Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Tin Chủ Nhật, 07-10-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Tôn tạo mộ Chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa (TN).   - Giáo dục về biển, đảo trong nhà trường là điều cấp thiết (QĐND).- Tin nóng từ anh Hồ Cương Quyết: Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam tại Muchen (Đức) (Người Lót Gạch).  – Đường lưỡi …gì? (Hữu Nguyên).
Bám biển giữ chủ quyền (Thanh tra).  – Nên thiết lập vệ tinh giám sát biển (DT).  – Bộ đội Biên phòng Việt Nam có trang cụ mới hiện đại (PN Today).
Biển Hoa Đông tiếp tục nóng (TN). - Trung – Nhật gia tăng căng thẳng tại biển Hoa Đông (Petrotimes).  - “Nhật Bản cần biện pháp đối kháng hiệu quả với TQ” (TTXVN). - Trung Quốc: Biểu tình chống Nhật do bất mãn xã hội (PLTP). - Mỹ triển khai xong dàn quái vật tới Nhật Bản (PN Today).  – Senkaku/ Điếu Ngư : Vụ tranh chấp đang nhấn chìm ngành công nghiệp Nhật (RFI).  – TQ dùng tiền hợp tác hàng hải, Nhật chuyển dịch đầu tư (PN Today).
- Chiến tranh lạnh châu Á (BoxitVN). - Cuộc chạy đua về tàu sân bay (TVN). - Trọng tâm hiện đại hóa hải quân Trung Quốc (TN).  – Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa (Petrotimes). - Mỹ phải làm gì trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc? (ĐV).  – Chiến lược đáp trả của Hoa Kỳ trước sức mạnh Hải quân Trung Quốc (Infonet).   – Patrick Bateman – Tương lai về quan hệ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (EAF/ Dân Luận).
- Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 (VOA). “Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc…  Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm lăng Việt Nam”.
- Video: VNTQ: Ls. Lê Quốc Quân bình luận về công ty gia đình bị công an tấn công (ducme.tv).  – Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang đến Mỹ (RFA). Anh Nguyễn Ngọc Quang đã từng bị dàn cảnh gây tai nạn trước đây, khi còn ở trong nước. =>
- CHÚ Ý ! CHÚ Ý ! MỘT TRANG BLOG MỚI DO MỘT SỐ LUẬT SƯ Ở TRONG NƯỚC THỰC HIỆN (DĐCN). Nguy hiểm! Nhân quyền với dân chủ là “diễn biến hòa bình” và là “thế lực thù địch” của đảng và nhà nước. Phen này ai làm luật sư mà có cái máy tính thì cẩn thận, coi chừng bị bố ráp.  – Thau sinh tố và cái tự do của bác, đảng (DLB).
- Mai Thái Lĩnh: Trao đổi ý kiến về bản Hiến pháp 1946 (BVN).

- Trong Trung Ương có… “nội gián”? (DLB). “Trong vài ngày gần đây, phe ‘phủ chúa’ đang chuẩn bị tung ra ‘bằng chứng’ về khả năng trong ban chấp hành trung ương đảng có ‘nội gián’ nhằm phá hoại đất nước? Đúng là một việc tày trời và vô tiền khoáng hậu trong chính trường CSVN. Thế nhưng ‘phủ chúa’ làm như vậy để nhằm mục đích gì?
- Báo Sài Gòn Tiếp Thị bị thanh tra toàn diện! Chỉ mấy dòng tin ngắn ngủi đăng trên báo giấy, nhưng có thể liên quan đến câu chuyện lớn hơn về cuộc chiến đang diễn ra đến hồi gay cấn. Cũng xin nhắc lại, vụ ông Tâm Chánh, TBT báo SGTT trước đây đã bị mất chức mà không ai rõ vì lý do gì. Báo SGTT cũng đã từng đăng bài có liên quan đến người thân của thủ tướng, mà sau khi đọc xong bài này, thủ tướng không kiềm chế được cơn thịnh nộ, đã đạp đổ một cái bàn trong Văn phòng Chính phủ.
Bài trên báo SGTT của nhà báo Huy Đức còn có cái tựa Chị hai thủ tướng, và có tin, tác giả bài báo đã rất khốn khổ vì bài này. Nhà báo HĐ bình luận trên FB: “Tôi rời Sài Gòn Tiếp Thị quá lâu để biết điều gì đang xảy ra ở đây nhưng cứ mỗi lần nhớ lại vụ ‘Chị Hai Thủ Tướng’ đều cảm thấy chạnh lòng, nói chuyện ngay thẳng với người không ngay thẳng thật là nguy hiểm; không chỉ có tôi hay bạn Tổng biên tập, anh em cũng đã phải trả giá rất nhiều cho bài báo ấy“.
Trong 5-7 năm qua, đám quan chức quản lý báo chí vẫn rất căm tức tờ SGTT và kiếm mọi cách đóng cửa tờ báo này, trong đó lý do đầu tiên vẫn là viện vào nội dung “không đúng với tôn chỉ mục đích”, với cái cớ là tờ báo dành cho… mấy bà đi chợ, mà sao cứ đụng tới ba chuyện vĩ mô to tát, rồi cả chủ quyền biển đảo. Giờ thì chắc chắn cuộc thanh tra sẽ có thêm mục tiêu quan trọng: các máy tính có truy cập vô trang… QLB không? Độc giả Dong Nguyen bình luận bên FB: “Quyền lực thứ nhất tấn công quyền lực thứ tư. Vụ Hoàng Khương là cú vỗ mặt, vụ này dập bằng bom“. Đây rồi, BBC nhanh thật: Sài Gòn Tiếp Thị bị ‘thanh tra toàn diện’.
- Mời xem lại: CHỊ RUỘT của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI 185 hecta ĐẤT VƯỜN CAO SU (Hoàng Trần).
Một nguồn tin đang lan truyền trong báo giới là, tòa soạn một tờ báo lớn khác cũng đã bị sục vào để kiểm tra các máy tính với mục đích tương tự. Xem ra, chỉ cần qua bài trả lời phỏng vấn của bà cựu nghị sĩ Hoàng Yến ba hôm trước là có thể hình dung được “thủ phạm” rồi, có điều người ta không muốn công nhận cái thực tế đau đớn, ê chề đó, đồng thời biết rằng phải có thêm lực lượng hậu thuẫn rất mạnh, nên cố mò mẫm kiếm cho ra.
- ‘MÓN QUÀ VÔ GIÁ’ THỦ TƯỚNG MỪNG QUỐC KHÁNH TRUNG QUỐC! (VNLB). Cả thế giới biết việc các Nhà Lãnh đạo Việt Nam gởi điện chúc mừng Quốc khánh Trung Quốc trong khi Trung Nam Hải lại chơi ‘xỏ’ Việt Nam tổ chức Quốc Khánh Tại Tam Sa thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam! … Người ta tự hỏi: Lực lượng Tình báo, gián điệp của Việt Nam đâu mà để xảy ra một nỗi nhục nhã ê chề cho Việt Nam như vậy?!”
Chút kinh nghiệm cho các bác đang dự Hội nghị TƯ 6: Phụ nữ Nhật mặc bỉm để khỏi phải… đi vệ sinh (DT).
- Ông Trầm Bê có hai con tê giác? (ĐV). – Trầm Bê có thể có hơn một con tê giác? (BBC). – Vụ sừng tê giác: Trầm Bề nói ngược Trung tướng Tư lệnh (PN Today).  – VUA AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ SỪNG TÊ … CỦA TRẦM BÊ  (Nguyễn Văn Thiện).  – Khổ vì sừng! (NLĐ).
- Sự xa hoa đáng kinh ngạc tại các biệt thự của đại gia Việt (GDVN).   – Đọ biệt thự khủng của bầu Kiên và đại gia Trầm Bê (VTC). - Soi ‘gia tài’ của các ông bầu bóng đá (VnE).
Phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Lấy phiếu tín nhiệm hàng năm (SGGP).  - Cùng một vấn đề, nhưng hai báo có hai cái tựa khác nhau, cũng đáng lưu tâm: Xem xét việc miễn nhiệm người có phiếu tín nhiệm thấp (ND). Và: Cho ý kiến về quy trình lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm (QĐND).  - Thay ngay cán bộ nếu tín nhiệm lần đầu quá thấp (TN).  – Luân chuyển những hạt sạn (Trương Duy Nhất).
- ĐV: Tiết kiệm đầu tư công nhưng lại tiêu xài tưng bừng cho nên mới có bội chi ngân sách. – Thấy gì từ con số bội chi ngân sách? (ĐĐK). Thấy mỗi người dân cõng thêm trên lưng 1 đống nợ nữa chứ thấy gì?
- Sẽ quốc hữu hóa những ngân hàng mắc nhiều nợ xấu? (Vietstock/ Cầu Nhật Tân).  - Nợ xấu: Càng để lâu, càng nhiều di chứng (VEF).   – Phải “chạy việt dã” để tái cấu trúc ngân hàng (SGTT).  – Bloomberg – Việc hạ bậc tín nhiệm nợ góp thêm động lực để làm trong sạch các khoản nợ nhà nước (Bloomberg/ x-café).  – Hệ lụy từ giải cứu “con cưng” (DĐDN).
- Nhật ký mở (lần 9) để hoan hô một ông tiến sỹ dám nói thật (Nhát sỹ Tai Hổ). “Mình có thể ‘xung phong’ kể lại thành tích ‘nói dối có bằng’, ‘nói đối có huân chương’ cả đống của mình để lớp trẻ thêm yêu SỰ THẬT, căm thù GIẢ DỐI! Mình sẽ nói mãi, nói mãi cho dù có chết gục ngay tại diễn đàn thì…cũng vui vì đã được được hưởng tí Hạnh Phúc Thật lúc cuối đời, vì lần đầu được công khai NÓI THẬT!” TS Nguyễn Viết Chức, viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, “dám nói thật”. =>
- Bản tuyên bố Trịnh Nguyễn về việc thu hồi đất và trù dập hai đảng viên (RFA).  – UBND xã Gia Kiệm đình chỉ không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của anh Nguyễn Văn Long (Chuacuuthe).  – Vụ đấu giá đất không “sạch” ở huyện Nam Trực (Nam Định): Chủ tịch UBND huyện bị kiện ra Tòa (Công lý).  – Chưa có phép đã san ủi mặt bằng (PLTP).   – Lật thuyền mới biết sức dân như nước (Huỳnh Xuân Long).
- Thu phí bên Hồ Con Rùa để chữa mặt cầu Thăng Long (Đào Tuấn). “Điều nguy hiểm nhất của câu chuyện thu phí, không chỉ là sự vô lý khi người dân phải trả tiền cho một thứ hàng hóa dịch vụ mà họ không dùng mà ở chỗ nó thể hiện tư tưởng tận thu, từ việc bòn nhặt những đồng tiền lẻ. Nếu đây là tư tưởng chính cho chính sách giao thông thì có lẽ, đến một ngày ngành GTVT sẽ đặt trạm bên tượng vua Lê bên Bờ Hồ để ‘hoàn vốn’ cho ‘Con đường Bô xít’.”
-  Thủy điện Sông Tranh 2: Khu vực có dị thường trọng lực (Kiến Thức).  – Phạm Nguyên Trường: GỬI TRÀ MY (Trần Nhương). “Nay dư chấn vài độ/ Như bom Mỹ là xong…/ Hãy yên tâm mà sống/ Có trên lo hộ rồi/ Ngày đêm bịt lỗ hở/ Có viện này vụ nọ/ Có bộ nọ bộ kia/ Đầy tiến sĩ, giáo sư/ Đi chật đường Hà Nội…”.
- Nguyễn Đức Hiệp: Rừng quốc gia Cát Tiên kêu cứu (TLVN). – Bà con nào chưa ký thỉnh nguyện thư, xin mời bấm vào đây để ký.  – Những hạn chế của Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) việc thựcthi xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 & 6A (ĐN 6) (Saving Cát Tiên).  – 8 lỗ hổng trong báo cáo ĐTM 2012 của dự án Đồng Nai 6 và 6A (Thiên nhiên).  – Lập lờ trong nghiên cứu khoa học: Không chỉ niềm tin bị hủy hoại (ĐĐK). – Hơi bị nhiều chuyện (Nguyễn Thông).
- GS Tương Lai:“VIỆC NHÂN NGHĨA CỐT Ở AN DÂN” (Người Lót Gạch).
- Cần chấm dứt những trò bẩn thỉu ti tiện của trí thức Đại học Quy Nhơn! (Chu Mộng Long).
- Luật Thủ đô: Siết nhập cư nội thành  (VnEco). - Bí thư Hà Nội: Hạn chế nhập cư không phải là cấm đoán (DT).
Bất ổn tại Công ty sách Việt Nam (Petrotimes).
Cần loại trừ tư tưởng cục bộ địa phương (GD&TĐ).
Khởi tố 1 giám đốc Bảo hiểm xã hội (ANTĐ).
Đường ‘tử thần’: Phó Chủ tịch Hà Nội bị ‘chất vấn’ (VTC).
- Thời của… “chui”! (Thanh tra).
- Xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất: Dân điêu đứng vì tin “cò vốn” (HNM).
- Giới trẻ nghĩ về Chỉ thị cấm cỗ cưới quá 300 người (Infonet).
Lại hoãn vận hành nhà máy Bauxite nhôm Lâm Đồng (Bee).
- Trung Quốc : Hàng nghìn nhân viên Foxconn bãi công (RFI).
<= Huawei, công ty sản xuất thiết bị viễn thông khổng lồ của Trung Quốc. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ: Huawei làm gián điệp cho Trung Quốc (GDVN).
- Vũ Quí Hạo Nhiên: Obama, Romney và chuyện TQ (BBC). Ông Romney có vấn đề, khi thống kê lại các quan điểm ông đưa ra vài năm trước rồi đối chiếu với những phát biểu của ông gần đây, có thể thấy, ông Romney thường xuyên thay đổi lập trường, không nhất quán, đôi khi tự mâu thuẫn với chính mình. Với Obama, có những điều mà nhiều người Mỹ không hài lòng về ông trong nhiệm kỳ 4 năm làm tổng thống, lẽ ra Obama có thể làm tốt hơn những gì ông đã làm cho nước Mỹ, nhưng so với Romney về độ tin cậy thì có lẽ Obama đáng tin cậy hơn.
Nhưng đó chỉ là quan điểm cá nhân của BTV. Bà con ở Mỹ có được cái quyền đi bầu thì nên tìm hiểu thật kỹ, chọn người xứng đáng hơn để lãnh đạo đất nước, nhất là không nên bỏ qua cái quyền được đi bầu nguyên thủ quốc gia của mình, bởi cái quyền đó, người dân VN đã tranh đấu bao nhiêu năm mà vẫn chưa có. “Don’t take things for granted”, đừng bao giờ xem cái quyền đó tự nhiên mình có, mà đã có biết bao người nằm xuống để bà con bên đó có được cái quyền này.
- Thêm một người Tây Tạng tự thiêu để kêu gọi giải phóng đất nước (RFI).  - Số người Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc lên tới 54 người (VOA).
- Bạc Hy Lai – Những góc khuất cuộc đời (TP).
Hàn Quốc đạt thỏa thuận nâng tầm bắn tên lửa (TN).  – Mỹ-Hàn sắp ký hiệp định nâng tầm bắn hỏa tiễn nhắm vào Bắc Triều Tiên (RFI).  – Một lính Bắc Triều Tiên hạ sát hai sĩ quan để vượt tuyến sang Hàn Quốc (RFI). – Lính biên phòng Bắc Hàn đào thoát (BBC).
- Cam Bốt không xử vụ sát hại ông Chhut Vuthy, giới nhân quyền phản đối (RFI).
- Myanmar: Sự lột xác kỳ diệu (NLĐ).

- Thơ & nhạc: Tiễn biệt nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Trung Đạo).

KINH TẾ
Ngân hàng đầu tư, đói ăn thời khủng hoảng (VEF).  – Ngân hàng trở thành… tiệm cầm đồ cao cấp (Infonet).
- Thị trường vàng và hệ lụy của một quyết định (KTĐT). “Quyết định này không cấm được các giao dịch về vàng mà chỉ có thể biến thị trường này từ công khai sang ngấm ngầm, vàng vẫn từ trong nước tuồn ra nước ngoài và NHNN thì cứ xuất vàng trong kho ra để kìm giá”.  - Giá vàng vẫn có thể tiếp tục tăng lên (DT). - Giá vàng tuần tới: Mục tiêu vẫn là 1.800 USD/oz (VnEco).  - Tuần tới, giá vàng có thể lập kỷ lục trong năm (VnM).  – Ngổn ngang thị trường vàng (LĐ).
- Chuyển đổi sang vàng SJC: Bỗng dưng có tiền tỷ (TP).  Độc giả phẫn nộ: “Bình ruồi được bao nhiêu nhờ phi vụ này ? Những thằng có kiến thức nhưng bá đạo sao không xử sớm ????”; “Cần phải xóa bỏ cái cơ chế vàng hiện nay. Người dân phải được tự do mua bán vàng, không được độc quyền nhãn hiệu vàng SJC. Những doanh nghiệp khác được quyền kinh doanh thương hiệu của riêng mình khi đủ điều kiện. Như hiện nay chỉ lợi bọn được phép nhập & xuất vàng. Nếu không làm những việc đó thì thử hỏi làm sao người dân còn có lòng tin để đầu tư sản xuất thay vì găm vàng ở nhà???
- Bộ Tài chính yêu cầu công khai giá gas khi điều chỉnh (VnEco). – Bán xăng ở Việt Nam sướng nhất thế giới? (PN Today). - Yêu cầu DN thực hiện nghiêm việc đăng ký giá gas (TN). - Công ty kinh doanh gas điều chỉnh giá trước đăng ký (NĐH).
- Sàn giao dịch “tiếp sức” chủ đầu tư (TBKTSG).  – Thị trường bất động sản: Hạ giá để “phá băng” (Thanh tra).
TTCK tuần qua: Thanh khoản chưa cải thiện (Khampha).
Bianfishco sẽ tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng (VnE).
- Tồn kho hàng triệu tấn vẫn phá rừng… làm xi măng (PLVN).
- Gia Lai: Không có chuyện dân chặt cao su vì rớt giá (TTXVN).
‘Sốc’ chung cư ở Hà Nội giá 10 triệu đồng/m2 (VTC).
Vắt nhựa cao su nhí (DV).
Liên minh lúa gạo: Việt Nam lỡ nhịp? (VEF).
Cách vài cây số, dân thành phố mua hàng đắt gấp chục lần (NĐT).
DN Nhật đang chuyển hướng về Đông Nam Á (DNSG).
20 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh (VnE).


- Tài chính – Ngân hàng tuần 01-07/10/2012: “Sốt” vàng và thay đổi nhân sự cấp cao tại một số ngân hàng (Cafef).
VĂN HÓA-THỂ THAO
“Tìm quê hương” của vua Lý Nam Đế (TN). - Đã tìm ra quê gốc của vua Lý Nam Đế? (HNM).
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông sắp hoàn thành (Bee).
- CHUÔNG CỔ THỜI MẠC Ở CHÙA TRÀ PHƯƠNG ĐÃ ĐI ĐÂU? (Kha Trà Phương).
- Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai (VCV).
Những chiếc kiệu độc đáo của vua chúa Nguyễn (Kienthuc).
Chuyện “tịnh thân” hãi hùng của thái giám Việt xưa (Bee).  – Mời xem lại: VÌ SAO LÝ THƯỜNG KIỆT TRỞ THÀNH HOẠN QUAN? (HSV).
- Việt Nam – nơi thập niên 70 trở thành lịch sử cổ xưa (Weekly Standard/ Dân Luận).
- MIỀN…”CỤP” LẠC (KỲ CUỐI) (Nhật Tuấn).
<= Hai cha con Hoàng Cầm và Hoàng Kỳ (2006) – Ảnh: Nguyễn Đình Toán. – Cười ra nước mắt chuyện của bố con nhà thơ Hoàng Cầm (SK&ĐS).  – SẼ XÂY NHÀ LƯU NIỆM PHÙNG QUÁN (Ngô Minh).   – Phan Khôi- ngôi tháp đá ven đường (PN Today).
- TRANG THƠ TRÚC THÔNG   –   Yến Nhi: PHIẾM ĐÀM VỀ THƠ SEX… (Nguyễn Trọng Tạo).
-  Truyện ngắn: SÁT QUẦN CHÚNG (Trần Kỳ Trung).
- Những câu nói nổi tiếng (VHNA).
- TKT soạn thảo giáo trình yêu đương ứng dụng TOLLFL (Tin khó tin).
Khám phá tính… đại lãn của người Việt (KP). – Nếp sống cách chơi Sài Gòn (Nguyễn Vĩnh). Nói về bài: Những người Sài Gòn ‘quỡn’ (Người Việt).
“Trọc phú” Việt đang phát triển rầm rộ (VNN).
Cà phê “Lính” (TT).
- TRUNG THU MIỀN SƠN CƯỚC – Câu chuyện thứ 2 (blog Thành).
- Sân khấu khủng hoảng (SGGP).
- Phim Việt – Môtip quá cũ mòn (SK&ĐS).
- “Rock” Việt : Buổi bình minh giao thoa giữa nhạc Pháp – Mỹ (RFI).
- 50 năm « Love me do », bài hát đầu tiên của Beatles  (RFI).
- Haruki Murakami: Kể mới những chuyện chưa bao giờ cũ (TP).
- Cosi Fan tutte: Cơ hội nào cho nhạc kịch? (ND).
- Ban nhạc hợp chủng quốc (SGGP).
- Huỳnh Văn Úc: Anna Politkovskaya (Trần Nhương).
- Những phát biểu chấn động ở Hội nghị VPF (KP).  – Bầu Đức chỉ trích bầu Đệ “phá đám” VPF (NLĐ).  - Hội nghị tổng kết mùa giải 2012: VPF bị thọc gậy bánh xe (PLTP).   – Thanh Hóa đòi rút khỏi VPF (NLĐ).
- V-league và cuộc khủng hoảng tài trợ (BBC).
- NHỮNG PHONG TỤC CƯỚI KỲ LẠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- ĐINH QUANG ANH THÁI – LÊ THỊ Ý: TRÒ CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ “NGÀY MAI ĐI NHẬN XÁC CHỒNG” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trần Trung Đạo: NHỚ NÚI THƯƠNG RỪNG (Huỳnh Ngọc Chênh).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục lệch hướng, sinh viên lạc đường (ANTĐ).  – Có nên đánh giá cực đoan về giáo dục?;    – Phải chăng ngành giáo dục luôn có lỗi? (GD&TĐ).  – Sos tình trạng viết sai tiếng mẹ đẻ: Xem các em viết – biết chất lượng giáo dục ra sao! (PNTĐ).  – Giáo dục VN và cái kết được báo trước (DT).  – Nguyễn Trần Bạt: Bởi một nền giáo dục xem nhẹ đạo đức (PN Today).  – Nạn hối lộ giáo viên làm thui chột hệ thống giáo dục của Việt Nam (Business Recorder/ x-café). - PGS Văn Như Cương: “Đổi mới giáo dục không phải là việc của riêng ai!” (Petrotimes).
- Bằng giả: Sờ đâu dính đó! (NLĐ). “Từ cô giáo mầm non, cán bộ cấp xã đến cấp cao hơn đều “vô tư” xài bằng giả. Nhiều người bị phát hiện sử dụng bằng giả nhưng vẫn được thăng chức!”.  – Phỏng vấn GS Phạm Minh Hạc: Càng leo cao, càng nguy hiểm (NLĐ). - “Phải cải tạo tâm lý sính bằng cấp nặng nề trong xã hội” (DT).
- Giáo dục chuyên nghiệp tại TPHCM mất cân đối cơ cấu đào tạo (SGGP).
-  Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An: Để xảy ra lạm thu, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng (KTĐT).  – Khẩn trương chi trả tiền miễn, giảm học phí (ND).  - Trị “bệnh” lạm thu (QĐND).
- Nhà trường trong doanh nghiệp (TP).
Văn hóa và trình độ (PLTP).
- Những thầy cô giáo đặc biệt không đứng trên bục giảng (VTC). Phạm Minh Khiết đang dạy học cho bé Bồng tại Công viên 30/4. =>
- Hết người đổ thừa rồi, nên đổ cho học sinh: Đơn vị thi công: ‘Trần nhà sập do học sinh đùa nghịch làm rung’ (Infonet).
- Sinh viên ngủ ngày để… tiết kiệm chi tiêu (Infonet).
Cụ giáo 80 tuổi và lớp học đặc biệt ở Hà thành (NĐT).
Tăng lương 10 triệu vẫn dạy thêm? (VNN).
- Hành động phản giáo dục của một cô giáo (CATP).
Bài 10: Cha mẹ làm gương, nhà trường định hướng (HNM).
Xin visa du học Mỹ: Nghe “cò” là rớt! (PLTP).
Cách chăm bệnh nhân rối loạn tri thức (Bee).
Những phát minh khoa học ‘gàn dở’ nhất (VNN).
- Mỹ công bố thiết kế đĩa bay siêu thanh sau 56 năm (TN).
- Tìm thấy xác voi mamut cách đây 30.000 năm (BBC).


- Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Ai được du học bằng ngân sách? (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Miền Trung căng thẳng chờ lũ về (PLTP).  - Bão qua, lũ tới (TN). - Mực nước tại nhiều sông đang lên (VOV).  – Bão số 7 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới (VOH).  – Bão tan, lại lo lũ nguy hiểm (NLĐ). - Được – mất từ thảm họa (TN).
- Bệnh viện “vênh” nhau, bệnh nhân bức xúc (ANTĐ).  – Lật tẩy trò chữa vô sinh nguy hiểm ở Nam Ðịnh (SK&ĐS).
- Giật mình “gà dai Hàn Quốc” siêu rẻ bày bán tràn lan (NĐT).  – Bánh snack có đỉa? (NLĐ).
- Thêm khách hàng suýt nôn vì uống phải chai trà Dr.Thanh chứa màng nhầy   -   Sự cố trà Dr Thanh khiến tôi chẳng biết nên uống nước giải khát nào (GDVN).
- Xuất hiện bệnh lạ trên bò ở Trà Vinh (NLĐ).
- Cạch mặt cò du lịch (NLĐ).
- Rùng mình nhìn những “hung thần” rầm rập trên đường (DT).
- “Cụ bà thảo dược” giữa chốn Sài thành đô hội (NĐT).
Tạm đình chỉ hoạt động cây xăng bán xăng có nước (TN).
Giải cứu học sinh lớp 11 bị bắt cóc đòi tiền chuộc 1 tỷ đồng (CAND).
Cuộc gọi lạ và chiêu lừa mới của tin tặc (ANTĐ).
Container tông xe khách, 4 người thương vong (DT).
- “Vùng cấm” trong giới “bay đêm” nơi vũ trường (NĐT).
- Ai bật đèn xanh… “xẻ thịt” công viên? (NĐT).
Những hình ảnh khiến tôi băn khoăn (TT).
- Bất cập trong thực hiện tiêu chí môi trường ở nông thôn (VTV).
- Các vụ chìm tàu gây lo ngại về an toàn du lịch ở vịnh Hạ Long (RFI).  – Du lịch ở vịnh Hạ Long không an toàn (RFA).
Phận Việt ở phố Joo Chiat (TN).
11.200 học sinh Đức ngộ độc vì dâu Trung Quốc (PLTP).


QUỐC TẾ
Thổ Nhĩ Kỳ cấp tập điều binh tới biên giới với Syria (DT).  – Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả pháo cối của Syria (BBC).  – Thổ Nhĩ Kỳ lại đánh trả sau vụ pháo kích từ Syria (VOA). - Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đáp trả việc pháo kích từ Syria (VOV). - Syria: Giao chiến vẫn ác liệt tại thủ đô (VnM).  – Quân nổi dậy Syria đe dọa hành quyết các con tin Iran (RFI).
- Giáo sĩ Hồi giáo Abu Hamza bị Luân Đôn trao cho tư pháp Mỹ (RFI). – Các nghi can khủng bố ở Anh bị dẫn độ sang Mỹ sắp ra tòa (VOA).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: TT Afghanistan nên cám ơn binh sĩ liên minh (VOA). Tổng thống Hamid Karzai đã “cám ơn” các binh sĩ Mỹ bằng những lời trách cứ, cái này tiếng Anh gọi là “take things for granted”, nghĩa là không biết quý trọng những gì người khác làm giúp mình, cho rằng việc làm đó là hiển nhiên người ta phải làm. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người trong chúng ta đã “take things for granted”, chẳng hạn như khi người vợ nấu cho ông chồng 1 bữa ăn, thay vì cám ơn vợ, người chồng quay qua chê trách: “hôm nay chỉ nấu có mấy món này thôi sao”, hay “canh này chua quá”… không biết quý những gì người thân đã làm cho mình, cho đến khi người đó không còn ở bên cạnh mình nữa. - Quân Taliban sắp trở lại cầm quyền ở Afghanistan? (TTXVN).
Irael bắn hạ một máy bay không người lái lạ (VOV). - Tên lửa Iran sẽ đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào (VOV).  - Bộ trưởng Quốc phòng Iran: “Sẽ phản hồi trí mạng” (TTXVN). - Đồng nội tệ Iran phục hồi trở lại sau nhiều ngày mất giá (VOV).
- Nghi can tử thương trong cuộc bố ráp của Pháp chống khủng bố (VOA).
- Ấn độ: Một gia đình 5 người bị kết án tử hình vì tội giết người rửa nhục (RFI).
- Ông Khan cầm đầu biểu tình ờ Pakistan phản đối máy bay không người lái oanh kích (VOA).
<- Biểu tình ở Nam Phi sau khi 12.000 thợ mỏ bị sa thải (VOA).
- Khủng bố, di dân và nợ tại khu vực đồng Euro đứng đầu nghị trình tại Malta (VOA).
- Thất bại kỳ lạ của ông Obama (NLĐ).  – TT Obama: Quốc hội nên duy trì đà tiến của nước Mỹ (VOA). - Obama kiếm gần 200 triệu USD tháng trước (VnE). - Bầu cử Mỹ vòng “khẩu chiến”: Chuyên gia tư vấn “võ mồm” (TT&VH).
- Xổ số Thẻ xanh đang tiến hành (VOA). Bà con ở ngoài nước Mỹ muốn qua Mỹ, có thể thử vận may bằng cách tham gia “xổ số Thẻ xanh”, biết đâu may mắn trúng, có thể qua Mỹ sống, không trúng cũng chẳng mất gì. Mỹ không cho tiền những người mới đến, nhưng họ cho “cơ hội”, là điều khó có thể tìm thấy ở bất cứ nước nào khác.
Thấy gì từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Venezuela? (Petrotimes).
Nga sẽ khôi phục dự án sản xuất tàu ngầm thay thế Kilo? (Infonet). - Lính Nga ở lại Tajikistan tới năm 2042 (ĐV).  - ‘R-27 Ukraina đánh bật R-27 của Nga’ (ĐV).
- Cựu quản gia của Đức Giáo hoàng bị kết án một năm rưỡi tù giam (RFI).
- Tin tặc Philippines tấn công các trang web của chính phủ (RFI).
- Nguyễn Hải Hoành: Một số hồ sơ tư liệu về phát xít Nhật (I)   –   Một số hồ sơ tư liệu về phát xít Nhật (II) (VHNA).
Trách nhiệm lịch sử (HNM).
- Khi sứ quán thành pháo đài (Tin tức).

- Mỹ – Afghanistan: Ngoài phàn nàn, trong răn đe (TN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 06/10/2012;  + Cà phê sáng cuối tuần – 06/10/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 06/10/2012;  + Xây dựng nông thôn mới – 06/10/2012;  + Trang địa phương – 06/10/2012;  + Thời sự 19h – 06/10/2012.

1294. Trao đổi ý kiến về bản Hiến pháp 1946

Boxitvn

Mai Thái Lĩnh
Gần đây, trong một bài viết gửi đăng trên Bauxite Vietnam[1], tác giả Phan Thành Đạt đã trình bày một số luận điểm nhằm biện hộ cho bản Hiến pháp 1946, đồng thời đưa ra một số đề nghị để bổ sung cho những thiếu sót của bản Hiến pháp đó. Vì bài viết có nhắc đến bài Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946 đăng trên blog Pro&Contra[2], tôi cũng xin mạn phép nhân dịp này trình bày lại một vài khía cạnh để nêu rõ những chỗ giống nhau và khác nhau giữa quan điểm của tôi và quan điểm của tác giả nói trên. Vì nội dung bài viết của tác giả Phan Thành Đạt đề cập đến khá nhiều phương diện có liên quan đến các chế độ dân chủ hiện đại, nhằm tránh cho độc giả khỏi bị lạc hướng khi phải lan man theo dõi quá nhiều vấn đề, trong phạm vi của bài này tôi chỉ đề cập đến một số luận điểm có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị của bản Hiến pháp 1946. Những vấn đề còn lại sẽ được dành cho những bài viết khác – khi có dịp thuận tiện.
I. Những điểm tương đồng giữa hai bài viết
So với nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trước đây, bài của Phan Thành Đạt thể hiện một cái nhìn tương đối khách quan hơn, không sa vào kiểu ca ngợi một chiều hoặc lập luận nặng về cảm tính, thiếu dẫn chứng về luật học và chính trị học.

Điểm nổi bật của bài viết là trong khi phản biện để bảo vệ giá trị của bản Hiến pháp 1946, tác giả đã thừa nhận một số thiếu sót, khuyết điểm của bản Hiến pháp và cũng nhận định rằng không thể áp dụng nguyên xi văn bản đó vào tình hình hiện nay.
Trong phần 2 (kỳ 2) của bài viết, tác giả dành hẳn một mục có tên “Những khuyết điểm của Hiến pháp năm 1946”, qua đó thừa nhận những khiếm khuyết mà tôi đã nêu ra, như: Hiến pháp năm 1946 dành nhiều quyền hạn cho ban thường vụ Quốc hội (điều này hoàn toàn sai về nguyên tắc), vấn đề kiêm nhiệm của các đại biểu Quốc hội không được nêu cụ thể, vai trò của Phó chủ tịch nước quy định không rõ ràng, mối liên hệ giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ không được quy định cụ thể, nhiệm kì của các đại biểu Quốc hội chỉ có 3 năm trong khi nhiệm kì của Chủ tịch nước là 5 năm (hoàn toàn không hợp lý), v.v.
Trong phần 3 (kỳ 3) của bài viết, tác giả đề nghị giải pháp “Nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước”; điều này cũng phù hợp với luận điểm của tôi về tính chính danh của một nguyên thủ quốc gia trực tiếp nắm quyền hành pháp . Chỉ có một khuyết điểm chưa được đề cập trong bài viết của tôi: đó là việc “Hiến pháp năm 1946 không bàn đến việc thành lập Tòa bảo hiến, vai trò và cách thức hoạt động của Tòa án đặc biệt này, cũng không hề nêu ra cơ chế kiểm soát các đạo luật vi hiến”.
Chỗ khác nhau quan trọng nhất là trong khi thừa nhận Hiến pháp 1946 có những khuyết điểm, tác giả nhận định: “ Chúng ta sẽ quá nghiêm khắc khi cho rằng Hiến pháp năm 1946 có những khuyết điểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, bản Hiến pháp này có những thiếu sót cần phải khắc phục”.
Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, đó chính là vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần cuối của bài viết này.
II. Những điểm bất đồng giữa hai bài viết
1. Hiến pháp 1946 VNDCCH thiết lập một chế độ chính trị kiểu nào?
Theo Phan Thành Đạt, “Hiến pháp năm 1946 xây dựng thể chế nghị viện mạnh và cơ quan hành pháp yếu”. Tác giả lập luận: “Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 thực ra không có nhiều ảnh hưởng, vì Chủ tịch nước vẫn bị Quốc hội chi phối. (…) Trong thể chế nghị viện, Chủ tịch nước có nhiều quyền mang tính nghi lễ, còn thực quyền tập trung trong tay Nghị viện và Thủ tướng. Với chế độ nghị viện có quyền lực tuyệt đối, Thủ tướng và toàn bộ nội các chỉ là những người thừa hành mệnh lệnh của Quốc hội (hoặc Thượng viện và Hạ viện). Hiến pháp năm 1946 thiết lập thể chế nghị viện mạnh với cơ quan hành pháp yếu. Chủ tịch nước cho dù giữ vị trí độc lập, nhưng không có nhiều thực quyền”.
Luận điểm này không những khác với quan điểm của tôi mà còn đối nghịch với nhận định của một số nhà nghiên cứu trong nước trước đây như Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng (Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), v.v. Các nhà luật học này cho rằng Hiến pháp 1946 nghiêng về phía thiết lập một Chủ tịch Nước có thực quyềnđộc lập đối với Nghị viện, khác hẳn với nguyên thủ quốc gia trong các chế độ đại nghị.
Để có thể thấy rõ chế độ chính trị dựa trên Hiến pháp 1946 có phải là thể chế nghị viện (tức chế độ đại nghị) hay không, trong bài viết này tôi sẽ so sánh hai bản hiến pháp hình thành gần như đồng thời: Hiến pháp ngày 27-10-1946 của nước Pháp (tạm gọi tắt là HP 1946-Pháp) và Hiến pháp ngày 9-11-1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tạm gọi tắt là HP 1946-VN). HP 1946-Pháp là hiến pháp của nền Đệ tứ Cộng hòa, được coi là một chế độ đại nghị (régime parlementaire) trong đó quyền lực của Tổng thống chỉ mang tính chất nghi lễ, thực quyền nằm trong tay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Président du Conseil des ministres) – thường được gọi tắt là Chủ tịch Hội đồng (Président du Conseil), một chức vụ tương đương với chức vụ Thủ tướng (Premier ministre) về sau này.
a) Chủ tịch Nước có thực quyền hay không có thực quyền?
Mặc dù trong HP 1946-Pháp có ghi những quyền hạn bề ngoài có vẻ rất quan trọng của Tổng thống Pháp, nhưng với những quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được ghi rất cụ thể, quyền hành của Tổng thống trong thực tế chỉ còn là danh nghĩa, mang tính hình thức (tương tự trường hợp của Tổng thống và Thủ tướng Ấn Độ sau này).
Có thể lấy vài ví dụ:
- Điều 32 của HP 1946-Pháp ghi: “Tổng thống Nước Cộng hòa chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng. Ông chỉ đạo việc thiết lập và giữ gìn các biên bản của các cuộc họp”. Thoạt nhìn, chúng ta  có cảm tưởng Tổng thống trực tiếp điều hành Hội đồng Bộ trưởng, nhưng trong thực tế không phải như thế. Nếu đọc kỹ tất cả các quyền hạn dành cho Chủ tịch Hội đồng (tức Thủ tướng) ghi tại điều 47 và các điều khác, chúng ta thấy chính nhân vật này mới là người nắm thực quyền. Đó cũng là lý do người đứng đầu chính phủ được gọi tên là “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng” (Président du Conseil des ministres). Việc chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng suy cho cùng chỉ là hình thức, vì thế Tổng thống Pháp thường được coi là “ký ức của Nhà nước” (mémoire de l’État), do chỗ ông chủ tọa và lưu giữ biên bản các cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng.
- Căn cứ vào điều 33, Tổng thống Pháp chủ tọa Hội đồng tối cao và Ủy ban Quốc phòng (Conseil supérieur et Comité de la défense nationale) và giữ danh hiệu chỉ huy trưởng quân đội. Nhưng điều 47 lại quy định quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng như sau: “Chủ tịch Hội đồng bảo đảm sự lãnh đạo các lực lượng vũ trang và phối hợp việc thực hiện chính sách quốc phòng.” Điều đó có nghĩa là thực quyền về lĩnh vực quốc phòng vẫn nằm trong tay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Một trong những thủ tục đặc biệt của chế độ đại nghị tại Pháp dưới thời Đệ tứ Cộng hòa là thủ tục tiếp ký (contreseing). Điều 38 của HP 1946-Pháp ghi: “Mỗi hành động của Tổng thống nước Cộng hòa phải được tiếp ký (contresigner) bởi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và một bộ trưởng”. Điều đó có nghĩa là Tổng thống Pháp không thể làm bất cứ điều gì mà không thông qua Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trong khi đó, điều 53 của HP 1946-VN lại ghi: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện”. Điều đó có nghĩa là Chủ tịch Nước VNDCCH chỉ cần thông qua một hay nhiều bộ trưởng là có thể ký sắc lệnh, không cần đến Thủ tướng.
- Trong khi HP 1946-Pháp quy định rõ Chủ tịch Hội đồng (tức Thủ tướng) là người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính phủ) thì trong bản HP 1946-VN, chúng ta thấy xuất hiện ba khái niệm liên quan đến nhánh hành pháp: Chính phủHội đồng Chính phủ và Nội các.
Theo định nghĩa của điều 44: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng”. Căn cứ vào điều 49 thì Chủ tịch Nước “chủ tọa Hội đồng Chính phủ” và trong trường hợp Chủ tịch từ trần hay từ chức thì người thay thế là “Phó chủ tịch tạm quyền Chủ tịch” (điều 46). Điều 47 quy định sau khi Chủ tịch Nước chọn một thành viên trong Nghị viện để giới thiệu vào chức vụ Thủ tướng thì sau khi được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tướng có quyền chọn các bộ trưởng trong số các thành viên của Nghị viện để “đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách”. Riêng về các Thứ trưởng thì Thủ tướng có thể chọn những người ngoài Nghị viện, nhưng “duyệt y” chức vụ Thứ trưởng lại là quyền của “Hội đồng Chính phủ” chứ không phải của “Nội các”. Điều 51 quy định “mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Toà án đặc biệt để xét xử. Việc bắt bớ và truy tố trước Toà án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ”.
Như vậy là trong khi quyền hạn của Hội đồng Chính phủ – mà người đứng đầu là Chủ tịch Nước, được ghi rõ trong một số điều khoản thì HP 1946-VN lại không ghi bất cứ quyền hạn cụ thể nào của Thủ tướng và Nội các.
Từ những điểm nói trên, chúng ta có thể hiểu là Thủ tướng và Nội các mặc dù phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, có thể bị Nghị viện truất chức nhưng hoàn toàn không có thực quyền. Thực quyền nằm trong tay Chủ tịch Nước VNDCCH và nhân vật này mới thật sự là người đứng đầu Chính phủ.
Nhìn vào thực tế lịch sử của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1946-1959, chúng ta có thể thấy rõ ai là người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ Liên hiệp Quốc dân được chính thức thành lập ngày 3-11-1946, sáu ngày trước khi thông qua Hiến pháp 1946. Chính phủ này có nguồn gốc từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời thành lập vào cuối tháng 8 năm 1945 và đã trải qua vài lần cải tổ nhân sự. Điểm đặc biệt là người đứng đầu chính phủ này không phải là một Thủ tướng, mà là một Chủ tịch Chính phủ. Mặc dù Hiến pháp 1946 thiết lập chức vụ Thủ tướng, từ 1946 đến 1955 Chính phủ VNDCCH không có chức vụ Thủ tướng, do đó có thể coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng”. Trong những giai đoạn quan trọng (từ 28-8-1945 đến 2-3-1946, và từ 3-11-1946 đến tháng 3-1947), vị Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng này còn kiêm nhiệm cả chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Mãi đến tháng 9 năm 1955, chức vụ Thủ tướng được dự kiến trong Hiến pháp 1946 mới được thiết lập, và người được phân công giữ chức vụ này (kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) là Phạm Văn Đồng. Nhưng ngay trong giai đoạn này, Thủ tướng cũng không phải là người nắm thực quyền vì từ khi Đảng Lao động Việt Nam xuất hiện công khai tại Đại hội lần thứ II (năm 1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng, còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là Ủy viên Bộ Chính trị.
Vì thế không thể khẳng định như tác giả Phan Thành Đạt: “Chủ tịch nước cho dù giữ vị trí độc lập, nhưng không có nhiều thực quyền”. Mặt khác, cũng không thể coi chế độ chính trị mà HP 1946-VN dự kiến thiết lập là một chế độ đại nghị, vì cũng chính tác giả này đã thừa nhận: “Trong thể chế nghị viện, Chủ tịch nước có nhiều quyền mang tính nghi lễ, còn thực quyền tập trung trong tay Nghị viện và Thủ tướng”.

b) Nghị viện mạnh hay yếu?
Để chứng minh cho luận điểm “Hiến  pháp 1946 thiết lập thể chế nghị viện mạnh với cơ quan hành pháp yếu”, tác giả Phan Thành Đạt viết: “Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 thực ra không có nhiều ảnh hưởng, vì Chủ tịch nước vẫn bị Quốc hội chi phối. Ví dụ để phản đối người đứng đầu cơ quan hành pháp, Quốc hội tuy không thể phế truất, nhưng vẫn có cách gây sức ép hiệu quả, bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ, buộc Chủ tịch nước phải chọn một Chính phủ được Quốc hội ưng thuận, và Chính phủ nếu muốn tồn tại, buộc phải thi hành các chính sách của Quốc hội, thay vì tuân thủ mệnh lệnh của Chủ tịch nước.”
Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quan điểm của chính tác giả về những khuyết điểm của Hiến pháp 1946: “Hiến pháp năm 1946 dành nhiều quyền hạn cho ban thường vụ Quốc hội. Ban thường vụ có thể thay mặt Quốc hội, kết hợp với Chính phủ thực thi và đưa ra các quyết định quan trọng như tuyên bố chiến tranh hay đình chiến. Điều này hoàn toàn sai về nguyên tắc, vì khi Quốc hội không họp, không có bất cứ tổ chức hay cơ quan nào có quyền quyết định thay cho Quốc hội. (…) Vấn đề kiêm nhiệm của các đại biểu Quốc hội cũng không được nêu cụ thể, (…) Do đó tính chuyên nghiệp của Quốc hội và hiệu quả công việc của các đại biểu sẽ không cao”[3].
Một Nghị viện hoạt động không chuyên nghiệp, hiệu quả không cao, quyền hành thực tế rơi vào tay một nhóm nhỏ có tên là Ban Thường vụ Nghị viện; một cơ quan lập pháp như thế làm sao có thể đươc coi là một “nghị viện mạnh”?
Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh một đặc điểm hết sức quan trọng của các Nghị viện Pháp từ 1875 cho đến trước năm 1958 mà các nhà soạn thảo Hiến pháp 1946 đã không sẵn sàng tiếp thu: đó là thời gian hoạt động của Nghị viện.
Căn cứ vào Luật lập hiến ngày 16-7-1875 về quan hệ giữa các quyền lực công (Loi constitutionnelle du 16 juillet 1875 sur les rapports des pouvoirs publics), Thượng viện (Sénat) và Viện dân biểu (Chambre des députés, tức Hạ viện) của nước Pháp “phải họp ít nhất 5 tháng mỗi năm. Kỳ họp của một viện bắt đầu và chấm dứt đồng thời với kỳ họp của viện kia.” (điều 1) Như vậy, ngay từ cuối thế kỷ 19, Nghị viện Pháp chỉ họp mỗi năm một kỳ (session annuelle), nhưng mỗi kỳ họp kéo dài ít nhất là 5 tháng.
Điều 9 của HP 1946-Pháp quy định: “Quốc hội nhóm họp với trọn quyền bằng kỳ họp hàng năm (session annuelle) vào ngày thứ ba thứ hai của tháng 1 (le second mardi de janvier). Thời gian tổng cộng của những lần ngừng họp (interruption) không thể vượt quá 4 tháng. Những lần hoãn họp (ajournement) dài hơn 10 ngày được coi như ngừng họp. Hội đồng nước Cộng hòa họp đồng thời với Quốc hội.” Dưới thời Đệ tứ Cộng hòa, Quốc hội (Assemblée Nationale) là tên gọi của Hạ viện và Hội đồng nước Cộng hòa (Conseil de la République) là tên gọi của Thượng viện. Thời gian ngừng họp (interruption) tức là thời gian giữa hai kỳ họp (session), đó là lúc Nghị viện ngừng làm việc. Còn thời gian hoãn họp (ajournement) là thời gian giữa hai phiên họp, nghĩa là Nghị viện chỉ tạm nghỉ vì vẫn còn đang trong thời gian của kỳ họp. Căn cứ vào quy định trên, chúng ta có thể hiểu là Nghị viện Pháp dưới thời Đệ tứ Cộng hòa họp mỗi năm một kỳ, mỗi kỳ họp kéo dài tối thiểu là 8 tháng.
Trong khi đó, điều 28 của HP 1946-VN quy định: “Nghị viện nhân dân mỗi năm họp hai lần do Ban thường vụ triệu tập vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch. Ban thường vụ có thể triệu tập hội nghị bất thường nếu xét cần. Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện nếu một phần ba tổng số nghị viên hoặc Chính phủ yêu cầu.” Như vậy, Nghị viện VNDCCH mỗi năm làm việc tối đa chỉ vào khoảng 2 tuần hay 2 tháng.
Một Nghị viện hay Quốc hội hoạt động quá ít như thế sao có thể gọi là một Nghị viện mạnh? Nó chỉ có thể đóng vai trò hình thức, mang tính chất trang trí nhằm hợp pháp hóa các quyết định của Chủ tịch Nước (với sự thỏa thuận của Ban Thường vụ Nghị viện), chứ không thể làm chức năng kiếm soát Chính phủ, còn nói gì đến việc “gây sức ép hiệu quả, bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ”?
Như tôi đã phân tích trong bài Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946, cơ quan lập pháp có thực quyền dựa theo HP 1946-VN không phải là Nghị viện mà là một “Nghị viện nhỏ” bên trong, tức là Ban Thường vụ Nghị viện, gồm có 12 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Nước chỉ cần thỏa thuận với Ban Thường vụ Nghị viện là có thể quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, Nghị viện chỉ làm công việc hợp pháp hóa các quyết định đã có trước. Trong thực tế, Ban Thường trực Quốc hội (tức Ban Thường vụ Nghị viện) trong giai đoạn 1946-1959 hiếm khi hội đủ con số quy định như trên.
Có một chi tiết ít người lưu ý: Ban Thường trực Quốc hội khóa I đã hình thành ngay tại kỳ họp thứ I của Quốc hội khóa I (kỳ họp này chỉ tiến hành trong một ngày duy nhất: ngày 2-3-1946). Theo lời của ông Nguyễn Văn Tố – Trưởng ban Thường trực đầu tiên của Quốc hội khóa I, vào ngày 2-3-1946 Quốc hội đã thông qua một nghị quyết quy định rằng “… khi muốn tuyên chiến hay đình chiến, Chính phủ bắt buộc phải hỏi ý kiến Ban Thường trực Quốc hội.”[4] Điều đó có nghĩa là Ban Thường trực Quốc hội đã hình thành hơn 8 tháng trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 1946. Một số điều khoản trong Hiến pháp 1946 liên quan đến vai trò của Ban Thường vụ Nghị viện (như điều 38 quy định quyền tuyên chiến hay đình chiến trong thời gian Nghị viện không họp) thật ra không phải là ý tưởng xuất phát từ các chuyên gia soạn thảo hiến pháp mà là sự hợp pháp hóa một nguyên tắc đã được các nhà lãnh đạo Việt Minh định hình từ trước.
Có thể nói Hiến pháp 1946 đã hợp pháp hóa việc tước đoạt quyền lực của toàn thể Quốc hội để giao cho một “Quốc hội thu nhỏ” – tức là Ban Thường trực Quốc hội. Chỉ có các thành viên của Quốc hội thu nhỏ đó mới được phép tham gia ít nhiều vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Lý do ban đầu được nêu ra để biện minh cho nguyên tắc đó là do hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng trong thực tế, kể từ năm 1946 cho đến tận ngày nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện nguyên tắc nói trên: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (hậu thân của Ban Thường trực Quốc hội) mới thật sự là cơ quan lập pháp, còn Quốc hội chỉ là một tổ chức hình thức, mang tính chất trang trí, không có thực quyền.
Cần nhấn mạnh một đặc điểm của chế độ đại nghị: đó là sự tín nhiệm của Nghị viện đối với chức vụ Thủ tướng. Xét về lý thuyết, nguyên thủ quốc gia (Nữ hoàng, Quốc vương hay Tổng thống) có quyền chọn Thủ tướng để giới thiệu với Nghị viện. Nhưng vì Thủ tướng muốn thành lập được chính phủ phải được sự ủng hộ của Nghị viện cho nên trong thực tế, nguyên thủ quốc gia không thể chọn bất cứ người nào khác ngoài lãnh tụ của đảng hay liên minh chính trị chiếm đa số ghế tại Nghị viện. Vì thế, ngay sau mỗi kỳ tổng tuyển cử, người dân có thể biết ngay ai sẽ là người nắm chức vụ Thủ tướng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho quyền lực của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị bị giới hạn.
Khác với các quốc gia dân chủ theo đại nghị chế, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Minh – và sau đó là Đảng Lao động, nắm tuyệt đại đa số ghế trong Quốc hội; do đó quyền lựa chọn Thủ tướng hoàn toàn thuộc về người đứng đầu tổ chức Việt Minh và sau này thuộc về Chủ tịch Đảng Lao động. Việc bầu tín nhiệm chỉ còn là vấn đề thủ tục, thuần túy mang tính hình thức. Trong tình hình thực tế đó, không thể có tình trạng “Quốc hội…vẫn có cách gây sức ép hiệu quả, bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ, buộc Chủ tịch nước phải chọn một Chính phủ được Quốc hội ưng thuận, và Chính phủ nếu muốn tồn tại, buộc phải thi hành các chính sách của Quốc hội, thay vì tuân thủ mệnh lệnh của Chủ tịch nước.” Những suy diễn đó hoàn toàn sinh ra từ tríc tưởng tượng của tác giả Phan Thành Đạt, dựa trên thực tiễn của các quốc gia dân chủ phương Tây chứ không dựa trên hoàn cảnh thực tế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có một sự nhầm lẫn tai hại vẫn tồn tại mãi cho đến ngày nay: đó là ý tưởng cho rằng “Hiến pháp 1946 là một sản phẩm của một Quốc hội đa đảng”. Trong thực tế, chế độ đa đảng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, từ cuối tháng 8 năm 1945 cho đến khoảng tháng 7 năm 1946, nghĩa là từ khi có cuộc đàm phán giữa Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Việt Minh với các đảng phái khác (như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội) để thành lập Chính phủ Liên hiệp. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và nhất là sau “vụ án Ôn Như Hầu” (tháng 7 năm 1946), nhiều lãnh tụ của các đảng phái đối lập (như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh) rời bỏ Chính phủ Liên hiệp và kể từ đó Chính phủ và Quốc hội chỉ bao gồm các thành viên của Việt Minh và một số thành viên độc lập đồng ý cộng tác với Việt Minh. Cho nên có thể nói bản Hiến pháp 1946 (được thông qua vào ngày 9-11-1946) hoàn toàn là sản phẩm của Việt Minh – một tổ chức biến tướng của Đảng cộng sản. Các đảng còn lại như Đảng Dân chủ, Đảng xã hội thực ra chỉ là những tổ chức mang tính hình thức, nhằm để trang trí cho chế độ chứ không có thực lực, không có tác dụng gì trong việc “kiểm soát và làm cân bằng” cán cân quyền lực. Các đảng này cũng tương tự như các “đảng liên minh” (alliance parties) tồn tại ở Cộng hòa Dân chủ Đức sau khi Đông Đức rơi vào vòng kiểm soát của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ II hoặc các “đảng bạn” (friendly parties) hiện đang tồn tại bên cạnh Đảng cộng sản Trung Quốc mà thôi.
Tóm lại, xét về cả lý luận lẫn thực tế, không có căn cứ gì để có thể đi đến kết luận: “Hiến  pháp 1946 thiết lập thể chế nghị viện mạnh với cơ quan hành pháp yếu”. Một khẳng định ngược lại: “Hiến pháp 1946 thiết lập thể chế hành pháp mạnh với cơ quan lập pháp yếu” có lẽ phù hợp hơn với nội dung của bản hiến pháp nói trên cũng như với thực tế lịch sử.
2. Gọi tên chế độ chính trị tại Pháp hiện nay như thế nào?
Về vấn đề này, tác giả Phan Thành Đạt phê phán cách gọi tên “chế độ nửa-tổng thống” của Maurice Duverger như sau: “Cách gọi “chế độ nửa nghị viện, nửa tổng thống” (nhận xét của nhà luật học Maurice Duverger) đối với một số nước như Pháp cũng không chuẩn, vì về cơ bản thể chế của Pháp vẫn là chế độ nghị viện vì hai phương tiện của thể chế này (bỏ phiếu trừng phạt và giải tán Quốc hội) vẫn tồn tại cho dù ít được sử dụng. Chỉ có thể gọi là thể chế nghị viện, quy định tổng thống có quyền lực lớn “le régime parlementaire à correctifs présidentiels”.
Theo Wikipedia (bản tiếng Pháp), khái niệm “chế độ nửa-tổng thống” của Maurice Duverger đã bị một số nhà luật học người Pháp (như Jean Gicquel, Jean-Louis Quermonne, Olivier Duhamel) chỉ trích vì họ cho rằng chế độ chính trị ở Pháp thời Đệ ngũ Cộng hòa thực ra là một biến thể của chế độ đại nghị. Có những đề nghị gọi tên mô hình chính trị đó là “chế độ đại nghị lưỡng đại diện” (régime parlementaire bireprésentatif) – nghĩa là quyền đại diện biểu hiện đồng thời bởi nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, hoặc “chế độ đại nghị tổng thống hóa” (régime parlementaire présidentialisé), hay “cách đọc Hiến pháp theo kiểu tổng thống” (lecture présidentielle de la Constitution.)[5]
Đây là vấn đề học thuật còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng điều đáng nói là trong khi thuật ngữ “chế độ nửa- tổng thống” (régime semi-présidentiel) bị nhiều nhà hiến pháp học của nước Pháp chỉ trích thì tại các quốc gia ngoài nước Pháp, nó lại được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là trong khoa chính trị học đối chiếu (comparative politics):
- Trong giáo trình Cơ sở của khoa chính trị học đối chiếu,[6] hai giáo sư Kenneth Newton (Đại học Southampton, Anh) và Jan W. Van Deth (Đại học Mannheim, Đức) phân loại các chế độ chính trị dân chủ ra làm 3 loại: tổng thống chế (presidential system), đại nghị chế (parliamentary system) và chế độ nửa-tổng thống (semi-presidential system). Chế độ chính trị của Pháp được xếp vào loại thứ ba, và các đặc điểm của nó được phân tích trong các trang 96-99.
- Trong cuốn Nhập môn Khoa chính trị học đối chiếu[7] của một tập thể tác giả, giáo sư Mark Kesselman (Đại học Columbia, Hoa Kỳ) cũng xếp chế độ chính trị của Pháp dưới chế độ Đệ ngũ cộng hòa vào loại hình nửa-tổng thống. Tại sao nền Đệ ngũ cộng hòa được xem là một hệ thống nửa tổng thống (semipresidential) chứ không phải là nửa đại nghị (semiparliamentary)? Câu hỏi này được Kesselman giải thích như sau: “Bởi vì bất cứ lúc nào nền Đệ ngũ Cộng hòa đi chệch ra khỏi một kiểu mẫu thuần túy đại nghị hay thuần túy tổng thống, kết quả vẫn là củng cố nhánh hành pháp. Sự trộn lẫn giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp – đặc trưng của các chế độ đại nghị, tạo khả năng cho hành pháp kiểm soát chương trình nghị sự của nghị viện và giải tán nghị viện. Thế nhưng, ngược lại với các chế độ đại nghị, nghị viện Pháp không thể biểu quyết khiển trách tổng thống. Do vậy, tổng thống – chức vụ then chốt trong nhánh hành pháp có hai đầu – không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Đặc điểm này phản ánh sự phân lập về quyền lực mà chúng ta tìm thấy trong các hệ thống tổng thống” (op. cit., chapter 3, section 3, p.123).
Trong một bài viết công bố trên tạp chí West European Politics vào năm 2009, giáo sư Robert Elgie (Đại học Thành phố Dublin, Ireland) – một chuyên gia hàng đầu về chế độ nửa-tổng thống, đã nhận xét: “Thuật ngữ này vẫn chưa được chấp nhận trong cộng đồng của các luật sư hiến pháp (constitutional lawyers) ở Pháp. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học chính trị quốc tế hầu như nhất trí thừa nhận nước Pháp có một hệ thống nửa-tổng thống. Hơn thế nữa, nước Pháp thường được coi là một ví dụ nguyên mẫu (archetypal example) của một hệ thống như thế”[8].
Như vậy là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, ngoài hai mô hình cổ điển (tổng thống chế và đại nghị chế) đã phát sinh một loại mô hình hỗn hợp mà người ta có thể gọi bằng nhiều tên: nửa-tổng thống (semi-presidential system), lai ghép (hybrid system), hỗn hợp (mixed system). Riêng tại Pháp, mô hình mới xuất hiện từ sau năm 1958 đã tồn tại hơn nửa thể kỷ và đã chứng tỏ khả năng trở thành một hệ thống chính trị bền vững, ổn định. Đó chính là lý do nhiều quốc gia hậu-cộng sản (như Ba Lan, Bulgaria, Romania,…) đã chọn mô hình này. Ngay cả nước Nga hậu-cộng sản cũng đang học tập mô hình này, mặc dù thực hiện không thành công do chưa cởi bỏ được những di sản nặng nề của quá khứ.

3) Về những khuyết điểm của HP 1946-VN so với các hiến pháp tiến bộ
a. Những khuyết điểm của các bản Hiến pháp tiến bộ
Tác giả Phan Thành Đạt đã bỏ ra rất nhiều công sức để liệt kê “những khuyết điểm của các bản Hiến pháp tiến bộ”, trong đó hai bản hiến pháp được chọn là Hiến pháp Hoa Kỳ và Hiến pháp 1958 của Pháp. Phần dẫn chứng dài dòng và có hơi lạc đề này có lẽ nhằm chứng minh rằng “những thiếu sót” của bản Hiến pháp 1946 của nước ta là “tất yếu”, là “thiếu sót trên bước đường phát triển” và tuy có thiếu sót, hiến pháp này vẫn có thể được coi là “«bản Hiến pháp không hề thua kém bất kỳ bản Hiến pháp nào trên thế giới»[9].
Thật ra, giá trị căn bản của một bản hiến pháp không phải là “có khuyết điểm hay không” mà là: khuyết điểm (hay những khuyết điểm) đó có tính chất nghiêm trọng hay không? Nói cách khác, các khuyết điểm đó có ảnh hưởng xấu đến việc thực thi các quyền công dân và quyền con người hay không, có nguy cơ dẫn đến chế độ độc tài hay không?
Xét theo quan điểm đó, Hiến pháp Hoa Kỳ cho dù còn có một số khuyết điểm, vẫn là một hiến pháp ưu việt, rất đáng cho chúng ta học hỏi. Ưu điểm lớn nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ là đã thiết lập một hệ thống các thiết chế chính trị dân chủ bảo đảm được nguyên tắc tam quyền phân lập, tạo ra được một cơ chế “kiểm soát và làm cân bằng” (checks and balances), bảo đảm thực hiện được các quyền tự do căn bản của người dân – nhất là các quyền ghi trong Tu chính án số 1. Kể từ khi ra đời vào cuối thế kỷ 18, Hiến pháp Hoa Kỳ đã trở thành căn cứ pháp lý vững chắc để người dân và các nhà hoạt động dân chủ dựa vào đó đấu tranh chống lại các bất công xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, xậy dựng một chế độ pháp trị (rule of law) trong đó tất cả mọi người – kể cả những người cầm quyền, đều phải tôn trọng pháp luật.
Vào năm 1787, khi Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời, chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại và những người da đen vẫn chưa được công nhận là công dân Hoa Kỳ. Công cuộc giải phóng người da đen chỉ bắt đầu khoảng bảy thập niên sau đó, đặc biệt là sau khi Tổng thống Abraham Lincoln công bố bản Tuyên bố giải phóng nô lệ(Emancipation Proclamation, 1863). Năm 1865, tu chính án số 13 mới được đưa vào Hiến pháp nhằm luật hóa việc xóa bỏ chế độ nô lệ và sang năm sau (1866), tu chính án số 14 mới chính thức trao quyền công dân cho các nô lệ cũ nhằm bảo vệ họ khỏi nạn kỳ thị chủng tộc trong tất cả các bang.
Tuy nhiên, mặc dù công cuộc giải phóng người da đen đã được hợp pháp hóa, cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng vẫn chưa dừng lại ở đó. Sau khi nội chiến chấm dứt, tình trạng phân biệt đối xử với người da đen vẫn tiếp tục diễn ra – đặc biệt là tại các tiểu bang miền Nam.
Điều đáng chú ý là ngay từ khi chế độ nô lệ chưa bị xóa bỏ, Tổng thống Abraham Lincoln đã nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng của Hiến pháp Hoa Kỳ, đánh giá đúng khả năng đấu tranh bằng con đường ôn hòa để giải quyết các bất công xã hội được chứa đựng trong các điều khoản của hiến pháp. Vào ngày 19-1-1860, trong lá thư viết cho Alexander H. Stephens, một lãnh tụ của miền Nam, ông đã viết: “Quyền hội họp một cách ôn hòa, quyền kiến nghị và quyền sửa đổi (hiến pháp) bằng điều 5 của Hiến pháp, là sự thay thế con đường cách mạng bằng con đường của hiến pháp[10]. Đây là bản Magna Carta của chúng ta – không phải do các Nam tước đã giành được từ tay Vua John, mà là món quà miễn phí các tiểu bang đã trao tặng cho quốc gia mà họ đã thành lập…”[11].
Ý kiến đó của Tổng thống Lincoln thật sự là một lời tiên tri. Mặc dù vào thời của ông, con đường đấu tranh ôn hòa đã không thể trở thành hiện thực, nước Mỹ đã không tránh được một cuộc nội chiến đẫm máu, nhưng sau khi nội chiến chấm dứt, người dân Hoa Kỳ đã rút ra được bài học đắt giá và dần dần tập cách sử dụng Hiến pháp như một vũ khí đấu tranh. Vào giữa thế kỷ 20, người da đen ở Hoa Kỳ đã dựa vào những vũ khí pháp lý tiềm tàng trong Hiến pháp để đấu tranh một cách ôn hòa, giành quyền bình đẳng thật sự cho người Mỹ gốc Phi. Tiêu biểu cho con đường đấu tranh bất bạo động này là Phong trào Quyền dân sự của người Mỹ gốc Phi (African-American Civil Rights Movement) trong giai đoạn 1955–1968 dưới sự lãnh đạo của mục sư Martin Luther King, Jr.. Vào giữa thập niên 1960, phong trào này đã giành được những thành quả vang dội như Đạo luật về Quyền dân sự năm 1964 (Civil Rights Act 1964) được ban hành dưới thời của Tổng thống Lyndon B. Johnson và các đạo luật khác nhằm xóa bỏ tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Sự kiện Tổng thống Barack Obama, một người Mỹ gốc Phi (African American) trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào đầu năm 2009 đánh dấu một cột mốc lịch sử qua đó thể hiện sức mạnh của nền dân chủ Mỹ.
Như vậy, bất chấp những lời phê phán cực đoan của các trí thức cánh tả, Hiến pháp Hoa Kỳ đã trở thành điểm tựa của phương thức đấu tranh ôn hòa trong phạm vi của một thể chế dân chủ. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho các xu hướng đấu tranh cách mạng, bạo động, lật đổ không hấp dẫn được người dân Mỹ.
Một ví dụ khác thường được nhắc đến là sức mạnh của nhánh tư pháp tại Hoa Kỳ, một nhánh quyền lực có tính độc lập rất cao và có quyền thẩm tra pháp lý (judicial review). Điều ít người chú ý là quyền này không phải đã được minh định ngay từ đầu. Xét về mặt văn bản, không có điều khoản nào của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền của các tòa án được phép giải thích Hiến pháp và vô hiệu hóa các hành động vi hiến. Quyền này là do các thẩm phán đấu tranh giành được. Vào năm 1803, qua án lệ Marbury chống Madison, thẩm phán John Marshall của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng: nhiệm vụ của các tòa án là “nói rõ nội dung của luật là gì” và nếu một đạo luật của Quốc hội đi ngược lại hiến pháp thì tòa án phải bác bỏ đạo luật không phù hợp đó. Kể từ đó, Tòa án Tối cao mới xác lập được một cách chắc chắn thẩm quyền của mình trong việc thẩm tra tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành.
Trong bài viết của mình, tác giả Phan Thành Đạt phê phán Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp là “tấm áo vá víu các quyền tự do dân chủ” vì “không nêu rõ các quyền cơ bản của công dân”, và coi đó là “thiếu sót rất lớn của bản Hiến pháp này, so với 14 bản Hiến pháp trước đó”. Nhưng không ai có thể kết luận rằng bản Hiến pháp 1958 đã thủ tiêu các quyền tự do căn bản được khẳng định trong Bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền năm 1789. Cũng không ai có thể chứng minh được Tổng thống De Gaulle xây dựng bản Hiến pháp đó nhằm tiến đến một chế độ độc tài. Thành công lớn nhất của bản Hiến pháp 1958 là ở chỗ nó tạo ra một cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết tình trạng bất ổn về chính trị do các xu hướng cực đoan gây ra, từ phía cánh hữu lẫn phía cánh tả. Tính hữu hiệu của Hiến pháp 1958 đã được thực tế kiểm nghiệm qua hơn nửa thế kỷ áp dụng. Mặc dù lúc đầu bị cánh tả công kích, hệ thống nửa-tổng thống do Hiến pháp 1958 thiết lập đã thể hiện được sức sống của nó, nhất là từ khi cánh tả ôn hòa cũng tìm thấy lợi thế của họ trong mô hình này. Việc Francois Mitterand đảm nhiệm hai nhiệm kỳ tổng thống và gần đây, François Hollande trở thành tổng thống thứ hai của nền Đệ ngũ Cộng hòa xuất thân từ cánh tả cho thấy khả năng mô hình này sẽ trở thành bền vững, có thể chịu đựng được thử thách qua thời gian.
Dù sao thì trong khi đánh giá các bản Hiến pháp, không thể chỉ dựa vào những quyền tự do được ghi trong văn bản mà quên đi thực tế. Nếu chỉ dựa vào việc công bố các quyền công dân và quyền con người trong một bản hiến pháp để đánh giá tính dân chủ của một chế độ thì nước Nga hiện nay có thể được coi là một quốc gia vô địch về dân chủ. Trong phần mở đầu của Hiến pháp Nga hiện nay, những người soạn thảo đã dành đến 48 điều (từ điều 17 đến điều 64) để trình bày chi tiết về các quyền công dân và quyền con ngýời. Thực tế cho thấy phần lớn các quyền tự do được ghi trong Hiến pháp Nga chỉ là “tự do trên giấy tờ” chứ không phải là “tự do trong thực tế”. Sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các nhánh quyền lực – nghiêng hẳn về phía hành pháp, cũng như hệ thống đảng phái cực kỳ mất cân đối của nước Nga hiện nay đã là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các quyền tự do căn bản của người dân Nga bị vi phạm một cách nghiêm trọng.
Trở lại với bản Hiến pháp 1946 của nước VNDCCH, chúng ta dễ dàng thấy rõ những khuyết điểm của bản Hiến pháp này là thật sự nghiêm trọng:
- Việc thiết lập một hệ thống chính trị tập trung quyền lực quá đáng vào tay một cá nhân (Chủ tịch Nước) tạo ra nguy cơ dẫn đến một chế độ độc tài cá nhân. Đặc biệt nghiêm trọng là việc một Chủ tịch Nước trực tiếp nắm quyền hành pháp lại có thể tham gia từ đầu đến cuối quá trình lập pháp: vừa tham gia soạn thảo và đệ trình dự luật – với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, vừa được phép tham gia thảo luận và biểu quyết dự luật với tư cách thành viên Nghị viện; sau khi Nghị viện thông qua lại được quyền phủ quyết. Điều này cho thấy quyền lực của Chủ tịch Nước không kém một vị Hoàng đế, một “nhà vua giấu mặt” khoác chiếc áo “dân chủ cộng hòa”. Điều khó hiểu là tác giả Phan Thành Đạt đã bỏ qua, không hề nhắc đến khuyết điểm này.
- Sự hình thành một nhóm nhỏ bên trong Nghị viện có tên là Ban Thường vụ Nghị viện và việc cho phép cơ quan này thay mặt Nghị viện quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính chất đại diện nhân dân của cơ quan lập pháp. Với một Nghị viện như thế, không có gì bảo đảm việc thực thi các quyền tự do căn bản được ghi trong hiến pháp vì thiếu vắng các thiết chế hữu hiệu để kiểm soát quyền lực của cơ quan hành pháp, và do đó, không thể xây dựng một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Những người cầm quyền có thể viện dẫn bất cứ lý do nào (từ tình trạng chiến tranh cho đến âm mưu của thực dân đế quốc, nguy cơ “diễn biến hòa bình”, v.v.) nhằm trì hoãn hoặc thủ tiêu các quyền tự do căn bản của người dân.
- Việc Hiến pháp 1946 cho phép Ban Thường vụ Nghị viện được cùng với Chủ tịch Nước quyết định một số vấn đề hệ trọng của đất nước “trong thời gian Nghị viện không họp” đã tạo ra một điều kiện thuận lợi để cho các nhà lãnh đạo có thể tùy tiện quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào. So với chế độ quân chủ tập quyền, cơ chế này còn nguy hại hơn, bởi lẽ Nhà vua phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về tất cả những quyết định của mình – kể cả lời khen lẫn tiếng chê, còn Chủ tịch Nước VNDCCH thì tuy quyền hạn không kém gì Nhà vua nhưng mỗi khi làm sai lại được các “đại biểu nhân dân” (tức Ban Thường vụ Nghị viện) đứng ra gánh giùm trách nhiệm!
Những người ca ngợi Hiến pháp 1946 thường cố tình quên đi một sự thật là các quyền tự do căn bản của người dân được ghi trong hiến pháp này đã không trở thành hiện thực trong suốt thời gian 1946-1959. Ngược lại, có những bằng chứng cho thấy các quyền tự do đó đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng:
- Vào ngày 4-12-1953, Quốc hội khóa I của VNDCCH đã thông qua Luật cải cách ruộng đất, vi phạm nghiêm trọng “quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam” được ghi tại điều 12 của Hiến pháp 1946. Điều kỳ lạ là văn bản này không phải là một sắc lệnh của Chủ tịch Nước, cũng không phải là một dự luật “được Chủ tịch Nước và Ban Thường vụ Nghị viện thông qua trong thời gian Nghị viện không họp”, mà là một Luật “do Quốc hội thông qua”. Người ta có thể đặt câu hỏi cho các nhà sử học và các nhà luật học: một kỳ họp Quốc hội như thế, được tiến hành giữa lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, liệu có bảo đảm đủ số lượng đại biểu cần thiết (quorum) để có thể thông qua luật một cách hợp lệ?
- Vào năm 1956, một vụ đàn áp quy mô đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ đã diễn ra khốc liệt, thường được gọi là vụ Nhân văn-Giai phẩm. Từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu viết về đề tài này, nhưng hình như chưa có ai đặt vấn đề về phương diện pháp lý: chiến dịch đàn áp này có vi phạm vào điều 10 của Hiến pháp 1946 (quy định quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, v.v.) hay không?
Cần ghi nhớ rằng mặc dù bản Hiến pháp chưa được toàn dân “phúc quyết” để có thể trở thành chính thức nhưng vào ngày 9-11-1946, sau khi thông qua Hiến pháp 1946, Quốc hội khóa I của Nước VNDCCH đã ra “Nghị quyết Uỷ nhiệm Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội thi hành Hiến pháp” trong đó long trọng tuyên bố: “Trong thời kỳ chưa thi hành được thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã định trong Hiến pháp để ban hành các sắc luật”[12].
 Cũng có người biện hộ rằng nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi hơn thì Hiến pháp 1946 đã được đưa vào thực hiện và được sửa đổi theo hướng thật sự dân chủ, những khiếm khuyết chắc chắn sẽ được sửa chữa, bổ sung. Lập luận này thật ra chỉ là sự suy luận thuần túy không dựa trên cơ sở lý luận cũng không phù hợp với thực tế, bởi lẽ:
- Những người chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp 1946 chưa hề có ý định thực hiện nghiêm túc những gì được ghi trong Hiến pháp. Ngay cả về danh xưng, mặc dù Hiến pháp ghi rõ cơ quan lập pháp là Nghị viện, cơ quan thường trực của nó là Ban Thường vụ Nghị viện, nhưng các tên gọi Quốc hội và Ban Thường trực Quốc hội (có từ trước khi thông qua Hiến pháp) vẫn được giữ nguyên cho đến khi bản Hiến pháp 1946 bị hủy bỏ. Chức vụ Thủ tướng bị bỏ trống trong gần 10 năm, chức vụ Phó Chủ tịch Nước cũng bị bỏ trống trong suốt thời gian tồn tại của Hiến pháp 1946. Các nhà lãnh đạo cộng sản chỉ lợi dụng những điều khoản có lợi cho họ và hoàn toàn bỏ quên, không thi hành những điều khoản có lợi cho nhân dân.
- Ngay sau khi hòa bình lập lại tại miền Bắc, thay vì đưa vào áp dụng bản Hiến pháp 1946 và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu hướng dân chủ hóa, Đảng Cộng sản (lúc đó mang tên Đảng Lao động Việt Nam) đã xé bỏ văn bản lập hiến đó và thay thế bằng bản Hiến pháp 1959. Hành động này cho thấy những người cộng sản Việt Nam chỉ coi Hiến pháp 1946 là một phương tiện tạm thời mang tính “sách lược” (tactic) chứ không phải “chiến lược” (strategic), theo đúng phương pháp của Lenin.
Hiến pháp 1946 suy cho cùng chỉ là một công cụ tuyên truyền để biện minh cho các hành động của Đảng cộng sản chứ không có ý nghĩa pháp lý hay tác dụng thực tế nào cả. Có thể nói dưới sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của Đảng cộng sản, toàn bộ đời sống chính trị của đất nước đều được quyết định trong bóng tối, trong phòng họp kín của Ban chấp hành Trung ương Đảng và nhất là của Bộ chính trị. Và đó chính là di sản tệ hại nhất mà cả dân tộc phải thừa hưởng từ tinh thần cốt lõi của bản Hiến pháp 1946.
Mặt khác, để có thể tiến hành sửa đổi một bản hiến pháp theo hướng dân chủ hóa, cần có hai điều kiện căn bản: (1) Quốc hội (hay Nghị viện) phải thật sự đại diện cho dân và có đủ quyền lực để quyết định trong công tác lập pháp và lập hiến, (2) chế độ chính trị đa đảng, trong đó phe đối lập có đủ sức mạnh để kiềm chế đảng hay liên minh chính trị cầm quyền, chống lại mọi sự lạm dụng quyền lực và bảo đảm thực thi các quyền tự do căn bản của người dân, tạo điều kiện phát triển một xã hội dân sự lành mạnh. Cả hai điều kiện này đều không tồn tại tại miền Bắc từ năm 1954 và trên phạm vi cả nước kể từ tháng 4 năm 1975 cho đến ngày nay.
Cuối cùng, để kết thúc bài viết này, có một vài câu hỏi cần đặt ra, không phải dành cho những người cộng sản đang cầm quyền mà dành cho những người được mệnh danh là trí thức yêu nước: Tại sao lại phải cố níu kéo một bản hiến pháp mà ngay cả những người làm ra nó cũng không hề xem trọng, thậm chí còn thẳng tay xé bỏ nó một cách không thương tiếc để thay thế bằng một bản hiến pháp khác mà họ đánh giá là phù hợp hơn, có giá trị hơn? Tại sao lại phải bám víu vào một bản hiến pháp nhiều khuyết tật trong khi thế giới có biết bao nhiêu bản hiến pháp đáng giá khác mà chúng ta có thể tham khảo, học hỏi?
Về phía những người cộng sản, họ có lý do để bám víu vào bản Hiến pháp 1946, bởi vì “ăn mày dĩ vãng” là cách duy nhất để biện minh cho việc Đảng nắm giữ địa vị cầm quyền, bất chấp tình trạng tham nhũng và sự suy đồi nghiêm trọng của hệ thống chính trị, bất chấp nguyện vọng của nhân dân. Nhưng về phía những người trí thức, lý do gì khiến một số người vẫn tiếp tục duy trì ”huyền thoại về một Nhà nước dân chủ cộng hòa” của thời kỳ 1945-46, nuôi dưỡng niềm hy vọng viển vông về một chế độ “cộng sản-dân chủ” trong tương lai?
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng “xưng tội” với nhân dân bằng bài thơ “Bánh vẽ”. Bài thơ ấy mở đầu bằng những câu:
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Dù sao thì “cùng với bạn bè nhấm nháp cái bánh vẽ” vẫn chưa phải là lầm lỗi nghiêm trọng nhất. Nghiêm trọng hơn nữa là vẫn còn có nhiều bậc trí thức uyên bác chẳng những sẵn sàng nhấm nháp những cái bánh vẽ mà còn tìm cách mời gọi người khác cùng ăn, thậm chí còn tham gia vẽ thêm nhiều chiếc bánh mới. Lỗi lầm ấy – dù vô tình hay cố ý, mới thật sự là lỗi lầm không thể tha thứ!
Đà Lạt, 3-10-2012
M.T.L.
—————————————————————————————
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Hiến pháp 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1946/1946_24.html
- Constitution de 1875, IIIe République:
http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-constitutionnel/francais/la-constitution/les-constitutions-de-la-france/constitution-de-1875-iiie-republique.5108.html
- Constitution de 1946, IVe République:
http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-constitutionnel/francais/la-constitution/les-constitutions-de-la-france/constitution-de-1946-ive-republique.5109.html
- Robert Elgie, “Duverger, semi-presidentialism and the supposed French archetype”,  West European Politics, Volume 32 (2), 2009, pp. 248-267:
http://doras.dcu.ie/4513/1/Elgie_WEP_2009_Duverger_and_semi-presidentialism.pdf
- Kenneth Newton and Jan W. Van Deth, Foundations of comparative politics, Cambridge University Press, 2010.
- Mark Kesselman, Joel Krieger, William A. Joseph (General Editors), Introduction to Comparative Politics: Political Challenges and Changing Agendas, Fifth Edition, Wadsworth, Cengage Learning, Canada, 2010,
- Quốc hội Việt Nam, Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập I, 1945-1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006:
http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1946/1946_23.html


[2] Mai Thái Lĩnh, Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946, Pro&Contra 13-7-2012: http://www.procontra.asia/?p=743
[3] Trong bài viết, tác giả Phan Thành Đạt thường lẫn lộn giữa các tên gọi. Cần phân biệt cách gọi tên trong Hiến pháp 1946 (Nghị viện, Ban Thường vụ Nghị viện) và cách gọi tên trong thực tế (Quốc hội, Ban Thường trực Quốc hội). Các tên gọi trong thực tế có từ đầu năm 1946, nghĩa là trước khi thông qua Hiến pháp 1946, và vẫn không thay đổi cho đến khi có Hiến pháp mới (1959). Từ 1960 đến 1980, cơ quan lập pháp có tên là Quốc hội, còn bộ phận thường trực có tên là Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[4] Báo cáo về hoạt động của Ban Thường trực Quốc hội do ông Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I, ngày 30-10-1946; Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập I, sđd:http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1946/1946_12.html
[5] “Régime semi-présidentiel”, Wikipédia bản tiếng Pháp.
[6] Kenneth Newton and Jan W. Van Deth, Foundations of comparative politics, Cambridge University Press, 2010.
[7] Introduction to Comparative Politics: Political Challenges and Changing Agendas, Fifth Edition, General Editors: Mark Kesselman, Joel Krieger, William A. Joseph, Wadsworth, Cengage Learning, Canada, 2010.
[8] Elgie, Robert (2009) Duverger, semi-presidentialism and the supposed French archetype. West European Politics, Volume 32 (2), 2009, pp. 248-267:http://doras.dcu.ie/4513/1/Elgie_WEP_2009_Duverger_and_semi-presidentialism.pdf
[9] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam tự khen bản hiến pháp này như sau: “ Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản hiến pháp nào trên thế giới. Nó là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.”; trích theo bài “Ý nghĩa của bản hiến pháp đầu tiên” đăng trên trang mạng của Quốc hội Việt Nam:http://www.na.gov.vn/60namqhvn/www.na.gov.vn/60namqhvn/noidungynghia/ynghia-hp46.html
[10] Nguyên văn: “the Constitutional substitute for revolution”.
[11] Some Lincoln Correspondence with Southern Leaders before the Outbreak of the Civil War – from the collection of Judd Stewart, New York, 1909, Original from Library of Congress: http://hdl.handle.net/2027/loc.ark:/13960/t3pv6ks5g
[12] Nghị quyết của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I Nước VNDCCH ngày 9-11-1946 Uỷ nhiệm Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội thi hành Hiến pháp, Văn kiện Quốc hội Toàn tập, tập I:http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1946/1946_23.html Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: Boxitvn

 

 Trong Trung Ương Đảng có... “gián điệp”?

Mới đọc cái tiêu đề trên chắc chắn làm cho chúng ta ngạc nhiên đến độ phải ngơ ngác vì không hiểu đang xảy ra chuyện gì? Ai cũng đã biết là suốt một thời gian dài phe “phủ chúa” tung quân đi nhằm tìm cho ra cái gọi là “sân sau” của tổng Trọng, 4 Sang và một số nhân vật chủ chốt khác của phe “cung vua”. Tuy nhiên, kết quả thế nào thì chúng ta cũng đã biết, bởi vì nếu mà tìm ra được “chứng cứ phạm pháp” nào đó thì việc bắt giữ và khởi tố “những đàn em thân tín” của “cung vua” đã được vài tờ báo “lá cải đỏ” trong tay “phủ chúa” thi nhau tuyên truyền ầm ĩ lên rồi. Vì vậy “phủ chúa” đành phải xoay ra tìm kẻ nào đứng đằng sau mạng QLB mà việc an ninh mặc thường phục đón lõng bắt cóc 2 nhân viên của chị-em cựu nghị Yến và nghị Tâm cũng như gần đây nhất ập vào khám xét văn phòng công ty Việt Nam Credit của em trai Ls Lê Quốc Quân nhằm bằng mọi cách ép cung để dẫn tới việc chứng minh nhà mạng đó là do 4 Sang… chỉ đạo.
Nhưng có lẽ phe “phủ chúa” cũng đã nhận ra rằng cái trò đó khó mà bịp bợm được các ủy viên trung ương đảng vì tính thiếu thuyết phục của nó. Không những thế có khi lại phản tác dụng vì nó lòi ra sự tư thù cá nhân chứ không phải là “để bảo vệ uy tín của đảng” như 3 Dũng vẫn gân cổ cãi trong hội nghị bộ chính trị gần đây khi bị chất vấn lý do chính phủ ban hành công văn 7169 quá sơ xuất về chính trị trong thời đại toàn cầu hóa, cũng như việc vi phạm tự do báo chí và nhân quyền đang là đề tài nóng hổi bị quốc tế săm soi. Mà quả thật, không như các mạng khác “đánh tứ phía” như trang Danlambao thì trang QLB rõ ràng chỉ đăng tải về mọi sự việc của 3 Dũng và phe nhóm mà thôi!...
Trong vài ngày gần đây, phe “phủ chúa” đang chuẩn bị tung ra “bằng chứng” về khả năng trong ban chấp hành trung ương đảng có “nội gián” nhằm phá hoại đất nước? Đúng là một việc tày trời và vô tiền khoáng hậu trong chính trường CSVN. Thế nhưng “phủ chúa” làm như vậy để nhằm mục đích gì?
Trước hết, chúng ta xem “bằng chứng” của “phủ chúa” là những gì mà có vẻ “ghê răng” vậy?.
Thứ nhất: “cả một thời gian dài khi chính phủ đã, đang đưa ra những quyết sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô thì trên mạng QLB đăng tải nhiều bài viết trong đó có cả những số liệu về chính sách của đảng trong kinh tế vĩ mô, những báo cáo của ngân hàng, những đánh giá của các ban-ngành có trách nhiệm và những tài liệu khác thuộc về bí mật quốc gia báo cáo lên trung ương đảng mà không phải ai cũng có thể tiếp cận được khiến đại bộ phận nhân dân hoảng loạn, mất niềm tin vào sự lãnh đạo toàn diện của đảng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới những quyết định của các nhà đầu tư quốc tế không có lợi đối với nền kinh tế nước nhà…”
Thứ hai: “rất nhiều lần khi các bộ, ngành chức năng thuộc chính phủ chuẩn bị đưa ra một quyết định nào đó có lợi cho việc điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hay điều tiết theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN mà trước đó đã được trung ương định hướng bằng các nghị quyết thì ở bên ngoài người dân đều biết trước gây nên tình trạng thất thu thuế cũng như giúp cho nạn đầu cơ có đất sống gây xáo trộn thị trường…”
Chúng ta thấy gì ở hai đoạn trích dẫn trên?
Trước hết chúng ta thấy rằng cái chiêu này là nhằm “đỗ thừa” cho “sự phá hoại” từ nội bộ đảng chứ không phải là do sự bất tài của chính phủ, đồng thời cũng là nhằm đỗ thừa cho cấp dưới (rồi chắc chắn sẽ bị “thí tốt”) làm lộ thông tin kinh tế ra ngoài để trục lợi cá nhân chứ người đứng đầu chính phủ làm sao quản lý hết được? Dù không nói rõ là “tin kinh tế” lọt ra thuộc lĩnh vực nào nhưng chẳng lẽ “trung ương” lại không biết qua mấy lần tăng giá Điện-Xăng và lãi xuất ngân hàng cũng như việc độc quyền vàng miếng…?
Thứ hai là “phủ chúa” khéo léo lôi “cung vua” vào chung trách nhiệm này theo kiểu “đánh lận con đen” vì thực tế dù chia làm 2 phe nhưng “phủ chúa” cũng chẳng là đảng thì là gì? Nếu không phải là ủy viên trung ương thì lấy đâu ra “visa” để mà leo lên những chức vụ có thể “tiếp cận” được tham nhũng? Thế nhưng, thực chất của “chiêu” này nằm ở chỗ để nhằm kéo dài thời gian.
Vì sao?
Không khó để “trung ương” vặn lại là nghị quyết chỉ là một sự “định hướng” chung chứ không phải là những “chi tiết” để thực hiện và chính phủ cũng không thể nào chối bỏ được trách nhiệm khi để xảy ra những việc phá nát nền kinh tế như chúng ta đã thấy. Chủ trương của đảng là nhất quán từ những khóa trước chứ đâu phải bây giờ mới có, vậy tại sao các đời thủ tướng trước đây nền kinh tế không bị tan hoang như vậy?....(tất nhiên là chúng ta đang phân tích “theo” quan niệm của đảng cs, chứ đúng ra thì cái lỗi hệ thống mới là nguyên nhân chính chủ yếu để thầy-trò 3 Dũng có thể tự tung tự tác như bấy lâu nay).
Mặt khác, trong chừng mực nhất định thì bất cứ một nhân viên tổng hợp nào của hệ thống tài chính cấp bộ, ngành hay trong chính tổ chức tín dụng nào đó cũng có thể tiếp cận chứ cần gì phải từ cỡ trung ương? Thì ra đây chính là một “quái chiêu” nữa của phe “phủ chúa” để đối phó với việc luận tội tại hội nghị trung ương 6 đang họp kín như “trong hang đá” vậy.
Để giải thích cho dễ hiểu, chúng ta thử tưởng tượng trong một gia đình đông con “chín người mười ý” đang họp nhau để chia của thừa kế, đúng lúc đang cãi nhau như mổ bò thì bỗng có đứa kêu thất thanh “ôi, có rắn” thế là không chạy tán loạn thì cũng phải hè nhau tìm bằng được cái “con rắn” chẳng biết có thật hay không và bao giờ mới tìm thấy? Thế thì việc tạm thời chểnh mảng hay tạm quên đi cái việc chia thừa kế có lẽ cũng chẳng phải là điều khó hiểu…
Trở lại với hội nghị trung ương thì không khí nghi kỵ sẽ bao trùm, lá phiếu sẽ trở nên hết sức “đáng ngờ” là có “sự phá hoại từ bên trong”. Không biết lần này là của các “thế lực thù địch” hay là của ai thì… chịu và chắc chắn là số phiếu sẽ bị phân tán có lợi cho chính 3 Dũng. Đến đây thì có lẽ chúng ta đã phần nào ngộ ra điều tưởng là khó hiểu và vớ vẩn đó của cái “quái chiêu” này.
Thế nhưng, ở đời hễ mà “vỏ quýt dày” thì ắt phải có “móng tay nhọn” vì thế mà chẳng “bỗng dưng” tý nào khi ngày mùng 5/10/2012 trên báo Lao Động của “đảng ta” có đăng tin “…Dương Chí Dũng bị lực lượng cảnh sát điều tra dẫn độ từ tp. HCM ra Hà Nội…” Rõ khổ, dân ta bị đảng nó lừa cho biết bao nhiêu lần rồi mà cũng vẫn cứ bị lừa tiếp, thế là dân tình đổ xô đi lùng cho bằng được tờ báo Lao Động rồi truyền tay nhau đọc ngấu nghiến, trong khi đó thì chẳng có việc “dẫn độ” nào thực sự xảy ra cả mà trước đó cũng vậy. Không hề có chuyện “đã bắt được Dương chí Dũng ở một nước Asean nào đó…”. Ở giữa đúng là chỉ tổ “nuôi béo” cái tòa soạn của tờ báo kia vốn đang lúc đói ăn thì bất ngờ được đảng cứu… Vậy nhưng tại sao tin đó lại phải đăng trên báo vốn chậm lan tỏa hơn truyền hình và tại sao lại chọn đăng ở báo LĐ mà không phải là những tờ báo khác cũng như nhằm mục đích gì?
Thứ nhất là nếu phát trên truyền hình mà lại thiếu đi “hình ảnh đang dẫn độ” thì không lẽ để mấy đứa lớp 5 nó cười vào mũi cho à?.
Thứ hai là nếu mà lại đăng trên mấy tờ báo vốn nức tiếng lâu nay về mức độ “lá cải đỏ” hoặc chuyên “ăn theo nói leo” vì tiền như là báo Người cao tuổi, Đại đoàn kết, Năng lượng mới, Cựu chiến binh, Tiền phong... và vài trang mạng “nhà chúa” v. v... thì nó “tanh tưởi” quá rồi ai mà tin?
Còn mục đích để làm gì ư?
Thì đây, các đại biểu dự hội nghị xong về nghỉ tại nhà khách trung ương đảng được canh phòng kín mít, sẵn có mấy tờ báo như Nhân dân hay QĐND để trên bàn có lẽ cũng chỉ để làm cảnh mà chẳng ai thèm đọc, vậy thì khi thấy tờ Lao Động để ngay bên cạnh mà không vồ ngay lấy để đọc thì có mà là chuyện lạ. Như vậy với luồng “thông tin” gián tiếp nhắn gửi những “chú ủy” thuộc phe “phủ chúa” thì họ sẽ phải tự ngẫm thấy rằng: “Trước đây thông tin rộ lên hết bắt rồi lại không bắt, rồi lại bị bắt được đăng tải trên những trang báo và mạng nhà “quen thuộc” mà chẳng thấy cái mặt thằng ấy đâu, trong khi người của anh ba khẳng định là cứ yên trí,làm gì có chuyện đó “báo mình” đăng tin để gây nhiễu chiến thuật thôi, việc anh ba lên tivi, lên báo nói là chỉ đạo sát sao… là để trấn an dư luận…” thì nay bỗng thấy “cái thằng” LĐ vốn nổi tiếng hay đăng những loại bài viết “bênh” người nghèo, tức là lớp dân đen mà “đảng ta” thiếu tin cậy từ lâu đăng tin này thì bảo làm sao mà “mấy chú” lại không… ướt đũng quần cho được? Vì dù có ngu mấy đi chăng nữa thì cũng phải hiểu ra rằng “anh ba” đã âm thầm bán đứng đàn em để thoát thân một mình rồi.
Do đó, đây chính là cái trò “rung cây dọa khỉ” chứ làm gì có chuyện đem Dương chí Dũng ra trước hội nghị cầm micro để “cãi” tay đôi với 3 Dũng hay Thăng la to? Nhưng vì sao mà nhiều “chú ủy” lại sợ đến thế? Đơn giản là, trong quá trình “tung hoành” dọc ngang ở nhiều tỉnh, thành cũng như vì lý do “công tác” phải “trao đổi” với khá nhiều chủ tịch, thứ bộ trưởng toàn là ủy viên trung ương cả, mà thói đời thì làm gì có chuyện Dũng mặt nám và các vị trên chỉ “nói với nhau” bằng nước bọt bao giờ? Vậy thì, khôn ngoan nhất là mấy “chú ủy” nhất trí bỏ phiếu để tiễn anh ba lên đường “về quê mẹ” cho nó an toàn, vì nếu mà để anh “trụ” lại thì chắc chắn mấy “chú ủy” sẽ phải “lên thớt” để “trả lại sự trong sạch” cho anh ba chứ dễ gì mà thoát được. Cứ nhìn gương “thằng Bình” Vinashin thì rõ. Hơn nữa thì mọi bằng chứng lại đang nằm gọn trong tay “cung vua” thì có mà chạy đằng trời. Thôi thì có câu “đoái công chuộc tội” mà lại được nhiều hơn mất thì tội gì… Cho nên mới bảo đây chính là trò “rung cây…” là vậy chứ thực ra nếu cần thì chỉ cho chiếu lên có cả hình ảnh lẫn lời khai của Dũng mặt nám cho hội nghị xem cũng có gì là khó, chứ cần gì phải cho “dẫn độ” phiền phức. Có lẽ một phần là do tâm lý của người Việt vốn hay “vuốt mặt thì phải nể mũi” và tránh căng thẳng chưa cần thiết nên phe “cung vua” mới áp dụng cái trò này chăng?
Được biết, việc bảo đảm an ninh về mọi mặt cho các ủy viên trung ương về dự hội nghị tại nhà nghỉ của trung ương đảng cũng như việc di chuyển trên đường, được chia ra làm nhiều lớp. Bảo vệ “tiếp cận” ở vòng trong cùng là một lực lượng tinh nhuệ có chọn lọc rất kỹ lưỡng thuộc tổng cục 2. Lớp giữa là lực lượng “xen kẽ” của an ninh bộ công an và một đơn vị khác cũng thuộc TC2 Bộ quốc phòng. Tất cả hai lực lượng này cũng như toàn bộ nhân viên phục vụ trong nhà khách đều bị thu giữ điện thoại di động và đều phải thay nhau ăn nghỉ tại chỗ sau ngày kết thúc hội nghị thì mới được phép về nhà. Mmấy vòng ngoài cùng cũng vẫn là lực lượng hỗn hợp giữa an ninh quân đội và cảnh sát bảo vệ thuộc bộ công an. Các lực lượng này hàng ngày đều phải báo cáo tình hình trực tiếp cho tướng Phùng Quang Thanh và tướng Trần Đại Quang. Đây có lẽ là một sự “bủa vây” khá kín kẽ và bất thường, không như những lần hội nghị khác việc bảo vệ là trách nhiệm của cục cảnh vệ và an ninh thuộc Bộ Công an, nhưng có thể bản thân tướng Quang cũng không dám chắc tin tưởng tuyệt đối nên mới để cho lực lượng của TC2 nằm ở lớp trong cùng vốn vô cùng quan trọng và nhậy cảm? Ngoài ra, toàn bộ các Camera an ninh đã được bổ sung dày đặc trong khu vực nhà khách, nhất là tại các hành lang… có thể nói rằng mọi “cử động” đều được lưu giữ lại… “cuộc chiến” sống mái của hai phe quả là tốn kém thật, chỉ khổ cho dân ta phải hết sức tằn tiện trong thời buổi “gạo châu củi quế” này mà chẳng biết kêu ai?...

Trần Phong

(DLb)

 

 Bạc Hy Lai được Sắp Đặt làm Kẻ Đưa Đầu Chịu Báng, Nhiều Nhà Phân Tích nói

Theo website tiếng Hoa ở nước ngoài Boxun, vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai phạm các tội liên quan đến thu hoạch nội tạng 'đến một mức độ nào đó'. (Feng Li/Getty Images) 

Nhiều bài viết trên website nói cựu ủy viên Bộ chính trị sẽ bị buộc các tội danh nghiêm trọng

Nhiều website được tin rằng có ràng buộc với cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đang đưa tin rằng cựu ủy viên Bộ chính trị thất thế Bạc Hy Lai phạm nhiều tội nghiêm trọng hơn các tội danh trong bản cáo trạng. Nhiều nhà phân tích cho rằng các tin tức này cho thấy phe Giang mưu cầu việc đặt Bạc làm kẻ đưa đầu chịu báng cho các tội tàn ác phạm phải trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vào ngày 28 tháng Chín, cơ quan ngôn luận ĐCSTQ Tân Hoa Xã đưa tin Bạc sẽ bị ra tòa vì mưu cầu lợi ích cho phe nhóm, nhận hối lộ, quan hệ tình ái bất chính, và "nhiều vi phạm kỷ luật khác", để lại cho người quan sát tự đồn đoán về các vi phạm khác đó có thể là gì.

Vào ngày 2 tháng Mười, mạng tin Minh Kính Tân Văn (Mingjing News), một website tiếng Hoa trụ sở tại New York thường bình luận về ban lãnh đạo Trung Quốc, đã dẫn lời một nguồn tin ở Bắc Kinh nói rằng "Chế độ Trung Cộng đang tìm kiếm các chứng cứ tội phạm về sự liên đới của Bạc Hy Lai đến các vụ tử hình, buôn bán thi hài và một vụ tai nạn máy bay ở Đại Liên. Những tội mà Bạc phạm phải thực tế là nghiêm trọng hơn nhiều so với điều người ta biết."

Nguồn tin cũng cho biết rằng nếu cần thiết, Trung Cộng có thể đưa vợ Bạc là Cốc Khai Lai ra tòa lại, và Bạc cùng những người ủng hộ sẽ có ít cơ may hơn để mà phản pháo.

Ngày 3 tháng Mười, trang web tiếng hoa Boxun đặt ở nước ngoài, đưa tin rằng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai có tội liên quan đến thu hoạch nội tạng "với một mức độ nào đó".

Nguồn tin cho bài viết trên Boxun cố biện hộ cho Giang Trạch Dân. Nguồn tin nói rằng sau khi Bạc bị trục xuất khỏi Đảng, Giang nói Bạc phạm phải các tội ác chống lại loài người.

Nhiều nhà phân tích nhận xét rằng Mingjing và Boxun trước đây thường đăng các bài viết ưu ái cho phe Giang. Phe nhóm này, dưới sự lãnh đạo của Giang, đã khởi phát một chiến dịch năm 1999 nhằm nhổ tận gốc môn tập tinh thần Pháp Luân Công.

Trong số các tội ác phạm phải gây ra cho các học viên Pháp Luân Công, việc tàn ác nhất là sử dụng họ làm nguồn cấp nội tạng cho cấy ghép vào cơ thể. Nhiều nhà điều tra ước tính rằng trong các năm từ 2000-2008, đã có 65.000 học viên đã bị giết cho mục đích thu hoạch nội tạng. Môn tập này vẫn tiếp diễn với hàng ngàn học viên bị giết mỗi năm, theo các nhà điều tra.

Nhà bình luận của đài Phát Thanh Hy Vọng (Sound of Hope radio) Lang Shu cho biết các bản tin đó là chứng cứ cho thấy phe Giang muốn cắt liên hệ với Bạc Hy Lai. Theo Lang, phe Giang muốn Bạc thành "chốt thí", làm kẻ chịu báng cho tội ác tàn bạo thu hoạch nội tạng sống.

Tuy thế, Bạc Hy Lai không có đủ năng lực trở thành kẻ đưa đầu chịu báng theo kiểu đó , Lang nói.

Thu hoạch nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công liên quan đến các sát hạch vật lý ở quy mô lớn, việc tống khứ các thi thể, và sự dính líu của tòa án, cảnh sát, công tố, cơ quan sức khỏe, quân đội, và cảnh sát dân quân bán vũ trang, Lang nói. Nó là một tội ác có hệ thống, mang tính quốc gia và liên quan đến cả một băng đảng tội phạm khổng lồ với vô số quan chức ĐCSTQ.

Nhà phân tích Trung Quốc tên Zhang Tianliang đồng tình. "Vị trí của Bạc có đủ cao để chịu trách nhiệm cho tội ác này không ? Câu trả lời rõ ràng là 'Không thể nào'. " Zhang viết trong một email "Thu hoạch nội tạng không chỉ diễn ra ở tỉnh Liêu Ninh hay Trùng Khánh [Bạc Hy Lai từng là tỉnh trưởng Liêu Ninh và Bí thư tỉnh của Trùng Khánh]. Đây là việc diễn ra ở khắp cả nước. Đó là lý do vì sao chúng ta cần chú ý sát vào trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và Giang Trạch Dân."

Zhang nói rằng bài viết trên Mingjing về việc Bạc bị quy tội phạm phải các tộ ác nghiêm trọng cho thấy dấu hiệu phe Giang đang sụp đổ.

Lang thuật lại việc Bạc đã hưởng được quyền lực chính trị ra sao bằng việc tung hô Giang, và lợi ích lẫn nhau đã mất đi như thế nào.

"Phe Giang chỉ là một nhóm lợi ích với các thành viên lợi dụng kẻ khác cho lợi ích riêng mình", Lang nói. "Khi có xuất hiện xung đột lợi ích, liên minh của chúng tan rã ngay lập tức."

Cùng ngày với bản cáo trạng cho Bạc được công bố, hai mạng tin giống Twitter tại Trung Quốc là Sina Weibo và Tencent Weibo (Weibo [Vi bố] có nghĩa là "microblog" trong tiếng Hoa), đã dỡ lệnh cấm với các từ khóa liên quan đến thu hoạch nội tạng. Nhiều cư dân mạng đã bình luận rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm cho thấy dấu hiệu về một sự đổi thay lớn lao đang sắp đến.

Tác giả: Jane Lin

(Đại Kỷ Nguyên)

 

Ván bài lớn của Trung Quốc ở Pakistan

PhapluatTP
Báo The National (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) ngày 7-10 đã đăng bài viết ghi nhận Trung Quốc đang chuẩn bị kiểm soát cảng nước sâu Gwadar ở tỉnh Balochistan (tây nam Pakistan).
Trước đó, Cơ quan quản lý cảng Singapore (PSA) đã rút khỏi dự án phát triển và quản lý cảng Gwadar trong thời hạn 40 năm bắt đầu từ năm 2007. Lý do: Hải quân Pakistan không chịu nhượng quyền sử dụng đất 236 ha gần cảng Gwadar.
Theo báo Indian Express, tiếp quản dự án là Công ty công trình cảng Trung Quốc.
Cảng Gwadar nằm ở vị trí chiến lược sát biên giới Pakistan, Iran và cạnh eo biển Hormuz. Cảng có tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển dầu khí từ Trung Đông và Trung Á thông qua hành lang nội địa chạy xuyên qua Pakistan.
Theo kế hoạch của phía Trung Quốc, cảng Gwadar sẽ kết nối với khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương thông qua các tuyến đường sắt và đường bộ. Bờ biển phía Đông Trung Quốc cách Kashgar (Tân Cương) 3.500 km trong khi cảng Gwadar chỉ cách thành phố này 1.500 km.
Sau khi tiếp quản dự án cảng Gwadar, theo báo The National, điều đầu tiên phía Trung Quốc thực hiện là tái khởi động dự án Nhà máy lọc dầu Gwadar bị ngưng lại vào năm 2009 do lo ngại an ninh. Xăng dầu sản xuất ở nhà máy này sẽ được vận chuyển đến Kashgar bằng đường ống.
Cảng nước sâu Gwadar ở Pakistan. Ảnh: WORDPRESS
Các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu tính khả thi của tuyến đường sắt và đường ống dẫn dầu từ cảng Gwadar đến phía tây Trung Quốc.
Báo The National nhận định cảng Gwadar sẽ đem đến cho Trung Quốc tuyến cung cấp dầu bằng đường bộ không bị lực lượng hải quân hùng hậu của Mỹ kiểm soát. Dầu thô nhập khẩu từ Iran, vùng Vịnh và châu Phi có thể vận chuyển bằng đường bộ đến tây bắc Trung Quốc thông qua cảng này.
Trung Quốc xem cảng Gwadar có ý nghĩa rất quan trọng trong giao thương dầu khí bởi eo biển chiến lược Hormuz đang ngày càng trở nên tắc nghẽn do tàu bè vận chuyển dầu khí tấp nập qua lại.
Hơn nữa, tuyến đường sắt và đường ống kết nối cảng Gwadar và Kashgar là tuyến đường ngắn nhất Trung Quốc có thể tiếp cận Trung Đông và tránh được các tuyến đường biển không an toàn ở biển Đông, biển Hoa Đông cùng với Hoàng Hải.
Để bảo đảm an ninh cho tàu chở dầu, Trung Quốc có thể triển khai hải quân ở cảng Gwadar để tuần tra trên Ấn Độ Dương.
Báo The National nhận định điều này sẽ khiến Mỹ và Ấn Độ lo ngại.
Mỹ xem sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở cảng Gwadar là mối đe dọa đối với hạm đội Mỹ ở Trung Đông cũng như tuyến vận tải dầu chiến lược đến Đông Á và châu Âu. Các căn cứ quân sự ở bán đảo Ả Rập có thể đứng trước nguy cơ bị ngăn chặn thông tin liên lạc từ căn cứ hải quân Trung Quốc sẽ được thiết lập ở Gwadar.
Trong khi đó, Ấn Độ đánh giá Trung Quốc kiểm soát cảng Gwadar là động thái kiểm soát các tuyến vận chuyển dầu quan trọng trong khu vực.
Để đối chọi với Trung Quốc, Ấn Độ đang tham gia phát triển Chabahar (đông nam Iran) nhằm tiếp cận Trung Á và Afghanistan mà không cần qua các tuyến đường bộ ở Pakistan.
Cảng nước sâu Gwadar được khởi công xây dựng năm 2002 và hoàn thành vào năm 2007. Cảng chưa bao giờ hoạt động đầy đủ do bất đồng giữa chính phủ Pakistan với Cơ quan quản lý cảng Singapore. Các công ty Trung Quốc không chỉ là nhà thầu chính xây dựng cảng mà chính phủ Trung Quốc còn cho Pakistan vay ưu đãi 198 triệu USD để xây dựng cảng này.
THẠCH ANH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét