Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Thứ Tư, 08-01-2014 - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG GIỮ NƯỚC CẦN SỰ ĐỒNG HÀNH

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958? (RFA).
1<- TƯ LIỆU: TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VÀ BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA (Tễu).  – Không hẳn đối phương cao hơn, mà vì chính họ tự cúi đầu thấp xuống (DLB).
- Kẻ sống sót trong trận Hải chiến Hoàng Sa (DLB). – Hoàng Sa hận (DLB).
Nhịp cầu Hoàng Sa.  – Quyên góp cho gia đình lính trận Hoàng Sa (BBC).
- Trạch Cường – Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975 (p.2) (Dân Luận). Mời xem lại phần 1:  Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975 (p.1)

- Trung Quốc ra báo Tam Sa Tân Văn (BBC).
- Vai trò tàu ngầm Kilo trong “phòng thủ chủ động” của hải quân Việt Nam (2) (ANTĐ).  – Tàu ngầm Kilo Việt Nam là “mối đe dọa đáng kể” của Trung Quốc trên biển Đông (LĐ).
- Trung Quốc bác bỏ thông tin về hệ thống chỉ huy tác chiến liên binh chủng (RFI).
- Chiến đấu cơ Nhật Bản chặn máy bay Trung Quốc (NLĐ). - Nhật điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc ‘xâm phạm ADIZ’ (SM).
- Chủ quyền lãnh thổ : Ngoại trưởng Nhật đi tìm sự ủng hộ của châu Âu (RFI).
- Trung, Nhật, Hàn thổi bùng lửa xung đột? (VNN).  – Trung Quốc cự tuyệt đề nghị làm lành của Nhật (VNE).
- Thông điệp ‘trở lại Việt Nam’ của Ngoại trưởng Kerry? (VOA).
- Một người sắc tộc tỵ nạn bị bắt tại Bangkok (RFA).
- Lại cưỡng chế đất không đúng pháp luật tại Hà Nam (RFA).
- Lưu Gia Lạc – Bộ Công An đang diễn kịch “cứu chữa tận tình” thầy giáo Đinh Đăng Định? (Dân Luận).
- Nguyễn Văn Thạnh – Những nhận định từ vụ việc (3): Ai nên quan tâm đến vấn nạn mượn tay côn đồ? (Dân Luận).
- Việt Nam hôm nay, ngày 07.01.2014 (DCCT). – Mùa xuân Yêu Thương (DLB).
- Pháp Luật và những cuộc Cách Mạng Xã hội (Minh Văn).
- Quốc kỳ VN: Cờ đỏ sao vàng – từ đâu ra? (DLB).
- Trần Phong Vũ: Việt Dzũng trong lòng người ở lại (ĐCV).
- Hạ Đình Nguyên: Suy nghĩ từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng (Boxitvn). – Luật sư Vũ Đức Khanh: Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ (BBC).  – Cải cách thể chế kinh tế, nhìn từ thông điệp của Thủ tướng (VnEco).
- Những chiếc bánh vẽ trên mâm cỗ đầu năm 2014 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (DLB). – CHUYỆN GÌ ĐANG DIỄN RA TỪ 2014 ĐẾN 2016 CHO NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM? (Hồ Hải). – Phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị là ai và ở đâu (Lưu Hà Sĩ Tâm) (Thông Luận). – Những tỳ vết của viên ngọc Singapore (3) (DLB). – Phượng Yêu (Tập 31)
- Vì sao Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đột ngột “đổ bịnh”? (Cầu Nhật Tân). “Làm sáng tỏ tên tuổi mặt mũi cụ này ra sao không khó. Cứ đập Dương Chí Dũng thật mạnh là lòi ra Thượng tướng. Đập mạnh Thượng tướng là lòi ra cụ kia ngay. Chẳng phải nói thì từ nay đến Đại hội 12 chắc cũng bị lôi ra hết“. Đồng chí X, Y, Z nào sẽ tiếp tục bị lộ? – Can vua cứu giám mã (Hiệu Minh).
- Đoán trúng phóc (Lương Kháu Lão). “Nhưng có một điều rất lạ là trong khi ‘nằm trên thớt’ như vậy mà Phạm Quý Ngọ lại được đề bạt lên Thượng tướng thì thật là khó hiểu ? Nhưng nghĩ cho kĩ thì cũng chả có gì là không thể giải thích được. Một là để cho anh chàng này chủ quan yên chí vụ  làm ăn này chót lọt rồi . Hai là anh này đã bỏ ra 40 tỉ để chạy hàm Thượng tưóng qua một nhân vật tầm cỡ tứ trụ triều đình mà các trang mạng đang kháo nhau“. – PHẠM QUÍ NGỌ – THƯỢNG TƯỚNG 40 TỶ (HL).
- Một tiền lệ đau đầu cho làng báo (FB Xênho nvp/ Phước Béo).  – Đâu rồi khí phách báo CA, QĐ và Petrotimes? (Người Buôn Gió). “Nhưng nếu tinh ý chúng ta nhận thấy những tờ báo hăng hái hàng đầu, có khi còn đi trước cả phiên tòa trong việc luận tội, bàn định như các tờ QĐND, CAND, Lao Động, Petrotimes lại im lặng hoặc đưa tin không đầy đủ… Thường thì bọn bồi bút hay trở cờ nhanh nhất. Có khi trước tình cảnh thế lực nuôi dưỡng bị suy yếu, chúng sẽ nhanh chóng trở cờ quay ra ca tụng thế lực đang nắm phần thắng. Hoặc chúng im lặng giữ mình chờ chủ nhân mới“.
- Facebooker Osin HuyDuc: “Chỉ riêng việc đang chỉ đạo án mà tiếp xúc liên tục với đối tượng điều tra cũng đã đáng bị cách chức. Dương Chí Dũng đã khai ra Phạm Quý Ngọ tại cơ quan điều tra mà cơ quan điều tra không khởi tố Phạm Quý Ngọ thì cơ quan điều tra rất đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc ‘không truy cứu trách nhiệm hình sự người có (dấu hiệu phạm) tội’.”
- Facebooker Xê Nho Nvp: “Nghe lời khai của Dương Chí Dũng toàn là 10.000 USD, 20.000 USD rồi 100.000 USD, nửa triệu USD… lại nhớ đến những mẩu tin cấm giao dịch bằng ngoại tệ, cấm niêm yết bằng đô-la Mỹ, cấm giao dịch bằng tiền mặt trong nhiều trường hợp thì thấy rõ ràng luật lệ là dành cho dân đen còn quan chức xài giấy bạc xanh thoải mái. Ngay cả mấy anh cảnh sát giao thông không biết có ngậm ngùi nhớ lại cái lệnh không được mang theo người quá 100.000 đồng khi tuần tra?
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 136): Sự kiện hot nhất 2013 (!) (Nhật Tuấn). “Thượng tướng, Thứ trưởng, Trưởng ban chuyên án mà còn ăn tiền của nghi phạm thì …ĐM …cái Bộ công an này còn ra cái đéo gì ? Vậy mà Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền  dám nịnh thối là công an VN giỏi nhất thế giới“.
- Phía sau vụ “siêu lừa” Huyền Như: Ai hưởng lợi? (VNN).
- “Xẻo thịt” công trình nông thôn mới ở Từ Liêm, Hà Nội: Bài 1: Chủ tịch xã Tây Tựu “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp “xà xẻo” công trình nông thôn mới (PL&XH).
- Cách chức cán bộ cắt xén quà của Chủ tịch nước (DV).
- Khởi tố nguyên trưởng công an xã nhận hối lộ (DV).
- U19 làm hơn nghìn ông tuyên giáo! (Nguyễn Thế Thịnh).
- Trung Quốc tăng đàn áp trước ngày kỷ niệm “sự cố” Nam Phương Chu Mạt (RFI).
2- Ba bóng hồng của Kim Jong Il (1) (NXB Perrin/ Thụy My). – Ai tung tin về chú dượng Kim Jong-un? (BBC).  – Triều Tiên mừng sinh nhật Kim Jong-un (TN).
- Bà Yingluck: Chắc chắn không có đảo chính! (NLĐ). – Phe đối lập Thái Lan vận động cho chiến dịch ‘Đóng cửa Bangkok’ (VOA). =>
- Hơn 100 nhà báo Miến Điện biểu tình đòi trả tự do cho đồng nghiệp (RFI). – Thế lực kim tiền của Trung Quốc không lay chuyển được công luận Miến Điện. – Lễ Độc lập : Miến Điện ân xá hơn 13.000 tù nhân. – Các nhà báo Miến Điện yêu cầu trả tự do cho đồng nghiệp (VOA).  – Nhật Bản viện trợ cho Miến Điện 100 triệu đôla.
- Chiến dịch đàn áp người biểu tình tiếp diễn ở Campuchia (VOA). – Thời hoàng hôn của Hun Sen ? (RFI). – Cam Bốt muốn chứng tỏ làm chủ tình hình.

- “Đối đầu Trung – Mỹ 2013 và bài học cho 2014?”: Kỳ 1: Tầm quan trọng của Đông Á (MTG).

Người mật báo là một Thứ trưởng Bộ Công an (TN). - Dương Chí Dũng hối hận, Dương Tự Trọng chấp nhận tất cả (VNN). - Ông Dương Tự Trọng và đường quan lộ lận đận (DV). - Xử vụ Dương Tự Trọng: Anh khai hết, em không biết! (Infonet). - Đằng sau sự sụp đổ của ông Dương Tự Trọng (TP). - Dương Chí Dũng khai rõ người báo tin để chạy trốn (TP). - Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh (ĐV). - “Tòa án có quyền khởi tố người mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn” (GDVN). - Cái chết của bệnh quyền lực (LĐ). - “Lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo là có cơ sở” (MTG). - Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an? (GDVN).



CHÙM THƠ TRẦN MẠNH HẢO KỶ NIỆM BỐN MƯƠI NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA (DĐXHDS). “Hỡi năm bảy mươi lăm/ Hãy quay đầu bái vọng năm bảy mươi tư/ Thắp cho các anh hùng nhang khói/ Ai dâng đảo cho Tàu?/ Các anh không thèm nói/ Gió thét gào nước Việt vẫn còn đau…“. – Tôi thấy lại tôi! (Dr. Nikonian).
- Lệnh của Trung Quốc không cho các tàu đánh cá nước ngoài đi vào hầu hết các khu vực trên Biển Đông (WFB). “Ông Tkacik nói các nước Đông Nam Á có thể thách thức khu vực cấm đánh bắt cá mới [của Trung Quốc đưa ra] thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển… Bắc Kinh có thể sẽ làm lệch những lời chỉ trích khu vực cấm đánh bắt cá bằng cách tuyên bố quy định này do chính quyền địa phương khởi xướng, và do vậy lệnh này không phải là một phần của chính sách quốc gia“.
- Ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt): Công khai, minh bạch tới đâu sẽ có dân chủ tới đấy (TT).

- Năm Ngựa chưa tới, đã lòi mặt Ngọ (DLB). – Khả năng nào là Phạm Quý Ngọ vô tội? (Người Buôn Gió). “Đây là một trận đánh đẹp của ban Nội Chính Trung Ương. Chỉ hy vọng nó không phải là món võ của người Tàu, nếu là sự hướng dẫn dạy bảo của người Tàu cho trưởng ban Nội Chính. Thì chưa hẳn đây đã là điều đáng mừng trọn vẹn. Có khi nó lại là một mối lo“. – Tiêu roài anh Quý Ngựa ơi (DLB). - Đọc báo, có lời bàn (Lê Khả Sỹ).  - Thầy trò Đường Tăng cũng thế mà! (Dangnba). - BÀY ĐẶT BÌNH LUẬN PHÁT NHỈ? (Nguyễn Quang Vinh).
Dương Tự Trọng: Mong HĐXX xem xét các tình tiết khoan hồng (TN). - Dương Tự Trọng mong người đời khoan dung, vị tha với anh trai (DT). - Lời nói sau cùng của Dương Tự Trọng (VNN). - Luật sư đề nghị dừng phiên tòa xử Dương Tự Trọng vì tình tiết “có người mật báo” (LĐ). - Dương Tự Trọng sẵn sàng chấp nhận mức án dành cho mình (KTĐT). –  Dương Chí Dũng không được cho phép phát biểu khi tranh luận (DV). - Dương Tự Trọng bày tỏ tình cảm, bị cáo Ánh chúc mừng năm mới (Soha). - Những lời khai chấn động của Dương Chí Dũng tại tòa (MTG). - Đàn em Dương Chí Dũng nói gì trước giờ tuyên án? (MTG). - Nói lời sau cùng, các bị cáo vụ Dương Tự Trọng mong hưởng sự khoan hồng (LĐ). - LS kêu án Dương Tự Trọng “quá nặng”: VKS đối đáp? (Infonet).

KINH TẾ
- VN nâng mức sở hữu cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài (RFA).
- Kẽ hở trong giám sát tài chính (NLĐ).
- Chuyên gia: Sở hữu 20% trong một ngân hàng chưa hấp dẫn (TBKTSG).   – VN cho khối ngoại tăng sở hữu ngân hàng (BBC).
2<- Lo máy ATM hết tiền (NLĐ).  – Đánh cắp tiền từ máy ATM.  – Những lý do nhà nước ngừng in tiền lẻ (VTV).
- Thị trường bất động sản TP.HCM năm 2014 sẽ khởi sắc? (TTXVN).   – Bất động sản trở lại giá năm 2006 (TQ).
- EVN: sẽ công khai chi phí giá điện năm 2014 (TBKTSG).
- Walmart có ý định kinh doanh ở Việt Nam (RFA).

- Kinh tế thế giới 2014 : Một tia hy vọng (RFI). – Kinh tế thế giới tự tin hơn khi bước vào năm 2014 (TTXVN).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chạy di sản, cháy di sản (MTG).  – Công tác Di sản 2013 – Những tín hiệu vui (VTV).
- Xử phạt trong ngành VHTTDL tăng 86% (TQ).
- Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ I- Bạc Liêu 2014 (SGGP).
- Trần Mạnh Hảo: THƠ DỞ, TRƯỜNG CA PHẠM QUY… (Bùi Văn Bồng).
- Trích NĂM CHỮ NĂM CÂU (Da Màu).
- Lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân (BBC).
- Cannes 2014 mời nữ đạo diễn Jane Campion làm chủ tịch ban giám khảo (RFI).


- Nhổ quán (Nguyễn Ngọc Tư).
- RỂ HUẾ (Võ Quê).
- Ghi chép vụn (85) (Vu Pundit).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học – Cần một kế hoạch tổng thể dài hơi (SGGP).
2- Trường đại học bắt đầu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh 2014 (TTXVN).
- 10-1: Hạn chót báo cáo tình hình quản lý cơ sở mầm non ngoài công lập (SGGP).
- Nghi án Hiệu phó đạo luận án: ĐH Bách khoa nói gì? (Infonet).
- Học ngoại khóa: Chủ quan là chết! (NLĐ). =>
- Giáo viên hết bị sổ sách “hành” (PNTP).
- Giám đốc trung tâm luyện thi ôm tiền bỏ trốn (NLĐ).
- Sắp tới trên thế giới sẽ không còn những cô gái với đôi chân nhỏ (Global Science/ Kichbu).


- Sách Cơ sở của Euclid (Thích học toán).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vớt được 4 người nước ngoài trôi dạt trên biển (Tin tức).
- Bệnh viện cưa chân bệnh nhân do chẩn đoán sai (TT).  – Bệnh viện Xanh Pôn thông tin vụ “cắt chân bệnh nhân” (TTXVN).  – Tiên lượng rất xấu cho tình trạng bệnh nhân bị cắt chân (GĐ). – Không thể “phòng thủ” người nhà bệnh nhân (PL&XH). – Giảm 139 thuốc khỏi Danh mục thuốc được BHYT thanh toán (PNTP).
- Bong bóng Trung Quốc tung hoành thị trường (PNTP).
2<- Chịu hết nổi… Quốc lộ 14! (NLĐ).
- Người dân vùng cao lập kế bắt kẻ gian (NLĐ).
- Chuyên nghiệp hóa “hiệp sĩ” (NLĐ).
- Báo Việt Nam xin lỗi vì đăng sai ảnh người trúng số 324 triệu đôla (VOA).
- Một ghi chép về người Việt ở Biển Hồ Tonle Sap (DCVOnline).
- Trung Quốc: Cảnh sát dùng súng giải tán đám đông “hôi” quýt (NLĐ).
- Bắc Mỹ đối mặt nhiệt độ thấp kỷ lục (BBC).  - Lạnh giá kỷ lục tại nhiều nơi ở Mỹ (VOA). – Bắc Mỹ vẫn chìm trong đợt giá lạnh Bắc cực (RFI).
- Núi lửa Sinabung tại Indonesia phun trào (VOA).
- Chuyện dân gian Hy Lạp hiện đại: Người kiên trì và dây Ivy (VOA).


- Xe tự chế chở học sinh: Cơ quan chức năng đồng loạt vào cuộc (TP).
QUỐC TẾ
- Iran chưa được mời dự hòa đàm Syria (VOA).  – Chiến binh Syria giành lại các thị trấn từ băng nhóm ISIL (TTXVN).
danh-bom1-  “Vuốt mặt chẳng nể mũi” (ND).
- Thủ tướng Irak kêu gọi dân chúng Fallouja nổi dậy chống Al-Qaeda (RFI). – Mỹ cam kết ủng hộ nhưng không đưa quân trở lại Iraq (VOA).  – Binh sĩ Iraq bao vây Fallujah.  – Mỹ không cấp vũ khí Iraq cần (NLĐ).  – Iraq kêu gọi dân ‘đánh đuổi khủng bố’ (BBC).  – Đánh bom tại Iraq làm 60 người chết và bị thương (VOV). =>
- Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ công tác 350 công an (BBC).  – Thổ Nhĩ Kỳ đấu đá dữ dội (NLĐ).
- Các phe lâm chiến Nam Sudan bắt đầu đàm phán trực tiếp (VOA).
- Ấn Độ bắn thử tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân (TN).
- Sự can thiệp của Pháp khiến Anh mất đi ‘bản năng dũng cảm’ (VOA).
- Nghi can đốt lãnh sự quán TQ ở San Francisco bị truy tố (VOA). – Mỹ bắt nghi phạm vụ phóng hỏa lãnh sự quán Trung Quốc (RFI).
- An ninh cao nhất thế giới cho Sochi (NLĐ).
- Edward Snowden là một người can đảm (VOA).  – “Snowden giữ nhiều bí mật liên quan đến Israel” (VOV).
- Mỹ: ‘Jihad Jane’ bị kết án 10 năm tù (VOA).
- Âu Châu Chạy Song Mã (Dainamax).
- Cửa ải lớn đầu tiên của nền dân chủ Tunisia : Thông qua Hiến pháp mới (RFI).
- Công chúa Tây Ban Nha bị tòa triệu tập (BBC).
- Bồ Ðào Nha để tang một ngôi sao bóng đá (VOA).
- Tàu phá băng Trung Quốc tự giải thoát (TN).
- Úc buộc tàu chở người tỵ nạn quay trở lại Indonesia (RFI).



* Video: + Bản tin video tối 06-01-2014; + Bản tin video sáng 07-01-2014; + Đời sống nông dân trồng cà phê ở Lâm Đồng; + TQ sẽ thực thi một hệ thống chỉ huy quân đội chung; + VN tiếp nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên do Nga chế tạo; + Campuchia muốn kết thúc tiến trình phân định biên giới với VN; + Tình hình Biển Đông tạm lắng.

* VTV: + Chào buổi sáng – 07/01/2014;   + Điểm báo – 07/01/2014;  + Cuộc sống thường ngày – 07/01/2014;  + Tài chính kinh doanh sáng – 07/01/2014;  + Tài chính kinh doanh trưa – 07/01/2014;  + Tài chính kinh doanh tối – 07/01/2014;  + Tin quốc tế 17h – 07/01/2014;  + Thời sự 19h – 07/01/2014.

2004. Lệnh của Trung Quốc không cho các tàu đánh cá nước ngoài đi vào hầu hết các khu vực trên Biển Đông

Một bước leo thang mới thách thức các nước trong khu vực: Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá đối với các tàu đánh cá nước ngoài ở khu vực mới mà TQ khoanh vùng.
The Washington Free Beacon
Tác giả: Bill Gertz
Người dịch: Ngọc Thu
H2Quy định mới ban hành trước khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu chiến Mỹ và tàu hải quân Trung Quốc không lâu.

Trung Quốc đã ra lệnh cho các tàu đánh bắt cá nước ngoài phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương trước khi đánh bắt cá hoặc khảo sát ở 2/3 khu vực trên Biển Đông, tạo khả năng cho các cuộc đối đầu mới giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về các tuyên bố chủ quyền trên biển ở các đảo tranh chấp.
Lệnh mới đã có hiệu lực ngày 1 tháng 1 [năm 2014] sau khi được các nhà chức trách chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành hồi cuối tháng 11.
Theo quy định mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài quá cảnh vào khu vực hành chánh mới trên biển ở Hải Nam — khu vực gồm 2/3 vùng biển nằm trong 1,5 triệu dặm vuông trên Biển Đông — phải được sự chấp thuận của các nhà chức trách Trung Quốc.
Các biện pháp mới được áp đặt ngày 29 tháng 11 và công bố ngày 3 tháng 12 qua các phương tiện truyền thông nhà nước, là một phần trong chính sách thực thi luật thủy sản của Trung Quốc.
Luật pháp Trung Quốc nói rằng, các tàu vi phạm quy định lệnh đánh bắt cá sẽ bị buộc rời khỏi khu vực, thủy sản đánh bắt được sẽ bị tịch thu và phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 82.600 Mỹ kim. Trong một số trường hợp, các tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một yêu cầu pháp lý rõ ràng đối với ngư trường tranh chấp mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các nước khác trong khu vực tuyên bố chủ quyền.
Một tàu tuần tra hàng hải Trung Quốc tấn công một thuyền đánh cá Việt Nam hôm 3 tháng 1 gần quần đảo Hoàng Sa là sự cố đầu tiên theo quy định mới, theo truyền thông nhà nước Việt Nam. Trung Quốc sử dụng súng điện và dùi cui để đánh bại các ngư dân và tịch thu 5 tấn [thủy sản] của họ cùng các thiết bị đánh bắt cá. Vụ việc đã được loan tải trên trang web Câu chuyện Ngư dân (Fishermen Stories).
Các quy định đánh bắt cá ở Biển Đông chưa được tiết lộ công khai ngoài Trung Quốc.
Bị đe dọa trong cuộc tranh chấp là những vấn đề quan trọng của tự do hàng hải quốc tế, và nỗ lực của Trung Quốc là nắm bắt và kiểm soát vùng biển được biết có ngư trường lớn và có lượng dự trữ dầu khí chưa được khai thác.
Tháng trước, Trung Quốc tạo ra tình trạng rắc rối quốc tế với Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn và Hoa Kỳ qua tuyên bố khu vực nhận diện phòng không (DIZ) ở gần vùng Biển Hoa Đông. Nhật Bản bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đối với khu vực phòng không. Lầu Năm Góc đã cho hai máy bay ném bom hạt nhân B-52 bay qua khu vực để thách thức đối với những tuyên bố của Trung Quốc.
Tháng trước, một tàu tuần tiễu của Hải quân Mỹ với tên lửa dẫn đường gần như đụng độ với một tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông gần đảo Hải Nam, khi tàu USS Cowpens của Mỹ quan sát Trung Quốc diễn tập hải quân.
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ không có bình luận gì. “Một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc không có lời bình luận ngay lập tức”.
Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry nói ở Manila ngày 17 tháng 12 rằng, Hoa Kỳ muốn các tranh chấp hàng hải trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình. Ông nói: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của ASEAN với Trung Quốc để nhanh chóng ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử, như là chìa khóa để giảm nguy cơ các tai nạn hoặc tính toán sai lầm”.
“Trong quá trình đó, chúng tôi nghĩ rằng các bên tranh chấp có trách nhiệm làm rõ yêu cầu của mình và làm cho yêu cầu của mình phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Ông Kerry nói, khu vực phòng không trên Biển Hoa Đông không nên thực thi và cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan tải rằng, do phản ứng dữ dội của quốc tế trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc không tuyên bố một khu vực phòng không tương tự ở Biển Đông.
Các khu vực cấm đánh bắt cá ở 2/3 trên Biển Đông dường như là nỗ lực của Trung Quốc để củng cố tuyên bố chủ quyền hàng hải của họ trên vùng biển này.
Các nhà phân tích nói rằng các quy tắc đánh cá mới của Trung Quốc có khả năng tạo ra các tranh chấp lớn giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.
“Điều này rất quan trọng, nhưng không bất ngờ”, ông John Tkacik, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc cho biết.
Ông Tkacik nói rằng, tuyên bố về vùng biển mới ở Hải Nam dường như là một phần trong chính sách của Trung Quốc để dần dần xiết chặt kiểm soát trong khu vực. Trước đó, Bắc Kinh đã tuyên bố toàn bộ khu vực Biển Đông là lãnh thổ của họ qua “đường chín đoạn đứt khúc” mơ hồ, bao gồm vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế.
Ông nói: “Bắc Kinh hiện nay đang đẩy mạnh sự mơ hồ trước đây về tình trạng pháp lý của ‘đường chín đoạn đứt khúc’, ban hành một ‘phương sách cấp tỉnh’ để xem phản ứng [của các nước trong khu vực] ra sao”.
Tuyên bố khu vực đánh cá mới ở Hải Nam cũng cho thấy [Trung Quốc] từ từ buộc các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Hoa Kỳ chấp nhận sự xâm chiếm biển của Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ quân sự trong 30 năm qua về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo nằm trong khu vực mới [mà Trung Quốc đưa ra]. Tàu Trung Quốc đã bắn vào hai tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2005, giết chết 9 người. Video từ Việt Nam đăng tải trên mạng cách đây vài năm cũng cho thấy tàu tuần tra Trung Quốc bắn súng máy vào ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, các tàu hải quân Trung Quốc đã đối đầu với Philippines về tuyên bố của họ ở quần đảo Trường Sa, cũng nằm trong khu vực cấm đánh cá mới của Hải Nam.
Các tranh chấp đánh bắt thủy sản khác trong khu vực đảo Hải Nam gồm bãi ngầm Macclesfield Bank, nằm phía đông Parcels, và bãi cạn Scarborough, gần đảo Luzon của Philippines.
Trung Quốc cũng đã quấy rối tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Biển Đông là nơi diễn ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc hôm 5 tháng 12, khi tàu đổ bộ xe tăng của Hải quân Trung Quốc khởi hành và dừng lại khoảng 100 mét trước mặt tàu sân bay USS Cowpens, một tàu tuần tiểu có tên lửa dẫn đường.
Ông Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói, nỗ lực của Trung Quốc để ngăn chặn tàu Cowpens là “vô trách nhiệm” và cho biết vụ việc có thể gây ra một thách quân sự lớn hơn.
Ông Tkacik nói các nước Đông Nam Á có thể thách thức khu vực cấm đánh bắt cá mới [của Trung Quốc đưa ra] thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Ông nói: “Rõ ràng là Trung Quốc đang coi thường [công ước] qua thông báo này”.
Bắc Kinh có thể sẽ làm lệch những lời chỉ trích khu vực cấm đánh bắt cá bằng cách tuyên bố quy định này do chính quyền địa phương khởi xướng, và do vậy lệnh này không phải là một phần của chính sách quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc không có vẻ muốn hủy bỏ các lệnh đó và có thể bắt đầu hạn chế đánh bắt cá tương tự ở Biển Hoa Đông.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ có vẻ tin rằng Hải quân Hoa Kỳ đủ sức duy trì và bảo vệ quyền lợi hàng hải của Mỹ theo luật pháp quốc tế, không cần Công ước LHQ về Luật Biển, ông Tkacik nói, lưu ý rằng trong khi Nhật Bản đã ký công ước này nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa ký.
Ông nói: “Khi Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và Hải quân Hoa Kỳ thu nhỏ lại, các lựa chọn của Washington sẽ không còn nhiều trong một vài năm”.
Ông nói thêm: “Tôi không biết bất kỳ người nào ở Washington, hoặc là ở Bộ Ngoại giao hoặc ở Lầu Năm Góc, nghĩ rằng thách thức này sẽ vượt khỏi [tầm kiểm soát] trong một năm. Đó là nỗi bất hạnh của Mỹ, rằng họ không còn bất kỳ một nhà chiến lược hàng hải thật sự nào nữa”.
Nguồn: The Washington Free Beacon


2005. MỘT CHẶNG ĐƯỜNG GIỮ NƯỚC CẦN SỰ ĐỒNG HÀNH

Hoang Sa FC
Năm 2013 đánh dấu những thành công không nhỏ của ngoại giao Việt Nam. Một cách hiệu quả và không ồn ào, chính phủ đương nhiệm đã chuẩn bị sự hậu thuẫn từ những quan hệ đa phương để tách dần khỏi vòng tay Trung Quốc. Ngay lúc này, trong tháng kỉ niệm 40 năm trận Hải chiến Hoàng Sa, nó đang gây ấn tượng bằng một thái độ mạnh dạn hiếm hoi trong những phát ngôn khẳng định chủ quyền lãnh hải. Sự thay đổi này, bất kể nguyên cớ, cần được nhìn nhận như một khuynh hướng tiến bộ đáng ghi nhận, đồng hành và cảm thông.

Đáng ghi nhận, vì nó là một thành quả không dễ dàng. Xuyên suốt nền độc lập 1000 năm, mối quan hệ với thiên triều Trung Hoa đã luôn là một vấn đề làm đau đầu mọi chính quyền Nam quốc. Tương quan lực lượng, địa chính trị và văn hóa giữa hai bên hiếm khi cho phép chúng ta giữ gìn trọn vẹn cả hòa bình, chủ quyền và danh dự. Bài toán này càng nan giải hơn nữa với những công chức của chính phủ đương nhiệm – những người phải lèo lái một hệ thống đang trên đà sụp đổ, một xã hội bị vỡ vụn và một nhà nước bị mất lòng dân. Tình cảnh bi đát ấy chắc chắn không cho phép họ sử dụng những giải pháp cứng rắn và công khai, đặt nền tảng trên chạm trán quân sự và những hứa hẹn của tàu chiến nước ngoài. Trong tình thế này, mọi cố gắng hiệu quả để bảo vệ biển đảo, độc lập và và hòa bình, dù chưa thể thoát khỏi tư thế truyền thống quen thuộc trong lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam, cũng cần được ghi nhận và khuyến khích.
Những cố gắng này đang chờ đợi sự đồng hành của xã hội dân sự. Vào mọi thời, và dưới mọi thể chế, nền hòa bình và độc lập của dân tộc sẽ chỉ được giữ vững nếu cuộc đấu tranh vệ quốc huy động được sức mạnh của mọi thành phần nhân dân. Cần nhớ rằng cách đây không lâu, khi chính phủ chưa đủ sức công khai bước vào cuộc đấu ngoại giao với kẻ bành trướng phương Bắc, chính xã hội dân sự, qua những phong trào lên tiếng mạnh mẽ và rộng khắp, đã bước lên tiền tuyến trong trận chiến chống những luận điệu bịp bợm của quân thù. Chính xã hội dân sự đã thổi bùng và duy trì ngọn lửa yêu nước của toàn dân – sức mạnh quyết định sự tồn vong của Tổ quốc. Cũng chính xã hội dân sự đã mạnh dạn tố cáo mọi hành vi gây hấn và âm mưu nô dịch của Bắc Kinh, để kịp thời đánh động lương tâm của người Việt bốn phương cùng nhân loại tiến bộ. Lúc này, khi cuộc chạy tiếp sức linh hoạt và hiệu quả ấy đã dọn đường cho một chính sách đối ngoại thành công, sự đồng hành giữa chính phủ và nhân dân cần được cổ vũ và tiếp tục giữ gìn, thay vì bị phủ nhận và lãng quên trong tị hiềm bè phái.
Còn rất nhiều việc mà chúng ta có thể cùng làm, và phải cùng làm vì sự tồn vong của dân tộc. Chúng ta đã tiến những bước tiến lớn trong việc khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Kể từ cuộc tương tranh Nam Bắc, đây là lần đầy tiên chúng ta cùng khẳng định rằng Việt Nam Cộng Hòa cũng là một nhà nước của người Việt, và cũng có những người lính vệ quốc anh hùng. Bước tiến này vừa là bắt buộc để đảm bảo tính chính đáng về mặt pháp lí của những bằng chứng lịch sử giúp khẳng định chủ quyền của người Việt với quần đảo Hoàng Sa, vừa là bắt buộc để hòa giải và đoàn kết dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ nước. Nhưng giờ đây, 40 năm sau trận hải chiến, những người anh hùng giữ đảo năm xưa vẫn đang phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Những nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà xuất bản, nhà giáo dục đang canh giữ biển đảo trên mặt trận trí tuệ và thông tin cũng đang phải đối diện với vô vàn khó khăn trong cuộc chiến đấu của mình, phần vì những rào cản vô lí, phần vì chỉ nhận được những khoản hỗ trợ không đủ cho cuộc sinh nhai. Phục hồi danh dự của những người anh hùng dân tộc, tri ân gia đình những liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa, và đầu tư xứng đáng cho mọi công trình nghiên cứu, thông tin, xuất bản, giáo dục đang đóng góp cho cuộc đấu tranh giữ nước là những nhiệm vụ mà toàn xã hội cần nhanh chóng chung tay hoàn thành. Chúng ta tin tưởng rằng trên những mặt trận mới mở ra, xã hội dân sự Việt Nam sẽ tiếp tục bước lên tiền tuyến.
Cuộc đồng hành này cũng đòi hỏi ở cả đôi bên một sự cảm thông và nhẫn nại. Trong một xã hội đã vỡ vụn và một nhà nước bị mất lòng dân, mọi sự chuyển hướng lớn trong chính sách ngoại giao đều tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ. Đã đến lúc chúng ta tự điều chỉnh nhịp bước theo một tốc độ mà người đồng hành có thể chấp nhận được, để sẵn sàng cùng tiến về cái đích chung. 
Một nước Việt Nam tan vỡ vì định kiến và tị hiềm, một nước Việt Nam huynh đệ tương tàn trên bàn cờ của hai cường quốc giật dây, nay đã rất rõ ràng, không phải là quê hương mà chúng ta muốn để lại cho con cháu.
Nguồn: Hoàng Sa FC

Lỗi cả “cứng” và “mềm”

(PetroTimes) - Phần mềm tin học Earth Explorer có hình “lưỡi bò” phi lý đã được đưa vào trường học để dạy cho học sinh Việt Nam 5 năm nay mới bị phát hiện. Đây không phải chuyện nhỏ, không chỉ đơn thuần là môn học địa lý mà nó là công cụ để tuyên truyền chính trị!
Năng lượng Mới số 289
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vốn trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng suốt mấy năm nay. Đó cũng là cuộc đấu tranh căng thẳng kéo dài chưa biết được hồi kết ở khu vực, có tầm ảnh hưởng quốc tế. Cái “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc vẽ ra trên bản đồ lãnh hải của họ vẫn đang gây bức xúc với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang đấu tranh khẳng định chủ quyền vùng biển của Việt Nam, phủ nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thì ngành giáo dục lại để học sinh trung học cơ sở trong cả nước học môn địa lý có cả nội dung bản đồ có “đường lưỡi bò”.
Phần mềm tin học Earth Explorer có hình “lưỡi bò” phi lý đó đã được đưa vào trường học để dạy cho học sinh Việt Nam 5 năm nay mới bị phát hiện. Đây không phải chuyện nhỏ, không chỉ đơn thuần là môn học địa lý mà nó là công cụ để tuyên truyền chính trị! Vấn đề là bây giờ mới phát hiện ra thì mọi người muốn hỏi ngành giáo dục là “Tại sao cái “đường lưỡi bò” ấy lại du nhập được vào trường học?”.
Khi phát hiện ra, ngành giáo dục giải thích rằng, từ năm 2007, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai bộ sách giáo khoa mới cùng với phần mềm tin học. Môn tin học có sách giáo khoa, được dạy kèm với các phần mềm tương ứng. Earth Explorer là một trong những phần mềm sử dụng kèm theo hướng dẫn sách giáo khoa. Có nghĩa là, khi chọn phần mềm Earth Explorer có hình “đường lưỡi bò”, những người làm sách và tuyển chọn phần mềm đã không hề kiểm soát nội dung.
Cách giải thích trên đây có điều chưa ổn. Nội dung một môn học mang ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng như vậy mà không được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đưa vào giảng dạy là sao?
Lâu nay, ngành giáo dục đã có khá nhiều sơ suất về hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia trong sách báo như in cờ Trung Quốc trong sách “Bé làm quen với chữ cái” dạy học sinh lớp 1 của NXB Đại học Sư phạm hoặc cuốn “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của NXB Dân Trí có in hình cổng trường cắm cờ Trung Quốc. Nhưng việc đưa phần mềm tin học có hình “đường lưỡi bò” vào nhà trường vừa qua là một sai phạm rất nghiêm trọng. Những lỗi ngớ ngẩn trong biên soạn sách giáo khoa về tự nhiên, xã hội đã là điều không thể chấp nhận được; nay lại là những lỗi về chính trị thì không thể tha thứ.
Chỉ đến khi sự việc bị phát giác, Bộ GD&DT mới chỉ đạo các trường loại bỏ nội dung này trong chương trình của học sinh THCS. Nhưng đó mới là phần ngọn. Từ cái bản đồ Earth Explorer thì ngoài việc chấn chỉnh hoạt động xuất bản ấn phẩm giáo dục, cái quan trọng hơn là ngành giáo dục cần phải có chương trình bổ sung kiến thức cho học sinh về địa lý, trong đó phân tích “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ ra là phi pháp, là xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tất cả học sinh Việt Nam phải được học và nhận thức đúng đắn về chủ quyền quốc gia trên Biển Đông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ngành giáo dục có đội ngũ chuyên gia hùng hậu, dày dạn kinh nghiệm. Một cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo dù là trong nước biên soạn hay dịch của nước ngoài đều phải qua các khâu biên tập, kiểm duyệt. Quy trình đó là bắt buộc. Và đối với việc biên tập sách thì càng phải làm thận trọng, tỉ mỉ hơn. Thế mà không hiểu sao, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy liên tục để sai sót? Đó là do chủ quan, tùy tiện hay vì trình độ non kém?
Còn một lỗ hổng nữa cần phải chấn chỉnh là trình độ chuyên gia công nghệ thông tin của Việt Nam. Những năm gần đây, nước ta ngày càng nhiều kỹ sư phần mềm được phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin. Thế nhưng không hiểu họ có trình độ thật sự không hay vì những lý do gì mà lại không làm được phần mềm cho môn địa lý như Earth Explorer lại phải để ngành giáo dục đi mua phần mềm loại này từ một công ty của Thượng Hải (Trung Quốc) về dạy cho học sinh Việt Nam? Chuyện những cái mà ta làm được nhưng cứ phải nhập khẩu từ nước ngoài cũng là một điều đáng nghi vấn về lợi ích nhóm mà không chỉ riêng ngành giáo dục mới có.
Suốt 5 năm qua, cứ tính sơ bộ thì cả nước đã có hàng triệu lượt học sinh được học cái phần mềm Earth Explorer ấy. Đã học thì trong đầu các em thấm sâu kiến thức về cái “đường lưỡi bò” ấy rồi. Sự hiểu biết hoàn toàn sai lệch về chủ quyền lãnh thổ trên biển của Tổ quốc là hậu quả vô cùng nguy hại đối với các em và với chính sách đối ngoại của Nhà nước. Sửa sai được nhận thức này đối với các em cũng là vấn đề lâu dài. Sai một ly đi một dặm. Mà tại sao ngành giáo dục cứ liên tiếp phạm sai sót như vậy nhỉ? Chưa giải quyết xong vụ việc này lại nảy sinh vụ việc khác.
Cũng cần phải chỉ ra rằng, chuyện “đường lưỡi bò” liên quan đến phần mềm tin học. Các chuyên gia giáo dục không kiểm soát hết được nội dung từ các tài liệu phần mềm. Nhưng tại sao những cuốn sách giấy trắng mực đen thì đó là phần cứng mà vẫn để sót lọt nội dung vô lý bị dư luận lên án? Và lật lại vấn đề, đã là nội dung đưa vào giảng dạy thì không thể giải thích đơn giản rằng nó là phần mềm thì không kiểm soát được hết. Người ta vẫn vì con trẻ như tờ giấy trắng, muốn vẽ lên đó cái gì là nó hằn sâu trong chúng những kiến thức khó phai mờ. Cái hay, cái dở, một khi đã được đưa vào chương trình giáo dục thì buộc học sinh phải tiếp thu nghiêm túc. Đó cũng là nguyên tắc của việc học. Các bậc phụ huynh thương con trẻ thời nay bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Họ lại càng bức xúc khi con em mình phải học những nội dung phi giáo dục. Nỗi lo ấy có cơ sở bởi tương lai những công dân đất Việt bị tiêm nhiễm những kiến thức sai lệch, không dễ gì thay đổi được.
Những sai phạm mấy chục năm nay trong ngành giáo dục thì quá nhiều, có điều cần phải xem xét lại là hình thức kỷ luật đối với những sai phạm đó. Mỗi vụ việc sai trái bị phát hiện, dư luận ồn ào một thời gian rồi rơi vào quên lãng chứ không thấy ngành giáo dục thông báo hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể hay cá nhân vi phạm ra sao. Bao nhiêu thế hệ học sinh đã trở thành nạn nhân do những sáng kiến cải tiến, đổi mới của ngành giáo dục. Hậu quả đó rất lớn, không thể đo đếm được. Không loại trừ khả năng có người chủ mưu đưa nội dung phản chính trị vào trường học thông qua môn địa lý có “đường lưỡi bò”. Thế mà những sai lầm, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng như trên không bị xử lý nghiêm minh thì làm sao bảo đảm được rằng, từ nay giáo dục sẽ không còn vi phạm? Và làm sao đủ sức răn đe những người làm sách tùy tiện, phản giáo dục như thế!
Không có biện pháp mạnh thì ngành giáo dục sẽ tiếp tục còn lắm chuyện tai tiếng về sự ngớ ngẩn, vô duyên và tiêu cực. Không thể đổ lỗi cho phần cứng với phần mềm!
Bùi Đức
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét