Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Lượm lặt: Chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học một thời

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
140 tỷ đồng cho Bảo tàng lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa trên đảo Lý Sơn (ND). - Kết nối biển Đông: Chung tay góp sức giúp ngư dân bám biển (NB&CL). Tàu Singapore đâm tàu cá VN, 16 người rơi xuống biển  (LĐ)   —Tàu Singapore tông tàu cá VN, 1 người chết, 7 người mất tích  (TN)
Cầu xây xong vẫn nuốt thêm 66 tỷ đồng?  (SM)    —-Bộ Giao thông dân vận để nhà nhà biết phận vá đường  (PNTD)
Việt Nam tắc đường hay ‘tắc’ tư duy?  (PNTD)   -Hà Nội xin Thủ tướng cơ chế “siết” xe cá nhân
Người Hà Nội đội nắng mưa mua bánh:’Miếng ăn là miếng nhục’?  (PNTD)   -Thêm nữa, nhiều người lại có tâm lý nơi nào đông, bán chạy, thấy người ta mua nhiều thì mình cũng mua. Vậy là, họ cứ xúm xít lại, đông lại càng đông, xếp hàng, chen lấn không khác thời bao cấp… càng vui. Dù đau lòng nhưng cũng phải thẳng thắn rằng, đã qua thế kỷ 21, người dân Hà Nội vẫn chưa thoát nổi cái nỗi “miếng ăn là miếng nhục”.
Tự do trên internet (P3)  (Tamnhin)   >>>>Tự do trên internet (P2)   -Bài 1: Bảo vệ chủ quyền thông tin quốc gia là một quyền chính đáng (P2) >>>>Tự do trên Internet (P1)

KINH TẾ
Về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện tham gia hội nhập kinh tế quốc tế (P1) (Tầm nhìn). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thanh Hóa đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013: Bảo tồn, tôn vinh và gìn giữ biểu tượng của lòng tự hào dân tộc (BVPL).
- Cận cảnh phóng viên chiến trường – kỳ 7: Vì tình yêu nghề, nhà báo quên nguy hiểm để săn tin (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đào tạo ĐH: Chấm dứt “cơm chấm cơm” vào năm 2014 (HQ). - Trường đại học tìm mọi cách “lôi kéo” giảng viên giỏi (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 
Tổng thống Syria bí mật tuồn vũ khí hóa học ra nước ngoài? (DV). - LHQ công bố báo cáo điều tra về sử dụng vũ khí hóa học tại Syria (PT).

Chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học một thời


Tôi có người bạn kỹ sư nông nghiệp, kể lại sau năm 1975, anh được học môn Thổ nhưỡng học, với bài đầu tiên trong tập giáo trình là “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về độ phì đất đai”. Nghe hơi lạ, sau có dịp kiểm chứng lại thì thấy đúng sự thật!


Có thể coi câu chuyện nhỏ trên đây là một thí dụ khá tiêu biểu về chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học của một thời, đầu tiên ở Liên Xô (cũ), Trung Quốc, rồi lần lần ảnh hưởng tới Việt Nam, nhưng nặng nhất vẫn là ở Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (1966-1976) do Mao Trạch Đông làm chủ soái.

Như chúng ta đều biết, trong suốt thời kỳ Mao Trạch Đông cầm quyền, lời nói của Mao luôn được coi là thiên kinh địa nghĩa. Việc gì của Mao làm cũng được ca tụng, thành công gì trong các hoạt động khoa học, chính trị, văn hóa... cũng đều quy công cho tư tưởng chỉ đạo anh minh của Mao. Các sách khoa học tự nhiên thời đó từ y học, thực vật học cho đến địa chất học… đều phải tôn Mao làm minh chủ.

Trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, ở Trung Quốc lưu hành rộng rãi một cuốn sách nhỏ loại bỏ túi, bìa đỏ, khổ 7 x 10 cm, gọi là Mao Chủ tịch ngữ lục, mà ai cũng phải thủ sẵn một cuốn dùng làm cẩm nang, kim chỉ nam, giúp giải quyết mọi tình huống gặp phải trong công tác cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường hằng ngày. Ngữ lục thông thường là loại sách sưu tập lời dạy của các bậc cao tăng hiền triết thời cổ (như ở nước ta có Huệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục thời Trần…) để hậu bối học tập, tham khảo, coi là khuôn vàng thước ngọc phải noi theo. Đầu sách có hình Mao Trạch Đông mặc áo đại cán, tiếp theo là mấy câu kêu gọi phải học tập Mao Chủ tịch (viết bằng chữ Hán thảo rất đẹp), lời nói đầu, mục lục, rồi mới đến phần chính văn gồm tất cả 33 mục, tổng cộng 270 trang. Tôi còn giữ một quyển như vậy cho vui, với Lời nói đầu của Lâm Bưu nhân dịp sách tái bản năm 1966. Lúc này Lâm Bưu (1907-1971) với Mao còn là đồng chí thân thiện, đến tháng 9 năm 1971 Lâm mới phát động chính biến định sát hại Mao, trở thành nhân vật phản cách mạng (xem Trần Văn Chánh-Nguyễn Hữu Tài-Huỳnh Quang Vinh, Từ điển Lịch sử Trung Hoa, NXB Thanh Niên, 2006, tr. 552).

Có điều khá lạ lẫm: ai cũng biết Mao Trạch Đông là một trong những ông vua của chủ nghĩa giáo điều và tệ sùng bái cá nhân ở Châu Á, và cuộc Đại cách mạng văn hóa do ông phát động đã làm tổn thương đất nước-con người Trung Quốc như thế nào, đến nay còn phải lo khắc phục hậu quả chưa xong, thế mà trong lời nói đầu của Lâm Bưu ở cuốn Mao Chủ tịch ngữ lục, lại coi “Tư tưởng Mao Trạch Đông là vũ khí tư tưởng lớn mạnh… chống chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa giáo điều”. Chi tiết này làm cho người đọc đâm ra khó hiểu, không biết chủ nghĩa giáo điều theo quan niệm của Mao và của Lâm là thế nào, và như vậy giữa các ông và những người bị các ông chống lại, ai mới thật sự là những kẻ giáo điều chủ nghĩa?

Để trả lời câu hỏi này, tốt nhất nên giở những bộ từ điển triết học cũ của Liên Xô (cũ), được biên soạn đồng thời với thời kỳ Mao Trạch Đông làm cách mạng văn hóa, để tìm hiểu, ở mục GIÁO ĐIỀU, CHỦ NGHĨA GIÁO ĐIỀU: “Giáo điều là một nguyên lý mà người ta tiếp thu một cách mù quáng, bằng sự tín ngưỡng, không có phê phán, không chú ý đến những điều kiện ứng dụng nó. Chủ nghĩa giáo điều là đặc điểm của tất cả những hệ thống lý luận bảo vệ cái lỗi thời, cũ kỹ, phản động và chống lại cái mới, cái tiến bộ…” (Từ điển triết học, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960, tr. 312). Nếu hiểu theo nghĩa này, thì tất cả các nhà cải cách ở Trung Quốc, có lúc không đồng quan điểm với Mao Trạch Đông (như Đặng Tiểu Bình chẳng hạn…), đều là những người theo chủ nghĩa giáo điều, chỉ có Mao mới thật sự là người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất thời đại (?!). Hay là, cùng giáo điều cả, nhưng có nhiều kiểu khác nhau: kiểu của Mao Trạch Đông, và những kiểu khác bị Mao chống lại vì nó không đồng quan điểm với ông? Vấn đề này, tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể tự tìm lấy lời giải đáp hợp lý nhất cho mình.

Riêng trong thời kỳ lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì chủ nghĩa giáo điều trở nên cực đoan, theo nghĩa bác bỏ mọi sự hoài nghi và phê phán, đã thật sự chủ đạo tất cả hoạt động chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-khoa học, và ngay cả các ngành khoa học tự nhiên cũng không thoát khỏi. Vì vậy, ở mọi công trình biên soạn-nghiên cứu về khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, nơi phần đầu sách, ngoài các câu khẩu hiệu thông thường (in chữ đỏ), đều có lời lẽ của các nhà khoa học đưa Mao lên đến tận mây xanh. Thậm chí, nếu quyển sách xuất bản trong thời gian có nhân vật nào đang bị Mao chống, thì nhân vật “phản diện” đó cũng bị lôi luôn ra ngay trong lời đầu sách để công kích một cách không khoan nhượng, như trường hợp Lưu Thiếu Kỳ (1898-1969), từng là chủ tịch nước, bị bức hại đến chết trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (xem Từ điển Lịch sử Trung Hoa, sđd, tr. 531), sau được đánh giá lại là thành phần tiến bộ chống chủ nghĩa giáo điều.

Để hình dung một cách cụ thể, xin trích dịch ra đây vài đoạn trong vài sách thuộc một số ngành khoa học tự nhiên của thời kỳ nói trên ở Trung Quốc. Mục đích không có ý moi lại chuyện cũ để phê phán một cách vô trách nhiệm những nhân vật đã thuộc về quá khứ, vì sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của họ đều có những lý do thuộc về lịch sử cần được tôn trọng, mà chỉ để giúp một số người trẻ ngày nay có tư liệu tìm hiểu theo tinh thần “ôn cố tri tân”, tránh vết xe đổ của người xưa.

Đây là đoạn đầu “Lời nói đầu” (Tiền ngôn) quyển Anh Hán Tổng hợp Địa chất học Từ hối (Từ vựng Địa chất học Tổng hợp Anh-Hán), do Khoa Học Xuất Bản Xã (Trung Quốc) xuất bản năm 1970: “Ba năm trở lại đây, cuộc Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản đã đạt được những thắng lợi to lớn. Mặt trận xuất bản khoa học-kỹ thuật của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của bộ tư lịnh giai cấp vô sản coi lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch đứng đầu và Phó chủ tịch Lâm Bưu đứng kế, đã trải qua một cuộc đấu tranh dữ dội giữa hai giai cấp, hai con đường, hai đường lối, đã triệt để đập tan đường lối xuất bản cải lương chủ nghĩa phản cách mạng mà đại biểu là tên phản động, nội gian, công tặc Lưu Thiếu Kỳ, đã phê phán tình trạng “ba thoát ly” của công tác xuất bản khoa học kỹ thuật gồm thoát ly chính trị giai cấp vô sản, thoát ly sản xuất, thoát ly quần chúng. Từ nay về sau, trên trận địa xuất bản khoa học-kỹ thuật, chúng ta sẽ giương cao hơn nữa ngọn cờ đỏ vĩ đại tư tưởng Mao Trạch Đông, đề cao chính trị giai cấp vô sản, tuân theo lời dạy vĩ đại về “Nghiêm túc làm tốt công tác xuất bản” của Mao Chủ tịch, toàn tâm toàn ý phục vụ công nông binh, phục vụ chính trị giai cấp vô sản, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhiệm vụ đuổi kịp và vượt lên của đất nước”.

Cuốn Hồ Nam Dược vật chí (Sách cây thuốc tỉnh Hồ Nam) do Hồ Nam Nhân Dân Xuất Bản Xã ấn hành năm 1972 cũng có những lời nói đầu tương tự, trong có đoạn “…Phê phán kịch liệt đường lối y tế cải lương chủ nghĩa phản cách mạng của tên lừa đảo Lưu Thiếu Kỳ, tự giác chấp hành đường lối y tế cách mạng của Mao Chủ tịch…”

Còn nếu trong nghiên cứu khoa học có gì thiếu sót, đó chẳng qua chỉ vì “giác ngộ đường lối chưa cao…” (sách vừa dẫn trên). Tương tự, sách Trung Quốc Cao đẳng thực vật Đồ giám (5 quyển, dày trên 5.000 trang, Khoa Học Xuất Bản Xã, 1971), một công trình đồ sộ có giá trị rất cao khác về thực vật học, cũng đã viết trong bài “Thuyết minh biên soạn” ở đầu sách: “Do chúng tôi học tập chưa đầy đủ trứ tác của Mao Chủ tịch, trình độ nghiệp vụ chưa cao, nên trong công việc vẫn còn tồn tại không ít khuyết điểm và nhầm lẫn, thiết tha hoan nghênh mọi sự góp ý phê bình của độc giả”.

Vậy là ở Trung Quốc, vì lý do chính trị, đã có thời kỳ người ta đánh nhau kịch liệt ngay cả trên lời nói đầu của những công trình khoa học thuần túy. Chính trị hóa, giáo điều hóa công tác nghiên cứu khoa học đến mức đó, coi như hết chỗ nói!

Nguồn Tia sáng

Thượng bất chính, hạ tắc loạn

xd4
Vừa qua, báo trong nước cho hay, một bé gái bảy tháng tuổi đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã bị chẩn đoán bệnh “phù nề bao quy đầu” (Dantri.com.vn 15/08/13).
Trước đó, một em bé sinh non suýt bị chôn sống ở Quảng Nam vì kíp trực khoa sản nói cháu đã chết, nhưng khi mang về chôn, người nhà phát hiện ra cháu vẫn sống (baodatviet.vn 08/08/13).
Hôm 31/08/13 một bệnh nhân, anh Lê Văn Giang, 29 tuổi, bị tràn khí màng phổi trái nhưng bác sĩ Bệnh viện Lao và Phổi thành phố Cần Thơ lại mổ phổi bên phải do… bác sĩ coi phim sai (tuoitre.vn 31/08/13).
Những tiêu đề như “Bé sơ sinh tử vong, dân bao vây bệnh viện” (giadinh.vnexpress.net 23/05/12), “Sản phụ chết sau sinh, dân bao vây bệnh viện” (nongnghiep.vn 26/10/12), “Người nhà bệnh nhân tử vong lại bao vây bệnh viện” (tinnong.vn 14/11/12), “Sản phụ đòi tự tử vì tắc trách của cán bộ bệnh viện” (dantri.com.vn 27/08/13), “Hai mẹ con thai phụ tử vong sau khi uống thuốc chờ sinh” (Dantri. com.vn 5/09/13), “Giám đốc Bệnh viện bưng bít thông tin cháu bé 8 tháng tuổi chết thảm” (phapluatvn.vn 5/09/13), v.v… trở nên thường xuyên trên mặt báo.
Trình độ chuyên môn kém cỏi và thói vô trách nhiệm trước mạng sống và sức khỏe của con người đã đến mức phổ biến, không còn là các hiện tượng đơn lẻ.
Đấy là chưa nói đến tình trạng bệnh viện quá tải khủng khiếp, bệnh nhân phải nằm la liệt dưới sàn nhà, gầm giường, cầu thang, tệ hại còn hơn cả trong trại tị nạn thời chiến tranh..
Bài  “Bao giờ mỗi bệnh nhân “được” nằm một giường?” trên tờ Quân đội Nhân dân ngày 7/10/11 viết:
Tại sao lại có tình cảnh đáng buồn ấy và tại sao cho đến hôm nay, chúng ta vẫn chưa thấy một chút hy vọng nào, trong khi viện phí không ngừng tăng và năm nào cũng nghe ngành Y tế đề nghị tăng viện phí thêm nữa?
Tôi thấy, từ ngày đất nước mở cửa đến nay, mỗi năm có rất nhiều cảnh cắt băng khánh thành rầm rộ, hoành tráng: Khách sạn, sân golf, các trụ sở này nọ…, song lại rất ít khi thấy cảnh cắt băng khánh thành các bệnh viện. Đó thực sự là điều khiến chúng ta đáng suy nghĩ“.
Dịch vụ y tế công của Việt Nam tệ hại quá mức đã đành, văn hoá tham nhũng, sống chung với lũ, cũng đã kịp thích ứng, chấp nhận một cuộc chơi “có đi có lại”, coi việc đưa phong bì như một “thủ tục” không thể thiếu khi vào viện.
Năm bệnh viện lớn tại Hà Nội là Việt Đức, Bạch Mai, K, E, Phụ sản Trung ương dù đã ký cam kết “nói không với phong bì”, song chuyện bệnh nhân, người nhà đưa tiền cho bác sĩ, y tá vẫn tiếp diễn khá phổ biến (tinmoi.vn 12/10/11).
Nhưng tất cả những vấn nạn trên cũng không thể nào so sánh được khi bệnh viện dối trá, lừa đảo bệnh nhân vì tiền.
Tháng 10/2011 người ta ầm ĩ về vụ bê bối của bà Vũ Thị Thanh, giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, đã đánh tráo thuỷ tinh thể mắt của bệnh nhân để trục lợi riêng.
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội), theo cơ quan điều tra, trong thời gian từ 1/08/12 đến 31/05/13, trưởng khoa xét nghiệm cùng 7 nhân viên khoa này đã thực hiện 24.875 xét nghiệm huyết học, trong các kết quả trên có 1.495 trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú và ngoại trú trùng nhau và có đủ bằng chứng xác định trong số 1.495 trường hợp trùng kết quả xét nghiệm có 764 kết quả xét nghiệm khống. Với việc làm này, bệnh viện đã thu được hàng tỉ đồng của bệnh nhân và rút tiền từ quỹ bảo hiểm y tế.
Trong một diễn biến tương tự, khoa Chẩn đoán Hình ảnh của Bệnh viện Chấn thương-Chỉnh hình Sài Gòn, từ năm 2007 đến nay đã xảy ra với những thủ thuật gian lận nhằm móc túi người bệnh, mỗi tháng thu lợi riêng hàng trăm triệu đồng, bằng cách cắt ghép, tráo, đổi phim X-quang (Ngoisao.vn 13/05/2013).
Ở đây tôi muốn nói về đạo đức xã hội. Trong sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, ở Việt Nam bề ngoài dường như cảm thấy sự “ổn định chính trị”, nhưng thực chất  xã hội sôi sục những mầm mống của sự bất an, náo loạn, kỷ cương pháp luật bị chà đạp thô bạo.
Báo chí hàng ngày đầy rẫy những tin cướp, chém giết, hiếp dâm, những người cầm cân nảy mực thực thi công việc trật tự trị an xã hội làm luật, hạch sách hay hành hung, đánh chết dân thường.
Đành rằng trong xã hội nào, quốc gia nào cũng có tiêu cực, tội phạm, nhưng kiếm tiền bất chấp đạo đức ngay cả ở những nơi cần đến tình yêu thương và phẩm giá nhất như bệnh viện, thì hết thuốc chữa.
Thời buổi cóc nhảy lên làm người, những tên ngu dốt mua bằng giả, chạy quan chạy chức lên ngồi chỗ mát ăn bát vàng. Bọn trộm, cắp tác oai tác quái khắp nơi nếu có đủ tiền bao bọc được các cơ quan pháp lý.  Các giá trị nhân bản bị đảo lộn, mọi chuẩn mực đạo đức bị lệch tâm.
Cách đây vài năm, tháng 2/2009, Báo An ninh Thủ đô đăng tải lệnh truy nã Trần Xuân Ánh, tự Ánh Trọc,  và Trần Đức Trang (anh trai Ánh), cùng 5 đối tượng khác. Cả 7 đối tượng đều liên quan đến vụ án giết người, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Tháng 3/2007, Ánh từng bị tuyên phạt 5 năm tù vì tội hiếp dâm trẻ em và đã được đặc xá.
Tuy nhiên, từ đó đến nay Ánh Trọc vẫn sống nhởn nhang ở Hà Nội. Một anh bạn của tôi về Việt Nam, do có tình huống đặc biệt đã có cơ hội gặp và uống bia với Ánh Trọc tại một nhà hàng. Vào dịp Tết, Ánh Trọc cho biết đã thuê cả xe tải chở bánh chưng cho đàn em nằm trong các trại giam. Anh bạn cho hay, đám đàn em của Ánh Trọc là những tay chém thuê có tiếng ở Hà Thành, lúc nào trong mình cũng có dao găm, mã tấu. Chỉ cần thủ lĩnh ra lệnh “xin tí huyết” của ai đó thì người đó bỏ mạng. Ánh Trọc thừa nhận với anh bạn tôi là bản thân y đã “hóa kiếp” ba người. Đây chính là một trong những lực lượng bất hảo, côn đồ được bảo kê mà công an đã sử dụng để đàn áp những người biểu tình yêu nước.
Sự nhiễu nhương của xã hội bắt rễ, lan toả vào mỗi ngõ ngách đời sống. Người tốt bị bủa vây bởi những người xấu, chúng vật vờ như ma quỷ. Không còn biết tin ai. Ra ngõ gặp lưu manh.
Tác giả Mi An trong bài “Hạ sát lương tâm và người anh hùng cao quý” (baodatviet.vn 8/08/13) đã phải thống thiết:
“Có lẽ chưa bao giờ, lòng tin lại mất giá như ở thời điểm này, tới mức tôi cứ tự hỏi không biết tại sao, những chuyện kinh khủng như thế lại có thể xảy ra? Tại sao con người càng ngày càng tồi tệ và mất nhân tính như vậy”.
“Thử hỏi khắp nơi trên trái đất này, có ở đất nước nào mà lương tâm của người thầy thuốc lại sặc mùi  tiền như ở chỗ này không? Những người khoác áo lương y, được các bệnh nhân khốn khổ vì bệnh tật đặt trọn niềm tin và hy vọng lại bán rẻ nó, đánh đổi tất cả chỉ vì mấy đồng bạc lẻ”.
“Lối hành xử thế này được coi là sự dối trá ngọt ngào hay bị coi là độc ác hơn nhiều những kẻ cầm dao cướp của giết người? Cái xấu ác lộ diện như côn đồ hành hung cướp của người lương thiện dù sao cũng dễ nhận ra, dễ bị lên án và vì vậy xã hội được điều chỉnh theo hướng tốt dần lên còn ở đây, cái ác ẩn mình sau mặt nạ lương y, ẩn mình sau cái vẻ tốt lành, thiện lương, cứu người làm phúc thì rất khó nhận ra và vì vậy nó rất dễ bành trướng, phát triển mà không bị ngăn chặn”.
“Tôi nhớ cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Một đất nước không có lương tâm là một đất nước không có linh hồn, mà đất nước không có linh hồn thì không thể tồn tại”. Chúng ta đang phải chứng kiến lương tâm con người đang bị hạ sát từng ngày một, dần dần từng chút một trên khắp đất nước này”.
“Ở những bản xét nghiệm dối trá nhân bản cho hàng ngàn người, ở những con đường, công trình bị rút ruột, bị đánh tráo vật liệu, ở những thực phẩm tẩm đầy hóa chất, ở những kết quả thi giả dối của ngành giáo dục… Tất cả chúng ta rồi sẽ sống ra sao, có còn lối nào để thoát hiểm hay sẽ thúc thủ chịu chết cùng nhau khi mà lương tâm của nhiều người đã bị chính thể xác của họ sát hại từ lâu rồi?”.
“Đọc tin tức về những tội ác ghê rợn đang diễn ra hàng ngày trên các tờ báo, có ai cảm thấy có trách nhiệm vì tất cả sự tồi tệ đang diễn ra? Tất cả đều như những mắt xích giằng níu nhau tạo nên một tấm lưới đen đang từ từ chụp xuống”.
Không ai thấy có trách nhiệm vì tất cả sự tồi tệ đang diễn ra cả! Đạo đức xã hội cứ thế trượt dài trên con đuờng đảo điên và băng hoại.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, hay là “Nhà dột từ nóc”. Immanuel Kant nói rằng, “Về lý thuyết, không có mâu thuẫn giữa đạo đức và chính trị”. Trong khi đó, cả một hệ thống chính trị dung dưỡng một bầy sâu tham nhũng, ăn cắp, dối trá, thao túng xã hội, thì nói được ai nữa. Pháp luật chỉ còn là thứ luật rừng được áp dụng vô cùng tuỳ tiện theo cảm tính.
Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội nói: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của nhà nước. Nhưng mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống”.
Đằng sau những khẩu hiệu tuyên truyền loè loẹt “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “Sống, học tập và noi gương đạo đức Hồ Chí Minh”… là “tấm lưới đen” có thể chụp xuống mọi con người, mọi số phận bất kỳ lúc nào.
© Nhật báo Người Việt

4 Phản hồi cho “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

  1. nguyen ha says:
    ” Sống,học tập noi gương đạo đức HCM”,Câu nầy không phải” tuyên truyền”,mà đó là Sự-Thật! Xả-hội nào thì củng có thứ “Đạo đức”phù hợp với nó. Giửa thế giới Mafia (Quốc tế 3),nó củng có cái “đạo đức”riêng của nó.
    HCM chính là người học trò thành đạt trong Môi trường Đạo đức như vậy! Thành thử chúng ta đừng ngạc nhiên ,khi HCM nói “dậy”mà không phải “dậy”.Bác nòi mấy Chú đừng bắt chước Bác không lấy vợ,nhưng Bác lại có nhiều Vợ. Các chú đừng hủ-hóa,nhưng Bác có trăm lần hủ hóa. Bác nói Cần-Kiệm,Liêm chính.Nhưng ở trong Rừng Bác xài toàn đồ ngoại (thuốc là Mỷ,rượu Tây).v..và v..v
    Không dối trá thì sao gọi là VC được! Do đó câu nói “thượng bất chính,hạ tất loạn” củng chỉ câu nói đầy
    “mâu thuẩn”,vì không ai trách con Tắc-kè thay đổi màu cả,nó là tắc kè.Bản chất nó thư thế! Khi sinh ra nó đả thế! Câu nói nầy chỉ có trong một xả-hội nhân bản,như một lời-giáo-huấn.Còn xả-hội CS,sự dan-dối chính là Xương-sống của chế độ!. Đạo đức XHCN = Dối trá +Lừa bịp./ Thành that cám ơn Tác giả đả nêu lên “ý kiến”, để tôi có dịp “bạch hóa’.
  2. Nguyễn Văn says:
    Tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là cộng sản Việt Nam, là lấy cái xấu, cái ác, cái tội lỗi, cái đen tối…, cái mà nhân loại văn minh đào thải, kết tội, và xa lánh, thì đảng lấy những cái xấu đó làm phương châm đào tạo cán bộ để dạy dỗ dân; cai trị dân bằng vũ lực và gian dối, đe dọa dân và khủng bố dân để tồn tại…
    Nhưng khi dân đã thấy và không còn sợ như xưa thì cộng phỉ ngày càng run sợ.
    Sẽ có một ngày toàn dân đứng lên diệt cộng phỉ… và ngày ấy cộng phỉ cũng đã biết đang dần đến…
  3. THSM says:
    Ai Nên Là Người Lãnh Đạo Đất Nước Việt Nam Qua Cơn Quốc Biến?
    14/09/2013
    Người Nước Việt
    Chế độ cộng sản, nhân sự lãnh đạo chế độ cộng sản được huấn luyện suy nghĩ theo cách của người cộng sản là nguyên nhân mọi thảm họa của mọi người Việt Nam. Muốn thay đổi tình trạng tuyệt vọng của dân chúng, đồng bào Việt Nam cả nước hiện nay, phải thay đổi chế độ công sản bằng một hệ thống chính trị dân chủ với một hệ thống luật pháp dân chủ và thay đổi nhân sự lãnh đạo quốc gia bằng những nhân sự thích hợp. Thay đổi chế độ cộng sản tồi tệ, thối nát hiện nay cần có nhiều điều kiện cụ thể. Việt Nam không thể thay đổi chỉ bằng những lời kêu gọi suông.
    Chế độ cộng sản là nguyên nhân của mọi thảm họa cho mọi người Việt Nam.
    Chế độ cộng sản với những con người cộng sản đã cướp bóc, sát hại đồng bào, tàn phá đất nước, đẩy cả nước vào vòng nô lệ cho Trung cộng! Nhân dân bị chế độ cộng sản thúc đẩy lao vào sát hại lẫn nhau trong chiến tranh, nhiều triệu người đã chết. Hàng triệu gia đình chia lìa nhau, mâu thuẩn nhau trong nội bộ của gia đình trong giai đoạn chuẩn bị chiến tranh, trong chiến tranh, sau chiến tranh cũng do giọng lưởi xúi giục hận thù của chế độ cộng sản!
    Ngày nay, trong “hòa bình”, hàng triệu gia đình vẫn tiếp tục mâu thuẩn nhau vì chế độ và giọng lưỡi của chế độ cộng sản! Trong chiến tranh, chế độ cộng sản thúc giục người Việt Nam lao vào sát hại nhau! Trong“hòa bình” chế độ cộng sản kiềm hãm, đè nén mọi nhu cầu sống chính đáng của mọi công dân, kể cả đảng viên cộng sản!
    Chế độ cộng sản thúc giục con người trong xã hội, đảng viên cộng sản làm những điều trái đạo đức, vô lương tâm để sau cùng mọi người theo nó đều trở thành những quái vật mang hình dáng con người. Họ là người, nhưng suy nghĩ của họ đã mất đi khả năng suy luận căn cứ trên nền tảng đạo lý, công lý. Họ đã mất đi khả năng phân biệt giữa thiện và ác, giữa một hành động vì lương tri và một hành động vô lương, bất nhân, bất nghĩa! Khi một người sống không còn luân lý, đạo đức cá nhân nữa thì người này có còn là một con người?
    Chế độ cộng sản dùng con người để kiểm soát con người, đè nén, áp bức, sát hại con người chung quanh, kể cả đồng bạn, đồng chí để sau cùng kẻ được lợi hơn cả chính là những tên lưu manh chóp bu của chế độ, những kẻ đang có quyền hành trong tay!
    Nhà tù cộng sản hiện nay, đảng viên càng lúc càng đông! Nhận định về người cộng sản chưa vào tù của cộng sản thì hiện thực xã hội quả đúng môt trăm phần trăm như Nguyễn Chí Đức – người đảng viên cộng sản trẻ đã dứt khoát từ bỏ đảng cộng sản vừa tròn một năm qua – đã có nhận định, “Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt ra khỏi chuyện cơm áo-gáo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa-nặng tình, chấp nhận dấn thân còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng. Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi nhưng từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn: ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết.
    Ngay cả khi có đảng viên sớm nhận ra điều đó thì họ vẫn cứ chấp nhận thân phận trâu-ngựa (đập đi-hò đứng), an phận cho đời sống cá nhân, nhắm mắt làm ngơ chuyện tiêu cực trong xã hội và chỉ biết than vắn thở dài cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đau đớn thay đó là chính những người sống quanh tôi, quanh bạn và chung quanh chúng ta. Thật đáng thương cho những người Việt đương là đảng viên ĐCSVN và bất hạnh cho dân tộc của tôi!” Suy Nghĩ Cô Đọng Sau Một Năm Từ Bỏ Cộng Sản. Nguyễn Chí Đức. http://danlambaovn.blogspot.com/2013/09/suy-nghi-co-ong-sau-mot-nam-tu-bo-cong.html#disqus_thread
    Một chế độ cộng sản hiện tại thối nát, gian ác là như thế; một chế độ đã dám bán nước, đã dám đẩy cả dân tộc vào thảm họa mất nước, vào vòng nô lệ và thảm cảnh nguy vong, tan rả của cả một dân tộc, những người còn lại của đảng cộng sản là như thế, đồng bào Việt Nam cả nước còn hy vọng vào ai được nữa nếu không phải là trông cậy vào nổ lực của chính mình, chính nhân dân, đồng bào Việt Nam? Đồng bào khắp nước nên nhận biết đúng sự thực cho rõ ràng:
    Người Việt Nam cả nước hiện nay đang đi trên con đường cùng tiến vào vùng đất chết do bởi bàn tay của tên cướp nước Trung cộng và bè lũ tay sai của nó ở Việt Nam!
    Ai nên là những người lãnh đạo quốc gia Việt Nam
    Về nhân sự đang lèo lái đảng cộng sản thối nát đến hết mực này thì đã như thế. Nhân sự còn lại của đảng cộng sản với tình trạng trí não hãy còn trong tình trạng u u, minh minh như thế thì dân chúng, đồng bào cả nước đang trong tình trạng khốn cùng hiện nay còn hy vọng gì ở người cộng sản để những người này sẽ đưa cuộc sống của hơn tám mươi lăm triệu người Việt Nam (gồm mọi đảng viên cộng sản) ra khỏi bóng đêm mịt mùng hiện tại và hội nhập vào sinh hoạt của thế giới hiện đại?
    Sinh hoạt của thế giới hiện đại đang tiến đến một mức quá cao và quá xa so với sự nhận thức của những người cộng sản – những kẻ chủ trương bán nước đang lèo lái Việt Nam đi theo con đường địa ngục của Trung cộng – và những người cộng sản còn lại đang đeo bám chế độ hiện tại.
    Trong tình trạng hiểu biết, nhận thức của cá nhân của những người cộng sản hãy còn trong tình trạng chưa rõ ràng, chưa dứt khoát, chưa đủ để tìm được một con đường đi đúng cho bản thân và gia đình của chính họ, làm sao những con người này có thể lèo lái sinh hoạt của quốc gia với trên dưới chín mươi triệu người, trong môi trường sinh hoạt thế giới ngày nay mà chính họ hãy còn hiểu biết quá ít?
    Hy vọng thay đổi chế độ cộng sản thối nát hiện nay để những người cộng sản khác sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước là hy vọng không có căn cứ. Một người không thể lái một chiếc xe hơi, không thể điều khiển một cổ máy điện tử phức tạp nếu chưa được huấn luyện qua và huấn luyện đúng mức, năng lực chuyên môn chưa được chứng nhận.
    Hãy để những người Việt Nam có đủ điều kiện trí thức, chuyên môn, tư cách, hạnh kiểm cá nhân giải quyết vấn đề của quốc gia Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
    Hãy để cho hệ thống luật pháp dân chủ của nước Việt Nam mới lựa chọn những con người có điều kiện cần thiết như vậy cho quốc gia.
    Cứu nước phải có điều kiện. Ai có thể cứu được Việt Nam?
    Tình trạng hổn loạn, bế tắc và cực kỳ nguy hiểm của Việt Nam hiện nay, nếu cả nước không muốn chìm hẳn, chìm hoàn toàn vào gọng kềm cai trị của Trung cộng, cả nước phải mau chóng dứt khoát suy nghĩ của mình và dứt khoát hành động.
    Dân chúng, đồng bào Việt Nam cả nước hãy kêu gọi Liên Hiệp Quốc vào VN để giúp tái lập hòa bình cho Việt Nam. Hãy đi thẳng vào mục đích tối hậu của toàn dân ta. Hành động kiểu người cộng sản là hành động dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi con đường vòng vạn dậm của nước Nga hay một vài nước Đông Âu trước đây.
    Chỉ LHQ mới có đủ điều kiện vật chất, tiền bạc, uy tín chính trị, ngoại giao, kể cả quân sự để bão đãm việc ngăn chận ảnh hưởng của mọi thế lực thù địch ngoại lai can thiệp vào Việt Nam và bão đảm thành công việc hổ trợ nhân dân Việt Nam tổ chức một chính quyền dân chủ, một hệ thống luật pháp dân chủ có đủ khả năng thực thi quyền lực của hệ thống luật pháp dân chủ trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của quốc gia Việt Nam thời kỳ hậu cộng sản.
    Chỉ LHQ mới có đủ điều kiện, khả năng để giúp người Việt Nam thực hiện một xã hội dân chủ với một nền kinh tế có đủ điều kiện pháp luật hổ trợ cho sự phát triển của Việt Nam theo hướng của thế giới toàn cầu.
    Chỉ sự trợ giúp của LHQ và cộng đồng thế giới mới có thể mang lại hòa bình đích thực và bền lâu cho nhân dân, đồng bào ta.
    Ngoài LHQ và cộng đồng thế giới ra, người VN không có phe nhóm nào trong nội bộ Việt Nam có đủ điều kiện, phương tiện…để tái lập hòa bình cho nhân dân Việt Nam.
    Châu Phi, Đông Âu, Scandinavia, các nước cựu Liên Bang Xô Viết Tây bắc Á, Armenia, Checnya…, Ả Rập, Campuchea đều làm thế, cả thế giới đều làm thế để giải quyết tình trạng bế tắc của nước họ, người ta làm được người Việt Nam sao không làm được?
    Cứu nước như cứu lửa!
    Mấy mươi triệu đồng bào của tất cả mọi tôn giáo, tuổi trẻ yêu nước VN, sinh viên VN toàn quốc, đồng bào Việt Nam toàn quốc hãy mạnh mẽ, quyết liệt bảo nhau để cả nước cùng đứng dậy kêu gọi LHQ vào Việt Nam.
    Hãy bắt đầu tiến hành công việc ngay hôm nay. Đừng chần chừ, đừng do dự gì nữa.
    1- Hãy thức tỉnh dân chúng đồng bào, binh sĩ, bộ đội khắp nơi trước.
    2- Sau đó cả nước cùng đứng dậy kêu gọi LHQ vào Việt Nam, cách mạng dân chủ của Việt Nam nhất định phải thành công.
    Thời giờ Trung cộng sát nhập Việt Nam vào quyền cai trị trực tiếp của nó đang qua nhanh. Trung cộng đang ráo riết mở rộng sự kiểm soát của nó lên bộ máy cai trị Việt Nam!
    Sự kiểm soát của Trung cộng càng lúc càng sâu trong mọi lãnh vực của đời sống người dân Việt Nam ta!
    Đồng bào cả nước hãy mau chóng có hành động. Đừng chần chờ, đừng do dự.
    Trong thời điểm lịch sử này của dân tộc, trách nhiệm của các vị lãnh đạo tinh thần rất lớn về sự còn mất của nước Việt Nam và người Việt Nam.
  4. Phan Huy says:
    Ai Cũng Biết…
    Ai cũng biết cái đảng nầy hoang tưởng
    Xây thiên đường của hai lão già râu*
    Bọn cai thầu là một lũ giòi sâu
    Quá ngu dốt chỉ biết ăn và phá.
    Ai cũng biết cái đảng nầy tàn tạ
    Cả năm châu thế giới đã thải hồi
    Chỉ lèo tèo còn ba đảng lẽ loi
    Mà xui xẽo Việt Nam ta là một.
    Ai cũng biết cái đảng nầy ốt dột
    Chẳng biết gì liêm sĩ với lương tri
    Vừa nhổ ra là liếm lại tức thì
    Miệng nhân nghĩa, lòng dao găm mã tấu.
    Ai cũng biết cái đảng nầy vô hậu
    Quá bạo tàn, gian ác, lại phi nhân
    Đem côn đồ khủng bố kẻ lương dân
    Lấy tù ngục đoạ đày người yêu nước.
    Ai cũng biết cái đảng nầy phản quốc
    Làm tay sai cho quốc tế Nga Hoa
    Sẳn sàng đem dâng hiến cả quê nhà
    Để thiên quốc thương tình cho tồn tại
    Ai cũng biết, nhưng thảy đều ngần ngại
    Sợ lao tù đày ải, sợ mò tôm
    Sợ mất quyền, mất lợi, mất nồi cơm
    Nên đảng vẫn còn tác yêu tác quái.
    Chỉ khi nào dân không còn sợ hãi
    Hàng triệu người như một đứng vùng lên
    Cơn sóng thần của nòi giống Rồng Tiên
    Sẽ cuốn đảng vào nấm mồ lịch sử.
    *Karl Marx và Engels
    http://fdfvn.wordpress.com

Kết nối “trai đẹp...”: Nhảm

(NLĐ0)- Cả một chương trình dài dằng dặc mang tên Kết nối ước mơ rốt cuộc chỉ là trò nhảm nhí với một anh chàng bị trục xuất vì hành xử không đúng mực.

“Ước mơ gì ở đây mà kết nối? anh chàng Omar này ngoài vẻ điển trai ra thì có nghề nghiệp gì ổn định, có ước mơ gì cao đẹp, có tài cán gì để các bạn trẻ học hỏi... Sự tầm thường của nhân vật chính phù hợp với sự tầm thường của ban tổ chức và đáp ứng được sự hâm mộ tầm thường của một số khán giả. Kết quả là một chương trình vừa dở, vừa... vô duyên” - Một bạn trẻ nhận định về sự kiện “trai đẹp” Omar đến Việt Nam.

“Tuy xấu nhưng được cái... vô duyên”

Đây là nhận xét mang tính hài hước của bạn đọc Thanh Hoàng về cả chương trình Kết nối ước mơ với anh chàng Omar. Một chương trình đã nhảm nhí về nội dung mà còn xảy ra bao nhiêu là chuyện lùm xùm rất thiếu chuyên nghiệp. Hoa hậu Thùy Dung đến giao lưu cùng trai đẹp thì bỏ về giữa chừng; nhân vật chính thì đến xì xồ năm mười phút rồi ra thẳng quán bar; khán giả thì la ó vì tiếc của; trên mạng thì không biết bao nhiêu người “ném đá” tơi tả...

Bạn đọc Bolero, nhìn nhận: “Omar là một thanh niên bình thường. Chỉ vì một số người quá đề cao câu chuyện bị cố tình hiểu lầm “bị trục xuất vì quá đẹp trai” để câu khách nên mới có chương trình này”. Nhiều bạn đọc khác lại có ý chia sẻ: Rất may là Omar không bị ảo tưởng bởi chương trình này. Anh ta hành xử như mình vốn là thế, không màu mè vì bị lóa mắt bởi những gì người ta gán cho mình. Qua đây cũng thấy anh ta không cố làm cho người khác thần tượng mình. Ở khía cạnh này anh ta là người trung thực nên dù ban tổ chức có làm gì, tâng bốc đến đâu, anh ta cũng không bị “lừa” rằng mình là thần tượng của nhiều người và không cố sống trong hào quang giả tạo này.
Nhiều bạn đọc quá thất vọng với Chương trình Kết nối ước mơ vừa được tổ chức. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

Nói về cuộc đấu giá cùng ăn tối với Omar, bạn đọc Hồng Vân, nói thẳng: Học đòi. Giới sowbiz phương tây tổ chức những cuộc đấu giá thế này thành công bởi nhân vật chính thường là người nổi tiếng, có thực tài và họ có nhiều điều để người khác học hỏi. Còn với nhân vật như Omar thì ngược lại, anh ta còn phải học hỏi nhiều từ những người xung quanh. “Nhìn cảnh các phụ nữ đấu giá để được ngồi riêng với một anh chàng chẳng có gì đặc biệt ngoài vẻ điển trai tôi thấy tội nghiệp làm sao. Tự dưng mọi thứ trở nên kém cỏi và kỳ quặc, nó trái với văn hóa Á Đông".  

Vô bổ

Nói thẳng về vấn đề này, bạn đọc Nguyễn Quang Hồng, bày tỏ: Một chương trình vô bổ và lố bịch nhất tôi từng thấy. Không hiểu ban tổ chức sự kiện này mời Omar sang Việt Nam vì cái gì ở anh ta. Ngay như cụm từ "trai đẹp bị trục xuất" đã nói lên phần nào con người này rồi. Tại sao phải tốn tiền để làm những việc lố bịch như vậy. “Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại: Tôi cũng không hiểu khán giả Việt Nam bỏ tiền mua vé để đến những show diễn kiểu như thế này làm gì để rồi mua lấy sự thất vọng. Đáng lên án cả những khán giả kia nữa. Tuy rằng tiền của ai, chi xài như thế nào là quyền của mỗi người nhưng qua cách tiêu tiền, người khác có thể đánh giá được trình độ văn hóa của chủ nhân đồng tiền ấy”- bạn đọc này cho biết.
 
Nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề, bạn đọc Yểm Ba Hài, phân tích: Mục đích làm rùm beng cho nhiều biết đến chỉ là để kiếm tiền. Nhảm nhí, nhố nhăng, phản cảm... đôi khi chính là ý đồ của người tổ chức để mọi người biết đến mình nhiều hơn. Càng nhiều người bàn tán thì xem như họ đã thành công. Minh chứng là bao nhiêu người đang ngày đêm “sản sinh” ra không biết bao nhiêu là chiêu trò, thậm chí là vô văn hóa để mọi người biết đến mình đấy thôi. Mặt bằng giải trí bây giờ là thế, chỉ tội nghiệp cho một số khán giả không hiểu nổi mình muốn cái gì nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra cho những điều nhảm nhí như trên.
Sự lùm xùm giữa hoa hậu Thùy Dung và ban tổ chức càng làm chương  này thêm thảm hại. Ảnh: BTC

Bạn đọc Hai Lúa Miền Tây, nói vui: “Đọc qua bài báo và nhìn hình Omar, bà xã nhà tôi phán một câu "có đẹp trai gì đâu mà bỏ tiền tỉ rước về Việt Nam tổ chức chương trình nầy, chương trình nọ để cho thiên hạ cười chê. Thật lòng mà nói ngài Omar nầy đẹp trai thua xa ông Hai Lúa nhà tôi lúc còn trẻ". Một bạn đọc nữ ở miền Tây nói: “Ông xã nông dân của tôi chẳng cần nổi tiếng, mỗi mùa lúa ổng dành ít tiền tổ chức giải bóng đá cho trẻ em nghèo trong xã. Vui hết biết. Ổng còn kêu gọi bạn bè góp tiền mua cho mấy đứa trẻ gần 1.000 cuốn tập, tụi nhỏ mừng quá trời”.

Có lòng thì có nhiều cách làm từ thiện

“Có tiền sao không giúp đỡ những người còn nghèo khổ ở đất nước mình. Nghe đâu để mời được anh chàng “người chẳng bằng ai” này mất tới 4,5 tỉ đồng. Chẳng lẽ muốn ngắm trai đẹp đến thế sao?” - bạn đọc Hoàng Hà.

“Tôi đồng ý với cách dùng từ nhảm nhí trong trường hợp này. Nếu ban tổ chức có lòng thì dùng tiền tổ chức chương trình trên làm từ thiện thì có lẽ nhiều người sẽ rất ủng hộ” - bạn đọc Duy Lý.


 

Phạm Hồ
 Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới - một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
22:16' 11/9/2013
TCCSĐT - Độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị là tư tưởng chính trị xuyên suốt của dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, chúng ta vẫn không ngừng đấu tranh cho độc lập tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết, thể hiện trong các vấn đề liên quan tới hoạch định và triển khai chính sách đối nội và đối ngoại vì hòa bình và lợi ích quốc gia - dân tộc.


Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”. Giữ vững độc lập tự chủ, hòa bình là điều kiện tiên quyết tạo nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và khắc phục có hiệu quả những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đối với an ninh và phát triển bền vững của đất nước, Đại hội XI của Đảng đã có bước phát triển mới, bổ sung và hoàn thiện nhận thức mới về nội dung độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng và triển khai đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận thức này của Đảng ta thể hiện rõ sự kế thừa và nâng lên ở tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hội nhập thế giới của chính trị Việt Nam truyền thống.
1. Độc lập tự chủ là khát vọng cháy bỏng và là mục đích của sự nghiệp đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam với sự hy sinh xương máu của các thế hệ trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dân tộc Việt Nam cũng quyết giữ vững bờ cõi, quyết không bị áp đặt, quyết ra sức bảo tồn tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, mặc dù dân tộc ta có khi bị giặc ngoại xâm đô hộ - dĩ nhiên có chịu ảnh hưởng của những luồng tư tưởng của các nền văn hóa bên ngoài - nhưng cái mà các chính quyền đô hộ không bao giờ áp đặt được cho Việt Nam là thân phận một dân tộc nô lệ.
Đồng thời với các cuộc đấu tranh chống xâm lược, quá trình giao lưu với thế giới bên ngoài của dân tộc ta cũng diễn ra một cách tự nhiên. Nằm ở nơi tiếp giáp, giao thoa của nhiều nền văn hóa, văn minh lớn; nền văn hóa, văn minh Văn Lang - Âu Lạc do tổ tiên ta dày công sáng tạo chủ yếu được hình thành trên cơ sở những năng lực sáng tạo nội sinh và một phần tiếp thu những giá trị ngoại sinh phù hợp qua giao lưu với các nền văn hóa khác.
Không chỉ dừng lại ở việc “đón nhận” thế giới, ông cha ta còn chủ động “đi ra” thế giới. Sử sách Trung Quốc ghi nhận: vào năm thứ sáu đời vua Thành Vương nhà Chu, một sứ bộ ngoại giao của ta đã sang thăm Trung Quốc. Qua ba lần thông dịch, sứ bộ ta mới tới được kinh đô nhà Chu. Sứ bộ ta đem tặng vua nhà Chu chim trĩ trắng, loại chim quý nhất ở phương Nam thời ấy. Nhà Chu trân trọng đáp lại, cho làm năm cỗ xe có kim chỉ nam để đưa sứ bộ ta về nước(1).
Sách Đại Việt sử kí toàn thư cũng ghi về sự kiện này: Thời Thành vương nhà Chu (1063 - 1026 TCN), sứ thần nước Việt lần đầu sang thăm nhà Chu (không rõ vào đời Hùng vương thứ mấy), xưa là Việt thường thị, hiến chim trĩ trắng”(2).
Những sự kiện trên cho thấy, ngay từ thời mới dựng nước, dân tộc ta đã  có nền văn hiến, biết sử dụng những biểu tượng cao đẹp của con người làm quà tặng trong giao tiếp đối ngoại, thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng đối với các dân tộc khác. Có thể nói, từ thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có tinh thần bang giao, hòa bình, hữu nghị với tất cả các dân tộc, dù ở xa ta hàng vạn dặm.
Mở đầu mục Bang giao chí trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thú lại rất quan hệ, không thể xem thường, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận”(3). Ông cũng cho biết: “Nước ta từ thời Hùng Vương đã bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc”(4). Những vương triều độc lập đầu tiên của dân tộc, từ thời Đinh và Tiền Lê tại kinh đô Hoa Lư, nước Đại Cồ Việt đã nhiều lần tiếp đón các sứ bộ ngoại giao của Trung Quốc một cách trọng thị, với tinh thần bang giao hữu nghị, khiến cho sứ giả Tung Quốc phải kính nể.
Thời nhà Lý, nhà Trần - từ thế kỷ XII -  XIII, Đại Việt đã có quan hệ thương mại với Java (In-đô-nê-xi-a ngày nay) và Xiêm La (Thái Lan ngày nay). Đến thế kỷ XVI, Việt Nam đã tham gia trực tiếp vào hệ thống giao thương toàn cầu khi cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều buôn bán rất sôi động với châu Âu. Thế kỷ XVII, những thương gia Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh đã đến Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An, những nơi mà người Nhật Bản đã đến trước họ từ lâu.
Bên cạnh kinh tế, các triều đại phong kiến độc lập Việt Nam đã nỗ lực chủ động thúc đẩy quan hệ chính trị, đặc biệt là hàn gắn và củng cố quan hệ với các nước láng giềng, lân bang để giữ hòa hiếu, tạo dựng môi trường hòa bình hữu nghị để phát triển ngay sau khi đất nước giành được độc lập. Có thể nói, Việt Nam đã tham gia rất sớm vào quá trình giao lưu với các dân tộc trên thế giới, nhất là với các nước láng giềng và khu vực. Quá trình giao lưu, trao đổi với bên ngoài vừa giúp dân tộc ta tiếp thu tinh hoa văn hóa của khu vực và thế giới, phát triển sản xuất, biến cái của người thành cái của mình, qua đó vươn lên tự cường dân tộc, giữ vững chủ quyền và củng cố độc lập tự chủ.
Như vậy, trong lịch sử dân tộc, độc lập tự chủ luôn là tư tưởng xuyên suốt; hội nhập đã diễn ra sớm, dù ở quy mô, mức độ khác nhau do thăng trầm lịch sử, nhưng đều được coi là phương tiện và giải pháp nhằm phát triển đồng thời bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.
2. Ngay sau khi giành độc lập dân tộc năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm mới và tích cực về độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế. Đó là, độc lập tự chủ là nguyên tắc không thay đổi, còn hội nhập quốc tế, mà trước hết là tranh thủ sự giúp đỡ về kinh tế của quốc tế phục vụ lợi ích dân tộc lúc đó là kiến thiết đất nước.
Ngày 23-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thể rằng: chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp cũng như Mỹ, Nga hay Tàu đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia. Nhưng phải nhắc lại rằng, điều kiện chính vẫn là họ phải thừa nhận nền độc lập của xứ này. Nếu không vậy, thì không thể nói được chuyện gì cả”(5).
Từ cuối năm 1946, khi những nỗ lực ngoại giao với Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì một nền hòa bình, tránh một cuộc chiến tranh cho nước Pháp với Việt Nam và Đông Dương không thành công...(6), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vừa chủ động không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, vừa tiếp tục chủ trương hội nhập, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để “kháng chiến và kiến quốc”, kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để bảo vệ nền độc lập dân tộc, không vì hội nhập mà đánh mất độc lập tự chủ. Tháng 12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ chủ trương “mở cửa”, hội nhập quốc tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a/Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ thuật của mình; b/Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; c/Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới dự lãnh đạo của Liên hợp quốc”(7).
Đến đầu những năm 1950, khi điều kiện trong nước và quốc tế đã thuận lợi hơn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế thành hiện thực với việc Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với một loạt nước như Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và các nước dân chủ nhân dân khác ở Đông Âu.
Thông qua hội nhập quốc tế, nhân dân Việt Nam đã tranh thủ được sức mạnh của thời đại, phục vụ cho lợi ích quốc gia - dân tộc cao nhất lúc đó là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Qua kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn thành bài học lịch sử: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại” và nhờ vận dụng linh hoạt bài học đó, Đảng đã gắn kết và phát huy được sức mạnh tổng hợp ở trong nước của mọi tầng lớp nhân dân và sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, đưa cách mạng dân tộc, dân chủ Việt Nam đi từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi đến đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Như vậy, theo quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập tự chủ là cơ sở, là cái quyết định để hội nhập thành công, và chính hội nhập lại giúp chúng ta tranh thủ được sức mạnh của thời đại để củng cố độc lập tự chủ của dân tộc. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết lại: Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới có tự do. Song, chúng ta cũng nhận thức rõ ràng là độc lập tự chủ không đồng nghĩa với biệt lập hoặc cô lập mà phải đi đôi với việc chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở xử lý đúng đắn quan hệ giữa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc tế. Điều này luôn luôn thể hiện rõ nét trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, khi nhìn vào toàn bộ sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người: gắn chủ nghĩa yêu nước, với cuộc đấu tranh giai cấp, gắn giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc. Dân tộc - giai cấp - nhân loại là một chỉnh thể không đối lập trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh cũng như trong đường lối cách mạng của Người.
Độc lập tự chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là điểm tựa vững chắc, là sức mạnh khi ta tham gia hội nhập quốc tế. Càng hội nhập quốc tế sâu rộng thì càng cần có độc lập tự chủ để chúng ta có thể tự quyết định con đường phát triển và hướng đi của tiến trình hội nhập sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc thù của quốc gia. Đồng thời, vị thế độc lập càng củng cố và các giá trị quốc gia càng được nâng cao khi cộng đồng thế giới đánh giá cao và đặt niềm tin vào các quốc gia có bản lĩnh, có bản sắc văn hóa độc lập. Vì vậy, độc lập tự chủ còn là “chiếc neo về bẳn sắc”; hội nhập càng sâu rộng, ý thức về bản sắc càng cao và nhu cầu gìn giữ giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc càng lớn.
Ngược lại, hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện để tăng cường khả năng giữ vững độc lập tự chủ thông qua tiếp cận, huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài và làm tăng vị thế quốc tế của đất nước. Hơn nữa, hội nhập quốc tế tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi ích giữa quốc gia với các đối tác. Điểm ưu việt và sáng tạo trong tư duy chính trị của Đảng ta là ở chỗ Đảng coi độc lập tự chủ gắn liền với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đúng như Hồ Chí Minh từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(8). Đó là cam kết chính trị, là khẩu hiệu hành động của một Đảng cầm quyền của dân, do dân và vì dân. 
3. Kế thừa truyền thống chính trị tốt đẹp của dân tộc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới đo Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng, Đảng ta đã nhận thức đúng và giải quyết thành công mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế với việc đổi mới mạnh mẽ tư duy đối ngoại, nhất là về mối quan hệ giữa hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị với chủ đề Giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế thể hiện rõ sự thay đổi tư duy đó: “Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh, cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”(9). Nghị quyết còn nhấn mạnh: Việt Nam phải “ra sức lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa cao của nền kinh tế thế giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế, đi vào làm kinh tế thật sự có hiệu quả”(10).
Đại hội Đảng lần thứ VII đánh dấu bước phát triển mới trong đường lối đối ngoại của Đảng, đề ra chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, theo phương châm “thêm bạn bớt thù” với tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”(11).
Sau khi chúng ta phá vỡ được thế bao vây, cấm vận đầu những năm 1990, quá trình hội nhập của Việt Nam được triển khai mạnh mẽ hơn. Trong đường lối đối ngoại, Đảng ta luôn chú trọng xác định mục tiêu đối ngoại là: “Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ va tiến bộ xã hội”(12). Sau Đại hội lần thứ VII, tình hình quốc tế và khu vực diễn biến nhanh và phức tạp, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII đề ra tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là: “Giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí , điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng ta có quan hệ”(13). Đây chính là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo triết lý ngoại giao Hồ Chí Minh: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, vừa kiên định về nguyên tắc chiến lược, vừa mềm dẻo, linh hoạt về sách lược trong tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX đã đưa ra khái niệm “đối tượng”, “đối tác”. Theo đó, những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của Việt Nam. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đều là đối tượng đấu tranh. Với tư duy biện chứng, trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác, trái lại, trong mỗi đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn về lợi ích nên cần phải có biện pháp và hình thức đấu tranh thích hợp.
Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”(14).
Với tư tưởng đó, Đảng ta đã nâng lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế lên một tầm cao mới, soi sáng cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới.
Có thể nói, tư tưởng chỉ đạo đối ngoại trên đây, với tính đúng đắn của nó, đã được khẳng định một cách xuyên suốt qua các kỳ Đại hội VIII, IX, X và XI của Đảng. Tại Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, hòa bình, hợp tác và phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Tiếp tục đưa các quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh; tăng cường quan hệ với các đối tác trong khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả và các chính đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích, độc lập, tự chủ của đất nước. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đối ngoại nhân dân; đối ngoại quốc phòng và an ninh; chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hóa đối ngoại”(15).
 Cho đến nay, sau gần 30 năm đổi mới, “chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã được tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa”(16).
“Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Cam-pu-chia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan. Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, đảng cánh tả, đảng cầm quyền và một số đảng khác; hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết quả tích cực. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác”(17).
Triển khai thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới sáng tạo và đúng đắn, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 174 nước, trong đó bao gồm tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức và định chế thương mại, tài chính chủ chốt ở khu vực cũng như trên thế giới. Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế được đặc biệt quan tâm. Đến nay, nước ta đã thu hút được gần 9 nghìn dự án FDI với tổng số vốn đăng ký vượt trên 100 tỷ USD. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, hiện nay, hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố vị trí trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ La-tinh và châu Phi…
Thực tiễn gần 30 năm đổi mới đã kiểm chứng tính đúng đắn và sáng tạo trong các quan điểm, chủ trương của Đảng về các vấn đề liên quan tới độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Quan điểm và chính sách kiên trì độc lập tự chủ của Đảng ta luôn luôn được cụ thể hóa, bổ sung và phát triển theo sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế. Điều đó đã mở đường cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, phục vụ thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của tình hình thế giới, Đảng ta cũng nhấn mạnh trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, giữ vững hòa bình, và lợi ích dân tộc.   
Trước một thế giới đang biến đổi nhanh chóng, ngày nay, chúng ta cần học tập tư tưởng của cha ông “hòa nhi bất đồng”. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế học hỏi tất cả những gì cần thiết cho phát triển, nhằm hiện diện trước nhân loại, nhưng với bản sắc của chính mình. Điều này cũng đã được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khi Người nhận rõ, phải giương cao ngọn cờ dân tộc để cố kết mọi người Việt Nam, phải học tập tất cả những tinh hoa văn hóa nhân loại cần thiết cho mỗi người, cho dân tộc. Đó chính là điều Người mong muốn trong Di chúc: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(18)./.
-----------------------------------
1. Những tư liệu dẫn trên đều được ghi chép trong các sử sách của Trung Quốc thời trước như Sử ký Tư Mã Thiên, Hậu Hán thư, Việt kiện thư... Dựa theo sử sách của trung Quốc, các sử gia Việt Nam cũng đã ghi lại những sự kiện trên trong: Lĩnh Nam trích quái, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t. 1 tr. 134
3, 4. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961, tập III, tr. 135
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 4, tr. 74
6. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, rồi Tạm ước 14-9-1946 (chấp nhận tạm hòa hoãn với Pháp gạt Tưởng, diệt bọn tay sai, chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến).
7. Xem: Văn kiện Đảng 1945-1954, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1978, t. 1, tr. 179
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t. 4, tr. 56
9, 10. Xem: Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị khóa VI, ngày 20-5-1988
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 147
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 18
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII,  Hà Nội, 1992, tr. 5
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 43
15, 16, 17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 46-47, tr. 20-21, tr. 156-157
18. Hồ Chí Minh: Di chúc, Hà Nội, 1969
PGS, TS. Nguyễn Hoài VănHọc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
 
(Rõ khổ, viết cái bài dài như vậy mà chả biết là bây h có ai đọc mấy thứ này đâu.
Đúng thế!  Chính Hiến chuơng Liên Hợp Quốc là căn cứ trên Điều lệ của ĐCSVN, do chính Bác Hồ thai nghén.  Ai đã phát minh ra Internet, iPad, iPhone? ĐCSVN quang vinh chớ ai?   Mark Zuckerberg đã sáng lập (!!) Facebook do sự gợi ý của ông Tô Huy Rứa, và há Twitter chẳng phải là nảy sinh từ “đội ngũ dư luận viên” của ông Hồ Quang Lợi đó sao?  (Nhiều nhà khảo cổ còn cho rằng tiền bối của ĐCSVN đã góp phần xây dựng Kim Tự Tháp Ai Cập, nhưng điều này còn đang được bàn cãi trong giới học giả)  -(Vietstudies)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét