- Hỗ trợ Dương Khiết Trì ‘đàm phán’ trên bờ, Trung Quốc điều thêm 17 tàu đến khu vực giàn khoan (VNE). “Ngày 17/6, Trung Quốc duy trì số tàu ở khu vực giàn khoan khoảng 136 chiếc, tăng 77 chiếc so với hôm qua, gồm 39 tàu hải cảnh, 14 tàu vận tải, gần 20 tàu kéo, 58 tàu cá. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của 5 tàu quân sự“. - Trung Quốc tăng gần 20 tàu trong 1 ngày tới quanh giàn khoan 981 (NLĐ). – Trung Quốc tăng hàng chục tàu quanh khu vực giàn khoan (DT). – Trung Quốc tăng số lượng tàu cá, máy bay trực thăng hạ xuống giàn khoan (LĐ). – TQ lại điều máy bay trực thăng ra giàn khoan (VNN). – Phát hiện máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống giàn khoan (GTVT). - Tàu Trung Quốc ‘hung hăng, ngang ngược’ (BBC).
- Tàu Trung Quốc uy hiếp, còn đòi tàu cá Việt Nam phải hạ cờ Tổ quốc (MTG). Ông Lê Văn Khang, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90363 cho biết: “Hiện
nay, tàu Trung Quốc không chỉ đâm húc vào tàu cá mình mà còn nhiều lần
áp sát bắt tàu mình hạ cờ Tổ quốc xuống. Lần gần đây nhất, vào tháng
6.2013, tàu Trung Quốc áp sát tàu mình đe dọa, uy hiếp, ra hiệu bắt tàu
mình phải hạ cờ Tổ quốc. Lần đó mình không hạ cờ, không làm gì được mình
nên cuối cùng nó phải rời đi. Biển mình, chủ quyền mình thì mình sợ gì
chứ!”. – Tàu cá Việt Nam kiên cường bám ngư trường Hoàng Sa (VOV). – Đóng tàu mới vươn khơi bám biển (SGGP).
- Tường thuật từ Hoàng Sa ngày 17.6: Giàn khoan Hải Dương – 981 lại có dấu hiệu dịch chuyển (TN). – Phan Văn Song: Giàn khoan 981 không nằm trong vùng biển Việt Nam? (BVN). - Phần 1: TQ “vu vạ” các nước láng giềng chiếm đoạt biển (TVN).Giàn khoan làm biến đổi quan hệ Việt – Trung (TVN). – Đâm va ra sinh sự (PT). – ‘TQ tảng lờ ý định thiện chí của VN’ (VNN). – Từ Hoàng Sa: Kiên trì thực thi pháp luật (VNN).
- Trung Quốc lại lừa dư luận (NLĐ).”Trung Quốc trắng trợn tuyên bố vị trí hạ đặt Hải Dương 981 nằm trong vùng biển nước này với lập luận giàn khoan nằm cách bãi đá Tri Tôn 17 hải lý. Việc dùng bãi đá Tri Tôn của Việt Nam làm cơ sở là hoàn toàn sai trái“. - Sau khi đá hóa đảo trái phép Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi 200 hải lý (GDVN). ” ‘Bằng cách tạo ra sự xuất hiện của một hòn đảo, Trung Quốc có thể đang tìm cách tăng cường giá trị cho tuyên bố của họ’… Bắc Kinh đã (ngang nhiên, thách thức) công khai thừa nhận hoạt động này ‘vì nó là lãnh thổ Trung Quốc’?!“
- Trung Quốc liệu có thay đổi trong vấn đề Biển Đông? (CP/ DT). “Đã đến lúc phải chấp nhận rằng điều mà Trung Quốc đang làm là một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho chính sách của Trung Quốc. Chúng ta hãy xem những gì Bắc Kinh nói. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc lớn và quan trọng, nhưng những cường quốc như vậy phải có trách nhiệm với những gì mà quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan năng lượng của họ làm trên danh nghĩa nhà nước“.
- Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam (GTVT). You’re not welcome! – Lãnh đạo cấp cao ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam để đàm phán (RFI). – Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam (NLĐ). – HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 165 : Biểu tình dọn sạch rồi, mời đồng chí tới ! (Nhật Tuấn). – Đa Chiều: Ông Dương Khiết Trì “vừa gây sức ép vừa lôi kéo” Việt Nam?! (GDVN). – HỎI HỌ DƯƠNG (Baron Trịnh).
- TQ sẽ ‘xuống nước’ trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì? (VOA). Ông Dương Danh Dy: “Việt
Nam không thể lùi được. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nhằm hai mục
đích một lúc, tức là vừa xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam đồng thời vừa
tiến hành khai thác, thăm dò dầu khí, cái mà hiện nay Trung Quốc rất
thiếu, trên phần lãnh thổ của Việt Nam“.
- Dư luận về chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc (RFA). Ông Đinh Kim Phúc: “Đây
là một dịp may ‘ngàn năm có một’ để đấu tranh với Trung Quốc. Còn nếu
chuyến này vì lý do ‘tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng’… mà Việt Nam tiếp tục
nhượng bộ Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng chẳng những giàn khoan 981 không
được kéo đi, hoặc có kéo đi rồi 982, 943, 944 lại đưa vào, muôn đời sẽ
không giải quyết được chuyện trên Biển Đông và Việt Nam sẽ mất trắng“.
- Ai đòi, ai phải trả nợ đây? (LĐ). “Trung
Quốc còn chà đạp lịch sử và sự thật bằng việc yêu cầu Việt Nam rút khỏi
hàng chục đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa. Đúng ra, Trung Quốc phải trả
lại những đảo mà họ chiếm đóng ở quần đảo này của VN. Cuộc tấn công
quân sự chiếm Gạc Ma là món nợ chủ quyền và nợ máu xương của 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ai đòi ai phải trả nợ đây?“
- Nguyễn Trần Sâm: Sự nhẹ dạ của người Việt (Quê Choa). “Một
điều có vẻ cực kỳ phi lý và mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn có thật, là sự
nhẹ dạ và nông cạn của chính những nhân vật đã vươn đến đỉnh cao quyền
lực bằng cả một quá trình lạm dụng sự nhẹ dạ của quần chúng… Vì nhẹ dạ
và nông cạn, họ đã hạ bút ký vào những văn bản trói buộc số phận của cả
một dân tộc vào với một nước ‘anh em’ với một tập đoàn cầm quyền đang
từng ngày từng giờ gây ra những điều lo ngại và khó chịu cho cả thế giới“.
- Trần Kinh Nghị: Gà ơi đừng lại chui vào hang cáo nhé! (BS). “Cụ
thì ngậm tăm, cụ thì nói nhiệu gọi kẻ thù là bạn, coi kẻ cướp là hàng
xóm anh em láng giềng… Được một vài cụ nói lời hợp lòng dân thì bị “phê
bình nội bộ”. Thật chẳng hiểu ra làm sao! … Nếu còn có thể hy vọng thì
xin hy vọng lần này con gà VN sẽ không lại một lần nữa chui vào hang con
cáo TQ“.
- Chuyện phiếm hôm nay (NBG). “Tình
hữu nghị khăng khít Việt – Trung như dạng quan hệ vợ chồng đóng kín.
Hàng xóm thỉnh thoảng nghe con vợ la hét kêu giúp tôi, cứu tôi. Hàng xóm
chạy đến định can thiệp, hỏi con vợ thì nó bảo chỉ mâu thuẫn nhỏ vợ
chồng, chỉ cần hàng xóm can cho thằng chồng đừng nặng tay. Cứ dền dứ kéo
dài như thế bao năm nay, hàng xóm họ còn lo chuyện người ta, hơi đâu mà
chốc nghe tiếng la lại chạy đến. Chúng mày không ở được với nhau thì li
dị ( thoát Trung ). Li dị rồi mỗi người một phận rõ ràng, thằng chồng
cũ nó đánh mày thì hàng xóm mới có lý do nói được“.
- CNN: Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam làm chứng cớ (Đoan Trang). TS Sam Bateman: “Hầu
hết các nhà quan sát quốc tế khách quan và độc lập đều nhất trí rằng hồ
sơ chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa tốt hơn hồ sơ
của Việt Nam, chính vì những lý do mà hiện Trung Quốc đã đưa ra trong hồ
sơ của họ gửi Liên Hợp Quốc”. – Hậu quả của một nền giáo dục duy ý thức hệ (RFA). GS Trần Hữu Dũng: “Trong
một Quốc gia mà chính nhà nước sọan, in và phân phát những tài liệu này
thì khó lòng mà nói rằng đó không phải là chủ trương của nhà nước“.
- Hãy tỉnh táo để nhìn Đảng (Blog RFA). “Cả
nước chết lặng, cổ đắng họng khan, nghẹn ngào khi biết ra rằng cả một
hệ thống cầm quyền từ xưa tới nay đã lạc vào mê hồn trận do Trung Quốc
sắp đặt. Câu hỏi từ mấy năm qua: tại sao không đem Hoàng Sa – Trường Sa
vào sách giáo khoa đã có lời giải. Một lời nguyền thì đúng hơn, bởi nó
chứa đựng một chính sách nhất quán sai lầm của nhiều đời Tổng Bí thư“.
- Phát động cuộc thi viết “Xuân 1975, bản hùng ca toàn thắng” (BQP). – GS. Mạc Văn Trang: LO “ĂN MÀY DĨ VÃNG”, QUÊN GIẶC VÀO ĐẾN NHÀ (Tễu). “Phải
chăng để tiếp tục nhắc nhở không được quên ‘công ơn’ của Trung cộng đối
với đảng CSVN, vì đã ‘giúp Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối
cùng’? Phải chẳng để nhắc nhở Việt Nam phải coi Mỹ là ‘đế quốc xâm
lược’, còn Trung cộng là ‘đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, cùng XHCN,
chống đế quốc’? Là để ngăn Việt Nam không được kết bạn với các nước ‘tư
bản chủ nghĩa’, như Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước không ‘XHCN’?” – Video:
- Hồn treo cột buồm (DLB). “Tương
lai Việt Nam sẽ ở trong tay của chỉ một trong hai loại người. Hoặc là
trong tay của những công dân có trách nhiệm sẵn sàng dám hy sinh hoặc là
trong tay những tên cướp sẵn sàng đi đêm với kẻ thù để bám vào quyền
lực ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của mình hay của con cái – những tên
cướp không bao giờ bận lòng trước vấn đề lương tâm và trách nhiệm“.
- Quân đội VN mong muốn Nga giúp nâng cấp vũ khí đã viện trợ trước đây (Infonet). - Tàu Hạm đội Thái Bình Dương của LB Nga cập cảng Cam Ranh (QĐND).- Philippines khuyên Trung Quốc “nghĩ lại” (VnEconomy). “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ nghĩ lại lập trường của mình. Điều đó là tốt cho Trung Quốc và cũng tốt cho tất cả các nước”. – Philippines nâng cấp căn cứ hải quân hướng ra Biển Đông (VNE). – Ngư dân Philippines bám biển có yểm trợ (BizLive). – Ngư dân Philippines bám biển có yễm trợ (RFI). “Lực lượng tuần tra ở vịnh Honda được trang bị 6 tàu tuần cao tốc, có súng đại bác và ra-đa tối tân, động cơ cực mạnh lướt sóng với vận tốc 45 hải lý một giờ“.
- Đại sứ Việt Nam tại Australia phản bác luận điệu của Trung Quốc (CAND). – Đại sứ Việt Nam tại Úc “phản pháo” luận điểm sai của Trung Quốc (TT). – Đức ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (CP).
- Trung Quốc phớt lờ ba yếu tố quan trọng (PLTP). – Không nước nào ủng hộ Trung Quốc, người “bạn vàng, bạn tốt” của Việt Nam (CAĐN). – “Trung Quốc không thể hút hết nước ra khỏi biển Đông” (SKĐS). – “Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế (NCQT).
- Hồi ký Clinton: TQ ‘quá đà’ (BBC). “Trung Quốc đã ngày càng hung hăng (aggressive) với các nước láng giềng thay vì cải thiện quan hệ với họ giữa lúc Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ đang vắng bóng ở châu Á“.
- Vụ tàu cá Quảng Ninh bị tàu không rõ nguồn gốc đâm chìm: Đành bỏ tàu lại biển cả (LĐ).
- Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc (NCQT). – Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế (NCQT). – Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông “Có ba yếu tố tác động khả năng áp dụng của chiến lược này vào trong thực tế chính sách đối ngoại: (i) tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến cho chạy đua sức mạnh là bất khả thi; (ii) xu hướng “quốc tế hóa” biển Đông ngày càng được ủng hộ là một lợi thế quan trọng và (iii) lý lẽ chủ quyền và diễn giải luật biển của Việt Nam hợp lý hơn so với Trung Quốc“.
- Trung Quốc: Cho bệnh nhân tâm thần phân liệt nhập ngũ (NLĐ). “Đặc biệt, trong đợt khám nghĩa vụ quân sự này, Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm tuyển đối với những người mắc các chứng bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn phân ly và tâm thần phân liệt“. – Trung Quốc: người tâm thần phân liệt cũng được nhập ngũ (TT).
- Bia chủ quyền thời VNCH trở thành di tích quốc gia (TN). “Có thể nói đây là 2 tấm bia vô giá trong việc khẳng định chủ quyền của VN tại quần đảo này. Hai bia này được chính quyền VN Cộng hòa (VNCH) xây dựng năm 1956“.
- Phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ! Khởi công xây dựng ‘cột mốc biên giới về tâm linh’ (TN). Cột mốc thường cứ bị TQ dời hoài, thôi thì xây dựng “cột mốc tâm linh” cho chúng khỏi dời.
Có
ba yếu tố tác động khả năng áp dụng của chiến lược này vào trong thực
tế chính sách đối ngoại: (i) tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung
Quốc khiến cho chạy đua sức mạnh là bất khả thi; (ii) xu hướng “quốc tế
hóa” biển Đông ngày càng được ủng hộ là một lợi thế quan trọng và (iii)
lý lẽ chủ quyền và diễn giải luật biển của Việt Nam hợp lý hơn so với
Trung Quốc. – See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/06/17/nhu-cau-hoc-thuat-hoa-trong-van-de-tranh-chap-bien-dong/#sthash.LsQBkvaq.dpuf
- Trần Trung Đạo: KỶ NIỆM 84 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ ÁI QUỐC NGUYỄN THÁI HỌC 17.6.1930: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm” (Huỳnh Ngọc Chênh). – Tưởng niệm ngày Anh Hùng NGUYỄN THÁI HỌC VÀ 12 CHÍ SĨ YÊU NƯỚC HY SINH: 17/6/1930 (Đào Hiếu). =>- Nguyễn Chí Thiện (1939-2012) và Hoa địa ngục (VLB). “Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai, Nguyễn Chí Thiện phạm tội ‘phản tuyên truyền’, bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến 1964. Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả. Năm 1979 đến toà đại sứ Anh gửi hay ‘ném’ tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến 1991. Trước sau tổng cộng 27 năm. Ngày 28/10/1991, Nguyễn Chí Thiện được thả. Tháng 1/1995, được sang Hoa Kỳ“.
- Tường thuật buổi thăm gặp luật sư Lê Quốc Quân tại Quảng Nam (Dân Luận).
- Nguyễn Ngọc Già – Nguyễn Tấn Dũng có thể cứu nước? (phần 1) (Dân Luận). “Có bao giờ ông Thủ tướng nghĩ rằng, cùng với hàng chục biểu hiện khác (ví như, mới đây công an vẫn tiếp tục đánh chết dân vô tội vạ) và những dẫn giải trên, làm cho tuyệt đại đa số người dân cho là hoàn toàn do bàn tay ông điều khiển? Rằng ông Thủ tướng luôn bằng ‘quyền hạn vô biên’ để ‘một tay che trời’ hoành hành bá đạo trong lúc dầu sôi lửa bỏng?“
- Thư gửi ông Chánh án (BVN). “Cơ quan nhà nước được làm ra từ tiền thuế của người dân, sống được cũng từ tiền của dân nhưng người dân khi cần đến họ thì họ thoái thác trách nhiệm. Tòa án của ông không thể hiện sự công bằng, minh bạch thì khẩu hiệu “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chỉ là những lời nói suông, hướng tới một ước mơ viển vông, hão huyền. Nếu Tòa án thật sự là nơi bảo vệ công lý thì Dân chủ và Văn minh không mời tự nhiên cũng tới“.
- Con Đường Việt Nam – Quyền con người mới là quan trọng! (Dân Luận). – Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 9/6 – 15/6/2014: Chính quyền mạnh tay khủng bố, đàn áp tôn giáo (DTD/ PNNQ).
- Hà Huy Sơn: Mâu thuẫn đối nội luôn quan trọng hơn mâu thuẫn đối ngoại (BVN).
- Cần gỡ vỏ “Nhạy cảm chính trị” và “Văn hóa truyền thống” để Việt Nam phát triển (Diễn Ngôn).
- CỨ DÙNG CÁI RẤT LÀ HAY MÀ ĐÀO (Văn Công Hùng).
- ‘Lấy đâu ra Thứ trưởng trình độ ngoại ngữ bậc 6?’ (VNN). Ông Trịnh Ngọc Thạch: “Đây
là quy định của những người chuyên ngồi trong phòng lạnh, không có thực
tế, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định gì đều bị lách hết, trước đây Bộ
này cũng đưa ra quy định đầu vào công chức phải có trình độ thạc sỹ,
tiến sỹ khiến cho người ta đổ xô học để lấy bằng, thậm chí mua bằng“. – Sẽ hạ chuẩn “giỏi ngoại ngữ” của thứ trưởng (VNN).
- Việt Nam đề xuất cán bộ quản lý cấp cao phải ‘yêu nước’ (VOA). -“Yêu nước sâu sắc” (CAĐN). “dư luận ngỡ ngàng vì không hiểu được vì sao phải đưa một điều hiển nhiên để xem xét cán bộ, vì, nếu không yêu nước thì làm sao trở thành một công dân tốt được chứ chưa nói gì đến cán bộ và cao hơn nữa là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nói đơn giản, người nào không yêu nước đã bị loại ngay từ đầu trong xã hội rồi chứ nói gì đến nắm giữ chức vụ trong các cơ quan hành chính“. Chuyện dễ hiểu, do có quá nhiều kẻ bán nước trong số cán bộ cấp cao, nên Bộ Nội vụ đưa ra tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc” vào trong nghị định.
- Góc nghị trường: Bộ trưởng Thăng và báo chí (VnEconomy). – Để không còn “trảm tướng” (NLĐ). - Bộ trưởng Thăng: “Thi tuyển công khai, ngăn chặn mua quan bán chức” (GDVN). - Thi tuyển hàng loạt cán bộ: Càng trẻ càng tốt (VNN). – Đề xuất nghiên cứu đường sắt một mét bị bác bỏ (VNE). - Bộ trưởng Thăng bác đề xuất làm đường sắt Bắc-Nam khổ 1 mét (Soha).
- Hàng triệu người Việt ở nước ngoài đối mặt nguy cơ mất quốc tịch? (DT). - Ảo tưởng? (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Ui chao! Các bác ấy làm như quốc tịch Việt Nam là cái gì quí báu lắm vậy! Ảo tưởng quá đi. Thử hỏi 100 người Việt trên nướcMĩ xem, có bao nhiêu người muốn quay lại quốc tịch Việt Nam? Sự thật vẫn là sự thật dù nhiều người không chịu nhận ra: đồng hương mình cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi ra nước ngoài là một burden – gánh nặng, chứ không phải niềm tự hào. Tôi đã chứng kiến sự nhục nhã quá nhiều lần ở các phi trường quốc tế“.
- Việt Nam đề xuất cán bộ quản lý cấp cao phải ‘yêu nước’ (VOA). -“Yêu nước sâu sắc” (CAĐN). “dư luận ngỡ ngàng vì không hiểu được vì sao phải đưa một điều hiển nhiên để xem xét cán bộ, vì, nếu không yêu nước thì làm sao trở thành một công dân tốt được chứ chưa nói gì đến cán bộ và cao hơn nữa là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nói đơn giản, người nào không yêu nước đã bị loại ngay từ đầu trong xã hội rồi chứ nói gì đến nắm giữ chức vụ trong các cơ quan hành chính“. Chuyện dễ hiểu, do có quá nhiều kẻ bán nước trong số cán bộ cấp cao, nên Bộ Nội vụ đưa ra tiêu chuẩn “yêu nước sâu sắc” vào trong nghị định.
- Góc nghị trường: Bộ trưởng Thăng và báo chí (VnEconomy). – Để không còn “trảm tướng” (NLĐ). - Bộ trưởng Thăng: “Thi tuyển công khai, ngăn chặn mua quan bán chức” (GDVN). - Thi tuyển hàng loạt cán bộ: Càng trẻ càng tốt (VNN). – Đề xuất nghiên cứu đường sắt một mét bị bác bỏ (VNE). - Bộ trưởng Thăng bác đề xuất làm đường sắt Bắc-Nam khổ 1 mét (Soha).
- Hàng triệu người Việt ở nước ngoài đối mặt nguy cơ mất quốc tịch? (DT). - Ảo tưởng? (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Ui chao! Các bác ấy làm như quốc tịch Việt Nam là cái gì quí báu lắm vậy! Ảo tưởng quá đi. Thử hỏi 100 người Việt trên nướcMĩ xem, có bao nhiêu người muốn quay lại quốc tịch Việt Nam? Sự thật vẫn là sự thật dù nhiều người không chịu nhận ra: đồng hương mình cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi ra nước ngoài là một burden – gánh nặng, chứ không phải niềm tự hào. Tôi đã chứng kiến sự nhục nhã quá nhiều lần ở các phi trường quốc tế“.
- Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu (DT).- Nhật Bản sẽ miễn thị thực có điều kiện với du khách Việt (LĐ). – Nhật nới lỏng visa cho du khách VN’ (BBC).- Nghệ An: Kỷ luật 5 chủ tịch xã, phê bình 1 chủ tịch huyện vì “buông lỏng” khoáng sản (LĐ). – Bình Thuận: Chưa làm rõ nghi vấn xuất lậu titan sang Trung Quốc (LĐ).
- Vụ Cát Tường: Cầu cứu Viện Nghiên cứu tiềm năng con người (KP).
- Hà Nội: Đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tăng đột biến (TN).
- Tàu câu mực và gần 40 ngư dân Việt bị Brunei bắt giữ (RFA). – 39 ngư dân VN bị Brunei bắt: “Họ nhốt 10 người một phòng” (KP).
- Thủ tướng Hà Lan: “Đến Hải Phòng như trở lại quê hương” (TT). – Thủ tướng Hà Lan thăm các nhà máy tại Hải Phòng (LĐ).
- Trung Quốc hành quyết 13 người vì « khủng bố và bạo lực » ở Tân Cương (RFI). – TQ tử hình 13 người về tội ‘khủng bố’ (BBC).
- Thủ tướng TQ gặp Nữ hoàng Anh (BBC).
- Trung – Hàn hội đàm kín phân định biên giới biển (LĐ).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Chiến tranh mạng – Một chiều mới của chiến tranh (Phan Ba).
- Bắc Triều Tiên có tên lửa hành trình mới (VOA).- Triều Tiên có bản sao tên lửa hành trình trên biển của Nga (Zing). - Nga thế chân Trung Quốc làm “bạn lớn” của Triều Tiên? (VnEconomy). – Hỏa tiễn chống hạm của Bắc Triều Tiên gây quan ngại (RFI). – Kim Jong-un cưỡi tàu ngầm rỉ sét (NLĐ).
- Đối lập Miến Điện hoan nghênh hậu thuẫn của Washington (RFI).
KINH TẾ- Vụ Cát Tường: Cầu cứu Viện Nghiên cứu tiềm năng con người (KP).
- Hà Nội: Đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tăng đột biến (TN).
- Tàu câu mực và gần 40 ngư dân Việt bị Brunei bắt giữ (RFA). – 39 ngư dân VN bị Brunei bắt: “Họ nhốt 10 người một phòng” (KP).
- Thủ tướng Hà Lan: “Đến Hải Phòng như trở lại quê hương” (TT). – Thủ tướng Hà Lan thăm các nhà máy tại Hải Phòng (LĐ).
- Trung Quốc hành quyết 13 người vì « khủng bố và bạo lực » ở Tân Cương (RFI). – TQ tử hình 13 người về tội ‘khủng bố’ (BBC).
- Thủ tướng TQ gặp Nữ hoàng Anh (BBC).
- Trung – Hàn hội đàm kín phân định biên giới biển (LĐ).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Chiến tranh mạng – Một chiều mới của chiến tranh (Phan Ba).
- Bắc Triều Tiên có tên lửa hành trình mới (VOA).- Triều Tiên có bản sao tên lửa hành trình trên biển của Nga (Zing). - Nga thế chân Trung Quốc làm “bạn lớn” của Triều Tiên? (VnEconomy). – Hỏa tiễn chống hạm của Bắc Triều Tiên gây quan ngại (RFI). – Kim Jong-un cưỡi tàu ngầm rỉ sét (NLĐ).
- Đối lập Miến Điện hoan nghênh hậu thuẫn của Washington (RFI).
- Dương Khiết Trì đến Hà Nội đàm phán về biển Ðông (NV). – “Ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ” (GDVN). “…
rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với
những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối
Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam
trong vụ giàn khoan 981. Ông Trì sẽ nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên
tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ, các nhà ngoại
giao cho biết“. ” Bài đã bị gỡ bỏ, mời bà con đọc tại đây. – Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm Việt Nam (TT). – Trung Quốc: Hôm nay các lãnh đạo Việt Nam tiếp ông Dương Khiết Trì (GDVN). – Bắt ngay Dương Thiết Trì thể hiện nước Nam là nước anh hùng chi hữu chủ (BĐX).
- Đã qua rồi trò chính trị đu dây của CSVN (DLB). “Bộ
Chính trị, qua ông Phùng Quang Thanh, vẫn coi Tàu cộng là ‘anh em trong
gia đình’, bất kể họ đang xâm lược. Đây là thỏa hiệp phản động của đảng
CSVN, thỏa hiệp của chủ nhà với kẻ cướp. Vì vậy vấn đề mâu thuẫn nội
bộ gay gắt ngay trong Bộ Chính trị là sự thật. Phe Thủ tướng đã nói gà,
phe Tổng Bí thư đang nói vịt! Giữa lúc đất nước đang lâm nguy mà nội
bộ của cái gọi là ‘đỉnh cao trí tuệ’ chia rẽ trầm trọng như vậy, thì
việc mất nước không còn là ‘nỗi lo’ nhưng là sự thật“.
- Nhận thức là… (TBKTSG). “Thì
đó, cứ như chuyện họa phúc trong “Tái ông thất mã” vậy. Hải Dương 981
diễu võ dương oai muốn gây tai họa, dè đâu lại là dịp cho dân mình nước
mình thấy rõ cái thực chất ‘vàng giả, tốt giả’ của mười sáu chữ với bốn
phương châm. Thấy ra rồi nên dư luận tha hồ vạch mặt chỉ tên gã hàng xóm
to con mà xấu bụng. ‘Tàu lạ’ đã không còn lạ nữa. Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam được nói thả ga...”
- Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa thời VNCH là di tích quốc gia (LĐ). Hai
tấm bia chủ quyền bằng đá được Việt Nam Cộng hòa ghi rõ: ‘Quần đảo
Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu
đến viếng quần đảo này ngày 22.8.1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân
Việt Nam’.”
- Buổi triển lãm bản đồ xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa tại VP Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã “bị hoãn“ (FB Paulo Thành Nguyễn).
- Nhân dân Trung Quốc và Chủ Nghĩa Bá Quyền Đại Hán (VCV). – “Tam chủng chiến pháp” và mánh khóe Trung Quốc về biển Đông (VnEconomy). – Học giả TQ can đảm nói thẳng về biển Đông (DT). – Trung Quốc tự mâu thuẫn về lập luận chủ quyền Biển Đông (LĐ).
- Tổng thống Philippines sắp thăm Nhật, bàn cách đối phó với Trung Quốc (DT). – Cảnh sát biển Philippines đương đầu nạn đánh bắt trái phép của Trung Quốc (DT).
- Tàu Sân Bay USS George Washington Thả Neo ở Hồng Kông (+video) (ĐKN). – Đại sứ Mỹ được đề cử muốn bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam (TTXVN). – ‘Đến lúc dỡ lệnh cấm vũ khí với VN’ (BBC).
- Chiến lược của Việt Nam trong Tranh Chấp Biển Đông – Nhìn từ Thái Lan (Strait Times/ Liêm Nguyễn).
- Ghi chép về chuyến đi Mỹ: 7. Xuất cảnh (tiếp theo) (Nguyễn Tường Thụy).
- Trình
tự Xét xử công minh (12) – Phần 2: Quyền con người trong phiên
tòa – Chương 11: Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án (Amnesty International/ DTD).
- UPR hay và dở (UPR VN). “… qua
18 kỳ UPR từ trước tới nay, người ta cũng đã nhận thấy nhiều cái dở của
cơ chế này, mà nổi bật lên là khả năng các nước độc tài hợp tác thành
phe cánh để biểu dương lẫn nhau về ‘thành tựu nhân quyền đạt được’, bất
chấp thực tế”.
- Cuối 2014 lại lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (VnEconomy). – Chỉ thiết kế 2 mức đánh giá trên phiếu tín nhiệm (DT). – Lấy phiếu tín nhiệm chỉ còn hai mức (TT). – Sẽ chỉ có hai mức tín nhiệm (VNE). “Về mức phiếu tín nhiệm, dự thảo thay đổi theo hướng chỉ còn hai mức là tín nhiệm và tín nhiệm thấp“. – Những chiếc ghế trống ở Quốc hội (LĐ).
- Thứ trưởng phải đạt ngoại ngữ bậc 6: Không thuyết phục, thiếu thực tế! (DT). – Người đạt “trình độ ngoại ngữ cỡ Thứ trưởng”: Đếm trên đầu ngón tay (Infonet).
- Sợ bị “trảm”, nhiều giám đốc sở né thi tuyển (CAND). “Nhiều Giám đốc Sở GTVT gặp tôi có nói muốn tham gia nhưng đỗ thì không sao, nếu trượt thì “chết” với mấy ông địa phương”. – Bộ trưởng Thăng: “Phát triển đường sắt cao tốc là cần thiết” (DT).
- Hai ông chung một “ghế” vì…“lỗi kỹ thuật”!? (PLVN). “Người
thứ nhất được bổ nhiệm vào chức vụ nói trên là ông Kiều Nghiệp, trước
là Phó Trưởng phòng Phòng Chống buôn lậu thuộc Cục. Người thứ hai cũng
được lãnh đạo Cục này sắp xếp cho vào chiếc “ghế” nói trên là ông Thân
Đức Công, trước là Phó Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả. Theo Quyết
định thì cả hai vị này đều được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ như nhau:
0,9. Và đến thời điểm hiện tại, cả 2 Quyết định bổ nhiệm này vẫn đang
còn hiệu lực!“
- Điện trong nước thừa, giá rẻ vì sao vẫn mua điện Trung Quốc? (MTG). – Vì sao EVN “hào phóng” mua điện Trung Quốc giá cao? (DT). “Một
thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá
cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng
mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ
2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và
thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt“.
- Người Việt lo lắng cho tài sản hơn tính mạng? (CafeBiz).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 17-6-2014 (VietFin). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 17-6-2014
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán 18/6 (CafeF). – Nhận định chứng khoán ngày 18/6: “Áp lực bán tăng cao” (CafeF). – Góc nhìn kỹ thuật phiên 18/6: Rủi ro tiếp tục điều chỉnh đang tăng dần (ĐTCK). – Blog chứng khoán: Tiền tăng là tốt (VnEconomy).
- Cần luật hóa và công khai ngành nghề cấm kinh doanh (TQ). – Lo ngại vùng cấm trong kinh doanh (NLĐ). – Quốc hội băn khoăn về quyền tự do kinh doanh (TBKTSG). – Không để nhóm lợi ích chi phối doanh nghiệp (TN).- TP.HCM vận động bỏ giấy phép đầu tư nước ngoài (TT). “Giấy chứng nhận đầu tư hiện tại giống xin cho nhiều hơn là mong muốn người ta vào“.
- Nhìn lại quá khứ, hướng tới tương lai (SGGP).
- Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (SGGP).
- Nghĩ gì từ con số 9 tỷ USD? (DT). “Hằng năm, ngành dệt may của Việt Nam phải nhập vải từ Trung Quốc trị giá đến 9 tỷ USD. Để hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, các dự án về công nghiệp phụ trợ, vùng nguyên phụ liệu… đã được bàn thảo nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu“.
- Thương lái Trung Quốc “bỏ chạy” và câu chuyện “ớt mấy lần cay” (GDVN). – Méo mặt vì gom hàng “lạ” bán sang Trung Quốc (PLTP).
- FDI vào [T]rung Quốc giảm mạnh (RFI). – Doanh nghiệp Trung Quốc nợ “như chúa chổm” (MTG).
- Viễn cảnh tươi sáng của kinh tế Mỹ (SGGP).
- Hunter Lewis – Tác phẩm náo động dư luận của Thomas Piketty (Phạm Nguyên Trường).
- Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thoáng quá hóa hở (LĐ). – Có hay không một chương riêng cho DNNN? (TBNH).
- Tái cơ cấu quỹ tín dụng đã vào guồng (TBNH).
- “Không thể bắt giá điện ở Việt Nam phải cao bằng thế giới” (MTG). – Việt Nam – Hà Lan ưu tiên hợp tác năng lượng (LĐ).
- Quả vải và người nông dân (ĐĐK).
- Đánh cá cũng như đánh giặc (NNVN).
- DN Châu Âu đầu tư tại Việt Nam vì chi phí nhân công thấp (MTG). – Doanh nghiệp châu Âu tại VN: vẫn nhiều nỗi lo (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Đầm đỏ (Da Màu). – Nghi hoặc nỗi gì (Da Màu). – Cái xác ném cho chó
- VÉ TRỞ VỀ – KHÚC TRÁNG CA XA XÓT VÀ XÚC ĐỘNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguồn gốc Dịch lý trong bài đồng dao “Chi chi chành chành” (BHC).
- Phản biện của Book Hunter về trường hợp PGS.TS Bùi Xuân Đính phê phán cuốn sách “Nguồn gốc người Việt người Mường” (BHC).
- Hoàng Phủ Ngọc Tường: Những trăn trở từ cuộc sống hiện đại (BHC).
- Hậu ‘Gương mặt thân quen’ và chuyện ‘vẽ đường’ (TN).
- Ông tây, cô hàng phở và một chuyện tình… (DT).
- Tháng 7 đi lễ hội nho Ninh Thuận (NS).
- Điểm phim: Three Days/Ba Ngày (phần cuối) (NV).- U19 Nhật Bản không muốn đá với U19 Việt Nam tại giải Đông Nam Á (DT).
- Nguyễn Quang Lập: Lai rai world cup 4 (Quê Choa). – Cua Times và còm sỹ: Bình luận World Cup mở (Hiệu Minh). - Lý thuyết trò chơi và những cú đá phạt đền (DCVOnline).
- World Cup Brazil 2014 ngày thứ 6 (RFA). – Brazil – Mexico: Nỗi lo tiềm ẩn (BBC). – Muller cướp show diễn của Ronaldo (BBC). – Vị trí nào cho Rooney? (BBC). – Cúp thế giới 2014 : Đức – Bồ Đào Nha sốc nhẹ nhưng thiệt hại nặng nề (RFI). – Cúp thế giới 2014 : Thể lực, cản trở lớn của các đại diện châu Á (RFI). – Brazil và Mexico tìm cách củng cố vị trí đầu bảng tại World Cup (VOA).
- Lê Phú Khải Chế Lan Viên qua những lần gặp (Văn Việt).
- NHÀ VĂN HỮU ANH (Trần Mỹ Giống).
- RƯỢU VỚI GIANG HỒ / Kha Tiệm Ly (Trần Mỹ Giống).
- Cần hiểu bài ca dao “Thằng bờm” như thế nào? : Tiểu luận: Trần Kế Hoàn (Trần Mỹ Giống).
- Chuyện xưa Sài Gòn-2 (Dân News).
- Bạn thực sự có thể làm được gì? (THĐP).
- Nhiệt tình không cứu nổi sự dốt nát (Chúng Ta).
- Bản thể luận và Hiện tượng luận (BHC).
- Học người Nhật… nhặt rác (DNSG).
- Chủ nhà Brazil và Mexico chia điểm (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nam Định tạm dẫn đầu tỷ lệ tốt nghiệp với 99,94% (VNE). – 99.94%, Nam Định dẫn đầu cả nước tỉ lệ đỗ tốt nghiệp (VNN). – Cục khảo thí phấn khởi vì đổi mới thi, kết quả cao (GDVN). – “Điểm thi năm nay phản ánh sát năng lực của học sinh” (VnMedia). – Đậu tốt nghiệp THPT gần 100%: Có thực chất? (SGGP). – Nhiều tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao chót vót (TP).
- Thí sinh có 18 người phục vụ được 7,5 điểm Sử (VNE). – Nữ sinh một mình thi sử được 25,5 điểm thi tốt nghiệp (VNN). – Gặp thí sinh đạt điểm 10 thi tốt nghiệp môn Sử (KP).- Khoảng 30 bài thi môn văn có một phần bài làm giống nhau (TT).
- Cung cấp kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh tiểu học (VNE).
- Cơ hội trải nghiệm môi trường đại học quốc tế (PLTP).
- Giáo viên “ngồi chơi xơi… ngân sách” (NLĐ).
- Hiệu trưởng trường tiểu học Ngô Gia Tự lạm quyền gây khó cho con trẻ (GDVN).
- (ĐCN). – (ĐCN). – Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 7: Năng lượng từ Mặt trời (Phần 3)
-Lộ diện hình ảnh iPad sử dụng cảm biến vân tay (TN).
- Đỗ gần 100% – Thi làm gì? (PT). – GS Nguyễn Minh Thuyết: Đừng đặt vấn đề bỏ hay giữ thi tốt nghiệp THPT (GDTĐ/ Infonet). – Lời “tiên tri” của PGS Văn Như Cương thành hiện thực (giadinh.net).
- GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Năm 2014 có chương trình làm SGK là chuyện khôi hài (MTG).
- Cô bé ăn xin trở thành bác sĩ (TT).
- Cụ bà 99 tuổi thi tốt nghiệp trung học (Tin Tức).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Chết cháy trên cột điện cao thế nửa tháng mới được phát hiện (DT).
- A lô, đài Mỵ mù đây! (SGGP).
<- Tây Ninh: Trị bệnh bằng… chân! (PNTP).
- Mẹ nghèo ứa nước mắt vì con ung thư (VNN).
- Giật mình công nghệ sản xuất xúc xích bằng… hóa chất (KP).
- ‘Một số người miền Trung hay ăn nhậu và gây rối’ (Zing).
- Bị nghi ngờ là kẻ móc túi, một phụ nữ bị trói, tát và sỉ nhục ở Malaysia (Kênh 14).
- Rùng rợn thuật ướp xác từ… người đang sống (PN Today).
- Điều trị vết thương cho 2 con hổ bị quẳng xuống đường (DT).
- Nguy cơ lây lan của hội chứng hô hấp MERS (RFA). – WHO: MERS vẫn còn nghiêm trọng (VOA).
- Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản xin lỗi người dân vì “vạ miệng” (QĐND).
- Kinh hoàng chứng kiến vòi rồng kép gầm rú trên bầu trời nước Mỹ (XL). – Chùm ảnh: Vòi rồng kép đáng sợ trên bầu trời nước Mỹ (Kênh 14).
- Gần 30% trẻ em TP HCM bị hen suyễn (VNE).
- Sư trụ trì “rởm” ăn chơi sa đọa, quỵt tiền phật tử (Infonet).
- Hôn nhân đồng tính – ủng hộ hay không? (TBKTSG).
- Thiết kế để phòng bị thiên tai (VOA).
QUỐC TẾ- Iraq: Phiến quân đang tiến gần đến thủ đô Baghdad (VOV). – Phiến quân áp sát thủ đô Iraq, giao chiến dữ dội (VNN). – Các phần tử chủ chiến Sunni tiếp tục tiến về phía Baghdad (VOA). – Đụng độ dữ dội sát thủ đô Baghdad (BBC). – Quân thánh chiến gây loạn tại Irak (RFI). – Mỹ điều quân tới Iraq (VOA). – Mỹ đưa quân sang Irak bảo vệ tòa đại sứ (RFI). – Nếu Iraq chiến tranh, TQ sẽ gặp nạn chứ không phải Mỹ (MTG).
- Chiến binh Hồi giáo chiếm thị trấn chiến lược, 200.000 người bỏ chạy (GDVN). – Tham vọng của ISIS (BBC). – Chân dung trùm khủng bố ISIS khiến cả al-Qaeda cũng phải chào thua (GDVN). – Mỹ chuẩn bị tiếp xúc với Iran để chống nhóm ISIL (VOA). – Ngoại trưởng Kerry: Mỹ sẵn sàng hợp tác với Iran để giúp Iraq (VOA). - Iraq: Không có chuyện hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Iran (RFA).
- Nga cắt khí đốt sang Ukraina, hai bên kiện nhau (VNN). – Ukraina không sợ thiếu khí đốt (RFI). – Biên giới Ukraine – Nga nóng bỏng (NLĐ). – Nhật Bản và Ukraina đồng lên án hành động xâm chiếm chủ quyền (RFI). – Tàu khu trục thứ 2 của Mỹ đã đến châu Âu, Nga “dọa” đối phó (LĐ). – Khoảnh khắc 2 phóng viên Nga bị trúng đạn pháo tại Ukraine (DT).
- Mỹ bắt được nghi can vụ tấn công Benghazi (VOA).
- Cảnh sát, tín đồ Hồi giáo đụng độ ở Pakistan, 8 người thiệt mạng (VOA).
- Thuyền viên phà Sewol thừa nhận chủ động tẩu thoát, bỏ mặc hành khách (LĐ).
- Vụ đắm tàu năm 2010 : Chính phủ Úc bị kiện (RFI).
- Gần 200.000 người Cam Bốt rời Thái Lan từ sau đảo chính (RFI).
- Inmarsat: Cuộc tìm kiếm MH370 không đúng vị trí máy bay rơi (VOA).
- Bí ẩn vương triều Tây Ban Nha (NLĐ).
- Đụng độ dữ dội sát thủ đô Baghdad (TBKTSG). – Mỹ khẩn trương đưa quân đến Iraq (MTG). – Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt bạo động phe phái ở Iraq (VOA). – 44 tù nhân Iraq chết trong vụ tấn công của phe chủ chiến (VOA). – ‘Thêm người bị hành quyết’ ở Iraq? (BBC). – Căng thẳng Iraq: Chiến binh Hồi giáo tiếp tục tàn sát, Mỹ tăng cường hỏa lực (LĐ). – Phó Tổng thống Hoa Kỳ: Iraq cần phải có trợ giúp (VOA). – Mỹ cân nhắc không kích phiến quân ở Iraq (LĐ). – Trung Quốc sẽ đứng nhìn lợi ích của mình tại Iraq “tan biến”? (Infonet/ VB).
- Xây tường ngăn biên giới giữa Ukraine – Nga (MTG). – Ukraine: Nổ đường ống dẫn khí đốt, nghi là do khủng bố thực hiện (VOA).
- Đặc nhiệm Mỹ bắt nghi phạm vụ đốt lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi (MTG). – Mỹ bắt được nghi can quan trọng của vụ tấn công Benghazi, Libya năm 2012 (VOA).
- Trung Đông đứng trước nguy cơ chiến tranh khu vực (VnEconomy).
- Tàu chìm ở Malaysia, 61 người mất tích (BBC). – Đắm thuyền ngoài khơi Malaysia, 66 người Indonesia mất tích (TBKTSG). – Đắm tàu ở biển Malaysia, 66 người Indonesia nhập cư trái phép mất tích (LĐ).
* RFA: + Sáng 17-06-2014; + Tối 17-06-2014* RFI: 17-06-2014
2353. Sự nhẹ dạ của người Việt
Nguyễn Trần Sâm
17-06-2014
Nhìn lại lịch sử nước nhà gần một thế kỷ qua, không thể không nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến những tai họa cho dân tộc nằm ngay ở tính cách người Việt, đặc biệt ở sự nhẹ dạ, nông nổi.
Người Việt ta rất thích được ca ngợi, rất có “năng khiếu tự hào”.
Mỗi khi có một cái cớ nào đó thì đại đa số đều say sưa với niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt, khi trong mấy chục triệu đồng bào có một nhân vật nào đó làm được một việc gì “ngang tầm thời đại” thì mọi người đều coi đó như một bằng chứng về sự vượt trội của “dân tộc tôi”. Họ không biết và không thèm biết rằng một dân tộc khác có thể có hàng ngàn nhân tài cỡ đó, thậm chí còn có những người giỏi hơn. Vì thích được tự hào nên người ta sẵn sàng tin tuyệt đối khi có một người nước ngoài nào đó khẳng định rằng Việt Nam thật tuyệt vời, thậm chí là nhất thế giới.
Sau chiến thắng Điện Biên, nhà thơ chính trị đã viết “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” làm ngây ngất bao trái tim. Sự say sưa càng được nhân lên khi có những người nước ngoài đến Việt Nam và khẳng định Điện Biên Phủ là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. (Trong khi đó, nếu vào một trang mạng tìm kiếm nào đó và gõ “Lịch sử thế giới” hay “Lịch sử thế giới thế kỷ XX”, quý vị sẽ thấy hiện ra hàng chục tài liệu lịch sử, trong đó không có chỗ nào nhắc một lần đến Điện Biên Phủ; chỉ có Đức, Pháp, Nga, Mỹ,… với hai cuộc thế chiến, và một số sự kiện lớn khác. Và nếu quý vị đi nước ngoài và ra đường hay công viên chặn mọi người lại để hỏi thì chắc trong 1 vạn người may ra có 1 người biết Điện Biên Phủ là gì.)
“Sung sướng làm sao khi sáng mai thức dậy bỗng thấy mình là người Việt Nam.” Câu nói của một bà nào đó người Cuba (hình như nhà báo?) vào khoảng năm 1967 rõ ràng đã đẩy “niềm tự hào Việt Nam” lên tới trời. Từ ngày đó, người Việt ta không còn muốn để mắt đến một dân tộc nào khác nữa!
Sự nhẹ dạ của người dân được trang bị thêm lòng tự hào đó đã nhiều lần bị lợi dụng. Những nhân vật “làm chính trị”, với chiêu bài vừa tâng bốc, phỉnh nịnh quần chúng, vừa nói những lời mỹ miều về sự sẵn sàng hy sinh tất cả vì dân vì nước, vừa hứa hẹn về tương lai xán lạn, lại vừa tuyên truyền rằng đội ngũ lãnh đạo của cái dân tộc vĩ đại này xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, dễ dàng dắt đám quần chúng nông nổi đi theo. Thậm chí người ta còn bảo được quần chúng nhắm mắt lại trên đường đi để khỏi thấy còn có những lối đi khác, mà nhiều người vẫn tin và làm theo. Trong cuộc tranh giành đám quần chúng nhẹ dạ, nhóm người nào ma lanh hơn, xảo trá hơn sẽ thắng.
Trong những ngày này, sự nhẹ dạ vẫn đang tiếp tục bị lợi dụng. Hàng vạn người đã xuống đường biểu tình theo hai sự định hướng khác nhau. Đám người này thì nghe theo bọn côn đồ lạ hoắc, không biết chui từ lỗ nào lên, xúi họ xông vào tất cả các công ty nước ngoài, nhất là của Đài Loan, để đập phá. Đám khác lại theo sự định hướng “chính thống”, tham gia “phản biểu tình” để làm mất đi tinh thần chống bọn kẻ cướp Đại Hán, mà không biết rằng họ đang tự làm hỏng tương lai của chính mình.
Đáng buồn hơn nữa là sự nhẹ dạ của những nhà trí thức, kể cả những vị nổi tiếng. Một nhân vật có thế lực, mặc dù toàn thân đã “nhúng chàm”, từng gây ra bao tai họa cho những con người tử tế, từng làm thất thoát phần lớn ngân sách quốc gia, tức mồ hôi xương máu của bao nhiêu thế hệ, kể cả những thế hệ tương lai, chỉ cần nói được một hai câu trúng ý các nhân sỹ, bỗng được các vị này coi như bậc thánh nhân. Họ ca ngợi. Họ tung hô. Rồi dồn hết hy vọng vào một cuộc đổi dời long trời lở đất mà dường như nhân vật đó sắp tạo ra. (Nếu đúng lúc này mà nhân vật đó chết, có lẽ “lịch sử” sẽ quên đi mọi điều dơ dáy mà nhân vật đó đã từng làm, để truyền tụng với nhau rằng “ngài” đã “hiển thánh”!)
Ở một mức độ nào đó đúng là có thể giải thích được thái độ như vậy của kẻ sỹ. Khi trông chờ có một cuộc thay đổi thì điều quan trọng là nó có xảy ra được hay không. Người thực hiện nó là ai cũng được. Kẻ thực hiện dù có là kẻ xấu xa nhất thì việc thực hiện vẫn là tốt cho xã hội, vẫn nên được đón mừng. Đôi khi, vì quyền lợi chung, có thể cần “khích tướng” để một nhân vật có thế lực “nổi máu” lên và ra tay. Nhưng đó là trong trường hợp có thể hy vọng một cách có cơ sở vào khả năng thay đổi. Và dù có khích tướng thì cũng không nên ca tụng và đặt mọi niềm tin vào một nhân vật không xứng đáng.
Sự nhẹ dạ và nông cạn còn làm cho một số nhân vật có bằng cấp rất cao ngưỡng mộ và trông chờ cả vào những nhân vật ngoại bang. “Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc… Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận”, – mới cách nay vài tuần, một vị có học vị đến tận tiến sỹ khoa học đã từng phát biểu như vậy. Những lời này rõ ràng thể hiện một nhận thức ấu trĩ, đánh giá quá cao tài năng của Putin và vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, đồng thời cũng nhìn nhận quá sai lệch về vị thế của Việt Nam trong tư tưởng và tình cảm của Putin. Vị này đã nhầm lẫn những lời xã giao sau các cuộc hội đàm với suy nghĩ thật của một chính khách, mà trong trường hợp này là một kẻ cực kỳ giảo hoạt.
Một điều có vẻ cực kỳ phi lý và mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn có thật, là sự nhẹ dạ và nông cạn của chính những nhân vật đã vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng cả một quá trình lạm dụng sự nhẹ dạ của quần chúng. Vì chính họ cũng nhẹ dạ và nông cạn, họ đã say sưa với những lời đường mật về tình hữu nghị (mà đến giờ mới có vị nhận ra là “viển vông”) của những tên hàng xóm vừa xảo trá vừa hung hăng. Vì nhẹ dạ và nông cạn, họ đã hạ bút ký vào những văn bản trói buộc số phận của cả một dân tộc vào với một nước “anh em” với một tập đoàn cầm quyền đang từng ngày từng giờ gây ra những điều lo ngại và khó chịu cho cả thế giới.
Tất nhiên, trong việc ký kết những văn bản tai hại cho dân tộc, động lực chính là quyền lợi cá nhân và tập đoàn. Nhưng nếu không nông cạn và dốt nát thì những nhân vật có trách nhiệm phải hiểu được rằng những quyền lợi trước mắt đó không thể nào bảo đảm được tương lai lâu dài cho chính cá nhân họ, một khi dân tộc bị lệ thuộc vào một tập đoàn phản động ngoại bang. Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong sau khi bán nước đủ để làm tấm gương cho họ, nhưng họ đã không chịu soi. (Có lẽ họ vẫn hy vọng được làm quan ở bên Tàu như Trần Ích Tắc chăng?)
Trong mấy tuần qua, đã có biết bao nhiêu bài viết vạch trần những mưu đồ xấu xa của tập đoàn cầm quyền Trung Nam Hải. Tất cả những điều lên án đó đều đúng. Nhưng có một điều phải xấu hổ mà thừa nhận: trong quan hệ quốc tế, bọn người đó tuy đểu cáng, xỏ xiên, nhưng không hề nhẹ dạ.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
2354. Gà ơi đừng lại chui vào hang cáo nhé!
17-06-2014
Tính đến nay đã một tháng rưỡi kể từ khi TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 mà họ gọi là “biên giới di động” tại một tọa độ chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 dặm tức là xâm phạm sâu 80 dặm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất chấp sự phản kháng của Việt Nam và quốc tế, TQ vẫn tiếp tục ngang nhiên sử dụng hàng trăm tàu thuyền, máy bay, kể cả của hải quân và không quân đàn áp các lực lượng chấp pháp và dân chài của Việt Nam. Tuy chưa gọi là chiến tranh nhưng chúng đã và đang gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng không khác gì một cuộc chiến tranh. Thực chất đây là một đợt lấn chiếm biển đảo nữa kể từ sau sự kiện đầu năm 1988 khi quân TQ đã giết hại gần trăm sinh mạng người VN để chiếm một vài cứ điểm tại quần đảo Trường Sa, trong đó có bãi Gạc Ma nơi hiện nay chúng đang hối hả tạo dựng một căn cứ khổng lồ án ngữ giữa Biển Đông và không xa eo Malaca.
Ai cũng biết VN đang phải chống trả TQ với một tương quan lực lượng không cân xứng. Tuy nhiên sự ủng hộ của quốc tế đang có đà tăng lên khá rõ rệt và đã có những bàn tay chìa ra từ hai cường quốc là Mỹ và Nhật. Ngoài những lời tuyên bố chính thức gọi đích danh và yêu cầu TQ rút giàn khoan, Mỹ còn ngỏ lời mời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Mỹ và Nhật tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ tàu bè, phương tiện… Sự ủng hộ của ASEAN tuy chưa được như mong đợi nhưng đang chuyển biến một cách cơ bản. Đó là những dấu hiệu rất đáng khích lệ trong bối cảnh Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh gặp cấp cao để đàm phán nhưng đều bị khước từ.
Tuy nhiên, nhìn vào cách thức ứng đối mà VN đang áp dụng cho thấy chưa có gì khác so với cách thức mấy chục năm qua, đó là vẫn coi trong quan hệ với TQ hơn các bên đối tác như Mỹ, Nhật. Có lẽ tư duy đối ngoại theo “ý thức hệ” vẫn còn đó như một rào cản thì phải(?). VN không bao giờ chủ trương sử dụng biện pháp chiến tranh đối với TQ , nhưng kể cả biện pháp đưa ra kiện TQ cũng bị coi là “bát nước đổ đi”. Trên thực tế VN vẫn rất do dự trong việc kiện TQ kể cả khi không còn biện pháp nào khác khi gần đây tàu kiểm ngư và cảnh sát biển VN thậm chí bị đẩy ra ngày càng xa hơn nơi đặt giàn khoan một cách bất lực trong khi TQ còn “tố ngược” VN trước LHQ. Liệu điều gì sẽ xảy ra khi giàn khoan 981 hoàn tất kế hoạch cắm “mốc chủ quyền” và TQ tuyên bố rút giàn khoan để xì ngòi nổ nhưng vẫn duy trì lực lượng bảo vệ mốc chủ quyền? Lúc giàn khoan còn đứng đó như một tang chứng vật chứng thì VN không dám kiện, sau này kiện cái gì?
Một dấu hiệu khác cũng đáng để suy ngẫm, đó là cách tư duy về chiến tranh và hòa bình của VN dường như đang có sự thay đổi ngược chiều khi gần đây nổi lên cách lập luận rằng đất nước này đã hy sinh đau khổ quá nhiều vì chiến tranh… do đó cần phải tránh chiến tranh bằng bất cứ giá nào. Quan niệm này thấp thoáng đâu đó không chỉ trong các “nhóm lợi ích mới” mà cả trong quân đội và lan sang một bộ phận dân chúng. Có người thậm chí viện dẫn sự chênh lệch về so sánh lực lượng giữa VN và TQ để kết luận không nên chống lại TQ. Vậy xin hỏi tại sao trong quá khứ giới lãnh đạo đất nước đã từng kêu gọi toàn dân chấp nhận hy sinh để đánh bại kẻ thù xâm lược dù đó là Mỹ – siêu cường số một! sao bây giờ lại sợ một kẻ xâm lược TQ chỉ là siêu cường số hai lại có rất nhiều yếu điểm? Chẳng lẽ siêu cường đế quốc khác siêu cường XHCN? Suy cho cùng, đó chỉ là một thứ đạo đức giả nguy hiểm của những kẻ đang còn sống nhưng lợi dụng danh nghĩa của hàng triệu người đã hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Vẫn biết tránh chiến tranh là cần thiết, nhưng không thể bằng cái giá của độc lập tự do. Mềm dẻo, khôn khéo có nhiều cách thể hiện, không việc gì phải chọn cách phô bày sự bạc nhược, thiếu khí phách khi gọi kẻ thù là bạn, coi hành động kẻ cướp là xích mích giữa anh em hàng xóm.
Có lẽ một thay đổi có thể nhận thấy đó là việc báo đài đã chuyển từ cách gọi “tàu lạ” “nước lạ” sang đích danh TQ. Nhưng đồng thời cũng cho thấy một sự lúng túng khi ngày nào cũng phát đi những bài tường thuật giống nhau: Tàu TQ to hơn, đông hơn, mở bạt che súng, phun vòi rồng, đuổi ép… khiến tàu VN tuy bé nhỏ ít ỏi…, nhưng được cái chạy luồn lách rất tài …nhờ thế mà chỉ một số bị hư hại phải về cảng đại tu..Hu Hu!
Mấy hôm rày người VN đang chờ một thượng cấp từ Bắc Kinh sang. Quan trọng đấy, dẫu không cấp cao nhất, nhì, ba…cũng là cấp cao mà! Nhưng hồi hộp nhất là không biết các cụ nhà ta sẽ ăn nói thế nào trong dịp này. Thôi thì chỉ còn cách mong sao các cụ theo đúng câu ngạn ngữ “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng…DÂN” là được! Mong vậy là vì, thời gian qua hình như các cụ chưa chuẩn sẵn sàng thì phải (?) Cụ thì ngậm tăm, cụ thì nói nhiệu gọi kẻ thù là bạn, coi kẻ cướp là hàng xóm anh em láng giềng…. Được một vài cụ nói lời hợp lòng dân thì bị “phê bình nội bộ”. Thật chẳng hiểu ra làm sao! Họ quả không bằng một góc của Cụ Hồ nếu nhớ lại hồi năm 1946 cụ đi Pháp ký thỏa ước để nhằm tống khứ quân tàu ô đề phòng hậu họa… thì bị dân thắc mắc, Cụ Hồ đã lên tiếng “Hồ Chí Minh không bán nước”…thế là dân yên lòng ngay. Giờ làm gì có chuyện này. Dân kêu oan khắp nơi nơi, giới trí thức tuy không khiến vẫn rần rần góp ý kiến rằng đây là cơ hội để thoát Trung giành lấy quyền độc lập tự chủ thật sự cho đất nước cùng rất nhiều hiến kế của nhân sĩ trong và ngoài nước. Nhưng có bao giờ được vị lãnh đạo nào đứng ra trả lời cho ra ngô ra khoai đâu!
Nếu còn có thể hy vọng thì xin hy vọng lần này con gà VN sẽ không lại một lần nữa chui vào hang con cáo TQ./.
2355. Hãy tỉnh táo để nhìn Đảng
17-06-2014
Người dân Việt Nam trong hơn tháng qua kể từ ngày Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan vào sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế, mỗi người một cách biểu lộ phản ứng của mình. Đến người hiền lành nhất cũng cảm nhận bị đe dọa bởi quân xâm lược. Ra chợ sẽ thấy, những khuôn mặt lấm lem của người mua gánh bán bưng luôn loáng thoáng nỗi lo âu chiến tranh và trong ngôn ngữ thường ngày người ta không ít lần nghe đến hai chữ “giàn khoan” cùng hàng ngàn bàn tán.
Những bàn tán rất đời thường trong quán cà phê, nơi công sở thậm chí ngay trong các bàn tiệc quan hôn tang tế lộ ra một điều: mọi sự đã phơi bày trước bàn dân thiên hạ về ý đồ xâm lăng của Trung Quốc. Khởi đầu thì người ta lo ngại, dần dà là sự tức giận và cuối cùng là cay đắng, xấu hỗ.
Lo ngại vì Trung Quốc mạnh và tham vọng bá quyền. Tức giận vì Việt Nam gần như cô độc trong vùng, ngoại trừ Philippines, số còn lại trong khối ASEAN hầu như im lặng không một lời phê phán. Và cuối cùng là cay đắng, xấu hỗ khi Trung Quốc công bố một loạt những bằng chứng về Công hàm Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Sách giáo khoa địa lớp 9 của Việt Nam xuất bản năm 1974 rồi bản đồ thế giới do Cục Đo đạc Bản đồ Việt Nam in năm 1972 công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc. Cả nước chết lặng, cổ đắng họng khan, nghẹn ngào khi biết ra rằng cả một hệ thống cầm quyền từ xưa tới nay đã lạc vào mê hồn trận do Trung Quốc sắp đặt.
Câu hỏi từ mấy năm qua: tại sao không đem Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa đã có lời giải. Một lời nguyền thì đúng hơn, bởi nó chứa đựng một chính sách nhất quán sai lầm của nhiều đời Tổng Bí thư. Ngay cả Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không nhận ra lòng tham vô tận của người anh em mà ông ăn nằm và tin cẩn như ruột thịt.
Ruột thịt ấy đã quay mặt với ông từ lâu và đến hôm nay thì giọt nước cuối cùng trong chiếc ly đen tối mang tên hữu nghị đã rơi xuống đất.
Kinh thánh Thiên chúa giáo có nhân vật Giu Da cả gan bán Chúa cho quân Do Thái để lấy 30 đồng bạc sao mà giống câu chuyện của Đảng cộng sản Việt Nam công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Quốc đến thế.
Giu Da lập luận rằng Chúa của ông là quyền năng vô tận không một thế lực nào có thể bắt và giết ngài, vì vậy lừa bọn Do Thái để lấy 30 đồng bạc là một hành động thông minh có khi còn được khen thưởng. Giu Da không ngờ ý Chúa đã muốn cứu chuộc nhân loại và hành động của y như một bài học cho con người về sự phản phúc chứ không thể xem là khôn ngoan.
Ông Phạm Văn Đồng rơi đúng vào trường hợp này khi nghĩ rằng ký công hàm không phải là xác nhận chủ quyền vào tay Trung Quốc. Chữ ký ấy chỉ có ý nghĩa làm vui lòng một thế lực đang giúp Việt Nam chiến đấu chống Mỹ và do đó có thể cho là một sự khôn khéo của ngoại giao.
Ông Đồng và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi theo vết xe của Giu Da bán Chúa. Thay vì bán một thánh nhân thì ông và Đảng cộng sản đã đem đất nước ra đặt cược với Trung Quốc. Từ tờ công hàm ấy, Việt Nam trượt dài dưới áp lực của phương Bắc để có thêm hai hành động mê muội theo sau khiến Trung Quốc không dại gì mà không khai thác.
Ba chi tiết dẫn đến mất nước ấy không ai có khả năng phản biện vì càng cố phản biện thì sự ngụy biện càng lộ rõ hơn.
Bây giờ thì mọi câu hỏi trong quá khứ đã có lời giải thỏa đáng. Đảng và nhà nước Việt Nam ý thức công hàm Phạm Văn Đồng là lưỡi gươm Damocles luôn lơ lủng trên đầu nên khi dân chúng biểu tình chống Trung Quốc thì chính quyền đàn áp không thương tiếc. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập do nhà nước cố tình làm ngơ. Nhà thầu Trung Quốc chiếm mọi cuộc thầu lớn nhỏ, nhập siêu của Trung Quốc mỗi năm mỗi cao hơn…là những biều hiện lấy lòng để Trung Quốc quên đi chuyện cũ…
Thế nhưng Việt Nam mới là kẻ mau quên. Quên Trung Quốc là một anh bạn lật lọng và sẵn sàng làm mọi chuyện để đạt mục đích của họ. Nhường nhịn như vậy nhưng Việt Nam vẫn không bịt được mồm của một kẻ quen thói lu loa nhất là lu loa để lấy hết biển Đông thì dù có làm hơn thế trăm lần Trung Quốc cũng sẽ theo đến cùng cuộc chiến tranh mồm mép.
Còn một chút niềm tin vào Chủ nghĩa Xã hội cũng bị Trung Quốc dày xéo lên luôn, thế là Đảng và nhà nước Việt Nam đành quay mặt vào… nhau tìm phương kế thoát ra tiếng xấu ngàn đời.
Báo chí rõ ràng không dám đổ tội cho Phạm Văn Đồng, vì làm như thế là chấp nhận công hàm bán nước. Nhưng dù không chấp nhận cũng khó mà tranh cãi giữa tòa án quốc tế, nơi bài học Giu Da bán Chúa đã được các ông bà thẩm phán người phương Tây thuộc lòng từ khi mới sinh ra.
Những bằng chứng ấy phải được can đảm chấp nhận và biện pháp duy nhất giải độc nó là nhận lỗi trước nhân dân cả nước về sai lầm này.
Nhận lỗi không phải để tiếp tục cầm quyền mà phải rút lui ra khỏi cương vị hiện nay vì tất cả các ông/bà trong Bộ chính trị không ai xứng đáng đại diện cho nhân dân Việt Nam cả. Liên đới trách nhiệm buộc những người đang đi dưới lá cờ của Đảng cộng sản Việt Nam phải thấy đó là sự sỉ nhục chung không thể bào chữa. Nếu còn lương tri hãy vứt thẻ đảng để lo cứu nước còn hơn ôm một mớ ảo tưởng ngồi đó chờ ngày người dân đến tước thẻ của mình.
Nếu sau chiến tranh đảng viên được cho là những người có công với cách mạng, đất nước thì công hàm Phạm Văn Đồng và sách giáo khoa, bản đổ do Việt Nam phát hành phải được xem là hành động làm cho mất nước. Người đảng viên đi dưới lá cờ của Đảng cộng sản không thể vô can và vì vậy không được tiếp tục nhắm mắt đi theo đường của đảng vẽ ra, kể cả con đường chống giặc Tàu nếu có.
Khi chữ Đảng không còn linh thiêng nữa thì hãy trở về với lòng yêu nước còn sót lại hiếm hoi trong tim các vị. Đã đến lúc phải chấp nhận rằng Đảng không còn chút giá trị gì khi nhận vai trò lãnh đạo chống ngoại xâm. Chính Đảng mới là lực cản của toàn bộ sức mạnh dân tộc.
Đảng không còn tỉnh táo để hướng dẫn bất cứ ai vì ngay người nắm vận mệnh của nó đã không còn đủ sáng suốt từ nhiều năm qua.
Hãy nhìn ông Nguyễn Phú Trọng thì thấy ngay mặt trái của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Hơn ba triệu đảng viên Cộng sản dưới quyền của ông Trọng đã có phát biểu nào cho ra hồn khi chính ông thủ lĩnh không thèm nói một lời chống giặc?
Hay ông chờ cho tới ngày 15 tháng Tám khi giàn khoan 981 rút đi vì bão tố, sóng dữ thì trở lại vai trò nhạc trưởng, đưa chiếc gậy chỉ huy lên cho toàn đảng của ông cất lên bài ca núi liền núi sông liền sông, Việt Nam luôn trọng tình hữu nghị?
2352. CNN: Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam làm chứng cớ
Đoan Trang17-6-2014
Lời dịch giả: Ngày 11/6/2014, CNN, cơ quan truyền thông lớn ở Mỹ, có thêm một bài viết trong chuyên đề “Căng thẳng trên biển Hoa Nam” của họ. Bài viết này mang tựa đề “Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam để khẳng định chủ quyền trên biển Hoa Nam”, trong đó, nhà báo Hilary Whiteman tiếp tục trích dẫn trực tiếp TS. Sam Bateman, người từng có những bài bình luận, phân tích thiên vị Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam, chẳng hạn cho rằng Việt Nam nên chấp nhận chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
CNN đăng tải và nhấn mạnh phát biểu sau đây của Sam Bateman: “Hầu hết các nhà quan sát quốc tế khách quan và độc lập đều nhất trí rằng hồ sơ chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa tốt hơn hồ sơ của Việt Nam”.
Sự việc này cho thấy: Mặc dù Việt Nam thực sự có chủ quyền từ trong lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng nếu một nhà nghiên cứu cao cấp của khu vực, chuyên gia về an ninh hàng hải, cựu sĩ quan hải quân như Sam Bateman mà đã nghĩ như vậy, thì nhiều người khác cũng có thể (bị tác động và) có quan điểm như ông. Rõ ràng, những học giả như Sam Bateman và những cơ quan truyền thông lớn như CNN đều có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
Chú ý rằng Sam Bateman cũng nói Việt Nam, trong vài tuần đầu, “đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả để thuyết phục cộng đồng quốc tế ủng hộ hồ sơ của họ”.
Đủ thấy cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên mặt trận truyền thông quan trọng đến như thế nào.
* * *
TRUNG QUỐC DÙNG SÁCH GIÁO KHOA CỦA VIỆT NAM ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN TRONG TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
(CNN, từ Hong Kong) – Trung Quốc đang dùng những bản photocopy các trang trong một cuốn sách địa lý lớp 9 của Việt Nam, xuất bản cách đây 40 năm, để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Các trang sách photo này được tập hợp vào trong số tài liệu gửi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, kèm đề nghị phổ biến chúng trong 193 nước thành viên của Đại hội đồng LHQ.
Đây là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của họ đối với một khu vực mà Việt Nam cũng nhận là của mình, trong khi có tin tàu của hai nước vẫn đang đâm va nhau trên Biển Đông, cách đất liền hàng dặm.
Một sĩ quan CS biển Việt Nam đang quay phim
cảnh tàu hải giám Trung Quốc tiến đến gần tàu Việt Nam. (Ảnh: CNN)
Hồ sơ của Trung Quốc có gì?cảnh tàu hải giám Trung Quốc tiến đến gần tàu Việt Nam. (Ảnh: CNN)
Những trang photocopy từ cuốn sách giáo khoa lịch sử chỉ là một phần tài liệu trong bộ hồ sơ của Trung Quốc. Hồ sơ còn có một bản đồ khu vực, một công hàm ký năm 1958 và bìa một quyển Atlas thế giới in năm 1972.
“Trung Quốc gửi công thư này để nói lên sự thật cho cộng đồng quốc tế biết, để họ hiểu đúng về tình hình” – Tân Hoa Xã trích lời Phó Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Wang Min (Vương Dân).
Bắc Kinh đang cố gắng bắt kịp với Việt Nam. Theo Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, thì Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả để thuyết phục cộng đồng quốc tế ủng hộ hồ sơ của họ.
“Bắc Kinh đang nỗ lực giành lại vị thế” – Sam Bateman nói. “Tôi nghĩ vài tuần qua, kể từ khi xảy ra sự cố giàn khoan, Việt Nam đã chiến thắng trong trận chiến tuyên truyền”.
Mọi chuyện xảy ra như thế nào?
Vụ tranh chấp chủ quyền mới đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng nổ vào tháng 5, khi Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa một giàn khoan dầu vào gần nơi mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa. Ở Việt Nam, những đảo này được gọi là quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc tuyên bố, CNOOC đã và đang khai thác khu vực suốt 10 năm qua, và hoạt động mới đây của giàn khoan diễn ra “hoàn toàn trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”. Việt Nam nói giàn khoan “bất hợp pháp” nọ được đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và họ yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng các tàu biển đi, đồng thời giải quyết tranh chấp biển đảo.
Cả hai bên đều nhắc lại các yêu sách và đề nghị của mình nhiều lần, nhưng chẳng bên nào nhúc nhích. Tình hình bế tắc có khả năng kéo dài ít nhất cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan vào ngày 15/8 theo kế hoạch.
Liệu có giải pháp nào khả dĩ?
Bateman nói, ít có khả năng vấn đề sẽ được giải quyết bằng cơ chế trọng tài quốc tế, vì cả hai nước đều không muốn mạo hiểm với nguy cơ bị thua và sẽ gây phẫn nộ cho dân chúng trong nước.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Việt Nam, là nước mà ông cho là cơ sở lập luận yếu hơn Trung Quốc.
“Hầu hết các nhà quan sát quốc tế khách quan và độc lập đều nhất trí rằng hồ sơ chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa tốt hơn hồ sơ của Việt Nam, chính vì những lý do mà hiện Trung Quốc đã đưa ra trong hồ sơ của họ gửi Liên Hợp Quốc” – Bateman nhận định.
Ông cũng nói việc tốt nhất Việt Nam nên làm là nhượng chủ quyền Hoàng Sa cho Trung Quốc, và đàm phán về các nhân nhượng khác, trong đó có quyền đánh bắt cá và thỏa thuận khai thác chung dầu khí.
“Việt Nam nên đàm phán và nhượng bộ Trung Quốc. Nhưng thật không may là, có lẽ, càng ngày điều này càng ít khả năng xảy ra, bởi vì chính quyền Việt Nam đã tự nhốt mình vào quan điểm cho rằng Hoàng Sa là một phần không thể tách rời khỏi Việt Nam và dân chúng sẽ phẫn nộ khủng khiếp nếu bây giờ Hoàng Sa hóa ra lại là một phần lãnh thổ bị sang nhượng”.
Tàu Việt Nam (cờ đỏ, bên phải) cố gắng tìm đường vượt qua đám tàu Trung Quốc,
tại khu vực đặt giàn khoan (ảnh chụp ngày 14/5/2014)
Thế bế tắc “có thể hiểu được” của Việt Namtại khu vực đặt giàn khoan (ảnh chụp ngày 14/5/2014)
Evan Graham, một nghiên cứu viên cao cấp khác ở RSIS trực thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng Việt Nam “đang rơi vào thế bế tắc có thể hiểu được, trước việc Trung Quốc tìm cách củng cố các yêu sách chủ quyền của mình”.
Ông nhận định, quan hệ giữa hai nước mấy năm qua khá tốt, đạt được nhiều thỏa thuận trên nhiều mặt trận, cho thấy hai nước đang tiến tới một đường lối ngoại giao hợp tác.
Về giàn khoan của Trung Quốc, ông nói: “Tôi nghĩ việc triển khai một giàn khoan nằm giữa một hàng rào an ninh, gồm cả tàu hải quân, và nằm trong vùng hoạt động của không quân, rõ ràng không đáp ứng một bài kiểm tra nghiêm túc về khả năng ngồi vào bàn đàm phán một cách thực tiễn (nguyên văn: arrangements of a practical nature – xác lập các dàn xếp có tính thực tiễn – Điều 74 UNCLOS – ND). Theo nghĩa đó, tôi nghĩ hành động này rõ ràng là khiêu khích”.
Yêu sách và phản đối
Trong bản “công thư tuyên bố lập trường” gửi Liên Hợp Quốc, Trung Quốc buộc tội tàu Việt Nam “dùng vũ lực phá hoại một cách bất hợp pháp” hoạt động của giàn khoan bằng cách đâm vào tàu của chính phủ Trung Quốc tới tổng cộng 1.416 lần.
Công thư cũng tố cáo Việt Nam cử “người nhái và các điệp viên ngầm dưới nước” đến chỗ giàn khoan và thả “những chướng ngại vật lớn, gồm cả lưới đánh cá và vật thể nổi, xuống lòng biển”.
Còn trong công thư gửi Liên Hợp Quốc tuần trước (tuần từ 1-8/6), Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm “nghiêm trọng” “quyền chủ quyền” của Việt Nam, và nhắc lại tuyên bố rằng tàu Trung Quốc đã “đâm chìm” một tàu đánh cá Việt Nam chở 10 ngư dân. Ngay lập tức, Trung Quốc nói tàu Việt Nam đã “quấy rối” tàu cá Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng những tuyên bố và phản đối này đang làm hỏng một con đường rõ ràng để đi đến hợp tác trong khu vực, như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã chỉ ra. “Ngay cả khi đó là một khu vực tranh chấp đi nữa, thì trong Công ước LHQ về Luật Biển, vẫn có quy định về nghĩa vụ phải đạt được những thỏa thuận có tính thực tiễn” – Graham nói. (Quy định này nằm trong Điều 74 UNCLOS về “xác định biên giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước có đường bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau” – ND).
Bateman cũng nhất trí, cho rằng những tranh cãi pháp lý về việc ai có chủ quyền cái gì đang ngăn trở những nỗ lực bảo vệ và phát triển khu vực.
“Điều tôi lo ngại là tất cả những tranh cãi này rồi sẽ chẳng đi đến đâu, xét về khía cạnh xác lập những cơ chế hiệu quả để quản lý Biển Đông và nguồn lực của nó” – Bateman nói. “Tranh cãi làm chúng ta mất khả năng hợp tác hiệu quả, mà cái đó lại rất cần thiết, bởi vì sự thực là, tôi không nghĩ các yêu sách về chủ quyền sẽ được giải quyết trong tương lai gần”.
Bài gốc (tiếng Anh): CNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét