Việt Nam chính thức công nhận 74 chiến binh của
Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa cách đây 40 năm là những
liệt sĩ. Vẫn biết, sự tôn vinh trong trái tim nhân dân là sự tôn vinh
cao nhất và vĩnh hằng. Nhưng như đã nói ở trên, sự công nhận chính thức
của nhà nước cũng là “nhất cử lưỡng tiện”. Nhân đây xin đề xuất: đưa các
cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa, đưa các cuộc chiến tranh
biên giới Tây Nam năm 1978 và biên giới phía Bắc năm 1979 vào sách giáo
khoa lịch sử.Đảo bị chiếm không đồng nghĩa với đảo bị mất! Để giành lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, phải coi trọng cuộc đấu tranh chính trị và pháp lý. Trung Quốc đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng là hoàn toàn đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế. Dù Trung Quốc không đồng ý, Việt Nam vẫn phải thu thập, hoàn chỉnh hồ sơ trên cả hai mặt: tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp hàng hải. Phải dầy công nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để Việt Nam đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Hành vi này, trước hết, nhằm duy trì tính liên tục trong các tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo và các đảo bị chiếm đóng. Một vụ kiện Trung Quốc ở thời điểm hiện nay sẽ giúp Việt Nam thoát được cái bẫy “nguyên tắc đồng thuận” được quy định tại Tòa quốc tế.
Trung Quốc thường biện bạch về những “cơ sở lịch sử”, vì nhìn chung, Trung Quốc là quốc gia có truyền thống làm sử được xếp hạng trên thế giới. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử thật của họ về biển đảo lại đuối lý hơn so với chúng ta. Trên thực tế, Trung Quốc là một “quốc gia lục địa” chứ không đủ điều kiện để được coi là quốc gia biển (do tỷ lệ đường bờ biển trên tổng diện tích lãnh thổ là một tỷ lệ thấp). Triết lý phát triển của họ xưa nay là “tư duy lục địa”. Não trạng người Trung Quốc là não trạng của cư dân bình nguyên và thảo nguyên chứ không phải là não trạng của ngư dân. Họ từng quay lưng ra biển từ hàng mấy ngàn năm trước. Có vô số chứng cớ về việc các triều đại phương Bắc đã giao phó trách nhiệm về Biển Đông cho các vua chúa Việt Nam, còn Trung Quốc chủ yếu “ngồi chờ báo cáo”.
Ngày nay cần gắn bảo vệ chủ quyền biển đảo với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (10/4/2013) về việc tích cực và chủ động hội nhập toàn diện. Nghị quyết chỉ rõ, đường lối của nhà nước trong vấn đề biên giới lãnh thổ giúp ta tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế đối với chính sách đúng đắn và lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Trong khi nỗ lực phát huy sức mạnh nội tại, hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta nâng cao tiềm lực mọi mặt, trong đó có tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập toàn diện kiến tạo nên hệ thống đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, giúp ta cộng hưởng chặt chẽ hơn với khu vực và quốc tế trong việc thúc đẩy thực thi các hiệp định, hiệp ước ký kết với láng giềng, trong đó có các văn kiện liên quan đến biên giới, biển đảo, góp phần duy trì hòa bình và an ninh khu vực.
*
Tưởng niệm ngày Hoàng Sa bị chiếm đóng,
chúng ta nhận thức rằng, biển đảo chỉ là một trong nhiều vấn đề hiện
nay của bang giao Việt-Trung. Giới học thuật Trung Quốc gần đây đã tiết
lộ một số quan điểm khá thực tiễn về tổng thể quan hệ Trung-Việt. Trong
một bài viết của mình, tác giả Kha Tiểu Trại cho rằng không có cơ sở để
tìm được “sự đột phá” trong quan hệ với Việt Nam. Quan hệ Trung-Việt chỉ
có thể xếp trên quan hệ của Trung Quốc với Philippines. Theo tác giả,
sự tương đồng ý thức hệ không phải là cơ sở cho “sự đột phá”. Thực tiễn
lịch sử bang giao hàng ngàn năm nay đã chứng minh xu thế không mấy tích
cực trong quan hệ giữa hai nước sau khi đã được bình thường hóa. Vẫn
theo nghiên cứu gia này, điều cần làm hiện nay là phải “tái bình thường
hóa” bang giao Trung-Việt.Để kết thúc tham luận, xin nhắc lại ý kiến của nhiều chuyên gia: Hoàng Sa và Trường Sa từ nay là chất men mới để giáo dục lòng yêu nước. Hãy cổ võ trên cả nước các chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa”, “Ngàn thanh niên thế kỷ 21”, “Giấc mơ Việt Nam”, “Chương trình Minh triết về Biển Đông”, “Nuôi chí giành lại Hoàng Sa”. Từng cá nhân hãy xây dựng cho mình kế hoạch nâng cao năng lực bản thân để tăng sức mạnh cộng đồng. Hãy tích cực góp phần thực hiện tốt hòa giải, hòa hợp dân tộc, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, xây dựng đất nước trong ấm ngoài êm. Đó mới là nền tảng lâu bền để giữ vững Trường Sa và đòi lại Hoàng Sa. Chỉ một chút thờ ơ với bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ đất nước, nơi bao máu xương cha ông đã đổ xuống để gìn giữ, cũng là đắc tội với tổ tiên.
Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2014
2242. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa
Đến tham dự thánh lễ khoảng 100 người, chúng tôi thấy sự hiện diện của NNC Nguyễn Đình Đầu, Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, GS Tương Lai, PGS.TS Hoàng Dũng, TS Nguyễn Thị Phương Anh, TS Phạm Chí Dũng, TS Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà báo Lê Phú Khải, Nhà văn Hoàng Hưng, ông Huỳnh Kim Báu, Nhà báo Thế Thanh… Đặc biệt với sự có mặt của Bà Quả phụ Ngụy Văn Thà (Nhũ danh Huỳnh Thị Sinh), Bà Quả phụ Nguyễn Thành Trí (Nhũ danh Ngô Thị Kim Thanh).
Hàng ghế đầu, từ trái: Nhà văn Phạm Đình Trọng, bà Ngô Thị Kim Thanh, bà Huỳnh Thị Sinh, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
Mở đầu, NNC Nguyễn Đình Đầu đã ôn lại
quá trình bảo vệ tổ quốc trên Biển Đông bằng bài tham luận “Trung Quốc
xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”.“Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý, được hổ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các quốc gia, nhất là các nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế được ký kết, biết đối xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết đối thoại trong sự thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”, đó là một trong những lời nguyện trong thánh lễ.
GS Tương Lai phát biểu
Đáp từ, GS Tương Lai bằng bài phát biểu
rất nóng, “Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta
không cháy lên, thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng” vì sự
tồn vong của quốc gia dân tộc.
Nhà nghiên cứu Phạm Chí Dũng (thứ hai, từ trái)
Tin của Đinh Kim Phúc2243. Lời chào “Sang năm tới Hoàng Sa” và “Hẹn gặp lại tại Hoàng Sa”
Đọc bài “Hoàng Sa & Hòa giải quốc gia” của bác Huy Đức, thấy hai chữ Hoàng Sa phải là đầu cầu cho việc Hòa giải quốc gia.
Nói đến Hòa giải, người ta liên tưởng là có vấn đề gì khác nhau lớn nên mới phải Hòa giải. Vậy những người, các bên có những vấn đề gì chung ngoài cái khác nhau lớn ấy không. Cái chung ấy, có lớn, có thiêng liêng đủ để vượt lên sự khác biệt không ?
Hoàng Sa bị chiếm đóng là một nỗi đau lớn, một vết thương sâu thẳm.
Thu hồi lại Hoàng Sa có phải là nguyện vọng, mục tiêu của mọi người Việt Nam dù có suy nghĩ khác nhau về những vấn đề khác ? Nếu vậy thì thử hỏi nguyện vọng nầy, mục tiêu nầy có đủ để hàn gắn những vết thương, gắn những tâm hồn Việt Nam lại không.
Có những người vẫn tiếp tục gọi người anh em mình là “ngụy”, cứ tiếp tục tự hào mình là người chiến thắng, thuộc bên thắng cuộc.
Lại có những người cứ lớn tiếng đòi những người anh em mình phải “sám hối”, “phủ nhận sạch trơn” cảcuộc đời chiến đấu của người anh em.
Những người thuộc một trong hai phân loại trên chắc chắn đa số có một điểm chung cao cả : yêu đất nước Việt Nam và có một nỗi mong muốn lớn lao là thu hồi lại Hoàng sa đã bị cướp đoạt. Nếu không vượt qua được những khác biệt dù lớn đến chừng nào để sống vì mục tiêu cao cả chung thì những lời lẽ yêu nước thương nòi chỉ là những câu dối lòng, câu ở cửa miệng, ,nói để cho có nói mà thôi.
Đọc những bài của bác Đồng Phụng Việt về bác “F361” tức là bác Nguyễn Hòa Bình có lẽ không ai không thấy trái tim mình rung động. Bác Nguyễn Hòa Bình qua đời để lại cho chúng ta câu nói :
“Sang năm tới Hoàng Sa”
Khi chào nhau, người Mỹ nói Good Morning, người Pháp nói Bonjour, người Nhật nói Konnichiwa, người Việt Nam nói Chào Anh, chào Chị..
Niềm nỡ bắt tay nhau và chúc một ngày tốt lành.
Chúng ta đều nhớ những lời dặn của vua Trần Nhân Tông hay Lê Thành Tông về việc phải gìn giữ từng tấc đất của Tổ Tiên để lại.
Nhận được lời chào “chúc một ngày tốt lành” , tối về tỉnh tâm suy nghĩ làm sao có được một ngày tốt lành khi xét mình chưa thực hiện được lời căn dặn của các bậc tiền nhân.
“Hoàng Sa” là tên chỉ một quần đảo có ý nghĩa vật lý về đất và biển chung quanh, cùng tài nguyên hải sản hay địa chất. Nhưng “Hoàng Sa” còn là hai chữ mang nhiều ý nghĩa :
Hai tiếng Hoàng Sa gợi cho ta hình ảnh những trái tim bị thương, rướm máu, nhưng đồng thời cũng là những trái tim kiêu hãnh !
Hoàng Sa là mệnh lệnh của tiền nhân về quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, mệnh lệnh không dược dối trá khi nói về lòng yêu nước, không được độc quyền yêu nước.
Hoàng Sa là từ chấn hưng Dân Khí Việt Nam
Hoàng Sa là từ để kẻ địch phải nễ sợ người dân Viêt Nam.
Hòang Sa là sức mạnh kết nối người Việt Nam lại với nhau.
Không được nói “mất Hoàng Sa”,coi sự việc đã rồi, tỏ thái độ đành chịu, kiếp nhược!
Mà phải nói Hoàng Sa bị chiếm đóng hay bị tạm chiếm vì ý đồ bành trướng của giặc phương bắc!.
Tình hình kinh tế, chình trị, văn hóa thế giới thay đổi không ngừng, các tiến bộ khoa học liên tục tạo ra những sản phẩm mới. Sử dụng mọi thời cơ, sử dụng các thành quả khoa học, chắc chắn sẽ thu hồi được Hoàng Sa, không phải đợi cả ngàn năm.
Trong ý nghĩa ấy, xin mạn phép và cùng bác Đồng Phụng Việt, đề nghị khi gặp nhau chúng ta chào nhau :
Sang năm tới Hoàng Sa
Khi tạm biệt nhau, chúng ta chào :
Hẹn gặp lại tại Hoàng Sa
Đề nghị trang mạng ABS, nơi mà bác Nguyễn Hòa Bình đã xuất hiện và các trang mạng khác, các bác đồng cảm ủng hộ đề nghị chân thật nầy và mở cuộc vận động phổ biến cách chào hỏi nhau với tất cả tấm lòng đối với Hoàng Sa và đất nước.
Hẹn gặp lại tại Hoàng Sa
Tokyo ngày 18/1/2014
Hoàng Sa, Trường Sa: Một mẫu số đòan kết của người Việt Nam?
Ngày 6/1/2014, báo Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại“
của tác giả Châu Minh Linh. Phần lớn những sự kiện về cuộc chiến đấu
chống xâm lăng hào hùng này đã được nhiều người biết đến, song việc một
tờ báo trực thuộc bộ máy nhà nước đương quyền chính thức công nhận sự
hy sinh đầy ý nghĩa lịch sử này, với ngôn ngữ khách quan, thân thiện
bên cạnh việc phổ biến nguyên văn nội dung Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 và Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, là một điều đáng để chú ý và ghi nhận.
Trước đó, đài truyền hình tỉnh Đồng Nai cũng đã chiếu bộ phim tài liệu mang tựa đề "Hải chiến Hoàng Sa 19-01-1974" được những người VNCH thực hiện, ghi lại trang sử hải chiến khẳng định chủ quyền đất nước.
Đây là một chiến dịch của đảng Cộng sản nhằm xoa dịu dư luận về những
bất mãn nghiêm trọng của người dân đối với thái độ bất xứng của nhà nước
đương quyền trước các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc phương; là
một tính toán chính trị bắt buộc phải có để tăng cường bằng chứng về
chủ quyền Hoàng Sa; hay là một cố gắng nhằm hòa giải, đoàn kết người
Việt? Có lẽ rất khó để có một câu trả lời khách quan và chính xác khi
chỉ nhận xét qua một vài sự kiện thời sự. Song dù vậy, mặt nổi của hình
thái này rõ ràng đáng để được công luận quan tâm, khích lệ.
Trong thực tế, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng đây là một thái độ
chính trị khách quan và cũng là một chủ trương công bằng về lịch sử của
nhà nước đương quyền -- một yếu tố có thể được xem là khởi đầu cho tiến
trình cải cách chính trị nào đó trong thời gian tới. Tuy nhiên, có lẽ
với sự kiện này chúng ta cũng cần có một thái độ thích hợp tương xứng.
Đó là, công nhận rằng việc tuyên dương lòng yêu nước và sự hy sinh của
các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa của một số
cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam hiện nay là điều đáng hoan
nghênh. Loạt bài nhìn lại cuộc hải chiến Hoàng Sa đang nhớm lên một niềm
hy vọng nhỏ là tinh thần khách quan lịch sử và công bằng trong chính
trị -- nếu là sự thật và được biểu hiện một cách sâu xa, liên tục -- có
thể sẽ ướm nét hứa hẹn cho một tiến trình hòa giải và đoàn kết dân tộc
trong thời gian tới.
Hy vọng rằng những người lãnh đạo nhà nước hiện tại sẽ nhân cơ hội
tưởng niệm lịch sử này để chủ động tạo dựng cơ hội hóa giải những mâu
thuẫn đã có, hầu ở một ngày không xa, những người ở trong và ngoài đảng
cầm quyền sẽ có thể nhìn nhau như là những người cùng có quan tâm chung
về chuyện nước. Ở lăng kính đó, sự khác biệt về chính kiến sẽ không
còn là lý do để thù hằn, triệt hạ lẫn nhau. Câu hỏi đặt ra cho toàn thể
người Việt Nam là: nếu Ông Cha ta đã từng gác lại thù nhà để đoàn kết
chống xâm lăng thì tại sao các thế hệ hôm nay không xem sự vẹn toàn
lãnh thổ và tương lai một đất nước hùng cường là mục tiêu chung?!!
Nhưng thiện chí hòa giải cần thiết được thể hiện rõ ràng từ cả hai
phía, và cùng lúc.
Trước nhu cầu giải quyết các bế tắc nghiêm trọng về tình hình chính
trị, kinh tế và xã hội, hơn lúc nào hết người Việt Nam cần gác lại mọi
dị biệt, bất đồng để tạo điều kiện thuận hợp cho một tiến trình hòa giải
và đoàn kết dân tộc. Tình trạng mâu thuẫn có thể không phải là vấn đề
của nhiều người Việt song rõ ràng là những thành phần đang chi phối
hiện tình chính trị nước nhà đang có những bất đồng cần được dung hòa,
và nhiều mâu thuẫn cần được hóa giải. Khi nào người Việt Nam, dù là
đảng nào và với chính kiến gì, vẫn đều có thể chia sẻ trách nhiệm cứu
nước và giữ nước một cách bình đẳng, thì ngày đó Việt Nam mới có thể
được vẹn toàn từ âm mưu xâm lăng, lũng đoạn của các thế lực bên ngoài.
Nước ta gặp nhiều khó khăn bấy lâu nay là vì hậu quả chiến tranh, bao
gồm những định kiến chính trị cố chấp lỗi thời. Đã đến lúc để những
người Việt yêu nước đến với nhau để cùng chung sức cứu nguy, bảo vệ và
phát triển đất nước. Những ai cố tình đi ngược lại nguyện vọng chung của
đại đa số nhân dân chắn chắn sẽ bị nhu cầu thăng tiến của quốc gia đào
thải.
Điều quan trọng là muốn hòa giải và đoàn kết dân tộc, nhà nước đương
quyền phải nhanh chóng chứng tỏ bằng hành động đối thoại đúng nghĩa với
những người đối lập ôn hòa ở trong nước, trả tự do ngay cho những người
bất đồng chính kiến đang bị giam tù phi lý, và tiến hành một cuộc Tổng
Tuyển Cử Tự Do thật sự công bằng để thiết lập một chính thể dân chủ đa
đảng pháp quyền. Chỉ có thiện chí cụ thể đó mới chứng minh được tinh
thần tri ân thực sự đối với những người đã hy sinh anh dũng để bảo vệ Tổ
Quốc Việt Nam.
Xin cảm ơn tác giả Châu Minh Linhvà Ban Biên Tập báo Thanh Niên! Xin
cảm ơn những lời phát biểu khí khái chân tình của những người Việt đầy
lòng yêu nước từ các xuất xứ khác nhau.
Hy vọng sao tinh thần tưởng niệm các chiến sĩ anh hùng hy sinh trong
cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, và Trường Sa năm 1988, sẽ là chất keo
gắn liền những con người Việt sẵn sàng đặt quyền lợi của dân Việt và
nước Việt lên trên hết.Những tử sĩ của hai chế độ khác nhau đã hy sinh
vì công cuộc bảo vệ Tổ Quốc cần được trân trọng tri ân như nhau, từ mọi
người và mọi phía.
Nhân dịp trân trọng tưởng niệm 74 chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa đã hy
sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa (1974), xin được đồng thời nghiêng
mình tri ân 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ
Trường Sa trong trận hải chiến ở đảo Gạc Ma (1988) , và hàng chục ngàn tử sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979).
Tất cả là vì Việt Nam, và cho Việt Nam.
Viết nhân ngày tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa.
Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN)
www.vidan.info
Chí Trung bị 'triệu tập', Táo Quân 2014 vấp phải 'cảnh báo'
Những ngày đầu tiên của tháng 12/2013, danh hài Chí Trung bất ngờ chia
sẻ về sự việc mình sẽ không đóng vai Táo Giao Thông trong chương trình Táo Quân 2014 của VTV nữa.
Trần tình về thông tin gây sốc này, danh hài Chí Trung cho biết lý do từ bỏ vai diễn đã ghi dấu đậm nét bao năm qua của mình vì anh nhận thấy 'chất liệu' làm nên một vai diễn Táo giao thông hấp dẫn, đặc sắc không còn nhiều như mọi năm.
Sau khi thông tin này được tiết lộ, rất nhiều lời đồn đoán về việc rất có thể năm nay NSƯT Chí Trung sẽ không tham gia Táo Quân. Những hình ảnh của các danh hài tham gia Táo Quân năm nay chia sẻ cũng không thấy sự góp mặt của anh "cựu Táo Giao Thông".
Tuy nhiên, buổi tối ngày 17/1, trước buổi ghi hình Táo Quân 2014 chỉ vi ngày, danh hài Chí Trung bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Vừa nhận lệnh của Tổng Đạo diễn Táo Quân lên đường đi tập. Chỉ Đỗ Thanh Hải mới đủ sức nặng điều tấm thân già nặng 85kg ra khỏi giường lao vào khoảng không lạnh buốt của cái tủ lạnh có tên Hà nội trong lúc người đang hâm hấp sốt 39độC như thế này! Nào, tất cả vì những khán giả thương yêu!".
Sau đó là hàng loạt những hình ảnh hậu trường tập Táo Quân được danh hài này liên tục update trên Facebook.
Trần tình về thông tin gây sốc này, danh hài Chí Trung cho biết lý do từ bỏ vai diễn đã ghi dấu đậm nét bao năm qua của mình vì anh nhận thấy 'chất liệu' làm nên một vai diễn Táo giao thông hấp dẫn, đặc sắc không còn nhiều như mọi năm.
Sau khi thông tin này được tiết lộ, rất nhiều lời đồn đoán về việc rất có thể năm nay NSƯT Chí Trung sẽ không tham gia Táo Quân. Những hình ảnh của các danh hài tham gia Táo Quân năm nay chia sẻ cũng không thấy sự góp mặt của anh "cựu Táo Giao Thông".
Tuy nhiên, buổi tối ngày 17/1, trước buổi ghi hình Táo Quân 2014 chỉ vi ngày, danh hài Chí Trung bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Vừa nhận lệnh của Tổng Đạo diễn Táo Quân lên đường đi tập. Chỉ Đỗ Thanh Hải mới đủ sức nặng điều tấm thân già nặng 85kg ra khỏi giường lao vào khoảng không lạnh buốt của cái tủ lạnh có tên Hà nội trong lúc người đang hâm hấp sốt 39độC như thế này! Nào, tất cả vì những khán giả thương yêu!".
Sau đó là hàng loạt những hình ảnh hậu trường tập Táo Quân được danh hài này liên tục update trên Facebook.
Đạo diễn chương trình Đỗ Thanh Hải cũng đã chính thức công bố việc Chí
Chung vẫn tham gia Táo Quân như mọi năm nhưng vai của anh năm nay sẽ
hoàn toàn mới.
Cũng trong chiều ngày 17/1, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã gửi công văn tới Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị về việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ nội dung chương trình Gặp nhau Cuối năm – Táo quân 2014 (dự kiến sẽ ghi hình cuối tuần này tại Hà Nội).
Nội dung công văn như sau: “Hàng năm, Trung tâm sản xuất phim truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam thường tổ chức dàn dựng, biểu diễn chương trình hài kịch “ Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” và ghi hình, phát trên các kênh sóng truyền hình phục vụ khán giả mỗi dịp xuân về.
Trong những năm qua, chương trình hài kịch “ Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” đã giành được tình cảm nhất định của khán giả, thông qua diễn xuất hài hước, dí dỏm của các nghệ sĩ, chương trình đã mang đến những tiếng cười cho khán giả và góp phần phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực trong xã hội.
Bên cạnh mặt tích cực, chương trình hài kịch “Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” cũng bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục như nghệ sĩ, diễn viên sử dụng động tác diễn xuất, lời thoại “thô tục”, không phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc; Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức, thực hiện chương trình.
Cũng trong chiều ngày 17/1, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã gửi công văn tới Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị về việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ nội dung chương trình Gặp nhau Cuối năm – Táo quân 2014 (dự kiến sẽ ghi hình cuối tuần này tại Hà Nội).
Nội dung công văn như sau: “Hàng năm, Trung tâm sản xuất phim truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam thường tổ chức dàn dựng, biểu diễn chương trình hài kịch “ Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” và ghi hình, phát trên các kênh sóng truyền hình phục vụ khán giả mỗi dịp xuân về.
Trong những năm qua, chương trình hài kịch “ Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” đã giành được tình cảm nhất định của khán giả, thông qua diễn xuất hài hước, dí dỏm của các nghệ sĩ, chương trình đã mang đến những tiếng cười cho khán giả và góp phần phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực trong xã hội.
Bên cạnh mặt tích cực, chương trình hài kịch “Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” cũng bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục như nghệ sĩ, diễn viên sử dụng động tác diễn xuất, lời thoại “thô tục”, không phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc; Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức, thực hiện chương trình.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kính đề nghị Ban Tuyên giáo Trung
ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc
Trung tâm sản xuất phim truyền hình dàn dựng, tổ chức biểu diễn chương
trình “Gặp nhau cuối năm – Táo Quân” theo đúng chủ trương, đường lối của
Đảng và pháp luật nhà nước, nội dung chương trình phù hợp với truyền
thống văn hóa của dân tộc để chương trình thực sự trở thành món ăn tinh
thần cho khán giả mỗi dịp Tết đến Xuân về”
TIN LÃNH THỔ
- Philippines bác đề nghị thỏa hiệp từ Trung Quốc baomoi
- Bắc Bộ duy trì rét đậm, rét hại, miền Trung có mưa baomoi
- Philippines đòi Trung Quốc ra trọng tài quốc tế baomoi
- Tặng quà Tết cho quân dân các huyện đảo ở Biển Đông baomoi
- Philippines lại tố cáo Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông baomoi
- ASEAN nóng vì Biển Đông,Assad không có mặt trong tương lai Syria baomoi
- Mỹ bắt giữ một người định chuyển thông tin về F-35 cho Iran giaoduc
- Mỹ triển khai tàu sân bay mạnh hơn tăng phản ứng nhanh với đồng minh giaoduc
- Nga liệt kê 7 nguyên nhân lớn quân Mỹ thất bại ở Việt Nam giaoduc
- Sỹ quan Nhật Onoda không đầu hàng vừa qua đời giaoduc
- Chuyên gia Nga: Đã đến lúc Nga cần liên minh với Mỹ-Nhật thay vì TQ giaoduc
- Philippines: Quy định của Trung Quốc nằm trong âm mưu chiếm Biển Đông baomoi
- Trung Quốc muốn Philippines thỏa hiệp về quy định đánh bắt cá mới baomoi
- Tàu sân bay Liêu Ninh ra trận trong game chiếm đảo Senkaku baomoi
- GS Carl Thayer: “Cần tổ chức hội thảo quốc tế về hải chiến Hoàng Sa“ baomoi
- Hà Lan tuyên bố F-35 có thể mang vũ khí hạt nhân giaoduc
- Eurofighter Typhoon được thử nghiệm mang siêu tên lửa Taurus 350 giaoduc
- Khám phá bảo tàng hàng không quốc gia của Ucraine giaoduc
- Cảnh hiếm về hoạt động vận hành trực thăng phục vụ Tổng thống Mỹ giaoduc
- Nhật Bản có thể xuất khẩu máy bay, tàu ngầm ở châu Á-Thái Bình Dương giaoduc
TIN XÃ HỘI
- Bộ trưởng Vinh và chuyện một chỉ thị làm ‘choáng váng’ địa phương vinacorp
- Chiến lược đầu tư mới của các đại gia Việt vinacorp
- Chính sách ngân hàng ‘gây bão’ năm 2013 vinacorp
- Chứng khoán tuần mới: Động lực mới vinacorp
- Ngân hàng và điểm nhạy cảm ‘sở hữu chéo’, ‘gia đình trị’ vinacorp
- Nhà mạng ‘đòi’ tăng cước viễn thông: Bổn cũ soạn lại vinacorp
- Nhận định chứng khoán tuần 20-24/1: ‘Khó ổn định’ vinacorp
- PVGas D thông qua phương án phát hành thêm 17 triệu cổ phiếu vinacorp
- Tan hoang nhà đất cuối năm: Lời nào tả nổi? vinacorp
- Tự doanh CTCK tranh thủ chốt lời bluechip! vinacorp
- Hoạt động pháp chế trước nhiều thách thức nld
- Danh hiệu mà chi ! nld
- Tết ngày càng kém vui nld
- Nạn trộm cắp trên máy bay rộ lên nld
- Tang thương xóm biển nld
- Quán nhỏ, nghiệp lớn nld
- Thông xe quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên phapluattp
- Văn bản chi tiết thi hành luật còn chậm ban hành phapluattp
- Cháy lớn thiêu rụi ba cơ sở thu mua phế liệu phapluattp
- Đột kích quán bar nổi tiếng ăn chơi ở quận Tân Bình phapluattp
- Hằng tháng phải báo cáo tiến độ các dự án ODA phapluattp
- Chìm tàu, ba người chết, một người mất tích phapluattp
- Kỷ luật bí thư, trưởng thôn cắt xén gạo cứu đói phapluattp
- Bắt ba kẻ mang pháo nổ đi bán phapluattp
- Từ điển xưa, từ điển nay phapluattp
- Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối phapluattp
- VIỆT NAM – PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ rfi
- Arsenal – Fulham (2-0): Khi khó có Cazorla tienphong
- 141 bắt 2 bộ da hổ trên đường vận chuyển hộ “1 ông anh” nld
- Công an thành phố Mỹ Tho được thưởng “nóng” nld
- CHÂU ÂU – VIỆT NAM: EU – Việt Nam kết thúc đàm phán tự do mậu dịch lần thứ sáu rfi
- BIỂN ĐÔNG: Nhật sẽ chính thức phản đối vùng “cấm” tàu cá do Trung Quốc áp đặt rfi
- PHÁP: Pháp : Ranh giới mới giữa công và tư rfi
- TRUNG QUỐC: Ngày Tết, Thôi Kiện không được hát trên tivi Trung Quốc rfi
- HOA KỲ: Cải tổ NSA : Nặng về hình thức, nhẹ về nội dung rfi
- PHÁP: Tổng thống Pháp tái khẳng định đường lối ngoại giao rfi
- VIỆT NAM: Lần đầu tiên Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 rfi
- Chìm tàu cá, 3 người chết và 1 người mất tích nld
- THÁI LAN: Đối lập Thái lại biểu tình sau vụ ném bom làm một người chết rfi
- Ám ảnh ma túy đá ‘xúi’ con người gây án tienphong
- Các buổi lễ tri ân tử sĩ Hoàng Sa bị hủy bỏ, thu nhỏ rfa
- Trường học cấm học sinh chạy trong sân bê tông tienphong
- Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Hà Tĩnh laodong
- Người từng tử thủ trong rừng 30 năm qua đời tienphong
- TRUNG QUỐC: Bắc Kinh đóng tàu sân bay thứ hai rfi
- 4 pho tượng độc đáo ở Hà Nội tienphong
- Bên trong xe tăng chủ lực của Trung Quốc tienphong
- Những món thưởng Tết độc cười ra nước mắt tienphong
- Dùng mũi thổi căng 4 săm ôtô trong 21 phút tienphong
- T. Ư Đoàn tặng quà cho người nghèo Hà Tĩnh tienphong
TIN KINH TẾ
- Chính sách ngân hàng ‘gây bão’ năm 2013 vinacorp
- Gửi tiền vào ngân hàng: Lo nhất là đạo đức cán bộ vinacorp
- Kịch tính phiên xử ‘đại án’ Huyền Như: Siêu lừa ‘khát tiền’ đến mức nào? vinacorp
- Ly kỳ ‘bệnh nhân tâm thần’ chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng của VIB vinacorp
- Ngân hàng ‘tranh thủ’ hút dòng tiền ngày cận Tết vinacorp
- Trục lợi lãi suất tiền gửi vinacorp
- Vụ Huyền Như: HĐXX bất ngờ báo tạm dừng phiên xử vinacorp
- Vụ siêu lừa Huyền Như: Lo ngại mất lòng tin vào ngân hàng vinacorp
- Vụ án bầu Kiên: Ông Phạm Trung Cang có tội hay không? vinacorp
- Đàn bà, ‘tham phí’ và vùng cấm vinacorp
- Cách học ở xứ người nld.
- Lưu ý khi học chuyển tiếp ĐH tại Mỹ nld.
- Thông xe quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên phapluattp
- Văn bản chi tiết thi hành luật còn chậm ban hành phapluattp
- Cháy lớn thiêu rụi ba cơ sở thu mua phế liệu phapluattp
- Đột kích quán bar nổi tiếng ăn chơi ở quận Tân Bình phapluattp
- Hằng tháng phải báo cáo tiến độ các dự án ODA phapluattp
- Chìm tàu, ba người chết, một người mất tích phapluattp
- Kỷ luật bí thư, trưởng thôn cắt xén gạo cứu đói phapluattp
- Bắt ba kẻ mang pháo nổ đi bán phapluattp
- Singapore đe dọa chiếm ngôi Hong Kong về tự do kinh tế baomoi
- Từ điển xưa, từ điển nay phapluattp
- Apple hoàn tiền baomoi
- Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối phapluattp
- Cạnh tranh với Trung Quốc không là soi xem họ xấu gì baomoi
- VN thắng kiện vụ đòi bồi thường gần 4 tỉ USD baomoi
- Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội baomoi
- Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3,2 triệu đồng/lượng baomoi
- Ra mắt Bộ chỉ số HOSE-Index baomoi
- Xây dựng đường từ trung tâm huyện vào khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) baomoi
- Mái nhà chung của xã viên baomoi
- Năm Ngựa, phi đại sẽ hại tiền baomoi
- Bộ trưởng Vinh và chuyện một chỉ thị làm “choáng váng” địa phương vneconomy
- Arsenal – Fulham (2-0): Khi khó có Cazorla tienphong
- Từ 20/3, công khai với dân “điều kiện làm việc” của cán bộ vneconomy
- Ám ảnh ma túy đá ‘xúi’ con người gây án tienphong
- Thưởng Tết khối ngân hàng: Nhân viên ít kỳ vọng danviet
- Trường học cấm học sinh chạy trong sân bê tông tienphong
- Người từng tử thủ trong rừng 30 năm qua đời tienphong
- Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh vneconomy
- 4 pho tượng độc đáo ở Hà Nội tienphong
- Bên trong xe tăng chủ lực của Trung Quốc tienphong
- Những món thưởng Tết độc cười ra nước mắt tienphong
- Dùng mũi thổi căng 4 săm ôtô trong 21 phút tienphong
- T. Ư Đoàn tặng quà cho người nghèo Hà Tĩnh tienphong
- Khi dĩa cơm tấm bằng 6 ký gà nld.
- ‘Tờ 100 USD’ bán ở vỉa hè Sài Gòn giá… 25.000 đồng tienphong
- Bộ Y tế báo cáo sai phạm nhập khẩu thiết bị y tế cũ danviet
- Chỉ 3-4% doanh nghiệp báo cáo thưởng tết danviet
- Đề xuất không bỏ tạm trữ lúa gạo danviet
TIN GIÁO DỤC
- Bỏ thi ngoại ngữ là “cải lùi” 24h
- Bán vé tàu Tết tại trường ĐH: Ít người mua 24h
- Miễn thi tốt nghiệp”: Bộ GD&ĐT lên tiếng 24h
- Đa dạng giáo dục đại học để có nguồn lực về con người giaoduc
- Dấu ấn đậm chất CNMS trong ngày hội của 120 Thương Gia Nhí 24h
- Thú vị, bổ ích với khóa học “Giá trị sống” tại Vinschool giaoduc
- Gieo chữ ở chốn “ba không” 24h
- Ba ĐH lớn thí điểm đổi mới tuyển sinh 24h
- Bà giáo 82 tuổi và những học trò tật nguyền 24h
- Đồ chơi lạ phát nổ, 32 học sinh nhập viện 24h
- Học viện Báo chí khẳng định không có KTX “ổ chuột” 24h
- Lần đầu tiên 120 Thương Gia Nhí hội ngộ 24h
- Cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho học sinh trường ngoài công lập giaoduc
- Không hiểu ông Chủ nhiệm Đào Trọng Thi lỡ lời hay cố ý? giaoduc
- Hà Nội: Linh động cho học sinh nghỉ học nếu rét đậm giaoduc
- Royal City rực rỡ trong đêm đăng quang nữ sinh Việt Nam giaoduc
- Rèn học sinh “hư” qua góc nhìn của khoa học tâm lý giaoduc
- Sở GD&ĐT Quảng Trị: Đề ra chỉ tiêu xếp loại để ngăn ngừa thành tích? giaoduc
- Chỉ nên duy trì “2 chung” giaoduc
- Bộ GD&ĐT chưa sẵn sàng trao quyền tự chủ tuyển sinh? giaoduc
TIN ĐỜI SỐNG
- Giáo hoàng tước chức 384 linh mục “râu xanh” 24h
- Ly kỳ chuyện bò tót VN: Những cuộc “ngoại tình” sinh lợi 24h
- Bắt đôi nam nữ mua bán 550 viên ma túy đá 24h
- Chùm ảnh: Quyến rũ mai anh đào Đà Lạt 24h
- Thông xe quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên phapluattp
- Thông xe quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên phapluattp
- Văn bản chi tiết thi hành luật còn chậm ban hành phapluattp
- Văn bản chi tiết thi hành luật còn chậm ban hành phapluattp
- Cháy lớn thiêu rụi ba cơ sở thu mua phế liệu phapluattp
- Cháy lớn thiêu rụi ba cơ sở thu mua phế liệu phapluattp
- Đột kích quán bar nổi tiếng ăn chơi ở quận Tân Bình phapluattp
- Đột kích quán bar nổi tiếng ăn chơi ở quận Tân Bình phapluattp
- Hằng tháng phải báo cáo tiến độ các dự án ODA phapluattp
- Hằng tháng phải báo cáo tiến độ các dự án ODA phapluattp
- Chìm tàu, ba người chết, một người mất tích phapluattp
- Chìm tàu, ba người chết, một người mất tích phapluattp
- Chìm tàu, ba người chết, một người mất tích baomoi
- Kỷ luật bí thư, trưởng thôn cắt xén gạo cứu đói phapluattp
- Kỷ luật bí thư, trưởng thôn cắt xén gạo cứu đói phapluattp
- Kỷ luật bí thư, trưởng thôn cắt xén gạo cứu đói baomoi
- Bắt ba kẻ mang pháo nổ đi bán phapluattp
- Bắt ba kẻ mang pháo nổ đi bán phapluattp
- Bắt ba kẻ mang pháo nổ đi bán baomoi
- 3 Đại tá công an được biệt phái về Bộ GTVT 24h
- Từ điển xưa, từ điển nay phapluattp
- Từ điển xưa, từ điển nay phapluattp
- Cáp viễn thông thòng xuống đường baomoi
- Đã trải nhựa mặt đường baomoi
- Dịch vụ trả giấy phép lái xe tận nhà baomoi
- Hộp thư 19.1.2014 baomoi
- Chúc mừng baomoi
- Bắt các đối tượng cướp baomoi
- Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối phapluattp
- Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối phapluattp
- TT- Huế: Chìm tàu, 4 người chết và mất tích 24h
- Thu giữ hàng ngàn chai nhớt giả nhãn hiệu nld
- Cháy 3 cơ sở mua bán phế liệu baomoi
- Bí thư T.Ư Đoàn chúc tết tại Hà Tĩnh baomoi
- Lộ diện trùm ma túy bị truy nã từ năm 2005 24h
- Ngẫm chuyện điện Phú Quốc baomoi
- Thanh tra các tố cáo Chi cục trưởng QLTT Bình Thuận baomoi
- Làm giả hồ sơ hưởng chế độ chất độc hóa học baomoi
- ‘Lãnh cảm’ với quá khứ, khó kiểm soát tương lai baomoi
- Gà tiến vua “đổ bộ” về Hà Nội 24h
- Bình Thuận báo cáo Thủ tướng vụ mất rừng Núi Ông baomoi
- Hỗ trợ 37 tỉnh, thành phố chăm lo Tết cho người nghèo baomoi
- Người “đuổi” tà đạo trên đất Tây Nguyên baomoi
- Chìm tàu cá ngay cửa biển mới mở baomoi
- Kết nạp hơn 1.400 đoàn viên ưu tú vào Đảng baomoi
- Ảnh Táo quân mò mẫm tập trong bóng tối trước giờ ghi hình giaoduc
TIN CÔNG NGHỆ
- Asiasoft tổ chức giải đấu lớn baomoi
- Kim Trúc Phạm làm đại sứ baomoi
- Tranh cãi tính năng “nô lệ” baomoi
- Xếp rồng Soha là game mobile baomoi
- Hố đen và sao khổng lồ baomoi
- Người kỹ thuật số baomoi
- Thung lũng khổng lồ dưới băng Nam cực baomoi
- Chụp ảnh bên động vật baomoi
- Phim được dân mạng yêu thích baomoi
- Robot vẽ người baomoi
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Những người giữ hồn quê giữa phố dantri
- Những ngôn ngữ sắp bị “biến mất” vĩnh viễn dantri
- Bảo mẫu đạp vỡ tim bé trai 18 tháng tuổi bị đề nghị truy tố zing
- Hình ảnh Bale cúi xem chân Ronaldo được đúc bằng gì zing
- Man City 4-2 Cardiff City: Chiến thắng thuyết phục zing
- Người đi xe phân khối lớn dắt theo súng đụng cảnh sát 141 zing
- Chủ nhật của bạn (19/1) zing
- Những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử giải Quả cầu vàng zing
- Lễ hội đốt hình nộm mừng năm mới ở Ecuador zing
- Lee Nguyễn: ‘Tôi ngưỡng mộ U19 và muốn khoác áo tuyển VN’ zing
- Fan của EXO giảm hơn một nửa sau năm 2013? zing
- Mỹ nhân Hoa ngữ bị bỏ vì những lý do lãng xẹt zing
- Đinh Y Nhung “làm vợ” NSƯT Hoàng Hải baomoi
- Phương Vy trở lại Vietnam Idol baomoi
- ‘Bàn tọa’ nổi tiếng baomoi
- Khó lắm baomoi
- Thích nhất baomoi
- Đãng trí baomoi
- ‘Kỷ lục’ sẩy thai baomoi
- Tai nạn hạnh phúc baomoi
- Vẫn hỏi baomoi
- Muốn baomoi
- ‘Hà Nội của tôi’ – Thơ của Thái Ngọc San baomoi
- Hẻm nhỏ Sài Gòn baomoi
- Chả cá thu lá lốt baomoi
- Thương nhớ Hà Giang baomoi
- Vẻ đẹp ngọt ngào của Suzy baomoi
- Hoa giả “đáo Xuân” baomoi
- Hội nghị – hội thảo baomoi
- Andrea lần đầu cầm mic, Tâm Tít khoe ảnh “ngái ngủ” cực sexy baomoi
- Mốt 14 Q&A: Cách chọn và diện boots hợp dáng tròn trịa baomoi
- Huỳnh Nu lãng mạn bên bờ hồ baomoi
- Trọn bộ ảnh cưới chính thức của Ngọc Quyên và bác sỹ Việt kiều Mỹ dantri
- Táo quân 2014 bị “nhắc nhở” dantri
- “Cô nàng ngổ ngáo” tái xuất dantri
- Ngất ngây với những bức ảnh mới của “thiên thần” Victoria Secret dantri
- Ốc Thanh Vân “Yêu tôi là phải yêu luôn cả đam mê của tôi” dantri
- Phương Vy trở lại cuộc thi Vietnam Idol dantri
- Sự thật “nghiệt ngã” đằng sau những tác phẩm văn học kinh điển dantri
- Truyền thuyết khác nhau về ngày và đêm dantri
- “Cướp biển” Johnny Depp đã cầu hôn bạn gái dantri
- Những cách làm đẹp “đau đớn” của phụ nữ dantri
- Ngọc Quyên tâm sự chuyện lấy chồng dantri
- Cô Kim hạnh phúc khoe ảnh con gái dantri
- Con gái tỷ phú F1 “bầu bí” vẫn tập thể dục chăm chỉ dantri
- Kate Moss bơ phờ vì thác loạn tại tiệc sinh nhật tuổi 40 dantri
- Dựng cầu “Titanic” để những đôi tình nhân đến… chụp ảnh dantri
- Thanh Lam: “Hai con gái của tôi đều… dại khờ trong tình yêu” dantri
- Diễm Hằng “Nhật ký Vàng Anh” từng nghĩ đến cái chết dantri
- Vẻ đẹp mê hoặc của hoa đào trong tranh sơn dầu dantri
TIN THẾ GIỚI
- ‘Đá ngầm’ rủi ro tài chính vinacorp
- ADB: Châu Á sẽ tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu vinacorp
- Anh sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Âu trước 2030 vinacorp
- Châu Âu: Tỷ lệ thất nghiệp cao tiếp tục cản bước phục hồi vinacorp
- Chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc trong phiên đầu tuần vinacorp
- JPMorgan nộp phạt 2,6 tỷ USD vì siêu lừa Madoff vinacorp
- Mỹ đối diện với nạn thất nghiệp kéo dài vinacorp
- Những scandal ngân hàng gây rúng động thế giới năm 2013 vinacorp
- Phố Wall lập kỷ lục sau dự báo của World Bank vinacorp
- Tỷ phú Soros dự đoán sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc vinacorp
- Nga tăng cường càn quét phiến quân nld
- Hãy hạ tôi bằng lá phiếu ! nld
- Mới là thỏa hiệp nld
- Đàn ông Hàn Quốc muốn lấy vợ Triều Tiên nld
- Giáo hoàng tước chức 384 linh mục “râu xanh” baomoi
- Cộng hòa Trung Phi chuẩn bị bầu Tổng thống lâm thời, bạo động tiếp diễn voa
- Vợ Bộ trưởng Ấn Độ chết “không bình thường” nld
- Mỹ cải tổ chương trình do thám của NSA baomoi
- Philippines bác đề nghị thỏa hiệp từ Trung Quốc baomoi
- Việt Nam nghiệm thu kỹ thuật tàu ngầm TP.HCM baomoi
- Nghi án Huynh đệ Hồi giáo “nằm vùng” ở Nhà Trắng baomoi
- Thái Lan có thể mất 1 triệu du khách baomoi
- Giữ nguyên tắc, giảm mức độ baomoi
- Đánh bom ở Áp-ga-ni-xtan, ít nhất 21 người chết baomoi
- Bảo thủ và bất chấp baomoi
- Dân chúng Ai Cập ủng hộ hiến pháp mới voa
- Một nhà ngoại giao Iran bị giết tại Yemen voa
- Cặp vợ chồng to gan nld
- Bộ Quốc phòng cấm binh sĩ biểu tình baomoi
- Giẫm đạp tại Ấn Độ, 18 người thiệt mạng nld
- Arsenal – Fulham (2-0): Khi khó có Cazorla tienphong
- 25 năm tù cho kẻ mưu sát ông Obama nld
- Nhật Bản: Người lính gần 30 năm từ chối đầu hàng qua đời nld
- Tổng thống Mỹ cấm nghe lén đồng minh nld
- Ám ảnh ma túy đá ‘xúi’ con người gây án tienphong
- Afghanistan điều tra quảng cáo ủng hộ hiệp định an ninh với Mỹ voa
- Người biểu tình Thái Lan bị thương trong vụ nổ bom đã qua đời voa
- Trường học cấm học sinh chạy trong sân bê tông tienphong
- Phe đối lập Syria xem xét việc tham gia hòa đàm Geneve voa
- 18 người thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp tại Ấn Độ voa
- Người từng tử thủ trong rừng 30 năm qua đời tienphong
- 21 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhà hàng ở Kabul voa
- 4 pho tượng độc đáo ở Hà Nội tienphong
- Bên trong xe tăng chủ lực của Trung Quốc tienphong
- Những món thưởng Tết độc cười ra nước mắt tienphong
- Philippines đòi TQ ra trọng tài quốc tế bbc
- Dùng mũi thổi căng 4 săm ôtô trong 21 phút tienphong
- T. Ư Đoàn tặng quà cho người nghèo Hà Tĩnh tienphong
- ‘Tờ 100 USD’ bán ở vỉa hè Sài Gòn giá… 25.000 đồng tienphong
- Hoa Kỳ hạn chế hoạt động do thám bbc
- Việt Nam : Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa bị hủy vào giờ chót (RFI) - Lễ thắp nến tri ân các 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu với quân Trung Quốc xâm lược và hy sinh vì Tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, lần đầu tiên sau 40 năm được tổ chức vào hôm nay 18/01/2014 tại Đà Nẵng, đã bị hủy vào phút chót với lý do << chuẩn bị chưa được chu đáo >>.
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ (RFI) - Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến dịp Tết nguyên đán, nhưng theo những tin tức từ Việt Nam, thì không khí những ngày cận Tết không hề háo hức như những năm trước đây. Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi về tình hình kinh tế với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lần đầu tiên Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 (RFI) - Bản tin của hãng thông tấn AP đề ngày 17/01/2014 nhận định, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa đẫm máu năm 1974 giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với quân Trung Quốc xâm lược, dường như nhằm tăng cường tính chính danh trong nước, vào thời điểm tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông một lần nữa lại bùng lên.
- EU - Việt Nam kết thúc đàm phán tự do mậu dịch lần thứ sáu (RFI) - Theo nguồn tin từ Bruxelles, vòng đàm phán thứ sáu về một Thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam mở ra từ đầu tuần đã kết thúc vào hôm qua, 17/01/2014. Theo giới quan sát, các cuộc đàm phán tiến triển rất tốt, và Bruxelles và Hà Nội hoàn toàn có thể đúc kết hiệp định trong năm nay.
- Đối lập Thái lại biểu tình sau vụ ném bom làm một người chết (RFI) - Một ngày sau vụ ném chất nổ vào đoàn biểu tình làm một người chết và 35 người bị thương, phe chống chính phủ Yingluck tiếp tục biểu dương lực lượng. Lãnh đạo phong trào phản kháng cho là có bàn tay của chính phủ và hành động này sẽ làm lên tinh thần đối lập, biểu tình suốt hai tháng nay.
- Nhật sẽ chính thức phản đối vùng "cấm" tàu cá do Trung Quốc áp đặt (RFI) - Nhật Bản có kế hoạch chính thức phản đối Trung Quốc về các quy định đánh cá mới mà Bắc Kinh áp đặt trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Theo lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 17/01/2014, chính quyền Tokyo, thông qua các kênh ngoại giao, đang tiếp tục tìm hiểu thêm chi tiết về khu vực nằm trong tầm ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế do tỉnh Hải Nam của Trung Quốc áp đặt.
- Bắc Kinh đóng tàu sân bay thứ hai (RFI) - Một viên chức cao cấp của Hoa lục thông báo là Trung Quốc đã bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay thứ hai. Hàng không mẫu hạm thứ ba và thứ tư cũng đã được dự tính. Theo AFP, tin Trung Quốc đóng thêm hàng không mẫu hạm ở thành phố cảng Đại Liên được hai tờ báo loan tải.
- Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại (VOA) - Mấy tuần lễ gần đây, trận chiến Hoàng Sa 1974 lại trở thành một vấn đề thời sự lần nữa khi nó sắp tròn 40 tuổi
- Cải tổ NSA : Nặng về hình thức, nhẹ về nội dung (RFI) - Vào hôm qua, 17/01/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trình bày kế hoạch cải tổ Cơ quan An ninh Quốc gia NSA. Các tiết lộ của Edward Snowden, cựu kỹ thuật viên cơ quan tình báo này kể từ mùa xuân năm ngoái đã gây ra một cuộc tranh cãi ở Mỹ về cách làm việc của NSA và nhu cầu bảo vệ đời tư của công dân. Các tiết lộ của Snowden cũng gây sóng gió trong quan hệ giữa Washington và một số đồng minh.
- Từ chiến binh Hoàng Sa thành tù cải tạo (BBC) - Một cựu binh Hoàng Sa nói ông "đau nhiều hơn là kiêu hãnh" khi nhớ lại cuộc chiến năm 1974, một phần vì cách nhìn nhận của xã hội về ông và các đồng đội những năm qua.
- Lời khuyên sau 40 năm cho Hà Nội (BBC) - Việt Nam cần liên kết với Asean, đưa ra quốc tế vấn đề chủ quyền Hoàng Sa càng sớm càng tốt, theo cựu Thư ký của Tổng thống Thiệu.
- Lý do hủy lễ tri ân tử sỹ Hoàng Sa (BBC) - Chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa nói với BBC về lý do khiến ban tổ chức quyết định hủy lễ thắp nến tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa tại Đà Nẵng.
- 'Chiêu thức về nhân quyền của Hà Nội' (BBC) - Chính quyền và Bộ Ngoại giao VN sử dụng những chiêu thức nào để 'thao túng' đánh giá của quốc tế về vi phạm nhân quyền ở VN?
- Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1 (BBC) - Tiến sỹ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã nhớ lại ngày ông nghe tin Hoàng Sa thất thủ cách đây 40 năm.
- Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (14) (BaoMoi) - * PHẦN CUỐI: Người Đà Nẵng với Hoàng Sa
- Đà Nẵng: Chuỗi sự kiện hướng về Hoàng Sa (BaoMoi) - Hôm nay (18 – 1), tại TP Đà Nẵng bắt đầu diễn ra nhiều hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện "Hướng về Hoàng Sa”, đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép (19-1-1974/19-1-2014). Chuỗi sự kiện "Hướng về Hoàng Sa” diễn ra đến hết ngày 25 – 1.
- Tặng quà Tết cho quân dân các huyện đảo ở Biển Đông (BaoMoi) - Nhân dịp tết Giáp Ngọ sắp tới, Trung đoàn radar 451 thuộc Bộ tư lệnh vùng 4 hải quân tổ chức một đoàn công tác ra thăm, tặng quà, chúc Tết quân và dân các đảo ven bờ thuộc hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận.
- GS Carl Thayer: “Cần tổ chức hội thảo quốc tế về hải chiến Hoàng Sa“ (BaoMoi) - Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công và chiếm giữ Hoàng Sa. Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, hôm 17.1, Báo Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) về công cuộc bảo vệ chủ quyển của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
- Pháp : Ranh giới mới giữa công và tư (RFI) -
- Ngày Tết, Thôi Kiện không được hát trên tivi Trung Quốc (RFI) - Ca sĩ nhạc rock nổi tiếng Thôi Kiện (Cui Jian) mà một nhạc phẩm đã trở thành bài ca hiệu triệu của các sinh viên đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, bị đàn áp trong biển máu năm 1989, cuối cùng không được trình diễn trong chương trình truyền hình Tết của Trung Quốc như dự kiến. Đại diện của ông hôm nay 18/01/2014 thông báo như trên.
- Tổng thống Pháp tái khẳng định đường lối ngoại giao (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande hôm qua 17/01/2014 nhân dịp gặp gỡ ngoại giao đoàn tại điện Elysée để chúc mừng năm mới, đã khẳng định lại đường lối ngoại giao dựa trên nguyên tắc hòa bình, cho dù chỉ trong vòng một năm Pháp đã can thiệp quân sự hai lần tại châu Phi.
- Việt Nam và Philippines nêu tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị ASEAN (RFI) - Đúng như dự kiến, sau quyết định bị đánh giá là phi pháp của tỉnh Hải Nam, đòi tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc khi vào Biển Đông, hồ sơ Biển Đông đã được hai nước Việt Nam và Philippines nêu bật tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN, nhóm họp vào hôm qua, 17/01/2014, tại thành phố Bagan ở Miến Điện. Và cũng đúng như dự kiến, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phản ứng rất thận trọng trước vấn đề được đánh giá là nhạy cảm này.
- Ukraina trả lời khát vọng dân chủ bằng trấn áp (RFI) - Tổng thống Viktor Ianoukovitch ký sắc lệnh ban hành đạo luật chống biểu tình phản kháng bất chấp cảnh cáo của đối lập và Tây phương. Mục tiêu của đạo luật trấn áp này là để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống 2015, vấn đề sống chết của phe Ianoukovitch thân Nga, bị tai tiếng tham ô.
- Philippines tố cáo Trung Quốc thôn tính Biển Đông bằng luật đánh cá (RFI) - Một hôm sau khi nêu bật tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN vấn đề Trung Quốc ra quy định bắt buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào hoạt động ở Biển Đông, Philippines vào hôm nay 18/01/2014, tiếp tục tố cáo Bắc Kinh âm mưu thôn tính Biển Đông. Theo Manila, các quy định mới đây của tỉnh Hải Nam nằm trong một kế hoạch lâu dài nhằm chiếm hữu toàn bộ vùng Biển Đông.
- Một nhà ngoại giao Iran bị giết tại Yemen (VOA) - Giới chức an ninh nói một cuộc điều tra sơ khởi cho biết những tay súng lúc đầu tính bắt cóc nhà ngoại giao nhưng đã giết ông này khi ông kháng cự và bỏ chạy
- Tổng thống Obama ký dự luật chi tiêu của chính phủ (VOA) - Tổng thống Obama đã ký dự luật ngân sách 1.100 tỉ đô la để cung cấp ngân khoản cho chính phủ liên bang đến ngày 30 tháng 9, khi năm tài khóa hiện nay chấm dứt.
- Afghanistan điều tra quảng cáo ủng hộ hiệp định an ninh với Mỹ (VOA) - Chính phủ Afghanistan ra lệnh điều tra ai là người tài trợ cho một chiến dịch quảng cáo trên truyền hình nhằm thúc giục tổng thống nước này ký một hiệp định an ninh với Hoa Kỳ
- Người biểu tình Thái Lan bị thương trong vụ nổ bom đã qua đời (VOA) - Nạn nhân Prakong Chuan, 46 tuổi, từ trần sáng sớm thứ bảy. Ông này nằm trong số 28 người bị thương trong vụ nổ bom chiều thứ sáu tại một cuộc tuần hành ở Bangkok
- Phe đối lập Syria xem xét việc tham gia hòa đàm Geneve (VOA) - Liên minh đối lập chính tại Syria được Phương Tây hậu thuẫn sẽ biểu quyết tại Istanbul về việc có tham dự cuộc hòa đàm vào tuần tới tại Geneve hay không
- 18 người thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp tại Ấn Độ (VOA) - Các giới chức Ấn Độ cho biết một vụ chen lấn giẫm đạp tại một buổi lễ truy điệu của một nhà lãnh đạo tôn giáo đã giết chết 18 người
- Tổng thống Obama: 2014 là năm đột phá cho nước Mỹ (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói ông muốn năm 2014 là 'một năm đột phá cho nước Mỹ' với việc tạo ra 'những công ăn việc làm tốt với đồng lương tử tế'
- 21 người thiệt mạng trong vụ tấn công nhà hàng ở Kabul (VOA) - Hai người Mỹ, 2 công dân Anh, 2 người Canada và 1 giới chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế người Li Băng nằm trong số những người thiệt mạng
- Hoa Kỳ hạn chế hoạt động do thám (BBC) - Tổng thống Barack Obama vừa ban hành lệnh hạn chế hoạt động thu thập dữ liệu với quy mô lớn của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
- Philippines đòi TQ ra trọng tài quốc tế (BBC) - Philippines gọi quy định của TQ đòi tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép là kế hoạch lâu dài nhận chủ quyền ở toàn bộ Biển Đông.
- Putin nói người đồng tính hãy cẩn trọng (BBC) - Thế Vận Hội Mùa Đông: Tổng thống Putin của Nga nói những người đồng tính được chào đón tại Sochi nhưng cần cẩn trọng.
- Bắc Bộ duy trì rét đậm, rét hại, miền Trung có mưa (BaoMoi) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, khối không khí lạnh vẫn duy trì khiến ngày hôm nay (19-1), Bắc Bộ vẫn tiếp tục duy trì rét đậm, rét hại. Hình thái thời tiết phổ biến vẫn là đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù.
- Philippines đòi Trung Quốc ra trọng tài quốc tế (BaoMoi) - Philippines vừa lên tiếng vào thứ Bảy, ngày 18 tháng Giêng, rằng quy định của Trung Quốc đòi tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào phần lớn khu vực Biển Đông là một phần trong kế hoạch lâu dài muốn nhận chủ quyền toàn bộ vùng biển này.
- Philippines lại tố cáo Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông (BaoMoi) - Philippines hôm nay (18/1) đã lên tiếng tố cáo, việc Trung Quốc đưa ra quy định đòi hỏi các tàu thuyền nước ngoài phải xin phép họ trước khi đi vào phần lớn Biển Đông là một phần của kế hoạch lâu dài nhằm chiếm đoạt toàn bộ khu vực biển này.
- ASEAN nóng vì Biển Đông,Assad không có mặt trong tương lai Syria (BaoMoi) - (Hình ảnh)–Thái Lan tiếp tục biểu tình dù bom nổ, Ai Cập bạo động lan rộng, căng thẳng hai miền Triều Tiên chưa giảm… là những tin chính trong ngày 18/1.
- Philippines: Quy định của Trung Quốc nằm trong âm mưu chiếm Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 18/1, Philippines cho biết quy định đánh cá của Trung Quốc, trong đó yêu cầu các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép trước khi đi vào hầu hết các khu vực tại Biển Đông, là một phần trong âm mưu lâu dài nhằm tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển này.
- Trung Quốc muốn Philippines thỏa hiệp về quy định đánh bắt cá mới (BaoMoi) - Trung Quốc đã kêu gọi Philippines thỏa hiệp về các quy định đánh bắt cá mới mà Bắc Kinh áp dụng tại biển Biển Đông từ đầu năm nay, khẳng định luôn sẵn sàng nỗ lực để giải quyết những vấn đề này thông qua đàm phán.
- Tàu sân bay Liêu Ninh ra trận trong game chiếm đảo Senkaku (BaoMoi) - (Hình ảnh)-Sau khi game đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư xuất hiện vào tháng 7/2013, TQ tiếp tục tung ra trò chơi này trong lúc căng thẳng giữa Nhật–Trung lên cao.
- "Quan hệ thân thiết Myanmar-Trung Quốc sẽ giúp xử lý vấn đề Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Myanmar sẽ cố gắng để đạt được thỏa thuận về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và Myanmar đã có các hoạt động độc lập, nỗ lực tìm giải pháp
- ASEAN tiếp tục phát triển bất chấp khó khăn (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Myanmar có dịp “thử nghiệm” vai trò nước Chủ tịch ASEAN khi chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, diễn ra tại thành phố cổ Bangan hôm 17-1.
- Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam: Vươn khơi với sức mạnh cộng đồng (BaoMoi) - 40 năm trước, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm một cách bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong kế hoạch lâu dài chiếm trọn Biển Đông, từ việc gây sức ép, gây hấn, bắt bớ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển của đất nước mình, dùng tàu ngư chính, hải giám có vũ trang liên tục tuần tiễu, bắt bớ... dường như giấc mộng "đường lưỡi bò” của họ đang trở thành hiện thực. Nhưng không! Ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi, vẫn đánh bắt hải sản trong vùng biển của đất nước mình, bất chấp sự đe dọa, khủng bố. Bởi sau lưng những người lao động chân chính ấy là Tổ quốc.
- Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông (BaoMoi) - "Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông" của nhà báo Nguyễn Huy Minh sẽ giúp chúng ta được thấy lịch sử mở nước của Việt Nam.
- TQ ráo riết đóng thêm tàu tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc đang đẩy nhanh đóng tàu tuần tra cỡ lớn nhằm chuẩn bị cho những động thái phức tạp hơn trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
- ASEAN quan ngại diễn biến mới ở biển Đông (BaoMoi) - TP - Tại Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 17/1 tại Myanmar, các bộ trưởng dành nhiều thời gian trao đổi về vấn đề biển Đông, bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên vùng biển này.
- Nhật kháng nghị, ASEAN lo ngại lệnh cấm của Trung Quốc (BaoMoi) - (Tin tức 24h) – Ngày 17/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố nước này có kế hoạch sớm gửi công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt phi lý của TQ trên Biển Đông.
- ASEAN nhất trí duy trì hòa bình ở Biển Đông (BaoMoi) - (VTV Online) -
Đây là một trong những phương hướng quan trọng của ASEAN trong năm 2014 đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí thông qua trong cuộc họp ngày 17/1 tại thành phố Bagan, Myanmar.
- Tàu Mỹ-Trung suýt va chạm do thủy thủ thiếu kinh nghiệm (BaoMoi) - Thiếu kinh nghiệm hải hành và ngôn ngữ bất đồng là hai lý do chính dẫn đến sự cố suýt đụng nhau giữa tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ và một tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 12/2013. Đây là kết luận chính thức mà phía Mỹ, được chính Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương đưa ra ngày 15/1.
- Giải quyết vấn đề Biển Đông cần sự đoàn kết của ASEAN (BaoMoi) - VOV.VN - Đó là lập trường của Myanmar khi muốn xây dựng một ASEAN hòa bình và ổn định.
- Các ngoại trưởng ASEAN kêu gọi tự kiềm chế ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Các ngoại trưởng ASEAN ngày 17.1 đã kêu gọi sự tự kiềm chế khi tiến hành những hoạt động trên biển Đông.
- Philippines mua thêm tàu cho hải quân để bảo vệ ngư dân trên biển (BaoMoi) - Mặc dù gặp không ít khó khăn về tài chính công, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế đang lan rộng trên toàn cầu, nhưng Philippines vẫn quyết định chi tiền để mua thêm 6 tàu hộ vệ trang bị cho lực lượng hải quân với mục đích bảo vệ ngư dân đánh cá trên biển.
- Các Bộ trưởng ASEAN quan ngại diễn biến Biển Đông (BaoMoi) - (Chính trị Việt Nam) - Sau khi kết thúc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra từ ngày 16-17/1 tại Bagan, Myanmar, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về những định hướng và nội dung hoạt động của ASEAN trong năm 2014, đặc biệt về vấn đề ở Biển Đông.
- Philippines phớt lờ lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố rằng các ngư dân Philippines không cần biết đến các quy định mà chính quyền Trung Quốc vừa đơn phương áp đặt tại Biển Đông, đối với các tàu đánh cá nước ngoài.
- Đại gia tính xây nhà cao nhất thế giới trong 6 tháng (BaoMoi) - Một triệu phú Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới chỉ trong 6 tháng, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền do lo ngại về tính an toàn của công trình.
- 5 lý do có thể thổi bùng xung đột Mỹ - Trung (BaoMoi)
- (PetroTimes) - Nhận định của bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung
Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược khiến nhiều người
quan tâm. Bởi theo bà Bonnie Glaser, việc Mỹ phản ứng trước các động
thái của Trung Quốc như thế nào sẽ là thước đo cho hiệu quả của việc
chuyển hướng sang châu Á của Washington và các nước trong khu vực đánh
giá sức mạnh của Mỹ trong khu vực như thế nào.
Trong khi đó, tờ New Strait Times của Malaysia vừa đưa ra 5 lý do có thể dẫn đến xung đột Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương và khu vực này tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
- GS Carl Thayer: “Cần tổ chức hội thảo quốc tế về hải chiến Hoàng Sa“ (BaoMoi) - Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công và chiếm giữ Hoàng Sa. Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, hôm 17.1, Báo Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) về công cuộc bảo vệ chủ quyển của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
- Moutai gaining fame beyond borders (Washington Post) - Leading Chinese liquor brand Moutai was once again among the best-known names worldwide on lists compiled by authoritative brand evaluation agencies in recent months.
- Gas imports to rise by 19% (Washington Post) - China's dependency on imported natural gas is expected to surge almost 19 percent this year as the nation's battle against air pollution drives up demand for the clean-burning fuel.
- China Mobile and Apple 'tie the knot' (Washington Post) - Apple Inc's recent agreement with China Mobile Ltd is a significant start for the two companies' cooperation.
- Fast forward for VW in car sales league (Washington Post) - China's vehicle market revived last year, surprising analysts with double-digit growth. The year also saw a reversal of fortunes for two global leaders.
- Getting to the top of the trade tree in value (Washington Post) - China's total trade was $4.16 trillion in 2013, according to the General Administration of Customs.
- Guangdong outlines big FTZ plans (Washington Post) - The Guangdong provincial government has vowed to realize liberalization of trade in services in the South China province and its neighboring Hong Kong and Macao.
- Putting folk art skills to work (Washington Post) - The women of Guizhou have turned their traditional batik dyeing and embroidery techniques into a source of income.
- Tell a good story (Washington Post) - Tongliao is not only known for its many Mongolian beauties, it is also home to a 700-year-old art of storytelling.
- Running wild (Washington Post) - The rare milu deer are growing in number, but a battle for space may threaten the future of this fascinating animal.
- View from the very top (Washington Post) - As a crane operator, Wei Gensheng has taken advantage of being at the highest point of construction sites to capture the beauty of Shanghai.
- Big photographer zooms in on the small details (Washington Post) - Michael Yamashita is among the remaining photo journalists from the era when photographers commanded big budgets for ambitious projects.
- Xi calls for early signing of China-Gulf FTA (Washington Post) - President Xi Jinping called for the early signing of a free trade agreement on Friday between China and the Gulf Cooperation Council.
- Li delivers economic reform vow (Washington Post) - Premier Li Keqiang pledged on Friday that China will launch concrete policies and obtain tangible results in economic reform this year.
- S. China Sea rules no threat to peace, experts say (Washington Post) - China's amendments to fishing rules aim to enhance management of its administrative waters in S. China Sea, and will not hamper freedom of navigation.
- Beijing sets sights on park venues in corruption drive (Washington Post) - Private clubs and high-end entertainment venues in Beijing's public parks have become the latest target of the nation's clean-governance campaign.
Đặng Huy Văn - Giửa Hoàng Sa Xa Xôi!
Đặng Huy Văn: Có lẽ Hải Chiến Hoàng Sa, 19/1/1974, là trận Bạch Đằng Giang đầu tiên trong thế kỷ 20 của người Việt Nam chống lại quân cộng sản Trung Hoa xâm lược. Và vì vậy có thể nói, 74 người lính VNCH đã hi sinh trong trận Hải Chiến đó chính là những người “Anh Hùng Bạch Đằng Giang” bất tử trong lịch sử chống giặc xâm lăng Phương Bắc của dân tộc Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm ngày Hải Chiến Hoàng Sa, tôi xin được thắp một nén hương lòng trước tượng đài tâm linh các Anh Hùng Hải Chiến và thành kính nghiêng mình tưởng niệm trước vong linh của các anh bằng một bài viết mộc mạc.
GIỮA HOÀNG SA XA XÔI!
(Kính viếng hương hồn các anh hùng
Hải Chiến Hoàng Sa, 19/1/1974)
Tết Giáp Ngọ đến rồi
Các anh ơi thương lắm!
Xác chìm cùng tàu đắm
Giữa Hoàng Sa xa xôi!
Chẵn bốn chục năm trời
Nay vẫn chưa tìm được
Xác các anh đáy nước
Vì giặc chiếm đảo rồi!
Nơi quê nhà cô, bác
Ba, má các anh sao?
Vợ, con nay tan tác
Đang phiêu dạt nơi nào?
Phu nhân Nguỵ Văn Thà
Cùng vợ anh Thành Trí
Vẫn kiên gan bền bỉ
Giữa quê nghèo xót xa!
Trung cộng nay kéo qua
Cả Biển Đông xâm phạm
Ngư dân bức xúc lắm
Vì Tàu cấm biển ta!
Giá còn Nguỵ Văn Thà
Sẽ xả thân quyết chiến
Để ngư dân bám biển
Đánh cá ngoài khơi xa!
Ôi nếu còn Thành Trí!
Bắt Chiêu Thống thời nay
Cùng tập đoàn bán nước
Đền tội giữa ban ngày!
Để nhân dân giành lại
Cả đất nước hôm nay
Mục Nam Quan, Bản Giốc
Hoàng-Trường Sa về tay!
Để quê hương thoát khỏi
Lũ đầu trâu cướp ngày
Không còn dân khiếu kiện
Vì bị xử oan sai!
Không còn bầy tham nhũng
Hút máu mũ dân cày
Tham ngai vàng quyền lực
Bán nước, làm tay sai
Để dân được tự do
Lựa chọn người lãnh đạo
Không như thời bát nháo
Theo cơ chế xin cho!
Không như thời cái gì
Cũng sang Bắc Kinh hỏi
Bởi “thánh hiền” Hà Nội
Chỉ “hò đứng, đập đi”!
Bốn mươi năm qua khi
Giữa Hoàng Sa quần đảo
Lịch sử còn tươi máu
Của cha anh mình ghi
Nay người ta cố xoá
Hết công sức máu xương
Của các anh để lại
Giữa Hoàng Sa đau thương
Cho thắm tình đồng chí
Tươi “mười sáu chữ vàng”
Núi liền sông “hữu nghị”
Với giặc Tàu xâm lăng!
Ngày mai dân nước Việt
Xin thắp một nén nhang
Để cúi đầu tưởng niệm
“Anh hùng Bạch Đằng Giang”!
Hà Nội, 18/1/2014
Ts. Đặng Huy Văn
Việt Nam : Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa bị hủy vào giờ chót
Lễ thắp nến tri ân các 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến
đấu với quân Trung Quốc xâm lược và hy sinh vì Tổ quốc trong trận hải
chiến Hoàng Sa năm 1974, lần đầu tiên sau 40 năm được tổ chức vào hôm
nay 18/01/2014 tại Đà Nẵng, đã bị hủy vào phút chót với lý do « chuẩn bị
chưa được chu đáo ».
Theo dự kiến, buổi lễ thắp nến tri ân « Hướng về Hoàng Sa » và chương
trình ca nhạc « Hướng về biển đảo quê hương" diễn ra tối nay tại Công
viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên sự kiện lớn chưa từng có từ
40 năm qua đã bị hủy bỏ vào giờ chót.
Một số người được RFI Việt ngữ liên lạc nói rằng cho đến 20 giờ tối hôm
qua, giờ Việt Nam, họ vẫn chưa được biết tin này. Trang web của huyện
đảo Hoàng Sa hôm nay đăng thư cáo lỗi của Chủ tịch huyện Đặng Văn Ngữ,
cho biết do « công tác chuẩn bị chưa được chu đáo », hai chương trình
trên « không thể diễn ra theo kế hoạch ». Tuy nhiên ngay từ tối qua trên
mạng xã hội, có những người được mời tham dự đã cho biết Đà Nẵng phải
hủy do lệnh trên. Có thông tin là báo chí trong nước được Ban tuyên huấn
trung ương chỉ thị ngưng đưa tin về Hoàng Sa.
Nhà báo Lê Đức Dục đã viết một bài thơ được lan truyền trên Facebook, xin trích :
« Xin tưởng niệm một chương trình tưởng niệm
Những ngọn nến sẽ tắt, không phải vì gió biển
Luồng hơi lạnh từ phương Bắc tràn đến
…Những ngọn nến dù sẽ tắt trên bãi biển
Nhưng làm sao thổi tắt
Ánh nến trong tim
“Ngày mai về lại Hoàng Sa”
Dù những ngọn nến đã bị thổi tắt không thương xót!
Anh và tôi và chúng ta vẫn cứ thắp lên
Một ngọn đèn vĩnh cửu trong tim
Nhắc Hoàng Sa xương thịt Tổ quốc mình
Còn đau trong tay giặc! »
Trả lời RFI Việt ngữ lúc tham dự buổi lễ tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn
Văn Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh, cầu nguyện cho những người con của cả
hai miền đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, nhà nghiên cứu
Đinh Kim Phúc cho biết cảm tưởng :
Chuyên gia Đinh Kim Phúc : Một điều đáng buồn mà tôi vừa được biết, là
lễ thắp nến tri ân tất cả các đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ
biển đảo của Tổ quốc đã bị hủy bỏ ở Đà Nẵng. Đây là một điều rất đáng
tiếc, và là niềm đau buồn. Khẩu hiệu « Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt
Nam » mà từ lâu tất cả những công dân Việt đều phải nhắc tới đã bị xúc
phạm. Và tôi cũng không biết vì lý do gì mà buổi lễ tri ân ở Đà Nẵng lại
bị hủy bỏ.
Riêng Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình từ lúc 16 giờ chiều nay đã làm
một thánh lễ để tri ân tất cả đồng bào chiến sĩ của Quân đội Việt Nam
Cộng Hòa, cũng như của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì sự
nghiệp biển đảo của chúng ta. Một buổi thánh lễ, một buổi tưởng niệm mặc
dù không to tát, dù không tập trung đông người, nhưng nói lên tình cảm
của mỗi người công dân Việt Nam hiện nay - trước hiện tình đất nước,
trước một phần mảnh đất của Tổ quốc đã bị bọn Trung Quốc xâm lược. Và
cho đến hôm nay, âm mưu xâm lược của bọn chúng cũng không hề được từ bỏ.
RFI : Đã bốn mươi năm qua rồi, nếu không liên tục lên tiếng thì coi như từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa phải không ạ ?
Không, chưa bao giờ chính phủ Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam tuyên
bố từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã
từ lâu, bằng cách này hoặc cách khác, chính quyền và nhân dân Việt Nam
vẫn cương quyết nêu cao khẩu hiệu « Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam
».
Ngày hôm nay không lấy được thì hôm sau. Thế hệ này không lấy được thì
thế hệ mai sau, vì đó là một phần máu thịt của Tổ quốc. Không bao giờ
được từ bỏ, để cho những phần đất thiêng liêng bị rơi vào tay bọn xâm
lược phương Bắc !
RFI : Đặc biệt hình như lần đầu tiên báo chí Việt Nam nhắc đến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hoàng Sa ?
Theo tôi thì lịch sử rất công bằng. Từ xưa tới giờ tôi đâu có nghe ai
nói là phong Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… là anh
hùng dân tộc đâu. Tất cả những ai đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đã hy
sinh cho mảnh đất hình chữ S này, thì lịch sử và nhân dân muôn đời phải
ghi công. Và những công trạng đó không có thế hệ nào được quên đi.
Không cần những buổi lễ hoàng tráng, cũng không cần những khẩu hiệu. Chỉ
cần tấm lòng của mỗi người dân hướng về các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ
Tổ quốc, thì đó là điều rất đáng trân trọng.
RFI : Chính dịp kỷ niệm 40 năm này là cơ hội để tiến hành nhiều hoạt
động, không chỉ nhằm tái khẳng định chủ quyền mà còn có thể giáo dục
tinh thần yêu nước nơi lớp trẻ sinh ra sau khi Hoàng Sa đã mất vào tay
quân xâm lược ?
Chúng tôi thấy rằng, thứ nhất về mặt phổ biến những tài liệu khoa học để
chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, cũng như tố cáo kế hoạch xâm lược về phương Nam của Trung Quốc, đã
từ lâu trên báo chí Việt Nam, trong các hội thảo quốc tế cũng như quốc
nội đã trình bày rất rõ.
Và trong thời gian gần đây, trong dịp tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc
dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, báo chí Việt Nam đã có
nhiều bài trên tất cả các lãnh vực. Về cuộc hải chiến Hoàng Sa rồi về âm
mưu của Trung Quốc, về sự quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước của đồng
bào chiến sĩ cả nước.
Điều đó đã tạo ra dư luận rất tốt, để cho mọi người biết rõ tình hình
đất nước hiện nay, cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ biết được những âm
mưu thủ đoạn của bá quyền Trung Quốc. Để mà giữ vững, nuôi dưỡng ý chí
giành lại những phần đất thiêng liêng của đất nước đã rơi vào tay bọn
xâm lược Trung Quốc.
RFI : Và một điểm mới nữa là có đề nghị đưa trận hải chiến Hoàng Sa vào sách giáo khoa ?
Theo tôi thì sách giáo khoa chỉ là một loại tư liệu phản ánh một thời kỳ
lịch sử. Có lẽ là trước đây do những điều kiện quốc tế cũng như trong
nước chưa đầy đủ để mà thể hiện bối cảnh lịch sử, những biến cố lịch sử
để đưa vào giáo dục thế hệ trẻ. Thì tôi nghĩ ngày hôm nay, với đề nghị
của Hội Sử học Việt Nam, cũng như nguyện vọng của đại đa số quần chúng
nhân dân, sự kiện Hoàng Sa cũng như việc tháng 3/1988 Trung Quốc cưỡng
chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ được chính
thức ghi vào sách giáo khoa, để giáo dục cho lớp trẻ.
RFI : Một điều đáng ngạc nhiên nữa cho đến hôm nay là đài truyền hình
Đồng Nai chiếu lại cuốn phim Hải chiến Hoàng Sa, và sáng kiến của Quỹ
Nghiên cứu Biển Đông cùng nhóm Biển Đông tại Pháp viết thư gởi Liên Hiệp
Quốc cũng được một số tờ báo trong nước hỗ trợ ?
Tôi nghĩ chúng ta đừng nên phân biệt người trong nước hay ngoài nước, tư
liệu của phía này hay phía kia. Tất cả những tài liệu, tất cả những
hành động góp phần bảo vệ quê hương đất nước đều phải được trân trọng.
RFI : RFI Việt ngữ xin rẩt cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét