Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý

Đừng sợ xã hội dân sự!

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/275/130275.jpg
PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển
“Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS”.

* Thưa ông, phải hiểu khái niệm XHDS như thế nào?
- Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy XHDS đã tồn tại ở VN từ rất lâu. Nói nôm na, đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. 
Bắt đầu từ năm 2005, với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), lần đầu tiên tại VN, vấn đề xã hội dân sự đã được VIDS tiến hành nghiên cứu và vừa báo cáo đánh giá ban đầu.
Như vậy, thành phần quan trọng của XHDS là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng.

Theo quan niệm đó thì ở VN Mặt trận Tổ quốc là tổ chức XHDS lớn nhất, bao gồm các đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân...), hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ... Mặt khác có thể coi XHDS là diễn đàn, là nơi mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. XHDS hỗ trợ người dân thực thi luật pháp, đồng thời phản ánh nguyện vọng người dân. Nếu thể chế nhà nước hoạt động dựa vào luật, thể chế thị trường hoạt động dựa vào lợi nhuận thì XHDS vẫn tuân theo pháp luật, tuân theo thị trường, nhưng thúc đẩy khía cạnh đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng.

* Hiện nay, XHDS tại VN hoạt động như thế nào?

- Chúng tôi đánh giá các chỉ số XHDS dưới dạng một hình thoi với bốn đỉnh phản ánh gồm: cấu trúc XHDS, môi trường để XHDS hoạt động, các giá trị trong XHDS và tác động của XHDS tới xã hội chung.

Theo kết quả nhận dạng ban đầu, XHDS tại VN có cấu trúc rất rộng nhưng không sâu, tức là người dân thường là thành viên một tổ chức nào đó (phụ nữ, thanh niên, hội nghề nghiệp...) của XHDS nhưng tính tự nguyện còn thấp. Trong khi đó, môi trường để XHDS hoạt động đã được thúc đẩy trên văn bản, nhưng trên thực tế yếu tố khích lệ phát huy sự tham gia của XHDS trong công cuộc phát triển còn yếu. Điều này khiến tác động của XHDS đến xã hội còn yếu tuy các giá trị XHDS được đánh giá là ở mức độ tương đối cao. Đánh giá bốn lĩnh vực trên ở VN, các chuyên gia cho điểm chung ở mức trung bình thấp.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng không có nước nào đạt điểm tối đa cho bốn lĩnh vực nói trên. Một nước mạnh thể chế pháp lý, công nghiệp hóa, chưa chắc đã mạnh về XHDS. Trong số 50 quốc gia được khảo sát, XHDS ở VN nằm ở loại trung bình. Những nước có XHDS phát triển mạnh là những nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan. Đây là những quốc gia phát triển bền vững tốt, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường và sự tham gia tích cực của người dân trong công cuộc phát triển quốc gia.

Điểm giống nhau cơ bản của XHDS ở VN so với các nước là đều gồm các tổ chức liên kết trong dân. Điểm khác nhau là các tổ chức liên kết trong dân ở VN do truyền thống nhiều năm chống ngoại xâm nên mang màu sắc đoàn thể cách mạng, được hỗ trợ một cách đặc biệt từ phía chính quyền nên nếu những chính sách của chính quyền có sai sót (điển hình là căn bệnh tham nhũng) thì các tổ chức XHDS rất khó nói. Ngoài ra, người dân chưa quen với việc đòi hỏi chính quyền phải giải trình.

* Vì sao lâu nay XHDS được coi là vấn đề nhạy cảm, không được bàn ở VN?

- Lý do là tại một số nước có hiện tượng khai thác mặt đối lập với chính quyền của XHDS để tạo ra những xu thế mất ổn định. Từ đây có người cho rằng nếu nghiên cứu, phổ biến XHDS tại VN thì sẽ tiến tới khai thác mặt đối lập với chính quyền. Nên hiểu rằng XHDS có nhiều mặt và chúng ta cần nghiên cứu xem mặt tiêu cực, tích cực của nó là gì. Ngay cả người dân cũng hiểu biết rất ít về XHDS. Chính vì vậy càng phải nghiên cứu, hiểu rõ vai trò, tác động của XHDS, trước hết là cộng đồng nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý.

* Có ý kiến cho rằng VN không có XHDS và điểm đánh giá cho bốn lĩnh vực của XHDS là thấp, thấp nhất là sự tác động của XHDS vào xã hội nói chung?

- Đúng là tác động của XHDS vào xã hội còn thấp. Đối với việc tác động của XHDS vào qui trình dự toán ngân sách quốc gia nhóm nghiên cứu chỉ chấm 0,1 điểm. Điều đó chứng tỏ hoạt động của XHDS ở VN còn rất hạn chế và không có ảnh hưởng rõ rệt nào. Người dân (các tổ chức của dân) rất ít được tham gia các quá trình ra quyết định, như lập ngân sách, vay ODA... Hoặc trong chỉ số XHDS tác động tới việc giải trình của Chính phủ, điểm số đạt được chỉ là 0,6. Trên thực tế, hầu hết các công trình xây dựng qui mô lớn (hàng nghìn dân phải di dời, thay đổi lớn về xã hội, văn hóa), các tổ chức XHDS cũng chưa phát huy được sự tham gia của mình.

Một lý do khác để một số người còn cho rằng VN chưa có XHDS (đích thực) là các tổ chức đoàn thể, nhất là ở cấp trung ương còn gắn nhiều với Nhà nước, chưa mang tính độc lập trong khía cạnh phản ánh nguyện vọng của người dân. Ví dụ trong Quốc hội, đại biểu Quốc hội lẽ ra phải là đại biểu dân cử (mang nhiều tính chất của XHDS) nhưng lại là bộ trưởng, lại là chủ tịch tỉnh (tính chất Nhà nước). Tất nhiên VN đang trong thời kỳ chuyển đổi, các tổ chức đoàn thể (các tổ chức XHDS) xuất phát từ thời kỳ cách mạng nên có nhiều sự ràng buộc với chính quyền. Còn tác động của XHDS tới xã hội là có.

Như thế, có thể khẳng định ở VN đã tồn tại XHDS. Ở VN có những khẩu hiệu thể hiện chủ trương khích lệ sự tham gia của XHDS, như “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” hay như nghị định về dân chủ cơ sở.

* XHDS chưa tác động mạnh vào xã hội, cụ thể là không buộc Chính phủ phải giải trình được nên tệ nạn tham nhũng có cơ hội hoành hành?

- Không thể phủ nhận vai trò của XHDS trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Nếu XHDS được trao quyền tốt hơn, được thúc đẩy tốt hơn thì sẽ đóng góp vào việc giảm tham nhũng. Do đó, phải làm sao để XHDS có quyền được tìm hiểu, được đòi hỏi chính quyền phải giải trình. Nếu Quốc hội hoạt động mạnh, các tổ chức quần chúng hoạt động mạnh sẽ tác động lên hội đồng nhân dân các cấp, và đó chính là áp lực để Chính phủ phải giải trình trong những trường hợp quan chức chính quyền bị nghi ngờ có tham nhũng.

* Chính vì luôn lo sợ XHDS đòi hỏi quyền lợi nên có những người không muốn XHDS tồn tại ở VN?

- Đúng là có cách suy nghĩ đó nhưng là vì hiểu nhầm, hiểu phiến diện thôi. Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối. Họ sợ rằng khi có XHDS thì chính quyền sẽ bị phản đối khi muốn quyết định một vấn đề nào đó. Tức là họ nghĩ XHDS sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng giảm đi, XHDS không muốn chấp hành luật lệ. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiểu số. Tất nhiên, những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS. Thực chất vai trò cuối cùng của XHDS, cũng như của bất cứ chính quyền vì dân vì nước nào, là phát triển đất nước bền vững. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.

* Nhưng rõ ràng thời gian qua chúng ta chủ ý không tạo môi trường cho XHDS phát triển?

- Việc chúng ta ít tạo môi trường cho XHDS phát triển có nhiều lý do, có thể do nguồn gốc lịch sử, chính quyền cho rằng với các đoàn thể hiện nay là đủ rồi. Rồi chính quyền làm luôn đại biểu của nhân dân. Điển hình cho việc ít tạo môi trường cho XHDS phát triển là việc chín năm rồi chúng ta chưa ra được luật về hội. Bây giờ vẫn còn đang tranh luận xem quyền lập hội đến đâu, có phụ thuộc vào bộ chủ quản hay không... Tóm lại, tôi cho rằng không nên cực đoan hiểu XHDS là đối lập với chính quyền, hoặc chính quyền có thể bao trùm hết mọi việc của người dân cho nên không cần XHDS. Có thể nói XHDS và chính quyền là bổ sung cho nhau.

* Thưa ông, khi triển khai nghiên cứu vấn đề này, VIDS có gặp phải sự phản đối nào không?

- Năm 2002 CIVICUS vào VN phối hợp cùng UNDP tìm đối tác nghiên cứu về XHDS nhưng sau gần hai năm vẫn không có đơn vị nào nhận, bởi lúc đó khái niệm XHDS được xem là nhạy cảm. Sau đó VIDS thành lập và chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc, khách quan, không định kiến và không bị lợi dụng.

Đến nay, chúng tôi khuyến nghị cần tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới XHDS tại VN một cách đầy đủ, sâu sắc hơn để khai thác các mặt tích cực. Chúng tôi cũng khuyến nghị cần có cơ chế thúc đẩy XHDS để đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Quá trình nghiên cứu cho thấy kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, XHDS ở VN đã trải qua những biến đổi cơ bản và dần dần gia tăng về sức mạnh và tổ chức từ nửa đầu thập niên 1990. Các tổ chức quần chúng đã mở rộng hoạt động, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Các tổ chức mới đã xuất hiện dưới hình thức phi chính phủ và nhóm cộng đồng. Có nhiều ý tưởng mới đã được áp dụng, đặc biệt là thông qua các tổ chức phi chính phủ VN và tinh thần tự thân vận động đã được mở rộng thông qua các tổ chức cộng đồng.
Một trong những phẩm chất của các tổ chức XHDS là khả năng thực hiện các chính sách xã hội của họ đối với người nghèo và nhóm người kém vị thế trong khi các chương trình của Chính phủ không thể nào kham nổi. Sức mạnh của các tổ chức XHDS là tính chuyên môn hóa và đưa ra được những ý tưởng và phương thức mới mẻ.
Tuy nhiên, cho dù XHDS đang đóng vai trò tích cực và sáng tạo hơn nhưng những tác động còn tương đối hạn chế. Nói chung, có những xu thế hạn chế trong các chức năng giám sát của các tổ chức XHDS.
KHIẾT HƯNG thực hiện

Nguyễn Lễ - Khoảng trống trách nhiệm

Bệnh viện ở Việt Nam
Người dân Việt Nam không tin vào hệ thống y tế của nước mình

Không biết ông Philipp Roesler bên Đức khi từ chức có buồn không, chỉ biết rằng có nhiều người Việt tiếc cho ông.

Thật ra, khi bầu cử có kết quả thì việc ông từ chức là kết cục mà ai cũng đoán trước.

Roesler không từ chức mới lạ. Đấy là câu chuyện ở Đức chứ không phải Việt Nam.

Chuyện bình thường

Dù sao cũng tiếc cho tài năng và tuổi trẻ của Roesler. Phải chi ông ở Việt Nam thì đâu có kết thúc sự nghiệp chính trị sớm như vậy.

Nếu Roesler là một lãnh đạo trong đảng cầm quyền ở Việt Nam thì ông không phải bầu cử chi cả. Đảng của ông cũng sẽ không bao giờ mất quyền lực để rơi tình trạng thê thảm thế kia.

Thậm chí nếu ông có không làm tròn bổn phận thì vẫn có khả năng đảng của ông vẫn sắp xếp ông ngồi đó chứ không thể muốn từ chức là được.

Rủi cho Roesler là Đảng Tự do Dân chủ của ông không thiếu người tài để thay ông. Thế là họ phủi tay để ông đi cho xong.

Nhưng nếu đảng có nghĩ tình mà lưu dung thì ông cũng còn mặt mũi nào mà hàng ngày đối diện các đồng chí sau khi đã chịu thất bại ê chề như vậy.

Cho nên ông Roesler từ chức là điều bình thường tự nhiên ai cũng hiểu.

Chức vụ, suy cho cùng, cũng chỉ là phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ không xong thì giữ chức vụ để làm gì?

Có lẽ vì thế mà Roesler đã có hành động từ chức rất nhanh, rất gọn và dứt khoát.

Tuy nhiên, ‘xét một cách toàn diện’ một người như Roesler khó có cửa mà hoạt động trong nền chính trị Việt Nam hiện tại.

Ông là người có tài, nếu không đã không làm đến lãnh đạo một đảng chính trị và vào được liên minh cầm quyền trong một nền chính trị cạnh tranh khốc liệt.

Roesler nói chuyện với sinh viên Hà Nội
Sự nghiệp chính trị của Roesler chấm dứt khi ông còn khá trẻ

Nhưng một đứa trẻ mồ côi, thân cô thế cô, không tiền không bạc, chỉ bằng khả năng bản thân thì có thể tự lực vươn lên trong hệ thống chính trị Việt Nam được sao?

Đó là chưa nói đến nếu ông Roesler không tin vào ‘đấu tranh giai cấp’, ‘bạo lực cách mạng’ hay ‘chuyên chính vô sản’ thì không cách chi ông có thể dùng tài năng của mình đóng góp cho đất nước.

Nền chính trị độc đảng, cho nên, tự thân nó đã gạt ra bên lề rất nhiều người tài giỏi và tâm huyết. Sự lãng phí đấy là không gì bằng.

Ở đây tôi muốn nhắc lại câu nói của Roesler với các sinh viên ở Hà Nội: “Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam mà có cơ hội vươn lên và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh thế nào”.

Tôi nghĩ thêm rằng nếu mỗi cá nhân được tự do phát huy bản thân thì không chỉ cá nhân đó vươn đến đỉnh cao mà đất nước nhờ đó cũng phát triển đến bực nào.

Trong phạm vi bài viết này tôi không đi sâu vào việc sử dụng người tài mà muốn tìm hiểu tại sao một hành động tự nhiên như của ông Roesler lại là quá xa lạ ở Việt Nam.

Không ai từ chức

Không hiếm khi chúng ta đọc trên báo chí có vị quan chức nào đó ở một quốc gia nào đấy không phải Việt Nam từ chức.

Tôi còn nhớ cách đây không lâu có tin một bộ trưởng Ai Cập từ chức ngay sau khi có một tai nạn đường sắt làm chết nhiều trẻ em.

Ở Việt Nam mà từ chức kiểu đó thì lấy đâu ra bộ trưởng từ chức cho đủ?

Vị bộ trưởng Ai Cập đấy chắc không thể hiểu được tại sao ở một đất nước mà hàng ngày đều có tin ‘vào bệnh viện là chết’ mà trước giờ chưa có bộ trưởng y tế nào phải từ chức.

Tai nạn giao thông ở Việt Nam
Việt Nam có số người chết vì tai nạn giao thông rất cao

Nào là trẻ chết vì tiêm vaccine, nào là sản phụ tử vong, nào là mổ nhầm chỗ, nào là bệnh nhân trả về sống lại – ngay cả các bác sỹ liên quan còn không hề hấn gì nữa là bộ trưởng.

Tại sao có sự khác biệt đó? ‘Dân trí thấp’ chăng? Hay trình độ phát triển của Việt Nam chưa bằng họ?

Dù là Việt Nam hay Ai Cập nếu xét kỹ thì sẽ thấy đâu đâu cũng có sợi dây trách nhiệm ràng buộc giữa con người với nhau.

Nhà sản xuất đáp ứng khách hàng, nhà văn đáp ứng độc giả, nghệ sỹ đáp ứng khán giả, nhân viên đáp ứng ông chủ...

Nhà văn không thể viết sao tùy thích mà không cần biết người đọc có mua sách hay không. Suy cho cùng họ bị ràng buộc bởi những người trả tiền để nuôi sống họ.

Nếu vậy bác sỹ chả lẽ không cần đáp ứng bệnh nhân sao?

Nếu là bác sỹ ở bệnh viện tư thì không nói. Nhưng nếu bác sỹ là công chức nhận việc từ Nhà nước trong khi Nhà nước đó lại không có sự ràng buộc trách nhiệm với dân thì đó lại là chuyện khác.

Trường hợp của quân đội cũng vậy. Quân đội là do Đảng đứng ra lấy tiền của dân nuôi nhưng quân đội chỉ thấy Đảng là chủ. Cho nên họ mới thề trung thành với Đảng trước tiên.

Chỗ đứt đoạn

Căn bệnh quan liêu, hách dịch cũng bắt nguồn từ đây.

Cán bộ nhận quyền lực từ Đảng, chứ có phải từ dân đâu? Cho nên chả trách họ chỉ sợ Đảng chứ không biết có dân.

Một hội nghị trung ương Đảng
Đảng Cộng sản gặp nhiều vấn đề về tham nhũng và quan liêu

Với lại, quyền lực không do dân giao nên họ có thể tận hưởng quyền lực đó trước nhân dân.

Từ bác sỹ tắc trách, cán bộ quan liêu, quân đội hiểu lầm truy cho đến tận cùng thì sẽ thấy không có sợi dây ràng buộc trách nhiệm giữa chính quyền với nhân dân.

Không có liên hệ giao-nhận quyền lực thông qua bầu cử thì chính quyền không nhất thiết phải đáp ứng nhân dân với tư cách là người cho họ quyền lực họ đó và bỏ tiền ra nuôi họ.

Cho nên sự ràng buộc trách nhiệm ở Việt Nam bị đứt đoạn lớn nhất ở chỗ chính quyền và từ đó lan ra trong toàn hệ thống.

Đảng không có sự ràng buộc trách nhiệm với dân cho nên toàn bộ hệ thống công chức, cán bộ, công an, quân đội, tòa án của Đảng tạo ra đều làm việc cho Đảng mà không có sự ràng buộc trách nhiệm với dân mà đáng lý ra họ phải có.

Có thể thấy quy luật ràng buộc trách nhiệm bị chà đạp ở mối quan hệ xã hội trọng yếu nhất.

Một nhân viên không làm được việc thì người chủ có thể sa thải mà thuê nhân viên khác. Còn nếu chính quyền không làm được việc thì người dân liệu có nói rằng thôi tôi không trả tiền cho anh nữa để tôi thuê người khác được không?

Tuy nhiên chẳng phải Đảng đã từng lên tiếng nhận trách nhiệm trước dân hay sao? Vậy sao lại nói chính quyền thiếu sự ràng buộc trách nhiệm?

Phải nói là ai cũng muốn ‘nhận trách nhiệm’ như cách của Đảng. Nhưng có điều họ không làm được.

Suy cho cùng, trách nhiệm của ai đó sẽ không đầy đủ nếu không: tận lực một cách xứng đáng; giải trình nếu hậu quả xảy ra; biết tự xử lý khi làm sai và nhận chế tài trừng phạt.

Vụ cháy Hải Dương

Vụ cháy ở Hải Dương
Vụ cháy ở Hải Dương có phải là quá phức tạp nên không chữa được?

Vụ cháy trung tâm thương mại Hải Dương là ví dụ điển hình của cả bốn yếu tố trách nhiệm nói trên đều không có.

Chỉ trong một đêm mà trên 500 tỷ bạc ra tro bụi.

Người dân thì đứt ruột đứt gan nhìn của cải kẹt trong biển lửa còn cứu hỏa dập lửa kiểu gì mà lửa cháy cả ngày đêm, cháy đến khi không còn gì để cháy nữa thì thôi.

Tiểu thương lòng dạ như lửa đốt trong khi cứu hỏa được mô tả là lề mề, vụng về và dập lửa như gãi ngứa.

Tôi không có mặt ở hiện trường nên không hiểu thực hư thế nào, với lại cũng nên thông cảm cho tính chất nguy hiểm của công việc cứu hỏa phải đánh cược sinh mạng của mình.

Tuy nhiên, cứu hỏa ăn lương của dân chỉ để dập lửa mà dập không được lại còn để cháy sạch tài sản của dân thì đúng là họ đã không hoàn thành trách nhiệm của mình.

Họ lãnh lương ngàn ngày chỉ để chữa cháy một buổi mà làm không xong thì ít nhất họ không xứng đáng với số tiền đã nhận.

Sau khi sự việc xảy ra trong lúc người dân chờ đợi giải trình nhất thì họ chưa hề lên tiếng một lời suốt từ đó đến nay.

Và do không rõ đúng sai thế nào nên họ cũng không phải xin lỗi hay từ chức chi hết.

Cuối cùng khi nhà chức trách mở cuộc điều tra về tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ thì chỉ thấy truy tố ban quản lý và bảo vệ chợ chứ không đả động gì đến cứu hỏa.

Học về trách nhiệm

Quốc hội Việt Nam
Bỏ phiếu tín nhiệm là một việc hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam

Dẫu sao chính quyền Việt Nam cũng đang tập tễnh học các nước về trách nhiệm. Cho nên họ mới bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội mà nghe nói cũng sẽ làm trong Đảng.

Nhưng trước mắt dường như vẫn còn sự nể nang, xuề xòa và dĩ hòa vi quý nên chưa có tác dụng bao nhiêu.

Dù sao đây cũng là một bước tiến lớn ở một đất nước mà trước giờ chưa quen với giải trình. Bản thân Quốc hội cũng đang vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên trong bối cảnh mối quan hệ trách nhiệm đứt đoạn toàn diện trong hệ thống thì nỗ lực này cũng chỉ như đấm vào không khí và cũng chẳng khác gì phê và tự phê.

Mà cuộc sống không có trách nhiệm thì sẽ hỗn loạn đến đâu? Còn nếu ai cũng chu toàn chức trách thì xã hội sẽ phát triển đến mức nào?

Nhìn sang các nước phát triển phương Tây như tôi biết, khi đã đi làm và nhận đồng lương thì ai cũng phải làm việc hết khả năng để sao cho công việc hiệu quả nhất có thể.

Còn ở Việt Nam thì, như phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói, nhiều công chức sáng cắp ô đi chiều cắp về.

Cho nên cũng không trách sao một bên lãnh lương mấy ngàn đô còn một bên chỉ vài trăm đô mỗi tháng.

Nếu làm việc với hiệu suất cao nhất có thể thì đương nhiên người ta có quyền hưởng mức lương xứng đáng.

Trong khi đó công chức Việt Nam đồng lương không đủ sống mà tại sao không ít người bỏ cả hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để chạy?

Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri Hà Nội
Đại đa số người dân Việt Nam chưa từng tham dự các cuộc 'tiếp xúc cử tri'

Với mức lương bèo bọt như thế mà lại có những cán bộ giàu có đến giật mình. Vì sao họ giàu như thế thì chắc ai cũng hiểu.

Đất nước nghiễm nhiên trở thành kho tàng cho các cán bộ quan chức 'rút rỉa'.

Bán và để dành

Khi Đảng độc quyền lãnh đạo đất nước thì dù muốn dù không của cải tài nguyên đất nước hoàn toàn nằm trong tay Đảng. Đảng muốn sử dụng thế nào đi nữa thì có ai làm gì được Đảng?

Mà Đảng viên cũng chỉ là con người bình thường chứ không phải thánh nhân. Mấy ai cưỡng được cám dỗ?

Chẳng phải Đảng có kỷ luật của Đảng sao? Nhưng nếu số đông rút rỉa thì số còn lại có đi kỷ luật được số đông đó không?

Cho nên nếu có mua chức bán quyền thì cũng là chẳng có gì lạ. Kẻ có chức để bán thì dại gì không bán. Người bỏ nhiều tiền ra mua thì chắc chắn phải mua về thứ đáng tiền và đương nhiên họ phải tận dụng cho đáng đồng tiền bát gạo đã bỏ ra.

Kẻ bán người mua đều có lợi, chỉ đất nước là thiệt trăm bề.

Việc dân, việc nước không có người tài để làm trong khi người làm thì không những không đủ khả năng mà còn tìm mọi cách tận dụng việc công cho lợi riêng.

Mà chức quyền đâu chỉ để bán? Đó còn là của để dành của con ông cháu cha. Thực tế này còn ăn sâu bám rễ trong lòng Đảng còn hơn cả chạy chức chạy quyền.

Nói công bằng con ông cháu cha không phải không có chỗ tốt. Ít nhất họ cũng nhanh chóng thích nghi và mau quen việc.

Nhưng nếu không cạnh tranh công bằng thì không thể nào tìm được người tài cho đất nước.

'Đạo làm quan'

Hillary Clinton
Bà Clinton từng dứt khoát từ chối nhiệm kỳ hai dù bà làm ngoại trưởng rất thành công

Do đó, 'đạo làm quan', theo tôi nghĩ, là đem bản thân làm lợi cho đất nước chứ không phải lấy đất nước làm lợi cho bản thân.

Làm việc dân việc nước là mang trên mình trách nhiệm về an nguy và cuộc sống của bao nhiêu người.

Đó là núi gươm rừng dao chứ không phải rừng vàng biển bạc.

Nếu ai thấy mình đủ khả năng xông qua gươm dao đó thì sẽ được giao chức quyền để thực thi chức trách. Nếu chức trách không tròn thì phải trả lại chức vụ giống như ông Philipp Roeseler.

Một khi đã hết lòng vì dân vì nước thì họ cũng cần được trả công xứng đáng. Đó cũng là lẽ công bằng.

Còn trong cơ chế hiện nay, vào Đảng là để được thăng quan tiến chức thì liệu cán bộ có thấy được núi gươm rừng dao đó hay không?

Chưa kể với tư duy nhiệm kỳ, khi các quan chức biết họ không có thêm nhiệm kỳ nữa thì họ lại càng ra sức kiếm chác còn công việc làng nhàng cho xong cũng chả sao.

Ở đây tôi nhớ đến cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Bà kiên quyết không làm thêm nhiệm kỳ nữa mặc dù từ tổng thống cho đến người dân đều mong bà ở lại.

Hơn ai hết, chắc hẳn bà biết công việc phục vụ đất nước gian nan và vất vả như thế nào.

Ở Việt Nam, đào đâu ra một cán bộ sợ chức quyền như thế?

Mà nếu cứ mãi rút rỉa như thế thì có lúc đất nước chỉ còn lại xác ve.
Nguyễn Lễ
BBC Vietnamese.com
(BBC)

Có nên thưởng cho đàn áp ở Việt Nam?

Phiên xử Luật sư Lê Quốc Quân
Chính quyền VN tuyên án phạt luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam

Hoa Kỳ có vẻ tỏ ra chưa thực sự cương quyết với các hành xử được cho là đàn áp nhân quyền và các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa ở Việt Nam, theo quan điểm của tờ Washington Post.

Liệu các quan chức cao cấp đại diện cho chính quyền Washington có nên nói thẳng với Việt Nam rằng chính quyền cộng sản nên chấm dứt các hành vi đàn áp, trong khi Việt Nam có nhu cầu tham gia vào các thỏa thuận kinh tế, thương mại ở Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là thỏa thuận Đối tác Thương Mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đề cao nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Câu hỏi này được tờ báo Mỹ đặt ra trong bài xã luận hôm Chủ Nhật. Bài báo mở đầu với nhận định về quan hệ song phương Mỹ - Việt:

"Trong lúc thế lực của Trung Quốc gia tăng, Việt Nam nỗ lực làm việc để xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Việt Nam đã đến thăm Nhà Trắng vào tháng Bảy."

"Sự kiện này đã khuyến khích sự tham gia của Mỹ vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước châu Á, bao gồm Việt Nam, và đang có đề xuất Việt Nam gia nhập cơ cấu Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do với Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác."

Bài báo nói chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã 'khuyến khích' động thái này như một phần của chiến lược "xoay trục" của Mỹ tới châu Á, nhằm 'cân bằng ảnh hưởng' của Trung Quốc.

'Bắt chước Trung Quốc?'

"Như Trung Quốc, Việt Nam đã mở cửa kinh tế cho đầu tư nước ngoài và thị trường tự do. Song cũng giống lãnh đạo mới của TQ, VN xiết chặt giới bất đồng chính kiến trong năm qua"
The Washington Post
Tờ báo Mỹ cho rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có điểm tương đồng trong hành xử với tự do nhân quyền:

"Nhưng không giống như hầu hết các nước láng giềng, Việt Nam đang làm rất ít để tự phân biệt với chế độ cộng sản ở Bắc Kinh.

"Như Trung Quốc, Việt Nam đã mở cửa kinh tế cho đầu tư nước ngoài và thị trường tự do. Song cũng giống lãnh đạo mới của Trung Quốc, Việt Nam đã siết chặt giới bất đồng chính kiến trong năm qua."

Bài báo hôm Chủ Nhật nêu con số thống kê cho thấy trong năm nay, ít nhất 46 nhà hoạt động ở Việt Nam đã bị bỏ tù vì chỉ trích đảng Cộng sản cầm quyền hoặc vì vận động cho nhân quyền.

Và nạn nhân mới nhất của chế độ cộng sản Việt Nam, theo Washington Post là một trong những nhà vận động 'nổi tiếng nhất và dũng cảm nhất' cho tự do rộng rãi hơn, ông Lê Quốc Quân.

Bài báo cho rằng luật sư Quân, 'một luật sư 42 tuổi, giáo dân Công giáo và blogger thẳng thắn,' đã gặp sự đàn áp có hệ thống trong một thời gian dài trước khi bị bắt và tin rằng lý do của việc này là ông Quân thách thức vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản.

"Năm 2007, ông bị bắt ngay sau khi trở về từ khóa tu nghiệp theo học bổng ở Mỹ với Quỹ Quốc gia vì Dân chủ ở Washington, ông đã được chính quyền thả ra ba tháng sau đó sau khi có các phản đối từ Washington.

"Năm 2011, ông bị bắt một lần nữa vì quan sát phiên tòa của một nhà bất đồng chính kiến khác. Năm 2012, ông bị tấn công và bị hành hung bởi những người mà ông nói là nhân viên an ninh nhà nước.

"Đối mặt với tất cả những điều này, ông Quân vẫn tỏ ra kiên định, tiếp tục đăng tải trên trang blog của ông nhiều vụ lạm dụng nhân quyền và đưa ra các đề xuất cho tự do hóa chính trị."

'Câu hỏi trên bàn'

Biểu tình đòi thả ông Lê Quốc Quân
Người dân biểu tình trước phiên tòa xử luật sư Quân với cáo buộc trốn thuế

Tờ báo Mỹ trong phần kết của mình đưa ra một chỉ trích về thái độ được cho là 'thiếu mạnh mẽ' và 'thiếu nhất quán' của chính quyền Obama với việc 'đàn áp nhân quyền' của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:

"Mặc dù ông Quân từ lâu đã là một người bạn của Hoa Kỳ, phản ứng của chính quyền Obama với bản án của ông Quân có vẻ không thực mạnh mẽ," bài báo viết và viết nhắc lại tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội sau phiên xử nhà bất đồng chính kiến:

"Việc sử dụng pháp luật về thuế của chính quyền Việt Nam bỏ tù các nhà chỉ trích chính phủ, bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là đáng lo ngại."

Tuy nhiên, bài viết cho rằng tuyên bố này có thể là chưa đủ mà cần nhấn mạnh thêm rằng cách hành xử với nhân quyền ở Việt Nam đã đặt nước này 'mâu thuẫn' với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và tin rằng chính quyền của ông Obama cần phải có phản ứng thích đáng hơn nữa:

"Một câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ sẽ không đặt Việt Nam ra ngoài vòng một liên minh thương mại tự do vốn dựa vào sự tôn trọng các quy định của pháp luật?

"Và liệu tuần tới đây khi các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ gặp gỡ các đối tác Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh châu ở Á, câu hỏi có nên được đặt lên bàn thảo luận hay là không," tờ Washington Post đặt câu hỏi.
(BBC)

Trại giam Z30A Xuân Lộc chuyển 2 nữ tù nhân lương tâm đang bệnh nặng đi đâu?



Sáng nay, Chủ nhật ngày 6/10/2013 người nhà của 1 người tù đi thăm nuôi về từ trại giam K5 thuộc Trại Z30A Xuân Lộc cho biết là nữ tù nhân Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển trại giam vào ngày 01 /10/ 2013.
Chị Mai Thị Dung đã tuyên bố tuyệt thực để phản đối việc trại giam không cho chị đi trị bệnh. Sau khi thăm gặp vợ vào đầu tháng 1/10 anh Bửu (chồng chị Dung) ra về thì trong cùng một ngày trại giam đã mang xe chở Chị Dung và Minh Hạnh đi đâu không ai rõ?

Đến hôm nay đã 6 ngày trôi mà gia đình các tù nhân chưa nhận được một thông báo nào từ trại Giam Z30A Xuân Lộc về việc chuyển trại nói trên cũng như 2 người đang bị giam cầm ở đâu.

Hiện nay cả chị Mai Thị Dung lẫn Đỗ Thị Minh Hạnh đang bệnh rất nặng. Tình trạng sức khỏe của 2 người đã được công luận quan tâm và liên tục lên tiếng trong thời gian qua. Nhưng việc khám chữa trị vẫn chưa có thông báo hoặc hồi âm nào từ trại giam gửi cho gia đình.

2 nữ tù nhân này bị chuyển trại giam trong lúc đang bệnh nặng nhưng không có thông báo nào của trại giam. Gia đình đặt câu hỏi là chị Dung và Minh Hạnh bị chuyển trại ra Bắc! hay đi trị bệnh?

Cần có sự trả lời từ phía trại giam theo luật thi hành án phạt tù của đảng CSVN.
 
Trương Minh Đức
  (DLB)

Hàng chục thanh niên bị bắt khi từ Philippines trở về VN


Bạn bè cùng một số thân hữu tập trung đòi trả tự do cho các bloggers bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất (Courtesy danlambao)

Trong hai ngày 5 và 6 tháng 10 vừa qua, một số công dân Việt Nam ra nước ngoài, khi trở về tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Hà Nội, bị cơ quan an ninh giữ lại.

Lý do ban đầu được nêu ra là những người bị giữ lại vừa tham gia một chương trình học về xã hội dân sự tại Philippines.

Bắt giữ ngay khi trở về

Thông tin từ người thân và bạn hữu của anh Châu Văn Thi, người viết blog và facebook với biệt danh Yêu Nước Việt, cho hay anh này bị an ninh bắt giữ vào rạng sáng ngày 5 tháng 10 khi về đến tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Một ngày sau đó, vào rạng sáng ngày 6 tháng 10, có thêm blogger và facebookers khác cũng sau khi về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng bị an ninh bắt giữ; đó là Vô Thường- Trần Hoài Bão, Peter Lâm Bùi- Bùi Tuấn Lâm.

Ngoài ra tin còn nói có thêm một số người khác nữa cũng trong tình trạng tương tự như trình bày của blogger Huỳnh Công Thuận sau đây:

Trong đó có những người không có thân nhân ở đây hoặc chúng tôi không liên lạc được thì không biết chắc người ta như thế nào. Nhưng biết chắc trong hai ngày, hai đêm nay tại sân bay Tân Sơn Nhất có 7 người ( bị bắt) mà không có lý do gì hết. Vì có một cô gái đi chung chuyến bay đêm trước, sáng nay gặp có nói là chuyến bay đêm trước có những anh thanh niên đi ra rồi nhưng họ rượt theo họ bắt lại. Hành lý xét hết không có vấn đề gì nhưng họ rượt theo bắt lại.
Những người không có thân nhân ở đây hoặc chúng tôi không liên lạc được thì không biết chắc người ta như thế nào. Nhưng biết chắc trong hai ngày, hai đêm nay tại sân bay Tân Sơn Nhất có 7 người ( bị bắt) mà không có lý do gì hết

blogger Huỳnh Công Thuận

Sáng nay chúng tôi có đến công an Phường 2, địa bàn quản lý luôn khu vực sân bay. Những người đó vào về vấn đề Châu Văn Thi bị bắt quá 24 tiếng đồng hồ rồi; nhưng không ai làm việc. Đến trưa chưa thấy nên chúng tôi quyết định ngồi lại biểu tình, và sau đó Châu Văn Thi được thả vào  khoảng sau 12:30’, còn những người khác thì chưa biết.

Bùi Tuấn Lâm tức Facebooker Peter Lam Bui (trái), Trần Hoài Bảo tức Facebooker Vô Thường (phải). Photos courtesy danlambao
Bùi Tuấn Lâm tức Facebooker Peter Lam Bui (trái), Trần Hoài Bảo tức Facebooker Vô Thường (phải). Photos courtesy danlambao

Thân nhân & bạn bè đòi người

Chính blogger Châu Văn Thi đã báo tin qua điện thoại cho biết việc anh bị an ninh bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Gia đình cùng với một số thân hữu ngay trong ngày 5 và sang ngày 6 tháng 10 đã đến ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất để hỏi cơ quan chức năng về việc anh Châu Văn Thi bị giữ ở đó.

Blogger Nguyễn Thảo Chi, một trong những thân hữu của blogger Châu Văn Thi, vào chiều ngày 6 tháng 10 sau khi người này được thả ra cho biết lại việc nhận được thông tin:

Khi vừa đáp máy bay xuống, từ trong anh Thi đã nhắn tin cho em nói đã đến rồi. Sau đó khi ra hải quan anh cũng báo tin cho em nói bị giữ lại rồi. Khoảng 10 phút sau anh lại gọi ra nói đang làm việc, đi về đi nếu không có gì thì sáng mai về thôi, còn không thì hai ba ngày nữa về. Sáng hôm sau tôi thấy anh Thi chưa về nên cùng với gia đình của anh Thi cùng với một vài bạn bè nữa lên sân bay để kiếm người. Đầu tiên người ta không tiếp, có một người đại diện ra nói không có bắt ai tên Châu Văn Thi cả; người đó đi luôn không trở lại, nên chúng tôi đi vòng vòng trong sân bay …

Để một tiếng nữa đi, an ninh nhiều lắm!
Cuộc nói chuyện với blogger Nguyễn Thảo Chi bị gián đoạn vì theo blogger này thì an ninh rất nhiều tại đó.

Chỉ một lúc sau, blogger Nguyễn Hoàng Vi, một trong những người cùng đến sân bay Tân Sơn Nhất để hỏi cơ quan chức năng về việc bắt giữ người cũng điện thoại thông báo họ bị một nhóm người khác đến quấy rối giật điện thoại, biểu ngữ…
Blogger Huỳnh Công Thuận vào lúc 2:30 chiều thuật lại:
Họ cho côn đồ đến bao vây, giật điện thoại, máy ảnh, băng rôn biểu tình và đòi bắt nữa. Hôm nay chủ nhật nên cũng hòa hoãn thôi: có một ông xếp ở trong ra nói không muốn tình hình căng thẳng, yêu cầu mọi người ra về, vấn đề thả người sẽ giái quyết sau
Blogger Huỳnh Công Thuận
Lúc nảy có một vụ hơi lộn xộn là họ cho côn đồ đến bao vây, giật điện thoại, máy ảnh, băng rôn biểu tình và đòi bắt nữa. Hôm nay chủ nhật nên cũng hòa hoãn thôi: có một ông xếp ở trong ra nói không muốn tình hình căng thẳng, yêu cầu mọi người ra về, vấn đề thả người sẽ giái quyết sau, mọi người đồng ý ra về hết rồi.

Bắt vì tham gia học về xã hội dân sự

Blogger Nguyễn Hoàng Vi trên trang facebook cá nhân cho biết nhận được một văn bản mà blogger Châu Văn Thi gửi về cho cô trong những ngày qua. Đó là ảnh chụp thư của của tổ chức Asian Bridge tại Philippines đề ngày 1 tháng 9 năm 2013 gửi cho những người tham gia khóa học về xã hội dân sự do tổ chức này thực hiện tại Philippines.

Bức thư cho biết những người tham dự chương trình kéo dài trong hai tuần lễ được đến thăm nhiều tổ chức phi chính phủ NGOs, và nghe những diễn giả nổi tiếng trình bày về những hoạt động mà họ thực hiện để giúp cho những đối tượng kém may mắn và không có tiếng nói trong xã hội.

Họ làm việc khi tôi đi học ở Philippines về vấn đề xã hội dân sự về. Bây giờ tôi không thể nói gì vì mệt, họ hành hung tôi trong đồn. hẹn nói chuyện lại
blogger Châu Văn Thi
Blogger Nguyễn Hoàng Vi đặt vấn đề liệu có phải những bloggers tham dự chương trình học đó khi về đã bị bắt làm việc như trường hợp các bloggers bị giữ lại tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi ngày 5 và 6 tháng 10!

Đến chiều ngày 6 tháng 10, blogger Châu Văn Thi được trả tự do sau hơn một ngày làm việc. Anh nói lại nguyên nhân bị giữ làm việc và hành xử của cơ quan chức năng đối với bản thân anh trong thời gian làm việc đó:

Họ làm việc khi tôi đi học ở Philippines về vấn đề xã hội dân sự về. Bây giờ tôi không thể nói gì vì mệt, họ hành hung tôi trong đồn. hẹn nói chuyện lại.

Vụ việc xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất trong hai ngày 5 và 6 tháng 10 vừa qua khiến nhiều người nhớ lại việc bắt Nguyễn Phương Uyên hồi tháng 10 năm ngoái. Gia đình của cô sinh viên trẻ không hề được biết gì về việc con gái đang học ở Sài Gòn bị bắt. Mãi cả chục ngày sau khi tìm đến các cơ quan chức năng để hỏi, gia đình mới nhận được câu trả lời.

Tương tự hai giáo dân Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, thuộc giáo họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh bị bắt khi đang trên đường làm công việc riêng hồi ngày 26 tháng 7 vừa qua. Mãi một tuần lễ sau gia đình họ mới được cơ quan an ninh thông báo về việc bắt giữ như thế.

Những người trong cuộc đều cho rằng họ bị bắt giữ một cách bất minh khi không hề làm gì sai phạm qui định của Hiến pháp Việt Nam như việc tham dự một khóa học về xã hội dân sự mà blogger Châu Văn Thi tham dự vừa qua.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-06

Nguyễn Hưng Quốc - Đến Philippines, nhìn mưa, nhớ Việt Nam

Về nhiều phương diện, Philippines rất khác Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác. Philippines tiếp xúc với Tây phương rất sớm. Ngay từ thế kỷ 16, khi một số giáo sĩ Tây phương tiền phong mới dọ dẫm đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam, Philippines đã là thuộc địa của Tây Ban Nha.

Cuối thế kỷ 19, Philippines lại trở thành thuộc địa đầu tiên và cũng là duy nhất của Mỹ, từ đó, một mặt, trong khi phần lớn dân chúng Philippines vẫn giữ kiểu đặt tên theo Tây Ban Nha, mặt khác, họ lại chọn tiếng Anh làm một trong hai ngôn ngữ chính thức của cả nước (Philippines là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ ba trên thế giới - chỉ sau Mỹ và Anh). Ảnh hưởng của cả Tây Ban Nha lẫn Mỹ có thể thấy ngay tên nước và tên người: Tên nước, Philippines, vốn là “Islas Filipinas”, những hòn đảo của hoàng đế Philip II, vua của Tây Ban Nha, được viết theo kiểu tiếng Anh; nhưng danh từ chỉ người (hoặc tiếng) Philippines lại được viết là Filipino, với chữ F đầu, theo kiểu Tây Ban Nha, vốn đã có từ trước. Một ảnh hưởng khác được thấy rất rõ là, trong khi các quốc gia châu Á khác đều theo hoặc Nho giáo hoặc Phật giáo hoặc Hồi giáo, khoảng trên 90% dân số Philippines là Thiên Chúa giáo (phần lớn là Công giáo).

Đến một nước như thế, tôi ít chờ đợi sẽ gặp nhiều thứ có thể gợi nhớ đến Việt Nam. Vậy mà có. Ngay từ lúc tôi vừa mới bước ra khỏi phi trường Manila. Lúc ấy, trời mưa tầm tã. Chiếc xe chở tôi từ phi trường đến khách sạn ở trung tâm thành phố Taguig, thuộc Metro Manila, như trôi đi trong mưa. Nhìn ra ngoài cửa kính, tôi chỉ thấy mưa mù mịt, và ngoài mưa, lóe lên vài đốm sáng từ những chiếc đèn đường và đèn của những xe khác ngay trước mặt hay ngay bên cạnh. Mưa mù trời. Nghe nói cơn mưa đã kéo dài suốt cả ba ngày rồi. Thì ở đâu lại chả có mưa? Ở Úc, tháng này đang giữa mùa xuân, trời cũng mưa hoài. Nhưng không hiểu sao, nhìn mưa ở Philippines, tôi vẫn thấy có cái gì khang khác. Không giống mưa ở Úc. Mà lại giống mưa ở… Việt Nam. Giống như thế nào? Thú thực, tôi cũng không biết. Chỉ thấy giống.

Ngày hôm sau, tôi gặp mấy người bạn từ Mỹ sang ở nhà một người bạn khác. Chúng tôi ngồi dưới mái hiên bên cạnh nhà vừa hút thuốc vừa chuyện trò. Thật ra, chúng tôi cũng không nói chuyện gì nhiều. Có những lúc, kéo dài thật lâu, cả bọn đều im lặng. Tôi thì tôi bị hút hồn bởi những giọt mưa ngoài trời và những tiếng mưa lộp độp trên mái tôn. Sau, các bạn tôi cũng thú nhận như vậy: Họ say sưa ngắm mưa và nghe tiếng mưa gõ. Một người bạn tôi buộc miệng nói: “Nhìn mưa, nhớ Việt Nam quá!”

Ở Việt Nam, mưa có nhiều loại: mưa bụi (còn gọi là mưa tro), mưa dầm, mưa dông, mưa đá, mưa luồng (hay còn gọi mưa bóng mây), mưa ngâu (vào tháng bảy âm lịch), mưa nguồn (còn gọi mưa lũ), mưa ngâu, mưa phùn (vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân), mưa rươi (ở miền Bắc trong mấy tháng cuối năm), mưa xuân hay mưa thu. Mưa cũng có nhiều mức độ: Mưa lai rai, mưa lắc rắc, mưa lâm râm, mưa lún phún, mưa lúi phúi, mưa dầm dề, mưa xổ phong long, v.v..

Tôi sợ nhất là mưa ở miền Trung, những cơn mưa kéo dài hầu như vô tận, hay nói theo cách nói của người địa phương, mưa đến “thúi đất”. Đi học, trùm áo mưa kín mít, vậy mà, đến trường, tóc tai và chân cẳng, đôi khi cả quần áo nữa, lúc nào cũng ướt nhẹp. Những ngày nghỉ học, cứ ngồi bó gối ở nhà nhìn mưa, thoạt đầu, thấy thú vị, sau, chỉ thấy buồn đến bã người. Ngày trước, có lần từ Hà Nội vào Huế, nhà thơ Nguyễn Bính từng than thở: “Trời mưa ở Huế sao buồn thế / Cứ kéo dài ra đến mấy ngày.” Mưa ở Huế thế, mưa ở Đà Nẵng cũng thế. Cũng dầm dề. Cũng lê thê.

Nhưng tôi nhớ nhất là mưa ở Sài Gòn, nơi tôi sống từ năm 1975 đến ngày vượt biên, năm 1985. Hình như trong suốt cả mười năm ấy, tôi không hề có áo mưa. Đang đi đường, trời đổ mưa, chạy vội vào một mái hiên nào đó nấp. Và chờ. Một lát, mưa tạnh, lại đi tiếp. Hình như hiếm lắm mới có một trận mưa kéo dài. Còn lại, trong ký ức tôi, chỉ có những cơn mưa ngắn.

Một sự khác biệt nữa: so với miền Trung và miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam trùng với mùa nóng. Vừa mưa vừa nóng. Có lẽ đây là lý do chính khiến tôi và các bạn tôi nhìn mưa ở Philippines mà cứ nôn nao nhớ về Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn: Mưa thì mưa, trời vẫn hầm, không khí chung quanh vẫn oi bức. Mưa không đủ làm giạt đi hơi nóng của thời tiết, thậm chí, dường như nó làm hơi nóng bị đặc lại, quánh lại, chỉ quanh quẩn trong những vùng không có mưa, như cái mái hiên tôi đang ngồi với bạn bè, chẳng hạn.

Ngôi nhìn mưa ở Philippines, chúng tôi nói về mưa ở Việt Nam. Cũng như tôi, cả anh Phan Huy Đạt lẫn Phạm Phú Thiện Giao, chủ nhiệm và chủ bút của báo Người Việt ở California, không ai có kiến thức gì về khí tượng học. Chúng tôi chỉ nói theo kinh nghiệm: Mưa nhiệt đới, như ở Việt Nam hay Philippines, thường có hạt. Ở những nơi khác, như ở Úc, chẳng hạn, tôi chỉ thấy mưa hoặc lay bay, lất phất hoặc tầm tã, mù mịt. Nhưng dù nhẹ hay nặng, chưa bao giờ tôi thấy mưa thành hạt. Chỉ hoặc mờ mờ như sương hoặc mù trời trắng đất, họa hoằn, mới thấy được những sợi mưa, kiểu Huy Cận tả, “mưa giong buồn sợi xuống lơi lơi”. Ở Việt Nam, cũng như ở Philippines lúc này, tôi thấy rõ từng hạt mưa giữa trời. Những hạt mưa nối theo nhau rơi xuống, ràn rụa trên cành mít bên góc nhà và gõ đều đều trên mái tôn. Trong bản trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường, người ta tả những hạt mưa lớn đến độ, thoạt đầu, “bằng trái cà”, sau, bằng “quả bưởi”. Mưa ở Philippines, những ngày đầu khi tôi mới đến, không lớn đến vậy. Nhưng cũng là hạt.

Nhưng nhìn mưa không thích bằng nghe tiếng mưa rơi. Ở Tây phương, hiếm khi chúng ta nghe được tiếng mưa rơi. Ngay cả khi ở nhà trệt, mái ngói cũng thường cao, lại bị trần nhà ngăn cản, tiếng mưa thường nghe yếu hẳn đi. Ở Việt Nam và Philippines thì khác. Nhà hoặc hiên nhà thường lợp bằng tôn, tiếng mưa nghe rõ mồn một. Khi mưa lớn, nghe ầm ầm hoặc rào rào; nhẹ hơn, nghe tí tách; nhẹ và dài, nghe rả rích; tiếng mưa thanh, nghe thánh thót; tiếng mưa đục, nghe lộp độp.

Cả tuần lễ tôi ở Manila, hầu như ngày nào cũng mưa. Có khi mưa dầm dề cả ngày, có khi mưa ngừng, nắng hanh lên một lát, rồi lại mưa. “Mưa mãi mưa hoài”, nói theo một câu thơ của Lưu Trọng Lư. Có mấy ngày, đến ở trong một khu resort, tôi ngủ trong một ngôi nhà nhỏ trên núi. Nhà nhỏ, thiết kế như một cái chòi, vách đá nhưng lợp bằng lá nứa. Mưa suốt đêm. Mưa rơi trên mái nứa, tiếng rất đằm. Như những tiếng thì thầm. Tôi lại càng nhớ nhà. Suốt đêm, cứ trằn trọc. Nghe vang vang trong đầu bài thơ của Huy Cận đã lâu tôi không đọc lại:

Đêm mưa buồn nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
Rơi rơi dìu dịu rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ
Tai nghiêng hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe
Gió về, lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư.

Càng nhớ nhà hơn nữa khi, cả mấy ngày ấy, hầu như lúc nào tôi cũng được ăn cơm Việt Nam. Có cá chiên. Có thịt kho. Có canh rau đay. Nhưng tôi thích nhất là trái cây. Xoài. Chuối tiêu. Chôm chôm. Măng cụt. Mít. Và bòn bon, thứ trái cây đặc sản ở Quảng Nam, quê tôi. Nhớ, cách đây mấy năm, đi Bangkok, lúc đang đi dạo trên đường, tôi thấy trên dãy trái cây bày bán dọc đường, một rổ bòn bon, tôi bỗng thấy nôn nao lạ lùng. Bao nhiêu kỷ niệm từ lúc còn nhỏ, ở Quảng Nam, nườm nượp ùa về. Tôi mua nguyên cả rổ, đến mấy ký, đem về khách sạn, ăn từ từ trong mấy ngày. Không thấy ngon như mình tưởng. Nhưng vẫn thích. Vì kỷ niệm. Bòn bon ở Philippines, trái nhỏ hơn, nhưng dường như có vị thanh hơn.

Ăn thức ăn và trái cây Việt Nam và nghe tiếng mưa rả rích, nhiều lúc tôi ngỡ mình đang sống ở Việt Nam, nơi tôi không thể trở về.
 
Nguyễn Hưng Quốc

Hội những người phản bác Tuyên bố 258 trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258...”


Vừa qua chúng tôi VÔ TÌNH đọc được thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” ký tên 20 thành viên của nhóm “Tuyên bố 258” trên một số blog, facebook phía bên các bạn nhóm “Tuyên bố 258”. Cũng vì chúng tôi không trực tiếp được các bạn gửi đến trang blog/facebook của HỘI nên băn khoăn, liệu đây có phải lời mời chân thành không hay là chiêu trò quen thuộc như kiểu bạn Phạm Thanh Nghiên gửi thư cho Võ Khánh Linh nhưng block, không cho bạn Võ Khánh Linh vào gửi thư trả lời, cũng như giả vờ không biết thư trả lời được Võ Khánh Linh “gửi gắm” trên FB bạn Mẹ Nấm Gấu, rồi tự sướng trên Facebook nhà mình vì đối phương không dám “đối thoại”?
Nhưng xét trong thời đại công nghệ thông tin, những chiêu trò, thủ thuật trẻ con đó chẳng đáng đếm xỉa. Khi thư mời đã đăng công khai trên Facebook của các bạn thì chúng tôi cũng nên có tiếng nói và mong rằng thư này sẽ được HIỆN trên Facebook của 20 người ký tên và trang Dân Làm Báo (nơi mà chúng tôi thấy cập nhật khá đầy đủ, sớm nhất những bài viết liên quan đến nhóm Tuyên bố 258” nhưng chưa từng xuất hiện bài viết nào của thành viên HỘI chúng tôi)?
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 chính thức KHÔNG THỂ và thấy KHÔNG CẦN THIẾT thực hiện lời mời “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” vì những lý do chúng tôi đưa ra sau đây.
Chúng tôi thấy KHÔNG CẦN THIẾT là:
Thứ nhất, lý do và cơ sở để chúng tôi phản bác Tuyên bố 258 đã được chúng tôi nêu rất rõ ràng, rành mạch trong các bản sau:
- LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN VÀO BẢN “ PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258…
- CỘNG ĐỒNG BLOGGER VIỆT NAM PHẢN BÁC “TUYÊN BỐ 258″…
- Thư của cộng đồng nhóm blogger Phản bác Tuyên bố. ..
Trong đó chúng tôi đã khẳng định Điều 258 Bộ luật Hình sự là đúng đắn, cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức và các cá nhân trong xã hội, là sự bảo vệ lợi ích của đa số trước thiểu số, cá nhân có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Điều luật này phù hợp với tinh thần Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và các Điều 18,19, 20 trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Chính trị. Điều luật này là sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác. Quan trọng nhất điều luật này được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, chỉ được thay thế và sửa chữa bởi Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ không một thế lực nào, quốc gia nào hay cơ chế nào có thể can thiệp, chi phối quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân Việt Nam này.
Chúng tôi chứng minh rất rõ rằng hành động của nhóm Tuyên bố 258 tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông để vận động họ gây sức ép Nhà nước Việt Nam (không đúng chủ thể) hủy bỏ Điều 258 BLHS là cách thức YÊU NƯỚC CỦA TRẦN ÍCH TẮC, thậm chí nhiều người đã chứng minh và phê phán nặng nề hơn là “cõng rắn cán gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”…
Thứ hai, các bạn Tuyên bố 258 cho rằng “Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.” thì chúng tôi đã chứng minh cho các bạn thấy, trong 20 ngày, bản PHẢN BÁC Tuyên bố 258 đã thu được 657 chữ ký hợp lệ (trong số gần 1000 chữ ký) và chúng tôi đã hình thành được Cộng đồng HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 với những thành viên nhiệt huyết, trẻ trung.
Thứ ba, các thành viên sáng lập, thành viên tích cực của HỘI chúng tôi đã công khai đối thoại, tranh luận, trả lời các bài viết, thậm trí cả đài RFA kể cả trong các tình huống phía các bạn không thực sự cởi mở, dân chủ, tôn trọng chút nào, nếu không muốn nói rằng bì ổi, vô liêm sỉ như thành viên nhóm Tuyên bố 258 Nguyễn Lân Thắng (và khá nhiều thành viên Tuyên bố 258 đã công khai ủng hộ cách thức hành xử của thành viên Nguyễn Lân Thắng), đơm đặt như Đoan Trang và mạng nặng sự hằn học, sỉ nhục của trình độ văn hóa, nhận thức thấp kém như Phạm Thanh Nghiên… Chúng tôi thấy cảnh cửa “đối thoại trên tình thần dân chủ đa nguyên” quá hẹp, cùng lắm mới chỉ dừng ở khẩu hiệu các bạn đưa ra mà ít có khả năng trở thành hiện thực.
Chúng tôi thấy KHÔNG THỂ đối thoại được với các bạn nhóm Tuyên bố 258 vì:
Thứ nhất, các tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính thuộc báo Nhân Dân là nơi chúng tôi không có quan hệ, không biết và không đủ khả năng yêu cầu. Nhà phê bình văn học Đông La không phải là thành viên của HỘI, bác Đông La từ chối ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 vì cho rằng KHÔNG ĐÁNG. Bởi vậy chúng tôi không thể NGANG HÀNG mà THẢO LUẬN hay ĐỒNG Ý được với các tác giả trên “về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận” với các bạn được. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về HY VỌNG KHÔNG THỂ CÓ này.
Thứ hai, từ lý do căn bản nêu trên nên các bước 2,3,4 được các bạn VẼ ra như “Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là “Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam” như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực”, “Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan” hay “ Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội” xem ra quá HÃO HUYỀN với chúng tôi và các bạn.
Thứ ba, chúng tôi đánh giá cao và nhận thấy việc báo Nhân dân, Công an nhân dân, Phụ nữ today hay báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã đưa tin, phản ảnh, bình luận về hoạt động, lập luận tranh luận và phản bác của 2 nhóm Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 là sự quan tâm của báo chí với dư luận xã hội, mặc dù 2 nhóm chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn trong hàng triệu triệu blogger/facebooker đang sinh hoạt trên mạng xã hội. Thông thường mà thấy những báo lớn, có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội đó chỉ quan tâm đến những vấn đề bức xúc, cấp thiết của đa số nhân dân hay cộng đồng, độc giả của họ, nhưng việc làm này đã chứng tỏ các báo trên thực sự đi sâu sát với thực tiễn cuộc sống, quan tâm hơn đến nhu cầu THIỂU SỐ. Bởi vậy chúng tôi thấy các bạn đưa ra các YÊU CẦU khủng như trên là điều kiện để ĐỐI THOẠI xem như làm khó với chúng tôi, là sự BẤT KHẢ THI. Yêu cầu một trong số các báo trên đã là khó khăn, các bạn còn TƯỞNG TƯỢNG đến cả hệ thống báo chí ĐỒNG ĐĂNG TẢI Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258, chúng tôi nghĩ chắc chỉ có Tổng thống Obama quên đi hiện trạng nước Mỹ hiên nay sang thăm Việt Nam thời điểm nay may chăng có được ĐẶC ÂN đó.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy lời mời của các bạn là KHÔNG KHẢ THI, có vẻ như nhằm TRÌNH DIỄN là chính. Bởi vậy những mục tiêu như hướng tới “ tinh thần “nhân dân làm chủ” và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên ” được tạo dựng, thể hiện trên những nền tảng THIẾU CHÂN THÀNH, THIẾU TÍNH XÂY DỰNG như thế thật đáng lo ngại.
Điều đáng lưu ý nữa là trong danh sách các bạn ký tên, các bạn hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh như Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Sỹ Hoàng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Châu Văn Thi dùng địa danh “Sài Gòn”. Nếu nói các bạn QUÊN tên địa danh là sự xúc phạm, nhưng ít nhất là các bạn đã thể hiện sự thiếu TÔN TRỌNG TỐI THIỂU trong đề nghị gửi đến chúng tôi và các cơ quan truyền thông, nếu nói nặng nề hơn là sự hoài vọng của các bạn về một chính thể đã CHẾT vì sự PHI NGHĨA, PHẢN BỘI DÂN TỘC của nó đã được chứng minh bằng LỊCH SỬ cha anh ta
Dù đưa ra các lý do nêu trên, những HỘI chúng tôi vẫn sẵn sàng trả lời, đối thoại, tranh luận bất cứ vấn đề gì phía các bạn nêu ra trên tinh thần TÔN TRỌNG lẫn nhau và thể hiện mong muốn đối thoại thực sự. Chúng tôi cũng xin lỗi cho việc trả lời chậm chễ vì lý do đã nêu trên (không được các bạn gửi trực tiếp dù rằng chúng tôi có địa chỉ email, blog, facebook công khai) và mới đây thôi admin Hương Lan Le của chúng tôi liên tục bị report tài khoản facebook vì chiêu trò rất hạ cấp nào đó.

HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

Địa chỉ blog: http://phanbactuyenbo258.blogspot.com

Địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/

Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.co
(DLB) 

Nguyễn Biên Cương - BBC đưa tin gây phẫn nộ

Sáng ngày 5/10/2013, BBC đăng bài viết của tác giả Nguyễn Hùng Đảng vẫn để Đại tướng sống thêm bị các độc giả từ Việt Nam lên án mạnh nhất từ trước đến nay. Ai ai cũng thống nhất cao rằng BBC nên cho ông phóng viên Nguyễn Hùng nghỉ việc ngay để vãn hồi thể diện.
Ngay tiêu đề bài báo khiến độc giả đều nghĩ rằng, truyền thông của Đảng và Nhà nước đưa tin sai về ngày giờ mất của Đại tướng, đọc hết mới té ra, tác giả khai thác tin báo chí chính thống trong nước đưa tin không nhanh nhạy bằng báo BBC hay quốc tế, rồi bắt đầu con cà ra con kê rằng lãnh đạo Việt Nam hiện nay không bằng thế hệ lãnh đạo như tướng Giáp, Đảng bắt truyền thông trong nước quỳ gối trước truyền thông quốc tế.
Bài báo lập tức nhận hàng loạt phản hồi mà 99% là nã pháo gay gắt với phản ứng như giật tít sai bản chất, đưa tin không khách quan rồi từ đó xuyên tạc theo hướng kích động, hằn học, nhỏ mọn, tiểu nhân…Xin trích dẫn vài bình luận tiêu biểu:
- “Kiến thức và tư cách người làm báo của ông Nguyễn Hùng rõ ràng là có vấn đề không bình thường .Ông ta không biết những quy định đã được phổ biến công khai từ lâu của VN về việc loan tin chính thức khi có một yếu nhân cỡ như tướng Giáp từ trần . Một số tờ báo như Nhân dân, QĐND, TTXVN chỉ được chính thức loan tin khi có thông cáo của nhà nước.Ngoài mấy tờ báo đó thì tất cả báo chí khác hoàn toàn có quyền loan tin bình thường và thực tế 2 ngày qua sự việc diễn ra đúng như vậy. Nguyễn Hùng là một PV của một cơ quan truyền thông lớn mà kiến thức quá hẹp hòi nông cạn , đã vậy lại phát biểu hồ đồ thiếu suy nghĩ , cộng thêm là thái độ hận thù hẹp hòi ích kỷ khi suy diễn bình luận về một con người , một sự kiện đang được cả dân tộc sinh ra Nguyễn Hùng và cả thế giới quan tâm với tất cả sự trân trọng .
Tôi tự hỏi: Một người làm báo mà kiến thức thiếu hụt ở mức sơ đẳng như thế, lại không chịu kiểm chứng thông tin sự kiện và lại có góc nhìn thiển cận phạm vào những quy ước đạo đức tối thiểu như Nguyễn Hùng thì tại sao có thể ung dung lĩnh lương và viết bài tại một cơ quan truyền thông nổi tiếng như BBC được nhỉ ?
Lạ ghê .”
- “Oasis Thiệt tình, bài viết này khiến tôi thấy BBC quá "tiểu nhân", xoi mói từng tí chi tiết để kể tội trong nước, nhất là trong những sự kiện thu hút đông độc giả thế này.
Về việc tại sao các báo chính thống trong nước không đưa tin về tướng Giáp ngay tối 04/10, tôi xin trích một đoạn trong Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ VN về việc tổ chức Quốc tang:
"... Điều 5. Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang
Đưa tin buồn:
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần".
Nếu mọi người để ý thì TTXVN, VTV, VOV... đều đã có các bài viết hàm ý nhắc đến cái chết của tướng Giáp trước khi có thông cáo về tang lễ, nhưng chỉ đến sau thời điểm 17h00 ngày 05/10 (là khi có Thông cáo của VPTW Đảng) thì họ mới loan tin chính thức. Có thể nhiều người cho là sự chậm chễ, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là hành động mang đầy tính lễ nghi và thiêng liêng; là tiếng nói chính thức của một quốc gia sau khi đã tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không phải chạy theo thị hiếu mà đưa tin tùm lum. Điều này được áp dụng với tất cả những trường hợp cán bộ cấp cao qua đời trước đây chứ không phải chỉ trong trường hợp lần này. Và ngay cả người dân thường trong xã hội cũng vậy, chỉ khi Ban Lễ tang được lập ra thì mới có Cáo phó chính thức, còn ai biết trước thì mặc họ. Có thế thôi mà cũng phải cãi nhau!”
- "Pavol Tôi đã xem kĩ trang web của Nguyễn Phú Trọng-Tổng Bí thư ĐCSVN đăng lúc 20h39' ngày 4/10 và cả thông cáo đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng đăng ngày 5/10, tất cả đều thông báo Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hồi 18h08' ngày 4/10. Như vậy rõ ràng bài viết trên là sự xảo trá trơ trẽn với cách viết lập lờ của những người chuyên tìm mọi thứ có thể để nói xấu ĐCSVN. Tôi để tên tác giả Nguyễn Hùng vào danh sách đen chuyên viết bôi nhọ."
- " Linh My Ngay buổi tối đêm Đại Tướng mất thì các báo điện tử đã đăng tin. Sáng hôm sau các báo giấy đều đăng tin ở trang nhất. BBC cần thì nhờ ai ở VN scan cho mà đọc. Còn Thông báo chính thức từ Chính phủ thì phải đợi thành lập Ban lễ tang cấp Nhà nước...Đất nước nào mà chẳng vậy..
Nguyễn Hùng nên nghỉ làm báo đi...viết bài với cách nhìn lệch lạc, thiếu kiến thức, thông tin và tính thực tế.
Đề nghị Ban Biên Tập BBC xem xét tư cách làm báo của bạn này, không thì lượng độc giả trong nước của BBC vốn đã ít, nay sẽ ít thêm vì các vị chẳng khác gì một số tờ báo lá cải tạp nham trong nước.
Bạn Nguyễn Hùng: cho dù bạn ghét Đảng Cộng Sản hay Chính phủ Vietnam thì đó là chuyện của bạn, đừng nhân danh chuyện đó để viết bài lừa bịp người dân Việt nam ở hải ngoại bạn nhé.
Còn bạn nào người Việt ở hải ngoại mà cũng có tư tưởng ghét bỏ này nọ ĐCS, Chính phủ VN thì cũng đừng lôi chuyện này ra để chụp mũ nhé, làm vấy bẩn vong linh của Đại Tướng. Gioi thì về VN, đứng giữa đường mà nói...để xem dân có xúm vào đánh cho một trận không chứ không cần tới công an, quân đội làm đâu.
Vài lời nặng, nhưng đọc bài này thật KHÔNG TIÊU HÓA nổi."
- "Đã lâu lắm rồi mới lại được chứng kiến một sự kiện mà trong đó có hàng triệu con tim khắp thế giới hòa cùng dân tộc việt nam thổn thức tiếc thương , tiễn biệt một con người về bên kia thế giới. Đại tướng Võ nguyên Giáp . người ta kính trọng, yêu quý ông không hẳn vì ông là một thiên tài quân sự, ông cũng chưa một lần là nguyên thủ quốc gia hay cái gì đó to tát như vậy. mà đơn giản ông là một người lính chân chính, một công dân mẫu mực, có chăng nữa ông là người anh cả của quân đội và hơn tất thảy ông là một nhân cách hiếm hoi của lịch sử Việt nam - để khi buông súng trở về với cuộc sống đời thường, người thanh thản như bác nông phu vừa cầy xong thửa ruộng. xin nghiêng mình kính cẩn trước vong linh người. xin chân thành chia buồn cùng gia quyến và những người yêu quý ông.Tổ quốc và nhân dân việt nam sẻ mãi mãi mến yêu và ghi nhớ công lao, sự nghiệp của ông.
Qua phản hồi của các độc giả với Nguyễn Hùng qua bài " Đảng còn để đại tướng sống thêm." Trên BBC tôi chỉ muốn nói thế này : Cả nguyễn hùng và các vị xin hãy đừng tự biến mình thành những con rối chình trị , cái trò xưa như trái đất rồi, hãy để cho linh hồn người chết được yên."
- " Minh Phan Bạn Nguyễn Hùng à, với tư cách cá nhân, tôi đề nghị bạn đừng làm báo nữa. Lý do:
1. Không biết và cũng chẳng có tí kiến thức nào về thực tế Việt Nam.
2. Báo Quân đội nhân dân, các báo khác có đưa tin trên mạng về sự ra đi của Đại Tướng Võ Nguyên Giap. Nhưng THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT về tang lễ phải đưa ra sau đó theo đúng trình tự sau khi Lập Ban tổ chức tang lễ cấp Quốc Gia. Bản tin đêm của VTV cũng đưa tin nên đừng nói là Đảng muốn này muốn nọ...như vậy là bạn đang xúc phạm vong linh của Đại Tướng.
3. Nghiệp vụ của bạn quá yếu khi KHÔNG nắm được tình hình thực tế của đất nước. So với các ekip phóng viên của VTV tỏa đi khắp nơi ngay trong đêm Đại Tướng mất để ghi lại cảm xúc của nhân dân cả nước thì bạn đúng là ếch ngồi đáy giếng.
Với tư cách là một nhà báo với 10 năm trong nghề, tôi chính thức đề nghị bạn tự nộp đơn xin nghỉ việc ở BBC..nếu bạn còn tự cho mình là nhà báo."
- "Trầm Tử Hạ Mọi người có quyền tự do ngôn luận, nhưng hãy lịch sự khi đánh giá về Đại Tướng của chúng tôi !
Có những vấn đề nhạy cảm không thể viết thành văn được.
Việc các báo chính thống ra "thông cáo" nó khác với việc "đưa tin", BBC hay bất kỳ một tờ báo nào khác cũng chỉ dừng lại ở việc "đưa tin" mà thôi. Còn các báo chính thống là "Cơ quan ngôn luận" của Đảng và Nhà Nước Việt Nam, vì vậy họ ra "Thông cáo" khi mọi thứ đã chu tất.
Thiết nghĩ nếu cố bới móc tìm kiếm một cái gì đó để viết ra cho "tạo sóng" cũng nên suy nghĩ chín chắn đã !"
- …
Còn rất nhiều ý kiến khách quan khác, các bạn có thể đọc tại mục phản hồi của bài báo trên, tất nhiên rất nhiều ý kiến cũng đã bị xóa, chắc do qua bức xúc với tác giả bài báo. Thực ra cách thức khai thác đưa tin kiểu này đã thành phong cách của BBC, VOA, RFA lâu nay, nhưng sự kiện này được đông đảo bạn độc quan tâm nên mòi thủ thuật, xảo thuật của nhà đài bị phơi thây ra hết. Còn vô khối bài báo khác đưa tin bạn độc không có khả năng kiểm chứng nên không phản hồi khách quan là dễ hiểu.
Nếu bạn đọc BBC đọc trên FB, trang tin lề trái 2 ngày nay sẽ hiểu vì sao BBC cùng “ekip” với họ . Ngay trong bài viết này cũng không có dòng chú thích như mọi khi “Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả”!!! – tác phong báo chí quen thuộc, phủi trách nhiệm độc nhất vô nhị của các trang tin chống chính quyền Việt Nam gắn dưới mác truyền thông quốc tế . Bạn đọc trên mạng đang phẫn nộ với khá nhiều sự “hoan hỉ” giữa lúc cả nước đang quốc tang kiểu như JB Nguyễn Hữu Vinh – giáo dân chống chính quyền cực đoạn trong nước


Một bạn đọc đã đưa ra lời bình rất phẫn nộ khi nói về những kẻ đang hô hào hàng ngày đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam:

“Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người anh cả QĐND Việt Nam,người anh hùng giải phóng dân tộc đã từ trần. Đồng bào cả nước lặng người tiếc thương . Trên Facebook và các mạng xã hội khác cũng như Messenger, hầu như các thành viên treo avatar chân dung Đại Tướng hay cờ rũ kèm lời chia buồn. Một anh hùng, một nhân cách lớn ra đi , nhân dân bày tỏ tiếc thương , đó là tình cảm người Việt Nam dành cho Đại Tướng .
Trong giờ phút đau buồn này các nhà dân chủ , các con bò điên Cali, Các con chiên cuồng tín làm gì ?
Họ chà đạp lên tình cảm cả trăm triệu người Việt Nam. Hơn lúc nào hết sự vô sỉ của loại động vật hai chân này đạt đến đỉnh điểm, gây phẫn uất cho người Việt Nam. Họ hả hê vì cái ngày họ mong chờ cũng đến . Họ vui mừng khôn xiết vì cụ Giáp ra đi . Họ dè bỉu xúc phạm nhân phẩm cụ Giáp . Lướt facbook của BBC Việt Ngữ, Trần Đông Đức , JB Nguyễn Hữu Vinh…,người ta đọc được nỗi hân hoan tột cùng trong từng câu chữ.
Người Việt có thể nào tin vào lời lẽ của họ ? Tin vào giấc mơ dân chủ mà đang rao giảng ? Trăm lần không , ngàn lần không. Bời vì họ không có nhân cách , lời nói của kẻ không có nhân cách không có bất cứ cứ giá trị nào .Họ luôn ca thán dân Việt Nam bị Cộng Sản nhồi sọ nên các lý tưởng dân chủ của họ không chui vào đầu người ta mà họ quên rằng : mất nhân cách làm sao thuyết phục người khác !!!
Họ không thể làm hại đất nước này , dân tộc này chỉ vì họ không có tư cách làm người . Người Việt Nam khinh bỉ xa lánh họ .
Xin cảm ơn sự vô sỉ không giấu diếm của họ ,vì điều đó giúp Người Việt Nam nhìn rõ bản chất đê tiện, thấp hèn của họ trong một ngày buồn của đất nước ”

Đúng vậy, khi Người nằm xuống, cả triệu triệu người tự đeo băng tang, hàng trăm người đến trước ngôi nhà thân thuộc của Người để chắp tay khấn cầu, các bạn trẻ thắp nến kèm hoa đứng nghiêm cẩn … là vô vàn những hình ảnh khiến ai ai cũng nghẹn ngào, cảm động, cũng là lúc ta nhận ra chân tướng rõ nhất của những kẻ cực đoan đến hằn học như BBC, VOA, …và những kẻ tay sai của chúng trong nước.

Nguyễn Biên Cương
(Tôi là một người lính

Hoa Kỳ lạc quan về tiến triển của dự án TPP với Châu Á Thái Bình Dương

Đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman,phát biểu trên diễn đàn APEC tại Bali, Indonesia ngày 5/10/2013.
Đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman,phát biểu trên diễn đàn APEC tại Bali, Indonesia ngày 5/10/2013. (REUTERS/Beawiharta)

Trả lời báo chí từ Indonesia, ngày 05/10/2013, đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman, đánh giá đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến triển tốt và các bên đã có những tiến bộ kể cả trên những hồ sơ nhậy cảm.

Đang dự cuộc họp tại Bali cùng với đại diện của 11 quốc gia tham gia tiến trình đàm phán về hiệp định TPP, đại diện thương mại Mỹ cho biết trong tuần này, các bên đã thảo luận ráo riết để nhanh chóng hoàn tất các vòng thương thuyết và tất cả các bên đều bày tỏ quyết tâm muốn kết thúc đàm phán vào cuối năm nay. Vẫn theo lời ông Froman, 12 nước tham dự cuộc họp đã đạt được một số « tiến bộ quan trọng » trên những hồ sơ còn gây bất đồng, như là vấn đề của các doanh nghiejep nhà nước, hay sở hữu trí tuệ …

Hiệp định TPP một khi đi vào hoạt động cho phép xóa bỏ đến 90 % các hàng rào quan thuế giữa các thành viên. Đây cũng sẽ là một vùng tự do mậu dịch, với 40 % tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Tổng thống Obama đề ra mục tiêu hoàn tất quá trình đàm phán nội trong năm nay, nhưng theo giới quan sát, do còn có quá nhiều bất đồng giữa 12 thành viên tham dự, các bên sẽ khó tìm ra đồng thuận trước cuối năm 2013.

Hiện nay 12 quốc gia đang tham gia đàm phán TPP gồm Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Chi Lê, Canada, Mêhicô và Peru .
Thanh Hà (RFI)

Gái giải sầu Hungary phục vụ quân đội Liên Xô trong Thế chiến thứ Hai

Hồng quân Liên Xô tại Budapest (Hungary) vào năm 1945.
Hồng quân Liên Xô tại Budapest (Hungary) vào năm 1945. (Wikipedia)

Ngày 03/10, đài truyền hình quốc gia Hungary cho chiếu bộ phim tư liệu nói về tội ác của quân đội Liên Xô trong Đệ Nhị Thế Chiến đối với phụ nữ Hungary. Đây là một đề tài cấm kỵ ít được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu lịch sử của Hungary. Tường trình của Thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest.

"Sự ô nhục bị che đậy" của nữ đạo diễn trẻ Skrabski Fruzsina đề cập đến một tấn thảm kịch xưa nay chưa được chính thức nghiên cứu một cách có hệ thống tại Hungary.

Chưa có những dữ liệu chính xác, tuy nhiên theo bộ phim, ước tính cho thấy có chừng 400-800 ngàn phụ nữ Hungary đã bị Hồng quân Liên Xô cưỡng hiếp và làm nhục khi quân đội Xô-viết tràn vào đất Hung. Đạo diễn bộ phim cho rằng, trong số triệu quân nhân Liên Xô có mặt tại chiến trường Hungary, cứ 10 người lại có một người đã cưỡng bức phụ nữ, và sự cưỡng bức diễn ra nhiều lần.

Bộ phim phá đổ một cấm kỵ (taboo)

Khi binh lính Nga vào đất Hung, Mária mới lên mười. Nhân vật chính của bộ phim, hiện đã là một phụ nữ đứng tuổi, buồn rầu thuật lại tấn thảm kịch mà gia đình bà đã phải chịu đựng: bà nọi của bà sống tại một trang trại xa xôi đã bị 7 người lính Xô-viết thay nhau hãm hiếp.

Mária không được chứng kiến cảnh tượng đó, nhưng người chú của bà đã là một nhân chứng bất lực khi bị một quân nhân Nga dí súng vào trán ngay tại nơi diễn ra sự việc. Bà Mária cho hay, về sau, bà nội của bà đã lặng thinh và giữ nỗi đau ấy trong lòng suốt cuộc đời!

Câu chuyện đau lòng của Mária, đáng tiếc, không phải là một trường hợp cá biệt. Hầu như không một gia đình nào, không một ai đã trải qua thời kỳ đó lại chưa từng nghe về những chuyện như thế, tuy nhiên, thảm kịch của những phụ nữ Hungary bị quân đội Liên Xô làm nhục cho đến giờ vẫn là một vết thương chưa lành.

Hơn hai mươi năm sau ngày nước này chuyển đổi thể chế chính trị, hầu như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào, hoặc đối thoại xã hội nào đề cập tới "mảng trắng" đó của lịch sử Hungary thế kỷ 20, cho đến khi nữ đạo diễn trẻ Skrabski Fruzsina bắt tay vào cuộc.

Trả lời phỏng vấn báo chí, tác giả bộ phim chia sẻ rằng bộ phim đã ra đời rất khó nhọc. Không còn những thủ phạm có thể vạch mặt chỉ tên để có thể lên án và quy trách nhiệm, và việc tìm kiếm những người có liên quan để phỏng vấn cũng vô cùng khó khăn.

Mặc dù đã ấp ủ ý tưởng về bộ phim từ rất lâu, nhưng Fruzsina không tìm được nạn nhân trực tiếp nào để phỏng vấn. Chỉ có một người có mẹ bị làm nhục đã lên tiếng; một nhân chứng gián tiếp khác có người chị bị lính Nga hãm hiếp rồi dí súng vào đầu bắn, trong khi vẫn nắm chặt tay hai con gái nhỏ.

Đoàn làm phim đã có những thước phim quý báu tại Nga, khi họ đến Hội Cựu chiến binh Nga để phỏng vấn những cựu chiến binh đã kinh qua Đệ nhị Thế chiến và có những trải nghiệm về cách hành xử của quân đội Xô-viết với cư dân trong thời chiến.

Vì tại Nga các cựu chiến binh được coi là những anh hùng dân tộc được tôn vinh ở mức cao nhất, nên đạo diễn phim nghĩ rằng, việc đề nghị nhóm cựu chiến binh góp mặt trong một bộ phim mà đề tài là những tội ác nghiêm trọng của Hồng quân trong thời chiến, là một sự bất kính lớn.

Tuy nhiên, nhà làm phim cho báo giới hay, tất cả các cựu chiến binh hợp tác với cô đều không tỏ ra ngạc niên khi được hỏi về đề tài này, và không ai đứng dậy, bỏ đi trong những cuộc trao đổi kéo dài nửa tiếng đó!

Những tội ác bị che khuất

Cho đến nay, việc nghiên cứu về những tội ác của Hồng quân thời Đệ nhị Thế chiến - trong đó có những tội ác đối với cư dân, và đặc biệt là đối với phụ nữ - vẫn gặp phải nhiều khó khăn đáng kể. Những kho thư khố quân sự ở Moscow vẫn đóng cửa trước giới nghiên cứu, sử gia Hungary.

Pető Andrea, một nhà nghiên cứu thuộc Khoa Giới tính xã hội, Đại học Trung Âu (Budapest) cho biết, phía Nga đã hai lần bác đơn xin nghiên cứu và tiếp cận thông tin của bà. Cho nên khi tìm hiểu về con số các nạn nhân tại Hungary, bà chỉ có thể dựa trên những báo cáo của giới bác sĩ và các cơ sở chữa trị bệnh hoa liễu.

Tuy nhiên, những tội ác của quân đội Liên Xô thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, dù ít được nhắc đến, đã là một thực tế lịch sử không ai phủ nhận. Tàn sát đàn ông, hãm hiếp phụ nữ, sát hại trẻ em, cướp bóc và tự báo thù, "tự xử" một cách bừa bãi là điểm đặc trưng cho Hồng quân tại các xứ sở thù địch ở Đông Âu mà họ đặt chân tới.

Điểm đáng nói nhất là Ban lãnh đạo quân sự Xô-viết, kể từ cấp cao nhất, đều nhắm mắt, bỏ qua, thậm chí trong nhiều trường hợp, còn tỏ ra khích lệ những sự bạo hành này, nhất là trên đất Đức. Ilya Ehrenburg, nhà văn lớn của Liên Xô thời đó, đã có những bài viết hô hào chém giết người Đức, được coi là hiệu lệnh chính thức của chính quyền Stalin.

Hãy giết người Đức bằng mọi cách, bất kẻ họ là ai, vì họ không phải là những con người, và càng giết nhiều càng tốt, coi đàn bà Đức như những "chiến lợi phẩm" để có thể mặc sức bạo hành, v.v... là những thông điệp kinh hoàng mà Ehrenburg đã đưa ra trong những ngày tháng khốc liệt nhất của Đệ nhị Thế chiến, như quan điểm chính thống của Ban lãnh đạo Xô-viết.

Chính Stalin, khi nhận được lời phàn nàn của lãnh đạo cộng sản Nam Tư Milovan Dilas (về sau đoạn tuyệt với CNCS Stalinist) về những tội ác kinh hoàng của Hồng quân, cũng cho rằng giới quân nhân của ông do luôn phải chịu gian khổ và hiểm nguy, nên cũng cần "một chút giải trí", và phụ ữ các vùng bị chiếm đóng được coi là phần thưởng dành cho họ.

Còn một phóng viên chiến trường Liên Xô là Lev Kopeliev, khi viết một cuốn sách về tệ bạo hành tình dục của Hồng quân đối với phụ nữ Đức và Ba Lan, thì đã bị đày đi trại tập trung cải tạo Gulag về sự can đảm nói thẳng nói thật đó của mình.

Được sự dung dưỡng của chính quyền, chỉ trong những tháng cuối của cuộc chiến, đã có gần 2 triệu phụ nữ Đức bị hãm hiếp, nhiều người còn bị làm nhục nhiều lần. Tất cả phụ nữ ở độ tuổi 13-70 ở Đức thời đó đều bị coi là "nạn nhân tiềm ẩn" của Hồng quân. Không ít phụ nữ đã tự vẫn vì không chịu nổi nỗi nhục này, nhiều người buộc phải nạo phá thai.

Những đứa trẻ ra đời trong tội lỗi như vậy bị tẩy chay và sống trong nhục nhã. Thống kê cho thấy, thời gian 1945-1948 hàng năm ở Đức đã có tới hai triệu ca phá thai bất hợp pháp, và những căn bệnh hoa liễu cũng lan tràn đến mức vào năm 1947, chính quyền Liên Xô buộc phải ra tay để ngăn chặn những bạo hành tình dục của binh lính chính họ.

Tại Hungary, một đất nước cũng bị coi là thù địch với Liên Xô vì đã đứng về phía Đức trong Đệ nhị Thế chiến, những tội ác của Hồng quân còn được coi là chưa ở đâu, và chưa bao giờ tàn bạo như thế. Ít nhất có tới nửa triệu người (đa phần là đàn ông) bị đưa sang các trại tập trung Gulag ở Siberia - và riêng tại Budapest đã có chừng 50 ngàn phụ nữ bị hãm hiếp.

Tàn nhẫn nhất là trong nhiều trường hợp, trước khi hãm hiếp người vợ, lính Nga đã giết người chồng ngay trước mặt họ. Những phụ nữ bị làm nhục phần nhiều còn bị đánh đập, ai tìm cách chống lại hoặc chạy trốn đa phần đều bị sả súng bắn chết. Đó là thảm kịch của phụ nữ tại các nước Tiệp, Ba Lan, Áo, Rumani và Hungary, khi đó bị Hồng quân chiếm đóng.

Lịch sử cần được làm sáng tỏ

Lý do gì khiến một nữ đạo diễn trẻ theo đuổi một đề tài bị coi là cấm kỵ trong nhiều thập niên? Theo chia sẻ của nhà làm phim Skrabski Fruzsina, bà luôn quan tâm đến lịch sử của CNCS, đặc biệt là những phần còn được làm sáng tỏ, những tội ác còn chưa bị vạch trần và trừng phạt một cách chính thức, và vấn đề trách nhiệm vẫn bị bỏ ngỏ.

Đạo diễn cho biết, sau gần 7 thập niên, đề tài này vẫn hết sức nhạy cảm. Mặt khác, tìm kiếm được người để phỏng vấn, tìm hiểu là điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tế nhị. Tuy nhiên, bà quan niệm rằng đến giờ vẫn không nói ra, hoặc đến giờ vẫn chưa tạo điều kiện để những người có liên quan được lên tiếng, thì còn chờ đến bao giờ?

Một chủ đề quan trọng và ít được nhắc đến của Thế chiến thứ hai - tội ác của Hồng quân Liên Xô - theo Fruzsina phải được sự quan tâm và chú ý của giới trẻ, vì đến nay nó vẫn mang tính thời sự. Và do đó, bà đã đặt trọng tâm cho bộ phim, làm sao để độc giả đã bắt đầu xem trên TV, thì không chuyển sang kênh khác.

Trả lời những ý kiến phản đối kiểu "không nên bới móc quá khứ", "hãy để quá khứ ngủ yên", v.v..., đạo diễn phim khẳng định: những tội ác chiến tranh không bao giờ hết thời hiệu, căn cứ các hồ sơ lưu trữ tại các kho thư khố của Nga, hiện vẫn có thể truy trách nhiệm những kẻ còn sống. Do đó, nhắc lại một chuyện cũ cũng không bao giờ là điều quá muộn hoặc vô ích!

Trong phim, cũng có sự hiện diện và lên tiếng của các nhà nghiên cứu Nga. Một sử gia Nga cũng thừa nhận, quân đội Liên Xô tàn bạo và hung hãn hơn bất cứ quân đội nào khác trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến. Đây là điều rất đáng để tâm, vì nó cho thấy một nét khác của khái niệm "quân giải phóng Xô-viết", thường được tung hô một cách vô điều kiện thời XHCN.

Cuối cùng, nhà làm phim cho rằng, bà có thể vui muùng khi bộ phim rất được sự để tâm của công luận Hungary ngay từ khi nó chưa được công chiếu. Đối với bà, quan trọng nhất là sự thật phải được nói ra, và phải được giới trẻ biết đến. Đối với những nạn nhân, bộ phim có thể là sự đền bù nho nhỏ, rằng tấn thảm kịch của họ không bao giờ rơi vào quên lãng!
Hoàng Nguyễn / Thanh Hà (RFI)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét