'Khẩn trương minh oan cho ông Chấn'
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
yêu cầu 'khẩn trương minh oan, đền bù' cho ông Nguyễn Thanh Chấn, ở
tù 10 năm trước khi sắp được xử lại.
Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam gửi văn bản, nói ông Sang yêu cầu Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao “khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho người bị oan”.
Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam gửi văn bản, nói ông Sang yêu cầu Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao “khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho người bị oan”.
Chủ tịch nước Việt Nam cũng thúc
giục "xử lý nghiêm minh người phạm tội và những sai phạm của
tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều
tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Chấn và báo cáo Chủ tịch
nước kết quả giải quyết", theo báo Thanh Niên.
Trước đó, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao Việt Nam nói cần “rút kinh nghiệm” qua vụ người tù Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Chấn, sinh năm 1961, bị bắt năm 2003 và sau đó bị tòa án tỉnh Bắc Giang tuyên tội giết người, án chung thân.
Nhưng ngày 25/10 năm nay, một người tên Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, khai nhận hành vi giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan.
Ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành án và tạm thả ngày 4/11, và sẽ được đưa ra xử lại vào ngày 6/11.
Phát biểu với báo trong nước, ông Nguyễn Thế Hùng, người phát ngôn Viện KSND Tối cao, nói “xét về góc độ chủ quan, không ai muốn làm oan cho anh Chấn. Đây là sai sót về mặt khách quan.”
“Chúng ta phải lấy đó là một điều để rút kinh nghiệm, làm sao lỗi này không xảy ra nữa,” ông Hùng nhấn mạnh.
'Sơ đẳng'
Trước đó, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao Việt Nam nói cần “rút kinh nghiệm” qua vụ người tù Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Chấn, sinh năm 1961, bị bắt năm 2003 và sau đó bị tòa án tỉnh Bắc Giang tuyên tội giết người, án chung thân.
Nhưng ngày 25/10 năm nay, một người tên Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, khai nhận hành vi giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan.
Ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành án và tạm thả ngày 4/11, và sẽ được đưa ra xử lại vào ngày 6/11.
Phát biểu với báo trong nước, ông Nguyễn Thế Hùng, người phát ngôn Viện KSND Tối cao, nói “xét về góc độ chủ quan, không ai muốn làm oan cho anh Chấn. Đây là sai sót về mặt khách quan.”
“Chúng ta phải lấy đó là một điều để rút kinh nghiệm, làm sao lỗi này không xảy ra nữa,” ông Hùng nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường được dẫn lời nói đã xảy ra lỗi 'sơ đẳng' trong quá trình điều tra và xử án.
“Phải nói rằng không có nền tư pháp nào chính xác 100% nhưng để lọt những cái sơ đẳng này, tôi cho là do việc tranh tụng ở tòa chưa được thấu đáo,” ông Cường nói với báo chí.
Theo Viện KSND Tối cao, ngày 15/8/2003 đã xảy ra vụ giết bà Nguyễn Thị Hoan, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Hai tuần sau, ông Nguyễn Thanh Chấn bị công an triệu tập và chính thức bị khởi tố, tạm giam ngày 29/9.
Trong phiên tòa ngày 26/3/2004, ông bị tòa tỉnh Bắc Giang tuyên phạm tội giết người.
Lẽ ra bị án tử hình, nhưng ông Chấn nhận án chung thân vì có bố là liệt sĩ.
Bà Nguyễn Thị Yến, Vụ trưởng Vụ 3 của Viện KSND Tối cao, giải thích vào năm 2006, ông Chấn gửi “một số đơn kêu oan”.
“Tuy nhiên những đơn này không gửi đến Viện KSND Tối cao hay TAND Tối cao.”
“Mãi sau này, đơn của ông Chấn mới được chuyển
đến Viện. Cùng thời điểm, ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông
Chấn) có đơn kêu oan gửi đến Cơ quan điều tra Viện KNSD Tối cao. Viện
ngay sau đó đã tổ chức xác minh.”
Lá đơn của vợ ông Chấn nói thủ phạm là Lý Nguyễn Chung, trú cùng thôn với ông Chấn.
Nghi phạm này được nói là đã chạy vào sống ở tỉnh Đắk Lắk sau khi gây án.
Các điều tra viên “kiên trì vận động, thuyết phục người thân trong gia đình vận động Chung đầu thú”, theo báo Người Lao Động.
Theo cáo trạng, Lý Nguyễn Chung đã giết người để cướp tài sản khi chỉ mới 14 năm 8 tháng tuổi – yếu tố sẽ giúp bị can hưởng hình phạt thấp.
Dường như đây là nguyên do khiến Chung ra đầu thú ngày 25/10.
Bố của Chung, ông Lý Văn Chúc, cũng bị bắt về hành vi đe dọa giết người.
Viện KSND Tối cao Việt Nam đã khởi tố vụ án hình sự “Giết người” và “Cướp tài sản” và khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Lý Nguyễn Chung, sinh năm 1988.
Phiên tái thẩm sẽ diễn ra ngày 6/11.
Lá đơn của vợ ông Chấn nói thủ phạm là Lý Nguyễn Chung, trú cùng thôn với ông Chấn.
Nghi phạm này được nói là đã chạy vào sống ở tỉnh Đắk Lắk sau khi gây án.
Các điều tra viên “kiên trì vận động, thuyết phục người thân trong gia đình vận động Chung đầu thú”, theo báo Người Lao Động.
Theo cáo trạng, Lý Nguyễn Chung đã giết người để cướp tài sản khi chỉ mới 14 năm 8 tháng tuổi – yếu tố sẽ giúp bị can hưởng hình phạt thấp.
Dường như đây là nguyên do khiến Chung ra đầu thú ngày 25/10.
Bố của Chung, ông Lý Văn Chúc, cũng bị bắt về hành vi đe dọa giết người.
Viện KSND Tối cao Việt Nam đã khởi tố vụ án hình sự “Giết người” và “Cướp tài sản” và khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Lý Nguyễn Chung, sinh năm 1988.
Phiên tái thẩm sẽ diễn ra ngày 6/11.
(BBC)
Án oan 10 năm: Những ai sẽ bị xử lý?
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng |
(VnMedia) - "Luật chỉ giao cho Viện kiểm sát có quyền kháng nghị tái
thẩm, nên Viện kiểm sát là người đầu tiên phát hiện, xác minh và Viện
Kiểm sát phải đứng ra xin lỗi trước dân. Còn các cơ quan kia thì phải
tiến hành xử xong mới xin lỗi…"
Vụ án oan khiến một người phải ngồi tù 10 năm trong tuyệt vọng đang tiếp
tục được dư luận, trong đó có các đại biểu Quốc hội, đặc biệt quan tâm.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm
Đồng đã trao đổi với báo chí về vụ việc bên hành lang Quốc hội.
- Ông đánh giá như thế nào về phản ứng của các cơ quan chức năng trước vụ việc?
Có thể nói, sau khi nghe tin này các cơ quan nội chính đã hết sức dũng
cảm, dám nhìn thẳng về cái sai, thấy sai, nhận sai, dám giải quyết cái
sai. Thứ hai, sau khi hậu quả xảy ra, sau khi minh oan thì phải bồi
thường cho nó thỏa đáng. Thứ ba là tiến hành kiểm điểm, xử lý trách
nhiệm của những người liên quan đến việc này. Làm sao để hạn chế tối đa
việc oan sai.
Hiện nay, các cơ quan truyền thông đã lên tiếng mạnh mẽ rồi, thì các cơ
quan phải thấy sai và nhận lỗi với người dân. Phải bồi thường vật chất
và tinh thần trong thời gian vừa qua đối với ông Chấn.
Theo ông, biện pháp sửa sai sẽ phải như thế nào thì mới thỏa đáng?
Việc sai này xảy ra lâu rồi, thế nhưng, phải quy trách nhiệm của những
người trước đây đã tham gia vào việc điều tra, truy tố, xét xử, chứ
không phải một ngành. Bây giờ sai thì ngành tòa án phải đứng ra bồi
thường, tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm. Cơ quan nào xử lý cuối
cùng thì, cơ quan đó phải đứng ra bồi thường, và xin lỗi dân. Còn quy
trách nhiệm, thì phải đồng trách nhiệm, kể cả điều tra, truy tố, xét xử.
Cái sai đầu tiên là từ điều tra.
- Ông có nhận thấy dấu hiệu ép cung trong biên bản bản nhận tội?
Cái đầy thì phải điều tra, xác minh để mà làm rõ. Nếu quá trình có ép cung, mớm cung thì phải xử lý những người đó.
- Chúng ta có 3 cơ quan tố tụng nhưng vẫn để xảy ra oan sai. Vậy theo ông, sai là do đâu, thưa ông?
Nếu xác định lỗi cố ý của cơ quan điều tra thì phải xử lý hình sự chứ
không xử lý hành chính được. Còn đối với cơ quan công tố, tòa án thì họ
căn cứ theo hồ sơ nên có thể nhận thức cái sai, thì tùy theo mức độ để
xửu lý. Còn điều tra viên mà rõ ràng ép cung, mớm cung, nhục hình để
người ta nhận tội thì phải xử lý kỷ luật.
- Theo ông, lỗi ban đầu từ cơ quan điều tra thì phải xử lý như thế
nào để có thể coi là thực sự nghiêm túc và tránh xảy ra oan sai?
Theo Luật Bồi thường Nhà nước, cơ quan cuối cùng phải thực hiện công
khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại trước. Vì đợi phân chia trách nhiệm
thì rất là lâu, nên luật quy định cơ quan tố tụng cuối cùng giải quyết
việc đó, phải thay mặt 3 cơ quan để xin lỗi, bồi thường thiệt hại. Còn
trong quá trình điều tra xác minh làm rõ nguyên nhân sai bắt đầu từ đâu
và ai là người trực tiếp sai? Oan sai mà cố tình thì phải xử lý hình sự.
Do ép cung, mớm cung, nhục hình để người ta nhận tội thì phải xử lý
hình sự.
Trước hết, Viện kiểm sát là cơ quan có quyền kháng nghị tái thẩm. Luật
chỉ giao cho Viện kiểm sát có quyền kháng nghị tái thẩm, chứ không ai có
quyền kháng nghị tái thẩm cả. Cho nên Viện kiểm sát là người đầu tiên
phát hiện, xác minh thì Viện kiểm sát đứng ra xin lỗi trước dân. Còn các
cơ quan kia thì phải tiến hành xử xong, thì mới xin lỗi.
- Ông nghĩ thế nào về việc ông Trần Quốc Thuận, nguyên Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, vụ này phải xử giám đốc thẩm chứ
không phải tái thẩm?
Theo tôi tái thẩm là đúng vì đây là tình tiết mới.
- Tình tiết mới nhưng lại lộ việc ông Chấn bị oan sai?
Oan sai thì tái thẩm để minh oan. Còn giám đốc thẩm là hủy án đi để xét xử lại.
- Theo ông trường hợp này có phải là cá biệt không, hay còn nhiều vụ khác nữa?
Trước đây đã có rồi. Đã có nhiều vụ án xử đến chung thân rồi, nhưng
“người chết” lại trở về. Cho nên phải thận trọng tối đa. Các cơ quan
tiến hành tố tụng phải tiến hành chặt chẽ, nhưng cũng phải ràng buộc lẫn
nhau chứ còn "bộ binh, bộ hạ, bộ hình, ba bộ đồng tình thì con tôi
chết". Phối hợp nhưng phải ràng buộc lẫn nhau chứ gần gũi nhau quá, bỏ
qua cho nhau thì dẫn đến sai phạm.
- Vậy thì theo ông, tình trạng họp án có làm mất đi tính độc lập không?
Về nguyên tắc là như vậy. Tới đây sẽ xác định rõ hơn về trách nhiệm cá
nhân nhiều hơn. Đặc biệt, dự kiến sau này Ủy ban kiểm sát, hoặc Ủy ban
thẩm phán của Tòa án sẽ không được ghi trong luật. Về trách nhiệm, trước
thường đưa ra tập thể để bàn, còn tới đây là quy trách nhiệm cá nhân.
- Hiện nay, những trường hợp bị xử án tử hình có phải đưa ra Thường vụ Tỉnh ủy xem xét không, thưa ông?
Án tử hình thì không phải đưa ra Thường vụ. Theo chỉ thị 15 của Trung
ương thì những trường hợp án tham nhũng, xâm phạm an ninh quốc gia thì
mới đưa ra cấp ủy, chứ còn án thường là do ngành chuyên môn xác định
hết.
- Vị thẩm phán phiên tòa 10 năm trước nói phúc thẩm đã xử rồi, còn
oan sai giờ trách nhiệm là thuộc Tòa tối cao, thuộc Quốc hội. Ông thấy ý
kiến này thế nào?
Tôi cho rằng, oan sai cấp nào thì cấp đó phải chịu trách nhiệm. Ví dụ
như Tòa tối cao đã xử phúc thẩm thì Tòa án tối cao phải chịu trách
nhiệm, chứ không phải đổ cho cấp dưới sai thì lên đây tôi sai. Cái này
cũng không thuộc thẩm quyền của Quốc hội nữa, vì các "anh" sai thì "anh"
phải tự sửa.
- Xin cảm ơn ông!
Tuệ Khanh
Dư luận đòi hỏi làm rõ, xử lí những khuất tất của Thiếu tướng Trần Văn Vệ
Sau loạt bài “Trở lại thiên phóng sự Ma thuật của một đại tá công an. Những khuất tất của Thiếu tướng Trần Văn Vệ vẫn chưa xử lí?” đăng trên Báo Người cao tuổi, ngày 27/8/2013 Văn phòng Chủ tịch nước có công văn số 1125/VPCTN-PI truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh, làm rõ (nếu có) xử lí nghiêm minh theo đúng quy định của Đảng và pháp luật. Nhiều bạn đọc gửi thư, điện thoại và trực tiếp tới Báo Người cao tuổi hoan nghênh, bày tỏ niềm tin vào sự chỉ đạo kiên quyết của Chủ tịch nước. Tuy nhiên, thời gian từ ngày có văn bản đó đến nay đã hơn 2 tháng, vụ việc vẫn “im lặng đáng sợ”. Dư luận xã hội tỏ ra hoài nghi về tính khách quan, nghiêm túc tuân thủ pháp luật của các cơ quan chức năng trong việc xem xét, xử lí và giải quyết vụ việc này, đòi hỏi sớm được làm rõ và giải quyết dứt điểm.
Báo Người cao tuổi khẳng định những thông tin phản ánh trong loạt bài về những khuất tất của Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Về Quản lí hành chính và Trật tự xã hội (Bộ Công an) là hoàn toàn trung thực, khách quan! Để các cơ quan chức năng và bạn đọc cùng thẩm định, một lần nữa Báo Người cao tuổi tóm lược một số vụ việc mang tính “ma thuật” của Thiếu tướng Trần Văn Vệ…
Từ việc làm hồ sơ giả mạo để vợ mới 33 tuổi được hưu đến mạo danh Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp cho vợ trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê-hi-cô
Đó là điều ít ai có thể tin được nhưng hoàn toàn là sự thật từng xảy ra đối với bà Bùi Thị Kim Liên, vợ Thiếu tướng Trần Văn Vệ. Vụ việc bị vỡ lở cũng từ phát hiện của nhân dân khi bà Liên hằng tháng lén lút nhận lương hưu không thông qua hệ thống chi trả BHXH tại phường, buộc BHXH tỉnh Thái Bình phải vào cuộc. Tại báo cáo kết quả xác minh số 13/KT, ngày 21/5/2007 của BHXH tỉnh Thái Bình và thể hiện trên hồ sơ lưu trữ: Bà Bùi Thị Kim Liên, sinh ngày 14/6/1960 nhưng từ tác động của ông Vệ đã làm giả hồ sơ sinh năm 1949 (tăng 11 tuổi), chỉ lao động tại Xí nghiệp sửa chữa ô-tô Thái Bình 10 năm nhưng khai 16 năm, không đi bộ đội ngày nào khai có 4 năm là chiến sĩ tại Trung đoàn 952 Vùng I Hải quân? Tại thời điểm kiểm tra, bà Liên đã lĩnh trọn 161 tháng lương hưu, chiếm đoạt 49.188.300 đồng, buộc BHXH tỉnh Thái Bình phải ra quyết định số 04/QĐ-BHXH ngày 11/6/2007 thu hồi về công quỹ. Lẽ ra hành vi lừa đảo này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng bởi bà Liên là vợ ông Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh nên người dưới quyền ông Vệ không ai dám đứng ra khởi tố vụ án, khởi tố bị can?
Điều man trá đó chỉ có thể do chính ông Vệ thực hiện. Tưởng rằng sai phạm đó đã là bài học cay đắng cho vợ chồng ông Vệ, nào ngờ bằng ảnh hưởng chi phối với lãnh đạo BHXH tỉnh Thái Bình, vợ chồng ông Vệ lại tiếp tục làm hồ sơ giả gửi BHXH tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Hải Bình, nơi bà Hoàng Thị Hồng là “em nuôi” ông Vệ làm Giám đốc, chờ cơ hội làm thủ tục hưởng hưu trí cho vợ. Điều bi hài là, bà Bùi Thị Kim Liên chỉ nội trợ, không làm việc cho doanh nghiệp nào và trong thời gian trên cũng đang hưởng chế độ hưu trí nhưng trong hồ sơ truy đóng BHXH lại thể hiện có 10 năm công tác tại Công ty Hoàng Phát và 1 năm 7 tháng tại Công ty Du lịch và Thương mại Hải Bình? Đến nay, bà Liên vẫn nghiễm nhiên trong danh sách BHXH của Công ty Hải Bình cho dù bà đang sinh sống tại biệt thự Khu đô thị Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Trong khi đó hàng trăm trường hợp gửi đóng BHXH tương tự đã bị huỷ bỏ trong vụ án xảy ra tại BHXH tỉnh Thái Bình. Chỉ riêng bà Bùi Thị Kim Liên lại được “đặc cách” bởi bà là vợ của Thiếu tướng Trần Văn Vệ.
Hành vi lừa đảo, gian dối không chỉ dừng trong việc giả mạo hồ sơ nghỉ hưu, hồ sơ gửi BHXH mà trắng trợn, ngạo mạn hơn là tiếp tục làm hồ sơ giả và thẩm định lí lịch tư pháp cho vợ là bà Bùi Thị Kim Liên với tư cách là Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp tham gia Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đi thăm Mỹ và Mê-hi-cô năm 2009. Tại văn bản xác nhận ông Nguyễn Như Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình đã thừa nhận sự thật này.
Theo ý kiến của đông đảo bạn đọc chỉ cần căn cứ vào hai hành vi sai phạm nghiêm trọng nêu trên, ông Trần Văn Vệ đã không còn đủ tư cách là đảng viên và đủ điều kiện đưa ra khỏi ngành Công an?
Chứng cứ hồ sơ giả mạo hưu trí và mạo danh Phó Tổng Giám đốc trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ của bà Bùi Thị Kim Liên.
Có hay không việc tranh đất với người chết và thâu tóm tài sản của Công an Thái Bình?
Đó là sự thật hiển nhiên đang tồn tại mà người dân nào ở TP Thái Bình cũng biết. Việc ông Trần Văn Vệ thuyết phục Bộ Công an chấp nhận di dời Trụ sở Công an tỉnh Thái Bình từ nội thị ra bãi tha ma Trần Lãm – Kỳ Bá (trái với quy hoạch của TP Thái Bình) để nâng lợi thế giá trị kinh doanh chia lô bán nền đất tại Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm do em trai ông Vệ làm chủ đầu tư là thủ đoạn “ma thuật”. Trong thực tế, Công ty Hateco do ông Trần Văn Kỳ đứng tên chỉ là hình thức, còn toàn bộ điều hành các cơ quan chức năng ở Thái Bình đều do ảnh hưởng, chi phối từ quyền lực của ông Vệ. Mặc dù dự án thực hiện chậm 5 năm, bộc lộ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt hiện tượng trốn thuế, thậm chí sử dụng cả đối tượng xã hội đen chèn ép, cưỡng đoạt thu các loại phí trái pháp luật của nhiều khách hàng, gây mất ổn định trầm trọng trên địa bàn, buộc Chi bộ Đảng tại khu đô thị phải có báo cáo khẩn cấp và ra nghị quyết gửi lên cấp uỷ cấp trên. Đến nay, 650 lô nền đất đã bán xong và thu tiền của khách hàng với tổng doanh số ước tính khoảng 650 tỉ đồng, nhưng theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh, anh em ông Vệ mới chỉ nộp được trên 8 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Thanh tra thuế trong 2 năm 2009 và 2010 Cục Thuế tỉnh đã phát hiện hành vi biển lận thuế và truy thu 10,883 tỉ đồng. UBND tỉnh Thái Bình đã thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện Dự án Khu đô thị Trần Lãm. Do Cục Thuế tỉnh đang tiến hành thanh tra tiếp 2 năm 2011 và 2012, nên thời điểm Đoàn Thanh tra phải lùi lại vào đầu năm 2014 mới triển khai được.
Việc bán Nhà công vụ Công an tỉnh và trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng CP Đông Á, ngân hàng của anh trai ông Vệ là Trần Văn Đình sử dụng trái mục đích hoặc để “đắp chiếu” bộc lộ rõ chủ ý của ông Trần Văn Vệ là thâu tóm khối tài sản và đất có lợi thế của Công an Thái Bình về tay gia đình ông. Việc làm thiếu minh bạch, công khai trong việc định giá, tổ chức đấu giá đất 2 địa điểm này có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế, gây thất thoát hàng chục tỉ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Dùng ảnh hưởng quyền lực bao che cho tội phạm
Nhiều nhức nhối vẫn âm ỉ trong lòng người dân, bởi hàng loạt vụ việc đã từng xảy ra mà nhân dân Thái Bình đều biết. Họ không thể tin vào chính mắt mình, bởi sức mạnh ảnh hưởng, chi phối từ quyền năng một thời của Giám đốc Công an Trần Văn Vệ đã từng “đổi trắng, thay đen” biết bao vụ án. Đó là che giấu và không khởi tố 35 đơn vị, cá nhân phá hơn 200ha rừng phòng hộ ven biển ở huyện Tiền Hải để cho thuê làm đầm nuôi tôm. Đã khởi tố vụ án Lê Hoài Nam có hành vi gian lận về trồng rừng ngập mặn nhưng ít ngày sau ông Vệ lại ra lệnh đình chỉ vụ án nhằm vụ lợi cá nhân. Bao che không khởi tố vụ án tham nhũng tại Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình. Sau khi ông Vệ chuyển công tác về Bộ Công an vụ án này mới được khởi động lại và tiến hành khởi tố, thu gần 600 triệu đồng về cho ngân sách. Bị cáo Trịnh Trung Thông, cựu Chủ tịch Hội đã bị tuyên phạt 3 năm tù. Vụ án chiếm dụng tại Công ty Sứ Thái Bình đã bị khởi tố nhưng do mối quan hệ ông Vệ quyết định đình chỉ điều tra, không tuân thủ nghiêm luật phòng chống tham nhũng. Vụ án vận chuyển ma tuý Cò Nòi, Sơn La – Thái Bình thu một số hê-rô-in và 167 viên hồng phiến. Quá trình chỉ đạo điều tra ông Vệ đã làm sai lệch hồ sơ ngay từ khi điều tra để lọt tội phạm Bùi Duy Hồng. Sau khi vụ án xảy ra hơn một tuần, tên Điều Chính Tâm, một mắt xích quan trọng của đường dây ma tuý nguy hiểm này đột ngột chết. Gia đình tội phạm đã bán nhà đất để lấy tiền chạy án giảm tội cho Chung và Hồng. Vụ án giết anh Tô Văn Phán (con liệt sĩ) tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, do mối quan hệ và vụ lợi, ông Vệ chỉ đạo làm sai lệch bản chất vụ án từ cố ý giết người sang tội danh vô ý giết người. Phạm Văn Công kẻ gây án bị Toà án tuyên phạt 12 năm tù nhưng lại được ông Vệ giữ lại tại Trại giam Thái Bình để làm “nghiệp vụ” mà không phải di lí đi cải tạo ở trại giam khác. Chưa đầy 5 năm thụ án, Phạm Văn Công được tha và lại tiếp tục hành hung gây án tại địa phương. Ông Vệ cố tình không chỉ đạo điều tra để làm rõ, xử lí vụ việc nhà thầu thi công làm sập trần Nhà văn hoá huyện Tiền Hải bởi Công ty này lại do chính ông Vệ môi giới nhận thầu. Ông Vệ thuê khoán đấu thầu mặt biển 32ha tại Khu nhà khách Công an Thái Bình ở Đồng Châu để vụ lợi, trái mục đích sử dụng tài nguyên đất, mặt nước theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình.
Mặc dù lương chỉ cấp bậc Đại tá, trong khi vợ không có việc làm, con đi du học ở nước ngoài, nhưng ông Vệ có khối tài sản khá lớn: 1 toà biệt thự trị giá gần 20 tỉ đồng tại Khu Trung Kính, Hà Nội; 1 căn nhà tại phường Quang Trung, TP Thái Bình trị giá hơn 2 tỉ đồng. Ông Trần Văn Vệ xây chùa riêng của gia đình tại quê (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư) trong thời gian làm Giám đốc Công an tỉnh trị giá hàng chục tỉ đồng, trong khi xã này đã có Chùa Keo, Di tích Lịch sử đặc biệt cấp quốc gia. Lấy đất canh tác xây chùa chưa được thẩm định, cho phép của chính quyền và Giáo hội Phật giáo đồng ý là trái quy định quản lí của Nhà nước.
Với những sai phạm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng diễn ra trong thời gian ông Trần Văn Vệ làm Giám đốc Công an Thái Bình và liên quan cả thời kì ông Vệ được về công tác trên Bộ Công an năm 2010. Con người như thế , “ma thuật” như thế, vậy mà ông vẫn được thăng hàm Thiếu tướng và vẫn lên truyền hình dạy đời.
Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi đã có văn bản kiến nghị, một loạt bài báo đã đăng phản ánh, Thanh tra Bộ Công an đã vào cuộc nhưng không có hồi âm theo Luật Báo chí, không xử lí hành chính hay pháp luật, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
THEO NGƯỜI CAO TUỔI
Bước ngoặt của TQ?
Liệu năm 2013 sẽ là một cốc nữa cho Trung Quốc như năm 1978 hay ít nhất cũng là năm 1993?
Trong hai lần Hội nghị Trung ương 3 vào các năm 1978 và 1993, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua những chính sách cải cách kinh tế quan trọng.
Trong hai lần Hội nghị Trung ương 3 vào các năm 1978 và 1993, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua những chính sách cải cách kinh tế quan trọng.
Hội nghị toàn thể lần thứ ba
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 18 lần này được tung hô
là có tầm quan trọng như hồi tháng 12 năm 1978 khi mà Đảng Cộng
sản Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế theo hướng thị trường
dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.
Điều này khó có khả năng nhưng vẫn có rất nhiều trông đợi rằng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ phát động các cuộc cải cách cũng đạt tầm vóc như hồi năm 1993.
Khi đó, phần lớn khu vực kinh tế nhà nước đã bị giải thể với số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm từ trên 10 triệu xuống dưới 300.000 vào giữa những năm 1990.
Kế hoạch 383
Điều này khó có khả năng nhưng vẫn có rất nhiều trông đợi rằng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ phát động các cuộc cải cách cũng đạt tầm vóc như hồi năm 1993.
Khi đó, phần lớn khu vực kinh tế nhà nước đã bị giải thể với số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm từ trên 10 triệu xuống dưới 300.000 vào giữa những năm 1990.
Hội nghị Trung ương 3 thường là lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo những cải cách quan trọng. Đây là thời điểm ban lãnh đạo mới đã lên nắm quyền được một năm – tức là họ đã củng cố quyền lực đủ mạnh để công bố các kế hoạch lãnh đạo cho nhiệm kỳ 10 năm.
Hội nghị lần này, diễn ra từ ngày 9 đến 12/11, có thể sẽ đúc kết từ ‘kế hoạch 383’ vốn được những nhà chiến lược của chính quyền Trung Quốc đưa ra với mục đích chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc cho đến năm 2020.
Trước hết, bản kế hoạch này đề ra ba cải
cách: mở cửa thị trường, chuyển đổi chính phủ và cải cách
doanh nghiệp.
Sau đó là tám lĩnh vực cần được xử lý, bao gồm: cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy cạnh tranh, cải cách chính sách đất đai, mở cửa khu vực ngân hàng trong đó tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái, cải cách hệ thống tài chính gồm cả thiết lập an sinh xã hội cơ bản, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy sáng tạo trong các lĩnh vực như công nghệ xanh và mở cửa khu vực dịch vụ.
Trong số này, kế hoạch 383 xác định cần phải đạt được ba đột phá quan trọng: hạ thấp các rào cản thị trường để thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy cạnh tranh, thành lập một gói chương trình an sinh xã hội cơ bản và cho phép mua bán đất đai, vốn là sở hữu công.
Ba mục tiêu này có vị trí quan trọng trong số các cải cách mà Trung Quốc cần phải thực hiện để phát triển một cách ổn định và bền vững hơn.
Trước hết, tăng cạnh tranh sẽ giúp tăng sản lượng, nhưng muốn làm được điều này thì phải cải cách số doanh nghiệp nhà nước còn lại vốn đã bám rễ chặt trong các khu vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng và viễn thông.
Thứ hai, an sinh xã hội cho người dân sẽ giúp tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc bằng cách giúp đỡ người nghèo và cả tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Điều này sẽ rất cần thiết khi Trung Quốc tìm cách chuyển đổi tăng trưởng kinh tế theo hướng dựa vào tiêu dùng nội địa.
Sau đó là tám lĩnh vực cần được xử lý, bao gồm: cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy cạnh tranh, cải cách chính sách đất đai, mở cửa khu vực ngân hàng trong đó tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái, cải cách hệ thống tài chính gồm cả thiết lập an sinh xã hội cơ bản, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy sáng tạo trong các lĩnh vực như công nghệ xanh và mở cửa khu vực dịch vụ.
Trong số này, kế hoạch 383 xác định cần phải đạt được ba đột phá quan trọng: hạ thấp các rào cản thị trường để thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy cạnh tranh, thành lập một gói chương trình an sinh xã hội cơ bản và cho phép mua bán đất đai, vốn là sở hữu công.
Ba mục tiêu này có vị trí quan trọng trong số các cải cách mà Trung Quốc cần phải thực hiện để phát triển một cách ổn định và bền vững hơn.
Trước hết, tăng cạnh tranh sẽ giúp tăng sản lượng, nhưng muốn làm được điều này thì phải cải cách số doanh nghiệp nhà nước còn lại vốn đã bám rễ chặt trong các khu vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng và viễn thông.
Thứ hai, an sinh xã hội cho người dân sẽ giúp tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc bằng cách giúp đỡ người nghèo và cả tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Điều này sẽ rất cần thiết khi Trung Quốc tìm cách chuyển đổi tăng trưởng kinh tế theo hướng dựa vào tiêu dùng nội địa.
Lợi nhuận từ đất đai
Cải cách chính sách về đất đai cũng là
một nội dung then chốt của kế hoạch này. Kế hoạch 383 đề xuất
quyền bình đẳng giữa dân thành thị và nông thôn trong việc mua
bán đất đai công hữu.
Điều này có nghĩa là đất đai vẫn thuộc sở hữu Nhà nước hay chính quyền địa phương, nhưng những ai đã thuê đất dài hạn có thể bán nó và thu lợi mà đa phần lợi nhuận về đất đai hiện nay thuộc về chính quyền.
Thu hồi đất là một nguyên nhân chính gây khiếu kiện ở các vùng nông thôn Trung Quốc, và dường như vấn đề cho các cá nhân được sở hữu đất không được đề cập đến mặc dù nó đã được tranh luận rất nhiều.
Tương tự, mặc dù một trong các nội dung cải cách là tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái nhưng việc cho phép thêm nhiều dòng vốn ngắn hạn ra khỏi biên giới không được xem là một ưu tiên.
Đây cũng là một điểm gây tranh luận nhiều. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường tài chính của mình nhưng mở cửa đến mức độ nào thì chưa rõ.
Cũng có nhiều quan ngại về quy mô nợ của nền kinh tế Trung Quốc, tham nhũng và cải cách nền pháp trị – tất cả những vấn đề này đều cần được giải quyết. Cho nên có một danh sách dài các cuộc cải cách cần được thực hiện.
Đôi khi nhiều cải cách có thể có tác động lớn hơn và lâu dài hơn một hay hai cải cách đột phá.
Con đường mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chọn lựa sẽ được thế giới theo dõi sát sao vì nó sẽ có tác động đến phần còn lại của thế giới vốn đang tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng ở những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều này có nghĩa là đất đai vẫn thuộc sở hữu Nhà nước hay chính quyền địa phương, nhưng những ai đã thuê đất dài hạn có thể bán nó và thu lợi mà đa phần lợi nhuận về đất đai hiện nay thuộc về chính quyền.
Thu hồi đất là một nguyên nhân chính gây khiếu kiện ở các vùng nông thôn Trung Quốc, và dường như vấn đề cho các cá nhân được sở hữu đất không được đề cập đến mặc dù nó đã được tranh luận rất nhiều.
Tương tự, mặc dù một trong các nội dung cải cách là tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái nhưng việc cho phép thêm nhiều dòng vốn ngắn hạn ra khỏi biên giới không được xem là một ưu tiên.
Đây cũng là một điểm gây tranh luận nhiều. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường tài chính của mình nhưng mở cửa đến mức độ nào thì chưa rõ.
Cũng có nhiều quan ngại về quy mô nợ của nền kinh tế Trung Quốc, tham nhũng và cải cách nền pháp trị – tất cả những vấn đề này đều cần được giải quyết. Cho nên có một danh sách dài các cuộc cải cách cần được thực hiện.
Đôi khi nhiều cải cách có thể có tác động lớn hơn và lâu dài hơn một hay hai cải cách đột phá.
Con đường mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chọn lựa sẽ được thế giới theo dõi sát sao vì nó sẽ có tác động đến phần còn lại của thế giới vốn đang tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng ở những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Linda Yueh
Phóng viên Kinh doanh của BBC
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét