Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Lượm lặt - Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến? - Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Ảnh đẹp: hoa bàng vuông kiêu hãnh giữa Trường Sa (Infonet).
- Hồi âm: Về loạt bài “Những hành động “kỳ lạ” của CSGT Hà Nội”: Kiểm điểm, có hình thức xử lý nghiêm túc những CSGT vi phạm quy trình công tác (LĐ).
Mỹ: TQ cần làm rõ, điều chỉnh tuyên bố chủ quyền tại Biển Ðông  -(VOA)   —   Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc  -(VOA)
Người Việt biểu tình trước hội nghị UPR, Genève   -(RFA)   —-   Việt Nam thuộc nhóm có tự do báo chí suy giảm nhất: CPJ   -(RFA)

Việt Nam năm Giáp Ngọ: Con ngựa gỗ  -(Lê diễn Đức -RFA)
Ghế Súp  – (Tưởng năng Tiến – RFA)
Thế yếu hay hèn nhục  – Trần nguyên Thắng – (Nguoiviet) – …..ÐCSVN đã chính là Ðảng đã đem cái họa Tàu Cộng vào đất nước Việt Nam, là cái “nhân” tạo ra cái “quả đắng” ngày nay. Trung Cộng chiếm Hoàng Sa-Trường Sa mà chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) phải im miệng lại. Gia sản của đám đàn anh để lại cho đám đàn em Bộ Chính trị ngày nay quá nhiều quả đắng cho dân tộc Việt Nam.  …….Có trang bị thêm cả trăm cái tàu ngầm mà tinh thần yêu nước yêu dân tộc không có thì cũng chỉ là những mảnh sắt vụn nằm dưới đại dương. Muốn có chủ quyền thì phải tự chủ trước đã; mà muốn có tự chủ thì phải tự tin và dũng cảm. Hèn nhục thì không có lòng tự tin dũng cảm thì còn nói gì đến chủ quyền../.


Người Việt hạnh phúc do… biết thân, biết phận?  -(TVN) – Tô văn Trường -  Một trong những lý do khiến đôi khi Việt Nam  được xếp hạng cao ở một vài bảng xếp hạng “cảm nhận hạnh phúc”, có lẽ do người Việt cũng “biết thân, biết phận” nên không đòi hỏi, kỳ vọng nhiều.  Việt Nam là đất nước rất hạnh phúc

Việt Nam bỏ lỡ một cơ hội cải cách  -(TVN) – Bà Phạm chi Lan   -Tôi cho rằng cơ hội đến với Việt Nam nằm ở hai mặt: cải cách trong nước phải là tiền đề, bởi không có cải cách thì không có bỏ cấm vận, không có BTA được. Chúng ta phải xác định Việt Nam muốn giành được cái gì thì tự mình phải cố trước đã, còn yếu tố bên ngoài như gỡ bỏ cấm vận, BTA, hay sắp tới là TPP, chính là thời cơ để Việt Nam tận dụng ngoại lực, nhất là trong cái thế giới toàn cầu hóa như thế này.
Trong chuyện này, còn phải tính thêm cái hiệp định thương mại tự do với EU, có khả năng ký kết vào tháng 10 năm nay, khi Thủ tướng đi thăm EU. Phải nói lãnh đạo Việt Nam rất tỉnh táo, và khôn ngoan khi đẩy cả TPP và FTA với EU cùng một lúc.
Nhưng muốn tận dụng được TPP và FTA với EU, chúng ta phải tự đổi mới, tức là phải tái cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách thể chế ở Việt Nam. Gỡ bỏ cấm vận, BTA, hay TPP/FTA với EU chỉ là thời cơ, và nếu Việt Nam không cải cách đúng mức cần thiết, sẽ không tận dụng được thời cơ, thậm chí còn gặp bất lợi hơn như khi gia nhập WTO.   >>>  Bài 1: Món quà Tết của Tổng thống Bill Clinton
 Vài lời : Cải cách thể chế – Khi nay  có nhiều người nói kể cả Thủ tướng Dũng – Nhưng theo nhiều định nghĩa, ‘Thể chế ” tựu trung cũng là ” những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” nói một cách ngắn gọn theo giới bình dân ít học chúng tôi – Thì ở CHXHCN VN Cải cách thế nào??? -Trong khi đó tất cả mọi lãnh đạo đều khẳng định (lập đi lập lại nhiều lần) về Thiết chế Chính trị ( cũng là Thể chế, nhưng về mặt Nhà nước ) TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA CỌNG SẢN ( CNXH —> CNCS) – Về Kinh tế NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CN (không một kinh tế gia nào trên Thế giới biết được nó như thế nào, chỉ các lãnh đạo CSVN biết thôi) thì làm sao mấy cái tổ chức BTA-TPP – EU  – WTO đều do “bọn tư bản giãy chết đề ra” thì chắc chắn nó thích nghi cho Tư bản phát triển và tiến hóa…. Nhảy vào đó cho nó “đồng hóa” cả cái Thể chế “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” à??? Thì làm sao còn “đấu tranh giai cấp”??? đâu còn “chống bóc lột đàn áp bất công” ??? để tiến lên “thiên đường CS” ưu việt???tiêu diệt bọn tư sản tư bản giàu có, bọn địa chủ….để đem lại CÔNG BẰNG XÃ HỘI  ?? ( sau thì có một số lại “chỉnh sửa” Công bằng XH không phải là Cào bằng . sao rối rắm quá dân đen làm sao hiểu- Vậy thì chỉ một thiểu số có hàng ngàn tỉ, hàng trăm ngàn tỉ , xã hội “còn lại” móc bọc thì sao???- Chừng nào cào được bọn giàu có chia cho giai cấp Vô Sản ???….lòng vòng quá, chắc chạy mỏi chân rồi xụm bà chè)
Thời sự trong ngày: Bỏ rơi 3 sơ sinh ở cổng chùa   – (VNN)
Vì sao cán bộ ‘đâm hư’ nhiều thế?  -(TVN)    —-TS Trịnh Ngọc Thạch: “Còn cơ chế xin cho là còn đặc quyền đặc lợi”  -(GDVN)
Ngành y đâu đáng bị ‘ném đá’  -(VNN)   —  Cụ già thiệt mạng sau mũi tiêm   – TTO - Sáng 7-2, Công an huyện Hoài Nhơn tiến hành điều tra về cái chết bất thường của ông Lê Bằng, 67 tuổi, ở thôn Cẩn Hậu, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn.  — Sản phụ và thai nhi chết bất thường  -(NLĐ)
Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả  -(TN)   -Bạn có ngạc nhiên không, nếu tôi nói rằng giá một ly cà phê ở Sài Gòn, trung bình cũng gần bằng giá một ly cà phê ở Paris?   …Cho nên, trong khi giá thịt bò, thịt gà, thịt heo của chúng ta ngang với một số nước châu Âu, thì thu nhập của chúng ta lại thấp hơn họ gần cả ngàn lần. Cho nên, khi mà chiếc điện thoại giá bằng cả 2-3 tháng lương của một nhân viên văn phòng Việt, lại có thể bán chạy ở đất nước chúng ta hơn cả các nước mà cũng chiếc điện thoại này, giá lại chỉ bằng một phần mười lương tháng của họ.
Tác giả viết  rất chính xác- Khi so sánh đời sống xã hội phải chú ý đến công làm thuê , đừng nói kiểu “bịp bợm và ngụy biện”.
Dự án ven biển: Bít đường ra biển ?   -(TN) – Việc cho phép hoặc làm ngơ cho chủ đầu tư xây rào chiếm bãi biển khiến bãi biển bỏ hoang suốt nhiều năm, trong khi người dân ở vùng dự án gặp vô vàn khó khăn.
Đại nghĩa thắng hung tàn  -(NLĐ) -Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa gửi thư khen 2 gia đình cứu người trong vụ cháy tàu cánh ngầm trên sông Sài Gòn.   Nhưng … khi cái “Đại nghĩa” nó không còn thì dùng “du côn” mắm tôm đồ dơ , bao cao su ngừa thai , đấm đá…để thắng “hung tàn” !!!?- Chí Nhân đã mất nên cứ ăn nói tùm lum bất chấp lẽ phải. Mạnh được yếu thua , tiền vàng ghế là tất cả , miệng hô Vô sản muôn năm.
Ôi, miền Tây quê tôi…  -(NLĐ) – Tôi nhớ lại từ hôm 28 Tết đến ngày xách giỏ quay về Sài Gòn, ngày ít thì 3 cữ, ngày nhiều thì 8 lần. Nhậu với anh em, bà con, láng giềng cũng có; với mấy ông anh, bà chị lãnh đạo cũng có; thậm chí cả với những người chẳng quen biết. Đến nỗi vợ tôi nói thứ đang chảy trong người tôi là rượu chớ không phải máu.
Phú yên :   444 tấn gạo cứu đói chưa đến tay… hộ nghèo  – (LĐ)  -Bớt xén gạo cứu đói
Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến?  -(RFA) -  Giữa lúc cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng, Bắc Kinh mới đây lại có dấu hiệu lăm le xác lập “vùng nhận dạng phòng không” ở Biển Đông. Liệu thùng thuốc súng Châu Á sẽ nổ ở phía Đông hay phía Đông Nam?
Muốn dân tin, phải trị mình trước  -(PLTP)

Cái hình này cùng từ trên Facebook đây
Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quai Chảo, xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, Hà Đông (12-1-1958) – Ảnh tư liệu - (Chú thích hình trên bên TT)
Từ buổi Bác về tát nước -(Tuoitre)  -Khi đến tàu tát gàu giai của cụ Ngô Văn Lan, Bác nói cụ Lan tạm nghỉ để Bác tát. Người nói: “Tôi tuy xa công việc nhà nông mấy chục năm nay nhưng tát nước thì vẫn nhớ”. Một số đồng chí muốn được cùng tát đôi với Bác, nhưng Người đã đề nghị một đồng chí lãnh đạo của Hà Đông có mặt lúc ấy tát cùng. Thấy đồng chí này có vẻ lóng ngóng, Bác hướng dẫn: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Trong tư thế vững chãi của người tát gàu giai có kinh nghiệm, Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông.
Sự “bùng nổ” của Facebook và một số vấn đề đặt ra  -(ND)  -Sự góp mặt của Facebook với “mùa xuân Arab” hay việc Facebook sẵn sàng hợp tác với chính phủ Mỹ trong việc kê khai các tài khoản cá nhân đã sử dụng mạng xã hội này, khiến nhiều người truy cập Facebook băn khoăn. Tình hình bất ổn ở các nước Bắc Phi, cho thấy biến động dựa trên cái mà Facebook tuyên truyền về tự do, bình đẳng đã thất bại. Như vậy, Facebook và những quyền lợi phù du mà nó đem lại có đáng để đánh đổi những gì mà chúng ta không thể đánh mất? Ðề xuất cấm sử dụng Facebook đã được bàn đến tại nhiều quốc gia. Hiện tại một số nước không cho phép mạng xã hội này được hoạt động tại nước họ, bất chấp những luận điệu từ các tiếng nói đối lập của các tổ chức nhân quyền có trụ sở chủ yếu đặt tại Hoa Kỳ. Vì thế, để hạn chế người dùng Facebook một cách tiêu cực là cần xây dựng, phát huy tốt vai trò của những mạng xã hội trong nước cũng như nâng cao văn hóa của người sử dụng internet.

Phong cách Bác Hồ, phong cách nêu gương  -(ND)
Nên thành lập cơ quan chuyên trách điều tra tham nhũng - (NĐT)
“Bộ trưởng Thăng đã bị đặt vào thế cưỡi trên lưng hổ”  -(Soha)   —   Có đến 10 ông Thăng cũng chịu! -(Petrotimes)
_________________________________________________________________________________________
Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên   – Trần Trung Đạo (Danlambao)
Đít-lai “Báo cáo kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát” của Nhà nước CSVN    -(Chepsuviet)   (Đít - lai = Dislike = Không thích) -Thế mà trong vụ “Kiểm điểm định kỳ nhân quyền” lần này, không hiểu báo điện tử VietnamNet quên hay sao, mà vẫn có mục Đít-lai. Thế là khốn khổ khốn nạn cho cái nhà nước này, dù giở đủ đòn phép, trong nước thì bịt miệng dân, ra ngoài thì tự bịt tai mình, nhưng vẫn không bịt hết được: số đít-lai cho bản báo cáo của VN là 5.832 so với số lai chỉ 164 (ảnh chụp từ màn hình hồi 7h15′ ngày 7/2/2014 và con số này đang tăng lên rất nhanh). Nó lại còn chơi xỏ đảng, để thêm cả mục “Đánh giá” nữa, thế là bài này được ngay … 1 sao/5 sao.
http://chepsuviet.files.wordpress.com/2014/02/vnn1.png
Dân chủ và quyền lợi (2)  – (Nguyễn văn Thạnh )   >>>   Dân chủ và quyền lợi (1)
Việc nghĩa và lợi quyền – (Nguyễn văn Thạnh )
Quan trọng, anh là ai? – (Nguyễn văn Thạnh )  -Nhân chuyện một lần nhân viên an ninh nói với tôi “Luật VN bảo đảm an ninh cho tất cả nhưng quan trọng anh là ai”, tôi lại nghĩ đến chuyện tranh luận ở UPR, có thể họ sẽ nói “Nhân quyền, chúng tôi có thừa, nhưng quan trọng anh là ai?”    http://thanhstatus.blogspot.com/2014/01/vao-hang-hum-e-hieu-uoc-cop.html
BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA ?  -(Lê khả Sỹ )  – Cứ thầm nghĩ khôn nghĩ dại: Bao giờ cho đến ngày xưa / Để cho dân bớt sớm trưa phiền lòng ?
Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam ngày xưa nữa!  -(Diễn Ngôn)

Báo Đảng đề cập việc cấm Facebook  -(BBC) – Báo Nhân Dân đăng bài phân tích cái gọi là “những quyền lợi phù du” của mạng xã hội Facebook và đề cập việc cấm sử dụng.
Luật sư Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực trong tù’  -(BBC)  – Em trai ông Quân, Lê Quốc Quyết, nói ông Quân làm như vậy để đòi ban quản lý đáp ứng các yêu cầu như cho ông được nhận Kinh thánh và sách, đặc biệt là sách luật để “anh nghiên cứu để bào chữa cho mình vào hôm phúc thẩm sắp tới”.  Ông Quân, tín đồ Công giáo, cũng yêu cầu được gặp linh mục sau hơn 1 năm bị giam.
Gió lạnh kèm mưa đang tiến sát miền Bắc  -(DV)
Đấu thầu đề tài khoa học…  -(TBKTSG) -  LTS: Câu chuyện về tham nhũng trong nghiên cứu khoa học bỗng chốc trở thành thời sự, khi có người làm đơn xin thôi chủ nhiệm đề tài vì bị “gợi ý” lại quả đến 50-60%. Dù sao những người trong giới hay ngoài giới đều hiểu việc tham nhũng trong nghiên cứu khoa học lâu nay không có gì …

KINH TẾ
Xuất 11.500 tấn alumin đầu tiên trong năm mới (LĐ). Mỹ: Thâm hụt ngân sách có thể trở lại mức bình thường  -(TTXVN)
Quá ế, mở hàng là giảm giá để cầu khách  -(VEF) -  Nếu trước Tết, các loại rau hút hàng như xà lách búp, bắp cải, có giá trên dưới 50.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng từ 30.000 đồng/kg. Trong khi đó, rau thơm các loại cũng giữ nguyên giá 25.000-30.000 đồng/kg, giá đỗ 12.000 đồng/kg, mướp đắng 18.000 đồng/kg…
Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng: Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng -(VNN)  -Henry Nguyễn, một doanh nhân thành đạt gốc Việt đưa Mc Donald, có tiểu sử hoàn hảo và đầy màu hồng.  Ông này được “ca dữ”- Có nói chồng bà Phượng -hết. Đem cái hảng mà Dân Mỹ đang “thải” về VN kiếm ăn.
Méo mặt mùa Tết  -(NLĐ) – Do trồng theo phong trào, không nắm bắt được nhu cầu thực tế nên Tết năm nay, nhiều nhà vườn và các thương lái ở ĐBSCL phải khóc ròng, thậm chí có người lâm vào cảnh nợ nần vì sản phẩm bí đầu ra
Liên kết vùng: Buộc hoài vẫn lỏng :   Vỡ vụn không gian kinh tế  -(NLĐ)
Cần “tỉnh táo” khi mua trái cây tại Big C Thăng Long  -(GDVN)   >>>   “Thế giới ngầm” trong lòng ngân hàng    >>>   Hàng loạt hành khách nói “sai”, Vietnam Airline nói “đúng”   —   Máy bay Vietnam Airlines hết rơi bánh tới mòn lốp  -(ĐV)
Công ty Trung Quốc thành cổ đông lớn của Bảo Minh  -(ĐV)   >>>   Hoãn điện hạt nhân: Kinh tế phục hồi vẫn còn dư điện! 
Lý lẽ của Hà Nội xin thu phí đại lộ Thăng Long  -(ĐV)
Cá da trơn kẹt đường vào Mỹ  -(NLĐ) – Ngành thủy sản Việt Nam lo sốt vó trước các điều luật về tiêu chuẩn kỹ thuật có tính áp đặt sắp được phía Mỹ thực thi nhằm ngáng đường cá da trơn của chúng ta xuất sang thị trường này   —   Luật Nông trại của Mỹ làm khó ngành cá tra Việt Nam  -(TBKTSG)

Giám đốc bỏ trốn, xù lương CN  -(NLĐ)

Tập đoàn Dầu khí sẽ nhập than từ năm nay  -(TBKTSG)   >>>    Nước ngọt dự kiến sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt   >>>   Khó mà phạt được Facebook   >>>   Tata rút khỏi dự án thép 5 tỉ đô la Mỹ ở Hà Tĩnh

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tìm hiểu trang phục cổ truyền của người Thổ [nhóm Mọn] (VHNA).
- Truyện ngắn của nhà thơ Ý Nhi: Một miền hoa tam giác mạch (Phần 2) (MTG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Ngôi đền thờ Ông Bà Chủ Chợ  -(TBKTSG) – Chợ Cao Lãnh.

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Bị bỏ rơi lúc trời lạnh, bé sơ sinh vẫn ngủ ngon
Bị bỏ rơi lúc trời lạnh, bé sơ sinh vẫn ngủ ngon  -(NLĐ) -  Bé gái cân nặng khoảng 3 kg, gương mặt tròn, mũi cao, tóc đen, nước da trắng hồng. Dù bị bỏ rơi lúc trời lạnh trước cổng chùa nhưng bé vẫn ngủ rất ngoan.  ===>>>
Truy bắt hung thủ giết thạc sĩ sử học  -(TT)  – Ngày 6-2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh, cho biết đang khẩn trương truy bắt hung thủ sát hại thầy giáo Lê Thành Tôi (46 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Càng Long) gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Hơn 150.000 lượt người khám cấp cứu và bị tai nạn   – SGTT.VN – Tổng số khám cấp cứu, tai nạn là hơn 153.800 lượt người; trong đó, cấp cứu tai nạn giao thông hơn 35.770 lượt; bị thương do tai nạn do pháo nổ và các chất nổ khác là 56 người.
Bất an với các “lâu đài” dụ yến   -(NLĐ) – Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư
Tai nạn kinh hoàng, 7 người trong 1 gia đình gặp thảm nạn  -(Soha)   —-   Tết Giáp Ngọ 2014: Gia tăng tội phạm giết người  -(GDVN)
Công an bác bỏ cáo buộc đánh dân chấn thương khi bắt đối tượng truy nã  -(GDVN)
Hà Nội: Nửa đêm vác hung khí chém chó, làm loạn nhà hàng xóm  -(DV)   >>>   17 công nhân ngộ độc thực phẩm tại công ty   >>>  Tai nạn liên hoàn trên QL1A, bốn người nhập viện   >>>   TP.HCM: Hàng trăm cảnh sát vây bắt kẻ “tử thủ” trong nhà hàng   >>>   Mâu thuẫn khi xin nghỉ Tết, nữ nhân viên dẫn người tới… chém sếp   >>>   Một thanh niên bị chém đứt lìa bàn tay vì cãi nhau
Xe công nô nức trẩy hội    -(NLĐ)   >>>   Cháy lớn tại bãi rác, 5 nhà dân bị thiêu rụi

QUỐC TẾ

Chính phủ Pakistan hòa đàm với phe Taliban -(VOA)   —    Chính phủ Pakistan khởi sự đàm phán với quân Taliban -(RFA)
Đảng đương quyền Thái có thể mất sự ủng hộ vì kế hoạch trợ giá gạo -(VOA)
Malala Yousafzai được đề cử Giải Nhi đồng Thế giới -(VOA)
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật kiểm duyệt Internet -(VOA)
TT Obama: Tự do tôn giáo quan trọng đối với ‘an ninh quốc gia’ -(VOA)   —–TT Hoa Kỳ: TQ và Miến Điện cần khoan dung tôn giáo  -(RFA)   —   Thượng Viện Mỹ phê chuẩn Thượng nghị sĩ Baucus làm Đại sứ tại TQ  -(VOA)   —    Mỹ cấm hành khách mang chất lỏng lên chuyến bay tới Nga  -(VOA)   —   Mỹ nêu vai trò của Nga trong vụ tiết lộ một cuộc điện đàm  -(VOA)
Miến Điện truy tố 5 nhà báo về tội tiết lộ bí mật quốc gia -(VOA)
Al-Qaida chịu trách nhiệm hầu hết các vụ tấn công tự sát ở Iraq -(VOA)   —   Bang Virginia thêm tên cho biển Nhật Bản  -(VOA)
TQ tung tàu ngầm tuần tra mới, đe dọa Mỹ  -(VNN)  —  Thái Lan: Hàng chục đội đặc nhiệm lùng bắt thủ lĩnh biểu tình  -(NLĐ)
Sụp đổ ngành xuất khẩu gạo có thể đặt dấu chấm hết với chính phủ Thái  -(GDVN)
Tập Cận Bình: Quan hệ Nga-Trung khăng khít là may mắn cho cả TG  -(Soha)   >>>  Vì sao TQ bất ngờ cử binh sĩ tham gia tập trận Hổ mang Vàng 2014?    —    Nga bác đề nghị hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ với Nhật  -(GDVN)
“Nếu không có Mỹ thì Trung-Nhật đã sớm xảy ra chiến tranh”  -(GDVN)    >>>   Tàu ngầm mới của Trung Quốc dám đặt Hawaii, Alaska vào tầm ngắm?    >>>   Mỹ xếp tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ Trung Quốc vào danh sách kém nhất
Manila lên tiếng sau khi Tân Hoa Xã nói Tổng thống Aquino “ngu dốt”   -(GDVN)   >>>   Trợ lí Ngoại trưởng Mỹ xin lỗi vì chửi thề EU
Thế vận hội mùa Đông Sotchi khai mạc  -(RFI)   >>>   Olympic Sotchi, một Thế Vận Hội nhằm nâng cao uy tín cho ông Putin
Tập Cận Bình và Shinzo Abe cùng “ve vãn” Vladimir Putin -(RFI)
Một đạo diễn Đài Loan bị truy tố vì đưa người Hoa lục vào căn cứ hải quân-(RFI)
Bắc Triều Tiên gần như hoàn tất việc mở rộng căn cứ phóng tên lửa -(RFI)
Lạm dụng tình dục: Vatican điều tra một giám mục Chilê -(RFI)


Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến?

Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng thêm, với những lời lẽ và hành động leo thang của cả hai bên Nhật Bản lẫn Trung Quốc. Trung Quốc lại có dấu hiệu lăm le xác lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Liệu thùng thuốc súng châu Á sẽ nổ ở phía đông hay phía đông nam?
Tuần qua có những sự kiện liên quan đến Đông Á và biển Đông gây nên mối lo về chiến tranh sắp nổ ra giữa hai cường quốc châu Á, là Trung Quốc và Nhật Bản. Trước hết, trong hội nghị an ninh quốc tế quy tụ  những nhà ngoại giao, quốc phòng hàng đầu của thế giới tại Munich hồi cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội Trung Quốc phát biểu rằng quan hệ Nhật Trung đang ở vào thời điểm xấu nhất, và Trung Quốc sẽ hành động để duy trì sự ổn định trong khu vực. Cùng dự hội nghị, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, năm nay đã 90 tuổi, tuyên bố rằng châu Á ngày nay giống như châu Âu hồi thế kỷ thứ 19, khi các nước liên quan không ai chịu từ bỏ đường lối chiến tranh để giải quyết vấn đề. Quan điểm của TS. Kissinger liệu có báo trước điều không lành chăng?
 
Nhìn lại 40 năm trước, ông Kissinger là nhà kiến trúc chính sách cho Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc để khống chế Liên Xô, dù phải bỏ Việt Nam. Cho tới nay, ông đã 90 tuổi, chủ trương của ông vẫn là Mỹ có thể hy sinh bất kỳ đồng minh  để bắt tay hợp tác với Trung Quốc hùng mạnh để cùng chia chác quyền lợi trên thế giới. Lúc Thủ tướng Phan Văn Khải của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, ông viết báo cảnh giác Washington phải thận trọng trong mối quan hệ với Việt Nam, đừng để mất đi mối bang giao tốt đẹp với Trung Quốc. Từ những dữ kiện đó, mọi điều phán đoán của ông Kissinger liên quan đến Trung Quốc dường như đều bị ảnh hưởng của lập trường thân Trung Quốc. Sự so sánh tình hình thế giới ngày nay với thế kỷ 19 là hoàn toàn khập khiễng. Nền bang giao quốc tế ngày nay hoàn toàn khác với cả thế kỷ 20, đừng nói tận thế kỷ 19, là khi toàn thế giới chủ trương nuốt chửng lẫn nhau bằng chiến tranh, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, chủ nghĩa thực dân đế quốc thịnh hành, các chế độ dân chủ chỉ mới manh nha bên cạnh các đế chế lâu đời còn vững mạnh, kinh tế thì chỉ dựa vào cướp đoạt tài nguyên nước khác… Như vậy ý kiến của TS.Kissinger có giá trị nào?
Ông Kissinger là người ủng hộ Trung Quốc, và bài báo đăng trên tờ New York Times lúc Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải sang Mỹ đã có người cho là do Bắc Kinh nhờ viết, hay nói đúng hơn là trả tiền để ông ấy viết. Tuy nhiên việc thân Bắc Kinh đã không gây ảnh hưởng trong nhận định của ông ở Munich, mà chính sự so sánh giữa thế giới ngày nay với thế giới vào thế kỷ 19 mới là căn bản sai lạc để nhận định, vì như đã nói, đó là lúc quan hệ quốc tế còn nghiêng hẳn về phía sử dụng bạo lực quân sự tiêu diệt lẫn nhau. Tuy nhiên chiếu theo những diễn biến gần đây, không phải hoàn toàn vô lý khi nói chiến tranh có thể xảy ra.
Theo lời tuyên bố của bà Phó Anh, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội Trung Quốc, tại Munich thì người ta thấy rõ Bắc Kinh đang cao giọng đe dọa chiến tranh. Trong khi đó một Ủy ban chính phủ của Nhật Bản cho biết sẽ đề nghị chính quyền giải thích lại hiến pháp Nhật để hủy bỏ lệnh cấm lực lượng quân sự Nhật Bản can thiệp ra bên ngoài biên giới, và quân đội Nhật có thể tiếp sức, yểm trợ đồng minh ở bên ngoài nếu xảy ra xung đột quân sự liên quan tới nước đồng minh đó. Vậy khi nói sự viện dẫn lịch sử của ông Kissinger không có giá trị, liệu chiến tranh có thể vẫn xảy ra chăng?
Về vấn đề Nhật muốn tiếp trợ đồng minh bên ngoài biên giới, ta thấy đồng minh của Nhật hiện nay là Mỹ, sắp tới có thể là Úc, Ấn Độ, và không chừng sau này còn có cả Philippines và Việt Nam nữa. Cho nên tin này rất có ý nghĩa. Và tuy hiện tại cả hai phía đều lớn giọng nói không loại trừ phương tiện chiến tranh, nhưng yếu tố quan trọng nhất, là Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự với một cường quốc khác, trước khi đạt tiến bộ kinh tế và kỹ thuật ngang với Mỹ.

Ngay cả việc xung đột với những nước yếu hơn như Việt Nam, Philippines, Bắc Kinh cũng phải cân nhắc vô cùng thận trọng. Chưa nói tới Nhật Bản là đồng minh chí cốt của Mỹ và có hiệp ước an ninh chung với Mỹ, ngay cả Việt Nam cũng không phải là một mục tiêu dễ nuốt, khi hầu khắp cả thế giới đều chống lại Trung Quốc xâm lược hay áp bức Việt Nam. Mỹ vừa có tiếng nói khá mạnh trong vấn đề này, thậm chí còn sớm sủa và kịp thời hơn là khi Trung Quốc giảnh chiếm không phận nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Đó là tiếng nói của Hoa Kỳ cảnh cáo Bắc Kinh đừng nên có ý định xác lập vùng ADIZ ở biển Đông. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf họp báo tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào tương tự như vậy sẽ bị coi là hành động khiêu khích và đơn phương, có thể làm tăng thêm căng thẳng. Tuy nhiên bà Marie Harf không quên nhấn mạnh rằng tin tức về vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông chưa được xác nhận.
Căn nguyên của sự việc này là bản tin của nhật báo Asahi của Tokyo cho hay không quân Trung Quốc đã đề nghị lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông, lấy Hoàng Sa làm trọng tâm. Đây là một tin rất chính xác dù chỉ mới có môt nguồn cung cấp. Vì vậy phát ngôn viên Marie Harf nói thêm,nguyên văn là “Washington muốn nói thật rõ rằng các bên liên quan không được xác định một vùng nhận dạng phòng không hay bất kỳ quy định hành chánh nào mà có thể hạn chế hoạt động của các phía khác trong những vụ tranh chấp lãnh thổ” Bà nói thêm rằng Hoa Kỳ tất nhiên sẽ khuyến cáo Trung Quốc đừng làm như thế.
Lập trường của Hoa Kỳ rất rõ ràng trong vấn đề này, vậy liệu Trung quốc có tiến hành xác lập ADIZ biển Đông không?
Câu trả lời có thể là ít nhất trong vòng vài năm tới Trung Quốc chưa thể lập một vùng ADIZ theo đường lưỡi bò. Tin của Asahi Shimbun nói vùng ADIZ đó có trọng tâm ở Hoàng Sa, nên nếu có chăng cũng không thể bao trùm biển Đông theo đường lưỡi bò tới tận Trường Sa.
Về mặt quân sự, hiện nay không quân Trung Quốc chưa đủ mạnh để khống chế không phận toàn biển Đông. Chính vì thế mà Bắc Kinh cao giọng rêu rao về lực lượng hàng không mẫu hạm, ý nói sẽ mạnh như hạm đội 7 của Hoa Kỳ để thống trị biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc chưa đủ khả năng hình thành một hải đội tác chiến HKMH giống như của Hoa Kỳ, với tất cả lực lượng không quân, hải quân trực thuộc gồm hằng trăm phi cơ oanh tạc chiến đấu và những tàu ngầm tấn công chạy năng lượng hạt nhân, phóng hoả tiễn hạt nhân…  quanh chiếc tàu thống soái đó.
 
Hải đội cỡ HKMH Liêu Ninh chưa chắc chống nổi tàu ngầm, phi cơ hoả tiễn của Việt Nam, chưa nói đến Nhật hay Mỹ. Tóm lại, rõ ràng Trung Quốc chưa sẵn sàng cho chiến tranh. Trong khi đó Nhật Bản lại ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng không phải vì thế mà Nhật muốn khai chiến, vì Nhật cũng không dễ thắng Trung Quốc như đã từng thắng nhà Thanh ở Triều Tiên năm 1895 và đánh tan hạm đội Nga ở Tsushima (Đối mã) năm 1905. .
Chắc chắn Tokyo cũng không thể “tiên hạ thủ vi cường” vì đã có đồng minh Hoa Kỳ luôn luôn muốn duy trì hoà bình trên khắp thế giới.
Nhà tư bản luôn luôn cần ổn định để kiếm tiền cho đầy túi. Trung Quốc đang muốn làm nhà tư bản hàng đầu thay cho Mỹ, thì Trung Quốc cũng phải mong ổn định, mặc dù có lên gân hù dọa ai chăng nữa.

Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên


Trần Trung Đạo (Danlambao) – Khái niệm chủ nghĩa dân tộc có từ thời cổ Hebrew gần hai ngàn năm trước Thiên Chúa, qua đó, một tập thể người xác định họ khác với các tập thể người khác dựa trên các tiêu chuẩn chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, lịch sử. Có nhiều loại chủ nghĩa dân tộc và loại nguy hiểm nhất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Extreme nationalism, Ultra-nationalism) trong đó một dân tộc tự nhận có đặc tính chủng tộc, văn hóa, lịch sử siêu việt vượt lên trên các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là môi trường để các chính trị gia cơ hội dùng hận thù để khích động chiến tranh, khơi dậy mặc cảm dân tộc như một thủ đoạn chính trị để nắm lấy quyền lực. Một chính trị gia Cambode đang sử dụng cả hai phương pháp này, và y tên là Sam Rainsy.
Sam Rainsy là ai?
Sam Rainsy sinh ngày 10 tháng 3, 1949 tại Nam Vang. Du học tại Pháp năm 1965. Tốt nghiệp nhiều bằng cấp về tài chánh. Tham gia đảng Mặt Trận Đoàn Kết Quốc Gia vì một Cambode Độc Lập, Trung Lập, Hòa Bình và Hợp Tác, gọi tắc là Funcinpec (Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif) và đại diện châu Âu của đảng này. Funcinpec được thành lập từ thời vua Norodom Sihanouk nhưng yếu dần sau khi ông Hoàng xứ chùa Tháp bị tướng Lon Nol lật đổ trong vắng mặt và lưu vong. Khi Pol Pot lên cầm quyền số đảng viên Funcinpec còn lại phần lớn bị giết. Sau khi về nước 1993, Sam Rainsy được giao chức vụ Bộ Trưởng Tài Chánh nhưng bị bất tín nhiệm hai năm sau đó. Năm 1995, Sam Rainsy tự thành lập đảng riêng, đảng Quốc Gia Khmer (KNP) và sau đó đổi tên thành đảng Sam Rainsy. Giữa năm 2012, đảng Sam Rainsy sáp nhập với đảng Nhân Quyền do Kem Sokha lãnh đạo thành đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia (Cambodia National Rescue Party, CNRP).
Ngày 3 tháng Hai, 2005 Sam Rainsy tự lưu vong sau khi biết mình sắp bị truy tố với hàng loạt tội trong đó có việc tố cáo Hun Sen có can dự đến cái chết của lãnh đạo công đoàn Chea Vichea. Tuy nhiên tháng Hai, 2006, y nhận được sự khoan hồng từ vua Norodom Sihamoni theo lời yêu cầu của Hun Sen.
Sau khi trở lại Nam Vang, Sam Rainsy bị bắt vì tham gia vào việc nhổ cọc biên giới Việt Miên. Ngày 25 tháng 10 năm đó, Rainsy bị truy tố về tội xách động chủng tộc và hủy hoại tài sản tại tòa án tỉnh Svay Rieng. Lần nữa y tự lưu vong. Tháng 9, 2010 Sam Rainsy bị xử vắng mặt và bị kết án 10 năm tù. Tuy nhiên tháng 7, 2013, vua Norodom Sihamoni, lần nữa theo thỉnh cầu của Hun Sen trước áp lực quốc tế, ân xá cho Sam Rainsy và cho phép y hồi hương.
Dòng dõi của Sam Rainsy đều hoạt động chính trị. Cha của y, Sam Sary trước đây cũng là một chính trị gia và ông nội y, Sam Nhean, cũng thế. Cả dòng họ Sam đều có máu quá khích, hung bạo. Trong thời gian làm đại sứ tại Anh, Sam Sary đã từng đánh một phụ nữ phục vụ có thai một cách dã man đến nỗi bà ta phải trốn khỏi tòa đại sứ để báo cho cảnh sát Anh biết. Sam Sary bị Sihanouk triệu hồi và tướt bỏ tất cả các chức vụ và quyền hạn. Vợ của Sam Rainsy, bà Tioulong Saumura sinh ngày 9 tháng 7, 1950 cũng hoạt động chính trị và là lãnh đạo cao cấp của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambode. Bà được bầu vào quốc hội năm 2003. Từ 1993 đến 1995, bà từng là phụ tá Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Cambodia.
Quan điểm của Sam Rainsy đối với Trung Cộng
Sam Rainsy không phải bắt đầu là một con cờ chính trị ngoan ngoãn của Trung Cộng. Tháng 5, 2000, Sam Rainsy đã làm Trung Cộng nổi giận khi tham dự buổi họp của Hội Đồng Dân Chủ Tự Do Á Châu (Council of Asian Liberal Democrats, CALD) tại Jakarta trong đó có đại diện đảng Dân Chủ Tiến Bộ Đài Loan. Vài hôm sau, ngày 20 tháng Năm, y đã đích thân đến Đài Bắc để tham dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Đài Loan Trần Thủy Biển mặc dù Trung Cộng đã chính thức khuyến cáo y không nên tham dự. Các hành động này đã làm Trung Cộng tức tối, phản ứng quyết liệt và cảnh cáo Sam Rainsy rằng Trung Cộng sẽ “tiếp tục theo dõi các vi phạm của Sam Rainsy” và nhắc y biết “theo đuổi các mối lợi nhỏ coi chừng sẽ mất lợi lớn”.
Lời cảnh báo của Trung Cộng giúp cho Sam Rainsy hiểu rằng muốn đoạt được quyền lực từ tay Hun Sen, y cần theo đuổi chủ trương “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Sam Rainsy chống lại mọi chính sách mà Hun Sen ủng hộ và khai thác mọi mâu thuẫn trong khu vực có lợi cho mình, đặc biệt xung đột Trung Cộng và các quốc gia Đông Nam Á. Theo báo The Cambodia Herald, ngày 23 tháng 1, 2012, Sam Rainsy kêu gọi quốc hội Cambodia ủng hộ quan điểm của Trung Cộng về biển Đông và thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Sam Rainsy phát biểu: “Để bày tỏ lòng biết ơn đối với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ủng hộ Cambodia nhiều chục năm, Cambodia phải hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc qua chính sách Một Trung Hoa và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này”. Ngày 11 tháng Giêng 2014 vừa qua tại Siem Reap, Sam Rainsy, lãnh tụ đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia (CNRP) lần nữa tuyên bố “Chúng tôi đứng về phía Trung Quốc và chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc lại chống Việt Nam về chủ quyền Biển Nam Hoa [Biển Đông].
Sam Rainsy còn đi xa hơn khi xác nhận và hãnh diện được là người Miên mang dòng dõi Hán. Y tự nhận rằng tổ tiên y đã di cư từ Trung Quốc sang Miên hàng 100 năm trước và cho rằng dân Miên gốc Hoa chiếm đa số trong tổng số dân Cambode. Quan điểm ngày làm ngạc nhiên hầu hết các nhà phân tích chính trị và sử học của Miên. Sam Rainsy phát biểu “Từ 1955, vua Norodom Sihanouk tiếp xúc lần đầu với Thủ tướng Chu Ân Lai, Cambode luôn dựa vào Trung Quốc”. Mới đây Sam Rainsy cũng nhắc lại trong buổi phỏng vấn dành cho BBC “Chúng tôi noi gương cố Quốc vương [Norodom Sihanouk], người ngay từ những năm 1950 đã xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Trung Quốc là một cường quốc, không ai có thể bỏ qua. Trung Quốc là tương lai. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ giúp Campuchia bảo vệ chủ quyền…” Sam Rainsy còn trơ trẻn lập lại câu mà Hun Sen đã dùng để nịnh Trung Cộng trước đó “Chúng tôi biết ơn Trung Quốc vì họ giúp chúng tôi rất nhiều mà không đòi hỏi gì ngược lại”.
Quan điểm của Sam Rainsy đối với Cộng Sản Việt Nam:
Sam Rainsy chống CSVN quyết liệt. Trên báo Cambodia Daily, 21 tháng 7, 1998 Sam Rainsy viết “Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ gởi bọn bù nhìn Duôn (yuon) về nhà. Nếu đảng của Sam Rainsy thắng cử, sẽ không còn Duôn”. Theo kết quả nghiên cứu của đề án Minorities at Risk về quan hệ Việt Miên, sự thù địch đối với người Việt trên đất Miên có từ nhiều thế kỷ nhưng bùng nổ cao điểm sau hội nghị 19 quốc gia tại Paris vào mùa hè 1989. Năm 1990, thỏa hiệp Paris được bốn thành phần gồm chính phủ Hun Sen, Khmer Đỏ (Khieu Samphan), KPNLF (Son Sann) và nhóm Hoàng Gia Sihanouk ký kết. Bốn thành phần này thành lập Hội Đồng Tối Cao Lãnh Đạo Quốc Gia cho đến khi tổng tuyển cử. Trong lúc Mỹ xác nhận tất cả lực lượng quân sự CSVN đã rút khỏi Cambode, Trung Cộng và Khmer Đỏ không đồng ý và cho rằng thường dân Việt đang cư ngụ tại Miên thực ra chỉ là quân đội trá hình. Loại bỏ khối người Việt mà y gọi Duôn này là mục tiêu chính trong nghị trình chính trị của Sam Rainsy.
Gọi người Việt nhập tịch Miên là Duôn. Tiến sĩ David Roberts, giáo sư sử học University of Ulster, Northern Ireland tố cáo Sam Rainsy đã phân biệt chủng tộc khi gọi người Việt là Duôn (Youn). Trong một bài báo phản biện, tác giả Kenneth T. So đăng trên trang mạng của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia cho rằng chữ Duôn phát âm từ chữ Yueh (Việt) mà ra. Khieu Samphan, lãnh tụ Khmer Đỏ, là người đầu tiên dùng từ ngày trong văn thư gởi ông Akashi, lãnh đạo của United Nations Force tại Cambode (UNTAC). Từ đó, Sam Rainsy tiếp tục dùng tiếng lóng này để chỉ người Việt nhập tịch Miên không chỉ trong khi nói mà cả trong các bài viết. Cứ tạm cho giải thích của Kenneth T. So là hợp lý, y không thể biện hộ việc đem một cách gọi chỉ phổ biến trong dân gian vào các văn kiện quốc tế. Trong cách nói dân gian, từ Duôn có thể không mang tính mạ lỵ, phỉ báng nặng nề nhưng khi sử dụng Duôn thay vì Việt Nam, một dân tộc mà cả thế giới đều biết và công nhận, trong các văn bản chính thức cấp chính phủ, từ Khieu Samphan cho đến Sam Rainsy đều hàm ý nhục mạ Việt Nam.
Sam Rainsy luôn tìm cách khích động các mâu thuẫn lãnh thổ và lịch sử giữa Việt Nam và Cambode. Sam Rainsy viết trong Cambodia Daily tháng 10, 2013 “Tất cả người dân Cambode vẫn còn nhớ số phận bi thảm của Kampuchea Krom hay dân miền Nam Cambode, gồm 21 tỉnh Khmer đã bị Việt Nam sáp nhập vào thế kỷ trước, với sự đồng lõa của thực dân Pháp, theo sau nhiều thập niên di dân ồ ạt. Kết quả, số người Việt đông hơn người Cambode, và theo cán cân địa lý dân số mới, như một sự kiện đã rồi, đã hợp thức hóa việc Việt Nam sáp nhập lãnh thổ Cambode. Nhân dân Cambode đang lo sợ một sự kiện đã rồi khác đang được chuẩn bị, và lần này có nghĩa là cái chết của đất mẹ Khmer”. Ba ngày trước khi bỏ phiếu bầu cử quốc hội Cambode tháng 7, 2013 Sam Rainsy tuyên bố “Tôi cảm thấy thương hại cho Khmers. Họ mất ruộng nương bởi vì Duôn luôn tràn đến và chính phủ không làm gì để bảo vệ đồng bào Khmers nhưng lại bảo vệ Duôn. Hôm nay, họ mang Duôn để bỏ phiếu cho Hun Sen, vậy thì người dân Khmers nên bỏ phiếu cho Sam Rainsy để bảo vệ lãnh thổ của chúng ta”.
Sam Rainsy hôm nay chỉ là một chính trị gia cơ hội chứ chẳng phát xuất từ lòng yêu nước thương nòi hay khát khao dân chủ gì. Giấc mơ đẹp của một nhà trí thức Cambode du học 15 năm ở Pháp nếu có cũng đã bị tham vọng quyền lực đốt cháy. Theo lời của Kem Ley, phân tích gia chính trị và là Giám Đốc Trung Tâm Nhân Quyền tại Cambode, Sam Rainsy nếu cầm quyền, cũng sẽ độc tài không kém gì Hun Sen.
Trung Cộng trong xung đột Việt-Miên
Phần này đã phân tích trong bài Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên:
Trung Cộng chủ trương mượn tay hàng xóm Campuchia để bao vây và cô lập Việt Nam như họ đã từng làm sau năm 1975. Cùng một mục tiêu nhưng khác về phương tiện. Vào năm 1978, phương tiện là vũ khí nhưng lần này tài chánh sẽ là phương tiện chính. Năm 1978, các quốc gia hội viên ASEAN ủng hộ quan điểm Đặng Tiểu Bình vì họ không muốn thấy một “Cu Ba phương đông” trong vùng Đông Nam Á. Năm 2012, ngoại trừ Philippines, các quốc gia như Thái, Miến, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Singapore đã nghiêng về phía Trung Cộng qua thái độ không muốn can thiệp vào xung đột biển Đông. Khuynh hướng thân Trung Cộng của Hun Sen bắt đầu sau cuộc đảo chánh đẫm máu năm 1997. Cuộc đảo chánh đã làm y mất uy tín trong các lãnh đạo các quốc gia dân chủ Tây phương. Nhiều quốc gia đã ngưng viện trợ cho chính phủ Hun Sen hay tiếp tục viện trợ nhưng đưa ra các điều kiện phải tôn trọng nhân quyền. Con cờ Trung Cộng nhắm vào trước hết là Hun Sen. Hàng loạt lãnh đạo Trung Cộng viếng thăm Cambode. Tổng bí thư Giang Trạch Dân thăm Campuchia năm 2000, Chủ tịch Lý Bằng thăm Campuchia năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Campuchia năm 2002. Trong vòng mười năm qua, Hun Sen đã thăm viếng Trung Cộng tất cả 6 lần. Hun Sen từng tuyên bố “Trung Quốc nói ít làm nhiều” vì viện trợ của Trung Quốc không đặt ra các điều kiện nhân quyền trong khi nhân quyền lại là tiền đề thảo luận với các nước dân chủ. Trong bang giao quốc tế, chế độ Hun Sen ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Trong hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại Giao tháng Bảy 2012, Hun Sen chọn đứng về phía Trung Cộng qua việc đóng vai “trung lập” trong xung đột biển Đông.
Quan điểm thân Trung Cộng của Sam Rainsy trong xung đột Việt-Trung-Miên đã làm thay đổi ít nhiều chính sách của Trung Cộng đối với Cambode. Với chủ trương tạo bất ổn thường trực chung quanh Việt Nam, trong ngắn hạn Trung Cộng vẫn có thể duy trì một chính sách thân thiện với chính phủ Hun Sen nhưng lại ngấm ngầm khuyến khích Sam Rainsy tiếp tục các hoạt động lật đổ Hun Sen và gây hấn Việt Nam. Đầu tháng Giêng năm nay, trong buổi tập hợp của đảng CNRP tại Siem Reap, Sam Rainsy nhái lại lời tuyên bố của Trung Cộng qua việc tố cáo Việt Nam xâm phạm lãnh hải Trung Cộng “Các đảo [Hoàng Sa, Trường Sa] thuộc về Trung Quốc nhưng Duôn đang cố chiếm bởi vì Duôn rất xấu”. Vì tham vọng quyền lực, Sam Rainsy sẽ tiếp tục làm con cờ của Trung Cộng. Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, do đó, không biết bao giờ dứt.
Con đường thoát của Việt Nam ra khỏi chu kỳ thù hận, như đã kết luận trong các bài viết trước, là con đường tự do dân chủ. Không có con đường nào khác.
Sự tồn tại và phát triển của quốc gia Phần Lan (Finland) là một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh của cơ chế dân chủ. Người viết có dịp sẽ trở lại với nhiều chi tiết hơn trong bài “Hiểm họa Trung Cộng bài học Phần Lan”, nhưng chỉ muốn vắn tắt ở đây. Phần Lan chia sẻ chung một biên giới dài 1200 cây số với Liên Xô. Về địa lý chính trị, Phần Lan đối với Liên Xô không khác nhiều so với vị trí của Việt Nam đối với Trung Cộng, nhưng suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Phần Lan chẳng những duy trì được độc lập mà còn phát triển thành một quốc gia có một nền kinh tế hiện đại. Thành thật mà nói, Phần Lan có ít nhiều may mắn. Đứng về phía Đức trong thế chiến thứ hai nhưng không nằm trên trục tiến quân của Hồng Quân Liên Xô và sự khôn khéo của các lãnh đạo Phần Lan sau đó đã giúp quốc gia này khỏi rơi chung vào số phận của các nước Đông Âu. Tuy nhiên nền tảng để giữ Phần Lan khỏi bị Cộng Sản hóa trong chiến tranh chống Liên Xô 1939-1940 và suốt thời kỳ chiến tranh lạnh chính là cơ chế dân chủ. Cơ chế dân chủ pháp trị với các cơ quan phân quyền độc lập và rõ rệt tại Phần Lan đã giới hạn khả năng độc chiếm quyền lực của đảng CS và đảng này chưa bao giờ đóng được vai trò lãnh đạo chính phủ cho đến khi tuyên bố phá sản vào năm 1992.
Chế độ độc tài CSVN đã dẫn đất nước vào ngõ cụt và đang tiếp tục quanh quẫn trong ngỏ cụt. Để tạo thế đứng và sự kính trọng trong quan hệ ngoại giao quốc tế, Việt Nam phải là một quốc gia dân chủ. Trong sinh hoạt dân chủ quốc tế, tất cả sẽ đều bình đẳng trước Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế mà các bên đã ký kết. Ân oán nợ nần giữa các đảng CS không có liên hệ gì đến dân tộc Việt Nam. Những khẩu hiệu có tính tuyên truyền lừa bịp như “16 chữ vàng”, “tình hữu nghị Việt Miên” sẽ bị gạch bỏ theo chế độ Cộng Sản đã sáng tác ra chúng.
Suốt gần 40 năm, dân tộc Việt Nam phải chịu đựng từ thảm họa này sang thảm họa khác như một chu kỳ lập đi rồi lập lại nhưng giới lãnh đạo CSVN không có một sách lược cụ thể, dứt khoát nào để đưa Việt Nam ra khỏi vòng bế tắc. Lý do đơn giản chỉ vì việc duy trì quyền lực và quyền lợi của giới lãnh đạo đảng CS được xem là một ưu tiên hàng đầu, trên cả chủ quyền đất nước và tương lai của các thế hệ Việt Nam. Chọn lựa cuối cùng và tối hậu là chọn lựa của chính nhân dân Việt Nam. Những gì Phần Lan làm được, Thổ Nhĩ Kỳ làm được, Việt Nam cũng sẽ làm được, chỉ cần mỗi người Việt yêu nước biết đặt sự thịnh suy của dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân và biết sống vì nụ cười của con cháu mai sau hơn là than khóc cho nỗi đau của chính bản thân mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét