19/3 xử Blogger – Nhà văn Phạm Viết Đào: liệu có “được” mức án thấp nhất như Trương Duy Nhất?
Blogger – Nhà báo Trương Duy Nhất vừa nhận mức án 2 năm, thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm của Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Dù sự tệ hại của hệ thống tư pháp nhà nước CSVN có được thể hiện tới đâu qua phiên xử, thì cũng cần bàn tới những khía cạnh khác xung quanh mức án, được cho là nhẹ hơn dư luận hình dung khi TDN mới bị bắt.
Cùng lúc nhận nhiều sức ép không nhỏ, thứ “án bỏ túi” này chắc cũng phải được cân nhắc kỹ. Các sức ép đó là:
- Dư luận phản đối trong, ngoài nước.
- Lại đang lúc cần tranh thủ dư luận sau khi vào Hội đồng nhân quyền và đang đàm phán gia nhập TPP.
- Nội bộ không hẳn thống nhất bắt và bỏ tù TDN. Có thể khi bị bắt, TDN bị cho là người “của” phe nào đó, như Nguyễn Bá Thanh chẳng hạn. Hoặc khi bắt, người ta muốn lần tới thông tin mà TDN có được, hòng giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Nhưng xem ra thông tin họ muốn đã không có, còn vấn đề “phe phái”, thì Nguyễn Bá Thanh hiện đang ở thế thuận lợi, tòa lại diễn ra tại Đà Nẵng, “hậu cứ” của ông ta.
Cho nên, mức án với TDN trong phiên sơ thẩm thậm chí có thể còn mới là sự khởi đầu, để giữ “thể diện” cho nhà cầm quyền, để rồi ở phiên phúc thẩm, nếu những sức ép nói trên vẫn tiếp tục, án sẽ còn nhẹ hơn, “treo” hoặc bằng đúng thời gian giam giữ chẳng hạn.
Dù sự tệ hại của hệ thống tư pháp nhà nước CSVN có được thể hiện tới đâu qua phiên xử, thì cũng cần bàn tới những khía cạnh khác xung quanh mức án, được cho là nhẹ hơn dư luận hình dung khi TDN mới bị bắt.
Cùng lúc nhận nhiều sức ép không nhỏ, thứ “án bỏ túi” này chắc cũng phải được cân nhắc kỹ. Các sức ép đó là:
- Dư luận phản đối trong, ngoài nước.
- Lại đang lúc cần tranh thủ dư luận sau khi vào Hội đồng nhân quyền và đang đàm phán gia nhập TPP.
- Nội bộ không hẳn thống nhất bắt và bỏ tù TDN. Có thể khi bị bắt, TDN bị cho là người “của” phe nào đó, như Nguyễn Bá Thanh chẳng hạn. Hoặc khi bắt, người ta muốn lần tới thông tin mà TDN có được, hòng giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Nhưng xem ra thông tin họ muốn đã không có, còn vấn đề “phe phái”, thì Nguyễn Bá Thanh hiện đang ở thế thuận lợi, tòa lại diễn ra tại Đà Nẵng, “hậu cứ” của ông ta.
Cho nên, mức án với TDN trong phiên sơ thẩm thậm chí có thể còn mới là sự khởi đầu, để giữ “thể diện” cho nhà cầm quyền, để rồi ở phiên phúc thẩm, nếu những sức ép nói trên vẫn tiếp tục, án sẽ còn nhẹ hơn, “treo” hoặc bằng đúng thời gian giam giữ chẳng hạn.
Nhà văn Phạm Viết Đào |
Với Blogger – Nhà văn Phạm Viết Đào, được biết phiên xử sơ thẩm sẽ được
Tòa án Hà Nội mở vào ngày 19/3/2014. Cùng một tội danh, nằm trong Điều
258 như với TDN, nhưng do cơ quan điều tra chưa công bố kết luận điều
tra, nên tạm đánh giá trường hợp ông PVĐ có điểm giống và một số thuận
lợi, khó khăn khác với TDN như sau:
- Có vẻ như PVĐ cũng bị cho là từng nắm được thông tin hậu trường, liên quan cuộc đấu đá nội bộ. Nếu moi ra được tình tiết này, ông sẽ bị bất lợi.
Tuy nhiên, khả năng này ít, phần vì ở thời điểm này, vấn đề thông tin hậu trường liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm PVĐ và TDN bị bắt nữa.
- Yếu tố Trung Quốc, là điểm khác với TDN. Dư luận cho là PVĐ đã có một số bài viết, thông tin đưa ra “động chạm” mạnh tới TQ quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
- Không phải là người quảng giao, gây chú ý và được trợ giúp nhiều từ người thân, bạn bè như TDN, nhưng PVĐ lại là người ít nhiều có được cảm tình hơn với cơ quan pháp luật khi ông từng là một cán bộ Thanh tra văn hóa, lại thêm ông đang là hội viên Hội Nhà văn VN. Thái độ PVĐ trong quá trình bị bắt, thẩm vấn có thể cũng “ôn hòa” hơn TDN.
- Được xử sau TDN, tức là đã có “tiền lệ”, có nhiều dư luận phản đối; lại xử ở Thủ đô, nơi được quan tâm hơn.
- Thời điểm bắt ông gần với chuyến thăm TQ của CTN Trương Tấn Sang, nên nó có thể có “ẩn ý” của bên này hoặc bên kia. Sau đó ít ngày, khi ông CTN còn ở TQ, lại có thêm thông tin được tung ra rất có dụng ý, rằng có người trong đoàn gọi điện về là thấy danh sách sẽ bắt thêm 20 blogger nữa.
Còn thời điểm này, giới lãnh đạo HN – những người có ảnh hưởng ít nhiều tới Tòa Hà Nội – lại có vẻ như đang muốn giảm bớt ác cảm, đánh giá xấu về thái độ hèn hạ với TQ. Hai cuộc “tập trung đông người”, tuần hành kỷ niệm những cuộc chiến chống TQ gần đây không bị đàn áp là một tín hiệu cho thấy điều này.
Nếu như không có thêm phát hiện nào mới liên quan “tội trạng” trong quá trình thẩm vấn, thì khả năng PVĐ bị án nặng hơn TDN là khó xảy ra.
(Chép Sử Việt)
- Có vẻ như PVĐ cũng bị cho là từng nắm được thông tin hậu trường, liên quan cuộc đấu đá nội bộ. Nếu moi ra được tình tiết này, ông sẽ bị bất lợi.
Tuy nhiên, khả năng này ít, phần vì ở thời điểm này, vấn đề thông tin hậu trường liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm PVĐ và TDN bị bắt nữa.
- Yếu tố Trung Quốc, là điểm khác với TDN. Dư luận cho là PVĐ đã có một số bài viết, thông tin đưa ra “động chạm” mạnh tới TQ quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
- Không phải là người quảng giao, gây chú ý và được trợ giúp nhiều từ người thân, bạn bè như TDN, nhưng PVĐ lại là người ít nhiều có được cảm tình hơn với cơ quan pháp luật khi ông từng là một cán bộ Thanh tra văn hóa, lại thêm ông đang là hội viên Hội Nhà văn VN. Thái độ PVĐ trong quá trình bị bắt, thẩm vấn có thể cũng “ôn hòa” hơn TDN.
- Được xử sau TDN, tức là đã có “tiền lệ”, có nhiều dư luận phản đối; lại xử ở Thủ đô, nơi được quan tâm hơn.
- Thời điểm bắt ông gần với chuyến thăm TQ của CTN Trương Tấn Sang, nên nó có thể có “ẩn ý” của bên này hoặc bên kia. Sau đó ít ngày, khi ông CTN còn ở TQ, lại có thêm thông tin được tung ra rất có dụng ý, rằng có người trong đoàn gọi điện về là thấy danh sách sẽ bắt thêm 20 blogger nữa.
Còn thời điểm này, giới lãnh đạo HN – những người có ảnh hưởng ít nhiều tới Tòa Hà Nội – lại có vẻ như đang muốn giảm bớt ác cảm, đánh giá xấu về thái độ hèn hạ với TQ. Hai cuộc “tập trung đông người”, tuần hành kỷ niệm những cuộc chiến chống TQ gần đây không bị đàn áp là một tín hiệu cho thấy điều này.
Nếu như không có thêm phát hiện nào mới liên quan “tội trạng” trong quá trình thẩm vấn, thì khả năng PVĐ bị án nặng hơn TDN là khó xảy ra.
(Chép Sử Việt)
Ukraine – VN: 7 điểm giống và khác
Nguyễn Hùng – BBC Tiếng Việt
Hơn một trăm người chết trong các cuộc đụng độ ở Kiev
Những diễn biến khó lường ở Ukraine trong hơn hai tuần qua thu hút sự chú ý của nhiều người Việt Nam.Số người vào trang chính của BBC Tiếng Việt trong những ngày gần đây tăng hơn 40% trong khi có những tin đăng trên Bấm Facebook tới được hơn nửa triệu người.
Một số nhà bình luận đã nhìn nước cựu thành viên của Liên bang Xô Viết này như tấm gương để Việt Nam soi vào.
Mặc dù có một số điểm tương đồng, Hà Nội và Kiev hiển nhiên cũng có nhiều khác biệt.
1. Vị trí của Đảng Cộng sản
Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất và thống lĩnh trong chính trường. Tại Ukraine, Đảng Cộng sản, một trong số hơn 20 đảng phái trong chính trường hiện nay, từng bị cấm hoạt động trong hai năm ngay sau khi Ukraine độc lập khỏi Liên Xô hồi năm 1991.Dù được sự ủng hộ khi mới được hoạt động trở lại số ghế trong Quốc hội của họ đã giảm từ 120 trên tổng số 450 ghế hồi năm 1998 xuống còn hơn 30 ghế như hiện nay.
Trong những ngày bất ổn mới đây tại Kiev, trụ sở của đảng này đã bị tấn công khiến các đảng cộng sản ở cả Bấm Nga và Bấm Hoa Kỳ đều lên tiếng. Đảng Cộng sản Hoa Kỳ thậm chí còn lo ngại chính quyền mới sẽ lại cấm Đảng Cộng sản Ukraine hoạt động.
2. Uy tín của lãnh đạo
Trong 23 năm độc lập khỏi Liên Xô, Ukraine đã trải qua năm đời tổng thống kể cả Tổng thống tạm quyền Oleksandr Valentynovych Turchynov hiện nay.Duy nhất ông Leoni Kuchma nắm quyền qua hai nhiệm kỳ cho dù vào cuối nhiệm kỳ thứ hai chỉ số tín nhiệm của ông trong dân chúng chỉ còn chưa tới 10% một phần do nghi ngờ ông chỉ đạo vụ bắt cóc và sát hại nhà báo có tiếng Georgiy Gongadze hồi năm 2000.
Ông Yanukovych đã phải bỏ của chạy lấy người
Uy tín của cả ông Yushchenko và người kế nhiệm Yanukovych đều bị hoen ố khiến ông Yushchenko thất cử hồi năm 2010 còn ông Yanukovych phải bỏ trốn sau khi một cuộc cách mạng khác, lần này khiến hơn 100 người thiệt mạng, nổ ra ở Kiev, tròn 10 năm sau Cách mạng Cam.
3. Tham nhũng
Trong bảng xếp hạng của Bấm Minh bạch Quốc tế trong năm 2013, Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước được thăm dò so với hạng thứ 38 của Ba Lan, nước láng giềng giàu có hơn dù được coi là có gần như cùng xuất phát điểm hồi đầu những năm 1990.“Kể từ khi trở thành quốc gia độc lập 23 năm trước, Ukraine đã bị cướp bóc bởi hệ thống chính quyền ở mọi cấp và những người xung quanh họ. … Đó là chính sách cướp bóc đất nước và trong mấy năm qua đã chuyển thành tống tiền có hệ thống và thành định chế nhắm vào [mọi tầng lớp] xã hội xuống tận dưới đáy sau khi trên đỉnh không còn gì nhiều nhặn để trộm.”
Tiến sỹ Tatiana Zaharchenko
“Kể từ khi trở thành quốc gia độc lập 23 năm trước, Ukraine đã bị cướp bóc bởi hệ thống chính quyền ở mọi cấp và những người xung quanh họ. … Đó là chính sách cướp bóc đất nước và trong mấy năm qua đã chuyển thành tống tiền có hệ thống và thành định chế nhắm vào [mọi tầng lớp] xã hội xuống tận dưới đáy sau khi trên đỉnh không còn gì nhiều nhặn để trộm.”
Bà nói dưới thời ông Yanukovych, bà được biết trong một cơ quan bộ mỗi nhân viên buộc phải trích ra một phần lương để góp lại gửi lên biếu cấp trên.
Bà cũng nói phương Tây đã sai lầm khi thúc đẩy Ukraine cải cách kinh tế và tư nhân hóa trong khi các cải cách thể chế và chính quyền chưa được thực hiện khiến tài sản qua tư nhân hóa chui vào túi những người ở gần quyền lực.
4. Căn cứ của Nga
Hải cảng Cam Ranh của Việt Nam từng là căn cứ quân sự của Nga phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương theo thỏa thuận 25 năm ký hồi năm 1979. Đáng ra tới năm 2004, năm ở Ukraine diễn ra Cách mạng Cam, Nga mới phải rút đi hoặc gia hạn thỏa thuận nhưng Điện Kremlin đã rút đi sớm hơn hai năm vào năm 2002.
Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042
5. Quan hệ với Nga
Quan hệ của Ukraine với Nga cũng bị nhiều người chỉ trích như quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.Tổng thống Vladimir Putin bị chỉ trích đã bán khí đốt cho Ukraine với giá đắt hơn giá dành cho các nước khác ở châu Âu và bà Yulia Timoshenko, người giờ đã được trả tự do, bị bỏ tù chủ yếu vì đã “lạm quyền” khi lệnh cho công ty Naftogaz của Ukraine ký hợp đồng với Gazprom của Nga với giá bất lợi cho Ukraine.
Gazprom nói Ukraine còn đang nợ công ty này 900 triệu đô la.
Ông Putin cũng bị cáo buộc cài điệp viên vào nhiều cơ quan của Ukraine và muốn chi phối chính sách ngoại giao của Ukraine qua việc gia hạn căn cứ quân sự ở Sevastopol tới 25 năm và dùng khí đốt như vũ khí trong quan hệ.
Quan hệ Việt-Nga đang ngày càng chặt chẽ
Tiếng Nga, một thời là ngoại ngữ thịnh hành ở Việt Nam, cũng đang có sự phục hồi nhờ quan hệ ấm nóng hơn.
6. Quan điểm chính thống.
Chính quyền lâm thời hiện nay ở Ukraine nói rõ họ muốn ngả vào vòng tay của Hoa Kỳ và EU bất chấp đe dọa trả đũa của Nga.“Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới.”
Người phát ngôn Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao
Về phía Việt Nam, một bộ phận truyền thông có vẻ ủng hộ hành động của Nga ở Crimea và gọi vùng này là “nước Cộng hòa tự trị Crimea” như trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam được trang web của Bấm Đảng Cộng sản dẫn lại.
Về mặt chính thức, Việt Nam đưa ra tuyên bố ngoại giao qua người phát ngôn Bấm Lê Hải Bình: “Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới.”
Ông Bình cũng được dẫn lời đề nghị Ukraine bảo vệ tính mạng và tài sản cho khoảng 10.000 người Việt đang ở Ukraine.
7. Kịch bản Ukraine có thể xảy ra ở Việt Nam?
Điều khác biệt lớn giữa Ukraine và Việt Nam là 23 năm trải nghiệm đa đảng và sự dung thứ đối lập và quan điểm đối lập ở các mức độ khác nhau trong hơn hai thập niên qua.Cuộc Cách mạng Cam không đổ máu hồi năm 2004 diễn ra chỉ 13 năm sau khi độc lập khỏi Liên Xô và người ta đã từng hy vọng sẽ lại có cuộc cách mạng không đổ máu khác trong tháng Hai vừa qua.
Cũng có những cáo buộc rằng các thành phần cực hữu bài ngoại và bài Do Thái trong số những người biểu tình đã cố tình gây bạo lực và góp phần vào tình trạng bạo lực mất kiểm soát hồi đầu năm nay.
Hàng vạn người Ukraine đã xuống đường phản đối chế độ
Người biểu tình bám trụ và giáng trả bạo lực của cảnh sát ở Kiev
Với dân số khoảng 45 triệu, giảm từ gần 52 triệu hồi năm 1991 và hiện bằng khoảng một nửa dân số Việt Nam, Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của Bấm Ngân hàng Thế giới là hơn 3.800 đô la Mỹ so với gần 1.800 của người Việt Nam. Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới do Minh bạch Quốc tế đưa ra năm 2013 cho dù Hà Nội kém Kiev gần 30 bậc trong bảng xếp hạng.
“Các cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo cũng giống như những chiếc xe hơi xuống dốc không phanh – người ta không bao giờ có thể chắc chắn cú trượt dốc sẽ dừng ở đâu và liệu chiếc xe có còn an toàn sau cú đâm lao.”
Giáo sư David Marples
Và bạo lực không phải khi nào cũng giúp các chính trị gia tại vị dù nhờ nó mà họ có thể lên cầm quyền.
Còn câu hỏi mà một số nhà bình luận đặt ra về chuyện liệu điều tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam hay không là câu hỏi trị giá triệu đô.
Điều có thể khẳng định là cũng giống như ở Ukraine, nếu cách mạng ở Việt Nam xảy ra, nó có nhiều khả năng sẽ là cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo.
Và như vậy tình huống xảy ra sẽ giống như nhà nghiên cứu Ukraine có tiếng, Giáo sư Bấm David Marples nhận định từ vài tuần trước khi chính quyền Yanukovych sụp đổ:
“Các cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo cũng giống như những chiếc xe hơi xuống dốc không phanh – người ta không bao giờ có thể chắc chắn cú trượt dốc sẽ dừng ở đâu và liệu chiếc xe có còn an toàn sau cú đâm lao.”
Căn bệnh hình thức trong giáo dục bao giờ được đẩy lùi!
Nghề nào cũng vậy! Bao giờ cũng có những “niềm vui – nỗi buồn”, “đến rồi
đi”, “hội ngộ - chia ly” như dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Họ
“đến” với nghề bằng niềm đam mê, nhiệt huyết và cả lòng yêu nghề; hay
đơn thuần chỉ là cái duyên với nghề mà thôi. Nhưng rồi cũng lặng lẽ cất
bước “ra đi” vì những trớ trêu của “nghiệp” mà họ đã trót trao thân gửi
phận.
Ngày đó, tôi mới ra trường và tập tành đứng lớp trong sự ngượng nghịu
của một người thầy mới vào nghề. Ngày đó, đồng lương của một người giáo
viên hợp đồng ở một trường tư khá là “bọt bèo”. Cứ đến cuối tháng, tôi
lại ngửa tay chìa vào lòng mẹ để xin vài đồng đổ xăng đến trường.
Nhiều lúc nghe anh chị em, bạn bè và bà con chòm xóm cứ hay đàm tiếu
chuyện đi dạy của tôi với ba mẹ. Kèm theo đó là những câu chuyện buồn,
những trớ trêu hiện hữu của nghề đi dạy vẫn luôn ám ảnh. Nhiều lúc cũng
nản và cũng muốn từ bỏ cái nghề cao quý này.
Quãng thời gian đứng bảng để “truyền lửa” cho học sinh, tôi đã gặp nhiều
câu chuyện “khó xử” về “phương pháp sư phạm” thời hiện đại. Dần dần,
bằng sự nhiệt huyết, yêu nghề cùng lòng tin với nhà trường, tôi liên
tiếp được tín nhiệm cử đi học nâng cao trình độ. Tôi cứ nghĩ sẽ cố theo
đuổi cái nghiệp “gieo con chữ”. Nhưng rồi,… cho đến một ngày, tôi nhận
ra…
Tôi còn nhớ rất rõ cái lần đầu tiên được nhà trường cử đi tập huấn hai
ngày dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT tầm cấp tỉnh.
Sau khóa tập huấn, vinh dự đâu không thấy mà chỉ biết lắc đầu, thở ngắn
than dài.
Theo lịch, buổi tập huấn sẽ chính thức bắt đầu đúng vào lúc 7 giờ 30
sáng, kết thúc 11 giờ trưa; còn buổi chiều từ 13 giờ 30 – 17 giờ. Tôi
luôn coi đây là niềm hạnh phúc của bản thân vì dễ gì có một giáo viên
trẻ, mới vào trường lại được đề đạt đi tập huấn lớp chuyên môn lớn như
thế này.
Quãng đường từ nhà đến địa điểm tập huấn xa gần 25 cây số nên tôi phải
thức dậy từ rất sớm, chạy xe mà lòng cứ nơm nớp lo sợ sẽ bị trễ giờ.
Nhưng chẳng may, trên đường đi, xe máy bị chết máy làm tôi đến trễ 15
phút so với quy định.
Lạ kỳ thay! Khi tôi đến, trên khắp dãy hành lang của địa điểm tập huấn
vẫn có từng tốp thầy cô giáo ngồi đó mong ngóng. Nhiều thầy cô cứ mãi
than phiền về thời gian. Đồng hồ nhích dần dần qua con số 8 nhưng người
quản lí lớp tập huấn vẫn chưa đến.
Chầu chực mãi, cuối cùng cũng đến hơn 8 giờ 30, lớp tập huấn mới bắt đầu
đi vào ổn định và khai mạc. Các vị lãnh đạo Sở lên báo cáo, nói toàn
những chuyện bên lề, không đi thẳng vào nội dung lớp tập huấn. Tầm 10
giờ, một vị báo cáo viên đứng lên bục để nói chuyện và trao đổi chuyên
môn. Vị này bắt đầu phân nhóm, chia cụm và ra chủ đề để chiều thảo luận.
Tiếp đó, được phát một tập tài liệu coi như là nội dung bài giảng lớp
tập huấn.
Cầm trên tay tập tài liệu, nhiều giáo viên có thâm niên trong nghề “thở
phào” rồi buột miệng nói: “Nội dung này đã được Sở triển khai cách đây 2
năm rồi! Giờ còn tập huấn gì nữa? Chán cho mấy ông Sở này quá”. Giải
thích về vấn đề này, vị báo cáo viên phân trần: “Đáng lí ra là Sở nên
ghi rõ trong công văn gửi về là cử những giáo viên trẻ đi tập huấn,
những thầy cô giáo nào đã đi tập huấn rồi thì đợt này miễn đi”.
Buổi sáng kết thúc khi chuông đồng hồ điểm 10 giờ 30. Trong suốt thời
gian 2 ngày diễn ra, tôi chả học được gì ngoài “mớ” kiến thúc “định vị”
sẵn khi còn học đại học. Mặc dù lớp học có điểm danh, quản lí hẳn hoi
nhưng xem ra để đối phó, chiếu lệ. Đại đa số người ngồi trong phòng đều
làm việc riêng, mặc sức làm những chuyện như chốn không người.
“Thầy” nói, “trò” ngồi ngơ ngơ ngác ngác. Mà đúng thật! Những vấn đề vị
báo cáo viên này đặt ra rất “tầm thường” và không hấp dẫn, mới lạ. Ngay
cả bản thân tôi cũng tự lấy laptop ra vào mạng để chát chít… Cứ như thế,
2 ngày trôi qua trong sự tẻ nhạt và vô vị theo lịch: bắt đầu 8 giờ, 14
giờ 30; kết thúc 10 giờ 30, 16 giờ; chưa kể chuyện ăn “xén” một buổi
chiều ngày thứ 2.
Nhiều giáo viên phàn nàn: “Đã có tài liệu thì phát luôn về mỗi trường tự
nghiên cứu cho khỏe, khỏi phải tổ chức lớp học, vừa tốn thời giờ giáo
viên, vừa tiêu tốn tiền của Nhà nước một cách vô bổ”.
Riêng bản thân tôi, thật tình thì ngồi hai ngày nhưng chả tiếp thu được
gì về chuyên môn. Dù xin mở ngoặc là giáo viên THPT thì chắc chắn tôi
không phải là người thiểu năng về trí tuệ đến nỗi không “nhồi nhét”
được.
Một nam giáo viên năm nay chừng 35 tuổi bước ra về mỉm cười với tôi và
cười gượng nói rằng: “Đó chỉ là bắt đầu thôi em à. Ngành giáo dục mình
còn nhiều và nhiều kiểu hội họp, tập huấn như thế này nữa. Rồi dần em sẽ
quen thôi”.
Không biết bao giờ cái căn bệnh hình thức trong giáo dục sẽ được đẩy
lùi. Chỉ biết giờ nó đã bén rễ, ăn sâu đến nỗi “thâm căn cố đế” và đang
len lỏi vào ngành giáo dục như là một “trào lưu”. Và dĩ nhiên, người
giáo viên nào cũng biết, cũng hiểu và thừa biết về nó nhưng không sao có
thể nhổ được tận gốc, bởi rễ nó đã ăn quá sâu.
Giờ nghĩ lại chuyện đó, tôi luôn xem đó là một “ký ức” xa xăm trong cuộc
đời đi dạy của mình. Lòng nhiệt huyết, tình yêu nơi trường lớp và cả
niềm đam mê con chữ dường như bị hụt hẫng...
Tôi thật sự cảm thấy thất vọng như thể đạo đức nhà giáo đang bị xúc
phạm, bị tổn thương, bị đối xử “rẻ mạt”, khác với nghề dạy học là nghề
luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh như tôi thường hằng tưởng. Và tôi
đã từng rơi vào tâm trạng như thế…
Kể lại câu chuyện, tôi luôn trăn trở: chừng ấy năm qua rồi mà bệnh thành
tích, căn bệnh dối trá, căn bệnh hình thức, căn bệnh ăn bớt trong giáo
dục vẫn còn đó...
Thật mỉa mai, ngẫm lại mình tôi thấy cũng vậy thôi. Đã biết bao lần tự
nhủ với lòng mình phải “chiến đấu”, nhưng vẫn không đủ can đảm đương đầu
trước những sự thật trêu ngươi...
Dương Văn
(Một thế giới)
Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang
Boxitvn
Ngô Thị Hồng Lâm
Thưa ông,
Vào ngày 29/5/2013, Công an Môi trường thuộc Công an
Hải Dương bắt giữ xe bạch tuộc 2 tấn của dân (xuất phát từ Sài Gòn) đi
từ Nội Bài về Hải Dương với lý do “không có giấy kiểm dịch”, trong khi
luật quy định: “không cần giấy kiểm dịch nếu hàng đi từ vùng không có
dịch”. Thời điểm đó Sài Gòn không hề có dịch.
Việc bắt giữ tùy tiện này đã cho thấy là sai với luật hiện hành và đã làm lô hàng nói trên bị hư hỏng do không được bảo quản.
Bức xúc với sự sách nhiễu của thuộc cấp của ông,
người dân kéo nhau đi kiện đòi bồi thường số hàng. Mặc dù ông ở mãi trên
cao, nhưng ông đã sát sao dùng “đèn Trời” soi xét và nghiêm khắc trừng
trị chúng, quy trách nhiệm buộc chúng phải đền dân 650 triệu, không phải
để dân đi lại nhiều lần. Việc kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người dân của vị Bộ trưởng công an đã khiến nhân dân vô cùng phấn khởi
và ngợi khen ông, trong đó có tôi.
Nay lại có việc dân đen Nguyễn Văn Thạnh, quê quán
Bình Định, tạm trú tại Đà Nẵng bị 2 công an xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang
là Nguyễn Lân và Dương Ngọc Đức, “thuộc cấp” của ông hành xử như đám
“thảo khấu” đánh trọng thương trong đêm 16/2/2014 khi họ đi kiểm tra nơi
anh Thạnh tạm trú tại nhà người em trai, chỉ vì anh Thạnh đã dám chụp
hình họ.
Họ đã vi phạm trắng trợn quyền con người, quyền tự do
thân thể, quyền tự do cư trú, quyền có chỗ ở của công dân mà pháp luật
quy đinh.
Đây là sự trả thù hèn mạt của đám côn đồ khoác áo
công an nhân dân nhắm vào những công dân như anh Nguyễn Văn Thạnh nhằm
tiêu diệt lòng yêu nước, ngăn chặn các hoạt động chống lại sự xâm lăng
biển đảo của bọn giặc ngoại xâm.
Trong tình cảnh anh Nguyễn Văn Thạnh bị công an Đà
Nẵng tước đoạt quyền của một con người khiến anh ta lâm vào cảnh không
chốn nương thân, ngày 28/2/2014, anh Phan Đình Thành ở Lăng Cô – Thừa
Thiên Huế đã mời anh Thạnh về tạm trú tại nhà mình.
Sáng ngày 3/3/2014, khi anh Phan Đình Thành đến đồn
Công an thị trấn Lăng Cô để làm thủ tục tạm trú cho anh Nguyễn Văn Thạnh
thì lại tiếp tục bị Công an sách nhiễu gây khó dễ và khước từ việc đăng
ký tạm trú này với lý do “không có CMND”.
Anh Phan Đình Thành xuất trình biên bản thu giữ CMND
[có đóng dấu tròn] của công an xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng và các
giấy tờ khác như giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, bằng đại học… nhưng vẫn
bị từ chối.
Công an Lăng Cô còn đưa ra nhiều yêu cầu phi lý khác
như “phải về CA xã Hòa Phước xác nhận tạm giữ CMND” hay “phải về Bình
Định, nơi quê anh Thạnh để xác nhận không có tiền án, tiền sự”, các yêu
cầu này đều không có quy định tại Luật cư trú số 81/QH11/ngày 29/11/2006
hiện hành. Tôi được biết Luật cư trú hiện hành, tại điều 30 có quy định
“Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị
trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu,
bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở
nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý
bằng văn bản”. Quy định này có nghĩa là khi người tạm trú có CMND và
được chủ nhà đồng ý thì việc cư trú của công dân ấy không thể bị cản
trở.
Liên tục với các hành vi trái luật sách nhiễu của
thuộc cấp của ông đang đẩy anh Nguyễn Văn Thạnh một kỹ sư có bằng Đại
học, một công dân hợp pháp vào tình trạng lang thang bất hợp pháp ngay
trên quê hương đất nước mình.
“Đơn yêu cầu bảo đảm an ninh khẩn cấp” của anh Nguyễn
Văn Thạnh gửi cho ông từ ngày 28/02/2014 cũng không hề thấy hành động
hồi đáp nào!
Thưa ông Bộ trưởng Bộ Công an,
Một lần nữa tôi đề nghị ông khẩn trương cho mở cuộc
điều tra về hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm thân
thể công dân, đánh trọng thương công dân Nguyễn Văn Thạnh của 2 tên côn
đồ khoác áo Công an là Nguyễn Lân, Dương Ngọc Đức, Công an xã Hòa
Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng. Truy tố đưa chúng ra xét xử trước công luận để
không làm ô uế hình ảnh công an nhân dân trong nhân dân Việt Nam và
trong mắt bạn bè quốc tế. Hơn nữa để không mất lòng tin của nhân dân thế
giới khi Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Anh Phan Đình Thành là người có nhà đồng ý cho anh
Nguyễn Văn Thạnh tạm trú, đó là thỏa thuận dân sự hợp pháp, yêu cầu ông
can thiệp với thuộc cấp của ông thực hiện đúng luật cư trú của Quốc hội
ban hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nguyễn Văn
Thạnh trong việc tự do cư trú, để tránh xảy ra những đụng độ giữa công
an thị trấn Lăng Cô với người dân buộc phải tự vệ để bảo quyền lợi chính
đáng của mình khi bị công an vi phạm pháp luật, dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc.
Vì lợi ích của nhân dân. Rất mong được ông Bộ trưởng
công an tích cực can thiệp buộc thuộc cấp của ông chấm dứt việc chúng
đánh đập đồng bào ruột thịt của mình!
Phải dạy cho thuộc cấp của ông biết xấu hổ với tội ác đã gây ra với người dân!
Phải dạy cho thuộc cấp của ông lòng yêu nước bảo vệ đồng bào của mình đang bị bọn Trung Quốc đánh đập ngoài biển Hoàng Sa.
Xin ông nhận ở tôi lời cám ơn trước.
Sài Gòn, ngày 3/3/2014
N.T.H.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Trung Quốc: Bắn một mũi tên trúng nhiều cái đích…
Boxitvn
Trung Ngôn
Là người VN, chỉ những người bẩm sinh chẳng may vừa
mù, vừa câm lại vừa điếc mới không nhận ra rằng: TQ không bao giờ từ bỏ
mưu đồ biến VN thành “chư hầu” của “thiên triều” Đại Hán. Đúng như người
đứng đầu ĐCSVN, ông Lê Duẩn – cố TBT đảng – đã từng khẳng định: “TQ là
kẻ thù truyền kiếp của nhân dân VN”. Đây là sự khẳng định một chân lý đã
được thực tiễn chứng minh qua hàng ngàn năm lịch sử cho tới hôm nay,
tại giờ phút này. Với tôi, những ai nghĩ ngược lại dứt khoát đó là kẻ
vong quốc.
TQ đã xâm chiếm Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo
Trường Sa. Bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt chúng đã lấn chiếm nhiều vị trí
đắc địa trên biên giới phía Bắc. Chúng đang dùng nhiều phương kế để
chiếm, kiểm soát và khai thác tài nguyên Biển Đông bằng việc bịa ra và
áp đặt cái lưỡi bò phi lý! Dù chúng có lực lượng quân sự áp đảo so với
VN và các nước ĐNA nhưng chưa dễ nuốt trôi, vì phải đối phó với sự giáng
trả từ các quốc gia, trước hết là từ VN tại vùng biển thuộc chủ quyền,
trên dải đất VN chạy dài hàng ngàn cây số, một lực lượng phòng thủ tại
chỗ đáng gờm.
Có người đã lạc quan rằng (không loại trừ) biết đâu
VN sẽ có ĐBP dưới biển! Và đặc biệt là đụng đến lợi ích quốc gia của Mỹ
trên Biển Đông. Vì vậy, hiện tại song song với chiến thuật gậm nhấm, lấn
dần và gây nhiễu tại nhiều vùng biển, chúng đang xúc tiến mạnh hơn,
khẩn trương hơn bằng cách vận dụng binh pháp Tôn Tử: chiếm VN và Biển
Đông mà không cần phải tốn nhiều súng đạn. Những biểu hiện rõ ràng nhất
là chúng đã, đang và sẽ thực hiện một cách vô cùng dễ dàng, công khai,
hợp pháp như hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại trên tinh thần 16 chữ
vàng và 4 tốt mà hai bên đã cam kết, như được thuê đất dài hạn giá hời
(50 năm) tại các khu vực xung yếu về an ninh, quốc phòng trên biên giới
phía bắc, Tây Nguyên và các vùng duyên hải có cảng nước sâu ở miền
Trung.
Với các dự án đầu tư trá hình chúng đã
đặt chân vững chắc ở Tây Nguyên, vị trí xung yếu số một của VN (khai
thác bauxite); dự án cảng nước sâu Cửa Việt, Quảng Trị; dự án cảng nước
sâu Vũng Áng cùng một dự án thép lớn có diện tích trên 3.000 ha (70
năm). Hai cảng này chỉ cách căn cứ Hải quân Du Lâm (đảo Hải Nam) trên
300 km, tạo thành một tam giác lợi hại như một tử huyệt về quân sự khi
nổ ra chiến tranh. Chúng đang tìm cách mở một con đường huyết mạch kéo
từ Vũng Áng sang Lào. Theo một số tác giả các bài viết xung quanh các dự
án của TQ tại Hà Tĩnh và Quảng Trị thì đây sẽ là tử huyệt chia cắt VN
hiệu quả nhất. Một ngày mai đây TQ phát động cuộc chiến phía Bắc như
1979 thì quân chi viện phía Nam sẽ di chuyển ra theo đường nào?
TQ đưa người sang VN ngày càng nhiều bằng mọi cách:
hợp pháp, bất hợp pháp thông qua “quyền lực mềm” trong đầu tư nhiều dự
án, trúng thầu nhiều công trình, giao lưu thương mại hối hả, nhộn nhịp.
Đội quân hùng hậu hoạt động ráo riết, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực
nhằm đạt mục tiêu tối thượng là làm cho VN suy yếu, ngày càng phụ thuộc
sâu vào TQ, tạo ra vô vàn sự xáo trộn, phá vỡ mọi phong tục, tập quán
VN, Hán hóa nền văn hóa VN, làm bùng nổ các tệ nạn xã hội vốn đã phức
tạp lại càng thêm phức tạp. Hàng vạn con gái Việt bị dụ dỗ, mua chuộc để
đưa sang Tàu treo quảng cáo bán công khai ở một số đô thị như một món
hàng, cùng hàng vạn cô gái khác do nghèo đói đã trở thành vợ của lũ đàn
ông Tàu đang sống đàng hoàng, ngang nhiên bất chấp pháp luật tại VN. Thế
hệ con lai Tàu sinh ra ngày một đông. Chưa kể còn biết bao nhiêu người
Việt bị dụ dỗ, lôi kéo, bị tha hóa trở thành tay sai cho họ quay lưng
lại với Tổ quốc, nhân dân mình. Đây sẽ là đội quân dự bị thứ 5 cực kỳ
nguy hại. Cũng với cái đội quân này, những năm 1978-1979 TQ đã dựng nên
vấn đề “nạn kiều” để mượn cớ gây hấn với ta. Thời đó họ đã là dân Việt
gốc Hoa, số lượng cũng ít và phần đông đã sinh sống qua năm, bảy đời ở
VN, thế mà theo kết quả khảo sát của Tỉnh ủy và CA tỉnh Quảng Ninh, 100%
người Việt gốc Hoa đó không ủng hộ VN trong cuộc chiến tranh biên giới.
Thử hỏi với đội quân mới này đông gấp bội, 100% Tàu, lại được cài cắm
có chủ đích cho cả mục tiêu trước mắt và lâu dài trên khắp các vùng,
miền cả nước thì nguy cơ sẽ khủng khiếp đến mức nào?
Hầu hết ở các dự án TQ, thực chất họ làm gì ngoài các
hợp đồng đã ký phía VN không thể biết, đúng hơn là không có quyền được
biết. Tai nạn xảy ra ở một công trình nhiệt điện làm 2 nữ công nhân
người Việt chết cháy, cơ quan điều tra muốn vào xem xét hiện trường xảy
ra tai nạn cũng không được, bị chủ thầu TQ cấm cản, đành chịu! Họ sản
xuất ra sản phẩm như đã cam kết hay đó là hầm ngầm, công sự, kho chứa
bom, đạn, bệ phóng tên lửa, chất độc hại, hay vũ khí hóa học… là hoàn
toàn thuộc quyền của họ.
Những ai quan tâm đến đến vận mệnh đất nước đều lo
lắng trước nguy cơ đáng báo động này. Nhưng trớ trêu là tất cả những
hành vi mờ ám của người bạn láng giềng phương Bắc lại được các cấp lãnh
đạo đón nhận một cách nhiệt tình, hồ hởi, tạo mọi thuận lợi cho họ, bất
chấp sự lên tiếng cảnh báo của người dân. Thậm chí người dân còn bị ép
buộc, cưỡng chế, chịu thiệt thòi, đau khổ để phục vụ cho những mưu đồ
gian trá!
Một mũi tên được vút ra nhẹ nhàng mà trúng nhiều cái
đích sinh tử: Không còn nghi ngờ gì nữa, VN đã thật sự bị phụ thuộc TQ
về kinh tế. Tất yếu dẫn đến lệ thuộc chính trị như mọi người đều đã thấy
rõ. Thậm chí phải quên đi cả lịch sử chống Tàu của mình, phải cắn răng,
ngậm miệng, hương lạnh, khói tàn trước vong linh những người đã hy sinh
để bảo vệ độc lập của Tổ quốc. VN đã trở thành bãi rác tiếp nhận, mua
rẻ thiết bị máy móc lạc hậu mà TQ thải loại. Kinh tế suy sụp, tất yếu
dẫn đến an ninh, quốc phòng làm sao có thể đủ mạnh để chống lại sự tấn
công của TQ khi cần. Đời sống người dân ngày càng chật vật do thất
nghiệp, do giá cả thị trường phi mã. Đạo đức xã hội suy đồi, xuống cấp.
Lòng tin ngày càng bị xói mòn. Tệ nạn xã hội nhất là ở lứa tuổi thanh
thiếu niên càng ngày nhiều, càng phức tạp.
Trong quan hệ hai chiều, rõ ràng TQ thu được lợi
nhiều nhất, VN bị thua thiệt nhiều nhất, mà đối tượng gánh chịu là người
lao động, trước hết là nông dân rồi đến công nhân, người già, người đã
nghỉ hưu có mức trợ cấp thấp… Ngược lại, chơi với TQ, các quan chức được
hưởng nhiều bổng lộc, các nhóm lợi ích thả sức làm giàu. Người TQ rất
tự hào về cái tài “mua” và “gài bẫy” các quan chức tham lam, háo sắc,
nhẹ dạ. Cho nên họ đã và sẽ đạt được tất cả những gì họ muốn.
Tình hình đất nước nghiêm trọng như thế, nếu không có
những thay đổi đột biến trong cung cách quản lý, đảm bảo sự nghiêm
ngặt, sự minh bạch, sự giám sát bằng quyền lực nhà nước một cách cương
quyết, cứng rắn với đối tượng hợp tác, hữu nghị trá hình, mà cứ tiếp
diễn cái đà này dài dài năm này qua tháng khác thì chắc chắn đến một
thời điểm không xa, TQ sẽ thâu tóm toàn bộ VN. Sau VN sẽ là các nước
trên bán đảo Đông Dương. Và lúc đó thế trận của họ có thể đương đầu cả
với Mỹ cùng đồng minh của Mỹ vì họ có lực lượng chẳng những trên biển,
trên không mà còn cả trên bộ (lãnh thổ VN) nữa.
Thông qua bài viết này, trong một tâm trạng vừa lo,
vừa buồn, vừa chen lẫn một nỗi thất vọng xa xôi, tôi chỉ ngày đêm mong
mỏi những người đang nắm vai trò “cầm cân nảy mực” quốc gia với sứ mệnh
thiêng liêng cao cả đối với Tổ Quốc và dân tộc hãy lắng nghe dân, hãy
nhìn rõ, nhìn sâu tận tâm can người bạn phương Bắc đặng cho dân tộc VN
ta thoát khỏi số phận bị bắc thuộc một lần nữa.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa bá quyền Đại Hán. Người ta đang bằng mọi giá để Thoát Trung.
Còn Việt Nam ta thì sao?
Chẳng lẽ không?
T.N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Mỹ thảo luận nhân quyền với thành viên xã hội dân sự
Thứ
trưởng Ngoại Giao HoaKỳ thảo luận các vấn đề nhân quyền Việt Nam với
những người vận động dân chủ hóa đất nước trong cuộc tiêp xúc ở Hà Nội
hôm Thứ Ba, 4 tháng Ba, 2014.
Bà Wendy Sherman (thứ
tư từ bên phải), Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, chụp hình chung với một
số anh chị em của Hội Anh Em Dân Chủ ngày 4/3/3014 sau cuộc tiếp xúc ở
Hà Nội. (Hình: Hội Anh Em Dân Chủ)
|
Bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị của Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba vừa qua đã tiếp một nhóm thành viên xã hội
dân sự vận động dân chủ hóa Việt Nam bên cạnh các cuộc họp với viên chức
nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là một số thành viên của 'Hội Anh Em Dân
Chủ' mới được thành lập từ năm ngoái tại Việt Nam và dự trù phát triển
thêm nhiều ra các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Trong một bản tin phổ biến trên Facebook của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC), luật sư Nguyễn Văn Đài (một trong những thành viên sáng lập HAEDC) cho hay cuộc tiếp xúc giữa bà Sherman và HAEDC “xoay quanh vấn đề tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí và tự do thông tin.”
Theo bản tường trình ngắn của luật sư Đài “Các bạn trẻ đưa ra các ví dụ về các vụ vi phạm nhân quyền điển hình vừa qua. Phía HAEDC đã nêu ra 1 số vi phạm về việc chặn các trang mạng xã hội như Facebook, và 1 số các Blog mang tính phản ánh tình hình chính trị xã hội trong nước.”
Riêng cá nhân luật sư Đài thì ông cũng đã “nêu ra ví dụ về việc bắt giữ Blogger Trương Duy Nhất và kết án ông một cách vô lý theo điều 258 BLHS, và một lọat vụ bắt giữ vô lý khác”. HAEDC kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ “lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa cho các anh em đấu tranh trong nước, mỗi lần có bất kỳ người đấu tranh nào bị bắt hay đàn áp”.
Theo bản tin của tòa đại sứ Hoa Kỳ, khi gặp các viên chức nhà cầm quyền CSVN, bà thứ trưởng Wendy Sherman “đã trao đổi tình hình nhân quyền và kêu gọi chính phủ thả các tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà”.
Bản tin tòa đại sứ Mỹ thuật lời bà Sherman nói với HAEDC “Xã hội dân sự và các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước là một trong những mảng thú vị nhất của mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Khi mà hai nước đang tiến tới kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa nhân dân hai nước thể hiện một trong những cơ hội tốt nhất để gắn kết và hợp tác”.
Trong khoảng thời gian ở Hà Nội, bà Sherman đã gặp ông Hoàng Bình Quân, Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ Công An Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, và Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Cùng ngày với cuộc tiếp xúc với một số thành viên xã hội dân sự, Tòa đại sứ Mỹ phổ biến bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên án nhà cầm quyền Việt Nam khi kết án 2 năm tù nhà báo tự do Trương Duy Nhất trong một phiên tòa ở Đà Nẵng bất chấp thủ tục tố tụng hình sự dựa vào điều luật 258 bị đả kích là đi ngược lại các quyền tự do căn bản của công dân.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.” Theo bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 4/3/2014.
Tuần trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến bản tường trình về tình hình nhân quyền trên thế giới, trong đó, đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy chế độ Hà Nội vẫn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ngay ở trên phần đầu của bản phúc trình riêng về Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận định rằng các quyền con người của người dân tại Việt Nam bị hạn chế vì đất nước này “là một nước độc tài do một đảng -CSVN- thống trị. Bởi vậy, guồng máy công an được dung dưỡng nên “đã vi phạm nhân quyền”.
Dù vậy, ngày 3/3/2014, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh cầm đầu phái đoàn đến dự cuộc họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ “khẳng định bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam”, theo bản tin TTXVN.
Trong bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngoài sự sách nhiễu, đánh đập hung bạo các người vận động nhân quyền tại Việt Nam, năm ngoái ít nhất có 9 người dân bị công an tra tấn chết nhưng không hề thấy những kẻ thủ ác bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bản tường trình gọi là “tước đoạt sinh mệnh tùy tiện hoặc trái pháp luật”. Chỉ 2 tháng đầu năm 2014, đã có 5 người bị công an tra tấn chết khi bị bắt giam. Những vụ việc này xảy ra sau khi nhà cầm quyền Việt Nam ký tên gia nhập Công ước Quốc tế Chống Tra Tấn vào Tháng 11 năm 2013.
(Người Việt)
Trong một bản tin phổ biến trên Facebook của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC), luật sư Nguyễn Văn Đài (một trong những thành viên sáng lập HAEDC) cho hay cuộc tiếp xúc giữa bà Sherman và HAEDC “xoay quanh vấn đề tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí và tự do thông tin.”
Theo bản tường trình ngắn của luật sư Đài “Các bạn trẻ đưa ra các ví dụ về các vụ vi phạm nhân quyền điển hình vừa qua. Phía HAEDC đã nêu ra 1 số vi phạm về việc chặn các trang mạng xã hội như Facebook, và 1 số các Blog mang tính phản ánh tình hình chính trị xã hội trong nước.”
Riêng cá nhân luật sư Đài thì ông cũng đã “nêu ra ví dụ về việc bắt giữ Blogger Trương Duy Nhất và kết án ông một cách vô lý theo điều 258 BLHS, và một lọat vụ bắt giữ vô lý khác”. HAEDC kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ “lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa cho các anh em đấu tranh trong nước, mỗi lần có bất kỳ người đấu tranh nào bị bắt hay đàn áp”.
Theo bản tin của tòa đại sứ Hoa Kỳ, khi gặp các viên chức nhà cầm quyền CSVN, bà thứ trưởng Wendy Sherman “đã trao đổi tình hình nhân quyền và kêu gọi chính phủ thả các tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà”.
Bản tin tòa đại sứ Mỹ thuật lời bà Sherman nói với HAEDC “Xã hội dân sự và các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước là một trong những mảng thú vị nhất của mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Khi mà hai nước đang tiến tới kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa nhân dân hai nước thể hiện một trong những cơ hội tốt nhất để gắn kết và hợp tác”.
Trong khoảng thời gian ở Hà Nội, bà Sherman đã gặp ông Hoàng Bình Quân, Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Thứ trưởng Bộ Công An Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, và Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Cùng ngày với cuộc tiếp xúc với một số thành viên xã hội dân sự, Tòa đại sứ Mỹ phổ biến bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên án nhà cầm quyền Việt Nam khi kết án 2 năm tù nhà báo tự do Trương Duy Nhất trong một phiên tòa ở Đà Nẵng bất chấp thủ tục tố tụng hình sự dựa vào điều luật 258 bị đả kích là đi ngược lại các quyền tự do căn bản của công dân.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.” Theo bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 4/3/2014.
Tuần trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến bản tường trình về tình hình nhân quyền trên thế giới, trong đó, đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy chế độ Hà Nội vẫn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ngay ở trên phần đầu của bản phúc trình riêng về Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận định rằng các quyền con người của người dân tại Việt Nam bị hạn chế vì đất nước này “là một nước độc tài do một đảng -CSVN- thống trị. Bởi vậy, guồng máy công an được dung dưỡng nên “đã vi phạm nhân quyền”.
Dù vậy, ngày 3/3/2014, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh cầm đầu phái đoàn đến dự cuộc họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ “khẳng định bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam”, theo bản tin TTXVN.
Trong bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngoài sự sách nhiễu, đánh đập hung bạo các người vận động nhân quyền tại Việt Nam, năm ngoái ít nhất có 9 người dân bị công an tra tấn chết nhưng không hề thấy những kẻ thủ ác bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bản tường trình gọi là “tước đoạt sinh mệnh tùy tiện hoặc trái pháp luật”. Chỉ 2 tháng đầu năm 2014, đã có 5 người bị công an tra tấn chết khi bị bắt giam. Những vụ việc này xảy ra sau khi nhà cầm quyền Việt Nam ký tên gia nhập Công ước Quốc tế Chống Tra Tấn vào Tháng 11 năm 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét