Từ một đề kiểm tra 'khác biệt'
Trong những năm qua, chúng ta đi hết từ bàng hoàng này đến bàng hoàng khác khi chứng kiến những vụ bạo hành trẻ em, khi thấy thói vô cảm trở thành "căn bệnh" hiểm nghèo của xã hội. Gần đây nhất là vụ hành hạ trẻ mầm non ở Sài Gòn hay vụ "hôi" bia ở Biên Hòa.
Dư luận nói chung là rất phẫn nộ, đòi xử lý nghiêm minh, và đó là một phản ứng tích cực để xây dựng một xã hội văn minh. Tuy nhiên, những bản án nghiêm khắc chủ yếu chữa về "triệu chứng", chứ không có nhiều tác dụng trong phòng chống, ngăn chặn "căn bệnh" bạo hành.
Trong một xã hội hiện đại, tại sao một người ra đường có thể bị đánh bất cứ lúc nào chỉ vì dám/ lỡ "nhìn đểu", vì lỡ... đẹp trai hơn người khác! Tại sao một người mua hàng có thể bị chửi, mắng, đánh đập, đe dọa, bị những thứ không thể lường trước, như đã chạm vào hàng rồi mà không mua.
Tại sao một "cô giáo" mới mười tám, đôi mươi và một cô khác thậm chí đã có bằng đại học lại có thể hành hạ những em bé một cách vô cảm? Tại sao của cải của những nạn nhân bị tai nạn, bị cướp giật lại bị chính những người dân đáng ra phải giúp đỡ thì lại quay ra xâu xé? Tại sao?
Bạo hành luôn có "cơ hội" ở bất cứ đâu, trong gia đình, nhà trường, cộng đồng... Nạn bạo hành, mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, là một vấn nạn xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, không ngoại lệ giàu nghèo, trình độ học vấn.
Song rõ ràng, kỹ năng sống và sự hiểu biết về quyền lợi, luật pháp của công dân trong một xã hội càng cao thì mức độ, phạm vi của nạn bạo hành càng thấp. Mặt khác, sự tồn tại của nạn bạo hành phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như:
- Ý thức, trách nhiệm của xã hội về nạn bạo hành. Ví dụ: Phải tăng cường nhận thức không coi nạn bạo hành là "chuyện riêng" chừng nào chưa động chạm đến mình, mà là một vấn nạn của toàn xã hội cần giải quyết.
- Vào luật pháp và sự công minh của luật pháp, trong đó rất quan trọng là trách nhiệm của người lãnh đạo, cơ quan công quyền trong việc phát hiện, xử lý nạn bạo hành.
Từ những bình diện trên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để "phòng ngừa" nạn bạo hành trước khi chúng xảy ra, chứ không phải "chữa trị" khi sự đã rồi. Trả lời câu hỏi này có lẽ cần bắt đầu từ giáo dục.
Mỗi đứa trẻ, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, càng sớm càng tốt, cần được: Huấn luyện kỹ năng sống để biết lắng nghe - phát biểu - đối thoại - ứng xử - phản biện...; Tìm hiểu về pháp luật để có những hiểu biết nhất định về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá thể trong một cộng đồng; Khuyến khích, hỗ trợ thực hiện những quyền lợi nghĩa vụ ấy với tinh thần thượng tôn pháp luật,
Trang bị tốt những điều trên sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội trở thành những công dân vừa có sự tự tin bảo vệ chính kiến, bản lĩnh cá nhân của mình, giữ "cái tôi", không a dua theo tâm lý bầy đàn, không bắt chiếc cái xấu, vừa có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, biết cách "đối nhân, xử thế" trên tinh thần tôn trọng mọi người và sau nữa, biết bảo vệ mình, bảo vệ lẽ phải bằng pháp luật.
Vụ bạo hành tại Cơ sở mầm non Phương Anh gây chấn động dư luận. Ảnh: Tuổi trẻ |
Cách giáo dục của nước Đức
Dưới đây là một phần bài kiểm tra môn Chính trị - Kinh tế của học sinh lớp 7 tại một trường PTTH tại Đức. Người viết bài này cũng như những ông bố, bà mẹ khác ở đây có trách nhiệm xem và ký vào những bài kiểm tra như thế này của con mình. Chúng ta có thể tham khảo phương pháp tiếp cận, phương pháp giáo dục quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá thể trong một cộng đồng cho trẻ em ở đây ra sao:
Câu hỏi 1- Giải thích tại sao khái niệm "vòng luẩn quẩn" được đưa ra để nói về tình trạng trẻ em nghèo ở Đức?
Trả lời: Khái niệm "vòng luẩn quẩn" mô tả mối quan hệ của nhiều yếu tố, tác động qua lại lẫn nhau, mang tính tiêu cực (ban đầu dù rất nhỏ nhưng sau đó tiếp tục phát triển, để lại hậu quả, khó có thể dừng lại, trở thành hệ thống). Khái niệm này được đưa ra để biểu thị những hệ lụy từ cuộc sống khó khăn của trẻ em nghèo.
Thí dụ: Khi một bố mẹ không đủ khả năng tài chính để trang trải mọi chi phí - điều đó dẫn đến: con cái sẽ bị thiếu thốn, không đủ điều kiện ăn học, phải đứng "ngoài rìa" xã hội - (có thể phát sinh tâm trạng chán chường, trầm cảm) - khó có thể học tốt - dẫn đến thiếu kiến thức - và sau đó rất khó có nghề nghiệp vững vàng - dễ lâm vào thất nghiệp - cuối cùng lại giống như bố mẹ, phải sống trong nghèo khó...
Câu hỏi 2- Người cha tức giận cô con gái Sonia và đã đánh cô bé. Hình phạt này của người cha có được cho phép? Hãy trình bày lý do!
Trả lời: Hình phạt này bị cấm, không được chấp nhận. Theo điều 1626 Bộ luật dân sự (tại Đức): cha mẹ có trách nhiệm giáo dục để con cái có tính tự giác và lòng tự tin. Những gì người cha đã làm là phản tác dụng.
Điều 1631 quy định: trẻ em cần phải được giáo dục bằng tình thương và không được sử dụng bạo lực. Điều 1666 cũng viết: trẻ em phải được bảo vệ để tránh nguy hại và không bị lạm dụng. Vì vậy người cha phải từ bỏ cách giáo dục "bằng tay" của mình!!!...
Đó là cách người ta dạy trẻ em về quyền lợi và nghĩa vụ ở đây. Rất cụ
thể, họ luôn dạy để "học đi đôi với hành" và không né tránh thực tế.
Chẳng hạn vấn đề trẻ em nghèo trong đề thi. Mặc dù nếu so sánh với trẻ
em nghèo ở các nước khác, ngay cả ở Tây Âu, gia đình nghèo ở Đức có điều
kiện tốt hơn nhiều. Vì hiện nay ngoài những hỗ trợ, miễn phí cho việc
học hành, đào tạo nghề nghiệp, họ còn được nhà nước lo cho toàn bộ chi
phí về ăn uống, nhà ở, bảo hiểm y tế, thuốc men.
Người Đức chú trọng giáo dục nhân cách, kỹ năng sống ngay từ những năm đầu đi học cho học sinh. Quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ được tuyên truyền, hô hào chung chung, bằng những bài học cũng rất chung chung. Các em còn được hướng dẫn, chỉ ra bằng những điều luật cụ thể, để biết rằng, các em cũng như bất cứ người dân nào cũng được pháp luật bảo vệ công bằng, những người vi phạm pháp luật sẽ bị trừng trị và pháp luật là tối thượng.
Có thể nói, giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, và cung cấp những kiến thức luật pháp căn bản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em cho học sinh ngay từ giáo dục phổ thông là một yêu cầu rất bức thiết, không thể chậm trễ. Bằng cách đó, chúng ta không chỉ góp phần ngăn chặn việc những đứa trẻ khi lớn lên bị cuốn vào "vòng luẩn quẩn" của bạo lực, bạo hành mà còn giúp bồi đắp nên những thế hệ công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, biết bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.
Trương Anh Tú (từ CHLB Đức)
Người Đức chú trọng giáo dục nhân cách, kỹ năng sống ngay từ những năm đầu đi học cho học sinh. Quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ được tuyên truyền, hô hào chung chung, bằng những bài học cũng rất chung chung. Các em còn được hướng dẫn, chỉ ra bằng những điều luật cụ thể, để biết rằng, các em cũng như bất cứ người dân nào cũng được pháp luật bảo vệ công bằng, những người vi phạm pháp luật sẽ bị trừng trị và pháp luật là tối thượng.
Có thể nói, giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, và cung cấp những kiến thức luật pháp căn bản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em cho học sinh ngay từ giáo dục phổ thông là một yêu cầu rất bức thiết, không thể chậm trễ. Bằng cách đó, chúng ta không chỉ góp phần ngăn chặn việc những đứa trẻ khi lớn lên bị cuốn vào "vòng luẩn quẩn" của bạo lực, bạo hành mà còn giúp bồi đắp nên những thế hệ công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, biết bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.
Trương Anh Tú (từ CHLB Đức)
(Tuần Việt nam)
Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi
Tranh thủ lúc chính quyền quân sự Myanmar bị thế giới cấm vận và
trừng phạt, Trung Quốc đã âm thầm thâm nhập hầu hết các lĩnh vực của nền
kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên của nước này và đã thu được
không ít “lợi lộc”. Người dân Myanmar biết điều này và họ đang tìm mọi
cách để ngăn cản những kẻ trục lợi.
Theo phân tích của tạp chí “Chính sách thế giới”, kể từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc ra sức tìm cách bảo vệ chính quyền quân sự của Myanmar và từng bước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn. Ai cũng biết, sự “bảo vệ” này không phải vì sự an toàn của người dân Myanmar và mục đích cuối cùng của Trung Quốc là bảo vệ vị trí vô cùng lợi lộc của họ ở quốc gia này. Giới bình luận quốc tế còn nhận xét rằng, bất cứ khi nào có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về Myanmar tại LHQ là ngay lập tức người ta nhận được sự ngăn chặn quyết liệt của Trung Quốc. Có lẽ chính vì những lý do này mà các tướng lĩnh Myanmar đều coi Trung Quốc là “người hàng xóm tốt” cùng với những khoản đầu tư lớn giúp cho chế độ của họ tồn tại.
Theo phân tích của tạp chí “Chính sách thế giới”, kể từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc ra sức tìm cách bảo vệ chính quyền quân sự của Myanmar và từng bước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn. Ai cũng biết, sự “bảo vệ” này không phải vì sự an toàn của người dân Myanmar và mục đích cuối cùng của Trung Quốc là bảo vệ vị trí vô cùng lợi lộc của họ ở quốc gia này. Giới bình luận quốc tế còn nhận xét rằng, bất cứ khi nào có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về Myanmar tại LHQ là ngay lập tức người ta nhận được sự ngăn chặn quyết liệt của Trung Quốc. Có lẽ chính vì những lý do này mà các tướng lĩnh Myanmar đều coi Trung Quốc là “người hàng xóm tốt” cùng với những khoản đầu tư lớn giúp cho chế độ của họ tồn tại.
Nhưng Trung Quốc chỉ che mắt được các tướng lĩnh. Người dân Myanmar
từng phải chịu hậu quả từ sự hậu thuẫn của Trung Quốc đối với chế độ
quân sự độc tài đã ngày càng thể hiện một thái độ chống Trung Quốc rất
mạnh mẽ.
Với sự hậu thuẫn của chính quyền, tập đoàn kinh tế UMEH của Myanmar
đã hợp tác với một công ty khai khoáng của Trung Quốc để khai thác một
lượng lớn đồng và bán cho Trung Quốc với giá rất rẻ. Đầu tháng 3/2013,
Chánh văn phòng Tổng thống, Aung Min đã đến thăm khu mỏ này. Trong cuộc
nói chuyện với dân địa phương, ông Min nói: “Chúng ta biết ơn Trung Quốc
vì đã giúp đỡ khi chúng ta bị cô lập”. Nhưng cũng chính từ câu nói này
mà một làn sóng biểu tình lớn đã nổ ra, bất chấp nhiều người đã bị đàn
áp và bắt bớ.
Trung Quốc còn là nhà tài trợ cho việc xây dựng đập thủy điện Myitsone trong vùng Kachin. Do sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, dự án này đã phải dừng lại vào năm 2011. Sau khi dự án bị đình chỉ, ông Thein Sein đã được báo chí địa phương ca ngợi như một vị “Tổng thống vĩ đại”. Có một thực tế nữa mà Trung Quốc không thể che giấu được là báo chí Myanmar rất hiếm khi ca ngợi Trung Quốc về việc đầu tư lớn vào Myanmar và triển vọng về tạo công ăn việc làm cho người dân, giống như những gì Trung Quốc thường khoe khoang.
Liên tục phản đối và tẩy chay sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc, người dân Myanmar tin rằng một ngày nào đó phương Tây sẽ là đối tác lớn và mang lại sự phát triển bền vững cho họ. Họ lập luận rằng, bất chấp các lệnh cấm vận của LHQ, phương Tây vẫn âm thầm viện trợ cho họ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức nhân đạo của LHQ.
Dân chúng Myanmar tin rằng, không chỉ lợi dụng mối quan hệ với chính phủ quân sự để trục lợi kinh tế, Trung Quốc còn bí mật can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này, ví dụ như các vòng đàm phán hòa bình giữa chính phủ với nhóm nổi dậy ở Kachin. Có lẽ chính vì lý do này mà những vòng đàm phán gần đây đã được chuyển đến Myikyina, thủ phủ của bang Kachin nằm sâu trong lãnh thổ Myanmar nhằm hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm sắc tộc ở Myanmar cũng đã thẳng thừng lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ hạn chế sự can dự của Trung Quốc vào tiến trình hòa bình cũng như các vấn đề chính trị nội bộ của nước này. Cũng cần phải nói rằng, tất cả các cộng đồng sắc tộc và các phe phái chính trị, kể cả cộng đồng sinh sống gần biên giới vốn có quan hệ gần gũi với Trung Quốc cũng ủng hộ việc đình chỉ dự án xây dựng đập Myitsone. Trong chiến dịch phản đối xây dựng con đập này tại Yangon, nhiều phe phái đã tuyên bố: “Trung Quốc khiến chúng ta thêm đoàn kết”.
Dù đây mới chỉ là những sự phản đối mang tính tự phát và chưa hẳn là một phong trào mang tính liên tục nhưng nó cho thấy “bộ mặt trục lợi” của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar đã dần dần bị lộ và nó trở thành bài học cho các nhà đầu tư nước ngoài khác trước khi vào làm ăn ở đất nước này: Không chỉ cứ làm việc xong với chính quyền là xong, mà các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ tạo ra được niềm tin với công chúng bằng sự minh bạch.
Những dự án liên tiếp bị dừng và những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã đặt ra một bài toán khá nan giải: Trung Quốc có thể sẽ mất hẳn sự ảnh hưởng của mình ở Myanmar trừ phi họ chứng minh được với người dân nước này rằng họ là những người bạn thực sự.
Điều này thực khó.
Theo infonet.vn
Trung Quốc còn là nhà tài trợ cho việc xây dựng đập thủy điện Myitsone trong vùng Kachin. Do sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, dự án này đã phải dừng lại vào năm 2011. Sau khi dự án bị đình chỉ, ông Thein Sein đã được báo chí địa phương ca ngợi như một vị “Tổng thống vĩ đại”. Có một thực tế nữa mà Trung Quốc không thể che giấu được là báo chí Myanmar rất hiếm khi ca ngợi Trung Quốc về việc đầu tư lớn vào Myanmar và triển vọng về tạo công ăn việc làm cho người dân, giống như những gì Trung Quốc thường khoe khoang.
Liên tục phản đối và tẩy chay sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc, người dân Myanmar tin rằng một ngày nào đó phương Tây sẽ là đối tác lớn và mang lại sự phát triển bền vững cho họ. Họ lập luận rằng, bất chấp các lệnh cấm vận của LHQ, phương Tây vẫn âm thầm viện trợ cho họ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức nhân đạo của LHQ.
Dân chúng Myanmar tin rằng, không chỉ lợi dụng mối quan hệ với chính phủ quân sự để trục lợi kinh tế, Trung Quốc còn bí mật can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này, ví dụ như các vòng đàm phán hòa bình giữa chính phủ với nhóm nổi dậy ở Kachin. Có lẽ chính vì lý do này mà những vòng đàm phán gần đây đã được chuyển đến Myikyina, thủ phủ của bang Kachin nằm sâu trong lãnh thổ Myanmar nhằm hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm sắc tộc ở Myanmar cũng đã thẳng thừng lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ hạn chế sự can dự của Trung Quốc vào tiến trình hòa bình cũng như các vấn đề chính trị nội bộ của nước này. Cũng cần phải nói rằng, tất cả các cộng đồng sắc tộc và các phe phái chính trị, kể cả cộng đồng sinh sống gần biên giới vốn có quan hệ gần gũi với Trung Quốc cũng ủng hộ việc đình chỉ dự án xây dựng đập Myitsone. Trong chiến dịch phản đối xây dựng con đập này tại Yangon, nhiều phe phái đã tuyên bố: “Trung Quốc khiến chúng ta thêm đoàn kết”.
Dù đây mới chỉ là những sự phản đối mang tính tự phát và chưa hẳn là một phong trào mang tính liên tục nhưng nó cho thấy “bộ mặt trục lợi” của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar đã dần dần bị lộ và nó trở thành bài học cho các nhà đầu tư nước ngoài khác trước khi vào làm ăn ở đất nước này: Không chỉ cứ làm việc xong với chính quyền là xong, mà các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ tạo ra được niềm tin với công chúng bằng sự minh bạch.
Những dự án liên tiếp bị dừng và những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã đặt ra một bài toán khá nan giải: Trung Quốc có thể sẽ mất hẳn sự ảnh hưởng của mình ở Myanmar trừ phi họ chứng minh được với người dân nước này rằng họ là những người bạn thực sự.
Điều này thực khó.
Theo infonet.vn
Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay
Quyết định nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày của chính phủ thúc đẩy tôi viết
bài này, tuy nhiên số liệu thì tôi đã chuẩn bị lâu rồi. 'Ăn Tết lớn'
chỉ là vấn đề cụ thể, tôi muốn nói rộng hơn là vấn đề kích cầu trong
toàn bộ dân chúng lợi hại như thế nào.
Người dân tham quan đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) trong dịp tết - Ảnh: Nguyên Trương |
Kéo dài thời gian nghỉ Tết cổ truyền, thêm thời gian nghỉ một số ngày
lễ trong năm dĩ nhiên là để kích cầu, tức thúc đẩy sự chi tiêu của xã
hội, từ đó giúp cho một số ngành khác phát triển. Điều đó là không sai
nhưng cần phải cân nhắc. Một anh nhà giàu khư khư giữ tiền trong nhà,
“kích” cho anh ta đem tiền ra mua sắm là hay, nhưng một anh nghèo kiết
xác, con cái nheo nhóc mà “kích” cho anh ta mua sắm chi tiêu thì coi
chừng anh ta sẽ đổ nợ.
Tôi xin nêu một vài con số về người nghèo ở Việt Nam hiện nay. Số liệu
của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết hiện có dưới 8% hộ
nghèo. Nếu dùng con số này để trình Thủ tướng xin kéo dài thời gian nghỉ
các ngày lễ tết thì tôi tin chắc Thủ tướng sẽ vui vẻ duyệt ngay.
|
Nhưng chúng ta không nghĩ đến con số tỷ lệ nghèo thấp xuất phát từ
chuẩn nghèo thấp của chúng ta. Chuẩn của chúng ta hiện nay là 400.000
đồng/người/tháng ở nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị.
Nếu nhích lên một chút ngang bằng với chuẩn chung của thế giới (chuẩn
của Ngân hàng Thế giới) là 60 USD/người/tháng, tức xấp xỉ 1,3 triệu
đồng/người/tháng thì theo Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam có đến 17
triệu người dưới chuẩn nghèo và 23 triệu người mấp mé trên chuẩn nghèo.
Gộp cả hai thì coi như một nửa dân số Việt Nam mấp mé nghèo. Tôi không có số liệu các mức cao hơn một chút nhưng tôi nghĩ phải thêm từ 20 - 30 % số người trên mức cận nghèo hằng ngày phải vất vả lo toan với những chuyện cơm áo gạo tiền trong cuộc sống. Chỉ có khoảng 20% dân số là không lo nghĩ gì đến chuyện chi tiêu của họ mà thôi.
Thật ra thì với 20%, chúng ta cũng có thể kích cầu nếu như ở một nước phương Tây, nơi người ta không đặt nặng vấn đề sĩ diện hão. Bởi vì khi đó ai có điều kiện thì ăn chơi mua sắm, ai không có thì thôi. Nhưng ở phương Đông, đặc biệt là Việt Nam thì khác. Người Việt chúng ta coi việc “thua chị kém em” là một cái gì đó rất nặng nề. Tôi có số liệu của một bệnh viện cho biết tỷ lệ tự tử đưa đến bệnh viện cấp cứu thường tăng cao đột biến trong những ngày lễ tết. Có lẽ phần lớn những ca tự tử trong các ngày lễ tết xuất phát từ nguyên nhân đau khổ vì “thua chị kém em” đó. Với tâm lý của người Việt như vậy, khi chúng ta kích cầu là coi như “kích” đến 100% dân số chi tiêu chứ không phải chỉ 20% dân số. Và khi đó thì người giàu chi bằng tiền tự có, người nghèo chi bằng tiền vay mượn. Điều này dẫn đến một hệ lụy rất lớn lao.
Gộp cả hai thì coi như một nửa dân số Việt Nam mấp mé nghèo. Tôi không có số liệu các mức cao hơn một chút nhưng tôi nghĩ phải thêm từ 20 - 30 % số người trên mức cận nghèo hằng ngày phải vất vả lo toan với những chuyện cơm áo gạo tiền trong cuộc sống. Chỉ có khoảng 20% dân số là không lo nghĩ gì đến chuyện chi tiêu của họ mà thôi.
Thật ra thì với 20%, chúng ta cũng có thể kích cầu nếu như ở một nước phương Tây, nơi người ta không đặt nặng vấn đề sĩ diện hão. Bởi vì khi đó ai có điều kiện thì ăn chơi mua sắm, ai không có thì thôi. Nhưng ở phương Đông, đặc biệt là Việt Nam thì khác. Người Việt chúng ta coi việc “thua chị kém em” là một cái gì đó rất nặng nề. Tôi có số liệu của một bệnh viện cho biết tỷ lệ tự tử đưa đến bệnh viện cấp cứu thường tăng cao đột biến trong những ngày lễ tết. Có lẽ phần lớn những ca tự tử trong các ngày lễ tết xuất phát từ nguyên nhân đau khổ vì “thua chị kém em” đó. Với tâm lý của người Việt như vậy, khi chúng ta kích cầu là coi như “kích” đến 100% dân số chi tiêu chứ không phải chỉ 20% dân số. Và khi đó thì người giàu chi bằng tiền tự có, người nghèo chi bằng tiền vay mượn. Điều này dẫn đến một hệ lụy rất lớn lao.
Vận chuyển hoa đến đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) trong dịp tết Quý tỵ - Ảnh: Nguyên Trương |
Thật ra hiện nay nói đến nghèo tức là nói đến vấn đề thiếu tiền để chi
tiêu cho các mục đích tinh thần chứ không phải là thiếu đói. Chúng ta
đã qua thời kỳ người nghèo luôn nghĩ đến chuyện ăn rồi. Nhưng phần lớn
cũng chỉ mới vượt qua ngưỡng “không nghĩ đến chuyện ăn” thôi, nếu chúng
ta “kích” “chuyện chơi” thì hãy coi chừng. Với thu nhập 1,3 triệu
đồng/người/tháng hoặc hơn chút đỉnh trong phần lớn cư dân, chúng ta
“kích” chuyện chơi thì sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy. Đã có một bộ phận mất
dần tư liệu sản xuất mà nguyên nhân chính theo tôi là do vướng nợ nần
bởi các nhu cầu tết nhất, cưới hỏi, ma chay… tức là các nhu cầu tinh
thần của con người. Rồi thì lừa đảo, trộm cướp để có tiền chơi, bán thân
để có tiền chơi, là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi thu thập tư liệu để viết kịch bản bộ phim truyền hình Lấy chồng Hàn, tôi thực sự ngỡ ngàng với các con số liên quan. Hiện chúng ta đã có đến gần nửa triệu cô dâu Việt kết hôn với người nước ngoài và hằng năm có trung bình 100.000 cô gái khác lên đường ra đi “lấy chồng xa xứ” mà có lẽ nguyên nhân chính cũng là vì sĩ diện hão “thua chị kém em”. Và trong đó gián tiếp là do sự “kích cầu” của chúng ta.
Như vậy, kích cầu thường xuyên trong lúc phần lớn dân chúng mới vượt qua ngưỡng không lo nghĩ chuyện ăn có thể làm xáo trộn lớn xã hội. Nó có thể đưa một bộ phận lớn dân chúng trở thành nghèo đói. Điều này sẽ làm suy yếu đất nước nói chung. Tôi cho rằng chúng ta cần làm điều ngược lại là giảm bớt các ngày nghỉ lễ tết một cách tối đa, kêu gọi dân chúng giảm bớt chi tiêu để ổn định cuộc sống thay vì kích cầu để tăng chi tiêu như hiện nay. Về phần các doanh nghiệp, họ phải hướng đến việc giao thương quốc tế để làm giàu chứ không nên làm giàu bằng cách “rủ anh em trong nhà đánh bài để kiếm tiền” như hiện nay. Bởi vì thực chất của việc kích tiêu dùng trong các dịp lễ tết chính là việc rủ rê người dân hoang phí tiền.
Trần Đình Thu
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM
Khi thu thập tư liệu để viết kịch bản bộ phim truyền hình Lấy chồng Hàn, tôi thực sự ngỡ ngàng với các con số liên quan. Hiện chúng ta đã có đến gần nửa triệu cô dâu Việt kết hôn với người nước ngoài và hằng năm có trung bình 100.000 cô gái khác lên đường ra đi “lấy chồng xa xứ” mà có lẽ nguyên nhân chính cũng là vì sĩ diện hão “thua chị kém em”. Và trong đó gián tiếp là do sự “kích cầu” của chúng ta.
Như vậy, kích cầu thường xuyên trong lúc phần lớn dân chúng mới vượt qua ngưỡng không lo nghĩ chuyện ăn có thể làm xáo trộn lớn xã hội. Nó có thể đưa một bộ phận lớn dân chúng trở thành nghèo đói. Điều này sẽ làm suy yếu đất nước nói chung. Tôi cho rằng chúng ta cần làm điều ngược lại là giảm bớt các ngày nghỉ lễ tết một cách tối đa, kêu gọi dân chúng giảm bớt chi tiêu để ổn định cuộc sống thay vì kích cầu để tăng chi tiêu như hiện nay. Về phần các doanh nghiệp, họ phải hướng đến việc giao thương quốc tế để làm giàu chứ không nên làm giàu bằng cách “rủ anh em trong nhà đánh bài để kiếm tiền” như hiện nay. Bởi vì thực chất của việc kích tiêu dùng trong các dịp lễ tết chính là việc rủ rê người dân hoang phí tiền.
Trần Đình Thu
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM
Vinashin giải thể, nợ để ai trả?
"Sự giảm công suất gây lãng
phí lớn trong năng lực sản xuất của xã hội và không khuyến khích, thậm
chí cản trở đầu tư mới của doanh nghiệp. Đầu tư ít thì cầu lại không thể
tăng nhiều" - Bà Phạm Chi Lan chia sẻ.
LTS: Nhân chuẩn bị kết thúc năm 2013, năm được coi là năm bản lề của
kế hoạch 5 năm 2011-2015, Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn chuyên gia
kinh tế Phạm Chi Lan về những đánh giá của bà.
Nông dân không có động lực làm nông
Xin bà cho biết những nét nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Tôi nghĩ rằng về cơ bản kinh tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn tiếp tục
gánh chịu những khó khăn của mấy năm trước dồn lại, và dù có cố gắng
khắc phục cũng chưa tạo được những cải thiện rõ rệt. Một số chỉ số kinh
tế vĩ mô được chính phủ đưa ra cho thấy có nhích hơn năm ngoái như tăng
GDP, giảm lạm phát, tăng xuất khẩu, thu hút FDI..., nhưng bên cạnh các
chỉ số được cải thiện thì cũng có những mặt tiếp tục xấu đi.
Trong những điều đáng lo ngại, theo tôi, đầu tiên là nông nghiệp và nông dân.
Trong năm nay có một số báo cáo được đưa ra về phát triển nông nghiệp
và cuộc sống của nông dân, nói chung đều cho thấy nông nghiệp rất khó
khăn, thu nhập thực tế của đông đảo nông dân trong mấy năm qua bị giảm
xuống theo đà lạm phát, và mức tăng giá các loại chi phí đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp. Giảm mạnh nhất là thu nhập từ nông nghiệp của số lớn
hộ nông dân, bây giờ chỉ chiếm chưa tới 30% tổng thu nhập của họ.
Điều đó nói lên cái kẹt của nông nghiệp và cuộc sống của nông dân. Và
điều đó có thể khiến người nông dân không có động lực để tiếp tục làm
nông nghiệp nữa.
Tình trạng này cũng giải thích vì sao năm nay rộ lên câu chuyện nông
dân bỏ ruộng. Việc bỏ ruộng diễn ra ở rất nhiều nơi, kể cả những nơi vốn
dĩ thiếu ruộng như miền Trung, hay Thái Bình và các tỉnh ở khác đồng
bằng Bắc Bộ.
Điều đó có những nguy cơ gì về lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hay không?
Đối với sản xuất lúa gạo của cả nước, kể cả xuất khẩu, thì trước mắt
điều này chưa đáng lo lắm, bởi chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long đã đủ
nuôi cả nước và xuất khẩu, và khi nào đồng bằng sông Cửu Long còn trồng
được lúa thì chúng ta còn yên tâm.
Tất nhiên về trung hạn và lâu dài thì
vẫn phải lo nguy cơ đồng bằng sông Cửu Long cũng không còn trồng lúa
được nữa vì bị nhiễm mặn do sự khai thác quá mức nguồn nước ở đầu nguồn
con sông và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Nhưng hiện tượng nông dân bỏ ruộng phản ánh một thực tế là nông
nghiệp ở nhiều vùng năng suất quá thấp, chi phí quá cao, lợi ích mang
lại cho người nông dân quá hạn hẹp và do vậy không có khả năng cạnh
tranh để tồn tại và động lực để phát triển.
Mức tăng trưởng nông nghiệp của cả nước trong mấy năm vừa rồi đã giảm
chỉ còn 2,6-2,7% từ mức tăng 3-4% trong nhiều năm trước. Có rất nhiều
lý do cho tình hình này, từ mức đầu tư quá thấp cho nông nghiệp, đến vấn
đề đất đai, tổ chức sản xuất nông nghiệp, cơ cấu sản phẩm, công nghệ
sản xuất, thương mại nông sản..., bên cạnh những tác động tiêu cực của
thiên tai và việc mất đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Nói chung, nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về thị trường và
chính sách cho nông nghiệp đã mất dần tác dụng của nó và đứng trước
thách thức phải thay đổi để tạo nên hệ thống mới kích thích phát triển
nông nghiệp một cách lâu dài, bền vững hơn. Và điều quan trọng nhất để
phát triển nông nghiệp, theo tôi, là phải đảm bảo cho người nông dân
sống được và sống ngày càng khá giả lên bằng nông nghiệp, chứ mục tiêu
của nông nghiệp đối với nông dân không thể chỉ là xóa đói giảm nghèo.
Còn đối với nền kinh tế thì hậu quả là nếu nông nghiệp suy giảm, nền
kinh tế sẽ mất một nền tảng quan trọng. Nông nghiệp vừa là an ninh lương
thực cho đất nước 90 triệu dân, vừa là nguồn hàng xuất khẩu lớn mang
lại 27-28 tỉ đô la mỗi năm cho Việt Nam, vừa là nơi cung cấp lao động và
sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Nông nghiệp còn là bệ đỡ cho nền kinh tế nước ta mỗi khi có khủng
hoảng, như thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á cuối thập kỷ 1990,
hoặc những năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09 vừa qua. Những lúc
đó, nông nghiệp vừa giúp an ninh lương thực, tăng trưởng xuất khẩu, vừa
giúp nền kinh tế đỡ gánh nặng về thất nghiệp khi những người xuất thân
từ nông thôn đi làm việc trong công nghiệp, dịch vụ có thể quay về với
nông thôn, nông nghiệp để nương tựa lúc khó khăn.
Ruộng của bà con nông dân xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) bỏ hoang cho cỏ mọc nhiều năm nay - Ảnh: Hà Đồng |
Ai sẽ trả nợ cho Vinashin?
Tức là mọi chuyện bây giờ phụ thuộc vào sự phát triển của công nghiệp - dịch vụ, bởi lối quay về nông nghiệp là không còn nữa?
May là điều này chỉ đúng với những người đang bỏ hẳn ruộng đồng. Tôi
hy vọng chương trình tái cơ cấu nông nghiệp được thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, trên tinh thần thực sự "giác ngộ" về trách nhiệm đối với
nông dân, lấy lợi ích của nông dân làm trọng tâm, coi nông dân là chủ
thể, sẽ giúp khắc phục những vấn đề của nông nghiệp và lấy lại vị thế
xứng đáng của nông dân, nông nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội của
nước nhà. Cần nhớ dù nông nghiệp chỉ còn là 20% GDP, nhưng vẫn là hơn
25% kim ngạch xuất khẩu, và nhất là thu hút 50% lực lượng lao động và
gắn với số phận của khoảng 65% dân số cả nước sống ở nông thôn.
Công nghiệp - dịch vụ thì rõ ràng là quan trọng rồi, vì các ngành này
mà không phát triển, hay thụt lùi, thì sẽ gây ra những vấn đề kinh tế -
xã hội vô cùng lớn. Và đấy là mối lo thứ hai của tôi, từ góc độ nhìn
vào những "nhân vật" chính đang hoạt động trong hai lĩnh vực đó.
Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) đã công bố có 54.932
doanh nghiệp ngưng hoạt động trong 11 tháng đầu năm nay, tăng so với hơn
54.200 doanh nghiệp đóng cửa năm trước. Biểu đồ doanh nghiệp ngưng họa
động tiếp tục đi lên từ 40 ngàn năm 2010 đến 53 ngàn năm 2011, 54 ngàn
năm 2012 và 55 ngàn năm 2013.
Biểu đồ đi lên nói lên điều gì? Tất cả những khó khăn của doanh
nghiệp kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết về cơ bản. Thêm một cái
đau nữa là càng về sau thì chúng ta càng mất đi những doanh nghiệp khá
hơn, vì có những đơn vị đã có thể trụ được suốt từ khi kinh tế suy giảm
năm 2008 tới giờ nhưng vẫn không thoát nổi trận đào thải doanh nghiệp dữ
dội lần này.
Với số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động như vậy, số lượng người mất việc làm là bao nhiêu?
Nhìn lại 2013 - Kỳ vọng 2014: Việt - Trung: Sóng gió chẳng có lợi cho ai Đúng quy trình là cách rũ bỏ trách nhiệm Có sự cố, chỉ ngay kẻ phải "giơ đầu" chịu Một năm của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh |
Tôi không biết, vì các cơ quan không công bố. Tôi nghĩ Cục Đăng ký
Kinh doanh có số liệu đăng ký về việc làm cũng như các thông số cơ bản
của tất cả các doanh nghiệp. Lẽ ra mỗi khi tổng hợp về số doanh nghiệp
ngưng hoạt động, họ phải đưa ra cả những thông tin liên quan như các
doanh nghiệp đó thuộc những ngành nào, qui mô nhỏ, vừa, hay lớn, thuộc
thành phần kinh tế nào, vốn đầu tư bao nhiêu, số người mất việc làm là
bao nhiêu, lý do chính đẩy doanh nghiệp tới quyết định đóng cửa là gì...
Nếu có được những thông tin như vậy, các nhà làm chính sách mới biết
được bức tranh thực của doanh nghiệp, biết ngành nào, khu vực nào khó
khăn nhất, tác động đối với lực lượng lao động, với các ngành kinh tế và
điều kiện vĩ mô ra sao, để có những chính sách cụ thể phù hợp. Nhưng
rất tiếc là không có những thông tin, số liệu đó, còn tại sao thì tôi
không hiểu.
Tuy nhiên, thông thường về lao động chúng ta có thể dựa vào con số đã
có từ trước, là bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng 20 lao động để nhân
với 55 ngàn doanh nghiệp đóng cửa là biết. Còn con số do các cơ quan lao
động đưa ra là mỗi năm tạo thêm được cả triệu việc làm, thì tôi không
biết từ nguồn tuyển dụng nào. Chính một số đại biểu quốc hội đã chất
vấn điều này, và họ nói rằng họ không tin vào những con số đó, vì nó
không có cơ sở.
Cục Quản lý Kinh doanh cũng công bố số doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh mới trong 11 tháng đầu năm nay là hơn 60 ngàn. Nhưng thực sự đâu
phải tất cả các doanh nghiệp này đã hoạt động, vì vậy trong số lao động
họ tuyên bố tuyển dụng vẫn không ít người thực tế chưa có việc làm. Mọi
chuyện phải chờ đến khi họ vận hành thực sự, hoặc chạy đủ công suất thì
các con số mới có ý nghĩa thực.
Tình hình nông nghiệp và doanh nghiệp như vậy đã tác động trực tiếp
tới đời sống của người dân và sức mua của thị trường trong nước. Nhà
nước đã điều chỉnh tăng lương, nhưng còn bao người mất việc làm cùng
hàng chục triệu người trong khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp phi
chính qui không thuộc diện làm công ăn lương, nên giá cả tăng hoặc đứng ở
mức cao vẫn đánh nặng vào thu nhập của họ. Vì vậy việc tiêu thụ hàng
hóa trên thị trường trong nước nhìn chung vẫn tiếp tục khó khăn.
Thế tại sao chính phủ báo cáo là tồn kho giảm xuống?
Có một lý do rất lớn khiến tồn kho giảm là số lớn doanh nghiệp còn
hoạt động cho biết họ giảm công suất rất đáng kể. Sự giảm công suất gây
lãng phí lớn trong năng lực sản xuất của xã hội và không khuyến khích,
thậm chí cản trở đầu tư mới của doanh nghiệp. Đầu tư ít thì cầu lại
không thể tăng nhiều.
Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới công bố cũng nhận xét rằng Việt
Nam trước nay tăng trưởng dựa rất nhiều vào cầu nội địa, nhưng chưa bao
giờ cầu nội địa lại tăng thấp như năm nay, ở mức chỉ khoảng 6,5% so với
mười mấy phần trăm trước đây. Họ lo ngại cho sự phục hồi của chúng ta về
điều đó.
Thế bức tranh kinh tế năm nay toàn sự ảm đạm thôi sao?
Nói chung, năm nay bức tranh kinh tế vẫn còn ảm đạm. Tuy rằng, ngoài
GDP, lạm phát, xuất khẩu, FDI..., cũng có những con số khác được báo cáo
là tốt hơn, như nợ xấu ngân hàng giảm xuống, hoặc nợ của doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) 1,3 triệu tỷ đồng, thấp hơn con số 1,7 triệu tỷ đồng của
năm ngoái.
Tuy nhiên rất tiếc rằng không có sự giải thích hợp lý về các con số
giảm nợ đó, nên vẫn gây nghi ngại. Chẳng hạn giảm nợ xấu của ngân hàng
có giảm thật không, bởi vì chỉ khi người vay nợ trả bớt nợ thì mới coi
là giảm nợ, chứ chuyển nợ từ tài khoản này sang tài khoản khác thì cũng
không có ý nghĩa gì. Hoặc là bán nợ cho Công ty VAMC cũng là cách để
chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ kia thôi, bản thân khoản nợ đó vẫn chưa
mất đi được. Việc giảm nợ xấu nếu không được thông báo đầy đủ có thế gây
tâm lý chủ quan và tiếp tục tăng đầu tư một cách thiếu cẩn trọng.
Về nợ của DNNN tôi cũng chưa thấy các giải pháp đủ mạnh để giải quyết
thực sự. Ví dụ, Vinashin giải thể và thành lập SBIC, thì khoản nợ to
tướng của Vinashin ai trả?
(Còn nữa)
Huỳnh Phan
(VNN)
Hàng nghìn người đập phá công ty Vinaxuki phản đối thu hồi đất
Cổng chính của nhà máy bị phá hỏng.
Sự việc bắt nguồn từ việc một số hộ dân trong xã không đồng ý với mức tiền đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án mở rộng nhà máy ô tô Xuân Kiên. Đồng thời, nhiều người còn phản đối nhà máy này, cho rằng nhà máy hiện tại gây ra nhiều tiếng ồn và xả nước thải độc hại ra môi trường.
Sáng 17/12, khi UBND huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của các hộ thôn Do Thượng có đất trong dự án, rất đông người dân trong xã đã tụ tập, ngăn cản không cho máy xúc vào giải phóng mặt bằng.
Một số người đã dùng túi nước bẩn, gạch đá ném vào những người tổ chức cưỡng chế. Hàng nghìn người đứng chật kín đường dẫn từ đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài vào xã Tiền Phong. Cột điện và các thân cây được kéo đến, chắn ngang đường, ngăn cách toàn bộ con đường khu vực trước cổng nhà máy.
Đã có xô xát giữa lực lượng chức năng và những người dân quá khích.
Sự việc trở nên thực sự trở nên căng thẳng vào đầu giờ chiều khi một số người tung tin rằng có 2 người đã thiệt mạng trong cuộc xô xát. Hàng trăm người đã ồ ạt ném gạch vào trong công ty. Nhiều người còn dùng cây gỗ to phá tường rào xung quanh, xông vào khu nhà kho của công ty châm lửa đốt.
Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng, lan rộng, thiêu rụi toàn bộ khu nhà kho rộng hàng ngàn mét vuông. Các công nhân, nhân viên của công ty dùng vòi phun nước và các bình chữa cháy dập lửa nhưng không thể ngăn nổi ngọn lửa ngày càng bùng mạnh. Một ngôi nhà 2 tầng sát công ty cũng bị những người quá khích châm lửa đốt cháy trơ khung. Hơn chục chiếc ô tô trong kho bị thiêu rụi. Theo phản ánh của lãnh đạo công ty Xuân Kiên thì số ô tô này chủ yếu là của khách mang đến bảo dưỡng.
Sau khi tăng cường lực lượng an ninh, tình hình được ổn định hơn. Một số người đã bị bắt tạm giam.
Nhà kho bị thiêu rụi, hàng chục ô tô chỉ còn trơ khung.
Đến sáng 18/12, khu vực trước cổng nhà máy ô tô Xuân Kiên vẫn có hàng trăm người tụ tập, chửi bới. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát được tăng cường tối đa, bảo vệ toàn bộ các lối vào nhà máy nên không còn việc người dân ném gạch đá vào bên trong nữa.
Làm việc với UBND xã Tiền Phong để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, ông Vũ Văn Dương – Phó Chủ tịch xã phụ trách kinh tế – chỉ nói là do người dân không đồng ý với phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Còn nội dung cụ thể của dự án mở rộng nhà máy ô tô Xuân Kiên và các phương án đền bù ông nắm không rõ.
Ông Dương cũng không cung cấp được cho phóng viên quyết định thu hồi đất cũng như quyết định cưỡng chế thu hồi đất của các hộ có đất trong dự án. Những quyết định trên, theo ông Dương thì phải lên huyện chứ “xã không nắm được”.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục xử lý để ổn định tình hình.
Tiến Nguyên – Báo Mới
Sự việc bắt nguồn từ việc một số hộ dân trong xã không đồng ý với mức tiền đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án mở rộng nhà máy ô tô Xuân Kiên. Đồng thời, nhiều người còn phản đối nhà máy này, cho rằng nhà máy hiện tại gây ra nhiều tiếng ồn và xả nước thải độc hại ra môi trường.
Sáng 17/12, khi UBND huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của các hộ thôn Do Thượng có đất trong dự án, rất đông người dân trong xã đã tụ tập, ngăn cản không cho máy xúc vào giải phóng mặt bằng.
Một số người đã dùng túi nước bẩn, gạch đá ném vào những người tổ chức cưỡng chế. Hàng nghìn người đứng chật kín đường dẫn từ đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài vào xã Tiền Phong. Cột điện và các thân cây được kéo đến, chắn ngang đường, ngăn cách toàn bộ con đường khu vực trước cổng nhà máy.
Đã có xô xát giữa lực lượng chức năng và những người dân quá khích.
Sự việc trở nên thực sự trở nên căng thẳng vào đầu giờ chiều khi một số người tung tin rằng có 2 người đã thiệt mạng trong cuộc xô xát. Hàng trăm người đã ồ ạt ném gạch vào trong công ty. Nhiều người còn dùng cây gỗ to phá tường rào xung quanh, xông vào khu nhà kho của công ty châm lửa đốt.
Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng, lan rộng, thiêu rụi toàn bộ khu nhà kho rộng hàng ngàn mét vuông. Các công nhân, nhân viên của công ty dùng vòi phun nước và các bình chữa cháy dập lửa nhưng không thể ngăn nổi ngọn lửa ngày càng bùng mạnh. Một ngôi nhà 2 tầng sát công ty cũng bị những người quá khích châm lửa đốt cháy trơ khung. Hơn chục chiếc ô tô trong kho bị thiêu rụi. Theo phản ánh của lãnh đạo công ty Xuân Kiên thì số ô tô này chủ yếu là của khách mang đến bảo dưỡng.
Sau khi tăng cường lực lượng an ninh, tình hình được ổn định hơn. Một số người đã bị bắt tạm giam.
Nhà kho bị thiêu rụi, hàng chục ô tô chỉ còn trơ khung.
Đến sáng 18/12, khu vực trước cổng nhà máy ô tô Xuân Kiên vẫn có hàng trăm người tụ tập, chửi bới. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát được tăng cường tối đa, bảo vệ toàn bộ các lối vào nhà máy nên không còn việc người dân ném gạch đá vào bên trong nữa.
Làm việc với UBND xã Tiền Phong để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, ông Vũ Văn Dương – Phó Chủ tịch xã phụ trách kinh tế – chỉ nói là do người dân không đồng ý với phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Còn nội dung cụ thể của dự án mở rộng nhà máy ô tô Xuân Kiên và các phương án đền bù ông nắm không rõ.
Ông Dương cũng không cung cấp được cho phóng viên quyết định thu hồi đất cũng như quyết định cưỡng chế thu hồi đất của các hộ có đất trong dự án. Những quyết định trên, theo ông Dương thì phải lên huyện chứ “xã không nắm được”.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục xử lý để ổn định tình hình.
Tiến Nguyên – Báo Mới
Chủ tịch Công ty XSKT Bắc Kạn nhận lương “khủng“
Xác nhận với Phóng viên, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết mình đang hưởng
lương: 33 triệu đồng/tháng. 2 phó giám đốc là ông Nguyễn Thế Kỷ và
Hoàng Duy Phương hưởng lương 27 triệu đồng/tháng; còn bà Nguyễn Thị Mai
Xuân, Kế toán trưởng nhận lương 24 triệu đồng/tháng.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Như vậy, mỗi năm, ông Nguyễn Thanh Lâm nhận 396 triệu tiền lương. Hai
vị phó giám đốc được hưởng 324 triệu/năm và kế toán trưởng nhận lương
288 triệu/năm. Nếu so sánh thu nhập của vị công chức này với GDP bình
quân đầu người dân Bắc Kạn chỉ đạt 14,6 triệu đồng/người/năm và so với
GDP của người dân cả nước là khoảng 27 triệu đồng/năm(báo cáo của năm
2011) thì mức lương của ông Lâm cao gấp 27,1 lần/ 1 người dân Bắc Kạn
và gấp 14,7 lần người dân cả nước.
Lý giải việc bộ máy lãnh đạo công ty XSKT nhận
mức lương "khủng", bà Nguyễn Thị Mai Xuân Kế toán trưởng lý giải :
lương bổng “cao thấp” đều đã được Công ty trình lên UBND tỉnh phê duyệt
chấp thuận.
Tuy nhiên bà Xuân Kế không cung cấp cho phóng viên xem các văn bản nào
về chế độ tiền lương của công ty mà viện dẫn thông tư 19, theo nghị
định 51 của Chính phủ. Bà Kế cho rằng theo các quy định này thì lương cơ bản của chức danh Giám đốc cũng phải cao gấp 3 lần anh em, đó là chưa kể có thưởng.
Đáng lưu ý, công ty XSKT do UBND tỉnh Bắc Kạn làm chủ sở hữu, hoạt động với 100%
vốn nhà nước. Năm 2013, doanh thu của công ty này là hơn 50 tỷ đồng,
nộp thuế cho tỉnh 12 tỷ đồng (đơn vị nộp thuế cao nhất tỉnh). Cũng vì
nhu cầu “chơi số đổi đời" của dân nên ngoài loại hình "ích nước lợi nhà"
truyền thống Công ty Xổ số này đã mở cả loại hình dịch vụ “2 càng, 3
càng”… nhằm huy động lượng tiền “dôi dư”, nhàn rỗi trong nhân dân. Cho
đến thời điểm hiện tại, XSKT Bắc Kạn đã "phủ sóng" 6 trên 7 huyện thị
của tỉnh Bắc Kạn (trừ huyện Pắc Nậm quá nghèo nên chưa triển khai).
Năm 2012, 2013 UBND tỉnh Bắc Kạn giao chỉ tiêu nộp thuế 7 tỷ, Công ty
XSKT đã hoàn thành vượt chỉ tiêu khi nộp vào ngân sách tương ứng 10 tỷ
và 12 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, năm 2014, UBND tỉnh Bắc Kạn
dự kiến áp mức chỉ tiêu hoàn thành thuế của công ty XSKT từ 7 tỷ lên 10
tỷ đồng.
Dư luận đang đặt dấu hỏi một tỉnh nghèo như Bắc Kạn, "khuyến khích"
người dân chơi sổ xổ nhằm mục đích gì, trong khi lãnh đạo công ty kinh
doanh "trò may rủi" lĩnh lương "khủng" lại được UBND tỉnh đồng thuận.
Trong khi đó, một số đại lý của công ty này phản ảnh công ty nhập nhèm
về tài chính với đại lý, tuyển dụng nhân sự không có chuyên môn, nghiệp
vụ vào làm việc tại công ty.
Theo Doanh Thương
Pháp Luật VN
Cảm ơn Báo Hà Nội Mới giúp quảng bá sự kiện luật gia Lê Hiếu Đằng bỏ đảng
Luật gia Trần Quang Thuận, nghệ sĩ Kim Chi và luật gia Lê Hiếu Đằng |
Dưới tiêu đề “Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải”,
bút danh Hoàng Thu Vân, báo Hà Nội Mới ngày 23-12-2013 công kích luật
gia Lê Hiếu Đằng về sự kiện ông vừa tuyên bố (xin lưu ý: tuyên bố, chứ
không phải làm đơn xin ra) ra khỏi ĐCSVN.
Xin cảm ơn Hà Nội Mới, nhờ quý báo mà công chúng rộng rãi được công khai
chuyền tay nhau thông tin vụ “động trời” này. Trước bài báo của quý
báo, chỉ những ai thường xuyên online và quan tâm chính sự mới biết, và
số người này không nhiều lắm.
Cũng xin cảm ơn báo Hà Nội Mới, nhờ quý báo, công chúng rộng rãi biết
nguyên nhân luật gia Lê Hiếu Đằng bỏ đảng: “đảng không còn như trước,
chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát
triển đất nước, dân tộc” (theo cách diễn đạt “hiện đại” của giới trẻ:
Chuẩn! Không cần chỉnh).
Trước nay, qua báo chí “lề đảng”, công chúng từng biết luật gia Lê Hiếu
Đằng qua các cương vị: Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp
luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó tổng
thư ký Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa
bình Việt Nam, nguyên Tổng thư kí Uỷ ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn
– Gia Định, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP
HCM. Tính tới 2013, ông có 45 tuổi đảng. Lê Hiếu Đằng là một trong các
lãnh tụ sinh viên một thời lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài
Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội
Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn.
Một lần nữa, xin cảm ơn quý báo, trình độ lý luận của bài báo (và trên
hết là chân lý) chỉ cho thấy: không phải ĐCSVN đào thải luật gia Lê Hiếu
Đằng, mà chắc chắn nhân dân sẽ đào thải bất cứ cá nhân, tổ chức chính
trị nào, một khi họ trở thành lực cản đối với sự phát triển của đất
nước, của dân tộc.
Võ Văn Tạo
(Quê Choa)
Nhân SEAGAMES 27 nghĩ về tính cách người Việt
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê
trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên
Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu
lên với chứng cứ rõ ràng, ở mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một
chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp
mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy
không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của
người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì "đổ tại" người
khác, tại khách quan...
Đây không phải lần đầu và cũng không phải chỉ trong thi đấu thể thao
SEAGAMES. Đổ tại còn diễn ra phổ biến trong lĩnh vực kinh tế-xã hội và
an ninh quốc phòng. Không biết từ bao giờ, hể nói đến chiến tranh thì đổ
tại kẻ thù, tại đất nước ta giàu đẹp, nằm ở vị trí chiến lược nên nhiều
kẻ nhòm ngó, tranh nhau .... Nói đến nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển
thì đổ tại hậu quả chiến tranh, nếu không thì cũng tại thiên tai bảo
lụt, hạn hán .... Cách lập luận này đã một thời trở thành công thức,
thậm chí như một chân lý hiển nhiên đối với người Việt Nam vậy. Nó được
vận dụng một cách nhiệt thành không chỉ trong hàng ngũ cán bộ tuyên huấn
hoặc cán bộ làm công tác đối ngoại mà cả trong sinh viên học sinh và
dân chúng. Có lẽ đến nay nó vẫn còn nguyên đó bất chấp những hậu quả
nhãn triền và ngày càng có nhiều ý kiến phê phán, cảnh báo. Đó là nguyên
nhân sâu xa của cung cách làm ăn chắp vá, chụp giựt, bóc ngấn cắn dài.
Đó là mảnh đất mầu mỡ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi với tâm lý cục bộ,
địa phương, bảo thủ, coi trọng những biện pháp mang tính ứng phó ngắn
hạn, thiếu tính chủ động tiến công. Tiếc thay trên thực tế nó đã và
đang có tác dụng như một loại thuốc an thần đối với dân tộc này trong
nhiều thập kỷ nay. Người ngoài tất nhiên không mấy ai phản đối, đơn giản
vì nó không không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, thứ thuốc
nào cũng có những tác dụng phụ của nó dối với người dùng.
Nếu đúng như lời "đổ tại" của các BLV nói trên đây thì giới trọng tài
quốc tế thật xấu xa, nước chủ nhà cũng xấu, và các vận động viên Việt
Nam thật thiệt thòi.... Bằng cách đưa tin và bình luận như vậy họ, đang
thực sự khuyến khích thứ tình cảm ganh đua không lành mạnh trong công
chúng đồng thời làm nhụt ý chí phấn đấu của các vân động viên. Ho đang
vô tình góp phần gieo rắc tâm lý tin rằng nước nào lầm chủ nhà SEAGAMES
thì đều phải thiên vị cho đội nhà, và do đó tài năng là một chuyện, kết
quả thi đấu là một chuyện khác. Đối với sự nghiệp thể thao nói riêng và
xây dựng đất nước nói chung, ho đang làm cái việc "Gậy ông đập lưng
ông" rồi đấy!./.
Trần Kinh Nghị
Alan Phan nói chuyện tiền
Với 43 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Mỹ và Trung
Quốc, việt kiều - Tiến sỹ Alan Phan đã có những câu chuyện khá thú vị
xung quanh việc kiếm tiền và cách tìm niềm vui và sự nghiệp qua việc
kiếm tiền...
Tiến sỹ Alan Phan |
Câu chuyện thứ nhất: Trắng tay là lúc động não nhiều nhất
Trong 43 năm bươn chải cuộc sống với nhiều thăng trầm đã đưa tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Không phải lúc nào tôi cũng có tiền. Thậm chí có những thời gian tôi trắng tay như hồi năm 1975, tôi cùng vợ con quay lại Mỹ lần 2 khi trong túi chỉ vẻn vẹn 400USD. Hay như năm 1983, tôi gần như mất hết vốn trong một dự án bất động sản, và tôi đã ra khỏi nhà chỉ với một valy quần áo!
Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề mình đang đối diện mà luôn nghĩ tới con đường tôi sẽ phải đi trong tương lai. Mình không có gì thì phải bắt đầu ra sao. Tôi nhận thấy đó là những lúc tôi thường hăng hái và động não nhiều nhất với khát vọng vượt qua tình thế gay go này. Còn khi tôi có tiền có khi là là những lúc tôi hay buồn bã nhất vì cảm thấy cô đơn, buồn chán. Với tôi, hành trình vượt qua nghèo khó đôi khi còn lý thú hơn là sống để mua sắm. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách thay đổi mình để cho cuộc sống thú vị hơn, cũng như để tìm thấy sự đam mê của mình trong công việc.
Câu chuyện thứ hai: Từ chức vì muốn phiêu lưu
Từ 1/1/2013, tôi sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa. Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Có thể nói doanh thu trong 10 năm hoạt động của Viasa không đến nỗi nào nhưng tôi nhận thấy bắt đầu đang có sự yếu kém đi vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn, không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo. Bên cạnh đó, Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót để chăm chú vào lợi ích cá nhân.
Tất cả những điều đó đã dập tắt niềm đam mê, hưng phấn của tôi như lúc đầu ở đây và nó đã khiến tôi quyết định chuyển hướng. Hơn nữa, việc lựa chọn thời điểm thay đổi là rất quan trọng. Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Tôi nhìn năm 2013 là sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị…
Câu chuyện thứ ba: Thụ động và lười biếng sẽ “trói” giới trẻ Việt Nam
Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ ngày hôm nay về một hình ảnh: Trong một thân xác con người, phần từ cổ xuống dưới là thể hiện những cơ bắp. Những người sử dụng cơ bắp này để kiếm tiền thì giỏi nhất ở nước Mỹ cũng chỉ kiếm được khoảng 20-25USD/giờ. Trong khi đó, phần từ cổ trở lên là trí tuệ thì dường như là vô giới hạn. Đó mới là tài sản mềm, là giá trị thực sự mà tôi muốn các bạn trẻ ngày nay hướng tới để thích nghi với một nền kinh tế đang vận chuyển theo hướng dựa trên tri thức, chứ không phải dựa trên những tài sản cứng.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ một thực tế rằng các bạn trẻ Việt Nam lớn lên trong một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ, những gì có thể nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra được. Tôi luôn nhắc thế hệ này phải nghĩ những gì đang diễn biến ngoài cái hộp. Bên cạnh đó, người trẻ Việt Nam khá thụ động, có thể nói là lười biếng, ngay cả khi so sánh với các láng giềng ASEAN.
Tôi đi dạy ở nhiều nơi và thấy sinh viên Châu Á nói chung thụ động, không muốn động não nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy…. Đa số các sinh viên ở bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có quyển sách hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ là thích cà phê, tán gẫu…
Câu chuyện thứ tư: Con 14 tuổi cho đi làm để kiếm tiền mua xe hơi
Ở nước ngoài, bố mẹ để con cái tự tư duy về cách suy nghĩ, tìm học. Do đó, những đứa nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền thì có thể kinh doanh rất sớm. Còn những đứa khác thì cũng tự lập hơn so với những bạn cùng trang lứa ở Việt Nam.
Ví dụ, khi con trai tôi lên 14 tuổi, nó ước mơ có một chiếc ô tô cho riêng mình. Dĩ nhiên, tôi có thể sẵn sàng mua cho con một chiếc xe. Nhưng dù mới 14 tuổi, cậu ta đã thực hiện một kế hoạch rất nghiêm túc, đó là buổi sáng đi bán báo, buổi chiều đi làm nhân công quét dọn trong một siêu thị. Sau 2 năm, thằng bé đã dành đủ tiền mua lại chiếc xe Mustang cũ với giá 5.000USD vừa đúng thời gian cậu ta đủ tuổi để lái xe ở Mỹ (16 tuổi). Số tiền này dù không lớn …nhưng thằng bé rất quý trọng chiếc xe đầu đời vì đây là tiền mồ hôi nước mắt mà nó tự kiếm được. Đó là tinh thần của những đứa trẻ được ảnh hưởng từ nền giáo dục Âu Mỹ, tự do và tự lập.
Câu chuyện thứ năm:Kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền
Để kiếm tiền, theo tôi, giới trẻ hãy quên chuyện nghĩ đến tiền mà thay vào đó là hãy nghĩ tới công việc của mình cùng với sự đam mê, nhiệt huyết cho công việc đó. Đến lúc nào anh đã làm được một việc gì thành công, một việc gì giỏi, hoặc một kiến thức chuyên sâu ở bất cứ ngành gì thì tiền sẽ tự tìm tới. Hãy tạo ra những thành quả tốt nhất bằng tất cả những kỹ năng có thể.
Sau cùng là giữ niềm tin vào chiến thắng. Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới mới để chinh phục.
Lan Hương
Trong 43 năm bươn chải cuộc sống với nhiều thăng trầm đã đưa tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Không phải lúc nào tôi cũng có tiền. Thậm chí có những thời gian tôi trắng tay như hồi năm 1975, tôi cùng vợ con quay lại Mỹ lần 2 khi trong túi chỉ vẻn vẹn 400USD. Hay như năm 1983, tôi gần như mất hết vốn trong một dự án bất động sản, và tôi đã ra khỏi nhà chỉ với một valy quần áo!
Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề mình đang đối diện mà luôn nghĩ tới con đường tôi sẽ phải đi trong tương lai. Mình không có gì thì phải bắt đầu ra sao. Tôi nhận thấy đó là những lúc tôi thường hăng hái và động não nhiều nhất với khát vọng vượt qua tình thế gay go này. Còn khi tôi có tiền có khi là là những lúc tôi hay buồn bã nhất vì cảm thấy cô đơn, buồn chán. Với tôi, hành trình vượt qua nghèo khó đôi khi còn lý thú hơn là sống để mua sắm. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách thay đổi mình để cho cuộc sống thú vị hơn, cũng như để tìm thấy sự đam mê của mình trong công việc.
Câu chuyện thứ hai: Từ chức vì muốn phiêu lưu
Từ 1/1/2013, tôi sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa. Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Có thể nói doanh thu trong 10 năm hoạt động của Viasa không đến nỗi nào nhưng tôi nhận thấy bắt đầu đang có sự yếu kém đi vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn, không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo. Bên cạnh đó, Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót để chăm chú vào lợi ích cá nhân.
Tất cả những điều đó đã dập tắt niềm đam mê, hưng phấn của tôi như lúc đầu ở đây và nó đã khiến tôi quyết định chuyển hướng. Hơn nữa, việc lựa chọn thời điểm thay đổi là rất quan trọng. Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Tôi nhìn năm 2013 là sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị…
Câu chuyện thứ ba: Thụ động và lười biếng sẽ “trói” giới trẻ Việt Nam
Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ ngày hôm nay về một hình ảnh: Trong một thân xác con người, phần từ cổ xuống dưới là thể hiện những cơ bắp. Những người sử dụng cơ bắp này để kiếm tiền thì giỏi nhất ở nước Mỹ cũng chỉ kiếm được khoảng 20-25USD/giờ. Trong khi đó, phần từ cổ trở lên là trí tuệ thì dường như là vô giới hạn. Đó mới là tài sản mềm, là giá trị thực sự mà tôi muốn các bạn trẻ ngày nay hướng tới để thích nghi với một nền kinh tế đang vận chuyển theo hướng dựa trên tri thức, chứ không phải dựa trên những tài sản cứng.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ một thực tế rằng các bạn trẻ Việt Nam lớn lên trong một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ, những gì có thể nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra được. Tôi luôn nhắc thế hệ này phải nghĩ những gì đang diễn biến ngoài cái hộp. Bên cạnh đó, người trẻ Việt Nam khá thụ động, có thể nói là lười biếng, ngay cả khi so sánh với các láng giềng ASEAN.
Tôi đi dạy ở nhiều nơi và thấy sinh viên Châu Á nói chung thụ động, không muốn động não nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy…. Đa số các sinh viên ở bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có quyển sách hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ là thích cà phê, tán gẫu…
Câu chuyện thứ tư: Con 14 tuổi cho đi làm để kiếm tiền mua xe hơi
Ở nước ngoài, bố mẹ để con cái tự tư duy về cách suy nghĩ, tìm học. Do đó, những đứa nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền thì có thể kinh doanh rất sớm. Còn những đứa khác thì cũng tự lập hơn so với những bạn cùng trang lứa ở Việt Nam.
Ví dụ, khi con trai tôi lên 14 tuổi, nó ước mơ có một chiếc ô tô cho riêng mình. Dĩ nhiên, tôi có thể sẵn sàng mua cho con một chiếc xe. Nhưng dù mới 14 tuổi, cậu ta đã thực hiện một kế hoạch rất nghiêm túc, đó là buổi sáng đi bán báo, buổi chiều đi làm nhân công quét dọn trong một siêu thị. Sau 2 năm, thằng bé đã dành đủ tiền mua lại chiếc xe Mustang cũ với giá 5.000USD vừa đúng thời gian cậu ta đủ tuổi để lái xe ở Mỹ (16 tuổi). Số tiền này dù không lớn …nhưng thằng bé rất quý trọng chiếc xe đầu đời vì đây là tiền mồ hôi nước mắt mà nó tự kiếm được. Đó là tinh thần của những đứa trẻ được ảnh hưởng từ nền giáo dục Âu Mỹ, tự do và tự lập.
Câu chuyện thứ năm:Kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền
Để kiếm tiền, theo tôi, giới trẻ hãy quên chuyện nghĩ đến tiền mà thay vào đó là hãy nghĩ tới công việc của mình cùng với sự đam mê, nhiệt huyết cho công việc đó. Đến lúc nào anh đã làm được một việc gì thành công, một việc gì giỏi, hoặc một kiến thức chuyên sâu ở bất cứ ngành gì thì tiền sẽ tự tìm tới. Hãy tạo ra những thành quả tốt nhất bằng tất cả những kỹ năng có thể.
Sau cùng là giữ niềm tin vào chiến thắng. Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới mới để chinh phục.
Lan Hương
(Dân trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét