Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Lượm lặt: Thạch tín : Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người Việt

NÓNG!Một CTV cho biết, tại nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, đang có một đám ngưởi nửa côn đồ, nửa nhân viên công vụ xông vào hành hung những người trong nhà. Tại đây đang có mẹ con bà Tân (vợ con Blogger Điếu Cày), 2 mẹ con Phương Uyên, ông Phạm Bá Hải (vừa hết hạn quản chế) và một số bà con từ miền Nam ra, .. Các blogger và anh chị em thân hữu đang đến ứng cứu. 
– Thông tin tiếp: Công an đã đưa bà Tân, cùng 2 mẹ con Phương Uyên và vợ Blogger Nguyễn Tường Thụy lên đồn. Chuẩn bị đưa cả ông Nguyễn Tường Thụy đi, có lẽ sẽ có khám nhà. 
Hiện có 2 xe cảnh sát trước nhà, trong đó 1 xe thùng kiểu để dẫn giải can phạm. 

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trung Quốc lấy Biển Đông làm phép thử ngoại giao?  (Alobacsi)
ASEAN tôn trọng nhưng không có nghĩa là cúi đầu trước Trung Quốc  (GDVN)
Dân phản ứng dữ dội vì…thoát nghèo, quốc gia ‘ngại’ thăng hạng  (ĐV) -Các chính sách giảm nghèo đang khiến người dân bị động hưởng lợi không muốn thoát nghèo, thậm chí phản ứng dữ dội nếu bị ra khỏi diện nghèo.   —-Phấn khởi vì… được nghèo  (TT)  -“Có đồng chí bí thư huyện ủy phấn khởi báo cáo năm nay huyện em có thêm ba xã nghèo. Hoặc có nhiều gia đình khi bị đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo thì quyết liệt phản đối”.
Mời xem lại :  Nguyên PTT Vũ Khoan không dám tin số liệu thống kê VN  (ĐV) – Từng làm Phó TT mà “xác định” thế thì là mà chuyện thật rồi.   —Dân đã quá sợ những con số dối trá!   (Dantri)   —-Sự tồi tệ của những con số thống kê  (LĐ)
Điều bất minh trong thi hành án ở Thanh Hóa  (ĐV)
Chính thức phê duyệt đề án cho thuê bao chuyển mạng giữ nguyên số    -ICTnews - Bộ TT&TT cho biết, việc cung cấp thử nghiệm dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao có thời gian thử nghiệm kéo dài ít nhất 6 tháng, hoàn thành trước ngày 30/6/2016 và thời gian chính thức để cung cấp dịch vụ sẽ bắt đầu từ 1/1/2017.
Nước mắt SEA Games: Từ kình ngư đến anh phu hồ  (VTC)
Lại gian lận ‘động trời’ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội?  (VTC)  -Một bác sĩ trong chính Bệnh viện Mắt Hà Nội tiếp tục tố cáo tiêu cực gian lận liên quan đến thay thủy tinh thể, có sự ‘bao che’ của Sở Y tế Hà Nội với giám đốc bệnh viện này.
‘Bà Nghị xinh nhất Quốc hội’ nói gì về tâm thư?  (VTC) – Đọc rồi như không- Chả có ý kiến gì , chờ ngâm cứu!!!
Tổng Bí thư: “Không né tránh, nhìn thẳng vào thực tiễn”  (VOV) –Tổng Bí thư nhấn mạnh điều này trong chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn 30 năm đổi mới. – Cũng bi nhiêu, quen quá. -Cái này lòi chành sao không “thực tiễn” – So với Quốc gia, chuyện này có ” nhạy cảm ,hệ trọng” gì đâu. >>>>Vụ chôn thuốc trừ sâu: Đừng để dân mất niềm tin
Việt Nam – Trung Quốc tạo điều kiện cho cư dân làm kinh tế  -(VOV)
Bịt “lỗ thủng” trong cơ chế quản lý tài nguyên nước  (VOV) -Rõ ràng, một Nghị quyết đã ban hành 10 năm rồi mà chưa thực hiện một cách đầy đủ, bây giờ, đã là quá muộn nhưng muộn còn hơn không. >>>Quản lý tài nguyên nước: “Cha chung không ai khóc”!  >>>Phải tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Đến nay vẫnc òn loay hoay cái dzụ ” quản lý”!!! không kiêm soát nổi, nhất là  “nước dưới mặt đất” thì hậu quả nhãn tiền ở ĐBSCL cầm chắc.10 năm nữa chứng kiến liền.
“Phát hiện tham nhũng phải cách chức ngay người đứng đầu”  (GDVN)
Báo Nhân Dân TQ: Nhật Bản muốn bán tên lửa đẩy Epsilon cho Việt Nam  (GDVN)    —–Nhức nhối “phí bôi trơn”!-(ĐĐK)   —-Khi bộ ngành hữu quan cùng … “đá bóng”-(ĐĐK)
Thế giới của những lao động “ngầm” Việt Nam ở Hàn Quốc: Hẩm hiu phận làm chui  -(ĐĐK)
Bắc Kạn: Chủ tịch Pác Nặm có doanh nghiệp sân sau?   (NNVN)   ——Thảo luận quy chế MTTQ tham gia phản biện xã hội -(Thanh tra)    ——Gần 1 vạn người tham gia tập huấn Luật Phòng, chống tham nhũng  -(Thanh tra)
Việt Nam và Pháp ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược  (RFI)   —Việt Nam : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Pháp gia tăng đầu tư (RFI)
Pháp ‘sẽ giúp VN đào tạo quân sự’  (BBC)   —-VietJetAir ‘mua hàng chục máy bay Airbus’  (BBC)   —VietJetAir đặt mua 92 máy bay Airbus  (RFI)

‘Tác phẩm giả tưởng’ về Hồ Chí Minh  (BBC) -Nhà văn Vũ Thư Hiên, có thời gian ở gần lãnh tụ Hồ Chí Minh, bác bỏ lập luận rằng có một người Đài Loan đóng giả nhà cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần gặp lãnh tụ cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông  ===>>>
Bí ẩn tình cảm trong đời Hồ Chí Minh  (BBC/ nghe) -  Phó Giáo sư sử học Vũ Quang Hiển, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, có cuộc trao đổi cởi mở với BBC hôm 23/9 về một số khía cạnh trong việc nghiên cứu Hồ Chí Minh.
Tạm biệt, Philipp Roesler   ( Phạm Thị Hoài-  BBC) -Vì sao chính khách người Đức gốc Việt, tự ví mình như cây tre không gãy, nhưng đã gặp thất bại?
Nhiều blogger bị bắt giữ vô cớ ở Hà Nội  (RFI)   -PV Blogger Nguyễn tường Thụy ở đồn CA-Theo tin chúng tôi vừa nhận được, chiều nay 25/09/2013 vào khoảng 18 giờ Việt Nam, khoảng 20 nhân viên công an mặc sắc phục lẫn thường phục đã vào nhà blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội, bắt đi những người đang có mặt tại đây. Trong số những người bị bắt có mẹ con sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bà Dương Thị Tân (vợ blogger Điếu Cày(, ông Phạm Bá Hải, ông Lê Quốc Quyết (em luật sư Lê Quốc Quân)…

Blogger Nguyễn Tường Thụy chụp trước cổng Cơ Sở Giáo Dục Thanh Hà, nơi giam giữ bà Bùi Thị Minh Hằng.   <<<===Công an bắt giữ Blogger Nguyễn Tường Thụy và gia đình  (RFA) -Vào lúc 6 giờ chiều hôm nay một nhóm thân hữu của nhà văn, blogger Nguyễn Tường Thụy đến thăm gia đình anh tại số 11 Nhà máy phân lân Văn Điển Hà Nội ngoại thành Hà Nội đã bị công an, phối hợp với côn đồ bao vây nhà và khám xét khẩn cấp.
Vào lúc 8 giờ 40 chúng tôi gọi được cho Chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày,  Chị cho biết vừa được công an thả ra nhưng chưa biết về đâu:
Diễn đàn XHDS Việt Nam hy vọng người cầm quyền “quay về với Dân tộc”  (RFI )  -PV LS. Trần quốc Thuận
Thạch tín : Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người Việt   (RFI)
Việt Nam: Tăng trưởng 5,14% trong 9 tháng đầu năm  (RFI)
Hàng Trung Quốc ở Hà Nội  (RFA)
Hội thảo ‘Đối tác chiến lược Thái-Việt: Hướng đến quan hệ kinh tế’  (RFA)
______________________________________________________________________________________________________
Nguyễn Văn Thạnh – Quan điểm kỳ lạ về luật pháp của phòng Văn hóa Thông tin Quận Liên Chiểu  -(Danluan)
Xích Tử – Phép biện chứng trông gà hóa cuốc-(Danluan)
Đỗ Ngọc Viết – Nhìn lại vòng đời của phong trào cộng sản-(Danluan)
Tin khẩn Hà Nội: Công an tạm giữ blogger Nguyễn Tường Thụy và các bạn-(Danluan)
-(Danluan)
Bài thi đại học điểm 0 gây chấn động dư luận Trung Quốc-(Danluan)
Nguyễn Minh Tuấn – Bước đi mạnh mẽ của Dân Chủ-(Danluan)
Hồ Hải Thiềm – Hai hạt sạn trong bài viết của Nguyễn Kiến Giang và Nguyễn Trung-(Danluan)  -Ông Nguyển Kiến Giang và ông Nguyễn Trung đã cung cấp cho người đọc 2 bài viết rất công phu, đăng trên Dân Luận: “Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam“ dài 31 trang A4 và bài “Suy ngẫm về thời cuộc, tập 3“ dài 34 trang A4.
Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1995)- Nguyễn kiến Giang -(Vietstudies)
Suy ngẫm về thời cuộc – Nguyễn Trung -(Vietstudies)

KINH TẾ
Cà phê “nóng” chuyện gian lận thuế  -TT – Nếu không giải quyết dứt điểm tình trạng gian lận thuế giá trị gia tăng (VAT), hàng loạt doanh nghiệp cà phê buộc phải tạm ngưng xuất khẩu.
BĐS đổ vỡ, cho cả học trò mua nhà để cứu vãn  (ĐV)   —-DN cà phê nợ xấu 8.000 tỷ!  (NNVN)
Hàng Tàu thống lĩnh chợ đầu mối Việt  (Tintuc) -Tại các chợ đầu mối lớn trên toàn quốc, hàng Tàu dường như đang thống trị, để từ đó tỏa về các điểm kinh doanh nhỏ lẻ ở các vùng miền. Mối lo hàng Tàu “lấn sân” hàng Việt ngày càng lớn khi thời điểm năm 2015, Hiệp định ASEAN …
Ngân hàng Nhà nước lý giải điểm đến của gần 60 tấn vàng   (VnEc)
“Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan?”  (VnEc) -Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: “Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn”…
Kinh tế VN ‘vỡ ổn định vĩ mô 5 năm qua’  (BBC) -Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói Chính phủ Việt Nam đã né tránh nói về sai lầm trong điều hành kinh tế.
‘Kinh tế VN đang giai đoạn nhạy cảm’  (BBC/ nghe) -  Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC kinh tế VN đang giai đoạn ‘nhạy cảm, phức tạp’.

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Dân tố CSGT bỏ mặc người chết, vẫn vẫy xe để phạt  (ĐV)
Đại úy CSGT bị đánh, sỉ nhục trước khi bắn chết cấp trên  (SGTT)    —-Bị cáo và gia đình bị hại vụ “quan tài diễu phố” đồng loạt kháng án  (LĐ(
Phát hiện vụ xuất lậu 9 container chứa phế liệu thép  (Tamnhin)   —-Nước ép trái cây Trung Quốc bị tố có ‘độc’ ngay từ khâu nguyên liệu  (SM)

Phó Chánh án TAND tỉnh Cà Mau bị hành hung  (DV)    —- Nhà Phó chánh án Cà Mau bị “khủng bố” bằng sơn(KP)—-Cấm dùng nhà ở làm… nhà nghỉ, dịch vụ karaoke?  (DV)   —-Hàng ngàn nhà nghỉ sẽ dỡ biển, nghỉ kinh doanh  (VTC)
Kỷ luật 5 công chức xã liên quan các dự án đầu tư  (DV)   —-Vợ đi vắng, kéo bé hàng xóm 12 tuổi vào phòng hiếp dâm  (DV)   —Đồng Nai: 30 người ngộ độc sau khi ăn bánh chưng  (DV)   —-3 ngày làm“nô lệ tình dục“của nữ sinh lớp 9  (PLVN)
Điều tra cái chết bất thường của 1 công nhân  (NLĐO)   —-Bà trưởng phòng tham ô tiền tỉ(NLĐO)    —–Cựu công an cầm đầu đường dây ma túy lãnh án chung thân(NLĐO)    —-Trưởng phòng TN-MT giải quyết việc ở quán cà phê  (NLĐ)
Chủ tịch xã sai phạm, không bị xử lý: Cả huyện và tỉnh bao che?-(ĐĐK)

QUỐC TẾ 

Quan hệ Mỹ-Iran: Lạc quan nhưng dè dặt  (VOA)    —-Hoa Kỳ – Iran : Chặng đường còn dài để xây dựng lòng tin -(RFI)    —-Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp ước về buôn bán vũ khí quy ước -(RFI)    —–Đài Loan tiếp nhận phi cơ săn tầu ngầm đầu tiên do Mỹ cấp-(RFI)    —-Thượng viện Mỹ bắt đầu biểu quyết về dự luật ngân sách tạm  (VOA)
Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Hoa Kỳ  (VOA)   —Mỹ đưa máy bay không người lái ra khỏi căn cứ ở Phi Châu  (VOA)
Động đất mạnh tại Pakistan làm hơn 200 người thiệt mạng-(RFI)  — Tử vong trong trận động đất ở Pakistan tăng tới 327 người  (VOA)
Philippines : tầng lớp trung lưu chống tham nhũng-(RFI)   —Tập tục cổ truyền có thể cứu các ‘dòng sông bệnh hoạn’ ở Philippines  (VOA)
World Bank cho Miến Điện vay 140 triệu đôla để xây nhà máy điện  (VOA)

'Tác phẩm giả tưởng' về Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần gặp lãnh tụ cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông
Mới đây, nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương có nêu câu hỏi trên net: “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan?”
Câu hỏi của ông thế này: “Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh ( Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008. Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử.”
Đã có khói ắt có lửa đâu đó. Lửa đây là cuốn sách của giáo sư Hồ Tuấn Hùng nói trên (ít người được đọc nguyên bản) và bài “Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?” của bình luận gia Trần Bình Nam hết lời ca ngợi cuốn sách nọ (“Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học”).
Bài của bình luận gia Trần Bình Nam được cả chục web và blog đăng lại, hẳn có nhiều người đọc. Thú thật, tôi ngán các chuyện tầm phào nọ. Cái đề tài này rõ là tầm phào bên cạnh những chuyện tày trời đang làm nóng dư luận như các vụ xử án vô lối các blogger, vụ Yên Mỹ, vụ nổ súng vì cưỡng chế đất ở Thái Bình, vụ chống cưỡng chế đất liên tục ở… khắp nơi.
Sở dĩ tôi thấy cần phải viết mấy dòng về nó là vì có nhiều bạn gửi nhời hỏi tôi: này, chuyện ấy thực hư ra sao hở ông?
Là người chẳng phải giáo sư hay bình luận gia như hai ngài nói trên, thế tất ý kiến của tôi không thể có trọng lượng với tư cách người khảo cứu. Nó là ý kiến của dân thường, người nghe thấy có lý thì gật cho một cái khích lệ, thấy không ra gì thì phẩy tay cho qua.
Thật giả khi nghiên cứu Hồ Chí Minh
Nhà văn Vũ Thư Hiên, có thời gian ở gần lãnh tụ Hồ Chí Minh, bác bỏ lập luận rằng có một người Đài Loan đóng giả nhà cách mạng.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Tôi không biết nhiều về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng đủ để thấy chuyện ông Hồ là người Tàu là chuyện tào lao. Mà chẳng phải chỉ mình tôi nghĩ thế. Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện.
Trước hết, ta hãy xem những tài liệu cũ còn được lưu xem Quốc tế Cộng sản (QTCS) đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào vào thời điểm có tin về cái chết của ông? Những tài liệu này cho thấy vào thời điểm đó ông bị QTCS đánh giá thấp lắm. Thấp đến nỗi ban lãnh đạo QTCS phải cử Trần Phú, Ngô Đức Trì về Đông Dương để sửa chữa những sai lầm của Nguyễn Ái Quốc liên quan tới Hội nghị hợp nhất các đảng cộng sản (1930) do ông chủ trương. Tại Hội nghị TƯ tháng 10-1930, Trần Phú kịch liệt phê phán quan điểm chính trị và tổ chức của ông là “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh, ấy là một sự rất nguy hiểm…”
Sau đó, Trần Phú được cử làm Tổng bí thư, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ còn được giữ chân liên lạc giữa VN và vài chi bộ Đông Nam Á với quốc tế. Thậm chí khi được tin Nguyễn Ái Quốc qua đời ở Hồng Kông, Hà Huy Tập còn viết: “Công lao mà ông đã đóng góp cho Đảng chúng ta thật là lớn. Song các đồng chí chúng ta trong lúc này không được quên những tàn dư dân tộc chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc, các chỉ thị sai lầm của ông về những vấn đề cơ bản của phong trào CM…Ông đã không đưa ra bàn luận trước về những sách lược mà QTCS đòi hỏi phải áp dụng để loại bỏ những phần tử cơ hội trong Đảng.
Ngoài ra, ông Hồ Chí Minh còn khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm: trung lập hóa tư sản và phú nông, liên minh với trung và tiểu địa chủ”. Một người bị QTCS đánh giá như thế, thử hỏi QTCS tạo ra một người giả ông ta để làm gì?
Lập luận của bình luận gia Trần Bình Nam: “Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc”, rõ ràng không thuyết phục. Một câu hỏi khác cũng có người đặt ra: Ờ thì QTCS không làm việc ấy, nhưng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm thì sao? Để phục vụ cho mục đích bành trướng trong tương lai ở Đông Dương chẳng hạn?
Các chứng cứ lịch sử cho thấy ĐCS TQ vào thời kỳ đó rất yếu, thậm chí một địa bàn đủ an toàn cho Đại hội VI của nó (1928) trên lãnh thổ quốc gia cũng không có, phải mượn đất Nga để tổ chức tại Moskva. Cuộc chiến Quốc-Cộng khởi đầu năm 1927 đã buộc những người cộng sản Trung Quốc phải lui về nông thôn và hoạt động bí mật, thắng lợi to lớn nhất mà họ có được là chiếm thành phố Quảng Châu trong vẻn vẹn có 3 ngày để thành lập một Công xã Quảng Châu hữu danh vô thực.
"Người không cùng nòi giống như Hồ Tập Chương giả Hồ Chí Minh, lại đóng giả dài hạn nhiều năm, như thật, trong đời sống hàng ngày, thì chưa có tài liệu nào nói tới."
Trong hoàn cảnh ấy, một Khổng Minh tái thế cũng không nghĩ tới việc cho ai đó đóng giả Hồ Chí Minh cho một tương lai trời không biết, đất không hay.
Như thế, QTCS không cần một Hồ Chí Minh giả, ĐCSTQ cũng không nghĩ tới việc ấy. Vậy ai cần, ngoài hai học giả nói trên?Chuyện những nhà cầm quyền độc tài thường sử dụng những người giống hệt mình để đóng thế trong những trường hợp phòng xa bị hành thích là có thật. Có Hitler giả, Stalin giả, Mao giả… nhưng người ta chỉ dùng người đóng thế cùng nòi giống, có diện mạo và hình thể giống người thật khi di chuyển, khi xuất hiện ngắn trước quần chúng, chứ người không cùng nòi giống như Hồ Tập Chương giả Hồ Chí Minh, lại đóng giả dài hạn nhiều năm, như thật, trong đời sống hàng ngày, thì chưa có tài liệu nào nói tới.
Trước hết, cái dễ phân biệt nhất giữa người thật với người giả là ở ngôn ngữ. Những người đã trưởng thành mới học ngoại ngữ dù cho thông thạo đến mấy cũng không thể nào sử dụng nó hoàn hảo như người bản địa được. Ta tính thử: Nguyễn Ái Quốc, năm 1932 đã qua đời vì bệnh lao (ông sinh năm 1890, tức lúc đó 42 tuổi), Hồ Tập Chương (sinh năm 1901, tức lúc đó 32 tuổi) được lập tức thay thế (cứ cho là đã có một viễn kiến không bình thường và ông này đã được dự trữ sẵn để thay thế), thì thời gian học tiếng Việt của Hồ Tập Chương cho tới khi mở lớp huấn luyện cho hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí năm 1941 là 9 năm (giả định là chỉ có học tiếng mà thôi). Mở lớp huấn luyện cho nhiều người Việt thì không thể bằng một thứ tiếng Việt không thông thạo được.
Nhưng không một ai trong những người tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong thời kỳ ấy tỏ ra nghi ngờ ông không phải người Việt. Không một ai trong những người Việt thuần, ở sát bên ông Hồ Chí Minh trong công việc hàng ngày trong cuộc kháng chiến chống Pháp (9 năm) như Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Lưu, Lê Văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực…, và rất nhiều người khác nữa, có một chút nghi ngờ ông Hồ Chí Minh không phải là người Việt.
Tôi từng gặp nhiều người có năng khiếu xuất chúng về sử dụng ngoại ngữ, trong đó có hai người Trung Quốc nói tiếng Việt rất thông thạo là Văn Trang và Lương Phong. Văn Trang đại diện cho phân bộ Hoa Nam ĐCSTQ liên lạc với ĐCSVN, Lương Phong là cán bộ ngoại giao, sau này xếp hàng thứ sáu tính từ Giang Thanh là số 1 trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá Vô sản (thập niên 60 thế kỷ trước). Hai người này nói thạo tiếng Việt tới mức làm tôi ngạc nhiên. Nhưng đấy chỉ là cảm giác ban đầu, một lúc sau, khi câu chuyện mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, tinh tế hơn, tức thì họ ngắc ngứ, phát âm sai, hiểu sai.
"Chắc chắn sẽ còn nhiều người viết về Hồ Chí Minh - chính khách liên quan tới nhiều lĩnh vực: những giai đoạn hoạt động chưa được làm sáng rõ, lý do gắn liền với những bí danh vô số kế của ông"
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Ngay trong những người Hoa thuộc những thế hệ ra đời ở VN, lớn lên trên đất Việt, sống chung với người Việt từ tấm bé, ta vẫn nhận ra những nét khác biệt nào đó để ta biết họ không có nguồn gốc Việt. Trong khi đó thì chưa một ai bắt gặp ông Hồ nói sai hoặc hiểu sai tiếng Việt. Còn hơn thế, ông còn có thể bắt bẻ những cán bộ dưới quyền khi họ dùng từ ngữ sai. Những ví dụ về chuyện này nhiều, xin miễn kể.
Nhân vật Hồ Tập Chương của tác giả Hồ Tuấn Hùng là người Hakka (người Hẹ, hoặc Khách gia), là cán bộ hoạt động quần chúng của ĐCSTQ, chắc chắn phải nói được tiếng quan thoại (tiếng Bắc Kinh). Hồ Chí Minh (thật) thì lại không thông thạo tiếng ấy, và ông không giấu giếm điều này. Trong những cuộc gặp gỡ không trù liệu trước với các tướng Tàu như Lư Hán, Tiêu Văn, Long Vân… vào năm 1946, ông đều phải dùng bút đàm. Chuyện này nhiều người biết, và có được ghi lại đâu đó trong những hồi ký. Khi phải dùng quan thoại trong tiếp xúc ông thường phải dùng ông Nguyễn Văn Thuỵ (biệt hiệu Thuỵ Tàu) và Phạm Văn Khoa (biệt hiệu Khoa Tếu) làm phiên dịch.
Còn nhiều, rất nhiều, chứng cứ khác bác bỏ luận chứng của ông học giả Hồ Tuấn Hùng về một Hồ Chí Minh giả.
Tôi có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc khu An toàn ở Việt Bắc, tôi lúc ấy 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó tôi đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương.
Tôi cũng xác nhận rằng trong thói quen ẩm thực ông Hồ Chí Minh là người thích ăn các món ăn Việt Nam như canh riêu, cá kho khô, cà Nghệ muối xổi… và chưa bao giờ đòi hỏi người nấu ăn cho ông phải làm bánh bao, màn thầu, tỉm xắm… hay là thứ gì khác gợi nhớ tới ẩm thực Trung Hoa.
Chắc chắn sẽ còn nhiều người viết về Hồ Chí Minh - chính khách liên quan tới nhiều lĩnh vực: những giai đoạn hoạt động chưa được làm sáng rõ, lý do gắn liền với những bí danh vô số kế của ông, những người đàn bà trong đời ông, công và tội của ông trong thời gian làm chủ tịch nước VNDCCH… Nhưng đó là những chuyện khác, những đề tài khác.
Theo tôi nghĩ, chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu tên Hồ Tập Chương của học giả Hồ Tuấn Hùng là một tác phẩm giả tưởng tồi, không đáng để đọc, so với những chuyện giả tưởng của văn học Trung Quốc hiện đại như Ma Thổi Đèn, Mật Mã Tây Tạng.
Bài viết nêu quan điểm riêng của nhà văn Vũ Thư Hiên, hiện đang sống ở Pháp.

Thạch tín : Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người Việt


 
Bản đồ phân bố nước ngầm nhiễm thạch tín đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh của Eawag - Viện nghiên cứu Nước (Thụy Sĩ).
Bản đồ phân bố nước ngầm nhiễm thạch tín đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh của Eawag - Viện nghiên cứu Nước (Thụy Sĩ). =>
Trọng Thành
Trong thời gian những năm gần đây, nhiều tổ chức khoa học liên tục đưa ra những cảnh báo về nạn nước ngầm nhiễm thạch tín ở Việt Nam. Thực trạng nhiễm thạch tín trong nước ngầm ở Việt Nam ra sao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào ? Chính quyền Việt Nam có các biện pháp gì để đối phó với hiểm họa này ?
Đầu tháng 9/2013, AFP dẫn lại công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học uy tín Nature, căn cứ trên một loạt các cuộc xét nghiệm do một nhóm các nhà khoa học Mỹ tiến hành chung quanh khu vực làng Vạn Phúc nằm sát cạnh sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội chừng 10 km, cho thấy nước giếng ở phía đông của ngôi làng này, có độ nhiễm thạch tín cao hơn so với quy định của tổ chức y tế thế giới (10 microgram/lít) từ 10 đến 50 lần. Tình trạng ở làng ven Hà Nội cũng chung cho nhiều nơi ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã, đồng bằng sông Cửu Long và một số nơi khác. Thậm chí, theo Viện Lao động và Vệ sinh Môi trường Bộ Y tế, tại tỉnh Hà Nam có tới 80% giếng khoan bị nhiễm gấp từ 100 đến 500 lần mức cho phép.
Theo một ước tính, có hơn 17 triệu người Việt Nam hiện nay có nguy cơ bị nhiễm thạch tín do sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Thạch tín là một chất độc không màu, không mùi vị, không thể phát hiện được bằng giác quan, khi tích tụ trong cơ thể trong nhiều năm sẽ gây ra những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư các cơ quan nội tạng, bệnh tim mạch… cũng như một số bệnh về tâm trí. Các triệu chứng bên ngoài đầu tiên của người uống nước nhiễm arsenic là xuất hiện các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, đôi khi xuất hiện các vùng sừng hóa trên bàn tay, bàn chân…
Thực trạng nhiễm thạch tín trong nước ngầm ở Việt Nam ra sao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào ? Và chính quyền Việt Nam có các biện pháp gì để đối phó với hiểm họa này ? Khách mời của Tạp chí Khoa học tuần này là nhà hóa học Tiến sĩ Trần Hồng Côn, chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Hóa học, khoa Hóa học – Đại học Quốc gia Hà Nội và bác sĩ, Tiến sĩ Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo phát triển cộng đồng (RYCCD).

          Lượng thạch tín trong nước cấp ở Hà Nội so với nước ngầm "rất thấp"

Tiến sĩ Trần Hồng Côn : Từ những năm 1995 trở về trước, chúng ta chưa có ai nói đến thạch tín (hay asen) ở trong nước ngầm. Vì thời đó, máy móc, thiết bị tất cả mọi thứ vẫn chưa với được tới nồng độ cỡ phần tỷ (lít). Sau đó, đến năm 1996, khi phân tích nước ngầm ở Hà Nội, tôi phát hiện ra nó nhiễm thạch tín. Thế là từ đấy bắt đầu nghiên cứu.
Công việc đầu tiên là điều tra khảo sát, xem xem là cái mức độ nhiễm thạch tín ở các tầng nước ngầm nó đến như thế nào. Thế thì chúng tôi bắt đầu gọi là xin được kinh phí. Đầu tiên là khảo sát ở thành phố Hà Nội, thì thấy rằng là gần như đến 30% mẫu nước ngầm là nhiễm thạch tín trên mức cho phép.
Thế nhưng có một cái điều là sự phân bố là hầu như nó không có quy luật. Tức là ở những tầng nước khác nhau, thì nồng độ thạch tín cũng rất là dao động. Người ta nói là ở tầng sâu nhất, thạch tín ít nhất, nhưng mà ở nước ta, thì ở tầng sâu nhất hàm lượng thạch tín vẫn tương đối là cao. Cái thứ hai là ở Hà Nội, hay nhìn chung ở đồng bằng Bắc Bộ, thì có một quy luật (một sự tương phản rõ nét – nrd) hay gần như là một quy luật, tức là ở phía nam thì có hàm lượng thạch tín cao hơn phía bắc. Nhìn chung, ớ đồng bằng sống Hồng, sông Cửu Long, cái vùng nước ngầm ở dưới (tức gần biển – ndr) đều bị nhiễm thạch tín cả. Chỉ có điều nó không đồng đều, mà nó mang tính chất như da báo. Ví dụ như khi anh khoan cái giếng ở đây, cách đó 5, 6 mét, có khi một giếng nhiễm asen, còn một giếng không.
Có một điều là, khi cái thạch tín ấy khai thác lên, bắt đầu xử lý nước cho dân dùng, thì có cái là người ta loại sắt và người ta dùng cát để lọc cho nó trong, thì chính động tác ấy nó có thể loại được cao nhất là 90%, thấp nhất là 30% lượng thạch tín có trong nước ngầm. Cho nên nước cấp (nước máy – ndr) ở thành phố Hà Nội lượng thạch tín so với nước ngầm rất là thấp. Thành thử ra nước cấp cũng là an tâm chứ không đến nỗi là lo lắng lắm.
Tập quán dùng cát lọc nước giếng khơi
Nhà hóa học Trần Hồng Côn giải thích thêm về phương pháp lọc cát tại các nhà máy cấp nước của các thành phố Việt Nam, có tác dụng vô tình làm giảm nồng độ asen trong nước, nhưng kết quả không đồng đều :
TS Trần Hồng Côn : Người ta dùng cái lọc cát để người ta loại sắt, dù người ta không chủ định, nhưng đã loại được asen ra khỏi nước. Nhưng có điều đó là điều mà chúng ta không chủ định. Vì không chủ định, nên không kiểm soát được. Nên hàm lượng asen trong nước cấp, sau khi đã loai sắt thì nó dao động. Thông thường ở từng nhà máy nước một, lâu lâu gần đến lúc người ta rửa bể, rửa cát, thì nồng độ thạch tín ở mức độ thấp nhất, khi vừa mới rửa xong, bể cát còn mới nguyên, thì nồng độ thạch tín lại cao lên. Bởi vì lượng sắt tích tụ ở đây nó chưa cao (vì sắt là chất hấp thụ tốt với asen, kéo asen đi). Cái thứ hai nữa là, nơi nào hàm lượng sắt mà thấp, thì khả năng xử lý asen chỉ được chừng 30-40% thôi, thì hàm lượng asen cao không thể xử lý được. Có nghĩa là ta vẫn chưa kiểm soát được nồng độ asen có trong nước cấp.
Nhưng nhìn chung, nồng độ asen hiện tại ở thành phố Hà Nội tương đối an toàn, tức là nằm dưới ngưỡng cho phép, nhưng nó không ổn định. Đôi lúc, lúc này lúc khác, nó có thể cao hơn ngưỡng cho phép, nhưng nó không cao hơn nhiều lắm. Hầu hết ở trong khoảng giữa tiêu chuẩn của WHO, nếu lấy con số 0,01 milligram/lít và 0,05 miligram/lít, ngưỡng ngày xưa ta vẫn sử dụng.
Trong nước bao giờ cũng có một lượng sắt nhất định, bao giờ người ta cũng phải loại. Dân ta có truyền thống lọc cát, loại sắt từ hồi làm giếng khơi, tức từ những năm 1960. Cho nên nước giếng khoan, hầu hết khi bơm lên, thì đều có công đoạn « làm thoáng », sau đó lọc qua cát, lấy nước trong để ăn. Chính động tác ấy nó cũng gần giống như động tác của nhà máy nước để loại sắt, thành thử người ta cũng loại được asen. Chứ không phải giống như ở Bangladesh là lấy nước ngầm lên cái là uống ngay. Ta có cái lọc cát từ thòi giếng khơi, cho nên cái asen mình loại được tương đối là tốt, so với Bangladesh, Thái Lan hay Ấn Độ.
Hầu như nhà nào cũng dùng máy lọc nước
Về nước sử dụng để ăn uống ở các vùng dân cư nằm ngoài phạm vi cấp nước của các nhà máy và việc lọc nước, nhà hóa học Trần Hồng Côn mô tả thêm :
TS Trần Hồng Côn : Bây giờ dân ở thành phố Hà Nội, thì ngoài chuyện nhà máy nước xử lý sắt loại asen ra, thì hầu như, hầu như nhà nào cũng có thêm một bộ lọc để lấy nước uống trực tiếp, tức là nước tương đối là sạch để dùng uống vào mùa hè. Thì chính cái đó cũng loại gần như hoàn toàn asen ra khỏi nước cất. Thế còn tắm rửa, giặt giũ, thì có thể sử dụng nước nhiễm asen một chút chẳng ảnh hưởng gì.
Nhà hóa học Trần Hồng Côn nói rõ thêm về nồng độ asen ở các tầng nước ngầm khác nhau trong trạng thái tự nhiên và dưới tác động của các hoạt động khai thác của con người.
TS Trần Hồng Côn : Bình thường, theo lý thuyết mà nói, thì tầng sâu nhất, tức là tầng Q4 chẳng hạn, gọi là « Pleistocen ». Tầng đất cổ lâu năm này được rửa trôi rất là tốt trong thời gian lâu như vậy, nên hàm lượng asen thấp hơn tầng « Holocen », mới hình thành. Nước ở tầng trên thường hay có nồng độ asen cao hơn. Nhìn chung là như vậy. Đồng thời còn có « nước bổ cập », khi khai thác, nếu khai thác quá mức thì nước bổ cập từ chỗ nọ sang chỗ kia. Cho nên, có thể gọi là nồng độ asen và chất lượng nước ở mỗi tầng không ổn định và do khai thác nên chất lượng nước thay đổi.
Hai biện pháp chính : Kiểm soát khai thác nước ngầm và lập bản đồ ô nhiễm
RFI : Theo Tiến sĩ, liệu có một bài toán tổng thể để đối phó với nạn nước nhiễm thạch tín hay không ?
TS Trần Hồng Côn : Các nhà khoa học đã đề xuất và cũng được chính phủ chấp nhận. Chỉ có một điều là chi một số tiền nó lớn, để thực hiện cái đó thì ta chưa có.
Cái thứ nhất là ta phải kiểm soát việc khai thác nước ngầm, chứ không phải bất kỳ ai cũng khai thác, và để lộ những « cửa sổ », thông từ tầng này sang tầng khác. Vì người ta khoan giếng thì phải thông tầng, khi người ta không dùng nữa, thì thậm chí thông cả trên nước mặt xuống. Thì tầng nước ngầm bị đe dọa rất mạnh. Nên từ trước đến giờ, ta chưa có chính sách kiểm soát việc khai thác và sử dụng nước ngầm. Thì cái này đã bắt đầu đề ra với chính phủ, và bắt đầu đã có cái hướng : Kiểm soát việc khai thác và sử dụng nước ngầm một cách hợp lý bền vững là cái quan trọng nhất.
Và cái thứ hai tức là chúng ta xin một số tiền để làm một cái bản đồ ô nhiễm nước ngầm ở các tầng khác nhau ở một số vùng đặc trưng, ví dụ các đồng bằng Bắc Bộ, Cửu Long, sông Mã… Ví dụ như vậy. Đấy là (những đề nghị) đã được chấp nhận, chỉ có điều chúng ta chưa có tiền, thành thử ra là chưa triển khai được.
Về chiến lược, tôi cho rằng làm được như vậy, thì bảo đảm được tầng nước ngầm ít bị giao động. Thứ hai là chúng ta biết được nơi nào có nồng độ asen thấp thì ta khai thác, nơi nào có nồng độ asen cao, thì ta không nên là đặt vấn đề khai thác ớ đó. Đồng thời cũng biết là khai thác thế nào để nó không bị kiệt quệ và không bị kiểu như thấm từ tầng nọ sang tầng kia, hoặc là lượng « bổ cập » lớn quá, làm thay đổi tính chất của dòng nước ngầm.
Thế nhưng mà việc lập một bản đồ ô nhiễm thạch tín ở vùng nước ngầm, đến bây giờ ta vẫn chưa có, mà ta mới chỉ có bản đồ ô nhiễm thạch tín trong nước ngầm mà dân người ta khai thác lên người ta sử dụng. Tức là không biết được là nước lấy lên thuộc tầng nào, mà bản đồ dựa vào việc phân tích các mẫu nước ở những cái giếng mà dân đang khai thác.

Lòng bàn tay nổi các nốt sần khi bị nhiễm độc asen. Ảnh báo trong nước
Tác động của Asen đến sức khỏe người Việt "chưa đến mức báo động"
Về tác động của Asen đến sức khỏe người Việt Nam, nhà hóa học Trần Hồng Côn cho biết thêm :
TS Trần Hồng Côn : Về nghiên cứu độc học asen, ta nghiên cứu tương đối là tốt rồi. Nhưng mà việc đi khảo sát thực tế để phát hiện ra những trường hợp bị nhiễm (xem bao nhiêu người bị mắc, bao nhiêu người bị chết…), về mặt y tế, thì điều đó là ta chưa làm được, mà ta chưa làm. Bây giờ, chỉ có nghiên cứu ở chỗ này, nghiên cứu ở chỗ kia, chứ chưa tổ chức đoàn hay đề án. Chắc chắn là chưa có. Nhưng mà sắp tới chắc chắn phải có. Nhưng có một lý do (có thể khiến việc nghiên cứu không thật cấp thiết – ndr), hàm lượng asen ta xử lý tương đối tốt, hầu hết dưới 0,05 milligram/lít. Cái thứ hai là dân ta có thói quen lọc cát, nên khi kiểm tra nước, thì thấy hàm lượng axen không đến mức độ đe dọa như ở Bangladesh, Ấn Độ… Thành thử các nhân chứng bị nhiễm asen của ta rất ít, khác với Đài Loan, ở Đài Bắc, người ta thấy có rất nhiều những người bị mắc bệnh « chân đen ». Ở ta những người bị bệnh này thì đếm trên đầu ngón tay, mà còn nhiều yếu tố khác, chứ không chỉ có sử dụng nước ngầm. Thành ra cái này nó chưa đến mức độ báo động mà cần phải có một cuộc khảo sát như vậy. Nó chưa cấp bách, thành thử chưa có sự tập trung kinh phí, nhân lực vào đó.
Nhiều khả năng thạch tín gây rối nhiễu tâm trí sản phụ ở Hà Nam
Cũng về tác động của thạch tín đến sức khỏe người Việt Nam, Bác sĩ Trần Tuấn, phụ trách nhiều nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng tại tỉnh Hà Nam, một trong những tỉnh bị nhiễm thạch tín nặng nhất Việt Nam cho biết :
Tiến sĩ Trần Tuấn : Asen liên quan đến ngộ độc và đặc biệt là đối với hệ thần kinh. Cái mà người ta quan tâm đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Đấy là đối tượng đặc biệt nhạy cảm đối với độc chất. Trong điều kiện hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chưa có được sự gắn nối giữa nghiên cứu độc chất nguồn nước và sức khỏe. Chưa có được sự phối hợp chặt chẽ giữa bên y tế và bên môi trường. Cho nên, vấn đề ảnh hưởng của asen đối với sức khỏe chúng ta chỉ lấy những kết quả công bố của quốc tế nhiều hơn.
RFI : Thưa Tiến sĩ, nhưng liệu đã có những nghiên cứu thăm dò đánh giá đầu tiên về tác hại của asen đối với người Việt Nam ?
TS Trần Tuấn : Hiện nay, quả thực là các kết quả được công bố chính thức hoặc các xuất bản khoa học về mối liên hệ trực tiếp giữa nồng độ asen và sức khỏe. Nhưng về mặt giả thiết đưa ra, thì đã có. Ví dụ ở Hà Nam, nơi nồng độ asen cao gấp nhiều lần, thì ở đấy, cái tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở phụ nữ trong thời gian cũng cao, tức 1/3, khoảng 33%. So với tỷ lệ của Úc 10%, thì cao gấp 3 lần. Hay ví dụ so với các nước đang phát triển khác, với tỷ lệ 15% đến 20%, thì cũng cao gấp 1,5 lần. Như vậy có giả thiết là có mối liên quan giữa nồng độ asen cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép ở Hà Nam đối với tỷ lệ rối nhiễu tâm trí có thể đặt ra, vì những bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng asen có liên hệ với những tổn hại thần kinh. Đến lúc này, nền khoa học đất nước mới chỉ dừng ở phạm vi thế thôi. Chưa thể có những kết luận mạnh hơn được.
Sự yếu kém của nền y tế dự phòng
Nguy cơ thạch tín không được chú ý đúng mức là do sự yếu kém của nghiên cứu dự phòng tại Việt Nam. Sau đây là nhận định tiến sĩ Trần Tuấn :
TS Trần Tuấn : Ở trong nước, phải nói rằng, các nghiên cứu về sức khỏe hiện nay mang tính dự phòng, phải nói là chúng ta không phát triển được bao nhiêu. Nền y tế dự phòng mới tập trung vào vắc-xin, một số chương trình giáo dục với một số bệnh trực tiếp, bệnh nhiễm trùng, rồi các vấn đề dinh dưỡng… Còn vấn đề độc chất trong môi trường, thì cho đến nay, chúng ta vẫn còn trống khá nhiều. Từ những vấn đề trực tiếp, mà người dân có thể hiểu được, liên quan đến ngộ độc thực phẩm, do vấn đề hóa chất tồn dư của thuốc trừ sâu, hoặc là các phụ gia dùng trong thu hái bảo quản chế biến thực phẩm, mà chúng ta thấy báo chí nhắc đến rất nhiều. Chúng ta thấy y học dự phòng chưa đi vào được đúng nguyên tắc là phát hiện và ngăn chặn trước khi nó xẩy ra bệnh. Thường chúng ta chỉ có khi bệnh đã xẩy ra rồi, thì… Hoặc những báo cáo về những vấn đề nồng độ thuốc trừ sâu, tàn dư trong đất, thì chúng ta thấy, những trường hợp báo chí phát hiện gần đây trong Thanh Hóa, về thuốc trừ sâu trong lòng đất, thì cũng đều là do những người dân, chứ chúng ta vẫn chưa có được cái gọi là « y học dự phòng ».
Có biện pháp giải quyết hậu quả mới được công bố thông tin
Suy nghĩ sâu hơn để tìm hiểu : Vì sao mặc dù vấn đề môi trường rất nóng, cụ thể là những hiểm họa nhãn tiền như thạch tín lại không được đầu tư nghiên cứu đúng mức về các hậu quả của nó đối với con người ? Sau đây là suy nghĩ của bác sĩ Trần Tuấn.
TS Trần Tuấn : Cái vấn đề chúng ta thấy ở đây là sức khỏe, các yếu tố nguy cơ sức khỏe, thì chúng ta thấy một phần lớn các yếu tố nguy cơ sức khỏe đến từ chủ yếu lại từ môi trường, trong đó có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ô nhiễm của môi trường tự nhiên, chúng ta thấy cái tình trạng hiện nay : vấn đề rác thải, rồi hóa chất sử dụng, rồi một loạt các sản phẩm phụ của nền công nghiệp… Thì đấy thực sự là một vấn đề rất nóng. Đồng thời chúng ta cũng có một cái nữa là môi trường xã hội, hiện nay cũng đang là rất nóng.
Tôi nghĩ rằng, việc để người dân quá lo lắng trước tình trạng không kiểm soát được trước các yếu tố về môi trường, liên quan đến quá nhiều bệnh tật, có thể là một cái… Khi thông tin được giải phóng ra… có thể là gây một sự hoang mang cho xã hội. Vấn đề là biết được tình trạng đó, thì nó phải đi kèm với việc kiểm soát như thế nào. Rõ ràng hiện nay, khả năng kiểm soát được vấn đề đó, thì chúng ta chưa thấy được những định hướng, những lời giải nó phù hợp. Có thể chính vì thế mà cái sự ưu tiên để phát hiện giải quyết những vấn đề này nó chưa được đặt lên bàn của các nhà hoạch định chính sách một cách rõ ràng.
Cũng liên quan đến chính sách nghiên cứu về các hiểm họa và những hậu quả của thạch tín và khả năng khắc phục hậu quả. Sau đây là một nhận xét của nhà hóa học Trần Hồng Côn về lịch sử của câu chuyện này.
TS Trần Hồng Côn : Khi mà chúng tôi phát hiện ra thạch tín có trong nước ngầm lần đầu tiên, vào năm 1996-1998, chúng tôi đã khảo sát được gần như là nội thành thành phố Hà Nội, khảo sát được hết tất cả các loại giếng. Thế và chúng tôi đề nghị cho công bố trên thế giới, ra quốc tế. Thế thì chính phủ có bắt chúng tôi là, khi các anh tìm ra giải pháp để xử lý asen, thì sẽ cho phép các anh công bố. Vì khi các anh công bố như vậy, nếu như các anh chưa có giải pháp để xử lý, thì nó gây ra một tâm lý, một xáo trộn trong đời sống chính trị, cho nên là phải như vậy. Sau đó, đến năm 2001, sau khi giải quyết được vấn đề, tức có các phương pháp xử lý ở các hộ gia đình, cũng như các nhà máy nước, thì lúc đó mới cho công bố. Đó là năm 2001, thời điểm đầu tiên chúng tôi công bố các công trình ra thế giới về asen ở Việt Nam.
***
Nước ngầm nhiễm thạch tín là một mối đe dọa lớn tại Việt Nam, nhưng hiện trạng nước ngầm nhiễm thạch tín và tác hại của nguồn nước này đến sức khỏe người Việt Nam vẫn chưa được hiểu một cách tường tận. Việc khai thác nước ngầm ồ ạt, gần như không được kiểm soát trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng vọt, được đánh giá là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm thạch tín ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Hiện tại, chất độc asen có xu hướng ngấm sâu vào các tầng đất cổ, vốn trước đây là tầng đất được coi là tương đối an toàn. Theo khuyến cáo của một số nhà khoa học, có chính sách kiểm soát việc khai thác nước ngầm là điều căn bản trước hết để hạn chế mối đe dọa thạch tín.
Nhờ phương pháp lọc nước giếng, nước ăn truyền thống từ những năm 1960 tại các nơi không có nước cấp của nhà máy, cũng như việc sử dụng phổ biến máy lọc nước cá nhân trong thời gian gần đây, nồng độ asen trong nước ngầm dùng cho sinh hoạt được coi là ở ngưỡng cho phép. Mặc dù vậy, theo nhận định của một số nhà khoa học, các phương pháp này không cho phép khống chế một cách chắc chắn và ổn định nồng độ asen. Gần đây, có phương pháp « Mô hình bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) nghiên cứu đã giải quyết tương đối triệt để sắt và asen trong nước ngầm: 100% nước sau lọc đạt tiêu chuẩn về hàm lượng asen dùng cho nước sinh hoạt. Mô hình này đã được phổ biến áp dụng tại nhiều tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định… » (theo bài « Báo động tình trạng nước nhiễm asen », báo Thanh tra, 19/07/2011).
Nghiên cứu về tác hại của các loại độc tố khác nhau trong môi trường tự nhiên, trong đó có thạch tín, đến sức khỏe con người là một thực tế mang tính nhiều mặt. Một mặt, nhận diện được thực trạng của các hậu quả, thì xã hội mới có đủ thông tin và động lực để tìm ra giải pháp khắc phục. Nhưng mặt khác, khi giải pháp chưa có, những thông tin về các hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra tâm lý hoang mang lo sợ thái quá. Nghiên cứu – công bố thông tin – tìm kiếm giải pháp là ba công việc không phải lúc nào cũng dễ tìm ra được một sự phối hợp thỏa đáng.
Hiện tại ở Việt Nam, trong bối cảnh xuất hiện rất nhiều căn bệnh lạ, nan y, bệnh hiểm nghèo không rõ nguyên nhân, là nỗi khổ của bao nhiêu cá nhân và gia đình, thì việc trì hoãn các nghiên cứu về tác động của môi trường đến sức khỏe, cụ thể trong vấn đề nước ngầm nhiễm asen (để có thể có các biện pháp dự phòng, đối phó thích đáng) với lý do này hay lý do khác, trong bối cảnh còn rất thiếu vắng những nghiên cứu trong lĩnh vực này, sẽ rất có thể bị công chúng nhìn nhận như một thái độ lẩn tránh, nhắm mắt trước thực tại, mà trong đó những nhà hoạch định chính sách có phần trách nhiệm trước hết.
RFI xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Hồng Côn và Tiến sĩ Trần Tuấn đã dành thời gian cho Tạp chí. 
Các tin bài liên quan
Thạch tín trong nước cung cấp cho người dân Hà Nội
Đồng bằng sông Hồng bị ô nhiễm nặng chất thạch tín
‘‘Xét nghiệm máu giả" - Lỗi hệ thống
Trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B : Phản ứng tại Việt Nam

Ô nhiễm asen trong nước ăn uống đang là vấn đề cấp thiết tại Việt Nam
(theo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương – Bộ Y tế)
« (…) Nghiên cứu về tình hình sức khỏe của 3.700 người dân sử dụng nguồn nước ngầm có ô nhiễm asen >0,05mg/L để ăn uống và sinh hoạt tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng, các nhà khoa học thấy có một số biểu hiện bệnh lý liên quan đến asen như suy nhược thần kinh, rối loạn vận mạch, bệnh lý về thai sản, rụng tóc, rối loạn cảm giác, rối loạn sắc tố da, dày sừng, khối u. Những biểu hiện này xuất hiện nhiều hơn ở những người sử dụng nước ô nhiễm asen so với người dùng nước không bị ô nhiễm.

Theo TS. Nguyễn Duy Bảo (Viện trưởng Viện Lao động và Vệ sinh Môi trường - Bộ Y tế), tỷ lệ bệnh nhiễm độc asen mạn tính trong cộng đồng dân cư sử dụng nước ô nhiễm asen để ăn uống tại đồng bằng sông Hồng là 1,62%. Hiện chưa có các phương pháp điều trị các bệnh do asen gây ra, nên chủ yếu vẫn tập trung vào các biện pháp dự phòng
».
Trong một bài trả lời phỏng vấn, Tiến sĩ Nguyễn Duy Bảo nhắc đến hiện tượng khá phổ biến ở một số nơi (Hưng Yên, Hà Tây, An Giang...) người dân sử dụng nước ngầm trực tiếp không qua bể lọc, vì nước ít nhiễm sắt (nên có vị ngọt hơn), vì vậy rất có nguy cơ bị nhiễm asen. Bên cạnh đó tới gần 1/2 bể lọc cát không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nên mức asen vượt ngưỡng cho phép. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét