Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Tin thứ Ba, 03-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc đưa tàu ra tuần tra Trường Sa  —  (VOA).  – Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền Việt Nam (NLĐ).  – Trung Quốc đưa tên lửa xuống đặt ở TP Thiều Quan, Quảng Đông, cách Hà Nội 1.000 km, để củng cố tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông: Talk of the Day — China forms missile brigade for South China Sea (Focus Taiwan). = >
- Huế, Sài Gòn, Hà Nội đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc  —  (RFA).  – Video biểu tình phản đối TQ ở Sài Gòn (BBC).  – Biểu tình phản đối Trung Hoa tại Hà Nội sáng 01/07/2012 (P1)  —  (Blog Thành).   – Ảnh biểu tình ngày 01/7/2012   –   (Xuân Việt Nam).
- André Menras Hồ Cương Quyết-Nguyên Ngọc dịch: Ngày 1.7: Tôi đã đi biểu tình ở Sài Gòn (boxitvn). - Biểu tình chống Trung quốc ngày mùng 1 tháng 7 - (Lê Hiền Đức). - Chuyện biểu tình ngày 1 tháng 7 - (Phương Bích).  - Biểu tình phản đối Trung Hoa tại Hà Nội sáng 01/07/2012 (P1) - (thanhvdgt1). - Trần Thị Kim Anh: Biểu tình chống Trung Quốc ngày 1/7: Chúng tôi không đơn độc - (Nguyễn Thông).
<- Tiếp tục các hành vi đê hèn và ti tiện của an ninh Sài gòn và Hà nội   –   (Xuân Việt Nam). - VN vẫn chủ trương đàn áp biểu tình chống TQ   —  (RFA).  – Ông Trần Đại Quang bộ trưởng công an nên xấu hổ với những việc làm này!   –   (FB Trịnh Kim Kim/ Xuân Việt Nam).  – Mời ra trụ trì chùa ở Trường Sa, nhưng vẫn Ngăn chư tăng biểu tình chống TQ?  —  (BBC). - Tăng sĩ Phật Giáo biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn chận  (NV). – Trịnh Kim Tiến: Về việc cưỡng chế bắt giữ trái pháp luật và hành hung  —  (Nguyễn Tường Thụy). - Viết trước khi ra trận   –   (FB Hư Vô/ Xuân Việt Nam). – Hậu quả từ cuộc xuống đường ngày 1/7 đối với một biểu tình viên  —  (Nguyễn Tường Thụy).    – Tháng trời mưa  —  (Người buôn gió).

- Giới trẻ Hà Nội thờ ơ chính trị?  —  (BBC).   – THẾ SỰ BI THƯƠNG!  —  (Sơn Thi Thư).  – THƯ CỦA MỘT CÔ GÁI TRẺ LẦN ĐẦU TIÊN ĐI BIỂU TÌNH   —  (Huỳnh Ngọc Chênh).
Một điểm khác biệt lớn liên quan biểu tình chống Trung Quốc bành trướng, giữa đợt này với những đợt năm 2011, là số bài viết phản ánh trên mạng tự do nhiều gấp bội, từ bàn bạc trước biểu tình cho tới tường thuật trực tiếp, kể lại, bình luận trong những ngày tiếp sau. Và đương nhiên, những bài viết hỗn láo với người dân yêu nước kiểu như bài trên Truyền hình Hà Nội của Trần Gia Thái thì không thể có. 
- Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam  —  (VOA).  – TQ đòi VN ‘không làm phức tạp’ tình hình  —  (BBC).   – Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đừng làm phức tạp vấn đề Biển Đông? (RFA).  - Trung Quốc luôn phản đối hành động đơn phương mở rộng và làm phức tạp tình hình Nam Hải (CRI). Đúng là tự vả vào miệng mình!  - Đội tàu hải giám Trung Quốc triển khai diễn tập trên biển.
- Hà Văn Thịnh: Hết rồi nhé, giấc mơ đắng chát. Nhìn lại đi, đời thực chua cay (boxitvn).  - Lê Hồng Sơn: Cắt rời thủ đoạn (procontra.asia).  - Tội nghiệp! Sinh nhật trúng vô lúc này, ráng cắn răng thắp nén nhang kỷ niệm tình nghĩa môi răng: - Ðảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định uy tín của mình  —  (ND/Nguyễn Thông). “Chả biết tác giả Nguyễn Trung viết bài này có phải bác Nguyễn Trung cựu đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng không, nhưng mình nghĩ là không phải.”  Còn mình thì nghĩ là nó muốn mượn danh bác Nguyễn Trung “xịn” để dụ khị những ai đã, đang “Tự ra khỏi Đảng” lặng lẽ.  - Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la (QĐND). Hóa ra cũng vẫn còn đôi chỗ trên trái đất này để lai vãng! - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.  - Tăng cường hợp tác công đoàn Việt Nam-Triều Tiên (TTXVN). Chà! Nhớ học hỏi tụi nó kinh nghiệm xử tử những kẻ vượt biên, nha! - Việt Nam-Nhật tọa đàm cấp cao cải cách pháp luật (TTXVN).
<= Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Kurt CampbellHội Thảo An Ninh Biển Đông CSIS 2012   —  (VOA).  - Quân đội Trung Quốc kích động ngoại giao (PLTP). – Quân Đội Trung Quốc (PLA) là con rồng giấy, chỉ đủ mạnh để thống trị châu Á? Is the PLA a Paper Dragon?‎ (WSJ).‎  – Con cờ tổng công ty dầu khí trong tranh chấp ở biển Đông (PLTP).  – Âm mưu của Bắc Kinh   —  (RFA).   – Phỏng vấn GS Carlyle A. Thayer: Các học giả chỉ trích vụ CNOOC (Trung Quốc) mời thầu gay gắt (NLĐ). - Thế giới 24h: Giám sát Biển Đông (VNN). - Biển Đông có bao nhiêu dầu mỏ? (TQ). - Biển Đông đặt ra thách thức về ngoại giao: South China Sea poses diplomatic challenge (Khabar). - Những hồi trống chiến tranh của Trung Quốc:  China’s war drums (Business World).
- Diễn tập bắn đạn thật: Quân khu 7 bắn pháo hạng nặng ‘đánh địch đổ bộ đường biển’ (Infonet).
- Quan điểm của người Trung Quốc: VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO? (Baidu).
Trung Quốc đem giàn khoan tỉ đô thử độ “nóng” Biển Đông (TVN/Reuters).
- Luật Biển giúp Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn quốc tế về Biển Đông (RFI).  – Biển Đông tuần qua (từ 25/6-1/7) (NCBĐ).  – Kỷ niệm 23 năm nhà giàn DK1   —  (BBC). - Đại tướng Lê Đức Anh nói về chủ quyền biển đảo (ĐV). - Nhật ủng hộ lập trường Biển Đông của Việt Nam (RFA).
-  Tàu cá bị đâm chìm, 3 ngư dân mất tích “trên vùng biển Trường Sa”(TN). - Đến với thân nhân liệt sĩ DK1 đất Quảng Bình.
- 38 sỹ quan kết thúc thực tập tại Hoa Kỳ (ANTĐ).  - Thứ trưởng quốc phòng tiếp Tùy viên quốc phòng Mỹ (TTXVN).   – Thứ trưởng Ngoại giao Anh thăm Việt Nam   —  (BBC).
- Giảm bớt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ (QĐND).  – Tàu cá Bình Định bị đâm chìm, 3 ngư dân mất tích (TT).
Chống thương lái Trung Quốc: Ai đi dầu? (VEF). -  Đóng cửa mỏ sắt Phong Hanh của “Công ty TNHH luyện kim Sơn Giang (100% vốn Trung Quốc)” (TN). - Buộc công ty Trung Quốc đóng cửa mỏ sắt gây ô nhiễm (VTC).
Kêu gọi tẩy chay mời thầu dầu khí của Trung Quốc (TT). - Yêu cầu Trung Quốc hủy thông báo mở thầu phi pháp (TP).
- Philippines muốn Mỹ đưa máy bay do thám hỗ trợ tại Biển Đông   —  (VOA). – Philippines có thể yêu cầu Mỹ triển khai máy bay do thám ở biển Đông: Exclusive: Philippines may ask for US spy planes over South China Sea (Reuters). - Philippines có thể đề nghị máy bay Mỹ giám sát Biển Đông (DT).  – Philippines: Trung Quốc “đuối lý” về các đảo tranh chấp (NLĐ).   – Philippines và Hoa Kỳ tập trận chung trên biển  —  (RFI).
- Cơn sốt của Mỹ với “trục Thái Bình Dương”America’s ‘Pacific pivot’ craze (LA Times).
- Con Cuông: Quân đội, Công an, Côn đồ đàn áp đẫm máu giáo dân  —  (NVCL).  – Thông tin và hình ảnh Nghệ An dùng quân đội đàn áp tôn giáo đẫm máu tại Con Cuông  —  (NVCL).  – Linh Mục và Giáo Dân Giáo Điểm Con Cuông Tiếp Tục Bị Đàn áp Khốc Liệt  —  (TNCG).
Cho tư nhân làm công tác hòa giải? (PLTP). Đến Ecopark học kinh nghiệm dùng xã hội đen “hòa giải”.  - ĐƠN TỐ CÁO - (Lê Hiền Đức). - Văn hóa xin lỗi và trách nhiệm công chức (VOV).
- NÔNG DÂN NGHĨ VỀ DÂN CHỦ   –   (Xuân Việt Nam). “Trách nhiệm đóng thuế theo luật thì chúng tôi luôn hoàn thành và nhờ đó phần nào có cơm và thịt để nuôi bộ máy nhà nước, trong đó có các ông bà Đại biểu Quốc hội.  Và họ đã làm được gì cho chúng tôi ? họ có đấu tranh cho dân chúng tôi được đối thoại, được đòi hỏi chính quyền Hưng Yên và doanh nghiệp làm mọi thứ theo luật pháp một cách minh bạch ? Không, họ chưa từng làm việc đó – cái việc mà lẽ ra họ phải làm ngay từ khi đeo tấm thẻ Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng yên”.
- Hà Sĩ Phu: Cấp cứu nông thôn (boxitvn). - Liệu mối lo ngại ‘cường hào mới’ có đến chưa?   - Chơi không đẹp! (PLTP). - Chán chuyện báo chí, cựu bộ trưởng 4T-tác giả của “lề phải”, “lề trái” bàn về nông thôn: 3 nhất nơi quan xã (VNN). - Dự án cạnh tranh nông nghiệp: Tiền của dân bị cắt xén (DV).
Sẽ cưỡng chế trạm gác của thủy điện Sông Tranh 2 (TN).
Tử hình nguyên cán bộ NH tham ô 45 tỉ đồng (TT). - Tử hình cán bộ ngân hàng trong vụ tham ô 46 tỷ đồng (DT). - Bắc Ninh: Bắt tạm giam Trưởng phòng nội vụ huyện (TT).  - Đến tướng công an còn không biết… (DV). - Miễn trách nhiệm hình sự nguyên Trưởng công an TP.Biên Hòa (TN). - Một công an mang quyết định phân công công tác đi cầm nợ (DT). - Thanh tra GT hút thuốc, đọc báo mặc xe dù “quậy” (Bee). = >
- Chuyện tiêu cực hiếm hoi bị tố liên quan quân đội:  Trung đoàn Không quân 910 bị đề nghị phạt 400 triệu đồng (PLTP).
-  Liệu mối lo ngại ‘cường hào mới’ có đến chưa? (Tầm nhìn).
Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm (TVN).  ”Nêu một câu hỏi nóng: Việt Nam ta có các nhóm lợi ích như vậy không?” Có chứ! TBT Nguyễn Phú Trọng nói có mà.
- Gậy ông đập lưng ông! Một triệu người Việt ‘từ bỏ Internet’ (VNE). “Đến cuối tháng 6, chỉ có 32,4 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, giảm một triệu so với đầu năm …”.  BTV: Tường lửa chặn hầu hết các blog đưa “tin không lề”, lại còn làm cho mạng lại chậm nữa, nên con số 1 triệu người “từ bỏ internet” không lạ.  BS: Nếu đây là “sáng kiến” vội vã chủ yếu để hạn chế lượng người truy cập vào blog Qlb thì thật là … quẫn trí quá rồi! - Tin liên quan: một độc giả phản hồi lúc 5h53′: Anh Ba xem công ty Lizeroux là cty gì nhé? Đây là công ty có cổ phần chính là ông Hai Hoang Nguyen (Mr. Hải?) nắm giữ. Giờ mới lộ ra một cái tên Việt đầu tiên trong món ăn chia dầu khí tại Việt Nam. Mr. Hải vừa bán phần hùn của mình (được 95 triệu đô la) với giá bằng nửa giá thị trường. (? bỏ chạy?): Soco International Rises In London On Vietnam Field PurchaseCòn đây là tin tiếng ViệtHai công ty dầu lửa quốc tế chuyển nhượng, mua lại tài sản ở Việt Nam (VNEco).”
- Ẩn họa từ Baidu Trà đá quán (NLĐ).  - Bức xúc vì đọc báo lá cải quá ! - (Lê Dũng).
- Hà Nội: Bổ sung quy định về quản lý dân cư khu vực nội thành (HNM). - Dự thảo Luật thủ đô: Siết chặt số lượng lẫn chất lượng (TP).
- GIẤY THÔNG HÀNH TƯ CÁCH   —  (Thùy Linh).
- Bùi Tín: Hoãn: Lối thoát hay tội nặng thêm?    —  (VOA’s blog).
- Thầy giáo bị kiểm điểm vì phản ánh lên báo (VNN). – Làm rõ thầy giáo lên truyền hình “than thở” (NLĐ).
- Myanmar bắt 30 nghi phạm gây bạo loạn sắc tộc (Reuters/ Tuổi Trẻ).   – Tổng thống Miến Điện hoãn đi Bangladesh do xung đột trong nước gia tăng  —  (RFI).
Nhật, Philippines đẩy mạnh hợp tác hải quân (TN).
- Báo Nhật hé lộ “hồ sơ hạt nhân nội bộ của Triều Tiên” (DT).  - Nhà lãnh đạo Kim Jong Un (VnMedia).  – Cố lãnh đạo Kim Jong Il muốn Bắc Triều Tiên chế tạo bom nguyên tử  —  (RFI).  - Cố lãnh đạo Kim Jong-iI chỉ thị sản xuất vũ khí hạt nhân?  (ĐV).  – Báo cáo làm sáng tỏ chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên  —  (VOA).  – Bắc Triều Tiên sáng tác quốc ca về chủ tịch Kim Jong-Un (TNNN).
<= Biểu tình phản đối tân lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh, Hồng Kông, 01/07/2012- Bị công kích, tân lãnh đạo Hồng Kông cam kết lắng nghe dân  —  (RFI).  – Một tổng biên tập báo Hồng Kông công nhận kiểm duyệt thông tin “nhạy cảm”  —  (RFI).
- Ngọn đuốc sống (hết) (Der Spiegel/ Phan Ba). Mời xem lại: Ngọn đuốc sống (phần 1).
- Hai người ‘cướp phi cơ’ Tân Cương ‘đã chết’  —  (BBC).


- Vụ bị ép phá thai ở Trung Quốc: Chạy trốn để nói lên sự thật (TT).
KINH TẾ
-  Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 2: Thay đổi mô hình tăng trưởng (TN).
- Nền kinh tế đang cần một nhạc trưởng (Đầu tư). Ví von tức cười!
- Ông Trần Hoàng Ngân: GDP không thể đạt mục tiêu 6-6,5% (TBKTSG).
Lát cắt niềm tin và lợi nhuận ngân hàng (VnEco). - Xử lý ngân hàng yếu kém: “Bỏ thì thương, vương thì tội”? (DĐDN).
Giảm lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu (TN). – Đà Nẵng: Lãi suất cho vay bình quân trên 18%/năm (DT). - Doanh nghiệp vẫn chịu lãi suất trên 20%/năm (VOV).
Liên tiếp những tiếng kêu cứu thống thiết của DN (VEF). - Tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng (RFA).
- Đã đến lúc điều chỉnh tỷ giá (Đầu tư).
Sudico thay Tổng giám đốc mới (VnEco). - Sudico bổ nhiệm “phó tướng” của Sông Đà làm Tổng giám đốc (DT).
Cơ chế giá xăng dầu thay đổi nửa vời (TT). - Giảm giá xăng: Đã linh hoạt vẫn cần thêm sự cạnh tranh (VTC). - Thị trường phát điện cạnh tranh: Cần công khai giá thành (TP). - Tác hại từ tăng giá điện (NLĐ). - Doanh nghiệp được tự quyết giá xăng ở mức nào? (SGGP).
Sức mua giảm, doanh nghiệp sống dở chết dở (PLTP).
- Méo mó thị trường thực phẩm: Bớt trung gian để giảm giá (TT).
- Lép vế trên sân nhà: Tìm đường sống(NLĐ).
Phi cơ dân dụng A320 của hãng Airbus

Ngân hàng cũng chê tiền xu (TT).
- Trung Quốc đang dẫn đầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam (ANTĐ).  – Khách hàng Trung Quốc “dìm” giá gạo (TBKTSG).
Công ty Airbus châu Âu mở nhà máy ở Mỹ (VOA). - Airbus sắp lập nhà máy A320 tại Mỹ (BBC). – >
- Viện thẩm kế Pháp cảnh báo : Paris cần quản lý chặt chẽ ngân sách 2012-2013  —  (RFI).
Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực sử dụng đồng euro tăng cao kỷ lục (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đề xuất thu phí thăm Yên Tử: Lại nghĩ đến một chữ T !!! (chùa Phúc Lâm). Mời xem lại: Đề xuất thu phí thăm Yên Tử (TT).
- Nhất Linh, 1961  —  (Nhị Linh).
MIỀN..”CỤP LẠC” (KỲ 12) - (Nhật Tuấn).
Ngẫm một đời thơ lạ thành quen (TP).
- Nguyễn Duy Xuân: Nguyễn Đình Chiểu – cuộc đời và thơ văn vì đạo lí dân tộc, vì sự tồn vong của giống nòi (Trần Nhương).
< - Hình ảnh về Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông những năm 1967 – 1968 (P4) (GDVN).
-  Các loại Chuông điển hình trong Phật giáo (Bee).
- Trịnh Bửu Hoài: MAI VĂN TẠO người con của Núi Sam (Lê Thiếu Nhơn). - NGUYỄN KHOA ĐĂNG Nắng Quái Chiều Hôm – Kỳ 4.
Những cô gái lái xe ngựa trên đất cù lao (Bee).
- Vũ Quốc Túy: Trò chuyện với các nhân vật truyện Kiều (Trần Nhương). - Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 66).
- ĐỌC MỘT SỐ BÀI PHÊ BÌNH THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU ( Phần 1 )  —  (Phạm Viết Đào).   – Thư ngỏ gửi Hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều”   –   HỮU THỈNH nói gì về thơ NGUYỄN QUANG THIỀU ? (Lê Thiếu Nhơn).
- THẾ GIỚI THƠ CA PHẠM NGỌC THÁI  —  (Bà đầm xòe).
- NSND Kim Cương: Trong liveshow của em, anh không có mặt (PLTP).
- MỘT THỜI… (Văn Công Hùng).
- “Chứng chỉ” chuyên nghiệp (NLĐ).
- Những địa điểm thu hút du khách nhất Paris  —  (RFI).
Bí ẩn khu rừng cây cong ở Ba Lan (Bee).  - Những hình tròn bí ẩn trên hoang mạc châu Phi (DV). – >
- Vô địch Euro 2012 : bóng đá Tây Ban Nha đi vào huyền thoại  —  (RFI).   – Nguyễn Thị Thảo An: Tào Tháo đá banh   —  (VOA’s blog).  – EURO VANG VỌNG   —  (Ngô Minh). – Chia tay Euro 2012   —  (RFA).   – Khóa sổ Euro 2012: Tuyệt đỉnh châu Âu (PLTP).


Coi tay vào sáng mưa (Sầu riêng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? (VNN).
Đề án 322 đã được “cứu” bằng Đề án … 911 (TP).  -  Đề án và hiệu quả (TN).  -  Không nên “đẽo cày giữa đường”. - Ứng viên học bổng 322 được du học theo nguyện vọng (TT). - Bổ sung 450 tỷ đồng cho ứng viên ‘đề án 322′ (VTC).
- “Đuối” vì… thông tư (NLĐ). “…chỉ một thông tư ban hành, Bộ GD-ĐT đã có hai công điện để giải thích thêm. Có thể xem hai công điện này như hai thông tư hướng dẫn thực hiện… thông tư đã ban hành trước đó!”.
Trọng thị người thầy để họ không… “ăn xó mó niêu” (GDVN).
Những kinh nghiệm từ thực tế (TT). - Thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi: Mất nhiều hơn được (TN). - Ít thí sinh huyện nghèo được tuyển thẳng. - Chỉnh sai sót cho thí sinh (PLTP).
Điểm thi lớp 10 tại TPHCM không cao (NLĐ). - Điểm tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM cao hơn năm trước (TT). - Công bố kết quả tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM (TN).
Hôm nay hơn 72.000 thí sinh làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ (VTC).
Giúp thí sinh an tâm thi cử. - Nhiều hỗ trợ cho thí sinh (TT).

- Sự học ở Na Ư (TTCT). Học sinh Trường tiểu học bán trú Na Ư – Ảnh: Hoàng Điệp. =>
- Hà Nội: Phá đường dây làm giả bằng tiến sĩ (VNN). - Triệt phá đường dây làm bằng thạc sĩ, tiến sĩ giả (TN).
-  Nâng cao năng lực quản lý ĐH (TN).
- Trinh nữ hoàng cung, một trong nhiều loại thảo dược của Việt Nam tìm được chỗ đứng tại thị trường Mỹ: ‘King’s herb’ one of many from Vietnam taking hold in US market (SacBee).
- Gọi điện không còn là chức năng chính của smartphone (PLTP).
- Apple chi 60 triệu đô để dùng tên ‘iPad’ ở TQ  —  (BBC).  – Apple trả 60 triệu đôla để giải quyết vụ kiện nhãn hiệu iPad  —  (VOA).
Microsoft Việt Nam có tổng giám đốc mới (TN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Rủi ro khi mua nhà xây lụi – Bài 1: Nhộn nhịp xây dựng, mua bán…   –   Rủi ro khi mua nhà xây lụi – Bài 2: Tiêu tan “một chỗ cắm dùi”! (PLTP).
- SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN SÁU CHƯƠNG TRÌNH ĐỘT PHÁ: Xóa nhiều điểm ngập, giảm tai nạn, kẹt xe (PLTP).
Hạ lưu khô hạn do thủy điện giữ nước (PLTP). - Nghệ An: lở núi vùi lấp 3 nhà dân (TT).
Nhìn đâu cũng thấy mộ con, không còn nổi 10.000đ mua gạo (Bee). - Vũ Quốc Túy: Đọc TIN mà TỨC (Trần Nhương).  - Cho những trẻ em miền xa vùng sâu… (Alan).  - Dội hàng (PLTP).  - Cuộc sống cực khổ của người đàn bà nghìn tỷ (Bee).
Dân chờ nhà ở xã hội (SGGP).
Sẽ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT vào ngày 18/11 (DT).
- Xe khách cháy rụi trên đèo, hơn 40 người thoát nạn (TN).
Chuyển hồ sơ vụ kim cương đa cấp sang công an (TN).
Sợ đồ bẩn, rau dại cá đồng bán chạy (VEF).
- Ngậm đắng nuốt cay với rau má Nhật Bản (CAĐN). – >
- 5 triệu trẻ em ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm  —  (RFI).
Lũ lụt tiếp tục dâng cao tại Bangladesh (VOV).
Lũ lụt ở Ấn Ðộ, 79 người chết, 2 triệu người thất tán  —  (VOA).
Đợt khí nóng kỷ lục ở Mỹ tiếp tục trong tuần này (VOA).


QUỐC TẾ
LHQ kêu gọi tránh quân sự hóa Syria thêm nữa (VOA). - Nga đề xuất đăng cai hội nghị quốc tế tiếp theo về Syria (DT). - Nga sẽ gặp các nhóm đối lập Syria (TP). - Tổng thống Syria ký ban hành luật chống khủng bố (TTXVN). - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi phe đối lập Syria đoàn kết  —  (VOA).
Iran đe dọa xóa sổ Israel (TN). - Iran soạn thảo dự luật phong tỏa eo biển Hormuz (DT). - Iran dùng ngoại hối để đối phó EU (TT). - Iran tập trận phóng tên lửa tấn công mục tiêu ở nước ngoài  —  (RFI).
- Các ngoại trưởng Châu Âu kêu gọi quản lý hoạt động buôn bán vũ khí  —  (VOA). - Hướng đến hiệp ước kiểm soát thị trường vũ khí (TN).
- Thượng đỉnh Indonesia – Úc : Quan hệ chiến lược và vấn đề thuyền nhân  —  (RFI).
- Hàn Quốc khánh thành thủ đô hành chánh mới   —  (RFI).  – Hàn Quốc khánh thành trung tâm hành chánh mới của chính phủ    —  (VOA).
Moscow được mở rộng gấp đôi (TN).
- Châu Âu : không còn là mô hình lý tưởng đối với châu Á  —  (RFI).
Các phần tử thuộc nhóm chủ chiến Ansar Dine đã sử dụng các vật dụng để đập phá tại lăng tẩm của các thánh Sufi ở thành phố Timbuktu

- Bầu cử tổng thống Mêhicô : Cánh tả chiến thắng  —  (RFI).  – Pena Nieto dẫn đầu bầu cử Mexico  —  (BBC).  – Kết quả sơ khởi: Ông Pena Nieto đắc cử Tổng thống Mexico  —  (VOA).
Hillary Clinton: một nghệ thuật ngoại giao (VNN).
< – Phiến quân Hồi giáo Mali phá hủy thêm các đền cổ ở Timbuktu  —  (VOA).
- 4 nhân viên cứu trợ nước ngoài được giải cứu ở Somalia   —  (VOA).
- Một loạt nghị sĩ Nhật rời bỏ đảng cầm quyền (VNN). - 50 nghị sĩ đảng cầm quyền Nhật từ chức (TT).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 02/07/2012;   + Tài chính kinh doanh sáng – 02/07/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 02/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 02/07/2012;  + Thời sự 19h – 02/07/2012.

 

 “Tiền thuế của dân không thể dùng để mua nợ xấu ngân hàng”

“Nhân dân đóng thuế không phải để đi mua nợ, tại sao lại bắt nhân dân phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ xuất phát từ những sai lầm của một nhóm người?”.
Đó là chia sẻ của Viện sỹ, TSKH tiền tệ - tín dụng Trương Công Phú, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông nói:

- Quan điểm của tôi, từ thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cho thấy có thể thành lập những công ty mua bán nợ, nhưng nó phải là của tư nhân không thể dính dáng gì với Nhà nước. Không thể có chuyện Nhà nước thành lập ra một công ty có vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

Trước hết phải nói rằng tình hình nợ xấu trong nền kinh tế quốc dân không phải chỉ có gần đây mà đã có từ lâu. Ngay thời kỳ bao cấp tình hình dây dưa công nợ cũng đã rất lớn. Thậm chí Chính phủ phải thành lập Ban thanh toán công nợ dây dưa, chính tôi cũng được tham gia vào ban thanh toán công nợ hồi đó. Nhưng hồi ấy hầu như không có tư nhân chỉ có quốc doanh và nợ nần quanh quẩn với nhau, ví dụ anh A mắc nợ anh B, anh B mắc nợ anh C, anh C lại mắc nợ anh A tức là lòng vòng với nhau như vậy... Và nợ xấu chủ yếu là do cơ chế chứ rất ít có chuyện thất thoát, tham nhũng vì thế việc tổ chức thanh toán những món nợ này dễ hơn. Chỉ cần dùng phương pháp bù trừ là ra hết và con số còn lại là rất nhỏ và giải quyết thường là thành công.

“Nợ kia cũng có ba bảy đường”

Nợ bây giờ xuất phát từ rất nhiều lý do. Có thể do các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đầu tư vào sản xuất dài và ngắn hạn, nhưng người ta không lường trước hết được những rủi ro sẽ xảy ra nên không thu hồi được vốn sinh ra công nợ dây dưa. Mặt khác, có thể do dự án tốt nhưng những người điều hành, thực hiện dự án kém nên nảy sinh những bất cập. Trước đây khi cho vay chúng tôi thường tìm hiểu con người, lý lịch và năng lực liệu những người thực hiện có năng lực điều hành được dự án hay không.

Đặc biệt, nợ xấu xuất phát là do phía ngân hàng, quản lý không chặt, không tôn trọng đúng cơ chế cho vay. Một trong những nguyên tắc được cho vay là phải có vật tư đảm bảo.

Ví như cho anh vay 100 tỷ để anh mua 1 con tàu thì anh phải đánh giá được công nghệ của con tàu đó như thế nào, trình độ sử dụng hiệu quả ra sao ngân hàng phải đánh giá được. Nhưng thực tế nhiều khi đã không làm được như vậy. Ngân hàng phải tính được hiệu quả của từng dự án dù đó là món lớn như vay mua một con tàu hay những món vay nhỏ hơn rất nhiều. Vì không làm được nên đơn vị vay đã sai rồi, ngân hàng lại sai thêm.

Điều này dẫn tới hệ lụy là vay đầu tư không hiệu quả. Ví như các món nợ của Vinashin dù cho ai đó có nói sẽ thu hồi được nợ nhưng với tư cách là nhà quản lý kinh tế tôi không tin sẽ làm được điều này. Với những món vay khổng lồ như vậy thì chuyện trả lãi đã khó chứ đừng nói đến chuyện trả gốc.

Tôi muốn nói một chút về tái cơ cấu Vinashin. Hiện nay người ta đang đẩy một số đơn vị đang thua lỗ sang vào một số đơn vị khác, nhưng hậu quả xấu là có thể thấy được. Ví như 1 con gà đã bị dịch rồi, nay đưa sang các chuồng khác thì bệnh dịch nó sẽ lây lan theo.

Nợ xấu sinh ra do khâu thẩm định kém, nhưng nguy hiểm nhất là bóng dáng của trục lợi, tham nhũng lấp ló đằng sau đó. Trên thực tế có những trường hợp khi vay người ta được hưởng những khoản “hoa hồng” rất lớn. Tôi đã từng khuyên cán bộ ngân hàng cần cảnh giác với những người vay mới. Đã sẵn sàng “chi đậm” hoa hồng lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng là “có vấn đề”, vì họ sắp chết nên mới có những động thái bất thường ấy.

Tại sao ngân hàng thích bán nợ xấu?

Vì nếu bán được những món nợ ấy thì mọi tội lỗi của họ sẽ được xóa hết, thậm chí được hợp pháp hóa những món nợ ấy. Hiện mỗi ngân hàng đều có quĩ phòng ngừa rủi ro trích lập từ lợi nhuận kinh doanh tại sao không dùng quĩ này để xử lý các món nợ đi. Nhưng thực tế các ngân hàng chỉ thích bán các món nợ. Sâu xa của vấn đề này là do các ngân hàng thương mại sợ khi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý sẽ phát hiện ra những khuất tất và sẽ lòi ra nhiều chuyện khác ra.

Thực ra, qui định của nhà nước cũng đã có cả rồi. Ví như nếu để phát sinh ra nợ xấu mà do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai, địch họa hay thị trường thế giới thay đổi đột biến, nghĩa là lỗi không thuộc về bên cho vay thì có thể dùng quĩ phòng ngừa rủi ro đó để xóa nợ. Nhưng những món nợ như vậy đã được xử lý hết rồi, nay chỉ còn lại toàn xương xẩu, nghĩa là những món nợ xấu. Nguyên nhân của những khoản xương xẩu này là do sai sót trong quản lý, do tham nhũng nên rất khó xử lý.

Quan điểm của tôi, từ thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cho thấy có thể thành lập những công ty mua bán nợ, nhưng nó phải là của tư nhân không thể dính dáng gì với Nhà nước. Không thể có chuyện Nhà nước thành lập ra một công ty có vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, ví như một doanh nghiệp có vốn 100 tỷ làm lãi ra thành 150 tỷ nhưng phần lãi ấy cũng có nguồn vốn từ ngân sách chứ không thể là vốn riêng của doanh nghiệp được. Và đương nhiên, tất cả những khoản vốn này phải sử dụng theo Luật Ngân sách không thể sử dụng vào những mục đích khác, ví như để mua bán nợ của các thương mại...

Tôi ủng hộ việc thành lập 1 công ty mua bán nợ, nhưng công ty đó phải là của tư nhân. Hơn thế, việc hoạt động mua bán nợ như thế nào cũng phải xem xét kỹ lưỡng, chứ cứ mua nợ về nhưng không biết sẽ thu hồi lại như thế nào thì trước sau gì cũng chết.

Nhà nước và Chính phủ phải đề phòng những vấn đề sau: ví như người ta nói món nợ ấy giá 100 tỷ nhưng nay giá trị thực còn lại là bao nhiêu lại chưa xác định được. Những phát biểu gần đây nhiều vị cứ nói chung chung chứ chưa cụ thể về vấn đề này. Mà cái này quan trọng lắm, nếu xác định giá nợ cao thì ngân hàng được lợi mà giá thấp thì người mua nợ có khi không thu hồi được.

Đây là một vấn đề phức tạp, mà thu hồi được hay không còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng là chỉ có ngân hàng và đơn vị vay nợ ngân hàng mới hiểu rõ các ngóc ngách phát sinh những món nợ xấu. Nên nếu anh là người ngoài cuộc cứ mua và tự xử lý thì khó lắm, vì ông ngân hàng đã rõ hết mọi chuyện mà còn không thu được, thì người ngoài vào thu thì còn lâu!

Khi đã xác định được giá rồi thì vấn đề tiếp theo sẽ là mua của ai, anh mua của ngân hàng nào hay mua nợ của tất cả các ngân hàng? Anh có mua hết được nợ không, nếu không mua được hết thì sẽ dẫn tới tiêu cực: ngân hàng nào “hậu đãi” anh thì anh sẽ mua nợ cho ngân hàng đó, còn đơn vị nào không có màu mè thì không mua... Mua của ai, ai được bán, ai được mua nợ cần phải làm rõ ràng, minh bạch.

Tôi luôn phản đối chuyện Nhà nước đứng ra mua những khoản nợ này vì rủi ro nhiều lắm, lớn lắm. Cho nên nếu Nhà nước ứng vốn của ngân sách ra mà mua thì thực chất tiền này là lấy tiền đóng thuế của dân. Mà nhân dân đóng thuế không phải để đi mua nợ, tại sao lại bắt nhân dân phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ xuất phát từ những sai lầm của một nhóm người? Cũng có lập luận tại sao các nước tư bản lại có công ty mua bán nợ xấu?

Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam tuy là nền kinh tế thị trường nhưng lại có định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Nhà nước tư bản bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư sản, nên sẵn sàng lấy tiền thuế của dân để mua nợ nhưng chúng ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân tại sao lại phải dùng tiền để mua lại một món nợ của một nhóm lợi ích nào đó và để cho nhóm này giàu lên?

Hơn thế, ngân sách hàng năm của chúng ta đã được Quốc hội phê duyệt lấy đâu ra 100.000 tỷ đồng bây giờ, còn nếu sử dụng đến động thái in tiền ra thì sẽ ngay lập tức sẽ gây ra lạm phát khiến đời sống nhân dân càng thêm điêu đứng. Có ý kiến là phát hành trái phiếu trong nước, ngoài nước để có tiền. Nhưng nếu Chính phủ làm như vậy thì cũng là lấy tiền của dân sau này phải trả cho họ, nếu không thu hồi được thì phải lấy thuế trả cho họ chứ. Điều này là không thể được!

Nợ xấu không phải do cơ chế

Chính phủ không thể lấy tiền để nuôi béo giới ngân hàng thương mại, mà đằng sau những ngân hàng này là thường chỉ là một số cá nhân. Để làm rõ chuyện này cũng cần thiết phải đi ngược lại câu chuyện: Tại sao một số người lại thích đầu tư vào ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh. Câu chuyện này không đơn giản là chuyện đầu tư làm ăn của những người có tiền, mà đây thực chất là những câu chuyện của một số “đại gia” muốn kiếm lãi khủng.

Vì đầu tư vào các ngành khác thì anh có 1 đồng vốn chỉ huy động được vài ba đồng khác, nhưng đầu tư vào ngân hàng thì 1 đồng vốn có thể sẽ huy động được 20 đồng khác. Hơn thế, với cơ chế hiện hành thì ngân hàng không bao giờ lỗ. Thời trước, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khoảng 2,5% cũng đã thoải mái rồi, nay thì cho tới 3%, thậm chí có thể 4%, biên độ chênh lệch này là quá lớn ví như người ta huy động 10% nhưng có thể cho vay đến 15 - 17%. Trong bối cảnh mà các doanh nghiệp đang chết mòn như hiện nay, khoản chênh lệch lãi suất theo tôi chỉ 1-2% là vừa chứ cho 3 - 4% là quá cao!

Cơ chế như vậy đã cho phép ngân hàng lúc nào cũng lãi. Vì thế không thể nói các khoản nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại là do cơ chế quá ngặt nghèo mà là do trình độ quản trị, yếu kém, sơ hở ngay trong hệ thống và phần khác là do thất thoát, tham nhũng...

Theo Hà Tâm
 

1115. VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO?


BTV: Do bài gốc được viết bằng tiếng Trung, nên chúng tôi xin giữ nguyên văn các cụm từ như “Nam Hải”, “Nam Sa”, “Tây Sa”…
——–
Baidu

VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả:  Thiên nam địa bắc song phi yến
Người dịch: Băng Tâm
17-04-2012
Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì? 
Nghe nói năm 1946, Lâm Tuân dẫn đầu hạm đội đi thu phục nhiều đảo, gọi là thu phục, chứ tôi thấy còn có cả việc tiếp nhận phần tài sản của người thua cuộc, có những hòn đảo thực ra không biết là của ai, người Nhật chiếm, rồi lại thua chúng ta, thế là tự nhiên chúng ta liền vui vẻ đi theo hạm đội ra biển, có một vị quan chức cấp giám đốc ở Bộ địa chất-khoáng sản (?) phóng bút vẽ một cái, dùng 9 đường chấm chấm vẽ thành một cái túi lớn, cái túi này lớn đến nhường nào? Trên bản đồ của chúng ta đành mở ra một cửa sổ mới tinh, chuyên để hiển thị nó. Khi quay trở về đưa in lên bản đồ của chính phủ Dân quốc, công bố với thiên hạ, và đường biên giới đã được tháo cũi sổ lồng như vậy đấy.      
Vốn cái bản đồ mà chúng ta vẽ cứ nói sân nhà mình đến đâu, đến đâu, hàng xóm thấy gì thì nói đi, không nói, nghĩa là các anh chẳng có ý kiến gì, nhưng mấy cha hàng xóm gần như im hơi lặng tiếng suốt hàng chục năm trời, rồi từ giữa thập kỉ 50 đến thập kỉ 70 mới thi nhau nhảy ra đòi chủ quyền, chúng ta tự nhiên đã phải lý sự cùn:  “Các ông có ý kiến gì thì sao không nói từ sớm đi? Bây giờ chúng tôi quản những ngần ấy năm rồi còn gì, hừm hừm”.    
Hội mấy cha hàng xóm ấy cũng đã rất oan ức. Thì ra năm 1946, Philippines vẫn còn chưa độc lập, Mỹ vẫn phải bảo vệ họ, cần để Mỹ thay mặt họ đứng ra. Mỹ bị dân bản địa chửi cho mất mặt, đang chuẩn bị quẳng gánh giữa đường để họ được độc lập, thì đâu còn có tâm trạng nào mà quản mấy cái chuyện đảo, cho nên đã không tỏ thái độ. Tình hình ở Malaysia và Indonesia cũng tương tự, Đảng ** vừa chui ở rừng ra, hoặc cũng có thể còn chưa chui ra khỏi được, còn chưa hiểu mô tê gì, vậy thì ai đã nhìn thấy được tấm bản đồ Trung Quốc in ra? Rồi thì đã có ai biết được sự phản đối này? Việt Nam khi ấy còn đang đánh nhau hừng hực khí thế, vua Bảo Đại mải lo giữ thân, chạy tới nước Pháp cầu cứu khắp nơi, cũng đâu có quan tâm được đến việc quản hồ sơ này.  
Nói gì thì nói, cái trò chơi chủ quyền này nhiều khi cũng giống như chuyện kết hôn kiểu Phương Tây, phải thông báo cho một thằng cha. Vị mục sư trịnh trọng tuyên bố:  “Có ý kiến gì thì đưa ra luôn bây giờ, còn không thì không bao giờ được nói nữa”. “Sao? Không ai có ý kiến gì thì cứ định như thế! Xin chúc phúc các con, amen”.   
Nhưng cái đường 9 đoạn này thực ra đã vẽ hơi quá đáng, về cơ bản đều là vẽ men theo đường bờ biển của người ta, cuộc nội chiến trong nhà người ta kết thúc, đương nhiên là cần phải đứng ra tranh luận thôi, tranh chấp Nam Sa, thế là trở nên ngày càng gay gắt.   
  
Cái đường 9 đoạn này rốt cuộc là gì? Nó không phải là đường cơ sở lãnh hải, mà cũng chẳng phải là đường lãnh hải, ý nghĩa pháp lý của nó rốt cuộc là gì? Chính trong nhà chúng ta cũng cảm thấy hết sức chột dạ, cho nên khi công bố đường cơ sở lãnh hải vào năm 1995, ta đã không hề nhắc nhỏm gì đến nội bộ giới luật học về biển, mà gọi luôn đó là 9 đường đứt đoạn, trong số các chư vị đồng bào yêu nước có ai đó đã thử đi đếm xem từ ven biển Việt Nam đến vịnh Subic, xung quanh cái túi lớn này rốt cuộc là dùng tới mấy đường?  
Về hành động cụ thể, người ta nhìn thấy các chiến sĩ đóng quân trên đảo san hô, ngư dân giả dạng đánh bắt cá, phần lớn những người trên các tàu ngư chính và tàu quân sự đi hộ tống không biết được rằng 10 năm trước, Bộ địa chất-khoáng sản, Cục biển quốc gia và Tổng công ty dầu khí hải dương đã hợp tác làm một cuộc điều tra thăm dò địa-vật lý ở vùng biển Nam Sa. Bộ ngoại giao bận bở hơi tai, cho nên phương án thực thi cuối cùng đã không dựa theo phương pháp thăm dò địa-vật lý là bắt đầu khai thác thăm dò từ một phía, mà lại làm ở chính giữa trước, rồi bay đi về một vòng ở khu vực được khẳng định là không có tranh chấp, thử xem có ai phản đối không, rồi lại lấn sang phải, sang trái một chút, lại lấn thêm một chút nữa, kết quả là sau khi khảo sát một lượt chẳng thấy hàng xóm đánh tiếng gì, thế là đắc thắng trở về. Thực sự thì sao? Xung quanh đó toàn những nước láng giềng nghèo, rất có thể là không có lực lượng giám sát không trung, nên không biết anh đang làm gì. Nếu là ở Đông Hải4 ư, vậy thì sớm soạn thảo thư trả lời hết các công hàm phản đối của hàng xóm đã rồi hãy ra biển nhé, họ đâu có phải là không nhìn thấy.   
Chín đường đứt đoạn bao quanh Nam Hải này là hạn mức tối đa mà chúng ta đã nói thách thấu trời khi giành lại quyền lợi biển ở Nam Sa, vượt quá phạm vi này, chắc chắn chúng ta sẽ không còn nêu yêu cầu gì thêm nữa, bên trong đường này thực ra là có thể thương lượng. Vấn đề nằm ở chỗ là đã không thông báo rõ với người dân.  
Đường 9 đoạn này, ý nghĩa luật pháp của nó rốt cuộc là gì? Là lãnh hải? Vùng biển quần đảo? Vùng biển mang tính lịch sử? Chẳng ai biết.
Trước hết, có phải là lãnh hải không? Không phải. Như trên đã nói, quyền lực về biển của nhà nước là dựa vào đất liền, cũng có nghĩa là dựa vào quyền lực đất liền. Muốn xác định lãnh hải, đầu tiên phải thiết lập được đường cơ sở lãnh hải, muốn vạch được đường cơ sở lãnh hải, đầu tiên phải xác định được các điểm cơ sở lãnh hải. Điểm cơ sở lãnh hải phải là các đảo hoặc đất liền không có tranh chấp chủ quyền; khoảng cách trực tuyến giữa các điểm cơ sở không được vượt quá 24 hải lý, cũng có nghĩa là lãnh hải cộng thêm khoảng cách các vùng tiếp giáp; các rạn đá san hô và bãi cạn lúc ẩn lúc hiện, chỉ nổi lên khi thủy triều rút không được tính vào đó; nói một cách chặt chẽ hơn, tốt nhất là trên đảo phải có đủ điều kiện cho con người cư trú.
Nam Sa phù hợp về điểm nào? Ngoài một phần đã bị Quốc Dân đảng chiếm giữ hồi đó ra, hầu như đều không phù hợp cho lắm. Trong sách giáo khoa của chúng ta khi nói về quần đảo Nam Sa đều chỉ nói một câu “phía nam đến bãi ngầm Tăng Mẫu5”. Bãi ngầm Nam Sa là rạn san hô ngầm không nổi lên, rạn san hô ngầm đến ngay cả đất cũng không có, nói gì đến quyền lợi biển. Cho nên câu này không thể đứng vững về mặt luật pháp. Thế nhưng từ ngày bổn triều lập quốc đến nay, chúng ta lại cứ giáo dục cho người dân như vậy, hôm nay đột nhiên lại nói câu này không đứng vững được về mặt luật pháp, người dân sẽ không chấp nhận nổi, đành phải dùng chiêu xập xí, xập ngầu, chúng ta không nêu ra liệu có được không?                                    
Bao quanh đường 9 đoạn này chắc chắn không phải là lãnh hải, vậy phải tìm lý do khác, vậy thì nhiều đảo đá ngầm có thể nói được thành là vùng biển quần đảo không? Indonesia thì được, chúng ta cũng có thể đến được đất nước nghìn đảo này mà!  
Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền được “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” thừa nhận. Theo “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển”, sự cấu thành vùng biển quần đảo đòi hỏi phải có mấy điều kiện sau đây:
1.  Tỉ lệ giữa diện tích nước và diện tích đất liền (kể cả đảo san hô) phải nằm trong khoảng từ 1:1 đến 9:1.      
2.  Chiều dài đường cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, cho phép vượt chuẩn 30%, phần vượt chuẩn cũng không được quá 125 hải lý.
Ở Nam Sa đảo đá ngầm lại ít, khoảng cách giữa các đảo lại xa, nên không đạt 2 tiêu chuẩn trên.
Nói một cách nhún nhường, cứ coi là chúng ta miễn cưỡng tuyên bố đường cơ sở, các nước láng giềng cũng không có ý kiến gì, thì phiền phức lại sẽ tới. Sau khi xác định được đường cơ sở, thì vùng biển bao quanh đường cơ sở sẽ trở thành nội thủy, bên trên nội thủy là không phận. Sự quản lý của nhà nước đối với nội thủy không phải chỉ chặt chẽ một cách thông thường, mà hoàn toàn phải dựa vào luật trong nước, chứ không phải là luật quốc tế. Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu quân sự, không được tự do đi qua, nếu muốn đi qua, phải thông báo và xin phép trước, phải nổi trên mặt nước, treo cờ, chạy nhanh, không được dừng lại, không được neo lại, nếu làm không tốt, sẽ yêu cầu anh phải giải giáp vũ trang. Muốn không bị phiền phức như vậy, thì phải mở đường thủy và đường hàng không ở quần đảo cho tàu thuyền và máy bay nước ngoài đi qua.  
Đường này có đôi chút khiên cưỡng, song cứ thử tranh luận xem sao. Lý do của luật sư mà! Dưới chân mà không có đất chắc, thì chỉ cần một mảnh gỗ cũng tốt rồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, còn phải tìm thêm những lý do khác nữa.
Chúng ta có thể tuyên bố Nam Sa là “vùng biển mang tính lịch sử” của chúng ta! Nơi này là nơi chúng ta từng kinh doanh trong lịch sử, ngư dân dựa vào đó mà mưu sinh, buôn bán làm ăn dựa vào đường này, không thể rời bỏ. Lý do này xem ra cũng không tồi. Người khác cũng có kiểu vùng biển như thế, như vịnh Hudson của Canada, mọi người thử nhìn vào bản đồ Bắc Mỹ mà xem, cái túi ấy thực ra rất lớn, nếu chiếu theo chế độ lãnh hải 12 hải lý, thì ở giữa đều là vùng biển quốc tế, thế nhưng Canada lại tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử, rạch chiếc túi một cái là bên trong đều là những thứ của nước mình.  
Chủ trương này của chúng ta vừa mới thử, chưa thấy nhiều nước xung quanh có phản ứng, thì mấy nước vận chuyển hàng hải và hàng không lớn, bao gồm cả Mỹ, Nhật đều tới hỏi: “Nghe nói các anh muốn tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử? Vậy thì chẳng lẽ sau này chúng tôi có đi qua lại phải thỉnh thị, báo trước hay sao?” Thì ra đây là con đường trọng yếu của vận chuyển hàng hải quốc tế, hàng ngày tàu thuyền qua lại tấp nập.
Một khi đã tuyên bố là vùng biển mang tính lịch sử, thì sự quản lý của nhà nước đối với nó cũng gần như sự quản lý đối với nội thủy, không chỉ quản lý vùng biển, mà còn phải quản lý cả vùng trời, rồi lại còn phải quản lý theo luật pháp quốc tế. Nếu như vậy là được, thì chẳng lẽ mọi quyền sinh, quyền sát đều nằm ở ta? Muốn bắt thì bắt, muốn xét thì xét, chưa nói đến tàu quân sự đi qua, cả thương gia đi qua cũng sẽ không để yên sao? Cách làm như vậy thực chẳng khác gì tuyên bố đường cao tốc đi qua cửa nhà chúng tôi là phần đất lưu không của nhà chúng tôi, tôi muốn ngồi hóng mát thì hóng, muốn làm sân phơi thì phơi, người nào đi qua là dứt khoát sẽ có ý kiến đấy. Nếu cứ liều mạng tuyên bố, thì phần nhiều sẽ trở thành kẻ thù chung của thế giới.         
Chính vì thế mà ở phần trước đã nói, chúng ta phê chuẩn “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” là sẽ chịu thiệt, ít ra là vấn đề Nam Hải cũng sẽ chẳng có cách gì để giữ vững được lập trường vốn có, mà chỉ có thể thương lượng được với láng giềng. Nhưng trước khi thương lượng, vẫn phải cố tìm cho được một chỗ đứng, phải mặc cả nhiều hơn một chút, lý do mà, kệ họ!
Hoạt động cưỡng chiếm của các nước xung quanh Nam Hải thực ra cũng giống như việc tháo dỡ những tòa nhà bất hợp pháp trước đây ở trong nước chúng ta. Tất nhiên là phi pháp rồi, nhà nước cũng không thừa nhận, nhưng đến khi bồi thường, thì lại vẫn được xem xét. Không chỉ hàng xóm tranh địa bàn như thế, mà tranh chỗ ngồi trên xe buýt lại càng như vậy, ném trước lên một cái bao, người khác muốn ngồi, liền kêu lên: “Có người rồi!” Câu này có căn cứ pháp luật gì? Không có, kỳ quặc là ở chỗ mọi người nhìn thấy cái bao ấy, nghe thấy câu ấy, mà phần đông đều ngoan ngoãn tránh ra, tìm một chỗ khác. Mọi người thừa nhận là được rồi, đây gọi là sức mạnh của lệ.
——-
Ghi chú:
1   Tức Biển Đông.
2   Tức Hoàng Sa.
3   Tức Trường Sa.
4  Tức Biển Hoa Đông. BTV: Không rõ ý tác giả ở đây, đang nói “Nam Hải” lại chuyển qua “Đông Hải”.
5   Tiếng Anh:  James Shoal ; tiếng Việt: Bãi ngầm James.
Nguồn: Baidu
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Băng Tâm 
 
Pháp luật TPHCM

“Tự ra khỏi Đảng” lặng lẽ

24/06/2012 – 01:55
Đinh Văn Quế *
Bà Hoàng Yến bị Quốc hội khóa XIII bãi nhiệm tư cách đại biểu vì đã không trung thực khi khai lý lịch ứng cứ đại biểu Quốc hội.
 Bà từng là đảng viên nhưng không khai điều này. Bà ra khỏi Đảng với hình thức khi chuyển sinh hoạt Đảng bà đã không nộp hồ sơ về địa phương, vì bà “tự thấy mình không còn là đảng viên”. Hình thức ra khỏi Đảng này tạm gọi là “tự ra khỏi Đảng”.

Tình trạng “tự ra khỏi Đảng” theo cách này không phải cá biệt. Tuy chưa có thống kê số lượng trên cả nước là bao nhiêu nhưng nếu thống kê đầy đủ, tôi tin không phải là hai con số. Trước đây, đảng viên bị khai trừ hoặc bị xóa tên mới không còn là đảng viên nữa. Không ai muốn ra khỏi Đảng, vì hai chữ “đảng viên” đối với công dân Việt Nam rất thiêng liêng, họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ. Còn bây giờ, một bộ phận đảng viên không còn thiết tha với Đảng nữa, khi hai chữ “đảng viên” không còn có tác dụng đối với họ thì họ tự ra khỏi Đảng. Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của sự “suy thoái” đối với một bộ phận đảng viên?
Tự ra khỏi Đảng bằng cách không nộp giấy sinh hoạt Đảng và hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt, gồm nhiều đối tượng như công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; cán bộ, nhân viên trong các tổ chức xã hội, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an và quân đội…
Trước đây, đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi này đến nơi khác chỉ được mang theo “Giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng”. Thậm chí giấy giới thiệu cũng không được mang theo người vì lý do bí mật hoặc đề phòng đảng viên bị hy sinh, bị bắt…, còn hồ sơ đảng viên thì được chuyển qua đường công văn. Khi nhận được hồ sơ đảng viên, tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị mới sẽ tiến hành các thủ tục tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt tại cơ quan, đơn vị mình. Có trường hợp đảng viên chưa kịp về cơ quan, đơn vị mới đã hy sinh…
Hiện, không biết theo quy định nào mà đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi này đến nơi khác được mang cả giấy giới thiệu cùng với hồ sơ “gốc” của đảng viên. Vậy là đến cơ quan, đơn vị mới hoặc về địa phương nơi nghỉ hưu, nếu không muốn là đảng viên nữa hoặc “tự thấy không còn là đảng viên nữa”, họ không nộp giấy sinh hoạt và hồ sơ đảng viên là xong! Về nguyên tắc, tổ chức Đảng ở đơn vị, cơ quan mới không nhận được giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng thì dù biết chắc người này là đảng viên cũng không được công nhận là đảng viên. Còn tổ chức Đảng ở đơn vị, cơ quan cũ đã chuyển sinh hoạt Đảng cho đảng viên do mình quản lý thì hết trách nhiệm. Quản lý đảng viên như thế thì tình trạng “tự ra khỏi Đảng” sẽ ngày càng nhiều, bởi lẽ: Đảng viên đã nhiều năm công tác, nay được nghỉ hưu có tâm lý không muốn tham gia sinh hoạt Đảng; đảng viên chuyển từ cơ quan, tổ chức nhà nước ra ngoài kinh doanh cũng không muốn là đảng viên nữa, nhất là đối với những người làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài! Việc “tự ra khỏi Đảng” bằng hình thức này không gây ồn ào, bởi họ không “mang tiếng” bị xóa tên hay khai trừ.
Không nộp giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng.
Đành rằng việc vào Đảng hay ra khỏi Đảng là quyền của mỗi người nhưng khi ra khỏi Đảng cũng nên đàng hoàng, minh bạch. Nếu khi vào Đảng, chi bộ làm lễ kết nạp với đầy đủ thủ tục thì thiết nghĩ, khi một đảng viên muốn ra khỏi Đảng vì lý do sức khỏe hay vì hoàn cảnh cũng nên tổ chức đàng hoàng để ghi nhận những năm cống hiến của đảng viên đó. Cạnh đó, công tác quản lý đảng viên trong trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng cũng cần xem lại để tổ chức Đảng nắm được đảng viên khi chuyển sinh hoạt từ nơi này đến nơi khác, không nên để tình trạng đảng viên “tự ra khỏi Đảng” bằng cách không chuyển sinh hoạt Đảng như hiện nay.
Đ.V.Q.
Nguồn: Pháp luật TPHCM

* Ông Đinh Văn Quế là cựu thẩm phán, Chánh tòa Hình sự, Tòa án ND Tối cao.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét