<- A đây rồi! … Đảng cũng đã chiếu cố nhắc đến liệt sĩ Trường Sa 1988′ (ND/Chép sử Việt).
- Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ (Chép sử Việt). “Có thông tin cho là trước đó, Tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội VN không được nổ súng. Trong cuộc họp Bộ chính trị sau đó, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vô cùng tức giận, đập bàn lớn tiếng hạch hỏi ai ra lệnh cho bộ đội buông súng, vì sao … nhưng nhiều ủy viên BCT khi đó chỉ im lặng, vì nhiều lý do.”
- Đường dây bảo mật quốc phòng Việt-Trung (BBC).
- LƯỢC GHI CÁC MỐC CHÍNH GIỮA VIỆT NAM, ASIAN, TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ – Lê Nguyên Vỹ (Trần Kỳ Trung).
- Putin tính giờ trò “nạn kiều”, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn (Chép sử Việt).
- Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ (DĐXHDS).
- Trung Quốc mượn danh khoa học hiện thực tham vọng biển Đông? (ĐV). – Trung Quốc do dự về việc lập ADIZ ở biển Đông? (TN).
- Tổng thống Philippines đòi Trung Quốc giải thích vụ tấn công tàu cá (RFI).
- TQ muốn kỷ niệm ‘ngày chiến thắng Nhật’ (BBC).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Trung Quốc chống Ấn Độ (Phan Ba).
- Mĩ không có giải đáp cho sách lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc (DĐXHDS). – Mỹ đang lo ngại về sức mạnh của Trung Quốc? (ĐV). – ‘Mỹ giữ vững quyết tâm đối với chiến lược xoay trục Á Châu’ (VOA). – ‘Mỹ cần theo dõi chặt Trung Quốc’ (BBC).
- Ông Nguyễn Bắc Truyển bị tấn công khi đi gặp nhà ngoại giao Úc (RFA). – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên án vụ hành hung đối với vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển (DLB).
- Ba nhà hoạt động tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15 (RFA).
- Bà Bùi Thị Minh Hằng sẽ bị khởi tố? (RFA). – Con trai Dân oan Bùi Thị Minh Hằng: Mẹ tôi… vô tội! (DCCT). – Trần Bùi Trung, con trai chị Bùi Thị Minh Hằng: QUÁ ĐỐN MẠT! (Nguyễn Tường Thụy). – Hoàng Dũng Cdvn – Chị Hằng (Dân Luận).
- Luật sư Lê Quốc Quân: Đất nước này là tất cả đối với tôi (Dân Luận). “Như những chàng trai/ Ngày mai tôi sẽ đi xa/ Linh hồn tôi về phương nào chẳng biết/ Mọi chuyện cũ chỉ là hư vô/ Lời thứ nhất nguyện màu lí thuyết/ Tàn tang lễ tôi về với đất/ Vâng tôi chỉ là cát bụi [*]/ Nhưng đất nước này là tất cả đối với tôi“. – Sau phúc thẩm, vẫn chưa có tin tức gì về luật sư Lê Quốc Quân (RFI).
- Sắp xét xử vụ án Trương Duy Nhất (QĐND). Xem lại: – CÁO TRẠNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRUY TỐ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT.
- Một nửa lý đúng (Han Times). “Nhưng cái đúng chỉ là một nửa khi nhiều người đang tự xưng hoặc tự huyễn hoặc rằng: ‘chúng tôi (hoặc tôi) ngã xuống cho đất nước này đứng lên’ lại đang thực thi một thứ độc tài dân chủ. Họ bị phân hóa rồi cãi nhau, thóa mạ nhau trong một lễ hội mổ bò. Họ thiếu kiến thức hoặc thiếu năng lực, thiếu năng lượng cho chính tình yêu của họ. Họ là những kẻ điên bởi một tình yêu tuyệt vọng“.
- Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 1 & 2) (Boxitvn).
- Tin buồn: Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên vừa qua đời (DLB). – Chia buồn với Phạm Thanh Nghiên trong nỗi mất mát chung (MLBVN).
- Trần Quang Thành: Sài Gòn: Dân oan biểu tình tố cáo nhà cầm quyền cướp đất trước Tổng lãnh sự quán Mỹ (DĐXHDS).
- Gặp gỡ các bà con Tiểu thương chợ Túc Duyên Thái Nguyên (Lê Hiền Đức). – Lấn cấn bồi thường khi xây chợ mới (PLTP). – Phóng Sự LaoĐộngViệt 20140226- Nhà nước cướp sổ hưu của nông dân miền Trung (LĐ Việt).
- Một xã hội bầy nhầy, vì đâu nên nỗi? (Nguyễn Văn Thạnh). “Cứ thế, cái sai, cái lạm quyền, cái ác không ai giải quyết dù có rất nhiều người là nạn nhân. Sự suy đồi của quyền lực nhà nước, sự không chuẩn mực của luật pháp sẽ kéo theo môt xã hội suy đồi. Tôi thấy một nguyên nhân góp phần tạo ra một xã hội bầy nhầy như hiện nay nó có nguồn như vậy. Hôm nay, tôi là nạn nhân, tôi muốn làm đến cùng để tạo ra một chuẩn mực luật pháp, một chuẩn mực hành xử văn minh của nhân viên công lực“. – Việt Nam hôm nay, ngày 26.02.2014 (DCCT).
- Kelk JR Nguyen – Tiếp tục lật tẩy trò nói láo của báo chí trong nước (Dân Luận). “Qua đây mình cũng muốn nhắn nhủ với nhiều người ‘đọc báo tin ngay’ là hãy tập thói quen phân tích nội dung một bài báo xem có mâu thuẫn, có lòi đuôi nói láo chỗ nào không và chịu khó tìm cách đối chứng các thông tin chưa đc kiểm chứng… có như vậy các bạn mới không bị truyền thông của nhà sản lừa!”
- Tống Văn Công: Lời chia tay với Đảng cộng sản Việt Nam (Quê Choa). “Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam“. – Gợi ý những nội dung cần kiểm điểm đối với đảng viên - BẢN KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU (viet-studies).
- Côn tóc đỏ (DLB). “Cha con nhà cậu Sinh Côn tinh khôn hơn người nên đã không ‘sinh lầm thế kỷ’. Để khỏi một trăm năm sau vì cái tội sờ sờ ghi trong ‘Phiếu Tố Giác Tội Phạm’, cả con lẫn cha bị túm vào đồn CAND, phải ăn nhừ đòn của các cháu CAND và có khi còn bị ‘tự ý …tự tử’ bỏ mạng tại chỗ“.
- Nguyễn Khắc Viện: MỘT BỨC THƯ RẤT THẬT LÒNG GỬI ÔNG TỐ HỮU (Tễu).
- Cụ thể hóa các quy định mới, ưu việt của Hiến pháp thành luật – yếu tố quyết định thành công thi hành Hiến pháp mới (ĐBND).
- MẤY Ý KIẾN VỀ PHẦN QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 (TTPLDS).
- Hà Nội triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí (TTXVN/ND). – Cựu Phó tổng giám đốc Vinalines hầu tòa (TP).
- Ông Truyền nuôi vịt (Blog RFA). “Nhà báo nhận xét: ‘Người viết bài này đã có dịp rong ruổi từ Nam chí Bắc, chiêm ngưỡng những dinh thự hoành tráng gấp nhiều lần căn biệt thự của ông Truyền, ngắm những chiếc siêu xe vài triệu USD mà đôi khi chủ nhân chỉ là một chủ đầm tôm hay một ‘trùm nuôi vịt’ xuất sắc’. Thật là một so sánh tinh vi và không kém phần hài hước. Ông Truyền không nuôi tôm nhưng ông đích thị là một trùm nuôi vịt xuất sắc: ông nuôi… vịt trời để khi có ai hỏi thì ông nói vịt đã bay về nơi vô định“. – “Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin để minh định tài sản” (PLTP).
- Trực Ngôn – Thông tin tiếp về vụ tham nhũng 9 tỉ đồng ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Dân Luận).
- Minh Diện: BỤT ĂN BA MA ĂN BẢY! (Bùi Văn Bồng). “Vậy tiền xóa đói giảm nghèo đi đâu? Hỏi ai, hỏi chỗ nào trong hàng chục nhóm chính sách, hàng trăm chương trình xóa đói giảm nghèo… Hỏi ai, hỏi chỗ nào khi mỗi nhóm chính sách, mỗi chương trình ấy lại đẻ ra những nhóm đề tài nghiên cứu và mỗi nhóm đề tài lại đẻ ra những dự án to nhỏ rút tiền từ Quỹ xóa đói giảm nghèo?”
- Cầu Long Biên và các thế hệ…G (Hiệu Minh). “Nếu người đó thuộc về thế hệ 1G thì chắc chắn sẽ giữ lại cầu Long Biên. Làm không cần ăn. Giá trị lịch sử mới quan trọng. Thế hệ 2G nửa vời, cầu mới và cầu cũ cạnh nhau, có làm và có chấm mút. Cầu Long Biên mang dấu ấn hai thế kỷ 20 và 21, anh comple đi với ông khăn xếp áo thụng, bà già nhuộm răng đen đi với cô váy ngắn, môi son, mắt xanh. Thế hệ 3G, chi ngàn tỷ cho nghiên cứu, rồi để đó, chẳng làm gì. Thế hệ 4G – cầu Long Biên bị phá, cầu mới được xây, nhưng không dùng được, tiền tiêu hết gấp đôi so với dự toán ban đầu“.
- Thi tuyển lãnh đạo: Chỉ một ứng cử, cũng thi? (HQ).
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát vết nứt cây cầu 3.600 tỷ (TT).
- Công an vào cuộc vụ sập cầu khi đưa tang ở Lai Châu (NĐT). – Nghi ngờ chất lượng công trình (NLĐ). – Hậu vụ lật cầu ở Lai Châu: Lộ bất cập trong vận hành, bảo dưỡng cầu treo (DV). – Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ đứt cáp cầu treo gây chết người (VOA). – ‘Lời xin lỗi sẽ an ủi được người dân’ (BBC). – Trách nhiệm trong vụ sập cầu Lai Châu (BBC).
- Sai phạm tại Công ty XSKT Hậu Giang: Thanh tra tỉnh giơ cao đánh khẽ (NLĐ). – Bình Phước: 3 cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật (LĐ). – Phó Giám đốc Sở Tư pháp bị buộc thôi việc (VnM).
- Gây thương tích nhẹ, bị bắt giam gần 4 tháng (TT).
- “Hàng chục tấn alumin đổ tràn trên quốc lộ 20″ – Kinh doanh cò con còn cố kiết! (TTXVN/ĐX). - QL20 tan nát vì xe chở bauxite (GTVTĐX). – 2 ngày, 2 vụ lật xe chở alumina (SGGP). Xem bài trước: - Hai dự án bauxite: Cẩn trọng hệ lụy nợ.
- NGUYỄN HỮU BA: VƯỢT BIÊN BẰNG BÈ (Sơn Trung).
- Địa chính trị (Kỳ 2) (*) (Boxitvn).
- Cựu Tổng biên tập Minh Báo ở Hồng Kông bị đâm trọng thương (RFI).
- Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị buộc tội « ly khai » (RFI). – Người Uighur lưu vong đả kích TQ kết tội một nhà trí thức (VOA).
- Trung Quốc không chịu ban hành báo động đỏ về nạn khói mù (VOA). – Ô nhiễm không khí : Thách thức chính trị cho Bắc Kinh (RFI). – Tập Cận Bình dạo phố Bắc Kinh trong « không khí ngày tận thế » (RFI).
- Đảo Bình Đàm, nơi Bắc Kinh thực nghiệm giấc mơ thống nhất Đài Loan (RFI).
- ‘Không chỉ có người gốc Việt mới bị kỳ thị ở Campuchia’ (VOA). – Cam Bốt bãi bỏ lệnh cấm biểu tình (RFI). =>
- Các vụ nổ súng vào người biểu tình lại diễn ra ở Bangkok (RFI).
- Người Việt Ukraina với chính biến Maidan (RFI). – Phan Châu Thành – Điều gì thực sự làm sự sụp đổ chính phủ Ucraina tham nhũng thân Nga? (Dân Luận). – Hãy biến thành chiến sĩ thông tin (DLB).
- Ukraina giải thể lực lượng cảnh sát chống bạo động (RFI). – Khủng hoảng tại Ukraine (RFA). – Ukraina giải tán lực lượng cảnh sát chống bạo động Berkut (VOA). – Ukraine: Crimea đề nghị cho cảnh sát Kiev tị nạn, 2 phe biểu tình xung đột (MTG). – Viktor Yanukovych và những ‘Hòa Thân’ thời hiện đại (MTG). – Ukraine: Dân Crimea treo cờ Nga, Kiev dọa tấn công (Infonet). – Mối quan hệ với Moscow (NLĐ). – Chính phủ Pakistan công bố chính sách an ninh mới (TTXVN). – Kinh tế Ukraine tiến gần bờ vực vỡ nợ vì bất ổn chính trị (TTXVN). – Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych hiện ở đâu? (TTXVN). – Ukraina: Căng thẳng tăng cao giữa phe thân Nga và thân Tây phương (VOA). – Biểu tình kình chống nhau tại Crimea (BBC). – Ukraine giải tán đội đặc nhiệm ‘Đại Bàng’ (BBC). – Ukraine trước kịch bản Kosovo (ĐBND). – Video: Tương lai bán đảo Crimea? (BBC).
- Putin lệnh kiểm tra quân đội, xe bọc thép Nga xuất hiện ở nam Ukraine (DT). – Nga đưa quân đến Ukraine? (NLĐ). – Putin đặt lực lượng vũ trang phía Tây ở tình trạng báo động (TTXVN). – Ukraine bất ổn, Nga – Mỹ triển khai quân (TP). – Tiết lộ sốc: Chính tình báo Mỹ đã che giấu, bảo vệ Yanukovych (Soha). – Mỹ điều thủy quân lục chiến tới Ukraine (Tin tức). – Mỹ bất ngờ đưa lính vào Ukraine (VnM). – Khủng hoảng Ukraine và lựa chọn của Nga (BBC). – Ukraine ‘không phải trận chiến Đông Tây’ (BBC).
- Trần Hoàng – Cuộc Cách Mạng Nhung tại Séc-Slovakia tháng 11 năm 1989: Một cách nhìn khác (Phần I) (Dân Luận). – Trần Hoàng – Cuộc Cách Mạng Nhung tại Séc-Slovakia tháng 11 năm 1989: Một cách nhìn khác (Phần II)
- Tổng thống Maduro mở đối thoại quốc gia để hạ nhiệt làn sóng phản kháng (RFI).
- Bỏ phiếu bằng mông (Da Màu). “Cuộc
bỏ phiếu bằng mông đã được bảo vệ an ninh bởi lực lượng Công An mà khẩu
hiệu chính thức là ‘chỉ biết còn Đảng còn mình’, khiến những người kéo
đến làm lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến Việt-Trung mất không gian để biểu
lộ tình cảm yêu nước của mình trước sự chứng kiến của vị Thánh Tổ họ Lý.
Tuy vậy, họ cũng vẫn chứng tỏ được sự lựa chọn của mình qua tấm khăn đỏ
với mấy chữ vàng đeo trên đầu ‘Nhân dân không quên 1979 – 2014′.“
- Chiều mưa biên giới (DLB).
- Tên anh tạc vào lòng biển (DV).
- TS Trần Công Trục: Vì sao TQ cố khai thác bằng chứng lịch sử mơ hồ? (ĐV).
- Dư luận sục sôi vì tàu ngầm “Trường Sa 01″ bị dọa bắt (PT). - Chính thức công bố hình ảnh chiến hạm SIGMA 9814 Việt Nam (Infonet). - Bộ đội ra-đa với sức mạnh hiệp đồng 4 binh chủng (Infonet).
- Philippines sẵn sàng trở lại Scarborough, Trung Quốc dọa sẽ không tha (GDVN). - Video: Ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc đuổi ở Scarborough (GDVN).
- Biển Đông: Hoa Kỳ hối thúc Trung Quốc và ASEAN tìm kiếm sự đồng thuận (Reuters/ TCPT).
- Về ông Tống Văn Công, cựu TBT báo Lao Động: Thêm một đảng viên kỳ cựu bỏ đảng CSVN (Người Việt). - Bài thuyết trình của Đặng Xương Hùng tại Geneva Summit for Human Rights and Democracy ngày 25/2/2014 (DLB).
- Quan chức Đà Nẵng nói gì trước phiên xử nhà báo Trương Duy Nhất? (DLB). – Dương Hoài Linh – Tiết mục đặc biệt của nhà hát ca nhạc kịch thành phố Đà Nẵng (Dân Luận).
- Hiến pháp và sự thực thi (DLB).
- Xe cá thúi hay một nền công vụ thúi (DLB). “Người
chủ xe này đã làm một việc rất khác thường là dám đối đầu với CSGT-
Công an. Chạy xe chở hàng đời nay rất dễ có lỗi, không sớm thì muộn.
‘Biết điều’ với CSGT, lực lượng có quyền hạn rất lớn đối với mình, có
phải hơn không? Nhưng ông đã cương quyết không chịu làm sai sự thật. Xe
của ông lưu thông không sai luật, nên ông không việc gì phải ký biên bản
nhận một lỗi vi phạm mà CSGT đã ráng nặn ra cho được…“
- Tôi đọc báo đảng (DLB).
- TIỀN XỔ SỐ CÓ THẬT SỰ CHI CHO “KIẾN THIẾT” ĐẤT NƯỚC (Tân Châu).
- Biệt thự ‘khủng’, hàng xa xỉ và những câu hỏi (TVN). - Tiền “một cô em” cho, ông Truyền vẫn phải kê khai? (Infonet).
- Thêm Phó tổng giám đốc Vinalines bị xét xử vì tham ô (VNN). - Tham nhũng tại Vinashin: Lộ rõ mánh rút tiền nhà nước (DV).
- “Đi đêm” với bầu Kiên, 22 ngân hàng sẽ bị xử ra sao? (Infonet).
- Vụ chi tiền tỷ “bôi trơn”: Lãnh đạo Sở GD&ĐT Thanh Hóa vẫn…im lặng! (GDVN). - Bộ
Giáo dục và Đào tạo: Thành lập tổ xác minh nội dung tố cáo sai phạm của
ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (NCT).
- Bộ trưởng Y tế: Bất cập đãi ngộ nảy sinh tiêu cực (VNN). - Ăn chia tiền bảo hiểm y tế, 4 cán bộ bị khởi tố (GDVN). - Sở Y tế Bình Phước tiếp tục “chống lệnh” Tỉnh ủy! (PT).
- Quảng Trị: Xét xử vụ “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, Tòa trả hồ sơ (NCT).
- Nữ thủ tướng Thái Lan giữa muôn trùng vây (PT). - Quân đội muốn trang bị vũ khí cho binh sĩ ở Bangkok (NLĐ). - Áo đỏ tràn về thủ đô bảo vệ nữ Thủ tướng (VnM).
- Semen Novoprudsky – Báo động đỏ (Pham Nguyên Trường).
- Ukraina: Tên đất nước là ‘điềm báo’ bi kịch? (TVN). - Các lực lượng nào đang canh giữ Kiev? (VNN). - Những kẻ phát xít đang hủy hoại Ukraine (Infonet). - Ukraine hối hả thành lập nội các mới (Infonet). - 100.000 người kiến nghị sáp nhập Crimea vào Nga (Infonet). - Triệu phú ngân hàng được đề cử làm thủ tướng Ukraine (MTG). - Tổng thống lâm thời Ukraine cảnh báo chủ nghĩa ly khai (MTG). - Nhân chứng tại Kiev: ‘Chúng tôi đã bị gài bẫy’ (MTG). - Ukraine: Crimea đề nghị cho cảnh sát tị nạn, 2 phe biểu tình xung đột (MTG). - Tương lai bán đảo Crimea? (MTG). - Ukraine: Phía trước là nợ nần, chia rẽ và xung đột (VOV). - Ông Yatsenyuk được đề cử làm Thủ tướng lâm thời Ukraine (VOV). - Ukraine: nội các mới là những nhân vật thân phương Tây (TT). - Ông Yanukovych bị truy nguồn gốc tài sản, truy nã quốc tế (TT). - Ông Yanukovich chạy được đến Nga? (NLĐ). - Ukraine: Quyền lực tuyệt đối đã nằm trong tay ông Turchinov (ANTĐ). - Cựu Tổng thống Ukraina bị nghi đang nghỉ dưỡng tại một resort ở Nga (LĐ). - Lực lượng nào đang kiểm soát Kiev? (Infonet).
- Vì sao Putin không cần súng ống với Ukraina (VNN). - Nga “không thèm” đưa quân đội vào Ukraine (Infonet). - Nga: Quân được triển khai không phải vì Ukraine (Infonet). - Tổng thống Nga: Quân đội phải sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp (Infonet). - Mỹ gửi đặc nhiệm bảo vệ Đại sứ quán ở Ukraine (Infonet). - Nga cảnh cáo phương Tây sau vụ đảo chính tại Ukraina (PT). - NATO nhóm họp ngay sau khi Nga tập trận gần Ukraina (GDVN). - John Kerry kêu gọi Putin “tôn trọng chủ quyền” của Ukraina (GDVN). - Putin báo động 150.000 binh sĩ tập trận gần Ukraina (GDVN). - Tình hình Ukraine: Ông Putin sẽ vứt bỏ bao tay, thu lại nụ cười? (GDVN). - Putin ra lệnh tập trận gần Ukraine, chuyên gia cảnh báo ‘phản tác dụng’ (MTG). - Ukraine: Sự khác biệt Đông – Tây và nguy cơ tan rã (VOV). - “Nga định can thiệp vào Ukraine là sai lầm chết người” (VOV). - Trớ trêu Ukraine: Ai cũng muốn ve vãn, chẳng ai muốn cho tiền (Soha). - Mỹ điều thủy quân lục chiến đến Ukraina bảo vệ đại sứ quán (LĐ). - Nga ra lệnh diễn tập quân sự khẩn cấp sát Ukraina (LĐ).
KINH TẾ- Ngẫm về tính thượng tôn pháp luật (TBKTSG).
- Công khai hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC (VTV).
- Gửi tiền vào ngân hàng không sinh lời nhất nhưng có an toàn nhất không? (ĐBND).
- Ngân hàng liên doanh, nước ngoài “lớn” nhanh (TBKTSG). – Lãi suất hạ, DN vẫn chưa thể tiếp cận vốn (VTV).
- Lừa đảo gia tăng, ngân hàng đua nhau cảnh báo (VTV).
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/2/2014 (Stockbiz). – TTCK ngày 27/2: Kỳ vọng tiếp tục tăng (DNSG). – Chỉ huy động được hơn 3.700 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (Vietstock). – Nhận định chứng khoán ngày 27/2: “Sẽ phân hóa mạnh hơn” (VnEco).
- Phạm Chí Dũng: Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục (Boxitvn). – Tù mù phân loại chung cư (SGGP). – Mời công an, tòa án vào cuộc (NLĐ).
- DN sắp dễ thở hơn với thủ tục hành chính (TBKTSG).
- Muốn bán gas, phải lập doanh nghiệp (NLĐ).
<- Vì sao Việt Nam chưa sản xuất được xi măng chất lượng cao để xuất khẩu? (VTV).
- Tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (KTĐT).
- Nhân dân tệ mất giá, vì sao? (TBKTSG).
- Nhiều đại gia Mỹ “trốn thuế” (NLĐ).
- Đàm phán TPP bế tắc do vấn đề mở cửa thị trường (RFI).
- Buộc VAMC phải minh bạch cách tính nợ xấu (Infonet). - Ngân hàng nào đang “nợ xấu” nhiều nhất? (GDVN).
- 30 đại gia Mỹ “nhòm ngó” BIDV (Infonet).
- Thu ngân sách nhà nước đạt 12,7% dự toán năm (VOV). - Chi tiêu tiền ngân sách sẽ không còn dễ dàng (ĐTCK).
- Bộ Xây dựng “sửa sai”, người mua nhà vẫn “ôm” hậu quả? (Infonet). - Bất động sản đang ấm lên? (HQ). - Nơi lo “cắt lỗ”, chỗ đòi giá “chênh” (KTĐT). - Xây chung cư để… bỏ hoang (XD).
- Lừa đại gia quá dễ: Mất ngàn tỷ vì quá tham (VNN). - Hổ tử nhà Đặng Văn Thành gỡ thể diện cho cha (Vef).
- Gói 80.000 tỷ của Rừng Toàn Cầu có vấn đề? (VOV). - Xác minh nguồn tiền ‘khổng lồ’ của Rừng Toàn Cầu (TP).
- Cá hồi Mỹ, Trung Quốc chế biến, rồi quay lại Mỹ (Người Việt).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Chỗ dựa tâm linh của người Việt thời Nam tiến (NĐT).
- HOAN NGHÊNH SƯ BÀ TRỤ TRÌ VÀ BQL CHÙA DÂU TỈNH BẮC NINH (Tễu). Xem lại: – BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA SẼ CHỈ ĐẠO XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỀ VỤ NÀY?
- Hà Nội sẽ thận trọng khi quyết định về cầu Long Biên (VTV). – Cầu Long Biên: Hà Nội vẫn muốn “vừa bảo tồn, vừa phát triển” (VnM).
- Chùa Hương Tích: Ban quản lý cho thuyền chở quá tải (NĐT).
- Đua nhau cướp đầu pháo giành may mắn ở xứ Lạng (LĐ). =>
- Sách mới: NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI MƯỜNG (Tễu).
- Người mắc chứng tiền đình (Phần cuối) Truyện ngắn của Nguyễn Trương Quý (ĐBND).
- nhà văn NHẬT TIẾN : “Chuyện xưa… người vẫn… cũ (!)” – Cuối cùng thì ông Mai Quốc Liên đã công nhận miền Nam có văn hoá (Nhật Tuấn).
- Mút mùa lệ thủy (9) (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Truyện dài TRONG VÒNG LỬA (chương 15) (Trọng Bảo).
- MỘT LỨA BÊN TRỜI (Hoàng Hải Thủy).
- Hoàng Nhất Phương – Hai Tiếng Chuông Ngân (Dân Luận).
- Lại ngẫm ngợi về facebook! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Phim truyền hình vùng vẫy (NLĐ).
- Bộ Phim ‘Cổ Vật Bị Đánh Cắp’ Đang Hợp Thị Hiếu, Nhưng Chúng Ta Vẫn Phát Sợ Nghệ Thuật Của Đức Quốc Xã (ĐKN).
- Biểu tình ở Thái Lan khiến du khách Việt nản lòng? (VOA).
- Rào cản sắc tộc ở Hollywood (NLĐ).
- Văn học Arab sang phương Tây (ĐBND).
- Nguyên Nhân Của Khổ (ĐKN).
- Lùm xùm số phận cầu Long Biên: Trăm dâu đổ đầu…Hà Nội? (VOV). - Bảo tồn cầu Long Biên: Cơ hội cuối cùng cho Hà Nội (TTVH). - Ứng xử có “tầm nhìn” với cầu Long Biên (CT). - Hà Nội quyết hài hòa chuyện cầu Long Biên (ĐV). - Ứng xử với ‘di sản’ cầu Long Biên – Bài 2 (Tin tức).
- Phương Nam nhộn nhịp cải lương (TTVH). - Tuồng và du lịch (TP).
- Mộ táng dày đặc ở Cồn Cổ Ngựa (Tin tức).
- Sẽ có “Ngày Sách Việt Nam” (PT).
- Nguyễn Đại Giang (Phan Nguyên).
- Độc giả bất bình chuyện “Hoa hậu bị chê học dốt hơn học sinh lớp 12 (Giadinh.net).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo (RFA).
- Thi tốt nghiệp THPT 2014: Tỷ lệ đỗ sẽ là 100%? (NĐT/Tin Mới). – Bộ GD&ĐT: Đúng là tổng điểm thi tốt nghiệp 2 điểm cũng đỗ (Infonet). – GS Văn Như Cương lý giải về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99,9% (ĐS&PL).
- Lo ngại xét tốt nghiệp THPT kiểu mới làm tăng tiêu cực (VOV).
- “Chết” theo điểm sàn (NLĐ).
- Bộ Giáo dục ra 5 tiêu chuẩn cho giáo viên tiếng Anh phổ thông (ĐS&PL).
- Nhức đầu… với những đề thi đánh đố học sinh (LĐ).
- Học sinh Việt Nam vẫn khó giải quyết thực tiễn (VNN).
<- Bỏ luyện viết chữ đẹp: Phụ huynh hồ hởi ủng hộ, giáo viên ngại ngần băn khoăn (Giadinh.net).
- Mấy suy nghĩ từ sự vụ Thầy trò đánh lộn (Han Times).
- Hóa Chất Phục Hồi Khả Năng Nhận Biết Ánh Sáng ở Chuột Có Thể Đưa tới Phương Pháp Mới Chữa Bệnh Mù Lòa (ĐKN).
- Cung, cầu và lệch chuẩn xã hội? (VHNA).
- PGS. Văn Như Cương lập luận về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp “trên trời” (GDVN). - Lịch thi tốt nghiệp THPT: Quá tải cho cả trò và thầy (LĐ).
- Bỏ điểm sàn dễ ‘vơ bèo vạt tép’ (VNN). - Màng lọc nào cho tuyển sinh ĐH-CĐ? (TT). - Thi tốt nghiệp 4 môn: Học sinh hướng theo khối thi đại học! (Infonet).
- Mỹ tính cho phép ‘tạo ra các em bé theo ý muốn’ (Người Việt).
- Lí Giải về Khí – Năng Lượng Trọng Yếu của Cuộc Sống (ĐKN). – Khi Giấc Mơ Thành Sự Thật: Cô Gái Khóc ra ‘Thủy Tinh’ và ‘Kim Cương’
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Người Hà Nội đã biết …“sợ” cúm gia cầm (SM).
- Mùa Xuân của những người mù xứ Huế (RFA).
- Dân lao động “mất ăn mất ngủ” nghe tin di dời cầu Long Biên (LĐ).
- Ẩn họa từ cầu treo, cầu tạm (PNTP). =>
- Giải mã tai nạn xe khách gia tăng sau tết (Kỳ 2) (PT). – Hôm nay, 44 người thương vong vì tai nạn giao thông (VnM).
- Quảng Bình sẽ đấu giá khúc gỗ sưa nặng 2 tấn (VOV).
- Chặn Đứng Băng Ổ Buôn Bán Trẻ Sơ Sinh Tại Trung Quốc (ĐKN).
- Có phải Chúng Ta Không Cứu Vãn Được Gì Nữa? Đoạn Video Chấn Động từ NOAA Cho Thấy Băng Giá ở Vùng Cực đang Biến Mất (ĐKN).
- 11 Món Đặc Sản Côn Trùng được Yêu Thích (ĐKN).
- Thêm một núi lửa ở Indonesia “thức giấc” (VOV).
- Khi bệnh viện mong… quá tải! (TVN). - Bàn về văn hóa ứng xử ở bệnh viện (PT). - Con đường nào cho y đức? (MTG). - Ngành y đang thiếu gì? (VOV).
- ‘Nụ hôn vĩnh biệt’ khiến cộng đồng Facebook Việt rơi lệ (Sống News).
- Lo đầu ra cho gia cầm mùa dịch (DV). - Cần lắm “bữa tiệc thịt gà” (DV). - Gia cầm chết vứt ra sông, rạch (NNVN). - Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển gia cầm (NNVN).
- Thả nổi rau sạch (PT).
- Cứ cầu sập là do… quá tải (GDVN). - Làm rõ chất lượng cầu treo bị đứt (TT).
QUỐC TẾ<- Nga cảnh cáo các nước Ả Rập cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria (RFI). – LHQ: Syria sắp trở thành nước có nhiều người tị nạn nhất thế giới (VOA).
- Hezbollah quy lỗi cho Israel về vụ không kích, dọa báo thù (VOA).
- Pakistan tấn công Taliban ở khu vực biên giới (VOA).
- Mỹ dọa rút hết quân khỏi Afghanistan cuối 2014 (RFI). – Tổng Thống Mỹ ra lệnh chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan (VOA). – TT Obama ra lệnh chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan trước cuối năm (VOA).
- Chiến lược Mỹ – Âu bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới (RFA).
- Tai nạn tàu ngầm Ấn Độ : 2 thủy thủ mất tích, 7 bị thương (RFI). – Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ từ chức sau sự cố tàu ngầm (TTXVN).
- Trung Quốc kêu gọi Ukraine tôn trọng thỏa thuận đã ký kết (VOV).
- Tham vọng mới (NLĐ).
- Putin ra lệnh tập trận khẩn cấp tại miền tây Nga (RFI).
- Châu Âu không muốn hứng gánh nặng tài chính Ukraina (RFI).
- Do tai tiếng tham nhũng, biểu tình chống Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trên cả nước (RFI).
- Quy định của EU gây hại 20 tỷ USD cho nước Anh (TTXVN).
- Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Venezuela (VOV).
- Y sĩ Không Biên Giới: Nhiều bệnh viện ở Nam Sudan bị tấn công (VOA).
- Nigeria: Giới chức ngân hàng bị ngưng chức không liên hệ tới tham nhũng (VOA).
- Hình ảnh lột tả khủng hoảng nhân đạo trầm trọng ở Syria (Infonet). - Hezbollah đột kích tiêu diệt 175 phiến quân nổi dậy tại Syria (GDVN). - Syria thông qua lộ trình mới về tiêu hủy vũ khí hóa học (VOV). - Syria phục kích tiêu diệt 175 phiến quân gần Damascus (Tin tức).
- Trung Quốc ‘méo mặt’ vì cựu Tổng thống Ukraine bị lật đổ? (Infonet). - Trung Quốc nộp đơn kiện Ukraina, tìm cách đòi nợ 3 tỉ USD (GDVN). - EU có thể ép Ukraine giảm bán vũ khí cho Trung Quốc (GDVN).
* Video: + Giá lúa tăng sau Tết.* VTV: + Điểm báo – 26/02/2014; + Chào buổi sáng – 26/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 26/02/2014; + Thời sự 12h – 26/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 26/02/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 26/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 26/02/2014; + Thời sự 19h – 26/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 26/02/2014; + Thế giới trong ngày – 26/02/2014.
Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ
Chepsuviet“Có thông tin cho là trước đó, Tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội VN không được nổ súng. Trong cuộc họp Bộ chính trị sau đó, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vô cùng tức giận, đập bàn lớn tiếng hạch hỏi ai ra lệnh cho bộ đội buông súng, vì sao … nhưng nhiều ủy viên BCT khi đó chỉ im lặng, vì nhiều lý do.”Ngày 3-3-2014 kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng, lực lượng đã chịu đựng nhiều hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 và rất nhiều cuộc xâm lấn của bọn thám báo, quân đội Trung Quốc suốt gần 10 năm trước và sau đó. Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, nổi tiếng trong cuộc chiến này từ khi nó còn manh nha khởi phát, là một chiến sĩ công an nhân dân vũ trang (tên gọi cũ của Bộ đội biên phòng). Còn trên Biển Đông, họ cũng đóng vai trò rất lớn.
Ngày 14-3-1988, Trung Quốc đã tung lực lượng lớn tấn công, tàn sát bộ đội ta trên hai đảo Gạc Ma và Cô Lin, giết hại 64 sĩ quan, chiến sĩ ta (*). Có thông tin cho là trước đó, Tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội VN không được nổ súng. Trong cuộc họp Bộ chính trị sau đó, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vô cùng tức giận, đập bàn lớn tiếng hạch hỏi ai ra lệnh cho bộ đội buông súng, vì sao … nhưng nhiều ủy viên BCT khi đó chỉ im lặng, vì nhiều lý do.
Sau đó hai năm, TBT Nguyễn Văn Linh, Tướng Lê Đức Anh, … đã xúc tiến những hoạt động “ngầm” nhằm nỗ lực “bình thường hóa quan hệ” với Trung Quốc. Câu hỏi mà lịch sử cần phải làm rõ là phải chăng ai đó trong số họ đã ngầm đánh tín hiệu cho Trung Quốc đánh chiếm một phần Trường Sa, để lần đường tìm lại chỗ dựa nơi Trung Quốc?
Ngày 18-3-1979, Trung Quốc chính thức rút quân khỏi 6 tỉnh biên giới VN, chấm dứt cuộc xâm lăng tàn bạo, nhân dân VN kỷ niệm chiến thắng trong cuộc chiến nhiều hy sinh mất mát. Suốt 1 tháng qua, đảng và nhà nước cộng sản VN đã chấp nhận im lặng và đồng thời bịt miệng báo chí, nhân dân không cho kỷ niệm ngày này.
Còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày Chủ nhật, 16-3-2014 (giữa 14 và 18/3), ngày mà rất có thể sẽ lại nổ ra cuộc tuần hành của những người dân, nhân sĩ, trí thức yêu nước tại Hà Nội, TPHCM, liệu chính quyền ở những nơi này có tái diễn những màn “cưa cắt đá”, “nhảy đầm”, và các trò ngăn chặn, đe dọa như vừa qua?
Còn về phía đảng, nhà nước CSVN, liệu trong tháng 3 có “dám” làm những gì để kỷ niệm 3 ngày đó cho xứng chút ít với hương hồn tổ tiên, những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì chống bọn bành trướng Đại Hán xâm lược?
–
2393. “Không còn đảng, không còn mình” và “Không còn đảng, mình vẫn còn”: Cán bộ, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và đặc biệt công an nổi chìm chọn cách nào?
Trong thời gian vài năm gần đây tại các nước còn bám vào thể chế độc tài chuyên chính dưới bất cứ chủ thuyết hay chiêu bài nào hay lý do nào: cộng sản vua chúa cha truyền con nối như Bắc Triều Tiên-Kim Jong Un; cộng sản mèo trắng miêu đen như Tàu; cộng sản rễ mía râu xồm như Cuba-Fidel Castro; độc tài quân phiệt như Tunisia- Ben Ali, Ai Cập-Mubarak, Lybia-Gaddafi, Syria-Assad, Miến Điện-Thein Sein; độc tài mafia hậu cộng sản như Ukraine-Viktor Yanukovych, Nga-Putin… đã nở rộ phong trào toàn dân xuống đường đấu tranh trong ôn hòa giành lại quyền tự do dân chủ, quyền con người.
Có nước dân chúng đứng lên lật đổ trong hòa bình không hay chỉ gây ra rất ít thiệt hại nhân mạng, đổ máu và hầu như không thiệt hại cơ sở vật chất. Thí dụ điển hình là Tunisia (cách mạng “hoa lài” năm 2011) – nước đầu tiên trên thế giới đã lật nhào chính quyền độc tài tham nhũng, và Ai Cập (năm 2011).
Có nước dân chúng phải dùng đến vũ lực và thiệt hại rất nhiều sinh mạng mới có thể lật đổ chế độ độc tài toàn trị trang bị vụ khí tận răng như Lybia (năm 2011). Nhà lãnh đạo khét tiếng Gadaffi phải chạy trốn, chui vào ống cống để hòng thoát thân.
Có nước lãnh đạo của chính quyền độc tài sớm thức tỉnh và thức thời, đi tiên phong tự thay đổi thể chế độc tài do họ cầm đầu sang chế độ tự do dân chủ như Miến Điện –Myanmar (từ năm 2011 và đang tiếp diễn), không gây hỗn loạn chết chóc đau thương và đất nước được chuyển hóa tuần tự trong hòa bình hòa giải, thực lòng xóa bỏ hận thù chung sức đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi bế tắc và đói nghèo.
Chỉ còn lại vài nước cố bám vào chế độ độc tài mà hầu hết là những quốc gia theo chế độ cộng sản Mác Lênin cải biên, biến chất tại Á Châu và Trung Mỹ như Bắc Triều Tiên, Tàu, Việt Nam, Cuba,Venezuela và một vài nước Trung Á trước kia thuộc Liên Bang cộng sản Sô Viết nay trở thành độc tài theo phong cách mafia tuy họ vẫn cho tồn tại đối lập bù nhìn như nước Ukraine, nơi có lò điện nguyên tử bị nổ tung tại Chernobyl vào năm 1986, là một ví dụ.
Điều tất yếu của thế giới văn minh tiến bộ của thế kỷ 21 là con người không còn chấp nhận các chế độ độc tài dưới bất cứ hình thức nào, dưới mỹ từ nào, hoặc bám víu vào những ngụy biện phi lý như trường hợp của Việt Nam mà người dân phải chịu cảnh một cổ hai ba tròng: vừa bị cai trị theo kiểu độc tài độc đảng chuyên chính với chiêu bài cộng sản-xã hội chủ nghĩa vừa bám vào lý do dân trí và độc đảng tạo ổn định chính trị để thao túng tài nguyên đất nước bởi một nhóm nhỏ quan chức đảng viên cao cấp. Những quốc gia còn bám víu vào quyền hành độc tôn của cá nhân, bé nhóm, hay các chủ nghĩa cộng sản ảo tưởng đang lần lượt từng nước một, hoặc chính đảng và nhà nước đang cầm quyền tự mình diễn biến sang thể chế dân chủ tự do đa nguyên đa đảng để tồn tại trong sinh hoạt chính trị đa đảng cạnh tranh lành mạnh với tam quyền phân lập không bị lung đoạn như dưới chế độ độc đảng chuyên chế, hoặc bị lật đổ bởi sức mạnh của quần chúng và khi đó thì họ sẽ mất tất cả, mất cả chì lẫn chài, và trở thành tội đồ của dân tộc.
Tại Trung Mỹ nước Venezuela bị cai trị bởi chế độ cộng sản chuyên chính, hà khắc và sắt máu cũng đang bị rúng động với các cuộc xuống đường biểu tình của hằng triệu thanh niên, sinh viên, học sinh và dân chúng chống lại sự cai trị hà khắc độc đoán của nhà nước cộng sản Venezuela bất hợp pháp do Nicolas Maduro lãnh đạo, đòi đảng nhà nước cộng sản thoái vị và trả lại quyền tự do dân chủ và nhân quyền. Dân chúng Venezuela cũng sẽ nhanh chóng tống khứ bọn đảng cộng sản Venezuela.
Vừa mới đây, sau hàng loạt các cuộc biểu tình của hằng trăm ngàn dân chúng Ukraine đòi lại quyền tự do dân chủ thật sự và áp lực nhà nước Ukraine đại tham nhũng phải từ chức. Ngày 22/02/2014 toàn dân Ukriane đã đạt thành công vẻ vang. Chỉ với tấm lòng nhiệt huyết đấu tranh bất bạo động dân chúng Ukraina đã lật nhào nhà nước độc tài tham nhũng của tổng thống Viktor Yanukovych, buộc ông ta phải trốn khỏi nước bỏ lại của cải tài sản kết sù và dinh thự nguy nga được xây dựng từ việc cướp đoạt tài nguyên của quốc gia. Ngay bây giờ ông ta cùng băng đảng lãnh đạo guồng máy chính quyền tàn ác Ukraine phải trốn chui trốn nhủi và đang bị truy nã dẫn độ về Ukraina xét xử. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 25/02/2014 cũng công khai đăng hình những tên lính công an cảnh sát cơ động tay sai trước đây khủng bố đàn áp dân chúng phải ra quì xin nhân dân tha thứ.
Cảnh sát
cơ động ở thành phố Lviv hôm thứ ba quỳ gối xin lỗi người dân vì đã
tham gia vào các cuộc đàn áp những người biểu tình tại Quảng trường Độc
Lập của Kiev
Tương
tự như tại Ukraine, công an chìm nổi và cảnh sát cơ động tay sai đắc
lực của lãnh đạo đảng CSVN đàn áp và hành hung người dân yêu nước sớm
muộn gì cũng phải qùy gối tạ tội như bên Ukraine
Dinh
thự của Tổng Thanh Tra Nhà nước CS Việt Nam Trần Văn Truyền và Dinh thự
riêng của Tổng Thống nước Ukraine Nikolai Viktor Yakunovich bị truất
phế. So ra cũng tráng lệ ngang ngửa-tham nhũng đồng hành
Đất nước Việt Nam đã bị mất mát kinh
khủng cả về sinh mạng đến nguyên khí và tài nguyên vì bị lôi kéo vào
cuộc chiến ý thức hệ cộng sản mà cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Hồ Chí Minh đã tự nguyện xung phong làm lính tiền phương cho đế quốc
cộng sản Nga Tàu dùng Việt Nam làm đấu trường và giết hại nhiều triệu
người dân Việt vô tội. Trong khi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á
Châu giành lại độc lập trong ôn hòa và không bị đầu độc bởi chủ nghĩa
cộng sản quái thai nên bản sắc dân tộc được giữ gìn trọn vẹn, đất nước
phát triển, dân chúng ấm no. Sau ngày 30/04/1975 người dân của cả nước
cứ tưởng rằng sẽ được sống trong hòa bình, trong tình anh em cùng màu da
cùng giòng máu “con cháu Lạc Hồng”, nhưng mọi người dân từ Bác vô Nam
đã hoàn toàn vỡ mộng, bị đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh phỉnh
lừa. Độc lập tự do dân chủ hạnh phúc chỉ là bánh vẽ, là hàng chữ làm
phong làm cảnh cho các giấy tờ đơn từ, chỉ là những khẩu hiệu suông, là
bình phong che lấp cho những hành động tàn ác vô nhân đạo của đảng CSVN
đối với dân chúng Việt Nam và cả thế giới. Cả nước tiếp tục bị cai trị
dưới chế độ cộng sản rập khuôn không những chỉ theo Nga mà theo với Tàu.
Để cướp sạch cướp trắng tài sản của dân, đảng cộng sản Việt Nam không
ngừng đánh vào dân, hết trận đánh này đến trò đánh khác; đánh vào dân
chúng thu để chiến lợi phẩm về cho đảng, cho đảng viên. Người dân bị
cướp trắng nhà cửa đất đai ruộng vườn, trở thành tôi mọi cho thiểu số
quan chức đảng viên cộng sản. Đất nước bị hoàn toàn phá sản cả về văn
hóa và kinh tế, trật tự xã hội bị đảo lộn, cướp được đảng cộng sản cho
lên ngôi và là quốc sách của đảng.Trước khi chế độ cộng sản tại Nga và các nước Đông Âu bị khai tử vào thập niên 90, tuy đảng cộng sản Việt Nam nắm toàn quyền sinh sát nhưng thế hệ đảng cộng sản thời Hồ Chí Minh còn đặt quốc gia trên đảng trong các khẩu hiệu tuyên truyền về đảng cộng sản để mị dân. Từ khi chủ nghĩa cộng sản bị chính nơi khai sinh nó, nước Nga, khai tử thì đảng cộng sản Việt Nam rung động. Để tiếp tục nằm trọn quyền nhằm tiếp tục vơ vét tài sản của đất nước mà thế hệ đảng viện cộng sản thứ nhì đã quị lụy, tòng phục và nô lệ hoàn toàn với Tàu. Thành phần đảng viên cao cấp của đảng CSVN chỉ lo vinh thân phì gia không màng đến toàn vẹn lãnh thổ hay biển đảo, bí mật cắt đất, biển dâng cho Tàu để được Tàu bao che bảo vệ chế độ độc tài tham nhũng và thối nát của họ. Để bảo vệ quyền hành, đảng cộng sản biến chất và biến thái tạo ra môt lực lượng công an côn đồ tay sai đông đảo, được cám dỗ với nhiều đặc quyền, được nhồi sọ với tư tưởng rất phản động, phản quốc, phản dân hại nước, đó là tư tưởng: “CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”, không màng đến còn hay mất tổ quốc và dân tộc. Không có một quốc gia nào trên thế giới lại có lối suy nghĩ ngược đời đầy tính ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, thần thánh hóa đảng trên cả dân tộc trên cả quốc gia dân tộc qua các biểu ngữ mừng xuân chói tai gai mắt: “mừng đảng (trước) mừng xuân (sau)”. Đảng cộng sản Việt Nam biến chất lợi dụng lớp công an trẻ vô văn hóa, đầu độc họ đến mức độ không còn tính người hay tình người, mù quáng thi hành mệnh lệnh khủng bố đàn áp người dân bảo vệ lớp quan chức đảng viên để nhận được bố thí chút ơn mưa móc.
Tấm bảng tuyên truyền rất phản động, vô văn hóa: (không cần biết còn hay mất nước vào tay bọn xâm lược Tàu) “chỉ biết còn đảng, còn mình”
Đám cưới vĩ đại con của lớp đảng viên cộng sản đại gia quí tộc thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ
Điều tất yếu và rất logic là đảng cộng
sản VN không thể nào tồn tại vĩnh viễn. Càng ngày họ càng bị thoái hóa
trở thành sâu bọ chuyên sống trên xương máu, trên nổi đau khổ của nhân
dân. Nếu thành phần lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục cố
chấp, tiếp tục đàn áp dân chúng, khư khư tóm thu quyền hành chỉ cho đảng
cộng sản mà không học hỏi các nước tiến bộ khác, điển hình nhất là nước
láng giềng Miến Điện-Myanmar, không chóng thì chày họ sẽ bị tiêu diệt.
Một khi điều này xảy ra, như đã xảy ra tại các nước độc tài khác mà mới
nhất là Ukraina cũng là nước bạn của Việt Nam, thì đảng cộng sản biến
chất Việt Nam dù cho có chuyên chính, cực kỳ ác độc hay được bảo vệ bởi
một lực lượng công an, côn đồ đông đảo và tàn bạo cỡ nào chắc chắn sẽ bị
đào thải và nhóm người lãnh đạo đảng sẽ phải chịu tội trước toàn dân.Lực lượng cảnh sát công an chìm nổi tại Việt Nam đang làm tay sai của nhóm đảng viên cao cấp nhiều tiền lắm của hãy nhìn vào kết cuộc nhục nhã mà những tên công an tại Ukraina đang hứng chịu trong khi bọn đầu não của chính quyền Ukraine nhanh chóng đào thoát. Cảnh sát công an Việt Nam chỉ có hai lựa chọn:
“KHÔNG CÒN ĐẢNG, KHÔNG CÒN MÌNH” hay là “KHÔNG CÒN ĐẢNG, MÌNH CÒN”.
Những gì mà những người cảnh sát công an làm hay đối xử với dân chúng, với những người yêu nước bất đồng chính kiến với đảng cộng sản Việt Nam trong thời gian qua, hiện nay và trong những ngày sắp tới sẽ định đoạt số phận của họ và gia đình khi không còn đảng cộng sản – đảng cộng sản đi chết đi.
Đừng mù quáng làm tay sai cho những con sâu cộng sản lớn như chủ tịch Trương Tấn Sang từng tự thú và chúng nó ăn của dân không chừa thứ gì, như bà phó chủ tịch Nguyễn Thị Đoan nói, có những hành động tàn ác vô nhân đạo với người dân thì khi “đảng” không còn hay theo chân Tôn Sĩ Nghị chui ống cống đồng sang Tàu thì “mình” cũng tiêu theo.
Bài học từ cái chết bất đắc ký tử của Thứ Trưởng công an thượng tướng Phạm Quí Ngọ mới đây là một bằng chứng: còn đảng chưa chắc còn mình. Một khi chóp bu đảng cộng sản quyết định cho đi tàu suốt thì ngay cả thượng tướng cũng không thoát nói chi những công an tay sai đứng đường làm côn đồ.
Bài học mới nhất từ Ukraine với những tấm hình chụp hàng tá công an cảnh sát quì mọp trước dân xin tha thứ trong khi bọn lãnh đạo chánh quyền Ukraine thì cao chạy xa bay chỉ lo cho bản thân đã được chính các báo chí chính thống trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Dân Trí … đăng tải nhằm gián tiếp cảnh báo với lực lượng công an cảnh sát: Ngưng ngay hành động côn đồ ác độc chống lại dân làm tay sai làm bù nhìn cho bọn đảng chóp bu sâu bọ, phải làm đúng chức năng bảo vệ an ninh cho dân chứ không bảo vệ bọn đảng viên cao cấp tham ô thoái hoá.
Cảnh sát công an tay sai nhà nước độc tài tham nhũng Yanukovich hùm hổ hôm trước, hôm sau quì tạ tội trước nhân dân
Cảnh sát
cơ động công an chìm đàn áp thô bạo dân. Sẽ quì mọp trước dân xin tha
tội khi không còn đảng chỉ còn mình đối mặt với dân
Tổ quốc và dân tộc là vĩnh cửu, đảng
chỉ là nhất thời. Những đảng viên, công an, cảnh sát hãy hoàn lương trở
về với dân chúng, với đất nước, và chỉ biết: “CÒN DÂN, CÒN MÌNH”.Ngày 27 tháng 02 năm 2914
—
Tài liệu tham khảo:
- Cách mạng Tunisia (Wikipedia).
- Cách mạng Ai Cập 2011 (Wikipedia)
- Mùa xuân Ả Rập (Wikipedia).
- NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CHERNOBYL NỔ, PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT:PHẦN 1/8 (Video).
- Cải cách Myanmar: 4 lý do để chế độ cũ thay đổi (Vietnamnet).
- Biểu tình tại Venezuela với hằng triệu sinh viên học sinh đòi lại quyền tự do dân chủ 02/14 (Video).
- Ukraine: Chúng tôi muốn tự do! (Video).
- Ukraine phát lệnh truy nã tổng thống bị lật đổ Yanukovych (Dân Việt).
- Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine (VOV).
- Ukraine: Tiếp theo sẽ là gì? (RFA).
- Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin tha thứ (Tuổi trẻ).
- Cảnh sát chống bạo động Ukraine quỳ gối xin lỗi người biểu tình (Thanh niên).
- Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin tha thứ (Tiền phong).
- Cảnh sát chống bạo động Ukraine phải quỳ gối xin lỗi người dân (Dân trí).
- Hình ảnh lễ cưới con trai Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ (Kênh 13).
- Dinh thự “khủng” của ông Trần Văn Truyền qua lời kể của hàng xóm (Soha).
- Cuộc sống vương giả của con trai giám đốc công an Hà Nội: Xin được “miễng bình luận!” (Diễn đàn công nhân).
- Tướng Phạm Quý Ngọ, người bị tố nhận hối lộ, bất ngờ qua đời (Người Việt).
- Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ 1,5 triệu USD (vietinfo.eu)
2392. Báo Nhân Dân “vượt rào”?
Chuyện lạ có thật: báo Nhân Dân điện tử ngày 26-2-2014 đăng bài “Trường Sa họp mặt”, phản ánh cuộc gặp gỡ của các cán bộ, chiến sĩ ta từng công tác, chiến đấu tại Trường Sa. Tuy bài viết không có câu nào nêu đích danh kẻ khốn nạn trắng trợn ăn cướp bằng vũ lực đảo Gạc Ma của ta, sát hại 64 cán bộ, chiến sĩ ta vào ngày 14-3-1988 là quân bành trướng nham hiểrm, tham tàn và bạo ngược Bắc Kinh, nhưng có lẽ sau một phần tư thế kỷ, báo Nhân Dân mới dám gợi lại cuộc chiến xâm lược xấu xa này của giặc Trung Quốc, âu cũng là chuyển biến tích cực hy hữu, đáng khen.
Trong sự kiện này, do không phải là Tổng biên tập báo Nhân Dân hay Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, người viết bài này không dám chắc báo Nhân Dân đã mạnh dạn “vượt rào”, hay đơn giản chỉ là sử dụng cái “quota” (giấy phép, kế hoạch được duyệt) của Ban Tuyên giáo trung ương. Bởi trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn ở biên giới Việt Trung (17-2-1979 – 17-2-2014), một số báo “lề đảng” có đăng bài nhắc lại sự kiện bi tráng này. Nhưng không phải như phần lớn bạn đọc ngộ nhận rằng các báo nọ đã can đảm đăng các bài nói trên, mà theo nguồn tin từ làng báo “lề đảng” rò rỉ ngày 16-2, họ đăng bài theo lịch đã được Ban tuyên giáo trung ương “chuẩn tấu”! Cái “quota” này ghi rõ từng ngày các báo nào được đăng bài đã duyệt và các báo đã đăng ký đăng bài. Theo đó, ngày 13-2: Vnexpress; ngày 14-2: Dân Trí; ngày 15-2: Đại Đoàn Kết, Người Cao Tuổi; ngày 16-2: Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Cựu Chiến Binh; ngày 17-2: Thanh Niên, Vietnamnet, Nông Thôn Ngày Nay…
Như nội dung cái “quota” đã phản ánh, không có báo nào vào loại “chiếu trên” hoặc có “truyền thống” “bảo hoàng” như Nhân Dân, TTXVN, QĐND, CAND, Hà Nội Mới, SGGP được duyệt bài đăng hoặc có đăng ký đăng bài.
Có một điều mà người viết bài này chắc chắn là dù muốn hay không, tính chất chính nghĩa của lòng yêu nước của nhân dân ta đang đẩy lùi từng bước những toan tính xuẩn ngốc và xấu xa của các thế lực giáo điều hoặc bán nước cầu danh, vị lợi bẩn thỉu.
Chính sách “đu dây”, tập tính “biến màu như kỳ nhông” của “một bộ phận không nhỏ” trong chóp bu hiện nay ở ta, cùng thói quen “rụt cổ rùa” của các Tổng biên tập các báo “lề đảng” làm những ai “rành 6 câu vọng cổ” không dám chắc dịp 14-3 tới, các báo sẽ “tưng bừng khí thế” hay vẫn “xìu xìu, ễn ễn”!
V.V.T.
—-
Để thấy sự “chuyển biến”, xin mời xem lại bài trên báo “lề dân” cách nay 2 năm (16-3-2012):
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/03/ke-hoach-vinh-danh-tri-liet-si-gac-ma.html
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2012
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn
Nhà báo V.V.T.Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Rang, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn, … Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
V.V.T.
—-
Bài trên báo Nhân Dân ngày 26-2-2014:
Trường Sa họp mặt
Thứ tư, 26/02/2014 – 10:46 AM (GMT+7)
Chuẩn bị lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
NDĐT- Trường Sa. Kỷ niệm những tháng ngày nơi ấy không bao giờ mờ
phai trong ký ức những người lính. Đêm nay, giữa biển trời lồng lộng, họ
cùng ôn nhắc, cùng tự hào, để cùng vững bước trong cuộc sống gian
truân.Nha Trang. Ngày 24-2.
Hoàng hôn chao nhẹ trên muôn trùng con sóng xôn xao.
Lữ quán Thiên Phước ấm nồng những cái bắt tay trùng phùng, những lời hỏi han ân cần của những người lính từng sống, chiến đấu trên quần đảo Trường Sa. Chủ nhân Lữ quán, thương binh Nguyễn Văn Dũng trở về từ Trường Sa không giấu được niềm xúc động lẫn tự hào. Còn Trưởng Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tỉnh Khánh Hòa, Trần Quang Bảo cho biết, tối nay có hơn 150 cựu binh Trường Sa từ khắp mọi miền đất nước về đây họp mặt. Có những đồng đội hàng ngày vẫn gặp nhau trên những nẻo xuôi ngược mưu sinh. Cũng có những đồng đội từ ngày rời quân ngũ đến giờ mới được gặp lại. Nhưng, gặp nhau tất thảy đều thân thiết, gần gũi như người nhà.
Từ sớm, một chiếc bè nhỏ có cả hương khói, hoa quả cùng mâm cơm nhỏ tưởng dâng anh linh những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, chủ quyền của Tổ quốc được chuẩn bị tươm tất. Hương trầm ngat ngát. Hoa thơm ngào ngạt. Và, có hàng trăm nhành hoa được chuẩn bị sẵn để hòa mình vào lòng biển mẹ, như những đóa thành tâm ghi ơn của hế hệ hôm nay đối với những người đã khuất.
Kể từ lúc đi cùng ra Trường Sa năm 2010, đã ngót bốn năm, nay tôi mới gặp lại cháu Trần Thị Thủy, con gái của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương, người đã anh dũng hy sinh trong trận chiến giữ đảo không cân sức ngày 14-3-1988, trên vùng cụm đảo Sinh Tồn. Nhìn cháu chững chạc hơn nhiều trong bộ quân phục Hải quân. Cháu bảo các bác, các chú đồng đội của bố đã giúp cháu rất nhiều trong cuộc sống, trong công tác. Đứng trước các bác, các chú, các anh, cháu Thủy xúc động chỉ nói được mấy lời, hứa tiếp bước thật xứng đáng con đường của bố. Cháu đang công tác tại Lữ đoàn 146, hiện đã là thiếu úy, cấp bậc ngang bố cháu lúc hy sinh. Chồng cháu cũng công tác trong quân chủng Hải quân, thuộc vùng 4. Thủy cho biết, công việc rất ổn, hiện đang cố gắng dành dụm để làm được nhà, đón mẹ về ở cùng.
Thiếu úy Trần Thị Thủy, con gái anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, xúc động phát biểu tại buổi họp mặt.
Câu chuyện của cựu binh Trần Văn Xuất, đến từ Đà Nẵng, khiến nhiều
người xúc động. Anh bùi ngùi nhắc những kỷ niệm ngày nào sống cùng đồng
đội nơi đảo xa, cùng chia sẻ những buồn vui và khẳng định rằng, người
lính Trường Sa không bao giờ chùn bước trước khó khăn. Có điều thú vị là
con đường đi qua nhà anh được thành phố Đà Nẵng đặt tên là Trường Sa.
Con đường Trường Sa trước nhà anh chạy dài ra biển. Ra đứng nhìn biển mà
lòng xốn xang nhớ, nhớ vô cùng Trường Sa. Nhớ biển, nhớ trời. Nhớ đồng
đội. Rồi anh Xuất chợt nghĩ, sao không làm một biểu tượng Trường Sa ở
đây? Nghĩ là làm. Anh Xuất tự xây dựng cột mốc chủ quyền Trường Sa ngay
trong khuôn viên nhà mình, ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Và,
chính do xuất phát từ tình cảm thiêng liêng đối với Trường Sa, cột mốc
chủ quyền ấy đã là một biểu tượng Trường Sa thật gần gũi, thật thân
thương ngay trong lòng thành phố Đà Nẵng nhộn nhịp.Đến với cuộc họp mặt, nhiều cựu binh xúc động gặp lại ca sĩ Anh Đào, người từng làm rung động bao nhiêu trái tim chiến sĩ với ca khúc “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Hình Phước Long. Chị đã ra Trường Sa rất nhiều lần. Mà lần nào ra hát cũng xúc động như lần đầu. “Hát bao nhiêu cho chiến sĩ Trường Sa cũng chưa đủ, chưa xứng với tình cảm các anh dành cho mình.” Anh Đào vẫn nói vậy, và vẫn rưng rưng với “Gần lắm Trường Sa”. Những người lính Trường Sa năm xưa, giờ không còn trẻ nữa. Nhưng, qua giọng ca Anh Đào, trong họ, ký ức về những ngày tháng Trường Sa vẫn cứ đong đầy, vẫn cứ trẻ mãi.
Thượng úy Ngô Duy Đỗ, Lữ phó Lữ đoàn 146, xúc động nhắc những tấm gương oanh liệt của những thế hệ đi trước không quản gian khó, hy sinh, quyết giữ gìn bờ cõi núi sông. Đồng chí vui mừng báo với những người lính Trường Sa năm xưa về sự thay da đổi thịt của Trường Sa hôm nay và hứa bảo vệ Trường Sa với quyết tâm cao nhất, để Trường Sa luôn là một vùng quê yên bình của đất nước chúng ta.
Đêm mỗi lúc một sâu hơn. Gió biển lồng lộng. Trời lạnh hơn. Nhưng Lữ quán Thiên Phước đêm nay thật ấm. Ấm tình đồng đội. Ấm lòng người.
Trong câu chuyện, chốc chốc, tôi bắt gặp có nhiều người hướng mắt về phía biển xa. Nơi ấy là Trường Sa, mảnh đất mình một thời hằng gắn bó. Nhưng, cũng có người gắn bó với mảnh đất ấy, với vùng biển ấy bằng chính dòng máu của mình, như cháu Thủy, con gái của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương chẳng hạn.
BÀI, ẢNH: PHONG NGUYÊN
2391. THƯ CỦA GIA ĐÌNH NHÀ BÁO TRƯƠNG DUY NHẤT
Đà Nẵng ngày 26 tháng 2 năm 2014
Kính gửi các anh, chị!Nhà báo Trương Duy Nhất, chồng tôi, chủ trang web truongduynhat.vn, bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) bắt ngày 26/5/2013 và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng vào lúc 8h ngày 4/3/2014. Anh Nhất bị bắt vì bị quy tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong thời gian anh Nhất bị tạm giam để điều tra, gia đình chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên tinh thần của các anh chị, bạn bè gần xa, giúp chúng tôi vững vàng trong cơn hoạn nạn, càng tin tưởng chồng, cha chúng tôi không làm gì sai trái, phạm tội. Cho phép tôi được thay mặt anh Nhất và gia đình cám ơn các anh, chị vì tình cảm quý báu này.
Trong phiên tòa xét xử anh Nhất vào ngày 4/3/2014, chúng tôi rất mong các anh chị, bạn bè có điều kiện đến tham dự. Cho đến thời điểm này, gia đình chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về phiên xét xử, cũng như không được biết tòa có xử công khai hay không, mặc dù theo lẽ thường phiên tòa này phải được xử công khai, mở cửa cho tất cả những ai quan tâm vào tham dự. Nhưng bất luận thế nào đi nữa, sự có mặt của các anh chị, bạn bè trong thời gian phiên tòa diễn ra, dù ở trong hay ngoài tòa án, cũng là nguồn sức mạnh rất lớn cho anh Nhất, cho gia đình chúng tôi. Những bài viết của anh Nhất trên trang web truongduynhat.vn là cách nhìn, thái độ của anh Nhất trước những vấn đề chính trị, xã hội chung của đất nước; là sự thể hiện quyền và nghĩa vụ của anh – một công dân, một nhà báo, như đã được pháp luật quy định. Tôi tin anh Nhất vô tội. Tôi tin các anh, chị cũng nghĩ vậy.
Xin gửi tới các anh, chị lòng tin đó và lòng biết ơn trân trọng.
Cao Thị Xuân Phượng
(Vợ nhà báo Trương Duy Nhất)
2390. LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC?
Thứ hai, ngày 24/02/2014
Trong một báo cáo vừa công bố, Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) đã phân tích, nhận định về sự tái trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc lớn. Nhấn mạnh tới sức mạnh kinh tế và khả năng nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, ASPI đặt câu hỏi Australia và thế giới sẽ đối phó như thế nào với giấc mơ mới của Bắc Kinh.
Giấc mơ mới của Trung Quốc
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc đã giảm từ hai con số trong phần lớn 33 năm qua xuống còn 7,6%. Sự suy giảm này phản ánh sự thụt lùi xuất khẩu do ảnh hưởng của tình trạng kinh tế toàn cầu suy yếu và sự nới lỏng chương trình kích thích vĩ mô mà Trung Quốc đưa ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chương trình kích thích dẫn đến sự đầu tư quá mức và nợ tăng vọt. Ngân hàng trung ương và chính phủ mới ở Trung Quốc hiện đang muốn cứu nguy cho nền kinh tế và tăng cường vai trò của tiêu thụ như một nhân tố hàng đầu của tăng trưởng.
Phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11/2013 đã tuyên bố cải cách sâu rộng để thúc đẩy thành tựu kinh tế trong thập kỷ tới. Thông cáo của phiên họp nhấn mạnh các lực lượng thị trường phải đóng vai trò “quyết định” trong việc định hình nền kinh tế Trung Quốc, điều mà các thông cáo trước đó nói rằng chỉ đóng vai trò “cơ bản”. Theo kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ tự do hóa hệ thống tài chính, tăng cường cổ tức từ các doanh nghiệp do nhà nước quản lý, thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tự do hóa hệ thống “hộ khẩu” (một hệ thống đăng ký xác định quyền công dân của các đối tượng nông dân chuyển ra thành thị), kết thúc chương trình cải tạo 4 năm đối với tội phạm hay người bất đồng chính kiến và nới lỏng chính sách một con. Trung Quốc cần nâng tỷ lệ sinh do lực lượng lao động hiện đang giảm và dân số đang lão hóa nhanh chóng. Chính sách mới có thề cho ra đời thêm từ 1,5-2 triệu trẻ em trong hai năm.
Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm 2010. Bắc Kinh còn có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm tới. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu về đối tác thương mại với 124 nước, cao hơn nhiều so với 76 nước của Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Bắc Kinh đã tăng lên 832 tỷ USD, chỉ sau Mỹ, Pháp và Anh. Trung Quốc cũng đang trở thành nhà xuất – nhập khẩu vốn. FDI từ Trung Quổc ra bên ngoài đạt 84,2 tỷ USD trong năm 2012, chỉ thua Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc có 3,7 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ, mức lớn nhất thế giới. Nhật Bản đứng sau với 1,3 nghìn tỷ USD.
Hiện Trung Quốc là công xưởng lớn nhất thế giới. Bắc Kinh có ngành công nghiệp ô tô lớn nhât, với sản lượng gấp đôi của Mỹ. Năm 2012, Trung Quốc xuất xưởng 19,27 triệu sản phẩm, trong khi Mỹ làm ra 10,3 triệu sản phẩm, Nhật Bản 9,9 triệu, Đức 5,6 triệu và Hàn Quốc 4,6 triệu. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hơn một nửa sản lượng chất bán dẫn và sản xuất 75% điện thoại di động, 87% máy tính cá nhân và 52% TV màu trên toàn cầu.
Trung Quốc có 4 thuận lợi chính trong việc tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng. Bắc Kinh có nguồn cung lớn về lực lượng lao động giá rẻ. Họ điều hành hệ thống tài chính theo cách đảm bảo mức chi phí thấp khi đầu tư mới. Họ duy trì mức tỷ giá hối đoái thấp một cách giả tạo nhằm gia tăng xuất khẩu. Họ thờ ơ với vấn đề môi trường. Tất cả những nhân tố đó hiện đang đảo ngược. Lực lượng lao động của Trung Quốc đang thu nhỏ. Tự do hóa hệ thống tài chính sẽ tăng lãi suất. Tỷ giá hối đoái đã tăng 26% so với đồng USD kể từ năm 2005. Trung Quốc đã gặp các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng và hiện buộc phải cải thiện cách ứng xử với môi trường.
Năm năm trước, Trung Quốc đã thay thế Mỹ và châu Âu để trở thành nước tiêu thụ nhiều kim loại nhất. Hiện Bắc Kinh tiêu thụ 40% sản lượng đồng toàn cầu, so với chỉ 13% trong năm 2000. Họ không chỉ có nhu cầu lớn về nguyên liệu thô mà còn đầu tư rất lớn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Australia, Canada, châu Phi, Mỹ Latinh, Kazakhstan, Myanmar và các nước phát triến khác. Trung Quốc cũng có nhiều tỷ phú nhất nhì thế giới, với 122 tỷ phú trong năm 2013, so với 422 ở Mỹ, 110 ở Nga.
Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc đã cho phép tăng một lượng lớn chi tiêu quân sự. Trong năm 2012, chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc đạt 166,2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 22,2 tỷ U$D trong năm 2000. Hiện mức chi tiêu này chỉ đứng sau Mỹ. Từ sức mạnh quân sự được nâng cao, Trung Quốc đã tích cực can dự hơn trong chính sách đối ngoại. Các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông gia tăng là minh chứng rõ rệt nhất.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là vị lãnh đạo Trung Quốc nhiều quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Người của ông kiểm soát 6/7 vị trí trong Ban thường vụ Bộ Chính trị. Phiên họp toàn thể mới đây đã bầu ông đứng đầu cả ủy ban an ninh quốc gia và Uy ban cải cách kinh tế. Sẽ còn các cuộc thảo luận về nhiều vấn đề và Chính phủ Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao ý kiến của dư luận về các vấn nạn như tham nhũng và môi trường. Mặc dù khuyến khích cải cách pháp lý và kinh tế, ông Tập không tha thứ cho bất kỳ điều gì tạo nguy cơ đối với quyền lực tối thượng của Đảng Cộng sản. Hệ thống chính trị địa Trung Quốc vì vậy sẽ tiếp tục là một câu chuyện mở, kết hợp một đội ngũ lãnh đạo độc tài với một tầng lớp trung lưu đang đòi chính phủ phải hành động có trách nhiệm hơn.
Cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á
Một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra tại châu Á, với danh sách các loại vũ khí mới, đắt tiền, được đặt hàng ngày một nhiều. Tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay chiến đấu là các mặt hàng mà các nước đang phát triển nhắm tới, đặt Australia vào nguy cơ tụt hậu.
Đằng sau tất cả là sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Bắc Kinh không giấu tham vọng trở thành cường quốc thế giới vào năm 2025. Tuy nhiên, nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế của riêng mình để phát đi một thông điệp rõ ràng: “Hãy dừng lại, ý chúng tôi là tham vọng đó”.
Căng thẳng trong khu vực thực tế đã gia tăng. Bắc Kinh trở thành tâm điểm chú ý sau khi tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông. Động thái này làm gia tăng căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang xem xét vùng nhận dạng phòng không tương tự tại các vùng nước giữa Philippines, Malaysia và Việt Nam. Chúng đều bao gồm các vùng nước giàu nguồn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hải sản.
Mỹ phản đối những hành động trên của Trung Quốc, và Australia – đồng minh truyền thống của Mỹ – cũng vậy. Tại một cuộc hội thảo hải quân ở Virginia vào tháng 2/2014, Tồng tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương Samuel Locklear nhấn mạnh: “Sự thống trị lịch sử của chúng ta đang thu nhỏ, không còn gì nghi ngờ… Có những nơi trên thế giới này, trong thế kỷ này, chúng ta không kiểm soát được họ… Trung Quốc đang trỗi dậy, tất cả chúng ta biết điều đó… Nhưng họ đang cư xử như thế nào? Đó mới thực sự là câu hỏi”.
Trung Quốc dễ dàng chiếm vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, với 2,2 triệu binh sỹ tại ngũ, so với chưa đầy 1,5 triệu binh sỹ Mỹ. Tiếp sau đó là Ấn Độ với 1,3 triệu binh sỹ và Triều Tiên 1,1 triệu binh sỹ. Nhưng quân số không phải là phép đo sức mạnh duy nhất. Mỹ dẫn đầu về “vật chất”, với hơn 8.700 xe tăng, 6.400 máy bay chiến đấu và 11 tàu sân bay. Quan điểm của Mỹ là công nghệ sẽ mạnh hơn sức người.
Ấn Độ đang theo đuổi chính sách tương tự, nhưng 5.900 xe tăng, 140 máy bay và 2 tàu sân bay nghe có vẻ ấn tượng, lại đều không hiện đại bằng. Và vị trí dẫn đầu của Mỹ không thể bị tước đi nhanh chóng. Mỹ chi hơn 700 tỷ USD mỗi năm cho quân đội, lớn hơn 14 nước đứng sau cộng lại. Tuy nhiên, người ta dự tính Trung Quốc sẽ thay thế mức chi tiêu quốc phòng “khủng” của Mỹ trong 20 năm tới. Và mức chi tiêu quốc phòng thực sự của Bắc Kinh luôn được giữ bí mật.
Australia vẫn dựa vào đồng minh là Mỹ để được hỗ trợ. Trong khi sự can dự ở Timor Leste có thể làm gia tăng hình ảnh của Australia, nó cũng có thể cho thấy khả năng tối đa của Canberra khi tác chiến độc lập. Những rắc rối xung quanh dự án quốc phòng hàng năm chứng tỏ Australia đã tụt lùi xa trên bảng xếp hạng của khu vực và sẽ như vậy trong những năm tới.
Lãnh thổ Australia không bị đe dọa trực tiếp, chỉ các đồng minh và láng giềng đang rơi vào tình trạng đó. Nhưng Australia là thành viên của các liên minh khu vực và sẽ buộc phải theo kịp các thành viên khác như một công dân quốc tế có trách nhiệm để giúp các đồng minh. Sự đóng góp như vậy trong tương lai sẽ được quyết định bằng việc chi tiêu cho quốc phòng ngày hôm nay.
Nguy cơ lớn nhất của Australia là Trung Quốc
Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một thách thức đối ngoại lớn nhất của Australia trong thế kỷ 21. Điều thế giới lo ngại không chỉ là sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc mà còn là sự sẵn sàng sử dụng vũ lực của Bắc Kinh để đạt được các mục tiêu đề ra. Ví dụ, Bắc Kinh đang đòi chủ quyền ở nhiều vùng trên biển Nam Trung Hoa, gây tranh cãi với Việt Nam và Philippines. Bắc Kinh cũng đang tranh chấp với Nhật Bản về quyền kiềm soát đảo Điếu Ngư (phía Nhật Bản gọi là đảo Senkaku). Tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không mới. Xu hướng này có thể tạo ra sự leo thang căng thẳng và tâm lý lo sợ chiến tranh xảy ra. Nhật Bản đã bị cảnh báo về những động thái trên của Trung Quốc do ngân sách quốc phòng của Tokyo hiện chưa bằng 1/3 so với của Trung Quốc, trong khi vào năm 2000, mức ngân sách quốc phòng của Nhật Bản lớn gấp hơn hai lần của Trung Quốc.
Canberra sẽ phải khéo léo cân bằng mối quan hệ kinh tế ngày càng lớn mạnh với Trung Quốc và liên minh truyền thống với Mỹ. Nguy cơ chủ yếu đối với hành động “đi dây” này là khi các vấn đề tài chính của Mỹ buộc Washington phải giảm chi tiêu quốc phòng và rút khỏi khu vực Đông Á. Trong viễn cảnh đó, Australia sẽ không có một đồng minh hùng mạnh và sẽ rơi vào tình trạng khó khăn nhất trong việc thực thi chính sách đối ngoại kể từ năm 1942.
Nước châu Á duy nhất trong tương lai có thể thách thức vị thế của Trung Quốc là Ấn Độ. Do đó, Australia nên tìm lối thoát trong cuộc chơi với Mỹ và Trung Quốc bằng cách tăng cường mối quan hệ tốt hơn nữa với New Delhi./.
2389. TẠI SAO TRUNG QUỐC KÍCH ĐỘNG CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG?
Thứ hai, ngày 24/02/2014
Trang mạng realclearworld.com ngày 13/2 đăng bài phân tích của tác giả Robert D. Kaplan, chuyên gia phân tích hàng đầu về địa chính trị của mạng tin tình báo Stratfor với tựa đề “Tại sao Trung Quốc kích động các nước láng giềng?”. Tác giả cho rằng các hành động hung hăng và đối đầu được kiểm soát là nhằm phục vụ mục đích chính trị nội bộ ở Trung Quốc. Sau đây là nội dung bài phân tích.
Trung Quốc sẽ đẩy căng thẳng lên tới mức độ nào? Tại sao họ lại đẩy căng thẳng lên tới mức như hiện nay ở khu vực Thái Bình Dương? Tuyên bố gần đây của Bắc Kinh về các quy định đánh bắt cá mới trong vùng lãnh hải tranh chấp đã làm dấy lên sự giận dữ của các nước láng giềng có biển và gây kinh ngạc cho Mỹ. Mỹ theo sát tuyên bố mới đây về Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Các máy bay B-52 của Mỹ từ đảo Guam đã bay tới khu vực này như một thách thức trước tuyên bố của Trung Quốc và như một tuyên bố để bảo vệ Nhật Bản, nước cũng đòi hỏi chủ quyền với các đảo này. Khi phải đối mặt với ý chí quyết tâm của quân đội Mỹ và Nhật Bản, liệu Trung Quốc có thể bảo vệ được tuyên bố chủ quyền với đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku hay không? Hay Trung Quốc có thể thực sự thống trị quần đảo Trường Sa ở Biển Đông hay không?
Trung Quốc dường như nói nhiều hơn làm. Ở một khía cạnh nào đó, Trung Quốc đang hành động ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông ở vị thế yếu. Thật vậy, nhiều hệ thống cảnh báo sớm trên không và mặt đất của Trung Quốc cần thiết để thực thi ADIZ mới hoặc là quá xa vời hoặc vẫn còn đang trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, Nhật Bản vượt lên trước về nền tảng kỹ thuật bởi đó là một phần sẵn có của quân đội Nhật Bản trong nhiều thập kỷ. Hậu cần hải quân và đường tiếp vận dài của Trung Quốc khiến việc chiếm đóng chính thức các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa khó đạt được và việc duy trì sự chiếm đóng này càng khó khăn hơn.
Ngoại trừ Nhật Bản, có thể khẳng định chắc chắn rằng lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của Trung Quốc có thể chế ngự bất kỳ một quốc gia cạnh tranh đơn nhất nào. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể đối phó với bất kỳ một sự phối hợp nào của các quốc gia trong đó có Mỹ. Mỹ chính là trở ngại của bất kỳ hành động công khai nào nhằm thay đổi nguyên trạng như chiếm giữ các đảo, đối đầu quân sự hoặc thành lập vùng nhận dạng phòng không. Trong khi đó, Philippines đã lên tiếng kêu gọi mở rộng các căn cứ hải quân và không quân Mỹ trong và xung quanh nước này. Washington sẽ sớm triển khai một trong những tàu sân bay hiện đại nhất của mình tại Nhật Bản.
Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu Chính phủ Trung Quốc chỉ đơn thuần là muốn gia tăng căng thẳng với Mỹ vì lợi ích của người dân trong nước trong khi lại tránh xung đột thực sự với Mỹ? Đó là một giả thuyết nguy hiểm song nó giải thích rõ thái độ cư xử của Trung Quốc. Trên thực tế, nó giải thích các hành động của Trung Quốc ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hành động gây nhiều sóng gió trong dư luận song ở mặt nào đó là tương đối ôn hòa. Trung Quốc có tàu tuần duyên quanh các đảo và những tàu này thỉnh thoảng xua đuổi một tàu đánh cá của Philippines hay của Việt Nam quanh đó. Trung Quốc chủ yếu là “diễu võ giương oai”. Trong hầu hết các trường hợp, Trung Quốc về cơ bản không thay đổi thực tế chiến lược bởi vì nước này không thể làm được điều đó. Khả năng vượt trội của hải quân và không quân Trung Quốc vẫn chưa có. Không ngạc nhiên gì khi một lần nữa và trong nhiều trường hợp, Mỹ phần lớn đang bỏ qua những hành động này của Trung Quốc. Nói cách khác, hiện vẫn không có sự tăng cường của hải quân Mỹ trong khu vực này.
Do đó những gì chúng ta đang thấy chủ yếu là một loạt các cuộc đối đầu được kiểm soát nhằm phục vụ hoạt động chính trị nội bộ ở Trung Quốc, giữ cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở mức độ cao nhằm củng cố cảm giác về sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc, một điều đặc biệt cần thiết cho giới lãnh đạo Trung Quốc trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. “Diễu võ giương oai” trên biển cũng giúp Trung Quổc định hình các cuộc thảo luận song phương với các nước láng giềng tranh chấp biển từ một vị thế của sức mạnh lớn hơn, hay ít nhất là đặt nền móng cho những khẳng định về chủ quyền sau này bằng cách nhấn mạnh sự bất lực của các quốc gia khác trong việc phản bác hoàn toàn các yêu sách của Trung Quốc. Rõ ràng đây là điều mà các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại. Hơn nữa, thông qua việc lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đối chọi với một quốc gia như Philippines, chứ chưa nói đến Nhật Bản, Trung Quốc cho người dân trong nước thấy chế độ đang đối mặt với Mỹ, quốc gia có quan hệ hiệp ước đồng minh với Philippines.
Tuy nhiên, quan sát cách Trung Quốc thực sự hành xử ở cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông trong vài năm qua có thể nhận thấy điều này. Khi các hành động đơn phương của Trung Quốc tạo ra quá nhiều sự chú ý từ Mỹ về cơ cấu đồng minh của nước này, khi mà cái giá cho các hành động này có thể vượt quá lợi ích thu được, thì Trung Quốc chỉ làm một hành động đơn giản chuyển sự chú ý tới một nơi nào khác. Ví dụ, Trung Quốc đã làm dấy lên những căng thẳng trong nhiều tuần liên tục ở quần đảo tranh chấp Trường Sa gần Philippines trên Biển Đông. Tuy nhiên, ngay khi Mỹ bắt đầu chú ý, đe dọa một sự can dự của hải quân Mỹ, Trung Quốc đã chuyển sự chú ý về quân sự và của dư luận sang Biển Hoa Đông và Nhật Bản. Trung Quốc đã không chấm dứt hoạt động tuần tra gần Philippines mà chỉ giảm phần nào và có hành động thể hiện ở nơi khác, xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Do đó có khả năng là tranh chấp Biển Hoa Đông này sẽ lắng xuống chút ít trên mặt báo và Trung Quốc sẽ nâng mức độ khiêu khích trên biển gần ở Việt Nam hoặc Đài Loan. Do Trung Quốc không thể hoàn toàn vươn tới các vùng biển xa tại Thái Bình Dương với việc hải quân và không quân Mỹ theo dõi từng động thái của nước này, nên các hành động của hải quân và không quân Trung Quốc dường như chủ yếu là để có được các hình ảnh nhằm quảng bá ở trong nước.
Do năng lực quân sự của Trung Quốc đang phát triển với tốc độ nhanh hơn hầu hết các nước châu Á khác nên dường như Trung Quốc muốn là một láng giềng tốt, không kích động khủng hoảng, và đơn giản là chờ thời cơ qua các năm mối tương quan sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương dần thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Một chiến lược như vậy sẽ thu hút nhiều quốc gia trong khu vực gần quỹ đạo của Bắc Kinh, qua đó giảm bớt sự phụ thuộc về tâm lý của các nước này vào Mỹ. Trên thực tế, nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc không chịu áp lực nào ở trong nước thì họ sẽ chơi một ván cờ dài hơi với nguyên tắc tối thượng: không có hành động khiêu khích quân sự ở nước ngoài, thậm chí cả khi Trung Quốc có được một sức mạnh quân sự không thể lay chuyển. Trong nhiều năm trước đây, theo lời khuyên của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã làm điều đó: giữ năng lực quân sự tương đối yên tĩnh, các thách thức về lãnh thổ khá kín tiếng.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng cảm thấy rằng họ đang bị áp lực từ trong nước. Kỳ tích về kinh tế của Trung Quốc không còn giống như vài năm trước đây. Cải cách căn bản và tái cân bằng là điều không thể né tránh được nữa. Thậm chí ngay cả khi những cải cách như vậy thành công và các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc trở thành những người hùng trên con đường mà Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng, vẫn khó có thể tránh khỏi nhiều bất ổn xã hội và chính trị. Chủ tịch mới của Trung Quốc và là nhà lãnh đạo đảng Tập Cận Bình cần các đòn bẩy giúp ông có thể giảm bớt áp lực từ công chúng về đội ngũ lãnh đạo mới của mình. Chủ nghĩa dân tộc có thể dễ dàng được đẩy lên trong một hoàn cảnh như vậy.
Tóm lại, Trung Quốc, thông qua kích động các cuộc khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, dường như đang hành động đi ngược lại các lợi ích chiến lược trung hạn của mình ở nước ngoài để đổi lấy lợi ích ngắn hạn ở trong nước. Xét cho cùng, hành động khiêu khích như “bắt nạt” Philippines và gia tăng căng thẳng với Nhật Bản sẽ chỉ khiến các quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh của Mỹ, điều mà Trung Quốc không muốn thấy tại khu vực. Các chế độ độc tài, ít nhất là theo định nghĩa, thường không thống trị trên cơ sở sự đồng ý của người bị trị. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng như nhiều trường hợp khác, nó chỉ ra rằng ngay cả các nhà độc tài cũng rất cần có sự đồng ý của công chúng và thường hành động phản tác dụng để có được nó.
Tất nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và người dân của họ tin tưởng mạnh mẽ vào các đòi hỏi chủ quyền của họ ở Thái Bình Dương. Họ sẽ nói rằng họ đơn thuần chỉ là khẳng định những quyền lợi của mình khi đối mặt với tuyên bố chủ quyền sai trái của các quốc gia khác ở khu vực được bá quyền Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, một lần nữa phải thấy rằng, khả năng thực thi các tuyên bố về chủ quyền này của Trung Quốc sẽ tăng lên nếu như nước này tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự và có yếu tố bất ngờ sau đó.
Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ tin rằng sức mạnh của Trung Quốc sẽ chỉ ôn hòa hơn khi Trung Quốc được tự do hóa với việc công luận đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hình chính sách. Tuy nhiên, yếu tố trái ngược đang dường như là sự thật. Khi lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy cần phải lắng nghe ý kiến công chúng nhiều hơn thì thái độ cư xử của chế độ này lại trở nên hung hăng hơn và mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn. Do đó, trong khi cuộc khủng hoảng ở Biển Hoa Đông này nhiều khả năng sẽ suy yếu dần thì nhiều cuộc khủng hoảng tương tự khác có khả năng sẽ lại bùng phát, về lâu dài, khi năng lực qưân sự của Trung Quốc bắt kịp với những tuyên bố hùng hồn của nước này, ý chí của các nước láng giềng trong việc phản bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc sẽ giảm xuống./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét