Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Ngày 19/6/2014 - TQ sẽ không nhượng bộ vấn đề biển Đông

  • Biển Đông : Không nên để Trung Quốc tự do lợi dụng Liên Hiệp Quốc (RFI) - Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, và bị tố cáo trước công luận quốc tế, Trung Quốc đã phản pháo bằng một bản"tuyên bố lập trường" gởi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong bài phân tích :"Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông : Cứ thử xem !", trên báo The Diplomat ngày 16/06/2014, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòngÚc cho đấy là một mưu toan lợi dụng Liên Hiệp Quốc"để được cả chì lẫn chài"
    và cần phải vạch trần. RFI xin giới thiệu toàn văn bài viết.
  • Nếu chiến tranh Việt-Trung xảy ra… (RFA) - Nếu chiến tranh Việt-Trung lại xảy ra một lần nữa, VN chắc chắn sẽ thua và cái thua lần này sẽ dẫn tới một hậu quả bi đát hơn rất nhiều, nếu nhìn vào hình ảnh của các nước Tây Tạng, Tân Cương…hiện nay.
  • 'Điện thoại thông minh' giá rẻ (BBC) - Mozilla, công ty đứng đằng sau trình duyệt Firefox vừa công bố điện thoại di động thông minh với giá chỉ có 25 đôla.
  • Người được đề cử Đại sứ Mỹ muốn bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam (RFI) - Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam. Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ,ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng« bây giờ là lúc» mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một« tiến độ thích hợp».
  • Nhật nới lỏng visa cho du khách Việt Nam (RFI) - Trong một thông cáo được công bố vào hôm qua, 17/06/2014, Bộ Ngoại giao Nhật Bản loan báo quyết định nới lỏng chế độ thị thực nhập cảnh cho du khách đến từ ba nước Đông NamÁ : Việt Nam, Philippines và Indonesia. Các biện pháp nới lỏng đượcáp dụng trong khi chờ đợi chính quyền Nhật Bản xem xét việc miễn hẳn visa. 
  • 'Anh không sợ Uruguay' (BBC) - Báo Anh nói gà nhà không sợ Uruguay; Torres muốn bỏ lối đá tiki-taka, Đức được chúc mừng từ vũ trụ.
  • Chuyện cá độ bóng đá (RFA) - Ở Việt Nam, cứ mỗi giải bóng đá có tầm cỡ trên thế giới diễn ra thì chuyện cá độ bóng đá nở rộ từ Bắc chí Nam, có kẻ thắng, người thua, kẻ thắng thì ít mà người thua thì nhiều, thậm chí có người mất nhà cửa, mất sự nghiệp, mất cả mạng sống cũng chỉ vì cá độ bóng đá.
  • World Cup Brazil 2014 ngày thứ 7 (RFA) - Tất cả các đội tuyển đã ra sân đá trận đầu vòng bảng, ngoại trừ ông chủ nhà Brazil tối hôm qua đã đá trận thứ nhì, bị Mexico cầm chân ngay ở sân nhà.
  • Ngày phán quyết cho Tây Ban Nha (BBC) - Tây Ban Nha đã có khởi đầu khó khăn và trận gặp Chile có tính quyết định có qua được vòng bảng hay không
  • Thất bại trước phe thánh chiến, nhiều chỉ huy quân đội Irak bị cách chức (RFI) - Một tuần lễ sau cuộc tấn công của lực lượng Thánh chiến Hồi giáo cực đoan, chiếm được nhiều thành phố quan trọng tại Irak, Thủ tướng al-Maliki vào hôm qua, 17/06/2014 đã cách chức một số chỉ huy cao cấp trong quân đội. Trên hiện trường, sau một tuần lễ bị thất thế, quân chính phủ được cho là đã bắt đầu đẩy lùi được phiến quân.
  • Hoa Kỳ vẫn còn cân nhắc việc giải cứu Iraq (RFA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ họp riêng với các lãnh tụ quốc hội liên bang Mỹ, cùng thảo luận về những biện pháp mà Washington có thể sẽ làm để giúp ổn định tình hình cho đồng minh Baghdad.
  • Đáp số của những sự im lặng (RFA) - Đã 6 tuần trôi qua kể từ khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Dư luận cho rằng phản ứng từ cấp lãnh đạo đến cả người dân trong nước trước tình hình căng thẳng ở biển Đông hiện nay chỉ là sự im lặng.
  • PTT Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan (RFA) - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thì thẳng thừng yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam và hai nước phải hợp tác trên tinh thần công ước về Luật biển quốc tế (UNCLOS) năm 1982.
  • Hội đàm Dương Khiết Trì - Phạm Bình Minh không đạt tiến bộ nào (RFI) - Trong cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Việt Nam chấm dứt« thổi phồng» vụ giàn khoan, khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
  • Bắc Kinh đưa đảo có tranh chấp ở Biển Đông vào hệ thống quản lý đất đai (RFI) - Chính quyền Bắc Kinh tiến xa thêm một bước trong việc đơn phương khẳng định chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp. Theo báo chí Trung Quốc, cơ quan đăng ký quyền sở hữu đất đai mà Bắc Kinh thành lập hồi đầu năm 2014, từ nay, sẽ phụ trách cả các vùng biển và đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông.
  • Những người 'phản tỉnh' ở Trung Quốc (BaoMoi) - Tại Trung Quốc, bất chấp những thông tin tuyên truyền sai lệch trên báo chí, vẫn có những tiếng nói của các học giả nhằm phản tỉnh giới nghiên cứu và người dân nước này.
  • Trung Quốc : Chống tham nhũng biến thành thanh trừng chính trị (RFI) - Nhật báo Le Figaro hôm nay chúý đến« Trung Quốc : Chống tham nhũng biến thành thanh trừng về chính trị». Theo thông tín viên của tờ báo ở Bắc Kinh, việc kếtán tử hình nhà tỉ phú Lưu Hán (Liu Han) làm lung lay mạng lưới củaông này trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Tổng thống Philippines sắp thăm Nhật Bản (RFA) - Ông Aquino sẽ gặp Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 24 tháng 6, 2014 nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ giữa hai nước cũng như có khả năng chia sẻ tình hình căng thẳng trong khu vực.
  • Đông Nam Á lại trở thành điểm nóng của hải tặc (RFI) - Đông NamÁ có thể trở lại thành một điểm nóng của nạn cướp biển sau khi các vụ tấn công của hải tặc gia tăng ở vùng này, theo đánh giá của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 18/06/2014. 
  • Tây Ban Nha tưng bừng chuẩn bị lễ đăng quang của Thái tử Felipe (RFI) - Vào ngày mai, 19/06/2014, Thái tử Tây Ban Nha Felipe sẽ chính thức lên ngôi với tên hiệu Felipe Đệ lục. Sau khi Quốc vương Juan Carlos bất ngờ tuyên bố thoái vị hôm 02/06 vừa qua, cả đất nước Tây Ban Nha và đặc biệt là thủ đô Madrid đã phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị chu đáo cho lễ đăng quang của vị tân vương vốn được người dân hết sức mến mộ.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Cho đến hôm nay số người Campuchia từ Thái ồ ạt hồi hương đã lên đến gần 190,000 người, và có thể chạm mức 200,000 vào cuối tuần này
  • Xung đột Ukraine, Iraq vàvai tròcủa NATO (VOA) - Một vài chuyên gia nhận định tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương đang phục hồi trong khi những mối đe dọa mới nổi lên trên toàn cầu
  • Đặc biệt trên báo in ngày 19.6.2014 (BaoMoi) - Tình hình Biển Đông qua tường thuật của PV Thanh Niên tại hiện trường; ghi chép của Đỗ Hùng từ Sao Paulo và các bình luận, bên lề các trận đấu World Cup; Sẽ không thi tốt nghiệp như hiện nay nữa… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 19.6.2014.
  • TP.HCM: hơn 16 tỉ đồng “Vì Trường Sa thân yêu...” (BaoMoi) - TT - Sau hơn một tháng phát động (từ ngày 14-5), đến nay quỹ “Vì Trường Sa thân yêu, vì tuyến đầu Tổ quốc” của Ủy ban MTTQ TP.HCM dành để chăm lo cho cảnh sát biển, kiểm ngư viên và ngư dân đã nhận được sự ủng hộ của hơn 150 tập thể, cá nhân, với tổng số tiền hơn 16 tỉ đồng.
  • Trung Quốc phải rút giàn khoan trái phép (BaoMoi) - Việt Nam và Trung Quốc khẳng định kiềm chế, không để xảy ra xung đột trên biển Đông và tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giải quyết tranh chấp
  • Mẫu số chung (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Mới đây, một nhà báo Đức - Johnny Erling – đã đăng bài viết “Trung Quốc từng bước chiếm đoạt Biển Đông”. Johnny Erling chỉ ra rằng, Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với cái gọi là “đường chín đoạn” thế nhưng lại “không có ý định” (hay là không thể - T.D) đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
  • Trung Quốc kéo giàn khoan thứ hai vào biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Trang web của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17-6 thông báo từ ngày 18 đến 20-6, tàu kéo Đức Gia (De Jia) kéo giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) vào biển Đông. Chiều dài dây kéo là 600 m, tốc độ giàn khoan khoảng 4 hải lý/ giờ.
  • Đầu tư vào Trung Quốc giảm (BaoMoi) - Một số nước châu Âu đã bớt tin vào thị trường Trung Quốc do sự cạnh tranh gay gắt hơn và chi phí lao động cao hơn
  • Trung Quốc phải tôn trọng các hiệp định đã ký kết (BaoMoi) - QĐND - Không chỉ gây phản ứng trong dư luận quốc tế, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam còn là chủ đề chính của nhiều cuộc họp, hội nghị quốc tế.
  • Triển lãm tranh về “Chủ quyền biển đảo của Việt Nam” (BaoMoi) - 55 tác phẩm mỹ thuật của 50 họa sỹ, nhà điêu khắc Việt Nam đã ra mắt công chúng tại Hà Nội vào ngày 18/6, trong một triển lãm đặc biệt mang tên “Chủ quyền biển đảo của Việt Nam”, do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.
  • XK thủy sản sang Trung Quốc vẫn "thu hoạch" lớn trong 2014 (BaoMoi) - (HQ Online)- Đến nay, căng thẳng trên biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dường như không tác động tới thương mại thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  • Cục an toàn hàng hải Trung Quốc tuyên bố chuẩn bị đưa dàn khoan thứ 2 vào Biển Đông (BaoMoi) - Cục an toàn hàng hải Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ đưa dàn khoan thứ 2 vào Biển Đông. Thông báo chính thức vừa được công bố trên trang web của Cục này trong khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa kết thúc các cuộc hội đàm với quan chức cấp cao Việt Nam. Cục an toàn hàng hải Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch đưa dàn khoan thứ 2 vào Biển Đông ngày 17/6. Thông báo chính thức này được đưa ra trong khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì bắt đầu các cuộc hội đàm với quan chức cấp cao Việt Nam.
  • Phát hiện 2 tàu quét mìn TQ ở giàn khoan 981 (BaoMoi) - Liên quan đến tình hình biển Đông ngày 18/6, lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã phát hiện 2 tàu quét mìn lớp T43 của Trung Quốc thả trôi gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam.
  • Trường Cao đẳng ANND 1 ủng hộ lực lượng Cảnh sát biển 50 triệu đồng (BaoMoi) - Chung tay với cả nước góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, chiều 18/6, Đoàn đại biểu Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng ANND I do Thiếu tướng, PGS.TS Trần Văn Lang, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng đoàn đã đến trao tặng số tiền 50 triệu đồng cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
  • Tổng Bí thư tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc (BaoMoi) - (VTV Online) - Chiều nay (18/6), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam dự cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

TQ sẽ không nhượng bộ vấn đề biển Đông

000_Hkg9950612-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 6 năm 2014. AFP PHOTO/Lương Thái Linh
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì có cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam hôm nay để thảo luận các vấn đề trong khuôn khổ cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc. Vấn đề căng thẳng biển Đông được các học giả Việt Nam cho là một trong những chủ đề chính trong cuộc họp lần này. Liệu Trung Quốc sẽ có nhượng bộ gì hoặc yêu cầu gì với Việt Nam trong cuộc họp lần này? Việt Hà phỏng vấn bà Yun Sun, chuyên gia nghiên cứu thuộc chương trình Đông Á của Trung Tâm Stimson, tại Washington DC.
Thời điểm thích hợp?

Việt Hà: Chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam lần này được cho là nằm trong khuôn khổ cuộc họp của ủy ban chỉ đảo hợp tác Việt Nam Trung Quốc. Nhưng cuộc họp này đã bị hoãn lại từ tháng 5 do căng thẳng. Phía Việt nam cũng nói Trung Quốc đã nhiều lần khước từ đối thoại với Việt Nam để giảm căng thẳng. Theo bà tại sao lãnh đạo Trung Quốc lại quyết định có đối thoại cấp cao với Việt Nam vào thời điểm này?

Yun Sun: Trước hết, ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này là do cuộc họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc. Đây là cuộc họp thường niên và vì vậy sẽ thật là không hợp lý nếu Trung Quốc hoàn toàn khước từ cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp vô thời hạn. Cho nên tôi tin là cuộc họp đã được lên kế hoạch nhưng như cô đã nói là bị hoãn lại từ tháng 5 do căng thẳng đang lên. Nhưng nếu Trung Quốc khước từ toàn bộ cuộc họp thì đó sẽ không phải là bước đi khôn ngoan.

Việt Hà: Một học giả Trung Quốc có nói là đây là thái độ từ Trung Quốc cho thấy thiện chí hòa giải với Việt Nam. Bà có nhận xét thế nào?
Đây là cuộc họp thường niên và vì vậy sẽ thật là không hợp lý nếu Trung Quốc hoàn toàn khước từ cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp vô thời hạn. -Yun Sun
Yun Sun: Nếu như các bạn nhìn vào chính sách ngoại giao của Trung Quốc hoặc chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhất là căng thẳng gần đây với Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Chính sách của Trung Quốc rất rõ ràng. Có hai mặt trận. Thứ nhất là về hành động gọi là gây hấn của Trung Quốc dù là quân sự hay bán quân sự hay thương mại thì Trung Quốc cũng không lùi bước. Nhưng mặt khác trên lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc cũng cố gắng cho mọi người thấy một hình ảnh là Trung Quốc đang cố gắng nói chuyện và đàm phán. Nhưng tôi nghi ngờ là Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ hoặc lùi bước trong vấn đề về tranh chấp chủ quyền.

Việt Hà: Có học giả Việt Nam cho rằng phía Trung Quốc quyết định có đối thoại lần này là vì lo ngại Việt Nam đưa vấn đề ra tòa quốc tế và sẽ làm Trung Quốc mất mặt. Bà có ý kiến gì về nhận định này?

Yun Sun: Tôi không đồng ý lắm với cách nhìn nhận đó nhưng tôi thấy tính logic của lập luận này. Nhưng nếu mọi người hiểu thực sự về chính sách ngoại giao của Trung Quốc thì sẽ thấy là Trung Quốc không lo sợ Việt Nam đưa vấn đề này ra tòa quốc tế. Philippines đã làm điều này và Trung Quốc đã nói rõ là Trung Quốc sẽ không theo phán quyết của tòa quốc tế liên quan đến tranh chấp chủ quyền. Cho nên nếu Việt Nam có làm giống Philippines thì điều này cũng không làm thay đổi cách tính toán của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã mất mặt trong vấn đề này rồi. Cho nên dù Việt Nam có đưa vấn đề này ra tòa quốc tế thì nó cũng không làm thay đổi căn bản chính sách ngoại giao của Trung Quốc với vấn đề này. Mặt khác, theo tôi chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là nhắm vào việc có một số đối thoại, tìm cách giảm căng thẳng và tìm kiếm cơ hội để có đối thoại có ý nghĩa để hướng tới phía trước. Tuy nhiên tôi không tin chuyến thăm này diễn ra là vì nỗi lo từ Trung Quốc trước khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế. Thứ hai nữa là nó cũng không cho thấy sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc nhượng bộ hoặc lùi bước.
Chủ đề cuộc họp
 
000_Hkg9950036-250.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 2014. AFP PHOTO / POOL / LƯƠNG THÁI LINH.
Việt Hà: Vậy những chủ đề chính trong cuộc họp lần này sẽ là gì?

Yun Sun: Tôi chưa thấy bất cứ thông báo nào từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc về chủ đề của cuộc gặp cấp cao lần này, nên tôi không thể nói cụ thể. Tuy nhiên tôi có thể dự đoán dựa vào những báo cáo hiện có từ Trung Quốc là Trung Quốc muốn thảo luận về những gì đã xảy ra đối với các nhà máy của Trung Quốc và người Trung Quốc trong vụ bạo loạn chống Trung Quốc gần đây ở Việt Nam vào tháng 5 sau khi giàn khoan được triển khai. Tiếp theo tất nhiên là vấn đề giàn khoan và căng thẳng quan hệ hai nước sẽ không thể tránh khỏi. Tôi cũng dự đoán là nếu Trung Quốc khôn ngoan thì họ sẽ thêm vào nghị trình thảo luận những vấn đề về hợp tác nhiều hơn là cạnh tranh hoặc căng thẳng trong quan hệ hai nước. Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ không tập trung toàn bộ nghị trình vào vấn đề biển Đông.

Việt Hà: Theo bà thì Trung Quốc có thể đưa ra những trao đổi gì với Việt Nam hoặc yêu cầu gì từ phía Việt Nam để giúp giảm căng thẳng tại Biển Đông trong cuộc họp lần này?

Yun Sun: Tôi không chắc Trung Quốc ở vị trí có thể yêu cầu Việt Nam hoặc có một danh sách yêu cầu chính phủ Việt Nam phải theo. Theo tôi, điều này không có vẻ ngoại giao lắm. Đây cũng không phải là cách làm theo chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ muốn đàm phán về những cách để giảm căng thẳng hoặc giảm những đối đầu trong khu vực. Tôi không biết là liệu phía Việt Nam có được những cái đầu nguội tỉnh táo để thảo luận hay không và tôi cũng không biết phía Trung Quốc cũng có khả năng này hay không. Tuy nhiên hy vọng là ít nhất hai bên có thể ngồi xuống để nói chuyện về các vấn đề này mà không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tình cảm.

Việt Hà: Nhưng liệu sẽ có những trao đổi nhất định từ hai phía hay không trong vấn đề căng thẳng hiện tại?
Tôi có thể dự đoán dựa vào những báo cáo hiện có từ TQ là TQ muốn thảo luận về những gì đã xảy ra đối với các nhà máy của TQ và người TQ trong vụ bạo loạn chống TQ gần đây ở VN vào tháng 5. -Yun Sun
Yun Sun: Theo tôi đó là hy vọng của rất nhiều người nhưng tôi thắc mắc về việc Trung Quốc có làm điều này hay không vì nói giống như một trao đổi như cô vừa nói, cái mà Trung Quốc đưa ra phải có đủ ý nghĩa cho phía Việt Nam để có thể chấp nhận. Nhưng vào lúc này tôi không thấy có nhiều điểm mà Trung quốc sẵn sàng nhượng bộ hay Việt Nam sẵn sàng chấp nhận. Cho nên cơ hội trao đổi như vậy là rất khó, nhưng ít nhất hai bên có cơ hội để nói về căng thẳng. Điều lý tưởng nhất là hai phía có thể ngưng các hành động gây hấn trong khu vực.

Việt Hà: Hồi tháng 5 vừa qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ngưng một số chương trình trao đổi với Việt Nam sau những vụ bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam, theo bà thì liệu có khả năng cuộc họp hai nước nối lại những chương trình này sau cuộc họp lần này?

Yun Sun: Tôi nghĩ điều này cần một thời gian dài hơn chỉ là một cuộc gặp lần này, vì từ phía Trung Quốc họ cũng có những ý kiến mang tính dân tộc chủ nghĩa rất mạnh từ công chúng. Vụ bạo loạn chống Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua đã trở thành một chủ đề nóng được bàn thảo rất nhiều ở Trung Quốc. Quan điểm của công chúng nói chung là không chấp nhận chính phủ có những hành động hòa giải ngay lập tức. Cho nên chính phủ Trung Quốc cần thời gian để vượt qua ý kiến công chúng lần này. Điều mà chúng ta có thể thấy trong báo chí của Trung Quốc lúc này là Trung Quốc lo ngại không có một câu trả lời hoặc giải pháp hợp lý cho vụ bạo loạn chống Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Cho nên từ phía Trung Quốc, họ có thể yêu cầu một câu trả lời, bản án hoặc đáp ứng đối với những gì đã xảy ra, và chính phủ Việt Nam phải làm gì để giải quyết vấn đề này.

Theo tôi biết thì có một vấn đề đã được nói đến trong công chúng Trung Quốc là việc đền bù cho các hư hại đối với các cơ sở và doanh nghiệp Trung Quốc hay cho những người Trung Quốc bị thương hay bị giết trong vụ bạo loạn. Những ý kiến này từ công chúng Trung Quốc không thể bỏ qua và không thể không trả lời trước khi quan hệ song phương có thể được nối lại.

Việt Hà:Bà có dự đoán thế nào về thành công của cuộc họp lần này?

Yun Sun: Nếu hai bên may mắn thì có thể là họ sẽ có một tuyên bố nào đó trong tình thần của bản tuyên bố về ứng xử của các bên DOC. Nếu may mắn thì hai bên có thể đồng ý là ngưng các hành động gây căng thẳng trong khu vực. Đó là tất cả những gì mà chúng ta có thể hy vọng vào lúc này.

Việt Hà:Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-06-18

VỤ GIÀN KHOAN HD 981: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÓ ĐẤU TRANH NHẦM ĐỐI TƯỢNG?

TS. Hoàng Chí Hiếu

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế
Thực tế đã và đang diễn ra

Đã hơn một tháng nay, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm nóng dư luận trong và ngoài nước. Từ trong hang cùng ngõ hẽm, quán cà phê, quán nhậu, bờ ruộng … đến nghị trường quốc hội, đâu đâu cũng bàn luận sôi nổi tưởng chừng như không khí chiến tranh đã sắp đến. Giới chuyên gia, học giả, nhà làm luật, … hăng hái thảo luận các phương thức đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam và trả lại quần đảo Hoàng Sa. Các cuộc xuống đường của người Việt diễn ra khắp nơi trong (nhưng nhanh chóng bị nhà nước dập tắt) và ngoài nước phản đối Trung Quốc xâm lược.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lớn tiếng trên các diễn đàn quốc tế về sự thiêng liêng và tối thượng của chủ quyền quốc gia, … Nhiều học giả, nhà chính trị quốc tế lên tiếng hoặc lấy làm lo ngại về việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hoặc thẳng thắn chỉ trích hành động đơn phương hạ đặt gian khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam, … Trên thực địa, các lực lượng chấp pháp Việt Nam cùng ngư dân ngày đêm kiên trì và dũng cảm bám địa bàn đấu tranh với các lực lượng xâm lược Trung Quốc, … Nhưng đến nay, dường như tất cả những hoạt động đó đều vô hiệu. HD 981 vẫn trơ trơ, thậm chí còn ngang nhiên tự do di chuyển vị trí như trong nhà của mình. Hơn 100 tàu thuyền các loại, kể cả tàu chiến và máy bay vẫn thường xuyên túc trực trong vùng biển Việt Nam. Thậm chí, hành động ngăn cản tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam của Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn và tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Câu hỏi nóng bỏng đặt ra: Tại sao Trung Quốc lại không chịu rút giàn khoan HD 981 ? Phải chăng Trung Quốc bất chấp sự phản đối của dư luận hay sự phản ứng của Việt Nam là chưa đủ mạnh? Trong trường hợp này, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng sở dĩ Trung Quốc vẫn chưa chịu rút giàn khoan bởi một lẽ đơn giản, Việt Nam đã nhầm đối tượng đấu tranh.

Đối tượng đấu tranh của Việt Nam là ai?

Câu trả lời thật đơn giản. Giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam thì Việt Nam phải đấu tranh với nó để đuổi nó ra. Tuy nhiên, giàn khoan lại là vật vô tri vô giác, nó không thể tự chạy vào vùng biển Việt Nam được mà phải có người đưa nó vào. Về mặt chính thức, giàn khoan HD 981 thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC). Bản thân công ty này cũng không thể ngang ngược đem giàn khoan vào vùng biển của nước khác được nếu như nó không được sự bảo trợ của chính phủ Trung Quốc. Trên thực tế, CNOOC chính là công cụ của chính phủ Trung Quốc trong tham vọng bành trướng thị trường dầu toàn cầu và việc chính phủ nước này huy động một số lượng lớn tàu và máy bay các loại nhằm bảo vệ hoạt động của giàn khoan đã nói lên điều đó. Việt Nam hơn một tháng qua chưa thể đẩy đuổi được giàn khoan này ra khỏi vùng biển của mình bởi một lẽ đơn giản là đã đấu tranh nhầm đối tượng. Việc huy động lực lượng chấp pháp đấu tranh trên thực địa là cần thiết song việc không thể tiếp cận sát giàn khoan (luôn bị tàu Trung Quốc chặn xa ở khoảng cách trên 6 hải lý) đã khiến việc đấu tranh này không đạt được mục đích. Mặt khác, dù có tiếp cận được giàn khoan đi nữa thì những lời tuyên truyền được phát ra từ các tàu chấp pháp cũng không thể đuổi nó đi được nếu như nó không được lệnh từ chính phủ Trung Quốc. Hàng ngày, thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin tại hiện trường mà đau lòng. Ngay trên vùng biển của mình, lực lượng chấp pháp Việt Nam bị xua đuổi, bị đâm húc, bị phun vòi rồng mà không thể (hay không dám) đáp trả. Rồi đài báo hỉ hả xem việc vòng tránh (thực chất là bỏ chạy) của các tàu chấp pháp Việt Nam trước kẻ cướp là thắng lợi !? Rõ ràng, việc duy trì một số lượng khá lớn (lên tới vài chục chiếc) thường xuyên tại hiện trường của Việt Nam (dù còn ít hơn của Trung Quốc) lâu dài cũng sẽ là gánh nặng về tài chính, chưa kể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên công vụ trên các tàu. Việc thực hiện các chương trình phát động ủng hộ lực lượng chấp pháp trên biển đã phản ánh phần nào thực tế này. Đã đến lúc, Việt Nam cần phải chuyển hướng đấu tranh, hướng vào đối tượng chính là chủ nhân của giàn khoan này, tức là chính phủ Trung Quốc thay vì đấu tranh với giàn khoan.

Đấu tranh bằng cách nào?

Khi những biện pháp thông thường không những không có hiệu quả mà sự ngang ngược và hung hãn của Trung Quốc ngày càng lên thì việc tính đến các biện pháp mạnh hơn là cần thiết. Chiến tranh là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều khó hiểu là cho đến nay, việc tập hợp sức mạnh toàn dân tộc vào đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước dường như bị bỏ qua. Nhiều chương trình truyền hình hướng về biển đảo nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân được tổ chức. Việc làm này chủ yếu là đối nội nhưng chợt nhớ từ thế kỉ XIII, trong Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo đã cảnh báo do “mê tiếng hát” nên khi giặc Mông Thát tràn sang, “tiếng hát hay không chọc thủng được tai giặc”. Các cuộc xuống đường, mít-tinh, thậm chí là phải mít-tinh ngay chính trước Đại sứ quán Trung Quốc chính là sự biểu dương sức phản đối lớn nhất lại không được phép tiến hành. Việc triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối cũng không diễn ra (một phần do Trung Quốc đang trong thời gian thay đại sứ) mà thay vào đó là “mời” Đại diện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh mời Tổng lãnh sự Trung Quốc Sài Văn Duệ đến để phản đối. Đó dường như là sự phản ứng cho có. Phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shangri La biểu hiện sự mềm yếu trong bảo vệ chủ quyền. Việc kêu gọi các tổ chức khu vực và quốc tế ủng hộ là cần thiết. Tuy nhiên, việc cần làm nhất là Việt Nam cần có những hành động kiên quyết hơn. Chủ quyền quốc gia bị xâm phạm mà mình không dám lên tiếng phản đối thì làm sao có thể kêu gọi quốc tế ủng hộ mình được? Hiệu quả nhất có lẽ là việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế (đây mới chính là đối tượng cần đấu tranh để buộc giàn khoan HD 981 phải rút) thì chính phủ Việt Nam đến nay đã không (hoặc không dám) thực hiện. Cũng như nhiều lần trong lịch sử (ngoại trừ Hội nghị Diên Hồng thời Trần), trước họa ngoại xâm, chủ quyền quốc gia lại phụ thuộc “tập thể vua Bộ Chính trị”. Đến bao giờ Việt Nam mới khởi kiện Trung Quốc? Người dân Việt Nam đòi hỏi có câu trả lời.
H.C.H.
Tác giả gửiBVN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét