Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Tin ngày 28/12/2012

  • Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt giữ (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay, 27/12/2012, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội, đã bị công an bắt giữ.
  • Úc và Trung Quốc dự tính tập trận chung (RFI) - Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo The Australian, số ra ngày hôm nay, 27/12/2012, chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Úc, đại tướng David Hurley, cho biết ...
  • Trung Quốc gửi tàu tuần tra lớn ra Biển Đông (VOA) - Tháng trước tỉnh Hải Nam loan báo bắt đầu từ tháng giêng 2013 sẽ cho phép cảnh sát biển của họ được quyền lục soát, bắt giữ, tịch thu, trục xuất tàu bè nước ngoài trên Biển Đông
  • LS Lê Quốc Quân vừa bị bắt (BBC) - Sau khi tin từ gia đình nói luật sư dân chủ Lê Quốc Quân bị bắt sáng 27/12 báo Việt Nam nói ông bị công an tạm giam 'vì vi phạm tội trốn thuế'.
  • Nelson Mandela được xuất viện (BBC) - Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã được các bác sỹ cho về nhà điều trị sau khi sức khỏe đã khá hơn.
  • Thủ tướng VN kêu gọi 'cảnh giác' (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cần cảnh giác với 'kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet' để tuyên truyền chống chính quyền.
  • Y án sơ thẩm cho ông Hoàng Khương (BBC) - Tòa phúc thẩm Tòa Tối cao ở TP Hồ Chí Minh giữ nguyên mức án 4 năm đối với cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ trong phiên xử ngày 27/12.
  • Lãnh đạo ở đâu? (BBC) - Sự sợ hãi của dân chúng làm cho Việt Nam chưa xuất hiện một lãnh đạo đối kháng tầm cỡ?
  • Tăng trưởng thấp, nguy cơ cao (BaoMoi) - Nguy cơ Israel tấn công Iran, bất ổn gia tăng ở bán đảo Triều Tiên và biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia quốc tế
  • Trung Quốc cảnh giác cao trước chiến đấu cơ Nhật (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (27/12) tuyên bố, quân đội nước này “sẽ giám sát chặt chẽ” và “cảnh giác cao độ” trước những hoạt động của Lực lượng Phòng không Nhật Bản trong phạm vi không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Philippines mua trực thăng đối phó Trung Quốc? (BaoMoi) - Philippines hôm nay (27/12) cho biết, nước này sẽ mua 3 trực thăng hải quân từ Tập đoàn vũ khí AgustaWestland của Italia trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải giữa Philippines và Trung Quốc đang nóng bỏng ở Biển Đông.
  • Tàu chở trực thăng TQ ra biển Đông, Mỹ sẽ vây TQ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc cử tàu Hải tuần 21 - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông; Philippines phản đối Bắc Kinh rót 1,6 tỷ USD vào Tam Sa... là tin tức thời sự chính ngày 27/12.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (27/12) (BaoMoi) - Quan chức Trung Quốc được yêu cầu phải "ăn Tết kham khổ", Hàn Quốc đòi chủ quyền trên biển Hoa Đông hay sức khỏe của cựu Tổng thống Bush ngày càng xấu... là những tin tức nổi bật trong ngày.
  • PetroVietnam sẽ chủ động ứng phó ở Biển Đông (BaoMoi) - Căng thẳng ở Biển Đông gây khó khăn cho hoạt động thăm dò dầu khí năm qua, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Phùng Đình Thực cho biết đã lên kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
  • Philippines tậu trực thăng cho hải quân (BaoMoi) - Philippines hôm nay cho biết sẽ mua ba chiếc trực thăng hải quân từ một nhà sản xuất Anh - Italy, như một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội giữa lúc có căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Trung Quốc đưa tàu tuần tra "khủng" đến Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc hôm nay (27/12) đã đưa một trong những chiếc tàu tuần tra lớn nhất được trang bị sân bay cho trực thăng của nước này ra Biển Đông. Đây là lần đầu tiên một chiếc tàu tuần tra loại này được đưa vào phục vụ ở khu vực biển đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp này.
  • Philippines trang bị 3 máy bay lên thẳng cho hải quân (BaoMoi) - Theo hãng AFP, Philippines ngày 27/12 thông báo sẽ mua 3 máy bay lên thẳng AW 109 "Power" do tập đoàn Anh-Italy AgustaWestland chế tạo để trang bị cho Hải quân, một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội trong bối cảnh tranh chấp các đảo trên Biển Đông giữa nước này với Trung Quốc.
  • Trung Quốc cử SU-30 đối đầu với Nhật Bản ở Senkaku? (BaoMoi) - Lần thứ 2 trong vòng 3 ngày, các tiêm kích F-15 của Nhật đã được lệnh cất cánh để “xua đuổi” máy bay hải giám của Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Dư luận Trung Quốc đang nổi lên những lời kêu gọi quân đội nước này phải có hành động đáp trả tương xứng.
  • Trung Quốc liên tục đưa máy bay 'tuần tra' Điếu Ngư (BaoMoi) - Khi chính phủ Nhật Bản đang trải qua đợt chuyền giao quyền lực giữa nội các của tân thủ tướng Shinzo Abe và người tiền nhiệm Yoshihiko Noda thì Trung Quốc lại liên tục đưa máy bay tuần tra Y-12 đến vùng biển gần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến tình hình tranh chấp thêm căng thẳng.
  • Philippines lên án Trung Quốc xây dựng 'Tam Sa' (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc tại những hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông là hành động vi phạm luật quốc tế.
  • Bão Ngộ Không “đại náo” Trường Sa (BaoMoi) - TT - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tối qua bão Wukong (Ngộ Không - tên do Trung Quốc đề cử) hoạt động cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 170km.
  • “Đừng ngạc nhiên nếu chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ” (BaoMoi) - Đó là phát biểu vừa được một giáo sư của trường Đại học Quốc gia Australia cũng là một cựu quan chức quốc phòng đưa ra ngày hôm qua (26/12) sau khi Biển Hoa Đông liên tục chứng kiến những diễn biến leo thang đáng lo ngại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong cuộc tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bản tin tiếng Anh
  • IPOs forecast to rise in 2013 (Washington Post) - Small and medium-sized initial public offerings by Chinese companies will be popular in 2013 and overseas offerings will increase, according to reports.
  • 80 million fly through Beijing airport (Washington Post) - Beijing Capital International Airport welcomed its 80 millionth passenger this year on Wednesday, reaching its designed capacity five years ahead of schedule.
  • Bumper crops mean China can feed itself (Washington Post) - China increased its grain imports this year, but thanks to consecutive years of bumper crops the country will continue to be able to largely feed itself, a senior agricultural official said on Tuesday.
  • Central SOEs expect to see profits rebound (Washington Post) - China's central SOEs are poised to rebound from eight months of consecutive falls in profit, under a program of steady growth being planned for the coming year.
  • Mainland firms cash in on Hong Kong IPOs (Washington Post) - Hong Kong was the largest fundraising hub for mainland enterprises in the first 11 months of 2012, according to statistics from China Venture.
  • Internet gaming: 'A winning gamble' (Washington Post) - China's online gaming industry is set to grow rapidly as the nation connects more people with broadband Internet, said Blizzard Entertainment CEO.
  • French wine a Chinese entree (Washington Post) - Chinese people's understanding of French products has grown over the years, to the point where they know the country offers more than just red wine, snails and foie gras.
  • Battle to save valuable Tibetan herbs (Washington Post) - Sangye seldom opens his collection room to visitors. The room is dark and chilly, and guarded by a mastiff dog attempting to break its chain.
  • Road trouble (Washington Post) - Gas leaks after a sinkhole nearly 10 meters wide broke three gas pipes and a water pipe in Taiyuan, capital of Shanxi province, on Wednesday.
  • When frost bites (Washington Post) - People's clothes are coated with frost as the temperature drops to minus 35 C in Heihe city, Northeast China's Heilongjiang province, Dec 25, 2012.
  • Bringing culture to rural homes (Washington Post) - Actors and actresses from a folk art troupe perform in the courtyard of a rural resident in Huachi county, Qingyang city of Northwest China’s Gansu province, on Dec 25, 2012.
  • Railway to create network of 'city clusters' (Washington Post) - The world's longest high-speed rail service, which starts between Beijing and Guangzhou on Wednesday, is expected to bring huge economic prosperity to towns and cities along its route.
  • Shanghai promotes burials at sea (Washington Post) - A shortage of land in Shanghai has prompted the municipal government to offer a larger subsidy to promote sea burials.
  • A little child shall lead (Washington Post) - A number of Chinese adopted children are returning with their new overseas families to live in China for a while.
  • The key to tea (Washington Post) - Tea sommelier Zhou Yutong may not be familiar with every tea produced in China, but she comes pretty close.
  • Focus on top CPC leaders (Washington Post) - Profiles and photos of 7 members of the Standing Committee of the 18th CPC Central Committee Political Bureau.
  • Chinese Navy escort voyages fruitful (Washington Post) - Navy fleets escorting commercial vessels in the Indian Ocean have successfully accomplished their international missions over the last four years.
  • Xi Jinping: Loving son, husband, father (Washington Post) - A photo of Xi Jinping released Sunday by Xinhua shows the general secretary of the Central Committee of the Communist Party of China (CPC) accompanying his mother Qi Xin for a walk.
  • Li Keqiang: A man who puts people first (Washington Post) - His toughness in advancing complex reforms, as well as his social warmth and scholarly temperament have made him a major figure in China's political arena.

Ông Nguyễn Chí Vịnh không muốn đòi lại những phần lãnh thổ bị chiếm đoạt?

Đọc xong bài "Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ Quốc"của ông Nguyễn Chí Vịnh, mình cảm thấy hoa mắt nhức đầu bởi quá nhiều câu từ lòng vòng, rông dài lê thê. Một cảm giác mệt mỏi, bức bối rất khó tả. Thực sự, ông Vịnh muốn nói điều gì đây khi tung ra một bài báo với những lập luận lan man, vòng vo, mịt mù, được cài cắm đan xen với những câu, những mệnh đề mà Bắc Kinh thường hay tuyên truyền?

Những lập luận mù mịt, phi logic

-         Đáng lẽ: “Dù biển không phải của riêng ai, nhưng mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm” thì ông Vịnh lại cố tình viết ngược nhằm làm giảm nhẹ yếu tố chủ quyền thiêng liêng: “ Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai”.
-         Đáng lẽ: “Nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình, nhưng cũng rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc” thì ông Vịnh lại nói ngược cốt làm nhẹ tinh thần hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc: “Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình”.
-         Ông Vịnh viết: “Mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp”. Cần phải nói rõ rằng mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là : Bảo vệ lãnh thổ, bảo toàn độc lập cho đất nước và tự do cho nhân dân. Vì sao ông Vịnh lại tung hỏa mù “kiến tạo hòa bình” vào đây?
-         Theo ông Vịnh: “Nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mõi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn lường”. Ông sợ ai, né ai mà nói nước đôi như vậy, lại còn “cọ xát”, coi chừng như cặp tình nhân “cọ xát” vào nhau sẽ dẫn đến đến “cực khoái” !
-         Ông Vịnh khẳng định: “Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác”, cứ như là hiện nay không có Trung Quốc với bản chất bành trướng nham hiểm, hung bạo, đang thực thi chủ nghĩa thực dân mới trên toàn cầu?

Đặt câu hỏi dài dòng, và tự trả lời vô duyên

Ông Vịnh tự đặt câu hỏi: “Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay không”, và tự trả lời: “Hoàn toàn có thể được!... Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới”.

Câu hỏi trên dài dòng, luộm thuộm và rắc rối, làm mờ đi nội dung cốt yếu: Việt Nam có bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ hay không? Còn câu trả lời thì nhẹ bâng, chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Cái xu thế thời đại, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước chắc là đã được ông Vịnh trừ ra con ngoái ộp Trung Quốc, đang từng ngày từng giờ toan tính bằng mọi giá chiếm trọn Biển Đông ?

Bắc Kinh hài lòng

Những câu sau đây của ông Vịnh chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh vô cùng hài lòng, bởi đây là những điều Bắc Kinh mong muốn hoặc là những luận điệu của bọn bành trướng thường hay tuyên truyền đối với Việt Nam:

-         Việt Nam khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác.
-         Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011.
-         Với tư cách láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị đối với Trung Quốc.
-         Chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”, tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 1-1-2013, thời điểm Trung Quốc bắt đầu khám xét mọi tàu thuyền trên Biển Đông. Trung Quốc cũng đã tuyên bố chi một khoản tiền lớn 1,6 tỉ USD để xây dựng “thành phố Tam Sa”, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa mà bọn chúng đã xâm chiếm của Việt Nam.

Điều kỳ quặc là bài viết của ông Vịnh không có lấy một chữ nói về việc bọn bành trướng Trung Quốc ngang nhiên chiếm đoạt những phần lãnh thổ nói trên, trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngược lại, ông Vịnh đề xuất phương pháp bảo vệ chủ quyền là “khẳng định bảo vệ chủ quyền” và “bằng biện pháp hòa bình”, một cách nói rất yếu ớt và yếm thế trước sự ngông cuồng và tham tàn của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Vậy thì cần phải đặt câu hỏi: ông Nguyễn Chí Vịnh có muốn đòi lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa cho Việt Nam không?

Ít nhất, cứ căn cứ theo bài viết của ông Vịnh thì câu trả lời là: Không !
Tâm sự Y Giáo
(Blog TSYG)

  Fidel Castro giã biệt với Ugo Chavez

Trong giới  thân cận của Chavez quan sát thấy những xích mích nghiêm trọng. Diosdado Cabello tìm cách trì hoãn sự nhậm chức chủ tịch của Chavez. Có vẻ như ông muốn để cho ông ấy có thời gian bình phục. Nhưng những người trong giới cạn thần của Chavez cho rằng ông muốn để cho ông ấy có thời gian để chết. Bởi không có Chavez, dùng thủ đoạn đơn giản hơn với ông ấy.

Ở Havana yên tĩnh Fidel Castro, người biết về sức khỏe của Ugo Chavez rõ hơn ai hết, hôm 15 tháng Mười hai đã công bố bài viết ngắn, về cấu trúc như bản cáo phó điển hình. Đang sống ông đã giã biệt với người học trò của mình và báo hiệu cho những người kế tục của ông ấy. Vị Tổng tư lệnh đã kết thúc thông điệp của mình như thế này: “Tôi tin chắc một điều rằng các bạn cùng ông ấy, và, dù sự mất mát của ông ấy đau thương biết bao đi nữa, các bạn sẽ đủ khả năng để tiếp tục sự nghiệp do ông ấy khởi xướng”.

Đó là phần chính của thông cáo. Mọi thứ còn lạikhác – đầy nội dung ngoại giao, lịch sự và không có ý gì đặc biệt. Lập tức sau khi công bố bài viết này đã xuất hiện thông báo rằng tổng thống Venezuela bị suy phổi và đã được các bác sĩ đã làm dịu bớt. Trước đó, trong quá trình phẫu thuật, họ đã ngăn chặn được sự chảy máu nguy hiểm, vì nó mà Chavez đã nằm trên bờ vực giữa cái sống và cái chết.

Dù ở đó chuyện gì xảy ra như thế nào đi nữa, Chavez, nếu không xảy ra một điều kỳ diệu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề riêng và còn nặng nề hơn nữa, chúng liên quan đến thể  lực ốm yếu của ông như bất kỳ bệnh nhân ung thư nào ở giai đoạn cuối cuối cùng của con bệnh. Trị hóa xạ đôi khi tạo điều kiện chữa bệnh, đôi khi – chỉ thúc đẩy quá trình của  bệnh tật.

Trong 14 năm qua, cựu quân nhân này đã xây dựng được một quốc gia tham nhũng nhất ở Mỹ Latin. Theo bảng xếp hạng của Transparency International, Venezuela chiếm vị trí 166 trong số 176 quốc gia trên hành tinh được phân tích. Caracas, nơi cứ 100 nghìn người dân có 130 vụ giết người, là thành phố nguy hiểm nhất thứ hai trên thế giới (ở Chicago,  máy xay thịt, của Hoa Kỳ, con số này chỉ có 19).
Lạm phát hàng năm ở Venezuela đạt 29%, đây là tỷ lệ cao nhất ở Mỹ Latin và một trong những chỉ số tồi tệ nhất trên thế giới.

Nếu trước đây đất nước này tiếp nhận những người nhập cư, thì bây giờ nó đã biến thành cổ máy tàn bạo trục xuất những người Venezuela có học vấn và kinh doanh ra khỏi lãnh thổ của mình. Theo một số số liệu thống kê, khoảng 500 nghin người vượt biên, trong đó 200 nghìn người định cư tại Hoa Kỳ. Họ ra đi cùng với những kiến thức của mình và, nếu được, với những đồng tiền của mình đến các quốc gia viễn cảnh hơn. Thiệt hại gây nên không thể được.
 
Mặc dù đây là đất nước được quản lý kém nhất ở châu Mỹ Latin, nơi trong những năm cầm quyền của Chavez, đã đóng cửa 107 nghìn xí nghiệp (trong tổng số - 600 nghìn), khoảng 55% người dân Venezuela đã bỏ phiếu cho cuộc sống buồn chán và tăm tối này tại các cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng Mười.

Tại sao ư? Bởi vì chính phủ đã chi một phần đáng kể thu nhập của mình cho cái gọi là "chi phí xã hội".  Khoảng ba mươi "sứ mệnh" đang nghiên cứu học tập, trợ cấp cho các sản phẩm tiêu dùng, điều trị bệnh nhân và phân phối các hỗ trợ vật chất ở mức độ cao nhất không hiệu quả, nhưng điều này đã đủ để mua phiếu bầu và tạo ra một mạng lưới chính trị rộng lớn các cử tri và những cái dạ dày hài lòng.

Người kế nhiệm Nicolas  Maduro được Chavez chỉ định liệu sẽ tuân thủ  mô hình tham nhũng và vô nghĩa, những khẩu hiệu kích động, đấu tranh giai cấp, một tinh thần chống Mỹ cuồng nhiệt, sự can thiệp ngày càng tăng của nhà nước vào mọi lĩnh vực của cuộc sống? Liệu ông này có tiếp tục phá vỡ các cơ sở sản xuất và phát triển vô tội vạ các hình thức trợ giúp xã hội mà nó chẳng dẫn đến điều gì ngoại trừ một nền độc lập và thái độ vô trách nhiệm của công dân?

Fidel Castro cũng muốn bảo vệ cuộc cách mạng o sòm này, tức là 10 tỷ dollars Cuba nhận được hàng năm từ chính phủ Venezuela để chi cho các khoản khác nhau, bao gồm hàng năm được cung cấp 115 nghìn thùng dầu. Những con số này đã được công bố bởi Viện Nghiên cứu Cuba, đặt tại Miami.

Nói  thật ra, khó mà hình dung rằng người kế nhiệm của ông Chavez, cho dù ông ta là người như thế nào, sẽ đi theo đường mòn do caudilo Bolivia sắp đặt. Nợ công của đất nước tăng từ 35% GDP vào năm 1998 đến 71% vào vào năm 2012. Sự sụt giảm giá dầu sẽ dẫn đến  thảm họa khủng khiếp.

Rõ ràng, rằng tại buổi lễ tiễn biệt với caudillo sẽ bắt đầu cuộc đấu tranh nghiêm trọng giành quyền lực giữa những người kế nhiệm tiềm năng. Không có ý kiến thống nhất về điều rằng ai sẽ tiếp quản quyền lực về tay mình và di sản của Chavez nằm ở đâu. Điều duy nhất rằng tất cả đều biết, rằng tất cả như thế, rằng đất nước đang đi theo con đường rất nguy hiểm.

Carlos Alberto Montaner

Bản gốc: Fidel Castro se despide de su amigo Hugo Chávez
 
Bản tiếng Việt: Kichbu Blog

 Kami - Thấy gì qua bài nói chuyện của Đại tá Trần Đăng Thanh?

Mấy ngày này, cộng đồng internet có những phản ứng dữ dội sau khi nghe /xem bài nói chuyện của ông Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các đối tượng lãnh đạo các cơ quan thuộc Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Sở dĩ ông Đại tá Trần Đăng Thanh bị phản ứng dữ dội từ các vị thức giả, cũng có lẽ vì sự chênh lệch về sự hiểu biết và kiến thức của ông ta so với họ có sự cách biệt đáng kể.
Điều đó đã khiến cho các vị đó nổi xung âu cũng là chuyện dễ hiểu, vì cán bộ tuyên huấn của đảng mà nói chuyện để cho vừa ý các vị thức giả kia thì chắc ông ta phải thuộc diện "phản động" (!?). Đó phải chăng là một đòi hỏi vô lý của chúng ta? Thú thực lúc đầu bản thân tôi đọc xong bài nói chuyện của Đại tá Trần Đăng Thanh, cá nhân tôi cũng bực tức và có suy nghĩ như mọi người về trình độ, nhân cách hay sự suy nghĩ lệch lạc, sai trái về lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc của ông ta. Nhưng nghĩ cho kỹ thì tôi thấy chúng ta cần bình tĩnh, phải suy nghĩ một cách nghiêm túc trên cơ sở đặt mình vào với tình hình thực tế trong nước, để thấy những cái mà chúng ta thu nhận được từ những thông tin trong bài nói chuyện đó. Điều đó có giá trị hơn là việc bới móc, chửi bới họ. Nhất là khi những điều ông Đại tá Thanh nói, được coi là những bí mật quốc gia, đã gây ngạc nhiên cho nhiều người, kể các nhà ngoại giao và giới phân tích bình luận chính trị quốc tế. Sau khi đọc kỹ bài nói chuyện của Đại tá Thanh (bỏ qua những chuyện vớ vẩn) và suy nghĩ, bản thân tôi rút ra một số điểm chính như sau:
1. Trình độ hạn chế và sự hiểu biết ít ỏi của đa phần các cán bộ tuyên huấn hiện nay
 Thực ra, cần hiểu nội dung thông tin những điều ông Đai tá Trần Đăng Thanh nói trong bài nói chuyện trên là điều thường thấy trong các bài giảng hay các bài nói trong các buổi nói chuyện chính trị mang tính đại trà. Các đối tượng nghe cuộc nói chuyện này là các đối tượng cán bộ trung cấp, do đó các thông tin được chuyển tải, cũng như cách nói chuyện sẽ được phép thoải mái hơn. Trong nội dung các buổi nói chuyện thường bao gồm hai phần, nội dung chính và nội dung phụ mà giảng viên được phép thêm bớt mang tính minh họa. Những nội dung chính đã được quán triệt trong đề cương, đó là kim chỉ nam giảng viên cứ bám vào đấy mà nói, mà dẫn chứng. Còn nội dung phụ thì giảng viên được phép thêm thắt các vấn đề chả chết ai cho sinh động, như vấn đề đảo Thổ chu hay vấn đề quốc tế Bắc Triều tiên, Iran v.v... thì vô tư mà nói. Cũng như chất lượng của báo cáo viên như ông Đai tá Trần Đăng Thanh cũng thuộc dạng xoàng, số những đại tá làm công tác tuyên huấn như ông Thanh thì có hàng ngìn người. Có lẽ nhiều người có lẽ bị "chóang" với chuỗi học hàm, học vị và danh hiệu của ông Thanh nên cảm thấy quan trọng hóa. Nếu chúng ta xem bài phát biểu tại Hội nghị Việt kiều lần thứ 2 tại Sài Gòn tháng 10 vừa qua của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn sẽ thấy trình độ và chất lượng buổi nói chuyện này hoàn toàn khác.
Cũng cần thông cảm cho trình độ hiểu biết của các tuyên truyền viên như Đai tá Thanh, vì họ ít có điều kiện tiếp cận với luồng thông tin đa chiều trên mạng như chúng ta, các thông tin họ thu nhận được thường xuyên chỉ dựa vào các phương tiện truyền thông chính thống của đảng. Do vậy, về tư duy của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều do giảng viên chính trị của đảng họ không có điều kiện cập nhật để nắm bắt và theo kịp các diễn biến tình hình chính trị trong nước và trên thế giới. Bởi chính họ là những cái loa phát ngôn chủ trương đường lối của đảng CSVN nên việc họ nói như đảng nói cũng là chuyện bình thường,  chả lẽ họ lại bảo đảng nói sai (!?). Chính vì điều đó nên họ vẫn luôn nghĩ rằng thính giả sẽ vẫn đón nhận những thông tin "quý" mà họ đưa ra như cách đây 10 năm trước. Mà họ không biết rằng giờ đây đòi hỏi của người nghe đã khác trước cả về tư duy và lượng thông tin đã thay đổi nhiều. Một phần vì do ngày nay có nhiều kênh thông tin để người dân có thể tham khảo hơn hơn trước, trong khi có vẻ nguồn lượng người nói vẫn thế không có gì thay đổi dẫn tới tình trạng người nghe dễ nhàm chán. Tóm lại, bài nói chuyện của ông Đai tá Trần Đăng Thanh bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội cũng vì nhiều điều từ ông Đại tá Thanh nói ra đã để lộ cho mọi người thấy rằng mặt bằng kiến thức của các sĩ quan chính trị bây giờ rất kém, nếu so với các đối tượng là trí thức có điều kiện tìm hiểu và nắm bắt các thông tin đa chiều trên mạng internet.

Thật ra, mọi người trút hết tất cả những sự bực tức lên đầu ông Trần Đăng Thanh thì cũng có phần hơi oan cho ông ta quá. Mà cần phải hiểu, ông Thanh hay bạn, hay tôi hay những người tương lai nằm trong danh sách những người đã, đang và sẽ được nhận cái cuốn sổ lương hưu ấy, ở cương vị của Đai tá Thanh thì ai cũng như ai đều phải "nghiêm túc" thực hiện và cũng phải “đấu tranh trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng”, nhằm bẻ gãy những “luận điệu xuyên tạc kích động” của “thế lực thù địch” mưu toan khơi động “diễn biến hòa bình”. như vậy cả mà thôi. Có trách thì phải trách người soạn bộ Đề cương tuyên truyền dùng để soạn giáo án, do những người ngồi ở cao hơn ở Tổng cục Chính trị. Có một điều là trong bài viết của nhà giáo Hà Văn Thịnh còn cho rằng ông Trần Đăng Thanh là người "chống lại Đảng và Nhà nước", trong khi chúng ta thường công kích rằng đảng CSVN và chính quyền của họ là những thế lực níu kéo sự phát triển theo quy luật (phản động) vậy sao chúng ta lại trút hết tất cả những sự bực tức lên đầu ông ta, một người đang chống cộng sản? Đây là một điều hết sức vô lý.

2. Là sự giải mã trong chính sách an ninh quốc phòng và đối ngoại của Việt nam...? 
Trong các bài viết về đề tài này trên mạng, có những nhận xét cho rằng buổi nói chuyện nói trên với một số người nghe quan trọng như vậy chứng tỏ ông Trần Đăng Thanh là người có thẩm quyền nói tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này có lẽ chưa đúng, vì buổi nói chuyện này dành cho các cán bộ hàng cán bộ trung cấp, thì các thông tin dạng "hàng chợ" đưa ra chẳng có gì đặc biệt hay mới mẻ cả. Việc cho rằng những điều mà ông Đại tá Thanh công khai là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam thì hơi vội vã. Có mới hay không là do tự mỗi người chúng ta không nắm bắt kịp thời hoặc do thiếu giác quan chính trị mà thôi.

Vì trong chiến tranh hay chính trị thường người ta có các vấn đề chiến lược và vấn đề chiến thuật. Về chiến lược thì những người cộng sản đồng nghĩa với độc tài, phi dân chủ chắc chắn sẽ không thể đồng hành với Hoa kỳ, một đất nước tượng trưng cho tự do, dân chủ và quyền con người. Ngược lại Trung quốc dù là kẻ thù truyền kiếp ngàn đời của dân tộc Việt nam, nhưng họ có chung lý tưởng, chung đường lối, kiểu cách cai trị giống nhau nên họ sẽ phải là bạn bè theo nguyên tắc "Ngưu tầm ngưu-Mã tầm mã". Nhưng những người cộng sản Việt nam hiện nay cũng đang ở tình trạng lúng túng, khó xử. Một mặt thì họ cũng hiểu bản chất thâm độc của anh bạn Trung hoa, nhưng đó cũng là chỗ dựa vững chắc cho đảng CSVN, những người cộng sản họ cũng biết nếu họ tự nguyện cúi đầu để làm một Trần Ích Tắc, một Lê Chiêu Thống thì kết cục của bọn họ sẽ ra sao, vì chắc chắn nhân dân Việt nam sẽ không thể chấp nhận. Nhưng nếu những người cộng sản coi quan hệ với Hoa kỳ là mối quan hệ mang tính chiến lược thì chính bản thân họ đã tự tuyên cho mình bản án tử hình.

Do vậy, những người cộng sản đã áp dụng chiến thuật ngoại giao của Việt nam theo chính sách ngoại giao con Dơi, theo lối "đi với Chuột thì bảo là Chuột, đi với Chim thì nhận là Chim". Đó là nguyên tắc của chính sách đối ngoại kiểu đu dây của chính quyền Việt nam, mà thực chất chỉ là biện pháp chiến thuật để tránh các mâu thuẫn và xung đột. Nghĩa là họ chơi trò dựa vào một bên để làm đối trọng với bên thứ ba, lặp đi lặp lại. Hiện trong số chúng ta, nhiều người tưởng chuyện người Mỹ dùng giải pháp thông qua con đường giáo dục, để dần dần thâm nhập và thu phục các thế hệ lãnh đạo Việt nam trong tương lai là giải pháp mà phía Việt nam đã chấp nhận. Cho dù điều này có thể thành công, nhưng sẽ mất đi nhiều thế hệ. Nó sẽ là chuyện của nhiều chục năm trước mắt chứ không phải chuyện của tương lai gần. Nếu hiểu được nguyên tắc này thì chúng ta sẽ thật bất ngờ khi các nhà ngoại giao hay các nhà bình luận phân tích chính trị quốc tế coi những điều ông Đai tá Trần Đăng Thanh công bố là những bí mật nhà nước (!?). Do đó không nên nghĩ rằng bài thuyết giảng của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh làm cho những nghi ngờ bấy lâu trong người dân được giải mã một cách trọn vẹn.

Việc họ dùng một cán bộ tuyên huấn là một ông Đại tá "trơn" với các danh hiêu, học hàm, học vị như Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng không có chức tước gì về mặt đảng và chính quyền cũng là một ý đồ có tính toán trước và cũng là chuyện ai muốn hiểu thế nào cũng được, không có gì là ghê gớm cả.

3. ... Hay chỉ là giải pháp chiến thuật, rút lửa đáy nồi ?
Nên nhớ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội  ở Việt nam hiện nay đang diễn biến rất xấu và hết sức phức tạp trên tất cả mọi phương diện, đặc biệt là về vấn đề kinh tế. Cái quan trọng nhất cho thấy qua bài nói chuyện của ông Đại tá Thanh là Đảng CSVN và chính quyền của họ đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ cận kề kiểu thù ngoài giặc trong, cộng với mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo trầm trọng hơn bao giờ hết. Nếu để ý, gần đây trên báo chí của nhà nước có đăng bài viết nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt nam của Chủ tịch Trương Tấn Sang với tựa đề "Mãi mãi là sao sáng dẫn đường", sẽ thấy các cụm từ "sự “tồn vong” của chế độ, bất ổn chính trị, sự hỗn loạn ..." được Chủ tịch Trương Tấn Sang lặp đi lặp lại nhiều lần. Cộng với cái bảo vệ tổ quốc thời XHCN là bảo vệ cái sổ hưu như của ông Đại tá Trần Đăng Thanh nói. Điều đó cho thấy sự sống còn của đảng CSVN trong thời điểm này đã trở thành là vấn đề hàng đầu. Người Việt ta thường nói, khi thiếu cái gì thì người ta hay nói đến cái đó, trong trường hợp này lại càng chính xác. Điều này càng nguy hiểm hơn đối với đảng CSVN nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông với Trung quốc trong thời gian này. Xem thêm "Tranh chấp Biển Đông: Tại sao ban lãnh đạo đảng CSVN im lặng?" để thấy việc cho rằng giữ lòng thù hận với Mỹ và cố xoa dịu những gì mà Trung Quốc đang làm, đã khiến nhiều người ngạc nhiên thì nó chỉ là một giải pháp tình thế, rút củi đáy nồi nhằm hạ nhiệt và giải tỏa sức ép của đảng CSVN. Bằng chứng là ngay sau đó tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi ngày 20/12/2012 vừa qua "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Ấn Độ can thiệp trong tranh chấp Biển Đông".

Từ những dẫn chứng trên cho thấy, bài nói chuyện của Đai tá Trần Đăng Thanh xảy ra trong thời điểm này và được tung lên mạng một cách "tình cờ" cũng như phát biểu của ông Nguyễn Thế Kỷ trong Hội nghị giao ban báo chí vừa rồi. Những sự kiện đó xảy ra vào thời điểm có các dấu hiệu cho thấy Trung quốc đang chuẩn bị dùng tàu Hải giám để kiểm tra các tàu thuyền chạy trên Biển Đông và triển khai kế hoạch cho lính giả ngư dân để tiến hành cướp một số hòn đảo của Việt nam trong khu vực quần đảo Trường sa là một việc làm hết sức không bình thường. Hình như đó là sự chủ định, nhằm tạo nhiễu thông tin và giảm áp lực của Trung quốc trên Biển Đông đang hết sức căng thẳng. Cũng có người sẽ hỏi tại sao những điều được ông Đai tá Trần Đăng Thanh công bố lại được coi là nhằm giảm áp lực từ phia Trung quốc, mà không phải là áp lực từ trong nước? Câu trả lời là, các áp lực từ trong nước đã được coi là có qua các trang báo mạng hay tình hình dân oan đã và đang làm cho hàng ngũ lãnh đạo ở Việt nam nhận thấy những cái đó là những nguy cơ tiềm ẩn, nhưng nó chưa có sức ép đáng kể, đủ mạnh như sức ép của Trung quốc trên Biển Đông.

Người ta thường nhắc đền một câu nói của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là "Đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy xem những gì cộng sản làm" theo tôi trong trường hợp này vẫn đúng. Vì các lãnh đạo cao cấp Việt nam lúc này họ nghĩ gì, có các ý đồ riêng tư gì cụ thể thì cỡ ông Đai tá Thanh và chúng ta làm sao mà biết được.

4. Về vấn đề sổ hưu một vấn đề quan trọng, không hề đơn giản 
Một vấn đề lớn khác, là chuyện ông Đại tá Trần Đăng Thanh khuyên mọi người "chúng ta phải bảo vệ sổ hưu của chúng ta" theo cá nhân tôi là cả một vấn đề lớn, nghiêm túc, sát thực tế và cũng cũng rất thật. Chính ra chúng ta cần phải cảm ơn ông Đại tá Trần Đăng Thanh, chứ đừng phê phán, nó không hề là điều "khủng khiếp" như có người nói. Xin hỏi bạn có bao nhiêu % người dám đánh đổi cả mức thu nhập cuối đời của mình khi nghỉ hưu ở tuổi già cho việc thay đổi chế độ hiện tại bằng chế độ mới? Ai hay chính đảng nào dám tuyên bố chấp nhận và sẽ thực hiện điều này?

Bỏ qua phạm trù đạo đức, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc, nó không chỉ đơn giản là chuyện một vài triệu bạc của một người trong một thời điểm nào đó. Mà cần phải coi đó chính là cái vấn đề quan trọng nhất, của một số đông trong một thời gian dài của những người ở tuổi già, mà phần lớn các cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh hay các thành phần khác đang hưởng chế độ nghỉ hưu quan tâm nhất. Cá nhân tôi cho rằng, những điều ông Đại tá Trần Đăng Thanh nói như thế là rất thực tế, văn minh chả thua gì các nước dân chủ trong quá trình đưa ra các chính sách kinh tế xã hội khi vận động tranh cử. Con người ta không phải là ông thánh, nên bất cứ cái gì thì cũng phải có thực mới vực được đạo, phải bảo vệ quyền lợi cá nhân và con cái của ngườii dân đầu tiên thì họ mới theo, mới ủng hộ. Đây là vấn đề mà các đảng chính trị đối lập phải suy nghĩ nghiêm túc, không giải quyết được vấn đề này thì không thể có sưc thuyết phục quần chúng trong việc tập hợp lực lượng.

Kết:
Nói cho cùng, những người làm công tác tuyên truyền viên như ông Đại tá Trần Đăng Thanh thì thời nào cũng thế, cũng như những người làm nghề trình dược viên hay bán hàng đa cấp vì nó là một cái nghề. Nghề các bộ tuyên huấn cũng vậy, tùy đối tượng mà họ có các cách tiếp cận khác nhau và khả năng thuyết phục thì tùy khả năng của mỗi người. Với mặt bằng dân trí như hiện tại ở trong nước, dù cho chúng ta có phản ứng bất kể như thế nào thì những điều ông Đại tá Trần Đăng Thanh nói ra thì hiện nay ước chừng có khoảng trên 60% dan chúng vẫn tin tưởng vào những điều mà ông ta nói, đặc biệt là tầng lớp cán bộ hưu trí và giới trẻ. Điều này là sự thách thức đối với phong trào dân chủ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phát hiện ra sự lúng túng trong chính sách đối ngoại và lo lắng trước các nguy cơ bất ổn của các nhà lãnh đạo Việt nam.

Đồng thời, cần phải tuyên truyền cho đông đảo các tầng lớp nhân dân hiểu rõ quan điểm của những người cộng sản hết sức coi trọng công tác chính trị. Với họ thì quản lý con người thì phải quản lý được về mặt tư tưởng mới là thành công, ngược lại chỉ quản lý được con người mà không quản lý được về mặt tư tưởng thì hoàn toàn là thất bại. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng như vậy, nên hầu hết các thông tin nhạy cảm xuất hiện trên các kênh thông tin của nhà nước đều bị bóp méo theo hướng có lợi cho đảng. Từ đó dẫn tới tình trạng làm cho người đọc hiểu và nhận thức sai, lệch lạc các vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Sống với cộng sản giả hiệu đã khó, mà hiểu được những gì cộng sản đang nói và làm mới là điều càng khó hơn. Nhất là từ bao năm qua chính sách tuyên truyền của họ, với cách nói một đường làm một nẻo như họ thường làm đã làm chúng ta khó mà suy đoán. Nhưng như thế không có nghĩa là cần phải quan trọng các thông tin như những điều mà ông Đại tá Thanh nói, vì thực ra đối với người dân trong nước nó là những vấn đề hết sức bình thường.

Ngày 22 tháng 12 năm 2012

© Kami

————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Tàu Hải Tuần của TQ sẽ thi hành lệnh 'bắt giữ' tàu thuyền trên Biển Đông?

Trung Quốc vừa cho biết họ đã cử tàu Hải Tuần 21, thuộc loại chuyên đi đại dương và có bãi đáp cho trực thăng ra vùng Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.

Tin của Tân Hoa Xã từ Hải Khẩu 27/12/2012 cho hay tàu Hải Tuần, có tầm hoạt động tối đa mà không cần tiếp liệu bốn nghìn hải lý (7.408 km), thuộc sự quản lý của Cơ quan An toàn Hàng hải của tỉnh Hải Nam.

Quan chức Bộ Giao thông Trung Quốc được trích lời tàu sẽ "theo dõi an toàn lưu thông hàng hải, điều tra các sự cố trên biển, phát hiện ô nhiễm, thực hiện công tác tìm kiếm cứu hộ và thi hành các công ước quốc tế".

Tàu Hải Tuần 21 cũng từng đóng vai trò 'đối ngoại' cho Trung Quốc
Nhưng điều này hiện đã gây ra lo ngại trên một số tờ báo tại Việt Nam vì chuyến tuần tra diễn ra ngay trước ngày mà Trung Quốc đặt ra lệnh cho tàu của họ bắt giữ tàu thuyền 'vi phạm chủ quyền' của họ ở Biể̉n Đông từ năm mới 2013.
Gây nghi ngại
Tàu Hải Tuần 21, hạ thủy năm 2002, cũng từng đóng vai trò 'đối ngoại' cho Trung Quốc với các nước láng giềng, kể cả các quốc gia mà sau này tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc lên cao.

Hồi tháng 5/2010, tàu này đã từ Thượng Hải sang thăm Nhật Bản "để cùng hợp tác với cơ quan an toàn hải hải của Nhật Bản", theo các bản tin quốc tế thời gian đó.

Các chuyến tuần tra Biển Đông của tàu Trung Quốc thường gây ra sự chú ý lớn của dư luận trong vùng.
"Việc tàu Hải tuần 21 được giao cho tỉnh Hải Nam đồng thời triển khai xuống Biển Đông gây nhiều nghi ngại "
Báo chí Việt Nam cũng đã đăng tin về chuyến 'tuần tra' của tàu Hải Tuần 21 này.
Trang VnExpress cùng ngày còn viết, "tháng trước, Hải Nam ra một bản quy chế sửa đổi về an toàn hàng hải ven biển, trong đó có quy định cho phép các tàu tuần tra của tỉnh này quyền tiếp cận, trục xuất các tàu mà họ cho là vi phạm quy định".

"Văn bản này khiến nhiều nước có tranh chấp trên Biển Đông - như Philippines và Việt Nam - phản đối. Nó cũng gây sự chú ý và lo ngại trong giới chuyên gia về luật biển và an ninh trong khu vực."

Còn trang web của báo Thanh Niên thì viết:

"Việc tàu Hải tuần 21 được giao cho tỉnh Hải Nam đồng thời triển khai xuống Biển Đông gây nhiều nghi ngại bởi nó diễn ra ngay trước thời điểm một quy định của tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát khám xét và bắt bớ tàu nước ngoài trong vùng biển mà tỉnh này tuyên bố là hải phận có hiệu lực từ ngày 1/1/2013".

Hôm thứ Ba 25/12 vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng của Việt Nam có bài viết dài trên trang Bấm Quân Đội Nhân dân, nhắc về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

Tướng Vịnh viết "Việt Nam không muốn thấy những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc".

Theo ông, các tuyên bố, ứng xử này "làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên".

(BBC)

2012 : Năm ‘con giòng cháu giống’ lên lãnh đạo Đông Bắc Á

Bà Park Geun Hye vẫy chào những người ủng hộ tại Seoul ngày 19/12/2012.
Bà Park Geun Hye vẫy chào những người ủng hộ tại Seoul ngày 19/12/2012. (REUTERS/Kim Hong-Ji)

Không hẹn mà gặp, năm 2012 đã chứng kiến sự ‘đăng quang’ của 4 tân lãnh đạo tại vùng Đông Bắc Á : Kim Jong Un ở Bắc Triều Tiên, Tập Cận Bình ở Trung Quốc, Park Geun Hye ở Hàn Quốc và Shinzo Abe ở Nhật Bản. Đặc điểm chung của 4 nhân vật này là họ đều thuộc diện ‘con giòng cháu giống’, tức là xuất thân từ các gia đình từng là lãnh đạo quốc gia trước đây. Đối với Việt Nam, nước đang bị Trung Quốc lấn lướt dữ dội trên vấn đề Biển Đông, nhân vật cần chú ý nhất không ai khác hơn là Tập Cận Bình.

Theo nhiều nhà phân tích, thành phần xuất thân của bốn người này sẽ có một ảnh hưởng nhất định trên chính sách đối ngoại của quốc gia mà họ lãnh đạo, đặc biệt là trong bối cảnh giữa các nước này còn nhiều vết thương lịch sử chưa được chữa lành, những vết thương mà cha ông họ từng góp phần gây ra.

Kim Jong Un, tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên, là cháu nội của Kim Il Sung, người sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhân vật được ca ngợi như là đã đóng một vai trò quyết định trong việc giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách thực dân Nhật.

Tập Cận Bình, người hiện đã trở thành lãnh đạo số một của Trung Quốc, là con trai của Tập Trọng Huân, một ‘anh hùng cách mạng’ của đảng Cộng Sản Trung Quốc mà tính chính đáng bắt nguồn từ cuộc đấu tranh đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc.

Đối lập với hai người trên là Shinzo Abe, người vừa chính thức trở lại làm thủ tướng Nhật Bản vào hôm qua, 26/12, là cháu trai của Nobusuke Kishi, một bộ trưởng trong thời chiến đã từng tham gia vào việc cai trị vùng Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng. Đây là một gia đình từ đời ông đến đời cháu, đều không ngần ngại biện minh cho nước Nhật thời đế quốc.

Riêng tại Hàn Quốc, tân Tổng thống vừa được bầu là bà Park Geun Hye, con gái của Park Chung Hee, cựu Tổng thống độc tài đã đưa đất nước vươn lên về mặt kinh tế, đã bình thường hóa bang giao với Nhật Bản vào năm 1965, nhưng bị ám sát chết vào năm 1979. Trước lúc qua đời, cha tân Tổng thống Hàn Quốc từng hai lần bị điệp viên Bắc Triều Tiên mưu sát, và trong một lần vào năm 1974, chính mẹ của bà Park Geun Hye bị trúng đạn tử thương.

Với bốn người cầm lái mới như trên, bang giao giữa các nước Đông Bắc Á cần phải được chú ý theo dõi, đặc biệt là quan hệ Nhật Hàn và Nhật Trung đang bị vấn đề tranh chấp biển đảo khuấy động. Nhìn rộng ra toàn khu vực, sự kiện đáng quan tâm nhất tuy nhiên lại là ý hướng của tân lãnh đạo Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang càng lúc càng tỏ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei.

Trong bài phỏng vấn dành cho RFI, ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ), ghi nhận là việc cha mẹ làm chính trị, rồi con cũng làm chính trị theo là điều phổ biến khắp nơi chứ không riêng ở châu Á. Có điều là ở các thể chế độc tài như Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc, vấn đề ‘cha truyền con nối’ dễ dàng hơn là ở các nước dân chủ.

Đáng chú ý nhất trong các tân lãnh đạo Đông Bắc Á, theo ông Ngô Nhân Dụng, chính là bà Park Geun Huye, một con người được cho là rất bình dị, cho dù là con gái của một nhà cựu độc tài Hàn Quốc.

Điều đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam tuy nhiên là sự kiện tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại là một người rất thân cận với giới tướng lãnh Trung Quốc, mà giới tướng lãnh này không ngần ngại gây sự với các nước láng giềng, để thúc đẩy lợi ích của họ.
Ngô Nhân Dụng / Trọng Nghĩa (RFI)
 

Biển Đông:Thái Lan 'phò' Trung Quốc vì lợi ích kinh tế

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Reuters)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Reuters)

Trong những năm gần đây Thái Lan đã liên tiếp có lập trường rất thuận lợi cho Trung Quốc trên những vấn đề liên quan đến Biển Đông, can hệ trực tiếp đến 4 quốc gia Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.Thái độ của Bangkok rất rõ trong cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh (07/2012), khi Ngoại trưởng Thái Surapong Tovichakchaikul đã tỏ quan điểm có lợi cho Bắc Kinh, nói rằng không nên để căng thẳng ở Biển Đông tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Từ Bangkok, Arnaud Dubus, thông tín viên phụ trách khu vực giải thích thêm về lập trường của Thái Lan :

Arnaud : Không thể nói là Bangkok lúc nào cũng thể hiện thái độ thân Trung Quốc. Chính sách ngoại giao Thái Lan luôn luôn mang tính cơ hội chủ nghĩa, thích nghi với tình hinh để có lợi nhất cho mình và đôi khi quên đi các liên minh và nguyên tắc. Đó là đường lối ngoại giao ‘gió chiều nào theo chiều ấy’ và đứng về phiá người mạnh nhất.

Trong vấn đề Biển Đông, Thái Lan là nước không có quyền lợi trực tiếp. Ngược lại Thái Lan lại dựa vào Trung Quốc để phát triển kinh tế của mình trong tương lai. Các tài liệu chính thức của Thái Lan chỉ nêu bật Trung Quốc như là đối tác kinh tế ưu đãi của Thái Lan, không rắc rối như Châu Âu hay thậm chí Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chiến lược đó, Bangkok mong muốn gìn giữ những mối quan hệ tốt, hữu hảo với Bắc Kinh. Cho dù không đi xa như Phnom Penh - đã hậu thuẫn thẳng thừng quan điểm của Bắc Kinh trên vấn đề tranh chấp Biển Đông, về mặt nội dung, Thái Lan có quan điểm tương tự như Cam Bốt, nhưng trau chuốt hơn về mặt hình thức

RFI : Người ta cũng thấy rõ là Thái Lan không có vai trò nặng ký trên các vấn đề khu vực như vấn đề Biển Đông hiện nay. Trong quá khứ, Thái Lan có như vậy hay không ?

Arnaud : Không phải lúc nào cũng như thế. Thực ra, trong thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2006, khi ông Thaksin Shinawatra làm thủ tướng, Thái Lan có vai trò trí đầu tàu lãnh đạo tại Đông Nam Á. Thaksin đã đề ra nhiều sáng kiến và diễn đàn và tích cực can dự vào những vấn đề khu vực. Cho dù vấn đề Biển Đông thời ấy chưa nổi cộm, nhưng chắc chắn là Thaksin sẽ đứng ra lèo lái khu vực trên hồ sơ đó.

Phải nói là nền ngoại giao Thái Lan hiện nay đặc biệt kém cỏi, tồi tệ nhất trong vòng hàng chục năm nay. Nguyên do bắt nguồn một phần từ cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan đã dai dẳng từ sáu năm nay.

Cũng không có gì là ngạc nhiên khi những gương mặt sáng giá nhất trong guồng máy ngoại giao Thái Lan thích làm việc ở nước ngoài nhiều hơn là ở trong môi trường ngột ngạt của Thái Lan. Đó là trường hợp của ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, hay Supachai Panitchapakdi, Tổng giám đốc hiện tại của UNCTAD.

Ngành ngoại giao Thái Lan hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, hoàn toàn thiếu vắng sáng kiến, và biểu hiện của tình trạng khủng hoảng đó là việc Thái Lan hầu như lúc nào cũng về hùa với quan điểm của kẻ có vẻ mạnh mạnh ơn, tức là Bắc Kinh.

RFI : Thái độ này của Thái Lan ảnh hưởng ra sao đến khu vực ?

Arnaud : Hệ quả đầu tiên là Thái Lan hoàn toàn phục vụ chiến lược của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh muốn tránh không cho hồ sơ này được thảo luận trong một khuôn khổ đa phương, nơi họ có thể gặp rắc rối.

Chiến thuật của Trung Quốc đến nay là trì hoãn mọi giải pháp và sử dụng phương pháp áp dặt sự đã rồi, điều mà chúng ta đã thấy qua tình hình căng thẳng gần đây trên hòn đảo (bãi Scaborough) mà cả Bắc Kinh lẫn Manila đều tuyên bố chủ quyền. Bangkok hỗ trợ chiến lược này.

Thái độ này của Thái Lan có thể phản tác dụng, bởi vì nó có nguy cơ làm mất uy tín của vương quốc đối với các đối tác khác trong ASEAN. Với thái độ công khai thân Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN vào tháng Bảy, Cam Bốt đã nổi lên thành một quốc gia bù nhìn của Bắc Kinh. Bangkok có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự, nếu nó không sớm điều hòa lập trường của mình.

Nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, ta đang chứng kiến sự phát triển của một nghịch lý. Các thành viên ASEAN như Cam Bốt và Thái Lan càng nhấn mạnh là vấn đề Biển Đông không nên được thảo luận trong ASEAN, những căng thẳng trong nội bộ ASEAN càng mạnh mẽ hơn.

Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực quan trọng nhất đang đặt ra cho các nước thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á sau vấn đề tái lập hòa bình ở Cam Bốt vào đầu những năm 1990. Nếu không kịp thời giải quyết, thì có thể là sự tồn tại, hay ít ra là uy tín của ASEAN bị đe dọa.
Arnaud Dubus / Mai Vân (RFI)
 

Vệ tinh Bắc Đẩu của TQ cho cả châu Á

Sơ đồ trên BBC News về cách vận hành của mạng vệ tinh

Trung Quốc đã mở mạng lưới định vị vệ tinh nội địa của mình cho các hoạt động thương mại trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bắc Đẩu, được đặt tên theo vì sao thuộc chòm Đại Hùng Tinh, cho phép người dùng dịch vụ thay thế cho hệ thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ (GPS).

Trước đây, mạng lưới này chỉ phục vụ quân đội và chính phủ Trung Quốc.
Một phát ngôn viên nói rằng Bắc Đẩu nhắm vào 70-80% thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực định vị, tính đến năm 2020.

Cục Định vị Dẫn đường Vệ tinh Trung Quốc nói thêm rằng đến khi đó, mạng lưới này cũng nhằm cung ứng dịch vụ trên toàn cầu.

Kế hoạch phát triển

Các quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Đẩu có thể xác định vị trí của người dùng chính xác tới phạm vi 10 mét, tốc độ di chuyển tới 0,2m/giây và đồng bộ hóa tín hiệu đồng hồ cực nhanh (50 phần tỷ giây).

Hiện tại, các con chip nhận tín hiệu từ Bắc Đẩu thì đắt giá hơn nhiều lần so với các thiết bị GPS có tính năng tương đương.

Trung Quốc đang muốn bước vào thị trường vệ tinh toàn cầu

Tuy nhiên, giả sử như giá thành trong tương lai hạ, chính phủ Trung Quốc tin rằng các nhà sản xuất sẽ làm được các con chip cài đặt vào thiết bị bên cạnh các sản phẩm được làm cho hệ thống định vị của Hoa Kỳ, nhằm giúp người dùng nhận được dịch vụ có chất lượng cao hơn.

Sáu vệ tinh hiện đã được đưa vào quỹ đạo, nhưng các quan chức nói họ có kế hoạch bổ sung thêm 40 vệ tinh nữa vào hệ thống trong vòng một thập niên tới, China Daily đưa tin.

Phóng vệ tinh

Các nhà điều hành vệ tinh ước tính thị trường vận tải, dự báo thời tiết và các dịch vụ viễn thông sử dụng tín hiệu của Bắc Đẩu có thể có trị giá lên tới 200 tỷ nhân dân tệ, tương được 32 tỷ đô la Mỹ, tính đến năm 2015.

Tuy nhiên, đa phần người ta cho rằng mục tiêu khác nữa của dự án chính là tham vọng của Trung Quốc, không muốn dựa vào một hệ thống do nước ngoài điều hành, vốn có thể bị cắt đi khi có xung đột.

Nước này gần đây đã phô trương máy bay tàng hình do trong nước sản xuất tại Hội chợ Hàng không Quốc tế tổ chức tại Trung Quốc, là loại máy bay cần dựa vào các thông tin định vị khi hoạt động.

Bắc Đẩu là một trong số các lựa chọn thay thế đang được phát triển về dịch vụ định vị vệ tinh.

Nga đang xây dựng hệ thống Glonass để sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự.

Trung Quốc đã hoàn thiện công nghệ phóng vệ tinh để đưa Bắc Đẩu lên quỹ đạo

Hệ thống này hiện có 23 vệ tinh đang hoạt động trong quỹ đạo. Tuy nhiên, một tường thuật mới đây trên báo Nước Nga Ngày nay nói rằng Bộ Quốc phòng Nga đã bảo lưu dự án, sau khi có một vụ bê bối tham nhũng và các vấn đề về kỹ thuật.

Liên hiệp Âu châu (EU) cũng đang xây dựng mạng lưới riêng của mình, Galileo. EU bắt đầu gửi các tín hiệu thử nghiệm từ vệ tinh thứ ba vào hồi đầu tháng; mỗi hệ thống cần có ít nhất là bốn vệ tinh để đảm bảo xác định được một vị trí nhất định.

Hãng quốc phòng của Anh, BAE Systems, đang thực hiện hệ thống có tên gọi Navsop, dựa vào hàng trăm các tín hiệu có sẵn, gồm cả các loại tín hiệu dùng sóng radio, TV, wi-fi và điện thoại di động.

BAE nói một khi hoàn thành, hệ thống của họ sẽ đem đến "kết quả hoạt động tuyệt siêu" so với các hệ thống định vị vệ tinh chuyên dụng, đắt tiền hơn. Tuy nhiên, hãng chưa công bố ngày đưa dịch vụ vào sử dụng.

(BBC)

Biển Đông đang mất gần hết san hô

Tranh chấp chủ quyền góp phần làm san hô ở Biển Đông bị thu hẹp

Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc khiến cho các rặng san hô nước này bị thu nhỏ lại mất ít nhất là 80%, một nghiên cứu chung với Úc công bố hôm thứ Năm.

Hãng tin AFP nói rằng các nhà nghiên cứu mô tả mức thiệt hại và bị tàn phá là "rất u tối".

Các khoa học gia từ Trung tâm Nghiên cứu San hô của Úc và từ Viện Hải dương học Hoa Nam Hải (South China Sea Institute of Oceanology) nói cuộc khảo sát của họ về các rặng san hô ở Trung Hoa lục địa và ở Biển Đông cho thấy mức độ suy giảm đáng báo động.

"Chúng tôi thấy các đám san hô đã bị suy giảm xuống ít nhất là 80% ở dọc vùng duyên hải Trung Hoa lục địa và ở đảo Hải Nam gần đó," nghiên cứu được phát hành trong ấn bản mới nhất của tạp chí Bảo tồn Sinh học ( Bấm Conservation Biology).

"Tại các đảo san hô và các quần đảo trên Biển Đông, nơi có sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền, diện tích san hô đã bị giảm với mức trung bình từ trên 60% đến 20% trong vòng 10-15 năm qua," bản nghiên cứu nói thêm.

Sự phát triển ở khu vực duyên hải, tình trạng ô nhiễm và nạn đánh bắt cá quá mức đi liền với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của quốc gia khổng lồ ở Á châu này là những nguyên nhân chính, các tác giả viết.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích biển Đông

Tình trạng này được mô tả là "một bức tranh u tối về sự suy giảm, suy thoái và bị hủy hoại."

"Sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc đã dẫn tới nhiều vấn đề về môi trường, gồm cả việc mất đi môi trường sống do sự phát triển vùng duyên hải, mức độ đánh bắt cá bừa bãi và do tình trạng ô nhiễm," bản nghiên cứu nói.

Tranh cãi chủ quyền

Việc san hô biến mất nhiều tại Biển Đông - nơi các rặng san hô trải rộng chừng 30.000 km vuông - còn do sự quản lý yếu kém bởi các nước tranh chấp chủ quyền.

Đã có một số công viên đại dương được hoạch định nhằm bảo tồn khu vực, nhưng tác giả Terry Hughes nói chúng quá nhỏ và nằm cách xa nhau quá nhiều, cho nên không giúp ích gì nhiều cho việc bảo vệ san hô.

"Cơ hội phục hồi các rặng san hô tại Biển Đông đang nhanh chóng khép lại, do tình trạng suy giảm được tiết lộ trong bản nghiên cứu này," ông nói.

Hơn 30 năm phát triển kinh tế không kiềm chế đã gây ra những lỗ hổng tàn phá môi trường của Trung Quốc; nước này phải gánh chịu một số cảnh ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới, ở cả không khí, nguồn nước và đất, các nghiên cứu toàn cầu nói.

Một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm giữ từ 1947

Sự tàn phá đó khiến cho người dân địa phương tức giận và đã xảy ra một số cuộc biểu tình, trong đó có những cuộc nhằm đòi hủy bỏ hoặc hoãn việc xây dựng các nhà máy mới.

Chính phủ nước này cũng đã đưa ra một lộ trình nhằm chuyển đổi mô hình phát triển của Trung Quốc sang hình thức thân thiện với môi trường hơn và ít phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế hơn.

Biển Đông có vai trò chiến lược quan trọng, là nơi có một số trong các tuyến hải hành quan trọng nhất thế giới và cũng là nơi được cho rất giàu trữ lượng tài nguyên.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các vùng nước ở biển này, vào tận gần sát bờ các quốc gia láng giềng.

Điều này khiến cho các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam lên tiếng phản đối trong lúc căng thẳng đã nổ ra liên tục những năm gần đây liên quan đến các ngư trường, hoạt động hải giám, quyền tự do hàng hải và các cuộc tập trận.
(BBC)

Ngoại giao VN “xông đất” lãnh đạo Asean

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, đã từng là đại diện của phái đoàn Việt Nam tại LHQ.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh sắp tiếp quản ghế Tổng thư ký Asean.

Ông Lê Lương Minh, 60 tuổi, sẽ là người Việt đầu tiên đảm nhiệm vai trò đại diện cho 10 quốc gia tại các diễn đàn ngoại giao đa phương khu vực và quốc tế cho nhiệm kỳ 2013-2017.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, đã từng là đại diện của phái đoàn Việt Nam tại LHQ, sẽ chuyển tới trụ sở Ban Thư k‎ý Asean tại Jakarta nơi ông sẽ làm việc với khoảng 260 nhân viên.

Kể từ khi thành lập vào năm 1976, 10 năm sau khi Asean được thành lập, Ban Thư k‎ý Asean từng được xem là nơi có vai trò điều phối theo “cơ chế lỏng”.

Thực ra Ban Thư k‎ý lúc đó không phải là tổ chức có thể kiểm soát các hoạt động và đặt ra nghị trình cho Asean bởi các ngoại trưởng và các ủy ban Asean của từng nước thành viên vẫn đóng vai trò lấn át.

Người ta cho rằng công việc của Tổng thư ký từng nặng về vai trò như "một kênh thông tin", hay nói cách khác là “người đưa tin cao cấp” giữa thủ đô các nước.

Sau khi Asean thông qua Hiến chương của khối vào năm 2008, vai trò và nhiệm vụ hành chính của Ban Thư k‎ý được mở rộng với ngân sách hàng năm khoảng 15 triệu đôla.
"Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh, trong đó có những vấn đề lớn của quốc tế như duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề xung đột ở các khu vực"
Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

Vai trò của Tổng Thư k‎ý cũng được gia tăng, tức là kể từ đó có thể có tiếng nói đại diện cho Asean.

Tuy nhiên cũng có ‎ý kiến cho rằng Hiến chương Asean chưa định nghĩa một cách rõ ràng chức năng của các cơ quan trong Asean và vì vậy chưa phát huy được hiệu quả tại một tổ chức mà hiện dùng tới 10 thứ ngôn ngữ để trao đổi, nhóm họp tới hàng trăm cuộc lớn nhỏ hàng năm.

"Thực thi nhiệm vụ Tổng thư ký ASEAN không hề dễ dàng, nhất là trước những cơ hội và thách thức, cả từ truyền thống cũng như những thách thức mới nảy sinh”, ông Ngô Quang Xuân cựu Đại sứ Việt Nam tại LHQ được truyền thông trong nước dẫn lời.

Tuy nhiên ông Xuân bày tỏ tự hào về người đồng nghiệp khi đảm nhiệm qua nhiều lần mà ông mô tả là “xông pha trận mạc” tại các lò tôi luyện tại LHQ và WTO, hai cơ chế quan trọng của ngoại giao đa phương.

Trong khi đó Bộ trưởng Phạm Bình Minh được báo VietnamNet dẫn lời nói "Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh, trong đó có những vấn đề lớn của quốc tế như duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề xung đột ở các khu vực" .

‘Cầm cân nảy mực’

Asean đối thoại với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Một trong những yếu tố được xem là rào cản trong hợp tác giữa các nước Asean với nhau và giữa Asean với bên ngoài chính là nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước thành viên.

Nếu trước đây chủ để cải cách của Miến Điện luôn phủ bóng lên các hội nghị thượng đỉnh của khối thì tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông gần đây là trở ngại hợp tác rõ ràng.

Những gì diễn ra tại Bấm Phnom Penh trong lần họp Thượng đỉnh gần đây đã gây Bấm một số bất bình, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.

Không giống như Campuchia, Brunei, nước sẽ nắm ghế chủ tịch luân phiên Asean tới đây, sẽ được đặt ra nghị trình họp cho cấp bộ trưởng cho tới hội nghị thượng đỉnh của giới lãnh đạo khối.

Với dân số chỉ khoảng 400 ngàn, Brunei cũng là quốc gia tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông và giới quan sát trong vùng nói Brunei có thể có lập trường mạnh hơn với những tuyên bố của Trung Quốc.

Trên phương diện kinh tế, Asean sẽ vẫn phải tiếp tục tăng tốc để hướng tới khuôn khổ hợp tác có tên Cộng đồng Kinh tế Asean, vốn đã và đang bị trễ theo lịch nghiêm trọng.

Bất ổn kinh tế thế giới, Hoa Kỳ, và cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực dùng euro sẽ vẫn có tác động tới nhiều nơi trong đó có các nước Asean, nơi trao đổi mậu dịch và dịch vụ lớn với các đối tác này.

Giới quan sát cho rằng 2013 sẽ là năm có tính mấu chốt đối với Asean. Những thách thức từ năm trước chưa giải quyết xong còn đó và tranh chấp chủ quyền chưa hết căng thẳng.

Đó là chưa kể tới nhân quyền, chủ đề mà một số nước thành viên bị phương Tây coi là có những vi phạm nghiêm trọng mặc dù Asean đã thông qua Bấm tuyên bố về nhân quyền.
(BBC)

Luật sư của Điếu Cày kêu gọi tòa phúc thẩm xem xét khách quan cáo trạng

Blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và AnhbaSaigon

27.12.2012
Theo dự kiến, phiên phúc thẩm xét kháng cáo của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG sẽ diễn ra vào 7 giờ rưỡi sáng ngày 28/12.

Tối ngày 27/12, người đại diện pháp lý bảo vệ cho blogger Điếu Cày, luật sư Hà Huy Sơn, cho biết:

‘Chiều nay, tôi đã làm việc với ông Hải 1 tiếng. Sức khỏe ông ấy, theo tôi cảm nhận, cũng như lần trước. Tinh thần ông ấy chuẩn bị sẵn sàng cho phiên tòa.’

Luật sư Sơn nhấn mạnh đến 3 điểm chính mà ông sẽ tập trung trong phiên phúc thẩm ngày 28/12:

‘Tại phiên tòa này, tôi sẽ đưa ra các chứng cứ như cáo trạng và kết luận điều tra nêu lên. Họ cáo buộc ông ấy tội cầm đầu là không khách quan. Thứ nhất là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do tồn tại tới 37 tháng mà trong thời gian ấy, ông Hải có tự do chỉ 7 tháng đầu thôi. Ba mươi tháng sau Câu lạc bộ vẫn tồn tại, không thể lấy các hành vi của các thành viên cáo buộc có liên đới đến ông sau khi ông ấy đã bị bắt rồi. Điều này không hợp lý. Vai trò của ông Hải trong Câu lạc bộ ấy cũng hạn chế thôi trong khi tòa sơ thẩm nói ông cầm đầu, chỉ huy thế này thế khác. Tôi cho rằng Hội đồng Xét xử, nếu khách quan, cần phải xem xét tới các yếu tố này. Một vấn đề nữa là trước nay Viện Kiểm sát vẫn truy tố ông Hải theo khoản 2 về ‘gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’. Hồ sơ vụ án chưa thể hiện được, Viện Kiểm sát chưa chứng minh được hậu quả gì và tại sao lại ‘nghiêm trọng’. Hội đồng Xét xử cần phải xem xét một cách khách quan.’

Trong khi đó, người nhà của blogger Điếu Cày cho biết, như phiên sơ thẩm trước đây, chính quyền đang tìm mọi cách cản trở không cho họ tham dự phiên xử được gọi là ‘công khai’.

Bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày:

‘Từ hôm qua tới nay họ đóng chốt đầy dưới sân của chung cư và bên kia đường rất nhiều an ninh mật vụ. Họ còn đến nhà đưa tôi giấy mời ngày mai lên phường làm việc. Nhưng tôi đã nói thẳng là chúng tôi không làm việc vào ngày mai vì tôi phải ra tòa trong phiên xử ông Nguyễn Văn Hải. Tôi không nhận giấy mời của họ. Phiên xử luật sư cho biết diễn ra 7 giờ 30 phút. Giấy họ mời tôi làm việc lúc 7 giờ, tức cùng ngày và sớm hơn nửa tiếng so với phiên tòa bắt đầu.’

Bà Tân cũng không tin là công lý sẽ được thể hiện trong phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày:

‘Tôi nghĩ dù y án hay giảm án cũng chỉ là một bước đi chính trị của đảng cộng sản thôi. Đây là một con bài chính trị. Tất cả những người này đấu tranh phản đối việc xâm lấn của Trung Quốc, chứ họ chẳng có chống phá gì cái nhà nước này.’

Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam phóng thích ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận và các nhân quyền căn bản được thế giới công nhận mà chính phủ Hà Nội cũng đã tự nguyện cam kết tôn trọng với quốc tế.

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 9 vừa qua, ba blogger Điếu Cày, AnhbaSG, và Tạ Phong Tần lãnh tổng cộng 26 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ liên quan đến 26 bài viết mà Việt Nam cho là ‘chống phá, xuyên tạc, phục vụ cho âm mưu diễn biến, lật đổ nhà nước trước mắt và lâu dài.’
Trà Mi-VOA

Nguyễn Hưng Quốc - Năm 2012: Năm của ý thức địa - chính trị

Nếu năm 2012 là năm của châu Á, đó cũng đồng thời là năm ý thức địa-chính trị (geopolitics) trở thành ý thức chủ đạo trong các suy nghĩ về chính trị của người Việt.

Cho đến gần đây – và cả hiện nay nữa, với rất đông người, kể cả giới lãnh đạo trong nước – yếu tố chủ đạo trong cách tư duy về chính trị vẫn là ý thức hệ. Người ta phân vùng thế giới theo những khác biệt về ý thức hệ. Người ta phân biệt bạn thù cũng theo ý thức hệ. Trong cái gọi là ý thức hệ ấy, hai luồng chính là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Nga và Đông Âu, giới cầm quyền Việt Nam cố níu kéo nó, dù không còn tự tin như trước nữa. Có điều, cách suy nghĩ cũ vẫn còn rất đậm nét trong đầu óc họ. Bất chấp Trung Quốc đối xử với họ thế nào, họ vẫn thấy gần gũi với Trung Quốc hơn hẳn các nước khác. Lý do: cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội.

Nhưng đó chỉ là một quan niệm đã lỗi thời. Mở đầu cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1983, Benedict Anderson đã chỉ ra điều đó: Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia vào năm 1978 và giữa Việt Nam và Trung Quốc vào đầu năm 1979 là hai cuộc chiến tranh lớn đầu tiên giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa trên thế giới (không kể các cuộc chiến tranh can thiệp vào nội bộ của nhau ở Đông Âu trước đó). Hai cuộc chiến tranh này cho thấy, trong quan hệ quốc tế, ý thức hệ, ngay cả những ý thức hệ được huyền thoại hóa, thậm chí, tôn giáo hóa, như chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, không quan trọng bằng ý thức dân tộc và quyền lợi quốc gia.

Bài học năm 1978 và 1979, một lần nữa, lại lặp lại trong những năm gần đây. Là hai trong năm quốc gia cuối cùng còn theo chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, bất chấp những lời lẽ ngụy biện vụng về của Việt Nam, vẫn là một thứ quan hệ tranh chấp gay gắt. Trung Quốc không ngừng gây hấn và uy hiếp, thậm chí, đã thực sự xâm lược vùng biển của Việt Nam. Campuchia cũng vậy. Trên nguyên tắc, Campuchia không còn là quốc gia xã hội chủ nghĩa, nhưng đảng do Hun Sen lãnh đạo và cũng là đảng đang cầm quyền hiện nay, Đảng Nhân Dân Campuchia, vốn là hậu thân của đảng cộng sản. Bản thân Hun Sen cũng là một người cộng sản, hơn nữa, lại là người được Việt Nam đưa lên nắm quyền. Năm 1984, khi còn là bộ trưởng ngoại giao, Hun Sen đã cho xuất bản cuốn sách lên án Trung Quốc thậm tệ: Tội ác chống Campuchia của giới lãnh đạo Trung Quốc (The Chinese Rulers’ Crimes against Kampuchea). Vậy mà, gần đây, trước sự ve vãn và mua chuộc của Trung Quốc, Hun Sen đã thay đổi hẳn thái độ: Ông và chính phủ của ông sẵn sàng bỏ rơi Việt Nam để ngả theo Trung Quốc, đóng vai một con cờ chính của Trung Quốc trong âm mưu phân hóa khối ASEAN và vô hiệu hóa nỗ lực của Việt Nam dùng khối ASEAN để giảm thiểu áp lực từ Trung Quốc. Tất cả những sự thay đổi ấy đều không liên quan gì đến ý thức hệ cả. Mà chỉ xuất phát từ quyền lợi.

Những chuyện như vậy, hầu như bất cứ người nào tỉnh táo và có suy nghĩ độc lập đều nhận ra.

Nhưng cái gì sẽ thay thế yếu tố ý thức hệ trong các quan hệ chính trị thế giới? Dĩ nhiên vẫn là kinh tế. Lý do liên kết cũng như phân hóa trong quan hệ giữa nước này và nước khác, nghĩ cho cùng, vẫn là do các quyền lợi kinh tế. Bàn cờ chính trị thế giới đang thay đổi và sẽ càng ngày càng thay đổi chủ yếu xuất phát từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc âm mưu xâm chiến các vùng biển ở phía nam cũng như phía đông nước họ chủ yếu cũng là để bảo đảm các con đường hàng hải phục vụ cho nền kinh tế nước họ. Các nước khác trong khu vực cương quyết chống lại âm mưu xâm lấn ấy cũng là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ (bên cạnh vấn đề ý thức dân tộc).

Nhưng kinh tế lại gắn liền với địa lý, do đó, chính trị cũng càng ngày càng gắn liền với địa lý, từ đó, hình thành khái niệm địa-chính trị (geopolitics) để chỉ mối quan hệ tương tác giữa các quyền lợi và chính sách quốc gia, giữa từng quốc gia và khu vực cũng như giữa khu vực và toàn cầu.

Từ góc nhìn địa-chính trị, không có quốc gia nào thực sự cô lập và có khả năng phát triển một cách cô lập. Mỗi quốc gia đều chịu sự tương tác với các quốc gia khác. Colin S. Gray, giáo sư về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược của Mỹ, cho mọi sinh hoạt chính trị, tự bản chất, đều là địa-chính trị vì chính trị nào cũng đều diễn ra trong một bối cảnh địa lý nhất định.

Lâu nay, chúng ta vẫn có thói quen nhìn và giải thích chiến tranh Việt Nam thời 1954-75 từ góc độ tinh thần dân tộc (thống nhất đất nước) và ý thức hệ (phát triển chủ nghĩa xã hội trong cả nước). Thật ra, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh ấy, cũng như chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia và Việt Nam và Trung Quốc chính là yếu tố địa-chính trị. Không phải ngẫu nhiên Mỹ chọn miền Nam Việt Nam làm một tiền đồn trong trận tuyến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản (xin nhớ đến thuyết domino phổ biến thời ấy). Cũng không phải ngẫu nhiên mà, trong thời kỳ đầu của chiến tranh, không phải Liên Xô mà chính Trung Quốc mới là nước giúp đỡ miền Bắc nhiều nhất: Họ cần miền Bắc làm tấm đệm che chắn biên giới của họ. Càng không phải ngẫu nhiên, sau đó, đặc biệt sau 1975, Liên Xô lại tích cực giúp đỡ Việt Nam: Họ cần bao vây Trung Quốc, đối thủ chính của họ.

Những gì xảy ra trong quá khứ càng sẽ lặp lại trong hiện tại bởi, do xu hướng toàn cầu hóa, vai trò của địa-chính trị càng nổi bật. Chính trị Việt Nam sẽ không phải và thực chất không thể chỉ được quyết định bởi người Việt Nam. Việt Nam chỉ là một khâu trên bàn cờ chính trị rộng lớn của thế giới, ở đó, nó có hai chức năng chính: một là tồn tại một cách độc lập; và hai là đóng vai làm quân bình cán cân quyền lực trên thế giới. Không phải lúc nào hai chức năng ấy cũng song hành với nhau. Chỉ cần một chút vụng về hay yếu đuối của giới lãnh đạo, chức năng thứ hai có thể sẽ lấn át hoàn toàn chức năng thứ nhất: trong trường hợp ấy, Việt Nam chỉ còn là một con cờ thí của người khác. Tuy nhiên, không thể nhân danh chức năng thứ nhất để hư vô hóa chức năng thứ hai: Khi thế giới đã là một mạng lưới, không ai có thể thoát khỏi ảnh hưởng của sự tương tác, đặc biệt từ các cường quốc. Ở đây, vấn đề là sự quân bình. Để đạt được sự quân bình ấy, cần hết sức khôn ngoan.

Ý niệm địa chính trị khá phức tạp. Một dịp khác, chúng ta sẽ phân tích tiếp. Ở đây, chỉ xin nhấn mạnh một điểm: Một suy nghĩ mang tính chiến lược cho tương lai Việt Nam không thể không lưu ý đến sự tương tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như của nền chính trị toàn cầu.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín - Túi nợ, núi nợ và…hai 'của nợ'

Nợ, nợ của nhà nước, nợ của quốc gia, nợ của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh, nợ của Ngân hàng Nhà nước, của hế thống ngân hàng tư, nợ các nước cho ta vay đến kỳ phải trả, nợ xấu và nợ không…đang là đề tài bàn luận sôi nổi trên báo chí, giữa các nhà kinh tế trong và ngoài nước, trong phiên họp Quốc hội vừa qua.

Tổng Bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng nói rõ rằng có hai vấn nạn mang tầm vóc quốc gia, đó là quốc nạn tham nhũng và món nợ quốc gia nặng nề chồng chất đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tất nhiên Bộ Chính trị cố tình quên tai họa bành trướng, lẽ ra phải là nguy cơ nghiêm trọng nhất của quốc gia.

Có nhà kinh tế am hiểu tình hình dự đoán trong năm 2013 nợ quốc gia ở Việt Nam sẽ trở thành một quả bom nổ chậm, chưa biết bùng nổ lúc nào – cũng có thể ngay trong năm 2013, như nhà kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa ở California phỏng đoán. Chuyên gia về thống kê của Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt cho rằng thống kê nợ quốc gia của Việt Nam chưa đầy đủ, không đáng tin cậy vì trên thực tế, cuối cùng, chính ngân sách nhà nước sẽ phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh. Đây sẽ không phải là một đống nợ chồng chất lên nhau, mà là một núi nợ khổng lồ, có thể đè gẫy vai, sụm lưng một nền kinh tế còn ốm yếu.

Một chuyên gia kinh tế khác, Tiến sỹ Trần Vinh Dự, cũng có cách nhìn rõ ràng, đầy đủ, khi cho rằng sau các bữa tiệc kinh tế mấy năm trước, nay là thời kỳ quét dọn rác rưởi lưu cữu, trong đó rác rưởi khủng khiếp nhất là các khoản nợ, mà trong các món nợ thì khủng khiếp nhất là các khoản nợ xấu - hay còn gọi là nợ thối, nợ bướu, vì không có cách nào trả nổi, cứ theo thời gian lãi mẹ đẻ lãi con lãi cháu, thì nợ đầm đìa sẽ bùng nổ, không một ngân sách nào kham nổi.

Trong khi đó Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng các khoản nợ quốc doanh ngày càng phình to nhanh chóng trong khi chưa có một giải pháp nào để giảm nợ, dãn nợ tỏ ra hữu hiệu. Sau khi chính phủ không đưa ra được một giải pháp nào có hiệu quả tại phiên họp Quốc hội vừa rồi, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh báo động là «không thể trường diễn mãi tấn bi hài kịch quá đắt giá này». Lần đầu tiên chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải công nhận rằng nợ công hiện đã đạt đến 55,2 % GDP (giá trị tổng sản phẩm quốc gia) năm 2011 - và nếu cộng vào các khoản nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh thì món nợ ấy đã bằng hơn 100% GDP. Một số nước khác cũng mắc một số nợ cao tương tự, nhưng họ có dự trữ và tiềm năng để thanh toán, trong khi nước ta thì dự trữ quốc gia quá mỏng, do nạn lãng phí khủng khiếp và số tài sản của quốc gia rơi vào túi của đảng CS, vào túi đảng viên có chức có quyền do nạn tham nhũng là không sao ước lượng nổi.

Thật ra vấn đề thảo luận liên miên về nợ, về những con số chính xác, minh bạch, công khai của các khoản nợ là rất khó; nợ đáo hạn, quá hạn là bao nhiêu, nợ nhà nước là ở mức nào, cách hoãn nợ, đảo nợ, khất nợ, dãn nợ ra sao… sẽ mãi mãi là mớ bòng bong rối tung rối mù nếu không có giải pháp cơ bản, có hệ thống, từ nền tảng chính trị của chế độ đến nền tảng sở hữu của nền kinh tế - tài chính.

Nói cách khác, không thể nào giải quyết được tận gốc gói nợ khổng lồ hay núi nợ quốc gia khủng khiếp hiện tại nếu không có gan cắt bỏ cái «của nợ ý thức hệ»: chủ nghĩa Mác- Lênin. Chính cái ý thức hệ lạc hậu này đã đẻ ra một đảng chi tiêu vô tội vạ, không có ai kiểm soát, thanh tra, xử phạt khi cần, không chịu cho ai thay thế khi đã tỏ ra bất lực thối nát.

Về kinh tế, nếu cứ duy trì mãi cái «của nợ sở hữu kinh tế», coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế, cho phép Ngân hàng Nhà nước một mình bao biện hết ngành tài chính - tiền tệ của đất nước, thì không bao giờ có thể giảm nợ, chưa nói đến chuyện thoát nợ.

Các nhà kinh tế lão luyện đến từ Đức, Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ…đều cho rằng nhược điểm lớn nhất ở Việt Nam về kinh tế là thiếu một cái nền tự do kinh doanh của tư nhân, tạo nên hàng triệu đơn vị kinh tế cá thể ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, trên cơ sở đó mà hình thành những đơn vị kinh tế - tài chính tập trung hùng mạnh của cả tư doanh và quốc doanh cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng. Những công ty tập trung dùng các đơn vị tư doanh làm chân rết cộng tác, hợp tác với nhau một cách hài hòa theo hợp đồng, theo luật định.

Ở Việt Nam, khi phần lớn các tập đoàn quốc doanh, các tổng công ty quốc doanh nối gót nhau phá sản, thì đồng thời hơn 50 vạn đơn vị kinh tế vừa và nhỏ, phần lớn của tư nhân, cũng phá sản theo, là hình ảnh đầy đủ nhất của sự bế tắc về kinh tế, bắt nguồn từ bế tắc về lý luận, do cái «của nợ ý thức hệ Mác - Lênin » và cái «của nợ về kinh tế quốc doanh là chủ đạo» gây nên.

Vào những ngày cuối năm này, hãng Bloomberg loan tin cho biết năm nay Việt Nam đạt tỷ lệ phát triển thấp nhất trong 13 năm qua, kể từ năm 1999, chỉ bằng 5,03 %.

Tại phiên họp Quốc hôi vừa qua, chính phủ cho biết nợ xấu của quốc gia đã đạt mức kỷ lục là 200 ngàn tỷ đồng; nếu cộng cả nợ xấu của các cơ sở quốc doanh mà nhà nước trên thực tế phải gánh vác là 200 ngàn tỷ đồng + 200 ngàn tỷ đồng = 400 ngàn tỷ đồng. Vẫn chưa hết. Theo chủ tịch Quốc hội, người từng giữ chức bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, thì tất cả các món nợ xấu cộng lại, đặc biệt là nợ xấu của hệ thống ngân hàng nữa thì là 400 ngàn tỷ + 400 ngàn tỷ nữa là = 800 ngàn tỷ, nếu tính cả các khoản nợ xấu lưu cữu đã đến hạn thì hiện nay quả núi nợ của Việt Nam là vừa tròn 1 triệu ngàn tỷ đồng (con số 1 tiếp theo là 15 con số 0).

Một triệu ngàn tỷ đồng quả thật là một quả núi lớn, cao và nặng. Tính theo hối suất hiện nay, một triệu ngàn tỷ đồng tương đương với 50 tỷ đôla Mỹ. Tuy nhiên đây vẫn được coi là con số thấp hơn thực tế khá nhiều.

Trong cảnh nợ nần như chúa chổm như thế, khả năng đảo nợ, hoãn nỡ của Việt Nam là cực kỳ hạn chế, sân chơi không còn rộng, vay mượn đang bí thế, trong khi dự doán về năm 2013 là rất bi quan.

Chỉ có một lối thoát duy nhất: Đó là phải có một quyết định lịch sử, quả đoán, mạnh mẽ, đoạn tuyệt ngay với cái «của nợ kinh khủng nhất đã phá sản triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức hệ», từ bỏ ngay tiếp theo cái «của nợ phương châm kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo», từ đó mà thực hiện tự do kinh doanh một cách rộng rãi.

Đó là biện pháp mầu nhiệm duy nhất để phục hưng nền chính trị đa nguyên và nền kinh tế tự do đa thành phần.

Vào những ngày cuối năm, những tin rất đáng lo ngại xuất hiện tới tấp. Nhiều công ty nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đóng cửa bỏ chạy lấy người, tiêu biểu là công ty Sylver Star của Hàn Quốc chuyên ngành dệt may, cùng với hơn 10 công ty FDI khác trên địa bàn Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Dương, không còn có mặt ở Việt Nam nữa. Đúng vào dịp Giáng Sinh tàu Cái Lân 4 thuộc công ty Vinashinlines có 22 thủy thủ Việt Nam bị giữ lại ở cảng Kolkata, Ấn Độ, do mắc nợ quá hạn không trả. Rồi sẽ có nhiều tàu nữa đi ra nước ngoài có thể bị giữ để xiết nợ.

Túi nợ, đống nợ, nợ chồng nợ chất, biến thành núi nợ khổng lồ là hậu quả tất yếu của đường lối chính trị và phương châm kinh tế được lãnh đạo đảng CS Việt Nam kiên định, khi mà thành quả phát triển chui phần lớn vào túi các phe nhóm lợi ích cá nhân nắm quyền cao chức trọng. Xem ra không có giải pháp nào khả dĩ, ngoài cách thực hiện ngay ý chí của toàn dân, đó là ném ngay vào sọt rác hai «của nợ» về ý thức hệ và phương châm kinh tế đã gieo rắc bao tai họa cho đất nước và dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

'Tự diễn biến đã và đang đe dọa sự tồn vong của Đảng'

(vẫn không hiểu nổi thế lực thù địch là bọn nào, cây ngay không sợ chết đứng, tại sao thế lực thù địch tung tin xuyên tạc mà một bộ phận không nh... lại tin vậy???? Các cụ có câu: Không lửa lấy đâu ra khói!!!)

Hàng chục nhà khoa học, nhà lý luận đã có mặt tại cuộc hội thảo bàn việc nhận diện và phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.

Phát biểu tại cuộc hội thảo khoa học ngày 27/12, tiến sĩ Vũ Văn Phúc (Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản) nhận định, do nhiều nguyên nhân, nhất là do âm mưu chống phá, chiến lược "diễn biến hòa bình" mà một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những người này thờ ơ, dao động về tư tưởng chính trị, bàng quan trước vận mệnh của Đảng, dân tộc, thờ ơ trước khó khăn của đất nước, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, tham nhũng, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...

Theo ông, một số cán bộ, đảng viên, trong đó có người trước đây từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền có những ý kiến lệch lạc; đòi đa nguyên, đa đảng, phủ nhận những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, cộng tác với thế lực thù địch, phản bội lại lợi ích dân tộc.

"Tình trạng này chính là một biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", tiến sĩ Phúc nói.
Hơn 60 năm tuổi đảng và từng giữ nhiều trọng trách, nhà báo Hữu Thọ trăn trở về chất lượng của đội ngũ đảng viên hiện nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Là Ủy viên Hội đồng lý luận trung ương, tiến sĩ Vũ Văn Phúc khẳng định, qua thực tiễn, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cơ bản do không ngăn chặn kịp thời nguy cơ "tự diễn biến", dẫn tới "tự chuyển hóa" chế độ chính trị. Bài học này cho thấy nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Lấy ví dụ cụ thể về tình trạng thụ động của 20 triệu đảng viên đảng cộng sản Liên Xô dẫn tới sự sụp đổ của đảng (trong khi chỉ gần 5 triệu đảng viên đã làm nòng cốt cho chiến thắng phát xít), nhà báo Hữu Thọ trăn trở về "chất lượng đảng viên" hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từng giữ nhiều cương vị cao trong Đảng, đảng viên lão thành này cho rằng, trong đội ngũ đảng viên "không ít người né tránh, chọn cách ngậm miệng, chọn thái độ im lặng trước những biểu hiện suy thoái, xuống cấp".

Ngoài ra, ông cũng đặt vấn đề về quy trình cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát của người dân và đảng viên khi có những vấn đề hệ trọng của đất nước mà "đảng viên, người dân không được hỏi ý kiến".

Theo trung tướng Vũ Hải Triều (Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh 2, Bộ Công an), phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chủ yếu là công việc nội bộ. "Không ai hiểu mình bằng chính mình. Ta phòng ta, chống ta là chính chứ địch chỉ là một phần thôi", trung tướng nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga, các thế lực bên ngoài đang tung nhiều thông tin sai lệch nhằm tạo sự đối lập giữa Đảng và nhân dân. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Nhiều năm làm công tác đối ngoại, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga lại cho rằng, đây là một nguy cơ có thật chứ "không phải là ta tự huyễn hoặc". Theo bà, các thế lực chống đối, phá hoại từ bên ngoài đang tung ra rất nhiều thông tin sai lệch về Việt Nam, nhằm mục tiêu tạo nên sự đối lập giữa Đảng với nhân dân, làm xói mòn niềm tin của người dân.
Bà Nga kiến nghị, trong hoàn cảnh hiện nay, các cơ quan công quyền nói chung và lĩnh vực đối ngoại nói riêng cần chủ động cung cấp thông tin một cách minh bạch, rõ ràng.
Nguyễn Hưng
(VnExpress)

Lời kêu gọi thực thi Quyền con người theo Hiến pháp Việt nam

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người.
Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88 BLHS.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành quyền con người ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN VÀO
“LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM”
(83 người ký)
clip_image002
clip_image004
clip_image006
Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
clip_image008
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)
clip_image010
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
clip_image012
Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
clip_image014
Hồ Ngọc Cứ, luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
clip_image016
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
clip_image018
Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
clip_image020
Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
clip_image022
André Menras – Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp - Việt (ADEP), Pháp
clip_image024
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
clip_image026
Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
clip_image028
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
clip_image030
Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
clip_image032
Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cán bộ Cựu kháng chiến, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
clip_image034
Hiền Thục, nghệ nhân mỹ thuật ứng dụng, nhà báo, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt
clip_image036
Trần Minh Thảo, Đà Lạt
clip_image038
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
clip_image040
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
clip_image042
clip_image044
clip_image046
Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới,TP HCM
clip_image048
Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tông biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng
clip_image050
Nguyễn Trọng Huấn, KTS, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
clip_image052
Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động
clip_image054
Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
clip_image056
clip_image058
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật, TP HCM
clip_image060
Trần Hải, kỹ sư, TP HCM
clip_image062
Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
clip_image064
Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
clip_image066
clip_image067
Vũ Thị Phương Anh, công dân Việt Nam, TP HCM
clip_image069
Nguyễn Quốc Vũ, Cộng hòa Czech
clip_image070
Nguyễn Mạnh Cường, doanh nhân, Cộng hòa Czech
clip_image072
Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
clip_image074
Phạm Hữu Uyển, Cộng hòa Czech
clip_image076
Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975)
clip_image078
Vũ Quang Việt, TS, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
clip_image080
Nguyễn Bá Thuận, chuyên gia vận trù và dự báo, Đan Mạch
clip_image082
Lưu Trọng Văn, nhà báo,TP HCM
clip_image084
Đào Duy Chữ, TS, TP HCM
clip_image086
Phạm Gia Minh, nhà báo, Hà Nội
clip_image088
Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội
clip_image090
Nguyễn Trác Chi, hành nghề tự do, TP HCM
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.

Uyên Vỹ - Chuyện nhỏ trước phiên tòa 3 blogger bạn tôi

Một ngày sau lễ Giáng Sinh và hai ngày trước phiên tòa phúc thẩm xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg của CLB Nhà báo Tự do... trong khi dư âm của ngày lễ lớn với những lời chúc An lành mà mọi người gửi cho nhau chưa kịp tan thì các sĩ quan an ninh và công an lại tìm đến gia đình tôi. Tất nhiên, không phải họ đến để chúc mừng Giáng Sinh hay để thăm hỏi về sức khỏe công dân. Sự xuất hiện khá đường đột của họ luôn có nhiều mục đích mà mục đích chính là về phiên tòa xét xử những người bạn tôi ngày 28/12.
Sở dĩ tôi nói "đường đột" là thế này. Khoảng 14 giờ trong khi vợ tôi đi làm, tôi một mình chăm sóc con cái và vừa ngả lưng xuống giường nghỉ ngơi đôi chút thì người nhà báo tin có mấy công an thường phục và sắc phục đến tìm. Họ đã tự tiện mở cổng, bước vào nhà trong khi cha mẹ già yếu của tôi đang nghỉ trưa.
Tôi từ chối tiếp họ vì sắp đến giờ cho con trai bú sữa (bình), (con trai của tôi mới hơn 4 tháng tuổi, cháu bé khi vừa sinh ra đã phải cấp cứu trong bệnh viện vì bệnh tật, thời gian nằm bệnh viện nhiều hơn ở với cha mẹ) nhưng họ cương quyết ngồi chờ ở phòng khách, từ chối vài lần không được, họ còn đòi lên tận phòng ngủ để gặp mặt tôi.
Bước xuống phòng khách, tôi thấy một đại úy công an khu vực một "sếp" an ninh thường phục (người này tôi đã gặp mặt vài lần), tôi hỏi vì sao họ lại làm phiền công dân như vậy, thì họ rút ra "giấy triệu tập đương sự" của tòa án tối cao về phiên xử sắp tới mà tôi là một nhân chứng. Quá ngạc nhiên, tôi nói rằng giấy triệu tập này với nội dung và số công văn 13552 là y hệt như nhau tôi đã nhận được qua đường "chuyển phát nhanh, báo phát ghi số" của bưu điện trước đó hơn 10 ngày, không hiểu tòa án làm việc theo kiểu nào mà "buồn cười" như vậy. Viên sĩ quan an ninh bảo "buồn cười vì sao? ". Tôi đáp vì cả 2 giấy triệu tập đều có phần phụ để tôi ký nhận và cả hai đều để trống tên người giao, thời gian giao... vậy nay họ đến giao để tôi ký nhận. Tôi bảo việc nhỏ như thế chỉ cần anh công an khu vực đưa thêm để tôi ký vào là xong, nhận thêm 1 giấy triệu tập nữa cũng không sao.
Viên sĩ quan an ninh cười cười rút ra mấy bài báo in ra từ website của Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế (VRNs), một bài về việc thông báo sẽ xử 3 bloggers Sài Gòn (trong đó có ảnh chụp giấy triệu tập tôi đã nhận qua bưu điện). Anh ta hỏi có phải tôi đã tung bản chụp giấy này lên mạng hay không, tôi bảo giấy này tôi "khoe" cho nhiều người, còn việc đưa lên website VRNs thì không do tôi. Nội dung bài báo phần liên quan đến tôi đều chính xác, tôi không có điều gì phàn nàn. Anh an ninh lại rút ra một bài khác, cũng từ VRNs nội dung "Các blogger Việt Nam được vinh danh vì đã dấn thân cho nhân quyền", anh ta hỏi có phải do tôi viết hay không, tôi liền lật cho anh ta xem cuối bài báo có in rất rõ dòng chữ "Human Right Watch - gửi trực tiếp cho VRNs", anh an ninh liền hỏi tôi có biết về việc "được vinh danh" này hay không? Ai thông báo? Nhận tiền chưa... Tôi xác nhận đã biết việc này thông qua internet, tiền thì chưa đến tay, bao nhiêu cũng không rõ. Anh ta hỏi tôi có suy nghĩ thế nào về bài báo, tôi hỏi lại ý anh ta muốn đề cập đến nội dung nào vì bài báo có nhiều thông tin, anh ta liền chỉ ngay dòng tựa đề "dấn thân cho nhân quyền", tôi xác nhận tôi có "dấn thân cho nhân quyền" điển hình là quyền làm người, quyền công dân của tôi đã nhiều lần bị xâm phạm. Sau đó tôi kể cho anh ta nghe việc cách đây vài tháng tôi chở vợ đang mang thai gần ngày sinh đi học Anh văn đã bị nhân viên an ninh, ngăn cản từ đầu ngõ, đi ngang đường bị ép xe, đến trường bị bao vây, đe dọa... đến nỗi vợ tôi phải bỏ học và cả trường học hoang mang lo sợ. Tôi chỉ anh công an khu vực và nói, chính những người ép xe, đe dọa tôi đã ngồi uống cafe với anh công an này. Anh công an khu vực chỉ im lặng. Anh an ninh liền nói đó chỉ là "một vụ việc nhỏ", tôi trả lời rằng chỉ cần một vụ việc nhỏ của cá nhân và vợ con tôi đã đủ chứng minh vì vợ tôi đã làm đơn tố cáo lên công an phường thì không ai nhận đơn, gửi đơn qua bưu điện đến công an thì không ai trả lời. Tôi đã nhiều lần lên tiếng trên truyền thông về những hành vi vi phạm nhân quyền không chỉ cá nhân tôi mà còn về nhiều trường hợp khác. Tất cả đều đúng sự thật.
Viên sĩ quan an ninh liền chuyển qua đề tài khác, anh ta hỏi tôi có dự định đi tham dự phiên tòa không, tôi đáp dĩ nhiên là tôi sẽ đi, đây là phiên tòa xử những người bạn tôi. Tôi mong muốn có mặt để làm chứng cho sự thật. Anh an ninh nói phiên tòa sơ thẩm xử tù 3 blogger này là "đúng tội" và hỏi ý kiến của tôi thế nào. Tôi đáp ngay "Tôi cho rằng cả 3 blogger này là người yêu nước, họ không có tội, tòa án nên trả tự do ngay lập tức cho họ". Nghe vậy, viên sĩ quan đanh nét mặt lại, anh ta nói khi tham dự phiên tòa, mong tôi sẽ có thái độ làm cho phiên tòa diễn ra tốt đẹp. Tôi nói tôi chắc chắn sẽ không dùng phiên tòa để nhục mạ, gây rối, hay phỉ báng ai. Tôi sẽ chỉ nói sự thật, làm chứng cho sự thật. Nếu lời của tôi trong phiên tòa bị "kỹ thuật volum" làm giảm đi thì tôi sẽ nói to hơn để cử tọa nghe được (!). Viên an ninh liên tục nhắc tôi nên xử sự "phải đạo" để tình hình không trở nên "xấu đi". Tôi hỏi lại, ý anh ta nói "xấu đi" có nghĩa gì? Anh ta không trả lời, tôi nói tiếp nếu để phiên tòa không "xấu đi" có nghĩa là phiên tòa sẽ tốt đẹp theo nghĩa công lý sẽ được thực thi. Tôi rất mong công lý sẽ được thực thi trọn vẹn và tôi cũng mong anh đừng cho người ngăn cản, ép xe hay dùng bạo lực khi tôi đến phiên tòa, tôi hỏi anh ta có hứa như vậy không, anh ta liền tránh đi và nói "tôi không phải là người làm nhiệm vụ đó, tôi là cơ quan an ninh điều tra và chỉ là người tống đạt giấy triệu tập". Tôi nói, anh ta không phải là nhân viên tòa án sao lại làm chuyện đó, nếu tòa án cần người giao giấy triệu tập thì đó chính là anh công an khu vực đang có mặt ở đây. Anh an ninh liền chuyển sang hỏi thăm sức khỏe con trai tôi, bệnh tình thế nào, có dự định đưa đi nước ngoài để chữa bệnh không... Tôi nói, người cha nào cũng mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con mình, và mọi chuyện còn tùy thuộc vào diễn biến bệnh tình của con tôi.
Đã đến giờ cho con ăn, tôi nói đã hết giờ nói chuyện, tôi cần chăm lo cho con trai. Hai viên sĩ quan ra về.
Uyên Vũ
(Blog Uyên Vũ)

Tỷ phú Soros chuyên gia lật đổ sang Việt nam làm gì?

Nhiều người sửng sốt khi thấy George Soros, tỷ phú giàu thứ 22 thế giới, chuyên gia lật đổ các chế độ độc tài bất ngờ xuất hiện ở Hà Nội.
Xuất hiện tại một nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội vào tối 26/12, tỷ phú huyền thoại ăn vận giản dị trong bộ vest tối màu cùng sơ mi trắng. Nhiều người nhận ra George Soros, nhân vật từng khuynh đảo thị trường tài chính nước Anh vào năm 1992 và được mệnh danh là một trong những nhà đầu tư thông thái nhất, nên đã không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh.

Doanh nhân Nguyễn Cảnh Bình (thứ 2 từ trái sang) và ông Lê Quốc Vinh (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng tỷ phú Soros.
 
Một vài bức ảnh chụp chung đang được lan truyền trên mạng, với những nhân vật khá nổi tiếng trong nước như ông Nguyễn Cảnh Bình - Tổng Giám đốc Alpha Books, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT Le Media. Cả hai doanh nhân này còn dùng bữa với tỷ phú George Soros tại nhà hàng.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, ông chủ Alpha Books cho đăng một tấm hình đang cùng George Soros trò chuyện bên bàn ăn. "Tối nay tình cờ và may mắn được ngồi nói chuyện suốt 2 tiếng với bác George Soros", ông Nguyễn Cảnh Bình viết. Trong bữa ăn, người giàu thứ 12 nước Mỹ đã kể nhiều câu chuyện cho các vị khách về các nhân vật nổi tiếng ở Mỹ như Tổng thống Obama, tỷ phú Warren Buffett.

Doanh nhân Phan Tất Thứ, sáng lập viên công ty KNV cũng chia sẻ lên Facebook một bức ảnh khác chụp bữa ăn đáng nhớ cùng tỷ phú Mỹ trong tối 26/12.

Nhiều đồn đoán được đưa ra về mục đích chuyến đi lần này của vị tỷ phú Mỹ. Nhiều người cho rằng ông sang Việt Nam để tư vấn tài chính, có người lại đồn rằng ông sang để xuất bản sách vì thấy ông ngồi ăn cùng Tổng giám đốc công ty sách. Tuy vậy, ông Lê Quốc Vinh cho hay mục đích chuyến đi của George Soros sang Việt Nam chỉ đơn giản là du lịch dịp lễ Giáng sinh.

 George Soros ăn tối cùng các doanh nhân Việt.

Sinh ngày 12/8/1930, George Soros là tỷ phú Mỹ gốc Do Thái và là chủ của quỹ đầu tư mang tên chính mình (Soros Fund Management). Được mệnh danh là một trong những tỷ phú thông thái nhất nước Mỹ, "phi vụ" nổi tiếng nhất của ông là kiếm được 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tài chính nước Anh năm 1992. Hiện  ông xếp hạng 22 trên bảng theo dõi người giàu thế giới của tạp chí Forbes, với tổng tài sản 19 tỷ USD tính đến tháng 9 vừa rồi.

Tổng thống Syria xin tị nạn ở Venezuela

(đây là hành xử của Lái súng Gấu béo đây)

Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang tìm đường tị nạn ở Venezuela, tờ Akşam của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin hôm 27-12.

 
Ông Assad sẽ tới Venezuela tị nạn? Ảnh: Reuters
Những suy đoán thời gian qua về bước đi tiếp theo của vị tổng thống quốc gia Trung Đông đang chìm trong xung đột xoay quanh việc ông sẽ xin tị nạn ở một số nước, trong đó có Nga và các quốc gia Mỹ Latin.

Moscow đã bác bỏ hoàn toàn những đồn đoán cho rằng họ sẽ mở cửa với người đứng đầu quốc gia từng là đồng minh này, song những thông tin mới nhất từ giới chức Venezuela đã xác nhận yêu cầu nói trên của Assad.

Theo tờ Akşam, Bộ Ngoại giao Venezuela đã nói với các quan chức ngoại giao Ankara rằng Tổng thống Assad đã gửi thư cho Tổng thống Venezuela Hugo Chavez nhằm xin tị nạn chính trị.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu Venezuela có chấp nhận yêu cầu của Tổng thống Assad. Caracas trước đó từng lên tiếng thừa nhận “quan hệ anh em lâu dài” giữa ông Chavez và Assad.
Hồi cuối tháng 10-2012, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Miqdad đã chuyển tới Tổng thống Venezuela Hugo Chavez một thông điệp bí mật từ ông Assad. Giới chức Venezuela vẫn không tiết lộ chi tiết thông điệp này.
Đỗ Quyên
(Báo NLĐ)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét