Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Ngày 17/9/2013 - “Người ta” của thím Doan

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

CHÁU RUỘT HỒ CHÍ MINH: Thích Chân Quang phán LÝ THƯỜNG KIỆT HỖN VỚI TRUNG QUỐC

  Tôi đã kiên nhẫn ngồi nghe băng ghi hình phát trên Youtube của ông thầy chùa (nói theo ngôn ngữ của dân miền Nam) – Thích Chân Quang, thuyết giảng cho khá nhiều tín đồ Phật giao trong một hội trường khá đông người nghe’’về đề tài Biển Đông…’’.  


Tôi kiên nhẫn…kiên nhần đến…mệt, rồi không thể kiên nhẫn hơn khi nghe  ông Quang nói đến câu’’ Trung Quốc là anh mà (anh hùng Việt nam) Lý Thường Kiệt (lại dám) mang quân truy kích tới hang ổ kẻ xâm lược –  đánh TQ, (ông anh) – là…’’Hỗn’’ , thì không thể kiên nhẫn nghe ông ta nói tiếp nưã, mặc dù băng ghi hình còn dài (1 giờ 21 phút).
Nghe TCQ nói, trong tôi phục hiên câu chuyện xẩy ra hơn 3 năm trước… Dạo đó đài BBC (vẫn còn đang phát thanh). Một người Việt tên là Nguyễn Giang đang là Trưởng ban phát thanh tiếng Việt , cho một người đàn bà Việt tên là Đỗ Ngọc Bích đưa bài báo lên diễn đàn BBC bàn luận về chủ đề quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc.


Còn hôm nay – 3 năm sau – (2010 – 2013), Thich Chân Quang, ngang nhiên mở hội thuyết pháp ngay tại hội trường giữa thanh thiên bạch nhật, ngay trên đất nước Việt rồi ‚’’mắng người anh hùng của dân tộc Việt – Ngài dũng tướng Lý Thường Kiệt – Hỗn !
Trong khi tuyên ngôn của ngài đã vang vọng núi sông ngàn đời:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
 Chúng ta tự hỏi : Gã thầy chùa này là ai mà dám láo xược thế ?
Gã là người Việt hay là người Trung Hoa ?
Khoan ! Xin các bạn nghe đây – tôi vừa nghĩ và tra tìm ra một việc: Trên trang Talawas của nữ sĩ Phạm Thị Hoài, ngày 29.3.2008 có đi một bài kí nhan đề : “Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của nhà văn Hồ Sĩ Sênh (cháu của cụ tổ Hồ Sĩ Tạo). Ông viết về gia cảnh cụ cố Hồ Sĩ Tạo – là bố… cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ cụ Nguyễn Sinh Cung tức là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – chủ tịch Đảng, chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ – Cộng hòa, bây giờ là nước CHXHCN Việt Nam. Trong bài viết, ông HSS có nhắc tới một nhà sư tên Thich Chân Quang, là giòng giống của cụ Nguyễn Sinh Sắc, sau khi thoát án chém của triều đình Huế (vì’’Thiếu trách nhiệm’’ đã làm chết một nông dân khi cụ làm quan huyện)… Cụ NSS đi trốn vào vùng bưng biền Đồng tháp rồi kết duyên với một cô gái trẻ…sinh được người con trai tên là Hồ Chí Nghĩa (tức là em út của Hồ Chí Minh). Cụ HCN sinh ra anh con trai sau này đi tu, làm trụ trì ở một ngôi chùa ở Vũng Tầu có pháp danh là Thich Chân Quang. Viết về nhân vật này, nhà văn Hồ Sĩ Sênh dành cho ông ta sự ngưỡng mộ và niềm kính trọng (trich trong talawas) :

5.
’’Về thượng toạ Thích Chân Quang: ông là nhà sư đức cao vọng trọng, là người truyền giảng đạo Phật trên nhiều vùng đất nước, luôn gắn đạo với đời và mong cuộc đời ngày một tốt hơn. Người như vậy làm sao có sự khuất tất? Thanh Khê chúng tôi là vùng nghèo, miền núi đi lại khó khăn vậy mà thượng toạ vẫn tìm về dâng hương ở nhà thờ họ và nhà thờ cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo. Con cháu trong họ rất trân trọng và quý mến cái tâm của thượng toạ’’.
Không biết ông thầy chùa Thich Chân Quang đang ’’gieo rắc’’sự bất kính với tổ tiên, thóa mạ anh hùng dân tộc, bóp méo lịch sủ dân tộc Việt – có phải chính là Thượng toa Thich Chân Quang , cháu gọi cụ Hồ là bác ruột, cháu gọi cụ Nguyễn Sinh Sắc là ông nội, không ?
Liệu đúng, thì người đọc – nhân dân VN quả là’’Thánh’’. Vì sao mà khi TCQ về’’nhận tổ quy tông’’ đã bị phát hiện, nghi ngờ… khiến ông HSS phái bào chữa một cách yếu ớt ?…
Đỗ Ngoc Bich là một người đàn bà. Vốn háo danh (…) cô ta có thể – do bản chất – ’’Sâu sắc như cơi đựng giầu’’ nên sai lầm, Nhân dân có thể thông cảm mà tha thứ. Còn cái’’Nông nổi giếng khơi’’ của gã thầy chùa Thich Chân Quang thì nhân dân VN không thể nào tha thứ được. Nếu đúng đây lại là’’dòng giống rồng’’ thì càng muôn lần đáng chết , muôn đời đáng nguyền rủa !
Từ trước đến nay, hệ thống Văn hóa – Tư tưởng của chế độ luôn chú ý đến diễn biến tư tưởng và hiên tượng diễn biến – tự diễn biến của các’’thế lực thù địch’’ (TLTĐ) rồi có biện pháp ngăn chặn, trấn áp. Thich Chân Quang đích thực đang làm vai trò của một TLTĐ, phục vụ cho mục đích của giặc ngoại xâm. Cơ quan An Ninh Quốc Gia cần phải vào cuộc ngăn chặn hành động nguy hiểm này.
Thich Chân Quang khoác áo nhà tu hành. Ông ta là’’sư’’ của Hội phật giao’’quốc doanh’’ hay là người của Hội phật giao thống nhất (của Tăng thống Thich Quảng Độ), xin các vị hãy lên tiếng ngăn chặn hành động sai trái này !
Còn các vị phật tử VN đáng kính !
Các vị không hề có phản ứng gì trước hành động của ông thầy chùa’’phản động’’, này ư ? Chí ít – việc làm tích cực của các vi là : Hãy tẩy chay các buổi thuyết giảng của Thich Chân Quang !
Tác giả Nhiếp Vĩnh Trang

“Người ta” của thím Doan


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã làm nóng rực hàng trăm trang báo khi nói về những hiện tượng tiêu cực xã hội bằng câu: ” Người ta ăn của dân không chừa thứ gì”. Câu nói này lập tức được các báo và truyền thông xã hội rút ngay làm tiêu đề bài viết.
Nhưng “người ta” trong phát biểu đầy bức xúc của thím Doan là “người ta”nào?
Đó là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ thoái hóa biến chất, là “một bầy sâu” ở các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, lợi dụng chức vụ quyền hạn để vơ vét tiền của, bóc lột, lừa lọc, thu vén, cướp đoạt tiền, tài sản của nhà nước và của nhân dân.
“Người ta” chính xác là lũ sâu mọt đó.
Ai chẳng biết là như thế.
Ai chẳng biết đất nước đang lúc nhúc một lượng sâu bọ không ít, đục khoét của công.
Ai chẳng biết tham nhũng của nước ta đang là “quốc nạn”.
Nhưng khi thím Doan nói ” người ta” là thím dùng từ chưa chuẩn, bởi vì, từ ” người ta” là dùng để chỉ ai khác, lực lượng khác, nhóm người khác, ở đâu đó.
Nhưng “người ta” mà thím Doan nói tới, chắc chắn là một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ăn lương nhà nước làm điều bất nhân, đang từng ngày gặm, ăn tiền của, “ăn” niềm tin của nhân dân.
“Người ta” vì thế nằm trong đội ngũ, dưới sự lãnh đạo và trách nhiệm của thím cùng với bộ máy nhà nước mà thím và công sự đang vận hành.
Cho nên, thím đã nói thẳng thì nói thẳng luôn: Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức của dân trong bộ máy Nhà nước thoái hóa biến chất, “ăn” của dân không từ một thứ nào.
Nói thế nghe đúng, chính xác và trách nhiệm.
Cám ơn thím
THEO QUECHOA.INFO

Petrolimex hờn dỗi bỏ độc quyền, người dân cảm tạ



Petrolimex đã hờn dỗi rồi đấy, ai bảo người tiêu dùng cứ ca thán rồi chất vấn thế này, thế kia: tại sao tăng giá, lãi nhiều lãi ít… Nếu không may Petrolimex rút vốn kinh doanh sang lĩnh vực khác thì người dân đi lại bằng nước lã à? Ấy là Petrolimex nghĩ vậy thôi.
Từ trước đến nay, người dân thường xuyên phải bức xúc với giá xăng dầu. Ai đời Petrolimex cứ một mình một sân, giá xăng dầu thế giới có tăng hay giảm, giảm ít hay giảm nhiều nhưng mỗi khi thấy lỗ là Petrolimex lại viện cớ nọ cớ kia xin tăng giá xăng dầu để bù lỗ.
Ấy thế mà tiền hoa hồng cho cửa hàng vẫn đủ không thiếu đồng nào, có khi lại tăng lên giữa những khốn khó của người dân hàng ngày chạy vài chục cây số đi làm kiếm đồng lương còm cõi. Rồi quỹ bình ổn sắp hết, phải bù vào không thì sau này giá xăng dầu thế giới lỡ hắt hơi thì người dân Việt hãy coi chừng. Mà phải nói thêm rằng, quỹ bình ổn là gì, chẳng phải thuốc thần hay ma thuật bình ổn giá, chẳng qua là người dân ta gửi trước tiền vào, nếu Petrolimex có muốn tăng giá mà chưa thấy tiện thì rút tiền ở đó ra bù vào.
Suốt ngày than lỗ, ấy vậy mà trong báo cáo 6 tháng đầu năm Petrolimex lại lãi khủng tới mức khiến nhiều người phải sợ. Gần 900 tỷ đồng tiền lãi trong đó tiền lãi từ kinh doanh xăng dầu ước tính đạt gần 400 tỷ. Dư luận lại đặt câu hỏi vì sao Petrolimex lãi lớn thế trong khi người dân quằn quại với khủng hoảng mọi thứ đều leo thang?
Trước áp lực từ dư luận, Petrolimex đã hờn dỗi, sự hờn dỗi của một cô gái đẹp mười tám, đôi mươi. Trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimnex cho biết ông cảm thấy quá mệt mỏi. Ông nói rằng: “Thực sự tôi không muốn nói về vấn đề này nữa. Bởi như thế nào là lãi cao, lãi thấp? Doanh nghiệp cũng chỉ làm theo quy định vì lợi nhuận định mức doanh nghiệp được hưởng là như thế. Tôi thấy rất thất vọng về cách một số tờ báo nhìn nhận vấn đề này. Còn nếu mọi người muốn xăng dầu không có lãi thì có thể kiến nghị với Chính phủ để nhà đầu tư họ thoái vốn chứ đừng để Petrolimex suốt ngày rơi vào tình trạng phải đi giải thích”.
Đấy, Petrolimex mệt mỏi lắm rồi. Theo cái suy nghĩ của doanh nghiệp này, với thị phần của Petrolimex trên thị trường lên đến 50%, nếu Petrolimex mệt mỏi thì người dân tha hồ mà dắt bộ bao nhiêu km nếu không may hết xăng giữa đường. Đừng tưởng ai cũng có thể kinh doanh ở cái đất người dân suốt ngày ca thán này nhé. Mà người dân nghèo đi đâu phải lỗi của Petrolimex, doanh nghiệp này chỉ tăng giá xăng chứ có điều hành chung cho các mặt hàng đầu mà cái gì tăng giá cũng đổ lỗi cho xăng dầu.
Xin Petrolimex cứ hờn dỗi
Ngẫm lại việc Petrolimex hờn dỗi, chúng tôi lại nhớ đến câu chuyện của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) năm nào. Những năm đầu 2000 VNPT như một đế chế về công nghệ viễn thông ở Việt Nam. Với hệ thống hạ tầng hùng hậu nguồn vốn dồi dào, VNPT cũng làm mình làm mẩy với người tiêu dùng. Còn nhớ ở thời điểm Vinaphone con đẻ của VNPT lên sóng những năm đầu tiên, VNPT coi khách hàng của mình chỉ là một số thuê bao và thích đòi tiền trước, đòi tiền sau thì tùy thích. Nếu không VNPT cũng dọa đóng cửa thuê bao. Lúc đó người tiêu dùng phải chiều theo VNPT. Họ đòi tiền trước trả trước, họ thích thu cước bao nhiêu thì người dân phải trả bấy nhiêu. Không có tiền nộp thì cắt dùng. Số phận người tiêu dùng chẳng khác nào người đi mua xăng bây giờ. Thích thì mua không thích thì đi bộ.
Rồi một ngày VNPT dỗi. Thế độc quyền viễn thông được xóa bỏ. Biết bao nhà mạng mới ra đời như Viettel, EVN, Sphone. Dù hai mạng EVN và Sphone đã bị loại khỏi thị trường nhưng thế độc quyền viễn thông cũng không còn. Người ta bắt đầu thấy sự đi xuống của VNPT thay vào đó là sự phát triển vượt bậc của Viettel.
Sự ra đời thêm của nhiều nhà mạng, người tiêu dùng từ một số thuê bao không tên tuổi đã trở thành một khách hàng thực sự, giá cước viễn thông đã giảm hơn trước. Người tiêu dùng thoải mái sử dụng dịch vụ của mình. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu của Viettel đạt 72.638 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu của VNPT chỉ đạt 54.255 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ nhiều khả năng năm nay VNPT lại tiếp tục thua xa người em sinh sau đẻ muộn của mình.
Sự hờn dỗi của Petrolimex lúc này chẳng khác nào câu chuyện của VNPT hơn 10 năm trước. Nếu Petrolimex thực sự mệt mỏi muốn mang tiền đi kinh doanh mặt hàng khác thì người dân chúng ta cũng đừng ép uổng. Rồi sẽ có những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gánh vác cùng công việc Petrolimex như Viettel, Vietnam Mobile đang gánh thị trường viễn thông cùng VNPT bây giờ. Kết quả là người dân Việt Nam hiện nay đang sử dụng dịch vụ viễn thông với mức giá rất cạnh tranh so với mặt bằng thế giới. Người tiêu dùng cúi xin Petrolimex cứ hờn dỗi mà rút vốn khỏi kinh doanh xăng dầu. Được vậy, chúng tôi xin chân thành cảm tạ.
THEO PHỤ NỮ TODAY

Cử trộm chống tham nhũng, xác minh tài sản cán bộ

Thời gian gần đây, trộm thường hay lẻn vào nhà cán bộ để càn quét tài sản của các gia đình này. Tại sao trộm nhăm nhe những nhà cán bộ, để cải hóa họ trở thành người tốt thì nên làm thế nào?

Theo thông tin trên trên báo Tuổi trẻ, chiều 10/9, Công an TP Quy Nhơn cùng các cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường, truy tìm thủ phạm đột nhập nhà riêng ông Trần Cang, phó giám đốc Sở Tài chính Bình Định. Nhà riêng ông Cang ngụ tại đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP Quy Nhơn.
Trước đó, sáng 10/9,lợi dụng cả nhà đi vắng, kẻ trộm đã phá cửa trước, vào nhà lục lọi đồ đạc và rinh két sắt trong nhà với tổng tài sản gồm tiền mặt và vàng trị giá khoảng 500 triệu đồng rồi lên xe tẩu thoát.
Đây không phải là lần đầu tiên trộm khoắng nhà các quan chức. Trước đó, vào tháng 6, trộm cũng lẻn vào nhà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Bình Phước.

Những kẻ trộm này thường bị xã hội lên án và pháp luật khép vào tội trộm cắp tài sản và hầu hết đều phải “bóc lịch”. Tuy nhiên, khi nạn tham nhũng đang nhức nhối trong xã hội, hàng vạn giáo sư, tiến sĩ bó tay với tham nhũng thì những tên trộm này hoàn lương sẽ đóng góp được cho xã hội. Kẻ viết bài này mạo muội đề xuất hãy cảm hóa họ để họ trở thành ‘công bộc’ kiểm tra chéo việc kê khai tài sản có thực hiện nghiêm túc, chống vấn nạn tham nhũng đã nói ở trên.

Đây hoàn toàn không phải đề xuất dạng “nói cho vui”.  Bằng chứng là hồi tháng 3, tại cư gia của bà Trần Thị Xuân Lan (Trưởng phòng Tổ chức, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) và chồng là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum cũng bị trộm vào nhà khoắng mất 64 cây vàng nhưng gia chủ chỉ lên trình báo với công an mất 4 cây vàng. Sự việc mất 64 cây vàng bị lộ khi nhóm ăn trộm bị công an bắt giữ. Đấy, từ 4 cây vàng lên 64 cây vàng nhanh thế. Cũng nhờ trộm mà quần chúng nhân dân mới biết được gia đình nhà hai vị cán bộ trên giàu có đến cỡ nào.
Việc tuyển lựa nhân viên này thậm chí còn là hành động ‘nhất cử đại tiện’ bởi một khi họ đã bận rộn với những công việc mà Nhà nước giao phó sẽ không còn thời gian đi chôm chỉa của ai nữa. Bên cạnh đó, hành động này cũng là để thể hiện chính sách khoan hồng của nước ta, có thể tạo điều kiện để bất cứ ai, kể cả kẻ trộm cũng có thể đóng góp cho sự vững mạnh của đất nước.
Theo phunutoday

Người Sài Gòn làm từ thiện gấp 10 lần HN?

“Tôi có cảm nhận rằng, người Nam hào hiệp hơn, bởi lịch sử văn hóa dân di cư, người cũ thường giúp người mới đến khó khăn”, GS.TS Nguyễn Đình Cử phân tích.
nghiên cứu “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương ở Hà Nội thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Châu Á gần đây cho thấy tại thời điểm khảo sát, ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện, trong khi ở TP.HCM lên tới 66%. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp ở TP.HCM đóng góp cho hoạt động từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 – 9 lần so với các doanh nghiệp ở Hà Nội.

Người ở SG thoáng hơn

TS. Đặng Nguyên Anh trưởng nhóm nghiêm cứu cho rằng, cần nhìn góc độ làm từ thiện của doanh nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ thị trường. Bản chất thị trường TP. Hồ Chí Minh “động và mở” hơn Hà Nội. Doanh nghiệp muốn quảng bá hình ảnh, được nhiều người dân biết đến nên làm từ thiện nhiều hơn.
“Ở Miền Nam, doanh nghiệp thoải mái và cởi mở hơn so với miền Bắc. Họ cho rằng, cần phải làm từ thiện mới đem lại hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm xã hội”, ông Đặng Nguyên Anh nói.
Theo ông Anh, ở Hà Nội, cơ chế xin cho mạnh nên doanh nghiệp có làm từ thiện cũng không quyết định đến sự thành công, bởi còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác.
“Tôi không hiểu tại sao, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội rất ngại công bố việc làm từ thiện. Một phần họ không muốn khai báo do lo bị đóng thuế, bị hỏi han… Do vậy số tiền và tỷ lệ từ thiện thấp”, ông Anh lý giải.
Ông Anh không đồng tình quan điểm, sự khác nhau về văn hóa hai miền dẫn đến khác nhau trong cách làm từ thiện. Bởi di cư làm văn hóa hai miền khá hòa hợp, trong TP. Hồ Chí Minh rất nhiều người Hà Nội vào làm ăn. Sự khác nhau này ở vấn đề thị trường và cơ chế.
GS.TS Nguyễn Đình Cử (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) tỏ ra nghi ngờ con số thống kê trung bình các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đóng góp cho hoạt động từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 – 9 lần so với Hà Nội. Theo ông Cử, con số chênh lệch quá cao. Tuy nhiên, ông Cử không tỏ ra bất ngờ trước thông tin doanh nghiệp Hà Nội làm từ thiện ít hơn Sài Gòn.
“Tôi có cảm nhận rằng, người Nam hào hiệp hơn, bởi lịch sử văn hóa dân di cư, người cũ thường giúp người mới đến khó khăn”.
Ngoài ra, GS Nguyễn Đình Cử cho rằng, thị trường từ thiện ở TP. Hồ Chí Minh tốt hơn, có tổ chức thống kê rõ ràng, chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể, người miền nam làm từ thiện tốt hơn vì họ khá giả hơn; cơ chế dễ dàng hơn, cho là cho luôn, không cần qua tổ chức nào.

Ngồi quán nhậu cũng làm từ thiện hàng tỷ đồng

Trao đổi với PV, nhà văn Lê Lựu – Giám đốc Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam cho rằng, con số doanh nghiệp Sài Gòn làm từ thiện hơn gần 10 lần Hà Nội đơn thuần là số liệu thống kê, không phản ánh đúng bản chất thực thế.
Theo nhà văn Lê Lựu, sự phân biệt vùng miền đối với doanh nghiệp trong hoạt động từ thiện không rõ ràng. “Vì gần một nửa doanh nghiệp miền Nam là người Bắc vào”.
Nhiều khi công ty ở phía Nam nhưng do người Bắc làm chủ doanh nghiệp; Cũng có khi, công ty ở Hà Nội nhưng có chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, nếu chi nhánh đó làm từ thiện vẫn phải coi là công ty Hà Nội.
Tuy nhiên, ông Lê Lựu cũng cho rằng, đúng là cách làm từ thiện của các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh có thoáng hơn ở Hà Nội. Điều đó xuất phát từ cơ chế làm việc của doanh nghiệp phía Nam đơn giản, gọn nhẹ hơn, kinh tế vững mạnh hơn.
Nếu ở Hà Nội, doanh nghiệp muốn làm từ thiện phải chỉn chu giấy tờ, trên dưới, quen biết…, còn doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh có khi ngồi quán nhậu cũng làm từ thiện hàng tỷ đồng ngay tại đó.
Ông Lê Lựu cho hay, một phần doanh nghiệp phía Nam “thoáng” làm từ thiện hơn bởi họ tin vào những trung tâm kêu gọi từ thiện. Họ tin chắc rằng, số tiền mình bỏ ra sẽ đến đúng địa chỉ, không bị lãng phí.
Theo nhà văn Lê Lựu, nói doanh nghiệp phải làm từ thiện để nổi tiếng, lấy đó làm ăn cho dễ là cách giải thích “hớt váng”. Cách giải thích này cho thấy, không hiểu sâu nguồn gốc vấn đề.
“Doanh nghiệp làm từ thiện từ tình cảm và lòng thương của họ với người nghèo. Nếu người thực sự có tâm, họ sẽ chủ động đi làm từ thiện. Nếu không có tâm sẽ viện đủ lý do từ chối”.
THEO KHÁM PHÁ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét