Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Thứ Tư, 26-02-2014 - NHỮNG HẠN CHẾ KHI DÙNG LUẬT BIỂN ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Vì sao ‘dân ta không được học sử ta’? (BBC).
- THÔNG CÁO CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI…..CÁCH ĐÂY TRÒN 35 NĂM (FB Nguyễn Hồng Kiên/Tễu).
Lập đường dây bảo mật quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc (Tin tức).
- Manila phản đối Bắc Kinh dùng vũ lực xua đuổi tàu cá Philippines (RFI). – Biển Đông: Mỹ hậu thuẫn thêm cho Philippines (RFI). - Philippines phản đối TQ dùng vòi rồng tấn công tàu đánh cá (VOA). - Philippines đòi Trung Quốc giải thích (NLĐ). - Manila phản đối TQ sách nhiễu ngư dân (BBC).
- Trung Quốc lo ngại Nhật nới lỏng việc xuất khẩu vũ khí (RFI). - Nhật Bản nới lỏng xuất khẩu vũ khí, TQ “lo ngại thực sự” (Soha). - Nhật đề xuất thảo luận các vùng phòng không tại Liên hợp quốc (DT). – Quân Đội Trung Quốc Tập Trận cho Chiến Tranh Ngắn Ngày Với Nhật Bản (ĐKN).
Mỹ tiếp tục chú trọng châu Á-TBD (Tin tức).
- Thông báo số 1 của Hội Phụ nữ Nhân quyền về việc lập Ban Điều Hành (PNNQ/DĐXHDS). – Một số các hoạt động hỗ trợ của Hội PNNQ trong dịp Tết vừa qua (DTD).
- Chị tôi (Phạm Thanh Nghiên).
- Phương Tây quan ngại về vụ hành hung ông Nguyễn Bắc Truyển (RFI).
- Ông Huỳnh Ngọc Tuấn tuyên bố từ bỏ tranh đấu (ĐCV).
- Blogger Trương Duy Nhất sẽ ra tòa ngày 3/4 (RFA). - Blogger Trương Duy Nhất ‘muốn các nhân sỹ, trí thức dự phiên xử’ (VOA). - Cáo trạng blogger Trương Duy Nhất nói gì? (BBC).
- Vợ chồng Dân oan Nguyễn Thị Tâm bị kết án 11 năm tù giam (DCCT).
- Phiếu đấu tố (RFA).
- Tương quan văn hóa và dân chủ nhìn từ Ukraina (RFA). - Bài học cho Việt Nam từ sự kiện Ukraine (BBC). “Việt Nam phải có một mức độ chính trị thích ứng với sự chuyển đổi đó, tức là chuyển đổi từ trong nước, với chuyển đổi ở những nước ngoài mà mình muốn gia nhập với” – UCRAINA (Thái Bá Tân).
- Cho tôi xin trả lời (ĐCV).
- Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (1) (pro&contra).
1<- Hỗ trợ cho các nhà tranh đấu trong nước như thế nào? (RFA). “Mục sư Nguyễn Trung Tôn từ Thanh hóa cho rằng lý do để một người đấu tranh dân chủ không tham gia vào một tổ chức nào là do chưa có tổ chức nào đủ sức hút để họ tin tưởng tham gia và vì họ sợ. Họ nghĩ rằng nếu tham gia vào một tổ chức cụ thể nào đó sẽ bị công an quan tâm gây khó khăn hơn cho họ, như vậy họ chọn lựa đứng một mình. Như vậy họ vô tình bị mắc lừa và đã đánh mất khả năng đấu tranh của bản thân.
- Làm rõ chi tiết về Lê Ánh ( Việt Tân ) trong bài viết của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. (Người Buôn Gió). Phản hồi lại cho bài THẾ NÀO LÀ “HỢP TÁC”, VÀ THẾ NÀO LÀ “ĐẤU TRANH”? (FB Mẹ Nấm).
- Nguyễn Tất Thịnh: Đảng CSVN và những điều suy nghĩ (DĐXHDS). – Chủ nghĩa Mác – Lê Nin bách chiến bách thắng ? (Phương Bích).
- Chuyện thật, chuyện đùa, chuyện CT Nguyễn Minh Triết (VQHN).
- Việt kiều kêu gọi thủ tướng hành động cho đất nước (RFA).
- Những thành tích đầu năm (Blog RFA).
- HẺM BUÔN CHUYỆN- KỲ 145 : :“ Đảo Gạc …Gạc gì , quên con mẹ nó rồi…” (Nhật Tuấn).
- Xe đạp Hội An: không chỉ chuyện môi trường (Đảng Xanh).
- Đào Dục Tú: Phiếm đàm: Người suy, việc hỏng,có gì lạ (Bà Đầm Xòe). – Sưu tầm trên facebook – Triệu thằng ăn cắp. (Phương Bích). - Tham nhũng chính sách (NLĐ). - Khổ sở vì Thông tư 16 (NLĐ). – Ông Truyền từng đuổi người biếu chiếc cặp chứa hàng xấp USD (GDVN).
Xây dựng trái phép tại huyện Bình Chánh, TP.HCM: Cơ sở không làm ngơ, không thể có tình trạng nhà xây cất lụi (CafeLand). - Nhiều lãnh đạo liên quan đến sai phạm đất đai tại Hạ Long (MTG).
- Nguyễn Tấn Thành: THẤY GÌ TRONG THIẾT KẾ CẦU TREO BỊ ĐỨT! (Huỳnh Ngọc Chênh). – BT Đinh La Thăng lập tổ điều tra vụ sập cầu treo (RFA). - Nhiều hành động bảo đảm an toàn giao thông sau vụ sập cầu treo (PT). - Lai Châu ra thông báo chính thức về sự cố đứt cầu treo (TTXVN). - Rà soát tất cả cầu treo cả nước (NLĐ). - Sập cầu treo Lai Châu do chất lượng công trình không đảm bảo? (TP). - Tìm hiểu nguyên nhân sập cầu Lai Châu (BBC). - Thêm hai trụ cầu Vĩnh Tuy xuất hiện vết nứt (KP).
- Vụ Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Trần Hồng Hà: “Chúng tôi sẽ làm để không bao giờ bị kiện” (TP).
Vài diễn biến lạ vụ trung úy CSGT bị chém dã man ở Hải Phòng (PT).
- Chưa có thông tin đình bản báo Sài Gòn Tiếp Thị (MTG).
- Hai dự án bauxite: Cẩn trọng hệ lụy nợ (VnEconomy/Đảng Xanh).
TT Obama phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam (VOA). - Obama muốn bán lò hạt nhân cho VN (BBC). – Obama bật đèn xanh cho thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ-Việt (RFI). – TT Obama phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với VN (RFA).
- Địa chính trị (*) (Kỳ 1) (Boxitvn). – Quân vương và cộng hòa (ĐCV). – Tôi luyện qua lửa đỏ (Da màu).
- Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng (Trần Đình Sử).
- Trung Quốc được cai trị như thế nào: Vì sao việc trị dân ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Bắc Kinh? (Boxitvn). – Thủ Tướng Mới, Nhưng Vẫn Những Chuyện Cũ Trong Đối Thoại Nhân Quyền Úc – Trung Quốc (ĐKN). – Tại Sao Một Số Cảnh Sát Trung Quốc Thay Đổi Tận Đáy Lòng Quan Điểm Về Cuộc Bức Hại Pháp Luân Công (ĐKN).
Trung Quốc: 24 người bị điều tra vì cáo buộc hối lộ chạy án (GTVT).
- Hàn Quốc cố thúc đẩy việc thống nhất Triều Tiên (RFI). - Triều Tiên kết thúc các cuộc gặp đoàn tụ gia đình li tán (VOV). - Ðoàn tụ gia đình Triều Tiên kết thúc trong chia tay đầy nước mắt (VOA). - Bắc Hàn ‘xâm phạm biên giới’ Nam Hàn (BBC).
- Báo động về nguy cơ nội chiến Thái Lan (RFI). - Thái Lan bỏ lệnh đóng băng tài khoản các lãnh đạo biểu tình (VOV). - Bất ổn, đối đầu chính trị tiếp diễn tại Thái Lan (VOA).
1- Ianoukovitch đã vạch kế hoạch quy mô đàn áp biểu tình (RFI). – Ucraina: dinh thự của tổng công tố Pshonky đã đào thoát (Kichbu). – Ukraina hoãn việc thành lập chính phủ mới (RFI). – Cảnh sát chống bạo động Ukraine quỳ gối xin tha thứ (TT). =>
Ukraine muốn đưa ông Yanukovych ra tòa quốc tế (TT). - Cảnh sát chống bạo động Ukraine phải quỳ gối xin lỗi người dân (DT). - Cựu võ sĩ Klitschko sẽ tranh cử tổng thống Ukraine (TTXVN). - Ukraine xúc tiến bầu cử (NLĐ). - Lò lửa tiếp theo của khủng hoảng Ukraine (ĐS&PL). - Biểu tượng tranh đấu ở Ukraine (NLĐ). - Yanukovych: có thể chạy nhưng không thể trốn (MTG). - Yanukovych có thể bị truy tố vì các tội ác chống lại loài người (Soha). - Quốc hội Ukraine hoãn thành lập chính phủ liên hiệp mới (TN). - Người Việt ở Ukraina ‘ít quan tâm tới chính trị địa phương’ (VOA). - Ðặc sứ Ukraina ủng hộ gia nhập EU, giữ quan hệ tốt với Nga (VOA). - Chân dung tân lãnh đạo Ukraine (BBC). - Ukraine muốn quốc tế xử Yanukovych (BBC). - Người dọn đường cho nữ hoàng tóc tết (ĐBND).
- Video: Điều gì đang xảy ra tại Venezuela (DLB).
KINH TẾ
Vẫn lo lạm phát (NLĐ).
EuroCham: Môi trường kinh doanh VN tăng lên 59 điểm cao nhất kể từ Q4/2011 (TTXVN/CafeF).
Vàng ngày 25-2: Giữ giá nhờ nhu cầu trú ẩn tăng (ĐTCK).
Sacombank nâng “room” cho khối ngoại (TBKTSG). - TTCK ngày 26/2: Sẽ có những chuyển biến tích cực và tiếp tục đi lên (DNSG). - Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/2 (ĐTCK). - Nhận định chứng khoán ngày 26/2: “Có thể lập đỉnh mới” (VnEco). - Ngày 25/2: Khối ngoại mua ròng trở lại 150,45 tỷ đồng (NDH).
Sớm sôi động trở lại? (ND).
Thuế doanh nghiệp ngày càng cải thiện (ĐBND).
- Tư nhân hóa để phát triển ngành du lịch Việt Nam (RFI).
Rừng Toàn Cầu giăng bẫy khắp nơi (NLĐ).
Vì sao nữ đại gia bất động sản Vũng Tàu bị bắt? (DT).
Vinamilk nhập 200 con bò sữa từ Úc (HQ).
Tăng cường đối thoại để phòng ngừa tranh chấp lao động (TTXVN).
1<- Xuất khẩu gạo, càphê sụt giảm, thủy sản vẫn là chủ lực (TTXVN).
Đông Nam Á giảm xây dựng đập thủy điện giữa lúc nhu cầu gia tăng (VOA).
Đàm phán TPP vẫn bế tắc (TBKTSG).
Lợi nhuận của Weibo tăng mạnh (BBC).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- KẺ NÀO ĐÃ ĐEM QUÁI THÚ TRẤN TRƯỚC MẶT LĂNG NGÔ QUYỀN Ở ĐƯỜNG LÂM? (Tễu).
- Sử Việt thời thổ tả (V) (Da màu).
- Người cơm nhà vác tù và hàng tổng (Lê Thiếu Nhơn).
- Độc đáo văn hóa phồn thực Chăm (Inrasara).
Các nhà nghiên cứu “buồn” trước phương án cứu “cầu” Long Biên (PLVN). - Đừng “bức tử” cầu Long Biên! (LĐ). - Bộ GTVT kiến nghị xây cầu mới cách cầu Long Biên 30m (VOV). - “Hà Nội mất cầu Long Biên chả khác Huế mất cầu Tràng Tiền” (DV).
Nâng cao chất lượng dịch vụ chùa Hương Tích, Hà Tĩnh (VTV).
1Độc đáo lễ hội của dân tộc Brâu có hơn 400 người (CAND). =>
Giải mã Thất Sơn (kỳ 1) (CATP).
Lỗ thiên tạo, “công năng phi phàm” của thầy mo? (VTV/DV).
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động văn học tại địa phương (PBVH).
- “Trăm năm ly hợp” của nhà báo Lê Khắc Hoan (Kỳ Duyên).
- Biển (Da màu). – Chuyện 40 năm mới kể – Chuyện 14. Thằng hoang (Inrasara). – Hai bài thơ viết vội (Trần Nhương).
Người mắc chứng tiền đình (Phần 1) Truyện ngắn của Nguyễn Trương Quý (ĐBND).
Mất ý nghĩa của live show (NLĐ).
- HÃY HỌC CÁCH TRÌNH DIỄN THƠ CỦA TRẺ EM CHÂU PHI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chàng thơ đã trở lại (Soi).
- Ngôi sao trượt băng Olympic được ca ngợi như tấm gương cho người Công giáo (DCCT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Xây lại nền móng giáo dục (NLĐ).
- Họp báo về Thi tốt nghiệp THPT & Tuyển sinh ĐH, CĐ – Bộ GDĐT, Quý Hiên, Vĩnh Hà (Học thế nào).
Bỏ ngỏ chất lượng tuyển sinh? (NLĐ).
Luyện chữ đẹp, nên và không! (MTG).
Cấm tiệt chuyện dạy thêm ngoại ngữ trong trường mầm non (PLTP).
- Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách giáo dục VN hiện nay (ĐCV). - Vụ thầy trò “hỗn chiến”: Cần cho thầy giáo cơ hội để sửa sai (ĐS&PL).
1<- Lại phát tán clip: Phụ huynh và học sinh hỗn chiến (Infonet).
Học sinh Việt Nam đạt thành tích nổi bật tại Australia (TTXVN).
Hàn Quốc tiếp thị cá nhân bằng… tiếng Anh (ĐBND).
- Cảm Thấy Buồn Ngủ? Có lẽ Não Của Bạn Đã Quá Tải (ĐKN).
- Một Thi Gia Trung Hoa Tìm thấy Người Mẹ từ Tiền Kiếp (ĐKN).
- Cây Cối Xung Quanh Nhà Bạn Có Thể Nghĩ, Nói và Hiểu ý Bạn: Nghiên Cứu Mới Bổ Sung Thêm Bằng Chứng (ĐKN).
- Vũ Trụ có đang Chết Đi? Và Liệu sẽ Tái Sinh? (ĐKN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nam Trung Bộ: Hàng loạt tàu cá và ngư dân gặp nạn trên biển (LĐ). - Ứng cứu tàu cá bị nạn cùng 32 thuyền viên (TT).
Thâm nhập “thủ phủ” gia cầm lớn nhất miền Bắc: Gà chết lẫn lộn với gà sống (LĐ). - Tiếp tục triển khai phòng chống cúm gia cầm (VTV). - 21 tỉnh, thành có 67 ổ dịch cúm A/H5N1 (PNTP). - Sau dịch cúm: Cả nước sẽ thiếu thịt gà (Vef).
Bắt giữ gần 2 tấn phụ phẩm trâu bò không rõ nguồn gốc (ĐV).
1
VN: ‘Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao’ (BBC).
Bệnh viện chưa xử lý vụ nam điều dưỡng tiêm thuốc mê hiếp dâm nữ sinh thực tập (TN).
- Bỏ lọt tội danh giết người? (NLĐ).
Tìm cách vớt gỗ sưa 3 tỷ đồng (Tin tức). =>
TP.HCM: Bãi rác khổng lồ phát hỏa (Infonet).
Thái Lan: Sập bệnh viện, 11 người chết (VOV).
- Chiều tà bên Jefferson Monument (Hiệu Minh).
- Ô nhiễm : Chính quyền Trung Quốc bị dân kiện (RFI). - Dân TQ kiện chính quyền vì ô nhiễm nặng (BBC).
QUỐC TẾ
Chính phủ Ai Cập từ chức (VOA). - Ai Cập chỉ định Thủ tướng mới (VOV). - “Bộ trưởng Nhà ở được bổ nhiệm làm thủ tướng Ai Cập” (TTXVN).
Không kích giết chết 27 phần tử chủ chiến tại Pakistan (VOA).
Hết tiền, Mỹ cho “về vườn” hàng loạt binh lính, vũ khí (KT). - Bộ trưởng Hagel đề nghị cắt giảm lớn ngân sách quốc phòng Mỹ (VOA). - Hoa Kỳ sẽ cắt giảm quân số xuống mức thấp kỷ lục (VOA). - Lầu Năm Góc muốn thu nhỏ quân đội (BBC).
- Lãnh Đạo Từ Sau Lưng Quần Chúng (Nguyễn Xuân Nghĩa).
1- Sau Sotchi, Nga quay lại ván cờ Ukraina (RFI). – Nga phản đối bầu cử Tổng thống Ukraina (RFI). - CIA và chính biến tại Ukraine (Tin tức). - Sức mạnh “nắm đấm thép” của Putin ở Ukraine (Soha). - Nga bị cáo buộc “thừa nước đục thả câu”, chiếm đất Ukraine (KT). - Nga cảnh báo không được ép Ukraine phải lựa chọn (TTXVN). - EU kêu gọi Nga giúp Ukraine (TN). - Nga gia tăng chỉ trích Ukraine (BBC). - Ukraine trong ván bài của Nga – Mỹ – Đức (ĐBND).
<- Nga : Hơn 400 người biểu tình phải ra tòa (RFI).
Hào phóng sai địa chỉ (NLĐ). - Anh quốc ‘sẽ bán đấu giá’ thẻ định cư (BBC).
Venezuela sẽ cử đại sứ mới tại Mỹ giữa lúc biểu tình tiếp diễn (VOA).
Tổng Thống Uganda ký luật chống người đồng tính (VOA).
Giao tranh tại Congo: 400.000 người phải rời bỏ nhà cửa (VOV).
* VTV: + Chào buổi sáng – 25/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 25/02/2014; + Điểm báo – 25/02/2014; + Thời sự 12h – 25/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 25/02/2014; + Tin quốc tế 17h – 25/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 25/02/2014; + Thời sự 19h – 25/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 25/02/2014; + Thế giới trong ngày – 25/02/2014.

2387. NHỮNG HẠN CHẾ KHI DÙNG LUẬT BIỂN ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 23/02/2014
( Tạp chí “ quan sát quốc tế “, Trung Quốc, số 4/2013 )
Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có nguyên nhân ý thức về biển của nước ta lâu nay mơ hồ, kỹ thuật biển và thiết bị đi biển lạc hậu, môi trường địa lý biển khá bất lợi, Trung Quốc đã tích tụ rất nhiều vấn đề về biển. Cùng với việc cộng đồng quốc tế khai thác sử dụng biển và mức độ khai thác tài nguyên gia tăng, đặc biệt là “Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển” (viết tắt là UNCLOS) có hiệu lực và việc thực hiện quy chế đi kèm (như quy chế các đảo, vùng đặc quyền kinh tế, quy chế thềm lục địa), và khuyết điểm của quy chế khu vực (Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải, gọi tắt là DOC), tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) nổi cộm và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, như đã xuất hiện khuynh hướng “tư pháp hóa”. Xu hướng này có liên quan đến việc xử lý và giải quyết đối với vấn đề Nam Hải, đặc biệt là vấn đề liên quan đến UNCLOS.

Thực chất tranh chấp Nam Hải
Vấn đề Nam Hải chủ yếu bao gồm tranh chấp những đảo san hô ở Nam Sa (Trường Sa) và tranh chấp phân giới trên biển, có nhiều nguyên nhân xuất hiện tranh chấp và tranh chấp leo thang. Ngoài nguyên nhân lịch sử, cũng có nguyên do từ sự phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện quy chế khu vực, quốc tế cùng những khiếm khuyết của cơ chế này, liên quan đến “lợi ích” về mặt tự do hàng hải và an ninh mà các nước lớn bên ngoài khu vực quan tâm. Do đó, vấn đề Nam Hải rất phức tạp, việc giải quyết cũng rất khó khăn. Người ta thường cho rằng cốt lõi của vấn đề Nam Hải là phải xác định tính chất của đường đứt đoạn (hoặc đường hình chữ U) của Trung Quốc và địa vị pháp lý vùng nước trong đường chín đoạn đó đặc biệt là việc làm của chính phủ Trung Quốc ngày 7/5/2009 trao phụ lục (bản đồ đường đứt đoạn ở Nam Hải) kèm theo công hàm cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, làm cho nhiều nước nghi ngờ về hàm nghĩa hoặc tính chất đối với đường đứt đoạn này của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc nêu rõ ý đồ thực sự của mình tại Nam Hải. Tuy nhiên, xem xét từ bối cảnh và ý đồ khi xuất hiện đường đứt đoạn của Trung Quốc ở Nam Hải, mục đích chủ yếu để Trung Quốc tuyên bố về đường đứt đoạn ở Nam Hải là thể hiện chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải.
Giới học giả Trung Quốc có 4 học thuyết chủ yếu về vấn đề tính chất của đường đứt đoạn ở Nam Hải: Thuyết về vùng biển lịch sử, thuyết về quyền lợi mang tính lịch sử, thuyết về đường biên giới trên biển, thuyết về đường ven biển quanh các đảo. Điểm chung của họ là Trung Quốc có chủ quyền đối với tất cả các đảo san hô, bãi đá bên trong đường đứt đoạn của Trung Quốc tại Nam Hải, đồng thời có chủ quyền đối với vùng biển gần các đảo tại Nam Hải, điểm khác nhau là địa vị pháp lý đối với vùng biển trong đường đứt đoạn. Tuy nhiên, những học thuyết này tồn tại khiếm khuyết khi chứng minh việc quản lý có hiệu quả hoặc mang tính liên tục lợi ích của Trung Quốc lại không tính đến lợi ích của bên ngoài. Tính chất của đường đứt đoạn tại Nam Hải của Trung Quốc phải là chủ quyền các đảo và tuyến đường quản lý các tài nguyên, nội hàm cơ bản chủ yếu là: Thứ nhất, chủ quyền của toàn bộ các đảo trong đường đứt đoạn đều thuộc về Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc có thể lựa chọn một bộ phận quần đảo Nam Sa để vạch ra một đường cơ sở thẳng phân định vùng nước quần đảo, nhưng trong vùng nước quần đảo, không ngăn cản quyền tự do quá cảnh đi lại của nước khác. Thứ ba, Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở trên mặt biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong phạm vi quần đảo Nam Sa. Còn về phạm vi khu vực biển, phải căn cứ vào quy chế UNCLOS và trên cơ sở vùng biển với quyền lợi lịch sử để xác định, nhằm thể hiện quyền quản lý đối với tài nguyên. Thứ tư, trong vùng biên bên ngoài nội thủy của Trung Quốc, các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, bay qua, đặt cáp điện và đường ống ở đáy biển và quyền sử dụng hợp pháp khác có liên quan đến các quy định của UNCLOS. Xem xét về tính chất của đường đứt đoạn phản ánh cụ thể địa vị pháp lý của vùng nước bên trong, vùng nước trong ranh giới đó có hai loại, do có nguyên gốc khác nhau nên có tính chất khác nhau, nhưng không mâu thuẫn nhau, có thể tồn tại song song. Loại hình thứ nhất là vùng nước được quy định trong UNCLOS; loại thứ hai là vùng nước đặc thù trên cơ sở quyền lợi mang tính lịch sử.
Xu hướng “Tư pháp hóa” tranh chấp Nam Hải
Nhũng năm gần đây, Chính phủ Philippines coi thường sự phản đối quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc, đã tự tiện đưa tranh chấp Nam Hải lên Ban Trọng tài của Tòa án quốc tế về luật biển (ITCLOS). Đồng thời, trong tình hình Trung Quốc phản đối trọng tài hoặc không chấp nhận trọng tài, tòa án này còn chỉ định thẩm phán thay mặt Trung Quốc. Tranh chấp Nam Hải dường như xuất hiện xu hướng và xu thế phát triển “tư pháp hóa”. Vậy thì, căn cứ vào Điều 286 của UNCLOS, việc Philippines đơn phương gửi đơn kiện về tranh chấp Nam Hải lên (ITCLOS) để phân xử có hợp lý hay không?
Thứ nhất, Philippines đệ đơn lên Ban trọng tài của ITCLOS phải chăng có nghĩa là quá trình giải quyết tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Philippines bằng phương thức đối thoại song phương đã chấm dứt ? Điều kiện tiên quyết đệ đơn kiện được áp dụng căn cứ vào Điều 286 của UNCLOS là kết thúc quá trình sử dụng đối thoại song phương mà vẫn chưa được giải quyết. Nếu Philippines cho rằng cuộc đàm phán đối thoại song phương với Trung Quốc bao gồm cả việc trao đổi ý kiến đã kết thúc, nhận định tranh chấp Nam Hải không thể giải quyết, thì họ có thể đệ đơn lên ban trọng tài này. Tuy nhiên, những thiệt hại do hành động này gây ra sẽ do một phía Philippines gánh chịu, bao gồm có thể sử dụng phương thức phi hòa bình (như bạo lực) để giải quyết tranh chấp, bởi vì Philippines đã đơn phương nhận định đàm phán đối thoại song phương đã kết thúc. Đồng thời, hành động hoặc biện pháp gửi đơn kiện về tranh chấp Nam Hải cũng vi phạm nhận thức chung đã đạt được về DOC. Bởi vì, Điều 7 của DOC quy định các bên có liên quan mong muốn thông qua phương thức được các bên đồng ý để tiếp tục đàm phán và đối thoại về vấn đề có liên quan. Các biện pháp này bao gồm tổ chức đàm phán định kỳ đối với vấn đề tuân thủ DOC, nhằm tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và nâng cao tính minh bạch, tạo ra sự hài hòa, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác, thúc đây giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng phương thức hòa bình. Vì vậy sau này khi thảo luận văn kiện có tính rằng buộc pháp lý như xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Nam Hải (COC), các bên cũng có thể loại trừ sự tham gia của Philippines, bởi vì hành động của Philippines đã vi phạm nhận thức chung mà DOC đã quy định.
Thứ hai, Philippines gửi đơn kiện lên Ban trọng tài của ITCLOS, thì ITCLOS có thẩm quyền giải quyết không? Theo quy định của Điều 286 UNCLOS, đơn phương đệ trình vấn đề tranh chấp lên Tòa án quốc tế hoặc ITCLOS phải là tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS. Vậy thì tranh chấp Nam Hải có phải thuộc về tranh chấp trong giải thích và áp dụng UNCLOS không? Mục đích chủ yếu khiến Philippines kiện lên Ban trọng tài của ITCLOS là hy vọng các thẩm phán của ban trọng tài này tuyên bố đường đứt đoạn do Trung Quốc vạch ra ở Nam Hải là phi pháp, vi phạm quy định mang tính cơ chế của UNCLOS, nhằm giành được “chủ quyền” và “lợi ích biển” của Philippines tại Nam Hải, có ý đồ gạt bỏ trở ngại để Philippines khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên tại đáy biển phía Tây Philippines. Vấn đề là ban trọng tài này không thể áp dụng quy chế và nguyên tắc của UNCLOS, ra phán quyết về vấn đề địa vị pháp lý của đường đứt đoạn tại Nam Hải của Trung Quốc do vấn đề này không liên quan đến bất kỳ tranh chấp nào về giải thích và áp dụng UNCLOS. Bởi vì cộng đồng quốc tế tồn tại lý luận về luật mốc thời gian. Khái niệm luật mốc thời gian là việc tạo lập quyền lợi phải căn cứ vào luật lệ ở thời điểm đó để xác định. Sự tồn tại của quyền lợi phải được xác định căn cứ vào thời điểm then chốt liên quan đến nó. Khái niệm luật liên thời gian đã thể hiện nguyên tắc pháp luật không quay ngược lại quá khứ. Căn cứ vào thời điểm và bối cảnh xuất hiện, thì không thể dùng UNCLOS để xác định vấn đề địa vị pháp lý của đường đứt đoạn này. Ngoài ra, ITCLOS cũng không thể phán xử vấn đề như tranh chấp lãnh thổ đảo san hô ở Nam Sa, trừ phi các quốc gia có liên quan ký kết hiệp định quốc tế trao cho ITCLOS thẩm quyền giải quyết. Bởi vì, Khoản 2 Điều 286 của UNCLOS quy định Tòa án quốc tế hoặc ITCLOS cũng có thẩm quyền xử lý đối với tranh chấp mà các nước ký hiệp định quốc tế có liên quan đến UNCLOS đề xuất với Tòa án quốc tế hoặc ITCLOS cách hiểu và áp dụng có liên quan đến hiệp định này. Nói cách khác, nếu các quốc gia có liên quan không thể ký kết hiệp định quốc tế để giải quyết tranh chấp, thì các tòa án đó không có thẩm quyền xử lý. Hơn nữa, ngày 25/8/2006, Trung Quốc đã đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc tuyên bố bằng văn bản không chấp nhận bất kỳ một Tòa án hoặc Trọng tài quốc tế nào xét xử tranh chấp phân chia biên giới trên biển, tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp hoạt động quân sự, cho nên cũng không thể áp dụng thủ tục trọng tài được quy định trong Khoản 3 Điều 297 của UNCLOS. Trên thực tế, đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Nam Sa, phải căn cứ vào lý luận về chủ quyền lãnh thổ mà luật pháp quốc tế đã quy định để xác định chủ quyền của quần đảo này, chứ không thể áp dụng nội dung điều khoản trong UNCLOS. Bởi vì, lời nói đầu của UNCLOS đã nêu rõ mục đích của công ước này là xây dựng một trật tự pháp lý mới trên biển trong tình hình quan tâm thỏa đáng đến chủ quyền của tất cả các quốc gia. Lời nói đầu của UNCLOS còn nêu rõ phải tiếp tục lấy quy tắc và nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế làm căn cứ chuẩn xác đối với những điều khoản chưa quy định trong hiệp ước. Trên thực tế, đối với vấn đề phân giới vùng biển Nam Hải, mới có thể áp dụng quy định mang tính quy chế của UNCLOS.
Có thể thấy, hành động của Philippines đưa tranh chấp Nam Hải lên ITCLOS để phân xử là rất sai lầm, cũng không thể được Trung Quốc chấp nhận. Đồng thời Ban trọng tài được ITCLOS xây dựng cũng không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Hiện nay, mục đích chủ yếu mà Ban trọng tài của ITCLOS thụ lý vụ việc này là có ý đồ tạo ra dư luận trong cộng đồng quốc tế bất lợi cho Trung Quốc, tạo giả tưởng Trung Quốc thách thức quy tắc quốc tế, chúng ta phải nhận thức rõ về điểm này. Tóm lại, trong tình hình hiện nay, căn cứ vào biện pháp hòa bình, đặc biệt là thông qua biện pháp chính trị, là phương thức có hiệu quả và khả thi để giải quyết tranh chấp giữa các nước có liên quan, phải thường xuyên thực hiện. Do đó, các quốc gia có liên quan phải thể hiện thiện chí trở lại con đường giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đồng thời thúc đẩy đàm phán hiệp thương, nhằm giải quyết hợp lý tranh chấp Nam Hải, cùng chia sẻ nguồn lợi tài nguyên, đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.
Phân tích phương pháp giải quyết tranh chấp Nam Hải
Vấn đề Nam Hải liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, liên quan đến việc duy trì và đảm bảo lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, cũng liên quan đến tiến trình phát triển hòa bình của nước ta, phải xử lý và giải quyết một cách hợp lý, có hiệu quả. Hơn nữa, sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Hải, là nguyên tắc và biện pháp phải tuân thủ.
Thứ nhất, việc sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Hải là nguyên tắc và biện pháp phải kiên trì. Khi tồn tại tranh chấp giữa các quốc gia, trước hết phải sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết, đây là nguyên tắc và nghĩa vụ mà quốc gia phải tuân thủ. Nguyên tắc này được khẳng định rõ ràng trong các hiệp ước, luật pháp quốc tế, quy định mang tính cơ chế của khu vực. Chẳng hạn như Khoản 3 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 279 của UNCLOS. Nguyên tắc này cũng được xác định trong “Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo Hiến chương Liên hợp quốc”. Khoản 4 Điều 2 (nguyên tắc cơ bản) của “Hiệp ước hợp tác thân thiện Đông Nam Á” quy định các nước ký kết hiệp định phải lấy các nguyên tắc sau làm kim chỉ nam khi xử lý quan hệ với nhau, bao gồm sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết khi bất đồng ý kiến hoặc có tranh chấp. Điều 4 của DOC quy định các nước có liên quan cam kết căn cứ vào nguyên tắc luật quốc tế được công nhận, trong đó có UNCLOS, các nước có chủ quyền trực tiếp thông qua đàm phán hữu nghị, lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp quyền quản lý và lãnh thổ của họ, không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
Có thể thấy, sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Hải là nguyên tắc và yêu cầu phù hợp với luật pháp quốc tế và cơ chế khu vực có liên quan, cũng là nghĩa vụ các nước phải tuân thủ. Biện pháp hòa bình bao gồm biện pháp chính trị và biện pháp pháp lý.
Thứ hai, việc sử dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp Nam Hải gặp trở ngại. Việc sử dụng pháp luật, bao gồm tòa án quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải được sự đồng ý của bên liên quan, bên liên quan có thể đưa ra tuyên bố lựa chọn trong đó có Điều 36 “Quy ước tòa án quốc tế”, thực hiện biện pháp giao quyền tố tụng để chấp nhận sự giải quyết của tòa án quốc tế. Mặc dù Philippines đã đưa ra tuyên bố ngày 18/1/1972 chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế, nhưng họ vẫn bảo lưu đối với tranh chấp có liên quan đến quyền quản lý biển và lãnh thổ trên đất liền có liên quan. Các quốc gia khác (như Việt Nam, Malaysia…) đều chưa đưa ra tuyên bố mang tính lựa chọn về Điều 36 “Quy ước tòa án quốc tế”. Do đó, họ gặp khó khăn rất lớn để sử dụng quy định của Điều 36 thuộc “Quy ước tòa án quốc tế” để tòa án quốc tế có thẩm quyền đưa ra phán quyết về vấn đề tranh chấp lãnh thổ các đảo san hô ở Nam Sa.
Đồng thời, xem xét đến các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines… đều là thành viên của UNCLOS, cần xem xét khả năng sử dụng ITCLOS để giải quyết vấn đề tranh chấp các đảo san hô ở Nam Sa.
Như trên đã phân tích, Trung Quốc đã gửi tuyên bố bằng văn bản lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, nêu rõ đối với mọi tranh chấp được quy định trong Khoản 1 (a), (b) và (c) thuộc Điều 298 thuộc UNCLOS (bao gồm tranh chấp trong phân giới trên biển, tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp hoạt động quân sự…), Chính phủ Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế nào phán xử theo quy định trong Điều 15 Khoản 2 của UNCLOS. Nói cách khác, Trung Quốc loại trừ khả năng áp dụng tư pháp quốc tế hoặc trọng tài giải quyết tranh chấp trên biển liên quan đến lợi ích lớn lao của quốc gia. Đương nhiên, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc rút lại tuyên bố trên, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS để xử lý tranh chấp trên biển. Bởi vì, Khoản 2 Điều 298 của UNCLOS quy định các nước ký hiệp ước có thể rút lại tuyên bố vào bất kỳ thời điểm nào theo Khoản 1 Điều 298 của UNCLOS, hoặc đồng ý đưa tranh chấp mà tuyên bố đã loại trừ lên bất kỳ tòa án nào theo mọi thủ tục quy định của công ước này.
Do Trung Quốc đã loại trừ khả năng tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế xử lý nhũng tranh chấp liên quan đến phân giới trên biến, lãnh thổ và hoạt động quân sự, nếu Trung Quốc không rút lại tuyên bố trên hoặc không đồng ý chấp nhận thủ tục theo quy định, thì tòa án luật biển quốc tế sẽ không thể xử lý vấn đề tranh chấp các đảo tại Nam Sa.
Tóm lại, việc sử dụng pháp luật để giải quyết vấn đề tranh chấp các đảo ở Nam Sa còn tồn tại một số trở ngại không thể xóa bỏ hoặc khắc phục. Do đó, trong tình hình các bên liên quan không thể ký hiệp định về trọng tài phân xử tranh chấp tại Nam Sa, họ vẫn mong được sử dụng biện pháp chính trị, đặc biệt là ưu tiên thông qua đối thoại hiệp thương để giải quyết. Đây cũng là bản chất của lý do Trung Quốc duy trì sử dụng biện pháp chính trị hoặc ngoại giao để giải quyết tranh chấp các đảo tại Nam Sa.
Thứ ba là kiên trì sử dụng biện pháp chính trị để giải quyết tranh chấp Nam Hải. Mặc dù sử dụng biện pháp chính trị là biện pháp cần thiết để giải quyết tranh chấp tại quần đảo Nam Sa, nhưng do tranh chấp Nam Hải liên quan đến chủ quyền quốc gia và lợi ích lớn, các bên nói chung rất khó nhượng bộ và thỏa hiệp. Đặc biệt là tuy Đặng Tiếu Bình năm 1984 đã đưa ra phương châm “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” để giải quyết tranh chấp Nam Sa, nhưng nguyên tắc hoặc phương châm này bị thách thức ở mức độ khác nhau, đồng thời chưa được nhiều nước chấp nhận trong thực tế; mặc dù vấn đề này có căn cứ luật pháp quốc tế rõ ràng ở Khoản 3 Điều 74 và Khoản 3 Điều 83 của UNCLOS. Nói cách khác, chính sách và phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác” khi được sử dụng ở Nam Hải, đặc biệt là vấn đề tranh chấp Nam Hải, vẫn tồn tại một số khó khăn. Biểu hiện chủ yếu là: (1) Một số quốc gia ASEAN thiếu nguyện vọng chính trị để thực hiện “gác tranh chấp, cùng khai thác”, khó có thể khởi động; (2) Không có lợi ích trong thực tế, bởi vì một số nước ASEAN đã khai thác mạnh mẽ tài nguyên của Nam Hải; (3) Tranh chấp Nam Hải liên quan đến nhiều bên, đặc biệt là khó phân định khu vực biển tranh chấp, có những khó khăn về cách giải quyết. Do đó, chính sách hoặc phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác” bị lạnh nhạt, đồng thời chưa được tôn trọng.
Xem xét từ thực tiễn quốc gia, “Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ” có hiệu lực vào ngày 30/6/2004, “Hiệp định ba bên về thăm dò địa chất” do Trung Quốc, Philippines, Việt Nam ký vào ngày 14/3/2005 là thành quả cụ thể khi thực hiện chính sách “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ngày 20/7/2011, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được nhận thức chung về phương châm chỉ đạo thực hiện DOC, cũng tạo ra cơ sở cơ chế bảo đảm để giải quyết bằng biện pháp chính trị tranh chấp các đảo thuộc quần đảo Nam Sa, Đặc biệt là “Hiệp định nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam” ký ngày 11/10/2011 và “Tuyên bố chung Trung Quốc – Việt Nam” được công bố ngày 15/10/2011 đều đem lại đảm bảo chính trị để hai nước sử dụng biện pháp hòa bình giải quyết vấn đề tranh chấp Nam Hải, có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là hiệp định -hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm về biển giữa các quốc gia có liên quan (như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, giảm thiểu và phòng ngừa tai họa), nhằm tăng cường nhận thức chung giữa các quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường và điều kiện tốt đẹp để ký kết thỏa thuận tạm thời và cuối cùng giải quyết dứt điểm vấn đề Nam Hải. Những việc làm này cũng phù hợp yêu cầu và nguyên tắc của UNCLOS và quy chế của DOC.
Nguyên tắc cơ bản và biện pháp cụ thể của Trung Quốc để giải quyết tranh chấp Nam Hải
Để thực hiện chuyển đổi mô hình thành công từ nước lớn về biển tầm khu vực sang nước lớn về biển mang tầm thế giới, thực hiện mục tiêu xây dựng “cường quốc biển”, Trung Quốc phải xử lý và giải quyết hợp lý tranh chấp Nam Hải.
Thứ nhất là Trung Quốc phải duy trì nguyên tắc xử lý tranh chấp Nam Hải. Sử dụng biện pháp hòa bình để xử lý hợp lý tranh chấp Nam Hải, , chủ yếu bao gồm các nguyên tắc như kiên trì sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền lãnh thổ giữa các nước, sử dụng một cách hiệu quả, công bằng và hợp lý tài nguyên biển, hợp tác và trao đối ý kiến…
Thứ hai là biện pháp cụ thể mà Trung Quốc phải thực hiện để giải quyết tranh chấp. Để thực hiện thực sự mục tiêu xây dựng “biển hài hòa” mà Trung Quốc đưa ra, Trung Quốc phải đóng góp cho cộng đồng ở mức độ thích hợp, để phục vụ nhân loại. Đối với tranh chấp Nam Hải, Trung Quốc phải nêu ra ý kiến nghiên cứu và thảo luận về an ninh eo biển quốc tế và tuyến đường trên biển, nhằm ký kết cơ chế bảo vệ và quản lý tuyến đường biên quốc tế, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc phải nổ lực ký với các nước ASEAN cơ chế tuần tra chung và hợp tác quản lý nghề cá ở Nam Hải, đưa ra đóng góp tích cực của Trung Quốc để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, khu vực.
Thứ ba, Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tăng cường nghiên cứu quy chế của luật pháp quốc tế. Khi bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích biển, Trung Quốc phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế và cơ chế của khu vực, đồng thời tăng cường nghiên cứu, giảm bớt những hành động vi phạm luật pháp và không thỏa đáng trong quá trình thực thi pháp luật, từng bước xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc tuân thủ luật pháp.
Đối với vấn đề tranh chấp các đảo san hô tại quần đảo Nam Sa, thực tiễn của luật pháp quốc tế đã hình thành quy định với ba cấp độ ưu tiên khác nhau, cụ thể là ưu tiên áp dụng hiệp ước, sau đó xem xét chiếm hữu, cuối cùng sử dụng phù hợp lý luận kiểm soát hiệu quả, cũng đã xuất hiện xu hướng hiệu lực của biện pháp kiểm soát có hiệu quả cao hơn quyền lợi ban đầu, với ý nghĩa theo khuynh hướng làm yếu đi quyền lợi lịch sử, làm nổi bật hiệu lực của kiểm soát có hiệu quả.
Đối với tranh chấp biên giới trên biển, tòa án quốc tế tuân thủ những bước đi sau. Trước hết là phân định tạm thời đường trung gian hoặc đường khoảng cách ngang nhau. Thứ hai là tòa án xem xét tình hình đặc thù có liên quan, xem xét có cần thiết phải điều chỉnh đường khoảng cách ngang nhau hoặc đường trung gian tạm thời hay không, nhằm giải quyết một cách công bằng đường phân giới. Cuối cùng tòa án sẽ sử dụng tỷ lệ ít hay nhiều để kiểm nghiệm đường phân giới sau khi sửa đổi có công bằng hay không và nếu không công bằng thì sẽ sửa chữa lại một lần nữa. Khái niệm tỷ lệ là một tỷ lệ hợp lý được tạo ra giữa phạm vi thềm lục địa của các nước đó và độ dài đường bờ biển kéo dài của họ.
Từ đó, đối với vấn đề Nam Hải, Trung Quốc phải nhanh chóng bổ sung một số biện pháp sau: (1) Công bố vào thời điểm thích hợp lập trường chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Nam Hải hoặc đường đứt đoạn. (2) Thực hiện “Luật bảo vệ hải đảo” trong thực tế, đặc biệt là kiếm tra tổng quát quần đảo Nam Sa, trong đó nhắc lại việc đặt tên, đồng thời tăng cường quản lý hành chính, nhanh chóng bảo vệ và quản lý những hòn đảo san hô đã kiểm soát được, tạo điều kiện để xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ công ích như cột mốc phao tiêu trên tuyến đường biển, trạm quan sát khí tượng; thực thi các hoạt động nghiên cứu khoa học biển và điều tra bảo vệ môi trường biển; đẩy nhanh tiến trình hoạt động khai thác nguồn tài nguyên Nam Hải. Về các hoạt động này, Trung Quốc phải phát huy vai trò tích cực của thành phố Tam Sa mới được xây dựng. (3) Tuyên bố đường cơ sở lãnh hải của Trung Quốc tại Nam Hải; phải công bố rõ ràng hơn về đường cơ sở lãnh hải tại các quần đảo khác ngoài quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) ở Nam Hải, nhằm thể hiện phạm vi quản lý biển, đồng thời tạo thuận lợi cho tăng cường tuần tra trên biển hơn. (4) Phải tăng cường nhiều hơn lực lượng thực thi pháp luật trên biển và hoàn thiện cơ chế. Sự kiện bãi cạn Hoàng Nham, quần đảo Điếu Ngư xảy ra thời gian gần đây đã khiến Trung Quốc thức tỉnh, phải tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển và hoàn thiện cơ chế đó, bao gồm làm rõ cơ quan có quyền đứng ra xử phạt, đơn vị quản lý việc bắt giữ, biện pháp trừng phạt rõ ràng… Do đó, việc xây dựng điều lệ để Trung Quốc quản lý vùng biển, duy trì quyền tuần tra trên biển, quản lý, trừng phạt rất cấp bách.
Thứ tư là tư duy cơ bản để Trung Quốc ứng phó với tranh chấp Nam Hải. Để làm dịu tranh chấp Nam Hải, vấn đề quan trọng là tuân thủ các quy chế của khu vực, bao gồm DOC và phương châm chỉ đạo của DOC, then chốt là thúc đấy tiến trình hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Người viết (Giáo sư Kim Vĩnh Minh, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu luật biển thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải) cho rằng biện pháp cơ bản để Trung Quốc ứng phó với tranh chấp trên biền có thể chia làm 3 giai đoạn. (1) Trung Quốc phải thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm với ASEAN, bao gồm bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trên tuyến đường biển, tìm kiếm cứu nạn, tấn công cướp biển… Việc làm này phù hợp yêu cầu mang tính cơ chế của Điều 6 của DOC và Điều 123 của UNCLOS. (2) Đưa hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đi vào chiều sâu, sau khi tăng cường lòng tin, phải nhanh chóng xây dựng văn bản mang tính rằng buộc như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Nam Hải (COC), nhằm thực hiện mục đích quản lý mang tính quy phạm. (3) Phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm tranh chấp Nam Hải, hoặc thực hiện chính sách và quy chế tự chủ khai thác, hợp tác khai thác, liên kết khai thác.
Thứ năm, Trung Quốc Đại lục phải tăng cường hợp tác với vùng lãnh thổ Đài Loan về vấn đề biển. Hợp tác trong vấn đề biển giữa hai bờ eo biển Đài Loan rất quan trọng đối với vấn đề biển mà Trung Quốc đối mặt. Một trong những vấn đề biển then chốt đặt ra trước Trung Quốc hiện nay là sự chia rẽ giữa hai bờ đã đem lại cơ hội cho các nước khác cướp đoạt và độc chiếm, tạo thành cục diện bị động trong vấn đề biển. Trên cơ sở tình hình phát triển hòa bình giữa hai bờ, đặc biệt là cục diện có lợi khi Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ký 18 hiệp định hợp tác với Quỹ giao lưu eo biển Đài Loan, thời cơ hai bờ tăng cường hợp tác biển đã đến gần, do đó, hiệp định hợp tác về vấn đề biển giữa hai bờ rất quan trọng. Trong quá trình hợp tác, hai bên có thể tuân thủ nguyên tắc “dễ trước khó sau, tuần tự từng bước”, nhằm cùng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Đương nhiên, mặc dù Trung Quốc luôn kiên trì sử dụng biện pháp hòa bình, đặc biệt là biện pháp chính trị để giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề biển, nhưng trong tình huống đã cố gắng sử dụng biện pháp hòa bình vẫn không thể giải quyết dứt điếm tranh chấp Nam Hải, lại đứng trước sự khiêu khích vô lý của nước khác, làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích biển của Trung Quốc, chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia. Do đó, việc phát triển sức mạnh quân sự trên biển một cách phù hợp trở nên vô cùng cần thiết.
Kết luận
Tình hình quốc tế, khu vực biển đã cảnh báo chúng ta, nước ta phải lấy vấn đề biển đang nổi lên hiện nay làm cơ hội điều chỉnh cải cách các tổ chức liên quan đến biển ở trong nước, tăng cường trọng điểm xây dựng luật pháp trong nước, mục đích là kiện toàn hoàn thiện cơ chế biển. Hơn nữa, biện pháp hiệu quả để thực hiện mục tiêu trên là: Xây dựng chiến lược phát triển và hoàn thiện các luật liên quan đến biển, bao gồm xây dựng luật cơ bản về biển để quản lý toàn bộ công việc liên quan đến biển, nhằm tạo điều kiện bảo đảm. Đây vừa là lựa chọn cơ bản để cộng đồng quốc tế ứng phó hợp lý vấn đề biển, vừa là kinh nghiệm thực tiễn đã được nhiều quốc gia ven biển thực hiện thành công. Đối với vấn đề này, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ./.

2388. HỢP TÁC BIỂN ĐÔNG TRONG KHUÔN KHỔ LUẬT QUỐC TẾ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ nhật, ngày 23/02/2014
( Lưỡng nguyệt san “ Nghiên cứu các vấn đề quốc tế “ , Trung Quốc, số 1/2014 )
Bài viết của hai đồng tác giả: Hải Dân – Nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Đại học Vũ Hán, và Trương Ái Chu – Thạc sĩ luật quốc tế Đại học Vũ Hán, đăng trên lưỡng nguyệt san nói trên, cho rằng theo quy định của “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển” (UNCLOS), các nước cạnh các vùng biển khép kín hoặc bán khép kín có nghĩa vụ hợp tác với nhau. Trên thế giới đã có nhiều nơi hợp tác thành công như vậy. Nam Hải (Biển Đông) là vùng biển bán khép kín điển hình, các nước cạnh Nam Hải hợp tác không những phù hợp với lợi ích của các bên, mà cũng là nghĩa vụ theo luật pháp quy định. Hiện nay các nước cạnh Nam Hải đã có sự hợp tác ở mức độ nào đó nhưng cũng tồn tại nhiều nhân tố bất lợi và khó khăn. Các nước liên quan cần tìm ra được hướng đi, trước hết là hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm. Nội dung bài viết như sau:

Tính chất lưu động và tính chất mở cửa hải dương đã khiến việc quản lý và sử dụng biển hữu hiệu, hợp lý phải liên quan đến lợi ích chung của tất cả các nước ven biển. Đối với các nước cạnh các vùng biển khép kín và nửa khép kín, việc triển khai hợp tác biển là đặc biệt quan trọng, vì thuộc tính tự nhiên của các vùng biên khép kín và bán khép kín buộc các vùng biên này phải có đặc điểm như vậy, hoạt động trên biển của một nước cạnh biển thường gây ra ảnh hưởng rút giây động rừng đối với cả vùng biển đó. Nếu các nước ven biển chỉ tính đến lợi ích của mình, sẽ thường dẫn đến kết quả là một bên được lợi, các bên khác bị hại, không những tạo ra ảnh hưởng xấu đối với công tác quản lý và báo vệ của toàn vùng, mà cuối cùng tất yếu sê gây tổn hại cho lợi ích của bản thân và dẫn đến hệ quả “cả hai cùng thua”. Nếu các nước ven biển hợp tác hữu hiệu sẽ có lợi cho việc phối hợp trong các lĩnh vực nuôi trồng và bảo vệ nguồn sinh vật biển, bảo vệ môi trường, nghiên cún khoa học, cứu hộ cứu nạn, tấn công tội phạm, và đương nhiên sẽ có lợi cho việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đối với toàn bộ vùng biển đó.
I- Thực tiễn hợp tác
Theo quy định của Điều 123 trong UNCLOS, các nước ven biển khép kín và nửa khép kín cần phải hợp tác với nhau trong khi thực hiện quyền lợi và thi hành nghĩa vụ đã được UNCLOS quy định. Với mục đích như vậy, những nước này cần phải cố gắng trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức khu vực thích hợp để: (a) Phối hợp quản lý, bảo hộ, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển; (b) Phối hợp thi hành, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của nước đó trong việc bảo hộ và bảo toàn môi trường biển; (c) Phối hợp chính sách nghiên cứu khoa học của các nước ven biển, đồng thời tiến hành nghiên cứu khoa học hỗn hợp ở khu vực đó trong điều kiện thích hợp; (d) Trong điều kiện thích hợp, mời nước hữu quan hoặc tổ chức quốc tế hữu quan hợp tác để phổ biến, mở rộng quy định của điều khoản này. Vì thế, nếu các nước ven biển hợp tác thực chất sẽ không chỉ phù hợp với lợi ích chung của các bên, mà đồng thời cũng là nghĩa vụ theo như luật pháp đã quy định.
Thực tiễn thành công trong các lĩnh vực  hợp tác biển khép kín và nửa khép kín
1) Hợp tác nhiều lĩnh vực giữa các nước ven biển Địa Trung Hải
Tháng 10/1990, 10 nước Tây Địa Trung Hải (gồm 5 nước Bắc Phi là Mauritania, Maroc, Algeria, Tunisia, Libya, và 5 nước châu Âu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Malta) chính thức thành lập cơ chế đối thoại “5+5” tại Rome, cung cấp mặt bằng đối thoại cho các nước khu vực
Địa Trung Hải. Tháng 5/2010, lần đầu tiên 10 nước Tây Địa Trung Hải tổ chức Hội nghị cấp bộ trưởng về môi trường và nguồn năng lượng tái sinh, và đã thông qua bản “Tuyên ngôn Oran”, định ra Quy hoạch phát triển môi trường khu vực, thành lập Hội đồng chuyên gia hỗn hợp 10 nước, đề xuất kiến nghị và tìm kiếm phương án hợp tác giải quyết vấn đề môi trường liên quan. Hội nghị đã thu nạp ba kiến nghị của Algeria về việc thành lập cơ quan đánh giá quan trắc môi trường và phát triển bền vững; thành lập cơ chế hiệp thương về biến đổi khí hậu giữa chính phủ và xã hội của các nước Tây Địa Trung Hải; xác định Quy hoạch khí hậu các nước Tây Địa Trung Hải.
Hội đồng chuyên gia hỗn hợp Địa Trung Hải tiến hành giao lưu trao đổi định kỳ, đề xuất kiến nghị mang tính khả thi về các vấn đề môi trường, hợp tác, xây dựng hệ thống cảnh báo ô nhiễm nước biển, cùng đối phó vấn đề ô nhiễm biển. Vận động các tổ chức phi chính phủ tham gia, bắt đầu từ việc đảm bảo nguồn nước uống của cư dân, nâng cao hiệu quả phát triển và sứ dụng nguồn nước, hạn chế rủi ro về thiên tai như hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm. “Tuyên ngôn Oran” còn xác lập chiến lược về nguồn nước Địa Trung Hải, đặc biệt là tăng cường giao lưu kỹ thuật và kinh nghiệm trong các lĩnh vực làm ngọt nước biển, xử lý nước bị ô nhiễm và tu sửa hệ thống nước ngầm. Tăng cường hiệp đồng, phối hợp các công việc liên quan đến nguồn năng lượng tái sinh, xác định rõ các nước bờ Bắc Địa Trung Hải cần phải chuyển nhượng kỹ thuật về năng lượng sạch cho các nước ở bờ Nam. Cùng với việc mở rộng các lĩnh vực đã được cơ chế đối thoại “5+5” đề cập, cơ chế này cũng đang dần trở thành cơ chế hợp tác hữu hiệu giữa hai bờ Nam – Bắc Địa Trung Hải. Lĩnh vực hợp tác được mở rộng ra đến hợp tác nguồn năng lượng sạch, bảo vệ an ninh khu vực, chống lại di dân bất hợp pháp, hiệu quả cho thấy rất tốt.
2) Hợp tác an ninh hàng hải của các nước ven biển Tây Ẩn Độ Dương, Vịnh Aden và Biển Đỏ
Tháng 1/2009, tại Djibouti các nước ven biển Tây Ấn Độ Dương, Vịnh Aden và Biển Đỏ đã tổ chức Hội nghị cấp cao do Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đứng ra tổ chức, Hội nghị đã thông qua Điều lệ cùng hợp tác chống cướp biển. Trong phiên bế mạc hội nghị, 9 nước bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya, Madagascar, Maldives, Seychelles, Somalia, Tanzania và Yemen đã ký kết bản Điều lệ, yêu cầu các bên căn cứ theo luật biển quốc tế
triển khai hợp tác tấn công cướp biển có vũ trang một cách toàn diện, thông qua điều phối viên của các nước và Trung tâm thông tin khu vực để chia sẻ thông tin và thông báo tin tức, ngăn chặn tàu thuyền bị nghi là cướp biển, đảm bảo những kẻ bị tình nghi phải bị bắt và đưa ra khởi tố, đồng thời cứu trợ tàu thuyền và những người bị hải tặc tấn công và cướp của. Hội nghị Djibouti còn kêu gọi các nước thành viên của IMO cùng với các tổ chức quốc tế và khu vực khác hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật để thực thi Điều lệ này.
3) Các nước ven Biển Đen hợp tác ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu bè gây ra
Năm 1992, tại Hội nghị ở Bucharest, sáu nước ven Biển Đen (Bulgaria, Gruzia, Romania, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine) đã ký kết công ước phòng chống ô nhiễm Biển Đen, có tên gọi “Công ước Bucharest”, mục tiêu chính của công ước là ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu thuyền, đặc biệt là loại tàu thuyền phải chở đủ trọng tải để có đủ áp lực ổn định chống chọi bão sóng gây nên. Căn cứ theo công ước nói trên, các nước đã thành lập ủy ban Biển Đen và Ban Thư ký thường trực Biển Đen để thực thi công ước một cách toàn diện.
4) Thực tiễn cùng khai thác ở những vùng biển tranh chấp khác
Ngoài thực tiễn hợp tác giữa các nước ở những vùng biển khép kín và nửa khép kín nói trên, ở những vùng biển khác, đặc biệt là vùng biển tranh chấp, các nước liên quan đã có nhiều thực tiễn hợp tác thành công về việc khai thác chung, trong đó có một số trường hợp tương đối điển hình như hai nước Malaysia và Thái Lan thông qua việc ký kết “Bản ghi nhớ năm 1979” và “Thoả thuận năm 1990”, đã cùng nhau khai thác ở vùng biển mà hai bên đang tranh chấp thuộc Vịnh Thái Lan; Năm 1989 hai nước Australia và Indonesia đã ký “Hiệp ước về vùng lòng máng biển Timor”, cùng khai thác ở vùng biển hai nước đang tranh chấp này; Năm 2006 Australia và Timor Leste ký kết “Thỏa thuận giải quyết các công việc đặc biệt ở vùng biển Timor”, đã tiến hành khai thác chung; Năm 2001 Nigeria cùng với São Tomé and Príncipe thông qua ký kết thỏa thuận, cùng khai thác ở vùng biển đang tranh chấp; Năm 1976, Anh và Na Uy ký kết “Hiệp ước Frigg”, cùng khai thác mỏ khí đốt Frigg ở Biển Bắc; Năm 1993 Guinea-Bissau và Senegal ký kết “Thỏa thuận quản lý và hợp tác” cùng tiến hành khai thác ở vùng biển tranh chấp…
Phần lớn những vùng biển đã có sự hợp tác nói trên, giữa các nước cạnh biển vẫn còn tồn tại một số tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vùng biển, nhưng các nước này đã dựa theo tinh thần thực tế, tiến hành hợp tác rất có hiệu quả. Thực tế như vậy chứng tỏ tuy có tranh chấp nhưng hợp tác ở những vùng biển khép kín và bán khép kín không những hoàn toàn có thể thực hiện được, mà còn phù họp với luật quốc tế, và thuận theo xu hướng của thời đại.
Cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng trong tình hình vẫn còn những tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển chưa được giải quyết, việc hợp tác ở những vùng biển khép kín và nửa khép kín như đã được UNCLOS quy định, hoàn toàn không lấy việc giải quyết những tranh chấp này làm tiền đề. Bất cứ điều khoản nào trong UNCLOS cũng đều không quy định rằng trước khi tranh chấp được giải quyết, các bên không được tiến hành hợp tác thiết thực, mà ngược lại còn đề ra những yêu cầu rõ rệt cho các nước ven biển cùng nhau hợp tác. Trong các điều 74, 83 của UNCLOS có quy định trước khi đạt được thỏa thuận về phân giới biển, các nước hữu quan cần xuất phát từ tinh thần thông cảm và hợp tác, nỗ lực hết sức mình nhằm đưa ra được phương án tạm thời mang tính thực tế để thúc đẩy hợp tác, phương án này không gây trở ngại cho các nước ven biển đi đến thỏa thuận cuối cùng về việc giải quyết tranh chấp, trong đó có những tranh chấp về phân định ranh giới lãnh thổ và ranh giới biển.
Trước mắt, trên thế giới vẫn còn hơn 200 đường ranh giới biển chưa được hoạch định, đặc biệt là những vùng biển khép kín và nửa khép kín, nhưng thực tế này không gây trở ngại cho sự hợp tác giữa các nước ven biển. Các nước hữu quan dựa theo thiện chí thực hiện nghĩa vụ được nêu trong UNCLOS, lấy đó làm xuất phát điểm cơ bản, thông qua xây dựng các cơ chế hợp tác, tăng cường quản lý và bảo vệ biển, đem lại lợi ích cho nhân dân các nước. Đồng thời thông qua hợp tác thực chất giữa các bên, đã làm hòa dịu tranh chấp một cách thiết thực, tạo ra được điều kiện và môi trường tốt đẹp để giải quyết tranh chấp.
II- Hiện trạng hp tác Nam Hải
Nam Hải được vây quanh bởi các nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, đó là vùng biển bán khép kín điển hình. Nam Hải nằm ở vị trí xung yếu trên đường vận tải biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những hành lang trên biển quan trọng nhất thế giới, mỗi năm có hơn 100.000 tàu thuyền đi qua vùng biển này (trong đó có hơn 40.000 tàu có sức chở vạn tấn). Khí đốt tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển qua tuyến đường biển ở Nam Hải chiếm 2/3 tổng lượng hàng hóa thương mại của cả thế giới. Hơn 90% lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan của Trung Quốc cũng phải vận chuyển qua tuyến hàng hải này. Trong số gần 40 tuyến đường biển để Trung Quốc đi ra thế giới, có hơn một nửa phải đi qua vùng biển Nam Hải.
Vùng biển Nam Hải có các nguồn tài nguyên nghề cá, dầu khí và du lịch phong phú, riêng tài nguyên nghề cá đã chiếm khoảng 10% tài nguyên nghề cá toàn cầu, trữ lượng dầu mỏ khoảng 11,2 tỉ thùng, khí đốt tự nhiên khoảng 190 nghìn tỉ mét khối, trước mắt hiện đang có gần 2000 giếng dầu khí ở đây đang tác nghiệp. Nam Hải là vùng biển chịu nhiều thiên tai, nhất là tần suất bão xảy ra nhiều nhất, mỗi năm có hơn 10 trận bão đi qua Nam Hải hoặc xảy ra ở Nam Hải. Đây cũng là vùng biển xảy ra tương đối nhiều các vụ cướp biển, về mặt khách quan, đòi hỏi các nước ven biển phải có sự hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng và bảo hộ, nuôi trồng tài nguyên, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn và tấn công tội phạm. Cho đến nay, các nước cạnh Nam Hải đã sơ bộ triển khai hợp tác thí điểm trên biển.
1,Quy chuẩn và nhận thức chung về hợp tác giữa các nước ven Nam Hải. Từ thập niên 1990 đến nay, tranh chấp ở Nam Hải nóng lên, để có thể kiểm soát thỏa đáng mâu thuẫn, giữ gìn hòa bình ổn định khu vực, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan, tháng 11/2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải” (DOC). về phương diện thúc đẩy hợp tác Nam Hải, Điều 9 trong DOC có quy định rõ: “Trước khi tranh chấp được giải quyết một cách toàn diện và lâu dài,các bên liên quan có thể thảo luận tìm kiếm giải pháp hoặc triển khai hợp tác, có thể bao gồm những lĩnh vực dưới đây: (1) Bảo vệ môi trường biển Nam Hải; (2) Nghiên cứu khoa học biển; (3) Giao thông đường biển và an toàn giao thông đường biển; (4) Tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn; (5) Tấn công tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm nhưng không hạn chế ở việc chống buôn bán ma túy, chống cướp biển thông thường và có vũ trang và buôn bán vũ khí trái phép”. Như vậy chứng tỏ Trung Quốc và các nước hữu quan của ASEAN đã có được nhận thức chung về ý nghĩa quan trọng trong việc hợp tác Nam Hải đối với yêu cầu giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực, tạo môi trường thuận lợi để tiến thêm một bước tiếp tục giải quyết tranh chấp. DOC tuy không có sức rằng buộc pháp lý nhưng với tư cách là cam kết chính trị của các nước khu vực, DOC cần phải được thực hiện nghiêm túc bằng thiện chí, thiết thực theo hướng thúc đẩy hợp tác.
2,Hiệp định hợp tác chống cướp biển thông thường và có vũ trang ở khu vực châu Á. Tại khu vực Nam Hải, đặc biệt là vùng Eo biển Malacca, các hoạt động tội phạm cướp biển thông thường và có vũ trang đã một thời hoành hành dữ dội. Để có thể hiệp đồng tấn công tội phạm trên biển một cách hữu hiệu, năm 2004, các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Brunei, Ân Độ, Bangladesh, Sri Lanka đã tiến hành đàm phán và đã ký kết “Hiệp định hợp tác chống cướp biển và tàu cướp biển có vũ trang khu vực châu Á”, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2006. Đây là bản hiệp định hợp tác đầu tiên giữa chính phủ các nước nhằm chống lại cướp biển thông thường và có vũ trang, là nhận thức chung mang tính nguyên tắc mà các nước đạt được về hiệp đồng tấn công tội phạm trên biển. Đến cuối năm 2013, đã có một số nước ngoài khu vực như nước Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Australia tham gia hiệp định nói trên. Mỹ đã chính thức trở thành Quan sát viên của Trung tâm chia sẻ thông tin – một cơ cấu được thành lập trong khuôn khổ của Hiệp định này, thực hiện chức trách của Ban Thư ký Hiệp định, công bố báo cáo định kỳ về tình hình cướp biển thông thường và có vũ trang ở khu vực châu Á, đồng thời thông báo một số vụ việc xảy ra đột phát cho các nước ký kết hiệp định và các tổ chức liên quan, có thể nói đã làm được nhiều việc nhằm bảo vệ an ninh biển ở khu vực.
3, Hội thảo giải quyết xung đột tiềm tàng ở Nam Hải. Để thúc đẩy hợp tác đối thoại giữa các bên, tạo môi trường hợp tác ổn định ở Nam Hải, từ năm 1990, tại Indonesia hàng năm có tổ chức “Hội thảo giải quyết xung đột tiềm tàng ở Nam Hải” do Trung Quốc và các nước ASEAN cử người tham gia với tư cách cá nhân. Hội thảo đã tiến hành nghiên cứu, thảo luận rộng rãi các nội dung thuộc các lĩnh vực như nghiên cứu tính đa dạng sinh học, thành lập kho dữ liệu hải dương, thay đổi thủy triều và mực nước biển, huấn luyện kiểm tra đo đạc hệ thống sinh thái biển, hệ thống giáo dục và giao lưu về biển Đông Nam Á..,, đã có được tiến triển tích cực, và triển khai một số dự án.
Nhưng bởi nguyên nhân lịch sử, các nước ven Nam Hải lại nhiều, giữa các nước liên quan tồn tại tranh chấp phức tạp về chủ quyền và lợi ích biển, chủ yếu là ở vùng biển Nam Sa (Trường Sa). Vì thế, một vấn đề quan trọng đặt ra là phải làm sao để vùng biển này được quản lý và bảo bộ hữu hiệu, về phương diện này, các bên liên quan đã có rất nhiều nỗ lực và đã đạt nhận thức chung mang tính nguyên tắc, nhưng hợp tác vẫn đứng trước khó khăn cần phải có được bước đột phá. Các bên cần phải dựa theo quy định của UNCLOS và luật quốc tế hữu quan, mở rộng hợp tác, tăng thêm lòng tin cậy lẫn nhau, kiểm soát mâu thuẫn và bất đồng, cùng bảo vệ môi trường biển, giữ gìn hòa bình và an ninh ở khu vực biển Nam Hải, đem lại hạnh phúc cho nhân dân các nước.
III- Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ven Nam Hải
Với tư cách là nước ký kết UNCLOS và DOC, Trung Quốc từ trước đến nay không mãn nguyện, không dừng lại ở những tuyên bố và cam kết suông, mà đã nhất quán kiên trì thực hiện nghĩa vụ theo Công ước một cách thiết thực, thực hiện nhận thức chung về DOC một cách thiện chí, tuân theo tinh thần hợp tác cùng thắng, thông qua liên lạc, phối hợp, thảo luận, đàm phán với các nước khác ở khu vực, thúc đẩy hợp tác có được bước đột phá
1. Hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có tranh chấp tương đối lớn liên quan đến biển ở Nam Hải. Sau nhiều năm nỗ lực, hợp tác song phương đã có được tiến triển quan trọng và có đột phá lớn. Tháng 10/2011, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”, đạt được nhận thức chung về hợp tác trên biển như sau: “Giải quyết vấn đề trên biển dựa theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Thận trọng thúc đẩy đàm phán phân giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực đàm phán, thương lượng vấn đề khai thác chung ở vùng biển này. Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, bao gồm các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Nỗ lực nâng cao lòng tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện đi đến giải quyết những vấn đề còn đang khó khăn hơn”. Sau đó Trung Quốc và Việt Nam đã triển khai nhiều vòng đàm phán về hợp tác ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, từng bước thu hẹp bất đồng, tiếp tục tạo điều kiện hợp tác sâu sắc hơn.
Tháng 10/2013, Thủ tướng Lý Khắc Cường đi thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã trao đổi ý kiến về việc tiếp tục đi sâu hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt trong tình hình mới, trong đó hai bên đã đi đến nhận thức chung quan trọng về hợp tác trên biển như sau:
“Hai bên đồng ý tuân thủ nghiêm ngặt nhận thức chung đạt được giữa nhà lãnh đạo hai đảng hai nước, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, vận dụng hữu hiệu cơ chế đàm phán biên giới giữa chính phủ Trung Quốc và Việt Nam, thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thế chấp nhận, đi sâu thảo luận tìm kiếm biện pháp giải quyết mang tính quá độ, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, trong đó có nghiên cứu, thảo luận vấn đề khai thác chung. Theo tinh thần nói trên, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác thảo luận vấn đề khai thác chung trong khuôn khổ phái đoàn đàm phán chính phủ về biên giới.
Hai bên đồng ý tăng cường chỉ đạo đối với cơ chế đàm phán, thương lượng hiện có, mở rộng mức độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác của các chuyên gia về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm. Dựa theo nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, từng bước thúc đẩy đàm phán phân giới vùng biển ngoài cửa Vịnh bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy khai thác chung ở vùng biển này, trong năm sẽ khởi động khảo sát chung, thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh bắc Bộ. Nhanh chóng thực thi các dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như nghiên cứu hợp tác quản lý môi trường biển và các đảo ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, nghiên cứu so sánh diễn biến thay đổi trầm tích thuộc giai đoạn Holocene (là giai đoạn mới nhất thuộc kỷ địa chất thứ tư, bắt đầu từ 17.000 trước đây và tiếp tục cho đến ngày nay-TTXVN) hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Trường Giang, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, cứu hộ trên biển, phòng chống hiện tại, thông tin liên lạc trên biển….
Hai bên đồng ý kiểm soát thiết thực những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng về kiềm soát khủng hoảng trên biển giữa hai Bộ Ngoại giao, cũng như đường dây nóng liên hệ giữa hai ngành nông nghiệp liên quan đến các sự kiện bột phát trong hoạt động nghề cá, xử lý kịp thời và thỏa đáng những vấn đề mới xuất hiện, đồng thời tiếp tục thảo luận tìm kiếm biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát khủng hoảng, giữ gìn đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình ổn định ở Nam Hải.
Hai bên còn nhất trí đồng ý thực hiện hữu hiệu toàn diện DOC, tăng cường độ tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác, cùng giữ gìn hòa bình và ổn định ở Nam Hải, theo nguyên tắc và tinh thần của DOC, nỗ lực đi đến xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Nam Hải (COC) trên cơ sở hiệp thương nhất trí.
Chúng ta có lý do để tin tưởng rằng nếu hai nước Trung-Việt có được thành ý thiết thực, cùng nỗ lực bằng thái độ tiến thủ thực chất, thì hợp tác hũu quan nhất định sẽ có được bước đột phá mới, đồng thời sẽ có sự đóng góp lớn hơn, lôi cuốn các nước cạnh Nam Hải có thể hợp tác sâu sắc hơn, đem lại ổn định và phồn vinh ở khu vực.
2. Hợp tác giữa Trung Quốc và Indonesia. Năm 2007, Trung Quốc và Indonesia đã ký “Bản ghi nhớ hợp tác trên biển”, theo đó hai bên đã thành lập ủy ban kỹ thuật hợp tác biển. Trong khuôn khổ bản ghi nhớ nói trên, hai nước đã triển khai một loạt hợp tác trong các lĩnh vực an ninh trên biển, an ninh hàng hải, giao lưu hải quân, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển, quan trắc không gian và nghề cá; Năm 2012, hai bên đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác trên biển” mới, đồng thời thành lập Quỹ hợp tác biển Trung Quốc-Indonesia, phía Trung Quốc đã xuất một tỉ nhân dân tệ làm quỹ khởi động, hỗ trợ hai bên triển khai hợp tác thiết thực, đặt cơ sở vững chắc để Trung Quốc và Indonesia tiếp tục đẩy mạnh hợp tác. Trước đó, năm 2011 hai bên đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực biển giữa Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và Bộ Hải dương-Nghề cá Indonesia”, năm 2012 hai bên cũng ký kết bản “Kế hoạch giữa Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và Bộ Hải dương-nghề cá Indonesia về việc thành lập Trung tâm phát triển hải dương và khí hậu Trung Quốc-Indonesia”, xây dựng mặt bằng hợp tác hải ngoại đầu tiên trong lĩnh vực biển.
3. Hợp tác Trung Quc-Malaysia. Năm 2009, Trung Quốc và Malaysia đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác khoa học kỹ thuật biển”, nội dung đã bao gồm rất nhiều lĩnh vực như chính sách biển, quản lý biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, nghiên cứu và điều tra khoa học biển, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, trao đổi tư liệu về biển. Thỏa thuận đã phát huy tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học biển, thúc đẩy sự nghiệp biển của hai nước phát triển, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Hải. Các cơ quan nghiên cứu của hai nước đã triển khai một loạt dự án hợp tác như phát triển mô hình dự báo và ứng dụng nghiệp vụ biển, hỗ trợ khoa học công nghệ cốt lõi của Malaysia trong việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai, an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển và nghiên cứu khoa học biển.
4. Hợp tác Trung Quc-Philippines. Năm 2004 Trung Quốc và Philippines ký kết “Thoả thuận về công tác địa chấn biển hỗn hợp”. Năm 2005, được sự phê chuẩn của chính phủ mọi nước, công ty dầu mỏ ba nước Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã ký kết “Thoả thuận về công tác địa chấn biển hỗn hợp ba bên trong khu vực hiệp định Nam Hải”. Theo thoả thuận, trong các năm từ 2005-2008, công ty dầu mỏ ba nước sẽ triển khai công tác điều tra địa chấn biển hỗn hợp ở bãi cỏ Rong (Reed Bank), nhưng sau đó Philippines đã nhào nặn tin nói rằng công tác điều tra hỗn hợp trái với luật pháp Philippines và cũng do tình hình chính trị Philippines nên phải gác lại.
5. Hợp tác Trung Quốc-Brunei. Năm 2010 Trung Quốc và Brunei bắt đầu thảo luận tìm biện pháp hợp tác cùng khai thác dầu khí trên biển. Tháng 4/2013, trong thời gian chuyến thăm Trung Quốc của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, hai bên đã đạt nhận thức chung quan trọng về việc khai thác chung ở Nam Hải, đồng ý ủng hộ các doanh nghiệp hữu quan hai nước cùng thăm dò và khai thác dầu khí trên biển dựa theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi. Việc hợp tác không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên về chủ quyền và lợi ích biển. Tháng 10/2013, trong chuyến thăm Brunei của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác song phương như “Bản ghi nhớ hợp tác trên biển”, “Thoả thuận giữa ngành dầu khí ngoài khơi Trung Quốc và ngành dầu mỏ quốc gia Brunei về việc thành lập Công ty hợp vốn dịch vụ mỏ dầu”. Hai bên nhấn mạnh phải do quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan thông qua đối thoại và hiệp thương hoà bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền quản lý vùng biển ở Nam Hải. Hai bên cũng nhấn mạnh thêm sẽ ra sức cố gắng thực hiện DOC, giữ gìn hoà bình, ổn định và an ninh khu vực, nâng cao lòng tin cậy lẫn nhau và tăng cường hợp tác.
6. Hợp tác Trung Quổc-Thái Lan. Tháng 12/2011, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác biển giữa Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và Bộ Môi trường Tài nguyên thiên nhiên Thái Lan”. Tháng 3/2012, hai bên ký kết văn bản về “Phương án thành lập Phòng thí điểm hỗn hợp về biến đổi khí hậu và hệ thống sinh thái biển Trung Quốc- Thái Lan giữa Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và Bộ Môi trường tài nguyên thiên nhiên Thái Lan”. Tháng 6/2013, Phòng thí điểm hỗn hợp được chính thức khai trương tại Trung tâm Nghiên cứu sinh thái biển Phuket của Thái Lan, đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, quan trắc biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển và tính đa dạng sinh học biển, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
7. Quỹ hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN. Tháng 11/2011, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc-ASEAN lần thứ 14 tổ chức tại đảo Bali của Indonesia, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề xướng thành lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN do Trung Quốc xuất vốn, ủng hộ và đấy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển, giữ liên lạc thông suốt với nhau, an ninh hàng hải và cứu trợ trên biển, tấn công tội phạm xuyên quốc gia. Về quỹ hợp tác nói trên, trước mắt Trung Quốc đã xuất ba tỉ nhân dân tệ, đã và đang phát huy vai trò tích cực trong hợp tác thực tế giữa các bên ở Nam Hải.
IV- Những vấn đề tồn tại trong hợp tác Nam Hải
Giữa các nước ven Nam Hải tuy có tồn tại tranh chấp các bãi đảo và có những chủ trương chồng lấn lên nhau về quyền quản lý các vùng biển, nhưng trong thời kỳ tương đối dài, Nam Hải vẫn có hoà bình, an ninh, các nước khu vực Nam Hải đã giữ được phồn vinh, ổn định. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của những nhân tố trong và ngoài khu vực, Nam Hải đã xuất hiện một số vấn đề, cụ thể biểu hiện ở những phương diện sau:
Thứ nhất, thế lực ngoài khu vực can thiệp gây tác dụng tiêu cực. Xuất phát từ những tính toán chiến lược của bản thân, một số thế lực ngoài khu vực đã lợi dụng các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực cũng như lợi dụng các phương tiện truyền thông, báo chí để thực hiện ý đồ chính trị và tác động dư luận, tung ra “thuyết Trung Quốc cứng rắn”, “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, bịa đặt ra “vấn đề tự do hàng hải ở Nam Hải”…, kích động nước hữu quan công khai gây khó khăn cho Trung Quốc. Nước ngoài khu vực còn liên tục tổ chức diễn tập quân sự hỗn hợp ở Nam Hải, khiến tranh chấp ở khu vực căng thẳng hơn, hợp tác bị hạn chế nhiều hơn.
Thứ hai, cá biệt có nước ven Nam Hai rắp tâm gây ra vấn đề Nam Hải. Để phục vụ cho ý đồ chính trị ở trong nước, nước cá biệt cố ý gây căng thẳng giả tạo, tô vẽ cho tình hình Nam Hải vốn hòa bình, ổn định trở nên xung đột, nguy cơ rình rập khắp nơi, gây hiểu lầm cho công chúng, hòng khuấy cho “đục nước” để “béo cò ”, mượn cớ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển với Trung Quốc để đẩy áp lực ra bên ngoài. Bởi khu vực này có nhiều quốc gia, tình hình phát triển khác nhau, xu hướng lợi ích khác nhau, thêm vào đó là sự xâm nhập, can thiệp của nước ngoài khu vực nên lòng tin chính trị giữa các nước giảm đi, nghi ngờ tăng lên. Thực trạng như vậy đã trực tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hợp tác khu vực.
Thứ ba, một số ít quốc gia đã giải thích một cách phiến diện, thậm chí còn bẻ cong những quy định trong UNCLOS. Thực chất tranh chấp Nam Hải là tranh chấp lãnh thổ ở các đảo, bãi và vấn đề chồng lấn chủ trương về quyền quản lý biển, trong đó tranh chấp lãnh thổ ở các bãi đảo là tiền đề, quyết định có sự chồng lấn về chủ trương đối với quyền quản lý biển, còn việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở các bãi đảo cũng cần phải xem xét đầy đủ đến sự thật lịch sử và tôn trọng sự thật lịch sử, phải căn cứ theo luật quốc tế và xem xét thực tiễn hữu quan xem bên nào có được lãnh thổ đó chứ không phụ thuộc vào phạm vi quản lý như UNCLOS đề cập. Dù là quyền quản lý biển cũng phải kết hợp với sự thật lịch sử và tất cả mọi cách xem xét toàn diện đến luật biển, chứ không thể chỉ căn cứ theo một điều khoản đơn nhất của UNCLOS như vậy mà có thể giải quyết được vấn đề.
Thứ tư, thiếu cơ chế hợp tác hữu hiệu. Cho dù hợp tác Nam Hải đã có được bước tiến triển tương đối lớn, nhưng hiện nay vẫn đang phải đứng trước khó khăn trong việc thúc đẩy hợp tác theo hướng rộng rãi hơn và ở những cấp độ sâu sắc hơn. Giữa các nước trong khu vực còn thiếu sự phối hợp và liên quan thúc đẩy lẫn nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chưa xây dựng được cơ chế hợp tác hữu hiệu mang tính hệ thống, khiến mô hình hợp tác song phương và hiệu quá mở rộng chia sẻ thông tin ra đến hợp tác đa phương chưa được rõ rệt.
V- Con đường đi đến hợp tác Nam Hải
Là vùng biển bán khép kín quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hoàn toàn có lý do để khẳng định được rằng vùng biển Nam Hải cũng giống như các vùng biển bán khép kín và khép kín quan trọng khác trên thế giới như Địa Trung Hải, Biển Caribean, Biển Đen, các nước ven biển có thể tạo ra được cơ chế hợp tác thống nhất, thông qua hợp tác thực chất để tăng cường quản lý và bảo vệ trước khi tranh chấp được giải quyết, khiến Nam Hải thực sự trở thành “biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị”. Theo UNCLOS, tranh chấp là do hai bên đàm phán, hiệp thương để giải quyết, còn hợp tác phải được tiến hành đồng thời giữa song phương và đa phương, thông qua hợp tác, tạo điều kiện để giải quyết tranh chấp.
Vấn đề Nam Hải, trên thực tế bao gồm bốn cấp độ, theo sự khác biệt về tính chất nhạy cảm và mức độ phức tạp, xếp theo thứ tự trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như sau:
Một là bảo vệ môi trường biển, khảo sát khoa học biển, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tấn công tội phạm trên biển, cứu trợ trên biển và an ninh hàng hải;
Hai là phương diện tài nguyên, bao gồm nghề cá, dầu khí, khoáng sản và khai thác khoáng sản đáy biển, sử dụng và bảo hộ nguồn lực du lịch;
Ba là vấn đề chồng lấn chủ trương của các bên về quyền quản lý vùng biển;
Bốn là tranh chấp lãnh thổ các đảo bãi ở Nam Sa (Trường Sa).
Cả bốn phương diện nói trên đều đã được tiến hành hợp tác, dù ít dù nhiều, hoặc đang hợp tác hay hiệp thương ở phạm vi song phương, nhưng hiệu quả thực tế không thật lý tưởng. Thúc đẩy hợp tác, tăng cường hiệp thương thống nhất là nhận thức chung của các nước liên quan, nhưng làm thế nào để có thể thúc đẩy và tăng cường thì mong muốn này vẫn chưa có được cơ chế và mặt bằng để đảm bảo tiếp tục hữu hiệu. Vì thế, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc song phương giải quyết các vấn đề nhạy cảm cao độ như tranh chấp lãnh thổ và chủ trương về quyền quản lý biển, các bên liên quan cần tích cực tìm được lối ra, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, tăng cường công tác ở một số mặt sau:
Thứ nhất, các bên cần nâng cao thêm một bước về nhận thức chung, nâng cao độ tin cậy chính trị lẫn nhau, tôn trọng lịch sử, chủ trương quyền và lợi ích biển một cách hợp lý, thực hiện nghĩa vụ theo UNCLOS bằng thiện chí, tạo môi trường chính trị tích cực để tiếp tục hợp tác.
Thứ hai, tuân thủ và lý giải luật quốc tế và luật biển một cách toàn diện, chân thành, cần phải nhận thức được rằng UNCLOS không phải là luật biển, lại càng không phải là toàn bộ luật quốc tế, có rất nhiều vấn đề trong rất nhiều lĩnh vực ở Nam Hải đều không thể đơn thuần chỉ dựa vào UNCLOS để giải quyết. Nếu giải thích một cách phiến diện, thậm chí bẻ cong thì không những không thể giải quyết được vấn đề mà ngược lại, có thể còn làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Thứ ba, hợp tác hiện hữu giữa các nước cần được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời tăng cường và làm sâu sắc thêm cơ sở đã có, tiếp tục củng cố vững chắc hơn nữa cơ sở hợp tác.
Thứ tư, tăng cường thiết kế ở tầm cao, tăng cường phối hợp, thúc đẩy hợp tác toàn diện. Trên cơ sở hợp tác hiện có, có thể xem xét thành lập một “ủy ban hợp tác giữa các nước ven Nam Hải”, xây dựng cơ chế hợp tác thực tế hoàn chỉnh và toàn diện riêng cho các nước ven biển, tạo mặt bằng hợp tác sâu sắc ở Nam Hải. ủy ban nói trên có thể bao gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, đều do Bộ Ngoại giao của các nước này làm nòng cốt, các ngành chủ quản khác tham gia, cụ thể có thể bao gồm các lĩnh vực không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và phân định ranh giới biển như khảo sát khoa học, bảo vệ môi trường, nghề cá, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch…, đồng thời có thể xem xét tình hình thực tế để thành lập các chi nhánh của ủy ban. Cơ chế này và các cơ chế hiện hữu khác hoặc là tiếp nhận lẫn nhau, hoặc thực hiện song song mà không trái ngược nhau, bổ sung hỗ trợ nhau. Để có thể thích ứng với tình hình phát triển, trong quá trình hợp tác cụ thể, các nước cũng có thể điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác.
Cơ chế hợp tác nói trên vừa có cơ sở pháp luật làm căn cứ, vừa có thể là căn cứ thực tiễn để xem xét, có vai trò tích cực trong việc kiểm soát mâu thuẫn, làm hoà dịu tranh chấp, thúc đẩy hoà bình, ổn định ở Nam Hải trước khi tranh chấp lãnh thổ và quyền quản lý biển được giải quyết, cũng có lợi cho việc khai thác hợp lý, quản lý hữu hiệu và hoà bình ổn định lâu dài ở vùng biển này. Nếu các nước cạnh Nam Hải có thiện chí và thành thực theo tinh thần hợp tác cùng thắng thì trong tương lai không xa, chắc chắn Nam Hải sẽ được ổn định, phồn vinh và có trật tự hơn./.

Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng

Ai nhân danh cách mạng
để bắt giữ pháp luật, tự do và nhân tính?

Đinh Phàm
Trần Đình Sử dịch

     Mặc dù tôi không thích Arendt, bởi vì bà có quan hệ mờ ám, vừa học trò vừa tình nhân với Heidegger, một người có quan hệ với Đức Quốc xã, nhưng ý kiến của bà trong bài Bàn về cách mạng mang đầy tính chất lí tính, sâu sắc khiến tôi đồng tình.
     Cái kết luận mà bà rút ra sau khi so sánh hai cuộc cách mạng chẳng qua là : Bạo lực cách mạng chỉ được sử dụng một lần, nếu sau cách mạng mà không xây dựng được một chế độ dân chủ và pháp luật có hiệu lực thì sẽ không có tự do đích thực, sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn của đấu tranh giai cấp bạo lực, của việc tiếp tục cách mạng lặp đi lặp lại không thể đảo ngược.
   Arendt khi truy tìm từ nguyên của từ “cách mạng” đã chỉ ra,  “Từ cách mạng vốn là một thuật ngữ thiên văn học, nhờ công trình Bàn về sự vận hành thiên thể của Kopernic mà nó ngày càng được coi trọng trong khoa học tự nhiên. Trong thiên văn học nó vẫn bảo lưu ý nghĩa khoa học của thuật ngữ Latinh, chỉ sự vận động có quy luật của các thiên thể…. Giống như một sức mạnh khiến cho các thiên thể vận hành theo một quy luật nhất định[1]. Không có quan niệm nào tương tự như tất cả các hành động khiến mọi người mê hoặc lại đi xa hơn hai chữ cách mạng ấy. Nói một cách khác, các nhà cách mạng cho rằng, trong quá trình tuyên cáo một trật tự cũ phải diệt vong và đón chào sự ra đời một trật tự mới, thì họ chính là nhà đương cục”. Đúng vậy, để đón chào cái thành quả to lớn của cách mạng kia, sự ra đời một thế giới mới, chúng ta đã không ngừng tô vẽ cho cách mạng, đồng thời, che đậy cái mặt tàn nhẫn, phản động của cách mạng.
Tất cả mọi cuộc cách mạng, nếu không có kết quả cuối cùng là một pháp luật và một chế độ, thì cái cách mạng ấy rốt cuộc sẽ trở thành hòn đá ngáng đường tiến lên của lịch sử. Đây chính là điều mà Arendt rút ra sau khi so sánh cuộc cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ, rồi phơi bày tất cả các thứ tệ đoan của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
Nhìn lại một trăm năm “cách mạng” Trung Quốc, đúng như bà Arendt có nói, “Nhìn từ phương diện lịch sử, chăm chú vào khoảnh khắc cách mạng thì thấy, đại cách mạng đã biến chất thành chiến tranh, biến chất thành nội chiến và ngoại chiến, quyền lợi của nhân dân vừa mới giành được, chưa kịp xây dựng chính thức, liền biến chất thành tao loạn liên miên”. Trung Quốc 20 năm đầu thế kỉ XX đã trải qua các cuộc chiến tranh quân phiệt, chiến tranh kháng Nhật rồi nội chiến Quốc Cộng, tưởng rằng giành được những năm tháng hòa bình, nhưng vị chúa tể của thế giới mới liền tiến hành cuộc thanh toán dị đoan, đó chính là cái phương thức tư duy của kẻ giành chiến thắng trong cách mạng Pháp mà Arendt đã tổng kết, “bởi vì, tiếp theo là kẻ hành động vì cách mạng tự cho phép mình muốn làm gì thì làm,” cho nên, “Làm thế nào để đề phòng kẻ cùng khổ ngày hôm qua, hôm nay thành cự phú liền phát huy các quy tắc hành động của mình, đem áp đặt chúng cho chính thể mới, các mối lo này của hôm nay chưa từng có từ thế kỉ XVIII.” Giải thích theo lí thuyết của Arendt, mấu chốt để phát động một cuộc “cách mạng” nhằm tiến tới xây dựng một nền dân chủ và pháp chế thì phải sử dụng phương thức lập quốc theo cuộc “cách mạng” pháp lí kiểu Mĩ, chư không đi theo con đường chỉ dựa vào cảm xúc và tình cảm. “Phương hướng của cuộc cách mạng Mĩ trước sau đều nhằm dốc sức xây dựng một nước tự do, một chế độ lâu dài. Đối với người hành động vì mục tiêu đó, không cho phép bất cứ hành động nào ngoài phạm vi pháp luật dân sự được thực hiện. Vì sự khổ đau nhất thời, phương hướng của cuộc đại cách mạng Pháp ngay từ đầu đã xa rời quá trình lập quốc, nó được quyết định bởi tính tất yếu, chứ không phải bắt nguồn từ nhu cầu bức thiết giải thoát khỏi chính trị bạo lực, nó bị thúc đẩy bởi nổi thống khổ quá ư nặng nề của nhân dân, và sự đồng cảm với nổi thống khổ vô bờ bến ấy. Ở đây, cái tính chất tùy tiện vô phép tắc vốn bắt nguồn từ tình cảm trong tâm hồn, tính vô hạn của tình cảm xúi giục thúc đẩy, đã phóng thích cả chuỗi bạo lực liên tục.” Câu nói này mới sâu sắc biết bao!
Nước Trung Quốc thế kỉ XX đã đi qua trong cuộc chiến tranh của phong trào văn hóa “ sau cách mạng” và “hậu cách mạng”, từ sự kiện Phúc Điền[2], chỉnh phong Diên An, nội chiến, lại trấn áp phản cách mạng, chống phái hữu rồi cách mạng văn hóa, không có sự kiện nào mà không phải là diễn ra dưới quyền lực tập trung của cá nhân, không đếm xỉa đến nỗi thống khổ của nhân dân, quyền lực của nhân dân bị biến thành kẻ hành động vì cách mạng, biến thành tiếng kèn chiến đấu tiếp tục “cách mạng”. Loại “cách mạng” này rõ ràng đã phải trả giá bằng sự hy sinh nhân tính và hy sinh tự do. Do đó lí luận “Cách mạng không phải là được mời đi dự tiệc” của lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông đã trở thành chân lí tối cao và danh ngôn chí lí, mà đến nay vẫn còn thấm sâu trong quan niệm của bao người chấp chính mà hoàn toàn không tự giác.
Cái quan niệm hạt nhân mà Arendt muốn bày tỏ qua sự so sánh hai cuộc cách mang – cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ thật là rõ rệt – cuộc cách mạng đại chúng chỉ dựa vào lòng đồng tình và thương xót đối với người nghèo khổ là không đáng tin cậy, đồng thời cũng không cứu được người nghèo khổ, bởi vì cái “cách mạng” này không lấy nhân tính làm cơ sở: “Từ ngày có cuộc đại cách mạng Pháp cũng chính là ngày mà tính vô hạn trong tình cảm của các nhà cách mạng đã khiến cho họ vô cảm trước hiện thực, vô cảm đối với số phận của những cá nhân. Tất cả những điều đó thật khó tin. Vì các “nguyên tắc” của mình, vì “tiến trình lịch sử”, vì “sự nghiệp cách mạng”, các nhà cách mạng sẵn sàng hy sinh mọi cá nhân mà không hề hối tiếc. Tình trạng vô cảm đối với hiện thực tràn đầy tình cảm này cũng đã thể hiện khá rõ rệt trong hành động của bản thân Rousseau, trong biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện lặp đi lặp lại của ông, nhưng chỉ khi Robespierre đưa nó vào trong cuộc xung đột phe phái của cuộc đại cách mạng Pháp nó mới trở thành một nhân tố chính trị quan trọng đáng kể.” Rõ ràng Arendt không hề khẳng định hoàn toàn vai trò của Rousseau và Robespierre trong cuộc đại cách mạng và chủ nghĩa khai sáng, ngược lại, bà phủ định những tệ hại mà thứ “cacha mạng” này đem lại cho xã hội, cho các cuộc “cách mạng” kế tục sau đó. Nói thật lòng, đối với nhà khai sáng vĩ đại Rousseau tôi không hề muốn phủ nhận lí luận và tư tưởng khai sáng do ông tạo nên, nhưng trong việc lựa chọn hai chế độ xây dựng quốc gia thì tôi hình như lại thiên về phía Arendt, bởi vì lịch sử đã cho chúng ta biết, “khai sáng” một khi đã bị “cách mạng” lợi dụng, thì rất có thể nảy sinh “tha hóa”, từ đó mà phản bội nhân tính và tự do.
Lời dự báo sau cùng của Robespierre đã chứng minh nguyên nhân thất bại của chủ nghĩa khai sáng: “Chúng ta sẽ chết đi mà không đẻ lại dấu vết gì, bởi vì trong dòng sông lịch sử của nhân loại, chúng ta đã bỏ lở thời cơ thành lập một quốc gia tự do.” Cái nghịch lí này chứng minh một sự thật lịch sử rằng công cuộc khai sáng sau khi bị cuộc cách mạng mù quáng bắt cóc đưa lên cỗ xe chiến tranh đã gây nên biết bao hậu quả thảm họa.
Khi người vô sản mất đi xiềng xích, trở thành nguyên động lực của cách mạng, cách mạng dựa vào sức mạnh tình cảm mà giành chính quyền, nhưng khi chiếc gông cùm của nghèo khổ ngày xưa đã tháo ra, phải chăng người vô sản lại không khoác lên mình một chiếc gông cùm mới?  Nếu nói Mác đã kế thừa ý tưởng cách mạng của Roberspierre , phát triển thành học thuyết đấu tranh giai cấp, thì Lenin trong lúc vội vàng đã quay lại con đường cũ, thì Stalin đã tạo ra một mô hình cách mạng đấu tranh giai cấp cực đoan nhất, mà Trung Quốc trong những năm 50 – 70 lại chạy theo mô hình cực đoan ấy của Stalin, lại tạo ra vô vàn hậu quả thảm họa. Trong cái chuỗi dây chuyền thế giới “vô sản toàn thế giới liện hiệp lại” , kẻ chịu thảm họa sâu nặng nhất là nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc. Đương nhiên thảm họa nặng nể nhất là nhân dân Cămpuchia trong cuộc diệt chủng của bọn Khơme đỏ của Cămpuchia dân chủ dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ cách mạng Polpot, nó chứng minh cho hậu quả về mặt luân lí của “cách mạng”.
Trong giới tư tưởng Âu Mĩ các khái niệm “nhân dân” và “đại chúng” là hoàn toàn khác nhau. Nhân dân là hình ảnh của dân chủ, còn đại chúng là danh từ chỉ bọn người ô hợp. Cho nên Arendt nói : “Về mặt lí luận, điều tai hại nhất là đem đánh đồng nhân dân với đại chúng.” Ở đây nhân dân là những “công dân” có “giác ngộ”, là người dân tự do có quan điểm độc lập; còn “đại chúng” là một đám người nô lệ tinh thần mông muội, là đám AQ bị chấn thương tinh thần dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, là bọn lưu manh dễ bị mê hoặc bởi chiến lợi phẩm của cuộc cách mạng – Hitler đã lợi dụng tình cảm của đại chúng mà dựng nên đảng Quốc xã, Stalin cũng lợi dụng tình cảm đại chúng mà lập nên “Tcheka”, còn “Hồng vệ binh” của Trung Quốc thì vẫn tồn tại trong huyết mạch của rất nhiều người, chỉ cần có người vung tay hô to một khẩu hiệu, thì sẽ có vô vàn “cánh tay đỏ” vung lên như rừng, và tiếng hô “Ura!”, “Vạn tuế!” vang động khắp nơi.

Nguồn: “多维新闻”本文网址:http://history.dwnews.com/news/2012-06-24/58767134-all.html
Ghi chú: Đinh Phàm, đảng viên cộng sản Trung Quốc, hội viên hội nhà văn TQ, Giáo sư đại học Nam Kinh, Phó chủ tịch hội nghiên cứu văn học Trung Quốc, Chủ tịch Hội phê bình văn học Giang Tô, Phó tổng biên tập tạp chí Chung Sơn..

[1] Tiếng Latinh, cách mạng là revolvere, nghĩa là quay vong, chuyển động xoay vòng. ND.
[2] Sự kiện Phúc Điền: Đây là sự kiện do Mao Trạch Đông tạo ra để thành trừng nội bộ vào tháng 12 năm 1930, tại Phúc Điền, tỉnh Giang Tây, giết 120 người thuộc quân đoàn Hồng quân số 20, những người liên lụy bị giết lên đến 70000 người. Năm 1956, Mao đã thừa nhận giết nhầm người, nhưng đến năm 1989 dưới thời Hồ Diệu Bang, Dương Thượng Côn những nạn nhân mới được tuyên bố vô tội. Đây là vụ thanh trừng đẫm máu đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. ND.
 

Chuyện thật, chuyện đùa, chuyện CT Nguyễn Minh Triết

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
.
Các bác có bao giờ để ý là dân làm chuyên nghề nào, thì hay lấy từ chuyên môn của nghề đó ra làm chuyện tiếu lâm?
Và thường thì những câu chuyện cười đó, đối với người ngoài, không trong nghề, thì rất vô duyên?
Thí dụ như có lần một cô giáo đồng nghiệp, làm photocopy bằng giấy màu xanh, nhưng nửa chừng hết giấy, phải chuyển qua màu vàng.
Cái xong cô chép miệng, “Thôi kệ nó, cũng coi như là differentiated instruction!”
Hehehe. Dân ko trong nghề chả hiểu câu đó nghĩa là gì và tại sao nó funny. Người ngoài nghe sẽ thấy nó vô duyên gì đâu.
Hay là có câu chuyện cười rằng thì là chỉ có mỗi một nhân viên giáo dục mà bảo đảm được “no child left behind” thôi, là … tài xế xe chở học sinh!
Hehehe.
Những câu chuyện loại đó, tiếng Anh gọi là “inside joke,” thường chỉ vui tai với người trong nghề, còn người ngoài thì thấy vô duyên. Một người đem inside joke kể cho người ngoài thì hay bị cho là diễu dở.
Và ngược lại, khi một người diễu dở, mình nên thông cảm là có khi người ta đang kể inside joke mà mình không hiểu, chỉ vì mình không cùng nghề với người ta.
Đó là chuyện nói chung.
Riêng với bác Nguyễn Minh Triết thì có lần bác Triết nhân một buổi gặp gỡ Việt kiều, bèn kể chuyện vầy, nguyên văn bác nói nè:
“Nhưng mà tôi nói rằng ‘Ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này.’ Tôi nói mà tôi nhìn Obama mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng.”
* * *
Tớ nhận định đây là một loại inside joke mà bác Triết buột miệng kể ra cho người ngoài, đến nỗi bị mang tiếng diễu dở và bị lên bảng phong thần “phát ngôn ấn tượng.”
Tớ tin rằng bác Triết không thật sự nghĩ là mình “vừa phân hóa cái nội bộ” Obama, nhưng đây là bác đang diễu.
Cũng y như người đồng nghiệp của tớ, chỉ vì copy giấy khác màu, mà nói đùa là mình đang làm “differentiated instruction” (một phương pháp sư phạm mà mỗi em được dạy một cách khác nhau). Cô ấy không hề nghĩ vậy, nhưng cô ấy thấy ngay cơ hội để dùng từ chuyên môn làm thành câu chuyện cười.
Tức là bác Triết nhân việc kể mình cũng sánh vai cùng tổng thống năm châu, bèn dùng cái từ chuyên môn của bác ấy làm thành câu chuyện cười.
Có nghĩa là:
  • “Phân hóa nội bộ” là từ chuyên môn trong nghề chuyên môn của bác Triết (và những bác khác giống bác ấy).
  • Và cách mà các bác ấy phân hóa nội bộ người khác thì đơn giản như bác Triết đang giỡn, đó là: Bày trò “động viên” một bên, nói khích cái “khó” do bên kia.
Thế.

THẤY GÌ TRONG THIẾT KẾ CẦU TREO BỊ ĐỨT!

Nguyễn Tấn Thành

Có rất nhiều stt mổ xẻ về vụ này, nhưng chưa có một sự phân tích sâu sắc về sai lầm của thiết kế cầu này, hòng để xem lại các cầu khác, cũng như là bài học cho các kỹ sư khi thiết kế các máy móc khác. Nhìn vào cầu trong hình ta thấy gì:
- Tay vịn lang cang vững chắc, ở đây dùng hai cây V4 chạy dọc theo cầu, mỗi m có một trụ V4
- Mặt cầu được lót bằng sắt tấm dày tầm 2mm được các đinh tán xuống các dầm dưới.
- Hình không cho thấy hệ dầm dưới nhưng khi bị đứt như vậy, mặt cầu không bị biến dạng, vẫn phẳng, chứng tỏ hệ dầm dưới khá kiên cố.
- Mỗi m của sàn, dầm, lang cang này phải tới 200kg và 54m đó, khối lượng nó không dưới 10 tấn.

Và như vậy với sự kiên cố đó của cái mặt cầu, lang cang đã làm tăng trọng lượng vô ích của cái cầu này lên quá lớn. Nếu hệ cáp, neo chịu được 11,5 tấn mà khối lượng cầu đã 10 tấn còn tải trọng người là 1,5 tấn thì bản thân cầu không tải đã ngấp nghé sự an toàn.

Đây là một sai sót thiết kế thường gặp phải với những người thiếu kiến thức căn bản. Thay vì gia cố hệ cáp, neo giằng, thì họ lại gia cố mặt cầu, lang cang làm tăng tải trọng vô ích, khiến tải trọng hữu ích nhỏ lại đến mức có thể gây tai nạn.

Hy vọng đây là bài học cho tất cả chúng ta trong việc thiết kế nói chung và thiết kế cầu treo nói riêng. Mong mọi người có trách nhiệm xem lại tất cả các cầu treo hiện hành quanh mình. Và nhớ nguyên tắc, cầu càng nhẹ bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
Thấy gì trong thiết kế cầu treo Lai Châu bị đứt !

Có rất nhiều stt mổ xẻ về vụ này, nhưng chưa có một sự phân tích sâu sắc về sai lầm của thiết kế cầu này, hòng để xem lại các cầu khác, cũng như là bài học cho các kỹ sư khi thiết kế các máy móc khác.

Nhìn vào cầu trong hình ta thấy gì:
- Tay vịn lang cang vững chắc, ở đây dùng hai cây V4 chạy dọc theo cầu, mỗi m có một trụ V4 
- Mặt cầu được lót bằng sắt tấm dày tầm 2mm được các đinh tán xuống các dầm dưới.
- Hình không cho thấy hệ dầm dưới nhưng khi bị đứt như vậy, mặt cầu không bị biến dạng, vẫn phẳng, chứng tỏ hệ dầm dưới khá kiên cố.
- Mỗi m của sàn, dầm, lang cang này phải tới 200kg và 54m đó, khối lượng nó không dưới 10 tấn.

Và như vậy với sự kiên cố đó của cái mặt cầu, lang cang đã làm tăng trọng lượng vô ích của cái cầu này lên quá lớn. Nếu hệ cáp, neo chịu được 11,5 tấn mà khối lượng cầu đã 10 tấn còn tải trọng người là 1,5 tấn thì bản thân cầu không tải đã ngấp nghé sự an toàn. 

Đây là một sai sót thiết kế thường gặp phải với những người thiếu kiến thức căn bản. Thay vì gia cố hệ cáp, neo giằng, thì họ lại gia cố mặt cầu, lang cang làm tăng tải trọng vô ích, khiến tải trọng hữu ích nhỏ lại đến mức có thể gây tai nạn.

Hy vọng đây là bài học cho tất cả chúng ta trong việc thiết kế nói chung và thiết kế cầu treo nói riêng. Mong mọi người có trách nhiệm xem lại tất cả các cầu treo hiện hành quanh mình. Và nhớ nguyên tắc, cầu càng nhẹ bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyen Kim đã chia sẻ ảnh của Dân Choa.

hãy nhìn kỹ chỗ vỡ, chứng tỏ cái bulon này được gia công ở một cơ sở gia đình ( trông 
như sản phẩm đúc gang ). Dùng để neo cầu mà dùng cái này thì sao không sập cầu.



Nó đây này 

Một cái chết kèm theo nhiều cái chết khi đi qua cái cầu. Tit Bin thì khá tâm linh, cho rằng người chết nặng lắm, hồn ma không muốn đi chơi một mình...
Lắm người, nhiều ý. Báo chí thì vội đưa tin...cầu đứt cáp treo.
Thực sự thì cấp không đứt, nó chỉ tuột khỏi đai ốc tăng mà thôi.
Chuyên gia xây dựng Thiện Đỗ nhận xét qua ảnh của hiện trường phán thế này, này :

“Không phải đứt dây cáp mà đứt tăng đơ. Do nhà thầu không hiểu bản chất của tăng đơ là chịu kéo nên đã dùng que hàn để thổi tạo lỗ. Quá trình hàn đã biến thép thành gang nên khả năng chịu kéo rất thấp”.

Rất có lý. Giờ thì tìm nhà thầu chính, thầu phụ, tư vấn giám sát và nhà nào gia công cái đai ốc kia. Chuyện còn dài...
Dân Choa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét