Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Vì sao Putin không cần súng ống với Ukraina

50% học sinh lớp 5 không biết làm toán lập luận

Đức Hiệp   -Thứ Năm, 27/02/2014, 9:11 (GMT+7)
“Gần 50% học sinh lớp 5 không biết làm bài tập Toán có tính lập luận”, ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết tại Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp (Pasec) tổ chức ngày 26/2 tại Hà Nội.

Nhiều học sinh lớp 5 bó tay đối với bài toán có tính tự luận (Ảnh minh họa)
Theo ông Kiên, kết quả trên có được sau khi Cục tiến hành khảo sát gần 5.400 HS lớp 2 và lớp 5 ở hai môn học Toán, Tiếng Việt đang theo học tại 180 trường thuộc 55 tỉnh, thành phố trong năm 2013, nhằm thu thập các thông tin về những nhân tố tác động đến kết quả học tập của HS. Khảo sát cũng cho thấy, ở lớp 2, các bài kiểm tra là quá dễ đối với HS ở cả đầu năm và cuối năm học.
Đối với HS lớp 5, gần 91% các em đạt tất cả các năng lực được đo trong bài khảo sát môn Tiếng Việt, theo các năng lực tối thiểu vào cuối cấp học mà Pasec đề ra. Tuy nhiên, ở môn Toán, gần 50% HS gặp khó khăn khi làm các bài tập có phần lập luận và yêu cầu giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.
Các cán bộ trong đoàn cũng ghi nhận trong đợt khảo sát này gần 20% hiệu trưởng không có phòng làm việc riêng; 65% trường không có phòng riêng cho giáo viên; 6% trường không có phòng vệ sinh hoặc nhà tiêu cho học sinh…

HOAN NGHÊNH SƯ BÀ TRỤ TRÌ VÀ BQL CHÙA DÂU TỈNH BẮC NINH

Tam Bảo chùa Dâu. Ảnh chụp ngày 18.2.2014

Vừa qua (18.2.2014), chúng tôi đã có bài phản ánh việc chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có bài trí một pho tượng "lạ", gốc Tàu tại tòa Đại hùng bảo điện, còn gọi là Tam bảo hậu và đề nghị đưa pho tượng này ra khỏi chùa, hoặc cất giữ trong kho của chùa để trả lại vẻ đẹp thuần khiết và cổ kính cho chùa Dâu - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

Chiều nay (26.2.2014), một cộng tác viên báo Tuổi Trẻ đã đến Chùa Dâu và ghi nhận bức tượng trên không còn trên Phật điện nữa. Khi gặp Sư bà trụ trì chùa Dâu Thích Đàm Tùy thì được biết, sư bà và BQL Chùa Dâu đã tìm hiểu lai lịch bức tượng gốc Tàu và quyết định cất pho tượng nói trên vào kho của nhà chùa.
Chúng tôi hoan nghênh Sư bà trụ trì Thích Đàm Tùy và BQL Di tích chùa Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã lắng nghe tâm nguyện của chúng tôi. 
Xin dâng lời cầu nguyện Tam Bảo chứng minh công đức vô lượng của Sư bà và chư vị BQL Chùa Dâu. Kính chúc sư bà và chư vị thân tâm thường lạc, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh.
Xin cảm ơn anh Vũ Viết Tuân đã hành hương về Chùa Dâu để đưa lại tin vui này.
___________________

Nhưng Kinh Bắc còn nhiều nơi, nhiều chỗ ứng xử với di sản chưa được, đề nghị báo  giới tiếp tục góp ý với ngành văn hóa hai tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang:

Sư tử Tàu canh đền Trạng nguyên Thái sư Lê Văn Thịnh, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, 
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh chụp ngày 18.2.2014.
  Sân chùa cổ chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang, chi nhánh Bắc Giang cung tiến.

(Ảnh chụp ngày 22.2.2014)
Cung tiến cái gì? Cung tiến cả cái sân cổ à? 
 Tượng Quan Âm bằng sứ của Tàu trong Tam bảo chùa Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Phật bà Quan âm (tượng của Tàu, bằng sứ) đứng ngay trước mặt ba pho tượng Tam Thế bằng đá tuyệt đẹp thế kỷ 16 - 17. Ảnh chụp ngày 18.2.2014
Phật bà Quan âm bằng sứ Tàu đứng ngay trước mặt ba pho Tam Thế bằng đá tuyệt đẹp thế kỷ 16 - 17. 
Ảnh chụp ngày 18.2.2014
Đưa ngay tượng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp 
vào tiền đường chùa cổ Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Ảnh chụp ngày 18.2.2014
 và dâng cúng hai tháp bia 333 lên Cụ Hồ và Tướng Giáp.
Hai cụ mà về, trông thấy thế này sẽ mắng chết!
  Ảnh chụp ngày 18.2.2014

Vì sao Putin không cần súng ống với Ukraina

- Zbigniew Brzezinski từng tuyên bố rằng, ‘nếu không có Ukraina, Nga khó trở thành một đế chế, nhưng nếu như mua chuộc và quy phục được Ukraina, Nga đương nhiên là một đế chế’. Nhưng với một Ukraina của thế kỷ 21, liệu nước Nga cần Kiev tới mức nào? 
 TIN BÀI LIÊN QUAN
Ukraina, Kiev, Địa Trung Hải, Sochi, Vladimir Putin, Kremlin
Một người suy tính từng câu, từng chữ như Putin sẽ không dễ dàng có hành động khinh suất hay manh động tới súng ống, đặc biệt là với Ukraina.
Trong bối cảnh phe đối lập đang giành ưu thế sau khi lật đổ được chính quyền Tổng thống Yanukovich mà Nga từng hậu thuẫn, lãnh đạo phong trào này cũng như giới quan sát nước ngoài đang phỏng đoán xem người đàn ông quyền lực nhất Nga (và cả thế giới) sẽ làm gì để đáp trả.
Một phần là vì quá bận bịu với Thế vận hội mùa đông hoành tráng ở Sochi nên Tổng thống Putin không ‘ra mặt’ nhiều trước các diễn biến liên tục thay đổi ở Kiev. Ngay cả khi Yanukovich bỏ trốn, một chính phủ lâm thời không hợp hiến tại Kiev được dựng nên, Putin vẫn kín tiếng.
Thay vào đó, ông để cho Thủ tướng Dmitry Medvedev lên tiếng và phản đối các quốc gia châu Âu đã công nhận chính quyền lâm thời ‘tự dưng’ được bầu ở Kiev. Còn phần mình, Putin chủ trì một cuộc họp an ninh cấp cao với các quan chức trong nước, và nội dung được giữ kín.
Giả thiết khiến mọi người vừa lo sợ vừa phấn khích nhất hẳn là việc Tổng thống Nga sẽ đáp trả lại bằng hành động quân sự. Thế nên Mỹ đã ngay lập tức lên tiếng cảnh báo là Nga đừng hành động ‘sai lầm’ như vậy. Nhưng một lời răn đe như vậy phải chăng đã nhầm địa chỉ nếu như ngồi suy xét các lợi ích thật sự mà Nga đang có và muốn ở Ukraina.
Thêm vào đó, một người suy tính từng câu, từng chữ như Putin sẽ không dễ dàng có hành động khinh suất hay manh động tới súng ống, đặc biệt là với Ukraina. Nhất là khi vừa nhìn lại bài học đắng ngắt mà Kremlin từng nhận được sau khi đưa quân vào Afghanistan những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
Về tầm quan trọng của Ukraina với Nga, chưa bao giờ Moscow không cần tới Kiev. Có thể nhiều người Ukraina muốn trở thành người châu Âu, nhưng thực tế, với người Nga, Ukraina quan trọng với Nga như với chính người Ukraina vậy.
Xét về mặt an ninh quốc gia, Ukraina đóng vai trò không khác gì Scotland với nước Anh, hay là Texas với Mỹ. Nếu rơi vào tay kẻ thù thì cả ba vùng đất này đều gây ra mối đe dọa sống còn tới ba quốc gia trên.
Xét về mặt chiến lược, Ukraina đóng vai trò là vùng đệm cho Nga. Sức mạnh của Nga được bảo toàn một phần nhờ dãy Carpathians ở Ukraina. Dãy núi này không phải là không thể thâm nhập được, mà đơn giản là không phải đội quân nào cũng dễ dàng qua đây.
Ngoài ra, Ukraina án ngữ cửa ngõ của Nga ra biển Đen và kế đó là Địa Trung Hải. Các cảng Odessa và Sevastopol vừa là nơi Nga thông thương, vừa là nơi hải quân Nga ra vào.
Với châu Âu, Ukraina chỉ có giá trị khi mà một cường quốc nào đó tính cách gây chiến và muốn đánh bại Nga, như những gì mà người Đức từng cố làm trong Thế chiến II. Còn lúc này, do cả Mỹ và châu Âu đều không nghĩ tới một cuộc chiến gần với quân đội Nga, nên Ukraina không phải là mục đích tối thượng.
Nhưng nếu là người Nga, thì Ukraina là vấn đề nền tảng, bất kể ai đó toan tính gì vào lúc này. Năm 1932, nước Đức không với được đi đâu xa xôi, nhưng tới năm 1941, Berlin đã chinh phục lục địa châu Âu và tiến sát vào trái tim nước Nga.
Từ bài học trong lịch sử lâu dài và đau thương, hơn ai hết, Moscow hiểu rằng đừng bao giờ lên kế hoạch mà chỉ dựa vào việc các nước khác có thể làm, hoặc nghĩ gì vào thời điểm hiện tại. Và cũng vì lý do đó, nên tương lai của Ukraina chưa bao giờ được coi là chuyện ngẫu nhiên với Moscow.
Ukraina, Kiev, Địa Trung Hải, Sochi, Vladimir Putin, Kremlin
Hạm đội Biển Đen của Nga tại cảng Sevastopol, Ukraina. Ảnh: BBC
Còn hiện nay, thực sự Moscow cần Kiev tới mức nào? Câu trả lời là: Không nhiều như mọi người vẫn nghĩ. 
Vì nguyên nhân cơ bản là lúc này, Nga không tìm cách để trở lại làm một đế chế như xưa. Họ chỉ muốn có một vùng ảnh hưởng, và điều này hoàn toàn khác so với những gì Sa Hoàng Nga từng thèm khát. Kremlin không muốn chịu trách nhiệm về Ukraina hay bất kỳ quốc gia nào khác. Họ cho rằng trách nhiệm gánh vác người khác trên vai lúc này chỉ khiến Nga thêm nhọc sức.
Điều mà Moscow muốn lúc này là kiểm soát Ukraina ở một mức độ nhất định, sao cho không có lực lượng thù địch nào có thể kiểm soát được quốc gia này, đặc biệt là NATO và Mỹ. Nga cũng bằng lòng với Ukraina có chủ quyền của riêng họ, miễn sao Kiev không trở thành mối đe dọa trực tiếp cho Nga, và đường ống dẫn dầu tới châu Âu vẫn chảy qua đây một cách bình yên.
Do vậy, lãnh đạo Nga chẳng cần phải ‘thừa nước đục thả câu’ để hưởng lợi từ việc ai sẽ lên nắm quyền ở Ukraina khi mà các lợi ích của Nga không bị đe dọa, mà trong trường hợp này đó là an ninh của những tộc người Nga và hạm đội Biển Đen của Nga tại Crưm (Crimea).
Riêng về phần Tổng thống thất sủng Victor Yanukovich, Kremlin cũng không quá ưa chuộng nhân vật này vì ông này dù không tán thành việc gia nhập NATO, song vẫn ngả theo Liên minh châu Âu, thậm chí có lúc còn từ chối mua khí đốt của Nga. Do vậy, đây cũng không phải là gương mặt để Moscow hoàn toàn tin cậy.
Còn với lãnh đạo phe đối lập? Putin thậm chí còn có lợi hơn nếu như bà Yulia Tymoshenko lên nắm quyền. ‘Nữ hoàng tóc tết’ vừa xinh đẹp vừa tài năng Tymoshenko là người duy nhất đồng ý mua khí đốt của Putin khi bà giữ chức Thủ tướng năm 2009 với giá ‘ đắt cắt cổ’, và khiến cho nền kinh tế Kiev trở nên mong manh hơn bao giờ hết trước sức ép của Moscow.
Thay vào đó, Nga muốn nương dựa vào Ukraina thông qua sự gắn kết về mặt dân tộc, về lịch sử và văn hóa lâu đời, bành trướng kinh tế, và tất nhiên là cả các tính toán chiến lược về mặt quân sự. Kiev cổ xưa là một trong những cái nôi của văn hóa Nga. Đến nỗi, tranh cãi về chuyện Ukraina đã sinh ra Nga hay ngược lại là đề tài không bao giờ chấm dứt.
Nhưng từ đây để thấy rằng điều quan trọng hơn thảy là, khi hiểu được mối quan hệ gần gũi ruột thịt giữa hai nước cùng chung dòng máu slavơ, thì với Moscow, việc khuất phục Kiev bằng quân sự là không cần thiết.
Lê Thu
 

Dư luận sục sôi vì tàu ngầm "Trường Sa 01" bị dọa bắt

(PetroTime) - Sau khi PetroTimes đăng tải thông tin một lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường thủy tỉnh Thái Bình "dọa" nếu ông Hòa đưa tàu ngầm xuống mặt biển thì sẽ… bắt, cộng đồng mạng đã tức giận thực sự.  
Kèm theo đó, một lãnh đạo cũng quan liêu khi cho rằng: Ông Hòa làm tàu ngầm không báo cáo với Sở KHCN nên Sở cũng chỉ… đứng bên ngoài quan sát, nắm bắt sự việc. Bởi nếu Sở ủng hộ mà sau này dự án thất bại thì cũng không được; mà không ủng hộ nhưng nếu thành công thì cũng… không được (?!).
Quan điểm của 2 quan chức địa phương này ngay lập tức vấp phải sự phẫn nộ của cộng đồng mạng. Họ cho rằng những cán bộ này quá quan liêu, không những không tìm cách giúp ông Hòa sáng chế mà còn có thái độ thờ ơ, vô cảm. Không ít người đề xuất đưa những cán bộ này vào danh sách tinh giản biên chế trong thời gian tới.
Bản vẽ thiết kế tàu ngầm của ông Hòa trên máy vi tính
Nguyễn Thị Khánh Vân79@gmail.com
Cháu là người Thái Bình, cháu mong bác nỗ lực để thành công hơn nữa để có thể góp phần vào việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bác đừng để tâm tới những ý kiến không tích cực bác nhé, rất rất nhiều người như chúng cháu luôn dõi theo công việc bác và các cộng sự đang làm.
Thanh Bình@gmail.com
Lại một "Flappy Bird" bị bức tử bởi những người không biết làm mà chỉ muốn mọi người biết mình có trách nhiệm trong công tác quản lý.
Hoàng Trung@gmail.com
Con chim nhỏ của Nguyễn Hà Đông mới chết yểu vì tổng cục thuế... thu thuế triệt để, không để thất thoát.
Tàu của ông Hòa thì dọa bị bắt ngay!
Xã hội không khuyến khích người tài, không đổi mới, vẫn còn mấy ông như Sở KHCN Thái Bình, ông cảnh sát đường thủy Thái Bình làm việc thì chất xám chạy khỏi Việt Nam là đúng.
Bài học từ Nguyễn Hà Đông vẫn còn đó... một đất nước tụt hậu bởi tuy duy của những con người ghen ăn, tức ở, sợ trách nhiệm, nhưng khi có cái ăn thì bổ xô đến đòi chia phần...
Đào Thanh Khiết@gmail.com
Hiến pháp Việt Nam quy định "công dân có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm". Nói như ông đường thủy vậy ôm bè chuối ra sông bơi cũng bị bắt sao? Hay nhất câu bạn trên nói "tàu lạ trên biển đầy nhưng không thấy cảnh sát biển đâu"!!
Lê Hòa@gmail.com
"Nếu như ông Hoà đưa tàu ngầm xuống mặt biển thì sẽ... bắt "vì chưa "báo cáo xin phép", ông Hoà phải "xin phép" mới được. Không thì bị bắt ngay. Lãnh đạo công an đường thuỷ to thế. Tôi nghĩ ông Hoà nên đăng ký bản quyền ngay, chứ để vài chục năm nữa bằng sáng chế này sẽ của người khác mất. Thí nghiệm có thể thất bại nhưng ông Hoà đừng vì thế mà nản nhé. Có thất bại mới thành công. Chúc ông cùng cộng sự thành công.
Chí Nghĩa@gmail.com
Đúng là vô lý. Không động viên những người thích sáng chế lại còn đe dọa để bắt... Có khi nên bắt cái ông định bắt ông Hòa này mới đúng, vì ông này máy móc quá. Đã là sáng chế theo kiểu tự sáng tạo này phần thất bại thì nhiều mà thành công thì ít, chả động viên họ thì thôi, toàn dọa bắt... Ông này chắc phải xem lại, ai cũng như ông ta có mà Việt Nam mình chả bao giờ làm được cái gì.
Vân Hà@gmail.com
Đáng nhẽ nên thông minh hơn, mang cho người ta cái giấy phép. Như vậy mà cũng leo lên được Sở. Đừng biến đó thành sở thú!
Văn Hải@gmail.com
Tôi rất khâm phục tài năng và trí tuệ của ông Hòa, tôi nghĩ nếu có nhiều tiền Công ty của ông Hòa sẽ sản xuất được các thế hệ tàu ngầm sau tiên tiến và hiện đại hơn nữa, mong chú Hòa mail cho cháu tên, địa chỉ, số tài khoản của Công ty, cháu sẽ ủng hộ chú 1 triệu đồng gọi là góp chút xíu vào chi phí đầu tư cho các thế hệ tàu ngầm AIP của Việt Nam, phiên bản tương lai 02, 03, 04...
Doanh nhân quê lúa Nguyễn Quốc Hòa với ý tưởng gây sốc.
Trịnh Xuân Hào@gmail.com
Cần phải hướng dẫn và cho thử nghiệm trong môi trường ao hồ, hoặc sông nhỏ, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để giúp đỡ ông Hoà thì Việt Nam mới phát triển được.
Thái Bình@yahoo.com
Vậy thì đến bao giờ Việt Nam mới tự sáng chế tàu ngầm, tự làm máy bay cho riêng mình... với cái kiểu kìm hãm phát triển thế này?
Phạm Hà@yahoo.com
Tôi thiết nghĩ những người lãnh đạo của tỉnh Thái Bình quá hep hòi, bởi chỉ sợ anh Hòa thành công. Đã không tạo điều kiện thì cũng nên đồng tình, ủng hộ anh Hòa trong công việc sáng tạochứ không nên cản trở mọi sáng kiến khoa học phải thử nghiệm. Anh Hòa tự bỏ kinh phí, sức lực nghiên cứu chế tạo ra chiếc tàu này, lẽ ra phải hoan nghênh tinh thần dám nghĩ dám làm, đằng này chưa gì các ông đã cản trở. Thử hỏi Việt Nam mình bao giờ mới có thể vững mạnh đây?
Minh Anh@yahoo.com
Dù sao đây cũng là một sản phẩm nghiên cứu có tâm huyết, không khuyến khích hỗ trợ thì thôi mà lại nhằm chờ khi hoạt động thì bắt lại. Còn tư tưởng như vậy thì sao đất nước phát triển được?
Lê Minh Thọ@gmail.com
Mọi cái mới đều chưa thể có quy định. Thay vì đe dọa, các cơ quan chức năng nên tạo một hành lang pháp lý cần thiết để khuyến khích sức sáng tạo của công dân
Quang Tùng@gmail.com
Dù sao đây cũng là một sản phẩm nghiên cứu có tâm huyết, không khuyến khích hỗ thì thôi mà lại chỉ nhằm chờ khi hoạt động thì "bắt" lại. Còn tư tưởng như vậy thì đất nước sao phát triển được?
Hà Bá Vương@gmail.com
Theo cách quản lý này thì Việt Nam bao giờ mới tự lực tự cường được đây???
Dân có mạnh thì nước mới mạnh được, khống chế và hạn chế nhân dân thì không bao giờ thực sự mạnh được!!!
Nguyễn Duy Sơn@gmail.com
Luật nước ta thường nói phải có trong danh mục mới cho đăng ký hoạt động. Nhưng khi học luật thì các thầy lại nói phát huy hết khả năng những cái nào luật không cấm thì tất cả mọi người đều được phép làm. Trong trường hợp của ông Hòa thì Nhà nước chưa có luật nào cấm hay quy định nên theo tôi được phép hoạt động
Thắng@gmail.com
Tại sao một sáng tạo rất là hay như thế nay mà không cho phát huy mà còn sử dụng mấy cái luật lệ vớ vẩn để bắt người ta nữa chứ, như vậy một đất nước Việt Nam làm sao mà phát triển được chứ?
Mai Hoàng@gmail.com
Ai làm mà thành công luôn bao giờ?
Ý tưởng đã khó mà dám làm càng khó hơn. Nếu ông Hòa tự bỏ thời gian và tiền bạc để làm mà không được đưa ra biển thử nghiệm thì tôi chắc chắn không ai có ý tưởng mà dám làm nữa.
Luật chưa có thì sửa đổi, chắc chắn ở nước ngoài người ta cũng làm nhiều lần mới có những phương tiện hiện đại bán cho ta như bây giờ.
Thôi thì chúng ta cứ đi mua cho chắc, vừa không phạm luật vừa có '' tiền bỏ túi ''.
Hà Việt Cường@gmail.com
Quan điểm như lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường thủy và lãnh đạo Sở KHCN tỉnh Thái Bình như vậy là cứng nhắc về việc quản lý nhà nước. Sao "các vị" ấy không ý tưởng việc sẽ tạo điều kiện để ông Hòa thử nghiệm ở biển nhỉ?! Sợ có hàm, có cấp, nhận lương của Nhà nước lại không có một phát minh gì hay sao?! Theo tôi, các cấp có thẩm quyền cao hơn hãy tạo điều kiện dể ông Hòa thử nghiệm sáng chế của mình.
Tàu ngầm mini Trường Sa trong thời gian chế tạo
Trần Duy Cảnh@gmail.com
Tôi nghĩ chúng ta nên cho tàu chú Hoà ra biển thử nghiệm và quân bên quân đội sẽ cử những kĩ sư giỏi để hỗ trợ cuộn thử nghiệm này thì sẽ rất tốt cái gì cũng cần phải thử nghiệm hết. Ở nước ngoài mỗi lần đóng mới tàu họ cũng phải thử ngiệm mà, những người yêu nước và chế tạo vì một đích bảo vệ ngư dân như vậy thật đáng khâm phục. Tôi mong nhà nước sẽ giúp những ngưới yêu nước như chú và sẻ còn những người như chú ấy dám nghĩ dám làm vì mục đích hoà bình nếu thành công chúng ta có thể dùng tàu ngầm mini để nghiên cứu biển.
Phạm Ấn@gmail.com
Thật ra mới nghe thì hơi bực tức cách làm việc của các ông chính quyền tỉnh tuy nhiên ngồi ngẫm lại thì mới thấy bình thường, cho nên ở Việt Nam tụt hậu là như vậy, tâm huyết nhiều nhưng được thời gian rồi cũng nản lòng vì có ai đứng ra ủng hộ đâu toàn thấy cản trở người khác
Trần Viết Dũng@gmail.com
Ý thức của ông Hòa làm cho chúng ta khâm phục và nên khuyến khích tinh thần dám nghĩ dám làm vì lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của Tổ quốc chứ đừng làm gáo nước lạnh dội tắt ngọn lửa nhiệt huyết của con người đầy tâm huyết ấy! Còn khó khăn thì bao giờ chẳng có đối với những công trình đầu tiên ra đời? Cái quan trọng là tìm cách để cùng vượt qua và đạt được thành quả mới cần thiết!
Trần Đình Diện@gmail.com
Quan chức Việt Nam vẫn còn hạch sách nhiều lắn. Làm sao các nhân tài kiệt xuất có chỗ đứng được. Các ông chỉ nhăm nhe túi tiền của người dân thôi.

Thành Trung @gmail.com
Ông lãnh đạo phòng CSGT đường thủy vớ vẩn, quản lý biển thuộc bộ tư lệnh cảnh sát biển, ông chỉ quản lý về đường thuỷ nội địa thì lấy gì mà bắt, với người ta có tâm, không ủng hộ thì thôi mà còn làm khó, cứ như thế bao giờ Việt Nam phát triển được. Đúng là ghen ăn tức ở.

Bình Định@gmail.com
Các nhà khoa học và lãnh đạo ngủ quên để mọt người nông dân tự bỏ tiền nghiên cứu khoa học phục vụ lợi ích cho mình và cho dân thì mấy ông ganh tị cấm cửa không có luật. Vậy đất nước Việt Nam này bao giờ làm được chuyện lớn? Ví dụ từ cây tăm, chiếc đũa cũng nhập từ Trung Quốc để cho dân xài bị nhiễm độc chết, thật là nực cười cho mấy ông quan to có chức có quyền. 100 năm cũng chưa nghiên cứu được một việc nhỏ cho dân nhờ.
Huỳnh Văn An@gmail.com
Lãnh đạo Việt Nam nên tôn vinh những người con anh hùng này. Tạo mọi điều kiện giúp đỡ họ và đừng sợ họ tranh dành vị trí của các nhà khoa học. Và đừng để như (anh hai lúa) tìm đường lên trời. Xin các nhà lãnh đạo hãy nghĩ cho đất nước một chút mà khuyến khích những con người như bác Hoà. Cảm ơn rất nhiều!

Phạm Hải Đường@gmail.com
Ông Hòa đang bỏ tiền túi ra nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm tầu ngầm mini là rất đáng cổ vũ hoan nghênh vì sự dám nghĩ dám làm. Nhưng thật buồn cho phát ngôn của hai ông cán bộ Công an, Sở KHCN tỉnh Thái Bình. Họ chỉ ngồi mà phán thật giỏi, quan liêu thật giỏi. Đúng ra họ phải xuống tận nơi xem xét và ủng hộ ông Hòa trong những điều kiện cho phép vì việc ông Hòa làm chẳng có hại gì cho đất nước cả.
Phạm Đức Hân@gmail.com

Thế này thì đất nước Việt Nam sẽ ko phải nghiên cứu gì nữa mà lấy tiền của dân đi mua cho lành!
Nguyễn Văn Trung@gmail.com
Nên khuyến khích thử nghiệm để phát huy sức sáng tạo của người dân, có thể yêu cầu thử nghiệm trong khu vực biển có ranh giới để an toàn chung. Còn ngăn cản vì chưa có luật vừa sai vì "người dân được làm những gì pháp luật không cấm" vừa không phát huy được sức mạnh nhân dân.
Lê Huy@gmail.com
Đọc báo thấy bên Trung Quốc ngay cạnh mình người ta chế tạo ô tô cho con người ta chạy, lên báo nước ngoài hoành tráng lắm, không thấy đề cập đến vấn đề khác. Còn người Việt Nam mình sao không tạo điều kiện khuyến khích phát triển khoa học. Phải chăng đây là vấn đề chảy máu chất xám?
Nguyễn Mạnh Hồng@gmail.com
Đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ, đừng gây khó khăn cho ông Hòa để ông hoàn thành công trình của mình.
Thái@gmail.com
Việt Nam là thế mà làm không được thì người ta bỏ tiền ra làm cũng không ủng hộ đâu, sợ một người thợ cơ khí tầm thường mà làm được chiếc tàu ngầm thì ê mặt sao? Bởi vậy Việt Nam ta không bao giờ có được người tài giỏi phục vụ đất nước cả. Nếu không làm được, ko đóng góp về tài chính được thì ít nhất cũng phải ủng hộ về mặt thí nghiệm kiểm tra chứ. Biết đâu thành công thì là tiền đề để phát triển các tàu khác hiện đại hơn cho đất nước. Bây giờ không ủng hộ chứ lúc người ta thành công rồi đem tôn vinh thì ê mặt lắm mấy bác ơi!
Bùi Văn Hải@gmail.com
Tôi nghĩ, nếu chạy thử trong bể mà tàu vẫn nổ được, điều đó chứng tỏ người Việt Nam đã làm chủ được công nghệ tàu ngầm AIP, hoan hô đồng chí Hòa, bao nhiêu đó là cũng đủ cho công sức đầu tư của chú rồi, nhất định sau này bên hãng đóng tàu Quân đội Việt Nam sẽ cần đến công nghệ của chú, sẽ trả bản quyền cho chú rất nhiều tiền, nhưng ngay bây giờ chú hãy đi lo các thủ tục pháp lý cần thiết, đăng ký bản quyền công nghệ để tàu có thể chạy thử ở biển lớn. Tôi nghĩ chú đã làm thành công là tàu ngầm chạy bằng công nghiệ AIP mà tất cả các nhà thầy về công nghệ tàu thủy, tàu ngầm Việt Nam chưa dám làm đã là một kỳ tích. Tôi nghĩ tất cả các cơ quan sẽ hết sức ủng hộ 01 DN như Cty chú để sớm hoàn thành sản phẩm tàu ngầm Trường Sa 01, sớm đưa vào phục vụ đất nước.
Trần Ngọc@gmail.com
Người dân có kiến thức có đầu óc sáng tạo phải ủng hộ đầu tư trao dồi kiến thức để phục vụ đất nước quốc gia. Đằng nầy lại hăm doạ và chà đạp nói xấu thì sau nầy con cháu nhìn thấy vậy cho dù có kiến thức hay đầu óc sáng tạo thì cũng ngồi nhà chơi, không ai ngu gì làm những chuyện dại dột để mà giống như những tiền nhân trước đã đi qua.

Hữu Duyên@gmail.com
Các Ban, ngành, cá nhân thay vì ủng hộ, ưu tiên cộng tác với ông Hòa thì toàn phát ngôn những lời mang tính đe dọa bất hợp tác. Tất nhiên ông Hòa sẽ phải làm những thủ tục với chính quyền và cơ quan chức năng trước khi tầu ra khỏi Cty. Theo cá nhân tôi một người dám nghĩ dám làm như ông Hòa ở thời điểm hiện nay nên được mọi người động viên ủng hộ.

Văn Thảo@gmail.com
Nhà nước nên đầu tư thêm chất xám cho ông Hoà mới đúng, qua bài báo nêu trên cho thấy có gì đó muốn trù dập ông Hoà.

Quy Nhơn@gmail.com
Hoan hô và ủng hộ thử nghiệm trên biển!

Việc nghiên cứu và thử nghiệm cần được tự do và tự chịu trách nhiệm. Chính quyền ngăn cản sự phát triển khoa học là không chấp nhận được.
Có nghiên cứu thử nghiệm mới nâng trình độ của người làm khoa học kỹ thuật.

Pham Văn Mích@gmail.com
Một đất nước kỳ lạ toàn những thằng bựa làm nhiều phá ít, tại sao không tìm cách ủng hộ mà tìm cách triệt tiêu trí tuệ, nếu biết nâng lưu những người như ông Hòa thì đất nước chúng ta đâu thua gì Trung Quốc.

Nam@gmail.com
Chính quyền gì mà cổ hủ vậy, nếu ông Hòa làm được thì phải cử lực lượng cảnh sát biển hoặc an ninh ra mà bảo vệ, hoặc sở KHCN tỉnh phải chủ động liên hệ để hỗ trợ người ta về mặc công nghệ chứ sao lại hù dọa như thế. Nếu chính quyền nào cũng như thế thì thử hỏi đất nước nầy làm sao mà phát triển được, khi mà cái gì nhà nước không làm được, còn người dân làm được thì cấm hoặc dọa bắt như thế. Hay các ông ấy.... thấy không có lợi gì cho bản thân mình, nên hù dọa để kiếm chút lợi lộc.

Khánh Linh@gmail.com
Theo tôi nghĩ Đảng, Nhà nước nên khuyến khích những người như ông Hòa, một tư nhân dám nghĩ, dám làm, dám bỏ tiền cá nhân ra nghiên cứu tàu ngầm bảo vệ ngư dân. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho hàng ngũ trí thức Việt Nam hãy động não vì quốc gia dân tộc. Các cơ quan chức năng hãy hướng dẫn cho ông Hoa làm việc đúng pháp luật, đừng dọa bắt, đe nẹt người ta. Nếu vậy thì còn ai dám làm vì đất nước nữa.

Lê Minh Hiền@gmail.com
Sao không khuyến khích mà lại cản trở nhau bằng những thắt buộc không cần thiết. Như thế làm sao có thể tiến lên kịp người được? Hãy nhìn xa trông rộng hơn nữa các vị ơi!

Thanh Huy@gmail.com

Đáng lý ra, các cơ quan chức năng nhà nước khi biết thông tin đó phải trực tiếp tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người sáng chế trong việc phối hợp, giúp đỡ cho họ để làm nên kỳ tích Việt Nam. Không biết lúc nào tính xấu "đố kỵ" của người Việt mới được xóa bỏ đây? Than ôi.......

Ngô Thanh Tâm@gmail.com
Tôi ủng hộ quan điểm và sự sáng tạo không mệt mỏi của anh - anh hãy cố lên đây là công trình một đời của anh - nó có hữu ích hay không không quan trọng - nó là sản phẩm tinh thần của một dân tộc có những người tự chủ anh hãy cố lên tôi cũng sẽ tham gia gửi cho anh tất cả thông tin liên quan mặc dù tôi không phải là dân cơ khí - chúc anh thành công - vững tin - người Việt Nam có cách hành xử rất Việt Nam - tôi rất tự hào về anh - người con Việt Nam

Lê Minh@gmail.com
Tôi thấy với phát ngôn của cán bộ đường thuỷ và Sở KHCN kia thì không khỏi trách tại sao với 4000 năm lịch sử hào hùng, dân tộc ta chưa có những thành tựu khoa học cho ra hồn.
1. Mặt nước thuộc quyền kiểm soát của Cảnh sát đường Thuỷ, nhưng tàu ngầm là dưới mặt nước vậy nên Cảnh sát đường thuỷ không có quyền bắt.
2. Trên đường bộ, xe đạp, xe tự chế chạy trên đường đâu có được cấp phép mà vẫn lưu thông, vậy thì đường thuỷ có sao đâu? Giả sử như ông Hoà làm thuyền nhỏ, hoặc là bè đi trên sông, biển cũng phải xin phép à?
3. Đáng lẽ ra, khi nghe tin ông Hoà nghiên cứu, Sở KHCN phải lăn xả vào, như vậy mới là người hết mình vì khoa học công nghệ cho đất nước, sao lại cứ ngồi chờ người ta báo cáo... và chờ duyệt trong khi anh không lăn xả vào thì anh hiểu cái gì mà cấp với chả phép?
Thái độ thờ ơ, vô trách nhiện của 2 ông này cần phải cho giảm biên chế trong đợt tới.
Duy Thủy@gmail.com
Đây là tàu thử nghiệm nên chưa áp dụng luật, nếu nói luật thì tàu kilo cũng chưa có luật, các cơ quan phấp luật nên ủng hộ cái mới thì đát nước mới phát triển được, người ta mới làm mà đòi bắt là không được. Muốn an toàn chiếc ghế của mình thì có thể hướng đẫn ông Hoà làm một số thủ tục cần thiết. Mong nước mình có nhiều người như ông Hoà .
Nguyễn Đăng Tiến@gmail.com
Có một số lãnh đạo quan chức của tỉnh Thái Bình như đã nêu ở báo trên vô trách nhiệm với sự phát triển khoa học non trẻ của Việt Nam.
Cũng có thể do họ thăng quan tiến chức đã phải lót bi nhiều nên giờ muốn thu hồi vốn hoặc lợi ích nhốm họ cảm thấy không được gì.
Theo tôi những kẻ đó nên bị loại ra khỏi bộ máy công bộc của dân.
Phan Quy@gmail.com
Cứ vô trách nhiệm và vô cảm như thế này thì Việt Nam nằm mơ mà "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" đi nhé.
Lê Minh Cường@gmail.com
Các cơ quan tỉnh Thái Bình nên xem xét hổ trợ tạo điều kiện cho ông Hòa để thử nghiệm tàu ngầm mi ni này.
Trần Quyền@gmail.com
Cấm đưa thử nghiệm tàu ngầm "Trường Sa" trên biển là tư duy thời bao cấp, bán con lợn, mổ thịt con lợn cũng phải xin phép, của mình làm ra nhưng không được ăn, phải xin phép người khác mới được ăn, thử hỏi mấy ông cảnh sát giao thông, mấy ông cán bộ Sở KHCN tỉnh thái Bình có giám bỏ ra 100 triệu đồng từ túi mình để nghiên cứu khoa học hay là chỉ bày ra đề tài khoa học lý thuyết dởm, ăn cắp kiến thức của người khác viết thành đề tài, nhằm mục đích rút tiền của nhà nước để tiêu xài một cách hợp pháp.

Nguyễn Văn Hùng@gmail.com
Ông cảnh sát đường thủy vô trách nhiệm với đất nước với nhân dân. Đất nước chúng ta còn trong quá trình đổi mới nên cần có những người sáng tạo, nghiên cứu như ông Hòa, lẽ ra phải động viên, giúp đỡ để những nghiên cứu đấy không thui chột, khuyến khích người dân sáng tạo khoa học đằng này lại nói những câu (bắt ngay). Còn như vị này lập luận chưa cấp phép thì đó là do luật chưa cấp phép lĩnh vực này thì phải phối hợp giúp đỡ để vừa vận hành an toàn, vừa động viên khuyến khích những ý tưởng sáng tạo được đi vào phục vụ thực tiễn hơn là chính bản thân vị cảnh sát đó chỉ là ngồi chờ để "bắt ngay".



BBT PetroTimes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét