Đừng để ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2 Xuân Lộc
Nhìn lại diễn biến các sự kiện công dân bị hành hung, tra tấn, nhục hình đến chết trong các đồn công an mấy năm qua không được xử lý một cách minh bạch, và đúng pháp luật, làm dư luận bức xúc, đến hiện tượng người dân đoàn kết chống lại những quyết định cưỡng chế của chính quyền dẫn đến thương tích cho những người thi hành công vụ trong những tuần vừa rồi ở Nghệ An, Bình Thuận, Hà Tĩnh... thì không ai có thể thờ ơ.
Vậy nguyên nhân chính là ở đâu ?
Đứng trên góc độ của một công dân bình thường có ít nhiều quan tâm đến hiện tình đất nước để suy nghĩ một cách khách quan mới thấy rằng: nguyên nhân chính là sự thiếu minh bạch và sự coi thường dân chúng của chính quyền. Còn tại sao có nguyên nhân đó thì nó thuộc tầm vĩ mô, có lẽ không nên bàn đến trong bối cảnh của bài viết này.
Có nhiều người, nhất là người có chút quyền hành vẫn hay thích nhắc đến câu thành ngữ " dân thì gian", "quan thì tham", để biện minh cho những hành vi vi phạm pháp luật.Vâng, đấy là câu chuyện của muôn đời, là hai mặt tồn tại của cuộc sống, không một thời đại nào, không một chế độ cai trị nào có thể thay đổi được, trừ sự tuyệt vong. Cũng chính vì lẽ đó mới cần đến sự nghiêm minh của luật pháp, luật pháp mới ra đời.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội, những thách thức, những thủ lĩnh của dân gương cao ngọn cờ đại nghĩa, một lòng vì dân vì nước, không có nhiều mảnh đất màu mỡ cho quan tham sinh sôi, thì dân gian cũng không có chổ để nẫy nở. Ngược lại khi những kẻ gọi là đầy tớ của nhân dân trở thành " một bầy sâu*", gặm nhắm trên đầu nhân dân rồi, thì dân gian phát triễn, đấy cũng là lẽ tự nhiên, hợp với quy luật . Đừng đổ hết tội lỗi lên nhân dân mà trước hết chính quyền cần nghiêm túc nhìn lại chính những hành xử của mình.
Tôi tự nghĩ, nếu trước khi phát triễn một dự án ( bất kể là an ninh quốc phòng hay phục vụ dân sinh) mà đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của người dân, chính quyền nơi đó có sự bàn bạc, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, không áp đặt ý chí của mình bắt nhân dân phải chấp hành , sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo như đền bù giãi tỏa...thì sẽ không xảy ra tình trạng nhân dân chống lại quyết định của chính quyền.
Thực tế cho thấy nơi nào đảng và chính quyền làm được điều đó thì đều nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
Rất tiếc là cho đến nay, chính quyền thường cho mình quyền quyết định tất cả, với lý lẽ: đất đai thuộc sở hữu toàn dân và là chủ trương của đảng, nên áp đặt ý chí của mình bắt nhân dân phải chấp hành. Khi chủ trương không hợp lòng dân, nhân dân phản đối thì thay vì ngồi với dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, chính quyền lại dùng lực lượng công an bắt bớ, khởi tố những người đứng đầu, gán cho họ tội gây rối trật tự công cộng, kích động bạo loạn...để nhằm mục đích trấn áp ý chí của người dân.Và cứ thế khoảng cách giữa dân-đảng ngày càng xa.Bây giờ thì niềm tin của nhân dân đã ở tận đáy rồi, Khi người nông dân bị dồn đến chân tường thì thử hỏi còn có cách nào khác ngoài việc bật dậy ?
Câu chuyện người dân Kỳ Anh quê tôi đoàn kết phản đối đoàn cưỡng chế, làm bị thương những người thi hành công vụ trong đó có cả ông chủ tịch huyện ngày 29/3/2014 ở Hải Phong-Kỳ Lợi, rồi cả ngàn người dân Quỳnh Văn-Quỳnh Lưu, Nghệ An bao vây đoàn cưỡng chế ngày 28/3/2014, và lớn hơn là việc người dân xã Bắc Sơn-Thạch Hà -Hà Tĩnh bao vây, đánh bị thương một lúc 9 công an, bao vây đập phá trụ sở xã vừa rồi, tôi cho là ít nhiều đều xuất phát từ lý do coi thường nguyện vọng của dân và áp đặt ý chí của chính quyền lên người dân như nêu ở trên.Bởi lẽ nếu chỉ có một vài người phản đối, có thể cho là họ vì quyền lợi cá nhân mình mà trở thành " dân gian", nhưng ở đây là một cộng đồng, hầu như là toàn bộ nhân dân cả một xã, kể cả vị bí thư đảng ủy và UBND xã đã nhiều lần gửi kiến nghị lên cấp trên, nhưng cả cái nhóm lợi ích của Hà Tĩnh vẫn cương quyết đi đến tận cùng với nhân dân, ép buộc cấp dưới phải thực thi mệnh lệnh,
Chỉ đạo của chủ tịch huyện Thạch Hà ( đương nhiên cũng là của UBND tĩnh Hà Tĩnh ): “Đây là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương, phải tập trung, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; triển khai một cách nghiêm túc thực hiện quy trình lập và thực hiện dự án công viên vĩnh hằng. Cán bộ, đảng viên toàn huyện phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị”.
Đao to búa lớn quá. Họ coi trọng cái công viên vĩnh hằng ( dùng từ cho hoa mỹ vậy thôi chứ thực chất chỉ là cái nghĩa trang ), bắt chước người Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, lập dự án, phân lô bán nền dành cho các đại gia lắm tiền và quan chức lắm quyền làm nhà cho người chết ở thì tương lai là " nhiệm vụ cấp bách" hơn cả sự tồn tại đang đầy rẫy khó khăn của những nông dân đang sống tại xã Bắc Sơn. Để xảy ra sự việc ở xã Bắc Sơn, UBND Hà Tĩnh mà đứng đầu là ông chủ tịch Võ Kim Cự phải chịu trách nhiệm chính. Đừng hắt hết lỗi cho người dân Bắc Sơn.Họ không có lỗi.
Trong lúc lòng dân đang sục sôi, chính quyền vẫn không nhận chân được điều gì khác tốt đẹp hơn ngoài việc sử dụng quyền lực, sử dụng công cụ công an để bắt bớ, giam cầm. Đấy là việc làm dễ dàng nhất nhưng thiếu khôn ngoan nhất, họ có thể giam cầm năm người rồi mười người nhưng không thể giam cầm nhân dân cả một xã, một huyện, một tĩnh, cũng không thể vì một vài người bị tống ngục mà lấy lại được sự đồng thuận của nhân dân khi lòng tin đã cạn kiệt..
Không phải dạy đị xăn mấn-" dạy đĩ vén váy "- nhưng tốt hơn lúc này là đích thân ông chủ tịch tĩnh cởi áo vét cổ cồn ra, hạ cố xuống ngồi nhâm nhi với các cụ bô lão vài chén để ổn định lòng dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, rồi sau đó...sống chết mặc chúng bay cũng được. Công cụ chuyên chính vô sản trong tay thì bắt bớ dân đen lúc nào mà chẳng xong. Đừng khơi dậy ngọn lửa xô viết đang âm ỷ cháy trong lòng dân xứ Nghệ mới là quan trọng.Tôi nói thế chẳng biết có bi quan lắm không, nhưng thận trọng vẫn hơn.Chớ có mà coi thường dân cày xứ Nghệ.
Đừng để cho ngọn lửa Xô viết Nghệ Tĩnh bùng lên lần thứ 2.Nó sẽ là dấu chấm hết cho một triều đại đấy.
Sài Gòn, 14/4/2014
(Quê Choa)
Điều gì khiến người dân Bắc Sơn nổi loạn?
Vụ nổi loạn của người dân xã Bắc Sơn huyện Thạch Hà tỉnh Hà tĩnh vẫn chưa kết thúc. Trong khi công an khởi tố thêm ba người về tội gây rối trật tự công cộng thì người dân tại đây vẫn chưa có dấu hiệu nào thụt lùi trước bạo lực của nhà nước đối với họ.
Vào chiều ngày 10 tháng 4, năm người mặc thường phục tự xưng là công an đến nhà anh Trương Văn Trường, 30 tuổi, trú tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà để bắt anh vì hành vi gây rối trật tự công cộng.
Ngay khi nghe tiếng hô hoán của mẹ anh Trường người dân Bắc Sơn đã kéo tới bao vây và tấn công năm viên công an, trói tất cả bọn họ và giam giữ tại xã. Trong lúc phấn khích người dân đã kéo tới nhà của các cán bộ xã đốt phá xe máy và tài sản của nhiều người trong đó nặng nhất là nhà của ông Trần Bá Hoành, chủ tịch UBND Xã Bắc Sơn.
Anh Nguyễn Văn Hòa một người dân trong thôn Trung Sơn cho biết vụ việc này như sau:
Báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều. - Nguyễn Văn Hòa“Hôm bữa xảy ra vụ đặc biệt là vụ bắt anh Trường vào buổi trưa, không biết những người đó có phải công an hay là người ở đâu tới cũng không biết. Đi bắt người nhưng không có lệnh cũng không có công an xã hay qua xóm gì hết. Không đọc lệnh và khi vào nhà anh Trường bắt thì bốn người bắt anh Trường còn một người nữa thì giữ em gái của anh Trường lấy con gấu bông nhét vào miệng không cho la. Mẹ anh Trường đi về thấy vậy hô hoán lên thì dân chung quanh kéo tới. Mấy người đó lấy súng bắn ba bốn phát gì đó, bắn chỉ thiên. Người dân có giữ một khẩu súng với giấy tờ liên quan.
Tới khi hơn 100 công an tỉnh Hà Tĩnh được điều tới để giải vây cho những viên công an bị bắt thì bùng lên một trận chiến khác lớn hơn giữa công an chống biểu tình và người dân. Kết quả có hàng chục người dân bị thương, phía công an có 11 người bị thương mà theo báo chí cho là phải nhập viện.”
Anh Toàn một người dân xã Bắc Sơn cho biết việc công an bị nằm viện như sau:
“Mấy người công an thì một số còn nằm viện còn số khác thì đã về nhà nhưng người dân thì nằm viện 5, 6 người còn số người bị thương có lẽ vài chục người. Chuyện xuất phát từ công viên vĩnh hằng lấy đất của Bắc Sơn dân Bắc Sơn không đồng thuận được với trên nên rồi một số cấp trên ép xuống nên mới xảy ra việc như vậy. Họ đánh đập dân liên tục ảnh hưởng tới chính trị và quyền lợi của nhân dân.”
Trong khi báo chí có những lời lẽ áp đặt cho người dân nổi loạn thì sự thực ra sao? Anh Nguyễn Văn Hòa xác nhận là có xô xát nhưng nói công an phải nhập viện 11 người thì không chính xác, anh Hòa cho biết:
“Thông tin nói là công an bị giam giữ đó nói chung là cũng có bị
dân chửi bới này nọ thôi, cũng có giữ người còn nói đánh công an thì
không có đánh nhập viện hay gì hết. Cũng có công an huyện, tỉnh lên
nhưng mà dân nói là không cho vô vì vô cũng không giải quyết được gì.
Nói chung thì dân bức xúc lâu lắm rồi. Cái này dân bức xúc nhiều lần lắm
vì không giải quyết được gì mà toàn làm cho dân lộn xộn thêm.
Nói chung mấy công an chiến sĩ thì không có ai bị thương tích gì hết mà báo chí thì đăng là công an chiến sĩ bị thương nhập viện, mà dân thì bị công an đánh người già có trẻ có nhập viện 5, 6 người bà bầu nó cũng đánh luôn đang mang bầu nó cũng đánh. Nhưng báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.
Thông tin này tôi thấy báo Dân Trí cho đến báo Tiền Phong hầu như không chính xác gì hết, sai lệch hết.”
Dằn mặt người dân
Nói chung mấy công an chiến sĩ thì không có ai bị thương tích gì hết mà báo chí thì đăng là công an chiến sĩ bị thương nhập viện, mà dân thì bị công an đánh người già có trẻ có nhập viện 5, 6 người bà bầu nó cũng đánh luôn đang mang bầu nó cũng đánh. Nhưng báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.
Thông tin này tôi thấy báo Dân Trí cho đến báo Tiền Phong hầu như không chính xác gì hết, sai lệch hết.”
Anh Trương Văn Trường bị công an cáo buộc là phá rối trật từ công cộng và đến bắt tại nhà là một cử chỉ dằn mặt người dân thôn Trung Sơn và xã Bắc Sơn vì nơi đây từ ngày 24/10 đến 20/11/ 2013 đã xảy ra 5 lần dân chúng chống lại người thi hành công vụ vì họ không đồng thuận với dự án xây dựng công viên vĩnh hằng, tức một nghĩa trang quy mô còn mang mỹ danh là nghĩa trang sinh thái chiếm diện tích đất gần 39 hecta với kinh phí 386 ti đồng.
Số đất mà công viên này trưng thu buộc người dân di dời, mất đất canh tác lên tới gần 20 héc ta và đây là lý do khiến họ nổi lên chống đối quyết liệt. Mặc dù được Ủy ban xã hứa hẹn là sẽ đền bồi thỏa đáng nhưng người dân không tin vào những hứa hẹn ấy và hơn nữa công viên nghĩa trang này sẽ ngăn cản xã Bắc Sơn không tiếp cận được với bên ngoài vì nghĩa trang nằm choán hết diện tích.
Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa. - Nguyễn Văn HòaTrong đêm hôm ấy người dân đã nổi loạn thật sự khi ném đá vào nhà của cán bộ xã Bắc Sơn gồm những ông như Chủ tịch xã, Bí thư đảng ủy xã, Bí thư đoàn, cán bộ văn phòng và ngay cả trưởng công an xã cũng không tránh khỏi bị ném đá vào nhà và đốt xe gắn máy.
Cho tới hôm nay cán bộ của xã Bắc Sơn vẫn không dám về nhà, tất cả đều đưa vợ con đi lánh nạn vì sợ bị người dân trả thù. Việc này cho thấy sự uất ức của người dân đã vượt quá giới hạn khiến họ không còn sợ hãi. Trong khi đó người dân đi chợ hay tới những nơi khác bên ngoài xã Bắc Sơn đều có thể bị công an bắt giữ mà không ai hay biết. Anh Hòa cho biết:
“Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa.”
Dự án khu nghĩa trang sinh thái đã bị dân tẩy chay ngay từ đầu nhưng huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh một mực buộc xã Bắc Sơn phải thực hiện cho bằng được. Anh Hòa là cư dân tại đây kể lại:
“Nói chung vụ này lâu rồi. Huyện, tỉnh rồi xã ép dân nó lấy đất ở Vĩnh Hằng mà đất ấy là sản xuất nông nghiệp, lấy đất làm màu của dân dân không đồng tình, chuyện từ tháng 10 năm 2013. Từ trước tới giờ thì huyện hay tỉnh hoặc xã cứ về ép dân ký để đồng tình. Xã thì đi động viên từng nhà dân một, dân không chịu. Từ trước tới giờ đã có mấy vụ biểu tình nhưng xã và huyện không giải quyết ổn thỏa không nói cho dân biết mà ép từng nhà dân một.”
Theo báo chí cho biết vào đầu năm nay ông Dương Công Tự, Bí thư đảng ủy xã Bắc Sơn đã báo cáo lên UBND huyện Thạch Hà 5 điều không thể thực hiện dự án mà cốt lõi là người dân Bắc Sơn không đồng tình. Trong báo cáo ông Dương Công Tự ghi rằng “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp Ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Cấp Ủy, chính quyền không thể tổ chức được công tác tuyên truyền về dự án công viên vĩnh hằng. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”.
Thế nhưng đáp lại thì huyện Thạch Hà trả lời rằng: “xây dựng nghĩa trang vĩnh hằng Bắc Sơn đã nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và được xem là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị huyện Thạch Hà”.
Câu chuyện xã Bắc Sơn vẫn chưa đến hồi kết thúc khi tỉnh Hà Tĩnh vẫn chủ trương sử dụng bạo lực để đàn áp người dân bất kể sự đàn áp ấy nói lên điều gì phía sau nó.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-04-14
Việt Nam đang trả lãi bao nhiêu tỷ USD/năm cho nợ công?
Nợ công VN đã lên đến khoảng 90 tỉ USD, nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước thì khoảng 180 tỉ USD.
TS Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội cho biết trên báo Tuổi trẻ. Cũng theo TS Phạm Thế Anh, hiện nay
nợ công đã lên đến khoảng 90 tỉ USD. Quốc hội cũng đã đặt ra “ngưỡng an
toàn” hay “giới hạn đỏ” về nợ công (65% GDP), tuy nhiên với việc thâm
hụt ngân sách và đầu tư như hiện nay, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tiến
tới “giới hạn đỏ”. Đó là chưa kể nếu gộp cả nợ của doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) thì chúng ta đã vượt “giới hạn đỏ”.
TS Phạm Thế Anh tính toán, với 45 tỉ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.
Trong khi đó, mức nợ công VN công bố chưa bao gồm nợ DNNN và nợ đọng xây dựng cơ bản khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản còn hơn 45.000 tỉ đồng, nợ DNNN năm 2013 là hơn 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 80 tỉ USD.
TS Phạm Thế Anh tính toán, với 45 tỉ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.
Trong khi đó, mức nợ công VN công bố chưa bao gồm nợ DNNN và nợ đọng xây dựng cơ bản khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản còn hơn 45.000 tỉ đồng, nợ DNNN năm 2013 là hơn 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 80 tỉ USD.
TS Phạm Thế Anh (Ảnh TTO) |
Nợ
công VN nếu tính cả nợ DNNN với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên
100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng
bốn lần thu ngân sách của VN mỗi năm.
Trên đồng hồ nợ công, nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD |
Trong ki đó, lúc 14h ngày 14/4, đồng hồ nợ công thế giới The global debt
clock của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con
số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,1%, chiếm 47,9% GDP. Tính
trên dân số 90,576 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai
trung bình 891,64 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người.
Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê từ GDC cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.
Trả lời báo chí trước đó, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho biết, câu chuyện về nợ công hiện tại đang là một vấn đề rất lớn, không rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Bộ tài chính với tư cách cơ quan quản lý nợ công hay của Ngân hàng nhà nước là cơ quan gần như chuyên đi ký để vay nợ công, đó là vấn đề sử dụng nợ công.
Hà Anh Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê từ GDC cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.
Trả lời báo chí trước đó, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho biết, câu chuyện về nợ công hiện tại đang là một vấn đề rất lớn, không rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Bộ tài chính với tư cách cơ quan quản lý nợ công hay của Ngân hàng nhà nước là cơ quan gần như chuyên đi ký để vay nợ công, đó là vấn đề sử dụng nợ công.
(Đất Việt)
Nguyễn Hưng Quốc - Chuyện Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ
|
Thật ra, cần nói ngay, sự trách móc, lo lắng hay thất vọng đều là những phản ứng rất cảm tính, hơn nữa, có cái gì như vô lý. Không ai có thể đòi hỏi người khác phải làm anh hùng. Người ta không có bổn phận làm anh hùng. Anh hùng là một sự lựa chọn và chấp nhận hy sinh. Không phải lúc nào người ta cũng có thể lựa chọn được như vậy. Bình thường, người ta ưu tiên chọn lựa sự an toàn cho bản thân và gia đình trước. Không có người nào có thể bị trách móc vì các chọn lựa đầy nhân tính và nhân tình ấy.
Vấn đề đáng bàn hơn ở đây là: Liệu người ta có thể tiếp tục tranh đấu một cách có hiệu quả khi sống ngoài đất nước?
Câu hỏi trên bao gồm hai khía cạnh: tranh đấu và tranh đấu một cách có hiệu quả.
Với khía cạnh thứ nhất, câu trả lời tương đối dễ dàng: Dĩ nhiên là được. Ở hải ngoại có hai điều kiện thuận lợi hơn trong nước: Một là an toàn và hai là tự do. Người ta có thể phát biểu hoặc tập hợp lực lượng một cách thoải mái mà không phải sợ hãi bất cứ điều gì. Chế độ độc tài ở xa, nếu muốn, chỉ có thể đánh lén bằng cách gieo rắc những tin đồn làm giảm uy tín hoặc làm hoang mang dư luận. Hết.
Nhưng chính sự an toàn và tự do ấy lại trở thành một nguy cơ cho mọi nhà đối kháng hay tranh đấu chống lại độc tài. Một là người ta đánh mất cơ hội làm anh hùng, và từ đó, cơ hội để trở thành thần tượng, qua đó, tập hợp quần chúng. Xin lưu ý: anh hùng không phải là tính cách có sẵn và bất biến. Không ai là anh hùng cả. Người ta chỉ trở thành anh hùng. Và người ta chỉ có thể trở thành anh hùng chỉ bằng một cách duy nhất: chấp nhận đương đầu với nguy hiểm, thậm chí, sẵn sàng chấp nhận cả sự hy sinh. Sự an toàn và tự do ở hải ngoại tước mất tất cả những cơ hội ấy: Người ta trở thành một người bình thường như mọi người.
Là một người bình thường, người ta cũng đánh mất cơ hội được chú ý và được lắng nghe. Không phải chỉ trong nội bộ cộng đồng người Việt với nhau mà cả với quốc tế cũng vậy. Trên thế giới, người ta chỉ thích tập trung sự chú ý vào các chứng nhân và các nạn nhân, nghĩa là những người đang sống trong nước, hằng ngày đương đầu với bạo quyền. Tất cả những người lưu vong, may lắm, chỉ được xem là một học giả. Mà với tư cách một học giả, người ta lại chịu một sự thiệt thòi khác: thành kiến cho là họ thiếu khách quan và công bằng khi phê phán nhà cầm quyền ở quê nhà. Đó là điều dường như tất cả các trí thức Việt Nam sống ở hải ngoại đều có kinh nghiệm và đều phải chịu đựng.
Một trong những bằng chứng cụ thể nhất là Dương Thu Hương. Lúc còn sống trong nước, các tác phẩm cũng như các bài viết của bà được đón nhận một cách nồng nhiệt. Từ năm 2006, bà sang sống hẳn ở Pháp. Sống ở đâu thì Dương Thu Hương vẫn là Dương Thu Dương thôi. Vẫn thông minh, sắc sảo, thẳng thắn và tài hoa. Không có gì thay đổi. Nhưng rõ ràng là sự tiếp nhận của những người chung quanh, từ cộng đồng người Việt đến cộng đồng quốc tế, đã thay đổi: Bà chỉ còn là một nhà văn chứ không phải nhà văn đối kháng nữa. Với bà, người ta hờ hững dần. Và bà cũng im lặng dần.
Mà không phải chỉ có Dương Thu Hương. Lớn hơn Dương Thu Hương rất nhiều, nhà văn Alexander Solzhenitsyn, giải Nobel văn chương năm 1970, bị trục xuất khỏi Nga vào năm 1974; và sau một thời gian ngắn sống ở Tây Đức và Thụy Sĩ, ông được mời sang Mỹ. Ông định cư ở Mỹ cho đến năm 1994, khi chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Nga, ông mới về nước. Trong gần 20 năm ở Mỹ, Solzhenitsyn chỉ sống một cách lặng lẽ ở một địa phương khuất lánh heo hút. Trừ sự ồn ã ở vài năm đầu, sau đó, dường như người ta quên mất ông, hơn nữa, có khi còn bực bội vì ông. Một số quan điểm của ông, lúc còn nằm trong nhà tù Xô Viết, được xem là dũng cảm; lúc đã sống ở Mỹ, ngược lại, lại bị xem là cực đoan.
Cả Solzhenitsyn lẫn Dương Thu Hương đều không phải là những người làm chính trị. Họ chỉ là những nhà văn, khi còn trong nước, được xem là đối kháng. Nhưng ngay cả khi là một nhà văn, người ta còn không được nghe, huống gì chỉ là một người hoạt động chính trị? Cơ hội để được nghe chắc chắn sẽ hiếm hoi hơn nhiều.
Là một người bình thường, người ta phải đối diện và giải quyết những nhu cầu rất ư là đời thường: học ngoại ngữ, kiếm việc làm, mua xe và mua nhà, lo cho đời sống của cá nhân và gia đình. Tất cả những công việc ấy nuốt gần hết thời gian và sức lực của một người bình thường. Nếu từ chối những công việc bình thường ấy, chịu sống một cách thanh bạch và kham khổ để tiếp tục đấu tranh, người ta lại bị cộng đồng chung quanh nhìn như một kẻ thất bại, và cuối cùng, xa lánh dần với một lý lẽ rất đơn giản: đời sống riêng của anh/chị còn lo chưa xong, nói gì đến những chuyện đại sự?
Nếu sự an toàn và tự do, một mặt, tước mất cơ hội làm anh hùng của các nhà đối kháng; mặt khác, nó lại tạo cơ hội cho sự hẹp hòi và ganh tị nảy nở xum xuê. Ai cũng có quyền lên tiếng chụp mũ và dèm pha người khác. Khi Nguyễn Chí Thiện còn ở trong tù, đọc thơ ông, hầu như ai cũng thương và khen ngợi nức nở. Đến lúc ông được sang Mỹ, người ta lại tung tin đồn: đó là Nguyễn Chí Thiện giả, do công an Cộng sản cho ra hải ngoại để phá hoại cộng đồng!
Bởi vậy, rất khó để người ta có thể tranh đấu một cách có hiệu quả sau khi đã rời bỏ quê hương. Có thể có. Nhưng hiếm. Cực hiếm.
Thay cho lời kết luận, có một điều tôi xin được nhấn mạnh: Nhân dịp Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ, tôi muốn phân tích một số thuận lợi và khó khăn của những người đối kháng ở hai môi trường khác nhau. Tôi không hề có ý chê trách Cù Huy Hà Vũ. Mà cũng không có ai có quyền chê trách ông được. Không có lý do gì để chê trách ông cả. Hơn nữa, thành thực mà nói, tôi cũng chưa bao giờ đặt bất cứ một kỳ vọng gì ở ông. Dù tôi rất kính phục sự can đảm của ông.
Trong chuyện tranh đấu, can đảm không chưa đủ.
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt
Chuyện về con trai Tổng thống Trần Văn Hương dự trận Điện Biên
Thân gửi Bọ Lập
Sắp thời điểm chẵn một hoa giáp Điện Biên. Ngồi buồn lật giở mớ giấy má 9 năm trước. Đụng phải bản thảo viết về người con trai của Tổng thống Trần Văn Hương từng dự trận Điện Biên lịch sử.
Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy, anh em người Nam Bộ rất hiếm hoi, hình như chỉ có 3 người.
Nguyễn Trí Việt, dân Bến Tre, Chính trị viên Đại đội xung kích 245, Tiểu đoàn 11 Phủ Thông, Trung đoàn 141 Ba Vì, Đại đoàn 312. Ông Châu Kỳ Nam ( Đại đoàn 316) và đại đội trưởng công binh - vận tải Lưu Vĩnh Châu, con trai ông Trần Văn Hương.
Do lấn bấn lắm thứ mà lần vô Sài Gòn đó, tôi chỉ gặp được ông Lưu Vĩnh Châu. Cũng có ý dò tìm hai người còn lại là ông Trí Việt và ông Châu Kỳ Nam nhưng không kiếm ra địa chỉ. Và từ bấy đến nay, cũng bẵng đi và không có điều kiện tìm kiếm gặp gỡ họ? Mà cũng chưa thấy các đồng nghiệp đề cập đến chuyện chi về họ?
Gửi đến Bọ Lập bản thảo cũng là bản chính bài viết về ông Trần Văn Dõi, tức Lưu Vĩnh Châu, con trai của TT Trần Văn Hương. Bài viết có nhiều điểm khác với bài đã đăng trên Tiền Phong Chủ nhật ra ngày 7-5-2005.
Thời điểm tôi được gặp, ông Châu 81 tuổi. Cũng lâu rồi người viết bài này không tiếp được tin tức gì về ông. Năm nay nếu may mắn không có bề gì, ông Lưu Vĩnh Châu tròn 90. Cầu mong ông và gia đình được nhiều may mắn.
Sắp thời điểm chẵn một hoa giáp Điện Biên. Ngồi buồn lật giở mớ giấy má 9 năm trước. Đụng phải bản thảo viết về người con trai của Tổng thống Trần Văn Hương từng dự trận Điện Biên lịch sử.
Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy, anh em người Nam Bộ rất hiếm hoi, hình như chỉ có 3 người.
Nguyễn Trí Việt, dân Bến Tre, Chính trị viên Đại đội xung kích 245, Tiểu đoàn 11 Phủ Thông, Trung đoàn 141 Ba Vì, Đại đoàn 312. Ông Châu Kỳ Nam ( Đại đoàn 316) và đại đội trưởng công binh - vận tải Lưu Vĩnh Châu, con trai ông Trần Văn Hương.
Do lấn bấn lắm thứ mà lần vô Sài Gòn đó, tôi chỉ gặp được ông Lưu Vĩnh Châu. Cũng có ý dò tìm hai người còn lại là ông Trí Việt và ông Châu Kỳ Nam nhưng không kiếm ra địa chỉ. Và từ bấy đến nay, cũng bẵng đi và không có điều kiện tìm kiếm gặp gỡ họ? Mà cũng chưa thấy các đồng nghiệp đề cập đến chuyện chi về họ?
Gửi đến Bọ Lập bản thảo cũng là bản chính bài viết về ông Trần Văn Dõi, tức Lưu Vĩnh Châu, con trai của TT Trần Văn Hương. Bài viết có nhiều điểm khác với bài đã đăng trên Tiền Phong Chủ nhật ra ngày 7-5-2005.
Thời điểm tôi được gặp, ông Châu 81 tuổi. Cũng lâu rồi người viết bài này không tiếp được tin tức gì về ông. Năm nay nếu may mắn không có bề gì, ông Lưu Vĩnh Châu tròn 90. Cầu mong ông và gia đình được nhiều may mắn.
Xuân Ba
Tổng thống Trần Văn Hương |
Đám lá ngằn ngặt xanh không biết là thứ cây gì trước căn hộ nhà ông Lưu
Minh Châu trong khu chung cư đường Tân Bình. Chúng như bỏ lại những âm
thanh ầm ào sôi động cuả một chiều Sài Gòn hừng hực. Cái tuổi tám mươi
mốt hình như còn lâu nữa mới phải tìm tới ông? Dẫu mái tóc bạc trắng
nhưng vóc dáng manh mảnh lanh lẹ cùng cung cách cưng chiều thằng cháu
nội kháu khỉnh đang quẩn quanh kế bên cộng với chất giọng chắc khoẻ khi
ông kể về những ngày cách đây sáu mươi năm cứ như là mới hôm qua vậy?
Ông có tên Dõi. Trần Văn Dõi.
Là con trai đầu lòng của Đốc học Tây Ninh Trần Văn Hương. Những ngày
đầu sôi nổi của cuộc Cách mạng tháng Tám, rất nhiều trí thức miền Đông
miền Tây tham gia kháng chiến trong đó có Đốc học tỉnh Tây Ninh Trần Văn
Hương. Vị đốc học này đã trở thành chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng
chiến tỉnh Tây Ninh như vậy đó! Cách mạng về khi ông đang tuổi mười tám
vừa học xong trung học Cần Thơ. Như một lẽ tự nhiên trang lứa lớp trẻ
hồi ấy, ông xung vào Thanh niên tiền phong. Rồi vào Vệ quốc đoàn tháng
10 năm 1945. Những trận đánh ác liệt của bộ đội Tây Ninh chọi lại những
tiểu đoàn thiện chiến quân đội Pháp như Trâu Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu ...
đơn vị ông đều tham gia tuốt luốt. Gian khổ ác liệt. Thiếu thốn trăm bề.
Nhưng thứ thiếu nhất, bức xúc nhất vẫn là thiếu súng đạn!
Một ngày cuối năm 1946, Trần Văn Dõi nhận lệnh nhập vào một đội quân ra
Bắc nhận vũ khí. Lênh đênh nhiều ngày trên biển, tới đất Bắc lần đầu
tiên trong đời Trần Văn Dõi biết thế nào là những cơn gió bấc cắt thịt
da. Rồi bập ngay vào không khí hừng hực sục sôi của những ngày toàn quốc
kháng chiến. Ông tham gia chiến đấu cùng tự vệ và Vệ quốc đoàn khu phố
Bạch Mai phối thuộc với Trung đoàn Thủ Đô. Đơn vị ông may mắn thoát ra
được. Ông được lựa trong số những người ưu tú đi học trường lục quân
Trần Quốc Tuấn khoá IV.
Ngày khai giảng khoá học, anh thanh niên người Nam Bộ Trần Văn Dõi lấy
tên mới là Lưu Vĩnh Châu và sau đó một năm trở thành đảng viên ĐCS Đông
Dương. Tốt nghiệp, Lưu Vĩnh Châu được điều về một đơn vị vận tải. Năm
1952 là đại đội trưởng C57, tiểu đoàn 206 thuộc Tổng Cục hậu cần QĐNDVN.
Sau đó đơn vị của Châu được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông
thông suốt ở hai cửa ngõ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ
thể là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và Ngã ba Cò Nòi. Tiểu đoàn 206
sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đã kiên cường
bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này. Pháp tập trung
rải các loại bom đạn hòng chặt đứt đường tiếp tế chuyển quân chuyền
lương thực đạn dược nhưng nguy hiểm nhất là bom nổ chậm là thứ vũ khí
gây ách tắc cũng như thương vong nhiều nhất mà đơn vị của Châu khi đó
lần đầu vấp phải. Thương vong chả phải ít. Công sức bỏ ra khó mà tính
đếm để tìm được tìm ra phương pháp tháo gỡ nhiều loại bom nổ chậm cũng
như tìm những cung chặng vòng tránh đảm bảo giao thông thông suốt với
mặt trận. Có lẽ trong số cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ ngày ấy do đặc thù và nhiều nguyên nhân khác nhau, anh em người Nam
Bộ chiếm tỷ lệ hiếm hoi, hình như chỉ có 3 người là Nguyễn Trí Việt (
312) và Châu Kỳ Nam ( 316) càng hiếm hơn tại những trọng điểm giao thông
ác liệt như Ngã ba Cò Nòi như Bến Tạ Khoa qua sông Đà lại có một đại
đội trưởng công binh - vận tải người Nam Bộ như Lưu Vĩnh Châu dũng cảm
gan dạ liên tục không phải 55 ngày đêm mà hơn thế nữa đã kiên cường trụ
bám tại trọng điểm ác liệt này!
Năm 1954. Niềm vui chiến thắng thì có nhưng niềm vui đoàn
tụ thì chưa! Không có tổng tuyển cử. Lưu Vĩnh Châu đi dò hỏi hàng tháng
trời qua bà con ra tập kết tin tức người thân quê nhà nhưng vẫn bặt vô
âm tín. Hình ảnh người cha gày gò dong dỏng ngày nắm vội bàn tay cậu con
trai như in hằn trong tâm trí
... Xứ Bắc ba lâu rồi chưa ghé lại... ở ngoải, ba có nhiều bạn bè hồi
cùng học trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội như Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng
Minh Giám, Phạm Huy Thông... Mà thôi, ra đó ráng làm mau nhiệm vụ rồi
về!
Thoáng chút đau đớn, bâng khuâng! Tưởng ngày đó ra Bắc lãnh vũ khí mấy
tháng thì về. Ai dè có hơn chục năm lận? Có nguôi ngoai đi chút nỗi đêm
Nam ngày Bắc là đơn vị của Lưu Vĩnh Châu một lần về Đồ Sơn an dưỡng,
Lưu Vĩnh Châu đã gặp được một người con gỏi ở quê mẹ ở Mỏ Cày. Người con
gái ấy công tác ở bên Y tế Hải Phòng. Họ nên vợ nên chồng…
Năm tháng diệu vợi nghiệt ngó là thế nhưng nét phúc hậu lẫn xuân sắc vẫn
còn vương chút trên gương mặt cô bác sĩ quê ở Mỏ Cày ngày ấy... Vâng,
bà xã nhà tôi vừa bồng thằng cháu hồi nãy đó... Năm 1961, sĩ quan quân
đội, Đại uý Lưu Vĩnh Châu được chuyển ngành đi học Đại học Bách khoa Hà
Nội. Tốt nghiệp loại ưu, Ngụ Vĩnh Châu được điều về công tác ở Ban công
nghiệp Trung ương.
Rồi tâm trí Lưu Vĩnh Châu vẫn hằn một chiều ấy… Người bạn thân cùng quê
tập kết đang công tác ở Hà Nội bất ngờ cho anh hay một cái tin động
trời. Người cha của anh hiện còn sống!
Chưa kịp mừng nhưng Châu suýt té ngửa sững sờ bởi người bạn cho biết
thêm trong đó cha anh vừa mới được lựa làm một chức lớn! Mà làm chi? Là
phó Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn!
Người bạn ấy còn lén bố trí cho anh nghe đài BBC, cả đài Sài Gòn nữa!
Hệ thống tổ chức, những Quân đội rồi Nhà trường Đại học Bách khoa và tổ
chức nơi anh công tác chỉ biết Lưu Vĩnh Châu là con trai Trần Văn Hương
chủ tịch UBKC tỉnh Tây Ninh. Bây giờ, đùng cái, ló dạng thêm cái người
là con cái một ông lớn bên phía đối địch?
Đã hơn hai chục năm cha con và gia đình anh bặt vô âm tín! Mang tâm
trạng hoang hoang rối bời ấy, theo gợi ý của người bạn nên lên gặp ông
Ung Văn Khiêm là chỗ quen của của hai anh em hiện đang làm lớn, giữ
chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.
Vốn là chỗ quen biết, Ông Bộ trưởng niềm nở tiếp hai anh em.
Khi mới hay chuyện, ông Khiêm thoáng tái mét mặt vội kéo hai đứa vô
buồng trong với câu hỏi ngoài tụi bay có ai biết vụ này không?
Khi vô chuyện, ông Ung Văn Khiêm thở phào khi được biết chỉ mỗi người
bạn của Lưu Vĩnh Châu biết chuyện Châu là con trai ruột của phú Tổng
thống Trần Văn Hương!
Lúc hai đứa về, nhân vật cộm cán của cách mạng miền Nam Ung Văn Khiêm
đang giữ chức lớn, cứ dặn hoài dặn hủy rằng tuyệt đối không nói, không
hé cho ai biết chuyện này, nghe! Cứ để đó tao sẽ làm việc với tổ chức…
Tạm an lòng một chút. Nhưng Lưu Vĩnh Chõu vẫn cứ canh cánh. Khụng biết ông già Khiêm làm gì với tổ chức đây?
Nghĩ tới nghĩ lui…Lưu Vĩnh Châu không lạ chi tính người cha của mình.
Ổng có khi khẳng khái tới mức cực đoan... Nhưng bảo là phản dân hại nước
thì hơi bị xa lạ với ba? Lẽ nào?
Rồi một hôm, Lưu Vĩnh Châu được ông Ung Văn Khiêm kêu tới... Việc của
anh là viết một bức thư cho “ông già” như ông Khiêm gợi ý, không nói chi
cả, chỉ báo tin cho ổng hay là Châu có công ăn việc làm tử tế ngoài
Bắc, hiện là kỹ sư cơ khí, có một mái ấm gia đình với vợ và hai con
v.v...
Lá thư được gửi đi... Một thời gian sau, ông Khiêm lại gọi anh tới, gợi ý
rằng có thể Châu sẽ phải vụ Nam lãnh một nhiệm vụ đặc biệt. Còn nhiệm
vụ gì, thời gian nào, tổ chức sẽ tính tiếp và giao cụ thể. Nhưng Châu
phải giữ bí mật việc này, không được nói với ai kể cả tổ chức cơ quan
hay vợ con...
Lá thư không có hồi âm cũng như nhiệm vụ đặc biệt đó không đến với kỹ sư Lưu Vĩnh Châu.
Năm năm qua đi... rồi tới ngày 30 tháng Tư... Kỹ sư Lưu Vĩnh Châu cứ
yên ổn làm việc, trước là tại Ban công nghiệp Trung ương sau là một thời
gian dài biệt phái xuống nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo chuyên lo chế tạo
động cơ nổ 12 mã lực cựng việc cải tiến bơm cao áp con heo dầu là đề
tài khoa học mà Lưu Vĩnh Châu say mê và đã bỏ ra rất nhiều thời gian
lẫn công sức!
Ba năm sau, mùa xuân 1975, tại căn nhà số 216A, đường Điện Biên Phủ
thành phố Hồ Chí Minh trước là Dinh Tổng thống ngụy, đêm đã khuya lắm
tại phòng khách, câu chuyện giữa hai người của một già một trẻ của hai
cha con đã diễn ra tới sáng…
Mãi khi đó kỹ sư Lưu Vĩnh Châu mới tường được một số việc mà trước đây ông đã nhiều lúc hoài nghi, dằn vặt, đau đáu...
Thời gian ba làm chủ tịch UBHC kháng chiến Tây Ninh thấy ba cái vụ bộ
đội du kích đằng mình bắt mấy ông trí thức rồi qui mấy ổng là Việt gian
có người bị họ đem bắn, ba ớn quá.
… Ba hoang mang. Đi với Việt Minh thì ba ớn! Nói cứu nguy dân tộc giải
phóng dân tộc còn đi hại người đằng mình? Sau năm 1946 ba bỏ về quê và
không phải tự nhủ đâu mà tuyên bố hẳn hoi Trần Văn Hương nầy không làm
bất cứ việc gì liên quan đến việc theo Tây phản lại dân tộc!
Ba về Sài Gòn mở một kho thuốc. Nhưng đâu có yên. Chánh tham biện gặp
ba, Bảo Đại gặp ba. Rồi sau này có cả người của ông Diệm nữa...
Tất thảy đều mời ba ra làm việc nhưng ba đã thề rồi. Chính quyền Diệm
bắt ba giam 3 tháng. Con hỏi sao ba lại nhận chức phó tổng thống? Chuyện
thì dài nhưng ba có cái ý của ba... Mỹ đưa quân vô dữ lắm. Mỹ thì có
khác chi Tây? Học trò của ba nhiều người làm cấp này chức khác tới khóc
nói là đám quân sự Thiệu Kỳ nắm hết quyền hành, hoành hành tham nhũng dữ
quá, khổ dân... Thày là người có tài có đức, dù sao lúc này tiếng nói
của thày có trọng lượng thày nên đứng ra lãnh một việc chi đặng cứu gì
đó cho dân tộc?
Nhưng rồi lúc đó ba đã lầm cũng như lầm lẫn về sau này. Mình hổng có
đảng riêng có quân đội có tài chính riêng, ngoại bang kiểm hết thì làm
được cái chi cho quốc gia cho dân tộc?
À, còn cái thơ của con, ba có nhận được nghe nói hồi đó do chính ông
Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam nhưng lúc đó ba cứ bán tín bán nghi bởi nghe
nói hồi ra Bắc con chết lâu rồi mà? Thằng Ba em con nói, thôi cứ đốt
tiêu đi nhỡ có bề gì lại liên luỵ!
Căn biệt thự sang trọng của ông cựu Tổng thống Trần Văn Hương sau giải
phóng, cách mạng không đụng tới. Hàng ngày ông từ nhà riêng dùng xe đạp
tự tới Dinh độc lập là địa điểm học tập cải tạo do ông Cao Đăng Chiếm
giảng bài. Cuối khoá, các quan chức tướng tá chớnh quyền Sài Gòn tham
gia học tập đều phải viết thâu hoạch. Ông Chiếm nói luôn, ông Trần Văn
Hương có tuổi, mắt lại kém nên miễn!
Nhưng ông Hương cứ tình nguyện viết thu hoạch nghiêm cẩn. Sau cuộc hội
ngộ lần đó, vợ chồng kỹ sư Lưu Vĩnh Châu chuyển vô thành phố công tác.
Thỉ thoảng vợ chồng ông có ghé qua thăm ông già ( mẹ ông mất trước giải
phóng nhằm ngày 30 tháng 12 năm 1974 trùng với ngày sinh nhật con gái
ông. Ông Hương ở với người con gái. Người con trai út, em ruột ông
Châu đã ra nước ngoài). Chú Tư Trì, giáo sư dạy đại học Mỹ Tho, bạn với
ông Trần Văn Hương hồi đó công tác ở Mặt trận Tổ quốc thành phố hối ông
Châu nên về ở với ông già. Thứ nhứt, vợ ông là bác sĩ, ông già tuổi cao
lại lắm bệnh nhỡ có bề gì. Thứ hai, ông Tư cười bộ tụi bây cứ e dè làm
vậy người ta ngỡ cách mạng mình hổng có tình cảm gia đình chi ráo
trọi...
Chao ôi khi đó nhiều thứ phải ngại, lắm thứ phải e dè... Liên luỵ? Hàm
chức cán bộ như ông. Và bà vợ ông khi đó đang phụ trách công tác tổ chức
của Bệnh viện Chợ Rẫy. Có cả sự đồn thổi ác ý này khác rằng ông Tổng
thống chánh quyền cũ thể nào mà lại chả có của chìm này khác để chia xớt
cho ông con cán bộ cách mạng đang nghèo rớt mồng tơi!?
Vợ chồng ông nghe chú Tư đã bỏ ngoài tai những sự đồn thổi ấy lẳng lặng
dọn về ngôi nhà ở đường Điện Biên Phủ để làm phận sự con trai với cha
già, dâu con với cha chồng! Hàng ngày vợ ông vừa lo công chuyện cơ quan
vừa lui cui tất bật cơm nước chợ búa để chắp nối cho vừa cho đủ những
năm tháng bao cấp khốn khó.
Trong mớ tem phiếu mà bà chầu chực trước các cửa hàng mậu dịch có tiêu
chuẩn phiếu E của người cha chồng mà nhà nước cấp cho nguyên tổng thống
chánh quyền Sài Gòn Trần Văn Hương! Có lẽ sự so xúi túng bấn là chuyện
có thực còn chuyện của chìm của nổi của người đứng đầu nội các chính
quyền cho dù chỉ ít ngày chỉ là sự đồn thổi chăng mà người em trai của
ông Châu khi đó đang ở nước ngoài đã viết thơ về hối thúc cha lẫn anh
mình rằng cứ đưa ông già qua biên giới tức khắc sẽ có người đón (!?)
Tiếp được thơ, ông già Trần Văn Hương cười lớn cùng đám con cháu sáng
ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Mactin còn gọi điện hối thúc là luôn
giành sẵn cho qua một chiếc trực thăng. Nếu qua có đi thì đi ngay từ hồi
đó rồi!
... Có lẽ đám tang ông Trần Văn Hương thuộc loại độc nhứt vô nhị ở thành phố vào cái thời điểm Mồng Ba Tết năm 1982.
Xin được chết đơn giản là ý nguyện của ông và thường cũng là nguyện vọng của những bậc thức giả? Ông xin được thiêu xác.
Quây kín ở Đài Hoá Thân Hoàn Vũ bữa đó như cách nói vui của người Sài
Gòn là đông đủ cả người của phía bên này lẫn bên kia. Lại có sự hiện
diện của mấy vị tướng VNCH vừa mãn hạn học tập cải tạo. Phụ trách lễ
tang là một đồng sự bạn cũ của người vừa quá cố GS Nguyễn Văn Trì tức
chú Tư Trì, chủ tịch UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh!
Ngó cái tuổi tám mươi thơ thái cùng con cháu trong khu chung cư theo
tiêu chuẩn nhà nước, tôi chả muốn hỏi ông bà thêm về duyên do hồi ông
bà đã vui vẻ rời căn biệt thự ở đường Điện Biên Phủ. Hình như biết đủ-
tri túc cũng là thang trật là tiêu chí của bực thức giả?
Ngó đồ đạc ngự khiêm nhường trong căn chung cư giản dị này, tôi bất giác
nhớ tới một trưa ấy ghé nhà bốn ... Thủ tướng. Cũng lạ đất Long Hồ của
tỉnh Vĩnh Long chắc thế đất phải thế nào đó mới có thể góp cho các thể
chế bốn vị thủ tướng?
Chế độ cũ có Trần Văn Hữu, Trần Văn Hương. Chế độ mới có Phạm Hùng, Võ
Văn Kiệt. Mà chuyến đi ấy tôi chỉ nhớ hơi lâu căn nhà lợp ngói ta xây
thâm thấp tờ tợ như cung cách xây cất của một nhà địa chủ thường trước
hồi sửa sai ở ngoài Bắc của cụ thân sinh ra ông Trần Văn Hương ở thị
trấn Long Hồ.
Lập hạ năm Dậu 2005
Xuân Ba
(Quê choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét