Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Lượm tin ngày 27/6/2012

  • Người dùng Facebook nổi giận (TTXVA) – Facebook đang hứng chịu cơn giận dữ của người dùng sau khi công ty thay địa chỉ email của họ trong phần liên hệ bằng địa chỉ email với đuôi @facebook.com.    Facebook nói họ làm như vậy để các…
  • Khi Bộ trưởng bị nhà báo lừa (Cánh Cò) – “..Nhà báo thời nay họ khôn lắm, đăng nguyên bài không sai một chữ nhằm cho độc giả thấy rõ hơn bản chất của một tay lưu manh chữ nghĩa cho tới ngày về vườn vẫn không từ bỏ thói bốc phét của đám hạ lưu…”
  • Không hy vọng thì chết mất! (Hồ Trung Tú) – Toàn bộ bài phỏng vấn trọng tâm rơi vào ý này: “Nay Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng.
  • Lại kiến nghị “giải cứu” bất động sản (Thanh nien) – Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) vừa gửi hàng loạt kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành một số giải pháp cấp bách để hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong tình hình khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay.
  • Vốn ngoại sụt giảm (VnExpress) – “Tổng mức giải ngân FDI 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,4 tỷ USD, so với gần 6,4 tỷ USD mà các doanh nghiệp đăng ký. Tuy vậy, số liệu cũng cho thấy dòng vốn thực đổ vào nền kinh tế đã liên tục giảm trong 4 tháng gần đây”.
  • Đau xót lý con Khỉ  (Nguyễn Văn Thiện) - “Coi như dân bầy tui quên chuyện cướp đất ở Văn Giang rồi, quên chuyện bắn nhau ở Tiên Lãng rồi, quên luôn chuyện Vi Na mấy nghìn tỉ rồi, quên cả chuyện bán than bán bôxít bán rừng bán đất rồi, quên sạch sành sanh, rứa có được không?“
  • TRỤC CHÂU Á MỚI (Hồ Hải) – Bài viết của ông Yoon Young-kwan, là cựu bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên năm 2003-2004, hiện đang là Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul.
  • Tâm sự trước ngày 1/7 (Phương Bích) – Ngẫm mà buồn cho sự đời. Nếu sợ dân chúng tự phát, sao nhà nước không tổ chức cho các cháu thiếu nhi, các cháu sinh viên, hay các cán bộ công nhân viên đi diễu hành ủng hộ Quốc hội nhỉ?
  • Sẽ báo cáo Thủ tướng nếu Đà Nẵng hạn chế nhập cư (SGTT) – “Trước thông tin về việc bí thư Thành uỷ, chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh mới đây, trong cuộc tiếp xúc cử tri tuyên bố Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai việc hạn chế nhập cư theo nghị quyết 23, vì “Uỷ ban thường vụ Quốc hội không bác nghị quyết này”, ông Sơn cho rằng: Đó chỉ là ý kiến phát biểu mang tính cá nhân.”
  • Bon chen chuyện vô đảng (Người Ba Đồn) – Việc bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của các cấp uỷ Đảng. Việc đi học là một việc đồng chí đó, Cấp uỷ đó quan tâm hay không lại là việc khác.
  •  Vì sao trừng phạt tham nhũng lại phải đau đớn? (Nguyễn Thế Thịnh) –Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói: “Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này”
  • Hà Nội phản đối việc Trung Quốc gọi thầu tại thềm lục địa Việt Nam (RFI) – Hôm nay 26/06/2012 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng khẳng định việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “phi pháp, vô giá trị, và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam”. Phía Việt Nam “cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay việc gọi thầu sai trái trên”.
  • Nhà văn Liêu Y Vũ: Trung Quốc lưu đày, quốc tế trọng dụng (RFI) – Liêu Y Vũ là một “kẻ hoạt động bất hợp pháp”, là một “tên dựng chuyện” để được nổi tiếng. Trên đây là phản ứng của bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi Liên đoàn các nhà sách Đức thông báo trao tặng cho nhà văn ly khai này giải thưởng Hòa bình.
  • Người dùng Facebook nổi giận (BBC) – Facebook chịu cơn giận dữ của người dùng sau khi công ty thay địa chỉ email của họ bằng địa chỉ email với đuôi @facebook.com.
  • VN-Cam Bốt Kỷ Niệm 45 Năm (VietBao)Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và người đồng nhiệm phía Campuchia là Thủ Tướng Hun Sen ngày 24/6 khánh thành cột mốc biên giới số 314 kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng.
  • Bà Aung San Suu Kyi bị anh trai kiện đòi nhà (Nguoi viet) – Lãnh tụ đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, sẽ đưa đơn kháng án một phán quyết của tòa theo đó cho phép người anh có quốc tịch Mỹ của bà được quyền làm chủ nửa căn nhà hai tầng bên bờ hồ mà bà đã ở từ gần 25 năm nay.
  • Tiếng Việt (dtk) – Hy vọng rằng những cách viết không đúng ngữ pháp tiếng Việt như câu: “Ông Kofi Annan sốc vì vụ thảm sát Houla (Syria)”, sẽ bị đào thải trong tương lai.

 

Cuộc Hành trình của Hồ Cẩm Đào lên đỉnh cao quyền lực quân sự: Phần I


Nhà Lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại phiên họp bế mạc Đại hội toàn quốc nhân dân ngày 14 tháng Ba. (Lintao Zhang / Getty Images)
Tác giả: Michelle Yu – Epoch Times Staff
Thứ ba, 26 Tháng 6 2012 23:13
-
Trong một bức thư gữi cho chế độ Trung ương Trung Quốc vào đầu tháng 5, các Chủ nhân ông hàng đầu Quân đội của Trung Quốc đã cùng chung kiến nghị kêu gọi vị lãnh đạo hàng đầu của Đảng Hồ Cẩm Đào giữ lại vai trò Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của ông sau khi ông rời khỏi các chức vụ lãnh đạo Đảng và nhà nước, theo số báo tháng 6, tạp chí Cheng Ming Magazine, Hong Kong.
Nếu được chấp thuận, Hồ Cẩm Đào sẽ là ví dụ về trường hợp của những người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, cả hai giữ lại chức vụ quân đội hai năm, sau khi hết nhiệm kỳ Chủ tịch10 năm.
Khởi đầu Chậm chạp
Nhưng Hồ đã chiến đấu khó khăn nhiều hơn những vị tiền nhiệm của mình trong nổ lực dành sự hỗ trợ của quân đội, và ông đạt được thành công chỉ trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ 10 năm.
Năm 2002, tại Hội nghị Quốc gia làn thứ 16 của Đảng Cộng Sản (ĐCSTQ) lúc mà Hu đã phải được chính thức bàn giao toàn bộ quyền lực điều hành đất nước, vị đồng minh quân sự của Giang Trạch Dân, Zhang Wannian, và 22 tướng khác đã gây ngạc nhiên cho Hội nghị với 1 động thái đặc biệt dành cho Giang được giữ lại vai trò lảnh đạo quân sự.
Vào thời điểm đó, Hu có ít ảnh hưởng để chống lại các ông chủ quân sự. Vì vậy, lúc Zhang Wannian la lớn với Hu trong Hội nghị và yêu cầu hồi phản, Hu nói bằng một giọng thấp dịu, “Khi tất cả mọi người đồng ý với động thái đặc biệt này, tôi cũng không có phản đối.”
Trong hai năm tiếp theo, Hồ, vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, phải sống trong bóng tối của Giang và phe nhóm của Jiang.
Cư dân mạng thường gọi đùa ông là thái tử của hoàng đế “le fils de l’empereur”(*). Tên của ông đã luôn luôn được đề cập đến sau Giang Trạch Dân trong các bản tin tức chính thức, và ông luôn luôn đi sau Giang Trạch Dân tại tất cả những dịp công cọng—trong thế giới nghiêm ngặt của tuyên truyền cộng sản Trung Quốc, cả hai đều là biểu hiện công chúng về tình trạng thấp kém của Hồ.
Không có hòa bình
Tư thế phục tùng của Hồ Cẩm Đào đã không mua được (không đem lại) yên tĩnh cho mình. Giang đã chuẩn bị một người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào ngay khi Hồ Cẩm Đào lên lãnh đạo nhà nước, cũng giống như Đặng Tiểu Bình đã sắp xếp cho Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm Giang Trạch Dân. Cựu Thị trưởng Thượng Hải và thành viên Bộ Chính trị Chen Liangyu, một thành viên chủ chốt trong phe Thượng Hải của Giang Trạch Dân, là người thừa kế mà Giang lựa chọn.
Chen hầu như không che giấu tham vọng của mình, ông thường công khai mâu thuẫn với Hồ Cẩm Đào. Nhiều lần, Chen bày tỏ sự thách thức Hồ Cẩm Đào và gọi Hu là một học giả yếu đuối không thể gánh vác trách nhiệm của mình. Chen cũng đã phản đối chính sách kinh tế của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo và công khai tuyên bố rằng họ không phù hợp với Thượng Hải.
Tin đồn, hoặc rò rỉ, thậm chí nói là Giang lên kế hoạch ám sát Hồ một năm trước Hội nghị Quốc gia thứ 17 của ĐCSTQ, có thể là một sự háo hức muốn có người của mình nắm trọn hết toàn quốc.
Theo Tạp chí Trend Magazine có trụ sở tại Hồng Kông, Hồ Cẩm Đào đã có chuyến đi viếng thăm không được công bố đến một căn cứ hải quân tại Thanh Đảo (Qingdao) trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Khi thanh tra các đội tàu từ một chiếc khu trục hạm tên lửa dẫn đường trên biển Hoàng Hải, hai tàu nhỏ bất ngờ bắn vào khu trục hạm, giết chết năm binh sĩ. Hố thoát nạn không hề hấn gì và vội vàng bay tới phía đông nam tỉnh Vân Nam, nơi ông ở lại một tuần trước khi trở về Bắc Kinh, Trend Magazine cho biết.
Sau đó không lâu Hồ trả đũa. Chỉ sau bốn tháng sau đó, Chen đã bị bắt giữ về tội tham nhũng và sau đó bị kết án 18 năm tù.
Trong tháng Tám, hai tháng sau khi vụ ám sát không thành công, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân hồi đó, Zhang Dingfa, được xuất viện. Khi Zhang đã chết trong tháng 12 năm đó, ngoại trừ một thông báo rất ngắn gọn trên một tờ báo hải quân, không có truyền thông chính thức báo cáo về cái chết của Zhang.
Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc nhìn thấy nỗ lực ám sát rõ ràng là một đỉnh điểm của Hồ, sau đó ông đã quyết định hành động tăng cường kiểm soát của ông trong quân đội.
Ông bắt đầu từ chính lãnh địa của mình, Bắc Kinh. Trong tháng 12 năm 2006, Hồ Cẩm Đào thay thế cả Chỉ huy và các Ủy viên chính trị (đứng đầu chi nhánh Đảng) của Lực lượng bố trí Lữ Đoàn Bắc Kinh với các sĩ quan thăng cấp trực tiếp từ các đơn vị quân đội địa phương. Năm sau, ông Hồ ủy nhiệm Fang Fenghui đáng tin cậy của mình như là người đứng đầu Bộ Chỉ huy quân sự của Bắc Kinh mà các đơn vị đồn trú báo cáo cho mình.
Sau đó vào năm 2007, Hồ Cẩm Đào đã lợi dụng Hội nghị Quốc gia lần thứ 17 như là một cơ hội để loại đồng minh của Giang Trạch Dân, You Xigui, người đứng đầu của Cục An ninh Trung ương chịu trách nhiệm cho sự an toàn của lãnh đạo cấp cao. Bạn của người kế nhiệm ông You là Cao Qing tương đối trung lập.
Trong cùng năm đó, người cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, Ling Jihua, trở thành giám đốc của Văn phòng Tổng quát của ĐCSTQ và do đó có thẩm quyền sai phái Cục An ninh Trung ương, có trách nhiệm bảo vệ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng.
Từ đó, ông Hồ đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát của lực lượng quân sự của Bắc Kinh, đó là điểm khởi đầu của sự trả thù của mình. Nó không chỉ là dấu hiệu báo hiệu địa vị vững chắc của mình, nhưng nó cũng giúp đỡ trong cuộc đấu tranh quyền lực chống lại những đảng viên đối lập.
Tại phiên họp toàn thể thứ tư của Hội nghị Quốc gia ĐCSTQ lần thứ 17 trong năm 2009, Fang Fenghui công khai phản đối kế hoạch nhân sự phác thảo bởi phe Giang. Vì choáng ngợp bởi cách kiểm soát quân sự của Fang, hội nghị đã phải thỏa hiệp và không thực hiện bất kỳ quyết định nhân sự.
Tiếp theo năm sau, Fang được thăng lên cấp Tướng, và Hồ Cẩm Đào đã trao Chứng chỉ thăng thượng cho Fang và 10 tướng lãnh khác mà ông (Hu) đã phê duyệt.
Chú thích:
-Bản tiếng Anh: *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/hu-jintao-journey-to-paramount-military-power-part-i-256650.html
Theo Đại Kỷ Nguyên

Chủ nghĩa bành trướng không còn phù hợp với thời đại


AFP. Tàu ngầm hiện đại Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở biển đông với ý đồ biểu dương lực lượng.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-26
Sau khi Luật Biển của Việt Nam được Quốc Hội thông qua, ngay lập tức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng nhiều cách trong đó có việc triệu hồi đại sứ Việt Nam tại Bắc kinh đến phản đối, đồng thời nâng cấp quy chế hành chính của 3 quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ở Biển Đông từ cấp huyện lên cấp quận.

Mặc Lâm phỏng vấn đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự của đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh để biết thêm quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông, Luật Biển Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu và gặp nhiều trở ngại cuối cùng cũng được thông qua vào ngày 21 tháng Sáu vừa qua. Là người từng làm việc trong vai trò tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ông có nhận xét gì về bộ luật được xem là quan trọng này.
Đại tá Quách Hải Lượng: Tôi nghĩ Luật Biển ra đời vào lúc này là đúng chứ chẳng phải là sớm mà thật ra có khi đáng lẽ phải ra sớm hơn nữa, bởi vì một đất nước thì mình phải có luật của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển thì phải theo luật của quốc tế bằng luật của mình. Tôi cho rằng Quốc hội Việt Nam thông qua luật này là đúng lúc, hợp thời cơ.
Một đất nước thì mình phải có luật của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển thì phải theo luật của quốc tế bằng luật của mình.
Đại tá Quách Hải Lượng
Mặc Lâm: Thưa ông dư luận quốc tế đã phản ứng tốt với Luật Biển Việt Nam và cho là lời lẽ ôn hòa hợp lý, đặc biệt các điều khoản trong chương 3rất rõ ràng và phù hợp với công ước về luật Biển quốc tế đối với các hoạt động hàng hải của ngoại quốc. Tuy nhiên Trung Quốc đã nhanh chóng phản đối Luật Biển của Việt Nam, từ Quốc hội cho tới chính phủ của họ. Ông nghĩ gì về những lợi phản đối này?
Đại tá Quách Hải Lượng: Tôi nghĩ rằng cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả.
Cái gốc đó là gốc sai trái nhưng vì họ tự cho là họ đủ sức
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011/AFP
mạnh cho nên họ cứ làm những việc không phù hợp với ngoại giao quốc tế. Nó không phải là giao hảo quốc tế.
Trong khi đó họ vẫn nhấn mạnh là đối với Việt Nam thì họ muốn quan hệ hữu nghị, giải quyết bằng thương lượng này khác nhưng với kiểu đó thì chỉ là sự lấn chiếm, hay nói cách khác là hành động xâm lược với hình thức hợp pháp hóa luật pháp của họ.
Như thế là không đúng, sẽ không được lòng quốc tế và nhất là đối với người Việt Nam ngày càng thấy rõ dã tâm của họ hơn mà thôi.
Mặc Lâm: Mới đây trong một bài trả lời phỏng vấn ông kể về kinh nghiệm của mình trong trận chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc lúc ấy ông là trưởng phòng tác chiến của quân chủng phòng không. Ông cho là Trung Quốc đã tiến hành thông tin, chiến tranh tâm lý làm cho các cấp lạnh đạo Việt Nam mất cảnh giác đến nỗi lính Trung Quốc vào tới Lạng Sơn mà ta vẫn không tin. Thưa những động thái hồi gần đây cho thấy Trung Quốc vẫn đang theo đuổi một chiến lược như vậy đối với Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Ông có chia sẻ gì về những dấu hiệu này?
Cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả.
Đại tá Quách Hải Lượng
Đại tá Quách Hải Lượng: Chính xác là từ xưa tới nay họ vẫn làm thế và vẫn lập đi lập lại như thế và chưa bao giờ họ từ bỏ cách làm này đâu. Chỉ có điều bây giờ đang nằm trong điều kiện mới…

Đối sách mềm mỏng của Việt Nam là hợp lý

Mặc Lâm:Trong điều kiện kéo dài lâu như vậy nhưng xem ra chính phủ vẫn chưa có một giải pháp nào tương ứng để đối phó, theo ông thì biện pháp tốt nhất là gì và nếu được góp ý kiến thì ông sẽ đưa ra điểu gì?
Đại tá Quách Hải Lượng: Những cái này thì tôi chưa có đề nghị gì bởi vì tôi biết chính phủ hoàn toàn có những phương sách đầy đủ để đối phó nhưng chính phủ rất điềm tỉnh trước những hành động vô lý của Trung Quốc.
Tôi rất tin tưởng chính phủ và lãnh đạo của Việt Nam các ông ấy đang có đối sách hợp lý. Vì đối với một anh hung hãn như thế thì ta nên mềm mỏng chứ không nên lên gân lên cốt làm gì. Thái độ của chính phủ Việt Nam tôi rất hoan nghênh và tôi cho là sáng suốt.
Mặc Lâm: Như vậy liệu một cuốc chiến như năm 1979 lại xảy ra và lịch sử sẽ được lập lại nếu Việt Nam cương quyết chống lại ý đồ bành trướng như ông nói?
Tàu ngầm Kilo cải tiến và máy bay Sukhoi-30MK2 mà VN mua để hiện đại hóa quân đội by
Tàu ngầm Kilo cải tiến và máy bay Sukhoi-30MK2 mà VN mua để hiện đại hóa quân đội /RFA file/Wikipedia
Đại tá Quách Hải Lượng:Cũng chẳng thể lập lại được đâu bởi vì lịch sử nó qua đi, lần sau nếu nó có trở lại thì cũng chỉ gần gần giống như thế thôi chứ nó không bao giờ lập lại được.
Mặc Lâm: Cứ cho rằng một kịch bản xấu nhất là Trung Quốc sẽ tấn công chớp nhoáng Việt Nam vì một lý do nào đó mà họ tìm ra. Liệu với khả năng phòng thủ hiện nay Việt Nam có thể cầm cự trong bao lâu để chờ đợi sự nhập cuộc của các phía có quan tâm đối với cuộc chiến trong khu vực thưa ông?
Đại tá Quách Hải Lượng: Điều này nói ra thì hơi rộng. Bây giờ tiềm lực của hai bên anh nào cũng có tiềm lực riêng và Trung Quốc chưa chắc đã biết hết tiềm lực của Việt Nam và Việt Nam cũng chưa thấy hết Trung Quốc nó là cái gì.
Thật ra bây giờ dần dần người ta thấy Trung Quốc không mạnh như là họ tuyên truyền đâu. Hơn nữa muốn xảy ra sự kiện gì về xung đột hay không xung đột thì bao giờ nó cũng đi đôi với hoàn cảnh quốc tế mới. Hoàn cảnh quốc tế mới chính là vấn đề cân bằng chiến lược ở khu vực này mà lúc đó thì Trung Quốc không thể hung hãn làm liều được.
Tuy vậy họ có thể gây những chuyện nhỏ. Những chuyện nhỏ đó họ gây ra thực sự là cái bẫy, cái bẫy này họ muốn đối phương của họ nếu mắc vào thì bị cho là gây sự trước và từ đó họ sẽ hành động mở rộng ra. Việt Nam không bao giờ bị mắc vào cái bẫy này của Trung Quốc.
Bản đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979.
Bản đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979. File photo
Mặc Lâm: Để tránh cái bẫy đó rõ ràng là cho tới nay Việt Nam đã và đang tự chế có khi vượt giới hạn sĩ diện của một quốc gia nhằm tránh các cuộc đổ máu. Thế nhưng Trung Quốc tiếp tục bắt bớ, giết chóc ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Liệu Việt Nam còn chịu đựng được bao lâu trước dã tâm này thưa ông?
Đại tá Quách Hải Lượng: Cái đó đòi hỏi một sự đấu tranh kiên trì của ta nhất là nhân dân Việt Nam. Họ vẫn kiên cường ra biển. Phần Trung Quốc thì họ biết là họ làm sai chứ không phải là không biết, nhưng họ cứ bắt bừa đi ra cái điều đó là chủ quyền của họ. Họ muốn nói với thế giới là người Việt Nam đi vào vùng đất chủ quyền của họ chứ họ biết thừa là họ làm vậy là sai.
Đúng là ta cũng có những khó khăn thật nhưng nhân dân Việt Nam vẫn cương quyết bám biển. Việc này có thể vẫn tiếp tục xảy ra nhưng cũng có những cái mà Trung Quốc sẽ phải thay đổi nhất là tình hình gần đây tất cả những biến chuyển trong việc cân bằng lực lượng trong vùng Biển Đông này.
Trung Quốc càng hung hãn thì càng tạo ra sự liên kết của những nước khác trong khu vực chống lại Trung Quốc. Về lâu về dài họ không có lợi đâu, nếu họ thông minh thì họ nên nghĩ lại.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Đại tá Quách Hải Lượng đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét