Thoát khỏi áp lực Trung Quốc bằng cách nào?
Hiện nay, Trung Quốc đã thực sự gây áp lực rất lớn trong việc việc
tạo ra nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông, điều này đã khiến các nhà
lãnh đạo hết sức lo lắng. Thực tế đó ra sao và phải làm thế nào để thoát
khỏi các áp lực đó từ TQ trên Biển Đông?
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu lãnh hải của VN sau hơn một tháng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Cần một sự lựa chọn dứt khoát
Với thái độ ngày càng cứng rắn hơn Trung Quốc đẩy Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, trong khi đó phía VN vẫn hết sức nhũn nhặn và kiềm chế. Vì sợ rằng một khi căng thẳng chính trị leo thang sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho các quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Nhận định về quan điểm của lãnh đạo Việt Nam hiện nay trong vấn đề Biển Đông, TS Đinh Hoàng Thắng cựu Đại sứ VN tại Hà lan cho rằng cần thấy căn nguyên của quan hệ Việt-Trung nói chung và vụ việc giàn khoan HD-981 là cả một tiến trình lâu dài từ xưa đến nay và nói như Nguyễn Trãi thì “Họa phúc đâu chỉ một buổi”.
Theo ông lịch sử quan hệ VN-TQ đa phần là xung đột, nhưng chủ trương của người Việt luôn là hòa hiếu, chỉ khi nào một khi sự kiên nhẫn không còn thì người Việt Nam mới chấp nhận xảy ra chiến tranh. Nhưng kết thúc mọi cuộc chiến tranh thì lập tức hòa hiếu trở lại. Do vậy sự mềm mỏng của chính quyền VN trong vấn đề Biển Đông hiện nay là một việc làm hợp lý.
Từ Hà nội, TS Đinh Hoàng Thắng nói với chúng tôi:
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu lãnh hải của VN sau hơn một tháng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Cần một sự lựa chọn dứt khoát
Với thái độ ngày càng cứng rắn hơn Trung Quốc đẩy Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, trong khi đó phía VN vẫn hết sức nhũn nhặn và kiềm chế. Vì sợ rằng một khi căng thẳng chính trị leo thang sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho các quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Nhận định về quan điểm của lãnh đạo Việt Nam hiện nay trong vấn đề Biển Đông, TS Đinh Hoàng Thắng cựu Đại sứ VN tại Hà lan cho rằng cần thấy căn nguyên của quan hệ Việt-Trung nói chung và vụ việc giàn khoan HD-981 là cả một tiến trình lâu dài từ xưa đến nay và nói như Nguyễn Trãi thì “Họa phúc đâu chỉ một buổi”.
Theo ông lịch sử quan hệ VN-TQ đa phần là xung đột, nhưng chủ trương của người Việt luôn là hòa hiếu, chỉ khi nào một khi sự kiên nhẫn không còn thì người Việt Nam mới chấp nhận xảy ra chiến tranh. Nhưng kết thúc mọi cuộc chiến tranh thì lập tức hòa hiếu trở lại. Do vậy sự mềm mỏng của chính quyền VN trong vấn đề Biển Đông hiện nay là một việc làm hợp lý.
Từ Hà nội, TS Đinh Hoàng Thắng nói với chúng tôi:
Chính sách đối ngoại của VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã phá sản trong giai đoạn hiện nay, vì thế giới đang có xu hướng trở về lưỡng cực giữa hai nhóm đại diện cho quyền lợi của Mỹ-EU và một nhóm đại diện cho quyền lợi của Nga-Trung - Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh“Cầm cự một tháng như thế mà vẫn không rơi vào bẫy khiêu khích của TQ, vì TQ chỉ muốn VN nổ một phát súng đấy là cái điều mà TQ khát khao cháy bỏng. Nhưng VN rất kiên cường nhưng không rơi vào bẫy khiêu khích của TQ. Điều đó cho thấy rằng dễ gì mà lãnh đạo VN không tiên liệu được trước ”
Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh thấy rằng: chính sách bành trướng trên Biển
Đông của Trung Quốc đây không phải là vấn đề mới, mà đây là hậu quả do
sự sai lầm của chính sách đối ngoại phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga của
Việt Nam. Nên đến lúc này trên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam đã
hết sức cô độc không có đồng minh. Theo ông Việt Nam hiện nay không chỉ
chịu áp lực từ phía Trung Quốc mà còn chịu các áp lực khác từ quốc tế,
trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang dần dần hình thành thế lưỡng cực.
Điều đó đỏi hỏi Việt Nam cần có một sự lựa chọn dứt khoát hoặc một sự
trung lập một cách rõ ràng, tránh sự lập lờ như hiện nay.
Từ Canada, Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh nói với chúng tôi:
“Chính sách đối ngoại của VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã phá sản trong giai đoạn hiện nay, vì thế giới đang có xu hướng trở về lưỡng cực giữa hai nhóm đại diện cho quyền lợi của Mỹ-EU và một nhóm đại diện cho quyền lợi của Nga-Trung”.
Đã tới lúc không thể chần chờ
Trả lời câu hỏi Việt Nam cần phải làm gì để đối phó, đồng thời để thoát ra các áp lực hiện nay của Trung Quốc, Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh thấy rằng trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, nếu khôn khéo thì sự kiện giàn khoan sẽ có ý nghĩa tích cực. Và nếu lãnh đạo Việt Nam tỉnh táo thì sẽ có thể tạo ra một bước ngoặt cho Việt Nam, đó là vấn đề phải Thoát Trung. Theo ông nếu Việt Nam đổi mới theo hướng dân chủ, tiến bộ sẽ tạo đà cho đất nước phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dài để thoát Trung. Nếu làm được điều này hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ thay đổi, thế giới khi thấy Việt Nam thay đổi theo hướng dân chủ, họ sẽ hết lòng ủng hộ giúp đỡ Việt Nam, kể cả trong vấn đề Biển Đông.
Từ Canada LS. Vũ Đức Khanh nói:
“Độc đảng thì không có một quốc gia nào trên thế giới ủng hộ VN, cho nên giải cái bài toán VN hiện tại trước hết là giải quyết bài toán của chế độ, tức là giải quyết tận gốc rễ vấn đề của chế độ để giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước. Nếu giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước thì có thể huy động được tổng lực của toàn dân. Một khi có thể huy động được tổng lực của toàn dân thì chúng ta không ngại gì với việc đối phó sức ép của TQ”
Từ Thụy sĩ, ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi:
“Thứ nhất lãnh đạo VN phải có sự thay đổi trong việc nhìn nhận vấn đề, thứ hai là phải thực thi các bước đi làm sao để tránh một cuộc chiến tranh có thể nổ ra. Vì già néo sẽ đứt dây, mà người già néo ở đây thì chỉ có các lãnh đạo VN”.
Theo báo VnExpress thì chuyên gia phân tích James Holmes của báo The Diplomat nhận định cho rằng Trung Quốc trước hết cần chấm dứt hoạt động thăm dò vi phạm luật quốc tế, rồi có thể học theo mô hình Hiệp ước nghề cá Nhật Bản - Đài Loan, để cùng các nước Đông Nam Á hợp tác khai thác phát triển tài nguyên, hải sản trên khu vực chồng lấn thuộc vùng đặc quyền kinh tế song phương ở Biển Đông, nhưng sẽ không đề cập đến tuyên bố chủ quyền. Điều đó giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang và những căng thẳng không cần thiết trên Biển Đông trong lúc này. Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro chính trị thông qua thúc đẩy hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, đáng để các nước vận dụng.
TS Đinh Hoàng Thắng thấy rằng trong cái rủi có cái may, đây là lúc Việt Nam phải có sự tính toán lại toàn bộ chiến lược trong quan hệ ngoại giao của mình đối với các quốc gia khác. Đồng thời Việt Nam cần phải gióng lên tiếng chuông cho thế giới thấy bộ mặt thật trong chính sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đây là nguy cơ không chỉ riêng đối với Việt Nam. Quan trọng nhất là không để chiến tranh trên Biển Đông nổ ra.
TS Đinh Hoàng Thắng nói với chúng tôi:
“Nhưng mà cái khó nhất của người VN trong lúc này là làm thế nào không để lịch sử lặp lại cái bài học vinh quang và cay đắng của thế kỷ 20. Tức là biến VN trở thành một chiến địa của những học thuyết, nhưng tham vọng của nước lớn. VN không được lặp lại những cái đó nữa, mình phải làm thế nào mình phải minh triết, vừa bảo vệ được quyền lợi sinh tồn của mình vừa không rơi vào cái bẫy ”.
Với mọi quốc gia, hòa bình để phát triển đất nước là điều cần thiết, nhưng chủ quyền quốc gia là điều quan trọng hơn cả. Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy thứ hòa bình có điều kiện trong sức ép của kẻ thù, vì đó thực chất là một sự đầu hàng không thể chấp nhận được.
Từ Canada, Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh nói với chúng tôi:
“Chính sách đối ngoại của VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã phá sản trong giai đoạn hiện nay, vì thế giới đang có xu hướng trở về lưỡng cực giữa hai nhóm đại diện cho quyền lợi của Mỹ-EU và một nhóm đại diện cho quyền lợi của Nga-Trung”.
Đã tới lúc không thể chần chờ
Trả lời câu hỏi Việt Nam cần phải làm gì để đối phó, đồng thời để thoát ra các áp lực hiện nay của Trung Quốc, Nhà báo, LS. Vũ Đức Khanh thấy rằng trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, nếu khôn khéo thì sự kiện giàn khoan sẽ có ý nghĩa tích cực. Và nếu lãnh đạo Việt Nam tỉnh táo thì sẽ có thể tạo ra một bước ngoặt cho Việt Nam, đó là vấn đề phải Thoát Trung. Theo ông nếu Việt Nam đổi mới theo hướng dân chủ, tiến bộ sẽ tạo đà cho đất nước phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dài để thoát Trung. Nếu làm được điều này hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ thay đổi, thế giới khi thấy Việt Nam thay đổi theo hướng dân chủ, họ sẽ hết lòng ủng hộ giúp đỡ Việt Nam, kể cả trong vấn đề Biển Đông.
Từ Canada LS. Vũ Đức Khanh nói:
“Độc đảng thì không có một quốc gia nào trên thế giới ủng hộ VN, cho nên giải cái bài toán VN hiện tại trước hết là giải quyết bài toán của chế độ, tức là giải quyết tận gốc rễ vấn đề của chế độ để giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước. Nếu giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước thì có thể huy động được tổng lực của toàn dân. Một khi có thể huy động được tổng lực của toàn dân thì chúng ta không ngại gì với việc đối phó sức ép của TQ”
Thứ nhất lãnh đạo VN phải có sự thay đổi trong việc nhìn nhận vấn đề, thứ hai là phải thực thi các bước đi làm sao để tránh một cuộc chiến tranh có thể nổ ra. Vì già néo sẽ đứt dây, mà người già néo ở đây thì chỉ có các lãnh đạo VN - ông Đặng Xương HùngÔng Đặng Xương Hùng một nhà ngoại giao cho rằng: chiến tranh trên Biển Đông là điều không thể xảy ra, vì đối với lãnh đạo Đảng CSVN điều đó là nguy cơ sụp đổ của chế độ. Theo ông lãnh đạo Việt Nam cần thay đổi chính sách đối ngoại và cần có các hành động cụ thể, như việc kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế là việc cần phải làm ngay, để tạo lòng tin, cũng như để VN có thể tham gia một liên minh mang tính tập thể với nhiều quốc gia khác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Từ Thụy sĩ, ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi:
“Thứ nhất lãnh đạo VN phải có sự thay đổi trong việc nhìn nhận vấn đề, thứ hai là phải thực thi các bước đi làm sao để tránh một cuộc chiến tranh có thể nổ ra. Vì già néo sẽ đứt dây, mà người già néo ở đây thì chỉ có các lãnh đạo VN”.
Theo báo VnExpress thì chuyên gia phân tích James Holmes của báo The Diplomat nhận định cho rằng Trung Quốc trước hết cần chấm dứt hoạt động thăm dò vi phạm luật quốc tế, rồi có thể học theo mô hình Hiệp ước nghề cá Nhật Bản - Đài Loan, để cùng các nước Đông Nam Á hợp tác khai thác phát triển tài nguyên, hải sản trên khu vực chồng lấn thuộc vùng đặc quyền kinh tế song phương ở Biển Đông, nhưng sẽ không đề cập đến tuyên bố chủ quyền. Điều đó giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang và những căng thẳng không cần thiết trên Biển Đông trong lúc này. Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro chính trị thông qua thúc đẩy hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi, đáng để các nước vận dụng.
TS Đinh Hoàng Thắng thấy rằng trong cái rủi có cái may, đây là lúc Việt Nam phải có sự tính toán lại toàn bộ chiến lược trong quan hệ ngoại giao của mình đối với các quốc gia khác. Đồng thời Việt Nam cần phải gióng lên tiếng chuông cho thế giới thấy bộ mặt thật trong chính sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đây là nguy cơ không chỉ riêng đối với Việt Nam. Quan trọng nhất là không để chiến tranh trên Biển Đông nổ ra.
TS Đinh Hoàng Thắng nói với chúng tôi:
“Nhưng mà cái khó nhất của người VN trong lúc này là làm thế nào không để lịch sử lặp lại cái bài học vinh quang và cay đắng của thế kỷ 20. Tức là biến VN trở thành một chiến địa của những học thuyết, nhưng tham vọng của nước lớn. VN không được lặp lại những cái đó nữa, mình phải làm thế nào mình phải minh triết, vừa bảo vệ được quyền lợi sinh tồn của mình vừa không rơi vào cái bẫy ”.
Với mọi quốc gia, hòa bình để phát triển đất nước là điều cần thiết, nhưng chủ quyền quốc gia là điều quan trọng hơn cả. Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy thứ hòa bình có điều kiện trong sức ép của kẻ thù, vì đó thực chất là một sự đầu hàng không thể chấp nhận được.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-06-18
Tô Văn Trường - Hôn nhân ý thức hệ và quà tặng trớ trêu của số phận
Thiên hạ đồn rằng lãnh đạo Nhà nước Việt Nam sắp có cuộc bàn luận
quan trọng về việc kiện hay không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì
có tin chính thức ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì
sang thăm Việt Nam.
TS. Tô Văn Trường |
Sau khi tôi viết liền 2 bài: ”Phải kiện nhưng kiện cái gì như thế nào và khi nào” và “Luận bàn về nếu Trung Quốc ly thân hay ly dị Việt Nam” nhiều ý kiến phản hồi nên bổ sung phân tích về cuộc hôn nhân, mối tình “môi hở - răng lạnh” Trung- Việt để thấy được toàn cảnh trớ trêu của số phận.
Hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý.
Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông Điều này có lẽ là thiên định. Việt Nam không thể “chuyển nhà” và cũng không thể bắt Trung Quốc rời chuyển đi chỗ khác ! (theo kiểu tuyên bố khùng của Fidel đại ý nếu Mỹ không thích Cuba thì Mỹ có thể chuyển đi chỗ khác !). Đây là cuộc hôn hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý là cuộc hôn nhân định mệnh trớ trêu của tạo hóa.
Hôn nhân về ý thức hệ.
Đây là điều đáng nói và đáng bàn. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử mấy ngàn năm, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam bị ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc nhưng chưa bao giờ dân tộc Việt bị đồng hóa và luôn giữ gìn truyền thống dân tộc và luôn tìm cách phát triển riêng và độc lâp của mình. Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội ra đời và tìm được đất để phát triển tại những nước lạc hậu, dân trí thấp như Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều tiên và Việt Nam.
Nói Việt Nam bị ảnh hưởng là quá nhẹ, phải nói là Việt Nam là nô lệ có lẽ chính xác hơn. Có thật Việt Nam chưa bị đồng hóa không? Theo các nhà Việt Nam học, thì hình như là không. Việt Nam luôn tìm cách phát triển riêng, và độc lập thì có lẽ đúng. Nhưng tiếc thay, những cố gắng của Việt Nam thì chưa thành công. Trong lịch sử, những lần Việt Nam chiến thắng Trung Quốc thì chỉ là chiến thắng trong các cuộc chiến, nhưng sau đó thì lại trở thành nô lệ về chính trị, và văn hóa.
Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cuộc hôn nhân của mình trên nền tảng ý thức hệ mơ hồ và ảo tưởng này chủ yếu là để cai trị và củng cố quyền lực của giới thống trị. Ở thế kỷ 21 này, với trình độ dân trí và phát triển hội nhập thì điều này trở nên " Xưa rồi Diễm ơi !". Về bản chất Trung Quốc và Việt nam hiện tại đã vứt bỏ toàn bộ những cái tốt đẹp, mơ mộng và ảo tưởng của Chủ nghĩa xã hội để lộ rõ nguyên hình mô hình phát triển "tư bản đỏ", bất chấp tất cả, vì lợi nhuận và quyền lực thống trị.
Phải thoát ra khỏi chính mình
Con đường duy nhất của VN lúc này là phải kiên định, dũng cảm nhìn lại mình và vượt lên chính mình để cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tôc, và dân chủ hóa để đưa đất nước hòa nhập với cộng đồng văn minh của thế giới, đưa đất nước phát triển, thêm bạn bè tốt và tránh xa kẻ xấu.
Nếu đã nhìn rõ, nhìn đúng được bản chất thực sự của Trung Quốc thì ta sẽ có được hướng đi rõ ràng hơn. Trước đây, giới lãnh đạo và nhân dân còn mơ hồ. Giới lãnh đạo mơ hồ vì họ còn quyền lợi. Nhưng người dân thì không phải vì quyền lợi (đúng ra là quyền lợi bị xâm phạm) mà vì người dân vẫn còn mê muội từ thời xưa do bị tuyên truyền, nhồi sọ. Và chính người dân, và những người lãnh đạo có nhận thức tốt, cũng chưa ý thức được cuộc chiến nó sẽ cam go như thế nào.
Đây là cuộc chiến “hai trong một”. Có lẽ giờ đây chính là lúc cuộc chiến cam go nhất trong lịch sử Việt Nam. Thứ nhất là cuộc chiến giải phóng dân tộc. Chưa bao giờ Việt Nam thoát ra khỏi cái bóng, khỏi sự nô dịch của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có cơ hội để thoát ra. Thứ hai, đây là cuộc chiến giải phóng con người. Đây không phải là cuộc chiến ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa/Tư bản chủ nghĩa vì thực ra làm gì có XHCN ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, không thể tồn tại cái cuộc chiến ý thức hệ nữa. Bây giờ là cuộc chiến giải phóng con người. Cuộc chiến giành quyền con người. .
Lần này, Dương Khiết Trì sang Việt Nam cũng có thể là ve vãn mà cũng có thể là dọa dẫm và lôi kéo. Trung Quốc rất sợ Việt Nam chuyển hướng cải tổ thể chế, dân chủ để hóa tiếp cận với nền văn minh của thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc, đặc biệt tới phong trào dân chủ tại đây. Sẽ không bao giờ Trung Quốc muốn có một Việt Nam phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Singapore ở ngay cạnh mình. Việt Nam thống nhất và phát triển theo hướng hòa nhập với cộng đồng văn minh của thế giới là một cản trở rất lớn cho giấc mộng bá quyền Trung Hoa.
Sự kiện Biển Đông là cơ hội lớn cho sự phát triển này. Đừng làm hời hợt nửa vời. Điều đó sẽ tổn hại tới Đất nước và sự phát triển bền vững của Dân tộc Việt. Nhân dân Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ cám ơn Việt Nam vì điều này!
Người bạn từ Hà Nội chia sẻ quan điểm là muốn thoát Trung thì phải thoát ra khỏi chính mình đã. Và nếu làm được từ trên xuống sẽ tránh được đổ máu. Hôm nay ông Yang Jiechi và ông Phạm Bình Minh bài của ai người ấy đọc nhưng lại vẫn cứ gọi nhau là đồng chí. Rõ chán!
Viết đến đây, tôi lại nhớ bài hát của Nhạc sỹ Trần Tiến " Chim sẻ tóc xù " phỏng thơ của Lưu Quang Vũ " Phố ta " những năm đầu 70 của thế kỷ trước:
“Đừng nghe em nhé đừng nghe!
Mà nghe em nhé, đừng tin”
Khôn nhà dại chợ
Cái khó là ở chỗ đã quyết định “ra đòn” là phải rứt khoát, không thể ngập ngừng! Cái đáng lo nhất là phải “thoát lú” vì e rằng các chính khách của ta đã quá quen với ứng xử kiểu “khôn nhà, dại chợ”, và “cả vú lấp miệng em” khi hành xử đối nội. Có rất nhiều việc thuộc về quốc sự mà ở ta thì lại … ngẩn ngơ “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” – hết sức kỳ lạ!
Đó là chưa kể tới việc có khả năng còn có cả những éo le trong “thâm cung bí sử” như cỗ xe tứ mã có đủ ngựa nhưng được đóng vào xe lại không cùng một hướng thì sẽ tự phanh hãm !
Thay cho lời kết
Giới thạo tin cho rằng chuyến đi của Dương Khiết Trì nhằm đe dọa đồng thời vuốt ve Việt Nam nhằm mục đích là ngăn không cho Việt Nam gần gũi với Mỹ - Nhật đồng thời, không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Họ Dương có thể đưa ra củ carot này nọ để câu giờ và tạo thế cho cánh thân Tàu chiếm ưu thế trong Đại hội 12 tới nhưng nếu nhìn vấn đề tận bản chất thì sự xâm lược ở Biển Đông là quá lộ liễu, trắng trợn (họ đang biến Gạc Ma và Bãi Chữ Thập thành căn cứ quân sự khủng) cho nên nếu xoa dịu bằng cách rút dàn khoan đi mà Việt Nam đã vội OK không kiện nữa thì đúng là ăn quả LỪA nữa rồi.
Thế của Việt Nam bây giờ tuy yếu hơn họ, đánh nhau thì có thể thua trong ngắn hạn nhưng Trung Quốc khó nuôi cuộc chiến này lâu vì cả trong và ngoài nước không thuận. Đó là chưa tính đến việc Mỹ, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Úc vv…đời nào chịu để Trung Quốc nắm con đường huyết mạch giao thương.
Bởi vậy thái độ cương quyết nhưng mềm dẻo về đối ngoại kết hợp với hành động cải cách thể chế chính trị, kinh tế- xã hội trong nước lúc này chính là áp dụng bài học " lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chí Nhân mà thắng bạo tàn" mà Cha Ông ta để lại.
Tô Văn Trường
(Quê choa)
BCT hãy làm gương đoàn kết thống nhất
Từ xa tôi chân thành góp ý kiến với 16 vị trong Bộ Chính trị –
thường gọi là Bêcêtê. BCT, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản
VN, tự nhận có quyền lãnh đạo toàn diện và duy nhất đất nước và nhân
dân, mặc dầu nó không hề nhận được một lá phiếu bầu nào của người dân.
Đây là điều phi lý rõ ràng, trái ngược hẳn với Dân chủ và Pháp quyền do
người đứng đầu Chính phủ cam kết với toàn dân trong bản Thông điệp đầu
năm 2014.
Nhiều người trong BCT gần đây đã lên tiếng về nguy cơ của đất nước ở biển Đông, kêu gọi toàn dân đoàn kết thống nhất, biểu thị lòng yêu nước, còn kêu gọi sự ủng hộ của toàn thế giới.
Lẽ ra BCT phải cùng nhau thảo luận dân chủ, thuyết phục nhau cho ra lẽ, lắng nghe tiếng nói của nhân dân, nhất là của trí thức nước ta, đạt được nhất trí thật cao, 16 người như môt. Thế nhưng BCT đã không làm được như thế.
Đáng trách nhất là tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên BCT, ra trước cuộc họp quốc tế ở Singapore đã đọc diễn văn, trả lời báo chí quốc tế một cách yếu ớt, thái độ nhu nhược, không có khí thế chiến đấu. Ông lý giải cuộc khủng hoảng ở biển Đông, theo phía VN nhìn, chỉ là một cuộc xung đột thường có trong mọi gia đình. Ông Thanh làm cho người nghe hiểu rằng sẽ hòa giải qua song phương, còn nhìn chung là quan hệ Việt – Trung vẫn tốt đẹp như trước.
Trong BCT cần chỉ ra người phụ trách ngành tuyên huấn Đinh Thế Huynh và bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã tỏ ra nhu nhược. Báo chí nhà nước chỉ được lên án TQ có mức độ vừa phải, các cuộc biểu tình vẫn bị kiềm chế, sự đàn áp dân xuống đường chống bành trướng vẫn diễn ra, đặc biệt là ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Thiện Nhân được cử ra chăn dắt Mặt trận Tổ quốc cũng tỏ ra thiếu nhiệt tâm chống bành trướng. Do đó các hội đoàn thành viên Mặt Trận vẫn nằm im không lên tiếng trước hiểm họa từ phương Bắc.
Còn 2 bà phụ nữ trong BCT là Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân đều im hơi kín tiếng, khác hẳn các blogger nữ trẻ như Huỳnh Thục Vy, Đoan Trang hay nhà văn Võ Thị Hảo, nghệ sỹ Kim Chi.
Xem ra cuộc thảo luận trong BCT chưa thật sự ngả ngũ. Tất cả còn tùy thuộc ở thái độ đấu tranh của quần chúng nhân dân, bên cạnh những thư ngỏ, tuyên ngôn, kiến nghị thật đông đảo người tham gia, còn cần hành động xuống đường của quần chúng đông đảo hơn nữa, thái độ của giới trí thức thật quyết liệt, buộc BCT phải hiểu rõ lòng dân thực sự là mạnh mẽ ra sao, từ đó mới xoay chuyển được tình thế nhập nhằng hiện nay .
Sự chia rẽ trong BCT là một hiện tượng hiển nhiên. Do quyền lợi các phe nhóm khác nhau, tranh giành nhau đặc quyền đặc lợi thêm gay gắt khi Đại hội XII sắp tới.
Những người trong BCT có ý ngả theo lòng dân hãy ra sức thuyết phục những người còn phân vân lưỡng lự, rằng lúc này là thời điểm quyết định, thuận theo ý dân thì đảng CS, BCT sẽ có thể tồn tại; đi ngược lòng dân thì có thể mất hết sạch tất cả quyền lực lẫn của cải, như trong mọi bão táp cách mạng của nhân dân quật khởi.
Nhóm thức thời trong BCT hãy ra sức tạo nên một đa số trong BCT, nghĩa là trên 9 trong 16 người.
Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng có thể thuyết phục vì vừa qua ông ta bị ép buộc đọc nguyên từng chữ bản văn được BCT duyệt kỹ, còn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sửa, duyệt lần cuối và ký tên. Ông Trọng là con người bảo thủ, giáo điều bậc nhất hiện nay. Ông Thanh chỉ là cái loa của BCT, thật ra là của ông Trọng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ như được các ông Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Hà Văn Dụ tán đồng, có thể tranh thủ thêm ông Phùng Quang Thanh, ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Thiện Nhân và cả bà Kim Ngân. Đa số trong BCT này có thể làm nên việc lớn. Có thể bẻ lái sang con đường Dân chủ và Pháp quyền do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra trong Thông điệp đầu năm nhưng chưa hề được thực hiện.
Đa số BCT có thể đề xuất với Ban chấp hành Trung ương một cuộc họp đặc biệt bàn về hướng đi này.
Đây là lối thoát gọn, nhanh, ít xáo trộn xã hội nhất.
Và như vậy để sớm mở đường cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lên đường sang Washington gặp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ một cách nhẹ nhàng phấn chấn. Nếu không sẽ thành một sơ xuất ngoại giao kỳ quặc (gaffe diplomatique). Ông Minh đã gọi điện thẳng cho ông Kerry để yêu cầu phía Hoa Kỳ ủng hộ VN, lên án TQ có hành động xâm phạm vùng biển VN, và Hoa Kỳ đã lập tức mạnh mẽ lên tiếng. Ông Kerry còn mời ông Minh sang ngay Washington để bàn sâu thêm về biển Đông và cả quan hệ Mỹ – Việt. Vậy mà 1 tuần lễ trôi qua rồi người ta vẫn ngóng chờ. Chỉ vì BCT còn cãi nhau. Tựu trung cãi nhau trong mỗi người. Vì nhân dân hay vì chủ nghĩa cá nhân .
Rõ ràng BCT đã tỏ ra bạc nhược trước họa bành trướng đã hiển nhiên. Lập trường chính thức của Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên Âu, Úc, Hoa Kỳ còn mạnh mẽ và rõ ràng hơn thái độ chính trị của BCT ở Việt Nam.
Hưởng ứng lập trường kiên quyết ngăn chặn bành trướng của toàn thế giới dân chủ, VN có thế và lực tăng lên gấp bội, cả về quốc phòng và về kinh tế – tài chính, xã hội và đời sống, một cuộc đột biến lịch sử.
BCT hãy suy nghĩ kỹ về trách nhiệm của mình trong tình thế nước sôi lửa bỏng ở biển Đông và hãy đoàn kết nhất trí như chính BCT đã kêu gọi toàn dân đoàn kết nhất trí, một lòng kiên định chống bành trướng và ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.
Một BCT chia rẽ nghiêm trọng với một Tổng Bí thư bạc nhược là thảm họa của đảng CS, cũng là châm ngòi cho một cuộc cách mạng nhân dân khó tránh khỏi. Bùi Tín
(VOA)
Việt Nam - Đáp số của những sự im lặng
Hai người Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai hôm 09/5/2014. |
“Tình hình biển Đông bây giờ dân thì cũng nhiều người như tôi, người ta mặc kệ, chán rồi, chán chả buồn nói nữa vì 1 tháng rồi có làm được gì đâu. Nghe tivi nói nhiều nhảm nhí suốt ngày, súng phun nước chỉ bắn được có 1 lần, cứ rêu rao đi rêu rao lại mà cứ để bị lấn lướt như thế thì người ta cũng chán. Biểu tình thì không cho. Nhiều người kể cả công an về hưu cũng nói ‘rồi chẳng đi đến đâu’. Những lời nói của truyền thông như kiểu mị dân là ‘sợ bị Trung Quốc đánh’. Còn bao nhiêu nước, Liên Hiệp Quốc, có đánh mình chết được ngay đâu? ‘Kiến nghị hòa bình, 4 tốt’: ông Bộ trưởng nói kiểu quỳ lụy Trung Quốc quá thành ra dân cũng chán. Mình là người dân thấp cổ bé họng chẳng làm được gì cả”.
Vừa rồi là chia sẻ của 1 tài xế lái taxi tên Vũ ở Hà Nội. Do tính chất công việc, anh Vũ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nhiều độ tuổi và nhiều thành phần khác nhau trong xã hội nhưng đa số những người anh Vũ gặp hằng ngày có cùng thái độ im lặng giống như anh trước tình hình căng thẳng ở biển Đông hiện nay.
...ở đâu không biết chứ ở Nha Trang-Khánh Hòa, người ta nói sao Nhà nước VN không lên tiếng mà cứ im lặng.
- Một người chạy xe ôm ở Nha Trang
|
Dân chúng im lặng vì họ không thể thực hiện quyền công dân đi biểu tình chống Trung Quốc một cách ôn hòa, cho thế giới thấy tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế của họ trước sự xâm lấn chủ quyền biển đảo VN của Bắc Kinh. Công luận trong nước im lặng do không biết Chính phủ VN sẽ chọn phương sách nào giải quyết vụ việc giàn khoan HD 981 khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng khái tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5, cho rằng Việt Nam-Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp, vẫn duy trì quan hệ giữa 2 nước và vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông đôi khi có những va chạm gây căng thẳng giống như mỗi gia đình có những mâu thuẫn, bất đồng nên các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Nhiều người dân trong nước mà đài ACTD tiếp xúc đều cho rằng họ rất bất mãn trước những lời tuyên bố trong quốc nội cũng như trong những diễn đàn quốc tế của các quan chức lãnh đạo hiện nay. Ngoài sự im lặng, người dân không còn cách nào khác để bày tỏ sự bất mãn của mình.
"Há miệng mắc quai?"
“Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 thì dân chúng rầm rộ đi biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng sau này cũng lắng dịu. Tuy nhiên đây không phải là sự lắng dịu quên lãng đâu mà đây là sự âm thầm giống như lò áp suất hơi vậy đó, sẽ bùng phát hồi nào không hay, chứ không đơn giản bình thường. Người ta không dám nói nhưng bàn tán ngầm, ở đâu không biết chứ ở Nha Trang-Khánh Hòa, người dân có sự chú ý nhiều đến biển Đông, người ta nói sao Nhà nước VN không lên tiếng mà cứ im lặng. Người dân bây giờ đang nghi ngại Nhà nước những vấn đề như vậy đó”.
Một trong những người đại diện cho Nhà nước là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được người dân đặc biệt nhắc đến trong thời gian từ khi giàn khoan HD 981 xuất hiện ở khu vực biển cách đảo Lý Sơn 120 hải lý. Nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN được nhắc tên vì sự im lặng của ông.
Có nhiều đồn đoán cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng không đăng đàn nói được lời nào vì bị “há miệng mắc quai”. Thậm chí dư luận mặc cả rằng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ im lặng chính là bằng chứng “cõng rắn cắn gà nhà” của một Lê Chiêu Thống trong lịch sử VN, thế kỷ 21.
Tình hình biển Đông bây giờ dân thì cũng nhiều người như tôi, người ta mặc kệ, chán rồi, chán chả buồn nói nữa vì 1 tháng rồi có làm được gì đâu.
- Một tài xế taxi ở Hà Nội
|
Cho đến ngày 18/6 là ngày gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì và đại điện quan chức cấp cao gồm Thủ tướng VN và Tổng Bí Thư Đảng CSVN thì ý nghĩa sự im lặng của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa được giải mã.
Một ngày trước cuộc gặp gỡ giữa các đại diện cấp cao của Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận liên quan đến việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu HD 981 ở vùng biển tranh chấp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cảnh báo VN nên chú trọng đến lợi ích lớn hơn trong quan hệ song phương để làm việc cùng Trung Quốc trong tình hình căng thẳng hiện nay. Trước đó, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc của VN nói với báo giới trong nước rằng “vụ giàn khoan trái phép đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử. Nó phơi trần mọi sự lừa bịp được công phu bày vẽ lâu nay”.
Người dân trong nước bày tỏ vẫn đang thầm lặng chờ đợi xem phản ứng của những người đại diện Nhà nước VN trong cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với đại diện của Trung Quốc như thế nào và họ cũng thầm hy vọng những lời tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp gỡ này sẽ không đồng nghĩa với sự im lặng suốt những tuần vừa qua khi biển đảo quê hương bị xâm chiếm.
Hòa Ái,
phóng viên RFA
Theo RFA
Báo Trung Quốc: Việt Nam cần phải tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng: Ý kiến chuyên gia
Lời dịch giả: Bài viết ngụy biện nguy hiểm này vừa được đăng trên trang China.org.cn hôm nay, trong tình hình Dương Khiết Trì đang ở VN. Chúng ta cần đọc để hiểu lập luận của China và tìm cách gỡ những vướng mắc để có thể đưa China ra tòa quốc tế một cách thành công.
Vũ Thị Phương Anh
Một giàn khoan của China bắt đầu hoạt động khoan dầu bình thường trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Tây Sa của China vào ngày 2 tháng 5 đã trở thành nạn nhân của hàng loạt vụ quấy rối từ các chiếc tàu của VN, mặc dù VN không hề có cơ sở nào cho phép thực hiện những hoạt động phá hoại và nguy hiểm của mình.
HN cần quay trở lại với sự công nhận đã có từ lâu rằng Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của TQ. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 chính phủ CHNDTH đã ra thông báo rõ ràng rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và nguyên tắc trên lãnh hải có chiều rộng chủ quyền của 12 hải lý được áp dụng đối với các quần đảo. Trong một công hàm ngoại giao gửi Thủ tướng China là Chu Ân Lai 10 ngày sau đó, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho biết ông "công nhận và tán thành" tuyên bố của China và cam kết "tôn trọng đầy đủ" chủ quyền trên biển của China trong các quan hệ giữa hai nhà nước. Công hàm đã được ký này được VN gọi là "công thư của PVĐ".
Trước năm 1974, nước VNDCCH không hề có yêu sách chủ quyền trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa của China, cũng không hề tuyên bố những quần đảo này nằm trong phạm vi chủ quyền của mình. Ngược lại, chính phủ VN đã khẳng định lập trường của mình, cả bằng lời lẫn trên văn bản, rằng hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là thuộc về China.
Việt Nam đã chỉ thay đổi lập trường sau khi thống nhất Bắc-Nam sau năm 1975 và từ đó đến nay luôn cố gắng diễn giải sai lệch và chối bỏ lập trường chính thức đã được nêu rõ trong công hàm PVĐ.
Trong chuyến viếng thăm China vào tháng 6/1977, để trả lời những phê phán của các nhà lãnh đạo China về việc thay đổi lập trường, PVĐ đã trả lời rằng "trong cuộc chiến chống Mỹ, VN phải đặt việc chống Mỹ lên trên hết, vì vậy cần phải hiểu các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ, kể cả bức thư của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, trong tình huống lịch sử lúc ấy."
Với lời chống chế thiếu thuyết phục này, PVĐ đã tỏ rõ lập luận rằng để đạt được mục đích tối thượng là độc lập và thống nhất, VN có thể làm bất cứ điều gì và không phải chịu trách nhiệm về những hậu quả sau đó. Một số học giả VN đã cố gắng lập luận rằng công hàm PVĐ chỉ là một cử chỉ nhằm ủng hộ China với tư cách là một quốc gia đồng minh vào thời ấy và vì vậy không có liên quan gì đến yêu sách lãnh thổ. Vào thời điểm mà VN đang có chiến tranh với Mỹ, nước này cần phải công nhận tuyên bố chủ quyền lãnh hải của chính phủ China để có thể có được sự hỗ trợ của Bắc Kinh, lúc ấy đang viện trợ cho VN.
Những lập luận ích kỷ từ phía VN không có chỗ đứng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Sự thật là China và VN đã có quan hệ hữu nghị tốt đẹp vào thời điểm ấy và VN đã có những cử chỉ ủng hộ China trên trường quốc tế trong một số trường hợp. Tuy nhiên, lãnh thổ luôn luôn là vấn đề quan trọng vì nó liên quan đến chủ quyền của một quốc gia. Nếu VN không đồng ý với China về vấn đề lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, thì PVĐ lúc ấy với tư cách là thủ tướng VN, một quốc gia luôn có lập trường dân tộc cứng rắn, hẳn đã không gửi bức công hàm ấy đến cho China, hoặc ít nhất sẽ không đề cập đến hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Sự thật là VN đã gửi một công hàm ngoại giao với lời lẽ pháp lý chặt chẽ như vậy chỉ 10 ngày sau khi China đưa ra tuyên bố này, nhằm bày tỏ sự ủng hộ với Bắc Kinh. Điều này, cùng với việc VN đã nhiều lần công khai công nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ của China, đã đủ để chứng minh công hàm PVĐ thừa nhận hai quần đảo là một phần lãnh thổ cố hữu của China đại diện cho lập trường thực của chính phủ VN.
Và cũng chẳng có chứng cứ nào để có thể nói rằng China đã lợi dụng việc VN cần hỗ trợ trong chiến tranh để buộc chính phủ VN phải đi ngược lại với nguyện vọng của mình và công nhận yêu sách lãnh thổ của China. Việc gửi bức công hàm đến chính phủ China và sử dụng những lời lẽ như vậy hoàn toàn là quyết định từ phía VN.
Theo các luật lệ, cách hành xử và chuẩn mực quốc tế, công hàm PVĐ là một tuyên bố đơn phương của một quốc gia có thể tạo ra một bổn phận pháp lý và chính phủ VN buộc phải thực hiện bổn phận ấy. PVĐ vẫn còn là thủ tướng sau khi thống nhất Bắc-Nam và cũng chẳng có thay đổi gì về bản chất công hàm mà ông đã gửi đến China với tư cách một tuyên bố đại diện cho một nước vào năm 1958.
Chính phủ VN không thề chối bỏ hiệu lực pháp lý của công hàm PVĐ. Bổn phận của VN là phải giữ lập trường nhất quán với bức công hàm ấy.
Vũ Thị Phương Anh chuyển ngữ
Theo blog Biển Đông
- Nguồn: Vietnam must honor Pham's note: expert - Wu Yuanfu, China Daily, June 18, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét