Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nguyên quan chức Quốc hội: “Đừng đánh đồng mại dâm với nghề giáo” (GDVN). Chào thua bà cựu quan chức này! Không biết theo bả thì có những nghề nào không cao quý? Hay là “cao quý” hay không là ở từng con người, đâu phải khoác cái áo nghề nào?
KINH TẾ
- Tái cấu trúc, Nhà nước phải thôi ‘đá lộn sân’ (Zing/TN). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tri ân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (ĐĐK). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chính phủ đồng ý chi thêm 450 tỉ đồng cho đào tạo ở nước ngoài (TN). – Ứng viên 322 “hụt” du học đã được toại nguyện (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chính phủ hỗ trợ gạo cho các xã có “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi (VOV). QUỐC TẾ
- Chảo lửa Syria vẫn chưa thể hạ nhiệt (VOV). – Chưa có lối thoát cho khủng hoảng tại Syria (TP). – Phe đối lập Syria bác kế hoạch lập chính phủ chuyển tiếp (TBKTSG).

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

CÁC QUAN ĐIẾM CỦA CHÍNH GIỚI MỸ VỀ VIỆC THAM GIA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 27/6/2012
TTXVN (Oasinhtơn 25/6)
Liên tục trong hai tháng qua, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức hai cuộc điều trần về việc Mỹ nên hay không nên tham gia vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Tại các diễn đàn này, phần lớn các quan chức chóp bu về an ninh, quốc phòng và ngoại giao Mỹ đều ủng hộ việc tham gia UNCLOS, nhưng cùng có một số ý kiến trái chiều, cho rằng tham gia UNCLOS sẽ trói tay trói chân và bất lợi đối với Mỹ. Dưới đây là tổng hợp các bài phát biểu của các quan chức Mỹ tại các cuộc điều trần ngày 23/5 và ngày 14/6 tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Phát biểu trong cuộc điều trần ngày 23/5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng việc Mỹ cho đến nay vẫn chưa tham gia UNCLOS đã làm suy yếu sự ủng hộ đối với các đồng minh trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông đang bị đe dọa bởi tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Bà Hillary nhấn mạnh “vì không phải là thành viên của UNCLOS, chúng ta để cho Trung Quốc tung hoành về mặt pháp lý. Chúng ta đã tự đặt mình vào thế bị động. Chúng ta không phát huy được vai trò là chỗ dựa cho các bạn bè và các đồng minh trong khu vực. Đây là điều không cường quốc hàng hải nào của thế giới muốn lâm vào”. Ngoại trưởng Hillary nói: “Chúng ta cần chấm dứt việc đứng ngoài lề và bắt đầu tận dụng những lợi ích to lớn mà UNCLOS mang lại cho Mỹ và cộng đồng doanh nghiệp”. Bà cho rằng các công ty dầu khí của Mỹ trước đây chưa có đủ công nghệ để tận dụng những quy định của UNCLOS về thềm lục địa, nhưng nay các công ty này đã có khả năng và sẵn sàng khai thác các vùng này. Bà cũng cho rằng nếu tham gia UNCLOS, Mỹ sẽ nhận được sự công nhận của quốc tế về quyền chủ quyền, trong đó có việc sử dụng các thủ tục nêu trong Công ước, cho phép các công ty dầu lửa cơ sở pháp lý để thực hiện việc khai thác. Bà Hillary bác bỏ lập luận của những người chống UNCLOS, cho rằng UNCLOS được sự ủng hộ của tất cả các tổng thống của cả hai đảng, trong đó có Tổng thống đảng Cộng hòa George W. Bush, các doanh nghiệp Mỹ, ngành công nghiệp năng lượng và vận tải biển, cũng như các tố chức về môi trường. Trong cuộc điều trần, lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ công khai cho rằng đòi hỏi chủ quyền cúa Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt quá những gì UNCLOS cho phép.
Cũng trong cuộc điều trần ngày 23/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định, là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới và có thềm lục địa mở rộng rộng nhất thế giới, Mỹ sẽ được lợi nhiều nhất từ việc tham gia UNCLOS. Ông Panetta cho rằng việc này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho Mỹ có các quyền tự do hàng hải và tiếp cận toàn cầu cho các tàu thuyền thương mại và quân sự, máy bay và các đường cáp quang dưới đáy biển, thay vì như hiện nay phải thực hiện quyền tự do hàng hải thông qua tập quán quốc tế. Ông Panetta cho biết cho tới nay đã có 161 nước phê chuẩn UNCLOS và Mỹ là nước duy nhất trong Hội đồng bảo an LHQ chưa phê chuẩn UNCLOS. Theo lập luận của ông Panetta, khi tham gia UNCLOS, Mỹ vừa bảo vệ được lợi ích của mình, vừa chi phối được các cuộc thảo luận để tác động vào các thể chế liên quan tới luật biển. Tham gia UNCLOS, Mỹ có thế mở rộng nguồn tài nguyên và quyền tài phán kinh tế không chỉ trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển Mỹ mà cả thềm lục địa được mở rộng ra ngoài phạm vi 200 hải lý. Tham gia UNCLOS, Mỹ cũng sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích của mình ở vùng Bắc Cực, một khí vực ngày càng quan trọng về kinh tế và an ninh.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Tướng 4 sao Martin Dempsey phát biểu trong cuộc điều trần ngày 23/5 cho rằng là thành viên thường trực duy nhất của Hội đồng Bào an LHQ và là quốc gia Bắc Cực duy nhất chưa phải là thành viên UNCLOS, vì thế Mỹ bị hạn chế trong khả năng xây dựng các liên minh cho các nỗ lực an ninh quốc tế quan trọng. Tướng Dempsey đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tham gia UNCLOS “trong bối cảnh chúng ta đã bắt đầu tái cân bằng nhũng lợi ích an ninh của mình ở khu vực Thái Bình Dương, việc phê chuẩn công ước là rất quan trọng. Nếu không phê chuẩn công ước này trong thời gian tới, chúng ta có nguy cơ phải đối đầu với các nước vẫn luôn diễn giải tiền lệ luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho họ. UNCLOS sẽ tạo cơ hội để chúng ta nói mạnh về tự do trên biển và các quyền hàng hải.
Thượng nghị sỹ John Kerry, người chủ trì cả hai phiên điều trần cho rằng việc phê chuẩn công ước UNCLOS là vấn đề cấp bách, nhưng Mỹ đã chần chừ quá lâu. Không phê chuẩn công ước, Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích như dầu lửa và khí đốt, quyền đi lại trên biển và thâm nhập các nguồn tài nguyên như các mỏ đất hiếm. Với Trung Quốc, ông Kerry nói: “Trung Quốc và một số nước đang đưa ra những đòi hỏi phi pháp ở Biển Đông và các vùng biển khác. Tham gia Công ước sẽ giúp Mỹ ngay lập tức nâng cao uy tín, đồng thời đẩy lùi nhũng đòi hỏi chủ quyền quá đáng và những lệnh cấm phi pháp đối với các chiến hạm và tàu chở hàng của Mỹ”.
Tham gia cuộc điều trần ngày 14/6 có Đô đốc James Winnefeld, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân; Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert; Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear; cựu Giám đốc Cục tình báo trung ương (CIA), cựu Thứ trưởng Ngoại giao John Negroponte; cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld cùng một số quan chức và cựu quan chức cấp cao khác.
Phát biểu trong cuộc điều trần ngày 14/6, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân, đô đốc James Winnefeld cho rằng tham gia UNCLOS sẽ góp phần củng cố vai trò lãnh đạo toàn cầu về hàng hải, tăng cường uy tín của Mỹ và cho phép Mỹ trong vị trí cường quốc hải quân có đầy đủ tầm ảnh hưởng đối với các tranh chấp biển. Theo Đô đốc Winnefeld, sẽ là sai lầm khi cho rằng công ước UNCLOS sẽ hạn chế hoạt động hải quân của Mỹ tại các khu vực đang hoạt động hiện nay, trái lại tham gia UNCLOS sẽ tạo cho Mỹ ở vào một vị thế mạnh hơn đế ủng hộ các đồng minh và đối tác đang chịu sự hăm dọa trong các tranh chấp.
Tư lệnh Hải quân Jonathan Greenert khẳng định Mỹ sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia UNCLOS đối với hoạt động của Mỹ trên biển; tăng cường quyền chủ quyền cho các tàu Mỹ, nâng cao vị thế của Mỹ trong việc thúc đẩy áp dụng luật pháp và duy trì quyền tự do tiến hành các hoạt động quân sự trong các khu vực này. Việc Mỹ không tham gia UNCLOS có thế tạo cớ cho các quốc gia khác ngăn cản quyền tự do hàng hải.
Tư lệnh Thái Bình Dương Samuel Locklear cho rằng do khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục trỗi dậy, ngày càng nhiều đòi hỏi chủ quyền trên biển chồng chéo, nhất là Biển Đông, do vậy tham gia UNCLOS Mỹ sẽ khích lệ các bên giải quyết tranh chấp bằng hòa bình dựa trên luật pháp. Công ước UNCLOS cũng sẽ hỗ trợ pháp lý quan trọng cho các đối tác vận tải hàng không dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Robert Papp cho rằng tham gia UNCLOS sẽ đảm bảo các quy định thuận lợi trên cơ sở pháp lý mạnh mẽ nhất và vị thế tốt hơn cho Lực lượng bảo vệ bờ biển thực hiện các quyền và duy trì hoạt động. Tham gia công ước giúp tăng cường vị thế của Mỹ khi phản đối và ngăn cản các đòi hỏi chủ quyền trên biển quá đáng; tạo cho Mỹ ở vị thế thuận lợi đối với tương lai tại Bắc Cực.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến phản đối tham gia UNCLOS. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, phát biểu trong cuộc điều trần ngày 14/6 thừa nhận công ước UNCLOS mang lại một số lợi ích, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp cụ thể dễ dàng hơn, tuy nhiên Hải quân Mỹ đã làm tốt chức năng này nên Mỹ không cần phải tham gia UNCLOS. Chuyên gia Viện Heritage Steven Groves thì cho rằng tham gia UNCLOS không giúp gì cho việc phát triển hoặc đảm bảo vị thế chủ thể của các nguồn tài nguyên khí đốt tại các vùng thềm lục địa mở rộng và Mỹ sẽ phải mất một khoản thu lớn do phải nộp phí khai thác tại các khu vực chung của quốc tế.
Mỹ là nước tích cực tham gia đàm phán, soạn thảo Công ước UNCLOS 1982. Từ năm 1994 đến nay, Chính phủ Mỹ qua các Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã nhiều lần đề nghị Thượng viện phê chuẩn nhưng đều thất bại do sự chống đối của một số thượng nghị sĩ bảo thủ của đảng Cộng hòa. Ngày 25/5, ngay sau cuộc điều trần đầu tiên đã có 27 Thượng nghị sĩ Mỹ đồng gửi thư tuyên bố chống việc tham gia UNCLOS, cho rằng UNCLOS 1982 phản ánh các quan điểm chính trị, kinh tế và tư tưởng không thống nhất với các giá trị và chủ quyền của Mỹ./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRANH CHẤP BÃI CẠN HOÀNG NHAM/SCARBOROUGH: QUẢ BOM NỔ CHẬM CHỜ TRUNG QUỐC

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 27/6/2012
TTXVN (Hồng Công 25/6)
Những căng thăng giữa Trung Quốc và Philíppin xung quanh vụ tranh chấp đảo Hoàng Nham (Philíppin gọi là bãi cạn Scarborough) đã tạm thời lắng dịu sau khi hai bên cùng rút các tàu thuyền khỏi khu vực này với lý do “thời tiết xấu.” Tuy nhiên, theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (Hồng Công), xen giữa những cuộc tập trận và những cuộc khẩu chiến ngoại giao làm quan hệ Trung Quốc – Philíppin lạnh nhạt cuộc tranh chấp chủ quyền đảo Hoàng Nham là một quả bom nổ chậm” về mặt pháp lý vẫn đang chờ Trung Quốc, ngay cả khi căng thẳng giữa hai nước đã được xoa dịu.

Vào lúc tình hình căng thẳng lên tới đỉnh điểm, Bắc Kinh đã bác bỏ (một hành động đã được dự báo) đề nghị của Manila đưa vụ tranh chấp đảo Hoàng Nham ra Tòa án Công lý quốc tế, đồng thời khăng khăng cho rằng vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao và các cuộc thương lượng song phương.
Bề ngoài, hành động này của Trung Quốc dường như gây lúng túng cho phía Philíppin. Theo quy định, Tòa án Công lý quốc tế yêu cầu một thỏa thuận song phương giữa hai nước trước khi có thể tiến hành một phiên xử về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại cơ quan này. Vì vậy, sự phản đối của Trung Quốc trên thực tế đã “giết chết” ý đồ của Philíppin từ trong trứng nước.
Tuần này, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philíppin đã lắng dịu khi cả hai nước rút các tàu thuyền khỏi đảo Hoàng Nham, nhưng tranh chấp chủ quyền rộng lớn hơn vẫn duy trì, cùng với câu hỏi được đặt ra là Philíppin sẽ “nuôi dưỡng” ý đồ giải quyết tranh chấp qua con đường pháp lý như thế nào? Được sự ủng hộ của các cố vấn luật pháp quốc tế, các quan chức Philíppin đang lặng lẽ tìm kiếm những con đường pháp lý mà ở đó họ có thể buộc Trung Quốc phải chấp nhận ra tòa hoặc chịu sự tài phán, kể cả trong trường hợp đi ngược lại ý muốn của Trung Quốc. Khi nói về vụ tranh chấp khiến quan hệ hai nước băng giá trong hơn hai tháng qua, Ngoại trưởng Philippin Albert del Rosario đặt câu hỏi: “Liệu chúng tôi có cần phải có Trung Quốc cùng song hành trong việc lập ra những cơ chế?” và ông tự đưa ra đáp án: “Câu trả lời là không!”
Những phát biểu như vậy đã làm sôi động các phòng họp cấp cao và các trưởng đại học của các nước trong khu vực những tuần gần đây, gợi ra một số câu hỏi hấp dẫn: Một hành động như tuyên bố của Philíppin liệu có thực sự khả thi? Và hành động đó sẽ có tác động như thế nào? Theo một số luật sư quốc tế và các học giả nắm vững Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), xét một cách cơ bản, Ngoại trưởng Rosario đã đúng về mặt nguyên tắc pháp luật – Philíppin có thể đơn phương hành động. Sự cân nhắc về mặt chính trị, dĩ nhiên, khi đưa Trung Quốc vào tình thế phải giải quyết theo con đường này, có thể giảm bớt những thách thức pháp lý đáng kể.
Không giống như Tòa án Công lý quốc tế, UNCLOS không thể được sử dụng đế dàn xếp các vấn đề về chủ quyền, nhưng nó có thể giải quyết những tranh chấp liên quan trên một phạm vi rộng lớn. Nó cho phép một quốc gia tranh cãi với một quốc gia khác về các hành động, lập trường mà không cần sự đồng ý của quốc gia đó, thông qua cải gọi là “dàn xếp tranh chấp bắt buộc.”
Trung Quốc, nước đã ký và phê chuẩn UNCLOS ngay sau khi công ước này có hiệu lực năm 1994, dường như lâu nay vẫn thận trọng với hành động đơn phương như vậy. Năm 2006, Trung Quốc đã thực hiện bước đi chính thức thể hiện quyền của nước này tránh một hành động như vậy trong một số trường hợp, chủ yếu tập trung vào các hoạt động quân sự, ranh giới trên biển và các vùng nước lịch sử.
Tuy nhiên, như một số học giả nghiên cứu luật pháp quốc tế đã nhấn mạnh, những sự lảng tránh như vậy không đủ ảnh hưởng để trở thành điều không thể bác bỏ được. Một hành động đơn phương trong tranh chấp sẽ vẫn có thể xảy ra xung quanh các tranh chấp xoay quanh quyền đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế theo tuyên bố của một quốc gia, hoặc ví dụ là một tảng đá, dải đá ngầm có thể được xem như một hòn đảo theo UNCLOS. Và do vậy, những vùng tranh chấp đó có thể được gắn với vùng đặc quyền kinh tế.
Một số luật sư tin rằng vụ tranh chấp đảo Hoàng Nham và những quyền đầy tranh cãi của ngư dân Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo tuyên bố của Philíppin, có thể là một trường họp như vậy. Các quan chức Trung Quốc nói ràng Trung Quốc có quyền lịch sử đối với đảo Hoàng Nham và việc đảo này ở gần Philíppin không được bro vệ theo luật pháp quốc tế. Ông Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo, trong bài viết công bố tại một hội nghị ở Cuala Lămpơ (Malaixia) đã nhấn mạnh: “Những tranh chấp liên quan đến sự phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông có lẽ khó tránh khỏi hệ thống dàn xếp tranh chấp bắt buộc.”
Đảo Hoàng Nham nằm ngoài quần đảo Trường Sa và do vậy chỉ có Trung Quốc và Philíppin tranh chấp khu vực này. Tuy nhiên, vụ tranh chấp, này được các bên cùng có tranh chấp ở Biển Đông theo dõi chặt chẽ. Một phái viên kỳ cựu ở Đông Nam Á cho biết: “Luật pháp quốc tế là một cách giải quyết tranh chấp. Chúng tôi biết rằng đó có thể là một giải pháp tốt hơn là từng nước thương lượng với một cường quốc như Trung Quốc. Tất cả chúng tôi đều đang quan sát xem liệu Philíppin có đủ dũng cảm để thực hiện bước đi đầu tiên trên con đường đó – và đối mặt với một sự phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh.”
Trong khi đó, chuyên gia Jonathan Gimblett thuộc Công ty Luật Covington & Burling ở Oasinhtơn (Mỹ) đã cảnh báo rằng chặng đường để buộc một quốc gia phải ra tòa án đối mặt với những điều đi ngược lại mong muốn của họ, nhiều khả năng sẽ rất dài và phức tạp, đồng thời kéo theo những rủi ro chính trị lớn.
Trong bài phát biểu tại một hội nghị ở Tôkyô (Nhật Bản), ông Robert Beckman đã nhấn mạnh đến một chính sách “mơ hồ có tính toán” mà Trung Quốc đang áp dụng đối với tuyên bố về các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Ông Beckman đặt câu hỏi: “Vấn đề nghiêm túc đã được đặt ra trong các nước ASEAN là liệu Trung Quốc có định tôn trọng luật pháp quốc tế nói chung và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển nói riêng khi giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn hay không? Điều này gây ra lo ngại đáng kể trong ASEAN. Một trong những nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia ASEAN tuân theo khi giải quyết vấn đề với các nước lớn là bất kỳ sự hợp tác nào đều phải tuân theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.” Tuy nhiên, theo ông Beckman, Trung Quốc “dường như muốn giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua thương lượng, đặc biệt là tại các cuộc thương lượng song phương, nơi các yếu tố liên quan như lịch sử, có thể được tính đến.”
Một vụ xử tranh chấp theo UNCLOS liên quan đến một ủy ban phân xử của Liên họp quốc sẽ có sự ràng buộc pháp luật. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng một tòa án được thành lập theo UNCLOS sẽ đồng ý phân xử một vụ việc như vậy. Khi các tòa án quốc tế có những quyền lực về phạm trù đạo đức và lương tâm nhiều hơn là quyền lực thực chất, việc bắt buộc tuân theo phán quyết cuối cùng lại là vấn đề khác. Thậm chí, theo nhiều luật sư, các nước sẽ tuân theo quyết định cuối cùng của chính họ.
Một học giả giấu tên tại Bắc Kinh nói rằng hiện vẫn có những hoài nghi về khả năng Philíppin thực sự quan tâm đến việc thúc đấy tiến trình pháp lý chống lại Trung Quốc trong cuộc tranh chấp đảo Hoàng Nham không chỉ bởi vì Manila biết rằng việc này “đi ngược lại mong muốn của Bắc Kinh, mà còn bởi vì họ cũng có nguy cơ đối mặt với một phán quyết chống lại chính họ.” Do vậy, học giả này tin rằng Philíppin sẽ không thực hiện tiến trình pháp lý như đã nhiều lần đe dọa./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét