Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 04/7/2012

  • Cắt rời thủ đoạn (Phạm Hồng Sơn) – “…Do đó việc Đảng đã thể hiện dứt khoát không dung thứ, tán thành những hành động yêu nước, chống ngoại xâm ngoài sự kiểm soát của Đảng là một logic…”
  • Assad ‘hối tiếc’ vụ bắn phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ (Reuters) – Tổng Thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố với một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng ông ước gì vụ bắn rơi phi cơ quốc gia này hồi tháng qua đã không xảy ra và khẳng định sẽ không để tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng trở nên trầm trọng hơn và biến thành chiến tranh.
  • Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo (Ðoàn Thanh Liêm) – Với loại công tác từ thiện nhân đạo truyền thống, thì XHDS đóng vai trò làm Đối tác với chính quyền Nhà nước (Counterpart), điển hình như họat động của Hội Hồng Thập Tự, Cơ quan Bác ái (Charities)…
  • Thơ Lê phú Khải: Chia verbe nói dối  (Bà đầm xòe) – “Một dân tộc 4.000 năm chân thật/ Bỗng trở thành nói dối nhất hành tinh/ Vua Hùng ơi sao khốn nạn nước mình?/ Chỉ có ít người nói thật/ Nếu dối trá đã trở thành quốc sách/… Sao lại giỗ bố thằng hàng xóm (Max Lê Nin)/ Không giỗ cha mình Lê Lợi – Quang Trung…”
  • Gửi anh Cương Quyết  (Nguyễn Thông) – “Chúng tôi xấu hổ trước anh, anh Hồ Cương Quyết ạ/ Chúng tôi hèn, chúng tôi nhục, lặng câm/ Đất nước mình mà mình như kẻ thờ ơ xa lạ/ Cúi mãi đầu sao thấy mặt trời lên”.
  • Nông dân và ngư dân Hàn Quốc phản đối hàng Trung Quốc (PLTP) – “Những người biểu tình cho rằng hiệp định sẽ khiến hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị trường Hàn Quốc, đe dọa sức khỏe người dân và giết chết nông nghiệp và ngư nghiệp nội địa”
  • Chính phủ Pháp công bố chính sách kinh tế tiết kiệm (RFI) – Hôm nay 03/07/2012 Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault công bố chính sách của tân chính phủ, buộc phải tiết kiệm để tôn trọng các cam kết châu Âu và có nguy cơ không giữ được các lời hứa lúc tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Xã hội.
  • Vợ chồng ông Dominique Strauss-Kahn ly thân từ một tháng qua (RFI) – Cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn (thường được gọi tắt là DSK) và vợ là nhà báo Anne Sinclair đã ly thân từ một tháng nay. Một nguồn tin thân cận với ông DSK hôm qua 02/07/2012 đã khẳng định với hãng AFP như trên.
  • Chủ tịch Cuba lần đầu thăm Việt Nam và Trung Quốc (RFI) – Tuần này Chủ tịch Cuba, Raul Castro viếng thăm chính thức Việt Nam và Trung Quốc, hai đồng minh chính trị và thương mại của đảo quốc tại châu Á đã tiến hành cải cách về một nền kinh tế thị trường mà Cuba đang muốn học hỏi. Đây là lần đầu tiên ông Raul Castro đi thăm hai quốc gia cộng sản này, kể từ khi lên thay người anh là Fidel Castro từ năm 2008.
  • Trung Quốc phô trương lực lượng hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông (RFI) – Lập cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, đặt một lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông, tổ chức diễn tập cho đội tàu hải giám trên Biển Đông, trong những ngày qua, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động phô trương lực lượng nhằm dù dọa những nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh, đặc biệt là Việt Nam.
  • Assad ngỏ ý tiếc vụ bắn rơi F-4 (BBC) – Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngỏ ý tiếc về vụ chiến đấu cơ F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ khi vào không phận Syria.
  • ‘Không liên quan’ (BBC) – Nhóm dân quân Hồi giáo Ansar Dine muốn phá các di tích cổ của châu Phi ở Mani sau khi kiểm soát Timbuktu.
  • Lạnh Nhạt Internet? (VietBao)Chúng ta có một con số rất lạ: trong khi thế giới liên tục tăng lượng người sử dụng Internet, số lượng người Việt trong 6 tháng qua từ bỏ Internet.
  • Luật Cải Tổ Y Tế: Hợp Hiến (VietBao)…bảo hiểm cho 30 triệu người hiện không có bảo hiểm… xẩy ra tình trạng thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc…
  • HT Quảng Độ Thư Gửi Đại Sứ TQ (VietBao)Bản tin từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế hôm Thứ Hai 2-7-2012 cho biết, rằng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã viết bức thư phản đối Cộng hòa Nhân dân Trung hoa xâm lấn biển đảo và lãnh hải Việt Nam, lập lại “sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của các triều đình phong kiến Trung quốc”.
  • Mịt mờ “kho báu” núi Tàu (Người Lao Động) – Mặc dù ông Tiệp đã ký gởi 500 triệu đồng vào Kho bạc Nhà nước Bình Thuận như một cam kết thực hiện việc hoàn thổ, trả lại nguyên hiện trạng ban đầu tại khu…
  • Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải và sự thật (Tiền Phong) – Lập trường và những hành động sai trái của phía Trung Quốc với những bước đi nhằm để hợp thức hóa cái gọi là Đường 9 đoạn (hay còn gọi là Đường lưỡi bò) không được chính những học giả, nhà khoa học của nước họ ủng hộ.

Thư độc giả: Gửi thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn


Nguyễn Ngọc Linh
-
Anh Toàn,
Tôi với anh cùng lứa ngoài tuổi 65, đã cùng đi với nhau hết con đường cống hiến cho ngành Công an. Từ lâu tôi cứ nghĩ rằng những chuyện này chuyện kia trên mạng về anh có thể không đúng, dù rằng biết anh có tính “thù lâu, nhớ dai” anh đã ghét ai thì khó mà “tha”. Tuy nhiên, vừa qua đọc bài “kêu cứu” trên Đàn Chim Việt thì tôi quá ngạc nhiên. Tôi phải đến Công an Thành phố, đến Quận 5 tìm hiểu sự thật thì thấy họ viết đúng y phóc, sự thật 100%.
Tôi xin hỏi anh: Cái xe có đáng bao nhiêu mà ông bà phải đòi lại, con dâu nó trả lại rồi sao lại khởi tố nó?. Nó chiếm đoạt hồi nào, ông bà cho nhà cho xe cho nó hồi thằng Phan còn sống, vợ chồng nó và thằng cu đích tôn của ông đã từng đi trên xe đó đi ăn, đi chơi với ông bà vậy sao nói là chiếm đoạt.
Chuyện đó tôi cho là chuyện nhỏ, việc này mới đáng hỏi ông:
Hồi thằng Phan chết tôi có đi viếng, có hỏi ông bà, ông nói “nó bị gan nặng quá,dù gia đình hết sức cứu chữa (đưa đi Đài Loan) nhưng không vượt được”. Ông nói vậy, nhưng tôi biết vì chuyện cái villa ở Trần Não bà Liên đòi lại, cho nó ra ở chung cư, cãi nhau, nó ức nó nhảy lầu tự tử. Vậy mà giờ ông nỡ lòng nào bắt 7 Nhạn (Tổng cục phó cảnh sát) khởi tố con dâu ông tội giết chồng. Đã vậy còn bắt thằng Minh (Phó giám đốc Công an Thành phố) cho đào mả thằng Phan lên để làm chứng cứ. Tôi xin ông, đừng có điên mà làm vậy. Thằng Phan nó linh đó, nó giận, nó về nó quở thì ông và bà Liên khó mà tránh khỏi.
Ông thiếu gì nhà, thiếu gì đất, có trang trại cả hecta ở Phùng, xe loại nào cũng có, thằng Trọng nhậu 1 đêm bằng người ta sống cả năm,vậy sao lại làm khó với đứa con dâu thân cô thế cô đã đẻ cho ông bà thằng cháu đích tôn. Không thương mẹ nó cũng phải thương giọt máu, thương khúc ruột của mình chớ. Đừng làm thế, nhục lắm ông khánh Toàn ạ. Tôi chỉ hy vọng rằng mọi chiêu này là của bà Gia Liên vợ ông. Hy vọng là vậy, ông chỉ bị giựt dây, nếu được vậy tôi còn vuốt mặt với đời vì có 1 thằng bạn như ông.
Xin chào.
Nguyễn Ngọc Linh 
(Nguyên là sĩ quan Công an đã về hưu)
© Đàn Chim Việt

Bí ẩn vợ Trung tướng Công an chết trong vụ tai nạn


Bà Nguyễn Thị Lý
Cầu Nhật Tân
-
LTS: Ở một nước độc tài, bất kỳ cái chết ngờ của một nhân vật tai to mặt lớn nào đó đều xuất hiện những dư luận ngờ vực. Chuyện của vợ trung tướng Hữu Ước cũng vậy. Xung quanh việc bà thượng tá Nguyễn Thị Lý, vợ trung tướng Hữu Ước chết trong tai nạn giao thông đêm 1/7 cũng xuất hiện những lời đồn đoán. Không ai biết rõ thực hư của những nguồn dư luận này ra sao. Chúng tôi xin đăng tải với mục đích để bạn đọc tham khảo.
Trung tướng Hữu Ước là Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng Lực lượng – Bộ Công an, Tổng biên tập báo Công an Nhân dân.
—————————————————-
Tướng công an đã từng bị vào tù vì tội hình sự. Sau khi ra tù, nhờ “phấn đấu” tốt, người tù công an này đã “tót” lên tận hàm Trung tướng bằng nghiệp viết “lách”, trở thành nhà văn đầu tiên của Việt Nam được phong Trung tướng. Là bạn thân của vợ chồng thượng tướng công an Nguyễn Khánh Toàn – Phan Gia Liên, là vị phó thủ trưởng cơ quan của Bộ công an về công tác Xây dựng lực lượng (Tổng cục 3). Nhờ đó, vợ của Trung tướng (đại tá Nguyễn Thị Lý) được giao phụ trách tài vụ của Tổng cục, kiêm chân quản lý quỹ từ thiện Báo Công an Nhân dân (vị trí cực béo bở). Hôm qua, tai họa đã giáng xuống. Rạng sáng ngày 1 tháng 7 năm 2012, chiếc xe chở vợ của tướng này đã lao xuống vực. Vợ của Trung tướng đã tử nạn mà chưa xác định được nguyên nhân.
Trong chuyến công tác cùng Trưởng phòng trị sự báo CAND Nguyễn Thị Hiển và phóng viên, khi đi qua địa phận huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, xe vào cua, đổ dốc nhưng do trời mưa to nên xe bị lật.
Do bị thương nặng, đại tá Nguyễn Thị Lý đã tử vong ngay tại chỗ, bà Nguyễn Thị Hiển hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Đại tá Nguyễn Thị Lý là vợ của nhà văn, Trung tướng Nguyễn Hữu Ước, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng Lực lượng – Bộ Công an, Tổng biên tập báo Công an Nhân dân.
Đại tá Nguyễn Thị Lý, sinh ngày 11/12/1957; quê quán: xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; trú quán: C23, ngõ 121, phố 8-3, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; Phó Trưởng phòng, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân – Bộ Công an; Huy chương Vì An ninh Tổ quốc, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Kỷ niệm chương Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Công đoàn Việt Nam và nhiều Bằng khen của Bộ Công an, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Thị Lý còn phụ trách quỹ từ thiện báo Công an Nhân Dân với tổng giá trị quỹ cấp phát hàng năm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp lên đến hơn 5000 tỉ đồng. Được biết Báo CAND, Đài Truyền hình VN (TH Nhân đạo do chị Trâm vợ anh Trần Đăng Tuấn phụ trách) và Trung ương MTTQ Việt Nam là 3 cơ quan được nhà nước cho phép làm đầu mối thu các khoản đóng góp cứu trợ, từ thiện. Các tổ chức & cá nhân khác làm từ thiện mà không qua một trong 3 cơ quan trên là phi pháp. Có rất nhiều “điều tiếng” xung quanh quy định oái oăm này. Nếu chịu khó đứng trước cửa các cơ quan trên, không khó để thấy nhiều “cán bộ từ thiện” đi xe ô-tô xịn giá trị vài tỉ đồng, họ thường dùng bữa trưa ở các nhà hàng sang trọng nhất thành phố.
Hiện có rất nhiều đồn đoán xung quanh vụ tai nạn làm chết vợ của Trung tướng Nguyễn Hữu Ước, đặc biệt trong bối cảnh tướng Ước sắp nghỉ hưu.
Theo quy trình điều tra xử lý các vụ TNGT của Bộ Công an, chiếc xe chở vợ tướng Ước đăng ký tại Cục CSGT nên vụ này sẽ do Cục C67 cùng Bộ CA thụ lý, điều tra và giải quyết. Hiện chưa rõ C67 sẽ phải làm với Cơ quan An ninh Điều tra hay làm với Cục Cảnh sát hình sự.
Một thông tin bên trong tiết lộ, có một số bí ẩn về vụ tai nạnThứ nhất, việc một cơ quan nhà nước đi làm từ thiện vào ngày nghỉ (thứ Bảy) là không bình thường. Thứ hai, thời gian xảy ra tai nạn (hơn 1h sáng) trong vụ này cũng là không bình thường, vì các cơ quan nhà nước thường có chế độ ăn nghỉ, đi lại nhất định chứ không đi đêm như mấy ông buôn lậu. Thứ ba, đoạn đường xảy ra tai nạn có tầm nhìn thoáng, độ dốc thấp, mặt đường êm thuận và khá rộng nên hầu như không có yếu tố ngoại cảnh tác động. Thứ tư, xe chở vợ trung tướng là chế độ xe của lực lượng vũ trang, lúc nào cũng phải đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nên khó có lỗi phương tiện. Thứ năm, chiến sỹ phòng PC67 Hòa Bình thực hiện công tác đo vẽ, chụp ảnh hiện trường khi xảy ra tai nạn đều bị Bộ cho thẩm vấn đặc biệt. Mọi tài liệu liên quan lưu tại PC67 Hòa Bình đều bị thu giữ ngay tức khắc. Thứ sáu, việc vận chuyển các nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu chậm một cách đáng ngờ.
Được biết, cung đường xảy ra tai nạn cũng là cung đường mà nhiều năm trước sỹ quan của Bộ Công an tên là Vũ Xuân Trường đã tổ chức vận chuyển hàng tấn ma túy về Hà Nội bằng chính các xe của Bộ Công an, trong đó có một chuyến xe Bộ Công an đi bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên Điện Biên kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1994 (chuyến về HN).
Cũng cung đường này, năm 2010, xe của Cục Cảnh vệ đi đón Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng bị lao xuống vực khiến 3 sỹ quan cảnh vệ bị thương nặng, một người sau đó đã chết.
Theo: Cầu Nhật Tân blog

Thông tin và hình ảnh Nghệ An dùng quân đội đàn áp tôn giáo đẫm máu tại Con Cuông

-
Nhà cầm quyền Nghệ An đã tiếp tục lún sâu vào tội ác đàn áp tôn giáo và khủng bố giáo dân tại đây ngày càng khốc liệt và trắng trợn. Từ việc dùng côn đồ bao vây nhà nguyện Giáo điểm, đến dùng mìn ném vào phá hủy nhà nguyện, nay nhà cầm quyền Nghệ An tiến thêm một bước mới trên con đường tội ác của mình: Dùng quân đội nhân dân đàn áp tôn giáo.

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, sáng 1/7/2012, tại Giáo điểm Con Cuông, linh mục J.B Nguyễn Đình Thục tới dâng Thánh lễ Chúa nhật cho giáo dân như thường lệ đã bị một nhóm côn đồ chặn đánh dã man. Khi giáo dân nghe tin đến nơi thì hàng loạt côn đồ được nhà cầm quyền Nghệ An huy động đã đánh đập các giáo dân này một cách man rợ và tàn bạo. Nhiều giáo dân đã bị tấn công trọng thương và nguy cấp đến tính mạng. Đặc biệt nguy hiểm đến mạng sống là chị chị Maria Ngô Thị Thanh bị đánh vỡ hộp sọ đã phải chuyển đi bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
Một số nạn nhân của chính sách “tôn trọng tôn giáo” của Nghệ An.
Khi linh mục J.B Nguyễn Đình Thục tiếp tục về nhà nguyện dâng Thánh lễ cho giáo dân nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động lực lượng công an giả dạng côn đồ và nhiều thành phần khác tiếp tục ném đá phá hoại Thánh lễ, đánh đập giáo dân.
Thánh lễ vẫn tiếp tục phía trong nhà nguyện
Nghiêm trọng hơn, khi giáo dân không chịu bỏ dở Thánh lễ, nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động quân đội thuộc trung đoàn 335 trang bị đầy đủ súng ống và các loại vũ khí đến đàn áp giáo dân tại hiện trường.
Công an, côn đồ đã đánh đập, giáo dân, đập phá nhà nguyện và đặc biệt là đã đập nát tượng Đức Mẹ Maria.
Lực lượng quân đội “Nhân dân” mỉa mai thay lại được đưa đi đàn áp tôn giáo
Quân đội, công an kết hợp xã hội đen đàn áp giáo dân
Lực lượng sỹ quan quân đội chỉ huy cuộc đàn áp
Lực lượng được nhà cầm quyền thuê đến đàn áp tôn giáo tại Con Cuông ngày 1/7/2012
Tượng Đức Mẹ bị đập nát – Sự xúc phạm nghiêm trọng đến Giáo hội Công Giáo Việt Nam và Hoàn Vũ
Trước tình hình nguy cấp của anh chị em giáo dân và linh mục tại đây, các giáo xứ Lãng Điền, Yên Lĩnh, Quan Lãng, Bột Đà, Sơn La đã kéo chuông liên hồi và giáo dân ở các giáo xứ đó đã tập trung về Giáo điểm Con Cuông để hiệp thông cùng giáo dân ở đó. Các giáo dân đã kiên quyết yêu cầu nhà cầm quyền phải dừng ngay hành động tội ác họ đang gây ra. Trước sự hung hãn của bọn côn đồ, với lòng tin của mình và sự đoàn kết, dù là tay không tấc sắt và bị lực lượng “vũ trang nhân dân” khống chế, giáo dân vẫn bắt được 20 tên côn đồ đã gây ra tội ác tại đây. Trong số những tên côn đồ được thuê đánh đập giáo dân, người ta phát hiện ra cả công an chìm giả dạng côn đồ.
Một tên xã hội đen bị giáo dân bắt được, lực lượng được nhà cầm quyền thuê 500.000 đồng/tên để đàn áp giáo dân
Đám côn đồ bị giáo dân bắt giữ sau khi gây tội ác. Tên Công an giả dạng côn đồ ngồi thứ 2 từ bên trái sang
Trước mặt mọi người, những tên côn đồ này đã khai rằng chúng được nhà cầm quyền thuê mỗi tên 500.000 đồng để đánh đập và đàn áp giáo dân kết hợp với công an và cán bộ ở đây.
Đến tận 9h đêm 1/7/2012, giáo dân bị đe dọa đủ đường, vẫn kiên quyết yêu cầu thả người vô điều kiện trước sự hiện diện của Công an Tỉnh Nghệ An và Trưởng, Phó công an huyện Con Cuông. Đồng thời yêu cầu phải lập biên bản sự việc tại chỗ. Dù viện đủ mọi lý do loanh quanh, nhưng trước sự kiên quyết đấu tranh của giáo dân, nhà cầm quyền Nghệ An mà đại diện là Phó Chủ tịch Huyện Con Cuông đã phải lập biên bản sự việc, nhưng đến tận đêm khuya vẫn ngồi “chờ con dấu”?
Phải mất đến 10 tiếng đồng hồ, Phó Chủ tịch Huyện Con Cuông mới viết xong biên bản
Chính quyền và Công an đã phải thừa nhận những hành động đàn áp nói trên là do chính quyền Nghệ An tổ chức và thừa nhận hành động trên là sai trái.
Sự việc ở Con Cuông vẫn tiếp tục nóng bỏng và nhận được sự chú ý của giáo dân khắp nơi.
Một số hình ảnh về vụ việc tại Con Cuông ngày 1/7/2012. Hình ảnh: Giaoxubotda.net
Nữ Vương Công Lý sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
2/7/2012

Giáo điểm Con Cuông bị đập phá, hành hung


Chính quyền địa phương đến đòi dẹp bỏ giáo điểm, 24 tháng 6, 2012
Gia MinhRFA
-
Cơ sở tôn giáo này tại Việt Nam vừa bị ngăn cản sinh hoạt bởi những người mà giáo dân nói là công an mặc thường phục, và những người do chính quyền địa phương sai đến hôm 1 tháng 7.
Mặc thường phục đến gây sự
Nhiều người mặc thường phục đem sẵn dụng cụ đến quấy rối đập phá một ngôi nhà nguyện của người Công giáo, hành hung gây thương tích nặng nề cho những giáo dân đứng ra ngăn cản họ để bảo vệ giáo điểm.

Nơi xảy ra vụ việc vào ngày 1 tháng 7 vừa qua là giáo điểm Con Cuông, thuộc giáo phận Vinh, Giáo hội Công giáo Việt Nam. Giáo điểm này thuộc địa bàn hành chánh thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nơi này cách thành phố Vinh chừng 130 kilomet về phía tây của thành phố Vinh.
Sau khi xảy ra vụ xô xát dẫn đến bị thương nặng cho một số người, tin cho biết phó chủ tịch huyện và trưởng công an huyện Con Cuông có đến để dàn xếp vụ việc.
Linh mục Nguyễn Đình Thục tiến hành lễ hôm 24 tháng 6, 2012- photo giaophanvinh.net
Linh mục Nguyễn Đình Thục tiến hành lễ hôm 24 tháng 6, 2012- photo giaophanvinh.net
Chiều ngày 3 tháng 7, chúng tôi gọi điện thoại đến Ủy ban Nhân dân Huyện Con Cuông, theo số điện thoại công khai trên trang mạng của tỉnh Nghệ An, nhằm tìm hiểu thông tin do phía giáo hội đưa ra trên trang mạng của giáo phận Vinh và một số trang tin trên mạng khác. Tuy nhiên chuông reo nhiều lần mà không ai bắt máy.
Chúng tôi liên lạc được với một giáo dân. Người này cho biết bị hành hung trong ngày 1 tháng 7 đến nay vẫn còn đau, chưa thể trả lời những câu hỏi của chúng tôi về vụ việc, và hẹn khi khỏe lại sẽ trình bày chi tiết:
- “Xin lỗi anh, giờ tôi còn đau, phải nằm, nói to không được.”

Đem cả còng, dùi diện, bác sĩ…

Người giáo dân bị hành hung đến ba hôm sau vẫn còn đau như vừa nói, là vì ông cùng những giáo dân khác đã liều mình bảo vệ cho ngôi nhà nguyện tại giáo điểm Con Cuông khi nhiều người khác đến quấy rối, đập phá hồi ngày 1 tháng 7. Nhà nguyện là nơi có đặt Mình Thánh Chúa, tượng ảnh các đấng mà giáo dân tôn thờ, nên khi nơi đó bị tấn công thì theo họ đó là hành động phạm thánh nên họ phải bảo vệ.
Ngoài ra giáo dân còn phải bảo vệ cho vị linh mục đại diện của giaó hội và của Chúa đến giúp phần linh hồn cho giáo xứ. Đó là linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục.
Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết về lực lượng đến gây rối, cản trở sinh hoạt tôn giáo tại giáo điểm Con Cuông hôm ngày 1 tháng 7 như sau:
“Họ mặc thường phục, nhưng họ sống ở địa bàn Con Cuông nên giáo dân ở đó nhận diện được. Rất nhiều người trong số những người đến đó là công an, là ‘những người này, người khác’…”
Giáo dân trong ngày hôm đó cho biết những công an đến đó hôm ấy dù mặc thường phục nhưng mang còng, dùi điện … đi theo. Tức là những dụng cụ cần thiết để gây rối một cách hiệu quả.
Không biết có tính toán hay không nhưng họ có điều động đến cả bác sĩ. (Người này trong số những người ở lại trong ngôi nhà nguyện). Khi hỏi bác sĩ tại sao đến để gây rối. Họ bảo chính quyền bảo họ đến để rồi lỡ xảy ra chuyện này, chuyện khác thì ‘sơ cứu’. Theo như lời khai của họ như vậy thì rõ ràng họ đến có chủ đích gây rối.
Sau khi căng thẳng tại giáo điểm Con Cuông giảm đi, và hôm sau linh mục Nguyễn Đình Thục ra về thì ông cũng nhận thấy nhiều lực lượng chức năng trên đường về như sau:
“Khi chúng tôi về thì thấy phía nhà cầm quyền điều động một lực lượng rất lớn: cảnh sát cơ động, chó nghiệp vụ, cảnh sát giao thông và rất nhiều người đứng hai bên đường. Không biết họ điều động đến với mục đích gì mà một lực lượng lớn như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi ra về an toàn và  họ không làm gì đối với chúng tôi nữa.”

Nguyện vọng đơn giản: được thờ phượng Chúa

Ông cũng nhắc lại nguyện vọng và tâm tư của chừng 300 giáo dân đang sinh hoạt tại giáo điểm Con Cuông, giáo phận Vinh:
“Ước nguyện của tôi cũng như của bà con giáo dân Con Cuông là được tự do hành đạo. Một người Công giáo dĩ nhiên hằng tuần phải được đi tham dự Thánh lễ, rồi phải có một nơi để thờ phượng. Rồi lúc nào mà có những vấn đề trong cuộc sống, họ có nơi để đến gặp Chúa.
Nguyện vọng lớn nhất của họ là nhà cầm quyền phải để cho họ có một nơi hợp pháp để thờ phượng Chúa.
father-thuc
Linh mục Nguyễn Đình Thục tiếp tục chủ lễ giữa sự quấy phá của người chính quyền sai tới- photo giaophanvinh.net
Trong hiến pháp của Việt Nam nói được tự do tín ngưỡng. Theo tôi nghĩ, tự do tín ngưỡng không phải qui định ‘cái suy nghĩ trong đầu’; bởi vì những gì mình suy nghĩ trong đầu không cần pháp luật. Chuyện ‘tôi ghét anh, tôi thương anh’ ai mà kiểm soát được. Nhưng đã nói về tín ngưỡng là phải chấp nhận có những nghi lễ, rồi có cộng đoàn. Theo tôi nghĩ, nếu như chấp nhận tự do tín ngưỡng thì phải chấp nhận để bà con giáo dân qui tụ để thờ Chúa, để cử hành những nghi lễ của tôn giáo mình.
Hơn nữa chúng tôi lên để Dâng lễ, chúng tôi không làm gì sai cả. Hằng tuần chúng tôi lên để Dâng lễ thờ phượng Chúa. Dĩ nhiên trong Thánh lễ những linh mục chúng tôi luôn dạy cho giáo dân ‘điều hay, lẽ phải’. Tôi không có làm gì xúc phạm đến ai cả.
Được biết giáo điểm Con Cuông được hình thành từ năm 2010 đến nay nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh cho những giáo dân đến khu vực này sinh sống. Đây không phải lần đầu tiên nơi này bị gây rối, ngăn chặn sinh hoạt tôn giáo.
Hôm 13 tháng 11 năm ngoái, chính quyền huyện đã huy động lực lượng gồm công an, dân phòng… khoảng 300 người đến để gây rối khi linh mục và giáo dân đang cử hành thánh lễ của người Công giáo.
Một vụ việc khác là vào ngày 30 tháng 11 ngôi nguyện đường nhỏ của giáo điểm Con Cuông bị ném một quả mìn tự chế.
Theo trình bày của linh mục Nguyễn Đình Thục thì trong năm tuần lễ gần đây, nhà nguyện giáo điểm Con Cuông luôn bị cơ quan chức năng địa phương gây rối.
Tất cả những người không theo đạo Công giáo đến tại nhà nguyện giáo điểm Con Cuông đều mặc thường phục. Theo giáo dân thì đó là những viên chức công an hay chính quyền tại địa phương mà họ biết mặt.
Như lời linh mục Nguyễn Đình Thục thì trong ngày 1 tháng 7 có cả bác sĩ đi theo đoàn người đến tấn công vào nhà nguyện Con Cuông. Hẳn nhiên những người đó không có cùng tín ngưỡng với người Công giáo, và họ đến đó vì được trả tiền hay bị ra lệnh phải đi và hành động. Tuy nhiên, hành vi bạo lực chống lại những người có tín ngưỡng được Hiến Pháp công nhận đã khiến những người khác đều thấy đó là một hạ sách trong việc thuyết phục người khác theo cùng quan điểm với họ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bốn tiêu chuẩn cần có cho người lãnh đạo

Kami
-
“… ở những đất nước có bộ máy cán bộ lãnh đạo vô đạo đức, cộng với thiếu kiến thức và trình độ sẽ đưa tới hậu quả vô cùng xấu, kinh tế chậm phát triển và đặc biệt đạo đức xã hội sẽ ngày một suy thoại nghiêm trọng.”
Ngày 28.6.2012, trên trang mạng Diplomat có bài viết “Tại sao Trung Quốc không thể chọn lãnh đạo giỏi” (Why China Can’t Pick Good Leaders) của tác giả Minxin Pei. Đại ý tác giả Minxin Pei cho rằng, dưới mắt của giới ưu tú phương Tây thì doanh nhân và chính trị gia đều như nhau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực tế đồng nghĩa với “thông minh, có khả năng [lãnh đạo], năng động, quyết định, và hướng tới tương lai”. Nhưng trên thực tế cho thấy rằng, thay vì chứng minh những thành tựu đã đạt được, sự đỡ đầu cá nhân và sức mạnh phe phái thì quan trọng hơn nhiều trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu, so với các yếu tố khách quan như lý lịch điều hành công việc. Cho dù tác giả Minxin Pei thừa nhận rằng so với những nhà lãnh đạo cách mạng tiền nhiệm ở Trung Quốc, thế hệ các nhà lãnh đạo hiện tại rõ ràng là được giáo dục tốt hơn, trẻ hơn, văn hóa tinh tế hơn.
Đánh giá của tác giả Minxin Pei không chỉ đúng với thực tế của Trung quốc, Việt nam hay những quốc gia cựu cộng sản. Mà điều này còn đúng với các quốc gia theo bất kể chế độ chính trị nào, kể cả các quốc gia theo chế độ tự do dân chủ, khi mà quyền lựa chọn các nhà lãnh đạo trên danh nghĩa thuộc về sự lựa chọn của nhân dân thì cũng không kém. Bởi ngay trong nội bộ đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền thì việc đề cử các vị trí lãnh đạo dù ở bất kỳ cương vị nào thì cũng phải dựa vào ảnh hưởng chính trị có được của nhân vật đó và sức mạnh phe phái trong nội bộ đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền. Như trường hợp Tổng thống thứ 43 của Hoa kỳ George W. Bush là con trai của tổng thống Hoa Kỳ thứ 41 George H. W. Bush, người được thừa hưởng ảnh hưởng chính trị có được của cha vag gia tộc Bush. Hay trường hợp người em rể của cựu Thủ tướng Thái lan Thackshin Sinawatra là ông Somchai Wongsawat – Quyền Thủ tướng và bà Thủ tướng đương nhiệm Yingluck Shinawatra vốn là em gái út, mà cuộc đời bà trước đó chưa một giờ tham gia hoạt động chính trị.
Điều đó cho thấy cho dù họ được lựa chọn như thế nào không quan trọng bằng vấn đề tố chất vốn có của họ đã và đang có, mà chuyện trứng Rồng lại nở ra Rồng là một thực tế tốt khó phản bác được. Tóm lại vấn đề là ở người (lãnh đạo) đó có hội đủ được các yêu cầu cần và đủ mà người lãnh đạo cần phải có hay không? Nhưng tối thiểu nhất bản thân người lãnh đạo trước hết phải là người tốt đúng nghĩa của nó ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Điều đáng lưu ý là, làm người tốt đã khó, nhưng nếu người lãnh đạo thiếu sự giáo dục thì là ai  cũng khó mà nên người. Do đó làm người lãnh đạo tốt cũng vậy, nó cũng đòi hỏi yêu cầu về giáo dục sẽ còn cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Ở Việt nam hiện nay, thế hệ những người lãnh đạo hiện tại thật quá kém cỏi với những nhà lãnh đạo trước kia, kể cả cộng sản hay cộng hòa cũng thế. Những nhà cách mạng cộng sản tiền nhiệm thế hệ đầu như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng … , so với họ thế hệ các nhà lãnh đạo hiện tại thì rõ ràng thế hệ đầu là được giáo dục tốt hơn và có bản lĩnh, phẩm chất chính trị và trách nhiệm với đất nước, dân tộc hơn hẳn. Hoặc tương tự những nhà lãnh đạo cộng hòa như các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Văn Hương… thì thế hệ lãnh đạo sau này của họ khi còn nắm quyền lãnh đạo Việt nam cộng hòa và hiện tại hoạt động chính trị ở Hải ngoại tuy được đào tạo học hành nhưng họ thiếu vấn đề tố chất cần phải có của người lãnh đạo. Ví dụ như  gần đây có một chính trị “da” ở hải ngoại, khi bình luận về vấn đề xung quanh sự đối đầu giữa Việt nam và Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biên Đông cho rằng “Cứ để cho Tàu Cộng và Việt Cộng đánh nhau, bom nguyên tử cũng được, chết hết người trong nước cũng ok,mấy triệu đồng bào hải ngoại sẽ về nhân giống lại dòng dõi Lạc Hồng”???”. Những tư duy mang tính sống chết mặc bay như thế thì làm sao mà đủ tư cách để làm người lãnh đạo được, cho dù là ở cương vị cấp lãnh đạo thấp nhất.
Ngoài việc phải là một công dân tốt đúng nghĩa, thì sau đây là 4 tiêu chuẩn người lãnh đạo ở mọi cấp cần phải có, đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với những người lãnh đạo ở mọi cấp, từ cấp cao đến cấp thấp. Một khi ai đó đã là người lãnh đạo thì trước hết phải có đạo đức tốt và khả năng trình độ cần thiết phải có để đảm trách công việc được giao. Nhưng quan trọng nhất trước hết là biết mong muốn mang lại lợi ích và hạnh phúc cho nhân dân, cho đất nước cho dân tộc, chứ không phải cho riêng cá nhân mình, khi đã đảm trách chức vụ lãnh đạo thì đừng bao giờ nghĩ rằng nhân dân phải mang lại những quyền lợi gì cho mình. Có như vậy thì mới hy vọng được sự phát triển và phồn vinh của đất nước, còn ngược lại thì đất nước sẽ chỉ có thụt lùi không có cơ hội phát triển. Nhưng quan trọng hơn ở những đất nước có bộ máy cán bộ lãnh đạo vô đạo đức cộng với thiếu kiến thức và trình độ sẽ đưa tới hậu quả vô cùng xấu, kinh tế chậm phát triển và đặc biệt đạo đức xã hội sẽ ngày một suy thoại nghiêm trọng.
1. Có trách nhiệm trong công việc:
Người lãnh đạo luôn phải biết nghĩ và đặt quyền lợi của quốc gia lên trên hết, sẵn sàng và luôn có trách nhiệm, chịu khó, nhiệt tình trong công việc của mình trong bất kỳ tình huống nào. Phải là người luôn có ý thức vươn lên và cầu tiến trong công việc, dám đối diện với các khó khăn và trở ngại trong công việc, cho dù ở bất kỳ cương vị nào, cao hay thấp. Vì lẽ thường, khi con người ta sinh ra, thì dẫu là người bình thường hay cán bộ lãnh đạo thì sự cần cù, chịu khó trong công việc luôn luôn chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mỗi người. Bất kể ai cũng vậy, khi đã có sự cần cù và chịu khó thì danh lợi hay tiền bạc sẽ nghiễm nhiên mà có, tự nó sẽ tìm đến. Và ngược lại đối với những kẻ lười biếng thì dẫu đang có danh lợi hay tiền bạc rồi cũng sẽ hết.
Đồng thời, người lãnh đạo ở mọi cấp phải xác định mình phải biết chấp nhận hy sinh quyền lợi của cá nhân mình ở cương vị của mình được đảm trách cho người khác, chứ không phải để lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình hy sinh quyền lợi của đại đa số quần chúng để trục lợi cho bản thân, gia đình và phe cánh của mình hoặc làm những việc vượt quá trách nhiệm cho phép. Trong trường hợp đó thì sự cần cù, chịu khó của người lãnh đạo sẽ trở thành việc làm có hại cho xã hội. Trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào cũng vậy, nếu đa phần những người đảm trách chức vụ lãnh đạo lại quá nhiệt tình trong công việc ngoài chức trách của mình, với mục đích trục lợi thì doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia đó khó mà phát triển được. Đồng thời việc cần cù chịu khó và chăm chỉ của người lãnh đạo phải được duy trì một cách liên tục, thường xuyên không ngừng nghỉ và không mệt mỏi. Thế hệ nối tiếp thế hệ, chứ không phải kiểu một phút chói lòa rồi phụt tắt, vì như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề một cách triệt để.
2. Không được chủ quan:
Trong mọi công việc, người lãnh đạo đừng chủ quan, xem nhẹ và đừng coi thường những việc cho là nhỏ, bởi việc lớn cũng từ những việc nhỏ mà ra, kể cả việc tốt hay không tốt cũng vậy. Vì thói chủ quan, coi thường những việc nhỏ sẽ tạo cho người lãnh đạo một thói xấu, đó là coi thường vấn đề bức xúc hay sự thiệt thòi của những người trong phạm vi trách nhiệm của mình đang đảm trách. Cần phải coi vấn đề bức xúc hay sự thiệt thòi của những người trong phạm vi trách nhiệm của mình là vấn đề lớn nhất, lớn hơn cả sự bức xúc hay hay sự thiệt thòi của cá nhân mình. Để rồi từ đó tìm ra những biện pháp giải quyết thỏa đáng và phù hợp, đừng quên, nhiều việc nhỏ sẽ tích tụ tạo thành vấn đề lớn vượt qua khả năng kiêm soát của cá nhân mình. Đồng thời cũng có nghĩa là đã là người lãnh đạo thì đừng nghĩ bao giờ có tư tưởng nghĩ đến những việc nhỏ nhen, đặc biệt những việc làm hòng trục lợi cho cá nhân mình.
Người lãnh đạo nên cảnh giác những việc mà coi là nhỏ, vì trong vị trí và môi trường công việc của họ sẽ có nhiều cám dỗ vật chất tự nó sinh ra, tự nó tìm đến mà họ không phải mất công tìm kiếm. Nếu cứ coi những cái đó là nhỏ nhặt để rồi chặc lưỡi, thì sẽ là tự họ đã gây nên mầm tai họa, vì sự tham lam nghĩ đó là chuyện vạch vãnh sẽ là cha đẻ của thói tham nhũng và trục lợi. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào mà không có hoặc có rất ít những người lãnh đạo không coi thường những việc nhỏ và không để ý những cái nhỏ nhen thì ắt rằng, doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia đó tiến tới sự thịnh vượng và bền vững không mấy khó khăn.
3. Có kiến thức:
Kiến thức và sự hiểu biết là vấn đề không thể thiếu đối với những người đảm nhiệm cương vị lãnh đạo, nhưng những kiến thức và hiểu biết này phải là những hiểu biết và kiến thức đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại chứ không là những kiến thức và hiểu biết mang tính bưng bít và ngu dân. Đặc biệt là nhằm phục vụ cho lợi ích của một nhóm nhỏ cai trị. Người lãnh đạo có kiến thức và hiểu biết để phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia của mình đảm trách chưa đủ mà còn cần phải có kiến thức và hiểu biết để phòng tránh những vấn đề phát sinh từ bên trong hay bên ngoài trong quá trình phát triển. Cần phải hiểu sự phát triển là yếu tố quan trọng của sự thịnh vượng, giàu có, hiểu được điều đó cộng với các biện pháp phòng tránh những vấn đề bất ổn định. Nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề người lãnh đạo phải tự giác chấp hành luật pháp theo tiêu chí mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đây là phương tiện phòng tránh và đảm bảo sự ổn định và bền vững doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia của mình.
Ngoài ra người lãnh đạo còn phải biết giữ tài sản và tiền bạc của doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia của mình đảm trách, biết giữ là ý thức trái ngược với việc lãng phí, vứt tiền qua cửa sổ hòng tạo cơ hội để trục lợi cho cá nhân, gia đình và nhóm lợi ích của mình. Đó là sự hiểu biết cần thiết cho ý thức phòng và chống sự thoái hóa, biến chất đạo đức. Không có ai mong muốn hay tự mình thoái hóa, biến chất đạo đức, mà sự tha hóa tự nó hình thành và phát triển ngay trong mỗi cá nhân. Biết phòng, biết chống sự suy thoái về đạo đức vẫn chưa đủ mà còn phải có hiểu biết về cách xử lý và giải quyết vấn đề được và mất. Ai được và ai mất là vấn đề phát sinh từ lòng tham của con người từ xưa đến nay và trở thành bản năng, ai cũng muốn được mà không ai muốn chịu mất. Điều mà hầu như không bao giờ có. Người lãnh đạo phải có kiến thức và sự hiểu biết để so sánh sự lợi hay hại trong vấn đề được hay mất để quyết định, nếu mất ít mà có lợi nhiều thì vẫn phải chịu mất. Ví dụ như người nông dân phải bỏ vốn để mua thóc giống cho việc trồng lúa là việc mất cần phải mất. Mất để cho việc thu hoạch trong vụ mùa tới. Ngược lại người lãnh đạo chấp nhận để mất của nhiều người, mất nhiều của người khác để có lợi cho cá nhân, gia đình hay nhóm lợi ích của mình là điều không thể chấp nhận được, việc này phải hết sức thận trọng và đòi hỏi đạo đức của người lãnh đạo.
4. Biết sắp xếp và giải quyết công việc cho hiệu quả:
Người lãnh đạo có kiến thức và sự hiểu biết nhưng chưa đủ, mà còn phải biết sử dụng các kiến thức và hiểu biết đó trở thành các chủ trương thích hợp, phù hợp và biến các chủ trương đó trở thành thực tiễn thông qua việc chỉ đạo điều hành. Có nghĩa là phải vừa biết nghĩ vừa biết làm, không phải là dạng người chỉ giỏi nói mồm nhưng khi bắt tay vào làm thì không làm được, điều đó chỉ được có ở kẻ tham mưu, giúp việc. Nhưng nếu người lãnh đạo như vậy thì công việc sẽ không thu được hiệu quả như mong muốn, mà cần phải vừa nói vừa làm, bởi có như vậy thì người dưới quyền họ mới tâm phục, khẩu phục. Đồng thời phải xác định việc nói đi đôi với việc làm là thể hiện đạo đức của người lãnh đạo, không phải dạng “nói như rồng leo, làm như mèo mửa” hay “nói một đằng làm một nẻo”, vì như vậy là sự lừa dối, là vô đạo đức.
Không chỉ biết đề ra chủ trương, biết tổ chức điều hành mà một yếu tố cần thiết của người lãnh đạo là phải quả cảm, dám làm đồng thời dám chịu trách nhiệm, không tránh né công việc. Bởi những kẻ tránh né công việc thường là những kẻ tránh né việc học hỏi và củng cố tri thức cần phải có cho bản thân mình trong việc lãnh đạo, đó thường là những kẻ ngu dốt. Người lãnh đạo có khả năng bắt tay vào làm được các công việc cụ thể là thể hiện trình độ và năng lực của bản thân họ, còn người lãnh đạo biết đề ra các chủ trương đúng đắn thích hợp, thực hiện tổ chức điều hành chính là thể hiện uy lực của họ đối với thuộc cấp trong phạm vi hẹp hay đối với đông đảo quần chúng nhân đân trọng phạm vi rộng trên toàn xã hội.
Tuy nhiên đối với mọi người trong xã hội cũng cần tránh tư tưởng cầu tòan, có sự đòi hỏi quá mức ở người lãnh đạo vốn có. Chúng ta phải chấp nhận những yếu điểm, những tồn tại của họ trên cơ sở đó để chỉ ra giúp cho họ thấy các nhược điểm, tồn tại cần phải khắc phục, tránh tình trạng thiếu công bằng. Ví như một cái cây thì cũng có cành cong, cánh thẳng, có chạc cây, đừng thấy cái cành cong thì đòi hỏi phải thẳng hoặc thấy cành thẳng thì lại đòi hỏi phải cong. Bởi làm như vậy sẽ làm nhụt chí của người lãnh đạo trong công việc của họ.
Kết:
Người ta thường nói “Làm người khó lắm” quả không sai, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao con người sinh ra dù sống trong cùng môi trường và hoàn cảnh tuy có khác nhau nhưng lại có người tốt, kẻ xấu? Không phải những ai sinh ra và được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh tốt, vật chất đầy đủ đã là người tốt hoàn toàn. Ngược lại, không phải những ai sinh ra và được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh không tốt, vật chất thiếu thốn đã hoàn toàn là người xấu. Vấn đề quan trọng nhất quyết định để cho mỗi người trở thành người tốt hay kẻ xấu đều phụ thuộc vào vấn đề giáo dục của xã hội và gia đình trong quá khứ. Một xã hội để sự xấu xa và giả dối lên ngôi thì không bao giờ hy vọng có những người lãnh đạo tốt và ngược lại.
Có người nói rằng làm lãnh đạo không khó, kể cả làm lãnh đạo một quốc gia. Có người còn quá dễ dãi khi cho rằng, ở Việt nam có ông y tá không học hành gì mà còn làm Thủ tướng 02 nhiệm kỳ, đồng thời là một trong tứ trụ triều đình được, thì tự bản thân họ cũng làm lãnh đạo quốc gia được. Tiếc rằng họ không chịu nghĩ cái ông y tướng kia làm lãnh đạo để rồi hậu quả ra sao? Khi mà quốc gia dưới sự dẫn dắt của ông ta, đạo đức xã hội băng hoại, xã hội không luật pháp hoặc có cũng như không. Kinh tế thì suy thoái, lạm phát triền miên, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Trong khi các quả đấm thép làm thất thoát tài sản quốc gia hàng trăm nghìn tỷ đồng, thất thoát một triệu tỷ v.v… thì ông Thủ tướng lại trjc lợi qua sự thất thoát đó. Làm lãnh đạo như thế thì đất nước sẽ chỉ có thụt lùi không có cơ hội phát triển, chứ đừng hy vọng được sự phát triển và phồn vinh của đất nước.
Không phải bất cứ ai tham gia hoạt động chính trị đều nuôi hy vọng khi đoạt được quyền lực họ sẽ có một xuất (ghế) lãnh đạo, nhưng thực tế số có suy nghĩ như thế này là số không nhỏ. Mà những người này phần lớn không xác định được cho mình các yếu tố và điều kiện cần và đủ cho một người lãnh đạo cần phải có để tự làm tấm gương để tự soi mình. Điều đó sẽ có hậu quả không tốt cho bản thân họ hay tổ chức, doanh nghiệp (ở mức thấp) hay lãnh đạo quốc gia (ở mức cao) mà họ sẽ trở thành lãnh đạo trong tương lai.
Ngày 03 tháng 7 năm 2012
© Kami – RFA Blog’s
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét