Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý

Jonathan London - Sự ra đi của tướng Giáp bắt đầu một thời đại mới?

Trong đầu tháng 10 năm 2013 toàn dân Việt Nam đã có một cơ hội để cùng một lúc suy ngẫm về vai trò quyết định của một nhân vật có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử hiện đại của đất nước. Và trong hai tuần còn lại, toàn dân sẽ có một cơ hội nữa để cùng một lúc suy ngẫm về định hướng tương lai đất nước.

Dù nghĩ gì về Đại tướng Giáp, thì tôi cũng nhìn thấy nhiều tác động khá tích cực sau sự khuất núi của ông. Chính sự ra đi của Ông đã khuyến khích một cuộc thảo luận khá công khai trong xã hội. Dư luận bàn không chỉ là về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Ông mà còn là những câu hỏi sâu nữa …

Cơ bản nhất là sự nhận xét của nhiều người là sự ra đi của Tướng Giáp là sự kết thúc của một thời đại và, vì thế cũng là sự mở đầu của một thời đại mới; cái mà người Pháp quen gọi là ‘Fin de siècle.‘

Tác giả Jonathan London
Tác giả Jonathan London
Câu hỏi đặt ra là sẽ là một Fin de siècle như thế nào?! Hoặc Việt Nam sẽ bước vào một thời đại mới một cách ngày càng cởi mở và tự tin; hoặc Việt Nam sẽ vấp phải vào thời đại mới một cách vụng về. Không ai biết trước được câu trả lời. Tuy nhiên, sau cùng, sẽ phụ thuộc vào khả năng của cả người dân lẫn chính quyền để nắm bắt và xử lý những hạn chế trong nền chính trị của đất nước hiện nay.

Vấn đề là làm sao bước vào tương lai chung đó khi nền văn hóa chính trị của Việt Nam (kể cả nhiều người đang sống ở ngoài nước) vẫn tiến triển quá chậm vì những hạn chế về mặt thể chế và những “bệnh lý dư luận”.

Trong tuần vừa rồi, ta có nghe thấy quá ít phát biểu hay và chân thật. Thay vì nói một cách thẳng thắn về những đóng góp của Đại tướng trong cả cuộc đời của Ông, chúng ta đã nghe quá nhiều phát biểu bảo thủ, nhàm chán, với nội dung nghèo nàn, mang tính tuyên giáo và tôn giáo.

Đối với một “sinh viên” ngành lịch sử xã hội và chính trị, những lễ nghi chính trị xoay quanh Quốc Tang của Đại tướng Giáp là hết sức lôi cuốn. Nhưng, sau khi tôi quan sát những lễ nghi này tôi tự suy nghĩ bao giờ Việt Nam sẽ chuyển từ “những tôn giáo chính trị” của hôm nay?

Và dù đã có nhiều thảo luận sâu sắc trên mạng, cũng đã có quá nhiều trận “ném đá” giữa những “tù nhân của lịch sử”, những người đặt niềm tin trên lý trí.

Nhưng, trước khi buồn các bạn cũng cần phải đồng ý với tôi rằng dư luận mạng đã có rất nhiều bài hay và sâu sắc từ mọi phía. Những bài đó là một hiện tượng tích cực, hàm ý nhiều người Việt cả trong lẫn ngoài bộ máy càng nhìn rõ hơn những hạn chế của thể chế, những bệnh lý mà Việt Nam phải khắc phục nếu muốn có một nền chính trị hiệu quả hơn.

Rõ rằng những người khẳng định mọi thứ ở Việt Nam đều tốt đẹp và đúng đắn ắt có một tầm nhìn hạn chế, chính họ phải suy nghĩ lại về những giả định của mình, cũng như những người chỉ muốn nói xấu đến chính quyền một cách bừa bãi.

Nếu nói về giới lãnh đạo thì sự khằng định cho rằng Việt Nam đã đến một Fin de siècle là đúng. Nhưng việc đó sẽ chẳng có ý nghĩ gì thực tiễn cả nếu không có những thay đổi cơ bản từ trong những thể chế xã hội chính trị của đất nước.

Nói tháng 10 này là một tháng có ý nghĩa lớn là đúng. Đầu tháng đã có một cơ hội hiếm có để suy ngẫm về quá khứ. Và cuối tháng sẽ có những quyết định to lớn ở Quốc hội.

Ở Việt Nam, hai vấn đề lấn nhất là mất tự do và mất đất. Riêng tôi hy vọng cuối tháng 10 này Việt Nam sẽ không mất một cơ hội nữa để có một Hiến Pháp mà toàn dân Việt Nam đều có thể ủng hộ được và trong đó đồng thời đề cập đến vấn đề đất. Kể cả tôi, là một người không hâm mộ tư bản nhận rõ những quyền sở hữu phải rõ ràng nếu muốn Việt Nam phát triển một cách bền vững, minh bạch, và văn minh.

Chúng ta (là người Việt và là những bạn của đất nước) phải chấp nhận, muốn bước vào một thời đại mới, một thời đại được kỳ vọng hơn phải xóa bỏ những hạn chế về cả thẻ chế lẫn bệnh lý. Muốn nó, nhiều dân Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài bộ máy, phải nỗ lực hơn nữa để tiến lên một nền văn hóa chínhh trị thực sự cởi mở, tự do.

Sáng nay tôi đã thảo luận với một người bạn lâu năm về những vấn đề của đất nước. Chị ấy có nhận xét rằng nhiều người ngoài bộ máy đang đòi cải cách không có đủ kinh nghiệm và vị trí để làm, trong khi đó những người trong bộ máy vẫn hạn chế hay sợ để làm những gì cần làm. Tinh trạng này thật khó xử.

Thế thì làm gì? Cách tốt nhất để ban vinh dự cho những người đã hy sinh cho nền độc lập của Việt Nam là chấm dứt những hanh vì bảo thủ và đi thẳng vào giải quyết những vấn đề của đất nước. Rõ ràng, nói dễ hơn là làm.

Vỉa hè Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Jonathan London

Biểu tượng dân tộc: Niềm tin và giá trị

Ở Việt Nam, chúng ta đang ở vào một thời buổi loạn giá trị, thiếu chân giá trị định hướng. Cái sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991 là đòn giáng mạnh vào hệ giá trị mà những người đảng viên Cộng sản đang theo đuổi. Hình ảnh người bố nghe đài, bỏ đôi đũa xuống, đôi mắt nhìn xa xăm và trống trải mà đứa bạn tôi kể còn in đậm trong tâm trí tôi, làm tôi tin rằng, họ đã bị mất một chỗ dựa quan trọng cho chân giá trị của mình. Rồi những người dân ngày nay, đằng sau những vất vả mưu sinh, họ lại dần dần bị tước mất niềm tin vào tập thể, bởi những tham nhũng, nhiêu khê trong bộ máy hành chính, hay những gian lận trong giáo dục, những dối trá trong y tế, hay sự thiếu hụt của các trợ cấp và an ninh xã hội v.v. Tất cả xói mòn niềm tin của dân chúng. Tất cả đẩy dân chúng vào cái nhìn bi quan đối với con người, với xã hội. Tất cả đặt họ vào tình huống phải tự tìm cho mình một chân giá trị để tin tưởng, để đi theo.

Và giới trẻ như chúng tôi lớn lên trong cái thời ‘quá độ’ – cái thời mà chúng ta đã rời bến này nhưng còn lênh đênh, phiêu dạt ở đâu đó trên con sông lịch sử, để rồi chưa biết khi nào thì đến được một bến bờ nào rõ ràng và hạnh phúc. Với lớp trẻ, khi những lớp người đi trước lúng túng trong định hướng chân giá trị cho chính bản thân họ, thì chúng tôi cũng rơi vào một mớ hỗn độn và mơ hồ những giá trị thật giả, đúng sai hoặc nửa sai nửa đúng. Cũng có người may mắn tìm được giá trị đúng đắn để sống cuộc đời có ý nghĩa, những cũng có người thì bỏ mặc cho dòng đời xô đẩy hoặc bị dẫn dắt bởi người khác, có người trở nên chán nản, đau khổ, và cũng có người lựa chọn sống cuộc sống tiêu cực ngoài vòng pháp luật. Không có gì lạ khi mà những vụ giết người, cướp của, hiếp dâm, lừa đảo, buôn bán thuốc phiện, hút chích đang trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Cũng có người may mắn được đi học ở nước ngoài và đã, đang tiếp thu những giá trị mới. Nhưng cũng có người an phận sống cho riêng mình, cũng có người quay sang chê bai, chửi bới, châm biếm, đả kích những ‘căn bệnh’ đang tồn tại trong đất nước và dân tộc của họ. Nhưng số quay lại đóng góp cho đất nước, vì dân tộc thì không hề nhiều. Đừng quá trách chúng tôi! Chúng tôi đang loạn giá trị, loạn niềm tin và chúng tôi đang tìm kiếm câu trả lời: Tin cái gì? Chọn cái gì? Theo cái gì? Sống thế nào? là những câu hỏi thể hiện sự rối loạn định hướng giá trị của đa số tuổi trẻ chúng tôi. Mà tuổi trẻ loạn thì nguyên nhân gốc rễ chính là từ xã hội loạn.

* * *
Chúng ta thường nói đến từ ‘dân tộc’, ‘tính dân tộc’, ‘tinh thần dân tộc’, ‘lòng yêu nước’, hay những từ ‘to lớn’ khác, nhưng ít khi chúng ta cảm nhận được nó. Có ai bảo ta rằng: Mày sống vì nhân dân, vì dân tộc một tí! Chắc mình sẽ bảo sao mày nói gì to tát thế! Quả thực, dân tộc, với tư cách là một tập thể, một nhóm rất lớn, hiện diện rất mông lung và xa vời trong đời sống thường nhật. Cũng như ta hay hỏi: nhân dân làm chủ, nhưng nhân dân là ai? là tất cả, nhưng cũng chẳng là ai cả? Dân tộc cũng là tất cả, nhưng cũng chẳng là ai, bởi vì nó là một tập thể không có ranh giới và hình thù rõ ràng. Nó chỉ hiện diện hết sức vô hình và thường bị những chuyện đời sống nhỏ nhặt, từ vợ chồng, con cái, tới tiền nong, chợ búa, cho tới những thứ to tát hơn như sự nghiệp, công danh, quyền lực, địa vị lấn át và chi phối. Cũng có thể, cái tinh thần tập thể đó bị phủ mờ hay bị khoá chặt bên trong bởi những cảm xúc hay kinh nghiệm cá nhân đối với tập thể, nó tạo thành cảm giác rằng bản thân mình hoặc tách rời tập thể, hoặc chán ghét cái tập thể đó. Và khi tự cho mình nằm ngoài cái tập thể đó, làm sao có thể xuất hiện ý chí tập thể? Do đó, nếu không có một biến cố lịch sử hay một sự kiện chính trị – xã hội nào đó có tầm quan trọng to lớn, đặt mọi người trên một mẫu số chung, thì sẽ chẳng hy vọng nào kéo từng cá nhân thoát ra khỏi vòng xoắn của những âu lo đời thường để quan tâm tới những gì vĩ đại cho cả cộng đồng.


Tôi đã từng cảm nhận được, một vài lần khi tinh thần dân tộc xuất hiện và hiện hữu. Đó là lúc cảm xúc gia tăng đột biến, trào dâng, làm cho bản thân hầu như bị chi phối bởi sức mạnh to lớn nào đó, một tinh thần dám vượt qua những nông cạn và nhỏ nhặt cá nhân, để khiến mình làm gì cũng được, kể cả phải chết. Một lần là lần đầu tiên tôi dự cuộc diễu hành nhân ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9 năm 2005. Lúc đó tôi chứng kiến hàng dài những người lính diễu binh, bước đi trong tiếng nhạc oai hùng. Và vây quanh tôi, cả đám đông như nín thở chào đón họ. Một lần là khi tôi và đám bạn hoà vào dòng người cổ vũ, ăn mừng cho chiến thắng của đội bóng đá Việt Nam vô địch Đông Nam Á năm 2008. Khi đó, dường như tất cả mọi người chia sẻ một tinh thần chung, là vui sướng, là tự hào, rồi để là gắn kết giữa những người cùng chung một dân tộc. Lúc đó, cá nhân sẵn sàng làm những chuyện vĩ đại, vượt qua sức mình vì tập thể.

* * *
Và đây, cái chết của Tướng Giáp không đơn giản chỉ là cái chết của một con người, đúng hơn, nó là cái chết của một con người mang đầy giá trị: giá trị của lịch sử, giá trị của dân tộc, giá trị của lòng yêu nước và bản lĩnh người Việt. Mà các giá trị chân chính khi đã được tập hợp lại bên trong một con người, nó đủ sáng để biến người đó trở thành biểu tưởng. Nói không ngoa, Tướng Giáp là một biểu tượng rực sáng. Một biểu tượng chuyên chở những giá trị cho phép số đông dân chúng tin tưởng, sống chết vì nó. Một biểu tượng có thể khơi gợi được sợi dây vô hình nối liền những cá nhân rời rạc và ích kỷ, và biến họ thành một khối thống nhất, chia sẻ chung cảm xúc, suy nghĩ, ý chí và hành động. Lịch sử dân tộc Việt Nam, dĩ nhiên đã từng trải qua những thời khắc mà cả dân tộc cùng chung một ý chí. Có lẽ rõ ràng nhất là trong những thời khắc chiến tranh như khi nhà Trần vận động dân chúng tổ chức vườn không nhà trống chống quân Mông Cổ, hay khi huy động người dân góp sức tải lương thực và vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 hay tinh thần tất cả vì miền Nam những năm thống nhất đất nước. Nhưng trong thời buổi hoà bình mà tạo ra được sự gắn kết tập thể như trong chiến tranh, đó chỉ có thể sinh ra từ những sự kiện đặc biệt, hoặc từ những biểu tượng đặc biệt.

Một tuần vừa trôi qua là một tuần ‘vĩ đại’ theo nghĩa nó đặc biệt hơn mọi tuần khác trong một năm, thậm chí đặc biệt trong cả thế kỷ. Khi mà cái chết của vị tướng anh hùng đã tạo nên một ‘cơn sóng thần’ những tin tức dồn dập xuất hiện trên mạng Internet. Dòng thông tin khổng lồ sinh ra, lưu chuyển liên tục đó, xuất phát từ mọi hình thức, từ báo chí mạng, từ chính thức đến phi chính thức, tới các trang mạng xã hội và các trang web và blog cá nhân, xuất phát từ mọi cấp độ, từ cá nhân tới các nhóm xã hội và tới từ đa phần các tầng lớp trong xã hội. Tướng Giáp qua đời đã dấy lên một ‘cơn bão’ dư luận xã hội: họ tìm kiếm, họ đọc, họ nghe, rồi họ viết, họ chia sẻ, họ trải lòng, họ bàn luận, họ đánh giá, họ suy ngẫm… Tất cả những hành động đấy đều xoay quanh con người và cuộc đời của vị Tổng tư lệnh ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’. Nếu Internet như một cỗ máy phát sóng kết nối tất cả những cá nhân riêng lẻ từ khắp các chiều không gian và thời gian, thì Tướng Giáp là cốt lõi tinh thần để vận hành cái máy đó. Một tuần qua, có cảm giác các tầng lớp xã hội như những người dân làng đang quây quần quanh một cái bếp lửa hồng để trò chuyện về sự ra đi của một già làng như thể đó là chuyện duy nhất có ý nghĩa trong thời gian này.

Và đặc biệt hơn là chuyện những người dân đổ về Hà Nội, rồi lại dồn về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu để thắp nén nhang, kính viếng người tướng đã ra đi. Và hôm nay là chuyện những người dân từ khắp nơi đổ ra đường Hà Nội để đưa tiễn vị tướng ấy về nơi chôn rau cắt rốn của ông và những người dân khắp nơi về Quảng Bình để mong dự cái giờ phút cuối cùng của Đại tướng trước khi ông về với cát bụi. Tôi cảm thấy ngạc nhiên và sung sướng! Dù tôi không được dự vào dòng người đến viếng và tiễn đưa Tướng Giáp, nhưng qua những bài viết trên mạng Internet, tôi cũng có thể cảm nhận được cái tinh thần ấy, cái cảm giác ấy, trong những khoảnh khắc ấy. Cái cảm giác mà có vẻ như cuộc sống bon chen, cơm áo gạo tiền đầy cuốn hút, vội vàng và ích kỷ - cái mà cuốn tất cả mọi người vào một vòng xoáy đầy toan tính cá nhân – đã nhường chỗ cho một điều thiêng liêng hơn mang tính cộng đồng rõ rệt. Có những người bạn tôi cảm giác rằng họ chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện lớn lao của đất nước nhưng nay họ là những người trăn trở đi viếng. Có những bạn trẻ mà tôi nghĩ họ thích nhạc trẻ hay nhảy hiphop hơn là chuyện chính trị, nhưng các bạn đã xếp hàng trong dòng người nối dài như bất tận vào viếng hay tiễn đưa Đại tướng. Tóm lại, cái đám đông xuất hiện hướng về vị tướng đó – già có, trẻ có, nam có, nữ có, ca sĩ có, nhạc sĩ có, nhà văn có, nhà báo có, tướng lĩnh có, nông dân có, người Kinh có, người dân tộc thiểu số có, ở xa có, ở gần có, nghèo có, giàu có v.v. – như một hình ảnh thu nhỏ của một dân tộc.

Mấy năm nay, Tướng Giáp vẫn sống, nhưng ai cũng biết ông đã rất già, rất yếu và có thể ra đi bất cứ lúc nào. Cái gì quý giá, nhưng chúng ta biết chúng ta đang có nó, chúng ta cũng dễ quên đi, hoặc ít để ý. Con cá sống trong nước cũng không biết nước quan trọng thế nào đối với nó. Người ta sống dựa vào không khí, nhưng ít khi cảm nhận hay nhớ về nó. Và rồi, chúng ta cứ an tâm rằng Tướng Giáp đang sống – và có khi chúng ta đã lãng quên ông – chỉ đến khi cái chết thực sự đã đến với ông, để cho chúng ta thấy giá trị của ông quan trọng như thế nào đối với dân tộc Việt Nam. Chỉ đến lúc đó, chúng ta mới nhận ra rõ ràng rằng, cái biểu tượng giá trị mà chúng ta cần cho sự phát triển của đất nước này là cần thiết như thế nào. Chỉ đến lúc đó, những con người cá nhân, ích kỷ chúng ta mới chợt thấy khắc khoải, bồi hồi, tiếc nuối, nhớ thương một biểu tượng giá trị đã mất đi. Và thực sự, cái chết của Tướng Giáp là một thử nghiệm lịch sử, cho thấy rằng té ra tinh thần dân tộc Việt Nam nó không bao giờ chết, nó chỉ ẩn đi trong màu áo cuộc sống tầm thường và sẽ trỗi dậy khi thời cơ tới.

Có người nói đó là dấu hiệu đánh dấu sự kết thúc của một thời đại. Câu nói buồn man mác, song cũng có lý! Nhưng dù tranh luận như thế nào đi nữa thì dân tộc Việt Nam cũng cần có những con người tiếp bước những thế hệ như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, để tạo nên những biểu tượng giá trị mới cho dân tộc tin theo. Đúng! Chúng ta thay vì than thở, hãy đi xây dựng biểu tượng giá trị của thời đại mới!
Nguyễn Trung Kiên

Bùi Minh Quốc - Một vài suy nghĩ về “hiện tượng”những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp


Hãy nhìn lại hình ảnh các đoàn người vào viếng đại tướng thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, tôn giáo, chức sắc, từ những cụ già ngồi trên xe lăn, những cựu chiến binh được bế được cõng, đến những đứa trẻ chỉ mới một vài tuổi được bố mẹ bế trên tay quàng trên cổ… hàng triệu người nối đuôi nhau cả ngày lẫn đêm để vào tiễn đưa đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một điều rất đặc biệt, là hàng triệu con người này, đến với đại tướng không qua bất cứ hình thức tổ chức sắp đặt của bất kỳ một cơ quan đoàn thể nào, mà họ đến bằng trái tim, những giọt lệ của họ là xuất phát tự trái tim và khối óc của chính họ.
Có lẽ, đây là một hiện tượng duy nhất xảy ra kể từ ngày quốc tang chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 44 năm. Tại sao vậy? Từ năm 69 đến nay cũng có biết bao những bậc khai quốc công thần đã ra đi, như tổng bí thư Lê Duẩn, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, chủ tịch Tôn Đức Thắng, chủ tịch Trường Chinh, nhà khai quốc công thần Hoàng Quốc Việt, thủ tướng Phạm Văn Đồng, đều không có được những hình ảnh xúc động như lễ quốc tang lần này. Đã có rất nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng của các nhà sử học, các học giả, các nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nước… phân tích về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói trên. Các phân tích này đều đúng, nhưng, tôi thấy vẫn thiếu đi những yếu tố rất quan trọng. Tôi xin phép được không nhắc lại các ý tứ đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi chỉ xin nêu những nội dung mà theo chủ quan của tôi, có thể giải mã được phần nào sự kiện đột biến này:
Cuộc đời của tướng Giáp là cuộc đời của một vĩ nhân đầy gian nan, khốn khó, và rất nhiều lúc rơi vào hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm, bĩ cực, do chính những đồng đội, đồng chí của mình gây ra. Bắt đầu từ những năm 60, đặc biệt từ khi Nikita Khrushchev bị phế truất khỏi chức vị tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô và khi phe xã hội chủ nghĩa đồng thanh mở một chiến dịch bài bác Khrushchyov nói riêng và những người theo ông nói chung là những kẻ xét lại, cũng là lúc mà tướng Giáp bị các đồng chí của mình trong Bộ chính trị đưa vào tầm ngắm giống những kẻ xét lại. Hàng loạt các tướng lĩnh cấp dưới của đại tướng bị bắt bớ vì những “tội lỗi” như theo kiểu “âm mưu lật đổ”, “những phần tử xét lại”. Tướng Giáp trong tình thế đó đã phải rất tỉnh táo, “án binh bất động” không có bất kỳ một sự phản kháng nào, và do vậy, ông đã được tha, không bị quy chụp công khai, nhưng quyền lực và uy tín của ông đã bị giảm sút mạnh mẽ. Sau đó, giữa tướng Giáp với BCT lúc bấy giờ, cụ thể là tổng bí thư Lê Duẩn, và ban tổ chức TW, cụ thể là trưởng ban Lê Đức Thọ đã có rất nhiều bất đồng quan điểm trong hàng loạt các sự kiện quan trọng như Mậu Thân 68, cuộc chiến Quảng Trị 1972. Có thể nói, hố sâu mâu thuẫn giữa tướng Giáp với đa số các ủy viên bộ chính trị khác ngày càng bị khơi rộng. Từ lúc này, tướng Giáp đã bị coi như một nhân vật nguy hiểm trong BCT và bị theo dõi rất sát sao. Những cá nhân, đơn vị nào mà có ý kiến, thái độ ủng hộ tướng Giáp đều bị nằm trong tầm ngắm và bị vô hiệu hóa một cách mạnh mẽ và công khai. Sau năm 75, tướng Giáp lại tiếp tục có những bất đồng trong hàng loạt các sự kiện trong việc xử lý đối với các đội ngũ “ngụy quân, ngụy quyền”, cũng như một loạt các vấn đề khác nảy sinh từ nhũng ý kiến khác biệt giữa một số tướng lĩnh và chính trị gia đầu tầu của miền Nam như Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng với ban lãnh đạo tối cao của Đảng…. Lại thêm một lần nữa, tướng Giáp lại rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hơn nữa. Chính vì vậy, tướng Giáp đã bị loại ra khỏi BCT và sau đó là ban chấp hành TƯ. Sự căng thẳng mà tướng Giáp phải chịu đựng trong giai đoạn này nhiều khi lên tới mức độ tột đỉnh như việc tướng Giáp bị phong tỏa gần như tuyệt đối khỏi mọi sự tiếp xúc với các địa phương, đoàn thể, thậm chí là các cá nhân. Ngay cả đối với các cuộc tiếp xúc với các nhân vật quốc tế, tướng Giáp cũng phải chấp thuận việc các nội dung trao đổi chỉ nằm trong khuôn khổ đã được cho phép và tướng Giáp đã tuân thủ rất nghiêm ngặt các khuôn khổ này vì biết rằng chỉ cần chỉ chệch hướng một chút, dù chỉ là một chút thôi, cũng đủ để phía các đồng chí của mình có cớ để thực hiện những biện pháp quyết liệt đối với bản thân với danh dự, uy tín của đại tướng. Có những lúc đại tướng phải đối mặt với những hành động cảnh cáo dằn mặt rất quyết liệt từ phía các tổ chức an ninh của Đảng như việc không cho lên máy bay từ trong Nam bay ra Hà Nội, rơi vào trạng thái gần như bị giam lỏng tại thành phố Hồ Chí Minh, và chỉ khi thủ tướng Phạm Văn Đồng đứng ra xin với tổng bí thư Lê Duẩn thì tướng Giáp mới được lên máy bay để quay về nhà. Đỉnh điểm của sự chịu đựng là vụ Sáu Sứ. Sự kiện này đã được nêu rõ trong cuốn sách bên thắng cuộc của Huy Đức. Nếu như lúc bấy giờ một số người tham gia vào vụ án này mà không giữ nổi lương tâm, và họ đã không dũng cảm từ chối, không tham gia vào việc ngụy tạo những bằng chứng cho sự” phản bội “của Đại tướng, thì tướng Giáp sẽ công khai trở thành kẻ thù của cách mạng, của đất nước !!!. Chỉ khi sức khỏe của đại tướng đã hoàn toàn suy kiệt, thì các” đồng chí “của đại tướng mới nới lỏng dần những sự giám sát vô cùng nghiêm ngặt trong những năm còn lại của đại tướng. Những điều tôi nêu ở trên thì hầu hết tất cả các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội đều biết, thậm chí chịu đựng cùng với đại tướng. Những ai trong giai đoạn này mà đến tiếp xúc với đại tướng đều phải có sự dũng cảm nhất định, hoặc là được Đảng cho phép và phân công cụ thể. Khi vụ Sáu Sứ bị đổ bể, đại tướng yêu cầu BCT phải làm sáng tỏ và tìm ra thủ phạm thực sự cố tình tạo dựng vụ này thì đều nhận được thái độ lảng tránh, và khi đại tướng yêu cầu gắt gao, thì tổng bí thư lúc bấy giờ Nông Đức Mạnh đã đưa ra một giải pháp có tính đánh đổi là thay vì làm sáng tỏ sự việc, thì Đảng và nhà nước sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ một cách hoành tráng và tên tuổi đại tướng sẽ được tôn vinh đầy đủ và mạnh mẽ trong lễ kỷ niệm này. BCT coi việc làm này là một sự thanh minh tốt nhất cho vụ án Sáu Sứ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đe dọa “Đại tướng đừng vin là người có công để yêu cầu nọ kia đối với TƯ Đảng, những người có công với đất nước nhất đều đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn”. Và tất cả các ý kiến của đại tướng góp ý về các vấn đề có liên quan đến sát nhập Hà Nội, phá nhà quốc hội, hay nhân sự của tổng cục 2, Bauxite Tay Nguyên …, đều bị bỏ ngoài tai. Những điều tôi nói trên đây bất kỳ một tướng lĩnh nào, hoặc những cán bộ chính trị chủ chốt trong chính phủ lúc bấy giờ đều biết ….Do vậy, khi đại tướng ra đi, dường như tạo ra một hiệu ứng chia sẻ, thông cảm một cách mạnh mẽ nhất từ những người lính, đến những vị sỹ quan, tướng lĩnh trong quân đội đã biết, đã hiểu về đại tướng, cũng như rất nhiều trong số họ cũng là nạn nhân ở các mức độ khác nhau về những định kiến của chủ nghĩa thành phần, những toan tính phe cánh , sự đố kỵ, ghen ghét đối với những người có công, có đức, có tài đã gắn cuộc đời mình vào cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc. Họ đến viếng đại tướng như để chia sẻ nỗi lòng của chính bản thân họ trong suốt cuộc đời mà họ đã trải qua. Hiệu ứng này sẽ vô cùng lớn và là một sự lên án gián tiếp mặt trái trong tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam.
Lý giải về hiện tượng tại sao có rất nhiều các cháu thanh thiếu niên, và rất nhiều những ông bố bà mẹ đem theo những đứa con bé thơ của mình, đã không quản ngày đêm mưa nắng, lặng lẽ xếp hàng đến viếng đại tướng - hiện tượng này đối lập hẳn với thói quen đáng sợ hiện nay của người dân là ngày càng có xu hướng chạy theo cuộc sống thực dụng, ích kỷ, bon chen, sống chết mặc bay, khuất mắt trông coi, vô kỷ luật, vô pháp luật đang diễn ra khắp nơi, khắp chốn, minh chứng đặc trưng và rõ nét nhất của hiện tượng này dược thể hiện trong văn hóa giao thong. Sự hỗn loạn xuống cấp trong này vẫn hàng ngày hàng giờ diễn ra bất chấp mọi sự tuyên truyền “giáo dục”, răn đe cua Đảng và nhà nước…
Nhưng những hàng dài đến vô tận dòng người xếp hàng trật tự vào viếng đại tướng …, tại sao lai có sự thay dổi đột biến dến như vậy? Điều này, theo tôi, chỉ có thể lý giải là các hiện tượng tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, văn hóa trong xã hội trong thời diểm hiện nay diễn ra khắp nơi, khắp chốn chỉ có tính nhất thời, do một hoặc những nguyên nhân nào đó mà những vị lãnh đạo đất nước không tìm ra hoặc không muốn tìm ra, thậm chí họ còn dung túng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp , bằng các cơ chế hoặc chính sách, biện pháp nửa vời, hình thức. Còn dân tộc Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, vẫn ẩn chứa và gìn giữ được sự tự hào, sự tự tôn về long tự trọng và phẩm giá của con người Việt . Họ không lẫn lộn giữa vàng và thau, giữa những người chân chính và những kẻ ngụy chân chính. Phẩm chất này của người Việt Nam đã thấm vào máu thịt của dân tộc Việt, nó sẽ được phát tác khi có điều kiện thích hợp.
Những ngày lễ tang của tướng Giáp là lúc để những người con Việt Nam có được giây phút được trở lại với chính mình, những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt rơi trong những ngày lễ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhu cầu bản năng của dân tộc Việt. Những người lính, người cựu chiến binh họ khóc thương đại tướng, nhưng đồng thời dường như họ thấy việc đại tướng ra đi làm họ mất đi niềm tin cuối cùng của cả một thế hệ đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu của mình vì đất nước, nhưng dường như sự hy sinh đó cho dến nay đã không được thế hệ kế tiếp phát huy mà ngược lại còn bị làm dụng, thậm chí bị phản bội .
Việc các ông bố bà mẹ đưa con nhỏ đi theo sẽ không phải vì bất cứ lý do gì , ngoài mục tiêu day dỗ cho những đứa con ruột thịt của mình về thế nào là phẩm giá, là lương tri của người VN. Bây giờ những đứa trẻ này còn quá bé để hiểu ra những điều bố mẹ chúng đang làm, nhưng khi chúng lớn lên, chắc chắn chúng sẽ kính trọng và biết ơn bố mẹ.
Tôi cho rằng sẽ là thật sự khiếm khuyết nếu không nhắc tới một hiện tượng của hàng triệu người dân hiện nay là sự khát khao:
- Sự khát khao được bày tỏ lòng yêu nước khi đã lâu lắm rồi thật không dễ dàng gì để những người dân Việt được thể hiện lòng yêu nước của mình.
- Sự khát khao được đặt lòng tin yêu của mình đối với lãnh tụ của đất nước. Cũng đã từ lâu lắm rồi, đất nước VN thiếu vắng những hình ảnh, những địa chỉ đáng tin cậy và có tính thuyết phục để người dân được thể hiện lòng kính trọng, sự tin yêu đối với các bậc lãnh tụ của đất nước.
- Sự khát khao được nghiêng mình trước một con người, một phẩm cách đáng tự hào, làm thêm rạng rỡ dân tộc Việt khi mà đã từ rất nhiều năm nay, biết bao nhiêu những tệ nạn, những hiện tượng do kết quả của sự suy đồi về văn hóa đạo đức trong xã hội đã làm ứa máu những sự tự tôn tự hào, sự kiêu hãnh của con người Việt.
Trong lịch sử đương đại của VN vừa qua, các vị lãnh tụ, nhân vật có nhân cách lớn đã lần lượt ra đi từ nhiều thập kỷ nay và tạo nên sự thiếu vắng về những nhân cách, những bộ óc và trái tim vĩ đại đối với người dân VN. Các thế hệ lãnh đạo mới của đất nước trong nhũng năm gần đây đã ngày càng bộc lộ những yếu kém về mọi mặt . Họ ngày càng xa rời những kỳ vọng của nhân dân. Nhiều khi họ trở thành lực lượng đối lập chống lại nhân dân. Trong bộ máy nhà nước và trong xã hội tràn ngập những sự ngụy biện, sự giả dối, và tham nhũng.
Tôi thật sự sung sướng, sung sướng đến nhòa lệ khi nhìn những dòng người này lặng lẽ tuôn chảy đến nhà số 30 Hoàng Diệu cũng như trong suốt 50 Km đường đưa linh cữu của đại tướng đi qua. Sự tiếc thương của người dân VN đối với đại tướng cũng là dịp để thế giới thấy rằng con người VN, dân tộc VN luôn có tiềm ẩn và luôn gìn giữ trong mình giòng máu Lạc Hồng, không phải dễ dàng gì có thể khuất phục họ bằng bom đạn, bằng sự áp chế vũ lực và bằng cường quyền. Sẽ đến lúc sự giả dối, sự ngu dốt, sự hèn nhát và các toan tính bẩn thỉu sẽ bị quét sạch ra khỏi đất nước này.
Bùi Minh Quốc
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 15-10-13

-Di sản của một ‘anh hùng’

“Ðò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm…”
Sau trận đánh Cổ Thành Quảng trị, tôi là một người lính miền Nam được đọc hai câu thơ trên của một chiến binh Bắc Việt, mà lòng không khỏi bùi ngùi. Nhưng liệu cái chết của hàng triệu những người lính vô danh như trên có làm cho những người tướng lãnh cầm quân của họ, một phút nào nghĩ lại không?
Một cựu chiến binh Cộng Sản Bắc Việt thăm mộ đồng đội tại một nghĩa trang ở ngoại ô Hà Nội. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)

-“Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không? Bắc Việt ghi nhận một đơn vị điển hình, trong trận đánh ở Cổ Thành Quảng Trị, Trung đoàn 27 -B5 với hơn 1,500 quân cố thủ trong Cổ Thành đã bị thương vong gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ còn chưa đến 1 tiểu đội thoát ra ngoài vào đêm 15.9.1972. Ông Tổng Tư Lệnh “Quân Ðội Nhân Dân” Võ Nguyên Giáp đã chủ trương thí mười người lính dưới tay để giết được một quân thù.
Những ngày tù trên vùng đất Hoàng Liên Sơn Bắc Việt tôi đã có dịp chứng kiến nhiều gia đình, bàn thờ và gian nhà treo đỏ cả bằng liệt sĩ, có gia đình hy sinh đến năm mười người con, xa là trận Ðiện Biên, gần là “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!” Cả nhà không có nổi một con trâu, trong bếp chỉ có mấy chén sành bể hay cái ca nhôm uống nước đã hoen rỉ của Trung Quốc, kỷ niệm một thời viện trợ của đàn anh.
Không phải bây giờ mà đúng ra thì Võ Nguyên Giáp thật sự đã chết từ tháng 2-1980, hay nói một cách khác “vai trò của ông Giáp trên thực tế đã kết thúc từ lâu rồi,” khi ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và chỉ còn là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Sau đó ba năm, ông được phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch “Ủy ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch,” mà dân chúng đã đàm tiếu đặt thành vè: “Ngày xưa Ðại Tướng cầm quân” hay “ngày xưa Ðại tướng công đồn…”
“Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu,” nhưng “danh trướng” Võ Nguyên Giáp lại có tội sống lâu, vì nghe nói ông thường ở xa trận địa.
Ông sống thêm 23 năm nữa, nhưng như cổ nhân đã nói: “Ða thọ, đa nhục!” Từ lúc nghỉ hưu năm 1991, có nguồn tin từ các tay trong bộ chính trị nói rằng ông Võ Nguyên Giáp là “con nuôi của mật thám Tây,” cùng với Trần Văn Trà âm mưu đảo chánh, mục đích để loại uy tín ông. Tuy bị thất sủng, ông cố gắng đưa ra một số lời bình luận về tình hình đất nước như vụ PMU18, và không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, anh chàng khiêng cáng cứu thương ở Kiên Giang, khi ông đã là Ðại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, dừng dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường nhưng không ai thèm đếm xỉa đến ý kiến của ông.
Trong những ngày bị Lê Ðức Thọ và Lê Duẩn lấn lướt, cho đến lúc qua đời, dù là công thần của chế độ, anh hùng ngoài mặt trận, ông cũng đã cam chịu như cảnh nhà văn “chết nhát” là Nguyễn Tuân: “Tôi còn sống được đến ngày hôm nay là nhờ biết sợ…”
Võ Nguyên Giáp đã được ca ngợi và xếp ngang hàng với các danh tướng như Wellington, Ulysses S. Grant, Douglas MacArthur và cả Alexandre Ðại Ðế, hay là một “Napoleon Ðỏ”. Ông nổi tiếng nhờ chiến thắng trận Ðiện Biên Phủ đưa đến việc Pháp rút khỏi Ðông Dương và các phe lâm chiến ngồi vào bàn hội nghị Geneva.
Nhưng ông ở trong thế Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng. Trận Ðiện Biên Phủ do bom đạn và đường lối chủ trương của Ðảng và Chính phủ Trung Cộng và máu xương của người Việt Nam. Kể từ sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và Liên Xô, Ðiện Biên Phủ được quyết định bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc. Lã Quý Ba, Bí thư Tỉnh ủy, Chính ủy trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trần Canh, Phó tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Quân khu Vân Nam, Vi Quốc Thanh, Chính ủy Binh đoàn số 10 kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quân quản thành phố Phúc Châu, và các thành viên đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc lần lượt sang Việt Nam, Mai Gia Sinh làm Phó đoàn phụ trách Tham Mưu Trưởng, Ðặng Dật Phàm là Phó đoàn phụ trách Chủ nhiệm Chính trị. Kỷ niệm chiến thắng Ðiện Biên Phủ bao giờ Trung Cộng cũng làm to, khoe công của cố vấn và vũ khí Tàu tham chiến.
Không có Ðiện Biên Phủ thì sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt, các nước đô hộ cũng đã phải trả độc lập cho các nước bị trị vì đó là xu thế chính trị thời đại, mà không phải tốn hao xương máu của nhân dân.
Từ năm 1954 trở đi, khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Ðảng Cộng Sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Ðảng Cộng sản Trung Quốc và nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, và trường kỳ kháng chiến chỉ vì chủ trương đánh cho Trung Cộng: “Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch… Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc!”
Nhà xuất bản Sự Thật của Ðảng CSVN, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Ðặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: “Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người… Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”. Theo tài liệu của Trung Cộng, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 họ đã đưa đưa sang Việt Nam tổng cộng 320,000 “quân tình nguyện” bao gồm phòng không, thợ máy, thông tin…(*)
Vậy thì người “Lính Cụ Hồ” dù có được tô điểm với danh xưng giải phóng, dân tộc, tự do thì chẳng qua cũng chỉ là người lính đánh thuê mà thôi, và Võ Nguyên Giáp đã tận tình nướng quân “mục đích biện minh cho phương tiện,” để đạt mục tiêu của hai đảng đàn anh. Con người như vậy đâu phải là một người yêu nước thương dân! Võ Nguyên Giáp thắng được quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1975 là do việc sẵn sàng bất chấp tổn thất thương vong nặng nề. Về phía cộng sản, các trận đánh gần như không có thương binh, vì ở xa chiến trường và họ không có phương tiện hay không có chủ trương chuyển thương binh sau trận đánh, một số chờ chết và số lớn được “kẻ thù” săn sóc và bị bắt trở thành tù binh.
Người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam, Tướng Westmoreland, đã nói về con số thương vong quá lớn trong các trận đánh dưới quyền Võ Nguyên Giáp: “Thái độ coi nhẹ mạng sống con người như vậy có thể khiến một người trở nên một đôã thủ đáng sợ nhưng không thể làm ông trở thành thiên tài quân sự được.” Theo nhà bình luận Cecil B. Currey, trong một cuốn sách viết về Tướng Giáp: “Võ Nguyên Giáp tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem mạng sống của họ như những con cờ để mà sử dụng không hối tiếc!”
Nhắc đến Việt Nam, thế giới nhớ đến tên Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đó cũng là sự hãnh diện của tập đoàn CSVN, nhưng liệu hai cái tên này, sau bảy thập niên “Ngẫm từ dấy việc binh đao/Ðống xương Vô Ðịnh đã cao bằng đầu,” đã đem lại những gì no ấm, độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người Việt Nam hôm nay chưa. Ðất nước đã hy sinh 4 triệu thanh niên ưu tú để ngày nay tồn tại một băng đảng trị vì, một xã hội phân hóa, băng hoại, phá sản và một tương lai đất nước mù mịt.
Hoàng Phủ Ngọc Tường lúc về già đã viết những câu thơ:
“Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.”
“Ai đó” phải chăng là những linh hồn oan khuất Mậu Thân. Còn “danh tướng” họ Võ, vào những ngày cuối đời, ông có nghe thấy gì không?
Xin ông yên nghỉ, nhưng liệu những quốc gia láng giềng của chúng ta đã bỏ xa Việt Nam hằng nghìn dặm, đất nước họ có cần tới một cái tên như Võ Nguyên Giáp không?
(*) Theo phía Trung Quốc, tổng số viện trợ quân sự không hoàn lại của Trung Quốc cho Việt Nam gồm: 2,160 triệu khẩu súng cá nhân; 37,500 khẩu pháo; 12.9 tỷ viên đạn; 180 máy bay, 145 tàu; 1,500 xe tăng, thiết giáp; 16,330 xe tải; 16 vạn tấn lương thực quân đội; 22 vạn tấn nhiên liệu (Mân Lực, 10 năm Chiến tranh Trung – Việt, Nhà Xuất bản Ðại học Tứ Xuyên, 2-1994, Bản dịch của Tổng cục II, trang 129).
-Tại Singapore, Ðặng Tiểu Bình nói với Lý Quang Diệu, trị giá hàng hóa mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ lên tới hơn $10 tỉ, cao hơn chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, trang 271-272).

-“Đọc báo tỉnh táo”: Cùng học sinh cấp III phê bình báo chí Việt Nam hiện nay

http://soi.com.vn/?p=127716

Bùi Trà My

-    Hàng ngày nguồn thông tin đầu tiên các bạn tiếp cận là nguồn nào?
-    Facebook và Kênh 14 ạ.
-    Các bạn có đồng tình với cách chọn và đưa tin của Kênh 14 không?
-    Không ạ! (đồng thanh)

Buổi workshop đầu tiên của Đọc báo tỉnh táo, dự án thử nghiệm nhằm nâng cao năng lực phân tích và tư duy phê phán cho người Việt trẻ, đã diễn ra ngày 9. 10. 2013 với sự tham gia của nhóm học sinh trường THPT Chuyên ngoại ngữ thích làm báo và quan tâm tới truyền thông. Cấu trúc của workshop gồm hai phần:
Phần một, các bạn nghe trình bày phân tích và cùng trao đổi về hình ảnh nữ giới trên tạp chí giải trí Việt Nam, thông điệp truyền thông về người đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng (Isee 2011), các vloggers nam và ngôn ngữ mang tính bạo lực tượng trưng.
Phần hai, các bạn làm việc nhóm và cùng phân tích hai hiện tượng Huyền ChipBà Tưng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể, trong workshop ở trường Chuyên ngoại ngữ, các bạn học sinh chọn thảo luận và phân tích hai hiện tượng Huyền Chip và Bà Tưng trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Hai cô gái này sử dụng media nào để “bán” những gì, và sau đó tiếp tục bị/được những người làm truyền thông “hàng hóa hóa” ra sao?
.
.
Mục tiêu của workshop là trình bày cho các bạn học sinh thấy có những cách đưa tin tưởng như là bình thường và “tự nhiên” lại là sản phẩm đã được nhào nặn và có thể trở thành nguồn gốc gây ra sự tổn thương (vô hình hoặc hữu hình) cho nữ giới, người đồng tính luyến ái, và con người nói chung.
Thêm vào đó, trong thời đại hiện nay, khi với các platform facebook, twitter, youtube, blog, … mỗi con người đồng thời vừa là công chúng tiếp nhận, vừa là người sản xuất, người truyền thông điệp. Việc ý thức được sự tổn thương media đem đến cho mình cũng được kỳ vọng là sẽ khiến các bạn nghĩ tới sự tổn thương của người khác khi viết một bài báo, viết một cái status facebook hay làm một vlog online.
.
Có hai lý do chính mà tôi lựa chọn thực hiện workshop với học sinh THPT:
Thứ nhất, các em đang trong độ tuổi hình thành quan điểm và lựa chọn căn tính, trái tim và trí óc vẫn đang mở rộng đón cái mới. Việc tác động một nhu cầu về tư duy phê phán vào đối tượng này sẽ là hiệu quả hơn là làm với sinh viên.
Thứ hai, tỉ lệ học sinh sinh ra và/hoặc lớn lên ở thành thị trong môi trường cấp 3 cao hơn so với đại học nên mặt bằng chung tiếp cận thông tin từ các nguồn khác nhau là sớm và nhiều hơn, đây là nền tảng cơ bản tốt cho việc phát triển năng lực phê phán, nhìn xã hội như một thế giới đa dạng, khác biệt chứ không phải phê phán chủ quan, một chiều.
.

.
Một điều tôi nhận thấy tiếp xúc với nhóm thanh thiếu niên tuổi từ 15-18 này là độ lùi nhất định của các em đối với các luồng thông tin và truyền thông đại chúng. Các em nhìn sự việc từ nhiều phía, phân tích, đánh giá và dường như đã giảm hẳn mức độ định kiến, phán xét so với những thế hệ trước.
Theo quan sát cá nhân và chủ quan của tôi, trong khi các thế hệ lớn hơn vẫn còn đang “lên đồng vì vật chất”, cãi nhau vì 700 đô, thì các em học sinh này đã và đang tích cực trau dồi kiến thức và những giá trị thật cho mình. Các em tự mình thành lập, vận hành những tổ chức “xã hội dân sự” của chính mình dưới dạng các câu lạc bộ đặc thù, mời chuyên gia về nói chuyện, tổ chức các buổi tập huấn, các event chuyên nghiệp. Các em tự thành lập xuất bản báo, chương trình radio, trang tin điện tử, tự đi mời quảng cáo tài trợ và liên kết với các doanh nghiệp có mối quan tâm đến đối tượng này.
Tất nhiên, hiện tượng trên không có ở 100% các trường cấp 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chuyên ngoại ngữ, Hà Nội Amsterdam, Chu Văn An…, vẫn là những trường được cho là nhóm “elite”. Tuy nhiên, tôi vô cùng lạc quan vào mặt bằng chung tương lai khi thấy ở trường THPT Yên Hoà, một cựu học sinh dù đã tốt nghiệp đại học xong bằng kỹ sư vẫn quay về trường, cố gắng thuyết phục và đã tạo ra thay đổi đáng kể cho các học sinh lứa sau.
.
Đọc báo tỉnh táo là một chương trình thử nghiệm, với chính bản thân tôi và với những em học sinh tham gia. Tôi không kỳ vọng sau khi tham gia workshop, các em sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phê phán. Critical thinking là một năng lực dựa trên nền tảng văn hóa, kiến thức, trải nghiệm chứ không phải là một kỹ năng để tôi có thể đưa ra được một danh sách quy tắc cứ thế làm theo là được. Điều tôi mong muốn là kích thích nhu cầu học – hiểu và nhìn ra thế giới của các em. Thông tin ập đến chúng ta hàng ngày có cả tinh hoa và (phần nhiều là) rác. Kiến thức, trải nghiệm và nền tảng văn hoá giống như một cái lưới chắt lọc. Nó giúp chúng ta critical nhưng đồng thời cũng là nền tảng để chúng ta creative, tư duy ra thêm nhiều điều mới mẻ.
Hơn hết, khi trò chuyện với các bạn học sinh, tôi cố gắng nhấn mạnh tinh thần khiêm tốn, bởi sự kiêu ngạo khi cộng với phê phán có khi còn làm tổn thương người khác nhiều hơn. Và tôi cũng nhận thấy, bởi mình làm việc với các em trên tinh thần bình đẳng nên đã học thêm được vô số điều, trong chính lúc quan sát các em nghe mình nói và trong lúc các em làm việc, thuyết trình, … Ở mỗi trường, tôi triển khai dự án với một câu lạc bộ để các bạn tự dùng chi phí tài trợ lo tổ chức và truyền thông. Nhờ cách này, tôi cũng có cơ hội quan sát cách làm việc của mỗi em, của mỗi nhóm và văn hóa của mỗi trường. Thời cấp III tôi học trường Lương Thế Vinh, bây giờ làm dự án này tôi bỗng nhiên lại có cơ hội được học tận 6 trường!
.
Về dự án: Đọc báo tỉnh táo là một dự án thử nghiệm do Bùi Trà My, Thạc sỹ phân tích sáng tạo phê bình, khởi xướng và thực hiện với hỗ trợ tài chính của Viện Xã hội Kinh tế Môi trường (ISEE) và hỗ trợ kết nối tổ chức truyền thông của nhóm Vietnam New Media Group (VNMG). Dự án được thực hiện từ tháng 9 đến hết tháng 11. 2013. Sau các chương trình dành cho học sinh THPT, Đọc báo tỉnh táo dự kiến sẽ tiếp tục được thực hiện cùng các bạn sinh viên.

Danlambao 15/10/2013

Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu nói gì về việc hạ cờ rủ ngay ngày quốc tang


- A lô xin thưa có phải đây là số máy của thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn (0913 309 336) không ạ?
- Vâng đúng rồi, có gì không anh? Anh ở đâu đấy
- Dạ thưa thiếu tướng chúng tôi hiện đang ở nước ngoài và quan tâm đến đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đám tang đã xong và…
- Thưa thiếu tướng việc hạ cờ rủ khi quốc tang chưa chấm dứt thì sao vậy?

Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay TQ


Phan Châu Thành (Danlambao) – Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Cộng sản chỉ giỏi xuất xưởng những tên đồ tể khát máu


Le Nguyen (Danlambao) – Mấy mươi năm “cướp” chính quyền đặt nền thống trị lên toàn cõi Việt Nam, đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, sử dụng bạo lực khủng bố, cưỡng bức nhân dân xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Giờ đây mấy mươi năm nhìn lại con đường tiến nhanh, tiến mạnh, tiến từng bước vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực làm nát tan mọi niềm hy vọng… nói như ông Bùi Minh Quốc, một nhà thơ có nửa đời người, có cả thời tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết đi theo đảng, nhìn vào hiện thực xã hội phải ngậm ngùi chua xót thốt lên:
“…Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi…”

Và dưới bóng rủ cờ quân đội tiếm danh nhân dân hát bài ca tụng kẻ xâm lược


Nhân dân Việt Nam nồng nhiệt chào mừng Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm đất nước Việt Nam, tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc, góp phần vào công cuộc bảo đảm ổn định, hòa bình trong khu vực và trên thế giới. 
QĐND – Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 15-10-2013.

Ôi! Cái tình hữu nghị hai ngàn năm đẫm máu đào


Vũ Bất Khuất (Danlambao)Việt Nam-Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông”. Lời của bài hát vốn đã quen thuộc với nhân dân hai nước này đã thể hiện sinh động mối tình hữu nghị có lịch sử lâu đời giữa Trung Quốc và Việt Nam. Giữa hai nước, địa lý núi sông liền kề nhau, nhân dân hai nước “tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây”, lịch sử giao lưu hữu nghị dài tới hơn hai nghìn năm. Đến thời cận đại, hai bên lại ủng hộ lẫn nhau và sát cánh chiến đấu trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và giải phóng đất nước, tạo nên tình hữu nghị sâu sắc được kết bằng máu đào. Mối tình hữu nghị sâu nặng và chân thành đó được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối dày công gây dựng và vun đắp, để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim của người dân hai nước. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”. Tình hữu nghị được gây dựng trong bom đạn của chiến tranh thật không dễ dàng, là tài sản quý giá của nhân dân hai nước, là kho báu vô giá đáng để cho chúng ta trân trọng hơn nữa.” - Khổng Huyễn Hựuđại sứ Tàu Khựa tại Việt Nam.
Đọc bài viết, có đoạn trích dẫn trên, của KHH đăng trên báo mạng QĐND ngày 11.10.2013 nhằm chuẩn bị cho chuyến đi của Lý Khắc Cường đến Việt Nam ngày hôm nay (13.10.2013). Có thể nhận thấy ở đây một chiến dịch xâm lược được hiển hiện một cách rõ nét.

Diệt sạch tham nhũng


Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) – Nói về tham nhũng, không phải bây giờ mới nói, không phải bây giờ mới phát hiện, ai cũng biết nó đã sinh sôi nảy nở từ lâu lắm rồi. Nó bắt dầu bùng cháy mạnh mẽ kể từ đất nước bắt đầu “đổi mới” vào năm 1986, từ khi áp dụng nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nó là ai? Nó ở đâu? Tại sao không nhìn thấy nó? Hay là người ta cố tình không biết và cố tình không nhìn thấy nó? Có lẻ vì… vì… (tùy các bạn suy nghĩ).

Sự hoảng loạn của ngành công an Việt Nam


Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) – Trong những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, hệ thống truyền thông của cộng sản đã tuyên truyền ngày 2/10/2013 là ngày xét xử vụ án trốn thuế của LS Lê Quốc Quân.
Ngành công an Việt Nam thì có nhiệm vụ ngăn chặn hệ thống truyền thông nhân dân hoạt động, đưa tin về phiên tòa. Đầu tiên là công an đi đến từng nhà dân để tuyên truyền và yêu cầu mọi người không nên tập trung đông người tại tòa án.

Đức Giáo Hoàng hiệp thông và kêu gọi cầu nguyện cho Mỹ Yên?


Nguyễn Hội (Danlambao) – Với bài “Thực chất việc Phái đoàn Tôn giáo của chính phủ Việt Nam tới thăm Vatican ra sao?” [1] LM Trần Công Nghị cho biết một phái đoàn Ủy ban Tôn giáo Nhà nước Việt Nam gồm 7 thành viên do ông Phạm Dũng, thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm trưởng ban Tôn giáo dẫn đầu đã đến Vatican ngày 16/09/2013. Phái đoàn được phó thư ký Bộ Truyền giáo là Đức ông Tadeusz Wojda và phó thư ký Bộ Ngoại giao, Đức ông Antoine Camilleri đón tiếp trong hai ngày 15/09 và 16/09/2013. Vào ngày 18/09/2013 phái đoàn tham dự cuộc tiếp kiến chung của Giáo Hoàng Phanxicô. Cuộc tiếp kiến chung này được thực hiện thường xuyên vào mỗi ngày thứ tư hàng tuần dành cho mọi tín hữu Công giáo cũng như du khách tại quảng trường thánh Phêrô.

Xây dựng dân chủ Việt Nam qua kinh nghiệm Hoa Kỳ


Tạ Dzu (Danlambao) – Nước Mỹ đang trải qua cơn bế tắc chính trị khi hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ không thể thỏa hiệp với nhau về ngân sách quốc gia, có liên quan tới chương trình Bảo hiểm Y tế Giá Phải chăng, còn được gọi là Cải tổ Y tế, hoặc có tên Obamacare đã được thông qua vào tháng 3 năm 2010. Cuộc tranh chấp giữa hai đảng hay giữa Hạ viện đa số Cộng hòa với Thượng viện lẫn Tổng thống Dân chủ làm cho một phần chính phủ phải ngưng hoạt động, ảnh hưởng tới những sinh hoạt cần thiết của người dân. Hơn thế nữa, sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét