Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Tin thứ Sáu, 28-12-2012

Cập nhật tin tức về phiên xử phúc thẩm 3 bloggers CLB Nhà báo Tự do:
12h30′: Hình công an trước tòa, sáng 28.12.2012 (Chuacuuthe).
H6
Tập trung đông nhân viên công lực, nhưng không phải để bảo vệ dân, mà để đe dọa dân, tiêu tốn tiền thuế phải chi cho y tế và giáo dục
11h30′: Ghi chép sơ trước cổng tòa (Hoàng Dũng CDVN). “An Đổ nhảy xuống giữa đường hét, rồi đi lên. Ngay lập tức 4, 5 an ninh thường phục nhảy vào đè và túm An Đổ ấn lên xe biển xanh đang chờ sẵn. Hành Nhân co giò chạy nhưng có quá nhiều an ninh đứng rải rác từ xa. Khi vấp té, 4, 5 an ninh xúm lại tóm chân, tay. Một người mặc áo màu xám đen đấm thẳng vào mặt Hành Nhân. Sự việc diễn ra ngay trước mắt quá nhanh, mình chỉ kịp hô: ‘Không được đánh người!’ thì Hành Nhân đã bị khênh vào xe cùng An Đổ, đi mất“.
10h20′: Blogger Hành Nhân bị bắt trước cổng tòa án, Đinh Nhật Uy cũng bị bắt   –   Liệu phiên xử phúc thẩm 3 bloggers Sài Gòn có dựa trên chứng cứ? (Chuacuuthe).
10h05’ – Blogger Mẹ Nấm Gấu cho biết: “Nơi đang giữ blogger Hành Nhân trái phép là Công an phường Cô Giang, Quận 1, Sài Gòn. 194-195, Bến Chương Dương, P. Cô Giang, Quận 1. Phone: (08) 3836 7627. Phiên phúc thẩm 3 bloggers Điếu Cày – Tạ Phong Tần – AnhbaSg đang nóng dần lên với mật độ người bị bắt/ bị giữ bên ngoài phiên tòa”.
10h – Blogger Anton Lê: “Thông tin mới nhất lúc này tại gần cổng toà án Thành phố HCM: Vừa mới đây công an đã bắt blogger Hoàng Vy (An Đỗ Nguyễn) và Hành Nhân lên xe đưa đi đâu không rõ. Chiếc xe bắt người mang biển kiểm soát 51A- 5404”. Trích lời người thông báo: “2 bạn này bị chúng bắt lên như bắt heo” khi đang đứng trước vườn hoa đối diện cổng tòa.
9h40′: Blogger N.T.N. cho biết: “Các ngã tư xa xa trên đường Điện Biên Phủ như ĐBP-Trần Quốc Thảo, ĐBP-Lê Quý Đôn, ĐBP-NKKN mỗi ngã tư có khoảng 7-8 an ninh sắc phục chốt chặn, có cả xe ô tô. Các ngã tư gần hơn như Nguyễn Du-Pasture, Lê Thánh Tôn-NKKN… thì mỗi ngã tư có hơn 10 an ninh mặc sắc phục chốt chặn. Đoạn trước tòa án, trên đường NKKN từ Dinh Thống Nhất đến Lê Thánh Tôn có đến hàng trăm công an.
Lúc 9h sáng, có vài chục người đến ủng hộ 3 blogger trong CLB nhà báo tự do bị xử án, một số đứng trong công viên Bách Tùng Diệp, một số đứng quanh trạm xe buýt đối diện công viên (trên NKKN)”.
9h:  Trước giờ xử Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải (cập nhật liên tục) (Chuacuuthe). Nghe audio tiếng gào thét của bà Dương Thị Tân khi con trai bà, anh Nguyễn Trí Dũng, bị an ninh bắt đi: “Chúng mày bắt con tao đi đâu?
H1
Photo: blog Thân phận bọt bèo
8h - Blogger Hành Nhân: “Hai nhân chứng và cũng là thành viên CLB Nhà báo Tự Do Uyên Vũ và Tào Lao tuy được Toà triệu tập đến dự phiên xử phúc thẩm sáng hôm nay nhưng lại bị ‘lực lượng thường phục hung hãn’ ngăn chặn không cho đi. Blogger Uyên Vũ khi mặc áo đen ra khỏi nhà thì bị 8 tên côn đồ chặn lại, Blogger Thiên Sầu (Tào Lao) thì không thể nào liên lạc được, điện thoại báo ngoài vùng phủ sóng…
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
DANH SÁCH KÝ TÊN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 17 (BoxitVN). Đã có 915 người ký.
1- Văn tế vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa – Trường Sa (VHNA). Đọc cả bài, cả lời chú thích, mà chẳng biết “tàu địch”, “kẻ thù”, “quân thù” là kẻ nào đã giết các anh, đã chiếm đảo của ta. Thảm nữa là mặc dù ôm cái “hận” chúng giết các anh, mà vẫn phải hận trong nghi vấn, không rõ “ai” đã gây nên. Ôi! Có lẽ phải cần tới một bài “văn tế” riêng cho bài văn tế này? Nhưng … dù sao cũng có được câu giành cho đám quân nhân sa-lông như Vịnh, Thanh: “tổ quốc đang cần chúng tôi dám hi sinh”. Mời tác giả bài văn tế xem video này để biết “tàu địch”, “kẻ thù”, “ai” … là ai: Hải chiến Trường Sa 1988 (YouTube/Wehrmacht). =>
Châu Á sẽ nổ ra chiến tranh vì những hòn đảo? (Infonet). Nên đám tướng tá Vịnh, Thanh rất sợ. - 2012 – Năm của châu Á-Thái Bình Dương (DT).
- Từ 1/1/2013 Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành (GDVN).  – Sẽ trình Quốc hội điều chỉnh địa giới Trường Sa (ĐV). - Nghiên cứu mở rộng địa giới Trường Sa (DV). - Nhịp sống biển Đông (TT).
- Trung Quốc triển khai tàu tuần tra lớn ở Biển Đông (NLĐ). - Trung Quốc điều tàu tuần tra đầu tiên ra Biển Đông (RFI).   – Trung Quốc gửi tàu tuần tra lớn ra Biển Đông (VOA). - Tàu Hải Tuần 21 của TQ ra biển Đông (BBC).  – Tàu Hải Tuần thi hành lệnh ‘bắt giữ’? (BBC).  “Trung Quốc vừa cho biết họ đã cử tàu Hải Tuần 21, thuộc loại chuyên đi đại dương và có bãi đáp cho trực thăng ra vùng Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải“. – Trung Quốc định thành lập hệ thống cảnh báo sóng thần ở Biển Đông (VOA).  – HÙNG LÊ: TRUNG CỘNG TĂNG CƯỜNG BINH BỊ (Sơn Trung).
PVN chuẩn bị kỹ cho mọi tình huống ở biển Đông (SGTT). - PVN lên kịch bản ứng phó ở Biển Đông (VeF). ông Phùng Đình Thực Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (PVN) đã cho biết, PVN xác định, căng thẳng ở Biển Đông gây nhiều khó khăn cho hoạt động thăm dò ngoài khơi của tập đoàn. PVN đã lên kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra”.  - Kiểm soát chặt chẽ hoạt động dầu khí trên biển Đông (TN).
- Việt Nam tịt hẳn rồi, còn Philippines: Hành động xây dựng hạ tầng Tam Sa là vi phạm luật quốc tế (Sống Mới).  – Philippines mua thêm trực thăng cho lực lượng hải quân (RFI).  – Philippines mua 3 trực thăng AW 109 cho hải quân (NLĐ).  – Philippines mua trực thăng đối phó Trung Quốc? (VnMedia). - Philippines tăng cường sức mạnh trên biển (ANTĐ).
- Bộ Quốc phòng Trung Quốc kiên quyết phản đối nội dung liên quan tới Trung Quốc trong dự luật uỷ quyền quốc phòng Mỹ (CRI).   - Hải Nam điều tàu hải tuần 21 ra biển Đông (PLTP).  - Trung Quốc sẽ bị máy bay tàng hình Mỹ vây quanh vào năm 2017 (GDVN). - Lực lượng tàng hình Mỹ đến châu Á (TN). “Lực lượng tàng hình”, nghe như một khái niệm mới, mang nghĩa bóng ám chỉ cái gì đó khác, chứ không phải phi cơ tàng hình.  – Thái Bình Dương : Chiến trường của Mỹ và Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc cảnh giác cao trước chiến đấu cơ Nhật (VnMedia). Có lẽ đã nhận ra cái tựa mang hàm ý không thiện cảm với Nhật, nên đã đổi thành Chiến đấu cơ Nhật khiến Trung Quốc lo sợ. - Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc: Báo cáo liên quan đến Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Phòng vệ Nhật Bản là báo cáo vô trách nhiệm và có dụng ý xấu (CRI).
- Biển Đông đang mất gần hết san hô (BBC). “Sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc đã dẫn tới nhiều vấn đề về môi trường, gồm cả việc mất đi môi trường sống do sự phát triển vùng duyên hải, mức độ đánh bắt cá bừa bãi và do tình trạng ô nhiễm”. - Biển Đông: Bùng nổ kinh tế Trung Quốc đã phá hủy phần lớn các rạn san hô (RFI). - San hô chết gần hết do Trung Quốc bành trướng kinh tế (PLTP).  - Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Argentina (LĐ). - Argentina nổ súng bắt 2 tàu cá Trung Quốc(TN).

CSB Hàn Quốc vây bắt 11 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (GDVN). - Hàn Quốc mở rộng ranh giới thềm lục địa (Petrotimes).
- Điểm yếu chí tử của Đại Hán (TVN). Thực tế, chính quan điểm hiện nay của Trung Quốc đã thúc đẩy phản ứng tạo đối trọng trong khắp khu vực, từ Ấn Độ cho tới Philippine và Nhật Bản”.
- Tàu hải quân Ấn Độ sắp thăm Việt Nam (VNN).
- Nguyễn Hưng Quốc: Năm 2012: Năm của ý thức địa – chính trị (VOA’s blog).
- Ngoại giao VN “xông đất” lãnh đạo Asean (BBC).  - Liên hoan lưu học sinh các nước ASEAN diễn ra tại Bắc Kinh (CRI). – Biển Đông: Thái Lan ‘phò’ Trung Quốc vì lợi ích kinh tế (RFI).  – Úc và Trung Quốc dự tính tập trận chung (RFI).
- Khởi công xây dựng cầu Hữu nghị Trung-Lào bắc qua sông Mê Công tại Lào (CRI).
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm TP Hồ Chí MinhĐoàn đại biểu cấp cao Lào tới thăm tỉnh Hòa Bình (TTXVN).
- Hàn Quốc đệ trình yêu sách Biển Hoa Đông (BBC). Chính phủ Hàn Quốc cũng nói rõ họ sẽ cố gắng ‘mở rộng tối đa quyền lợi quốc gia’ bằng cách chủ động đối thoại với các nước láng giềng về đường phân giới, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc”. Về phần chính phủ Việt Nam cũng cố gắng làm tương tự như vậy: mở rộng tối đa quyền lợi quốc gia … cho “nước lạ”.
- Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm và thăng quân hàm cấp tướng năm 2012 (QĐND). – VN thăng 48 hàm cấp tướng công an (BBC). “Việc bổ nhiệm các chức vụ tướng tá cũng chỉ là hình thức. Thực tế các chức vụ đó đều phải thông qua tập thể Bộ Chính trị, phải được Bộ Chính trị gật đầu đồng thuận”.
1< – LS Lê Quốc Quân vừa bị bắt (BBC). - Luật sư Giuse Lê Quốc Quân bị công an bắt sáng nay (Chuacuuthe).  - Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt giữ (RFI). – Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân bị bắt (VOA). – Công an bắt giam Luật sư Lê Quốc Quân (RFA). – Lê Quốc Quân những ngày trước khi bị bắt (Nguyễn Tường Thụy).
- Công an Việt Nam lại ngăn cản vợ blogger Điếu Cày dự phiên xử phúc thẩm (RFI). - Uyên Vũ: Chuyện nhỏ trước phiên tòa 3 blogger bạn tôi (Chuacuuthe).  – Mời xem lại bài của LS Lê Quốc Quân: Các Anh là Tự Do (DLB).  – Luật sư của Điếu Cày kêu gọi tòa phúc thẩm xem xét khách quan cáo trạng (VOA). Họ cáo buộc ông ấy tội cầm đầu là không khách quan. Thứ nhất là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do tồn tại tới 37 tháng mà trong thời gian ấy, ông Hải có tự do chỉ 7 tháng đầu thôi. Ba mươi tháng sau Câu lạc bộ vẫn tồn tại…”
Hôm nay, xử phúc thẩm blogger Điếu Cày (Petrotimes).  - Quà mừng Giáng sinh cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSG. Một CTV vừa cho biết: “Chiều 27/12 tại Hà Nội, xuất hiện một nhóm ba ‘Ông già Noel’ tại khu vực Gò Đống Đa, với hai chiếc điếu cày và bảng chữ như trong ảnh. Họ đã biến mất nhanh chóng sau đó. Đây có thể được coi là một món quà của blogger Hà Nội gửi tới 3 blogger đang bị xét xử hôm nay”:7
- Quan ngại cho sức khoẻ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (RFA). – Vụ 17 Thanh Niên Công Giáo bị bắt: Mời ký vào thỉnh nguyện thư (TNCG).
- LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM (BVN/ BS). “Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia… Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam ‘hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào“.
- ‘Tự diễn biến đe dọa sự tồn vong của Đảng’ nhưng sẽ tốt cho Dân tộc VN (VNE). - Lũ “Giặc nội xâm” trốn thoát trong cuộc “chỉnh đố”, nên giờ tố ngược (?): “Tự diễn biến” như giặc nội xâm (TP). - HÃY VẤT NÓ ĐI, KHÔNG AI TIN NỮA: “TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN HIỆN NAY” (Trí Nhân Media).  – Ông tướng về hưu thật là lãng mạn (DLB). – Cộng sản mà em! (VLB).
- Phạm Kỳ Đăng: Nên theo Việt Nam (BoxitVN). “Chúng ta thử nghĩ mà xem, nhà nước nào trên thế gian này sẽ tôn trọng nhà nước Việt Nam nếu chính nhà nước Việt Nam không tôn trọng người dân để cho họ tự do bầu cử hoặc xuống đường biểu tình vì chủ quyền lãnh thổ, nếu một nhà nước ra khỏi nhà không có vị thế đàng hoàng của người chính chủ. Cave không chính danh có thể đi lang chạ khắp nơi, đáng buồn chẳng ai nặng lòng yêu cave cả. Cho nên tốt nhất chính quyền trên hết thẩy nên theo ViệtNam, tức thể theo nguyện vọng của đồng bào, theo ý nguyện của dân tộc ViệtNam”.
- ÔNG NGUYỄN CHÍ VỊNH KHÔNG MUỐN ĐÒI LẠI NHỮNG PHẦN LÃNH THỔ ĐÃ BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM ĐOẠT? (TSYG). “Vậy thì cần phải đặt câu hỏi: ông Nguyễn Chí Vịnh có muốn đòi lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa cho Việt Nam không? Ít nhất, cứ căn cứ theo bài viết của ông Vịnh thì câu trả lời là: Không!
- Hà Văn Thùy: Ngài Đại tá chờ thư (BoxitVN). “Bộ Tài chính cân đối… nhưng kinh tế suy thoái, doanh nghiệp đóng cửa, không thu được thuế. Tài nguyên đào bán hết rồi. Thêm nữa, hàng đống nợ nước ngoài đáo hạn đang réo gọi… Lương hưu cứ xa dần, xa dần như bóng chim tăm cá!  Biết làm sao đây?! Biểu tình ư? Luật chưa có! Nếu túng quá hóa liều kéo nhau xuống đường, sẽ bị bắt liền vì tội làm rối trật tự công cộng.  Và như nhân vật trong truyện Market, đại tá Thanh của chúng ta cũng ngày ngày mỏi mắt chờ…
2- Chỉnh đốn Đảng – dấu ấn chính trị 2012 (VNN). Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, cuộc vận động chỉnh đốn lần này không phải nhằm kỷ luật một ai. Mục đích của Đảng là chỉ ra những khuyết tật để sửa chữa”.  – Bế mạc hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết TW 6 (TTXVN). Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận hội nghị. =>
- HẺM “BUÔN CHUYỆN” (KỲ 50): Tôi yêu…Việt Nam (!) (Nhật Tuấn). “Đồng chí X” có thêm một nick name mới là “Thủ tướng inox”, là sao? “Là thép không gỉ, là trơ hơn đá, vững hơn đồng … ngay Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương cũng chào thua không dám kỷ luật để yên đồng chí ‘tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ như đã làm trong suốt 51 năm qua’. Như vậy chẳng Thủ tướng inox thì là gì?” - Nhờ “đồng chí X” mà Hàng trăm thủy thủ vất vưởng ở nước ngoài (VNE).
- Quyền lực đích thực ở đâu? (TVN). Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cố ‘chạy’ cho được những chức này, chức khác, bởi vì theo suy nghĩ thường tình, có chức thì có quyền, có quyền thì có tiền, có tiền thì ‘mua tiên cũng được’ – nghĩa là, có tất cả!”. - TRÒ CHUYỆN VỚI CÁI GHẾ (Faxuca).
- Làm ăn thua lỗ, lấy tiền của dân để trả nợ? Tập đoàn Mai Linh có thể được “cứu” với 500 tỷ? (GDVN).
- Bùi Tín: Túi nợ, núi nợ và…hai ‘của nợ’ (VOA’s blog). Lần đầu tiên chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải công nhận rằng nợ công hiện đã đạt đến 55,2 % GDP (giá trị tổng sản phẩm quốc gia) năm 2011 – và nếu cộng vào các khoản nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh thì món nợ ấy đã bằng hơn 100% GDP”.
- TRANG TRANNHUONG.COM BÌNH CHỌN NĂM 2012 (Trần Nhương). “Tập thể lúc lắc: Nhóm lợi ích/ Doanh nghiệp NN lúc lắc: Vinalines/ Quy định lúc lắc : Xe chính chủ/ Ngành lúc lắc: Ngân hàng/ Bộ lúc lắc: Giao thông vận tải./ Công trình lúc lắc: Thủy điện Sông Tranh
- Song Chi: Đọc báo cuối năm (RFA’s blog).  – Thơ chúc mừng năm mới (Nguyễn Tường Thụy). “Chúc các tập đoàn nhà nước mang danh ‘quả đấm thép’!/ Nhưng thực tế những năm qua là ‘quả đấm mõm’ bằng Đô/ Mong các vị đừng theo chân Vinashin, Vinalines… đã chết/ Từng nuôi Phủ Chúa bấy nhiêu năm mà vẫn phải ngồi tù...”
- Hội thảo về mô hình tổng thể bộ máy nhà nước: Lúng túng giải bài toán cân bằng quyền lực Nhà nước(DV). Không bao giờ hết lúng túng, một khi đảng vẫn ngồi chồm hổm trên đó, thọc cẳng vô chọc ngoáy, mà không có một đạo luật nào kiểm soát nó. - Sửa Hiến pháp: Khó, không mới và mới chỉ là… ý kiến! (Sống Mới).
Tách bạch chính quyền đô thị với nông thôn (TN). - Mặt trận Tổ quốc sẽ giám sát lời hứa của chính quyền (PLTP). “…cần quy định chủ tịch nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm thẩm phán của tất cả tòa án các cấp chứ không nên để Chánh án TAND tối cao thực hiện chức năng này như hiện nay.”
Đào tạo bằng tiền Nhà nước, dở khóc dở cười (Sống Mới). - Trí thức trẻ về xã bị trộm, phá hoại tài sản! (TN).
- Cái tựa ghê chưa? Vô lý quá, phải phản biện Thống đốc Ngân hàng (TT).
Hợp long cầu Sông Lô trên cao tốc dài nhất VN (VNN). Mới bữa kia bàn chuyện tốn kém những vụ lễ lạt này, giờ lại thấy mặt ông bộ trưởng họ Đinh. Ông này dự các lễ cắt băng, động thổ các loại cầu cống rất nhiều. Leo được tới chức đó, lo học hỏi rồi nặn não ra mà nghĩ việc lớn, chứ đâu phải cứ phơi mặt lên báo chí để kiếm chác cảm tình dư luận được?
- Minh diện: CÂU HỎI Ở VĂN GIANG (Bùi Văn Bồng). “Ngày xưa máu của Mận, Thêm, Nhung, Hào, Khài, của chúng tôi, của dân tộc này đổ xuống vì ‘Không có gỉ quý hơn độc lập tự do!‘ Bây giờ, độc lập đâu? Tự do đâu?
3<- HÀ NỘI: CHUẨN BỊ XE CỨU HỎA CHO CUỘC CƯỠNG CHẾ NGÀY MAI (Tễu).
Xâm phạm mồ mả có thể bị xử lý hình sự (Petrotimes). - Vụ đào mộ ở Hà Nội: Chờ quận chỉ đạo giải quyết(DV). - Xã lấy đất của dân nhưng không đền bù (DV).
Sở VH-TT&DL TP.HCM bị phê bình (PLTP). Nhẹ hều!
Phải bảo đảm sinh kế cho người mất đất (PLTP).
- Y án 4 năm tù đối với Nguyễn Văn Khương (TN).  – Tòa phúc thẩm xử y án nhà báo Hoàng Khương (RFA). Đây là vụ xử án mà ai cũng biết rồi là nhằm hướng đe nẹt báo chí không đi làm những phóng sự điều tra về tiêu cực”.  - Hoàng Khương thừa nhận làm sai nhưng là để tác nghiệp (DV). Nhưng trên FB của mình, phóng viên Hoàng Khương viết: “Riêng trong vụ án này, tôi xin khẳng định với mọi người rằng tôi không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm và có thể ngẩng cao đầu với những gì mình đã làm”. – Bắt giam nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương tại tòa (NLĐ).
- PHIÊN TÒA CUỘC ĐỜI (Thùy Linh). “Càng nhiều phiên tòa cuộc đời thì sẽ càng tiến nhanh đến phiên tòa lịch sử soi xét lại từng danh phận con người, nhất là những người cầm quyền”.
- Xét xử 3 sỹ quan cao cấp “lạm quyền” trong chuyên án Năm Cam (PLVN/ GDVN).
Vụ vỡ đập thủy điện Đắk Mek 3: Chủ đầu tư đòi thi công tiếp (LĐ).
Đặt cược “ghế” tổng giám đốc làm đường trên cao (DV). - Thanh tra dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc(DV). - Dự án “rùa” chặn đường ra biển (PLTP).
Bình Phước: Ấp trưởng cầm đầu nhóm giang hồ (DV). - Mạnh tay chống cướp (TN).
Điều tra vụ phá 26 ha đước ở Bến Tre (PLTP). - Dựng lô cốt làm nứt nhà dân, Sở GTVT thua kiện (GDVN). - Tranh chấp mỏ titan, một công ty được bảo vệ (PLTP). - Tuyệt vọng vì bị “câu giờ” tiền bồi thường bảo hiểm (SGTT).
Bán quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (TT). - Đau tim với thuế phí, giá cả 2012 (VEF).
Trong nhờ đục chịu (SGTT).
- Vì sao luận văn tốt nghiệp HVPGVN “Thực chất của Đạo Hòa Hảo” bị “ném đá” dữ dội? (chùa Phúc Lâm).
- Đọc “Bên Thắng Cuộc”, nghĩ về lịch sử Việt Nam hiện đại (Lê Mai).  – Về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức: LỊCH SỬ NHÌN QUA LỖ ĐỒNG XU (Đông La).
- Dưới Chân Tượng Bác (RFA’s blog).
- Trong bản Tin thứ Năm, 20-12-2012, chúng tôi có điểm bài trên Tạp chí Phía trước: Việt Nam: Phiếu tín nhiệm sẽ không hiệu quả nếu các đại biểu không được ‘bày tỏ ý chí một cách tự do’ , được dịch từ bản tiếng Anh trên báo Asahi Shimbun. Tuy nhiên, chúng tôi vừa được đại diện của Asahi Shimbun liên lạc, cho biết “bài dịch này đã không phản ánh đúng nội dung bài phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Thuyết cũng như bản gốc tiếng Nhật do phóng viên Sasaki Manabu viết”. Xin đăng lại một số thông tin liên quan trong bài: Phản hồi của Asahi Shimbun về một bản dịch bài viết của phóng viên cơ quan này trên Tạp chí Phía trước.
4
- 2012 : Năm ‘con giòng cháu giống’ lên lãnh đạo Đông Bắc Á (RFI). Bà Park Geun Hye vẫy chào những người ủng hộ tại Seoul ngày 19/12/2012 =>
- Tân Hoa Xã có tài khoản Twitter (BBC).
- Vệ tinh Bắc Đẩu của TQ cho cả châu Á (BBC). – Tập Cận Bình đến chào các đảng phái (BBC).
- Pháp: Lãnh đạo EDF bị điều tra về ý định chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc (RFI).
- Bắc Triều Tiên ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại (RFI). – Thương mại Bắc Triều Tiên, Trung Quốc phát triển nhanh chóng (VOA).
- TT Miến Điện chỉ trích lề lối quản trị yếu kém (VOA). - Myanmar cải cách hành chính (TT).
KINH TẾ
- Ngân hàng thế giới cho rằng Việt Nam nhập siêu trong năm 2012 (Sống Mới).  – 2012, một năm khắc nghiệt cho Việt Nam: 2012: A Tough Year for Vietnam (Diplomat).
Nợ xấu đang được xử lý từng bước cho tới khi … vỡ nợ? (DV). - Thống đốc: Đã xử lý được 39.000 tỷ đồng nợ xấu (DT).
Vốn ngoại đổ vào ngân hàng nội (TN). - Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% (SGGP). - Đừng kỳ vọng lãi suất giảm nhanh (LĐ). - Góc khuất ngân hàng từ sự cố ACB (VnEconomy). - Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản mua lại 20% ngân hàng nhà nước Vietinbank (RFI). - BaoViet Bank phát hành thành công 150 triệu cổ phiếu (Gafin).
2013: Không áp trần lãi suất cho vay chung (PLTP). - 31 đơn vị được cấp phép kinh doanh vàng miếng (TP). - Vàng phi SJC có được tái xuất-nhập? (PLTP). - Việt Nam có lợi thế cạnh tranh sản xuất vàng? (VnMedia). - Bắt đầu “rải” 2.000 điểm giao dịch vàng miếng (VnEco). - 2.000 điểm mua bán vàng miếng được cấp phép (VEF).
Kích cầu không thể bằng một chân (PLTP).
- PVN dự báo doanh thu năm 2013 giảm 119,4 nghìn tỷ (TTXVN). - Năm 2012, doanh thu PVN trên 234.000 tỉ đồng (PLTP). Túm lại là chế độ này còn là nhờ … dầu. Tới khi thằng Tầu nó chiếm hết biển là kể như xong.
Vinacomin đặt mục tiêu tiêu thụ trên 40 triệu tấn than 2013 (Petrotimes).
- Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2013 là 12% (TTXVN).
Kiều hối sẽ là cứu cánh cho bất động sản? (LĐ). Vậy thì đảng, chính phủ nên phát lời kêu gọi bà con kiều bào cùng hướng về Tổ quốc, tăng cường gửi tiền về “cứu nước” (đúng hơn là cứu … đảng). - Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ có căn hộ 300 triệu đồng (Petrotimes).- Bất động sản phía tây Hà Nội tiếp tục rơi tự do (Sống Mới).  – Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ có căn hộ 300 triệu đồng (GDVN).
- Cửa phát hành dưới mệnh giá đã hé mở (Vietstock).
5<- Thất nghiệp tăng và sự im lặng của cơ quan quản lý (SGTT).
- Người biết đi ngược dòng (TBKTSG). - Những cặp anh chị em đại gia Việt nổi danh (VNN).
Vinamit thắng kiện tranh chấp thương hiệu tại Trung Quốc (TN).
Vụ vỡ nợ Nhà máy cồn Đại Tân: Nông dân “chạy theo” nhà máy (LĐ).
Ngành điều sẽ bỏ đề án xuất khẩu có điều kiện (PLTP).
Kiểm tra, xác minh DN cá tra không vay được vốn (TP).
Muốn hỗ trợ phải hiểu rõ doanh nghiệp (PLTP).
Sức mua càng “kích” càng yếu – Kỳ 4: Giảm tồn kho vẫn bế tắc (TN). - Làm ăn 2013: ẩn số sức mua (SGTT).
“Quốc lủi” trước giờ khai tử! (LĐ).
- Tỷ phú George Soros bất ngờ sang Việt Nam (VNE).
- Đường tàu cao tốc dài nhất thế giới ở TQ (BBC).
- Toyota phải bồi thường 1 tỷ đôla cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi vụ thu hồi (VOA).
- Google tham vọng soán ngôi Microsoft Office (VNN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Vũ Thanh: Bóng hình để lại và bức thư họa về Trúc Lâm đại sĩ (PBVH).
6- 249. PHAN BỘI CHÂU, VĨ NHÂN ĐỔI MỚI Ở THẾ KỶ XX  –  250. PHAN BỘI CHÂU – TẦM MẮT THÁI BÌNH DƯƠNG (Việt Sử ký). – Kỉ niệm 145 năm ngày sinh và khánh thành tượng đài Phan Bội Châu (VHNA). Tượng không đẹp, lại có chỗ không ổn, như tay phải của Cụ, không rõ chống nạnh hay đang … giữ ví? Trộm nghĩ nên hạn chế làm tượng toàn thân, thấy nhất loạt, từ tượng HCM, Lý Thái Tổ, … đều cứng đơ. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có được bức tượng của Cụ hơn tác phẩm của Lê Thành Nhơn.  =>
Bộ sưu tập cổ vật đồ sộ của Dương – Hà (TN).
5 công trình giành giải thưởng văn nghệ dân gian 2012 (LĐ).
Nhớ Sơn Nam với “văn minh miệt vườn” (PLTP).
’Người Hà Nội có nhu cầu văn hóa rất thấp’ (ĐV). Có lẽ ý bác Phan Cẩm Thượng là nói tới “người dân ở Hà Nội ngày nay”, chứ không phải “người Hà Nội”.
- Tọa đàm 50 năm tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” (TTXVN).
- Phát động Giải thưởng Văn học Sơn Nam (NLĐ).
- THƯ TRỊNH CÔNG SƠN GỬI NGÔ KHA  –   ĐI TÌM SỰ THẬT “THƯ GỬI NGÔ KHA” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ở BẾN KHÔNG CHỒNG   –   NHÀ THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN: AN VUI GIỮA BIỂN ĐỜI (VC+).
- CẬY NHIỀU CHỮ TRANG WEB NHÀ VĂN TP HỒ CHÍ MINH TÙY TIỆN SỬA “VĂN” ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (Văn chương +).
- Nguyễn Thụy Kha: TÔI CHỌN BAY TRONG NGÀY TẬN THẾ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Vũ Đức Hiếu (Hiếu Mường): Tôi tin vào việc mình làm (SGTT).
- NGUYỄN TÙNG LINH phía Biển Mùa Đông (Lê Thiếu Nhơn).
- NGUYỄN KHÔI: CÁCH DÙNG HỌ VÀ TÊN CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (Sơn Trung).
- ẤN TƯỢNG DUY QUANG (NCTG). - NGƯỜI ĐÃ YÊN NGHỈ BÊN ĐỒI DẠ LAN.
Thêm 2 phim tết chen chân ra rạp (TN). - Hài tết chưa hết nhảm (TP).
- Tìm lại ngôi vương cho giống chó Phú Quốc (TVN).
- Nước, khát, và Emily Dickinson (Anh Vũ).
- Biểu tượng thiêng liêng của người dân xứ sở sương mù (NĐT).
- Triển lãm ảnh về phố cũ Havana (BBC).
- Vài ngày ở Macon – Georgia (Hiệu Minh).
- Chuyên đề: Thể thao Việt Nam bao giờ hết “ăn xổi”?: Thể thao VN: Phải thay đổi từ nhận thức (DV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thi tốt nghiệp 2013: Làm bài giống nhau sẽ bị hủy kết quả thi (PNTP). Đúng là càng sửa càng sai. Có những bài toán chỉ có 1-2 cách giải, phòng thi vài chục em thì sẽ có bài giải giống nhau, không lẽ hủy kết quả hết, chỉ chừa 1-2 bài? Làm sao quyết định hủy bài nào, giữ bài nào? Chẳng hạn như bài toán này, có cách giải nào đơn giản hơn ngoài cách này: 4x + 3 = 15; 4x = 15 -3 = 12; x = 12/4 = 3; x = 3.
Hội nghị kế hoạch ngân sách các trường thuộc Bộ GD-ĐT: Bàn chuyện tránh lãng phí (SGGP). - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trường sai phạm sẽ xử lí nặng Hiệu trưởng (GDVN). - Dự kiến tăng dần học phí với ngành nghề có khả năng XHH cao (GDTĐ).
6<- Thông tin mới về tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 (TN). - Thi tốt nghiệp THPT 2013: Thí sinh có thể được mang thiết bị thu, phát vào phòng thi (TN). - Bộ GD-ĐT “siết” đào tạo liên thông (Petrotimes).
Giải cứu ‘bong bóng ĐH’, Bộ Giáo dục nói gì? (VNN). Hay! Bong bóng bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, giờ thêm “bong bóng ĐH”. Tất cả đều là “bong bóng”, từ chủ thuyết, rồi nền kinh tế ảo tưởng phát triển, “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, cho tới cả những bài diễn văn khoác lác, những khẩu hiệu ngô nghê, tất cả mọi lĩnh vực đời sống đều bùng lên như bong bóng xà phòng, giờ thì … xẹp và nổ. - 2013: Sẽ sáp nhập, chia tách các trường ĐH (VNN). - Ngành đào tạo thừa “đầu ra” (ANTĐ). - Cắt chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm (TT).
Sao để trường xin “tự chết”? (NLĐ).
Đà Nẵng khảo sát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho HS tiểu học (DT).
Con chữ Nậm Nơn (TP).
- Trò chơi độc hại vây cổng trường (PNTP).  – Nỗi lo an ninh trường học đe dọa tính mạng học sinh (NĐT).
- Cái tựa không được “chuẩn”: Nhà trường xin lỗi trẻ lớp 2 bị nghi oan (PLTP). Vấn đề nghiêm trọng ở đây không phải là “nghi oan”, mà là bị tống vô đồn công an.  Xin lỗi học sinh T. trước toàn trường (TT). Các báo thì không những nêu rõ họ tên, mà có cả ảnh em T.
- Nàng tiên cá khoe ngực trên phiếu bé ngoan (VTC/ NLĐ). Nếu cứ muốn giữ thứ “huân huy chương” quái dị này, thì nên thay hình nàng tiên khoe ngực bằng hình … bác cựu tổng Nông đang khoe … “răng chắc”. Hề hề! Lại phải đưa bản tin này lên đây, nhưng không cười được nữa: Không xét thi đua vì vận động sai đối tượng triệt sản (TN), để thấy cái nguy hại của những trò “thi đua khen thưởng”, xét bình bầu này nọ, chúng cứ diễn ra hành hạ, làm lú lẫn con người VN mình, từ khi còn nứt mắt, cho tới chuyện đẻ đái, rồi tới khi xuống mồ rồi (hoặc chết mà vẫn không được xuống mồ) mà cũng còn bị hành hạ không yên.
- Sự khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay (Tiin).
- Chàng trai “giá trị nhất”  (NLĐ).
- 240 suất học bổng đại học và cao học tại Seoul, Hàn Quốc (DT/ GDVN).
- Lê Công Vinh nộp đơn học tại chức: Im lặng là vàng (GDVN).
- Người vùng cao xuống thủ đô học làm du lịch (DV).
- Giáo sư Chu Hảo: “Nguy hiểm đang rình rập sức khỏe mà tôi không biết” (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cứu 5 người Philippines bị nạn trên biển (TN).
- 7.500 tỷ đồng ủng hộ người nghèo năm 2012 (VNN). Sao không đưa ảnh người nghèo để tăng thêm sự cảm thông, mà đưa ông Huỳnh Đảm, như thể công đầu thuộc về ông?
8- Dứa “đại gia” giá… 350 triệu đồng/quả  (KT/ DV).
- Phát hiện cơ sở chế sâm panh từ cồn công nghiệp (SGTT). =>
Rượu ngâm anh túc có thể gây nghiện ma túy (DV). - Từ vụ rượu ngâm cây anh túc: Băn khoăn xử lý người uống (DV). - Điều tra tự vệ dầu thực vật nhập khẩu (TBKTSG).
Bất an việc sang chiết gas trong khu dân cư (TN).
Bao giờ “dọn hết rác trời”? (Petrotimes).
- Sang Thái chuyển giới để về nước… bán dâm (DV).
- 8.000 người cần ghép thận mỗi năm (DV).
Lao động tự do lo mất tết (DV).
- Thanh Hóa: Tự vẫn vì quá túng quẫn (DT).
- Nhóm giết nam sinh viên trong đêm Noel ra đầu thú (VNN).
- ‘Dị nhân’ chuyên làm bùa yêu ở vùng Tây Bắc (NĐT).
- Hà Nội: Đi vào cầu cấm, xe bus húc tung thanh giới hạn chiều cao (GDVN).
- Điều tra vụ chở 500 kg tê tê từ Lào (Tin mới).
- WB hỗ trợ Việt Nam 9 triệu USD phòng, chống AIDS (TTXVN).
- Bão ở Philippines làm 4 người thiệt mạng (VOA).
- Bão mạnh gây trở ngại cho việc đi lại ở Đông Bắc Hoa Kỳ (VOA).
QUỐC TẾ
- Brahimi kêu gọi thành lập chính phủ chuyển tiếp có thực quyền ở Syria (RFI).  – Đặc sứ Brahimi kêu gọi một cuộc chuyển giao quyền hành ở Syria (VOA).   – Anh viện trợ thêm 24 triệu USD cho người dân Syria (TTXVN).  – Patriot của Mỹ đã được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ (GDVN).  – Nga tăng cường nỗ lực để chấm dứt bất ổn tại Syria (VOA).   – Thủy quân lục chiến Nga tập trận gần Syria (NLĐ). - Phe đối lập ở Syria đòi loại bỏ ông Bashar al-Assad (TTXVN). - Al Jazeera: Assad xin tị nạn chính trị tại Venezuela (TTXVN).
Iran tăng cường sức mạnh tên lửa (TN). - Iran đưa ra điều kiện để tiết lộ căn cứ quân sự bí mật (GDTĐ).
- Ấn Độ: Nạn nhân vụ hãm hiếp được chuyển sang Singapore trong tình trạng nguy kịch (RFI). – Nạn nhân Ấn Độ bị hãm hiếp được đưa sang Singapore chữa trị (VOA).  – “Bệnh tình nữ sinh bị cưỡng bức đang nguy kịch” (TTXVN).
- “Bán” ghế giám đốc ở thủ đô Mátxcơva 500.000 USD (TTXVN).
9< Có một người biểu tình ủng hộ – Thượng viện Nga phê chuẩn lệnh cấm Hoa Kỳ nhận con nuôi Nga (VOA). Thế mà bữa qua VTV-Thời sự đưa thông tin là “đa số” người Nga ủng hộ. Tài Thật!  - Luật cấm người Mỹ nhận con nuôi Nga gây thiệt hại cho trẻ bản xứ (VOA). - Trắc trở mới trong quan hệ Nga – Mỹ (TN).
- TT Obama, các nhà lập pháp chỉ còn ít ngày để đạt thỏa thuận tài chính (VOA).  – TT Obama trở lại Washington để tìm giải pháp tránh ‘bờ vực tài chính’ (VOA).
- Phó Thống đốc Hawaii lên thay cố Thượng nghị sĩ Inouye (VOA).
- Tổng Thống Bush Cha được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt (VOA). – Ông Bush cha vào bệnh viện vì sốt cao (BBC).
- Nelson Mandela được xuất viện (BBC). – Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela xuất viện (VOA).
- Con trai Benazir Bhutto bước vào chính trường, 5 năm sau khi bà bị ám sát (RFI).
- Ấn Ðộ, Pakistan nối lại quan hệ thể thao vào lúc bang giao cải thiện (VOA).
- Giới chức Anh lại bất đồng về vấn đề rút khỏi EU (TTXVN).
Pháp điều tra hợp đồng hạt nhân với Trung Quốc (TN).
- Tân chính phủ Nhật sẵn sàng khởi động các lò hạt nhân được đánh giá an toàn (RFI).

1505. Cuộc tập kích của lề trái

Daotuanddk

Cuộc tập kích của lề trái

Đào Tuấn
1
Cú “pháo hạm”, có lẽ là “thông điệp” mà lề trái nhắn tới độc giả: Muốn đọc cướp hiếp giết, hoặc “tin đầu lâu” xin mời lên báo. Muốn biết sự thật thì trèo tường vào Net.
 ABS, dưới cái tên cúng cơm Nguyễn Hữu Vinh, đeo kính trắng ngồi trên bàn chủ tọa, tay trái thủ máy ghi âm, tay phải lướt camera. Phía dưới, nhà văn Phạm Viết Đào nhát lại quay xuống giơ máy ảnh bấm tách tách. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ngồi khoanh tay, khi gật gù, lúc gãi mũi, và sau đó thuyết trình về câu chuyện “rác và kim cương”. Luật sư Trần Vũ Hải thì 3 lần giơ tay “xin micro”, và còn định xin tiếp để cướp diễn đàn.

Từ lâu, truyền thông xã hội, mình cứ thích gọi là “lề trái”- cho máu, dù phải chơi trò đổi IP hay “nhảy tường Olympic”, đã ép lề phải trong vấn đề đạo đức của người truyền tin, qua Hội thảo vừa rồi, chính thức nhờ RED đóng cho một cái dấu đỏ, để tập kích “lề phải” qua một cuộc Hội thảo được xin phép đàng hoàng.
Cái đạo đức của người truyền tin là ở chỗ trong khi “lề trái” dùng tên thật để bình luận, thì không ít lề phải lại dùng bút danh, chẳng hạn trong việc đưa tin.
Đây là những “phát súng” của lề trái mà mình gom ra. Thôi thì cứ nêu ra đây và không bình luận.
Ba Sàm: Có một ví dụ cho thấy sự thụt lùi của báo chí. Năm 2007, Tuổi trẻ có một bản tin về các cuộc biểu tình phản đối TQ, nhưng bây giờ thì không.
Chưa kể, có những tin bài đã lên mạng, vì lý do nào đó không được tồn tại nữa, nhưng lại bị âm thầm gỡ bỏ, hầu như không hề được thông báo, giải thích lý do, độc giả truy cập vào không được. Làm vậy vừa thiếu tôn trọng độc giả, vừa thiếu áp lực trách nhiệm lên chính nơi đã “gây ra” việc phải gỡ bỏ tin bài đó. Ví dụ có rất nhiều, nhưng gần đây nhất là bài trên báo Thanh tra: “Đánh đấm” mạnh, ông Trần Nhung bị trả thù”, hiện còn thấy được trên mạng là phải nhờ thủ thuật tìm kiếm.
Chưa kể có tới 2 ví dụ về việc báo chính thống phải cải chính những thông tin trên blog.
Nhà văn Phạm Viết Đào: Xuất hiện rất nhiều cây viết, chủ nhân của các cư dân mạng nổi tiếng hơn cả nghề tay phải của mình, họ là nhà báo nhưng người đọc biết nhiều về họ hơn nhờ viết blog chứ không phải viết báo; có nhà báo bỏ cả nghề báo để viết blog; có ông chẳng liên quan gì đến nghề báo tự dưng nhảy ra làm trang mạng có sức lôi cuốn người đọc, thách thức các tổng biên tập báo chính thống khiến cho Huy Đức một nhà báo kiêm một blogger có tiếng đã phải thốt lên: Báo chính thống nói chuyện Basam; Còn Basam lại đưa chuyện chính thống…Rất nhiều các hãng thông tin nước ngoài khi một tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó lạ thường tìm đến các blogger hơn là tìm đến những nhà báo, nhà quan sát chính trường có nhãn mác, bằng cấp và giấy phép hành nghề. “Làm sao để các nhà báo được sống hết mình với tin bài của mình như các trang mạng xã hội, có như thế báo chí mới góp phần hữu ích vào đời sống xã hội”.
Nhà báo Mạnh Quân:
Nếu chỉ quan tâm, đọc báo trên báo in, báo online, truyền hình…của nhà nước là không đủ…Có rất nhiều thông tin từ facebook, từ các diễn đàn, trang web, blog cá nhân…hữu ích cho công việc của tôi mà nhiều khi, đọc báo chính thống, tôi không có được hoặc có chậm hơn. So sánh với các blogger bình thường khác thì theo tôi, các nhà báo thường cũng có xu hướng kiềm chế, kiểm soát nội dung mình. Với cá nhân tôi và có thể với không ít nhà báo khác, việc chủ động tham gia, tham gia thường xuyên vào TTXH, vào FB…đặc biệt là với FB hay blog…thì đó thực sự còn là công cụ để giữ được “lửa nghề”. Có những điều anh không thể nói được trên báo thì anh nói được trên FB, blog của mình, giữ được quan điểm, nói lên được nhiệt tâm của mình.
Đoạn này là của mình:
“Một bản tin trên BBC dưới tựa đề “Truyền thông VN im lặng về biểu tình”. Đây là những gì mà BBC đã viết: Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở cả Hà Nội và TP HCM, báo chí trong nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Hai cuộc biểu tình ở các thành phố lớn nhất Việt Nam có sự tham gia của hàng trăm người, cho dù bị giải tán một cách nhanh chóng. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, với hầu hết các đài báo quốc tế lớn đều có tin, bài. Thế nhưng ngay ở trong nước, không thể tìm thấy một dòng nào về các cuộc biểu tình”.
“Lòng tự trọng khiến tôi tin những người làm báo ở Việt Nam cảm thấy bị tổn thương. Bởi với bất cứ lý do gì, báo chí đang mặc nhiên coi như không nghe, không biết, không thấy sự kiện người dân xuống đường phản đối Trung Quốc. Nếu báo chí là người chép sử của hiện tại, thì với cách thức chúng ta im lặng ngày hôm nay, 100 năm sau, những thế hệ con cháu sẽ lại gặp những khoảng trống trong lịch sử?”
“Báo chí hoặc im lặng, hoặc đưa ra những bản tin 200 chữ không có thông tin, sẽ càng chỉ khiến bạn đọc tìm đọc những sự kiện đó trên Internet, trên truyền thông xã hội. Bởi trong nhiều sự kiện, mà điển hình là sự kiện 9-12, blog đã thay thế báo chí ngay trong chính vai trò thông tin của mình”.
Anh Ba Sàm đầy tinh thần lạc quan đến xuất một mô hình “Đặc khu thông tin”, như “đặc khu kinh tế”. Đó là “Khu vực trung dung giữa báo chí chính thống và TTXH. Ở đó có sự theo dõi, quản lý nhất định của cơ quan chức năng, nhưng không cần thiết chặt chẽ như với báo chí hiện nay. Ở đó thông tin cung cấp “thoáng” hơn báo chí chính thống nhưng sẽ cẩn trọng hơn so với TTXH. Có những thông tin “nhạy cảm” của nhà nước, không tiện đưa lên báo (có thể tránh đụng chạm quan hệ ngoại giao chẳng hạn, vì mang tiếng là báo nhà nước), nhưng lại rất cần phổ biến tới người dân, để thử nghiệm hay tận dụng tiếng nói công luận. Có những vấn đề cần lắng nghe nguyện vọng, sáng kiến của dân, nhưng lâu nay vẫn lúng túng khi cần tổ chức thu thập qua báo chí “chính thống”.
TS Nguyễn Quang A thì nói về câu chuyện Thông tin trên các mạng truyền thông xã hội như Facebook, blog… “thì rác cũng có mà kim cương cũng có”. Thế nào là rác? Anh Ba: “Các tòa báo, trước áp lực “mất khách”, và thậm chí cả soi lưng từ TTXH, họ phải bươn chải hơn để tồn tại, tìm đủ mọi cách lách, và câu khách bằng thị hiếu tầm thường, gây tác động làm méo mó thêm từ môi trường báo chí cho tới đời sống văn hóa, tinh thần của cả xã hội”.
Còn nhiều chi tiết nữa mà một người 100% lề phải như mình thậm chí không dám chép trên blog.
Cú “pháo hạm”, có lẽ là “thông điệp” mà lề trái nhắn tới độc giả: Muốn đọc cướp hiếp giết, hoặc “tin đầu lâu” xin mời lên báo. Muốn biết sự thật thì trèo tường vào Net.
Note: Riêng Lao Động cũng được dành cho một dòng, nghĩ cũng đau: “Ở VN cũng đã có báo thử nghiệm (mô hình blog trên báo), nhưng không rõ tiêu chí, như VOV News, còn Lao Động cũng có nhưng … như không”.
Ảnh: BS mượn diễn đàn Red “quăng bom” lề phải
Nguồn: Daotuanddk 
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xpvJh69u-xw

1506. TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 26/12/2012

TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PALEXTIN

(Tạp chí “The Economist”)
Người Palextin có ít nhất ba cực quyền lực, lôi kéo họ theo các hướng khác nhau.
Có vẻ như cuộc tấn công gần đây nhất của Ixraen vào dải Gada đã gắn kết những người Palextin ương bướng lại với nhau trong một làn sóng tình cảm dân tộc chung. Trên thực tế, họ bị chia rẽ như từ trước tới nay. Nhưng những người Hồi giáo của Hamas, những người đã nắm quyền ở Gada từ năm 2007, đang nổi lên, trong khi Fatah, phong trào thế tục do Yasser Arafat chi phối trong một thời gian dài và đã kiểm soát khu Bờ Tây dưới sự cầm quyền của Mahmoud Abbas với sự đồng thuận của Ixraen, lại một lần nữa đang suy yếu. Làm cho các vấn đề trở nên lộn xộn hơn, chính Hamas có một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, vói Ismail Haniyeh, thủ tướng của Gada, đấu tranh chống lại Khaleci Meshal. Trước đây từng được xem như nhà lãnh đạo chung, ông từ lâu đâ lãnh đạo phong trào trong tình trạng lưu vong, đặt trụ sở ở Xyri, và hiện nay đang nỗ lực lên tiếng đòi lại quyền lực của mình. Sau thỏa thuận ngừng bắn vừa qua, ván bài Palextin có thể sẽ được trao lại.
Gần đây, cánh quân sự của Hamas, được biết đến với tên gọi Lữ đoàn Qassam, đà giành được sự hoan nghênh ở khắp hai vùng lãnh thổ Palextin vì đứng lên chống lại Ixraen bằng cách bắn rốckét vào các vùng trung tâm của nước này gần Ten Avíp và Giêruxalem. Và ở khu Bờ Tây, Hamas đang ngày càng được lòng dân, thậm chí có thể còn vượt cả mức độ vào năm 2006, khi mà họ giành chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử, với 44% số phiếu so với mức 41% cua Fatah.
Hàng nghìn người Palextin trong những ngày qua đã xuống đường biều tình kêu gọi hai chính quyền Palextin, Chính quyền Hamas ở Gada và chính quyền do Fatah thống trị ở khu Bờ Tây, dàn xếp những khác biệt và thống nhất. Nhưng những nhân vật có ảnh hưởng lớn ở Gada, do ông Haniyeh dẫn đầu, những người tuyên bố rằng đã giành thắng lợi trong cuộc chiến, có thể sẽ không thích chia sẻ những chiến lợi phẩm về ngoại giao và chính trị. Họ từ lâu đã chống lại những nỗ lực của ông Meshal nhằm thành lập một chính phủ thống nhất bao gồm cả Fatah và hy vọng sẽ thay thế ông này trong các cuộc bầu cử nội bộ vẫn đang tiếp diễn.
Không may cho họ, cuộc chiến đã giúp ông Meshal lại được chú ý đến. Sau nhiều tháng bị cô lập kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad trục xuất khỏi trụ sở của mình ở Xyri vì ủng hộ những kẻ nổi dậy, ông Meshal đã được Tổng thống Ai Cập, Mohamed Morsi. đón nhận như một nhân vật trung gian hòa giải chủ chốt. Giọng nói của ông Meshal đã một lần nữa tràn ngập trên các sóng phát thanh Arập, trong khi các đối thủ Hamas của ông ở Gada ngồi im chờ đợi, trốn trong các hầm trú ẩn của họ.
Đầu năm nay, ông Meshal, vốn là một người khu Bờ Tây, đã nói rằng ông sẽ rút khỏi chức vụ thủ lĩnh Hamas, vị trí mà ông đã giữ từ năm 1996, để nhường chỗ cho một người Gada. Nhưng hiện nay, ông đang được nhiều người yêu cầu xem xét lại quyết định đó. Bassim Zaarir, một người Hồi giáo đến từ thành phố Hebron khu Bờ Tây, người đã giành được một ghế trong cuộc bầu cử năm 2006 với tư cách thành viên Hamas, nói “Các thủ lĩnh Hamas ở Gada nghĩ rằng họ được phép tự do xây dựng nhà nước của riêng mình, nhưng cuộc chiến đã cho thấy họ cũng dễ bị tốn thương và bị đàn áp như những người còn lại trong chúng ta. Chúng ta cần một người lãnh đạo từ bên ngoài, người có khả năng đi lại và vận động hành lang cho chúng ta”.
Một cuộc bầu cử cuối cùng cho Hội đồng Shura của Hamas, cơ quan điều hành của phong trào này, đã bị trì hoãn cho tới tháng 12/2012 vì cuộc chiến Gada. Các đối thủ của ông Meshal, những người muốn đưa trụ sở của Hamas trở về quê hương ở Gada, lập luận rằng những người giống như ông Haniyeh, những người đã chiến đấu với “kẻ thù theo chủ nghĩa Xiôn”, xứng đáng để cầm quyền, trong khi ông Meshal “phất phơ” quanh các khách sạn lớn ở nước ngoài.
Trong khi đó, ông Abbas của phe Fatah, người đã không tới Gada nhiều năm nay, đang tìm cách bù đắp những tổn thất về chính trị của mình trong những người Palextin bằng cách giành được sự nâng cấp tư cách lên thành nhà nước quan sát viên cho Palextin tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Việc duy trì quyền lực của mình đối với những người Palextin đang trở nên khó khăn hơn đối với ông, ngay cả ở khu Bờ Tây.
Mừng rỡ trước thành ông của Hamas – theo như những người Palextin ở cả hai vùng lãnh thố nhìn nhận – trong cuộc chiến đáp trả nhằm vào người Ixraen, các nhà hoạt động đã xung đột với các lực lượng Ixraen ở khu Bờ Tây và Đông Giêruxalem. Các chuyên gia an ninh của Ixraen nói rằng sau 6 năm bình lặng mong manh, nhiều chai cháy Molotov đã được ném vào các căn cứ quân sự của họ ở khu Bờ Tây hơn bất kỳ lúc nào kể từ cuộc (nổi dậy) Intifada của người Palextin kết thúc vào năm 2005. Các lực lượng Ixraen đã tấn công ồ ạt vào các trường đại học của người Palextin khu Bờ Tây, nơi tỷ lệ thương vong ngày càng tăng lên. Ít nhất hai người ở khu Bờ Tây đã thiệt mạng trong các cuộc phản kháng, Nếu như cuộc chiến Gada tiếp diễn, một số người nói rằng khu Bờ Tây có thể bùng nổ trong cuộc nổi dậy không có giới hạn.
Yếu ớt đến mức không thể ngăn chặn những người phản kháng, như bình thường vẫn vậy, Chính quyền Palextin (PA) của ông Abbas công khai chấp nhận những hành động của họ. Jibril Rajoub, một nhân vật cấp cao của Fatah, nói với đám đông ở Ramallah, trụ sở của PA: “Từ nơi đây, chúng tôi tuyên bố với các nhà lãnh đạo [của phe phái] khác rằng chúng tôi đang chấm dứt sự chia rẽ”. Các lực lượng Palextin. được cho là trung thành với ông Abbas, những người vẫn thường đánh đập bất cứ ai dám giương lên một ngọn cờ Hamas, lại giữ khoảng cách. Một thị trưởng Fatah mới được bầu lên nói rằng tại Tulkarm, ở phía Bắc của khu Bờ Tây, các lực lượng Palextin đã ngăn cản binh lính Ixrean tiến vào thành phố trong nhữns nỗ lực của họ “nhằm bảo vệ những người biểu tình”. Trong đám tang những người khu Bờ Tây thiệt mạng, các chính trị gia Hamas và Fatah bước đi tay trong tay. Tại trường Đại học Hebron, các sinh viên Fatah và Hamas cùng nhau vẫy các lá cờ. Một nhân viên an ninh Fatah ở Hebron nói “Hamas là bất khả xâm phạm. Không ai có thể nghĩ đến việc bắt giữ họ”.
Các nhà lãnh đạo của Fatah, tìm cách nương theo làn sóng được lòng dân của những người phản kháng, đã phải để cho chính bản thân mình bị quét đi cùng với sự trỗi dậy của Hồi giáo. Salam Fayyad, thủ tướng của PA và là chính trị gia Palextin được các chính phủ phương Tây hăng hái ủng hộ nhất, đã kêu gọi Hamas và thậm chí cả nhóm vũ trang cực đoan hơn, Thánh chiến Hồi giáo, tham gia chính phủ của ông. Các quan chức Fatah hy vọng rằng do ông Abbas đạt được sự công nhận Palextin với tư cách một nhà nước quan sát viên tại Liên hợp Quốc, cả ông lẫn Hamas đều sẽ có thế đứng trước người dân Palextin như những người chiến thắng, một ở trên thực địa tại Gada, và một ở trên vũ đài quốc tế. Sau đó, có thể, cuối cùng họ sẽ ban hành các hiệp ước hòa giải khác nhau mà họ đã kỹ trong quá khứ.
Fatah và ông Abbas đơn giản là đang ở thế phòng thủ. Muhammad Jabari, một vị tướng Fatah và là cựu cố vấn an ninh của ông Abbas nói khi gập lại các biểu ngữ từ các lều tang mà ông dựng lên ở Hebron để vinh danh Ahmed Jabari, một thành viên trong đảng và là người đứng đầu cánh quân sự của Hamas, người mà vụ ám sát ông này do Ixraen thực hiện đã nhóm lên tia lửa đầu tiên cho cuộc chiến: “Sau cuộc chiến này, thời kỳ của Fatah sẽ chấm dứt trừ khi chúng ta gia nhập Hamas”./.

1507. IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài  liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 26/12/2012

IXRAEN: NGƯỜI NẮM GIỮ ĐẤT ĐAI

(Tạp chí “The Economist”)
Tại sao Ixraen gây trở ngại cho việc hòa giải?
Sự tập trung vào chương trình hạt nhân Iran của Benjamin Netanyahu ít nhất đã có một tác dụng phụ tích cực cho vị thủ tướng Ixraen này. Trong khi Iran đang là tâm điểm chú ý, ít người gây áp lực với ông hơn về tiến trình hòa bình bị trì hoãn đã lâu giữa Ixraen và Palextin. Trong khi đó, tại các khu định cư của Ixraen nằm sâu bên trong khu Bờ Tây thuộc Palextin, nhà cửa đang được xây dựng thêm, được đặt tại đó một cách có chủ ý nhằm phá hoại khả năng về một giải pháp hai nhà nước.
Sự quan sát cứng rắn này là một lí do giải thích vì sao lịch sử mới dễ hiểu và giàu thông tin của Ixraen do Patrick Tyler viết lại hợp thời đến vậy. Ông Tyler, một nhà báo người Mỹ được kính trọng, bắt đầu ghi lại thành tài liệu sự không khoan nhượng của Ixaen trong việc hoà giải suốt quãng thời gian từ thời kỳ đầu của nhà nước Do Thái này. Thế giới cần phải được nhắc nhở về cuộc xung đột chưa được giải quyết và phải nhớ lại sự đóng góp của Ixraen vào tình trạng bế tắc đó. Tác giả ban đầu thừa nhận rằng các quốc gia Arập phải chịu trách nhiệm cho mối thù truyền kiếp và sự kích động chống lại Ixraen, nhưng nói rằng mục đích chính của ông là “giải thích một cách thực tế và công bằng sự thôi thúc đấu tranh trong xã hội Ixraen và trong giới tinh hoa cầm quyền của nước này đã làm xói mòn những cơ hội hòa giải như thế nào”.
Ông Tyler sắp xếp lập luận của mình một cách chi tiết. Ông viết vào năm 1982, “Sự thôi thúc đấu tranh khiến [Menachem] Begin, [Ariel] Sharon và quân đội tiến vào Libăng đã phớt lờ tất cả những lời cảnh báo từ lịch sử – rằng sức mạnh quân sự không thể tái sắp xếp trật tự chính trị phức tạp của Libăng… Nền móng cho hòa bình và khả năng cùng tồn tại với Ixraen chỉ có thể được thiết lập khi dàn xếp được vấn đề Palextin”. Tiếp theo, ông mô tả sự bất lực của thủ tướng lúc đó là Yizhak Rabin khi sức mạnh quân sự của Ixraer, tỏ ra không thể ngăn chặn làn sóng đánh bom tự sát sau Hiệp định Hòa bình Oslo năm 1993. Ông miêu tả một vị tướng Ixraen theo phái diều hâu đã rơi như thế nào vào một cái “bẫy tâm lý – tin rằng con người không thay đổi, do đó hòa bình là điều không thể, và điều duy nhất có tác dụng là một phương pháp hiệu quả, mang tính tàn phá để ngăn chặn sự chia cắt và lực lượng áp đảo”.
Tác giả đặt vấn đề bom hạt nhân của Ixraen vào đúng chỗ của nó – ngay tại tâm điểm của câu chuyện quốc gia. Bởi lẽ trong những năm qua người ta không mấy khi nói hoặc viết công khai về chuyện này, một số nhà sử học có xu hướng phớt lờ hay hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông Tyler trích lời David Ben-Gurion, người sáng lập ra nhà nước Ixraen và thuyết giảng cho Tổng thống Mỹ Eisenhower năm 1960: “Ixraen chỉ có hai lựa chọn. Hoặc Ixraen vẫn giữ tự do và độc lập, hoặc Ixraen sẽ bị hủy diệt đúng như Hítle đã tiêu diệt người Do Thái ở Đức”. Không nhà lãnh đạo nào nói rõ ràng về việc bom của Ixraen khi đó đang được chế tạo bí mật ở Dimona. Nhưng, như ông Tyler quan sát, “[Ben-Gurion] thực chất đang đưa ra lập luận ủng hộ Ixraen trở thành một cường quốc hạt nhân”.
Người hùng của cuốn sách là Moshe Sharett, vị thủ tướng thứ hai của Ixraen, mất năm 1965, một người bất mãn, hay nản lòng. (Con trai và cháu trai ông, cũng như nhà xuất bản Moshe Sharett Heritage Society, nằm ở vị trí đầu trong danh mục cảm ơn của tác giả Tyler). Với tư cách là ngoại trưởng Ixraen từ năm 1948, đồng thời là thủ tướng vào năm 1954-1955, ông Sharett đã tìm cách kiềm chế chính sách trả thù tàn bạo mà Ben-Gurion và quân đội theo đuổi nhằm chống lại những kẻ xâm nhập Palextin (một số trong đó là những kẻ cướp bóc thù địch, nhiều người là dân tị nạn không vũ trang). Nhìn chung ông đã thất bại. Như Sharett đã ghi chép lại trong những cuốn nhật ký chi tiết của mình, “tham vọng quân sự đã đánh bại quá thường xuyên khát vọng đạo đức”.
Tác giả Tyler lấy ông Sharett làm thước đo để đánh giá những nhà hoạch định chính sách tiếp theo. Mọi đề nghị hoà bình, mọi sự cảnh báo về lực lượng quân sự không cân sức được đưa ra là nhờ vào tầm nhìn và nguồn cảm hứng của Sharett. Chiến lược thận trọng của, vị thủ tướng thứ ba của Ixraen, Levi Eshkol, người đã miền cưõng phát động chiến tranh năm 1967, đã bị “lấn át theo cùng cách thức mà Ben-Gurion đã lấn át Sharett”. Moshe Dayan (người dẫn đầu những người lấn át) đã đề xuất rút quân khỏi kênh đào Xuyê 4 năm sau: “Đây là sự khôn ngoan mà Sharett đã tìm cách truyền lại cho các cộng sự của mình trước khi chết”. Khi Peace Now, một phong trào gồm những dân thường vô tội của Ixraen được thiết lập, ông Tyler viết, “tinh thần của Moshe Sharett đã tìm thấy tiếng nói mới trong một thế hệ viên chức mới”.
Nhưng qua thời gian và những thay đổi trong tình hình của Ixraen, việc tác giả Tyler đề cập đến Sharett trở nên ngày càng không thực tế. Chúng cũng cho thấy việc cố gắng định nghĩa một quốc gia không ổn định chỉ bằng khuôn mẫu nhận thức là khó khăn và vô ích đến thế nào. Tác giả Tyler đã chia người Ixraen thành nhóm sabras và không phải sabras (về mặt ngữ nghĩa mà nói, chỉ có những nsười Do Thái sinh ra ở Ixraen mới được gọi là sabras) và dùng những từ này đế gọi tắt những người theo chủ nghĩa hiếu chiến và những người có quan điểm ôn hòa. Tuy thể, việc ông miêu tả Eshkol, thủ tướng từ năm 1963 đến 1969 đồng thời là bộ trưởng quốc phòng trong phần lớn giai đoạn đó, là “vị thủ tướng không phải sabra, người chưa bao giờ phục vụ trong quân ngũ” phớt lờ thực tế rằng Eshkol từng là một thành viên trong bộ chỉ huy cấp cao Haganah, một tổ chức bán quân sự của người Do Thái, từ trước khi nhà nước Ixraen được thành lập và từng chịu trách nhiệm về việc mua sắm vũ khí. Gây nhầm lẫn y như thế là sự mô tả của Tyler về Shimon Peres, một kibbutznik (người sống trong một khu định cư tập thể của Ixraen) đã trở thành người chỉ huy trong một thời gian của Bộ Quốc phòng khi Ixraen chế tạo bom, là một người “không có bất cứ liên hệ nào với vùng đất này hay nghĩa vụ quân sự”.
Trên hết, việc Tyler miêu tả Ben-Gurion như một người hiếu chiến đã bỏ qua sự khôn khéo trong tư duy của Ben-Gurion. Trong cuộc chiến Arập-Ixraen đầu tiên năm 1948, Ben-Gurion đã cấm quân đội xâm chiếm khu Bờ Tây. Năm sau đó, trong một diễn văn trước Quốc hội của nhà nước mới, ông đã chỉ rõ ràng một nhà nước Do Thái mở rộng đến khu Bờ Tây không thể là một nhà nước dân chủ bởi lẽ số đông dân cư Arập đang sinh sống tại đó. “Chúng ta muốn có một nhà nước Do Thái, kể cả không phải trong toàn bộ đất nước. Chúng ta… không muốn tiến hành thêm cuộc chiến nào nữa chống lại người Arập”. Sau cuộc chiến tranh năm 1967 Ben- Gurion đã ủng hộ trao trả lại tất cả hay phần lớn lãnh thổ mà Ixraen đă xâm chiếm được.
Xã hội Ixraen, bao gồm cả giới tinh hoa quân sự của nó, phức tạp và đa sắc thái hơn nhiều so với những đặc điểm về lý thuyết trọng tâm của Tyler. Thậm chí ông thừa nhận rằng ông đã ngạc nhiên khi nhận thấy rất nhiều quan chức đã nghỉ hưu ủng hộ một đường hướng mang tính ngoại giao hơn và ngày càng quan ngại sâu sắc về việc thiết kế quân đội đang trở nên quá cúng rắn. Ông cũng ghi chép lại – ông là một phóng viên giỏi đến mức không thể làm mờ nhạt đi thực tế – rằng nhiều sáng kiến hòa bình được nỗ lực đưa ra trong những năm qua do các nhân vật sabra trong quân đội đi đầu, trong số họ có cả những vị tướng hàng đầu như Amnon Lipkin- Shahak và Ami Ayalon.
Hầu hết những nhân vật quan trọng trong giới quân sự, trong quá khứ và hiện tại, đều kiên quyết phản đối một cuộc tấn công đơn phương của Ixraen nhằm vào những quả bom đang trong quá trình chế tạo của Iran. Chính ông Netayahu và một vài bộ trưởng không thuộc quân đội của ông là những người ủng hộ việc ném bom. “Sự thôi thúc đấu tranh” chủ yếu trong chính sách của Ixraen, thứ đã cản trở chủ nghĩa ôn hòa và hòa bình, không phải là “chủ nghĩa hiếu chiến sabra” ban đầu mà tác giả Tyler chỉ trích, mà chính là nỗ lực nhằm tới một mục đích duy nhất là dàn xếp vấn đề đất đai. Lãnh đạo phong trào này là những nhà hoạt động Chính thống giáo theo dân tộc chủ nghĩa thuộc Gush Emunim (“Khối những người trung thành”, một nhóm cứu tinh ngoài Quốc hội, xuất hiện sau cuộc chiến tranh năm 1967, cam kết thiết lập các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây, dải Gada và Cao nguyên Golan). Sự chú trọng mới vào sức mạnh này tại trung tâm của hoạt động chính trị và xã hội Ixraen hầu như không được đề cập tới trong cuốn sách./.

Luật sư Giuse Lê Quốc Quân bị công an bắt


VRNs (27.12.2012) – Hà Nội – Sáng nay công an đã đột nhập và bắt đi luật sư Giuse Lê Quốc Quân. Hiện nay không thể liên lạc được với người nhà của luật sư, ngay cả người vợ của anh. Đó là thông tin do anh Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân cung cấp cho VRNs trưa nay.
Theo Facebooker bác sĩ Phạm Hồng Sơn từ Hà Nội: Khoảng 08:00 sáng nay (27/12/2012), ngay sau khi LS LQQ rời nhà đưa con đi học, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hà nội đã thực hiện khám xét nhà, ô-tô, sau đó là văn phòng công ty của Ls Lê Quốc Quân. 
Con LS LQQ đã được công an đưa trở lại nhà cùng với đoàn người thực hiện khám xét nhà, sau đó khám ô-tô trong gara gần nhà dưới sự chứng kiến của vợ LS LQQ.
Vụ việc nghe nói liên quan tới Điều 161 Luật Hình sự “Tội trốn thuế”.
Cho tới thời điểm này chưa rõ có lệnh khởi tố bị can hay lệnh tạm giam (giữ) hay không.
Sáng sớm ngày 30/10/2012 khoảng 70 công an các loại đã ập vào nhà riêng anh Lê Đình Quản, một em trai khác của Ls Lê Quốc Quân và là giám đốc công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp, tại quận Đống Đa, Hà Nội đọc lệnh và bắt anh đi với cáo buộc trốn thuế, vi phạm Điều 161 Bộ luật Hình sự.
Chiều ngày 5/12/2012 công an Hà Nội đã về tận Nghệ An bắt chị Nguyễn Thị Oanh là em họ của Ls Lê Quốc Quân khi chị Oanh đang về quê dưỡng thai và chăm sóc người bố bị đau nặng. Chị Oanh là trợ lý của anh Lê Đình Quản. Việc bắt giam người đang mang thai là vi phạm khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, qui định cụ thể như sau: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Anh Lê Đình Quản hiện bị giam tại trại tạm giam số 3 – Xa La, quận Hà Đông, còn chị Nguyễn Thị Oanh bị giam tại trại tạm giam số 1, TP. Hà Nội.
Dư luận cho rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang tiến hành chiến dịch chống lại gia đình luật sư Lê Quốc Quân. Nhưng công an đã vi phạm hàng loạt qui định của quá trình tố tụng.
Luật sư Lê Quốc Quân có một trang blog cùng tên của ông, với câu châm ngôn: “Tôi muốn làm con ruồi trâu, đốt vào mông đít xã hội để nó nhảy lên phía trước!”
PV. VRNs

Thương người nghèo co ro trong giá rét ở bệnh viện

(VTC News) –Trong những ngày giá buốt của mùa đông, nhiều người nhà bệnh nhân phải nằm co ro ngoài sân, ngày cũng như đêm, có người đã bị cảm phải đi cấp cứu nhưng họ vẫn phải như vậy vì sợ thuê phòng tốn tiền.
Những ngày này, nhiệt độ ngoài trời dao động từ 14 – 20 độ C nhưng họ, người nhà bệnh nhân, vẫn phải đêm đêm nằm ngoài trời. Sương, gió, muỗi vẫn hành hhọ.

Thương người nghèo co ro trong giá rét ở bệnh viện
 Anh Huy (Thái Nguyên) ra trông mẹ được 1 tuần tranh thủ nằm dưới tán cây. Dù cây xòe gần sát mặt nhưng anh vẫn thấy như vậy là tốt lắm rồi. 
Bác Tuân, một người đi trông người nhà bị đột quỵ tại Khoa thần kinh, Vin Sức khỏe tâm thần Quốc gia chia sẻ: Đi trông người nhà bị ốm nhưng những người như chúng tôi còn khổ hơn bệnh nhân. Người ốm khỏi bệnh thì người nhà lại phát ốm.
Tại viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cũng có phòng cho người nhà bệnh nhân tá túc với giá rất rẻ chỉ 20 ngàn đồng/ngày/người nhưng đa số người nhà bệnh nhân không dám thuê.
Thương người nghèo co ro trong giá rét ở bệnh viện
Anh Huy (Nam Định) đi trông bố bị tai biến tại bệnh viện Bạch Mai vừa nằm co ro trong chăn trên chiếc giường gấp tại sân của viện này vừa nói: “Tôi trông nom bố ốm hàng tháng trời. Tiền đi lại, ăn uống đã rất tốn kém rồi. Dù tiền thuê mỗi ngày chỉ 20 ngàn đồng nhưng ở viện lâu như vậy thì tiền thuê cũng thành nhiều. Tiền đâu ra.
Tôi thấy rất mệt mỏi. Nhưng ở đây, bệnh viện vẫn tốt, cho chúng tôi ngả giường ra nằm nên có chỗ nghỉ ngơi, chứ nếu không cho kê giường chắc chúng tôi còn khổ nữa”.
Còn chị Lương (Vĩnh Phúc) đi chăm mẹ bị tai biến cũng tranh thủ kê giường ra ngủ trưa ở khuôn viên viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia. Chị bảo: Buổi trưa, buổi tối chúng tôi đều nằm ở ngoài trời hết. Dù biết là sương, là lạnh nhưng phải làm sao bây giờ. Tôi ở đây đã 20 ngày rồi.
Gia đình nghèo, không có tiền, chúng tôi là nông dân nên làm gì có đồng ra đồng vào. Hai chị em tôi phải thay nhau trông mẹ. Một người đêm ở trong phòng với mẹ, một người phải nằm ngoài trời thôi.
Chị vẫn vui vẻ cười: Thôi nằm thì cứ nằm. Tất cả vì mẹ. Tôi phải mang cả chăn cả giường gấp từ quê ra đấy.
Dưới tán cây là địa điểm được nhiều người nhà bệnh nhân chọn. Vì nằm dưới tán cây, đỡ được sương, được lạnh.
Chị Hương (Thanh Hóa) ra trông bố nằm viện đang nằm dưới tán cây chia sẻ: Hôm nọ, có bà ra trông người ốm nhưng bị cảm vì nằm ngoài sân ban đêm, phải đi cấp cứu đấy. “Thế sao chị không thuê phòng cho người nhà bệnh nhân?”. “Tôi muốn nằm gần phòng bố để người nhà cần gì thì gọi. Mà ở đây ai cũng vậy cả thôi”
Thương người nghèo co ro trong giá rét ở bệnh viện
  Chị Lê Thị Gái (Thanh Hóa) nằm co mình chung giường

Anh Huy (Thái Nguyên) ra trông mẹ được 1 tuần tranh thủ nằm dưới tán cây. Dù cây xòe gần sát mặt nhưng anh vẫn thấy như vậy là tốt lắm rồi. Vì cảnh đi viện, ai chả vậy. Khi ra Hà Nội, anh và người nhà liền sắm ngay chiếc giường gấp để tiện trông nom mẹ.

Chị Lê Thị Gái (Thanh Hóa) nằm co mình chung giường với một chị nữa cũng không dám thuê phòng, không dám mua giường gấp mà nằm ké với người nhà bệnh nhân khác.
Thương người nghèo co ro trong giá rét ở bệnh viện

Không chỉ ở viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, người nhà ở nhiều viện khác như Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Nhiệt đới TW cũng chung cảnh.


Thương người nghèo co ro trong giá rét ở bệnh viện
Tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân quá mệt cũng trải chiếu xuống đất đắp chăn ngủ.

Trong khuôn viên của bệnh viện K, cơ sở 2 Tam Hiệp, người nhà bệnh nhân cũng sắm đủ giường, chăn để ngủ. Người không có chăn, giường thì nằm ngả lưng trên ghế đá dù trời rất lạnh.


Bài, ảnh: Nguyễn Tâm

1508. LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM

BoxitVN *

LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM

28-12-2012
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người.
Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88 BLHS.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành quyền con người ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN VÀO
“LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM”
(83 người ký)
H1
H2
Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
H3
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)
H4
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
H5
Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
H6
Hồ Ngọc Cứ, luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
H7
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
H8
Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
H9
Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
H10
André Menras – Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
H11
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
H12
Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
H13
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
H1
Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
H15Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cán bộ Cựu kháng chiến, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
H16
Hiền Thục, nghệ nhân mỹ thuật ứng dụng, nhà báo, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt
H17
Trần Minh Thảo, Đà Lạt
H18
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
H19
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
H20
H2
H21
Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới,TP HCM
H22
Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tông biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng
H23
Nguyễn Trọng Huấn, KTS, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
H24
Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động
H25
Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
H26
H27
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật, TP HCM
H28
Trần Hải, kỹ sư, TP HCM
H29
Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
H30
Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
H31
H32
Vũ Thị Phương Anh, công dân Việt Nam, TP HCM
H33
Nguyễn Quốc Vũ, Cộng hòa Czech
H34
Nguyễn Mạnh Cường, doanh nhân, Cộng hòa Czech
H0
Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
H00
Phạm Hữu Uyển, Cộng hòa Czech
H36
Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975)
H37
Vũ Quang Việt, TS, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
H38
Nguyễn Bá Thuận, chuyên gia vận trù và dự báo, Đan Mạch
H39
Lưu Trọng Văn, nhà báo,TP HCM
H45
Đào Duy Chữ, TS, TP HCM
H40
Phạm Gia Minh, nhà báo, Hà Nội
H41
Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Nguồn: BoxitVN

* Các văn bản tham chiếu:
- Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.

Phản hồi của Asahi Shimbun về một bản dịch bài viết của phóng viên cơ quan này trên Tạp chí Phía trước

Đôi lời: Trong bản Tin thứ Năm, 20-12-2012, trang BS có điểm một bài từ Tạp chí Phía trước, được dịch từ bài viết đăng trên Asahi Shimbun (bản tiếng Anh). Tuy nhiên, chúng tôi vừa được đại diện của cơ quan truyền thông này liên lạc, cho biết bài dịch này đã không phản ánh đúng nội dung bài phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Thuyết cũng như bản gốc tiếng Nhật do phóng viên Sasaki Manabu viết”. Vậy xin đăng lại dưới đây một số thông tin liên quan.
Bản dịch của Asahi Shimbun:

Làn gió thay đổi trong Quốc hội Việt Nam- Áp dụng cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo dưới chế độ một Đảng- bãi nhiệm nếu thấp hơn số phiếu nhất định

Hoạt động phê và tự phê bình đang diễn ra sôi nổi trong Đảng Cộng Sản- chế độ một đảng của Việt Nam. Trong Quốc hội đã có đại biểu công khai đề xuất ý kiến cho Thủ tướng từ chức. Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua chế độ bỏ phiếu tín nhiệm, theo đó Đại biểu Quốc hội có quyền bãi miễn lãnh đạo chính phủ. Tuy nhiên, liệu sự cải cách này có thể xóa bỏ đi sự mất lòng tin đối với chính phủ trong lòng người dân hay không?
Việt Nam với thể chế độc Đảng giống Trung Quốc, đã quyết định áp dụng chế độ “dân chủ hoá” vào ngày 21/11/2012, Chủ tịch nước, Thủ tướng, các bộ trưởng sẽ được đánh giá sự tín nhiệm trong nhiệm kỳ của mình thông qua việc bỏ phiếu và có thể từ chức.
Việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm sẽ được tiến hành kể từ năm thứ 2 trong nhiệm kỳ 5 năm, trường hợp không đủ số phiếu tín nhiệm theo tiêu chuẩn nhất định có thể xin từ chức. 49 lãnh đạo cấp cao là đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội trước, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành từ sau tháng 2 năm 2013.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái, liên tục các vụ việc tham nhũng bị phát hiện khiến người dân đang dần mất tín nhiệm đối với Chính phủ. Đặc biệt, phiên bế mạc Quốc hội ngày 23/11 đã tập trung phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng thuộc phái cải cách, thúc đẩy cải cách kinh tế thông qua chính sách đổi mới, có quan hệ sâu sắc với Nhật Bản với các dự án như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khai thác đất hiếm…
Tuy nhiên, gần đây Ông đang phải chịu những lời chỉ trích liên quan đến tham nhũng tại các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, những lời chỉ trích còn hướng đến việc ông bổ nhiệm con trai vào vị trí quan trọng trong Đảng và con gái cũng từng là chủ tịch ngân hàng.
Tại báo cáo của chính phủ vào cuối tháng 10, Thủ tướng đã có lời giải thích đặc biệt “nhận trách nhiệm chính trị sâu sắc, và thừa nhận các yếu kém và khuyết điểm của chính phủ”. Tuy nhiên, ngày 14 tháng 11, tại phiên chất vấn của Quốc hội được truyền hình trực tiếp, đã có Đại biểu Quốc hội đề xuất với Thủ tướng về văn hóa từ chức rằng “ở Việt Nam cũng nên có văn hóa từ chức”
  • Những lo lắng áp lực từ Đảng:
“Quốc hội ngày càng có thực quyền vững vàng ”. Ông Nguyễn Minh Thuyết – cựu đại biểu Quốc hội (64 tuổi) cho biết. Trước đây vai trò của Quốc hội chỉ là thông qua các quyết định của Đảng Cộng sản, tuy nhiên, kể từ những năm 1986 khi quyết định mở cửa kinh tế với chính sách đổi mới,  đã có sự thay đổi theo đó đại biểu quốc hội có thể phát ngôn dân chủ hơn. Năm 2010, đề án của chính phủ về việc xây dựng đường sắt cao tốc bắc nam nối Hà Nội với TP Hồ Chí Minh áp dụng công nghệ Shinkansen của Nhật Bản đã bị Quốc hội phủ quyết vì “tính kinh tế thấp”.
Mặc dù sự phát ngôn dân chủ đã được cải thiện nhiều nhưng theo ông Thuyết thì “Quốc hội vẫn khó có thể phủ quyết quyết định của Đảng”. Nếu Quốc hội có quan điểm khác với Đảng thì sẽ có công tác vận động đến với các đại biểu Quốc hội với nhiều hình thức thức khác nhau. Ngay cả về cơ chế mới lấy phiếu tín nhiệm, cũng có những ý kiến lo ngại cho rằng nếu có ảnh hưởng từ phía Đảng trước khi bỏ phiếu. Ông Thuyết nói rằng nếu như tất cả các Đại biểu Quốc hội không bày tỏ chính kiến của mình thật dân chủ  thì kết quả của cơ chế mới này cũng còn mơ hồ.
  • Tỷ lệ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội 99% “chỉ là hình thức?!”
Ngay cả cách bầu 500 đại biểu Quốc hội giữ vai trò giám sát quyền lực, cũng có vấn đề.
Quyền được ứng cử của đại biểu Quốc hội là từ 21 tuổi trở lên với nhiệm kỳ 5 năm. Những người không phải là Đảng viên cũng được quyền ứng cử, nhưng có nhiều hạn chế như phải chịu sự kiểm tra của “Mặt trận tổ quốc Việt Nam” là tổ chức hậu thuẫn của Đảng. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 (2011-2016) vào tháng 5 năm ngoái, trong 500 đại biểu trúng cử có 42 người không phải Đảng viên. Đảng viên có khoảng 3 triệu 200 người chỉ chiếm 4% trên tổng dân số 88 triệu người, nhưng Đảng viên trong Quốc hội chiếm hơn 90%. Người có quyền bầu cử là công dân từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ tham gia bầu cử luôn đạt hơn 90%, và đặt biệt cao trong đợt bầu cử  lần trước là 99,51%.
Tuy nhiên, khi hỏi thực tế người dân thì cũng có khá nhiều người trả lời rằng“chưa bao giờ đi bầu cử”. Bởi vì người đại diện cho gia đình hoặc đại diện đơn vị mà người đó trực thuộc đi bầu thay. Có không ít người thậm chí không biết người ứng cử là ai.
Dường như phía cơ quan có thẩm quyền mặc nhiên thừa nhận việc người đại diện bầu cử thay để tỷ lệ bầu cử cao. Cũng có người cho rằng đó là “căn bệnh xã hội” với hành vi cạnh tranh tỉ lệ bỏ phiếu cao tại các khu vực bầu cử. Còn người dân thì nói như đương nhiên rằng “bầu cử ở Việt Nam chỉ là hình thức” (Hà Nội-Sasaki Manabu).
———————-
Bản dịch của Tạp chí Phía trước từ bài viết tiếng Anh:

Việt Nam: Phiếu tín nhiệm sẽ không hiệu quả nếu các đại biểu không được ‘bày tỏ ý chí một cách tự do’

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Manabu Sasaki
The Asahi Shimbum
Ngày 19 tháng 12 năm 2012
HÀ NỘI – Các nhà lập pháp tại đây đã được trang bị với một vũ khí mạnh mẽ để kiểm tra các lãnh đạo hàng đầu – đe dọa bãi nhiệm [lấy phiếu tín nhiệm để bãi nhiệm] – nhưng chủ đề này vẫn còn nhiều hoài nghi sâu xa về những nỗ lực cải cách từ trên xuống dưới trong chế độ độc đảng do Đảng Cộng sản tại cầm quyền Việt Nam.
Ngày 21 tháng Mười một vừa qua, Quốc hội đã giới thiệu và thông qua hệ thống lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng và các quan chức cấp cao khác.
Các nhà lập pháp sẽ theo dõi những biểu hiện của các quan chức hàng đầu và bỏ phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần kể từ năm thứ hai trong nhiệm kỳ năm năm. Những người không đủ số phiếu nhất định trong Quốc hội có thể sẽ bị bãi nhiệm.
Cuộc bỏ phiếu đầu tiên dự định sẽ thực hiện sớm nhất là vào đầu tháng Hai tới đây. Cuộc bỏ phiếu này sẽ bao gồm 49 quan chức do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó gồm cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hệ thống này đã được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngờ vực đối với các chính trị gia vì nền kinh tế èo uột và tham nhũng dai dẳng.
Trong một phiên họp Quốc hội chốt lại vào ngày 23 tháng Mười một, ông Dũng đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về nạn tham nhũng tràn lan liên quan đến các tập đoàn kinh tế nhà nước và nhiều doanh nghiệp phải phá sản.
Ông cũng bị chỉ trích vì đã bổ nhiệm con trai của ông vào một chức vụ chủ chốt trong Đảng [Cộng sản], cùng lúc người con gái của ông giữ chức vụ giám đốc trong ngành ngân hàng.
Trong một báo cáo của chính phủ vào cuối tháng Mười, ông Dũng đã buộc phải thừa nhận những lỗi lầm trên.
“Tôi nghiêm trọng nhận trách nhiệm chính trị và thừa nhận những yếu kém và thiếu sót của chính phủ”, ông nói.
Tuy nhiên, lời xin lỗi bất thường hiếm thấy đó vẫn không đủ để xoa dịu dư luận.
Trong một cuộc họp quốc hội được truyền hình trực tuyến hôm ngày 14 tháng Mười một, một đại biểu Quốc hội đã kêu gọi ông Dũng nên từ nhiệm, nói rằng Việt Nam cũng cần có “nền văn hóa từ chức”.
Cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho biết Quốc hội, một cơ quan bù nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đang ngày càng giành được thêm nhiều quyền lực.
Ông Thuyết, một đảng viên Đảng Cộng sản đã từng là đại biểu Quốc hội cho đến mùa xuân vừa rồi, cho biết rằng sau khi Việt Nam bước sang thời kỳ Đổi mới với những cải cách kinh tế vào năm 1986 thì không khí đã từ từ thay đổi, cho phép các đại biểu Quốc hội có cơ hội phát biểu một cách tự do hơn.
Trong năm 2010, Quốc hội đã bác đề nghị của chính phủ đối với dự án đường sắt cao tốc nối liền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với lý do lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, ông Thuyết nói rằng rất khó khăn để Quốc hội có thể bác các quyết định của Đảng Cộng sản vì hầu như đảng bao trùm quyền lực tuyệt đối đối với tất cả các vấn đề.
Nếu Quốc hội nghiêng về một quyết định nào đó [khác ý Đảng], thì các cơ quan của Đảng sẽ gây áp lực lên các đại biểu để buộc họ thay đổi quyết định, ông Thuyết chia sẻ.
Các đại biểu cũng có thể bị đe dọa bởi các quan chức Đảng Cộng sản khi đến thời gian bầu cử, một nhà phân tích cho biết.
“Hệ thống [bãi nhiệm] mới này sẽ không đưa đến kết quả cụ thể nào, trừ khi tất cả các đại biểu Quốc hội được phép bày tỏ ý chí của họ một cách tự do”, ông Thuyết nói.
Nhưng đó không phải là vấn đề. Quốc hội Việt Nam được giao nhiệm vụ giám sát chính phủ, nhưng thành phần đại biểu Quốc hội lại bị chi phối bởi hầu hết trong số họ đều là đảng viên Đảng Cộng sản. Điều đó có nghĩa là các đại biểu không nhất thiết đại diện cho dân số nói chung.
Tổng số dân số tại Việt Nam hiện nay có 88 triệu người nhưng Đảng Cộng sản chỉ chiếm 3,2 triệu người – tức khoảng 4% dân số. Tuy nhiên, chỉ có 8% hoặc 42 đại biểu trong tổng số 500 đại biểu Quốc hội được bầu hồi tháng Năm năm 2011 là những người không thuộc đảng chính trị.
Các ứng cử viên có thể gặp một số hạn chế, đáng chú ý nhất là sự sàng lọc từ phía Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức có ảnh hưởng và hỗ trợ Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội, cử tri đi bầu đã luôn đứng trên 90%. Trong năm 2011, các cử tri đi bỏ phiếu đến lên đến 99,51%, nếu số liệu chính thức này đáng tin cậy.
Nhiều công dân tại Việt Nam nói rằng họ chưa bao giờ đi bầu. Thay vào đó, họ nói rằng các thành viên trong gia đình hoặc người đại diện của các tổ chức mà họ tham gia, đã bỏ phiếu thay cho họ. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người Việt Nam bác bỏ các cuộc bầu cử và cho rằng đó chỉ là các kịch bản rẻ tiền.
Nhiều người thậm chí không biết những ứng viên đứng ra tranh cử là ai trong các cuộc bầu cử.
Các thỏa thuận ngầm dường như đã được đồng ý ủy quyền trong các cuộc bầu cử nhằm tìm kiếm kết quả cao để đảm bảo tính chính danh của các đại biểu Quốc hội và các quan chức khác.
Việc này này đã dẫn đến những lời chỉ trích rằng Việt Nam bị ám ảnh “căn bệnh xã hội” với các tỷ lệ cử tri đi bầu cao ngất ngưỡng.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
———————–
Bản gốc tiếng Nhật được Asahi Shimbun gửi tới (không có đường dẫn tới bài được đăng trên mạng hoặc bản chụp trên báo giấy):
ベトナム国会に変化の風 一党支配下、トップの信任投票を導入 一定数以下なら解任
共産党一党制のベトナムで「権力批判」が活気づいている。国会では議員が公然と首相に退陣を迫った。政府幹部を罷免(ひめん)できる国会議員の投票制度の導入も決まった。だが、しょせんは上からの「改革」。国民に根強い政治不信をぬぐえるかは見通せない。
国家主席や首相、閣僚らを国会議員が定期的にチェックし、投票によって解任することもできる――。中国にも似た共産党一党制を敷くベトナムの国会で21日、こんな「民主的」な制度の導入が決まった。
5年任期の2年目から毎年投票を行い、一定の基準の信任票数に達しなかった場合、解任となる仕組み。チュオン・タン・サン国家主席、ズン首相ら、国会が選出・承認する49の役職者が対象だ。初の投票は来年2月以降に実施される。
背景には、低迷する景気と相次ぐ汚職事件で国民の政治不信が高まったことがある。23日に閉会した今国会では特に、ズン首相に批判が集中した。
首相はドイモイ(刷新)政策による経済開放を推し進めてきた改革派。原発建設やレアアース開発などで日本とのつながりも深い。
だが最近は、国営企業を巡る汚職や経営破綻(はたん)が相次いだことで批判の矢面に立たされた。長男の党要職への登用や、長女が銀行会長を務めていることにも批判の矛先が向かった。
首相は10月下旬の政府報告の場で「政治的責任を深刻に受け止め、政府の弱点と欠点を誠実に認める」と異例の釈明に追い込まれた。だが、11月14日には、テレビ中継された国会の質疑で、議員が首相に対し、「ベトナムにも辞任の文化を」と退任を進言した。
●党から圧力の恐れも
「国会は着実に力をつけている」。今春まで国会議員を務めてきたグエン・ミン・トゥエ氏(64)はこう指摘する。トゥエ氏によると、国会はかつて共産党の 追認機関でしかなかった。だが、ドイモイによる経済開放にかじを切った1986年ごろから、「少しずつ自由に発言できる雰囲気に変わってきた」という。
2010年には、日本の新幹線方式の導入が検討されていたハノイとホーチミン市を結ぶ南北高速鉄道建設について、政府案を国会が「採算性が低い」と否決することもあった。
だが、発言の自由は増えたものの「党の決定を国会が覆すことは難しい」とトゥエ氏は言う。党からの指導は「絶対的」。国会が党と違う判断に傾くと、党側か ら様々な形で議員への説得工作がなされる。新たに導入される信任投票についても、投票目前に党側から圧力が掛かる恐れが指摘されている。トゥエ氏は「全て の議員が自由な意思の表明を認められなければ、せっかくの制度も絵に描いた餅だ」と話す。
●議員選の投票率99%「形だけ」
権力の監視役を務める500人の国会議員の選ばれ方も、まだ問題が多い。
国会議員の被選挙権は21歳以上で任期は5年。共産党員以外も立候補はできるが、党の翼賛団体「ベトナム祖国戦線」の審査を受けるなど制約が多い。昨年5 月にあった第13期(2011~16年)の議員を選ぶ選挙では、当選した500人のうち非党員は42人。人口約8800万人に対して党員は約320万人と 4%に満たないが、議会では党員が9割以上を占める。投票権を持つのは18歳以上の国民。投票率は常に9割を超え、前回選挙では99・51%と極めて高 かった。
ところが、実際に市民に聞いてみると「投票に行ったことがない」と言う人がかなりいる。家族や所属する組織の代表がまとめて投票をするためだという。どんな候補者がいたのかすら知らない人も少なくない。
高い投票率は政権の正統性の支えとなるため、当局側は代理投票を黙認しているようだ。選挙区ごとに極端に高い投票率を競う行為を「社会の病気」と称する人もいる。市民は当然のように「ベトナムの選挙は形だけ」と話している。(ハノイ=佐々木学)
—————–
Bản gốc tiếng Anh mà TCPT dịch:

In Vietnam, not even top leaders immune to dismissal by lawmakers

By MANABU SASAKI/ Correspondent
HANOI–Lawmakers here have armed themselves with a powerful weapon to keep top leaders in check–the threat of dismissal–but deep-rooted skepticism remains about top-down reform efforts under single-party Communist rule.
The National Assembly on Nov. 21 voted to introduce a system in which the president, prime minister and other senior officials can be given the boot on the say-so of lawmakers.
Lawmakers will monitor the performances of top officials and cast a vote of confidence once a year from the second year in their five-year term. Those who fail to secure a certain number of votes could expect to be dismissed.
The first vote will be taken as early as February. It will cover 49 officials elected or approved by the parliament, including President Truong Tan Sang and Prime Minister Nguyen Tan Dung.
The system was introduced against a backdrop of growing public distrust of politicians due to the flagging economy and persistent corruption.
In a parliamentary session that closed on Nov. 23, Dung faced a barrage of criticism over corruption involving state-owned enterprises and bankruptcies.
He also came under fire for appointing his son to a key party post and having a daughter serving as a bank executive.
In a government report in late October, Dung was forced to admit problems.
“I take political responsibility seriously and acknowledge the government’s weaknesses and shortcomings,” he said.
The unusual apology failed to quell criticism, however.
In a televised parliamentary meeting on Nov. 14, a lawmaker called on Dung to step down, saying Vietnam, too, needs “a culture of resignation.”
Former lawmaker Nguyen Minh Thuyet said the National Assembly has steadily gained power.
After Vietnam initiated Doi Moi economic reforms in 1986, the atmosphere slowly changed, allowing lawmakers to speak more freely, according to Thuyet, a Communist Party member who served in the parliament until this spring.
In 2010, the parliament voted down a government proposal for a high-speed rail project between Hanoi and Ho Chi Minh City, citing low profitability.
However, Thuyet said it is difficult for the National Assembly to overturn a decision by the Communist Party.
If the parliament leans toward a different decision, party organs very likely would persuade lawmakers to change their mind, according to Thuyet.
Lawmakers could also be influenced by Communist Party officials when it came time to vote, analysts said.
“The new system will end up as nothing more than pie in the sky unless all lawmakers are allowed to express their will freely,” Thuyet said.
But that is not the only factor. The National Assembly, which is tasked with monitoring the government, is disproportionately dominated by Communist Party members. That means lawmakers do not necessarily represent the population at large.
Of the 88 million population, 4 percent, or 3.2 million, belong to the party. However, only 8 percent, or 42, of the 500 lawmakers elected in May 2011 are non-party members.
Candidates are subject to a number of restrictions, most notably screening by the Vietnamese Fatherland Front, an influential umbrella organization that supports Communist Party rule.
In parliamentary elections, voter turnout has invariably topped 90 percent. In 2011, the turnout was a jaw-dropping 99.51 percent if official figures are to be believed.
Many citizens say they have never voted. Instead, they say family members, or the representatives of organizations they belong to, cast ballots on their behalf. Not surprisingly, many ordinary Vietnamese dismiss elections as a mere formality.
Many even do not know which candidates ran for election.
Tacit approval appears to have been given to voting by proxy because a high voter turnout is considered essential to ensuring the legitimacy of lawmakers and other elected officials.
This has led to criticism that the obsession with higher voter turnouts in electoral districts is “a social disease.”
By MANABU SASAKI/ Correspondent

249. PHAN BỘI CHÂU, VĨ NHÂN ĐỔI MỚI Ở THẾ KỶ XX

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

PHAN BỘI CHÂU, VĨ NHÂN ĐỔI MỚI Ở THẾ KỶ XX

TS. ĐINH CÔNG VĨ
Gọi Phan Bội Châu là “vĩ nhân” là chúng tôi căn cứ vào lời nhà sử học Tôn Quang Phiệt mà Nguyễn Hưng Hà dẫn ra trong “Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cho rằng: “Trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại”; ý kiến đó càng rõ ràng hơn, khi Nguyễn Hưng Hà dẫn lời giáo sư Tiến sĩ Shinaishi Masaya, một chuyên gia “Việt Nam học” ở Nhật Bản nổi tiếng từng nhiều lần nói: “Phan Bội Châu là một nhà cách mạng làm trụ cột cho tất cả công cuộc vận động độc lập của người Việt Nam từ sau đảng Cần Vương tan rã” hay dẫn lời Tiến sĩ Unselt Jorger là: “Hai giai đoạn cách mạng của hai lãnh tụ Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh là hai giai đoạn kế tiếp nhau. Nếu không có những kinh nghiệm của Phan Bội Châu thì cũng không thể có sự thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một sự kế thừa biện chứng. Vì vậy giá như có một đài kỷ niệm Phan Bội Châu đặt ở Hà Nội cùng với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sẽ tốt đẹp biết bao”. Điều đó cũng xứng đáng. Nếu còn, hẳn Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tán đồng, bởi Người đã ngợi ca Phan Bội Châu là “Vị anh hùng, bậc thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng…”.

Tiến sỹ Savd Co.Marr khi giới thiệu bản dịch “Ngục trung thư” (3) đã viết: “Sau hơn một thế kỷ can thiệp của Pháp, Nhật, Mỹ người Việt Nam từ nay đã có thể hít thở không khí độc lập. Điều đó một phần không nhỏ là do những cố gắng của nhà chí sỹ yêu nước nhiệt thành của tác phẩm được dịch ra đây. Phan Bội Châu từng giữ vai trò lãnh đạo ở chỗ hướng đầu óc tư duy người ta rời khỏi những công thức chính trị cổ xưa và rời khỏi tình trạng bi quan của bản thân”… “Ông kêu gọi mọi người hãy phóng tầm mắt ra bên ngoài, phải tìm thấy những giải pháp mới cho bản thân mình”. Ngày nay chúng ta đang đổi mới, rất cần phóng tầm mắt ra bên ngoài, tìm những giải pháp mới cho bản thân nên chúng ta càng cần phải khảo cứu, viết bài về Phan Bội Châu như sau:
I. ĐỔI MỚI CON ĐƯNG CÁCH MẠNG
Đổi mới mở cửa không phải là yêu cầu độc đáo của riêng những năm cuối thế kỷ XX, cũng không phải là ý muốn của một số cá nhân cầm quyền của bất cứ một nước nào, mà là xu hướng chung của thời đại.
Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, phương Đông đầy sức quyến rũ, đã thực sự trở thành đích hướng tới không gì cản được của thế giới tư bản phương Tây. Đông Nam châu Á đâu còn là vùng đất trong tầm riêng của Thiên Triều Trung Hoa. Cái thời kỳ lặng lẽ, chỉ biết một mình của châu Á đã qua rồi. Sau chiến tranh Nha phiến, các thương thuyền của tư bản châu Âu (sau đó là châu Mỹ) càng giương buồm, chĩa mũi dồn về đấy, đua nhau mở mang thế lực ở Trung Hoa, xâm chiếm các nước châu Á như Việt Nam. Trong lúc người da trắng đang làm mưa làm gió như thế thì Nhật Bản là nước đồng chủng, đồng văn gần gũi với Việt Nam đã canh tân, vươn lên tranh cường, tiên phong đánh thắng một nước đầu tiên của tư bản Tây Âu là Nga. Một luồng gió mới duy tân đang thổi vào châu Á, đem theo những trang sách, những tấm gương lừng lẫy của các danh nhân như Louis Kossuth của Hung-ga-ri, Jean Jacques Roussau của Pháp, Cát Điền Tùng Âm Phúc Trạch Dụ Cát… của Nhật Bản, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu của Trung Hoa… Một thế giới đang thực sự đổi mới như thế ắt phải cần đến những con người đổi mới, mà Phan Bội Châu là một trong những con người đổi mới xứng đáng ở Việt Nam.
Phan Bội Châu lớn lên giữa những ngày phong trào Cần Vương với Phan Đình Phùng bắn những phát đạn cuối cùng, Hoàng Hoa Thám trở thành mãnh hổ rừng xanh. Ngay trên quê hương của cụ, đất Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An còn đâu nữa tiếng trống bình Tây dồn dập của Trần Tấn, Đặng Như Mai, đã vắng rồi bóng cờ diệt Pháp của Trần Xuân, Vương Thúc Mậu trên đỉnh Rú Chung, cũng hết cả việc ba thôn Nộn Liễu gần nhà cụ Phan “đọ sức” với Pháp trên cầu Phù Long. Bởi phong trào Cần Vương với vua Hàm Nghi chỉ còn là hình ảnh trong lòng dân. Trong đó, có một số ít tản mát vào rừng xanh núi đỏ gọi là “lục lâm” quan hệ một cách không công khai với cụ Phan… Cho nên, thực dân Pháp ở Việt Nam có thể rảnh tay đi vào giai đoạn bắt đầu ổn định và khai thác thuộc địa lần thứ nhất… Rõ ràng, muốn thắng Pháp (một nước tân tiến ở phương Tây, có vũ khí hiện đại) giành độc lập cho dân tộc, không thể đi theo đường cũ, phải đổi mới.
Để thắng Pháp, một trong những đổi mới hồi ấy là phải thành lập một đảng cách mạng theo xu hướng mới. Với hoàn cảnh giới hạn Việt Nam và châu Á lúc này Duy tân Đông Du là xu hướng mới nhất, đúng như Phan Bội Châu đặt cái tên hội. Chữ “duy” trong “duy tân” gồm sợi dây ở bốn góc cái lưới, chỉ sự liên kết nhau. Tân là mới. “Duy tân” chỉ sự đổi mới một cách có hệ thống, liên hệ nhau. Năm 1904, Phan Bội Châu và độ 20 đồng chí hội nghị ở nhà ông Tiểu La, lập hội Duy Tân, bầu Cường Để, hậu duệ đích tôn Hoàng tử Cảnh làm Hội trưởng. Cũng trong hội nghị này, cụ Phan được cử xuất dương, cầu viện Nhật. Gọi là Hội nhưng thực chất là một Đảng. Cái tên “Duy Tân” của Đảng với toàn bộ ý nghĩa ấy, gắn với thời điểm sớm sủa (năm 1904), với việc lãnh tụ Đảng là Phan Bội Châu vượt khỏi vòng kiềm tỏa của một đất nước từng là phong kiến bế quan tỏa cảng để tới một đất nước duy tân Minh Trị. Chứng tỏ, đây là một đảng đầu tiên của Việt Nam (theo đúng ý nghĩa hiện đại của nó) ở thế kỷ này đi theo xu hướng mới, thực hiện bước đầu những mơ ước mà các nhà canh tân nổi tiếng triều Nguyễn như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ… còn đề cập trên giấy tờ.
Để thắng Pháp còn phải thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất. Trong tác phẩm “Hải ngoại huyết thư” gửi về nước thời Đông Du, Phan Bội Châu đã đưa ra mô hình của mặt trận này với sự đồng lòng của mười giới đồng bào gồm: phú hào, quý tộc, sĩ phu, lính tập, giáo đồ, du đồ hội đảng, thông ngôn ký lục, bồi bếp, con em có mối thù nhà, và sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta.
Tất cả các cuộc vùng dậy giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm ở nước ta từ xưa tới nay để đạt tới thẳng lợi không thể không lập một mặt trận chung. Nhưng có ý thức, đề ra mô hình mặt trận, sắp xếp lực lượng trên văn bản “Cương lĩnh cứu nước”, thì Phan Bội Châu là người đầu tiên ở Việt Nam. Đó cũng là một cái mới nổi bật nữa. Trong mặt trận này có cả người giàu (như phú hào quý tộc) lẫn người nghèo, cả quan lại, trí thức, cả những người làm công ăn lương cho giặc (như thông ngôn, ký lục, bồi bếp), cả lực lượng võ trang trong hàng ngũ giặc (như lính tập). Cụ Phan là người Việt đầu tiên ở thế kỷ này, trên văn bản đặc biệt đề cao phụ nữ và tín đồ đạo Thiên Chúa, đưa các tầng lớp này lên thành một giới đồng bào riêng quan trọng trong mặt trận. So với các triều đại phong kiến trọng nam khinh nữ, so với triều Nguyễn bình Tây sát tả, đàn áp công giáo, trong lúc nước ta đang cần đoàn kết lương giáo chống giặc ngoài, thì đây là một bước tiến quan trọng. Đó là kinh nghiệm, là sự khởi đầu tốt đẹp cho chính sách đoàn kết lương giáo, nam nữ bình quyền, đề cao chính đáng người phụ nữ mà Mặt trận Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam sau này đã phát huy, biến thành hiện thực… Sự thực ngay từ hồi ấy, chính sách về phụ nữ, về đoàn kết lương giáo của cụ Phan đã có những thành tích bước đầu. Như việc giới phụ nữ có nhiều người nô nức đi theo cụ Phan, ủng hộ người, của. Có người như bà Lê Thị Đàn đã để lại tấm gương hy sinh tiết liệt… Có hàng loạt xứ đạo, nhiều linh mục đi theo phong trào của cụ. Có linh mục hy sinh oanh liệt trong nhà tù của kẻ địch (như Nguyễn Thần Đồng), có người trở thành yếu nhân của phong trào (như cụ Mai Lão Bạng). Trong mười giới đồng bào, cụ Phan chưa nhắc đến công nông, đến các dân tộc miền núi. Nhưng hẳn là ở giới thứ mười: sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta trong đó đã có công nông, có các dân tộc miền núi, tuy chưa cụ thể. Phan Bội Châu chưa đề công nông lên thành một giới đồng bào riêng biệt mà hòa tan vào đó. Điều đó hậu thế không thể trách cứ được cụ. Bởi ở những năm đầu thế kỷ XX, công nhân Việt Nam có nhiều hạn chế chưa thể hình thành như một lực lượng sau này. Bởi giai cấp nông dân Việt Nam tuy chiếm một số lượng rất lớn, các dân tộc miền núi chiếm một địa bàn rất quan trọng nhưng ở một nước phương Đông như Việt Nam các lực lượng đó bị hạn chế, trong tình hình dân trí Việt Nam chưa nâng cao. Sau này, ở tác phẩm viết về Phạm Hồng Thái cụ đã nói tới vai trò của công nông, thấy việc cần đi vào hầm mỏ xưởng máy vận động công nông làm cách mạng. Ở vài tác phẩm khác (Việt Nam quốc sử khảo) cụ đã thấy rõ hơn vai trò của các dân tộc miền núi, yêu cầu lập căn cứ địa ở miền núi. Mở rộng ra, Phan Bội Châu còn tính đến việc thành lập mặt trận đoàn kết quốc tế. Khi ở Nhật Bản, cụ từng kết giao với các lãnh tụ cách mạng Trung Hoa (như Hoàng Khắc Cương, Chương Thái Viêm, Trương Kế), với các chí sĩ nước Triều Tiên (như Triệu Tô Ngang người từng gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở châu Mỹ), và với các vị người Nhật Bản, Ấn Độ, Phi Luật Tân tổ chức ra Hội “Đông Á đồng minh” vào tháng 10 năm Mậu Thân (1908). Sau cách mạng Tân Hợi (1911), cụ thành lập Hội “Chấn Hoa hưng Á” với mục đích nâng cao địa vị Trung Hoa, giúp Cách mạng Việt Nam và viết “Liên Á Sô ngôn” (Lời kêu gọi mộc mạc về việc liên hợp châu Á). Đó là những mặt trận đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế đầu tiên ở nước ta thể hiện trên văn bản, hoạt động trên thực tế mà cụ Phan là một sáng lập viên lỗi lạc.
Sinh ra ở vùng đất có truyền thống anh hùng, vùng đất từng sục sôi trong phong trào Cần vương, trong bản thân mang cái “dũng” của người quân tử nho, cái “hùng” của “hiệp sĩ” đạo, lại chịu ảnh hưởng của các nhân vật bạo động ở phương Tây với câu ngạn ngữ: “Không đem máu rửa máu thì không cải tạo được xã hội”. Do vậy, xu hướng cơ bản nhất của Phan Bội Châu là xu hướng bạo động (nhất là ở giai đoạn hoạt động cách mạng đầu tiên, xu hướng này đã được cụ Phan thể hiện rõ nhất). Để thực hiện bạo động, cụ tính đến chuyện thành lập quân đội. Trong ba kế hoạch lớn vạch ra trước khi xuất dương, Phan Bội Châu nói đến “dư đảng Cần vương”, “những tay tráng kiện ở sơn lâm”, trong “mười giới đồng bào”, cụ nói đến “lính tập”. Đó là hai lực lượng quân đội quan trọng ban đầu. Ngoài ra là những người tham gia phong trào Đông Du, được đào tạo ở các trường quân sự Nhật Bản, Trung Hoa được biên chế, tổ chức theo kỹ thuật tiên tiến là lực lượng quân sự được cụ dự kiến đầu tiên ở thế kỷ này. Sau này, trong tác phẩm “Việt Nam Quang phục quân phương lược“, cụ đã nói cụ thể về tôn chỉ, nghĩa vụ, kỷ luật, binh chế, chức viên, lương bổng của lực lượng đó. Một mô hình quân đội theo kiểu mới ngay từ đầu thế kỷ này đã được Phan Bội Châu và Hoàng Trọng Mậu, bạn chiến đấu, người học trò thân tín của cụ phác vẽ.
Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi triệt để, bên cạnh nhiều yếu tố, phải có “Tam pháp bảo” (ba yếu tố cơ bản: chính đảng, mặt trận, quân đội). Dù cuộc vận động cách mạng do Phan Bội Châu lãnh đạo chưa đi đến thành công còn tạm thất bại là do nhiều nguyên nhân, nhưng để tiến hành sự nghiệp đó, thì ba yếu tố cơ bản trên đã thể hiện đầy đủ trong tác phẩm và việc làm của cụ. Đó chính là những bài học, những gợi mở ban đầu quý báu để hậu thế đi tới thắng lợi toàn vẹn, triệt để.
Để dốc sức đi đến thắng lợi, Phan Bội Châu đã phải có những điều chỉnh, đổi mới đường lối cho phù hợp với thời đại mới. Lúc đầu cụ từng vạch ra ba kế hoạch lớn: 1. Liên kết với dư đảng Cần vương và những tay tráng kiện ở sơn lâm xướng khởi nghĩa binh, mục đích là đánh giặc phục thù mà thủ đoạn là bạo động; 2. Tìm người hoàng thân lập làm minh chủ; 3. Phái người xuất dương cầu viện. Mục đích là cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa là gì. Ba kế hoạch này gộp lại cho ta thấy cụ Phan yêu cầu lập nên một nước quân chủ lập hiến. Điều đó không có nghĩa là cụ không thấy rõ cái hay cái đẹp của chính thể dân chủ cộng hòa. Cuộc gặp gỡ giữa cụ và Tôn Trung Sơn hai lần ở khách sạn Trí Hòa Đường, cuộc tranh luận với Phan Chu Trinh cho thấy cụ rất tán thành chế độ dân chủ cộng hòa nhưng cụ cho rằng hoàn cảnh Việt Nam lúc này chưa thể thực hiện ngay chế độ đó được. Lúc này, Việt Nam vừa mới là một nước phong kiến bước sang một nước thuộc địa nửa phong kiến, Phan Bội Châu muốn hướng nước ta theo con đường duy tân của Nhật Bản, một nước quân chủ lập hiến. Chủ trương của cụ là võ trang bạo động mà trong lực lượng võ trang có dư đảng Cần vương là những người tôn quân. Những người đi theo cụ hồi ấy nhiều người là quan trường, đặc biệt có nhiều nhân sĩ là người Nam Kỳ, vùng đất dấy nghiệp của nhà Nguyễn. Cho nên, việc cụ theo xu hướng quân chủ lập hiến là thoả đáng, nó gần với tầm các nước tư bản Anh – Nhật. So với chế độ chuyên chế phong kiến từ nhà Nguyễn trở về trước, quân chủ lập hiến là một bước tiến rất quan trọng. (Vả chăng, quân chủ lập hiến, cũng đã gần với phạm trù “dân chủ tư sản”).
Nhưng từ năm 1909 trở đi, Nhật – Pháp ký Hiệp ước với nhau, Đảng Cách mạng Việt Nam bị trục xuất, hai người trọng yếu là Phan Bội Châu và Cường Để phải rời khỏi Nhật ngay. Phan Bội Châu và các đồng chí ngày càng nhận rõ dã tâm của bọn quân phiệt Nhật, thấy cái nghĩa phù nguy cứu tệ của luân lý bang giao cổ Á Đông không còn nữa nên cụ chuyển hướng về Cách mạng Trung Hoa và các dân tộc trên thế giới đồng bệnh với ta. Đặc biệt, càng ngày cụ càng thấy rõ: “Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam cũng là một phường chó chết như nhau mà thôi”. Nhất là Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), Trung Quốc lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh, thành lập Chính phủ Dân quốc Nam Kinh làm bừng tỉnh mọi người. Cho nên, Phan Bội Châu từ nước Xiêm trở về Quảng Đông (Trung Quốc). Cụ có thể công khai khẳng định việc xóa bỏ chủ nghĩa quân chủ để theo hắn chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa mà từ lâu mình thấy là hay là đúng. Năm 1912 Phan Bội Châu cùng các đồng chí thủ tiêu hội Duy Tân, thành lập Hội Việt Nam Quang phục với “Tôn chỉ duy nhất của hội là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. Trong khi ở nước ta, các cuộc bạo động không đi tới đâu, thất bại liên tiếp (như việc quân Hoàng Hoa Thám tan rã, Hà Thành đầu độc bị đàn áp, khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại). Cho nên, khẩu hiệu “Pháp – Việt đề huề” do Toàn quyền Albert Sarraut đưa ra mới dễ được cụ Phan chấp nhận vào năm 1918. Cụ cũng muốn “tương kế tựu kế” lợi dụng thời cơ hoạt động trong nước. Năm 1920, Phan Bội Châu có viết hai quyển sách gửi về trong nước: quyển “Y hồn đơn” (đơn thuốc chữa hồn) tán thành chủ trương bất bạo động của Găng-đi và quyển “Dư cửu niên lai sở trì chủ nghĩa” (chủ nghĩa tôi ôm ấp 9 năm nay) chủ trương làm “văn minh cách mạng” mà không làm “dã man cách mạng”.
Qua đó, ta thấy về mục đích đuổi giặc xâm lược, giành độc lập, đem lại hạnh phúc cho dân, cho nước thì từ trước tới sau Phan Bội Châu vẫn thống nhất. Nhưng về chủ nghĩa, phương pháp, kế hoạch làm cách mạng của cụ có nhiều thay đổi. Chính Phan Bội Châu cũng tự nhận, cho đó là một ưu điểm của mình: “Trong đời làm việc gì, cốt để ý đến mục đích, mong được thắng lợi ở phút cuối cùng, còn về thủ đoạn phương châm tuy thay đổi cũng không tiếc”. Điều này cũng xuất phát từ nhận thức của Phan Bội Châu một nhà nho từng chú giải và tinh thông Kinh Dịch. Vậy nên, cụ hiểu lẽ “biến dịch” của trời đất và lẽ “bất biến dịch” sao cho khớp với “thì”. Tức là tùy thời đại mà đổi mới sao cho thích hợp. Trong Dịch có “biến dịch” như việc thay đổi thủ đoạn, phương châm, đồng thời có “bất biến dịch” như mục đích thống nhất từ đầu đến cuối. Cũng như con người phải có “kinh” (cứng, tương đổi ổn định), có “quyền” (mềm dẻo linh hoạt hơn). Nguyễn Du viết: “Có khi biến có khi thường” tùy nghi theo thời mà ứng xử. Chính vì vậy nên nhà nho Phan Bội Châu không bảo thủ, cố chấp, không vì một danh dự riêng tư, một quyền lợi ích kỷ gì mà cố níu lấy những hội đảng, những chủ nghĩa đã lỗi thời bắt mọi người phải theo. Tất cả những cái đó chỉ là thủ đoạn, phương châm, phải đặt dưới quyền lợi dân tộc, phục vụ cho mục đích đuổi xâm lược, giành độc lập, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Cho nên, nó luôn luôn đi đúng với quỹ đạo thời đại, phù hợp với dân tộc, tức là luôn luôn mới mẻ với thời đại, với dân tộc. Xuất phát từ tư tưởng linh hoạt đó của phương Đông, lại gặp những tư tưởng tiên tiến mới mẻ của châu Âu và sẵn có một lòng yêu nước nồng nàn, một ý chí diệt thù rất mãnh liệt. Cho nên, Phan Bội Châu sẵn sàng và rất bền bỉ tiếp nhận, chọn lọc bất kỳ ý kiến nào có thể giúp cho công cuộc giải phóng dân tộc mà mình theo đuổi. Phan linh hoạt: dùng phương pháp này không xong thì lo tìm phương pháp khác, hỏng cuộc này lo cuộc khác, cầu cứu nước này không được thì lo cầu cứu nước khác, kỳ cho đến khi tìm ra con đường tương lai đúng đắn. Lúc Phan Bội Châu bị Pháp bắt năm 1925 chính là lúc cụ đang đi trên con đường từ Hàng Châu về Quảng Đông để gặp các nhà cách mạng Việt Nam, họp bàn nhằm cải tổ lại Đảng theo hướng mới. Con người yêu nước chân chính Phan Bội Châu là người luôn luôn đổi mới. Nếu cụ không bị Pháp bắt ắt phải đi vào con đường mới đúng đắn mà lịch sử đã dành cho dân tộc ta. Năm 1925, lúc bị Pháp giam ở Hỏa Lò, cụ đã dự cảm rất đúng trong lời “tự viếng“: “Hý cuộc trước đã sắp tàn, vũ đài sau chính đương sắp dựng, thúc người sôi sục, gió Âu mưa Á tám phương dồn“.
II. ĐỔI MI VĂN HỌC
Qua bộ “Phan Bội Châu Toàn tập” gồm 6.000 trang in, được công bố năm 1990 cho thấy gia tài văn học của Phan Bội Châu thật đồ sộ. Càng nghiên cứu, ta càng thấy cụ quả xứng với lời nhận xét của cố Giáo sư Đặng Thai Mai: “có lẽ từ xưa tới nay trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào chịu khó mà có gan đem ngòi bút ra thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như Sào Nam”. Đây là một điểm mới, đáng chú ý trên văn đàn Việt Nam thời cận đại.
Tác phẩm của Phan Bội Châu thuộc dòng văn thơ yêu nước của Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu. Hơn nữa cụ là người sáng lập nền văn học yêu nước cách mạng ở thế kỷ XX bắt đầu theo xu hướng mới.
Ngay từ hồi trẻ, mới xuất hiện trên văn đàn, Phan Bội Châu đã tỏ ra mới lạ. Đó là một “thần đồng” văn chương, nổi tiếng hay chữ. Hay chữ thuở ấy là thông thạo thơ phú, giỏi chạm sâu, nhớ nhiều điển tích, đúng như dân gian Nghệ An đã suy tôn cụ hồi trẻ là một trong “Nam Đàn tứ hổ“: “Uyên bác bất như San” (Kiến thức sâu rộng không ai bằng Phan Văn San). (San là tên hồi nhỏ của Phan Bội Châu). Đó là cơ sở để cụ tinh thông văn chương cử tử, đỗ đầu xứ Nghệ 3, 4 lần, đỗ Giải nguyên (đầu thi Hương). Thuở đó cái khẩu khí của người anh hùng dám vá trời lấp biển ở cụ đã thể hiện khi chơi đùa hát xưởng và cũng thể hiện ở những tác phẩm văn học thành văn của cụ. Với việc học tập thi cử, Phan Bội Châu đã có những nhận xét khác những bạn cùng lứa tuổi. Trong đó, cũng thể hiện quan niệm văn học của cụ: Thấy đời còn ham chuộng danh vọng nên Phan Bội Châu buộc phải học tập để thi cử. Nhưng học mà cụ vẫn thấy rõ là: một nước đã mất quyền tự chủ thì theo đòi văn chương cũng chỉ là danh vọng hão huyền. Cụ dẫn câu của Tùy Viên để bày tỏ lòng mình:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”
(Khuya sớm những mong ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy văn chương).
Nên khi đậu Giải nguyên, cụ viết lời tự bộc lộ tâm sự, không muốn mình lẫn trong đám người tầm thường:
“Bt như ý thường bát cửu sự, sầu sinh liêm ngoại Tây phong,
Hn thiết xuy ư tam bách nhân, quí tử môn tiền Nam Quách”
(Không như ý thường 8, 9 việc, ngoài rèm căm tức ngọn Tây phong,
Thổi sáo lẫn trong ba trăm người, ngoài cửa thẹn thùng chàng Nam Quách).
Vượt ra ngoài sự tầm thường đó, với bản tính “trời phú”, nói như Phan Bội Châu trong “Ngục trung thư“: “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng không vừa, ngay từ hồi còn là thằng trẻ con đọc sách của cha ông để lại, mỗi khi đọc tới chuyện người xưa hăng hái thành nhân tựu nghĩa, tôi thường nhỏ nước mắt ròng ròng, thấm ướt cả sách”. Cụ lại có tác phong quyền biến, linh hoạt nên đã thoát được nhiều khuôn sáo nặng nề của văn chương cử tử để đi vào lòng người một cách tự nhiên. Nhờ vậy, “văn chương của cụ Phan có sức dựng người dậy”, “gọi tỉnh hồn quốc dân”.
“Mõ chuông là cái lưỡi đây,
Lôi đình trên ngọn bút này nổi lên”.
“Lôi đình trên ngọn bút” là phong khí, là thực chất thơ văn Phan Bội Châu mà trên văn đàn Việt Nam hiếm người có được như cụ. Nó rất phù hợp với những áng văn để tuyên truyền chính trị, gây xúc động đồng bào. Ở giai đoạn Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục cần “chấn hưng dân khí, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” thì đó là những áng văn gây chấn động lòng người, tràn đầy khí thế nhất. Lúc này, trong “ngọn bút lôi đình” càng nổi bật lên giọng văn bi hùng. Âm hưởng bi hùng thể hiện ngay từ các đầu đề thấm máu và nước mắt, đầy sức cuốn hút “Lưu cầu huyết lệ tân thư“, “Hải ngoại huyết thư“, “Ai cáo toàn quốc phụ lão” v.v…
Với Phan Bội Châu, văn chương tỏ rõ sức bi hùng, được viết thành công nhất là ở hai thể thơ quốc âm và phú. Đến nay, trong thời đại đổi mới, đọc lại những vần thơ lục bát, song thất lục bát của Phan Bội Châu viết:
“Thương ôi Bách việt giang san
Văn minh đã sn khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mẩn tỉnh chưa chưa tỉnh
Anh em ơi phải tính sao đây…”
Hay:
“Cũng có lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời cao mà tuốt gươm ra” (4)
ta vẫn thấy sôi sục tấm lòng. Sự quen thuộc, âm điệu, vần điệu đặc trưng của thể thơ này cũng góp phần phổ cập, tạo nên sức mạnh tình cảm của Phan Bội Châu trong dân tộc. Như bài thơ “Ai cáo phụ lão…” do Phan Bội Châu sáng tác và tự dịch:
“Than ôi lục tỉnh Nam Kỳ,
Nghìn năm cơ nghiệp còn gì nữa không.
Mịt mù một giải non sông,
Hỏi ai ai có đau lòng chăng ai?”.
một thời từng rung động giới phụ lão và nhân sĩ Nam Kỳ, tranh thủ được sự ủng hộ sức người, sức của mạnh mẽ của phương Nam Tổ quốc.
Nhưng tỏ rõ cái đẹp “bút mực tung hoành” của hùng văn hoành tráng, bi ca lâm ly mãnh liệt nhất trong văn Phan Bội Châu là các bài phú. Người xưa cho rằng “Phú giả phô dã“, phú là để phô bày. Nó có nhiều ưu thế trong việc phô bày tình cảm. Tính chất đối của văn biền ngẫu trong phú, chất thơ, chất tưởng tượng, văn từ mỹ lệ trong phú quả là phù hợp với những áng văn bi hùng của Phan Bội Châu. Như bài phú rất nổi tiếng của cụ: “Bái thạch vi huynh“. Đề bài này dựa vào điển tích: “Mễ Phái” (tức Mễ Nguyên Chương, Mễ thích hòn đá lạ bên sông, bèn sai người mang về lỵ sở, trải chiếu lạy và nói: “Tôi mong được gặp Thạch huynh đã hơn 20 năm nay rồi“. Nội dung đề tài chỉ có vậy, không có liên quan gì với tư tưởng cao xa, nhưng dưới ngọn hùng bút của Phan Bội Châu, điển tích được tận dụng theo một hướng hùng mạnh hơn. Nhân đà, tác giả nói đến điển Nữ Oa luyện đá vá trời, nàng Tinh Vệ ngậm đá lấp biển. Phan Bội Châu đã viết bằng lời văn trau chuốt trở nên diễm lệ rực rỡ và bằng bút pháp khoa trương, âm điệu hùng hồn đặc biệt của thể phú. Văn là người, khi mô tả để cho đá mang chí khí của người, cụ đã khoa trương, nhân hóa hết cỡ để nâng đá lên tầm vũ trụ.
“Đá nguyên khối nặng, hình vút từng không,
Cột chống lưng trời, nêu cương thường muôn thuở,
Tiếng vang mặt đất, dậy văn bút hai vùng”.
Con người phi thường nên tác giả cũng phải dùng những đơn vị phi thường (kỷ, hội, nguyên…) để hình dung:
“Quê đâu Bá Thị, cách đây mấy kỷ nửa nghìn năm
Tuổi đấy trường xuân, có phải một nguyên 12 hội…”.
Con người ở đây bên cạnh “cốt cách hiên ngang”, “phong tư kỳ lạ”, còn biết người biết ta, hùng kiếm kết hợp với văn bút dậy trời, khác hẳn với con người thời Cần Vương. Bài phú đã nâng Phan Bội Châu lên địa vị người “hay chữ nhất cả nước” như dư luận thời bấy giờ ngợi ca, làm chấn động đám khoa bảng ở kinh đô, có tác dụng tập hợp những nhà nho yêu nước. Hoàng Giáp Nguyễn Thượng Hiền đọc xong bài văn phải cảm động ngợi ca:
“Bài phú ai dậy tiếng tầng không
Khâm hoài lỗi lạc cũng như ông
Dời non, dốc biển chí bình nhật
Ngòi bút tuôn ra như cầu vồng…”
Ra nước ngoài, Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư“: “Lời huyết lệ gửi về trong nước“, “Hải ngoại huyết thư” là lá thư bằng máu viết theo thể phú. Tác giả đã “rỏ gan máu”, “dốc hết tinh thần” vào đối:
“Lịch can huyết dĩ điều canh để thiên diệc giám,
Chú tinh thần ư nhất tiễn kim thạch năng khai”.
(Rỏ gan máu để điều canh, trời cũng soi xét;
Chú tinh thần vào một mũi tên, vàng đá cũng vỡ toang).
Cho nên, bài phú được trau vàng chuốt ngọc, trở nên một áng văn có sức sống, sức lay động nhất nước thuở ấy; áng văn đã được Lê Đại chuyển thể, dịch thành thơ song thất lục bát, thể thơ dân tộc quen thuộc, một cách tài tình nên sức lay động càng được nhân lên, chinh phục nhiều tim óc con người hơn.
Với Phan Bội Châu, những áng văn bi hùng nhất tập trung chủ yếu ở lục bát, song thất lục bát chữ Việt và phú. Tuy thế ở các tác phẩm viết theo thể loại khác, đó đây ta vẫn có thể tìm thấy những câu văn xúc động. Chẳng hạn ở tập tự thuật “Ngục trung thư” ta thấy có câu như: Than ôi, phương giời chiếc bóng, mưa gió ngọn đèn, vét giọt nước mắt còn lại trong 20 năm nay của tôi, hòa lẫn với máu, lượm lặt lịch sử một đời của tôi mà viết ra đây. Hai mươi triệu đồng bào rất thân mến của tôi ơi, có biết cho lòng tôi chăng, có oán trách gì tôi chăng? Đọc cuốn sách này của tôi chắc đồng bào còn thấy máu con cuốc đang tươi thắm đầm đìa trên mặt giấy vậy”.
Giọng văn truyền cảm ấy là một đặc thù của thơ văn Phan Bội Châu, cũng là một đặc thù của cá nhân Phan Bội Châu, một người hào kiệt tự toát ra vẻ hấp dẫn, đầy sức chinh phục khó quên. Đúng như chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã diễn tả rất sinh động về cụ Phan:
“Miệng giọng quốc vạch trời kêu giật một,
Giữa tầng không mù cuốn mây tan
Tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba,
Đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ”.
Sau “Hịch tướng sĩ văn” của Trần Quốc Tuấn và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, những tác phẩm của Phan Bội Châu cho thấy cụ là người đã tận dụng một cách tài tình nhất thể văn biền ngẫu, phú trong tuyên truyền chính trị, cổ động quần chúng ở Việt Nam và viết bằng một bút pháp bi hùng linh động nhất, không gì có thể trộn lẫn được. Cho đến suốt thế kỷ XX này ở nước ta chọn được một lãnh tụ chính trị có giọng văn bốc lửa như Phan Bội Châu cũng không phải dễ. Đó lại là cái mới.
Mới về đề tài: Tác phẩm Phan Bội Châu đã mở rộng hơn so với trước. Cụ là một trong những tác giả đầu tiên ở nước ta nói đến Lênin, đến chủ nghĩa xã hội và nước Nga… Tác phẩm của cụ có những ý kiến sâu sắc về biển. Sống trong một nước quân chủ phong kiến, bao nhiêu đời bị bế quan toả cảng, nay Phan Bội Châu băng mình vượt biển, mở mặt với năm châu bốn biển, đến một nước duy tân là một đổi mới. Việc ra đi đó của cụ chính là đoạn tuyệt với công danh phú quý, với cái học khoa cử mà mình hằng theo đuổi. Đó là một sự chuyển biến lớn, một cuộc cách mạng với bản thân, đã được cụ diễn tả thành thơ:
“Giang sơn tử hĩ sinh như nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si
Nguyện trục trường phong Đông hải kh,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.
(Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh vời xa đọc uổng thôi,
Đông hải xông pha nương cánh gió,
Nghìn làn sóng bạc tiễn ra khơi).
Ngày nay, châu Âu già cỗi, châu Á trẻ trung vươn lên, tầm mắt thế giới, nền văn minh đang dồn về châu Á Thái Bình Dương (nhất là Đông Nam Á) nên Phan Bội Châu càng thích hợp. Bởi vì cụ là người thứ hai sau Bùi Viện có tầm mắt hướng ra Thái Bình Dương, vượt biển đến một nước lớn trên biển mưu quyền lợi cho dân tộc, mở đầu cho quan hệ Việt – Nhật trong thời văn minh mới. Cho nên con đường Đông Du, sang Nhật cầu viện của cụ nếu thất bại chỉ là thất bại tạm thời. Còn thắng lợi của chúng ta ngày nay trong quan hệ đa diện, đa phương ở thế giới (mật thiết nhất là vùng châu Á – Thái Bình Dương) trong đó hẳn đã có sự gợi mở đặt nền móng của Phan Bội Châu mới là thắng lợi vĩnh viễn. Với việc trước tác công phu hàng loạt cuốn sử đi sâu vào chuyên môn như Việt Nam quốc sử khảoViệt Nam vong quốc sử…, với việc chú giải công phu Kinh Dịch, viết Khổng học đăng… cụ Phan đã tỏ rõ là một trong những lãnh tụ chính trị hiếm có ở thế kỷ này đi sâu vào học thuật.
Rõ ràng, Phan Bội Châu là hiện tượng đổi mới, đổi mới con đường cách mạng, đổi mới về văn học và nghệ thuật. Cụ từng: “chúc phường hậu tử tiến mau”, đặt niềm tin tưởng vào hậu thế, vào tương lai, vào đổi mới như:
“Nếu may còn sống lại, thế giới nhân quyền như mặt trời đang đỏ bừng”
“Đời đổi mới người càng thêm đổi mới”…
“Mới thế này là mới hỡi chư quân”
“Ch rằng nhật nhật tân, hu nhật tân”
Sống trong cảnh đất nước ngày nay “mỗi ngày một mới”, đang cần đổi mới hơn, chúng ta càng nhớ tới Phan Bội Châu.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

250. PHAN BỘI CHÂU – TẦM MẮT THÁI BÌNH DƯƠNG

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

PHAN BỘI CHÂU – TẦM MẮT THÁI BÌNH DƯƠNG (1)

TS. ĐINH CÔNG VĨ
Từ những thập niên cuối thế kỷ XIX, dù triều đình Nguyễn có cố tình đóng chặt đất nước thì pháo thuyền Tây phương vẫn cứ đến gõ cửa bắn vào buộc phải mở. Thuốc đắng của kẻ địch – ngoài ý muốn của chúng – đã góp phần dã tật, dù là quá muộn màng. Một làn gió duy tân vốn đã hây hẩy từ cái thời của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện… trước đó. Đến khi Phan Bội Châu cắp sách vào Huế tiếp xúc với giới quan trường và các sỹ phu ở kinh đô thì gió duy tân đã thật sự tràn ngập. Qua bài phú “Bái thạch vi huynh” lừng lẫy, được làm thân với Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền, nhà trí thức tiêu biểu, tích cực của giới quan trường hồi ấy, Phan Bội Châu được đọc kỹ hàng loạt tân thư nổi tiếng như: Thiên hạ đại thế luận, Quỳ ưu lục của Nguyễn Lộ Trạch, các pho sách Trung đông chiến kỷ, Doanh hoàn chi lược… mà hiểu thêm tình trạng cạnh tranh của bốn biển, tình hình, vị trí Thái Bình Dương, có cái nhìn mới về khu vực Á Đông sát biển.

Về căn nguyên: Dù Phan Bội Châu thông Nho, đọc hết thánh hiền, dù cụ khó lòng mà không chịu ảnh hưởng nhiều ít ở quan niệm Nội Hạ ngoại Di của Bắc phương nhưng vẫn không ngăn trở được tầm mắt hướng tới Thái Bình Dương của cụ. Bởi bản thân dân tộc Trung Quốc (mà Phan Bội Châu tiếp xúc, viết nhiều) từng nói tới một “Hải nội Trung Hoa” (đất trung tâm tinh hoa ở trong biển). Bởi vị trí vùng Á Đông của chúng ta về phía Đông và Nam có một chiều dài rất lớn đều tiếp giáp với Thái Bình Dương. Bởi Đức Thánh Khổng chẳng đã nói lên trong Luận ngữ: “Đạo không hành được, ta định cưỡi bè vượt ra bể”. Tư Mã Thiên nhà sử học thông Nho là người đi xa, đi rộng nhất đã thành niềm mơ ước của giới trí thức Việt Nam qua lời nói của Trương Hán Siêu đời Trần trong Bạch Đằng giang phú: “Học thói Tử Trường tiêu dao bốn biển”. Bởi bản thân Phan Bội Châu là người đầy tráng khí, có hoài bão tung hoành đúng như cụ đã nói trong “Bái thạch vi huynh”:
Dọc ngang vũ trụ, chế nhạo hồng trần,
Rửa bụng bằng tám chín cái đầm Vân Mộng”.
Cho nên, dù Phan Bội Châu vượt biển ra nước ngoài là do sự phân công của tổ chức Duy Tân hội, nhưng đó cũng là do đòi hỏi của trí tuệ, do sự thôi thúc của chính con tim cụ. Do vậy, cụ yêu thích, nhiệt liệt ca ngợi những người vượt biển đi dài. Tìm hiểu những người vượt biển đó để viết thành tác phẩm, tầm mắt cụ cũng mở ra và xem tác phẩm của cụ, ta có thể hình dung được giới hạn của tầm mắt đó. Như xem truyện Nhà sư ăn rau do Phan Bội Châu say mê diễn tả, ta có thể biết được cái biết của cụ về những vùng đất mà sư Trần Thiện Quảng đã đến: Chỉ ăn rau mà Trần Thiện Quảng đã vượt được muôn dặm biển từ nước ta sang Thái Lan rồi tới Miến Điện, Tây Tạng vào Nam Ấn Độ tới nước cổ Thiên Trúc. Ra khỏi Ấn Độ, nhà sư qua Triều Tiên, rồi từ Liêu Đông xuôi thuyền qua Thượng Hải, ngược lên Hán Khẩu vào Tứ Xuyên thăm danh thắng núi Phả Thù, nơi Văn Thù Quan âm hóa thân, rồi lại từ Tứ Xuyên vào Vân Nam mà quay trở về Thái Lan. Cuộc hành trình tuyệt lý thú đó riêng đi về đã hết 7 năm tròn tới hầu hết các nước sát biển mà đa phần ở sát Thái Bình Dương. Giới hạn của tầm mắt đó còn được đo bằng bước chân thực tế của Phan Bội Châu. Do tráng chí, do sự phân công công cán và hoàn cảnh giao thông khi đó, Phan Bội Châu đã trở thành một nhà kinh lịch Á Đông Thái Bình Dương nhiều, dài nhất nước ta hồi ấy. Không kể những đợt đi nhỏ, cụ Phan nhiều lần qua lại giữa Hoành Tân – Hương Cảng. Theo Phan Bội Châu niên biểu ta biết: cụ có 3 lần đi lớn nhất:
1. Phan Bội Châu đã từng từ Hải Phòng ra Móng Cái, lén qua Trúc Sơn, Đường Sơn là bờ cõi huyện Phong Thành nước Trung Hoa. Cụ ở lại Trúc Sơn một tuần lễ mới đáp ghe buồm Khâm Châu mà đi Bắc Hải, Hợp Phố, sang tàu buôn Hồng Mao đến Hương Cảng, đợi tàu qua Nhật, song vì chiến tranh Nga – Nhật chưa ổn nên ở Hương Cảng không có tàu Nhật, vậy cụ Phan phải đáp tàu Chiêu thương lên Thượng Hải rồi từ đó vượt biển đến Hoành Tân Nhật Bản.
2. Cụ mượn đường Xiêm La chở khí giới về nước ủng hộ Hoàng Hoa Thám nên phải tức tốc mượn đường đến Băng Cốc, phải nhờ sự giúp đỡ của đảng cách mạng Trung Hoa, tự thân vượt trùng dương đến Nam Dương quần đảo.
3. Cụ đáp tàu thủy vượt biển sang nương náu ở Xiêm để cầy ở sở ruộng Bạn Thầm, theo cụ là để “gieo hạt giống cách mạng giữa khoảng nước biếc non xanh vậy”. Ở thế kỷ XX này, Phan Bội Châu là lãnh tụ cách mạng đầu tiên ở Việt Nam đặt cơ sở cách mạng ở Thái Lan. Đến khi cách mạng Trung Quốc thành công, cụ lại từ Xiêm về Hương Cảng.
Những đợt đi đó đã đem lại cho Phan Bội Châu những nhận thức thực tế nhất, sinh động nhất về biển và các nước trên biển, hay sát với biển. Trên cơ sở những nhận thức của mình cụ Phan Bội Châu nêu lên suy nghĩ về các mặt sau:
a. Về quan hệ cương vực địa lý: Phan Bội Châu cho rằng: “Việt Nam là một nước 4 phương tiếp giáp với biển” và các nước trên biển. Sự tiếp giáp đó càng nâng cao vẻ đẹp của đất nước, xứng đáng xây dựng cơ nghiệp lâu dài. Như cụ Phan đã viết trong bài “Ái quốc ca”:
Hào Đại Hải âm thầm trước mắt
Dải Cửu Long quạnh quất miền Tây,
Một tòa san sắt xinh thay
Bên kia Vân Quảng, bên này Côn Lôn.
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp lâu dài”…
Theo cụ: Việt Nam chung biển với các nước quan trọng ở Á Đông nước nào biển ấy định hướng rõ ràng trong thời đại mới khó quên. Như một vế điếu Nguyễn Hàm, cụ Phan viết: “Á hải nhất hoành khâm, Nhật nhật tân ư đông, Xiêm nhật tân ư Tây, Hoa nhật tân ư trung, Tổ quốc hồi đầu, nhiệt huyết thùy vong kim xã hội” (Bể Á cõi bờ chung, nước Nhật mới ở Đông, nước Xiêm mới ở Tây, nước Tàu mới ở trung, máu nóng không quên thời đại mới).
Ở Á Đông, vùng Đông Nam Á sát biển, có một vị trí cực kỳ quan trọng. Trong Việt Nam quang phục quân phương lược, Phan Bội Châu cho rằng: “Tạo hóa đem vùng Đông Nam Á vun đắp cho dân tộc ta”.
b. Về quan hệ ngôn ngữ của các nước ở sát biển hay trên biển, trước tiên là các nước có chữ Hán “thảy đồng văn” trong thời đại mới. Trong bài “Vấn đề Hán học ở nước ta ngày nay”, Phan Bội Châu viết: “Đời nay là đời gì? Là đời hoàn hải giao thông. Nước ta ở vào cảnh nào? Là cảnh cường lân tiếp xúc. Nước Tàu là nước láng giềng cạnh mình… nước Nhật Bản là nước đồng châu đồng chủng với ta, văn minh họ ngày nay chẳng kém gì Âu Mỹ mà lối thông thương của họ với ta ngày càng mở rộng… mà chữ Hán, văn Nhật Bản lại chứa chan là chữ Hán”. Vậy chữ Hán các nước Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên chung nhau không thể bỏ được.
c. Về những suy nghĩ của Phan Bội Châu đối với biển: Trước khi ra nước ngoài, từ lâu cụ Phan đã nói tới các nước trên Thái Bình Dương như Lưu Cầu, một hòn đảo ở phía Nam Nhật Bản với cái đầu đề cảm động như: Lưu Cầu huyết lệ tân thư (Bức thư viết bằng máu, nước mắt từ đảo Lưu Cầu mới gửi về). Từ lâu rồi, thuở mới vào Huế (chưa ra biển) Phan Bội Châu đã có chí vá trời lấp biển, dọc ngang tung hoành mọi nơi không gì ngăn trở được thể hiện trong bài phú “Bài thạch vi huynh” viết năm 1897; “Ba sinh lấp bể có lòng chưa quên nhờ bác giúp. Một mảnh và trời ra sức nay lại gặp anh thân?” Đặc biệt bài “Tư hữu ngâm” (Bài ngâm nhớ bạn) viết vào lúc Phan Bội Châu đi khắp nước tráng khí tràn ngập. Cụ muốn dạo con thuyền như Tô Đông Pha vùng vẫy, không một ngoại bang nào ngăn trở được:
Dù Nga, dù Nhật, dù Tây – chắn dòng ngăn lối (ta vẫn) ra tay (cho) tới bờ.
Biển xa bão cả gió to – vừa chèo vừa hát (ta cứ) dô hò (mà) chèo qua.
Chứng tỏ, trước khi chính thức vượt biển, Phan Bội Châu đã có cả một quá trình suy ngẫm, hình dung sâu sắc về biển. Cho nên bài thơ: “Gởi các đồng chí trước khi Đông du” của cụ là một sự trưởng thành, là điểm đỉnh của những quan niệm về biển của Phan Bội Châu trước khi ra nước ngoài. Có thể thấy chưa bao giờ cụ Phan tự hào khẳng định chí làm trai như lúc này. Cụ chủ động, tin ở khả năng nhận định thắng thiên: “Há để càn khôn tự chuyển dời” và cho rằng: “Non sông đã chết sống thêm nhục” cho nên phải sống có ích hơn, tức là phải cứu nước. Nhưng trong tình hình “Hiền thánh vời xa đọc uổng thôi”, không thể cứu nước bằng thánh kinh hiền truyện mà phải cứu bằng hành động cách mạng thực tế, trong đó cụ thể là cần Duy tân – Đông du, nên mới có cảnh ra đi hùng tráng:
Tin trục trường phong Đông hi khứ
Côn ba kình lãng nhất tề phi”
(Cưỡi gió biển Đông xuôi thẳng nẻo
Côn kình vỗ sóng cuộn trào sôi).
Thế kỷ XX, kể từ sau chiến tranh Nga – Nhật và cách mạng Tân Hợi thì không còn là thế kỷ của châu Âu nữa mà là thế kỷ của Châu Á – Thái Bình Dương, là thế kỷ ở thời đại “châu Á thức tỉnh” như V.I. Lênin đã nói. Ngày nay, điều ấy càng thấy rõ. “Châu Âu già cỗi, châu Á trẻ trung”. Bản thân châu Âu còn tìm đến với châu Á…Vậy con đường Đông du trong hoàn cảnh Việt Nam đầu thế kỷ đó sau chiến tranh Nga – Nhật là con đường rất thích hợp. Trong con đường đó, có đường bộ nhưng phổ biến hơn là vượt biển mà Phan Bội Châu thường gọi là “xuất dương”, ở nước ngoài, cụ nói tới “hải ngoại”. Chữ “dương” và chữ “hải” đều gắn với biển. Dù có đi ra nước ngoài không qua biển, ở nước ngoài không phải ở biển nhiều khi vẫn gọi là “ngoại”. Điều đó, càng thấy tính quan trọng, sự phổ biến của biển. Phan Bội Châu là người Việt Nam thứ hai sau Bùi Viện đại diện cho một dân tộc, vượt biển đi cầu viện một nước tư bản tiên tiến. Và sau Bùi Viện, cụ là người xông pha sóng biển vượt nhiều hải lý Á châu nhất ở nước ta. Cho nên, trong văn thơ Phan Bội Châu, hình ảnh biển nhiều lần hiện lên. Đó là một đầu đề đầy sức xúc cảm: “Hải ngoại huyết thư”, là những câu thơ tương đồng nối tiếp cổ kim trong hình ảnh mây, biển gắn bó với tâm hồn thi nhân. Đọc những câu thơ của Phan Bội Châu:
“Lãm thế nhãn cùng thương hải ngoại
Phẫn thời khí bạc bạch vân đoan”
(Đưa mắt nhìn ra tận cùng biển xanh
Tức đời khí ngút lên làn mây trắng.
Trong bài “Thứ vận đáp Tư Thanh”, ta thấy có sự nối tiếp với những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông. Nguyễn Trãi trong bài “Về núi Yên Tử” từng viết:
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung.
(Vũ trụ nhìn ra tận cùng ngoài biển xanh
Nói cười ngồi lửng giữa làn mây biếc)
Lê Thánh Tông trong bài “Động Hồ Công” đã ghi:
Ngã dục thừa phong lăng tuyệt đính
Vọng cùng vân hải hữu  gian
(Ta muốn cưỡi gió lên tận đỉnh
Trông tận khoảng lờ mờ của biển mây).
Cả 3 người đều dùng mắt nhìn tận cùng, đều gắn bó với biển, mây trong cảnh bao la huyền ảo của vũ trụ. Song Nguyễn Trãi viết thơ sau khi dẹp xong ngoại xâm, Lê Thánh Tông làm thơ ở thế thắng lợi trong mọi hoạt động chính trị nên cả hai vị có thể ung dung cười nói giữa mây biếc hay trong khoảng lờ mờ của biển mây, còn Phan Bội Châu chưa đuổi được ngoại xâm nên “Tức đời khí ngút lên tận làn mây trắng”.
Phan Bội Châu gắn với biển còn là gắn với những điển tích về biển mà ở cương vị một người đọc thiên kinh vạn quyển như cụ rất thông thạo. Đấu tranh với kẻ địch mạnh, có nhiều kinh nghiệm thống trị như thực dân Pháp còn phong trào thì đang ở bước xây dựng, nên cụ có thể hình dung tới sự hy sinh và sẵn sàng hy sinh khi cần thiết. Cho nên, cụ suy tưởng tới một sự thác hóa của một hồn Tinh Vệ trên biển. Nàng Tinh Vệ, con gái vua Hiên Viên bị chết đuối ở biển Đông, sau hóa thành con chim ngậm đá, suốt ngày đêm lấp biển để người đời khỏi chết đuối, nhưng biển mênh mông làm sao lấp hết: “Thương hải vi điền Tinh Vệ hàm thạch” (bể xanh lấp chưa bằng, Tinh Vệ còn ngậm đá). Phong trào cách mạng còn đầy rẫy khó khăn, người anh hùng khác nào “Tinh Vệ ngậm đá”.
Song dù “ngậm đá”, con người đầy chí khí như Phan Bội Châu vẫn quyết không bi lụy, lùi bước. Thơ nói về biển của Phan Bội Châu căn bản là hào hùng, trong đó có nhắc tới đổi mới. Phan Bội Châu đầy tự hào, tin tưởng vào sự đổi mới của bốn biển. Trong đó, có khu vực Đông Á – Thái Bình Dương:
Khước sĩ sinh ư thiên tải hạ
Do năng thân kiến ngũ châu xuân
Quan hà mộng lý kinh niên tuyệt
Vũ trụ kỳ quan trục nhật tân
Ký ng thương thương đông hải ngoại
Như cuồng như túy cánh hà nhân.
(Đối với ngàn sau không hổ thẹn
Còn nhìn bốn biển có xuân vui
Quan hà năm tháng chìm mơ tưởng
Vũ trụ mỗi ngày thêm mới tươi
Đông hải xa xôi xin nhắn gửi
Say sưa cuồng nhiệt ấy là ai?)
Để đổi mới, để đưa lại cho năm châu bốn biển mùa xuân vui, cùng với hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu là người đầu tiên ở Việt Nam đứng ra thành lập các Hội liên hiệp, đoàn kết ở các nước Á Đông nằm sát Thái Bình Dương. Đó là khởi đầu cho Mặt trận đoàn kết quốc tế mà người Việt Nam giữ cương vị trọng yếu, như: Tháng 10 năm Mậu Thân (1908) lập Hội Đông Á đồng minh. Phan Bội Châu vận động ở những nơi có học sinh Điền – Quế (Vân Nam – Quảng Tây) để lập Hội Điền – Quế Việt liên minh (1908). Cụ viết Liên Á sô ngôn (lời kêu gọi mộc mạc về Liên hiệp châu Á) năm Tân Hợi (1911), lập Hội Chấn Hoa hưng Á (1912)…
Phan Bội Châu từng tiên tri về Đông Á – Thái Bình Dương trong Pháp Việt đề huề luận (1908): “Lớp sóng (chiến tranh) lớn về cuộc thứ hai này sẽ tràn Thái Bình Dương, vung ngang, quét dọc mà nổi lên giữa nơi lục địa Á châu”… Trong Dư cửu niên lai sở trì chủ nghĩa (1920) cụ viết: “Cuộc cạnh tranh thế giới hiện nay tri thức với kinh tế chiếm phần rất lớn, còn dũng lực chỉ là một bộ phận mà thôi…”
Ngày nay, chúng ta đang đổi mới mọi mặt, cả nước đang vươn lên với nền kinh tế thị trường, tầm chú ý của thế giới đang dồn về châu Á – Thái Bình Dương và vai trò tri thức với nền kinh tế ngày càng lớn thì hẳn những lời của Phan Bội Châu còn nguyên giá trị.
Tháng 4/2002
(1) Bài này tác giả sau khi viết xong đã được Giáo sư Chương Thâu đọc và góp ý đi đến hoàn chỉnh. Vậy tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

ĐỐT SÁCH CỦA WILLIAM - THỐNG ĐỐC BÌNH MỚI CHÍNH LÀ THỦ PHẠM 'CƯỚP' NGÂN HÀNG!

Vualambao
 Báo lề Đảng dịch và giới thiệu cuốn sách của William K. Black viết từ thập niên 90 về nguyên nhân sụp đổ ngân hàng bởi chính các ông chủ của nó và chỉ dừng ở chỗ đánh giá Việt Nam cũng tương tự!
Không rõ báo Lề Đảng cố tình bịt mắt, mũ ni che tai, hay vì bị bịt miệng mà không dám viết hết sự thật trần trụi nguyên nhân đổ vỡ và cái 'bản đề án tái cấu trúc' của ông Thống đốc Bình?
Có lẽ tại Việt Nam cần phải đốt bỏ sách của William K. Black và chẳng khó khăn gì để tìm ra  sự thật tội phạm ngân hàng ở Việt Nam trong năm 2012!
Có thể dùng các minh chứng thực tế đã diễn ra ở Việt Nam để giải đáp bài toán đi tìm nguyên nhân 'cướp' ngân hàng:
 1/Lấy ngay Ngân hàng Phương Nam để làm minh chứng cho thấy chính ông chủ Trầm Bê đã tự cướp chính ngân hàng của mình, nhưng Phương Nam không những chẳng sụp đổ mà lại trở thành NH Thâu tóm Sacombank TOP 7 của Việt Nam biến những cậu con trai, cô con gái và những kẻ làm thuê đứng 'thế' cổ phiếu như Tổng giám đốc Phan Huy Khang và Phó Tổng giám đốc Dương Hoàng Quỳnh Như là người của NH Phương Nam đưa sang 'tiếm' chỗ Sacombank thành giàu nhất Việt Nam! NH Phương Nam là một điển hình gần như 100% thuộc về ông chủ chưa qua xóa nạn mù chữ Trầm Bê, từ chỗ không những rút gần hết 70.000 tỷ đồng tổng huy động và vay liên NH phục vụ cho các dự án bất động sản và các dự án ma để che đậy các khoảnn hối lộ, thua lỗ lên tới trên 1 tỷ đô la, bằng phù phép của Thống đốc Bình rót 10.000 tỷ đồng trực tiếp và gián tiếp qua BIDV và cái Quyết định xếp hạng tăng trưởng tín dụng nhóm 2 chính là nguyên nhân để Trầm Bê mosc nối cùng bố già Kiên, Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang rút tiền của Eximbank để cướp trắng được Sacombank.
Ngược lại, Sacombank bị thâu tóm và đang trở thành công cụ cho các chủ nhân Mafia 'đen' và 'đỏ' mới cướp phá không hề đến từ gia đình ông Đặng Văn Thành - Nhà sáng lập và linh hồn của Sacombank trong 20 năm qua!
Rõ ràng với minh chứng từ thực tế đã xảy ra mà cả thế giới tài chính Việt Nam và Thế giới - Những người quan tâm và chịu thiệt hại từ vụ thâu tóm này như ANZ đều biết rõ: Thủ phạm chính là ông Thống đốc Bình, nếu không có ông thống đốc này thì không thể có vụ ăn cướp trắng trợn như vậy. Tuy nhiên Tống đốc Bình đã nhiều lần phân bua với nhiều người rằng "Em chỉ là người lính" vf "Vụ rót tiền không phải của em...", thế thì chỉ có kẻ dấu mặt và Thống đốc Bình mới biết rõ ai chính là kẻ cướp ngày của Ngân hàng Sacombank và không thể dùng William K. Back để lý giải cho Việt Nam!
2/ Minh chứng thứ 2: Vụ thâu tóm của Công ty cổ phần Tài chính Dầu Khí PVFC đối với ngân hàng WB cũng là một ví dụ điển hình hy hữu khi các báo Lề Đảng đăng đơn tố cáo của Tổng Giám đốc của WB tố cáo PVFC đã cướp WB mà không chịu trả 700 tỷ đồng mua cổ phần! WB là một ngân hàng bán lẻ, hoàn toàn không mất thanh khoản. Dù Thống đốc Bình đã xua 5 làn 10 lượt Thanh Tra vào 'chọc', ngoáy cho nó nát bét với hy vọng mong cho nó bị mất thanah khoản, vậy mà WB vân không hề mất thanh khoản, từ số dư tiền mặt 2000 tỷ đã bị tụt xuống chỉ còn 300 tỷ tiền mặt song WB vẫn giữ vững. Song Thống đốc Bình ngang nhiên buộc phải bán lại cho PVFC mà không được phép bán cho nhà đầu tư khác dù có trả giá cao hơn!
PVFC là một công ty tài chính với tổng dư nợ trên 100.000 tỷ đồng thì có đến 30% là nợ khó đòi vì cho các Tổng công ty nhà nước vay như Vinashin, Vinalines, Tổng công ty Sông Đà..., số dư tiền mặt chỉ có đúng 5 tỷ đồng vào thời điểm mà Thống đốc Bình buộc cổ đông của WB phải bán toàn bộ cổ phiếu của mình cho PVFC! Rồi cũng chính ông Thống đốc đã dùng ảnh hưởng của vị trí Thống đốc giúp PVFC vay hàng ngàn tỷ từ NH Bưu điện Liên Việt để lấy tiền trả cho cổ đông của WB, nhưng còn thiếu 700 tỷ đồng hiện nay các cổ đông của WB đã 'kêu gào' nhiều tháng trôi qua PVFC vẫn quỵt không trả vì không có tiền và vì có Thống đốc Bình 'bảo kê' cho phép hợp nhất dù cổ đông cũ vẫn đang kiện!
Vậy thì minh chứng thứ 2 của làng Ngân hàng trong năm 2012 cho thấy Ngân hàng bị cướp hoàn toàn không phải như William K. Back đã chỉ ra ở Mỹ mà thủ phạm chung quy cũng vẫn là ông Thống đốc Bình!
3/ Minh chứng thứ 3 là Ngân hàng Habubank - HBB vang bóng một thời, mới chỉ trong năm 2011 còn được Tổ chức Thế giới tặng danh hiệu Ngân hàng uy tín! Aii cũng biết ông Nguyễn Đình Bản là chủ nhân và người sáng lập tạo dựng lên HBB trong suốt 20 năm qua. Ông chẳng hề 'cướp' NH của mình như William K. Back đã nói mà ông cũng vẫn bị mất trắng! Tại sao?Chỉ đơn giản: Ông đã quá tin tưởng vào động thái chính trị để cho Vinashin vay đến 3.000 tỷ đồng khi thấy cái Doanh nghiệp nhà nước này luôn luôn báo cáo tài chánh hàng năm lãi lớn và luôn được Tháp tùng Thủ Tướng ngồi chiếu trên! Nhưng rồi cũng chính ông Thống đốc Bình thực hiện cái Quyết định số 42/TTg-KTTH buộc xóa nợ 3.000 tỷ, nhưng tiểu xảo được Thống đốc Bình vận dụng nhuần nhuyễn ở đây: Nếu NH nào là 'sân nhà' thì bị trích lập dự phòng ít, riêng HBB vì 'can tội' đã nằm trong danh sách 'thâu tóm' vì sở hữu tới gần 50% Công ty Thủy Sản Bình An... Vì vậy HBB buộc phải trích lập dự phong 100% cho 3000 tỷ công nợ của Vinashin và hậu quả tất yếu: Bố già Hiển đang 'ôm' trọn HBB!
Nhưng các minh chứng này càng được nổi trội khi mang so noi với Techcombank, Eximbank, Vietbank, kiên Long Bank, Đại Á Bank ... là những ngân hàng của các bố già Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Đức Kiên thì thấy chính những chủ nhân ông này đã bằng nhiều thủ thuật thuê nhiều cá nhân, bằng cách đây xuống cho các công ty chứng khoán, bằng đầu tư, kinh doanh chứng khoáng... đã chiếm đoạt, rút ruột của ngân hàng hàng trăm ngàn tỷ đồng cho chính các dự án ma của mình, nhưng đến nay vẫn KHÔNG  hề sụp đổ mà lại được NHNN cho vay tiền chi viện khi ngấp nghé mất thanh khoản...
Rõ ràng thực tế sinh động đang diễn ra tại Việt Nam đã chứng minh: Thủ phạm  'cướp' ngân hàng của Willian K. Back nêu lên hoàn toàn không ứng nghiệm với thực trạng Việt Nam, mà có thể kết luận: Thủ phạm  thật sự của tội phạm 'cướp' Ngân hàng ở Việt Nam rõ ràng không ai khác mà chính là THỐNG ĐỐC BÌNH và cos thể là đồng chí X nào đó nếu những ám chỉ của Thống đốc Bình "Em chỉ là người lính" là đúng!
Dòng giã suốt 06 tháng qua Quan làm báo vạch mặt Thủ Phạm Tội phạm ngân hàng đã và đang diễn ra tại Việt  Nam thì lại bị VB 7169 của Thủ Tướng quy chụp là 'Phản động' là "chống phá Đảng và Nhà nước", song lịch sử nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ đến cái ngày ghi nhận công sức của Quan làm báo như Nước Mỹ đã ghi nhận William K. Black để báo lề Đảng Việt Nam 'lấy cớ' để tránh sự bịt miệng của Vũ Đình Thường!
Trần Hưng Quốc
Cách tốt nhất để cướp một ngân hàng là sở hữu nó

Một chủ tịch, tổng giám đốc hoặc một nhóm lợi ích bên trong ngân hàng cùng cấu kết và tổ chức sẽ có thừa khả năng cướp sạch và làm sập một ngân hàng.

Nếu một người hoặc một băng nhóm bên ngoài tổ chức cướp một chi nhánh hoặc hội sở của một ngân hàng, chắc chắn sẽ không khiến ngân hàng đó rỗng ruột và phá sản. Nhưng nếu một chủ tịch, tổng giám đốc hoặc một nhóm lợi ích bên trong ngân hàng cùng cấu kết và tổ chức thì chắc sẽ có thừa khả năng cướp sạch và làm sập một ngân hàng hoặc hàng loạt ngân hàng rất nhanh.

Từ những chuyện trong một cuốn sách ở Mỹ

Cách tốt nhất để cướp một ngân hàng là sở hữu (làm chủ) một ngân hàng (The Best Way to Rob a Bank is to Own One) là tựa cuốn sách đề cập những vấn đề và hệ lụy của vụ sụp đổ hệ thống định chế tài chính tiết kiệm và cho vay tại Mỹ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 của GS. William Black. Chắc hẳn nhà xuất bản và GS. VVilliam Black có lý do khi chọn ngày 1-4-2005 - ngày được bỡn cợt, nói dối tại Mỹ - để phát hành cuốn sách nhằm nâng tầm sự châm biếm, sự nghịch lý của câu chuyện tưởng đùa nhưng rất thật.

Khi cuộc đại khủng hoảng tài chính ngân hàng 2008-2009 xảy ra tại Mỹ và lan nhanh đến châu Âu, nhiều nhà kinh tế và chính khách thường nhắc đến tên cuốn sách. GS. William Black đã từng được quốc hội Mỹ mời đến để điều trần những quan điểm và trải nghiệm của ông. Ông đã từng giữ các vị trí chuyên gia và quản lý trong lĩnh vực thanh tra và pháp chế tại nhiều cơ quan liên bang của Chính phủ Mỹ, trong đó có Ủy ban Ngân hàng liên bang cho vay nhà ở và Công ty Bảo hiểm Tiết kiệm và Cho vay Liên bang. Liên quan đến vụ khủng hoảng trong cuốn sách này đã có trên 10.000 hồ sơ truy tố và hơn 1.000 người bị kết án hình sự và bị tù giam.

Tâm điểm của nội dung cuốn sách xoay quanh khái niệm và thuật ngữ: Điều khiển gian lận (Control Fraud). Cho dù trước đây đã có những thuật ngữ khác nói về khái niệm gian lận của giới quản trị điều hành trong các ngân hàng, nhưng với thuật ngữ này GS. Black đã khái quát được mẫu số chung về sự sụp đổ tệ hại của một ngân hàng hoặc hàng loạt ngân hàng tại Mỹ và những nơi khác trên thế giới. Một lần nữa, biến cố năm 2008-2009, điều khiển gian lận lại được giới quản trị tận dụng dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu.

Điều khiển gian lận thường bắt nguồn từ những người nắm quyền cao như Tổng giám đốc cấu kết với những người khác trong ban điều hành; hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị cấu kết với Tổng giám đốc (vai trò Chủ tịch HĐQT có phần nổi trội hơn trong thời gian gần đây trong môi trường Việt Nam). Nói nôm na, họ chính là nhóm lợi ích nội bộ có khả năng thao túng trong một ngân hàng hoặc một nhóm ngân hàng cùng có chung lợi ích. Và GS. Black gọi nhóm người này là những siêu thú chuyên săn mồi tài chính (Financial Superpredators).

Từ khái niệm đó, ông đã chỉ ra những hình thức rút ruột ngân hàng qua việc họ thiết kế những khoản tín dụng ma mãnh mà thời nay gọi là những khoản vay láo (Liar Loans). Để hợp thức hóa những khoản vay láo đó người ta phải dàn dựng một hệ thống sổ sách được cơ cấu theo cách điều khiển gian lận kế toán (Accounting Control Fraud) để qua mặt các nơi có chức năng giám sát và thanh tra. Sau cùng và phũ phàng nhất là nhóm điều khiển gian lận này thường ẩn núp dưới bóng một chính sách kinh tế nào đó và được những chính khách hoặc giới chức nào đó che chắn bằng các thủ thuật gọi là “che đậy từ trên” (cover up from the top).

Có hai nhận định khá thú vị khi GS. Black đề cập đến những khoản vay láo. Trước tiên, để tổ chức và thực hiện được những kế hoạch rút ruột, người cầm đầu phải là kẻ “mặt dày mày dạn” có khả năng thao túng mọi người chung quanh. Kế tiếp, những nhóm gian lận này thường dàn dựng các dự án rất nhanh, những khoản tiền lớn và rất lớn, rút tiền rất nhanh và họ cũng thường cấu kết với những ngân hàng khác để tạo nhiều đợt sóng với những khoản vay láo khác.

Để thực hiện trót lọt (tạm thời) những khoản vay láo và đánh bóng các khoản lợi nhuận không có thật, các nhóm lợi ích này phải sử dụng đến tấm khiên “điều khiển gian lận kế toán”. Các công ty kiểm toán độc lập bên ngoài cũng chính là những đồng minh rất hữu hiệu cho những kẻ “mặt dày mày dạn” thực hiện những khoản vay láo. Thông thường bộ phận kế toán và kiểm toán được xem là bộ phận chi phí trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng trong trường hợp này, nó là bộ phận sinh lời bởi qua những hợp đồng dịch vụ với giá khá hời họ sẽ luôn tìm được những công ty kế toán và kiểm toán thích ứng với kế hoạch điều khiển gian lận của mình.

Trong phần lớn nội dung cuốn sách, GS. Black đều đụng chạm đến những mẫu chuyện thao túng và bao che của giới chính khách và công quyền. Tại sao vấn đề và câu chuyện thao túng và bao che được GS. Black chú trọng nhiều vậy?

Ông cho rằng nhờ ẩn núp dưới những chính sách kinh tế và được bao che của giới chính khách, giới “mặt dày mày dạn” có thêm khả năng thao túng uốn nắn các quy chế - quy định chế tài trong lĩnh vực ngân hàng - cũng có nghĩa là họ vô hiệu hóa các quy định quy chế đó. Nhờ vậy, họ mới tạo ra được những cơ hội và những đợt sóng điều khiển gian lận để rút ruột nhanh hơn và nhiều hơn.

Nếu một người hoặc một băng nhóm bên ngoài tổ chức cướp một chi nhánh hoặc hội sở của một ngân hàng, chắc chắn sẽ không khiến ngân hàng đó rỗng ruột và phá sản. Nhưng nếu một chủ tịch, tổng giám đốc hoặc một nhóm lợi ích bên trong ngân hàng cùng cấu kết và tổ chức thì chắc sẽ có thừa khả năng cướp sạch và làm sập một ngân hàng hoặc hàng loạt ngân hàng rất nhanh. Đúng như Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ ba của nước Mỹ đã nói: “Các tổ chức ngân hàng gây nguy hiểm đối với quyền tự do của chúng ta còn hơn những đội quân thường trực”.

Cho đến nay, hầu hết các vụ phá sản ngân hàng tai hại tại Mỹ và bên ngoài Việt Nam đều như thế! Những ngân hàng Việt Nam trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có gì khác?

Đến câu chuyện thực tế ở Việt Nam

“...Một nhóm hoặc một số các cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát ngân hàng đã lạm dụng quyền lực chi phối hoạt động của ngân hàng, phục vụ cho lợi ích nhóm các cổ đông lớn và người có liên quan đến cổ đông lớn, đã vay một khối lượng vốn lớn để đầu tư vào các dự án, công trình của họ, dẫn đến những rủi ro tổn thất cho một số ngân hàng.”

Đó là lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 13-11-2012. Lời xác nhận này chính là một phiên bản có hình thức và nội dung tương tự với mẫu số chung điều khiển gian lận mà GS. Black đã đề cập. Rõ ràng và chính thức, Thống đốc Bình đã xác nhận rằng có điều khiển gian lận của những nhóm lợi ích bên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Như vậy, những vấn nạn và hệ lụy từ sự thao túng của những nhóm lợi ích đó đã ít nhiều làm lệch việc quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.


Không có một hoặc nhóm các ông chủ ngân hàng nào quá lớn và quá quan trọng cho bằng độ lớn và tầm quan trọng về sự sống còn của nền kinh tế và xã hội nơi họ đang sinh sống.


Trong chính trị và điều hành những chính sách vĩ mô của một quốc gia, ít nhiều và tùy thể chế, đều có bóng dáng - tư duy của “chính sách đà điểu”(*). Nhưng nếu rắp tâm vay mượn “chính sách đà điểu” như là phương cách đầu tiên để ứng xử và xử lý tình huống (che đậy tránh né thực trạng) thì sớm muộn gì cũng phải đối diện với sự thật và sự thật đó sẽ luôn tệ hại - phũ phàng hơn nhiều. Trong bức tranh lớn của nền kinh tế bị tổn thương và trì trệ kéo dài suốt năm năm qua, những nhóm lợi ích trong hệ thống ngân hàng đã có những thỏa hiệp và mặc cả kiểu Faustian(**), đã minh chứng cho sự tệ hại - phũ phàng đó.

Đối với Việt Nam như hiện nay, hệ thống tài chính trên bình diện tổng thể chưa bước vào bên trong hệ thống tài chính hiện đại như nhiều nền kinh tế khác và thị trường tài chính - thị trường vốn vẫn còn sơ khai đồng thời chưa tiếp cận kết nối thông thoáng với các thị trường tài chính quốc tế, hệ thống ngân hàng có vai trò và vị thế quan trọng nhiều lần hơn và tính thiết yếu của hệ thống lại càng nổi bật hơn.

Chính vì vậy, bất cứ một sai phạm và vi phạm nào mang tính hệ thống và cấu kết của một ngân hàng hoặc của một nhóm ngân hàng sẽ tạo nên những biến động khó lường trước và sẽ tác động nhanh và mạnh đến thị trường tín dụng và thị trường lãi suất. Khi thị trường tín dụng và lãi suất bị biến động và biến dạng có nghĩa là có sự lệch hướng trong việc quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Những điều này đã được cả Thủ tướng và Thống đốc xác nhận. Một bức tranh chân dung rất thật, ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đang “cầm chân” sự đồng nhất và chính thống của hệ thống tài chính quốc gia và sự phát triển đáng phải có của nền kinh tế.

Đã quá trễ khi hệ thống tài chính ngân hàng tổn thương đã tiêu hao một lượng vốn (tín dụng) rất lớn nhưng không quá trễ để giảm tối đa những tổn thương và những tiêu hao trong quá trình tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, hệ thống tài chính và ngân hàng nếu Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiên quyết “chia tay” với chính sách đà điểu và không mặc cả kiểu Faustian với những nhóm lợi ích.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời hãng tin Bloomberg ngày 28-11-2012 rằng “Việt Nam quyết tâm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở mức chi phí thấp nhất có thể, ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ nào mang tính chất hệ thống”. Điều đó không riêng gì Thủ tướng, mà toàn xã hội đều mong mỏi.

Xin nhớ rằng không có một hoặc nhóm các ông chủ ngân hàng nào quá lớn và quá quan trọng cho bằng độ lớn và tầm quan trọng về sự sống còn của nền kinh tế và xã hội nơi họ đang sinh sống.
--------------------------------------------------------------
(*) Ostrich Policy: Hình ảnh con đà điểu chui đầu vào đất khi có cơn bão cát hoặc tình huống nguy cơ - Ám chỉ những chính khách hoặc những người biết nhưng không thừa nhận họ đang đối diện với sự thật hoặc tình huống nguy hiếm...

(**) Faustian bargain: Trong vở bi kịch Faust do Johann Wolfgang von Goethe biên soạn. Nói về nhân vật tên Faust đã bán linh hồn cho ma quỷ... chọn cái lợi ngắn hạn trước mặt để nhận lại cái đau thương dài hạn sau này.

Theo Lê Trọng Nhi
TBKTSG

KHÔNG THỂ ĐỂ VIETINBANK BIẾN NẠN NHÂN THÀNH TỘI PHẠM ĐỂ 'QUỴT' TIỀN GỞI!

 Vualambao-  Chẳng mấy người biết được sự thật đằng sau vụ bắt TGĐ của ngân hàng ACB mà chỉ được hiểu theo các báo L Đảng công bố rằng "liên quanđến vụ án lừađảo 5.000 tỷ đồng của bà Huyền Như móc nối cùng Lãnh đạo của Vietinbank".

Rõ ràng ở đây là hai vụ việc hoàn toàn khác biệt:
1/ Vụ án lừa đảo tại Vietinbank
2/ Việc ACB ủy thác cho cá nhân gởi tiền

 Về nguyên tắc theo đúng Luật pháp hiện hành: Vietinbank sẽ vẫn phải trả lại tiền đúng hn cả gốc và lãi cho các cá nhân đã mang gởi tại ngân hàng của mìnhdù có vụán Huyền Như hay không có vụán.

Việc Cán bộ của Vietinbank móc nối lừa đảo là trách nhiệm của Vietinbank, trách nhiệm của Ban điều hành Vietinbank đã yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm cán bộ đã để xảy ra vụ lừa đảo thực hiện trong suốt 06 tháng trời! 

Nhưng thay vì phải giải quyết hậu quả do chính trách nhiệm của mình thì Phạm Huy Hùng đã chọn giải pháp dùng tiền chạy để bẻ cong vụ án nhằm trốn chạy 5.000 tỷ đồng thất thoát vốn gốc, chưa kể lãi! Bằng việc cố tình bắt Tổng giám đốc ACB và khởi tố hàng loạt lãnh đạo ACB thực chất chính là một trò đánh lận con đen của Phạm Huy Hùng, biến nạn nhân thành tội phạm thay mình để 'quỵt tiền' không phải trả lại tiền cho các cá nhân gởi tiết kiệm!!!

 Do vậy, ở vụ án 5.000 tỷ của bà Huyền Như, chính Phạm Huy Hùng là kẻ cần phải bị xử lý. Các Ngân hàng cần đoàn kết lại đấu tranh để đưa PHạm Huy Hùng ra ánh sáng, không để hắn sử dụng tiền của Vietinbank hối lộ bẻ cong vụ án, biến nạn nhân thành người chịu tội thay mình. 

Chonếu kết luận ACB hay một số những ngân hàng khác có vi phạm quy chế của NHNN trong việc ủy thác cho cá nhân thì vụ việc cần phải tách rời ra để xem xét các quy định đồng bộ của NHNN tại những thời điểm này để có thể áp dụng sử phạt hành chính nếu thật sự có vi phạm. Hoàn toàn Không thể để nhập nhèm, đánh lận con đen biến nạn nhân thành tội phạm để giúp Vietinbank quỵt tiền của dân và lãnh đạo Vietinbank vẫn nhở nhơ ngoài vòng pháp luật.!
Trần Hưng Quốc 
Vụ ủy thác 718 tỷ đồng của ACB qua lời ông Lê Vũ Kỳ tại ĐHCĐ

Nguyên phó chủ tịch ACB Lê Vũ Kỳ

Theo ông Lê Vũ Kỳ, thời kỳ thường trực HĐQT ACB thực hiện chủ trương ủy thác gửi tiền rất phổ biến, ví dụ vụ Huyền Như lừa đảo và rất nhiều ngân hàng bị giống như ACB.

Cuối buổi ĐHCĐ bất thường năm 2012 của ngân hàng ACB sáng nay 26/12, ông Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch ngân hàng ACB, là 1 trong 4 cựu lãnh đạo của ngân hàng đã bị khởi tố, đại diện cho các cựu thành viên HĐQT là ông Trần Xuân Giá, ông Lý Xuân Hải, ông Trịnh Kim Quang đã có bài phát biểu trước cổ đông của ngân hàng.

Ông Lê Vũ Kỳ cho biết, trong 2 cuộc họp liên tịch năm 2010 của HĐQT vào ngày 8/3 và ngày 15/3, ông Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ngân hàng, đều lên tiếng báo động về nguy cơ thua lỗ cho ACB do phải trả lãi huy động và không có đầu ra, do cho vay gặp khó và kênh liên ngân hàng bị tắc. Tại 2 cuộc họp này, HĐQT đã bàn biện pháp nhưng cuối cùng vẫn chưa có giải pháp nào hữu hiệu được đưa ra.

Tiếp theo là cuộc họp liên tịch ngày 22/3/2010, ông Hải có báo cáo về hướng đầu ra đối với khoản tiền thừa, đó là chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền.

Vì chủ trương ấy, theo ông Hải và ban pháp chế của ngân hàng, là không sai phạm nên cuộc họp của thường trực HĐQT đã chấp thuận cho ban điều hành thực hiện. Trong thực tế, theo ông Kỳ, khoản tiền đó đã mang lại thu nhập hơn 1.600 tỷ đồng cho ACB.

Nhưng các cựu lãnh đạo ACB đã nhận ra rằng, tại thời điểm ra chủ trương trên là ngày 22/3, HĐQT đồng ý thông qua do nhận thức rằng chủ tưởng này không sai luật, mà phù hợp với điều lệ của luật các TCTD năm 2007 cũng như điều lệ của ACB đã được NHNN phê chuẩn.

Cuộc họp ngày 22/3 chỉ chấp thuận chủ trương ủy thác, còn ủy thác bao nhiêu và vào ngân hàng nào, lãi suất bao nhiêu là thuộc phạm vi điều hành.

Mặt khác, thời kỳ này việc gửi tiền này rất phổ biến, ví dụ vụ Huyền Như lừa đảo và rất nhiều ngân hàng bị giống như ACB.

Qua bản tường trình thì 4 cựu lãnh đạo của ACB cho rằng, chủ trương trên không phải vì lý do cá nhân mà vì để tránh thua lỗ cho ngân hàng, hoạt động ủy thác cũng đã được được hạch toán đầy đủ, lợi nhuận vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có đóng đủ thuế, phần lợi nhuận cũng đã được chia cho cổ đông. Tất cả các chứng từ nói trên, ACB đều đã cung cấp đủ cho cơ quan điều tra.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ 2008 đến ngày từ nhiệm, các thành viên thường trực HĐQT đều làm việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Lợi nhuận trong giai đoạn này là hơn 15.000 tỷ

Với nhận thức vì ACB, các thành viên này không vì tư lợi, mà đã bị khởi tố, theo ông Lê Vũ Kỳ, nếu chẳng may 718 tỷ đồng ACB gửi tại Vietinbank không thu hồi được do liên quan đến vụ Huyền Như, cả vốn và lãi, thì thường trực HĐQT xin quý cổ đông chia sẻ và hiểu cho các vấn đề đã tường trình nêu trên.

Đại diện Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng của ACB sau đó đã có xác nhận về số liệu và các ý kiến nói trên của ông Lê Vũ Kỳ. Theo đại diện Ban Kiểm soát, các số liệu trên đã được thể hiện trong báo cáo tài chính 2010, 2011 và đã được kiểm toán xác nhận.
Thành Hưng
Theo TTVN

Trước hết Đảng có thực tâm giữ nước hay chỉ muốn giữ Đảng?

                

Ai cũng biết là Đảng hiện nay đang phân vân : Theo Mỹ thì mất Đảng , theo Tàu thì mất Nước !

Nếu Đảng chủ trương thà mất Nước còn hơn mất Đảng thì không có một nhà trí thức , nhân sĩ hay người tài nào như Khổng Minh xuất hiện để hiến kế !

Không có nhân tài nào hiến kế cách giữ cho Đảng để đứng vững cả ! Người ta hiến kế giữ nước chứ ai hiến kế giữ Đảng?

Tóm lại : Người ta yêu nước hơn yêu Đảng ! Còn Đảng muốn giữa Đảng thì tự mà lo lấy ! Không lẽ giúp cho Đảng vững để tiếp tục tham nhũng , hối lộ , phản dân chủ , vi phạm nhân quyền , độc tài , độc Đảng?

Nếu Đảng muốn giữ nước , chỉ cần làm như vua Trần Nhân Tôn nhà Trần cứ mở một Hội Nghị Diên Hồng là sẽ có người tài trong và ngoài nước về tham dự ngay ! Sẽ có hăng triệu người yêu nước khắp thế giới sẵn sàng bỏ tất cả về nước , không cần lãnh lương , không cần sổ hưu sẽ Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh !

Hiện nay đe dọa trước mắt là xâm lược TQ chứ đâu phải Hoa Kỳ? Cho nên nhân dân trong và ngoài nước lựa chọn và phân biệt bạn thù cho rõ ràng ! Nếu nói là ta nhỏ , ta không đánh lại TQ , thế tại sao trước kia Mỹ nó to lớn , vũ khí hiện đại hơn cả LX và TQ sao ta lại nhào vào đánh với nó !

Nếu nói là ta phải khôn khéo không chọc giận TQ để chúng đừng đánh ta thì càng sai lầm nữa ! Với TQ , theo nó , nó cũng giết , chống nó , nó cũng giết ! Không có một lựa chọn nào khác !

Người dân Tây Tạng có nói với đồng bào Việt ở Hoa Kỳ là : phải đánh ngay bây giờ vì các bạn để TQ chiếm đóng rồi thì các bạn sẽ có số phận như chúng tôi !

Chẳng thà đánh và đánh cương quyết để giữ nước và nếu tất cả 90 triệu dân VN chúng ta có bị xóa sạch trên bản đồ thế giới , vẫn có sự tự hào với toàn thế giới về sự anh hùng , ghi vào lịch sử thế giới ! Chứ không chết dần mòn như dân Tây Tạng được !

Chính ngày xưa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp , TBT Lê Duẩn cũng nói là dân VN đánh Mỹ 5 năm , 10 năm , 30 năm….cũng sẽ đánh kia mà ! Sao bây giời hèn yếu vậy? Hay là bị Tàu mua chuộc nên mới yếu hèn?

Đảng ngày nay đã yếu hèn nên đã sợ TQ chứ không còn như ngày xưa nữa ! Ngày xưa nhờ súng đạn Nga- Tàu nên mới mạnh dạn hung hăng đánh anh em Miền Nam , bây giờ sao lại sợ TQ ? Đảng là một tên khôn nhà dại chợ ! Đánh anh em thì thề ăn tươi nuốt sống nó , còn người ngoài thì cúi đầu hèn hạ !
HẾT ĐƯỜNG BINH

Ôn lại 2 Câu nói uyên thâm và khó hiểu nhất :"Nói chuyện biển Đông không chỉ là biển Đông" & "Đồng chí X "



Tổng Bí thư phát biểu về Biển Đông tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình ngày 1/10/2011, rằng “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế, thì có tranh chấp nhau, nhưng mà đâu chỉ có 2 nước, rất nhiều nước … Cho nên bất cứ làm việc gì thì cũng phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nóng nóng lên mà được đâu. Tôi vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng… ”

Thứ năm, ngày 27 tháng mười năm 2011

Nói chuyện biển Đông không chỉ là biển Đông

 Nguoibuongio
Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 66

Vệ Kính Vương mới lên ngôi, lệ nhà cũ nhà Sản, vương mới lên ngôi phải sang Tề chầu thiên tử.

Năm đó Vệ Vương lên ngôi, gặp lúc không thuận lợi, dân Vệ biểu tình chống Tề liên miên. Vệ Kính Vương lần chần mãi trong lòng nóng như lửa đốt, cứ cảnh vậy đi chầu thiên tử biết ăn nói ra sao. Sau nhờ mưu của quan phủ kinh thành là Thảo bày kế hiểm vu vạ cho người biểu tình là âm mưu chống triều đình. Nhờ thế mà dẹp xong nạn biểu tình chống Tề.

Vệ Vương bấy giờ mới an tâm, chọn được ngày lành đúng ngày Kỷ Hợi tháng Mậu Tuất năm Tân Mão sách dạy ngày này xuất hành Hỷ Thần Đông Bắc- Tài Thần Bắc , cùng tùy tòng nhắm hướng Bắc mà đi.


Vệ Kính Vương tới thiên triều được Tề Bá Vương khoản đãi trọng thể, quân kỳ oai nghiêm, khí giới sáng quắc, tề chỉnh, uy võ. Vệ Vương trọng bụng nể sợ muôn phần. Lúc Tề Bá Vương đem chuyện biển đảo ra nói. Vệ Vương vội vã tuôn như sợ thiên tử không hiểu lòng mình.

- Chuyện biển đảo là chuyện riêng của hai triều ta, quyết không để kẻ nào lợi dụng, chia rẽ, can thiệp. Bọn dân đen nước Vệ có bụng dòm ngó, định lấn quyền can thiệp, nước Vệ đã kiên quyết dẹp bỏ, trấn áp xong rồi. Đến dân trong nước còn không cho quyền can thiệp, thì lũ ngoại bang đâu là gì.

Tề Bá Vương nói.

- Nói chuyện biển Đông không chỉ là biển Đông, mà nói biển Đông phải nói đến những cái ngoài biển Đông, nói cái ngoài biển Đông là phải nói đến những cái trong biển Đông. Nói biển Đông là nói những cái liên quan về biển Đông thôi không đủ. Phải nghĩ rộng ra những thứ bao trùm, khái quát để tìm mấu chốt vấn đề biển Đông mới giải quyết được vấn đề biển Đông...

Bọn người Vệ tháp tùng Vệ Kính Vương sái cổ, mắt đảo ngang dọc, bấn loạn không biết Tề Bá Vương nói gì , trong đầu oang oang Đông ..đông...đông như tiếng chuông ngân. Vệ Kinh Vương vốn nghề lý luận, tư chất thông minh , ngộ ngay được cái ý của thiên tử bèn liến thoắng tâu một hồi.

- Dạ, nước Vệ trong thời gian qua đã dẹp bọn biểu tình, bắt giam vô số những phần tử không thiện ý với thiên triều, kẻ nào nước Vệ mà có ý phản kháng nước Tề đều đưa vào tội phản nghịch. Bắt không cần xem xét. Những môn phái, tổ chức tôn giáo nào không thiện ý với Tề tất là không thiện ý với Vệ cũng đều quy vào diện xử lý triệt để....

Tề Bá Vương nghe hài lòng lắm, bèn truyền dọn yến tiệc khoản đãi đoàn sứ thần nước Vệ.

Vệ Kính Vương rượu ngà ngà, quay sang nói với tùy tùng.

- Chuyến này đi đạt nhiều thành quả , giữ được tình hòa hiếu hai nước. Phải uống cho say.

Tùy tùng uống rượu say ngà ngà, có kẻ nói rằng.

- Cái được lớn nhất là thanh danh nước Vệ không bị mất đi, thần chỉ lo Tề Bá Vương buộc bệ hạ phải xưng là Vệ Hầu hoặc Vệ Công, chúng ta dù thế nào cũng đã có chiến thắng mang ý nghĩa chính trị to lớn, đó là giữ được tước Vương.

Vệ Kính Vương về nước, nhân lúc nói chuyện với thần dân về biển đảo, ngài luận rằng

- - Nói chuyện biển Đông không chỉ là biển Đông, mà nói biển Đông phải nói đến những cái ngoài biển Đông, nói cái ngoài biển Đông là phải nói đến những cái trong biển Đông. Nói biển Đông là nói những cái liên quan về biển Đông thôi không đủ. Phải nghĩ rộng ra những thứ bao trùm, khái quát để tìm mấu chốt vấn đề biển Đông mới giải quyết được vấn đề biển Đông...

Dân Vệ nghe xong, ai cũng gật gù tâm đắc, thủ thỉ với nhau.

- Thật uyên thâm, thật uyên thâm.

Blog NguoiBuonGio

 http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/414?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem

Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'


Các lãnh đạo Đảng CSVN
Kẻ cười người khóc : who & who
Hò lơ ngó lơ...
"Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi."

Chủ tịch Trương Tấn Sang
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét