Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Ngày 20/11/2013 - Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông?

  • Biết thuốc lá độc hại : Bỏ hay theo ? (RFI) - Một cậu bé Indonesia 5 tuổi cai thuốc lá một cách đau khổ trong khi đó một phụ nữ Trung Quốc thảnh thơi lãnh tiền thuê hút 30 điếu mỗi ngày. Chiếc bẫy của nicotine dể vào nhưng rất khó ra.
  • Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc hỗ trợ cô dâu nước ngoài (RFI) - Thời gian qua, tại Việt Nam, chuyện cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc. Bên cạnh đó, chuyện cô dâu Việt Nam gặp khó khăn trên đất người trong hội nhập hoặc do bị chồng hành hạ cũng dần trở nên phổ biến.
  • Tokyo khó chịu vì Seoul, Bắc Kinh dựng đài tưởng niệm anh hùng dân tộc (RFI) - Chuyện quá khứ lại gây bức bối cho bộ ba láng giềng Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc. Việc Trung Quốc và Hàn Quốc bắt tay xây đài kỷ niệm một anh hùng dân tộc người Triều Tiên, người đã ám sát một sĩ quan Nhật hồi đầu thế kỷ 20 lại có nguy cơ gây sự cố ngoại giao giữa ba nước.
  • Greenpeace: Nga cho tại ngoại hầu tra thành viên thứ 4 (RFI) - Tổ chức Greenpeace hôm nay, 19/11/2013, cho biết tư pháp Nga đã cho một thành viên thứ tư được tại ngoại hầu tra, đó là bà Ana Paula Maciel, người Brazil, bị bắt giữ cùng với 29 thành viên khác hồi tháng Chín năm nay.
  • Nguy cơ bất ổn nếu đảng cầm quyền Thái Lan bị giải tán (RFI) - Tại Thái Lan, tình hình chính trị vẫn trong tình trạng căng thẳng. Hôm nay, 19/11/2013, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã kêu gọi dân chúng bình tĩnh vào lúc tòa Bảo Hiến sắp ra phán quyết có thể gây bất lợi cho đảng cầm quyền là giải tán đảng này.
  • Liên hiệp quốc lần đầu tiên có Ngày thế giới về nhà vệ sinh (RFI) - Khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới, tức 1/3 nhân loại không có nhà vệ sinh. Dịch bệnh đủ thứ cũng xuất phát từ việc thiếu thốn các điều kiện vệ sinh mà giờ đây vẫn được cho là tối thiểu của cuộc sống. Trước thực tế đó, Liên hiệp Quốc đã quyết định bắt đầu từ năm nay, lấy ngày 19/11 là Ngày Thế giới về nhà vệ sinh.
  • Pháp, Đức muốn ra luật gắt gao hơn về mãi dâm (RFI) - Vào cuối tháng này, Quốc hội Pháp sẽ xem xét một dự luật dự trù phạt tiền khách mua dâm, một dự luật hiện gây nhiều tranh cãi. Trong khi đó, ở nước Đức láng giềng cũng đang nổ ra tranh luận về việc có nên cấm mãi dâm hay không, tại một quốc gia mà bán thân nuôi miệng hiện là một nghề hợp pháp.
  • Thị trưởng Toronto giữ được ghế nhưng mất quyền (RFI) - Sau vụ bê bối liên quan đến tư cách đạo đức, hôm qua 18/11/2013, ông Rob Ford thị trưởng Toronto đã bị Hội đồng thành phố truất quyền lãnh đạo. Vụ việc này không làm ông thị trưởng bị mất lòng tin với Thủ tướng Canada Stephen Harper.
  • Quốc hội Ukraina bế tắc với trường hợp bà Timochenko (RFI) - Hôm nay, 19/11/2013, Chủ tịch Quốc hội Ukraina Volodymyr Rybak thông báo dời sang ngày 21/11/2013 việc xem xét đạo luật cho phép cựu Thủ tướng Ioulia Timochenko, đang bị giam giữ, được ra nước ngoài chữa bệnh, một quyết định đang được Liên hiệp châu Âu chờ đợi và coi như một điều kiện để ký thỏa thuận thành viên liên kết với Ukraina.
  • Nổ bom gây rối loạn bầu cử Quốc hội Nepal (RFI) - Hôm nay, 19/11/2013, cử tri Nepal bắt đầu cuộc bầu cử Quốc hội. Đây là cuộc tuyển cử lần thứ hai được tổ chức từ khi kết thúc nội chiến với hy vọng mong manh đưa Nepal thoát khỏi bế tắc chính trị kéo dài từ 5 năm qua. Tuy nhiên, một vụ đánh bom tự tạo làm 2 người bị thương đã gây rối loạn cuộc bầu cử.
  • Tổ chức Lao động Quốc tế yêu cầu Bangladesh cải thiện điều kiện làm việc (RFI) - Sau một tai nạn thảm khốc tại Bangladesh, cướp đi mạng sống của hơn 1000 công nhân hồi tháng Tư 2013, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO trong một báo cáo công bố ngày hôm qua, thứ Hai 18/11/2013, tại Geneve yêu cầu các thương hiệu lớn châu Âu phải nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trong ngành dệt may.
  • Pháp : Ráo riết truy lùng kẻ nổ súng vào tòa soạn Libération (RFI) - Cho tới hôm nay, 19/11/2013, kẻ nổ súng vào tòa soạn báo Libération làm trọng thương một thanh niên, cũng như vào trụ sở một ngân hàng ở khu La Défense, vẫn chưa được tìm thấy và vẫn chưa được xác định danh tính. Cảnh sát Pháp đang ráo riết truy lùng hung thủ.
  • Tổng thống Indonesia dọa xét lại hợp tác với Úc sau vụ nghe lén thông tin (RFI) - Thông tin an ninh Úc đặt máy nghe lén điện thoại của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono vẫn tiếp tục gây phẫn nộ trong chính giới và cá nhân Tổng thống Indonesia. Sau khi triệu đại sứ tại Canbera về nước, hôm nay, 19/11/2013, Tổng thống Yudhoyono đã thông báo trên Twitter là Jakarta << sẽ xem xét lại quan hệ song phương sau hành động xúc phạm của Úc >>.
  • Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thăm Ấn Độ (RFI) - Hôm nay, 19/11/2013, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Ấn Độ trong 4 ngày nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và kinh tế.
  • Ngược đường thời đại (VOA) - Tác giả Đặng Đình Loan giới thiệu tác phẩm đồ sộ 17 tập, hơn 8 ngàn trang, mô tả cuộc chiến tranh 'chống Mỹ cứu nước'
  • Ðùa nhảm (VOA) - Ở Việt Nam, trên thực tế, các đại biểu thường xuyên được chính quyền địa phương dặn dò phải nói chuyện này và không được nói chuyện khác
  • LHQ: Qatar ngược đãi lao động nhập cư (VOA) - Ân xá Quốc tế, LHQ nói hàng triệu công nhân di trú mà Qatar dựa vào để thực hiện các công trình sân vận động, cơ sở hạ tầng cho World Cup 2022 đang bị đối xử tệ hại
  • Thị trưởng Toronto bị tước quyền (BBC) - Hội đồng thành phố Toronto tước bỏ đa số thẩm quyền của Thị trưởng Rob Ford, người không chịu từ chức dù thừa nhận sử dụng ma túy.
  • Indonesia trách Úc vụ nghe lén (BBC) - Indonesia thẳng thắn trách Úc về vụ nghe lén, và yêu cầu quốc gia đồng minh 'phải có lời giải thích chính thức, rõ ràng'.
  • 'Không im lặng trước sự vô cảm' (BBC) - Công dân mới của Việt Nam, Hồ Cương Quyết, khởi xướng kiến nghị trên mạng kêu gọi 'bảo vệ ngư dân miền Trung trước sự gây hấn của Trung Quốc'.
  • Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam (BBC) - Công dân mới của Việt Nam, Hồ Cương Quyết, khởi xướng kiến nghị trên mạng kêu gọi 'bảo vệ ngư dân miền Trung trước sự gây hấn của Trung Quốc'.
  • Ai đã giúp Kim Philby bỏ trốn? (BBC) - 50 năm trước, điệp viên phản gián tai tiếng của Anh đào ngũ sang Liên Xô, gây ra nhiều câu hỏi về cơ quan tình báo Anh.
  • Cuộc thi ảnh CGAP 2012 (BBC) - Cuộc thi ảnh CGAP với mục đích cho thấy cuộc sống của người nghèo có thể được cải thiện bằng cách nào.
  • Thủ tướng Nhật thăm Campuchia, Trung Quốc “nóng mắt” (BaoMoi) - (ĐSPL) - China Daily dẫn lời các chuyên gia phân tích Trung Quốc nói rằng chuyến thăm ASEAN của Thủ tướng Nhật Bản nhằm tăng cường các mối quan hệ giữa Tokyo với khu vực để đối chọi ảnh hưởng đang lên của Bắc Kinh.
  • Khám phá ngọn hải đăng ở nơi địa đầu Tổ quốc (BaoMoi) - (iHay) Tôi đứng trên đỉnh đèn biển Vĩnh Thực với một cảm giác thích thú khó tả, tựa như một người thám hiểm vừa hoàn thành hành trình khám phá của mình. Từ hòn đảo ngoài khơi biển Đông này, phóng tầm mắt nhìn về phía đất liền chính là điểm bắt đầu hình chữ S Việt Nam.
  • 220 tỉ thùng dầu đang “hâm nóng” Biển Đông (BaoMoi) - Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ ước tính Biển Đông có 11 tỉ thùng dầu thô và 5.400 tỉ mét khối khí đốt trong Bộ Đất đai và Khoáng sản Trung Quốc cho rằng Biển Đông có từ 169 – 220 tỉ thùng dầu và 16.000 tỉ mét khối khí đốt.
  • Hải quân Indonesia mở rộng căn cứ trên Biển Đông (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn giới truyền thông mới đây về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hải quân Indonesia như triển khai 3 tàu chiến tại quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau ở phía Nam Biển Đông, Chỉ huy trưởng Căn cứ hải quân Tanjung Pinang, Đại tá Hải quân Agus Heryana đã khẳng định rằng vùng biển Natuna vẫn an toàn, nhất là khi khu vực này không nằm trong phạm vi tuyên bố chủ quyền chồng chéo của các bên liên quan đến Biển Đông (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan).
  • Dự thảo Tuyên bố tầm nhìn Nhật Bản - ASEAN nhấn mạnh hòa bình Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hãng thông tấn Kyodo (Nhật) cho hay, để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – ASEAN diễn ra từ 13 - 15/12 tới, Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã ra dự thảo Tuyên bố tầm nhìn Nhật Bản – ASEAN, trong đó nhấn mạnh tới việc tăng cường hợp tác an ninh nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, trong đó có Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc lên tiếng về phát biểu của Thủ tướng Nhật tại Campuchia (BaoMoi) - (GDVN) - Ông Cương không tập trung vào những bình luận của Thủ tướng Nhật Bản về vai trò của COC để duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông vốn là điều Bắc Kinh vẫn luôn né tránh, Tần Cương quay sang "vặn" lại ông Shinzo Abe về vấn đề Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Dư luận về chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay rời Hà Nội lên đường thăm cấp nhà nước Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 19 đến ngày 22/11/2013. Truyền thông Ấn Độ và thế giới đã có nhiều bài viết xung quanh sự kiện này.
  • Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam cho cán bộ báo chí (BaoMoi) - Sáng nay, 19-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc. Đồng chí Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ủy ban chỉ đạo Nhà nước về biển Đông- Hải đảo chủ trì Hội nghị. Đây là Hội nghị thứ ba đươc tổ chức nhằm bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo Việt nam dành cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Trước đó, hội nghị thứ nhất và thứ hai lần lượt được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vào các ngày 16-10 và 5-11.
  • Nối nhịp cầu giữa hai đại dương (BaoMoi) - Ngay trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ (ngày 19-11), theo lời mời của Thủ tướng Manmohan Singh, trả lời phỏng vấn của truyền thông Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao nước này, Ngài Salman Khurshid đã nhấn mạnh đến việc Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Còn giới truyền thông của Ấn Độ như PTI, UNI, IBNL và nhiều tờ báo lớn cũng đã trang trọng đưa tin về sự kiện này ngay từ cuối tuần qua.
  • Thi tuyển phương án thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa (BaoMoi) - (CATP) Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) vừa phát động cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa. Được xác định là không gian trưng bày đa dạng về hiện vật, hình ảnh, tư liệu lịch sử, pháp lý cũng như các cơ sở về lịch sử, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa; thể hiện tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà trưng bày Hoàng Sa chứa đựng nhiều giá trị phi vật chất, ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Ông Lê Phú Nguyện, Chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa, cho biết công trình sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 685m2 nằm tại điểm tiếp nối đường Hoàng Sa - Lê Văn Thứ (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hướng thẳng ra biển Đông.
  • Mỹ đến Philippines khiến Nga mỏi mắt nhìn về Cam Ranh (BaoMoi) - (Bình luận quân sự) – Việc Mỹ đẩy mạnh sự hiện diện tại Đông Nam Á với vịnh Subic và gần đây là vịnh Oyster khiến Nga khao khát hơn bao giờ hết được quay trở lại quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
  • Chuyên gia Trung Quốc thấy gì khi Nhật xích lại gần ASEAN? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Các chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới 10 quốc gia Đông Nam Á là nhằm củng cố mối quan hệ giữa Tokyo và ASEAN, đồng thời đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, các chuyên gia Trung Quốc nhận định.
  • Học giả Trung Quốc lo ngại liên minh Nhật Bản – ASEAN (BaoMoi) - Qua chuyến thăm Lào và Campuchia tuần qua của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một số học giả Trung Quốc cảnh báo đây là động thái của Nhật Bản để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong Đông Nam Á.

Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông?

Lễ cầu siêu
Lễ cầu siêu diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình hôm 16/11

Có câu hỏi phải chăng chính quyền Việt Nam đang mượn tới liệu pháp 'tâm linh', 'tâm lý' và 'siêu nhiên' để thu hút sự chú ý của cộng đồng trong giải bài toán về tai nạn giao thông ở trong nước.

Đây là nhận xét của một chuyên gia nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng dân gian nhân dịp Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam vừa tổ chức cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam một đại lễ cầu siêu quy mô ở chùa Bái Đính cho nạn nhân tai nạn giao thông.

Hôm thứ Bảy, 500 đại đức, trụ trì nhiều chùa ở Việt Nam và các quan chức Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đã phối hợp cầu siêu cho hàng trăm nạn nhân.

Bộ trưởng Thăng, người cũng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban nói:

"Đây là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ," Bộ trưởng Thăng nói.
"Bộ Giao thông - Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất dễ gây ra những hiểu lầm."
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
"Đại lễ cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn, hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông."

Được biết đây không phải là lần đầu tiên một lễ cầu siêu được sự phối hợp giữa chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện để cầu siêu cho nạn nhân giao thông.

'Cầu siêu và vô thần'

Nhận xét với BBC hôm 18/11 từ Hà Nội, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian nói:

"Đây là một hành động của Phật giáo mà cá nhân các vị lãnh đạo hoặc nhà nước, có thể đến tham gia việc đó. Chứ theo tôi, Bộ Giao thông - Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất dễ gây ra những hiểu lầm."

Nhà nghiên cứu cho rằng ở Việt Nam hiện nay cần có một sự 'rạch ròi' về vấn đề này.

"Chứ không sẽ có nhiều cái dẫn đến hiểu lầm, một sự đánh giá, nhất là vấn đề rất nhạy cảm về tôn giáo, tín ngưỡng. Bản thân nhà nước Việt Nam là nhà nước theo ý thức hệ cộng sản, một ý thức hệ dù sao trước kia cũng theo chủ nghĩa vô thần."

Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại buổi lễ cầu siêu ở chùa Bái Đính

Một chuyên gia khác cũng từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học cũng chia sẻ quan điểm này.

Ông nói với BBC: "Vì có yếu tố tâm linh ở trong đó, nên để người dân người ta tự nguyện thì hay hơn là bây giờ mình lại chính thức hóa đời sống tâm linh ấy.

"Tức là nhà nước thừa nhận đời sống tâm linh ấy thì nó sẽ khó nhiều mặt như giải thích hệ tư tưởng của nhà nước là gì."

Nhà xã hội học nhân sự kiện này đặt câu hỏi về sự bình đẳng của các tôn giáo:
"Và thứ hai là giữa các hệ tư tưởng ấy, nó có được bình đẳng với nhau hay không. Tôn giáo này thì được thừa nhận, cái khác thì sao?"

Số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam được công bố trên trang mạng của Bộ Giao thông - Vận tải hôm thứ Bảy cho biết mỗi ngày có gần 30 người bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời.
(BBC)

'Khi người Nga trở lại Cam Ranh'

Hai ông Vladimir Putin và Trương Tấn Sang
Tổng thống Putin vừa thăm Việt Nam ngày 12/11

Với các hợp đồng cung cấp vũ khí, khí tài và chuyển giao công nghệ quốc phòng khổng lồ, Nga đang ở vị trí không thể cạnh tranh về hợp tác quân sự với Việt Nam.

Báo Nga những ngày qua tập trung sự chú ý khá lớn tới việc Nga và Việt Nam ký kết Hiệp định giữa hai chính phủ về hợp tác quốc phòng trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Hà Nội.

Tuy nội dung hiệp định này chưa được công bố chính thức, các nguồn tin ở Nga cho rằng trong đó có việc thiết lập cơ sở kỹ thuật phục vụ hải quân ở Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa.

Việt Nam và Nga trong chuyến đi của ông Putin tuyên bố "ghi nhận hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự không ngừng phát triển và có độ tin cậy cao" giữa hai bên.

Một trong những tờ báo lớn nhất của Nga, tờ Nezavisimaya Gazeta, vừa có bài của bình luận viên về quốc phòng Vladimir Mukhin dưới tựa đề: "Cam Ranh đổi lấy liên minh thương mại và tàu ngầm".

Tác giả bài viết nhận định rằng quan hệ giữa hai quốc gia sẽ được đẩy mạnh trước hết thông qua hợp tác quân sự và kỹ thuật.

Trở lại Cam Ranh?

Chuyên gia Mukhin viết: "Trong những năm tới, hải quân Nga sẽ quay lại cảng Cam Ranh. Theo kế hoạch một trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần và kỹ thuật sẽ được thiết lập tại đó trước cuối năm 2014".

Ông Mukhin đánh giá đây là một trong những kết quả quan trọng về mặt địa chính trị của chuyến đi Việt Nam của ông Putin.

Các nguồn tin nói rằng tại trung tâm này, các chuyên gia của Nga sẽ sửa chữa và tiếp vận tàu của hải quân Nga trên đường từ căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đi Vịnh Aden.

Chi tiết này hiện chưa được ký kết nhưng phía Nga cho đây chỉ là thủ tục.
Thông thường báo chí Nga hay được cung cấp tin để đưa trước về những vụ việc mà Nga muốn vận động.

Hải quân Liên Xô đã từng lập căn cứ ở Cam Ranh từ 1979 tới 2001, sử dụng một diện tích khoảng 100 cây số vuông miễn phí trong thời gian đó.

Tuy nhiên năm 1998 chính phủ Việt Nam bắt đầu có ý định đòi tiền thuê đất 300 triệu đôla/năm nhưng Nga từ chối.

Tàu mang tên Đô đốc Panteleev thăm Việt Nam
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang được củng cố

Thượng tướng Leonid Ivashov, người từng lãnh đạo Cục Hợp tác Quốc phòng của Nga trong một thời gian dài và trực tiếp tham gia đàm phán về Cam Ranh những năm 1998-2000, cho báo Nezavisimaya biết rằng Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga lúc đó là Anatoliy Kvashnin đã tích cực ảnh hưởng tới quyết định rút hải quân khỏi Việt Nam.

"Quyết định đó sau bị cho là sai lầm, nhưng ̣đã quá trễ."

Theo tờ báo này, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây.

"Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu," theo bài báo.

Tác giả bài viết cũng hé lộ là trong khi hợp đồng bán sáu tàu ngầm hạng Kilo cho Việt Nam trị giá 2 tỷ đôla, trị giá của việc xây dựng hạ tầng cơ sở căn cứ tàu ngầm và chuyển giao công nghệ vận hành sẽ thêm 2 tỷ đôla nữa.

Tháng Bảy 2013 một công ty của Nga mang tên Avrora đã cung cấp hệ thống mô phỏng toàn diện tàu ngầm cho trung tâm huấn luyện thủy thủ tại Cam Ranh.

Sẽ không có quốc gia nào có thể cạnh tranh với Nga trong quan hệ quốc phòng với Việt Nam, tác giả Mukhin nhận xét.

Những năm vừa qua, Việt Nam mua của Nga 32 chiến đấu cơ Su-30MK2, 12 chiến hạm tên lửa Molniya, bốn tuần dương hạm Gepard, nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-300PMU1, một hệ thống hỏa tiễn di động bờ biển Bastion có trang bị tên lửa Yakhont siêu âm tự động và các loại vũ khí khác.

Giới chuyên gia Tây phương cho rằng trong thời kỳ 2011-2014 Nga chiếm tới 97% lượng vũ khí nhập vào Việt Nam (tăng từ con số 87,4% trong khoảng 2003-2010).
(BBC)

  • Shanghai eyes shipping insurance (Washington Post) - Insurance companies aim to form a shipping insurance association by year-end in Shanghai, part of the city's master plan for becoming a global financial and logistics center, an official said.
  • Yangtze businesses getting creative (Washington Post) - In recent weeks, surveys and studies all seem to be pointing to an economic upswing. Even the international investment banks that have been talking down China are changing their tune.
  • Center links firms with foreign partners (Washington Post) - Shanghai Small Enterprises Center, set up in 2011, is proving particularly resourceful in linking local small companies with foreign business.
  • Lenovo moves up the ranks (Washington Post) - Lenovo Group Ltd, the world's largest PC maker, successfully made a foray into the global smartphone market and has recently acquired a new title.
  • Nation's FDI in US getting more diverse (Washington Post) - Although the scope of Chinese investment in the United States is broadening and diversifying, the amounts involved are still a drop in the bucket when it comes to foreign direct investment in the world's largest economy, officials said.
  • Regulator sets final penalties for trading error by Everbright (Washington Post) - The China Securities Regulatory Commission on Friday announced formal penalties for an insider trading case involving China Everbright Securities Co Ltd, levying a fine of 523 million yuan ($85.7 million) and banning four managers from the nation's financial markets for life.
  • Yaks for haute couture (Washington Post) - She is a social entrepreneur who wanted to do something to improve the lot of her father's people.
  • Flight versus fight (Washington Post) - On the big screen, bodyguards are often portrayed as fighters eager to break bones and draw blood. In the real-life security business, they're actually trained to keep trouble away.
  • Securing a woman's world (Washington Post) - Females account for a growing slice of the country's emergent bodyguard industry and must learn everything from how to endure a bottle over the cranium to tea ceremony etiquette.
  • Men's health grows fuzzier (Washington Post) - Guys are growing and grooming mustaches to raise awareness about testicular and prostate cancer in Movember.
  • Hit litterbugs with fines, not insults (Washington Post) - A few days ago, staff of the Beijing Metro ruffled feathers when they called some passengers "locusts". A photo posted on the subway's micro blog showed an almost vacant subway carriage littered with paper and other waste. "This is Line 10 in the trail of 'locusts'," it said, sarcastically, adding that "Beijing does not welcome those who willfully spoil its environment."
  • Ideal place to meet 'mom' and 'dad' (Washington Post) - Why would a shrewd young man choose this particular restaurant to meet his future mother-in-law? Bluntly put, the restaurant offers excellent value for money, but appears high-end and extravagant - appearances bound to tickle the fancy of the widely known snobbish Shanghainese mother-in-law.
  • Leadership's calls for reform hailed (Washington Post) - Scholars from a prestigious university hailed the top leadership's resolve for reform and called for quick implementation of the measures.
  • China seeks climate aid timetable (Washington Post) - Developed economies should devise a tangible timetable and roadmap to fulfill promises to provide aid to poor countries, said China's top climate negotiator Su Wei.
  • Wait a minute, baby (Washington Post) - In the wake of the announcement by the CPC on Friday that the country's one-child policy will be relaxed, senior officials are asking eager parents to wait until local regulations are revised.
  • Road map unveiled for profound reform (Washington Post) - The Party on Friday promised to push forward with profound reforms in coming years, stressing the rule of law is a necessity to achieve prosperity.
  • Address on current economy (Washington Post) - The following is a speech delivered by Li Keqiang, premier of the State Council of the People's Republic of China, at the 16th National Congress of Chinese Trade Unions on Oct 21.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét