Trần Nhật Phong - UPR: Bất thắng, bất bại
Cuộc khảo sát nhân quyền định kỳ phổ quát Liên Hiệp Quốc gọi tắt là UPR diễn ra tại Geneva hôm 5 tháng 2 vừa qua, có vẻ đã gây chú ý cho dư luận ở hải ngoại khá nhiều, đặc biệt là sự có mặt của một số cá nhân đáng chú ý trong phong trào tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Tuy cuộc khảo sát đã chấm dứt, nhưng dư âm vận còn dù rằng hiện vẫn chưa có kết luận sau cùng đánh giá về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
"BÊN THẮNG CUỘC"
Dường như cả 2 phía nhà nước Việt Nam lẫn những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam cũng như một số người Việt hải ngoại đều tự ca ngợi phe mình chiến thắng trong cuộc khảo sát vừa qua.
Phía những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền và một số người Việt hải ngoại cho rằng họ đã chiến thắng vẻ vang.
|
Thứ hai phía này cũng cho rằng mình thành công qua việc vạch ra những chiến thuật mà nhà nước Việt Nam thông qua bộ ngoại giao thường áp dụng để đối phó với những chỉ trích về nhân quyền như lần khảo sát năm 2009, Người giúp cho phía tranh đấu nhân quyền vạch ra chiến thuật là nhân vật tên Đặng Xương Hùng, người từng phục vụ trong bộ ngọai giao Việt Nam và rời khỏi đảng Cộng Sản năm 2012.
Thứ ba là cuộc tường trình từ những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền trong nước đặt biệt là trường hợp ông Phạm Chí Dũng, người vào giờ chót bị công an Việt Nam ngăn chặn không cho lên máy bay, nhưng vẫn có bản tường trình qua hình ảnh video, cho thấy họ vẫn chiến thắng trước sự ngăn cản của nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó phía nhà nước Việt Nam cũng cho rằng họ chiến thắng vẻ vang trước cuộc khảo sát và tạo ra hình ảnh tốt trước sự chứng kiến của cộng đồng quốc tế.
Tuy không nêu rõ, nhưng ai cũng hiểu ông Phạm Bình Minh muốn nói đến
tổ chức chính trị Việt Tân, một tổ chức luôn tìm cách trở thành đảng đối
lập tranh quyền cai trị với Đảng Cộng Sản, nhưng chưa bao giờ được
chính thể quốc gia nào thừa nhận"
|
Thứ hai phía nhà nước Việt Nam cho rằng họ đã gây bất ngờ cho phía chỉ trích, khi đem tất cả những bộ, ban ngành liên hệ đến tường trình và ghi nhận ở Thụy Sĩ, bao gồm luôn bộ công an, bộ thông tin truyền thông, bộ kế hoạch và đầu tư v.v... Điều này phía Việt Nam cho rằng họ chiến thắng vì thuyết phục được cộng đồng quốc tế qua sự giải thích của các ban ngành chuyên môn, và phá vỡ "âm mưu chính trị của những thông tin thiếu khách quan" từ phía chỉ trích.
Thứ ba nhà nước Việt Nam cho rằng họ chiến thắng với những lời khen ngợi của một số quốc gia về những phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cấp đời sống dân chúng v.v... Phía Việt Nam cho rằng họ đã thàn h công khi đưa được các thông tin này ra trước sự chứng kiến của nhiều quốc gia, để xác định về ý nghĩa rộng rãi hơn của 2 chử nhân quyền mà không bị đóng khung thuần túy trong các quyền ngôn luận, đi lại hay tôn giáo.
"BÊN THUA CUỘC"
|
Phía những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền và một số nhân sự, tổ chức ở hải ngoại cũng bị đánh giá là thua trận, do chủ quan, định hướng và chiến thuật.
Cái thua thứ nhất là bên cạnh những tổ chức NGO, những cá nhân tranh đấu cho công bằng xã hội, dân chủ và nhân quyền, sự có mặt của một số tổ chức chính trị đã khiến cho ý nghĩa và chính nghĩa họ đã bị mất, vì họ đã trở thành công cụ cho những tổ chức chính trị dùng để đả kích đảng cầm quyền ỡ Việt Nam, với mục tiêu là lật đổ chế độ đang cầm quyền, không còn ý nghĩa tranh đấu nhân quyền nên tiếng nói không được chú ý nhiều và tác động lớn.
Cái thua thứ hai là thiếu sự định hướng, nên bên cạnh cuộc khảo sát lại xuất hiện cuộc biểu tình với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, điều này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với những người Việt từng phục vụ dưới lá cờ đó và sự thiêng liêng, nhưng nếu đem đến những nơi như trụ sở LHQ thì xem như trật lất, vì trụ sở LHQ sẽ không kiếm ra lá cờ đó biểu tượng cho quốc gia nào trong hiện tại, và phía nhà nước Việt Nam lại khẳng định, những người tham gia cuộc chỉ trích chỉ muốn lật đổ chế độ hiện nay để tái lập thể chế VNCH đã không còn hiện hữu chứ không phải tranh đấu cho nhân quyền gì cả.
Cái thua thứ ba chính là chiến thuật, thay vì tranh thủ cơ hội tiếp cận với những ban ngành do phía nhà nước Việt Nam đưa ra, để trực diện tranh đấu thì những tổ chức, cá nhân lại chọn thái độ tránh né vì sợ mang tiếng "tiếp xúc với Cộng Sản", và chỉ nhắm vận động vào các quốc gia tham dự, điều này với cái nhìn từ bên ngoài thì có vẽ là chiến thuật gây áp lực hữu hiệu, nhưng với cái nhìn của những người trong nước, thì chính là cầu viện ngoại bang hay "cỏng rắn cắn gà nhà", khiến cho những người tranh đấu nhân quyền và dân chủ càng bị đẩy ra xa hơn với người dân trong nước.
Phía nhà nước Việt Nam cũng bị đánh giá là thua thê thảm trong lần này, xem như những cố gắng tham gia vào hội đồng nhân quyền LHQ không còn giá trị gì cả.
Thứ nhất, việc ngăn chặn cá nhân ông Phạm Chí Dũng tham gia cuộc khảo sát UPR của an ninh Việt Nam, đã trở thành bằng chứng rõ ràng nhất về quyền tự do đi lại bị xâm phạm trước con mắt của cộng đồng quốc tế, cho thấy nhà nước VN đã làm ngược lại với bản hiến pháp mà họ vừa tu chính cách đây không lâu.
Xuất hiện cuộc biểu tình với cờ vàng ba sọc đỏ, điều này có thể có ý
nghĩa quan trọng đối với những người Việt từng phục vụ dưới lá cờ đó và
sự thiêng liêng, nhưng nếu đem đến những nơi như trụ sở LHQ thì xem như
trật lấc"
|
Cái thua thứ ba là các giải thích đều lái vấn đề qua phát triển xã hội, khiến cho nhiều quốc gia nhìn thấy chính quyền Việt Nam đang cố gắng biện minh cho các hành động bị xem là vi phạm nhân quyền, mà không chứng minh được thiện chí cải tổ về khung luật pháp, thái độ ứng xữ, để người dân cảm thấy họ được bảo vệ quyền làm người như các quốc gia khác, cái thua chính là cộng đồng quốc tế nhìn thấy tại Việt Nam nhân quyền được ban phát chứ không phải được tôn trọng.
ĐÁNH MẤT CƠ HỘI
|
Nhiều dư luận cho rằng phải chi thay vì đưa ra những lý luận bảo vệ quan điểm của kẻ cầm quyền, phía nhà nước nước VN nên dùng cơ hội này chủ động thăm hỏi những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, tổ chức buổi gặp gở bên lề UPR, lắng nghe tâm tư của những người chống đối hay khác ý kiến về việc điều hành đất nước, không chỉ đối với những người Việt hải ngoại mà cả với những cá nhân như Đặng Xương Hùng, Phạm Chí Dũng, Đoan Trang, mẹ của Lê Quốc Quân hay thân phụ của Trần Huỳnh Duy Thức, thì có lẽ kết quả sẽ đẹp hơn nhiều, ít nhất có thể đối thoại và giải quyết trong tin thần xây dựng.
Đáng tiếc những điều ghi nhận ở trên đều không xảy ra, và cái mọi
người nhìn thấy chỉ là những con dân Việt Nam, những người nói tiếng
Việt của cả hai phía đang tìm cách triệt hạ nhau trước cặp mắt của những
trọng tài quốc tế, mà họ dường như không bao giờ đưa ra kết quả chung
cuộc"
|
Ngược lại đối với những tổ chức NGO, hay những cá nhân tranh đấu cho công bằng xã hội, nhân quyền và dân chủ, định hướng rõ mục tiêu sau cùng của họ, sẵn sàng tiếp cận quan chức Nhà nước Việt Nam ở Thụy Sỹ, thẳng thắn vạch ra những tiêu cực và những điều chưa đúng của nhà nước Việt Nam về quan điểm nhân quyền, đừng để những tổ chức chính trị hay những cá nhân có động cơ chính trị ảnh hưởng thì có lẽ mục tiêu của họ sẽ dể dàng đạt được nhiều hơn, thay vì sự chỉ trích và khát vọng nhân quyền của họ bị biến thành công cụ chính trị.
Đáng tiếc những điều ghi nhận ở trên đều không xảy ra, và cái mọi người nhìn thấy chỉ là những con dân Việt Nam, những người nói tiếng Việt của cả hai phía đang tìm cách triệt hạ nhau trước cặp mắt của những trọng tài quốc tế, mà họ dường như không bao giờ đưa ra kết quả chung cuộc.
Trần Nhật Phong
Theo FB Trần Nhật Phong
Tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân tuyệt thực
RFA
Tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân tuyệt thực từ ngày hôm qua, đến hôm nay đã được thăm gặp và trao đổi với gia đình.
Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên Không biên giới
Trà Mi-VOA
Một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới đề nghị Việt Nam chớ nên tiếp tục lừa bịp và phớt lờ các quan tâm của quốc tế về lĩnh vực nhân quyền trong thời đại thông tin kỹ thuật số.Phản hồi về buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR hôm 5/2 của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp nói thay xem những phê phán của thế giới là ‘thù địch’, chính phủ Việt Nam nên hữu nghị mời giới bảo vệ nhân quyền quốc tế sang tìm hiểu thực trạng nhân quyền và mời gọi sự giúp đỡ để cải thiện.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, ông Benjamin Ismail, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về việc này.
Ông Benjamin Ismail: Tôi muốn nói rằng Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên hiệp quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện. Sự thật đã được phơi bày rõ ràng, chẳng hạn như qua các bản án tù dài hạn họ dành cho những nhà bất đồng chính kiến và các blogger thể hiện quan điểm ôn hòa trái ý với họ, chẳng hạn như tình trạng càng ngày nhà cầm quyền càng dùng bạo lực để đối phó, sách nhiễu các blogger cổ súy dân chủ và tấn công cả thân nhân của họ nữa. Không thể che giấu sự thật được đâu.
VOA: Nhiều người đánh giá rằng kể từ đợt kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR lần đầu năm 2009 tới nay không thấy cải thiện nào đáng kể từ Việt Nam trong các lĩnh vực nhân quyền bị chú ý nhất bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí. Vậy hiệu quả thật sự của UPR là gì? Liệu có thể trông đợi gì từ đợt kiểm điểm lần này?
Ông Benjamin Ismail: Trước khi kiểm điểm, chúng ta cần phải xem xét tình hình. Cho nên kỳ UPR 2009 được coi như là dịp đầu tiên thế giới tập trung lại quan sát, bình luận, và khuyến nghị về nhân quyền Việt Nam. Và sau 4 năm, lần UPR thứ nhì này là cơ hội để chúng ta nhìn lại, điểm lại để đánh giá. Thời điểm này, với việc Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, áp lực và trách nhiệm đang đè nặng lên cơ chế UPR, lên Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế để nhắc nhở Hà Nội các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền.
Ví dụ Việt Nam vừa ký vào Công ước Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, chúng ta có thể dùng cơ chế UPR để thúc giục Việt Nam rằng ký kết thôi chưa đủ, quan trọng là phải áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, dựa trên cơ chế này, chúng ta có thể nêu bật sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của Hà Nội rằng một mặt ký kết, mặt khác vẫn tiếp diễn tình trạng tra tấn nhục hình, vẫn dùng Bộ Luật hình sự và cả côn đồ để hành hung, đàn áp blogger hay các nhà hoạt động trên mạng cổ súy cho dân chủ-nhân quyền. Chúng ta tiếp tục dùng diễn đàn UPR quốc tế này để nêu lên các quan ngại, để phơi bày ra thế giới những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và tạo áp lực lên Hà Nội buộc họ phải thay đổi. Song song đó, chúng ta tiếp tục hỗ trợ các tiếng nói độc lập tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam về nhiều phương diện, kể cả pháp lý.
VOA: Ông có đề nghị nào giúp nâng cao hiệu quả của UPR hơn nữa không?
Ông Benjamin Ismail: Theo tôi, càng nhiều nội dung về UPR và những gì diễn ra tại buổi kiểm điểm ở Liên hiệp quốc được dịch ra tiếng Việt chuyển tải tới càng nhiều người dân Việt càng tốt để họ hiểu biết hơn về vai trò và tác dụng của UPR đối với đời sống của từng cá nhân. Nhiều người Việt Nam cho tới nay còn chưa hiểu rõ về nhân quyền, chưa quan tâm đến sự kiện UPR này, cũng như chưa biết đến các phong trào quốc tế nỗ lực cải thiện nhân quyền cho Việt Nam ra sao. Nhận thức của người dân Việt Nam trong lĩnh vực này phải được nâng cao hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát huy xã hội dân sự tại Việt Nam mạnh hơn nữa để tranh đấu đòi các quyền căn bản chính đáng cho con người như quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin, tự do truy cập internet, hay tự do báo chí.
VOA: Phát biểu trước kỳ kiểm điểm UPR lần này của Việt Nam, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trong nước tuyên bố dù Việt nam có cố gắng đến đâu, đạt tiến bộ nhân quyền đến đâu, vẫn luôn luôn có những ‘thế lực thù địch’ chỉ trích vì nhiều mục đích khác nhau. Ông phản hồi thế nào về bình luận này?
Ông Benjamin Ismail: Luận điệu này thừơng được các chính phủ độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên sử dụng. Thay vì tố cáo, quy chụp các nỗ lực quốc tế giúp cải thiện nhân quyền cho Việt Nam là ‘thù địch’, tốt hơn hết Hà Nội nên mời các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các nhà quan sát độc lập đến để học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cũng như mời gọi sự giúp đỡ để tiến bộ hơn. Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí, vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là trong khi cơ chế của Liên hiệp quốc chưa có cách ngăn chặn hay giải pháp cho tình trạng nhà cầm quyền đàn áp hay dùng bạo lực đối với các blogger và thân nhân của họ như trường hợp của nhà bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn, chúng tôi một lần nữa mạnh mẽ kêu gọi Hà Nội hãy chấm dứt các hành động phản nhân quyền này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng viên Không biên giới, đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Báo Đảng đề cập việc cấm Facebook
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa có bài trong mục Bình luận - Phê phán nói về những điều mà báo này gọi là tác hại do "sự bùng nổ của Facebook" mang lại.
Bài của tác giả Nguyễn Hải Đăng thậm chí đề cập tới việc cấm sử dụng Facebook như một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, nước cấm các mạng xã hội bên ngoài nhưng cho phép các mạng của họ như Tencent và Sina Weibo chiếm thị trường.
Bài viết tựa đề "Sự 'bùng nổ' của Facebook và một số vấn đề đặt ra" dẫn công bố của mạng xã hội Facebook cho hay "trung bình ba giây có một tài khoản mới đến từ Việt Nam; số người dùng Facebook tại Việt Nam đạt 19,6 triệu người, chiếm 74,1% lượng người sử dụng internet, vượt qua các trang mạng trong nước nhiều lần".
Tuy nhiên tác giả đặt câu hỏi liệu điều này có thực sự cần thiết.
Theo người viết, thành công của Facebook nằm ở chỗ "người dùng có thể khai báo, sử dụng, trao đổi, chia sẻ các thông tin, thông điệp một cách công khai, bán công khai hay hoàn toàn bí mật". Thế nhưng điều này lại "cổ động cho hành vi không minh bạch của nhiều người sử dụng".
Bởi vậy, tác giả Nguyễn Hải Đăng cho rằng Facebook không phải là một mạng xã hội đúng nghĩa vì không khuyến khích đối thoại và làm "nảy sinh tình huống người dùng sẽ gặp, đọc những thứ không cần thiết".
Quyền lợi phù du'
Và đáng chú ý nhất chính là các trang Facebook của các thế lực thù
địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam lập ra để vu
cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc về Việt Nam."
Nguyễn Hải Đăng
|
"Là mạng xã hội duy nhất cho phép người dùng không cần công khai tin tức cho tất cả mọi người, Facebook đã gián tiếp lôi kéo người sử dụng làm việc riêng trong giờ hành chính."
Bài báo cho rằng do vậy, Facebook đã gây ra tình trạng vi phạm luật Lao động vì người lao động truy cập mạng xã hội này trong giờ làm việc.
Ngoài ra, mạng xã hội này cũng bị cho là mảnh đất màu mỡ cho các "tin đồn, xúc phạm, bôi xấu"...
Nguyễn Hải Đăng nhấn mạnh: "Và đáng chú ý nhất chính là các trang Facebook của các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam lập ra để vu cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc về Việt Nam".
Hiện có các trang web và Facebook mang tên các lãnh đạo Việt Nam |
Tác giả này nhắc tới cuộc nổi dậy 'Mùa xuân Ả rập' được xem như bắt đầu từ trên mạng xã hội và tình hình bất ổn hiện nay tại Bắc Phi để chứng tỏ rằng "biến động dựa trên tuyên truyền trên Facebook đã thất bại".
Nguyễn Hải Đăng đặt câu hỏi: "Facebook và những quyền lợi phù du mà nó đem lại có đáng để đánh đổi những gì mà chúng ta không thể đánh mất?"
Tác giả này cho rằng đề xuất cấm sử dụng Facebook đã được bàn đến tại nhiều nước.
"Hiện tại một số nước không cho phép mạng xã hội này được hoạt động tại nước họ, bất chấp những luận điệu từ các tiếng nói đối lập của các tổ chức nhân quyền có trụ sở chủ yếu đặt tại Hoa Kỳ."
Chưa rõ đề xuất cấm sử dụng Facebook đã được giới chức ở Việt Nam mang ra bàn hay chưa, nhưng các bài bình luận phê phán dạng này trên báo Đảng có thể được xem như biện pháp 'dọn đường dư luận' và tìm hiểu phản ứng của xã hội.
Việt Nam là một trong các quốc gia ghi nhận sự phát triển nhanh mạnh nhất của Facebook. Mạng này, do Mark Zuckerberg sáng lập, vừa kỷ niệm 10 năm ra đời.
(BBC)
'Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền'
Kết thúc phiên kiểm định định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền của Việt Nam, đại diện chính quyền Việt Nam nói người Việt Nam đang được hưởng các quyền 'cơ bản và tự do'.
Ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu rằng quốc gia này luôn tôn trọng và thực thi nghiêm túc tất cả các điều luật, công ước quốc tế về nhân quyền và quyền công dân, cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận kể từ lần kiểm định trước hồi năm 2009.
Tuy nhiên, phía các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan vận động nhân quyền cho rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền và cần cải thiện nghiêm túc.
Có tổ chức còn nói Việt Nam nên bị Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc khai trừ.
Cộng đồng người Việt từ một số nước châu Âu biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc vào đúng lúc phiên kiểm định đang diễn ra, mặc trời mưa lạnh hôm 5/2, để bày tỏ ủng hộ với những người ở Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh nhân quyền.
Theo BBC Việt Nam
Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Tại sao chủ sở hữu game Flappy Bird nên trốn truyền thông?
Danluan
Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Theo FB Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Dân Luận: Chúng tôi đưa bài viết này lên không nhằm mục đích “ném đá” Nguyễn Hà Đông, người viết trò chơi Flappy Bird nổi tiếng. Chúng tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ Việt Nam hãy chú ý tới vấn đề bản quyền trong các sáng tạo của mình, nhất là khi sáng tạo đó được đưa ra thế giới. Nếu các bạn không thành công thì thôi, chứ nếu thành công và nổi tiếng thì vấn đề bản quyền luôn là vấn đề bị soi đầu tiên, sau đó là thuếTối hôm qua, vừa đi tư vấn cho Larry Thanh về chuyện bản quyền nhạc thì sáng nay mở mắt ra đã thấy ngay 2 vụ to uỳnh về bản quyền phim và bản quyền game.
Ngoài việc sử dụng nhạc và hình ảnh chưa được phép, game Flappy Bird còn bị cho là sao chép nguyên xi ý tưởng của trò Piou Piou ra đời năm 2011. Ngược lại, Flappy Bird cũng đang bị rất nhiều người “nhái lại” để ăn theo sự thành công của game này.
Trang Soha Phim của VCCorp ra thông báo tạm ngưng cung cấp dịch vụ “do chưa đạt được thoả thuận trong việc thương thảo hợp đồng bản quyền với một số đơn vị cung cấp nội dung”. Còn game Fapply Bird của triệu phú đô-la trẻ tuổi Nguyễn Hà Đông bị Nintendo đòi trả 6 tỉ USD tiền bản quyền vì sử dụng hình ảnh ống-cống-xanh trong game Mario của họ.
Thông tin số 2 ở dạng tin đồn, mình chưa kiểm chứng. Và cũng không có nhu cầu kiểm chứng. Nhưng nếu việc này là có thật thì cũng không có gì lạ. Vì đấy là những rắc rối đương nhiên có trong lĩnh vực bản quyền. Nhất là khi các doanh nghiệp Việt muốn ra biển lớn.
Có khoảng 6 file audio âm thanh được sử dụng trong game Flappy Bird, 2 kiểu font chữ khác nhau và một số hình ảnh. Tất cả các loại content này đều có thể bị đòi tiền nếu Nguyễn Hà Đông không phải chủ thể quyền, hoặc chưa mua đủ quyền sử dụng.
Xét về mặt pháp luật Việt Nam, một “bài hát” thường có 3 quyền là Quyền ghi âm, Quyền tác giả và Quyền biểu diễn. Muốn sử dụng hợp pháp để thương mại hóa phải có đủ 3 quyền. Rồi phải tính đến cả phạm vi sử dụng và yếu tố thời gian hợp đồng hiệu lực.
File audio trong game Flappy Bird chỉ có 2 quyền là quyền ghi âm (tạo ra âm thanh dạng điện tử) và quyền tác giả (ký âm tạo ra giai điệu). Quyền ghi âm sẽ được IFPI là Hiệp hội công nghiệp ghi âm Quốc tế thay mặt chủ quyền thực hiện cảnh báo và kiện cáo. Còn quyền tác giả sẽ được IFRRO là Liên hiệp quốc tế các tổ chức quyền sao chép “gõ đầu”. Bản quyền về hình ảnh và font chữ thì mình chưa có kinh nghiệm nên không rõ.
Nói chung là, đã ăn được một cục tiền thì chạy đâu cũng chết. Bây giờ có nâng cấp game để thay font mới, chèn nhạc có bản quyền, bỏ hình ảnh ống-cống-xanh của Nintendo thì vẫn chết! Các chủ thể quyền đã có trong tay đầy đủ bằng chứng cả về mặt xâm phạm quyền lẫn hành vi trục lợi bất chính để bắt chủ game phải bồi thường (thông qua các tiết lộ của Hà Đông với truyền thông Quốc tế như CNN, Forbes…).
Cuộc chơi bản quyền, nhất là trên môi trường Quốc tế không đơn giản một chút nào. Tất nhiên, trong trường hợp của Hà Đông thì “thông cảm được” vì bạn ấy không định cố tình vi phạm nhằm tạo ra game trị giá triệu đô. Chỉ là một thành công ngẫu nhiên không ngờ tới.
Nếu am hiểu sâu sắc về luật bản quyền, và biết chắc Flappy Bird có thể thu về doanh thu quảng cáo 1 tỷ VNĐ mỗi ngày, chắc Hà Đông không ngu dại gì mà tiếc vài trăm ngàn hay vài triệu VNĐ để mua bản quyền nhạc, hình, font chữ từ khi game chưa được phát hành. Giờ thì đã muộn, vì nếu các chủ thể quyền “xông vào” kiện, họ không đòi vài triệu VNĐ như việc mua bán lúc đầu, mà sẽ đòi chia sẻ doanh thu.
Nên nhớ, trên thế giới có nhiều công ty được lập ra mà không kinh doanh gì hết. Họ chỉ mua bán bằng sáng chế và đi kiện cáo.
Cuối năm 2012, Google mua Motorola với giá 12.5 tỷ USD. Đầu năm 2014, Google bạn lại Motorola cho Lenovo với giá gần 3 tỷ USD nhưng giữ lại hơn 17.000 bằng sáng chế của hãng điện thoại lừng lẫy một thời này. Tức là, Google định giá 17.000 bằng sáng chế đó gí trị tới 9 tỷ USD.
Apple cũng có hàng trăm ngàn *nhấn mạnh là hàng trăm ngàn* bằng sáng chế. Mọi thứ bạn nhìn thấy và không nhìn thấy ở chiếc điện thoại iPhone bạn đang sử dụng đều được bảo hộ quyền. Thí dụ tiêu biểu như chức năng Slide-to-unlock và thanh-cuốn-ẩn-đi là những phát minh được bảo hộ của Apple và giúp hãng thu về hàng trăm triệu USD chỉ từ việc đi kiện cáo.
Câu chuyện bản quyền thì còn dài lắm, nói mãi cũng không hết được. Mà nói nhiều quá thì không ai đọc nổi nên thôi mình không nói nữa. Mình cho rằng bạn Nguyễn Hà Đông là hãy cứ nên tiếp tục trốn truyền thông như mấy ngày trước, đừng ham hố nhoi mặt ra khi chưa chuẩn bị kỹ càng lại vô tình văng miểng.
((( Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Blogger Truyền thông Xã hội – Founder Truyền thông Trăng Đen – Học từ nguyên lý, Hiểu từ gốc rễ )))
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét