Chính trị – Xã hội
Huế, Sài Gòn, Hà Nội đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc (RFA) —-VN vẫn chủ trương đàn áp biểu tình chống TQ(RFA) —Giới trẻ HN ngại biểu tình trời mưa (BBC) —-Biểu tình phản đối TQ ở Sài Gòn (BBC) —Ngăn chư tăng Phật tử biểu tình chống TQ?(BBC) —Biểu tình chống TQ tại Hà Nội và Sài Gòn (BBC) -Ảnh biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (01-07-2012).Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam (VOA) -Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hãy hành động có lợi cho mối quan hệ song phương, nền hòa bình và ổn định tại Biển Đông
Luật Biển giúp Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn quốc tế về Biển Đông (RFI) —Trung Quốc đưa tàu ra tuần tra Trường Sa(VOA) —Philippines muốn Mỹ đưa máy bay do thám hỗ trợ tại Biển Đông(VOA) —Âm mưu của Bắc Kinh(RFA)Thứ trưởng quốc phòng tiếp Tùy viên quốc phòng Mỹ (TTXVN). —Tàu cá Bình Định bị đâm chìm, 3 ngư dân mất tích (TT).
Các học giả chỉ trích vụ CNOOC (Trung Quốc) mời thầu gay gắt (NLĐ) -Vừa trở về từ Hội nghị An ninh biển Đông (CSIS, Mỹ), ông Carlyle A. Thayer, giáo sư chính trị học tại Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động về một số vấn đề mới liên quan đến tranh chấp trên biển Đông
Âm mưu Tam Sa của Trung Quốc (TN) —Núm ruột đứt ở Trường Sa SGTT.VN – Đến bây giờ, nỗi đau vẫn còn lại trong bà Trương Thị Ngò (85 tuổi), ở Quảng Nam. Nỗi đau ấy đến từ ngày 14.3.1988, khi con trai út của bà vĩnh viễn nằm lại ở Trường Sa trong cuộc chiến chỉ một bên nổ súng.Đối phó với chiến lược “chờ thời” của Trung Quốc (SGTT)
VN lập Uỷ ban phòng chống “bệnh lạ”(RFA) —Củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên (NLĐ) —-Sẽ cưỡng chế trạm gác của thủy điện Sông Tranh 2 (TN)
Cơ chế giá xăng dầu thay đổi nửa vời TT
– Bộ Tài chính vừa có công văn chính thức trao lại quyền quyết định giá
xăng dầu cho các doanh nghiệp đầu mối. Quyết định này nhằm đưa giá
trong nước diễn biến sát hơn với biến động giá xăng dầu thế giới.
Tài nguyên đất đai: Lãng phí khủng khiếp! SGTT.VN
– Tổng số đất mà các nông lâm trường quốc doanh đang nắm giữ có giá trị
ít nhất khoảng 47 tỉ đôla Mỹ, nhưng được sử dụng rất kém hiệu quả, làm
lãng phí tài nguyên của đất nước.
Kinh tế
Total Supply mua lại Vinagas(RFA) —31,000 doanh nghiệp giải thể- 93 ngàn DNNN “ma”(RFA)Tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng(RFA) —Vụ Barclays thao túng lãi suất liên ngân hàng đe dọa uy tín nền tài chính Anh (RFI)
Viện thẩm kế Pháp cảnh báo : Paris cần quản lý chặt chẽ ngân sách 2012-2013 (RFI)
Lép vế trên sân nhà: Tìm đường sống (NLĐ) -Các ngành nghề bị thất thế trước những “đối thủ” nước ngoài đang chật vật xoay trở, rất cần thêm những chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Cây xăng niêm yết giá cao hơn quy định (TN) —-Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Thay đổi mô hình tăng trưởng (TN)
Tận thu phí trước bạ nhà đất (TN) -Cục Thuế TP.HCM vừa đề xuất thu lệ phí trước bạ (LPTB) nhà đất theo giá thị trường khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với mức phí tăng cao.
Văn hóa – Giáo dục
“Đuối” vì… thông tư (NLĐ) —-Khoảng 500.000 thí sinh làm thủ tục thi đại học (VnEx)
Thế giới
Hàn quốc khánh thành thủ đô ‘mini’(RFA) —Trung Quốc chống việc Bắc Hàn phóng thử hoả tiễn(RFA) —Nga khánh thành cầu treo dài nhất thế giới (RFA) –Iran sắp phóng thử hằng chục ngàn hoả tiễn(RFA) —Iran tập trận phóng tên lửa tấn công mục tiêu ở nước ngoài (RFI)LHQ kêu gọi tránh quân sự hóa Syria thêm nữa(VOA) —LHQ kêu gọi giảm vũ trang ở Syria(BBC) —Lũ lụt ở Ấn Ðộ, 79 người chết, 2 triệu người thất tán (VOA) —Libya thả nhân viên Tòa Hình sự ICC(BBC)
Airbus sắp lập nhà máy A320 tại Mỹ(BBC) -Hãng Airbus khẳng định sắp lập nhà máy chế tạo phi cơ dân dụng A320 đầu tiên của hãng này ở Alabama, Mỹ.
Châu Âu : không còn là mô hình lý tưởng đối với châu Á(RFI) —Miến Điện sắp chấm dứt kiểm duyệt báo chí (RFI) —Thêm 85 tướng phản bội, Tổng thống Assad lao đao (VnM)
Châu Âu : không còn là mô hình lý tưởng đối với châu Á(RFI) —Miến Điện sắp chấm dứt kiểm duyệt báo chí (RFI) —Thêm 85 tướng phản bội, Tổng thống Assad lao đao (VnM)
XH-MT
Bắt giữ người, đánh dập 2 quả thận để đòi nợ (TN —Khởi tố, bắt tạm giam nghi phạm tấn công CSGT (TN)Nghi vấn kiếm chác từ túi thử độ cồn (TN) —Tử hình nguyên cán bộ NH tham ô 45 tỉ đồng (TT)
1115. VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO?
——–
Baidu
VỀ NAM HẢI, NĂM ẤY ĐÃ VẼ ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN ĐẾN TẬN CỬA NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ NÀO?
Tác giả: Thiên nam địa bắc song phi yếnNgười dịch: Băng Tâm
17-04-2012
Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì?
Nghe nói năm 1946, Lâm Tuân dẫn đầu hạm đội đi thu phục nhiều đảo, gọi là thu phục, chứ tôi thấy còn có cả việc tiếp nhận phần tài sản của người thua cuộc, có những hòn đảo thực ra không biết là của ai, người Nhật chiếm, rồi lại thua chúng ta, thế là tự nhiên chúng ta liền vui vẻ đi theo hạm đội ra biển, có một vị quan chức cấp giám đốc ở Bộ địa chất-khoáng sản (?) phóng bút vẽ một cái, dùng 9 đường chấm chấm vẽ thành một cái túi lớn, cái túi này lớn đến nhường nào? Trên bản đồ của chúng ta đành mở ra một cửa sổ mới tinh, chuyên để hiển thị nó. Khi quay trở về đưa in lên bản đồ của chính phủ Dân quốc, công bố với thiên hạ, và đường biên giới đã được tháo cũi sổ lồng như vậy đấy.
Vốn cái bản đồ mà chúng ta vẽ cứ nói sân nhà mình đến đâu, đến đâu, hàng xóm thấy gì thì nói đi, không nói, nghĩa là các anh chẳng có ý kiến gì, nhưng mấy cha hàng xóm gần như im hơi lặng tiếng suốt hàng chục năm trời, rồi từ giữa thập kỉ 50 đến thập kỉ 70 mới thi nhau nhảy ra đòi chủ quyền, chúng ta tự nhiên đã phải lý sự cùn: “Các ông có ý kiến gì thì sao không nói từ sớm đi? Bây giờ chúng tôi quản những ngần ấy năm rồi còn gì, hừm hừm”.
Hội mấy cha hàng xóm ấy cũng đã rất oan ức. Thì ra năm 1946, Philippines vẫn còn chưa độc lập, Mỹ vẫn phải bảo vệ họ, cần để Mỹ thay mặt họ đứng ra. Mỹ bị dân bản địa chửi cho mất mặt, đang chuẩn bị quẳng gánh giữa đường để họ được độc lập, thì đâu còn có tâm trạng nào mà quản mấy cái chuyện đảo, cho nên đã không tỏ thái độ. Tình hình ở Malaysia và Indonesia cũng tương tự, Đảng ** vừa chui ở rừng ra, hoặc cũng có thể còn chưa chui ra khỏi được, còn chưa hiểu mô tê gì, vậy thì ai đã nhìn thấy được tấm bản đồ Trung Quốc in ra? Rồi thì đã có ai biết được sự phản đối này? Việt Nam khi ấy còn đang đánh nhau hừng hực khí thế, vua Bảo Đại mải lo giữ thân, chạy tới nước Pháp cầu cứu khắp nơi, cũng đâu có quan tâm được đến việc quản hồ sơ này.
Nói gì thì nói, cái trò chơi chủ quyền này nhiều khi cũng giống như chuyện kết hôn kiểu Phương Tây, phải thông báo cho một thằng cha. Vị mục sư trịnh trọng tuyên bố: “Có ý kiến gì thì đưa ra luôn bây giờ, còn không thì không bao giờ được nói nữa”. “Sao? Không ai có ý kiến gì thì cứ định như thế! Xin chúc phúc các con, amen”.
Nhưng cái đường 9 đoạn này thực ra đã vẽ hơi quá đáng, về cơ bản đều là vẽ men theo đường bờ biển của người ta, cuộc nội chiến trong nhà người ta kết thúc, đương nhiên là cần phải đứng ra tranh luận thôi, tranh chấp Nam Sa, thế là trở nên ngày càng gay gắt.
Cái đường 9 đoạn này rốt cuộc là gì? Nó không phải là đường cơ sở lãnh hải, mà cũng chẳng phải là đường lãnh hải, ý nghĩa pháp lý của nó rốt cuộc là gì? Chính trong nhà chúng ta cũng cảm thấy hết sức chột dạ, cho nên khi công bố đường cơ sở lãnh hải vào năm 1995, ta đã không hề nhắc nhỏm gì đến nội bộ giới luật học về biển, mà gọi luôn đó là 9 đường đứt đoạn, trong số các chư vị đồng bào yêu nước có ai đó đã thử đi đếm xem từ ven biển Việt Nam đến vịnh Subic, xung quanh cái túi lớn này rốt cuộc là dùng tới mấy đường?
Về hành động cụ thể, người ta nhìn thấy các chiến sĩ đóng quân trên đảo san hô, ngư dân giả dạng đánh bắt cá, phần lớn những người trên các tàu ngư chính và tàu quân sự đi hộ tống không biết được rằng 10 năm trước, Bộ địa chất-khoáng sản, Cục biển quốc gia và Tổng công ty dầu khí hải dương đã hợp tác làm một cuộc điều tra thăm dò địa-vật lý ở vùng biển Nam Sa. Bộ ngoại giao bận bở hơi tai, cho nên phương án thực thi cuối cùng đã không dựa theo phương pháp thăm dò địa-vật lý là bắt đầu khai thác thăm dò từ một phía, mà lại làm ở chính giữa trước, rồi bay đi về một vòng ở khu vực được khẳng định là không có tranh chấp, thử xem có ai phản đối không, rồi lại lấn sang phải, sang trái một chút, lại lấn thêm một chút nữa, kết quả là sau khi khảo sát một lượt chẳng thấy hàng xóm đánh tiếng gì, thế là đắc thắng trở về. Thực sự thì sao? Xung quanh đó toàn những nước láng giềng nghèo, rất có thể là không có lực lượng giám sát không trung, nên không biết anh đang làm gì. Nếu là ở Đông Hải4 ư, vậy thì sớm soạn thảo thư trả lời hết các công hàm phản đối của hàng xóm đã rồi hãy ra biển nhé, họ đâu có phải là không nhìn thấy.
Chín đường đứt đoạn bao quanh Nam Hải này là hạn mức tối đa mà chúng ta đã nói thách thấu trời khi giành lại quyền lợi biển ở Nam Sa, vượt quá phạm vi này, chắc chắn chúng ta sẽ không còn nêu yêu cầu gì thêm nữa, bên trong đường này thực ra là có thể thương lượng. Vấn đề nằm ở chỗ là đã không thông báo rõ với người dân.
Đường 9 đoạn này, ý nghĩa luật pháp của nó rốt cuộc là gì? Là lãnh hải? Vùng biển quần đảo? Vùng biển mang tính lịch sử? Chẳng ai biết.
Trước hết, có phải là lãnh hải không? Không phải. Như trên đã nói, quyền lực về biển của nhà nước là dựa vào đất liền, cũng có nghĩa là dựa vào quyền lực đất liền. Muốn xác định lãnh hải, đầu tiên phải thiết lập được đường cơ sở lãnh hải, muốn vạch được đường cơ sở lãnh hải, đầu tiên phải xác định được các điểm cơ sở lãnh hải. Điểm cơ sở lãnh hải phải là các đảo hoặc đất liền không có tranh chấp chủ quyền; khoảng cách trực tuyến giữa các điểm cơ sở không được vượt quá 24 hải lý, cũng có nghĩa là lãnh hải cộng thêm khoảng cách các vùng tiếp giáp; các rạn đá san hô và bãi cạn lúc ẩn lúc hiện, chỉ nổi lên khi thủy triều rút không được tính vào đó; nói một cách chặt chẽ hơn, tốt nhất là trên đảo phải có đủ điều kiện cho con người cư trú.
Nam Sa phù hợp về điểm nào? Ngoài một phần đã bị Quốc Dân đảng chiếm giữ hồi đó ra, hầu như đều không phù hợp cho lắm. Trong sách giáo khoa của chúng ta khi nói về quần đảo Nam Sa đều chỉ nói một câu “phía nam đến bãi ngầm Tăng Mẫu5”. Bãi ngầm Nam Sa là rạn san hô ngầm không nổi lên, rạn san hô ngầm đến ngay cả đất cũng không có, nói gì đến quyền lợi biển. Cho nên câu này không thể đứng vững về mặt luật pháp. Thế nhưng từ ngày bổn triều lập quốc đến nay, chúng ta lại cứ giáo dục cho người dân như vậy, hôm nay đột nhiên lại nói câu này không đứng vững được về mặt luật pháp, người dân sẽ không chấp nhận nổi, đành phải dùng chiêu xập xí, xập ngầu, chúng ta không nêu ra liệu có được không?
Bao quanh đường 9 đoạn này chắc chắn không phải là lãnh hải, vậy phải tìm lý do khác, vậy thì nhiều đảo đá ngầm có thể nói được thành là vùng biển quần đảo không? Indonesia thì được, chúng ta cũng có thể đến được đất nước nghìn đảo này mà!
Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền được “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” thừa nhận. Theo “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển”, sự cấu thành vùng biển quần đảo đòi hỏi phải có mấy điều kiện sau đây:
1. Tỉ lệ giữa diện tích nước và diện tích đất liền (kể cả đảo san hô) phải nằm trong khoảng từ 1:1 đến 9:1.
2. Chiều dài đường cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, cho phép vượt chuẩn 30%, phần vượt chuẩn cũng không được quá 125 hải lý.
Ở Nam Sa đảo đá ngầm lại ít, khoảng cách giữa các đảo lại xa, nên không đạt 2 tiêu chuẩn trên.
Nói một cách nhún nhường, cứ coi là chúng ta miễn cưỡng tuyên bố đường cơ sở, các nước láng giềng cũng không có ý kiến gì, thì phiền phức lại sẽ tới. Sau khi xác định được đường cơ sở, thì vùng biển bao quanh đường cơ sở sẽ trở thành nội thủy, bên trên nội thủy là không phận. Sự quản lý của nhà nước đối với nội thủy không phải chỉ chặt chẽ một cách thông thường, mà hoàn toàn phải dựa vào luật trong nước, chứ không phải là luật quốc tế. Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu quân sự, không được tự do đi qua, nếu muốn đi qua, phải thông báo và xin phép trước, phải nổi trên mặt nước, treo cờ, chạy nhanh, không được dừng lại, không được neo lại, nếu làm không tốt, sẽ yêu cầu anh phải giải giáp vũ trang. Muốn không bị phiền phức như vậy, thì phải mở đường thủy và đường hàng không ở quần đảo cho tàu thuyền và máy bay nước ngoài đi qua.
Đường này có đôi chút khiên cưỡng, song cứ thử tranh luận xem sao. Lý do của luật sư mà! Dưới chân mà không có đất chắc, thì chỉ cần một mảnh gỗ cũng tốt rồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, còn phải tìm thêm những lý do khác nữa.
Chúng ta có thể tuyên bố Nam Sa là “vùng biển mang tính lịch sử” của chúng ta! Nơi này là nơi chúng ta từng kinh doanh trong lịch sử, ngư dân dựa vào đó mà mưu sinh, buôn bán làm ăn dựa vào đường này, không thể rời bỏ. Lý do này xem ra cũng không tồi. Người khác cũng có kiểu vùng biển như thế, như vịnh Hudson của Canada, mọi người thử nhìn vào bản đồ Bắc Mỹ mà xem, cái túi ấy thực ra rất lớn, nếu chiếu theo chế độ lãnh hải 12 hải lý, thì ở giữa đều là vùng biển quốc tế, thế nhưng Canada lại tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử, rạch chiếc túi một cái là bên trong đều là những thứ của nước mình.
Chủ trương này của chúng ta vừa mới thử, chưa thấy nhiều nước xung quanh có phản ứng, thì mấy nước vận chuyển hàng hải và hàng không lớn, bao gồm cả Mỹ, Nhật đều tới hỏi: “Nghe nói các anh muốn tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử? Vậy thì chẳng lẽ sau này chúng tôi có đi qua lại phải thỉnh thị, báo trước hay sao?” Thì ra đây là con đường trọng yếu của vận chuyển hàng hải quốc tế, hàng ngày tàu thuyền qua lại tấp nập.
Một khi đã tuyên bố là vùng biển mang tính lịch sử, thì sự quản lý của nhà nước đối với nó cũng gần như sự quản lý đối với nội thủy, không chỉ quản lý vùng biển, mà còn phải quản lý cả vùng trời, rồi lại còn phải quản lý theo luật pháp quốc tế. Nếu như vậy là được, thì chẳng lẽ mọi quyền sinh, quyền sát đều nằm ở ta? Muốn bắt thì bắt, muốn xét thì xét, chưa nói đến tàu quân sự đi qua, cả thương gia đi qua cũng sẽ không để yên sao? Cách làm như vậy thực chẳng khác gì tuyên bố đường cao tốc đi qua cửa nhà chúng tôi là phần đất lưu không của nhà chúng tôi, tôi muốn ngồi hóng mát thì hóng, muốn làm sân phơi thì phơi, người nào đi qua là dứt khoát sẽ có ý kiến đấy. Nếu cứ liều mạng tuyên bố, thì phần nhiều sẽ trở thành kẻ thù chung của thế giới.
Chính vì thế mà ở phần trước đã nói, chúng ta phê chuẩn “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” là sẽ chịu thiệt, ít ra là vấn đề Nam Hải cũng sẽ chẳng có cách gì để giữ vững được lập trường vốn có, mà chỉ có thể thương lượng được với láng giềng. Nhưng trước khi thương lượng, vẫn phải cố tìm cho được một chỗ đứng, phải mặc cả nhiều hơn một chút, lý do mà, kệ họ!
Hoạt động cưỡng chiếm của các nước xung quanh Nam Hải thực ra cũng giống như việc tháo dỡ những tòa nhà bất hợp pháp trước đây ở trong nước chúng ta. Tất nhiên là phi pháp rồi, nhà nước cũng không thừa nhận, nhưng đến khi bồi thường, thì lại vẫn được xem xét. Không chỉ hàng xóm tranh địa bàn như thế, mà tranh chỗ ngồi trên xe buýt lại càng như vậy, ném trước lên một cái bao, người khác muốn ngồi, liền kêu lên: “Có người rồi!” Câu này có căn cứ pháp luật gì? Không có, kỳ quặc là ở chỗ mọi người nhìn thấy cái bao ấy, nghe thấy câu ấy, mà phần đông đều ngoan ngoãn tránh ra, tìm một chỗ khác. Mọi người thừa nhận là được rồi, đây gọi là sức mạnh của lệ.
——-
Ghi chú:
1 Tức Biển Đông.
2 Tức Hoàng Sa.
3 Tức Trường Sa.
4 Tức Biển Hoa Đông. BTV: Không rõ ý tác giả ở đây, đang nói “Nam Hải” lại chuyển qua “Đông Hải”.
5 Tiếng Anh: James Shoal ; tiếng Việt: Bãi ngầm James.
Nguồn: Baidu
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Băng Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét