Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Ngày 09/1/2014 - "Nhóm lợi ích" sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng ? - Bộ trưởng CA Trần Đại Quang dính đại án tham nhũng thế nào?

  • Vụ Dương Chí Dũng : Khởi tố vụ án "làm lộ bí mật Nhà nước" (RFI) - Hôm nay 08/01/2014, tòa án Hà Nội đã tuyên phạt nguyên Phó giám đốc công an Thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng 18 năm tù giam vì đã giúp anh ruột là nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Đồng thời quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Luật hình sự, và kiến nghị điều tra hành vi nhận hối lộ.
  • "Nhóm lợi ích" sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng ? (RFI) - Sau những lời khai chấn động của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng hôm qua, tố cáo Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho mình và nhận hối lộ nửa triệu đô la, hôm nay 08/01/2014 tòa án Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Luật hình sự. Đồng thời kiến nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra hành vi nhận hối lộ 20 tỉ đồng để chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn.
  • Luật sư nói về cáo buộc với ông Ngọ (BBC) - Tòa tại Hà Nội tuyên án tù với các bị cáo trong phiên xử vụ án tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và yêu cầu khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.
  • ‘Rất khó điều tra cáo buộc Tướng Ngọ’ (BBC) - Luật sư Trần Vũ Hải nhận định cuộc điều tra về cáo buộc Tướng Phạm Quý Ngọ đã mật báo để Dương Chí Dũng sẽ rất khó khăn và cho rằng trước mắt Tướng Ngọ nên từ chức.
  • Công nhân xây dựng Mozambique đình công phản đối chủ Trung Quốc (RFI) - Khoảng 230 công nhân đã ngừng làm việc tại công trường xây dựng ở ngoại vi thủ đô Maputo của Mozambique để phản đối các lạm dụng của công ty Trung Quốc phụ trách dự án, mà họ là nạn nhân. Một số công nhân đình công hôm nay 08/01/2014 tố cáo việc họ bị quản đốc Trung Quốc đánh đập, và phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ.
  • Tỉ phú Trung Quốc khó mua được New York Times (RFI) - Hãng tin Reuters hôm nay 08/01/2013 cho biết, tỉ phú Trung Quốc Trần Quang Tiêu (Chen Guangbiao) hồi tuần rồi tuyên bố muốn mua lại tờ báo New York Times của Mỹ, đến hôm qua đã nhìn nhận rằng dự định này vấp phải rất nhiều trở ngại.
  • Đài Loan tiếp nhận tên lửa đối hạm của Mỹ (RFI) - Hôm nay, 08/01/2014, hãng tin CNA trích lời thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết là nước này vừa tiếp nhận những tên lửa đối hạm đầu tiên của Mỹ để trang bị cho tàu ngầm, nâng cao khả năng tác chiến của các tàu này.
  • 15.000 quân nhân, cảnh sát sẽ được triển khai tại Bangkok (RFI) - Bầu không khí tại thủ đô Thái Lan vào đầu tuần tới có lẽ sẽ rất căng thẳng, với quyết định vừa được chính quyền loan báo hôm nay, 08/01/2013 : Một lực lượng bao gồm gần 15.000 quân nhân và cảnh sát sẽ được triển khai tại thủ đô Thái Lan để phòng ngừa bạo động bùng lên do kế hoạch << đóng cửa >> chính phủ của phong trào biểu tình chống chính phủ, dự trù thực hiện kể từ ngày 13/01/2014.
  • Tham vọng của Trung Quốc ở Nam và Bắc Cực (RFI) - Trong những ngày qua, vùng Nam Cực giá lạnh khắc nghiệt đã thu hút sự chú ý của cả thế giới với màn giải cứu ly kỳ con tàu MV Akademik Chokalskii của Nga bị kẹt trong băng.
  • Chuyến tàu đầu tiên chở vũ khí hóa học đi phá hủy rời Syria (RFI) - Việc di chuyển các vũ khí hóa học Syria đã bắt đầu. Ngày 06/01/2014, chuyến tàu đầu tiên chở các vũ khí hóa học đã rời cảng Lattaquié (Syria), mở đường cho việc phá hủy toàn bộ hệ thống vũ khí hóa học tại Syria, thể theo nghị quyết 2118 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Về nguyên tắc, toàn bộ vũ khí hóa học Syria sẽ phải được phá hủy trước ngày 30/06/2014.
  • Doanh nhân Nhật ngày càng chuộng phương án « Trung Quốc + 1 » (RFI) - Tình hình quan hệ căng thẳng do tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh đương nhiên tác động đến giao thương Trung Nhật vốn rất quan trọng. Trong tình hình đó, một cuộc thăm dò ý kiến mà kết quả được công bố hôm nay, 08/01/2014, cho thấy là quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng khó khăn, thì các nước Đông Nam Á càng hưởng lợi
  • Cao ủy Nhân quyền LHQ báo động về đàn áp ở Cam Bốt (RFI) - Phủ Cao Uỷ Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm qua, 07/01/2014, lên tiếng báo động về chiến dịch đàn áp các cuộc biểu tình chống thủ tướng Hun Sen ở Cam Bốt, đồng thời kêu gọi chính quyền Phnom Penh giữ thái độ chừng mực.
  • Mỹ theo dõi sát tình hình Iraq (VOA) - Tổng thống Obama và các cố vấn đang theo dõi sát tình hình ở Iraq, nơi lực lượng chính phủ đang đương đầu với các phần tử chủ chiến có liên hệ với al-Qaida
  • Trung Quốc bổ nhiệm Tư lệnh Tam Sa (BBC) - Trung Quốc ra mắt website 'thành phố Tam Sa' và báo Tam Sa Tân Văn trong khu vực bao gồm các quần đảo mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
  • Tình hình Biển Đông sẽ tạm lắng? (BaoMoi) - PN - Tình hình biển Đông có thể “tạm lắng” vào giữa năm 2014, khi Tòa án quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines liên quan đến tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc (SCMP).
  • Tàu ngầm Hà Nội lần đầu ra Biển Đông thử nghiệm (BaoMoi) - Nhằm chuẩn bị cho lễ bàn giao chính thức cho Hải quân Việt Nam trong những ngày tới đây, tàu ngầm Hà Nội sáng ngày 8/1 đã rời quân cảng Cam Ranh và lần đầu tiên tiến vào Biển Đông thử nghiệm kỹ thuật.
  • Giải mã "ngón đòn" ghê gớm của Nga nhằm suy yếu Trung - Mỹ (BaoMoi) - Theo đà ổn định về chính trị và sự hồi phục của nền kinh tế, Nga đang tìm lại ánh hào quang và địa vị trên trường quốc tế như thời Liên Xô. Hiện nay, đối tượng chủ yếu mà họ phải cạnh tranh là đối thủ truyền thống Hoa Kỳ và chính “đồng minh ngộ nhận” - Trung Quốc.
  • 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, bài học lịch sử (BaoMoi) - SGTT.VN - Những sự kiện gần đây liên quan đến Trung Quốc ở Biển Hoa Đông (căng thẳng với Nhật Bản và Hoa Kỳ sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không bao gồm cả quần đảo Senkaku) và trong biển Đông (căng thẳng với Philippines và Việt Nam) cho thấy tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc kiểm soát các vùng biển và hải đảo xung quanh.
  • Biển Đông có lắng dịu trong năm 2014? (BaoMoi) - Tình hình biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn, khi các nước trong khu vực tập trung vào việc đàm phán với Trung Quốc để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) - tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông ngày 6.1 nhận xét.
  • Biển Đông tạm lắng, ASEAN – Trung Quốc có thể đạt được COC (BaoMoi) - Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn giữa lúc các nước tranh chấp đang thương thuyết để đạt được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Bản tin của tờ “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” xuất bản ở Hồng Kông (Trung Quốc) ngày 6/1 viết tình hình có thể thay đổi vào giữa năm 2014, khi Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) của Liên Hợp Quốc bắt đầu quá trình xét xử đơn kiện của Phi-líp-pin, thách thức tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này. Theo nguồn tin, ít nhất 4 buổi họp đã được ấn định vào đầu năm nay giữa Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thương thuyết về COC.

"Nhóm lợi ích" sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng ?

Ông Phạm Quý Ngọ, thượng tướng Công an, người bị cáo buộc mật báo tin để nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng chạy trốn.
Ông Phạm Quý Ngọ, thượng tướng Công an, người bị cáo buộc mật báo tin để nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng chạy trốn.
Ảnh : trang web chính phủ Việt Nam

Sau những lời khai chấn động của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng hôm qua, tố cáo Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho mình và nhận hối lộ nửa triệu đô la, hôm nay 08/01/2014 tòa án Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Luật hình sự. Đồng thời kiến nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra hành vi nhận hối lộ 20 tỉ đồng để chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn.

Điều khiến dư luận trong và ngoài nước chú ý chính là diễn biến kịch tính của vụ « kỳ án » này, khi Dương Chí Dũng, bị cáo đã lãnh án tử hình vì tội tham ô và cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng trong phiên xử ngày 17/12/2013, đã khai ra cả những tên tuổi như Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, thậm chí cả Bộ trưởng Trần Đại Quang. Các thông tin trên đây được báo chí Việt Nam đưa tin đầy đủ và kịp thời – một điều hiếm thấy.

Có thể rút ra những nhận định gì từ các sự kiện trên đây ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi có kết quả của phiên tòa hôm nay.

Nhà báo Phạm Chí Dũng (TP Hồ Chí Minh)
08/01/2014
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao đổi với anh hôm nay. Thưa anh, anh có nhận định như thế nào về các sự kiện liên quan đến « đại án » Dương Chí Dũng đang được người dân hết sức chú ý ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Vụ án này theo tôi là một kết quả tạm thời, chưa phải thống nhất và chưa phải là cuối cùng. Vì mọi chuyện có lẽ vẫn sẽ diễn tiến với những chiều hướng đột biến và mang tính bước ngoặt, vào một thời điểm nào đó sau này.

Giờ đây có lẽ chúng ta nên nhìn lại bức tranh vụ án xử Dương Chí Dũng, với hình ảnh đọc thơ của bị cáo này trước tòa. Đó là một hình ảnh lạ lùng, đọc thơ ca ngợi Đảng quang vinh. Điều đó làm dấy lên dư luận rằng Dương Chí Dũng có thể đã biết trước là tình hình không đến nỗi quá xấu đối với mình. Và Dương Chí Dũng cũng hy vọng dù cho tòa có tuyên án tử hình, thì bản thân ông ta sau này vẫn có thể thoát án, thậm chí thoát án một cách tương đối nhẹ nhàng. Đó là việc thứ nhất.

Việc thứ hai là ngay sau khi tòa kết án tử hình đối với Dương Chí Dũng, thì đã chuyển sang vụ xử án Dương Tự Trọng, là em ruột của Dương Chí Dũng, người đã bao che và tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Nhưng điều đặc biệt bất ngờ tại kỳ án này, là với sự có mặt với tư cách nhân chứng của Dương Chí Dũng, thì tòa đã cho Dương Chí Dũng khai thoải mái, khai một cách độc lập và công bố rộng rãi cho báo chí. Khác với một số phiên tòa kinh tế-hình sự trước đây, báo chí đã được đưa tin một cách công khai, trực tiếp và nhanh nhạy chưa từng thấy. Có thể nói là hiếm có tiền lệ !

Kể cả về một nhân vật mà Dương Chí Dũng đã khai, đó là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ của Bộ Công an. Ông Phạm Quý Ngọ trước đó cũng đã bị nhiều dư luận đồn đoán về mối quan hệ đối với Dương Chí Dũng từ năm 2012, nhưng chưa có điều kiện làm rõ. Việc tòa cho Dương Chí Dũng khai, đồng thời báo chí công bố công khai về mối quan hệ rất đặc biệt giữa Phạm Quý Ngọ và Dương Chí Dũng, cho thấy một ẩn ý gì đó.

Chúng ta cũng cần nhìn lại trước đó : trong phiên tòa Dương Tự Trọng vào ngày đầu tiên xét xử, Viện Kiểm sát cũng đã đưa ra đề nghị khởi tố tội cố ý làm lộ bí mật công tác. Theo đánh giá của dư luận chung, thì việc đưa ra một đề nghị như thế có lẽ cần phải có một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải là ngay lập tức, khi mà Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng đưa ra những lời khai mà Viện Kiểm sát có thể đề nghị khởi tố ngay đối với tội cố ý làm lộ bí mật công tác.

Và chúng ta cũng thấy là vừa rồi trong quá trình, kết quả xét xử sơ thẩm đối với Dương Tự Trọng, Hội đồng xét xử đã quyết định chiếu theo đề nghị của Viện Kiểm sát để yêu cầu khởi tố tội cố ý làm lộ bí mật công tác. Điều đó cho thấy có khả năng đây là một kịch bản đã được thu xếp, và việc yêu cầu khởi tố tội danh này là một bộ phận, một nội dung nằm trong kịch bản đó.

RFI : Kịch bản đó sẽ dẫn tới đâu, theo anh ?

Tôi muốn nói tới một hệ trục đặc biệt các nhân vật trong vụ án Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng. Đó là mối quan hệ giữa Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ và có thể là một ẩn số cấp cao hơn. Đây là một phương trình hỗn hợp và là một phương trình nhiều ẩn số.

Có khả năng diễn ra hai phương án. Phương án thứ nhất phụ thuộc vào việc giải mã ẩn số đầu tiên là Dương Tự Trọng. Nếu án của bị cáo này vẫn giữ nguyên từ 18 tới 20 năm, thì án tử hình của Dương Chí Dũng cũng có thể được xem xét thay đổi. Và nếu án tử của Dương Chí Dũng cũng có thể thay đổi theo chiều hướng nhẹ bớt, thì có lẽ phải có một nhân vật mang tính chất « thế chấp » sau đó.

Nhân vật đó là ai ? Có khả năng nhân vật đó là Phạm Quý Ngọ, hoặc một người nào đó đã cung cấp tin cho Dương Chí Dũng để bỏ trốn. Và sau đó, từ Phạm Quý Ngọ biết đâu đấy, cơ quan cảnh sát điều tra hoặc an ninh điều tra có thể lần ra những mối quan hệ ở cấp cao hơn. Đó là những ẩn số cấp cao hơn hẳn, và nằm trong phương trình hỗn hợp mà chúng tôi đã đề cập.

RFI : Như vậy thì hệ quả sẽ như thế nào, thưa anh ?

Trong trường hợp này, nhóm lợi ích sẽ bị thiệt hại nặng nề. Vấn đề là như thế. Và chúng ta cũng so sánh lại hình ảnh một kịch bản ở Trung Quốc trong năm 2013 : vụ xử án Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh.

Trước khi Bạc Hy Lai bị xử, thì giám đốc công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân cũng đã bị xét xử. Theo những đánh giá của giới quan sát ở Trung Quốc, thì Vương Lập Quân được đưa ra như một cần câu, để từ đó dẫn tới Bạc Hy Lai. Và theo tôi nhớ thì án của Vương Lập Quân cho tới giờ là không nặng, thậm chí khá nhẹ nhàng.

Nhưng như Tập Cận Bình đã xác định, « diệt cả ruồi lẫn hổ », và con hổ ở đây chính là Bạc Hy Lai, mà Tập Cận Bình, hoặc là giới lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc muốn nhắm tới. Điều đó cho thấy có thể có sự tái hiện kịch bản của những vụ án chính trị-hình sự-kinh tế ở Trung Quốc đối với Việt Nam.

Chúng ta cũng cần liên hệ lại một yếu tố là cách đây không lâu đã diễn ra chuyến đi của Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh đến Bắc Kinh. Trong phiên tòa xử Dương Chí Dũng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã đi thị sát một vòng xung quanh văn phòng tòa án, tuy không phát biểu một điều gì cả.

Như vậy dư luận cũng đang đặt ra một giả thiết là, liệu có tác động của Nhà nước Trung Quốc, của những kịch bản Trung Quốc đến việc xử án đối với hệ trục Dương Tự Trọng- Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ hoặc là một nhân vật cấp cao nào đó của Việt Nam hay không.

Cuối cùng thì xin chúc mừng năm mới ! Vì năm mới đã diễn ra với hai sự kiện liên tục, đều gây chấn động và tiếng vang.

Sự kiện thứ nhất xảy ra ngay vào đầu năm. Đó là thông điệp chào đón năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với những cụm từ rất ấn tượng như đổi mới thể chế, xóa độc quyền, nắm chắc ngọn cờ dân chủ, Nhà nước kiến tạo phát triển.

Và tiếp sau đó là sự kiện thứ hai : việc Dương Chí Dũng khai ra một quan chức cấp cao, đã cung cấp tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Cho dù tới nay người ta vẫn chưa thể làm rõ được quan chức cấp cao đó là ai, nhưng dư luận cho rằng không thể không có một bàn tay cấp cao nào đó nhúng vào, để Dương Chí Dũng đã có thể được giải thoát một cách thành công trót lọt như trước đây.

RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.

(RFI)

‘Rất khó điều tra cáo buộc Tướng Ngọ’

Luật sư Trần Vũ Hải nhận định cuộc điều tra về cáo buộc Tướng Phạm Quý Ngọ đã mật báo để Dương Chí Dũng sẽ rất khó khăn và cho rằng trước mắt Tướng Ngọ nên từ chức.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Trả lời BBC hôm 8/1, Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội, nhận định ‘sẽ rất khó khăn’ để điều tra về lời tố cáo của ông Phạm Chí Dũng về việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, đã mật báo tin cho ông về việc ông bị khởi tố để bỏ trốn.“
Có nhiều vấn đề người khác đã chứng kiến và cơ quan điều tra phải xác minh những người chứng kiến họ khai như thế nào,” ông nói.
“Còn các cuộc điện thoại (liên lạc giữa ông Phạm Quý Ngọ và Dương Chí Dũng) có lưu lại trên hệ thống hay không bởi vì Dương Chí Dũng khai rằng nhiều cuộc gọi qua sim rác thì người ta cũng phải xem là số sim rác nào và lưu lại số sim rác như thế nào,” ông giải thích.
“Sẽ rất khó khăn để điều tra,” ông nói thêm, “Nhưng không có nghĩa là bế tắc”.
Ông cho biết lời xem của Dương Chí Dũng tại Tòa chỉ ‘được xem là chứng cứ khởi tố vụ án hay không đối với ông Phạm Quý Ngọ’, điều mà Hội đồng Xét xử sẽ đưa ra quyết định khi kết thúc phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng.
Theo luật sư Hải thì cần khởi tố vụ án để khởi động quá trình điều tra về lời khai của ông Dương Chí Dũng. “Kết thúc có thể là kết tội hoặc là nếu không chứng minh được hoặc chưa đủ căn cứ thì phải đình chỉ người bị nghị can hoặc ra Tòa nếu Tòa thấy chưa đủ căn cứ hoặc căn cứ không đủ tin cậy thì Tòa phải tuyên vô tội.”
Cũng theo ông Hải thì trong tình hình hiện nay, ông Phạm Quý Ngọ ‘nên tự nguyện từ chức’ và ‘ra thông cáo báo chí để trả lời các buộc của Dương Chí Dũng’.
“Nếu không thì các cơ quan Đảng và Nhà nước cần xem xét có nên tiếp tục giữ ông ấy ở chức vụ hay là tạm đình chỉ một thời gian để ông không thể có ảnh hưởng tác động đến các cơ quan điều tra vốn là cấp dưới của ông,” ông nói.

Nhật ký Dương Chí Dũng ghi lại nhiều điều


Trao đổi với VietNamNet sau phiên xét xử, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, ngoài lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn và nhân chứng Dương Chí Dũng, nhật ký của Dương Chí Dũng cũng ghi lại nhiều điều...

Chiều 8/1, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng 18 năm tù, tuyên bố khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.

Sau 2 ngày xét xử, chiều 8/1, trong phần tuyên án, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.

Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” nêu rõ: Căn cứ vào lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, nhân chứng Dương Chí Dũng và các tài liệu khác có trong vụ án Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa; Căn cứ vào đề nghị của đại diện VKS, HĐXX xét thấy có dấu hiệu phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” theo quy định tại điều 263 Bộ luật Hình sự.

Thay mặt HĐXX, chủ tọa phiên tòa ra Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.

Quyết định này được Thẩm phán Trương Việt Toàn ký và được gửi đến VKSND Thành phố Hà Nội.

Trao đổi với VietNamNet sau phiên xét xử, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết: Với lời trình bày của Dương Chí Dũng cũng như lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” là có căn cứ.

Theo ông Toàn, đã có lời khai của hai người về cùng một việc, cùng những tài liệu có trong hồ sơ khác, rồi nhật ký của Dương Chí Dũng... đã đủ cơ sở kết luận có dấu hiệu phạm tội “Làm lộ bí mật Nhà nước”.

Quyết định cần thiết

Trao đổi với VietNamNet xung quanh việc này, luật sư Trần Ngọc Quý - Đoàn luật sư TP.HCM nhận xét: "Đó là một quyết định cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật".

Bởi lẽ, căn cứ theo điều 100 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.

Việc xác định các dấu hiệu phạm tội dựa trên những cơ sở như: tố giác của công dân, tin báo của cơ quan tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, người phạm tội tự thú hoặc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án...được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên, có thể thấy rằng lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa là tình tiết mới phát sinh. Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét, đánh giá các lời khai ấy có phải là dấu hiệu tội phạm để làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự hay không.

Qua quá trình xét xử và diễn biến phiên tòa, nếu đã có căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng Hình sự Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước
Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
T.Nhung - M.Phượng
Nguồn: Vietnamnet

Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an?

(GDVN) - Dương Chí Dũng khai thêm nhiều tình tiết mới liên quan đến người mật báo thông tin cho Dũng bỏ trốn. Viện Kiểm sát coi đây là tình tiết mới và sẽ đề nghị HĐXX
Chiều ngày 7/1, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo. Trong đó, một phần lớn thời gian buổi xét xử này, Dương Chí Dũng đã trình bày chi tiết về nhân vật đã mật báo thông tin cho Dũng bỏ trốn vào ngày 17/5/2012.

Theo đó, Dương Chí Dũng đã khai rằng, vào sáng ngày 17/5/2012, ông có gọi điện thoại cho một cán bộ của Bộ Công an nhưng không bắt máy. Trưa cùng ngày, Dũng gọi điện lại cho vị cán bộ kia thì được vi cán bộ này cho biết chiều cùng ngày Chính phủ sẽ nghe báo cáo liên quan đến những sai phạm của Vinalines. Vì lo lắng, chiều ngày hôm đó, Dũng loanh quanh ở khu vực nhà riêng vị cán bộ kia trên đường Lý Thường Kiệt để đợi gặp vị cán bộ này.

Tới khoảng 17 – 18h00 cùng ngày thì vị cán bộ cấp cao gọi điện lại cho Dương Chí Dũng và thông báo: “...đã chấp thuận khởi tố, bắt tạm giam chú, chú tạm lánh đi một thời gian.” Sau đó vị cán bộ kia đã bảo Dũng tắt máy điện thoại. Thế rồi Dũng bỏ trốn.
Dương Tự Trọng.

Đáng chú ý, Dương Chí Dũng khai thêm rằng, trước thời điểm bỏ trốn, Dũng đã nhận được giấy mời của Cục C48 đề nghị đến ngày 7/5 sẽ tới trụ sở cơ quan này để làm việc về vấn đề mua ụ nổi 83M của Vinalines. Ngay thời điểm đó, Dũng đã tính chuyện nhờ "ông anh" nói trên “lo việc” cho mình.

Theo lời khai của Dũng, ngày 29/4, Dũng cùng vợ đã cùng vợ tìm tới nhà riêng của vị cán bộ kia ở Quảng Ninh nhằm nhờ nhân vật này giúp Dũng tránh bị điều tra về những sai phạm ở Vinalines. Trong lần gặp gỡ đó, Dũng đã biếu vị cán bộ kia 10.000 USD. Đáp lại món quà đó, vị cán bộ kia chấn an Dũng rằng: “Chú là Chủ tịch tập đoàn, chỉ vào những văn bản, giấy tờ thì không vấn đề gì đâu. Mọi chuyện cứ để anh lo...”

Đến ngày 2/5, Dũng một mình tìm tới căn hộ của vị cán bộ kia trên phố Lý Thường Kiệt. Khi đi, Dũng mang theo một túi đen bên trong đựng 500.000 USD. Tới nơi, Dũng gặp vị cán bộ này ngồi ở quan nước tầng 1 tòa nhà. Thấy Dũng, vị cán bộ này một tay chỉ xuống đấy, một tay chỉ lên trên ý bảo Dũng cứ lên trước. Trước khi đi lên, Dũng đã để túi tiền xuống gần chỗ ngồi của vị cán bộ cấp cao kia.

Khi hai người trò chuyện tại căn hộ riêng, vị cán bộ kia đã đề nghị Dũng sử dụng số điện thoại rác để tiện liên lạc. Tại cuộc nói chuyện này, vị cán bộ có gọi điện cho một lãnh đạo C48 (Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng - PV) nhưng người này không bắt máy. Thấy vậy Dũng xin số để tiện liên lạc. Vì ngại nên sau đó Dũng cũng không dám gọi cho vị lãnh đạo C48.

Tối ngày 6/5, Dũng lại đến nhà vị cán bộ và nhờ con trai ông này dẫn đến nhà lãnh đạo C48 nói trên. Khi tới nơi, Dũng có tặng một cán bộ khác “món quà” gồm 20.000 USD và 1 chai rượu. Mục đích tặng quà của Dũng là để vị này “giúp” trong việc Dũng bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.

Theo lịch hẹn, sáng hôm sau Dũng đến trụ sở C48 để làm việc và xin được số điện thoại của một cán bộ khác tại cơ quan này. Sau đó, Dũng đã chủ động gọi điện, đến thăm và lại biếu vị cán bộ này phong bì bên trong có 10.000 USD.
Dương Chí Dũng khai nhận tại tòa.

Ngày 14/5, Dũng gọi điện cho vị cán bộ ("ông anh") thì được ông này thông báo: “Tình hình căng thẳng, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó đứng đầu là chú.” Nghe vậy, như thường lệ, Dũng chỉ biết xin vị cán bộ này “giúp đỡ”.

Đến ngày 17/5 thì Dũng nhận được cuộc điện thoại của vị cán bộ nói trên thông báo có lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với Dũng và Dũng đã bỏ trốn.

Chưa Dừng lại ở đó, Dũng còn khai rằng, ngoài khoản tiền 500.000 USD và 10.000 USD nói trên, còn  một lần khác Dũng đã giúp bà Lan (Công ty Vạn Thịnh Phát ở TP Hồ Chí Minh – PV) chuyển khoản tiển 1 triệu USD cho vị cán bộ của Bộ Công an.

Về lần đưa tiền này, Dũng cho biết không nhớ rõ là ngày nào, nhưng đó là vào năm 2010. Khi đó bà Lan có nhờ một người khác đưa tiền cho Dũng để Dũng chuyển cho vị cán bộ. Hôm đó Dũng gọi điện cho vị cán bộ này và được biết khoảng 5 giờ chiều ông sẽ về nhà. Dũng cầm 1 triệu USD để trong hai túi.

Gặp vị cán bộ, Dũng cùng ông này bước vào thang máy tòa nhà rồi lên căn hộ của ông. Khi vị cán bộ bước qua phòng khách, đi vào căn phòng phía trong, Dũng cũng đi theo rồi đặt hai túi tiền ở gần cửa phòng. Sau đó Dũng quay ra ghế sô pha ở phòng khách ngồi uống nước.

Sau khi nghe những lời khai nói trên của Dương Chí Dũng, đại diện Viện Kiểm sát nhận định đây là những tình tiết mới của vụ án và sẽ kiến nghị HĐXX xem xét. Cuối giờ chiều phiên xét xử ngày 7/1, Viện Kiểm sát đã đề nghị khởi tố thêm vụ án “Cố ý tiết lộ bí mật công tác” để điều tra làm rõ về tình tiết có nhân vật đã mật báo thông tin để Dương Chí Dũng bỏ trốn. 
Đồng Xuân Phong - một tội phạm trốn lệnh truy nã giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Về tình tiết Dương Chí Dũng tố cáo một số cán bộ trong ngành công an tham ô, Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX có đề nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ.

Dương Chí Dũng cũng trình bày thêm rằng, sau khi bị tuyên án tử hình tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản diễn ra vào các ngày 12-13-14 và 16/12/2013 vừa qua, Dũng đã viết đơn tố cáo gửi tới nhiều lãnh đạo Nhà nước. Trong đó Dũng cũng trình bày chi tiết các vấn đề mà Dũng đã khai ở trên.

Cùng với đơn tố cáo, Dương Chí Dũng cũng đã gửi đơn kháng cáo tới cơ quan chức năng. Dũng cho rằng bản án tử hình mà HĐXX đưa ra tại phiên xét xử sơ thẩm là quá nặng. Trong đó, Dũng vẫn khẳng định mình bị oan về tội Tham ô tài sản. Dũng cho rằng, tới thời điểm này bị cáo vẫn không hề biết gì về khoản tiền 1,666 triệu USD được cho là tiền “lại quả” từ vụ mua bán ụ nổi 83M.

Liên quan đến tội danh của những bị can đã tổ chức cho Dương Dũng trốn đi nước ngoài, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai rằng: “Khi nhận được cuộc điện thoại báo tin mình bị khởi tố và bắt giam, tôi hoảng quá nên mới bỏ trốn. Tôi nghĩ mình chỉ mắc một số sai phạm nhỏ nên tránh đi một thời gian, đợi khi cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự việc thì lại trở về.”

Dương Chí Dũng cho rằng, chính ông là người có ý định và khởi xướng kế hoạch bỏ trốn và mong tòa giảm nhẹ hình phạt đối với em trai Dương Tự Trọng cùng các đồng phạm trong vụ án này. Dũng nói: “Việc bỏ trốn tất cả là do tôi. Ban đầu tôi định đi sang Trung Quốc. Nhưng sau khi thấy hướng đi đó xấu. Lúc đó tôi lại có hộ chiếu, visa nhập cảnh vào Mỹ nên tôi mới quyết định chuyển hướng vào phía Nam rồi sang Campuchia, sau đó sang Mỹ.

Các anh em (ý chỉ Dương Tự Trọng và đồng phạm trong vụ án Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài – PV) ở đây chỉ hỗ trợ tôi bỏ trốn vì tình cảm anh em chứ không vì mục đích vụ lợi cá nhân nào. Chỉ vì tôi mà các anh em đã bị liên lụy. Vì vậy xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo”./.

Làm rõ số tiền 20 tỉ bà Lan Vạn Thịnh Phát đưa cho thứ trưởng Ngọ

Chủ tọa Trương Việt Toàn, người ký quyết định khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật của nhà nước nhận định việc có người báo tin để Dương Chí Dũng trốn trước khi có quyết định khởi tố vụ án một ngày đã gây khó khăn cho công tác điều tra, gây sự hoài nghi, ảnh hưởng rất lớn trong dư luận nhân dân.
Yêu cầu VKS làm rõ số tiền chạy án

Bản án của TAND TP Hà Nội ghi nhận: "Về lời khai của Dương Chí Dũng, tại phiên tòa anh khẳng định một lần nữa số tiền đã đưa cho đồng chí Phạm Quý Ngọ là 510 ngàn đô la Mỹ, đồng chí Thanh, cục trưởng Cục C48, bộ Công an 20 ngàn đô la Mỹ, đồng chí Sơn phó phòng C48 10 ngàn đô la Mỹ. Đồng thời, Dũng khai thêm trước đó đã đưa cho đồng chí Phạm Quý Ngọ 20 tỉ đồng để tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Lan làm chủ tịch được thực hiện dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn".

Tại phiên tòa, Đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi làm lộ bí mật công tác. Đồng thời đề nghị HĐXX kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ số tiền Dương Chí Dũng khai đã đưa cho những người nêu trên, nếu có căn cứ thì xử lý theo pháp luật.

Bị cáo Dương Tự Trọng tươi cười rời tòa.

Theo HĐXX, xét lời khai của anh Dương Chí Dũng về các tình tiết liên quan đến vụ án này thấy rằng, tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa ngày hôm nay, Dương Chí Dũng một lần nữa khẳng định có nhận được thông tin sẽ bị khởi tố và sẽ bị bắt tạm giam đồng thời nghe lời khuyên lánh đi một thời gian nên Dũng đã bỏ trốn đúng vào thời điểm nhận thông báo.

Lời khai đó phù hợp với cuốn nhật ký mà Dũng đã ghi trong sổ theo dõi hành trình bỏ trốn, phù hợp với lời khai của Vũ Tiến Sơn tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa rằng "Dương Tự Trọng đã nói với bị cáo là: “Có sếp to trên bộ Công an bảo lánh đi”.

"Xét lời khai và diễn biến tại phiên tòa, HĐXX xét thấy đây là chuyên án được cơ quan có thẩm quyền đang xem xét điều tra, khởi tố, thuộc loại thông tin tuyệt mật của nhà nước nhưng đã có sự lộ thông tin để Dương Chí Dũng trốn khỏi Việt Nam. Thực tế, Dương Chí Dũng đã trốn trước khi có quyết định khởi tố vụ án một ngày, gây khó khăn cho công tác điều tra, gây sự hoài nghi, ảnh hưởng rất lớn trong dư luận nhân dân", HĐXX nhận định.

Mặt khác, HĐXX đề nghị khởi tố vụ án của VKS là có căn cứ. HĐXX thấy có dấu hiệu và cần thiết khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm lộ bí mật của nhà nước theo điều 263 BLHS và giao cho VKS Hà Nội tổ chức, báo cáo với VKSND Tối cao để xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào các quy định và kết quả tranh luận tại phiên tòa, HĐXX yêu cầu VKS điều tra làm rõ hành vi nhận 510 nghìn đô la Mỹ để chạy tội cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines, hành vi nhận 20 tỉ đồng để được làm Dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của công ty Vạn Thịnh Phát và dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nếu có căn cứ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật. 

Gây khó khăn cho công tác chống tham nhũng

Về yêu yêu cầu của luật sư cho rằng Dương Tự Trọng không phải là người chủ mưu và yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX thấy rằng giữa hành vi của người tiết lộ thông tin của người tiết lộ thông tin để Dũng bỏ trốn và hành vi tổ chức cho Dũng trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng là hai mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. 

Căn cứ vào các lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa và các tài liệu trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận Dương Tự Trọng là người chủ mưu cầm đầu các bị cáo trong vụ án giúp đỡ anh trai của mình trốn khỏi Việt Nam. Các hành vi phạm tội đã thể hiện đầy đủ trong hồ sơ nên không cần thiết phải trả hồ sơ điều tra bổ sung. Do đó, quan điểm của luật sư bào chữa cho Dương Tự Trọng không có căn cứ nên không được chấp nhận.

HĐXX cho rằng việc Dương Chí Dũng trốn trót lọt sang Campuchia không những gây khó khăn cho công tác điều tra mà còn gây khó khăn cho công tác phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, gây dư luận hoài nghi trong nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. 

Nếu như không bắt được Dương Chí Dũng thì những khoản tiền tham ô và tiền thất thoát sẽ không thu hồi được cho nhà nước. Đồng thời gây tốn kém không ít tiền của, sức lực của cơ quan điều tra trong việc tổ chức bắt lại Dương Chí Dũng nên hậu quả xảy ra là đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi tuyên xong bản án, chủ tọa Trương Việt Toàn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi cố ý làm lộ bí mật của nhà nước. Quyết định này cũng được VKS cùng cấp theo đúng trình tự của pháp luật. 
Thanh Lưu
 (Một thế giới)

Bộ trưởng CA Trần Đại Quang dính đại án tham nhũng thế nào?

Vụ xử án Dương Tự Trọng và đồng đảng tiếp tay đưa Dương Chí Dũng đi trốn đã kết thức với các bản án rất nặng, nhưng đồng thời hé lộ sự dính líu của hai tướng công an, trong đó có đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng công an CSVN.
 
Thứ trưởng Công An CSVN Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng khai đã đưa cho ông này trước sau tổng cộng hơn 1.5 triệu đô la (510,000 USD và 20 tỉ đồng). (Hình: Soha)
Kết thúc phiên xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”, đại tá công an Dương Tự Trọng bị kết án 18 năm tù trong vai trò chính giúp cho người anh của ông đi trốn là Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT tổng công ty quốc doanh hàng hải Vinalines về sau làm Cục trưởng Cục Hàng Hải. Sáu người khác bị kết án từ 5 năm tù đến 13 năm tù.

Điều đang được dư luận chú ý đặc biệt không phải là bản án của các ông vừa kể mà là lời khai của ông Dương Chí Dũng buổi chiều ngày 7/1/2014 liên quan đến số tiền hơn 1.5 triệu đô la mà ông đã cầm đến nhà ông thứ trưởng Bộ công an Phạm Quý Ngọ, cùng sự liên quan của ông Bộ trưởng công an Trần Đại Quang.

Nếu những lời khai này được dùng làm căn cứ để điều tra đến nơi đến chốn, nó sẽ giúp bạch hóa được nhiều điều liên quan đến một vụ chạy án, chạy dự án mà những kẻ quyền lực cấp cao của chế độ ăn ra sao, “chỉ đạo” ra sao để nuốt trôi những số tiền rất lớn.

Người ta ngờ rằng sự thật sẽ còn có thể bị dìm cho chìm xuồng nếu nó dính tới những cấp quyền lực cao nhất của chế độ. Ngay như trong phiên tòa, “Hội đồng xét xử” đã ngắt lời, gạt ngang, không cho ông Dương Chí Dũng khai ra hết.

Tuy trong phiên tòa, cùng với việc tuyên án Dương Tự Trọng, người ta nghe loan báo “thấy có dấu hiệu và cần khởi tố vụ án hình sự về làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Bộ Luật Hình Sự nhưng nó sẽ có được điều tra đến nơi đến chốn hay sẽ rơi vào ngõ cụt vì cuộc điều tra thấy “Không có chứng cứ” để cho chìm xuồng.

Hồi năm 2007, tướng công an Cao Ngọc Oánh, tuy bị mất chức Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Bộ Công an CSVN, cũng đã từng không bị kết án dù có lời tố cáo ông ta ăn hối lộ của quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải “chạy án”.

Lời khai của ông Dương Chí Dũng cho hay không những ông ta hối lộ hai lần tổng cộng $510,000 đô la cho thứ trưởng Phạm Quý Ngọ để chạy án, ông còn (cầm tiền của người khác) nộp cho ông Ngọ 20 tỉ đồng (hay 1 triệu đô la) để ông ta đừng gây rắc rối cho một dự án của công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn.

Phần băng ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng được tờ Tuổi Trẻ và một số báo khác ở Việt Nam cho lên online hôm qua nhưng đến nay đã bị gỡ xuống hết. Tuy nhiên, độc giả có thể tìm thấy chúng trên youtube hoặc một số website khác.

Không rõ, đoạn băng ghi âm đó có bị “edit” lược bỏ những lời khai thật nhạy cảm hay không. Ít nhất, người ta thấy tiếng nói của ai đó trong “Hội đồng Xét xử” ngắt lời hay ngăn cản ông Dương Chí Dũng muốn khai tất cả những ai liên quan đến vụ chạy án của ông.

Bộ trưởng Công an CSVN Trần Đại Quang. (Hình: Người Lao Động)
Dưới đây là đoạn ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng (trong tư cách nhân chứng) tại phiên tòa xử nhóm người  gồm có ông Dương Tự Trọng đã giúp ông đi trốn.

Ông Dương Chí Dũng: "Kính thưa hội đồng xét xử. Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi với cái cảnh, cái con người tôi hiện nay thì tôi không thể nói những gì khác cho ai cả.

"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là lại còn một việc nữa hôm nay tôi mới báo cáo là khi Tiệp hai lần đưa tiền, sau đó anh Tiệp còn còn điện cho tôi một lần để hẹn tôi gặp uống nước nói chuyện. Và anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".
"Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..."

"Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả". (tiếng của hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi)…..Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh -- tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

Còn cái tiền đô tôi đưa 500 nghìn sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mười mấy người, tôi khai từ lúc ở Sài Gòn tôi báo cáo với ... (tiếng gõ vào micro cắt lời) nhưng mà vì sau đó thì…
(tiếng của hội đồng xét xử nói thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây).

Như vậy, qua đoạn audio này, ngoài số tiền $510,000 đưa làm hai lần cho ông thượng tướng Công an Phạm Qúy Ngọ để chạy án, ông Dương Chí Dũng còn trao cho ông Phạm Quý Ngọ số tiền 20 tỉ đồng, trung gian hối lộ giùm cho bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng thành viên công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn.

Có vẻ như số tiền này được chuyển lòng vòng qua tay ông Dương Chí Dũng đến ông Phạm Quý Ngọ rồi đi tiếp tới cấp cao hơn. Như lời ông Dũng thuật lời một nhân vật tên Tiệp nói với ông ta là “"Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".

Sau đó, ông Dương Chí Dũng có gặp chính bộ trưởng Trần Đại Quang và được ông này nhắc tới chuyện đó như kể ở trên.
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Hội đồng Thành viên công ty Vạn Thịnh Phát. (Hình: Zing)

Tìm trên internet, đọc một bài viết của báo Zing, người ta thấy công ty Vạn Thịnh Phát có trụ sở ở tầng 5 cao ốc 193-203 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Đây là một tập đoàn vốn khổng lồ hàng số một ở Việt Nam với vốn được liệt kê tới 12,800 tỉ đồng (hay khoảng 700 triệu USD), nhiều hơn cả Vingroup của đại gia Phạm Nhật Vượng (9,300 tỉ đồng) và Hoàng anh Gia Lai của Bầu Đức (với 7,200 tỉ đồng).

Người ta thấy báo chí hay nhắc tới sự giầu có vĩ đại của các tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, nhưng chị em bà Trương Mỹ Lan và và Trương Mỹ Linh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư nhiều dự án địa ốc lớn ở Việt Nam thì rất kín tiếng, gần như không thấy báo chí ở Việt Nam nhắc nhở gì đến. Người ta mới chỉ thấy xuất hiện tên và hình của bà này khi có đám cưới một người cháu của bà là Trương Huệ Vân lấy nhạc sĩ Thanh Bùi.

Số tiền mà bà Trương Mỹ lan hối lộ, như mới đây thấy báo chí ở Việt Nam nêu ra, là bà muốn dự án “biến đổi công năng” của Cảng Sài Gòn được suôn sẻ trót lọt trong đó công ty của bà sẽ là “đối tác”.

Nhân vật tên Minh được nêu trong lời khai là Lê Công Minh, tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn. Đây là một công ty con của Tổng công ty Vinalines, tức cũng là quốc doanh. Rất có thể bà Trương Mỹ Lan đổ tiền ra đón trước một dự án có thể hàng chục triệu đô la.

Dư luận chờ đợi xem việc khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” sẽ dẫn tới đâu. Còn chuyện số tiền hối lộ 510,000 đô la cho ông Phạm Quý Ngọ, đưa 20,000 đô la và một chai rượu quý cho ông đại tá Trần Duy Thanh, cục trưởng Cục Cảnh sát Điều Tra Tội Phạm về Tham Nhũng, và đặc biệt 20 tỉ đồng mà ông Ngọ cầm, có được “làm rõ” hay không, chờ những diễn biến những ngày tới đây.

Ngày 8/1/2014, người ta thấy ông Đàm Văn Tâm, thiếu tướng chánh văn phòng Bộ Công An trả lời báo Một Thế Giới khi được yêu cầu bình luận về lời khai của ông Dương Chí Dũng, nói rằng "Việc xác định lời khai của ông Dũng đúng hay sai sẽ trước tiên phải để Hội đồng Xét xử làm rõ. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm vào cuộc".

Ông Dương Chí Dũng đã bị kết án tử hình về hai tội “Cố ý làm trái” và 'Nhận hối lộ” hồi giữa tháng 12 vừa qua. Ông đã chống án lấy cớ mình không tham nhũng mà chỉ nhận tội “cố ý làm trái...”
(Người Việt)

Kẻ mật báo cho Dương Chí Dũng, nhận 500.000 USD có thể bị tử hình


(Soha.vn) - Nếu lời khai của Dương Chí Dũng là xác thực về việc nhận 500.000 USD thì người nhận khoản tiền này đã phạm tội "Nhận hối lộ" với mức hình phạt cao nhất có thể tử hình.

Trong phiên tòa xét xử cựu đại tá Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng) cùng 6 đồng phạm về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, với tư cách là nhân chứng, Dương Chí Dũng (người vừa bị tuyên án tử hình trong vụ án Vinalines) đã khai ra người báo tin cho mình bỏ trốn là một "ông anh" cao cấp. Ông Dũng cũng khai đã đưa 500.000 USD cho "ông anh" này để nhờ chạy án.

Dù đây mới chỉ là lời khai một chiều, chưa hề được kiểm chứng, nhưng tình tiết này cũng đủ gây chấn động dư luận. Lý do là trước đó, trong phiên tòa xét xử mình, ông Dũng nhất quyết không nêu thông tin về người này.

Ngay khi ông Dũng công bố tin này, luật sư Nguyễn Đình Hưng - người bào chữa cho Dương Tự Trọng (em trai ông Dũng) đã kiến nghị tòa nên dừng vụ án này, chờ làm rõ hành vi đó rồi xem xét vụ tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài mới đúng bản chất. Tuy nhiên, điều này bị tòa bác bỏ ngay sau đó.

Chiều 8/1, TAND TP.Hà Nội đã tuyên Dương Tự Trọng chịu 18 năm tù, là mức án cao nhất trong 7 bị cáo. Sau khi đọc xong bản kết án các bị cáo, chủ tọa phiên tòa cũng công bố Quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo điều 263 Bộ luật Hình sự và giao cho VKSND TP.Hà Nội báo cáo với VKSND tối cao để xử lý theo quy định của pháp luật. Quyết định này do thẩm phán Trương Việt Toàn ký ngày 8/1/2014.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh hành vi của người “mật báo” cho Dương Chí Dũng, cựu thẩm phán, luật sư Phạm Công Út (hiện là Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Phạm Nghiêm) cho biết: Người mật báo cho Dương Chí Dũng về việc Thủ tướng đã đồng ý khai hỏa phá vụ đại án Vinalines để ông Dũng tìm đường thoát thân có thể đối diện với mức án phạt đến 15 năm tù về hành vi làm lộ bí mật nhà nước theo điều 263 Bộ luật Hình sự.
Cũng theo luật sư Út, việc Dương Tự Trọng giúp anh trai là Dương Chí Dũng bỏ trốn thì tình ruột thịt trong Luật không được xem là tình tiết giảm nhẹ vì đó là hành vi phạm tội chứ không là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điều 46 Bộ luật Hình sự.
Cùng trao đổi về vấn đề này, một luật sư của Liên đoàn luật sư Việt Nam nhận định, trong lời khai của Dương Chí Dũng có hai ý. Một là báo tin đã khởi tố, có lệnh bắt, tức là làm lộ bí mật thông tin. Tiếp đó người “mật báo” khuyên ông Dũng tắt điện thoại, lánh đi, việc này có dấu hiệu đồng phạm xúi giục của tội tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài.
Như vậy, người đã báo tin cho Dương Chí Dũng đối mặt hai tội danh: Làm lộ bí mật thông tin và có dấu hiệu là người đồng phạm với vai trò xúi giục ông Dũng bỏ trốn.
“Ở đây, nếu chứng minh được người “mật báo” bàn với Dương Chí Dũng trốn đi bằng cách nào, phương thức gì… thì sẽ đồng nghĩa với việc người “mật báo” đó là người tổ chức, chỉ huy trong cuộc bỏ trốn này”, vị luật sư này nói.
Trong phiên xét xử Dương Tự Trọng, ông Dũng khai có dùng 500.000 USD để đưa cho người đã “mật báo”, nếu thông tin này xác thực thì người đã nhận khoản tiền này phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hành vi “Nhận hối lộ” theo khoản 4 điều 279 Bộ luật Hình sự, với mức hình phạt có thể tử hình.
(Soha)

  • Greenland inks London deal (Washington Post) - Chinese state-owned developer Greenland Holding Group announced its 1.2 billion pound ($1.97 billion) investment in two overseas development projects in London on Tuesday.
  • Second chance (Washington Post) - For students who don't shine in their university entrance examinations, vocational schools offer alternative paths to success. Sun Yuanqing visits one institution in Guizhou.
  • Threads of a wizard (Washington Post) - Fashion designer Shangguan Zhe sits in the Centro Bar of Kerry Center Hotel in Beijing's CBD. The 29-year-old man seems not to fit in this serious environment - he looks like an ancient sorcerer in a room full of modern businessmen.
  • Reaching for utopia (Washington Post) - Chinese artist Xu Bing takes viewers on a journey, with a major new work in London. Mariella Radaelli reports.
  • Solar firms face 'total eclipse' in the US (Washington Post) - Chinese solar companies will be "entirely blocked" from the United States market if that nation's government imposes new duties on solar cell products made in the Chinese mainland and Taiwan, experts have warned.
  • Honor the past, live in the present (Washington Post) - Ancient inventions that enriched our ancestors can still inspire us, but they should not be excuses for living in outdated ways.
  • Tokyo urged to end militarism (Washington Post) - Japan has to rid itself of the "demon" of militarism to regain trust from the international community, the Chinese Foreign Ministry said on Tuesday, after the war of words between the neighbors escalated, even embroiling a fictional Harry Potter villain.
  • Chinese suspect held for consulate arson attack (Washington Post) - A 39-year-old Chinese national, suspected of an arson attack on the Chinese consulate in San Francisco on New Year's Day, surrendered to local police by calling 911 two days after the blaze, the FBI said on Monday.
  • China's ambassador to US blasts Japan's Abe (Washington Post) - Chinese Ambassador to the United States Cui Tiankai had harsh words for Japanese Prime Minister Shinzo Abe, whose recent visit to the controversial Yasukuni shrine in Tokyo sparked fresh outrage among neighboring countries.
  • Suspect arrested in consulate arson (Washington Post) - The Bureau of Diplomatic Security said on Friday that a man suspected of carrying out the "despicable" arson attack on the Chinese consulate in San Francisco on New Year's Day had been arrested.
  • Paper spotlights President Xi's early work (Washington Post) - When President Xi Jinping's built his career in the 1980s, one of his main priorities was the resurgence of Hebei province's Zhengding county. His accomplishments in that area have been illuminated by a recent profile by the Hebei Daily.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét