Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

CHUYỆN GÌ ĐANG DIỄN RA TỪ 2014 ĐẾN 2016 CHO NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM? - Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang

Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang

Một điều đáng chú ý khác trong lời khai của ông Dương Chí Dũng trước tòa, đó là việc ông xác nhận "đã khai báo ở Sài Gòn" về việc ông Phạm Quý Ngọ. Thế nhưng ai đã là người cản trở hướng điều tra này, để cho sự việc chìm đi và chỉ đến hôm nay ông Dũng ra tòa, nhắc lại sự việc thì báo chí và công an mới biết?

Video: Lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang (Nguồn: Tuổi Trẻ Online)

Báo Tuổi Trẻ Online vừa công bố một đoạn clip khá đầy đủ về lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014. Trong vai trò nhân chứng, ông Dũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin, bằng chứng về các khoản hối lộ lên 1,5 triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, một số nhân vật đang giữ các vị trí quan trọng trong bộ công an và cả giới tài phiệt cũng đã được nêu đích danh tên tuổi, chức vụ.

Đáng chú ý, bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang cũng xuất hiện trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng Quang được nói là người đã 'nêu ý kiến với anh Ngọ' để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp'.

Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên tiếng cắt lời.

Dưới đây là nội dung lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa có liên quan đến tướng Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang:

* * *
Ông Dương Chí Dũng: Kính thưa hội đồng xét xử

Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì tôi là anh, tôi không thể nói những điều oan cho ai cả.

Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: “Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, hoặc làm gì”

Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết. (* Chú Thích: 'Chị Lan' tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)

Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói, anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại hẹn tôi một lần để nói chuyện.

Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty … (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì...”

Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả”

- Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi

Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy (20 tỷ – CTV) thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh – tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

Còn cái tiền 500 nghìn đô tôi đưa sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mấy người, tôi khai lúc còn ở Sài Gòn tôi báo cáo với… (tiếng gõ vào micro cắt lời)

- Tiếng người trong hội đồng xét xử: Thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.

Nguồn Video: Tuổi Trẻ Online
(Dân luận)

CHUYỆN GÌ ĐANG DIỄN RA TỪ 2014 ĐẾN 2016 CHO NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM?

Hình 1: Thời báo Kinh tế Việt Nam đưa tin: Thông điệp thủ tướng 01/01/2014: Với tiêu đề: "Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững", thông điệp của Thủ tướng nhìn nhận: “Chất lượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia. Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”.
Hình 2: Báo Dân Trí đưa tin: Quyết định về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và Ban Nội chính Trung ương (NCTƯ) của tể tướng vừa ký chưa ráo mực hôm 05/01/2014. Trong khi đó, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thì trực thuộc Bộ chính trị do Tổng Bí Thư đảng cộng sản ở Việt nam làm chủ tịch.
Hình 3: Báo Một Thế Giới đưa tin: Ai là người thông báo cho Dương Chí Dũng chạy trốn. Bài này đã bị sửa tên cái tựa. Nhưng các bạn chú ý những chữ viết tắt ở cái link gốc nối nhau bằng những dấu gạch(-) sẽ biết ông anh là ai. Và sẽ thấy bài báo này phạm vào Quyết định về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và Ban Nội chính Trung ương (NCTƯ) của tể tướng vừa ký chưa ráo mực hôm 05/01/2014 vừa rồi. Cái tựa đúng của bài này là như hình 4 sau đây:
Hình 4: Báo Một Thế Giới đưa tin ban đầu đích danh người thông tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn. Sau đó sửa lại tựa bài viết và cả nội dung bài viết bên trong. Nhưng link gốc của bài sẽ không bao giờ sửa được, nếu không xóa bài viết ngay trong cả Google Cache.


Hình 5: Báo điện tử Vnexpress đưa tin: Ghi rõ họ tên ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người báo tin khởi tố. Nhưng trao đổi với Vnexpress ông Ngọ đã phủ nhận.


Hình 6: Theo báo Thanh Niên đưa tin: Dương Chí Dũng khai đã mang 500K USD đến nhà ông Phạm Quý Ngọ.
Trước khi có phiên tòa với bị can Dương Tự Trọng là em ruột Dương Chí Dũng diễn ra, trong phiên tòa sơ thẫm Dương Chí Dũng dứt khoát không khai ai là người thông báo cho mình chạy trốn, vì sợ tạo dư luận. Nhưng sau phiên tòa sơ thẩm bị kết án tử hình, thì đến phiên tòa này Dương Chí Dũng làm nhân chứng khai ra điều này.

Tòa án là trọng chứng chứ không trọng cung. Việc lời khai của Dương Chí Dũng còn phải đi tìm chứng cứ sự thật về người thông báo cho ông Dương Chí Dũng chạy trốn, và việc Dương Chí Dũng khai mang 500K USD đến nhà ông Ngọ, chứ không thể vì lời khai mà kết luận được.

Các sự kiện trông có vẻ rời rạc, nhưng nếu với tư duy độc lập, và biết phân tích, tổng hợp các sự kiện sẽ cho ta thấy toàn cảnh bức tranh chính trị Việt Nam đang như thế nào? Lực lượng nào đang chống đối cho tiến trình cải cách chính trị, lực lượng nào đang là tiên phong cho xã hội Việt Nam có một nền chính trị tốt đẹp hơn?

Sự nghiệp Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ- Trưởng ban chuyên án Vinalines

Hiện tại, thượng tướng Phạm Quý Ngọ giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Ông Phạm Quý Ngọ
Ông Phạm Quý Ngọ

Ngày 7/1/2013, TAND TP.Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Người được đưa đi trốn là ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT). Trước đó, ngày 12/12/2013, TAND TP.Hà Nội đã đưa vụ án tham nhũng đối với bị cáo Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm ra xét xử.

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố các ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (cựu Tổng giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (cựu Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi 83M), Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) về 2 tội danh Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can còn lại gồm Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên), Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau 3 ngày xét xử, bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên tử hình về 2 tội danh Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; các bị cáo khác cũng phải nhận những hình phạt tương ứng với những sai phạm do mình gây ra.


Đây là đại án tham nhũng đã được Bộ Công an thành lập ban chuyên án do Thượng tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng ban để điều tra những sai phạm tại Vinalines.

Ông Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại Hà Nội. Trước đây, ông Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông Ngọ gia nhập, đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, ông Ngọ giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an. Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương và chưa từng bị kỷ luật.

Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Trong thời gian này, với tư cách Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, ông Phạm Quý Ngọ đã hoàn thành xuất sắc việc xử lý những biến động tại Thái Bình, được đồng chí Phạm Thế Duyệt – Ủy viên Bộ Chính trị lúc đó – rất khen ngợi. Sau này, chính ông là người được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng.

Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được quyết định thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng.

Ông Ngọ trong lễ thăng cấp
Ông Ngọ trong lễ thăng cấp

Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an, thay thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/01/2008, ông được quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Trên cương vị này, ông giữ vai trò Chủ tịch Hội nghị Cảnh sát các nước ASEAN lần thứ 29 (ASEANAPOL-29) diễn ra từ 13 đến 15/5 /2009 tại Hà Nội.

Từ ngày 1/1 / 2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Ngày 18/1 / 2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines..

Theo TTT/Soha

Khởi tố hình sự vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác

Dù Dương Tự Trọng không thừa nhận tội, nhưng HĐXX xác định bị cáo Trọng là người chủ mưu như VKS truy tố là có căn cứ.
Chiều ngày 8/1, sau nhiều giờ nghị án, chủ tọa Trương Viết Toàn đọc bản án với 7 bị cáo có liên quan đến việc tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.

Theo chủ tọa Toàn, dù Dương Tự Trọng không thừa nhận tội, nhưng HĐXX xác định bị cáo Trọng là người chủ mưu như VKS truy tố là có căn cứ.

HĐXX thấy rằng hành vi của người tiết lộ thông tin và hành vi tổ chức của Dương Tự Trọng là hoàn toàn khác nhau. Căn cứ hồ sơ và lời khai tại tòa đủ cơ sở xác định Dương Tự Trọng là người chủ mưu giúp anh trai bỏ trốn, không cần thiết phải trả hồ sơ. Do đó không được chấp nhận đề nghị của luật sư.

Dương Tự Trọng (nguyên phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục VII - Bộ Công an) bị phạt 18 năm tù.

Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) 13 năm tù thấp hơn mức án VKS đề nghị.

Trần Văn Dũng 8 năm tù, Đồng Xuân Phong 7 năm tù, Nguyễn Trọng Ánh 6 năm tù. Hai bị cáo còn lại là Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn cùng nhận mức án 5 năm tù.

Căn cứ vào đề nghị của VKSND, Hội đồng xét xử xét thấy có dấu hiệu làm lộ bí mật nhà nước nên quyết định khởi tố vụ án. Quyết định này được gửi đến VKSND Hà Nội.

Dương Tự Trọng cùng các bị cáo tại phiên xử chiều 8/1. Ảnh: Đỗ Mến.



Trước đó, sáng 7/1, TAND Hà Nội đưa vụ án Dương Tự Trọng tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, nguyên phó giám đốc Công an Hải Phòng cho rằng do trí nhớ không tốt nên không phản đối cũng không xác nhận những lời khai của những đồng phạm trong vụ án. Bị cáo nói VKS truy tố ông không đúng tội.

6 người còn lại liên quan đến vụ án thừa nhận giúp ông Dũng chỉ vì tình cảm, không vì mục đích cá nhân.
Trong phiên xét xử sơ thẩm, nhân chứng Dương Chí Dũng (cựu cục trưởng Vinalines, anh trai Dương Tự Trọng) khai ra người mật báo để ông trốn chạy là một cán bộ cao cấp của Bộ công an. Ông đã đưa một khoản tiền lớn cho vị cán bộ này. Đây được xem là tình tiết mới tại tòa.

Theo ông Dũng, khi nhận được thông tin mật trên đã hoảng loạn nên nghĩ đến việc bỏ trốn sang Mỹ.
Từ lời khai trên, người giữ quyền cơ quan công tố kiến nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án để điều tra hành vi Cố ý làm lộ bí mật công tác.

Với đề nghị của luật sư bào chữa cho Dương Tự Trọng cần hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra, đại diện VKS phản bác và cho rằng vụ án được điều tra đầy đủ, toàn diện.
Đỗ Mến 

Trí Giả - Anh Phạm Quý Ngọ vô tội!

Tôi gọi là anh Ngọ vì có một thời anh rất thân thiết với dân địa phương chúng tôi.

Nghe dân tình bàn tán xôn xao về vụ án tổ chức cho tội phạm Dương Chí Dũng chạy trốn có liên quan đến thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Phạm Quý Ngọ, tôi bỗng giật mình đánh thót, không thể nào tin rằng lại có chuyện ấy!
 
Làm gì có chuyện người phụ trách chuyên án mà lại báo cho tội phạm biết sẽ bị bắt, xui hắn trốn đi. Lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa chẳng có gì làm cơ sở, bởi vì nguyên tắc của các nhà làm án là trọng chứng hơn cung. Vụ chạy án này chỉ có thể được làm sáng tỏ khi và chỉ khi Dương Chí Dũng ghi lại được số sê-ri tập tiền đô la mà ông ta đã đưa cho ông Ngọ và khi khám nhà ông Ngọ thấy còn ít nhất một đồng đô la có cái số sê-ri ấy. Thế thì khác nào mò kim đáy bể!

Cho đến nay, anh Ngọ vẫn là một trong những cán bộ công an khiến nhiều người ngỡ ngàng, không thể nào hiểu nổi. Anh là người rất bí ẩn. Không hẳn vì anh rất điềm đạm, khéo léo và sống khép kín mà bề dày thành tích của anh trong công tác cũng rất ít người biết. Anh tiến bộ lên từ người chiến sĩ công an bình thường. Về huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình làm đội trưởng cảnh sát phòng chống tội phạm, rồi lên huyện trưởng công an. Nhoáng một cái nhanh như tên lửa, anh nhảy lên sở, giữ chức giám đốc rồi lên trung ương, lên thiếu tướng, trung tướng, rồi thượng tướng chỉ trong khoảng hơn chục năm và bây giờ là đương kim thứ trưởng bộ CA. Có thể nói anh là người giỏi nhất trong ngành công an của tỉnh Thái Bình. Vào những năm 1996-1997 ở Thái Bình có loạn. Nông dân Quỳnh Phụ ném đá nát bét trụ sở công an huyện, đánh đập nhiều chiến sĩ công an thành thương tật thì lúc đó anh Ngọ đã lên sở, lực lượng CA với xe vòi rồng, lựu đạn cay, chó nghiệp vụ… về trấn áp không rõ có phải do anh điều động không. Khi ấy, ông Phạm Thế Duyệt làm trưởng ban dân vận trung ương nhận định rằng không có thế lực thù địch nào bên ngoài nước xúi giục đứng ra tổ chức những cuộc khiếu kiện đông người này mà chỉ do chính quyền thu phí quá sức chịu đựng của người dân. Bằng ứng xử mềm dẻo trên cơ sở thượng tôn pháp luật, sửa đổi những thiếu sót từ cơ chế, chính sách, vụ rối loạn đã được dẹp yên, an ninh trật tự được giữ vững . Có lẽ đây cũng là công lao lớn mà anh Ngọ có phần.

Có thể nói anh Ngọ là người vô cùng may mắn, luôn gặp may mắn. Anh lên trung ương thì mắc bệnh hiểm (ung thư gan) liền được một chiến sĩ trong ngành hiến cho một lá gan và cuộc phẫu thuật ghép gan được thực hiện tại nước ngoài thành công tốt đẹp. Anh phục hồi sức khỏe rất nhanh và con đường hoạn lộ vẫn tiếp tục hanh thông. Đúng là ở hiền gặp lành, luôn có quý nhân phù trợ. Người chiến sĩ trẻ kia đã được anh nhận làm con nuôi vì mang ơn cứu mạng.

Còn bây giờ, một tai nạn nghề nghiệp xảy ra đối với anh, có lẽ cũng là sự xui xẻo đầu tiên trong đời. Tin rằng, đằng sau anh còn có Bộ chính trị TƯ đảng, lẽ nào để anh “chết” mà không cứu. Anh Ngọ lên nhanh như vậy, không có các sếp nhớn chống lưng mới là chuyện lạ!

Nhân đây, cũng cần nhắc nhở các tòa báo. Chớ có thấy Dương Chí Dũng khai thế mà đã vội nhảy cẫng lên, chĩa mũi nhọn vào anh Ngọ của tôi, nhá! Các quý vị có còn nhớ vụ PMU18 không?.Các vị cứ chủ quan, cứ tưởng thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến sẽ bị “nốc ao”. Ai dè chính các vị đã phải trả giá quá đắt. Tại báo Thanh niên, Nguyễn Công Khế, TBT bị bật xới, Nguyễn Quốc Phong phó TBT bị cách chức xuống làm nhân viên thường, còn nhà báo kiêm nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thì phải đi tù 2 năm. Cái gương bằng liếp sờ sờ đó. Đừng làm con tốt để người ta thí mạng trong những vụ đấu đá tranh giành quyền lực, nghe chửa?
 
Trí Giả 
  (Quê choa)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét