Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tin ngày 20/3/2013 - Đầu tư trên xác chết

Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt”

Trần Ngân (viet-studies) - Ngày 27/06/2006, Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng. Trong cuộc trả lời trực tuyến đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam vào ngày 9/2/2007, ông dùng rất nhiều từ “quyết liệt”. Trong toàn bộ cuộc trả lời được ghi tại đây (Chính phủ, 9/2/2007), thủ tướng Dũng đã ít nhất 7 lần dùng từ “quyết liệt” trong mọi lĩnh vực, từ điều hành kinh tế, văn hóa xã hội tới chống ùn tắc giao thông, chống tham nhũng...
Thực ra thủ tướng Dũng không phải vị lãnh đạo cao cấp đầu tiên dùng từ “quyết liệt”. Các vị tiền nhiệm của ông như Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Khải cũng có dùng từ này nhưng với tần suất rất thấp, chỉ đôi khi mới nghe thấy. Nhưng từ khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền thì từ “quyết liệt” được dùng rất nhiều ở Việt Nam. Có thể khẳng định chắc chắn là do thủ tướng rất thích dùng từ này nên đã tạo ra một trào lưu ăn theo nói leo của đám cấp dưới đến nỗi theo tác giả bài này, có thể gọi thủ tướng là “Dũng quyết liệt” và nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây là “Nền kinh tế thị trường theo định hướng quyết liệt”.
Trong từ điển tiếng Việt, “quyết liệt” được định nghĩa là “kiên quyết” và “mãnh liệt”. Điều này cho thấy những người hay dùng từ “quyết liệt” là những người có “quyết tâm” cao, rất nhiệt huyết trong công việc, cống hiến hết mình, liên tục làm việc với cường độ cao để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Trong một nền hành chính còn trì trệ như ở Việt Nam thì nếu có những người thật sự “quyết liệt” như vậy thì quá là đáng quý quá. Vậy ở đây chúng ta thử điểm lại những lĩnh vực mà thủ tướng Dũng đã chỉ đạo “quyết liệt” xem hiệu quả của những chỉ đạo này tới đâu.
1. Quyết liệt tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Dũng là người thích tăng trưởng cao nên tất nhiên đây là lĩnh vực được thủ tướng ưu tiên “quyết liệt”. Ngay khi mới nhận chức, vào cuối năm 2006, khi họp Chính phủ:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ KT-XH năm 2006 (Chính phủ, 1/12/2006) 
Trong kỳ họp Chính phủ tháng 10/2007, dù lạm phát đã tăng cao ở mức nguy hiểm nhưng thủ tướng vẫn chỉ thị:
… để đạt mục tiêu tăng GDP 8,5% trong năm 2007, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra từ đầu năm đến nay. (Chính phủ, 6/10/2007)
Vào tháng 12/2007, lạm phát đã tăng hơn 12% nhưng khi họp bàn về kế hoạch cho năm 2008, thủ tướng Dũng vẫn chỉ đạo trước cho năm mới:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành quyết liệt ngay từ đầu năm 2008 để đạt tăng trưởng GDP 9% và chỉ số tăng giá cả thấp hơn tốc độ tăng GDP (Chính phủ, 24/12/2007)
Sang năm 2009, khi bàn kế hoạch cho năm 2010:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tăng trưởng GDP năm 2009 ước tính ở mức 5,2%, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Trong năm 2010 Chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt 6 biện pháp để đạt tăng trưởng GDP 6,5%, thu nhập bình quân đầu người 1.200 USD. (Tiền phong, 20/10/2009)
Sang tới năm 2013, thủ tướng vẫn tiếp tục “quyết liệt”:
Trong phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP…(Chính phủ, 28/2/2013)
Không rõ hiệu quả của sự “quyết liệt” trong điều hành và chỉ đạo của thủ tướng Dũng tới đâu mà từ khi thủ tướng lên cầm quyền, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng thấp hơn hẳn giai đoạn trước đó (và có rất nhiều khả năng là sẽ còn tiếp tục thấp trong thời gian tới):
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2002-2012
Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
7,08
7,34
7,79
8,44
8,17
8,5
6,23
5,32
6,78
5,89
5,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2. Quyết liệt chống lạm phát
Do hậu quả của chính sách mở rộng đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà sau khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền, lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng cao. Ngay từ năm 2007, thủ tướng Dũng đã tỏ ra “quyết liệt” với lạm phát. Trong cuộc họp ngày 12/8/2007 với các Bộ, ngành:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết liệt kiềm chế tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. (Chính phủ, 12/8/2007)
Sang năm 2008, đợi mãi lạm phát chưa xuống, thủ tướng lại tiếp tục “quyết liệt” nhiều lần nữa, ví dụ:
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm...(Vneconomy, 26/6/2008)
Sau đó, do lạm phát là vấn đề nóng nên thủ tướng liên tục chỉ đạo “quyết liệt” về vấn đề này, chẳng hạn:
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2010, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, giá cả. (Infotv, 3/12/2010)
Các năm sau cũng thế:
"Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội". (Petrotimes, 5/5/2011)
Họp với các địa phương ngày 25/12/2012 về kế hoạch cho năm 2013, thủ tướng cũng căn dặn:
Các địa phương cố gắng, quyết liệt kiểm soát ngay trong tháng một tới. Quy luật hàng năm cho thấy CPI quý một chiếm tỷ lệ lớn trong lạm phát cả năm. (Vnexpress, 26/12/2013)
Chỉ tiếc là tốc độ tăng trưởng GDP càng được thủ tướng “quyết liệt” chỉ đạo thì càng giảm trong khi lạm phát được chỉ đạo “quyết liệt” thì lại ngày càng tăng.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam, 2002-2012
Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
4
3
9,5
8,4
6,6
12,63
19,9
6,88
11,75
18,58
6,81
Nguồn: Tổng cục Thống kê
3. Quyết liệt với DNNN
Có thể nói thủ tướng Dũng là một tín đồ rất sùng bái DNNN tới mức mê tín. Tháng 2/2011, sau khi Vinashin sụp đổ, thủ tướng vẫn nói:
“Nếu trong khủng hoảng vừa qua, với những nguy cơ về tăng trưởng âm, về an sinh xã hội, ổn định các chỉ tiêu vĩ mô, nếu không có các doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn chúng ta không đạt được những thành quả như hôm nay”, Thủ tướng khẳng định.(Chính phủ, 15/2/2011)
Mười tháng sau đó, thủ tướng lại nhấn mạnh:
“Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô” (Vietnamnet, 8/12/2011)
Đặc biệt, thủ tướng Dũng có niềm si mê cuồng nhiệt với các tập đoàn lớn, đa ngành. Nhà báo Huy Đức cho biết:
Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”. (FB của Huy Đức)
Năm 2008, khi họp mặt với các tập đoàn con cưng, thủ tướng phê bình:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra một số yếu kém, hạn chế của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đó là quy mô của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước còn nhỏ, thể hiện ở việc không có Tập đoàn nào được xếp vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới” (Chính phủ, 22/2/2008).
Để nhanh chóng làm cho các tập đoàn này “được xếp vào danh sách 500 của thế giới”, thủ tướng đã chỉ đạo:
Các Tập đoàn, DNNN cần tập trung đầu tư quyết liệt vào sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn hơn nữa vào tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng thời góp phần giảm lạm phát… Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước triển khai các công trình, dự án trọng điểm của Nhà nước có hiệu quả cao, đúng tiến độ. (Chính phủ, 22/2/2008)
Năm 2011, thủ tướng lại “quyết liệt” giao chỉ tiêu cho các tập đoàn là phải tăng trưởng được 15% bất chấp lạm phát đang tăng vùn vụt.
Năm 2011, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho toàn khối: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư để đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch và triển khai một cách sát sao, đồng thời quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh (Chính phủ, 15/2/2011) 
Kết quả sau khi nhận được chỉ đạo là phải đầu tư “quyết liệt” để tăng trưởng nhanh, tình hình các DNNN ngày càng bết bát, lỗ lã, nợ nần tăng cao khủng khiếp. Tính tới cuối năm 2012 thì tổng nợ phải trả của các DNNN là hơn 1,33 triệu tỷ đồng hay hơn 60 tỷ USD.
Sang tới đầu năm 2013, lại tiếp tục có chỉ đạo:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong năm 2013, thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty;… (Chính phủ, 16/1/2013)
4. Và “quyết liệt” trong một số lĩnh vực khác
Thủ tướng Dũng còn quyết liệt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, giảm nhập siêu, giảm lãi suất, giảm tiêu chảy… cái gì thủ tướng cũng quyết liệt hết. Dưới đây là một vài ví dụ:
Quyết liệt chống tham nhũng:
Thủ tướng đã “quyết liệt” chống tham nhũng từ lúc mới nhậm chức:
Ngày 27/7, tại Hà Nội, BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành phiên họp lần thứ 4. Tại phiên họp, Thủ tướng chỉ đạo : công tác phòng, chống tham nhũng phải được tiếp tục làm quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. (Tiền phong, 27/7/2007)
Nhưng tham nhũng mãi không giảm nên thủ tướng là Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW càng quyết liệt hơn:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ yêu cầu đặt ra là phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nội dung phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Hà Nội mới, 25/4/2012)
Quyết liệt xóa đói giảm nghèo:
Thủ tướng đề nghị Bộ và ngành LĐ-TB&XH …tập trung làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… (Người cao tuổi, 8/1/2013)
Quyết liệt giảm lãi suất:
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các biện pháp điều hành hạ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu và hàng tổn kho. (Diễn đàn doanh nghiệp, 26/1/2013)
Quyết liệt ngăn chặn phá rừng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên quyết liệt tập trung ngăn chặn nạn phá rừng (VOV, 17/1/2012)
Quyết liệt xử lý nợ xấu:
Thủ tướng yêu cầu… Ngân hàng Nhà nước quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu thông qua quỹ trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ… (Người đồng hành, 28/2/2013) 
Quyết liệt tái cơ cấu ngân hàng
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu NHNN chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2015. (Pháp luật TP.HCM, 18/12/2011)
Quyết liệt đưa tiền về doanh nghiệp:
Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác chỉ đạo quyết liệt làm sao để dòng tiền ra được và tới các doanh nghiệp. (VTC, 28/2/2013)
Quyết liệt giảm nhập siêu:
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành quyết liệt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. (Sài Gòn giải phóng, 16/3/2011)
Quyết liệt thực hiện bảo hiểm y tế:
Thủ tướng yêu cầu… ngành Y tế cần quyết liệt thực hiện BHYT toàn dân… (Bảo hiểm xã hội, 20/2/2013)
Quyết liệt chống tiêu chảy:
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần triển khai nghiêm các nội dung phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm với tinh thần quyết liệt ở mức cao nhất;(Sức khỏe đời sống, 2/11/2007)
Quyết liệt giảm tai nạn giao thông:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, các Bộ Giao thông vận tải, Công an và các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông (Tuổi trẻ, 26/5/2011)
Quyết liệt giảm quá tải bệnh viện:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện, “xóa” tình trạng người bệnh phải nằm ghép và đề án phải hoàn thành trước 30/6. (Dân trí, 1/3/2012)
Quyết liệt trong công tác ngoại giao:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2012, ngành Ngoại giao phải tiếp tục tập trung nắm chắc tình hình để tham mưu, kiến nghị, đề xuất cho Đảng, Nhà nước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đồng thời ngành cần tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực, quyết liệt hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao. (Chính phủ, 14/12/2011)
5. Kết luận
Trên đây chỉ là một số dẫn chứng tiêu biểu vì tác giả không muốn làm độc giả quá hoa mắt vì những chỉ dụ “quyết liệt” đã được thủ tướng ban hành. Tóm lại, có thể thấy rằng thủ tướng Dũng đã “quyết liệt” trong rất nhiều lĩnh vực nhưng bất hạnh thay cho thủ tướng và người dân Việt Nam là hầu như lĩnh vực nào mà được thủ tướng “quyết liệt” điều hành và chỉ đạo thì lĩnh vực đó chỉ có càng ngày càng tệ đi. Quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng thì tăng trưởng ngày càng đi xuống. Quyết liệt kiềm chế lạm phát thì lạm phát ngày càng tăng lên đến mức cao thứ nhì thế giới trong năm 2011. Quyết liệt kiềm chế tham nhũng thì tham nhũng và đi kèm với nó nạn chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền ngày càng lan rộng và ăn sâu vào nền kinh tế, vào thể chế, vào toàn bộ xã hội. Quyết liệt điều hành đám con cưng tập đoàn thì đám con cưng ngày càng ăn tàn phá hại, nợ đầm nợ đìa…
Có thể có người cho là từ “quyết liệt” với thủ tướng Dũng đã trở thành “sáo ngữ”, nói quen miệng nên đụng đâu nói đó. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Việc thủ tướng Dũng liên tục dùng từ này thể hiện rõ tư duy của ông về cách điều hành nền kinh tế nói riêng và điều hành nhà nước nói chung. Thủ tướng cho rằng có thể dùng ý muốn, ý chí chủ quan của mình để can thiệp vào sự vận hành khách quan của nền kinh tế và bắt nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này là hết sức nguy hiểm. Khi một quốc gia chấp nhận nền kinh tế thị trường tức là cũng phải chấp nhận rằng, về cơ bản thị trường thông minh hơn trí khôn chủ quan của con người. Kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm qua cho thấy, dù có nhiều khiếm khuyết thì thị trường vẫn là cơ chế kinh tế tốt nhất để tạo ra của cải và sự phồn vinh cho xã hội. Một nhà nước khôn ngoan là nhà nước xây dựng một cơ chế thị trường minh bạch, dựa trên cơ chế cạnh tranh để cho các chủ thể trong nền kinh tế tự vận hành và nhà nước chỉ là người tham gia chỉnh sửa những khuyết tật của thị trường như hiện tượng ngoại ứng, độc quyền hay thiếu hụt hàng hóa công. Nếu cứ cố gắng dùng các công cụ hành chính can thiệp mạnh và hướng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình thì gần như không tránh khỏi thất bại cay đắng.
Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong vài năm qua đã cho thấy điều đó rất rõ. Chính vì thủ tướng Dũng đã muốn các tập đoàn con cưng của mình nhanh chóng “sánh vai” với các tập đoàn lớn trên thế giới nên đã “quyết liệt” dồn quá nhiều nguồn lực khan hiếm cho những cái cối xay tiền như Vinashin, Vinalines, EVN, TKV[i]... Đáng lẽ phải chống lạm phát bằng cách minh bạch hóa chi phí của các tập đoàn nhà nước, tạo cơ chế để bắt buộc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thì lại can thiệp thô bạo bằng các mệnh lệnh hành chính như chỉ thị không được tăng giá điện, giá than… làm thị trường ngày càng trở nên méo mó và cuối cùng khi không kìm được giá nữa thì phải tăng đột ngột ở biên độ cao làm cho nền kinh tế phải chịu các cú sốc không đáng có.
Việc liên tục dùng từ “quyết liệt” ở tần suất cao cũng cho thấy tính cách của thủ tướng Dũng là chỉ thích làm việc theo suy nghĩ chủ quan của mình, không muốn nghe những lời can gián hay nói trái của cấp dưới. Điều này thể hiện quá rõ qua việc thủ tướng giải thể Ban nghiên cứu của Thủ tướng ngay khi mới nhậm chức hay ký Quyết định 97/2009/QĐ-TTg thu hẹp đáng kể quyền phản biện của các tổ chức. Bản thân Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW là một viện nghiên cứu của chính phủ nhưng khi phê phán chính phủ nhiều quá cũng bị thủ tướng nhắc nhở:
Người đứng đầu Chính phủ đề xuất Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hoàn thiện hệ thống thể chế, “không nên phê phán Chính phủ nhiều nữa, cần tập trung vào làm”. (Vietnamnet, 8/12/2011)
Một quốc gia mà người lãnh đạo cao nhất không muốn nghe những lời nói trái của trí thức, chỉ thích nghe tâng bốc, nịnh bợ mình thành “thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”, chỉ thích làm theo ý muốn chủ quan của mình thì làm sao quốc gia đó có thể phát triển trong một môi trường quốc tế cạnh tranh ở mức độ rất cao như hiện nay? Nguy hiểm hơn nữa là tư duy điều hành này của thủ tướng Dũng vẫn không có gì thay đổi dù thủ tướng đã phải chịu sức ép mà xin lỗi trước Quốc hội vào cuối năm 2012. Cứ nhìn những chỉ đạo trong thời gian gần đây của thủ tướng thì vẫn đầy những từ “quyết liệt”. Ngạn ngữ phương Tây có câu rất hay là: “You cannot teach an old dog new tricks” nghĩa là “Bạn không thể dạy trò mới cho một con chó già” rất đúng trong trường hợp này. Như vậy đã có thể nhìn thấy trước tương lai của Việt Nam trong những năm tới, nếu thủ tướng Dũng còn nắm quyền rồi.
Như đã nói ở trên, việc thủ tướng Dũng ở đâu, lĩnh vực nào cũng dùng từ “quyết liệt” cũng đã góp phần tạo nên một trào lưu ăn theo nói leo ở các quan chức thấp hơn. Bây giờ mở bất cứ văn bản nào của các bộ ngành, cơ quan hành chính mọi cấp, trong diễn đàn của hội đồng nhân dân, Quốc hội… đi đâu cũng thấy từ “quyết liệt”. Một người có IQ ở mức bình thường cũng thừa hiểu rằng với mức lương chính thức ở mức chưa đủ sống như hiện nay, muốn các viên chức nhà nước làm việc ở mức “bình thường” cũng đã khó chứ đừng nói là bắt họ “quyết liệt”. Từ “quyết liệt” may lắm chỉ phù hợp trong những tình huống khẩn cấp như chống bão lớn, cứu đói trên diện rộng… Dùng từ “quyết liệt” quá nhiều trong khi ai cũng biết là chả thể “quyết liệt” nổi chính là làm cho xã hội trở nên quen với thói dối trá, lãnh đạo thì thêm quen với việc hô hào suông những lời rỗng tuếch, thùng rỗng kêu to, mồm miệng đỡ chân tay.
Tóm lại, nếu thủ tướng Dũng và bộ máy dưới quyền vẫn tiếp tục giữ tư duy điều hành nền kinh tế theo kiểu “quyết liệt” như từ giữa năm 2006 tới nay thì thủ tướng càng Quyết, nền kinh tế sẽ càng Liệt hay nói đúng hơn là thủ tướng và bộ máy của mình đang Quyết (tâm) làm đất nước Liệt đi như thực tế đang diễn ra.

Trần Ngân
[i] Cùng với Phó thủ tướng lúc đó là ông Sinh Hùng đã ký văn bản ép các ngân hàng cho Vinashin vay 10.000 tỷ (Vneconomy, 25/9/2008) thì thủ tướng Dũng cũng chỉ đạo ngân hàng cho Tập đoàn điện lực EVN vay 10.000 tỷ để làm vốn lưu động (Tuổi trẻ, 6/9/2011)
 

Thấy gì trong bài viết của trung tướng CA Tô Lâm?

Nguyễn Trung Chính (Danlambao) - ...Nói tóm lại ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cải là ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay đã từ bỏ Tổ Quốc Việt Nam truyền thống. Với họ, họ đã có một tổ quốc kính yêu khác là TỔ QUỐC XHCN, nơi đó có tổ tiên của họ là Các Mác và Lê Nin...
*
Chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản phát huy vai trò cách mạng trong xã hội Việt Nam với thiết chế tương ứng là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị của đất nước.

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố cấu thành của tổ chức quyền lực nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ chính thể, bảo vệ quyền lực nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng của lực lượng lãnh đạo xã hội và của toàn dân, cần thiết có quy định những nội dung về bảo vệ Tổ quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân. . . . 

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam.”
Từ đoạn trích dẫn trên lấy trong bài viết của Tô Lâm, Trung tướng, Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ, Ủy Viên Trung Ương Đảng, Thứ Trưởng Bộ Công An, đăng trên TTXVN ngày 17 tháng 3 năm 2013 góp ý dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 với nhan đề “Cơ Sở Khoa Học của Các Quy Định về Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân trong Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992” chúng ta có thể nhìn thấy một số sự thật.
SỰ THẬT THỨ NHẤT: 
“Hiến Pháp là đạo luật cơ bản, thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng của lực lượng lãnh đạo xã hội...” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được viết ra là để bảo vệ kẻ cầm quyền. Nói theo kiểu “có văn hóa” thì ĐCSVN chính là hiến pháp của toàn dân. Nói theo kiểu giang hồ, TỤI TAO CHÍNH LÀ HIẾN PHÁP CỦA TỤI BÂY. Cái đuôi “và nhân dân” chỉ là những từ vô nghĩa dùng để ngụy trang cho sự ngạo mạn và khinh bạc nhân dân của giới cầm quyền hiện nay.
SỰ THẬT THỨ HAI: 
“Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố cấu thành của tổ chức quyền lực ... Bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam.” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là quyền lực của cơ chế cai trị hiện nay là thứ quyền lực bắt đầu từ sức mạnh của bạo lực trong quá khứ và vẫn tiếp tục tựa trên sức mạnh của bạo lực trong hiện tại, do ĐCSVN dựng lên cho riêng ĐCSVN và vì quyền lợi của ĐCSVN. Hai chữ nhân dân chỉ là bình phong che đậy bản chất của một “băng đảng” tội ác nấp sau danh nghĩa nhân dân để khống chế toàn thể nhân dân. 
SỰ THẬT THỨ BA: 
“Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam... có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ chính thể, bảo vệ quyền lực nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam...” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một “công cụ” của ĐCSVN chỉ biết trên hết là bảo vệ ĐCSVN và bảo vệ cơ chế cai trị do ĐCSVN dựng lên. Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chỉ là thứ yếu so với những nhiệm vụ được cho là “vô cùng quan trọng” đó. Như vậy, với sự khẳng định của những kẻ đang cầm quyền hiện nay, cái gọi là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trên danh nghĩa thực ra chỉ là lực lượng vũ trang bảo vệ ĐCSVN được ngụy trang dưới danh nghĩa nhân dân. Không có gì để ngạc nhiên về thái độ “cấm người dân bày tỏ lòng yêu nước” của ĐCSVN và giới cầm quyền hiện nay. 
SỰ THẬT THỨ TƯ: 
“Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.” Ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cãi là ĐCSVN luôn luôn coi lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là “sở hữu” của ĐCSVN và chỉ sở hữu bởi ĐCSVN, một tập thể quân sự của “những nô lệ chính trị” phải phục tùng theo mệnh lệnh của ĐCSVN (chứ không phải là phục tùng mệnh lệnh lịch sử hay mệnh lệnh nhân dân như ảo tưởng). Thái độ “ép buộc sự tùng phục tuyệt đối” này của ĐCSVN không khác thái độ của những tổ chức tội phạm ép buộc sự tùng phục tuyệt đối của những lực lượng vũ trang do họ lập ra và tài trợ. Nói một cách khác, nếu ĐCSVN buộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nổ súng chống lại nhân dân thì họ cũng sẽ phải làm, hoặc nếu như Bắc Kinh mua chuộc và khống chế 13 nhân vật đầu não của ĐCSVN thì lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng phải tuyệt đối phục tùng dầu biết rõ họa mất nước. 
SỰ THẬT THỨ NĂM: 
“Cần thiết có quy định những nội dung về bảo vệ Tổ quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân.” Ở đây ngài Tô Lâm đã nhắc tới hai chữ tổ quốc nhưng là thứ Tổ Quốc trong ngữ cảnh “chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” Như vậy, ý của ngài Tô Lâm là gì? Nói một cách khác cho dễ hiểu, tổ quốc của ngài Tô Lâm và của ĐCSVN không phải là Tổ Quốc Việt Nam mà là TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 
Hồ Chí Minh đã từng xác định khái niệm TỔ QUỐC XHCN như sau: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình.” (Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 166). 
Và Hồ Chí Minh cũng đã di chúc rằng đến khi chết ông ta sẽ tìm về với cái TỔ QUỐC XHCN nơi đó có Các Mác và Lê Nin: “Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.” (Nguồn: Di chúc Hồ Chí Minh). 
Rõ ràng là cái Tổ Quốc Việt Nam, nơi có Hùng Vương và bao nhiêu vị anh hùng Việt Tộc đã dựng nước và giữa nước suốt mấy ngàn năm, cái tổ quốc mà tôi và các bạn luôn yêu thương và bảo vệ, không hiện hữu trong tâm thức cũng không nằm trong trái tim của Hồ Chí Minh. 
Trung tướng PGS, TS Nguyễn Tiến Bình đã từng xác định cái gọi là TỔ QUỐC XHCN trong tâm thức và định hướng của những kẻ cầm quyền ngày nay: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dẫn đến sự ra đời của Tổ quốc XHCN – một Tổ quốc kiểu mới trong lịch sử nhân loại được đặc trưng bởi chế độ xã hội XHCN.” Và với họ bảo vệ tổ quốc có nghĩa là “Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật khách quan, là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trọng yếu và xuyên suốt gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” (Nguồn: TS Nguyễn Tiến Bình, “Cách mạng Tháng Mười và một số vấn đề chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản Số 19 (139) năm 2007). 
Đại Tá Đỗ Đắc Yên cũng xác định sứ mạng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là phải bảo vệ TỔ QUỐC XHCN: “Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân là một thể thống nhất, phản ánh sâu sắc sự kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, thấm nhuần học thuyết Mác-Lênin, sự tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới và từ chính thực tiễn công cuộc quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Tư tưởng đó của Người đã được thực tế lịch sử với những chiến công lừng lẫy của dân tộc chứng minh là đúng đắn. Tư tưởng đó đã đóng góp vào sự phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc XHCN.” (Nguồn: Đại Tá Đỗ Đắc Yên, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân”). 
Không phải chỉ có một Hồ Chí Minh hay một Trung Tướng Nguyễn Tiến Bình hay một Đại Tá Đỗ Đắc Yên mà là toàn thể ĐCSVN đều hướng về cái gọi là TỔ QUỐC XHCN: “ĐH lần thứ X Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình diễn ra từ ngày 14 đến 20-10-1986, có 444 đại biểu tham dự. ĐH đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng tình hình và tìm ra giải pháp khắc phục. Do chịu nhiều tác động nên chỉ 4/8 chỉ tiêu ĐH đề ra đạt kế hoạch. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng đề ra là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, ĐH xác định mục tiêu, năm 1986-1990” (Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 1930-2000, NXB Hà Nội - 2004 và Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây 1947-2005, tháng 8-2005).
ĐCSVN với cái TỔ QUỐC XHCN của những kẻ cầm quyền đất nước hiện nay đã thẳng tay khinh miệt miệt và phủ nhận một Tổ Quốc Việt Nam trải hơn bốn ngàn năm. Vậy mà, Đại Tá Đỗ Đắc Yên đã dám trơ trẽn lên giọng “kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.” 
Suốt hơn bốn ngàn năm đó, công lao của tiền nhân Việt không thể tính bằng con số. Công lao đó không có một cuốn sử ký nào có thể diễn tả trọn vẹn và chân thật hơn được 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam. Bất cứ một người Việt nào, dầu sống ở nơi đâu và chết ở nơi đâu, cũng phải biết tri ân công lao đó của tiền nhân Việt. Và không có một sự tri ân nào của dân Việt đối với tiền nhân Việt thành kính hơn là biết trân trọng 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam. 
Tương lai của một dân tộc được củng cố bởi giá trị của cội nguồn cùng sự truyền thừa liên tục. Và không có một sự nối kết nào từ quá khứ khởi sinh của dân tộc tới hiện tại và tương lai của dòng sinh mệnh Việt mạnh mẽ hơn là 4 chữ Tổ Quốc Việt Nam. Vậy mà, những đứa con vong bản và bội tình, những kẻ cầm quyền đang thao túng đất nước, đã đem cái thứ TỔ QUỐC XHCN để thẳng tay phủ nhận Tổ Quốc Việt Nam lại còn dám tráo trở mạo nhận hai chữ “nhân dân.” 
Nói tóm lại ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cải là ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay đã từ bỏ Tổ Quốc Việt Nam truyền thống. Với họ, họ đã có một tổ quốc kính yêu khác là TỔ QUỐC XHCN, nơi đó có tổ tiên của họ là Các Mác và Lê Nin. 
SỰ THẬT THỨ SÁU: 
“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân”.  Ngài Tô Lâm đã khẳng định là người dân chỉ được an toàn trong giới hạn của những thứ quyền do chính họ ban phát và chỉ được hưởng những lợi ích do chính họ bố thí. Đòi hỏi những thứ vượt ngoài “vòng đai ban phát” thì mọi sinh mạng đều là “cá nằm trên thớt”.  Đối với ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay, không có cái gọi là “quyền đương nhiên của con người” và cũng không có cái gọi là “bình đẳng lợi ích cho mọi công dân”.  Hai chữ nhân dân chỉ là ngôn ngữ bình phong để che đậy sự thật là cả một khối lớn dân tộc bị đối xử bất công, cả một khối lớn dân tộc bị chà đạp và khinh miệt bởi những người cầm quyền có cùng màu da và tiếng nói, và cả một dân tộc bị giam hãm ngay trên đất nước mình bởi một định hướng ngoại lai gọi là XHCN và bởi một nhóm người gọi là thành phần lãnh đạo của ĐCSVN. 
Còn nhiều sự thật nữa trong bài viết của Tô Lâm. Nhưng thiết nghĩa chỉ với 6 sự thật này cũng đã đủ để cho chúng ta nhìn ra “nanh vuốt” của ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hôm nay. Và trong thế giới này chúng ta chỉ có hai sự chọn lựa: tự mình tham gia định hình cái xã hội mà mình đang sống hoặc là tiếp tục để cho kẻ xấu ác áp đặt. Sự chọn lựa là của mỗi người. 

Chân tướng Trần Đại Quang qua các đề xuất chính sách của bộ công an

Tạ Nhất Linh (Danlambao) - Trong các ủy viên bộ chính trị ĐCSVN, tướng mạo ngài bộ trưởng công an Trần Đại Quang có vẻ dễ coi hơn cả.
Ngài không có cặp mí mắt hum húp và đôi môi sưng mọng như ngài đảng trưởng Trọng Phú khinh bần. Ngài không có bộ mặt già nua móm mém như ngài chủ tịch nước họ Trương. Ngài không thường xuyên tủm tỉm đắc ý như đồng chí Ếch. Ngài không có khuôn mặt méo mó, cặp môi mỏng với chóp môi xếp nếp vẹo một bên (nhìn vô cùng bần tiện) như chủ tịch cuốc hội thuộc dòng họ Nguyễn Sinh,… Thật sự là ngoài ngài Đại Quang thì những bộ mặt còn lại trong cái bộ chính trị đó đều gây phảm cảm.
Ngài Trần Đại Quang có gương mặt sáng sủa và cân đối. Hơn thế, ngài có tác phong trầm tĩnh, tư thế đĩnh đạc, không bắng nhắng ồn ào. Về học vấn thì chẳng biết ngài uyên bác đến đâu, nhưng, mặc dù đi lên từ cái bằng tốt nghiệp cao đẳng, ngài đã đạt đến học hàm cao nhất: giáo sư! Với tác phong và tư thế như vậy, với học hàm cao ngất như thế, chắc ngài phải có những quyết sách rất thông minh, có lợi cho dân, cho nước?
Trên thực tế thì, than ôi, những đề xuất chính sách mà cái bộ của ngài đưa ra gần đây toàn gây ngao ngán cho xã hội, thậm chí gây phẫn nộ! Xin điểm qua vài cái.
Thứ nhất là đề xuất đổi thẻ căn cước (mà trong chế độ ‘của rân do rân vì rân’ được gọi là ‘chứng minh nhân rân’): trong căn cước phải khai rõ tên tuổi cha mẹ! (Có lẽ dần dần căn cước sẽ thành bản khai lý lịch!?) Đa số trong xã hội không chấp nhận được sự nhiêu khê như vậy, và bộ tư pháp, nơi chịu trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của các văn bản pháp quy, còn vạch ra sự vô lý trong quy định đó. Nhưng do bảo thủ và muốn giữ thể diện, bộ của ngài Đại Quang vẫn cố ‘triển khai làm thí điểm’!
Thứ hai là đề xuất xóa tên trong sổ hộ khẩu đối với người đi nước ngoài hai năm trở lên. Đề xuất này ngu xuẩn đến mức một trí tuệ u tối như ngài Nguyễn Sinh Hùng cũng không chấp nhận nổi, và kết quả là nó đã bị bác ngay tức khắc, bộ công an đã phải rút lui ý kiến.
Thứ ba là đề xuất luật hóa việc cho phép nổ súng vào bất kỳ người nào dám làm cho lực lượng ‘thi hành công vụ’ cảm thấy có nguy cơ bị người đó hại! Rõ ràng đây là một quan điểm cực kỳ phản động, cực kỳ phi nhân tính. Nó cho phép những công an viên có thể nổ súng vào bất kỳ ai, trong bất kỳ tình huống nào, nếu những công an viên đó muốn. Nếu thông qua được đề xuất đó thì không ai xử tội được công an kể cả khi họ giết người hoàn toàn vô cớ. Khi luận tội họ, họ chỉ cần nói: “Lúc đó tôi cảm thấy sắp bị hại nên buộc phải nổ súng”. Và cái luật mà bộ của ngài Đại Quang muốn được quốc hội thông qua đó sẽ bảo vệ được những kẻ giết người tùy tiện. Không một ai, không một lý lẽ nào còn có thể luận tội được công an. Bộ công an sẽ trở thành một cỗ máy giết người ghê gớm chưa từng có trong lịch sử nhân loại, còn tàn bạo hơn cả bộ nội vụ của Đức Quốc Xã! Cái đề xuất này hiện đang hứng chịu sự chỉ trích của toàn xã hội, trong đó có đội ngũ những người làm luật!
Chỉ điểm qua ba đề xuất của bộ công an cũng đã đủ thấy chân tướng ngài bộ trưởng. Đó là một nhân vật vừa hết sức thâm hiểm, vừa ngu dốt, không hề có ý thức về việc xây dựng những bộ luật văn minh. Đại Quang hóa ra chỉ xứng đáng với cái tên Đại U Tối! Và cái tác phong điềm tĩnh của ông ta hóa ra là biểu hiện của sự tập trung vào bên trong để toan tính, tìm những mưu kế tạo ra uy thế cho bản thân bằng cách gây khó cho xã hội và bằng đàn áp, giết chóc!
Đó, một gương mặt có vẻ sáng nhất trong cái gọi là bộ chính trị của ĐCSVN là như thế đấy! Mong sao chóng đến ngày những kẻ đó phải chịu tội như Saddam, Gaddafi!
 

Tam quyền phân lập là gì?

Nguyên Anh (Danlambao) - Từ ngày có vụ sửa đổi hiến pháp 1992 hình như toàn dân ai nấy đều ăn không ngon, ngủ không yên.
Ăn sao nổi khi mấy cái lưỡi gỗ cứ ra rả bên tai, nào là: đảng ta là duy nhất, nhà nước ta là tốt đẹp nhất, những ý kiến về tam quyền phân lập là không cần thiết vì đảng ta là của dân, do dân và vì dân cho nên tự xét thấy không cần cái thể chế đó...
Người dân Việt không lạ gì cái cách tuyên truyền của CS, họ có thể nói ngày này qua ngày nọ, năm nọ qua tháng kia chỉ một chủ đề duy nhất, họ quyết theo gương trùm Goebel năm nào theo cái cách tuyên truyền xám!
Trước khi vào đề tài chính lan man về cái kênh VTV1 - kênh chủ đạo được xem là tiếng nói của đảng và nhà nước ta Nếu có một cuộc thăm dò dân ý thì chắc chắn mức độ tin cậy của người dân chỉ ở mức thấp nhất.
Là những người làm báo, họ hình như không biết Trung Thực là nguyên tắc của nghề nghiệp, hoặc có biết cũng giả ngơ không biết để phục vụ cho bộ máy cầm quyền thành thử ra không thể gọi họ là các nhà báo chân chính.
Từ vụ TGM Ngô Quang Kiệt khi phỏng vấn bị cắt xén, có chủ ý bêu rếu toàn quốc cho đến anh chàng MC dốt tiếng bọn giãy chết mà khoái lòe khán thính giả đã làm cho tên tuổi của họ tiêu ma. Đó là ở nước độc tài chứ nếu mà làm như vậy tại một quốc gia văn minh và phát triển chẳng những phải bồi thường ít nhất vài triệu đô la mà còn phải xin lổi trước bàn dân thiên hạ.
Người Việt có câu: Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
Thành ra người dân mỗi khi ăn cơm mở TV vào VTV1 chỉ để xem thời sự quốc tế, chứ còn các con vẹt nói lấy được lý lẽ của họ cũng như các con rối diễn trò mua vui.
Bây giờ bàn đến tam quyền phân lập xin hỏi có vị nào bên VTV dũng cảm phát biểu về chủ đề này không?
Chắc chắn là không, ngu sao đưa mặt ra mất việc ngay lập tức! 
Biết cũng vờ như không biết nói lướt qua cho ra vẻ dân chủ vậy mà!
Và người dân nghe ù ù cạc cạc theo cách dẫn của mấy anh làm cho họ cảm giác đó là cái điều xấu xa cần nên tránh.
Tam quyền phân lập là gì ?
Tam quyền phân lập còn được hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực mô hình nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật.
Mô hình này đã được biết đến từ lâu từ thời La Mã cổ đại và được thể chế hóa trong nhiều quốc gia hiện đại như hiến pháp Hoa Kỳ, CHLB Đức nhưng không có trong hiến pháp Việt Nam (1992) và các quốc gia độc tài cộng sản.
Trong mô hình này quyền lập pháp,quyền hành pháp, quyền tư pháp được tách biệt ra 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện qua đó kiểm tra, ràng buộc và giám sát lẫn nhau, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia.
Trong thể chế của các quốc gia văn minh tiến bộ, tam quyền phân lập Lập pháp - Hành Pháp -Tư pháp là một yếu tố không thể thiếu, người dân tại các quốc gia đó được đảm bảo đầy đủ về quyền con người, tự do phát biểu chính kiến, tự do tôn giáo, ngôn luận.
Với tam quyền phân lập không ai được đứng trên pháp luật.
Chỉ có đi theo con đường đa đảng với thể chế tam quyền phân lập cùng lý tưởng tôn trọng sự thật thì lúc đó các giá trị giả dối, thần tượng đểu, bọn cơ hội chính trị, tham nhũng bè phái sẽ rớt cái mặt nạ đã tô son trét phấn suốt từng ấy năm, các giá trị về quyền con người được bảo đảm, khi đó Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu và hãnh diện nói với bạn bè quốc tế Tôi là người Việt Nam.
Dĩ nhiên CS lúc nào cũng muốn độc quyền toàn trị, anh tổng là ông trời con nếu sửa đổi hiến pháp theo hướng tam quyền phân lập thì làm sao mà tham nhũng, lũng đoạn, và chia sẻ quyền hành?
Vậy cứ đường cũ ta đi bày trò ra làm gì cho tốn giấy ?
Và bọn kiêu binh thời vua Lê Chúa Trịnh sẽ lại tiếp tục sống tác oai tác quái, bọn tham quan cứ mặc sức hoành hành, còn bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa không thích ai thì cứ... bắn !
Luật là tao - tao là luật rõ chưa ?
Vì vậy ở Việt Nam cái trò sửa đổi hiến pháp chỉ là trò mèo bình mới rượu cũ, mà nó còn tệ hơn rượu cũ ở cái chỗ xiếng xích quân đội phải bảo vệ cái đảng già nua hết thời trước trào lưu tiến bộ của thế giới chứ không bảo vệ quốc gia dân tộc trước sự xâm lấn của bọn láng giềng 4 tốt! 
Toàn một lũ múa gậy vườn hoang!
 

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Miến Điện và Mỹ là điều TQ không ngờ tới?


Việc trả tự do cho lãnh đạo đảng đối lập, bà Aung San Suu Kyi đã khởi đầu cho hàng loạt cải cách tại Miến Điện

Cây bút Chris Horton ngày 19/3 đã có bài viết nói về ảnh hưởng của sự mở rộng quan hệ giữa Miến Điện với Phương Tây đối với Trung Quốc.

Bài viết được đăng trên trang Thealantic.com, với tựa đề "Điều Trung Quốc không lường trước" (China didn't see this coming).

BBC Vietnamese xin được giới thiệu với bạn đọc những ý chính của bài này.

'Đồng minh thân cận'

Bài viết mở đầu bằng việc nhìn lại mối quan hệ Miến Điện - Trung Quốc.

Chỉ trong thời điểm từ 2010 đến 2011, đầu tư từ Trung Quốc vào Miến Điện đã vượt mức 12 tỷ đôla, gấp 8 lần tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này trong thời điểm từ 1988 tới 2009, theo thống kê của báo JETRO của Nhật.

Phần lớn số tiền đầu tư này tập trung vào năng lượng và khai thác khoáng sản.

Những điểm chung trong cách đàn áp người dân để bảo vệ giới cầm quyền, theo Chris Horton đã đẩy hai nước lại với nhau gần hơn.

Đó là một mối quan hệ giữa một Miến Điện - nước từng là điểm sáng kinh tế của Châu Á, nay bị cấm vận bởi sự đàn áp bạo lực của quân đội với các cuộc biểu tình năm 1988 và Trung Quốc - nước bị xa lánh bởi cuộc thảm sát Thiên An môn chỉ 1 năm sau đó.

Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang của Miến Điện lúc đó đã cử phái đoàn đứng đầu bởi Phó Chủ tịch Than Shwe sang Trung Quốc nhằm tìm kiếm viện trợ quân sự và kinh tế từ nước này.

Trong suốt thập niên 90, Trung Quốc cử kỹ sư sang Miến Điện để giúp xây dựng cảng dân sự và căn cứ hải quân. Ngoài ra, nước này còn là ô dù cho Miến Điện ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Đổi lại, Miến Điện cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên, năng lượng và đường ra Ấn Độ Dương thông qua những dự án lớn.

Vào tháng 5 năm 2011, khi Hiệp ước hợp tác chiến lược được Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào ký với Tổng thống Miến Điện, ông U Thein Sein, người ta tưởng rằng quan hệ giữa hai nước đã 'chắc như đá'.

Tiếng nói của người dân


"Giới lãnh đạo Miến Điện đã rút kinh nghiệm từ Mùa xuân Ả rập và tiếng hành các cải cách để tránh phải đối mặt với một cuộc nổi dậy tương tự."
Vào tháng Chín năm 2011, Thein Sein làm Trung Quốc bất ngờ khi đình chỉ dự án đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ đôla của Trung Quốc. Điều này được nhiều người cho rằng sự phụ thuộc của Miến Điện vào Trung Quốc đang có dấu hiệu rạn vỡ.

Thein Sein nói lý do cho quyết định này, là vì ý muốn của người Miến Điện phải được tôn trọng. Hay nói cách khác, người dân Miến Điện không phải chứng kiến cảnh tài nguyên của nước mình bị đưa hết sang Trung Quốc nữa.

"Có một tâm lý chống Trung Quốc ở Miến Điện bởi nhiều người cho rằng nước này quá gần với Trung Quốc, và bản chất Trung Quốc thì quá hiển nhiên," David Steinberg, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Miến Điện nói.

"Trung Quốc có hàng chục dự án đập thủy điện ở Miến Điện. Tuy nhiên với dự án Myitsone, 90% điện sẽ được chuyển về Trung Quốc, và đó là vấn đề."

Cũng từ khi kiểm duyệt báo chí ở Miến Điện bị bãi bỏ tháng Tám năm 2011, truyền thông Miến Điện đã tận dụng tối đa quyền tự do của mình nhằm nói lên tiếng nói của người dân.

Tất nhiên, sự cải cách vẫn còn mong manh khi không phải ai trong chính phủ Miến Điện cũng có cái nhìn tích cực về nó. Dự thảo của Bộ Thông tin gửi lên Quốc hội hồi đầu tháng Ba đòi đảo ngược lại nhiều thay đổi gần đây là một ví dụ.

Mở đầu quan hệ với Mỹ


Chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao của Mỹ tới Miến Điện là điều mà cả chính phủ ông Thein Sein cũng không ngờ tới

Tự do báo chí đang cho thấy một nền dân chủ thực sự ở Miến Điện là hoàn toàn có thể.

Bãi bỏ kiểm duyệt báo chí chỉ là một phần trong hàng loạt cải cách khác như việc trả tự do cho lãnh đạo đảng đối lập bà Aung San Suu Kyi cũng như các tù chính trị khác và việc phi tội phạm hóa các công đoàn.

Tất cả các điều kiện đang dẫn đến một điều mà hàng thập kỷ qua không ai dám nghĩ tới: Sự tái thiết lập quan hệ Mỹ - Miến Điện.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Clinton vào năm 2011 và Tổng thống Obama vào năm 2012 có lẽ không chỉ khiến Trung Quốc phải bất ngờ.

"Chính phủ Thein Sein cũng chưa bao giờ lường trước được đối thoại ở cấp độ này với Mỹ," một quan chức cấp cao giấu tên tại Bộ Ngoại giao Miến Điện bình luận.

Người này cũng cho rằng giới lãnh đạo Miến Điện đã rút kinh nghiệm từ Mùa xuân Ả rập và tiến hành các cải cách để tránh phải đối mặt với một cuộc nổi dậy tương tự.

"Họ muốn an toàn, nhất là Than Shwe", ông này nói.

"Thein Sein là người đã cứu mạng Than Shwe và luôn là một trong những người được ông này tin cậy. Các lãnh đạo quân đội muốn một chiến lược rút lui tốt, nếu không muốn bị lãnh hậu quả khi cải cách chính trị thức sự xảy ra."

Quan ngại của Trung Quốc

"Về mặt kinh tế, Trung Quốc không mất nhiều từ vụ Myitsone. Tuy nhiên nước này đã mất rất nhiều, cả về chính trị và chiến lược"
David Steinberg, chuyên gia quan hệ Miến Điện - Trung Quốc
Tất cả các phát ngôn chính thức của Trung Quốc đều ủng hộ sự cải cách tại Miến Điện, tuy nhiên có một điều ai cũng biết là Bắc Kinh lo lắng về các dự án đầu tư của mình sẽ bị tinh thần người Miến Điện làm ảnh hưởng.

Dự án khai thác mỏ Wanbao - dự án hợp tác giữa hai tập đoàn Nhà nước khổng lồ, Norinco của Trung Quốc và Tập đoàn Kinh tế Miến Điện là một ví dụ.

Ngay sau tuyên bố của Norinco nói dự án sẽ giúp "tăng cường nguồn dự trữ đồng ở nước chúng ta, cũng cũng như tăng cường ảnh hưởng của chúng ta lên Miến Điện," 3 tháng sau, dự án này đã gây sự nên sự giận dữ đối với người Miến Điện vì nhiều lý do:

Ép buộc giải tỏa, phá hoại đến chùa cổ, ô nhiễm nguồn nước và tâm lý bất mãn trước tài nguyên Miến Điện bị Trung Quốc lấy đi.

Nhiều cuộc biểu tình đã bùng nổ từ tháng Sáu năm ngoái khi các nhà sư, nông dân và những nhà hoạt động bảo vệ môi trường cùng diễu hành yêu cầu hủy bỏ dự án hàng tỷ đôla này.

Miến Điện đã luôn trấn an Bắc Kinh rằng đầu tư của nước này là an toàn, tuy nhiên Trung Quốc vẫn giữ thái độ thận trọng.

Lá bài dân tộc thiểu số


Giới lãnh đạo quân đội Miến Điện muốn một lối ra an toàn trong trường hợp cải cách chính trị thực sự nổ ra?

Xung đột giữa các dân tộc thiểu số cũng là một điều có thể gây phức tạp thêm cho mối quan hệ giữa hai nước.

Hậu quả từ xung đột của của Quân đội Độc lập Kachin (KIA), Tổ chức Độc lập Kachin (KIO) và quân đội Miến Điện đang lan dần đến Trung Quốc. 90 nghìn dân di cư hay bốn quả tên lửa rơi trung lãnh thổ Trung Quốc ở khu vực biên giới hồi tháng 12 là một ví dụ.

Với hơn 1 triệu người Kachin sống ở phía Miến Điện của biên giới, và 130 nghìn người Jinpo (người Kachin sống ở gần Ruili), đây chỉ là một trong số những nhóm dân tộc thiểu số có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Giới chức trách ở Côn Minh ( thành phố chính tỉnh Vân Nam) và ở Bắc Kinh đã tỏ ý kiến muốn ủng hộ chiến lược với các nhóm phiến quân phía Bắc Miến Điện, vốn có quan hệ với Trung Quốc.

Hồi tháng Một, Trung Quốc bác bỏ báo cáo của Jane's Intelligence Review rằng nước này đã cung cấp hai xe chống tăng cho Quân đội bang Wa thống nhất.

Dù điều này có thật hay không, thì nỗi ám ảnh về một biên giới ổn định sẽ sớm đẩy Trung Quốc lún quá sâu vào phía Bắc Miến Điện

Mỹ: Cơ hội và rủi ro


Ông Thein Sein thăm Hoa Kỳ trong năm ngoái.

Quan hệ gần gũi với Miến Điện giúp Washington có một cơ hội vàng để đạt các mục tiêu kinh tế và chiến lược ở Châu Á.

Tuy nhiên, nước này cũng cần phải cẩn thận không làm gia tăng quan ngại của Bắc Kinh rằng Washington đang thực hiện chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc mà kết quả là sự thay đổi chế độ như Chiến Tranh lạnh đã làm đối với Liên Xô.

"Trung Quốc coi Đông Nam Á là sân sau của mình, và họ muốn duy trì tầm ảnh hưởng lớn," ông Steinberg nói.

"Họ sẽ cảm thấy lo ngại nếu Miến Điện tiến quá gần về phía Mỹ. Tôi nghĩ họ sợ rằng đây sẽ là chiến lược ngăn chặn Trung Quốc lần hai của Mỹ."

Tuy nhiên ông này cũng cho rằng Miến Điện sẽ muốn đi theo một con đường cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh.

"Họ không muốn trở thành nước lệ thuộc vào Mỹ cũng giống như họ không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc."

Một cựu quan chức ngoại giao Miến Điện cho rằng, dù sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ Miến Điện - Trung Quốc là khó có, sự quay lại của mối quan hệ 'anh em' ngày xưa là không thể.

"Miến Điện sẽ cố giữ cho Trung Quốc hài lòng, trong lúc mở cửa để phương Tây hiện diện nhiều hơn," ông nói.

"Về mặt kinh tế, Trung Quốc không mất nhiều từ vụ Myitsone. Tuy nhiên nước này đã mất rất nhiều, cả về chính trị và chiến lược."

"Trung Quốc hoàn toàn không thấy trước được điều này."
(BBC)

Bùi Tín - ‘Tôi kết tội!’

Nhà văn, nhà báo Emile Zola
19.03.2013
“Tôi kết tội!” là đầu đề nổi bật của một bài viết trên nhật báo Pháp L’Aurore (Bình Minh), ra sáng ngày 13 tháng 1 năm 1898 ở Paris, của nhà văn kiêm nhà báo Emile Zola. Bài báo dài 4.500 chữ, chiếm hoàn toàn trang nhất và phần lớn trang 2 của số báo này.

Đã hơn một thế kỷ qua, bài báo này vẫn được truyền tụng như một dẫn chứng về sức mạnh xã hôị của một bài báo bênh vực hữu hiệu cho những kẻ bị đối xử oan ức, bất công, có thể đảo ngược một vụ án phi lý, giải oan cho một sỹ quan lương thiện bị kết tội tù chung thân, sau khi nhà báo Emile Zola bỏ công điều tra tỷ mỷ vụ việc và trình bày mạnh mẽ chính kiến ngay thật của mình trên mặt báo, buộc nhà nước phải xem xét nghiêm minh lại vụ án lớn này.

Tất cả các giáo trình đào tạo các nhà báo trẻ ở phương Tây đều lấy bài báo này làm một tài liệu học phụ sinh động về hiệu quả xã hội của nền báo chí dân chủ, đấu tranh cho công bằng xã hội, chống độc đoán và bất công, từ dó khẳng định sức mạnh của thông tin báo chí là quyền lực thứ tư của quốc gia.

Tóm tắt câu chuyện như sau: Vào năm 1894, viên sỹ quan pháo binh Pháp gốc Do Thái Alfred Dreyfus  làm việc taị Bộ Tham mưu bị tố cáo phản bội tổ quốc, cung cấp bí mật quốc gia cho một tùy viên quân sự trong đại sứ quán Đức ở Paris. Alfred Dreyfus bị tòa án quân sự kết tội phản quốc, tuyên án tù chung thân, và đày đi L’Ile du Diable (Đảo Quỷ) tại Guyane thuộc Pháp.

Một bằng chứng để tòa kết tội là thẩm định chữ viết của anh ngoài bì thư gửi cho tòa đại sứ Đức. Trước tòa, anh một mực kêu oan. Em trai anh là Mathieu Dreyfus và vợ anh Lucie cũng một lòng kêu oan cho anh.

Trước khi bị đi đày, tại sân Trường Quân sự anh buộc phải chịu lễ tước quân hàm và tước vũ khí , thanh kiếm của anh bị bẻ gãy, tiêu biểu cho sự ô nhục của kẻ phản bội.

Hơn hai năm sau, năm 1987, Trung tá Georges Piquart, trưởng ban điều tra, nắm được chứng cứ xác minh kẻ phạm tội chính là Đại úy Walsin Esterhazy chứ không phải là Alfred Dreyfus. Nhưng vì sợ trách nhiệm, cả Bộ Quốc phòng, Bộ Tham mưu và toà án quân sự không muốn thay đổi kết luận vụ án, buông thả theo xu hướng chống Do Thái còn khá mạnh hồi ấy. Trung tá Georges Piquart bị điều sang Phi Châu xa xôi để giữ kín chuyện mới phát hiện. Các vị chức sắc còn dựng lên một phiên tòa quân sự chớp nhoáng để xét xử qua loa kẻ tội phạm thật sự là Đại úy Walsin Esterhazy và tuyên bố trắng án, tha bổng cho viên sỹ quan này vào ngày 11/1/1998.
Thư ngỏ 'Tôi kết tội' của nhà báo Emile Zola gửi Tổng thống Félix FaureThư ngỏ 'Tôi kết tội' của nhà báo Emile Zola gửi Tổng thống Félix Faure
​​
Hai ngày sau, bài báo của Emile Zola xuất hiện, bán vèo 200 ngàn số một buổi sáng, một kỷ lục chưa từng có . Tít chỉ có 3 chữ, “Tôi kết tội!” -  Thư ngỏ gửi Tổng thống Félix Faure  -  gây ấn tượng mạnh. Nhưng không phải có kết quả ngay.

Thế lực quân đội còn mạnh. Họ phản kích, lu loa là bị vu cáo vô căn cứ, có lúc Emile Zola phải lánh sang London,  Anh Quốc. Tháng 2/1998, họ mở tòa án xử nhà báo Emile Zola về tội vu khống,  nhưng ngay sau đó, trưóc sự phẫn nộ của công luận, chính quyền đành phải lùi bước, đưa ra xét lại toàn vụ án bởi một tòa án dân sự tối cao vào tháng 6/1999, theo đúng yêu cầu của nhà báo.

Công bằng đựơc thực hiện, pháp luật được tôn trọng, người oan được phục hồi danh dự, tội phạm bị trừng phạt, sau 5 năm diễn biến phức tạp, do sự can thiệp của một nhà báo, công dân Emile Zola.

Sỹ quan công dân Alfred Dreyfus được tự do, được cứu khỏi chết thảm trong tù, được phục hồi danh dự khi vừa tròn 40 tuổi, đoàn tụ với cô vợ Lucie từng vận động hết mình cho ngày trở về của chồng.

Emile Zola viết bài báo này trong 2 ngày, khi ông 59 tuổi, điểm lại một cách trung thực toàn bộ diễn biến của vụ án, với lương tâm nghề nghiệp trong sáng, trên tinh thần công dân có trách nhiệm.

Ông  viện dẫn bộ Luật về tự do báo chí 29/7/1881 để xác định nghĩa vụ và quyền hạn của người làm báo và viết báo. Ông truy cứu tỷ mỷ thận trọng bộ Luật hình sự để nhận định mỗi nhân vật liên quan đến vụ án và đến việc xử án, cuối cùng ông lên tiếng đanh thép kết tội 10 người có trách nhiệm trong việc xử án không công minh, từ Tướng Mercier, Tướng Boisdeffre và Tướng Gonse thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tham mưu, đến Tướng de Pellieux, Tư lệnh Rewary và Trung tá Paty de Clam khi tham gia xét xử, cho đến 3 chuyên viên Belhomme, Varinard và Couard khi giám định chữ viết của tội phạm.

Ông cũng kết tội 2 báo L’Éclair (Ánh chớp)  và  L’Echo de Paris (Tiếng vang Paris), đã cố tình thông tin sai lạc về vụ án. Cuối cùng ông kết tội gắt gao Hội dồng xử án của giới quân sự đã không ngang tầm trách nhiệm và yêu cầu vụ án phải được xét xử lại từ đầu bởi một tòa án dân sự có trách nhiệm và có trình độ cao.

Trong bài viết, Emile Zola đã chỉ rõ nền tư pháp độc lập xét xử công bằng mọi công dân chỉ chiếu theo luật, không theo chỉ thị của một cá nhân nào, là kết quả xương máu của biết bao chiến sỹ hy sinh cho nền cộng hòa, không cho phép ai tước đoạt. Để tạo thêm sức mạnh cho bài báo, bạn bè đồng nghiệp đã thu được 1.482 chữ ký dưới bài báo của ông để công bố và gửi cho Tổng thống Félix  Faure. Việc này đã thúc đẩy công lý.

Mong rằng gần 20 ngàn đồng nghiệp trong làng báo Việt Nam có dịp đọc bài báo này để hiểu rõ thêm trách nhiệm công dân của người làm báo, trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của bạn đồng nghiệp Nguyễn Đắc Kiên vừa bị đuổi việc vì có ý kiến khác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Không ai có thể ngồi yên trước những chuyện phi lý, người vô tội bị bịt miệng, giam cầm, kẻ phạm tội chồng chất vẫn ung dung tung hoành trong tự do.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc - Đầu tư trên xác chết

Dân chúng ở Caracas đón đoàn xe chở quan tài cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Chính phủ Venezuela quyết định bỏ ý đồ ướp và phơi bày vĩnh viễn xác của cố Tổng thống Hugo Chavez
19.03.2013
May quá, chính phủ Venezuela vừa quyết định bỏ ý đồ ướp và phơi bày vĩnh viễn xác của cố Tổng thống Hugo Chavez sau khi đoàn chuyên gia được mời từ Nga sang cho là công việc ướp xác, nếu có thể thực hiện được, cũng sẽ rất khó khăn, mất thời gian và tốn kém: Xác của ông phải để lại ở Nga ít nhất bảy tháng. Chính phủ Venezuela tuyên bố bỏ cuộc. Như vậy, trên bàn tiệc chính trị thế giới, sẽ đỡ được một món ăn trên tấm thực đơn độc tài: xác lãnh tụ.

Trong thế kỷ 20 và hơn mười năm đầu của thế kỷ 21, trên thế giới có chín lãnh tụ được ướp xác dài hạn (hoặc với ý định dài hạn), bao gồm, theo thứ tự thời gian:

1.  Vladimir Lenin (Nga): Chết ngày 21/1/1924, xác được ướp và bày trong lăng Lenin tại Moscow. Các nhà khoa học cho cái xác hiện được bày trong tủ kính chỉ có khoảng 10% cơ thể của Lenin: ngoài các bộ phận bên trong bị cắt bỏ khi ướp, các bộ phận bên ngoài cũng dần dần bị phân hủy, do đó, người ta phải thay thế bằng đồ giả (ví dụ tai và mũi đều bằng sáp, tròng mắt là hai viên bi!).

2. Georgi Dimitrov (Bulgaria): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria, chết ngày 2/7/1949, xác được ướp và bày trong lăng tại Sofia. Tháng 8/1999, khi chế độ Cộng sản sụp đổ, xác bị đem hỏa táng, sau đó, chôn; và lăng cũng bị đập nát.

3. Joseph Stalin: Sau khi chết vào ngày 5/3/1953, xác được ướp vào bày bên cạnh Lenin, tuy nhiên, đến năm 1961, trong chiến dịch xét lại và chống nạn sùng bái cá nhân, Nikita Krushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã quyết định mang xác Stalin đi chôn trong một nghĩa trang nhỏ ngay sau lăng.

4. Klement Gottwald (Tiệp Khắc): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, chết ngày 14/3/1953, xác được ướp và bày trong lăng tại Prague, nhưng đến năm 1962, một phần vì phong trào chống sùng bái cá nhân tại Liên Xô, môt phần vì xác bắt đầu bị hư thối trầm trọng, nên bị mang đem đốt.

5. Hồ Chí Minh: Chết ngày 2/9/1969, xác được ướp và cho đến nay, vẫn được bày trong lăng ở Hà Nội.

6. Mao Trạch Đông: Chết ngày 9/9/1976, xác được ướp và bày trong lăng ngay trong Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.

7. Ferdinand Marcos: Chết ngày 28/9/1989 tại Hawaii, được vợ, bà Imelda, ướp xác; và bốn năm sau, mang về bày trong khuôn viên gia đình. Đến nay, người ta vẫn không biết cái xác được bày trong tủ kính ấy thật hay giả. Có nhiều tin đồn cho xác thật của Marcos đã được mang đi chôn, còn xác trong tủ kính chỉ được làm bằng sáp. (Trong một bài báo đăng trên The New York Times ngày 9/3/2011, phóng viên Seth Mydans tường thuật: lăng của Marcos rất quạnh quẽ, hầu như không có ai chăm sóc, kể cả việc quét dọn; có thời gian công ty điện lực dọa cắt điện vì không ai trả hóa đơn. Điều đó càng củng cố niềm tin cái xác trong tủ kính không phải là xác thật.)

8. Kim Il-Sung (Kim Nhật Thành): Chết ngày 8/7/1994, xác được ướp và bày trong Cung tưởng niệm Kumsusan tại Bắc Triều Tiên.

9. Kim Jong-il (Kim Chính Nhật): Chết ngày 17/12/2011, xác cũng được ướp và bày như bố.

Nhìn vào bản danh sách trên, chúng ta thấy một số điểm chung:

Thứ nhất, trừ Marcos của Philippines, tất cả những người còn lại đều là lãnh tụ Cộng sản.

Thứ hai, tất cả, kể cả Marcos, đều là những lãnh tụ độc tài và nổi tiếng là tàn bạo.

Dưới thời Lenin, có khoảng từ 6 đến 8 triệu người bị chết hoặc vì chiến tranh hoặc vì đói hoặc vì bị thanh trừng. Thời Stalin, các sử gia đưa ra nhiều con số nạn nhân khác nhau, nhưng trung bình là khoảng 51 triệu người, trong đó có khoảng 20 triệu bị giết chết trong thập niên 1930 (trước đệ nhị thế chiến). Thời Mao Trạch Đông, có khoảng từ 40 đến 72 triệu người bị chết (hoặc bị giết hoặc bị đói do chính sách “đại nhảy vọt” của đảng). http://necrometrics.com/20c5m.htm

Tại Bắc Hàn, dưới thời Kim Nhật Thành, theo ước tính của R.J. Rummel, có khoảng từ 710.000 đến 3.549.000 người bị giết chết.

Riêng Marcos, trong 20 năm làm tổng thống Philippines (1966-1986), đã tham nhũng và thâm lạm công quỹ đến khoảng 5 tỉ Mỹ kim, thậm chí, có chuyên gia còn cho là nhiều hơn nữa.

Hồ Chí Minh, chỉ riêng trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào giữa thập niên 1950, đã giết chết cả hàng chục ngàn người. Gần đây, một số người cho ông làm vậy là do sức ép của Liên Xô và đặc biệt, của các cố vấn Trung Quốc. Tuy nhiên, có sức ép hay không, với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của miền Bắc lúc ấy, ông cũng không thể tránh được trách nhiệm giết hại rất nhiều đồng bào vô tội của mình.

Thứ ba, trừ trường hợp cái xác của Marcos còn bị nghi ngờ, có ba xác đã bị đem đi hỏa táng và chôn, trên thế giới hiện nay, chỉ còn năm xác còn được bày, trong đó, Bắc Triều Tiên chiếm kỷ lục với hai xác: Đó cũng là một nước độc tài nhất, tàn bạo nhất và cũng nghèo đói nhất. Trong khi đó, chi phí ướp xác Kim Nhật Thành năm 1994 (do Nga thực hiện) mất khoảng một triệu Mỹ kim; chi phí bảo quản bằng khoảng 800.000 Mỹ kim.

Thứ tư, trong năm cái xác còn lại ấy, xác của Lenin, theo dự đoán của nhiều người, có lẽ sẽ được mang đem hỏa táng hoặc đem đi chôn sớm. Như vậy, sẽ chỉ còn lại bốn xác: Tất cả đều nằm ở châu Á và thuộc ba quốc gia theo chế độ Cộng sản trong mấy quốc gia Cộng sản cuối cùng trên thế giới.

Thứ năm, trừ trường hợp của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, chúng ta không thể biết rõ, tất cả những người còn lại đều bị ướp xác hầu như hoàn toàn ngoài ý muốn. Lenin muốn được chôn cạnh mộ của mẹ ông ở St. Petersburg. Trước khi chết, Hồ Chí Minh đã nói rõ ý định của mình: thiêu xác và chia tro ra làm ba phần cho ba miền Nam, Trung và Bắc. Mao Trạch Đông cũng muốn được hỏa táng.

Với cả ba người, quyết định ướp xác và bày trong tủ kính đều do những người thừa kế quyền hành. Với xác Lenin, đó là quyết định của Stalin; với hai người sau, là Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị Việt Nam quyết định khá sớm, lúc Hồ Chí Minh đang hấp hối, do đó, Bác sĩ Sergi Debov, trưởng ban ướp xác của điện Kremlin được mời sang Việt Nam hai ngày trước khi ông tắt thở để chuẩn bị.

Ở Trung Quốc, thoạt đầu Bộ Chính trị chỉ ra chỉ thị ướp xác Mao Trạch Đông trong vòng 15 ngày để tổ chức lễ truy điệu, nhưng sau đó, đổi ý, họ muốn ướp xác vĩnh viễn. Vì quyết định muộn, lúc xác đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy, việc ướp xác trở thành cực kỳ khó khăn. Theo lời Zhisui Li, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, có lúc mặt Mao Trạch Đông căng phồng lên, tròn như một quả bóng, còn cổ thì phình ra bằng cái đầu! Da trên má thì rách toạc từng chỗ. Trông rất dị dạng. Các bác sĩ phải tìm cách nắn bóp rồi vá víu lại để trông có vẻ bình thường. Lúc ấy, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã rất căng thẳng nên không thể xin Liên Xô giúp được. Trung Quốc cử một phái đoàn sang Việt Nam hỏi kinh nghiệm ướp xác Hồ Chí Minh (vốn được Nga giúp) nhưng Việt Nam từ chối. Cuối cùng họ cũng tự xoay xở được, dĩ nhiên, kẻ chịu đựng sự mày mò thử nghiệm của họ chính là cái xác chết của Mao Trạch Đông!

Vấn đề là: Tại sao những người kế quyền Cộng sản lại thích ướp và bày xác của các lãnh tụ quá cố của mình như vậy?

Câu trả lời thường nghe nhất là do tâm lý sùng bái cá nhân, xem cá nhân lãnh tụ như thần thánh, muốn họ trở thành bất tử ngay trước mắt mọi người.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý do phụ. Lý do chính là người ta muốn lợi dụng tâm lý sùng bái để đầu tư quyền lực và quyền lợi của mình trên huyền thoại của những cái xác ấy. Ví dụ, ở Nga, theo Nina Tumarkin, trong cuốn Lenin Lives! The Lenin Cult in Russia, năm 1924, lúc Lenin mất, giới lãnh đạo Cộng sản sợ là cái chết của ông sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa vừa mới được xây dựng ở Nga. Họ đều biết phần lớn sức mạnh của chế độ đều nằm ở uy tín và huyền thoại bao quanh Lenin. Họ rất hoảng loạn. Khi thấy khoảng hơn 700.000 người bất chấp cả băng tuyết lạnh buốt ở Moscow để đến viếng thi hài Lenin, Stalin và Bộ Chính trị mới quyết định khai thác ngay cái xác ấy: Mang đi ướp và bày cho mọi người xem!

Đó cũng chính là lý do khiến Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn quyết định ướp xác lãnh tụ của họ. Họ biết họ yếu. Họ cần thần hộ mạng: Đó là những cái xác đã được khoét hết tất cả các cơ quan nội tạng, được ướp bằng vô số các hóa chất khác nhau để cho khỏi hư thối.

Chế độ họ còn tồn tại được, quyền lực và sự ưu đãi của họ còn kéo dài được một phần là nhờ những cái xác ấy. Bởi vậy, đừng hy vọng người ta sẽ mang những cái xác ấy đi chôn sớm. Không đâu. Giới lãnh đạo không dại dột đến như vậy: Những cái xác ấy còn nuôi được họ mà!

Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét