Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Tin thứ Hai, 02-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Không một “chữ vàng”, không một “cái tốt” với kẻ ăn cướp! - (boxitvn).  - Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc  —  (VOA).    – Cuộc biểu tình ngày 1/7 ở Việt Nam   —  (RFA).  – Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ngày 1/7/2012   —  (RFA).  – Hà Nội: Tuần hành ôn hòa tại bờ hồ Hoàn Kiếm của người dân Hà Nội ủng hộ quốc hội ra Luật Biển  (chuacuuthe).
- Hình ảnh Hà Nội, Sài Gòn xuống đường chống Trung Quốc  —  (NV).  – Biểu tình chống TQ tại Hà Nội và Sài Gòn (BBC).  – MỘT SỐ HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH NGÀY 1.7 TẠI SÀI GÒN  —  (Huỳnh Ngọc Chênh).   – Ảnh lẻ biểu tình ngày 1/7  —  (Người buôn gió).  – Nguyễn Ngọc Già – Tường thuật cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn (Dân Luận).  – Tường trình nhanh về tình hình biểu tình tại Thừa Thiên Huế   —  (DLB).
- Phỏng vấn bà Lê Hiền Đức: Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội diễn ra trong không khí ôn hòa  —  (RFI).  – Phỏng vấn nhà thơ Đỗ Trung Quân: Người Việt Nam lại xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông  —  (RFI).   – Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về Lời kêu gọi biểu tình ngày chủ nhật 1.7.2012  —  (RFA).
<- Công an ngăn chận biểu tình chống TQ  —  (RFA).   - Biểu tình chống Trung Quốc: Dân chúng hăng hái, công an gia tăng bắt bớ (chuacuuthe).  – Video và tường thuật nhóm biểu tình Hoàng Thục Vy bị bắt   –   An ninh mặc thường phục ra chỉ thị chận đoàn tuần hành tại Sài Gòn ngày 1-7-2012 (TTXVA).  – CẬP NHẬT TÌNH HÌNH CÁC BIỂU TÌNH VIÊN BỊ BẮT ĐẾN 20 GIỜ NGÀY 1.7  —  (Huỳnh Ngọc Chênh).   – Sài Gòn: tin về người biểu tình bị công an bắt giữ trái phép (chuacuuthe).  – Ý thức công dân & Hành vi cưỡng chế lòng yêu nước (Mẹ Nấm).
- Ai là người Việt Nam, và ai là NGƯỜI NƯỚC LẠ! (TTXVA). “Trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 1/7/2012, có một gương mặt ‘lạ’ nhưng rất quen thuộc với những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đó là ông tây ‘Việt’  Menras André Marcel“.
- Trịnh Kim Tiến: Không cho biểu tình ngoài đường thì tôi biểu tình tại nhà (HDTG).  – Biểu tình tại nhà(Nguyễn Tường Thụy). 
- Đỗ Trung Quân: Thêm một ngày nữa trong đời  —  (Hãy dành thời gian). – Tôi đã đi (Dr Nikonian).  – Tàu khựa hãy xem đây !   —  (Lê Dũng).  - HÀ NỘI BIỂU TÌNH TRONG MƯA (Nguyễn Trọng Tạo).  - Cháo lưỡi bò - (Anh lái đò).  - Thơ Tô Thùy Yên – TRƯỜNG SA HÀNH (DĐTK).  - ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN LÀ SINH MỆNH CỦA DÂN TỘC (Tâm sáng).
Video Tường thuật về cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Saigon ngày 01-07-2012 (Vanganhinfo). - Toàn bộ video và hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ở Sàigon & Hà Nội ngày 01/07/2012 (NVYN).  – Video: Cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình tại Lãnh Sự quán Trung Quốc ở Los Angeles (TNCV). - Ở Úc: Tôi đi biểu tình một mình (Nguyễn Đình Nguyên). Coi chừng bị … cấm nhập cảnh! = >
- Căng thẳng bùng phát do các tuyên bố ở biển Đông, người Việt yêu cầu Trung Quốc rút lui trong một cuộc biểu tình hiếm hoi: Tensions flare over South China Sea claims, Vietnamese demand China backs off in rare protest‎ (AP/ Washington Post).  – Rare protest in Vietnam over China claims to offshore oil blocks (Reuters/ EuroNews). – Territory row sparks anti-China rallies in Vietnam (MSN).  – Vietnamese protest over islands dispute with China (AP/ Inquirer). Bản dịch: Người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn (TCPT).
Ngoài đường thì thanh niên cùng đồng bào biểu tình, còn không biết đám “khao khát” nầy nó chun vô đâu hội họp mà không nói rõ địa chỉ: Khơi dậy khát vọng thanh niên (TN). - Xương máu xây tượng đài bất khuất (TN).
<- Nhiều báo nước ngoài đưa tin về các cuộc biểu tình hôm qua, nhưng báo ta thì: Im lặng tuyệt đối  —  (Nguyễn Thông).Trừ trường hợp duy nhất là TTXVN có bản tin về cuộc biểu tình dữ dội ở… tận  Syria bị đàn áp khiến nhiều người chết”.  - Để công bằng, cũng phải nhắc lại về tin chiều qua của báo Hà Nội mới: ”Kiên trì tuyên truyền, thuyết phục người dân không tham gia tụ họp, tuần hành…“  và bình luận của BS: “một thái độ nhũn nhặn, có văn hóa khác hẳn tất cả những bài viết trước đây về biểu tình của người dân yêu nước vì chủ quyền biển đảo.Đài Truyền hình HN cũng đọc lại bài báo này, giọng phát thanh viên rất chi là êm dịu. Bà con nên nghe, đã cái con ráy ghê gớm, đỡ cả ngàn lần lấy ráy tai. Hề hề! (phút thứ 17’05″). Nhưng đúng như bức hình bên ghi, đó là không dám có một chữ nào nhắc tới Trung Quốc và hành động xâm lấn trắng trợn của chúng, mà chỉ ỡm ờmột số sự kiện liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
Đến đây, một dấu hỏi cần được đặt ra: nếu như thời gian tới, có một vài cuộc “tuần hành ôn hòa” tương tự, chính quyền sẽ đối xử ra sao, báo đài còn có thái độ “lịch sự” như vậy nữa không, hay là lại giở giọng lật lọng phỉ báng như năm ngoái, chẳng khác gì bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh? Thái độ lật lọng nếu có đó sẽ dựa trên lập luận gì? Phải chăng lập luận là mấy chữ “Dân biết, Dân bàn …” chỉ là mị dân thôi, lâu nay dẹp bỏ rồi?
Một nhắc nhở, nếu không những người cầm quyền ở Hà Nội sẽ quên mất … chính mình. Đó là họ từng dấm dúi đưa ra cái văn bản không dấu, không chữ ký, vô thời hạn “cấm tụ tập đông người” từ năm ngoái. Giờ thì thứ giấy lộn đó có còn chút giá trị gì không? Hay là nó có giá trị vĩnh cửu, để khi cần thì lại móc sọt rác đem ra hành dân? 
- Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám đến đảo Đá Châu Viên ở Trường Sa  —  (RFI).  – Các tàu tuần tra của Trung Quốc đã đến bãi ngầm san hô ở biển Đông: China patrol ships reach South China Sea reef‎ (Xinhua).  - Nhân nhượng là mất chủ quyền (ĐV). - Chính quyền Việt Nam quá nhu nhược trước Trung Quốc  (NV).
-  Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1 (TN). Ui da da! Giọng nghe mạnh mẽ há? Coi chừng lại bị thổi còi nha: “Với tham vọng thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã và đang tìm mọi thủ đoạn lấn chiếm biển, đảo của Việt Nam …”  – Phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng: Biển Đông: Phép thử lẫn quân bài chủ của Trung Quốc (PLTP).  - Giải “nước cờ tâm lý” của Trung Quốc  (NLĐ).   – Ngô Minh Trí: Lộ rõ mưu đồ của Trung Quốc (TN).  - Chiếc bẫy song phương  —  (Hữu Nguyên).   – Trung Quốc ngang ngược và dư luận Việt Nam   —  (NV).  – Quốc tế phản đối tập đoàn Trung Quốc CNOOC khiêu khích Việt Nam  —  (RFI).  – Thủ tướng Nhật ủng hộ lập trường VN về biển Đông (CP/TT).  – Thế giới 7 ngày: Học giả quốc tế bàn về Biển Đông (VOV). – Tình hình biển Đông căng thẳng hơn trong năm 2012   —  (RFA).  -  Quân đội TQ: Tham vọng khó che chắn và trì hoãn (TVN/Reuters).  - Tại Hội thảo An ninh Biển Đông: Các chuyên gia quốc tế nói về đường lưỡi bò của Trung Quốc (VOV).Thượng nghị sỹ Joe Lieberman phát biểu tại Hội thảo Biển Đông đang được tổ chức tại Mỹ  = > 
- RIMPAC : tập trận hải quân quốc tế lớn nhất tại Thái Bình Dương  —  (RFI). - 900 binh sĩ Mỹ-Philippines tập trận (PLTP).
- Thủ tướng Nhật ủng hộ lập trường của Việt Nam về biển Đông (PLTP). Nghe sướng nhưng thực ra cũng là ngôn ngữ ngoại giao cả thôi, chớ nên đưa theo kiểu đó làm dân bị … “diễn biến hòa bình”.
- Trung Quốc trong thơ Tố Hữu (Phần III)  —  (Lê Mai).
- 229 lao động Trung Quốc “làm chui” tại Thanh Hóa (TT). - Xây nhà máy chui cho thương nhân Trung Quốc (TN). - Không ai quản lý, lồng bè giăng kín Vũng Rô (VOV).
- Baidu Trà đá quán bị phản ứng dữ dội (NLĐ). “…cư dân mạng còn tỏ ra dè dặt về sự an toàn của mạng này khi thông tin về giấy phép hoạt động cũng như đại diện tại Việt Nam không được công bố trên trang chủ. Việc không rõ ràng về nguồn gốc có thể tạo ra nguy cơ người dùng bị đánh cắp thông tin khi tham gia”.
- Vị trí chiến lược vùng đất Hà Giang qua đánh giá của Nguyễn Công Trứ (Diễn đàn).
- Con Cuông – Nghệ An: Huy động CA, quân đội đàn áp đẫm máu giáo dân?  —  (DLB).
- Để Mặt trận không chỉ là “Hỏa táng và hát quốc ca”  —  (Đào Tuấn).
- Trần Huy Thuận: Học làm Dân (Trần Nhương). - Nguyễn Duy Xuân: Sướng như quan. - Trần Đăng Khoa: Dân trí hay quan trí? (VOV).
<- TBT Nguyễn Phú Trọng: Quốc hội phải giải quyết những vấn đề nóng trong xã hội‎ một cách … “biện chứng”? (PLTP).  - BỆNH LÝ LUẬN - (Sơn thi thư).
Thực hiện hiệu quả phong trào “Vệ sinh yêu nước” (Chinhphu). Buổi lễ này rất long trọng và quan trọng, vì bữa qua nghe trên tivi có tới hai bài diễn văn quan trọng, của Chủ tịch nước và Phó thủ tướng.
-  Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 3) (TCPT). Gợi ý hơi kinh: “Dù còn khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?”.  Nhưng có một chi tiết không chính xác: “người con gái ruột của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng cũng tự nguyện rời khỏi chức vụ tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt tại Sài Gòn.” Đúng ra là không làm “người đại diện trước pháp luật” nữa.
Có một điều thiết nghĩ cũng cần bàn chút trong mối quan hệ Đảng-Chính phủ.
Đôi khi nói về những sai lầm, sai phạm trong điều hành kinh tế, có ý kiến cho là nguyên nhân gốc rễ phải xem xét là từ đường lối, ví như “kinh thế thị trường định hướng XHCN”, rồi “kinh tế nhà nước làm chủ đạo”, để cảm thông với chính phủ, bị buộc phải “chấp hành”. Chợt hình dung vụ này sao na ná chuyện giao thông, vậy đem ra so sánh cho nó dễ thấy.
Ông sở giao thông làm cầu, đường, rồi phân tuyết, lập biển báo chỉ đường, cấm đường, nhắc nhở này nọ, nhưng có nhiều cái sai, phi lý, người tham gia giao thông như bị mắc lỡm, rối như canh hẹ không biết đâu mà lần. Còn ông cảnh sát giao thông thấy sai cũng mặc, lại còn khoái, vì nhờ đó mà ông kiếm bộn tiền đút túi từ chính những phi lý này. Đó là còn chưa nói tới chuyện hai ông thực ra cũng “cùng hội cùng thuyền” cả thôi (ủy ban an toàn giao thông/ đảng-BCT). Chỉ dân là khổ!
Còn liên quan tới gợi ý ghê người về “hồi tố”, xin mời tham khảo ý kiến BS từ mấy năm trước trong bài: “Địch vận giặc nội xâm“.
- Diệp Văn Sơn: Từ xã 500 cán bộ đến nỗi lo ‘cường hào mới’ (TVN).  - Sinh ra 500 “cán bộ”/xã là do thỏa thuận tại địa phương (Bee).  -  Những quan chức cuối đời…vỡ nợ(Người Ba Đồn). -  TS Nguyễn Sĩ Dũng: Lạm phát đầy tớ (LĐ). “Càng đông đảo thì càng dễ chồng chéo chức năng và càng khó vận hành chế độ trách nhiệm. Có vẻ như đầy tớ nào cũng có quyền, nhưng mỗi khi xảy ra sự cố, ít đầy tớ nào chịu đứng ra nhận trách nhiệm.” Còn đây là bà chủ của 500 đứa “đầy tớ” ở Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hóa = >
Bỏ hòa giải trong tranh chấp đất đai? (PLTP).
Tinh gọn bộ máy khu vực nhà nước - Khó như đụng phải “đá ngầm” (SGGP).
- Dân Nhật phản đối tái sản xuất điện hạt nhân (CNN/NLĐ). - Biểu tình chống điện hạt nhân tại Nhật bản ngày 29/06/2012 - (Người lót gạch). - Biểu tình lớn phản đối hạt nhân ở Nhật (BBC).
- Miến Điện sắp chấm dứt kiểm duyệt báo chí  —  (RFI).  – Miến Điện: Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân đại sứ  —  (RFI).  – Miến Điện : Ngân hàng ADB cảnh báo nguy cơ bất ổn định do nghèo khó   —  (RFI).
- Bắc Triều Tiên tiếp tục gặp hạn hán  —  (VOA).
“Áp lực phải thay đổi chính là từ cấp cơ sở”: phỏng vấn Trần Quang Thành (Viet-Studies). - Hồng Kông rầm rộ xuống đường chống Bắc Kinh  —  (RFI).   – Hong Kong kỷ niệm 15 năm chuyển giao  —  (BBC).  Ảnh: Kỷ niệm 15 năm Đặc khu hành chính HK (BBC).  – Tân lãnh đạo đặc khu hành chánh Hong Kong tuyên thệ nhậm chức   —  (VOA). - Dân Hong Kong xuống đường trong lúc tân lãnh đạo tuyên thệ nhậm chức (VOA). - Cờ hoa và biểu tình đón ông Hồ Cẩm Đào (BBC). - Hongkong biểu tình phản đối 15 năm bị trao trả lại cho TQ (RFA).
- Vụ Bạc Hy Lai: Ông Vương Lập Quân có thể sắp bị xử   —  (VOA). - Trung Quốc dọn đường xét xử Vương Lập Quân (PLTP).


KINH TẾ
<- Phỏng vấn TS Nguyễn Xuân Thành, Phó giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright: Tìm lối ra cho kinh tế (TN).
- Ngân hàng Trung Ương Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất chỉ đạo  —  (RFI).  – Việt Nam giảm lãi suất lần thứ năm  —  (BBC).
Lập công ty mua bán nợ quốc gia: Không hiệu quả! (VnEco).
Giải quyết nợ xấu:Tại sao phải chi 100.000 tỷ đồng?(VEF).  - Vào chợ mỗi ngày – TTCKVN 2-7-2012.  - DN Nhà nước nợ hơn 1.000.000 tỷ đồng (DV).
Cần “gói kích thích” hơn “bơm tiền” ồ ạt vào thị trường (TN). - Hơn 31.000 doanh nghiệp chờ giải thể (DV).
Toàn cảnh kinh tế-tài chính 1-7-2012 (VF).
Ngân hàng “ngán” vàng? (VEF).
Nói và làm: Giao quyền và kiểm soát (VEF). - Trả thêm tiền điện vì yếu kém quản lý ở EVN (SGTT). - Giá điện tăng ‘nhầm thời điểm’, doanh nghiệp thêm suy kiệt (VNE). - Giá hàng hóa rục rịch tăng theo giá điện (NLĐ).
Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam xuống dốc  —  (RFA).   - Lép vế trên sân nhà (NLĐ).
Giá gas giảm còn 315.000 đồng/bình (TT). - Giá gas giảm 3.000 đồng/kg (TN).
-  Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà: Ru ngủ đối tác, cam kết kiểu “chợ trời” (DT). - “Diệp Sudico”: Từ người hùng chứng khoán… (VnEco). = >
Vĩnh Long: 36 dự án kêu gọi đầu tư gần 18.000 tỉ đồng (TT).
Khai trương quầy hoàn thuế GTGT cho khách nước ngoài (TN).
Khủng hoảng Châu Âu: Nỗi ám ảnh của Đông Nam Á (VEF).
- Cộng hoà Chypre làm chủ tịch Châu Âu : cả khối đau đầu   —  (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Kỷ niệm 190 năm ngày sinh cụ Nguyễn Đình Chiểu (NLĐ).
CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 55) - (Nhật Tuấn). Về Nguyễn Khải.  Mời xem bút ký chính trị ĐI TÌM CÁI TÔI ĐàMẤT được BS lần đầu tiên đưa lên mạng.
<- Thám hiểm Sơn Đoòng (PLTP). - Nét phôi pha gần ngàn tuổi ở am Ngọa Vân (Infonet). - Những cánh đồng lúa ở Tam Cốc (TCPT).
Húng Láng di cư về Thái Bình hơn 600 năm trước? (VTC).
Những hình ảnh hiếm về người phụ nữ Việt đầu thế kỷ 20 (P4) (GDVN).
Trùng tu di tích Tòa án nhân dân TP.HCM (TT).
- TS Trần Thu Dung: Hoàng Ngọc Hiến Tầm nhìn văn hóa rộng lớn (Trần Nhương).
- Trần Mạnh Hảo: XUÂN DIỆU-CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC  —  (Bà đầm xòe).
- “NHỮNG NGÀY VIỆT NAM” TẠI BUDAPEST (NCTG).
- Chung Kết EURO 2012 – Tây Ban Nha thắng hay Ý thắng?  —  (RFA).  – Người đàn ông của Euro (NLĐ).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sẵn sàng cho kỳ thi lớn (NLĐ).  – Sĩ tử chen chân “lai Kinh ứng thí”  (Infonet). - “Náo loạn” Văn Miếu – Quốc Tử Giám (TT).  – Mua chữ cầu may (TT). - Tranh thủ “luyện tủ” cho trò (TT). = >
Tuyển sinh ĐH, CĐ: Được hạ điểm chuẩn xét tuyển (TN).
Được mang vào phòng thi thiết bị chỉ ghi thông tin (TT). - Máy ghi âm, ghi hình lại được phép mang vào phòng thi! (TN). Thế được hay không?: Thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi sẽ bị đình chỉ (VnMedia). - Bộ GD-ĐT lại giải thích thêm về việc mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi (NLĐ).  – Mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi sẽ bị đình chỉ thi (Chinhphu.vn).
- HỘI THẢO KHOA HỌC CHIẾN THẮNG ĐỒI TỨC DỤP: Nhiều tham luận “đạo văn” và sai kiến thức cơ bản (PNTP). Nhưng cũng cần xem lại những thứ này có cần “nghiên cứu khoa học”, rồi “hội thảo” tốn kém như vậy nữa không?
Hôm nay, Hà Nội tuyển sinh các lớp đầu cấp (VnMedia).
-  Hơn hai tỷ đồng ủng hộ Quỹ Tấm lòng vàng khuyến học ở Quảng Ngãi (ND).
- Tiết kiệm để giảm lỗ (NLĐ).
- Nhộn nhạo nhà trọ mùa thi (VOV).  - Dập dìu sĩ tử đổ về Cần Thơ (TT).
Lịch sử thấm như kẹo! (TT).
TP.HCM đề xuất tăng học phí từ 3-5 lần (TT).
Trường quốc tế: Vàng thau lẫn lộn (LĐ).
Thủ tục vay tiền ngân hàng để đi học (TT).
- Ba phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế trở về trái đất  —  (VOA).  - Dải Ngân hà “đang rung như một cái chuông” (Beee).
Nhà… bấm nút (PLTP).


- Phiếm: Giấc mơ ở Văn miếu (SGTT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống “bệnh lạ” (NLĐ).
-  Đi tìm người Nguồn (TN).
Vẫn còn gần 20.000 hộ dân tộc thiểu số di canh di cư (LĐ).
-  Khánh Hòa: người dân chịu thiệt vì cấp sai mã thẻ bảo hiểm y tế (SGTT).
Đồng hồ nước chạy nhanh? (TT).
Phân luồng từ xa để giảm kẹt xe cầu Bình Điền (TT). - Cầu Bình Điền kẹt xe do sửa chữa (LĐ).
-  Dân chặn đường, rác thải ứ đọng khắp TP Vinh  (PLTP).
- Hơn 200 trẻ em bị chết đuối trong 6 tháng qua (VOV). - Bé trai 5 tuổi rơi từ tầng 9 Hà Thành Plaza (Petrotimes).
- Tội nghiệp Vietinbank, đã nằm trong nhóm “nợ xấu” cao mà còn  Tài trợ an sinh xã hội cho Quảng Nam 57 tỷ đồng (TTXVN).
- Tính hai mặt trong hành động của  “Hiệp sĩ” ở làng Cà Ná (PNTD). Mặt trái là ảnh hưởng mỹ quan, đôi khi nguy hiểm vì lấn ra đường. - Vị cứu tinh già ở ‘ngã tư tử thần’ (Infonet).
Những người đếm thời gian sống trên ngón tay (NĐT).  - Cô bé mong chết theo mẹ có thêm nghị lực để sống (Bee). - Những người có vẻ ngoài “siêu độc” trong lịch sử (Kênh 24).
<- Về ngôi làng mót được cả chục tấn vàng ở Hà Nội (Infonet).
- Thương cho dân xứ mình: VẢI (NCTG).
- Nước biển dâng, dọa xóa sổ ĐBSCL (NLĐ).
Mưa dông bao trùm hầu hết từ Bắc – Nam (VTC).
- Bão tố miền đông Hoa Kỳ giết 12 người, nhiều triệu người mất điện  —  (VOA). - 3 triệu người Mỹ mất điện do bão (TT).
Australia: Biểu tình phản đối sắc thuế mới về khí thải (VOA).
Hàn Quốc: Dân thành thị đổ xô về nông thôn (DV).


QUỐC TẾ
Syria: bất đồng về tương lai của tổng thống Syria (TT). - Syria trước ngưỡng chuyển giao quyền lực (TN). - Tổng thống Assad (VnMedia). - Tây phương-Nga thỏa hiệp về việc lập “chính phủ chuyển tiếp” ở Syria  —  (RFI).  – Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ việc máy bay xâm phạm không phận Syria (Tân Hoa xã/VOV).  – Phe đối lập Syria bác bỏ kế hoạch chuyển tiếp chính trị của LHQ  —  (VOA).  - Thổ Nhĩ Kỳ tung F-16 vì máy bay Syria sát biên giới (TTXVN).  - Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ tới biên giới Syria (BBC). - Thổ Nhĩ Kỳ tung F-16 vì máy bay Syria sát biên giới (TTXVN). - Thổ Nhĩ Kỳ phái 6 chiến đấu cơ tới sát biên giới Syria (DT).
- Cấm vận dầu Iran có hiệu lực từ 1/7/2012  —  (RFI).  – Chủ nhật: Cấm vận dầu hỏa của EU với Iran bắt đầu có hiệu lực  —  (VOA).
- Bom vệ đường giết chết 5 người ở Afghanistan  —  (VOA).
- Một phần tử chủ chiến al-Qaida bị hạ sát ở Yemen   —  (VOA). - Al-Qaeda âm mưu tấn công máy bay dân sự Mỹ (TN).
- Máy bay không người lái Mỹ hạ sát 8 phần tử chủ chiến ở Pakistan  —  (VOA). Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi giữa Washington và Islamabad = >
Ai Cập: cuộc chung sống “tế nhị” (TT). - 2 lãnh đạo Israel gửi thư cho tân Tổng thống Ai Cập (TTXVN).
- Tổng thống Iceland đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 liên tiếp (TT).
- Cử tri Mexico đi bầu tổng thống mới   —  (VOA).
- 10 người bị giết trong các vụ tấn công nhà thờ ở Kenya   —  (VOA). - Tấn công nhà thờ ở Kenya, 16 người chết (TN).
- Israel: Cựu Thủ tướng Shamir từ trần  —  (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 01/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 01/07/2012;  + Thời sự 19h – 01/07/2012

Địch vận giặc nội xâm

 

Hiếm có nước nào trên thế giới phải trải qua liên tiếp những cuộc chiến tranh ác liệt, lâu dài như nước ta. Nhiều biện pháp đấu tranh, nhiều lực lượng xã hội khác nhau, và cả những bước tiến thoái khôn ngoan về chính trị – ngoại giao đã được huy động để nhắm tới mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc.
Rồi chiến tranh chấm dứt chưa được bao lâu, dân ta lại phải đương đầu với một hiểm hoạ mới, họa tham nhũng, mà mức độ nguy hại, nan giải đến độ được ví như một thứ giặc giã (giặc nội xâm). Có điều, với bao nhiêu công trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, nhưng chưa nghe nói đến việc từ đó có thể áp dụng được một chút gì cho giải pháp chống nội xâm này. Hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau trên mọi phương diện, nhưng không phải là không có những nét tương đồng. Sẽ có rất nhiều điều để bàn về những nét tương đồng đó, nhưng trong phạm vi bài này chỉ xin có chút gợi ý. Đó là bàn về “địch vận”.
Địch vận là hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm lôi kéo người trong quân đội địch, làm tan rã hàng ngũ của chúng. Biện pháp này có tác dụng rất lớn làm giảm tổn thất xương máu đồng bào chiến sĩ, thậm chí tăng thêm lực lượng, trang thiết bị … cho ta. Đặc biệt hơn nữa, khi địch lại chính là những đồng bào cùng giống nòi với mình.
Thế nhưng, tại sao trong cuộc chiến chống nội xâm lại cần đến biện pháp đấu tranh này ?
Trước hết, xuất phát từ một đặc thù là ở đây kẻ thù như vô hình vô ảnh, ngay trong hàng ngũ chúng ta, thậm chí tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta, khó nhận thấy. Thứ hai, nhưng lại quan trọng nhất, đó là kẻ thù đã quá mạnh, xâm chiếm khắp “hang cùng ngõ hẻm” trong bộ máy nhà nước, có thể nắm những vị trí rất quan trọng, khuynh đảo được sách lược, cả chiến lược đấu tranh.
Đây là hệ quả của một thời gian dài chúng ta không có những biện pháp quyết liệt và khôn ngoan, lại mắc nhiều sai lầm trong chính sách nên đã đẩy nhiều người trong hàng ngũ chạy sang với địch. Ví như chính sách cán bộ nặng về hình thức giáo dục chính trị, “chủ nghĩa lý lịch”, nể nang thân quen, sợ người giỏi mà thẳng thắn, ưa dùng kẻ đạo đức giả, xu nịnh … Rồi giai đoạn bao cấp kéo dài, chính sách lương bổng phi lý triền miên, bắt buộc người người “đói ăn vụng, túng làm liều”, thành thói quen, cho tới mức tha hóa tràn lan v.v.. Thứ ba, không khí công khai dân chủ không được khuyến khích thường xuyên, khi thì trói chặt, đôi lúc nới lỏng, tạo nhiều khoảng tối cho chính kẻ địch ẩn nấp tấn công lại ta.
Thực trạng hiện nay, trong hàng ngũ cán bộ khó có thể tính được bao nhiêu phần trăm dính tới tham nhũng, tiêu cực, ít thì cũng tặc lưỡi bỏ qua cho kẻ phạm pháp để hy vọng mình được yên thân hay được hưởng cái lợi nào đó, còn nhiều thì có thể kiếm chác tới hàng triệu đô-la. Thêm nữa, trong nhân dân cũng vì nhiều lẽ không thiếu người tham gia tiếp tay cho tình trạng tham nhũng này. Sức hút của bức tranh giàu sang nơi đô thị, lối sống xa hoa, tha hóa đạo đức của các quan tham tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, quan niệm sống thấp hèn lôi cuốn người dân một tâm lý sống gấp, kiếm tiền bằng nhiều cách, coi thường pháp luật, có khi bất chấp đạo lý, sức khỏe, sinh mạng con người, thế hệ tương lai, môi trường sống …
Chúng ta như đang vướng vào một loại “chiến tranh nhân dân” của giặc nội xâm. Một ví dụ điển hình là nạn buôn lậu biên giới, “lâm tặc”, “khoáng tặc”, không cách gì ngăn cản nổi. “Tặc” ở đây lại chính là vô số người nông dân nghèo khổ, chỉ hy vọng kiếm chút tiền sống qua ngày, và từ đây nhiều cán bộ lại được “sống nhờ”. Từ đó mọi chủ trương đấu tranh chống tham nhũng đều dễ trở thành “giơ cao đánh khẽ”, nặng về hô hào, vận động mà không có hiệu quả bởi tình trạng “cùng hội cùng thuyền” với vô vàn thủ thuật trì níu, nhắm mắt, giả bộ làm ngơ từ nhiều cấp mà khó có thể phân định rõ ràng ra được; nó còn lan rộng ra trong dân chúng với một tâm lý phó mặc, buông xuôi.
Nhìn nhận thực trạng đó có thể cho ta một thái độ thực tế hơn trong đấu tranh chống tham nhũng. Đó là ngoài những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, cũng cần phải tính đến những chiến thuật khéo léo như đã từng áp dụng trong cuộc chiến chống ngoại xâm.
Địch vận ở đây là biện pháp gắn liền với chính sách khoan hồng của Nhà nước. Tuy nhiên, trong đấu tranh chống nội xâm, lâu nay chúng ta mới chỉ thực hiện khoan hồng với những kẻ địch đã bị bắt, truy tố (thật thà khai báo sẽ được giảm án), mà chưa tính đến những kẻ còn đang ẩn náu chắc chắn trong dinh luỹ của chúng. Cụ thể, có những người đang được “tín nhiệm” ở cương vị lãnh đạo, nắm quyền lực nào đó, nhưng vẫn ngấm ngầm có những hoạt động thu lợi bất chính rất tinh vi, gây hại lớn thì ta chưa có giải pháp “địch vận” để họ từ bỏ hàng ngũ địch mà vẫn yên tâm không bị trừng trị nặng theo pháp luật. Vì nếu đang thuộc diện “chưa bị lộ” thì chắc chắn họ có tâm lý tiếp tục “chiến đấu”, chẳng tội gì bị “vác súng trở về với hàng ngũ cách mạng”, chỉ tổ bị đi tù theo đúng với luật pháp hiện hành, có giảm án thì cũng vẫn phải đi tù, mất hết tương lai, hổ thẹn với gia đình, bạn bè. Lực lượng này chiếm vị trí rất quan trọng, gây khó khăn ghê gớm cho cuộc chiến đấu của chúng ta, từ việc ra chính sách, pháp luật, bố trí sắp xếp tổ chức … cho tới phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Chúng ta chẳng khác nào như bị đâm dao sau lưng. Vậy cần phải phân hóa, làm suy yếu đội ngũ của chúng bằng chính sách khoan hồng táo bạo, rõ ràng hơn nữa.
Để giải pháp này được thực hiện hiệu quả đòi hỏi có những phương pháp đặc biệt, xin đơn cử hai biện pháp:
1. Sử dụng bộ máy đặc biệt của đảng. Đây là biện pháp tạm thời trước mắt, khi mà hệ thống pháp luật hiện hành chưa cho phép có những “đặc ân” với những kẻ tự nguyện ra khỏi hang ổ vững chãi của mình để trở về với nhân dân. Như vậy, đòi hỏi trong tổ chức đảng phải hình thành được những lực lượng “đặc nhiệm” (có phần tựa như Ban chỉ đạo Trung ương 6(2) trước đây chẳng hạn), phải có nghị quyết đặc biệt đảm bảo cho những trường hợp “quay súng” trở về được an toàn, không bị … đi tù hay bêu riếu trên công luận. Nếu cần có thể có một sắc lệnh riêng do chủ tịch nước ban hành cho phép bộ máy đặc biệt này hoạt động và có những quyền hạn vượt trên bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.
2. Sửa đổi hệ thống luật pháp cho phù hợp. Việc này cần sớm được thực hiện để tránh lạm dụng bộ máy của đảng can thiệp vào hoạt động tư pháp, thậm chí để tiếp tay cho kẻ địch.
Trong sắc lệnh, nhất là trong Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự sửa đổi để phục vụ biện pháp địch vận này, cần có những điều khoản rất cụ thể về mức độ khoan hồng với những trường hợp “quay súng” trở về (không nói khoan hồng chung chung như các trường hợp “tự thú” trong Bộ luật Hình sự hiện hành), về những thủ tục có thể áp dụng đi trước hoặc bỏ qua các thủ tục tố tụng thông thường … Ví dụ: nộp lại bao nhiêu tài sản so với mức độ tham nhũng, khai báo đầy đủ về đồng bọn, các phương thức thủ đoạn tham nhũng, thì không những được miễn truy tố, mà còn được khen thưởng (cho tiếp tục công tác, hay bố trí nghề nghiệp kiếm sống, thậm chí có thể còn được tạo điều kiện thay đổi nơi cư trú, “mai danh ẩn tích” để đảm bảo an toàn …) Trong đó cũng cần có thời gian cụ thể cho chính sách địch vận-khoan hồng này, có điều khoản hồi tố, phạm vi áp dụng v.v..
Có thể sẽ còn có nhiều giải pháp khác nữa. Tuy nhiên, trong bất cứ giải pháp tích cực nào cũng đều có mặt trái của nó, như bị lạm dụng hoặc lợi dụng. Đó chính là công việc của những người có trách nhiệm xây dựng chính sách và thực hiện chính sách.

Nguyễn Hữu Vinh
(Tạp chí Nhà Quản lý – số 41)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét