Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

tin ngày 21/2/2013

  • Nước Pháp : mục tiêu chính của Hồi Giáo cực đoan (RFI) - Sau sự kiện 11/9/2001, người ta cứ nghĩ rằng Mỹ luôn là mục tiêu chính của các lực lượng Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng, thời thế đổi thay, đến hiện tại, nước Pháp dường như đã bị đẩy vào vị trí nhạy cảm này. Đó cũng là nhận định của báo chí Pháp, trong đó có tờ báo cánh hữu Le Figaro với bài viết đề tựa : «Pháp, mục tiêu chính của bọn Hồi Giáo cực đoan ».
  • Lễ hội đầu xuân ở Việt nam đang mất đi ý nghĩa đích thực (RFI) - Sau Tết Nguyên đán, một mùa lễ hội đang mở ra khắp nơi tại Việt Nam. Cũng như nhiều năm gần đây, không ít người có tâm huyết với văn hóa truyền thống ở Việt Nam không khỏi băn khoăn lo lắng về tình trạng biến tướng, thương mại hóa xô bồ trong các họat động lễ hội, vốn được coi là nơi hội tụ sức sống của văn hóa của dân tộc Việt Nam.
  • Thủ tướng Tunisia từ chức (RFI) - Vào hôm qua, 19/02/2013, Thủ tướng Tunisia Hamadi Jebali thông báo là ông đã đệ đơn từ chức lên tổng thống Moncef Marzouki. Nguyên do khiến ông quyết định từ nhiệm là việc ông đã không thành lập được một chính phủ kỹ trị, do lập trường sự chống đối của đảng Hồi giáo Ennahda của chính ông.
  • Hy Lạp lại bị tê liệt do tổng đình công (RFI) - Hôm nay, 20/02/2013, rất nhiều sinh hoạt trên đất nước Hy Lạp lại bị đình trệ, với cuộc tổng đình công đầu tiên trong năm 2013, để phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh kinh tế u ám. Người dân nước này rất bất bình trước tình trạng suy thoái kinh tế, triễn vọng tăng trưởng bị hạ thấp… trong lúc sức mua của người dân tuột dốc.
  • Vụ tai tiếng thịt ngựa giả thịt bò lan sang Hồng Kông (RFI) - Vụ tai tiếng gọi nôm na là ‘treo thịt ngựa, bán thịt bò’ không còn bó hẹp ở Châu Âu, mà có thể nói là đã lan đến Hồng Kông với món ăn lasagne nhãn hiệu Findus nhập khẩu bị rút khỏi các quầy hàng. Chính quyền Hồng Kông vào hôm nay 20/02/2013 đã cho biết là trong tuần qua, họ đã ra lệnh cho một dây chuyền siêu thị hàng đầu tại chỗ, là phải thu hồi mặt hàng lasagne do Findus sản xuất và từ Anh Quốc xuất qua Hồng Kông.
  • Đài Loan có kế hoạch rút quân khỏi hai hòn đảo nhỏ sát Trung Quốc (RFI) - Đây là hai hòn đảo mang tên Đại Đảm (Tatan) và Nhị Đảm (Ertan), thuộc nhóm đảo Kim Môn (Kinmen) do Đài Loan kiểm soát, nằm ở ngoài khơi phía đông nam thành phố Hạ Môn của Trung Quốc. Số lượng khoảng 120 binh lính Đài Loan đồn trú trên hai đảo này sẽ được rút đi, để biến chiến trường cũ giữa Đài Loan và Trung Quốc này thành một điểm thu hút khách du lịch.
  • Thêm tình tiết trong vụ Pistorius bị cáo buộc giết người tình (RFI) - Cãi nhau dữ dội, có tiếng la hét, nhiều tiếng súng nổ, đó là những chi tiết đủ để Viện công tố Nam Phi trong phiên đối chất hôm nay 20/2/2013, bác bỏ lời khai của Oscar Pistorius cho rằng cô bạn gái của anh là Reeva Steenkamp bị chết hôm 14/02 là do tai nạn. Điều này có nghĩa Pistorius bị cáo buộc đã cố ý giết người.
  • Chính phủ Bulgari từ chức do áp lực đường phố (RFI) - Hôm nay, 20/02/2013, thủ tướng Bulgari Boiko Borissov đã đệ đơn từ chức lên Quốc hội sau 10 ngày biểu tình rầm rộ trên toàn quốc chống kế hoạch khắc khổ và nạn nghèo khó. Việc chính phủ từ chức mở đường cho bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào mùa xuân tới.
  • Thâm hụt thương mại của Nhật đạt mức kỷ lục trong tháng Giêng (RFI) - Thâm hụt thương mại của Nhật đã không còn là chuyện bất ngờ nữa, tuy nhiên trong tháng Giêng này khoảng cách giữa xuất nhập khẩu của đất nước này tiếp tục giảm xuống mức kỷ lục mới. Nguyên nhân được cho là do Nhật Bản thiếu điện sau vụ tai nạn Fukushima, căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc và châu Âu thì đang lâm vào khủng hoảng.
  • Manila sẽ tiếp tục vụ kiện "đường lưỡi bò" dù Bắc Kinh không đồng ý (RFI) - Hôm nay, 20/02/2013, một cố vấn của tổng thống Aquino, ông Rene Almendras tuyên bố là Philippines "hành động đúng" khi kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế về bản đồ "đường lưỡi bò" áp đặt chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Ông Almendras tuyên bố như trên sau khi hôm qua Bắc Kinh đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Manila đưa tranh chấp này ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc.
  • Bảy người Pháp bị một nhóm khủng bố vũ trang bắt cóc tại Cameroon (RFI) - Hôm qua, 19/2/2013, 7 người Pháp trong đó có 4 trẻ em đã bị bắt cóc tại vùng cực bắc Cameroon. Các con tin có thể đã bị một nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram bắt và được đưa sang Nigeria. Theo Paris, có khả năng đây là hành động trả đũa của các nhóm thánh chiến Hồi giáo sau cuộc can thiệp quân sự của Pháp vào Mali. Các kiều dân Pháp đựoc kêu gọi rời khỏi miền bắc Cameroon.
  • Nguy cơ phổ biến hạt nhân từ Bắc Triều Tiên (RFI) - Mặc dù các chuyên gia có nhận định khác nhau về tầm mức của nguy cơ hạt nhân Bắc Triều Tiên sau vụ thử nghiệm thứ ba thành công ngày 12/02/2013 vừa qua, nhưng tất cả đều đồng ý với nhau về nguy cơ phổ biến hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
  • Trung Quốc bác bỏ cáo buộc về tin tặc (VOA) - Bắc Kinh kịch liệt phủ nhận phúc trình tố cáo quân đội Trung Quốc thực hiện một 'chiến dịch trường kỳ' nhắm vào các mục tiêu chính phủ và doanh nghiệp Mỹ
  • Thủ tướng Bulgaria từ chức (VOA) - Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov vừa loan báo quyết định từ chức, sau nhiều ngày dân chúng biểu tình để phản đối giá điện ở mức cao
  • Thủ tướng Tunisia từ chức (VOA) - Thủ tướng của Tunisia được phe Hồi giáo hậu thuẫn đã từ chức sau khi không thành lập được một tân chính phủ để ứng phó với vụ ám sát lãnh tụ đối lập Belaid
  • Apple bị tin tặc tấn công (VOA) - Apple trở thành đại công ty Mỹ mới nhất bị tin tặc tấn công, giữa lúc một tổ chức an ninh mạng tố cáo chính phủ Trung Quốc dính líu trực tiếp tới các vụ tấn công mạng
  • TQ lên án báo cáo của Mỹ về tin tặc (BBC) - Trung Quốc bác bỏ báo cáo của hãng an ninh mạng tại Hoa Kỳ liên kết các vụ tấn công vào mục tiêu tại Mỹ được thực hiện tại Thượng Hải.
  • Oscar Pistorius 'bắn bạn gái ba lần' (BBC) - Tòa Pretoria nghe trình bày của bên công tố, rằng ngôi sao điền kinh Nam Phi Oscar Pistorius đã bắn bạn gái ba lần ở trong phòng tắm.
  • Tàu Miến Điện chìm ngoài khơi Sri Lanka (BBC) - 32 người Miến Điện được cứu từ chiếc tàu đắm ngoài khơi phía đông Sri Lanka, trong khi có tin 98 người khác thiệt mạng và bị vứt xuống biển.
  • Thay đổi nhân sự mới (BBC) - Bộ Chính trị phân công ông Trần Thọ phụ trách thành ủy Đà Nẵng thay cho ông Nguyễn Bá Thanh, người nay làm Trưởng ban Nội chính.
  • Ông Lý Quang Diệu cảnh báo về TQ (BBC) - Cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu cảnh báo về vai trò đang lên của Trung Quốc, nhưng nhắc nhở nước này tránh sai lầm đối đầu.
  • Khi TQ coi dầu Biển Đông là tài sản quốc gia (BaoMoi) - Trong lúc báo chí phương Tây bận rộn với các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên cũng như hành xử của Bắc Kinh với Nhật Bản xung quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thì những vấn đề hàng hải khác cũng đang được đẩy lên cao ở phía nam, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
  • Philippines đang đi đúng hướng trong vụ kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO)- Philippines hôm nay khẳng định đang “đi đúng hướng” trong nỗ lực tìm kiếm một phán quyết từ LHQ nhằm đánh vào những tuyên bố của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, sau khi phía Trung Quốc từ chối theo kiện.
  • Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện ’đường lưỡi bò’ (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ chính thức từ chối tham gia vụ kiện của Philippines, Triều Tiên dọa đánh Hàn Quốc "sụp đổ hoàn toàn" tại Hội nghị LHQ, quân đội TQ bắt tạm giam phóng viên BBC vì chụp trộm ổ hacker... là tin tức thời sự chính ngày 20/2.
  • Xuân reo đầu sóng (Bài 1) (BaoMoi) - QĐND - Đưa hàng, tặng quà Tết đến với cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa mỗi dịp năm mới đã trở thành công việc thường lệ. Nhưng những công việc năm nào cũng diễn ra ấy luôn mang lại nhiều cảm xúc. Mà cảm xúc thì luôn tươi mới, như chính mùa xuân năm nào cũng đến và như chính những chiến sĩ trẻ căng tràn nhựa sống ở tuổi thanh xuân đang tiếp bước cha anh giữ gìn vùng phên giậu trên Biển Đông Tổ quốc…
  • Việt kiều sưu tập bản đồ cổ về Hoàng Sa – Trường Sa (BaoMoi) - Việc Trần Đình Thắng, một người Việt Nam sinh sống tại Mỹ đã sưu tập hàng trăm chứng cứ chứng minh sự phi pháp trong các lập luận của đường lưỡi bò của Trung Quốc đã được ban biên tập tờ báo chính trị - xã hội Christian Science Monitor đăng tải với sự ngưỡng mộ và thậm chí lo lắng cho anh
  • Biển Đông dậy sóng vì cuộc chiến pháp lý (BaoMoi) - Chính phủ Trung Quốc hôm qua (19/2) đã chính thức bác bỏ động thái của Philippines trong việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa hai nước ra giải quyết tại tòa án quốc tế, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
  • Âm mưu “quả cầu lưỡi bò” của Trung Quốc thất bại (BaoMoi) - Chính phủ Philippines mới đã lên tiếng khen ngợi nhà bán lẻ sách và văn phòng phẩm lớn nhất nước này vì đã “thể hiện lòng yêu nước” thông qua việc thu hồi toàn bộ những quả cầu giáo dục được sản xuất tại Trung Quốc ra khỏi các kệ bán hàng của công ty.
  • Philippines 'đi đúng hướng' trong vụ kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Philippines ngày 20/2 cho biết nước này đang “đi đúng hướng” trong nỗ lực tìm kiếm một phán quyết từ tòa án trọng tài Liên hợp quốc, nhằm bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, sau khi chính phủ Trung Quốc từ chối theo kiện.
  • Trung Quốc bác bỏ việc đưa tranh chấp đảo ra LHQ (BaoMoi) - (CAO) Trung Quốc (TQ) hôm thứ Ba đã tuyên bố từ chối đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền biển Đông ra trước LHQ. Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, cũng nói ông Mã Khắc Khanh, đại sứ TQ ở Philippines đã thông báo chính thức trong cuộc gặp với quan chức ngoại giao về điều này.
  • Ngăn chặn đèn lồng in chữ Tam Sa: Không thể coi là chuyện nhỏ (BaoMoi) - Liên quan đến việc nhiều người dân ở các địa phương thuộc Hải Dương, Hải Phòng, đặc biệt là ở thị xã Chí Linh (Hải Dương) vô tình mua và treo đèn lồng Trung Quốc có chữ Tam Sa, Nam Sa trong dịp Tết Quý Tỵ khiến nhiều người giật mình về những nguy cơ, thậm chí là dã tâm... tiềm ẩn đằng sau sự hào nhoáng của những món hàng ngoại rẻ tiền.
  • Trung Quốc cố gắng hoàn thiện 'thủ tục pháp lý' độc chiếm Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tuy chỉ là “rắn”, nhưng những ngày đầu năm tết Nguyên đán Quý Tỵ, Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn dậy sóng bởi sự “vẫy vùng” của nó, và tình hình tại thực địa đang khiến dư luận trong và ngoài khu vực quan ngại bởi các nguyên nhân khác nhau. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang cố gắng hoàn thiện “thủ tục pháp lý” để độc chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • TQ bác bỏ đề xuất Senkaku là di sản thế giới (BaoMoi) - TPO- Hãng tin CNTV hôm 19-2 đưa tin, Trung Quốc khẳng định Nhật Bản không có quyền gửi đơn yêu cầu đưa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO.
    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bản tin tiếng Anh


  • Gansu gets bigger role on cultural map (Washington Post) - China is to create its first "Inheritance and Innovation Zone of Chinese Civilization" in Gansu province, which could be heritage blueprint for other financially stretched provinces.
  • China develops stronger links with eastern European nations (Washington Post) - As countries in western Europe continue to struggle against a tide of debt and stalled economic growth, countries in the east of the continent have been receiving record amounts of Chinese investment over the past year.
  • Nuke test 'fails to dent' trade ties (Washington Post) - Last week's nuclear test by the DPRK has had little effect on its trade with China, but the two new DPRK economic zones may suffer, analysts warned.
  • Fog disrupts travelers' return (Washington Post) - Smog blanketed Beijing and parts ofnorthern China on Sunday, disrupting many passengers' plans of returning to work after the Spring Festival holiday.
  • Spring Festival tourism revenue up 15.4 pct (Washington Post) - Tourism revenue in China rose 15.4 percent year on year during the week-long Spring Festival holiday, the National Tourism Administration said Saturday.
  • Super foods: facts & fiction (Washington Post) - Man has been looking for the elixir of eternal life for ages. The search is still on, and we now eat with more awareness than ever before.
  • Village of ringmasters (Washington Post) - It is an unusual hamlet, where almost every house has a couple of tigers and lions in the backyard.
  • Candlelight prayer for peace (Washington Post) - Candles are placed in the shape of various auspicious Chinese characters and figures to wish and supplicate for peace and health.
  • School uniforms recalled in cancer scare (Washington Post) - Thousands of children have been told not to wear their school uniform when the new term starts in Shanghai after samples tested by the city were found to contain carcinogenic chemicals.
  • Slacklife in Beijing (Washington Post) - In China, Zhang Liang is on the frontline of the increasingly popular daredevil activity of slacklining and is known as China's "No 1 Slackliner".
  • Chinese faces bloom in fashion (Washington Post) - Five years ago, New York Fashion Week catwalks were devoid of Chinese models. Now, some of the biggest names in the business are Chinese.
  • Manly matters (Washington Post) - Young people are much more freethinking and straightforward nowadays. When male bonding turns suspiciously intimate, people turn on the spigot of gossip.
  • Top Chinese legislator visits Macao (Washington Post) - Top legislator Wu Bangguo arrived in Macao on Wednesday for a three-day visit to mark the 20th anniversary of the promulgation of the Macao Basic Law.
  • China's fleet to join exercise in Pakistan (Washington Post) - The 14th Chinese naval squad heading for Somali waters will take part in a multi-national exercise in Pakistan in March, military sources said Sunday.
  • Management handover of Gwadar port begins (Washington Post) - An agreement was signed in Islamabad on Monday to hand over management of the strategic Gwadar port to a Chinese company, according to Pakistani media.
  • Recruiters return to job fairs (Washington Post) - As the Chinese New Year holidays draw to a close, job seekers and recruiters in the labor-intensive regions returned to job fairs.
  • 5 buried in SW China landslide (Washington Post) - Initial investigation has found that five people, including two children, were buried after a landslide hit Southwest China's Guizhou province on Monday.

Cuộc chiến 1979 đã xóa địa danh lịch sử Pắc Bó ?

Pac bo tuccanhPacbo 
Tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân đánh VN, gọi là cuộc chiến « phản công tự vệ ». Trong vòng vài ngày, quân TQ đã đánh chiếm và phá thành bình địa các tỉnh dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… Một trong những mũi tiến công của quân đội TQ vào chiếm Cao Bằng là đạo binh thiết giáp tiến vào cửa ngỏ cột mốc 108, đi qua Pác Bó, Trường Hà để tiến vào Cao Bằng. Từ thời Pháp thuộc, khu vực này có nhiều đường mòn nối từ phía TQ qua các bản làng bên VN. Theo các dữ kiện từ phía TQ, đạo quân thiết giáp đi vào ngả mốc 108 đã gặp rất nhiều khó khăn vì các đường mòn đã bị bỏ hoang từ lâu. Việc chiếm Cao Bằng do đó chậm trễ so với dự liệu. Theo các tài liệu của TQ về cuộc chiến biên giới 1979, mục tiêu của quân TQ đánh VN là « dạy cho VN bài học ». Vì thế cuộc chiến trước hết là giết chóc và « phá hoại ».
Các di tích lịch sử của CSVN như hang Pắc Bó (gồm có bảo tàng viện Hồ Chí Minh cùng các di tích thiên nhiên như núi Các Mác, suối Lê Nin…), nằm trên đường từ cột mốc 108 đến xã Trường Hà, tức nằm trên đường tiến quân của quân đội TQ.
Hang Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Bản Bó Bẩm, cũng như các bản (làng) Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Lìn và Nà Lẹn là các bản (làng) thuộc xã Trường Hà có giáp ranh biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trên bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương 1948, địa danh Pắc Bó (ghi trên bản đồ là Pac Bo) ở về phía đông bắc xã Trường Hà (ghi là Trung Ha). Khoảng cách tương đối Pắc Bó cách đều cột mốc 108 và Trường Hà, khoảng 1 hay 2 km.
Hang Pắc Bó là một địa danh lịch sử của những người cộng sản Việt Nam, từng là nơi trú ẩn của ông Hồ Chí Minh, lúc từ Quảng Tây (Trung Quốc) trở về VN lần đầu, năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại. Nơi đây cũng là bản doanh đầu tiên của các lãnh tụ đảng CSVN trên đất VN. Người ta gọi địa danh này là « thánh địa » của những người CSVN.

Pac bo SGI 1948
Hình : một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948. Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108 …
Theo nhà báo Trần Đông Đức đã viết ở đây : http://www.rfavietnam.com/node/951 , thì hang Pắc Bó cùng quần thể di tích lịch sử này đã thuộc về lãnh thổ TQ.
Thực hư việc này ra sao ?
Một số chi tiết về các cột mốc biên giới được cắm theo công ước Pháp Thanh 1885-1897, dẫn từ bài trên :
Cột mốc 108 :

Pac bo cotmoc108

Trong hình ở trên, các ghi chú đọc được : bên phải ghi « Trung Quốc Quảng Tây Giới ». Ở giữa ghi « Frontière Sino-annamite ». Bên trái, có dòng chữ khắc lên 德 業卡 (Ðức Nghiệp Kha hay Ca). Số « N° 108 » là viết thêm vào mới đây bằng sơn trắng. Đối chiếu hình chụp hai trang biên bản (tiếng Pháp và tiếng Hán) :

Pac bo bien ban chu Han

Hình : Biên bản tiếng Hán.

Pac bo bien ban chu Phap

Hình : Biên bản tiếng Pháp.

Ta thấy德 業卡 Ðức Nghiệp Kha là tên của cột mốc số 107. Như vậy số « N° 108 » mới viết có thể không đúng.
Trong khi đó hình của cột mốc « gọi là » 107 :

Pac bo cotmoc107

Thì tên cột mốc khắc trên bia (do mù mờ, có thể) là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn). Đối chiếu với biên bản, tên này tương ứng cột mốc số 108.
Số 107 thấy trên bia, cũng như số 108 ở hình trên, có thể mới khắc vào sau này.
Vì thế có điều không rõ rệt ở hai cột mốc 107 và 108. Việc này có thể do bị chuyển dịch, dời đổi các cột mốc. Sự việc mài xóa số nguyên thủy và viết lại số mới (như trường hợp mốc 53 tại thác Bản Giốc), có thể do những người dời cột mốc viết lại cho phù hợp vị trí.
Tên và vị trí của hai cột mốc 107 và 108 được mô tả bằng tiếng Pháp như sau :
Borne n° 107, Ta-Nia, Sur le chemin de Linh-Wan (Chine) à Khen-Tac (Tonkin).
Borne n° 108, Lin-Tiao, Sur le chemin venant de Co-Ma (Chine) l’endroit où ce chemin venant du N tourne à l’O. pour suivre la frontière
Đối chiếu với văn bản tiếng Hán, tên cột mốc 107 là 德 業卡 (Ðức Nghiệp Kha hay Ca), được cắm ở vị trí « trên đường từ Linh-Wan (Trung Quốc) đến Khen-Tac (VN).
Tên cột mốc 108 là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn), được cắm trên đường đến từ Co-Ma (TQ), tại điểm mà đường này đến từ phía bắc chuyển sang phía tây, rồi đi theo đường biên giới.
Về quần thể Pắc Bó hiện nay, theo các hình ảnh lấy trên Google Earth của các bạn Photos by 214615, Photos by Hung.TD, Photos by Vu Son… gởi lên, ta thấy rõ ràng là mới xây lại.

Pac bo tuccanhPacbo

Pac bo Suoi Lenin

Pac bo ban da Bac Ho

Bục đá bợ tấm bia, bờ suối Lê Nin, bàn đá… không còn nguyên nét thiên nhiên mà có bàn tay con người thay đổi.
Về « bàn đá của bác Hồ », có lẽ không ai dùng tảng đá giữa suối để « chông chênh viết sử đảng ». Hợp lý thì ở trong hang Pắc Bó, hoặc ở trên bờ suối, chứ không ở giữa suối như trong hình.
Con suối Lê Nin thì rõ ràng không còn (hay không phải) là suối thiên nhiên. Bờ suối có dấu mới đẻo, có thể nhằm vào việc khai mươn, dẫn nước vào, tạo thành con suối. Con suối do đó có thể là suối nhân tạo.
Cảnh trí ở Pắc Bó với suối Lê Nin và núi Các Mác hoàn toàn đánh mất tính lịch sử do việc tạo dựng lại. Lịch sử chú trọng ở « sự thật ». Nó cũng mất hoàn toàn mỹ tính của thiên nhiên, là điểm quan trọng để thẩm định giá trị thực sự một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa.
Thực ra, di tích Pắc Bó với núi Các Mác và suối Lê Nin là một vết tích xấu hổ cho lịch sử của dân tộc VN. Vì đất đai, sơn thủy của tổ tiên lại bị đặt những cái tên người nước ngoài, những tên đồ tể nhân loại, đã bị thế giới lên án. Xét sâu xa, các nhân vật Các Mác, Lê Nin, (kể cả ông Hồ) đều đã không đem lại điều gì tốt đẹp cho đất nước và dân tộc VN, ngoài chiến tranh và sự nghèo đói. Sự việc quân TQ xóa bỏ di tích này cũng là một điều tốt cho dân VN, nếu nó không được xây dựng lại (một cách dối trá và vụng về).
Nhưng lịch sử luôn được viết bởi phía chiến thắng. Bi hài là chỗ đó.
Trương Nhân Tuấn
(Blog Trương Nhân Tuấn)

Manila sẽ tiếp tục vụ kiện "đường lưỡi bò" dù Bắc Kinh không đồng ý

Ông Rene Almendras, cố vấn của tổng thống Philippines (DR)
Ông Rene Almendras, cố vấn của tổng thống Philippines (DR)

Hôm nay, 20/02/2013, một cố vấn của tổng thống Aquino, ông Rene Almendras tuyên bố là Philippines "hành động đúng" khi kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế về bản đồ "đường lưỡi bò" áp đặt chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Ông Almendras tuyên bố như trên sau khi hôm qua Bắc Kinh đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Manila đưa tranh chấp này ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc.

Theo lời cố vấn của tổng thống Aquino, chính phủ Manila đã dự trù là Bắc Kinh sẽ bác bỏ yêu cầu của Philippines, nhưng ông nhấn mạnh là Manila sẽ tiếp tục vụ kiện cho dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.

Vào tháng trước, Philippines thông báo đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả hai nước đều ký kết. Manila muốn tòa án Liên Hiệp Quốc tuyên bố bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc là « phi pháp ».

Nhưng Trung Quốc cho tới nay vẫn khẳng định chủ quyền « không thể tranh cãi » trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả những vùng nằm sát bờ biển của Philipines, cũng như của Việt Nam.

Hôm qua, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Philippines đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng hai nước nên thương lượng song phương về vấn đề này.

Chiếu theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tòa án trọng tài có thể phân xử cho dù Trung Quốc không chịu tham gia. Bắc Kinh chắc chắn là sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào của tòa án. Nhưng nếu Liên Hiệp Quốc ra phán quyết cho rằng bản đồ « đường lưỡi bò » là phi pháp, thì đây sẽ là một vố đau về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc.

Thanh Phương (RFI)

Lao động quốc doanh 'dở sống dở chết'


Tàu Vinasun của tập đoàn Vinashin bị bỏ mặc ngoài biển, không đủ nhiên liệu để trở về nước và thủy thủ không được trả lương

Các công nhân làm việc cho những doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ đang rơi vào cảnh lao đao vì phải làm không công nhiều tháng trời.

Tờ Financial Times trong bài đăng ngày 20/2 gọi những người này là 'xác sống' (zombies), để nói lên cảnh "sống dở, chết dở" của những người như vậy.

Lao động không công

Bài viết của Financial Times dẫn trường hợp của anh Vũ, một công nhân 26 tuổi làm việc cho một nhà máy thép do Nhà nước quản lý.

Mặc dù vợ sắp sinh, nhưng Vũ đang rất lo lắng vì không đủ điều kiện để lo cho đứa con đầu lòng. Đã sáu tháng qua, anh này phải làm việc không lương.

"Nếu như nghỉ việc, tôi sẽ mất 6 tháng lương họ còn nợ, và trở thành thất nghiệp," Vũ nói với Financial Times.

Một trường hợp khác của chị Bùi Thị Hoa, một thư ký 32 tuổi làm việc cho công ty con của tập đoàn đóng tàu Vinashin đặt tại Hải Phòng, thì đang phải tính tới chuyện chuyển sang nghề giúp việc vì ba tháng qua không nhận được lương, còn ba tháng trước đó chỉ được nhận nửa lương.

Hai người nói trên nằm trong số 10 ngàn lao động khác phải chịu hoàn cảnh tương tự tại những doanh nghiệp Nhà nước đang ngập trong nợ.

"Những người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ không đủ khả năng trả lương cho họ," bài viết nhận xét.

"Không dám liều lĩnh trước một thị trường lao động mong manh, họ cảm thấy đang bị mắc kẹt."

Ngập nợ


"Những người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ không đủ khả năng trả lương cho họ"
Financial Times

Theo số liệu từ chính phủ Việt Nam, hiện nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước đã lên đến hơn 60 tỷ đôla, bằng một nửa Tổng sản phẩm quốc nội năm 2012.

Điều nguy hiểm hơn ở đây, đó là nhiều công ty có nợ cao gấp nhiều lần vốn sở hữu, khiến nguy cơ nợ xấu tiềm tàng ở khu vực quốc doanh vẫn rất cao.

Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2011 cho thấy có tới 30 doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ nợ gấp ba lần vốn chủ sở hữu lớn hơn gấp ba lần.

Ngoài ra, có ít nhất tám tập đoàn kinh tế tổng công ty nhà nước tỷ lệ nợ phải trả/vốn sở hữu gấp 10 lần, 10 doanh nghiệp gấp 5-10 lần và 12 doanh nghiệp gấp 3-5 lần.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Một với BBC, tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nói: "Rõ ràng là tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục xấu đi chứ không được cải thiện".

"Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước tăng rất thấp so với năm 2011 (chỉ tăng 1%, năm 2011 tăng 9% so với năm 2010), nếu trừ đi chỉ số lạm phát thì tăng trưởng âm".

Ông cho rằng tình hình tài chính của không ít tập đoàn, tổng công ty "rất mất an toàn, trong đó có một số tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ".

Vì sao thất nghiệp thấp?


Tổng cục thống kê nhận xét tỷ lệ thất nghiệp thấp một phần do nhiều lao động phải chấp nhận làm việc phi chính thức, với thu nhập bấp bênh.

Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, ở mức 1.37 triệu người, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam là không cao.

Tuy nhiên, lý do cho tỷ lệ thất nghiệp thấp tại Việt Nam là do "trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển", bản báo cáo việc làm năm 2012 của cơ quan này viết.

"Điều này khiến người lao động không chịu được cảnh thất nghiệp lâu dài và phải chấp nhận làm công việc nào đó, thường là phi chính thức với mức thu nhập thấp, bếp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình."

Một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong Hội nghị "Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ" hồi tháng 12 năm ngoái cho rằng thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam tăng trong những năm qua là do tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao.

Trong giai đoạn 2000 - 2007, mức tăng giá đồng nội tệ chỉ đóng góp 10% vào tăng thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên trong năm 2007 - 2011, mức này đã là 50%.

(BBC)

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc về tin tặc

Lính Trung Quốc canh gác trước trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải. Báo cáo của Mandiant phát hiện một đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc đứng sau một nhóm đã thực hiện hàng loạt các vụ tấn công nhắm vào nhiều mục tiêu ở Mỹ từ năm 2006

Trung Quốc kịch liệt phủ nhận một bản phúc trình của một cơ quan an ninh mạng có trụ sở ở Hoa Kỳ tố cáo quân đội Bắc Kinh thực hiện một “chiến dịch lâu dài và mở rộng” nhắm vào các mục tiêu chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.

Bộ Quốc phòng Bắc Kinh hôm thứ tư đã công bố một thông cáo nói rằng quân đội Trung Quốc chưa hề hỗ trợ cho các vụ tấn công tin tặc. Bộ nói bản phúc trình hôm thứ ba của công ty Mandiant “không dựa trên các sự kiện” và “thiếu bằng chứng kỹ thuật.”

Mandiant nói cuộc điều tra của công ty phát hiện rằng một đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân, là Ðơn vị 61398, đứng sau một nhóm đã thực hiện gần 150 vụ tấn công đánh vào nhiều mục tiêu phần lớn là của Hoa Kỳ từ năm 2006.

Chúng ta biết các tay tin tặc đánh cắp lai lịch của mọi người và thâm nhập email tư nhân. Chúng tôi biết các quốc gia và công ty nước ngoài đánh cắp các bí mật của các đại công ty. Nay kẻ thù của chúng ta cũng đang mưu tìm khả năng phá hoại mạng lưới điện, các cơ chế tài chính, và các hệ thống kiểm soát không lưu của chúng ta...
Tổng thống Obama.

Tòa Bạch Ốc không trực tiếp bình luận về bản phúc trình, nhưng hứa sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các mạng lưới Hoa Kỳ trước các hành động tội phạm trên mạng, và cho biết đã nêu vấn đề với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận đứng sau các vụ tấn công. Hôm thứ ba, bộ ngoại giao nói Bắc Kinh là nạn nhân, chứ không phải là thủ phạm các vụ tấn công vào máy điện toán, và nói rằng hành động đó vi phạm luật lệ của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc: Phúc trình của Mandiant có khuyết điểm

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lập lại lời khẳng định hôm thứ tư nói rằng các dữ liệu của họ cho thấy một con số “đáng kể” các vụ tấn công tin tặc nhắm vào họ phát xuất từ Hoa Kỳ.

Bộ cũng nêu thắc mắc về phương pháp của Mandiant sử dụng các địa chỉ IP, tức là những mã số lai lịch điện toán, để truy ra hàng chục vụ tấn công có cơ sở từ Trung Quốc phát xuất từ một khu vực gần một toà nhà của Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Thượng Hải. Bộ lập luận rằng các mã số có thể được chuyển dịch để có vẻ như xuất phát từ một địa điểm khác.

Lâu nay Trung Quốc vẫn bị coi là nguồn gốc của nhiều vụ tấn công tin tặc trên thế giới, và nhiều người nghi là có can dự của chính phủ và quân đội Trung Quốc. Nhưng hầu hết các nhà khoa học điện toán và các chính phủ nước ngoài đã tự chế không đưa ra các cáo buộc trực tiếp chống lại Bắc Kinh, vì khó mà xác định được các vụ tấn công cụ thể khó.

Nhiều bằng chứng cho thấy sự can dự của Bắc Kinh

Ông Richard Bejtlich, Trưởng toán an ninh của Mandiant nói mục tiêu của tin tặc là đánh cắp.
Ông Richard Bejtlich, Trưởng toán an ninh của Mandiant nói mục tiêu của tin tặc là đánh cắp.

​​Các tổ chức an ninh mạng như Mandiant dựa vào nhiều kỹ thuật có thể truy ra nguồn gốc của nhu liệu xấu phát xuất từ Trung Quốc với mức độ chắc chắn hợp lý, theo ông Brad Glosserman của Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawaii.

Ông Glosserman nói: “Họ có những dấu vết đặc biệt mà chúng ta có thể xác định và nói ra ai đã viết nhu liệu tương tự. Ðó là điểm thứ nhất. Ðiểm thứ nhì, chúng tôi nhìn vào loại thông tin bị đánh cắp. Một  số người nào đó muốn có một số loại thông tin nào đó. Và, trong khi chúng ta không thể chắc là đây là điểm đến cuối cùng, khi các địa chỉ IP luôn luôn được sử dụng, chúng ta có một kết luận khá vững vàng đó là nơi xuất phát các vụ tấn công.”

Ðứng trước bằng chứng công khai ngày càng nhiều rằng mình có can dự hay không có biện pháp ngăn chặn các vụ tấn công tin tặc, chính phủ đã đáp lại bằng cách khẳng định rằng họ không thể kiểm soát tất cả mọi thứ xảy ra trong biên cương của họ. Nhưng Bắc Kinh có rất nhiều lý do để nhận là họ không thể làm gì về vấn đề tin tặc, theo nhận định của Gabe Collins thuộc tập đoàn phân tích China SignPost.

Ông Collins nói: “Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với họ. Ngay cả nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, trên thực tế có thể có hàng tỷ đôla tiết kiệm được cho các phòng thí nghiệm khác nhau và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể gặt hái thành quả của hình thức gián điệp công nghiệp này.”

Ông Collins nêu ra rằng các công ty do nhà nước kiểm soát của Bắc Kinh sẽ hưởng lợi từ các vụ tấn công mới đây, đánh cắp được thông tin về các công ty dầu khí của Hoa Kỳ, về Bộ Quốc phòng và thậm chí thông tin về máy bay hiện đại nhất của nước Mỹ, là Chiến đấu cơ F-35.

Vấn đề nghiêm trọng; đe dọa đến bang giao?

Mặc dầu Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục nêu vấn đề và cam kết hợp tác về an ninh mạng tại các phiên đối thoại thường kỳ, vấn đề vẫn dường như ngày càng tệ hơn, và một số người cho rằng nó có thể đe dọa đến bang giao Trung - Mỹ.

Triển vọng bị chính phủ Trung Quốc bị tấn công tin tặc là điều mà các công ty Hoa Kỳ sẽ đưa ra cứu xét khi cân nhắc các hoạt động ở Trung Quốc, theo nhận định của ông Patrick Chovanec, một giáo sư tại trường Ðại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.

Ông Chovanec nói: “Một mặt các công ty đó phải chịu các luật lệ của chính phủTrung Quốc, mặt khác họ có thể chính là mục tiêu tấn công của các thành phần khác trong chính phủ Trung Quốc.”

Tổng thống Obama cần có lập trường cứng rắn hơn?

Chính quyền Obama đang cứu xét có lập trường kiên quyết hơn đối với các tay tin tặc Trung Quốc, theo các bản tin của giới truyền thông Hoa  Kỳ, đã trích thuật lời các giới chức chính phủ nói rằng các biện pháp chế tài thương mại hay các khoản phạt vạ có thể đánh vào những người bị xét là can tội tin tặc.

Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang mới đây, Tổng thống Barack Obama đã không đề cập đích danh Trung Quốc, nhưng nói rằng nước Mỹ phải đối phó với “mối đe dọa tăng nhanh của các vụ tấn công tin tặc” từ nước ngoài.

Tổng thống nói: “Chúng ta biết các tay tin tặc đánh cắp lai lịch của mọi người và thâm nhập email tư nhân. Chúng tôi biết các quốc gia và công ty nước ngoài đánh cắp các bí mật của các đại công ty. Nay kẻ thù của chúng ta cũng đang mưu tìm khả năng phá hoại mạng lưới điện của chúng ta, các cơ chế tài chính của chúng ta, và các hệ thống kiểm soát không lưu của chúng ta. Chúng ta không thể nhìn lại nhiều năm trước đây và tự hỏi tại sao chúng ta lại không có biện pháp gì trước các mối đe dọa thực sự đối với an ninh và kinh tế của chúng ta.”
VOA
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét