- Vinashin chính thức bị kiện Nợ và tài sản của Vinasin đang được chuyển về các tập đoàn khác trong nỗ lực cơ cấu nợ.
Tập
đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty
và công ty tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.
Đơn
kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm
nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với
BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.
Viên
chức này cho biết thêm nội dung chi tiết đơn kiện đang ở dạng được giữ
kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi Vinashin xác nhận việc bị khởi
kiện.
Phần
tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên
nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bên bị đơn
gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.
Hàng
loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của
Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha
Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Giới
quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin
đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60
triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh
toán.
Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
Vào
ngày 17/10/2011, debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về
thị trường nợ có bài nhận định việc một trong các chủ nợ của Vinashin có
động thái khởi kiện có thể tạo thêm khủng khoảng cho nỗ lực tái cơ cấu
nợ của tập đoàn này.
Bấm Bài báocho biết Elliott Advisors, quỹ đầu tư dạng hedge fund, hồi đầu tháng mười tỏ ý sẽ khởi kiện để truy thu tiền lãi và nợ gốc.
"Một
vụ kiện Vinashin có thể nhấn chìm một đề xuất từ chính phủ Việt Nam,
trình bày trước các chủ nợ vào tháng Mười nhằm để đảm bảo khoản vay 600
triệu đôla được giữ ở hình thái nợ được tái cơ cấu.
“Đề xuất của Vinashin bao gồm hai lựa chọn. Lựa chọn đầu là trả bằng tiền mặt 35% mệnh giá nợ,
“Lựa
chọn thứ hai là hoán đổi hợp đồng vay 600 triệu đôla đáo hạn cho tới
hết năm 2015 thành hợp đồng vay mới có thời hạn 13 năm được chính phủ
bảo lãnh, trả nguyên nợ gốc nhưng không trả lãi”, bài báo cho hay.
Đơn phương khởi kiện
Chính
phủ Việt Nam vào năm 2007 viết một lá thư ủng hộ để Vinashin có thể vay
được tiền nhưng không nói rõ là Hà Nội bảo lãnh cho khoản vay này (Trả
trong 10 lần, 60 triệu đôla/lần trong giai đoạn 2010 tới 2015).
Bài
báo nhận định trong trường hợp Elliott kiện, Vinashin sẽ không có nhiều
lựa chọn ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ theo luật Việt Nam hoặc tìm kiếm
sự công nhận từ tòa án quốc tế.
Được
biết hồi tháng Sáu lúc đầu Elliott đã mời các chủ nợ khác để tham gia
kế hoạch kiện Vinashin tại London nhưng sau đó đổi ý để đơn phương khởi
kiện, một bước được xem là động thái không muốn chia tiền với các chủ nợ
khác nếu đòi lại được theo phán quyết của tòa tại Anh.
Hồi tháng Năm, trang debtwire.com có bài phân tích về các bước chủ nợ có thể tiến hành với Vinashin.
Bấm Bài viếttrích
dẫn luật sự nhận định "trong khi phán quyết ở nước ngoài khó có thể thi
hành tại Việt Nam, nơi Vinashin có tài sản, thì giới chủ nợ có thể can
thiệp hoặc thậm chí giữ các khoản tiền chuyển khoản ở nước ngoài hoặc
giữ thư tín dụng".
"Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," bài viết cho biết.
Vinashin,
tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng
chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và
Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
Chín
quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm
nay sau khi công an Việt Nam mô tả đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
Giới
quan sát nhận định bê bối Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của
Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho
vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp
tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này.- Vinashin chính thức bị kiện
Các bài liên quan
-- Nhà đầu tư kém được bảo vệ, nền kinh tế chịu thiệt thòi (SGTT).- - Quốc hội ‘giục’ Chính phủ lập đề án tái cơ cấu kinh tế (VNE).- Dấu hỏi lợi nhuận ngân hàng 2011 (VnEconomy).- Không đợi ngân hàng tự nguyện tái cơ cấu (TQ).
- Khó tiếp cận lãi suất ưu tiên (TP).
- Ngân hàng lớn tăng vọt lãi suất huy động vàng (VNE).
- Không có chủ trương ‘dẹp bỏ’ công ty tài chính (NDHMoney).- Tác động gì khi khách hàng tẩy chay ngân hàng lớn? (SGTT). - Tái định vị “linh hồn” thị trường tiền tệ? VnEconomy
- Căng như dây đàn, tỷ giá có tăng mạnh? (VEF).-- Bớt ảo cho những mức lãi suất “khủng” (VnEconomy).- VPBank khẳng định không vi phạm trần lãi suất (VnEconomy).
-Google+Pages: trang quảng bá cho doanh nghiệp
Tuổi Trẻ
TTO - Tương tự Facebook Fan Page, Google cũng đã ra mắt Google+Pages để các doanh nghiệp có thể đăng ký và tự quảng bá. Với tên gọi Pages, Google đã chính thức cho phép các doanh nghiệp hay tổ chức tự tạo một trang trên Google+, phục vụ cho các chiến ...
Google+ giới thiệu chức năng “Page” cho người dùng doanh nghiệp Thông tin công nghệ
Mạng xã hội Google + cho phép các công ty lập trang riêng Khoa Học Phổ Thông
Mạng xã hội của Google mở cửa cho doanh nghiệp Vietnam Plus
Tin nhanh -ICT News -VietNamNet -
Tuổi Trẻ
TTO - Tương tự Facebook Fan Page, Google cũng đã ra mắt Google+Pages để các doanh nghiệp có thể đăng ký và tự quảng bá. Với tên gọi Pages, Google đã chính thức cho phép các doanh nghiệp hay tổ chức tự tạo một trang trên Google+, phục vụ cho các chiến ...
Google+ giới thiệu chức năng “Page” cho người dùng doanh nghiệp Thông tin công nghệ
Mạng xã hội Google + cho phép các công ty lập trang riêng Khoa Học Phổ Thông
Mạng xã hội của Google mở cửa cho doanh nghiệp Vietnam Plus
Tin nhanh -ICT News -VietNamNet -
- Báo chí “nóng” làm khó việc đòi thương hiệu Buôn Ma Thuột (Bee). – Có thể đòi được nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (VNE).
- Căn hộ “đại hạ giá” ế nặng (VnEconomy). – Vui trước lời… kêu cứu? (Bút lông).. – “Lo đổ vỡ bất động sản, hơi sớm” (TQ).
- Khai mạc festival lúa gạo lần thứ 2 tại Sóc Trăng: Tôn vinh những đóng góp của nông dân (SGTT). – Độc đáo con đường lúa gạo Sóc Trăng (TT). – Những tác phẩm kỷ lục từ lúa gạo (DT). – Đến Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II xem “hàng độc” (Tầm nhìn).
Đến
Seoul vào hôm nay, 08/11/201, nhân chuyến công du ba ngày, chủ tịch
nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có ngay một cuộc họp thượng đỉnh với
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak. Trong một thông cáo chung, hai bên
cho biết là Việt Nam đã chấp nhận tăng cường hợp tác với Hàn Quốc về
việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
- Tây Bắc: Cà phê ngóng người mua (DV).
BIẾT ĐỎ MẶT
-Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?
-- Đấu tranh giành đất ở Việt Nam: Căng thẳng giữa nông dân và Nhà nước - John Ruwitch/Huffington Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin
từ HÀ NỘI, (Reuters) - Trường hợp một gia đình nông dân tại Việt Nam,
đã sử dụng súng và mìn tự chế trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các quan
chức địa phương tịch thu đất đai của họ trong tháng này đã làm dấy lên
sự chỉ trích công khai hiếm có về biện pháp mạnh tay của chính quyền,
buộc chính phủ phải hành động để giảm bớt thiệt hại.
Các
tường thuật về sự kiện này trên phương tiện truyền thông nhà nước đã
tạo nổi bật về một điểm nóng tiềm năng tại quốc gia độc đảng này, đất
nước từng thu hút đầu tư nước ngoài một phần nhờ sự ổn định chính trị
tương đối dưới ách cai trị cộng sản.
"Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự việc các công dân bị thiệt
thòi gia tăng bạo lực chống lại các cơ quan nhà nước", giáo sư Carlyle
Thayer thuộc trường Đại học New South Wales cho biết.
"Tần số của họ là một dấu hiệu cho thấy không hề có những con đường dẫn đến việc xét xử và bồi thuờng".
Cũng
như ở Trung Quốc, nơi việc chiếm đoạt đất đai đã dấy lên một cuộc nổi
dậy ở các làng phía nam của Wukan kéo dài trong nhiều tháng, vấn đề đất
đai là một nguyên nhân hàng đầu của sự ma sát giữa công chúng và các
quan chức. Tất đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước và quyền được sử
dụng không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được bảo vệ.
Ở
vùng ngoại ô Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, báo chí và
các trang mạng cho biết, cuộc tranh chấp đất đai nổ ra dữ dội vào ngày 5
tháng 1 đã từng nhen lửa từ hơn bốn năm trước.
Sáu công an và binh lính bị thương, bốn người - gồm nông dân Đoàn Văn Vươn, anh trai và hai người thân khác đã bị bắt giữ.
Những
người chỉ trích, gồm cả một cựu chủ tịch nhà nước, đã nhanh chóng chê
trách chính quyền quá nặng tay trong việc đòi lại mảnh đất mà Vươn đã
chuyển đổi để nuôi trồng thủy sản, nói rằng việc sử dụng các lực lượng
an ninh là không thịch hợp và bất hợp pháp.
"Đuổi
nhà là sai. Hơn nữa, triển khai quân đội và công an để đuổi một người
nào đó thậm chí còn sai hơn", Lê Đức Anh, chủ tịch nước của Việt Nam từ
1992-1997 và là một vị tướng cao cấp quân đội đã nói như thế với tờ Giáo
dục Việt Nam.
Đặng
Hùng Võ, người từng là Thứ trưởng Bộ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, cho biết quyết định lấy lại mảnh đất "là đối nghịch cả với pháp
luật và đạo đức, là cố ý tước đoạt đi các quyền của họ", VNExpress.vn
cổng thông tin tin tức tường thuật như vậy..
Những
người ủng hộ tại Hà Nội đã tặng 60 triệu đồng (2857 USD) cho Vươn và
người anh trai của mình, 6 triệu cho người nhân viên an ninh bị thương,
và còn có khoảng 200 triệu hoặc hơn nữa, blogger Nguyễn Xuân Diện cho
biết trên trực tuyến.
Thêu dệt lên Sự Thật
Trong tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đáp trả bằng cách ra lệnh cho chính quyền thành phố Hải Phòng mở cuộc điều tra.
Tuy nhiên, thật khó mà biết được câu chuyện thực hư như thế nào.
"Bắn công an là sai, và chắc chắn họ sẽ bị bỏ tù " một phóng viên Việt Nam theo dõi vụ việc đã cho biết hôm thứ Sáu.
"Nhưng
những gì mà báo chí muốn biết là điều gì đã đưa đẩy những người này
phản ứng như vậy. Cho dù các chính quyền địa phương có thừa nhận họ đã
sai hay không vẫn còn là một điều không rõ ... Tại các tỉnh, các cơ quan
có thẩm quyền có thể nghĩ rằng mình có thể làm những gì mà họ muốn".
Thayer
cho biết không hề có phương tiện độc lập để xét xử các tranh chấp về sử
dụng đất. "Chính quyền địa phương tự do thêu dệt các sự kiện của bất kỳ
trường hợp nhất định nào miễn sao phù hợp được với mục đích của mình"
ông nói.
Một
nền kinh tế nở lớn đã đẩy giá đất đai lên cao, khiêu dụ các quan chức
di chuyển nông dân ra khỏi đất đai của họ để mở đường cho các dự án sinh
lợi như các căn hộ và khu công nghiệp. Các quan chức địa phương cho
biết khu đất của Vươn sẽ trở thành một sân bay.
Bộ
Ngoại giao cho biết chính quyền địa phương đã từ chối không cho một
phóng viên Reuters truy cập vào hiện trường tranh chấp. Phóng viên nước
ngoài phải được sự cho phép của chính phủ để làm tin ở vùng ngoại thành
của Hà Nội.
Báo
chí Việt Nam tường thuật rằng trong năm 2007, các cán bộ huyện đã tìm
cách đòi lại đất của Vươn và một người hàng xóm, nhưng các gia đình đã
đệ đơn thưa. Một cuộc phân xử đã diễn ra và trong năm 2010 các gia đình
bãi nại để đổi lấy việc được kéo dài hợp đồng thuê đất.
Tuy
nhiên, không lâu sau đó, các quan chức địa phương cho biết thỏa thuận
thuê là không hợp lệ và bắt đầu thúc đẩy việc đòi lại mảnh đất một lần
nữa.
Những gì đưa đến hành động thì không rõ ràng. Vươn không có mặt tại hiện trường nhưng đã bị nghi là hoạch định cuộc phục kích.
Ngay
sau cuộc đụng độ, một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của gia đình nơi các
tay súng ẩn náu đã biến thành đống gạch vụn. Một quan chức chính phủ cho
biết là lực lượng an ninh đã tiến hành cuộc phá dỡ ấy. Sau đó, một viên
chức khác nói rằng không phải.
(Tin được Biên tập bởi Alan Raybould và Ed Lane).
Nguồn: Huffington Post
- Tranh đấu đất đai ở VN, căng thẳng giữa những người nông dân với chính quyền: Vietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Reuters)
-Nhóm cường hào cộng sản qua vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng Có
1 câu hỏi mà tôi đau đáu trong lòng khi sự việc Đoàn Văn Vươn xẩy ra
ngày 5/1/2012 tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đó là câu hỏi: “Vì
đâu mà một người thừa bản lĩnh, thừa quyết tâm, nghị lực và niềm tin,
thừa cả sự khôn ngoan vì “trời nó còn thắng được!” như Đoàn Văn Vươn lại
vướng vòng lao lý?“ câu hỏi của Ông Phạm Văn Doanh, 82 tuổi, nguyên bí thư đảng ủy xã Vinh Quang.
Anh
Vươn và gia đình đã bán hết cả đất đai, nhà cửa, vườn tược… của mình để
hơn 20 năm qua đầu tư vào cuộc chiến với trời, với biển. Họ đã chiến
thắng cả biển, cả trời. Cống Rộc hôm nay đã không gây lụt lội cho xã
Vinh Quang nữa.
Quyết tâm này, niềm tin này, trí thông minh thắng cả trời và biển của gia đình anh Vươn, tôi xin cúi đầu kính phục.
Anh
Vươn là tượng trưng của 1 người Việt Nam mới: dám nghĩ bằng kiến thức
tiên tiến, dám làm mạo hiểm bằng niềm tin mãnh liệt của bản thân.
Đây là đặc điểm của những người thành công nhất trên thế giới như Bill Gates, Micheal Dell, Steve Jobs,…
Anh
Vươn đã khác hẳn các “đại gia” của thời cộng sản hậu tem phiếu này. Các
đại gia này đều có liên lạc với chính quyền, đều làm giầu trên vi phạm
pháp luật, nhưng có che chắn từ “trên cao”. Họ không dám công khai tài
sản, không dám công khai con đường dẫn đến tài sản. Những công sức của
họ đổ ra là mờ ám không thể trở thành những tấm gương tự hào cho người
dân Việt Nam học tập.
Anh Vươn bằng công sức, trí thông minh, lòng tin đã dám mạo hiểm, khai hoang 40 ha đầm hải sản, lấn biển thành công.
Tuy
tài sản này thật nhỏ nhoi so với hàng chục tỷ đô la tài sản của
B.Gates, so với những sản phẩm ifone, ipad,… của Steve Jobs… nhưng tấm
gương lao động của anh là trong sáng, đáng tự hào sánh ngang với lòng tự
hào về 1 thành viên của loài người như B.Gates, M.Dell, S.Jobs…
Anh
Vươn khác những người giầu có nổi tiếng trên là anh sinh ra tại Việt
Nam, còn họ sinh ra ở 1 đất nước văn minh nhất thế giới: Hoa Kỳ. Tài sản
của B.Gates, M.Dell… được nhà nước Hoa Kỳ bảo hộ bằng các lực lượng
công quyền, bằng sự đồng thuận và ngưỡng mộ của cả dân tộc Mỹ. Còn tài
sản của anh Vươn thì bị những quan chức cộng sản trong bộ máy công quyền
Việt Nam nhòm ngó, quyết tâm chiếm đoạt bằng được. Đây chính là cái lõi
để trả lời câu hỏi của ông Phạm Văn Doanh, mà tôi nêu ở đầu bài này.
Anh
Vươn tuy thắng trời thắng biển, nhưng anh đang bị lâm vòng lao lý, gia
đình tan nát, nhà cửa bị san phẳng, đầm thủy sản bị nêm phong, thủy sản
bị chính quyền bật đèn xanh cho lũ xã hội đen cấu kết với chính quyền
hôi sạch…
Anh đang thua chúng, những tên quan cộng sản mất tính người. Lũ chúng, tôi tạm gọi là cường hào cộng sản.
1. Nhóm cường hào cộng sản gồm những ai?
Trước
khi trả lời câu hỏi này, ta trả lời câu hỏi: Cái gì đã đẩy lũ cường hào
cộng sản này tán tận lương tâm, ra tay tàn độc, cướp sạch manh cơm, tấm
áo của gia đình anh Vươn, cướp sạch mồ hôi công sức 20 năm trời lấn
biển, ngăn trời của anh?
Rõ
ràng câu trả lời là 40 ha đầm thủy sản kia. Bọn chúng đã nhìn thấy bạc
tỷ từ 40 ha đầm thủy sản này, được đền bù khi triển khai dự án sân bay.
Cưỡng chiếm trắng 40 ha đầm thủy sản của anh Vươn, chúng sẽ chia chác
với nhau, sau đó chờ đền bù mà hốt bạc tỷ.
Nhóm cường hào này, qua báo chí, ta điểm mặt ngay được.
Đó
là những lãnh đạo các bộ phận cử người tham gia dấy máu ăn phần trong
hôm cưỡng chiếm 5/1/2012, trong đó có huyện đội huyện Tiên Lãng.
Đó
là những người trong vòng 2 tuần qua dối trá trước công luận để bênh
vực cho quyết định cưỡng chế của UBNN huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Đứng đầu nhóm này là Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Vinh Quang. Chủ tịch huyện thì lừa đảo còn chủ tịch xã thì ăn cướp.
Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cũng có phần trong vụ ăn cướp này. Đỗ Hữu Ca nói: “Với
công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn
cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Đây là lòng dạ của ông Ca.
Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng Vũ Thế Tuyền, Bí thư xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan, là những kẻ theo đóm ăn tàn.
Đỗ Trung Thoại,
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng là kẻ ngoa ngôn, đổ vấy cho nhân dân
Vinh Quang là người san bằng ngôi nhà của gia đình anh Vươn.
2. Chủ Nghĩa Cộng Sản là nguyên nhân chính dẫn đến bất công xã hội ngày hôm nay.
Cải
cách ruộng đất đã xóa bỏ tư hữu trên các thửa ruộng của người nông dân
Việt Nam. Ruộng đất thành tài sản sở hữu toàn dân. Sự tôn trọng tư hữu
đã được xây dựng trong tiền thức người dân Việt Nam hàng nghìn năm bị
xóa bỏ. Sự tôn trọng đói với tài sản của người khác do sự lao động của
họ tạo nên, bị biến mất.
Ai cũng muốn xây dựng 1 xã hội công bằng hơn xã hội dựa trên tư hữu.
Thế nhưng xã hội mới, dựa trên công hữu đã không khả thi, mà ước muốn giầu có vẫn còn tồn tại trong mỗi đảng viên ĐCS VN.
Những nhóm cường hào địa chủ cộng sản ra đời.
Qua tiếng bom “Đoàn Văn Vươn”, xã hội Việt Nam hiện đại đã giơ trước thế giới bộ mặt tàn bạo và đạo đức giả trước thế giới.
Lơi dụng danh nghĩa pháp luật để cướp trắng công lao động 20 năm trời của gia đình anh Vươn.
Dùng bạo lực, bất chấp lẽ phải để đàn áp 1 gia đình lao động giỏi.
Dùng xã hội đen để tàn phá ngôi nhà của người dân, khi gia đình họ tan nát.
Triệt hạ, vơ vét cả thủy sản trong đầm nhà anh Vươn khi gia đình anh Vươn không có khả năng bảo vệ.
Ngay cả loài cầm thú cũng không cư xử như vậy với đồng loại của mình.
Chỉ có những cường hào, địa chủ cộng sản mới bị biến chất thành súc vật như vậy.
Thế
nhưng đã qua rồi thời kỳ vàng son của “lý tưởng cao đẹp”. Ngày xưa bà
Nguyễn Thị Năm chết oan ức trong cải cách ruộng đất, mà những người biết
oan ức của bà chỉ biết im lặng.
Hôm nay toàn xã hội lên án lũ cường hào cộng sản mới.
Anh Đoàn Văn Vươn đã hành động đúng.
Nhà nước này không phải là nhà nước pháp quyền.
Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ là phiên tòa công bằng ư?
Phiên tòa xử Blogger Nguyễn Văn Hải là phiên tòa công bằng ư?
Bắt chị Bùi Thì Hằng cải tạo chỉ 2 năm vì biểu tình chống TQ là công bằng ư?…
Anh
Vươn đã thực hiện quyền thiêng liêng nhất mà bất cứ 1 người nào sinh ra
trên quả đất này đều có quyền được hưởng: quyền được sống và mưu cầu
hạnh phúc cho mình, quyền được bảo vệ mồ hôi nước mắt mà mình đã đổ ra.
Anh Vươn là anh hùng trong lòng tôi.
- Chủ
tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Tiên Lãng Vũ Thế Tuyền: “Trong hơn chục năm
được giao đất, đóng góp vào ngân sách của gia đình ông Vươn không
nhiều”. - Đại diện UBND xã Vinh Quang lẫn Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho rằng: ‘Cưỡng chế đầm tôm ông Vươn để đảm bảo công bằng’(VNE). – Đoàn giám sát UBTƯ MTTQ làm việc tại Tiên Lãng, Hải Phòng (ĐĐK).– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp phản bác quan điểm của PCT TP Hải Phòng (GDVN). – NGU NHƯ THOẠI, BĂNG HOẠI NHƯ HIỀN (Lê Quốc Châu). – Luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ pháp luật – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Chính quyền địa phương chưa nhận ra bản chất vấn đề (NLĐ). – VỤ TIÊN LÃNG: CÀNG CỐ CHẤP CÀNG SA LẦY VÀO SAI PHẠM (Nguyễn Quang Vinh). – “Chính quyền phải đối thoại với dân” (Tuổi Trẻ).- Tranh đấu đất đai ở VN, căng thẳng giữa những người nông dân với chính quyền: Vietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Reuters)– Quan nhất lời, dân vạn bại – (DLB).- Vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng: Người dân bức xúc vì bị cho là “phá nhà ông Vươn” (VOV). – Một túp lều tranh trên nền ngôi nhà bị “cưỡng nhầm” chính là thể hiện tính nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam(Nguyễn Tây Ninh). – Đỗ Trung Thoại… đổ trách nhiệm? – (Người Ba Đồn). – Trần Huy Thuận: THẰNG CỘT, THẰNG KÈO VÀ ÔNG PHÓ CHỦ TỊCH HẢI PHÒNG (Nguyễn Trọng Tạo). – Nhự vụ Tiên Lãng: Tổ cha đám mọt đệ tử – (Cu Làng Cát). - Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh: Chính quyền cố tình vi phạm pháp luật, dồn người dân vào chân tường – (Nguyễn Thông). - Luật gia Trần Đình Thu: BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 3 (Quê Choa). – Vụ án Tiên Lãng có phải bước đường cùng của bi kịch đất đai?(Lê Thiếu Nhơn). – Bước đường cùng – (DLB). – VÕ LÂM KIẾM KÝ 3:Tiếng thét của người nông dân – (Huỳnh Ngọc Chênh). – NHÂN CHUYỆN HUYỆN TIÊN LÃNG HUY ĐỘNG BỘ ĐỘI CƯỠNG CHẾ, NHỚ CHUYỆN TÂY NGUYÊN 2004 – (Mai Thanh Hải).
- Em ông Vươn: ‘Cướp’ không phải ‘công vụ’ – (BBC). Bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn: -- Giám đốc CAHP đau đầu với tội phạm sử dụng súng hoa cải (VTC).
anhbasam:-
Một tìm hiểu nho nhỏ về lối làm báo quốc doanh. Trên trang báo Công an
TPHCM, thử sợt chữ “Tiên Lãng” thì được biết liên tục cứ hai ngày có một
bài: + Hải Phòng: Dùng mìn, súng chống người thi hành công vụ, sáu CBCS bị thương (6/1), + Hải Phòng: Bắt 6 đối tượng chống người thi hành công vụ (8/1), + Về vụ chống người thi hành công vụ ở Hải Phòng: Một đối tượng ra đầu thú (10/1) -Cũng thử làm tương tự trên báo Công an Nhân dân của
Nhà văn, thơ, nhạc, họa, kịch … Hữu Ước, thì … có “khôn” hơn chút, tức
là ngưng đưa tin từ 8/1. Nhưng … lạ thay! Cũng là đồng nghiệp “công an
nhân dân”, mà sao An ninh Thủ đô thì khác hẳn hai
tờ báo kia, từ 9/1 tới nay đã có tới 5 bài dường như muốn xứng danh
“công an nhân dân” thực sự, nói về “những sai sót cần làm rõ”, về chỉ
đạo của Thủ tướng, về phát biểu của GS Đặng Hùng Võ, về “uẩn khúc” phía
sau vụ nổ súng. Nhiều khi một trớ trêu đau đớn cho các nhà báo là tính
trung thực trên tờ báo của họ và cả tập thể phải tùy thuộc vào nhân cách
chỉ một con người, đó là ông/bà tổng biên tập. -Qua “báo đảng” xem
sao. Báo Nhân dân nghe
chừng … “quên” Thủ tướng, khi cố sợt thử cả cụm từ “Tiên Lãng” lẫn
“Đoàn Văn Vươn” mà chỉ có hai bài hai ngày 8 và 11/1 về việc đầu thú và
khởi tố, không thấy có chỉ thị của Thủ tướng (có thể) vào ngày 17/1.- Trà Giang – Một kiểu hài hước của quyền lực nhân dân – (Dân Luận). - Tản mạn ngày giáp Tết . Từ chị Ba Sương đến anh Đoàn Văn Vươn(Lương Kháu Lão). – Công Lý và Sự Thật – qua sự kiện ông Trịnh Xuân Tùng, Đoàn Văn Vươn và Mậu Thân Huế – (DLB). – Nhìn lại vụ án Nông trường Sông Hậu: Một lần viết báo nói dối (Tầm Nhìn).
- Một túp lều tranh trên nền ngôi nhà bị "cưỡng nhầm" chính là thể hiện tính nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam... (NTN)-- - Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn! (24 giờ). – Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (VTC). – Chính quyền vẫn nói ngược chiều dân về ông Vươn (TT). – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói về vụ việc cưỡng chế đất ở Hải Phòng (GDVN). - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Tạm đình chỉ chức vụ người ra QĐ cưỡng chế?(GDVN).- “Phải làm rõ thu hồi đất của ông Vươn để làm gì” (DT). - Đoàn giám sát MTTQ đã ghi nhận các ý kiến vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (PLTP).-- Chủ tịch nước chúc Tết tại Hải Phòng (TP). -
– Danh Ngôn Tiên Lãng – (Đinh Tấn Lực). – Đặng Ngọc Thăng: Đọc tác phẩm NGUYÊN NGỌC chạnh lòng về sự kiện TIÊN LÃNG(Quê Choa).
- Khắp nơi góp tiền giúp gia đình ông Ðoàn Văn Vươn – (NV). – ‘Khu vực đất cưỡng chế ở Hải Phòng sẽ làm sân bay’ (VNE). – LS Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng: Thế nào là tội chống người thi hành công vụ? (KTĐT). – XÓM THÙ DAI (Cua rận). – Đoàn công tác MTTQ vào cuộc vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Tiền Phong). – Cái Tết buồn của người thân Đoàn Văn Vươn(GDVN).
- LÃNH ĐẠO HẢI PHÒNG: KHÔNG XỬ LÝ XONG SAI PHẠM Ở TIÊN LÃNG, KHÔNG NGHỈ TẾT (Nguyễn Quang Vinh).-Không thể có chuyện người dân phá nhà ông Vươn NLĐ
-Vụ đặt mìn và nổ súng chống đối người thi hành công vụ nghiêm trọng ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng) đã qua 2 tuần, dư luận xã hội trong và ngoài thành phố đều lên án kịch liệt đối với những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân ĐOÀN VĂN VƯƠN cùng các đồng phạm. Tuy nhiên, có một số ít người trước những thông tin trái chiều đã hiểu sai lệch về sự việc. Để hiểu bản chất, Báo ANHP tiếp tục gặp gỡ và ghi nhận những ý kiến của các cá nhân, đại diện tổ chức ở Tiên Lãng về sự việc này…
Ông Vũ Thế Tuyền: Nói đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn là không đúng (?!)
“Nói đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn là không đúng!?”
Trước thông tin về việc đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn vào sáng ngày 5-1, ông VŨ THẾ TUYỀN (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tiên Lãng), người trực tiếp tham gia đoàn cưỡng chế, khẳng định: Khi đoàn xuống khu vực, lực lượng chức năng chưa tổ chức cưỡng chế, mới đọc quyết định cưỡng chế (có mặt anh Vươn) rồi tiến hành làm thủ tục thì vấp phải mìn tự tạo, người nhà anh Vươn bắn súng vào lực lượng công an, quân đội. Được biết, trước khi hết thời hạn 1 năm, huyện thông báo dừng đầu tư sản xuất vào vùng nuôi trồng thủy sản, huyện cũng thành lập đoàn xuống cơ sở, xin ý kiến của các hộ NTTS, nếu các hộ có yêu cầu đều được huyện ký hợp đồng lại và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Về phía cá nhân ông Đoàn Văn Vươn, được thừa hưởng nguồn lợi thủy sản, cơ sở vật chất do huyện đầu tư, nếu ông Vươn chấp hành tốt việc thu hồi lại diện tích đầm, địa phương sẽ tạo điều kiện cho ông Vươn. Chính quyền huyện, xã đã tạo điều kiện cho ông Vươn chứ không phải dồn ông vào bước đường cùng. Hiện, số đông người dân trong huyện ủng hộ việc làm của chính quyền, đồng thời lên án và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những kẻ cố tình coi thường kỷ cương phép nước.
“Có tổ chức, âm mưu”
Nói về vụ chống đối lại người thi hành công vụ, bà NGUYỄN HỒNG THẮM (quê Tiên Lãng), hiện đang công tác ở Hà Nội, cho biết: “Hành động người nhà ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang đã bắn lại lực lượng thi hành công vụ, đây là hành vi có toan tính, tổ chức và âm mưu chuẩn bị từ trước. Chưa biết sự việc đúng sai thế nào, nhưng nổ mìn, cầm súng bắn lại người thi hành công vụ là sai trái, vi phạm pháp luật. Hiện nay, đông đảo người dân Hải Phòng sống xa quê rất bức xúc trước những hành động của họ và đề nghị pháp luật cần xử lý nghiêm những đối tượng trên. Có một thực tế, lực lượng cưỡng chế bị trọng thương trong khi làm nhiệm vụ lại ít được mọi người biết đến”.
Đồng chí PHẠM THỊ XUÂN (Bí thư đoàn Tiên Lãng) cho biết: “Là một công dân phải sống và tuân thủ theo pháp luật, việc chính quyền thu hồi và tổ chức cưỡng chế đều theo trình tự. Việc đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn hết hạn, huyện thu hồi là đúng. Huyện cũng tạo mọi điều kiện các hộ có đầm khi bàn giao lại cho chính quyền, nếu làm đơn sẽ được tiếp tục sản xuất NTTS. Đối với hành động chống trả lại người thi hành công vụ, đây là hành động hết sức manh động, kịch liệt lên án và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những hành động nói trên. Theo ông TRẦN ĐÌNH SẮC (nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng), việc thu hồi diện tích đầm NTTS của huyện đối với ông Vươn là đúng pháp luật.
Nói Vươn là “người hùng” là hơi quá (?!)
Đó là quan điểm của các đồng chí: LƯU QUANG YÊN (nguyên Chủ tịch UBND huyện), VŨ MINH ĐỨC (nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng) nói về một số người dân quanh đầm ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn là “người hùng” trong việc quai đê lấn biển, giúp cho hàng chục hộ thoát cảnh bị biển lấn tại vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang là hơi quá, thiếu khách quan. Bởi tất cả hệ thống cơ sở vật chất như: cống, bờ kè và đường công vụ dài trên 500 m cùng rừng cây chắn sóng là do huyện đầu tư xây dựng, trồng nhằm đảm bảo cho người dân an tâm nuôi trồng thủy sản. Việc đầm anh Đoàn Văn Vươn may mắn nằm trong khu vực quy hoạch đầu tư của huyện nên anh được thừa hưởng cơ sở vật chất đem lại. Việc anh Vươn chỉ bỏ ra một ít công sức và thừa hưởng cơ cơ sở vật chất do huyện đầu tư mấy trăm triệu đồng (thập niên 90) vào khu vực nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang mà nhiều người hiểu nhầm đó là công sức của bản thân anh Đoàn Văn Vươn là thiếu cơ sở.
Việc thu hồi và giao lại cho chính quyền xã quản lý là hoàn toàn hợp lý
“Mục tiêu của việc thu hồi lại diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Lãng đối với các chủ đầm đã hết hạn (trong đó có ông Vươn) là thực hiện theo cơ chế mới. Việc huyện thu hồi và giao lại diện tích đất bãi bồi ven sông cho đơn vị hành chính ở địa phương đó (xã) là hoàn toàn đúng pháp luật” - ông PHẠM XUÂN HOA, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng nói.
. Đinh Tấn Lực
06-01-2012 –
“Việc cưỡng chế do UBND huyện thực hiện là đúng bởi huyện không cưỡng
chế theo quyết định hòa giải thành mà theo quyết định thu hồi đất đã ban
hành”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
06-01-2012 – “Việc này không thể công khai”. ”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trả lời câu hỏi của phóng viên: Thu hồi đất đầm này để giao cho những ai?
08-01-2012 – “Việc cưỡng chế thu hồi hơn 38 ha đầm của anh Vươn là đúng pháp luật vì đã có bản án của tòa rồi”. Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng (em ruột của Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng).
08-01-2012 –
“Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao
tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi,
hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là
không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như
thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến
cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi”. Phạm Văn Danh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
08-01-2012 –
“Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện
nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản
thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị
pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận
không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Vũ Văn Luân – ngụ xã Hùng Thắng, cũng là nạn nhân cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng.
08-01-2012 –
“Đại diện cho chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người
dân để giải quyết vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại
lật lọng với thỏa thuận đó”. Lương Văn Trong – Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.
08-01-2012 – “Trong các vụ cưỡng chế việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết”. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng.
08-01-2012 – “Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế”. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng.
08-01-2012 –
“Nhiều khả năng biết trước khu vực rộng 500 ha này sẽ là tâm điểm xây
sân bay trong thời gian tới nên Vươn cố gắng giữ lại để mong được đền bù
cao”. Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng.
09-01-2012 –
“Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy
làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang
mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão”. Phạm Văn Danh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
10-01-2012 – “Việc này anh em phải thông cảm. Việc giao đầm cho ai là việc sau này”. Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng,
10-01-2012 – “Dứt khoát phải thu hồi đất”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
10-01-2012 – “Không có chữ ký. Họ có mặt đâu. Đương sự không có mặt mình cũng thực hiện, tổ chức công quyền mình phải làm thế chứ”. Ngô Ngọc Khánh –
Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, khi
phóng viên hỏi Biên bản làm việc có chữ ký của ông Vươn & ông Luân
không?
10-01-2012 –
“Địa phương chúng tôi có thể giao thấp hơn, có thể giao năm năm, 10 năm
hoặc 20 năm, miễn rằng không giao quá 20 năm là được. Với ông Vươn,
chúng tôi giao đất có thời hạn. Thời hạn như thế nào là giữa hai bên
huyện và cá nhân đó ký kết (hợp đồng)”. Ngô Ngọc Khánh– Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
10-01-2012 – “Quyết định có hiệu lực cao hơn”. Ngô Ngọc Khánh –
Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, khi
phóng viên hỏi Hợp đồng giữa người dân và huyện và quyết định giao đất
thì cái nào có hiệu lực cao hơn?
10-01-2012 – “Nhiều năm qua anh Vươn hoàn toàn ăn không, anh ta đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội?”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
11-01-2012 – “Huyện, xã chỉ đạo không cho (phóng viên) chụp ảnh, nếu muốn chụp phải có văn bản đồng ý của chủ tịch huyện”. Lâm – CA viên xã Vinh Quang.
11-01-2012 –
“Chủ tịch (Lê Văn Hiền) rất là lo lắng để trấn an dư luận, để mọi việc
làm sao cho êm ả, tốt đẹp chứ không phải có cái này, cái khác”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
11-01-2012 –
“Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tiếp tục chỉ đạo không để sơ hở thiếu sót, bảo vệ an toàn
tính mạng của cán bộ, chiến sỹ công an và các lực lượng tham gia phòng,
chống tội phạm; Xử lý nghiêm những trường hợp chống đối người thi hành
công vụ”. Nguyễn Tấn Dũng – Công điện số 57/CĐ-TTg.
11-01-2012 – “Việc này tôi chưa thể trả lời. Còn lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau”. Phạm Hữu Thư -
Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng, khi phóng viên
hỏi có đúng không, UBND huyện Tiên Lãng khẳng định cưỡng chế đầm nhà ông
Đoàn Văn Vươn là có sự chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng?
11-01-2012 –
“Tôi nghĩ đến bữa thì mời anh em ăn cơm chứ không phải làm việc để trả
lời ngay được. Đâu phải người phát ngôn lúc nào cũng bố trí để trả lời
báo chí ngay được”. Phạm Hữu Thư - Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng.
11-01-2012 – “Tôi còn núi việc, đâu chỉ có việc này”. Phạm Hữu Thư -
Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng, khi phóng viên
hỏi Vì sao chính quyền TP vẫn chưa có phát ngôn chính thức về vụ việc?
12-01-2012 –
“Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành là cần thiết, đúng quy định của
pháp luật để nhanh chóng ổn định tình hình địa phương và tăng cường kỷ
cương pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn,
phù hợp với quy định tại Điều 39 Luật Đất đai năm 2003 và đã được quần
chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Huyện thu hồi không bồi thường căn cứ theo Điều 38 Luật Đất đai”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 –
“Hai bên thỏa thuận với nhau, hai cán bộ huyện vận động ông Luân, ông
Vươn rút đơn kháng cáo, tòa không phải xử nữa thì huyện sẽ cho thuê lại
đất. Ông Ngô Văn Anh, Chánh tòa Dân sự TAND TP Hải Phòng, làm “trọng
tài” ngồi giữa. Ông Anh nói: thôi giờ thế này, có đơn kiện đây, tôi gọi
hai bên lên để giải hòa, chúng tôi không phải xét xử. Nếu rút đơn thì
không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Thế nhưng phải ưu tiên cho họ thuê
đất. Bên kia bảo thế thì rút đơn đi, không phải đưa ra tòa phúc thẩm
nữa. Hai bên thỏa thuận với nhau để về cho thuê lại đất. Hai bên ký với
nhau thế nào tôi không rõ, chỉ nghe hẹn nhau nay mai về Tiên Lãng làm
bữa thịt chó… “. Đoàn Xuân Lĩnh – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hải Phòng, Hội thẩm nhân dân TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 - “Thẩm phán Ngô Văn Anh có sự nhầm lẫn giữa trả lời ông Luân thành trả lời ông Vươn”. Phạm Văn Phích – Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Tuy nhầm lẫn nhưng bản chất vụ án không thay đổi”.Phạm Văn Phích – Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 –
“Trong bối cảnh hiện nay, không nên đi sâu vào hoàn cảnh của người sai
phạm mà nên thông tin ủng hộ việc cưỡng chế của huyện Tiên Lãng”. Phạm Hữu Thư – Chánh Văn phòng – Người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng.
12-01-2012 –
“Anh Đoàn Văn Vươn là một người giáo dân rất là tốt và hai nữa là anh
sống với bà con dân làng ở đây không mất lòng ai. Mà đồng của anh ấy
không phải trông coi, trông giữ gì cả. Toàn bộ dân không ai dám ra đấy
bắt bớ cái gì, bắt trộm bắt cướp cái gì của anh ấy cả. Anh ấy đối xử với
dân làng ở đây là rất tốt, như là tết Trung thu hoặc cắm trại của các
cháu, anh đều có quà. Và hai nữa, gia đình nào có người qua đời là anh
đều vào thăm vào viếng hết”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 –
“Lê Văn Hiền là Chủ tịch huyện là anh trai của Lê Thanh Liêm, Lê Thanh
Liêm là Chủ tịch xã Vinh Quang. Tức là anh ở trên huyện còn em là ở
dưới, cho nên bằng mọi giá là lấy bằng được đồng của Vươn để mà giao cho
người khác. Sau khi cái sự vụ còn đang tranh chấp đồng, coi như là giải
tỏa ngày hôm đấy thì đến chiều xã Vinh Quang đã gọi người ra đo đất và
giao cho một số hộ tiếp quản đồng ngay. Ngày hôm sau là cái đoàn đó, họ
đã đem máy đến họ ủi hết, san bằng hết nhà của anh Vươn và anh Quý. Tức
là cái nhà hai tầng ấy sang bằng hết, không còn thứ gì cả, còn những thứ
gì vật dụng gì ở đấy coi như là đốt hết”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 –
“Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và
đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào
là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ
anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong
đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy. Còn cái đứa trẻ con sau khi
thấy mẹ nó bị bắt thì nó bắt đầu giằng giẹ, lủi chạy vào trong dân; nó
chui vào trong bếp cũng lôi ra, rồi đánh đến khi lột quần áo ra thấy nó
có thẻ học sinh. Chúng tôi thấy một đứa trẻ con, nó còn là học sinh, nó
chưa hề biết việc chính trị hoặc việc làm. Nhưng mà bằng đã coi như là
dùi cui và nắm đấm”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Việc xử lý trước tiên là do địa phương, trên cơ sở đó Bộ sẽ xem xét. Nếu việc xử lý không đúng, Bộ sẽ tuýt còi”. Bộ TN&MT yêu cầu Sở TN&MT-TP Hải Phòng báo cáo về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Chủ đầm Đoàn Văn Vươn: Nếu ai có ý nghĩ, hành động như tôi thì nên từ bỏ”… Tựa bài báo An Ninh Hải Phòng 12-01-2012, nhưng không hề liên quan đến nội dung toàn bài.
13-01-2012 –
“Cái ưu đãi lớn nhất đối với người nông dân là hãy để cho họ ổn định
làm ăn khi họ đang sử dụng đất có hiệu quả. Nếu Nhà nước cần đất hãy
tính đến chuyện lấy đất ở những nơi đang sử dụng không hiệu quả. Khai
khẩn, thuần dưỡng đất hoang hóa là công việc rất nặng nhọc. Trên từng
thước đất có mồ hôi, nước mắt và có cả máu của người nông dân nữa”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, tác giả bài Giọt Nước Tràn Ly đăng trên Tuần Việt Nam.
13-01-2012 –
“Khi giao đất, địa phương đã tự cho mình quyền cắt giảm trái luật thời
hạn giao đất còn 14, 10, thậm chí bốn năm. Còn khi thu hồi đất, trong
các quyết định, thông báo thu hồi, quyết định cưỡng chế… đã không hề nêu
ra được một trong năm căn cứ nêu trên (Luật Đất đai 2003 và Nghị định
181/2004)”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, người từng chấp bút Luật Đất đai 1993 và 2003.
14-01-2012 –
“Nhiều chính quyền đang quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi
đất, theo kiểu ‘Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu’…”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.
14-01-2012 –
“Vụ nổ Đoàn Văn Vươn còn bộc lộ những hậu quả của xu hướng lạm dụng lực
lượng vũ trang trong cưỡng chế hành chính, nhất là khi liên quan đến
đất đai”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.
14-01-2012 –
“Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng
trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng
mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu.
Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ
trang”. Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
14-01-2012 – “Tôi không theo dõi vụ việc này…”. Trần Đình Long – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
16-01-2012 –
“Lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo vụ cưỡng chế đất nên
phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trả lời cơ quan chức năng liên
quan”. Phan Văn Vĩnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an).
16-01-2012 –
“Chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo
dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý.
Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại
cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái
pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi
phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải
chống lại”. Lê Đức Anh – nguyên Chủ tịch nước.
16-01-2012 –
“Tổng cục Đất đai đã có văn bản yêu cầu Sở TN&MT TP Hải Phòng báo
cáo bằng văn bản vụ việc. Tổng cục Đất đai đã yêu cầu Sở TN&MT TP
Hải Phòng khẩn trương báo cáo toàn bộ vụ việc trong thời gian sớm
nhất”. Đào Trung Chính – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT).
17-01-2012 –
“Anh cứ coi lãnh đạo nhà nước là cha là mẹ, anh là con cái. Khi con cái
hư thì cha mẹ xử phạt là đương nhiên. Anh đi nói xấu cha mẹ, cha mẹ la
mắng xử phạt là đúng”. Nguyễn Đình Bảy – Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
17-01-2012 – “Mặc dù Việt Nam có ký kết các công ước quốc tế nhưng phía Việt Nam không trực tiếp thực hiện các cam kết đó”. Trần Minh Thái– Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
17-01-2012 –
“Đài báo vừa đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và chúc Tết Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh. Hình ảnh cho
thấy ông Anh nói nhỏ gì vào tai ông Dũng, chắc là nhắc nhở ông Dũng về
chuyện sai lầm của Hải Phòng trong câu chuyện đất đai ở Tiên Lãng. Vì
thế ngay trong chiều cùng ngày Thủ tướng đã chỉ thị Hải Phòng phải kiểm
điểm đúng sai, quy trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng”.Lương Kháu Lão Tác giả gửi đăng trên Dân Luận.
17-01-2012 –
“Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra, làm rõ đúng
sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất,
thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Sau đó báo cáo kết quả cho Thủ tướng”. Văn phòng Chính phủ thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
17-01-2012 –
“Quá trình giao đất, thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế của UBND huyện
Tiên Lãng với trường hợp ông Đoàn Văn Vươn là đúng pháp luật, đồng thời
cho rằng nhiều cơ quan báo chí trung ương đưa tin về vụ việc không đúng
sự thật khiến nhân dân bất bình”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “Việc phá nhà, san phẳng nhà do nhân dân bất bình nên vào phá chứ lực lượng cưỡng chế không thực hiện việc này”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
Xe ủi có mặt trong vụ cưỡng chế thu hồi đất, san phẳng căn nhà 2 tầng tại khu đầm tôm (ảnh trích từ báo Dân Trí 19-01-2012)
17-01-2012 – “Thay mặt UBND TP Hải Phòng, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa về vụ việc này nữa!”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “UBND thành phố sẵn sàng lắng nghe dư luận nhưng việc trả lời cụ thể phải chờ sự thống nhất của tập thể lãnh đạo”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 –
“Nói và làm phải căn cứ trên luật chứ đừng có nói linh tinh, tại sao
một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói lăng
nhăng như thế được?”. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
18-01-2012 –
“Ngay chiều 5.1.2012, công an và một số lực lượng khác tiến hành đốt
lều của nhà ông Vươn, khói ngập khu đầm. Hôm sau, họ lại đưa máy cẩu ra
phá huỷ toàn bộ khu nhà, công an cũng có mặt ở đó. Các ông ấy nói thế
oan cho dân chúng tôi quá”. Nguyễn Thị Hiếu ở xóm Kỳ, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
18-01-2012 –
“Hôm đó, chúng tôi ra đê xem còn bị công an ngăn cấm, hỏi sao dân xuống
được khu vực trang trại của ông Vươn. Nói dân phá nhà ông Vươn là nói
nhắng. Các ông ấy nói thế là các ông ấy làm giảm lòng tin của dân vào
chính quyền”. Nguyễn Bách Khải ở xóm Chùa Dưới, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
18-01-2012 – “Khi chúng ta sử dụng vũ trang thì người dân sẽ dùng chính điều đó để chống lại, đó là hệ quả rất dễ thấy”. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
18-01-2012 –
“Các ý kiến tỏ ra băn khoăn về cách làm của huyện Tiên Lãng từ khâu
giao đất đến thu hồi, cưỡng chế thu hồi đầm nuôi thủy sản của gia đình
Đoàn Văn Vươn cũng như các hộ dân khác. Còn nhiều điều cần làm rõ, như
cách tổ chức lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế thu hồi đất là nên
hay không, nhất là trong trường hợp này khu nuôi trồng thủy sản là
thành quả đê quai lấn biến, trị thủy của các hộ dân. Trong vụ cưỡng
chế, chủ tịch huyện Tiên Lãng là anh em ruột với chủ tịch xã Vinh Quang
nơi có đầm thủy sản bị thu hồi, quan hệ này ảnh hướng thế nào tới tính
khách quan của quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi?”. Hội nghị Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam, với sự chủ toạ của Vũ Trọng Kim, Ủy viên TW, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam.
18-01-2012 – “Sự việc không còn nằm trong phạm vi Tiên Lãng nữa. Ai sai phải xử lý, bất kể cương vị nào”. Đỗ Quý Doãn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
18-01-2012 –
“Bản thân ông Vươn là người được học hành tử tế, là một kỹ sư nông
nghiệp, nên ông ta không dễ gì có những hành động tiêu cực, vi phạm pháp
luật như vậy. Tôi cho rằng, nguyên nhân sâu xa nằm ở cách giải quyết
của chính quyền địa phương và cần phải xem xét lại nghiêm túc vấn đề
này”. Phạm Xuân Thệ - Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu I.
18-01-2012 –
“Những người như ông Vươn là tấm gương làm kinh tế mà các người dân ở
nước ta phải noi theo. Và với tấm gương sáng như vậy, thay vì tạo điều
kiện giúp đỡ, mà tổ chức cưỡng chế, hủy hoại tài sản của họ, thì tôi cho
rằng những lãnh đạo địa phương không có tấm lòng”.Huỳnh Đắc Hương - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
18-01-2012 – “Nếu chính quyền địa phương không ra lệnh, thì không ai dám phá nhà người khác”. Huỳnh Đắc Hương - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
18-01-2012 – “Với
những người hiểu về pháp luật, không khó gì trong việc tìm ra cái sai
của chính quyền địa phương. Vấn đề là họ có dám thẳng thắn nhận sai hay
ngoan cố, đùn đẩy trách nhiệm. Và chỉ có những người vô liêm sỉ mới
không dám nhận cái sai của mình”. ”. Huỳnh Đắc Hương - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
19-01-2012 –
“Trước kia nhân dân ta đã đứng về phía chính quyền trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, diệt chủng Khơ Me đỏ, bành trướng Bắc
Kinh…ngày nay nhân dân ta tiến bộ một bậc nữa là đứng về phía chính
quyền để cướp, phá, đốt nhà và tài sản của ‘nhân dân khác’…điều đó chứng
tỏ chính quyền hiện nay hoàn toàn được lòng dân”. Người Buôn Gió – Blogger.
19-01-2012 –
“Bản chất hợp đồng giữa huyện Tiên Lãng và ông Vươn là cho thuê đất
nhưng trong quyết định lại viết thành giao đất…Việc áp dụng pháp luật là
theo đúng câu chữ, không thể lập lờ như vậy…Cấp huyện đã làm sai hoàn
toàn. Chính quyền thành phố không nên tìm cách để thuyết minh cho cấp
dưới của mình”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT.
19-01-2012 –
“Lê Ðức Anh nói ‘Có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện!’.
Nói vậy tức là trút hết trách nhiệm lên cấp dưới, các chính quyền huyện
và xã, và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi nhỏ đó mà thôi.Ngô Nhân Dụng – Diễn Đàn Thế Kỷ.
*
19-01-2012 – Nhớ ngày mất đảo/Thương người mất đầm.
Blogger Đinh Tấn Lực
-CHUYỆN ĐỘNG TRỜI Ở TIÊN LÃNG- THÔNG TIN LẦN ĐẦU CÔNG BỐ-Nhà của Lê Văn Hiền, chủ tịch Tiên Lãng ( đối diện với cơ quan huyện ủy)
Trưởng
thôn Khoai Lang tôi đã có trong tay băng ghi âm quan trọng, ghi lại lời
kể của hai cán bộ cốt cán có chức sắc tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng
và một chiến sĩ dân quân, người trực tiếp vụ cưỡng chế đất và nhà anh
Đoàn Văn Vươn. Lời lể chân thật, không giấu diếm, tuy nhiên chúng tôi
chưa thể công bố tên của họ. Nghe xong cuộc nói chuyện này, chắc chắn
không một ai không giật mình trước một sự thật khó tưởng tượng về chủ
tịch xã Vinh Quang Lê Văn Liêm, về hành vi cưỡng chế, mục đích cưỡng chế
và những bí mật bỉ ổi của vụ việc này.
Trong quá trình rã băng ghi âm, chúng tôi giữ nguyên cách nói, cách dùng từ của người kể.
Đây là một câu chuyện động trời.
Ông
Liêm chủ tịch xã Vinh Quang trước đây chỉ là một thằng bán bia chứ là
gì. Dân người ta bảo xã này thiếu cha gì mà lại đưa thằng bán bia lên
làm chủ tịch. Ông ấy có phải là cán bộ nguồn đâu. Đầu tiên làm bí thư
chi bộ, rồi sau đó mấy tháng làm phó chủ tịch HĐND và lên làm chủ tịch
luôn. Nhanh thôi!. Ngay trong năm 2008, khi Lê Văn Hiền lên chức Chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng thì cùng thời điểm đó, Lê Văn Liêm được “cấu”
vào nhân sự làm bí thư chi bộ thôn Đồn Dưới, tiếp đến cấu lên chức Phó
chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và cuối cùng cả hai anh em Lê Văn Hiền và
Lê Văn Liêm người lên chức chủ tịch huyện, người lên chức chủ tịch xã
ngay trong năm 2008.
Hôm
xảy ra chiến sự, một chị nhà báo phải vào nói với dân là cho mượn cái
giỏ, một bộ quần áo để cải trang làm người dân đi bắt cáy mới tiếp cận
được gần đầm để tác nghiệp. Còn lại một số phóng viên, báo chí phải
đứng trên đê, bí mất chụp ảnh, ghi hình, ghi âm.
Em
nghĩ sai lầm lớn nhất của lãnh đạo thành phố là đổ tội cho dân, chết ở
cái chỗ đấy. Em nói thế này để anh hiểu này: Sau khi vợ ông Vươn, vợ ông
Quý được thả, đi xe máy về đến cái đầu đê dốc chỗ Cống Rộc ý, đến nỗi
người dân người ta móc tiền trong túi ra, người thì 50.000, người thì
100.000 đ, như kiểu là vợ ông Vươn hành khất luôn, họ vui lòng bỏ tiền
ra. Hôm nọ anh Ngọc ở Đài THVN về tí nữa thì bị công an đánh. Xã chỉ thị
cho công an, cho dân quân, nếu mà phóng viên báo chí về, thứ nhất là
mời họ đi, nếu họ không đi, đuổi họ đi, nếu đuổi không đi thì cứ tự xử
rồi là tội vạ đâu xã chịu. Anh tính, xã chỉ thị như thế đấy…! – Ông Liêm
chỉ thị như thế. Nói thật là bây giờ người dân ta bức xúc lắm!
Ngày
cưỡng chế, ông Liêm cho tập hợp một số dân quân, một số công an viên và
nó giao nhiệm vụ tại trụ sở Ủy ban.. Chính ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh VP
UBND huyện nói rằng cấm các đồng chí không được bỏ máy điện thoại ra
chụp, quay. Đấy, chính cái hôm nổ súng đấy.
Anh
là phóng viên, em không biết là anh bênh ai, bênh huyện hay bênh ông
Vươn, nhưng các anh nên lắng nghe người dân, bênh cái lẽ phải.. Phải gặp
dân cơ, không gặp cán bộ được. Mấy xã này người dân ta bức xúc lắm. Cứ
bảo được lòng dân nhưng thực chất toàn dối trên, chúng nói cứ nói điêu,
dân người ta chán rồi đấy! Ông Vươn sử dụng vũ khí trái phép, chống
người thi hành công vụ thì phải đi tù, nhưng ông Vươn không làm thế liệu
trên có biết không? Chính đốn Đảng thì hãy bắt đầu từ Tiên Lãng đi.
Hôm nay thằng P ở Hải Phòng gọi điện về bảo, người dân ngoài Hải Phòng người ta bảo ông Hiền sắp không có đất mà chui xuống nữa.
Em
biết nhiều chuyện, nhưng bây giờ em nói ra không khéo mà lộ, tối bọn xã
hội đen đến nhà đâm chết em ngay. Vì bây giờ cái đầm ấy xã hội đen quản
lý. Lấy của dân về giao cho xã hội đen, công an xuống đánh bạc cả đêm.
Anh biết không? Biên phòng cũng vào đấy đánh bạc cả đêm. Đấy! anh thấy
đấy! Còn gọi gì là chính quyền nữa. Đấy nói thẳng là đi ăn cướp! Hỏng
hết rồi!
Đổ tội oan cho nhân dân Vinh Quang! Đặc biệt là nhân dân xóm Chùa. Không nghĩ ông Đỗ Trung Thoại lại phát ngôn hồ đồ thế!
Chính
vì cái vị trí quan trọng của cái đầm đấy cho nên ông Vươn mới bị thế.
Nếu không có cái sân bay ở đấy xem người ta có đòi lại không? Không bao
giờ có chuyện đòi lại!
Cái
đầm của ông Luân kia nữa, nếu không có đường cao tốc duyên hải đi qua
đấy thì liệu có cưỡng chế ông Luân không?, Đấy cái đường đi qua đấy! Đi
qua Tiên Lãng sang Thái Bình, vào Ninh Bình đấy! Đấy, đều là lý do kinh
tế hết.
Người
dân nói, từ hôm đấy đến nay, Báo An ninh Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Đài
Truyền hình Hải Phòng nói về vụ việc này có bài nào ra hồn đâu. Báo
Trung ương với báo mạng người ta nói sắc nét đấy chứ! Đài truyền hình
Hải Phòng có nói nhưng mà nói bênh vực. Đấy cho nên là thối nát rồi, dân
không tin vào chính quyền nữa đâu anh ạ! Nếu mà không làm khéo thì khắp
nơi họ bùng nên liệu có giữ được Đảng không? Muốn giữ được Đảng thì
phải giữ được dân đã! Tôi cũng chỉ là nông dân thôi, hiểu đến đâu nói
đến thế thôi! Nếu lần này mà cứ bênh thì mất hết, dân không còn tin Đảng
nữa! Bây giờ Hải Phòng này với huyện, với xã, chúng tôi không tin đâu.
Chúng tôi chỉ còn hy vọng và tin ở Trung ương nữa thôi.
Em
lại nói với anh, sau khi cưỡng chế người ta xem có bao nhiêu đồ đạc thì
phải niêm phong đúng không? Niêm phòng đưa về xã hay đưa về huyện, rồi
sau này bàn giao lại cho người ta. Đấy gọi là tang chứng, vật chứng. Họ
phá xong rồi họ hôi của. Ông nào nhặt được cái gì thì nhặt! Bây giờ em
nói thẳng nói thật luôn, ngay cả tay Xã đội phó nó còn bê trộm cả cái ổn
áp của nhà ông Vươn về, chả còn cái gì để nói nữa. Di ảnh của bố và con
ông Vươn bị đốt – Đấy là vấn đề tâm linh đấy. Bây giờ anh cứ vào hỏi
toàn bộ người dân xóm Chùa đấy, ông Vươn không phải người ở đây, dân
người ta khách quan nói khách quan thôi. Anh chứ vào đấy người ta sẽ trả
lời cho anh hết. Còn bây giờ cứ cố ra đầm ấy là người ta đánh anh đấy.
Công an không đánh đâu, họ giật dây cho xã hội đen đánh đấy. Anh cứ
xuống đấy người ta đuổi anh lên đê là có bọn khác nó làm việc anh ngay.
Xe máy, xe ô tô có biển HP còn đỡ đấy, chứ biển 29, 30, 80 và biển lạ là
về đây không ổn rồi. Bọn em được chỉ thị là hàng ngày ngồi uống nước,
mỗi ngày trả 100.000, cơm nuôi trưa, cơm nuôi tối, chỉ ngồi để săn các
nhà báo thôi. Em đi mấy ngày, hôm qua hôm nay em mới nghỉ đấy chứ! Ừ thì
mình làm đầy tớ cho chính quyền, người ta bảo sao thì nghe vậy, có điều
mình thấy bức xúc! Ông Liêm nói là cứ ra kia ngồi, nhà báo đi đâu thì
các đồng chí đi theo. Chính ông Liêm nói đấy nhé! Các ông cần vào đâu,
vào nhà ông A, ông B, ông C tôi dẫn ông vào. Ông phỏng vấn tôi ngồi
nghe, nếu người dân nói, phát ngôn hay nhà báo hỏi cái gì quá tôi có
quyền can thiệp, tội vạ đâu chính quyền lo. Đấy chính là ông Liêm nói
đấy! Còn những cái chỉ đạo ngầm kia thì em không muốn nói ra. Ông Liêm
nói đấy!
Hôm
em nói với anh Ngọc bên THVN đấy, là hôm nay em nói với anh, nếu lộ ra
mà bọn xã hội đen nó biết thì ngày mai cái mạng em không chắc đã còn….
Không còn gì để bình luận.
Trưởng
thôn Khoai Lang có trách nhiệm liên hệ và giao băng ghi âm, giao
trực tiếp cho Đoàn thanh tra cuả Chính phủ về Hải Phòng sắp tới.
Mong
cả nhà CM mạnh mẽ nhưng tử tế để toàn bộ CM bình luận này cũng được in
ra để trao cùng tài liệu trên với nhiều tài liệu khác mà do tính chất
điều tra, chưa thể công bố hết. Xin trân trọng các bác.
- CHUYỆN ĐỘNG TRỜI Ở TIÊN LÃNG- THÔNG TIN LẦN ĐẦU CÔNG BỐ(Nguyễn Quang Vinh). – Vụ cưỡng chết ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đừng nghĩ người dân không hiểu luật (NLĐ). - Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (VTC). - Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn! (NLĐ). – Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả? – (BBC). – Vụ cưỡng chết ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đừng nghĩ người dân không hiểu luật. - Trương Tuần: CHÂN DUNG HẢI PHÒNG (Trần Nhương). – Vụ Tiên Lãng: Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”? – (Cu Làng Cát). – Luật gia TRẦN ĐÌNH THU: BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 2 (Quê choa). – SỢ TRÙNG TÊN — (Nguyễn Thông). - Ngô Nhân Dụng:Biến cố Ðoàn Văn Vươn – (NV).- Vô liêm sĩ! (VHNA). - Báo chí Việt Nam ‘mắng’ lãnh đạo Hải Phòng ‘vô liêm sỉ’ – (NV). – Miệng Quan trôn trẻ! (Lương Kháu Lão). – Khi “Thoại” không còn “Trung” – (DLB). - - Mặt trận Tổ quốc tìm hiểu vụ Tiên Lãng – (BBC). -- Ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn (Hiệu Minh). – CHÚNG TÔI ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 278 TRIỆU ĐỒNG GIÚP GĐ ANH VƯƠN – (Nguyễn Xuân Diện). – Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết … (Nguyễn Tường Thụy). -- NHÀ VĂN NAM CAO NÓI VỚI CU VINH: CHÚNG MÀY MAY MẮN THẬT(Nguyễn Quang Vinh). – Vụ Tàng Liền: Mọt anh về quê gặp mọt em – (Cu Làng Cát). - Hà Minh – Viết tiếp về “Biện Pháp Cuối Cùng” – (Dân Luận). - Nguyễn Ngọc Già – Bà Trần Ngọc Sương, ông Đoàn Văn Vươn & cuộc “thư hùng” sắp tới? – (Dân Luận). –MỪNG CHỊ BA SƯƠNG, NGHĨ TỚI ĐOÀN VĂN VƯƠN (Nguyễn Quang Vinh). – Mừng cô Ba Sương, hy vọng cho anh Đoàn Văn Vươn, “tiếc” cho Đỗ Trung Thoại – (Nguyễn Tây Ninh).
BIẾT ĐỎ MẶT-Mr Diep
-Nguồn: t/g gửi ttngbt blog
MỘT
Nhắc tới Chị Hai, vẻ mặt anh Hai thoáng chút đượm buồn, anh Hai là Huỳnh Minh Đoàn, ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp. Trưởng thành từ người lính “kỷ luật thép”, anh Hai làm Bí thư sau khi tiền nhiệm của anh là ông Trương Vĩnh Trọng về trung ương làm phó Thủ tướng. Tương tự là chuyện anh Sáu (Trương Ngọc Hân, Chủ tịch UNDN tỉnh Đồng Tháp). Khác với anh Hai, anh Sáu không là con nhà binh chuyên nghiệp, nhưng là lãnh đạo chuyên nghiệp, từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo từ cấp cơ sở cho đến nay là người đứng đầu chính quyền tỉnh.
Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về chuyện “lùm xùm” mấy cái bè nuôi cá ở Châu Thành, Đồng Tháp của chị Hai và chị Sáu. Cả anh Hai và anh Sáu đều “tự giác” không “ứng cử” thêm cho nhiệm kỳ tiếp theo. Ở góc độ lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của hai anh, địa phương này đã có bước phát triển khá. Bản thân hai anh luôn được” tín nhiệm”. Nếu cả hai anh “tham quyền cố vị” thì “huề cả làng”, bởi: Ai làm người đó chịu!
Thật không công bằng chút nào khi “lề phải” mà nổi bật là tờ Tuổi Trẻ, tờ báo đi đầu trong việc “đưa vụ lình xình gia đình của hai anh ra ánh sáng”, lại “cố quên” tình tiết này - một tình tiết - có thể tạo ra một hiệu ứng đô mi nô văn hóa “thôi tái quan” trong khi tuổi vẫn còn phục vụ theo luật công chức…
HAI.
Ngày 17-01-2012, phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Trung Thoại, chủ trì họp báo về vụ anh Vươn, tại đây ông phó này dõng dạt tuyên bố dân phẫn nộ phá nhà anh Vươn! Một phát biểu mà nếu ở nước Mỹ, có lẽ người dân ra đường với khẩu hiệu tôi không bầu cho ông Thoại (làm phó chủ tịch), như người dân
Mỹ từng khắc trên ngực áo hàng chữ tôi không bầu cho Tổng thống Bush, khi ông này phát động tấn công I Rắc với lý do nước này phát triển vũ khí hạt nhân!
Thêm một lần nữa dư luận, báo chí, nhân chứng có khoảng cách với chính quyền, các cơ quan thực thi pháp luật. Thông tin trên báo chí “lề phải” cho biết, gia đình anh Vươn bắt đầu khiếu nại, (đây là khiếu nại phát sinh vì mất của cải, mất nhà, còn khiếu nại trước đó là thu hồi đất sai luật). Sự việc vẫn đang tiếp diễn …
KẾT.
Theo dư luận được biết, cái sai rõ mười mươi của chính quyền trong vụ anh Vươn là khá rõ ràng. Hàng loạt quan chức chính quyền Hải Phòng “lấp liếm” chống đỡ sự thật đang ngày càng sáng tỏ, có lẽ nên hiểu như là trò “cố đấm, ăn xôi” - một căn bệnh vượt ra ngoài phạm trù đạo đức, pháp luật mà vốn nhỉ nhiều quan chức sa hóa hủ bại thường mắc phải. Tất cả quan chức có liên quan (trực tiếp hay gián tiếp) điều là đảng viên, thì có nên tại vị khi để địa phương mình quá nhiều “lời ong tiếng ve” như vậy không.
Vụ anh Hai, anh Sáu là khá hiếm khi các anh chấp nhận hệ lụy vì “bụng làm, dạ chịu”.. Vụ anh Vươn dấy lên sự căm phẫn của cả nước. Nếu biết “đỏ mặt” thì không những, những cá nhân trực tiếp lạm quyền, mà lãnh đạo gián tiếp liên quan từ huyện tới Thành phố Hải Phòng nên làm điều thuận, như thừa nhận sai phạm và tìm một lời lượng thứ từ khi dư luận “hơi nghi nghi” chứ không cần phải đợi tới “điểm mặt, chỉ tên”.
Ở đâu có lạm dụng quyền lực, ở đó có sâu đục khoét và chi phối. Những người như anh Hai, anh Sáu biết “đỏ mặt” nên dân không phẫn nộ. Ở đâu không biết “đỏ mặt” thì kết cục có nhiều bi thảm, mà gánh chịu - là thường dân thấp cổ, bé họng. Vụ anh Vươn là một bằng chứng sống cho nhận định đó. (TÂN CHÂU).
Cảm ơn t/g đã gửi bài !
-Trả lời Tuổi Trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân: -Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận sai sót
TT - Xung quanh các sai phạm liên quan đến lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Tháp ( Khi người thân lãnh đạo được ưu ái - Tuổi Trẻ 24-12), trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 25-12, ông Trương Ngọc Hân - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nói: "Chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận là có vi phạm trong việc quản lý thu hồi, cho thuê đất bãi bồi ở Châu Thành".-
- - -Khi UBND tỉnh "to" hơn chính phủ Vũ Hữu Sự (Nông Nghiệp VN) -Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả? - (BBC)-Hai tuần trôi qua sau vụ Cống Rộc nhưng không có quan chức Hải Phòng hay Tiên Lãng nào thẳng thắn nhận trách nhiệm cá nhân.Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vì sao lại vu oan cho Nhân dân? (DT 18-1-12) -- Lập đoàn giám sát vụ cưỡng chế đất Hải Phòng (VnEx 18-1-12)
Báo chí Việt Nam 'mắng' lãnh đạo Hải Phòng 'vô liêm sỉ' (Nguoi-Viet
Online) -Từ một chuyện xảy ra ở khu đầm nuôi cá của gia đình anh em ông
Ðoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đã trở thành đề tài
phát biểu sôi nổi của rất nhiều giới khác nhau trong nước.
SỰ KIỆN NÔNG DÂN THÁI BÌNH NỔI DẬY NĂM 1997 basam- Đại tướng Lê Đức Anh nhận định về phát biểu của Phó chủ tịch Hải Phòng(GDVN). – “Nhà Vươn bị máy ủi san bằng, có sự góp mặt của chính quyền xã”(GDVN). – “Quyết định giao đất thể hiện đầm tôm bị cưỡng chế là đất nông nghiệp” (DT). – Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Thành phố không nên “thuyết minh” cho huyện (DT). – Vụ cùng quẫn, cuồng sát trong cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (DV). – 5 “mâu thuẫn” trong vụ cưỡng chế, thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng(GDVN). – THEO DÕI VỤ TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG XIN “GIẢI CỨU” CHO CẤP DƯỚI SAI PHẠM ĐẤT ĐAI – (Mai Thanh Hải) - - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền địa phương tiền hậu bất nhất? (GDVN). - TIÊN LÃNG ƠI, HẾT THUỐC RỒI — (Văn Công Hùng). – DƯƠNG PHI ANH: Báo cáo làm sao bây giờ? (Quê choa). -Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết… (Nguyễn Tường Thụy). -“Dân bất bình”, nguy quá! — (Anh Vũ). - Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”? (ĐĐK).- Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Tướng Thệ, tướng Hương đồng loạt lên tiếng (GDVN). - GS. Đặng Hùng Võ: Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nói linh tinh (GDVN). - Tiền bạc, ruộng đồng, và… thân phận của người nông dân (SGTT).
- Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật "Tôi không theo dõi vụ này"
-TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn
* Phóng viên: Là
nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật
trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của
chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản
của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
Cũng
theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư
khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho
thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác
như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận
thức không đầy đủ về luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được
luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho
người khác thuê với giá có lợi hơn.
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: THẾ DŨNG
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?
-
Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ
của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong
trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại
một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được
phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp ở đây
là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản
của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng
và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng
phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời
phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này.
Việc
san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải
tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra,
việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần
giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì
mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi
thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.
Tôi
cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP
Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.
* Công
sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem
xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?
-
Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa
phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính
quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho
người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có
nguyện vọng.
* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?
-
Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ
trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm
rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép
dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng
chế.
Việc
sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong
trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để
chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ
đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang.
Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.
Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việc
Chiều
14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho
biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng
hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. “Là một đại biểu Quốc hội, người
đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa
qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện
nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm
hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính”.
Chiều
cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo
chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét