Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Ngày 17/9/2013: Công an đánh người gây thương tật vĩnh viễn 77% nhận 9 tháng tù!!!

  • Obama lên án vụ nổ súng vào tòa nhà Hải quân Mỹ ở Washington làm 13 người chết (RFI) - Có 13 người thiệt mạng trong đó có nghi phạm, trong vụ nổ súng vào tòa nhà trụ sở Hải quân Hoa kỳ ở Washington hôm nay 16/09/2013. Đây là vụ nghiêm trọng nhất, kể từ sau vụ xả súng vào căn cứ quân sự Fort Hood ở Texas năm 2009 làm 13 quân nhân tử thương. Tổng thống Barack Obama lên án và hứa hẹn trừng trị những kẻ gây ra hành động << hèn nhát >> này.
  • Tổng thống Pháp : Chính phủ không tăng thêm thuế (RFI) - Sau khi đã quyết định tăng thuế TVA và bắt các hộ gia đình đóng góp thêm, Tổng thống Pháp François Hollande trong buổi nói chuyện ngày 15/09/2013 thông báo : Chính phủ không dự trù tăng thêm thuế trong tài khóa 2014.
  • Hội đồng Giám mục Cuba kêu gọi cải cách chính trị (RFI) - Lần đầu tiên trong nhiều thập niên, Giáo hội Công giáo Cuba trực tiếp kêu gọi chính quyền La Habana đẩy mạnh cải cách kinh tế và dân chủ hóa chế độ. Thư yêu cầu << hòa giải dân tộc >> đã được Hội Đồng Giám Mục công bố vào chủ nhật 15/09/2013.
  • Ba ngàn giáo dân đến Mỹ Yên cầu nguyện cho các tín hữu (RFI) - Sáng nay 16/09/2013, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với 200 linh mục giáo phận Vinh và hơn 3.000 giáo dân đã đến địa điểm hành hương ở Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên để làm lễ cầu nguyện cho các giáo dân bị trấn áp, cũng như một nền công lý và hòa bình đích thực cho đất nước.
  • Nam Bắc Triều Tiên mở lại khu công nghiệp Kaesong (RFI) - Sau năm tháng đóng cửa, hôm nay, 16/09/2013, khu công nghiệp Kaesong, biểu tượng cho hợp tác liên Triều, đã được mở của trở lại. Tuần trước, Seoul và Bình Nhưỡng đã đạt đồng thuận về hồ sơ này.
  • Tàu ngầm nguyên tử Nga bị cháy : Không có rò rỉ phóng xạ (RFI) - Hỏa hoạn đã bùng lên vào hôm nay 16/09/2013, trên một chiếc tàu ngầm nguyên tử của Nga hiện đang được sửa chữa ở vùng Viễn Đông, trong một xưởng đóng tàu ở Bolchoi Kamen, cách thành phố cảng Vladivostok 30 km. Theo Bộ Quốc phòng Nga, phóng xạ không bị thoát ra ngoài.
  • Con gái một viên chức cao cấp công an Bình Nhưỡng đào thoát sang Hàn Quốc (RFI) - Hãng tin Pháp AFP ngày 16/09/2013 dẫn nguồn tin từ các nhà hoạt động ở Seoul cho biết : Con gái một viên chức Bộ Công an phụ trách các hoạt động ở Bình Nhưỡng đã đào thoát sang Hàn Quốc. Việc một thành viên thuộc giai cấp lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên đi tị nạn là một sự kiện hết sức hiếm hoi.
  • Cây cảnh hay nền móng? (VOA) - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc đã họp để giới thiệu Chủ tịch mới, ông Nguyễn Thiện Nhân thay cho ông Huỳnh Đảm
  • Mỹ, Pháp, Anh muốn Syria tuân thủ thời hạn (VOA) - Mỹ, Pháp và Anh đồng ý về sự cần thiết về một nghị quyết của LHQ định ra những hạn chót rõ rệt có tính ràng buộc pháp lý để Syria từ bỏ vũ khí hóa học
  • Khu công nghiệp Kaesong mở lại (VOA) - Hàng nghìn công nhân từ cả Nam và Bắc Triều Tiên đã trở lại khu công nghiệp chung Kaesong để khôi phục hoạt động sản xuất
  • Nêu danh tính tay súng Washington DC (BBC) - Một tay súng, kẻ đã chết sau khi nổ súng giết 12 người ở một căn cứ hải quân tại Washington DC được FBI xác định tên là Aaron Alexis.
  • LHQ xác nhận Syria dùng vũ khí hóa học (BBC) - LHQ xác nhận khí sarin được sử dụng trong một vụ tấn công bằng rocket tại Syria vào tháng trước và nói đây là "tội ác chiến tranh hèn hạ".
  • Đàm phán COC chưa thấy triển vọng (BBC) - Quan chức ngoại giao cao cấp khối Asean và Trung Quốc bước đầu tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) tuy triển vọng còn xa vời.
  • Pháp nói cần duy trì đe dọa Syria (BBC) - Ông Francois Hollande nói khả năng tấn công quân sự Syria vẫn còn đó nếu nước này không giữ lời giải giáp vũ khí hóa học.
  • Các đảng phái Campuchia hội đàm (BBC) - Các phe phái chính trị ở Campuchia tổ chức hội đàm, một ngày sau khi có biểu tình và đụng độ ở Phnom Penh về kết quả bầu cử làm một người chết.
  • Cái giá của độc đảng (BBC) - Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam không xem đa đảng chính là trả quyền lực về cho nhân dân?
  • 10 tỷ đồng hỗ trợ thiết bị liên lạc cho ngư dân (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chiến dịch “Kết nối biển Đông” chính thức được phát động chiều 16-9 với mục tiêu vận động được 10 tỷ đồng mua thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ ngư dân, trong đó ưu tiên ngư dân hoạt động đánh bắt tại khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chiến dịch do Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện từ ngày 15-9 đến 14-10.
  • Báo TQ: COC không kiềm chế được TQ trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) -Trung Quốc muốn trì hoãn xây dựng COC, dần cô lập Philippines, báo cáo hóa học ở Syria bất lợi cho ông Assad, Tổng thống Obama khen Putin, bạo lực ở Campuchia... là những tin tức thời sự chính ngày 16/9.
  • Phấn đấu quên góp 10 tỷ đồng qua Chiến dịch “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - (ICTPress) - “Phấn đấu quên góp được 10 tỷ đồng bằng các phương thức khác nhau” qua Chiến dịch “Kết nối biển Đông”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng cho biết tại Lễ phát động Chiến dịch nhắn tin “Kết nối biển Đông” chiều nay 16/9/2013.
  • Tin vắn Quốc tế (BaoMoi) - TP - Hôm qua, ASEAN và Trung Quốc bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài hai ngày về việc thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông, cũng như thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông. Hai bên sẽ ra tuyên bố chung, dự kiến được công bố sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tại Brunei. (XINHUA)
  • Hàng tỉ đồng vừa được ủng hộ cho "Kết nối Biển Đông" (BaoMoi) - Tại buổi phát động chiến dịch "Kết nối Biển Đông", nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã ủng hộ với số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Ngoài ra, một ngày trước khi diễn ra cuộc vận động đã có hơn 186 triệu đồng được ủng hộ qua tin nhắn.
  • Chính thức phát động chiến dịch “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - ICTnews – Chiến dịch “Kết nối biển Đông” nhằm mục đích mua thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ ngư dân, giúp ngư dân chủ động phòng tránh, ứng phó thiên tai, kiên cường bám biển để phát triển kinh tế biển đảo, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia...
  • Strategy Page: Pháp giúp Philippines đối phó Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Philippines cũng quyết định thuê Pháp đóng mới 1 tàu tuần tra dài 82 mét và 4 tàu nhỏ dài 24 mét với giá 120 triệu USD. Các tàu lớn hơn sẽ được sử dụng để đối phó với tàu Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển các nước láng giềng ở Biển Đông.
  • Cô lập Philippines, Trung Quốc muốn xây dựng COC ‘từng chút một’ (BaoMoi) - Sau buổi tham vấn đầu tiên với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) trong hai ngày 14 và 15/9 tại Tô Châu (Trung Quốc), Bắc Kinh vẫn giữ nguyên luận điệu cần phải soạn thảo COC “dần dần”. Điều này cho thấy tiến trình tiến tới một thỏa thuận nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh cũng như tự do hàng hải trên khu vực còn rất xa vời, AFP ngày 16/9 đưa tin.
  • ASEAN - Trung Quốc tham vấn chính thức về COC (BaoMoi) - Trong hai ngày 14-15/9, tại thành phố Tô Châu, Trung Quốc, đã diễn ra các cuộc họp lần thứ 6 Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  • Ngôi nhà của tôi (BaoMoi) - Đó là tên của bài hát có giai điệu làm nhạc nền cho đoạn phim dài 1,13 phút đăng trên Facebook của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, tóm tắt ngày làm việc đầu tiên trong chuyến viếng thăm Việt Nam cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Singapore hồi tuần rồi (từ ngày 11 đến 13-9). Phải chăng Thủ tướng Lý muốn nhắn gửi đến doanh nghiệp và các nhà đầu tư Singapore hãy xem Việt Nam là “ngôi nhà thứ hai” sau khi 2 nước đã chính thức nâng cấp quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện thành đối tác chiến lược?
  • Đàm phán COC “có tiến triển” (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Một quan chức cấp cao Thái Lan ngày 15-9 cho biết, các nhà đàm phán Trung Quốc và ASEAN trong tuần này đạt được tiến triển nhằm hướng tới thiết lập Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) nhằm giảm căng thẳng tranh chấp lãnh thổ.
  • Trung Quốc muốn trì hoãn xây dựng COC Biển Đông (BaoMoi) - Trong hai ngày 14 - 15/9, tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), các quan chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc bắt đầu tham vấn nhằm tiến tới thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
  • Vụ chìm tàu ở Vũng Tàu: đang tiếp cận tàu bị nạn (BaoMoi) - TTO - Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) cho biết sau khi nhận được thông tin vụ tai nạn, cơ quan này đã thông báo, yêu cầu các tàu đang hoạt động xung quanh tàu TG 92819 TS bị nạn tổ chức tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.
  • ‘Trung Quốc là nhân tố chính gây ra căng thẳng trên Biển Đông’ (BaoMoi) - Hàng loạt các biến cố được Trung Quốc liên tiếp tạo ra trên Biển Đông thời gian qua đã đe dọa nghiêm trọng tới chủ quyền của các nước trong khu vực. Một trong số đó được giới học giả quốc tế lưu ý là hành động kéo dài “đường lưỡi bò” lên 10 đoạn mở đường cho Đài Loan hợp tác “gặm sâu” vào lãnh thổ của một số thành viên ASEAN.
  • ASEAN - Trung Quốc: Thống nhất về bước đi hướng đến COC (BaoMoi) - Trong hai ngày 14-15.9, tại thành phố Tô Châu (Trung Quốc) đã diễn ra các cuộc họp lần thứ sáu quan chức cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc và cuộc họp lần thứ chín Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
  • ASEAN-Trung Quốc đạt được nhất trí bước đầu về xây dựng COC (BaoMoi) - Theo TTXVN, trong hai ngày 14 và 15-9, tại TP Tô Châu, Trung Quốc đã diễn ra các cuộc họp lần thứ 6 Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
  • Cảnh giác với Trung tâm cảnh báo sóng thần của TQ (BaoMoi) - Việc xây dựng trung tâm được thông qua giữa lúc Trung Quốc có nhiều căng thẳng về chủ quyền với một số quốc gia về vấn đề Biển Đông, vì vậy PV Đất Việt đã liên hệ với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, xin ý kiến về ảnh hưởng của trung tâm này đến việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa các quốc gia hiện nay.

Công an viên đánh người bị tù 9 tháng

Ông Nguyễn Trọng Hiếu tại tòa (ảnh của báo Khánh Hòa)
Phiên tòa diễn ra từ 11/9-16/9

Tòa sơ thẩm TP Nha Trang, Khánh Hòa, vừa xử công an viên Nguyễn Trọng Hiếu 9 tháng tù vì tội Gây thương tích khi thi hành công vụ.

Phiên tòa bắt đầu hôm 11/9 và tuyên án sáng thứ Hai 16/9 sau khi đã phải hoãn, trả hồ sơ một lần vào cuối năm ngoái để làm rõ trách nhiệm của bị đơn dân sự.

Vụ này cũng là một trong những vụ xét xử được cho là phức tạp, khởi tố sau 10 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra với bốn lần dựng lại hiện trường để phục vụ điều tra.

Theo cáo trạng được báo trong nước trích tải, ông Nguyễn Trọng Hiếu, 27 tuổi, nguyên công an viên xã Diên Khánh, Khánh Hòa, trong khi phối hợp tuần tra giao thông hồi tháng 4/2010 đã đuổi theo một nam thanh niên vì người này không đội mũ bảo hiểm.

Trong quá trình truy đuổi, ông Hiếu đã dùng gậy giao thông đánh vào vai gáy thanh niên tên là Huỳnh Tấn Nam làm anh này mất thăng bằng ngã xuống lề đường quốc lộ.

Anh Nam bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn.

Tòa cũng buộc Công an xã Diên Phú, đơn vị quản lý ông Nguyễn Trọng Hiếu, phải bồi thường cho người bị hại gần 113 triệu đồng.

Theo báo Khánh Hòa, trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng việc không đội mũ bảo hiểm và không chấp hành hiệu lệnh dừng xe "chỉ là các vi phạm hành chính, không quá nguy hiểm cho xã hội, nên việc truy đuổi với tốc độ cao của cảnh sát giao thông là không cần thiết và có thể khiến người vi phạm hoảng hốt, gây ra hậu quả lớn hơn".

Mức án 9 tháng tù tòa xử là mức cao nhất mà bên công tố đề nghị tuyên phạt đối với ông Hiếu.

Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam thường xuất hiện nhiều tin, bài về nạn bạo hành do công an thực hiện đối với người dân.

Trong hàng trăm vụ, cảnh sát bị cáo buộc "hành hung, tra tấn, đánh chết dân" với mức độ báo động, trong đó có nhiều vụ gia đình các nạn nhân cáo buộc người nhà của họ đã "thiệt mạng ngay tại đồn công an" do bạo hành của nhà chức trách.

Đầu năm ngoái, nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã bị xử ở Hà Nội vì tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ, mức án 4 năm tù.

Ông Ninh bị buộc tội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm 2011, khởi nguồn từ việc nạn nhân không đội mũ bảo hiểm trong lúc ngồi sau xe ôm.
(BBC)

LHQ xác nhận Syria dùng vũ khí hóa học

Tổng thư ký LHQ
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon

LHQ xác nhận "một cách khách quan và chắc chắn" rằng khí sarin được sử dụng trong một vụ tấn công bằng rocket tại Syria vào tháng trước.

"Đây là tội ác chiến tranh hèn hạ" Tổng thư ký Ban Ki-moon nói.

Trước đó, giới thanh tra LHQ nói họ điều tra 14 vụ cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học kể từ tháng Chín năm 2011.

Thanh tra LHQ đã xét nghiệm máu, mẫu tóc và nước tiểu của các nạn nhân.

Ông Ban nói 85% mẫu máu cho kết quả dương tính chất sarin.

"Dựa vào kết quả phân tích, thanh tra đi đến kết luận rõ ràng và đồng nhất và dựa vào bằng chứng đáng tin cậy rằng rocket đất đối đất mang theo chất độc sarin được dùng tại Ein Tarma, Moadamiyah và Zalmalka ở vùng Ghouta thuộc Damascus.'"

Ông nói thêm: "Tôi tin rằng tất cả mọi người sẽ cùng tôi lên án tội ác hèn hạ này. Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm tìm ra thủ phạm".

"Đây là việc dùng vũ khí hóa học đáng kể nhất chống dân thường kể từ khi Saddam Hussein dùng tại Halabja vào năm 1988."

‘Phải đe dọa’

Hoa Kỳ cáo buộc chính phủ Syria chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này và dọa sử dụng vũ lực nhưng sau đó Hoa Kỳ và Nga đạt được thỏa thuận để kiểm soát vũ khí hóa học của Syria.

Các cường quốc nay sẽ làm việc để cho ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề này.

Tổng thống Pháp Francois Hollande trước đó đã gọi thỏa thuận Mỹ-Nga về giải giáp vũ khí hóa học của Syria là ‘một bước quan trọng’ để hướng đến mục tiêu lớn hơn là một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến ở nước này.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Hollande nói: “Lựa chọn quân sự vẫn còn đó, nếu không sẽ không có sức ép.”

Ông cũng cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ đồng ý bỏ phiếu cho một nghị quyết mới về Syria vào cuối tuần này.

Vào thứ Hai ngày 16/9, ông sẽ tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Paris để bàn bạc về vấn đề này.
"Cần phải có đe dọa trừng phạt nếu như thỏa thuận và các mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thực hiện."
Tổng thống Pháp Francois Hollande
Ông nói nếu Damascus không tuân theo thỏa thuận thì các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng để ép Syria phải dẹp bỏ hoặc bàn giao kho vũ khí hóa học của họ.

“Cần phải có đe dọa trừng phạt nếu như thỏa thuận và các mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thực hiện,” ông nói thêm.

“Tuy nhiên bước kế tiếp là phải tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria.”

Thứ Hai 16/9, Tổng thống Hollande và Ngoại trưởng Laurent Fabius sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Anh William Hague để thảo luận về ngôn từ trong bản dự thảo nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc.

Phóng viên BBC Christian Fraser ở Paris nhận xét rằng Pháp có lập trường cứng rắn với Syria và phần đông dân Pháp cho rằng lập trường này quá diều hâu.

Chính phủ Pháp đã cam kết hậu thuẫn lực lượng đối lập của Syria và họ lo ngại rằng thỏa thuận Nga-Mỹ sẽ làm cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad mạnh thêm.

Tổng thống Pháp nói rằng ‘không có chỗ cho Assad trong tương lai của Syria’ – ‘không có chỗ cho ông ta và không có chỗ cho những kẻ thánh chiến’.

Phóng viên Fraser cho rằng việc ông Holllande không loại trừ tấn công Syria – một khả năng dường như vẫn để mở – là những lời lẽ rất quyết liệt.

Tuy nhiên chưa rõ liệu quan điểm này có được thể hiện trong nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hay không một khi nó được thông qua.

Trước đó Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được là ‘nền tảng’ có thể giúp đạt được một giải pháp chính trị chung cuộc cho cuộc nội chiến ở Syria vốn đã cướp đi sinh mạng của cả trăm ngàn người trong vòng hai năm qua.

Ông nói nhờ vào thỏa thuận này mà giờ đây nước Mỹ có thể làm tốt hơn công việc ngăn chặn Tổng thống Assad sử dụng khí độc một lần nữa.

Sau khi được soạn thảo ở Paris, bản nghị quyết này sẽ được đưa đến Moscow để Tổng thống Nga Vladimir Putin xem qua.

Nga và Trung Quốc đã liên tục phong tỏa các nghị quyết nhằm trừng phạt Tổng thống Assad ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Hôm Chủ nhật ngày 15/9, Liên minh Quốc gia Syria, nhóm đối lập chính ở Syria, ra tuyên bố yêu cầu lệnh cấm vũ khí hóa học cần được mở rộng ra đối với các tên lửa đạn đạo và không lực mà Chính phủ Syria dùng để tấn công các khu dân cư.
(BBC)

Đàm phán COC chưa thấy triển vọng

Cờ các nước Asean
Đây là tham vấn cấp quan chức cấp cao về COC đầu tiên giữa Trung Quốc và Asean

Quan chức ngoại giao cao cấp khối Asean và Trung Quốc bước đầu tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tuy triển vọng đạt đồng thuận còn khá xa vời.

Sau cuộc họp kéo dài hai ngày 14/9-15/9 ở Tô Châu, Bắc Kinh tuyên bố tiến trình đi đến bộ quy tắc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, phải diễn ra một cách "dần dần".

Tối Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói: "Tất cả các bên tại cuộc gặp... đã thống nhất sẽ dần dần mở rộng đồng thuận và thu hẹp khác biệt... đồng thời tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc nghị trình thảo luận về bộ quy tắc".

Trong khi đó, kênh thông tin chính thức của Việt Nam là Thông tấn xã Việt Nam thì nói cấp SOM (quan chức cấp cao của bộ ngoại giao) "là cơ chế chính để xây dựng COC" và các quan chức tham vấn "có nhiệm vụ định kỳ báo cáo tiến độ xây dựng COC lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean-Trung Quốc hàng năm".

Điều này chứng tỏ không có ai trong các bên nuôi hy vọng đưa ra được một văn bản COC nào trong tương lai gần.

Khối Asean đã nỗ lực mở đối thoại đàm phán COC với Trung Quốc cả mười năm nay.

Giới học giả quốc tế nói chung nhận xét COC là mục tiêu khó khăn, một số người còn cho rằng không thể đạt được.

'Tiếp tục tham vấn cụ thể'

Hội nghị Asean-Trung Quốc ở Tô Châu thống nhất "tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả" Tuyên bố chung giữa các bên liên quan về Biển Đông (DOC) và giao cho một nhóm công tác chung hỗ trợ các quan chức trong tiến trình trao đổi xây dựng COC.

Tuy nhiên không có thời gian biểu nào được đưa ra.

Đáng chú ý là bên cạnh việc họp với khối Asean, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành vi đơn phương nhằm vào các quốc gia riêng lẻ trong khối, nhất là Philippines - nước đã mang Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông.

Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 16/9 cáo buộc Manila là tìm cách làm "gián đoạn tham vấn Asean-Trung Quốc".

Trong bài xã luận đăng hôm thứ Hai này, tờ báo viết: "Lập trường thiếu trách nhiệm của Manila sẽ chỉ khiến Philippines ngày càng bị cô lập trong khu vực vì xu hướng không thể đảo ngược hiện nay là tìm kiếm giải pháp phù hợp cho tranh chấp Nam Hải thông qua tham vấn và hợp tác song phương".

Có thể thấy đến giờ phút này Bắc Kinh không hề xê dịch trong quan điểm chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp.

Năm ngoái, Trung Quốc đã giành kiểm soát Bãi cạn Scarborough từ tay Philippines và đang lăm le chiếm nốt Bãi Cỏ Mây mà Manila cũng tuyên bố chủ quyền.
(BBC)

Ông Tony Blair kiếm tiền thế nào?

Tony Blair
Ông Tony Blair bận rộn với hoạt động tư vấn sau khi rời chức thủ tướng Anh

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11 tháng 9 xác nhận bộ và văn phòng của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair "đang trong quá trình trao đổi về một hình thức hợp tác giữa hai bên trong tư vấn chính sách phát triển kinh tế - xã hội".

Nếu hai bên ký được thỏa thuận chính thức, thương vụ này sẽ là sự tiếp nối của hoạt động tư vấn bận rộn của ông Blair từ khi rời nhiệm sở.

Rời ghế thủ tướng Anh hồi năm 2007 sau 10 năm tại nhiệm, ông Blair, theo một số nguồn tin, có thể đã kiếm được hơn 40 triệu bảng qua các công ty của ông trong giai đoạn 2007-2012 khiến lương thủ tướng hơn 190.000 bảng một năm chỉ như 'tiền tiêu vặt'.

Trong số báo tháng Chín, tạp chí chuyên về giới nhà giàu ở Anh, Tatler, có phóng sự dài nói về các thương vụ tư vấn bộn tiền của cựu thủ tướng.

Theo Tatler, hợp đồng tư vấn đầu tiên ông Blair ký là với chính phủ Kuwait mang tên 'Viễn kiến Kuwait 2035' và trị giá 27 triệu bảng.

Tiếp theo đó ông Blair ký nhiều hợp đồng tư vấn khác thông qua Government Advisory Practice (Dịch vụ Tư vấn Chính phủ), một chi nhánh trực thuộc Tony Blair Associates (TBA), vốn phụ trách các hoạt động thương mại của vị cựu thủ tướng.

Ngoài cố vấn cho các chính phủ, TBA còn tư vấn cho các công ty. Những thương hiệu mà Tatler cho là đã nhờ tới vị cựu thủ tướng như JP Morgan, Louis Vuitton, Zurich Insurance Group.

Xung đột lợi ích?

Tatler, tạp chí tồn tại từ năm 1901, đặt câu hỏi về vai trò chính trị của ông Blair và các thương vụ mà TBA xử lý.

Hiện ông Blair vẫn là Đặc phái viên của Bộ Tứ Trung Đông mà các thành viên bao gồm Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu, Nga và Hoa Kỳ.
"Tôi không phủ nhận vấn đề nhân quyền. ... [Nhưng] ở đó cũng có cả một thế hệ các nhà quản trị có đầu óc cải tổ và chúng tôi làm việc với họ."
Ông Blair nói về việc tư vấn cho Kazakhstan
Ví dụ Tatler đưa ra là thương vụ mang lại cho ông Blair hơn 600.000 bảng sau ba tiếng làm việc cho JP Morgan.

Ông Blair đã can thiệp để vụ sát nhập lớn nhất của năm 2012 giữa hai tập đoàn khai mỏ Glencore International và Xstrata không bị sụp đổ và nhờ vậy ngân hàng tư vấn cho Xstrata, JP Morgan, không phải trả phí phá hợp đồng.

Theo Tatler, cổ đông lớn thứ nhì của Xstrata chính là gia đình hoàng gia Qatar và hợp đồng chỉ được thông qua nhờ sự ủng hộ của Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim al-Thani, người vừa là bạn thân của ông Blair và vừa là đối tác của vị cựu thủ tướng trong vai trò Đặc phái viên Bộ Tứ của ông này.

Tatler nói khi còn đương chức, ông Blair đã nêu cao tầm quan trọng của sự minh bạch nhưng đã không thực hiện điều này sau khi rời nhiệm sở.

Công ty của ông không công bố danh sách khách hàng mà Tatler nói bao gồm cả những chính quyền bị tố cáo vi phạm nhân quyền như Kazakhstan.

Tatler dẫn lời ông Blair nói: "Tôi không phủ nhận vấn đề nhân quyền. ... [Nhưng] ở đó cũng có cả một thế hệ các nhà quản trị có đầu óc cải tổ và chúng tôi làm việc với họ."

'Thay đổi thế giới'

Tạp chí thừa nhận ông Blair đã có nhiều hoạt động từ thiện bên cạnh các hoạt động kinh doanh.
Chẳng hạn ông đã hiến toàn bộ bốn triệu bảng thu được từ cuốn hồi ký 'A Journey' cho Royal British Legion, một quỹ cựu chiến binh của Anh.
"Nếu tôi chỉ đơn giản muốn tích lũy thật nhiều tiền thì có những cách đơn giản hơn và ít tốn thời gian hơn nhiều."
Tony Blair
Ông cũng lập ra Quỹ Tín ngưỡng Tony Blair nhằm thúc đẩy giao lưu giữa các tôn giáo trên thế giới.

Ông Blair được Tatler dẫn lời nói: "Tiền tôi kiếm được đã giúp tôi trang trải chi phí của các quỹ. Mục tiêu thực sự của tôi là tạo ra thay đổi trên thế giới chứ không phải là kiếm tiền. Nếu tôi chỉ đơn giản muốn tích lũy thật nhiều tiền thì có những cách đơn giản hơn và ít tốn thời gian hơn nhiều."

Mặc dù vậy Tatler vẫn đặt dấu hỏi về chuyện Bộ Tứ Trung Đông không buộc ông Blair phải công bố thông tin về công việc kinh doanh của ông.

Tạp chí nói điều này càng khó hiểu khi chính phủ Anh đã bỏ ra 400.000 bảng để góp vào số tiền lập ra trụ sở Bộ Tứ của ông Blair tại Jerusalem và người dân phải trả thuế hơn một triệu bảng mỗi năm để nuôi năm nhân viên của văn phòng.
(BBC)
 Bản tin tiếng Anh

  • Succession proves a tricky art in business (Washington Post) - Whether they were born with silver chopsticks in their mouths is moot, but we can be sure that they have led very comfortable lives, received the best education and wanted for nothing materially.
  • Time of opportunities, challenges (Washington Post) - The Shanghai Free Trade Zone, a pilot project approved by the State Council, is expected to pave the way for China's business hub to become one of the world's leading financial, trade and logistics centers.
  • Developing nations need shift to balanced growth (Washington Post) - Developing and transitional economies need to move toward more balanced growth and emphasize domestic demand, a report by the United Nations Conference on Trade and Development said.
  • An alluring natural and investment environment (Washington Post) - Big domestic companies, banks and multinationals are rarely tempted to take a plunge in China's southwestern hinterland due to the lack of modern infrastructure, human resources and services.
  • Wang tops Hurun wealthy list (Washington Post) - Wang Jianlin, chairman and president of Dalian Wanda Group Corp Ltd, overtook Zong Qinghou to become the richest man in China, according to the Hurun Rich List 2013, which was released on Wednesday.
  • When parents crawl the Web (Washington Post) - How mothers and fathers engage their children through online social networks affects and reflects their offline connections.
  • Happily ever after until the divorce (Washington Post) - The divorce of Chinese pop diva Faye Wong and Li Yapeng has prompted many people to take a searching look at their own marriages.
  • Family networks (Washington Post) - Lin Zhishan's greatest joy is browsing her son's micro blog. Her 24-year-old son has no inkling his mother monitors his online social networks.
  • Artist brings world together (Washington Post) - At 68, Lin Xiangxiong, also spelled Lim Siang Hiong, a Chinese-born Singaporean, has already accomplished enough to be proud of.
  • Chinese designer graces stage at London fashion show (Washington Post) - Chinese young fashion designer He Ping received applauses and acclaims on Friday at the London Fashion Week show, impressing the audience with her unique style of a dark romance and exposing her love for architecture.
  • 180 pupils sick on milk and cookies (Washington Post) - As of Friday afternoon, 180 pupils in Central China's Hunan province had been hospitalized after showing adverse symptoms after having meals at school, local authorities said on Saturday.
  • Plenty of fizz (Washington Post) - Together for more than a decade, Taiwan rockers Sodagreen can still pull in sell-out crowds. Chen Nan chats to the band members about why their new album focuses on Beijing in fall.
  • Top 10 universities in the world 2013 (Washington Post) - The Massachusetts Institute of Technology, the world-famous university, continues to rank first. Harvard University moved up one place from last year and is now ranked No 2.
  • China, ASEAN to ignore 'distractions' (Washington Post) - Senior diplomats from China and Southeast Asian countries promised to "eliminate distractions" of territorial issues when they convened to discuss the Code of Conduct in the South China Sea on Sunday.
  • FM hails US-Russia deal (Washington Post) - Beijing welcomes the Russian-US agreement on Syria and called for efforts from all parties to bring about a political resolution, Foreign Minister Wang Yi said.
  • Chinese navy chief cruises into DC (Washington Post) - Chinese People's Liberation Army Navy's commander-in-chief Wu Shengli was welcomed on Thursday morning to the Washington Navy Yard by his US counterpart Jonathan Greenert.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét