Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Suy Nghĩ Về “Hiệu Ứng Cánh Bướm” Tại Việt Nam - Bài học cho Việt Nam từ sự kiện Ukraine

Lý Thái Hùng - Suy Nghĩ Về “Hiệu Ứng Cánh Bướm” Tại Việt Nam

“Hiệu Ứng Cánh Bướm” là nhóm từ mà nhà Khí tượng học Edward Norton Lorenz thuộc Đại học M.I.T của Hoa Kỳ sử dụng để mô tả một hiệu ứng vật lý về khí tượng, nhưng lại trở thành nền tảng về lý thuyết hỗn loạn (chaos theory) với câu nói nổi tiếng: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?

Lý thuyết này phát sinh từ một sự “vô tình” của ông Lorenz. Vào năm 1961 khi cho nhập các dữ liệu vào máy vi tính, ông đã bỏ bớt những con số lẻ quá nhỏ để tiết kiệm thời gian thí nghiệm. Ví dụ các con số 0,506127 được ông Lorenz nhập vào máy là 0,506. Kết quả là máy vi tính đã đưa ra dự báo hoàn toàn khác xa với dữ liệu gốc, dù giá trị của những con số lẻ 0,000127 tự nó hoàn toàn không đáng kể.

Việc làm “vô tình” này đã dẫn đến kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác biệt so với tính toán ban đầu. Từ đó ông đã kết luận rằng một thay đổi dù nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống năng động có thể tạo sự thay đổi to lớn trong kết quả lâu dài.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/09/18/20111109180230_domino_effect.jpg

Ông đã đặt tên cho kết quả này là “hiệu ứng cánh bướm” trong một bài phát biểu tại Hội nghị thăng tiến khoa học Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1972 qua đề tài: Khả năng dự đoán: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?

Ông Lorenz cho rằng sự kiện một con bướm vỗ cánh dù yếu ớt nhưng nó đã tạo ra một tác động nhỏ với một luồng không khí nhẹ chung quanh. Luồng khí nhẹ này có thể gây ra những thay đổi tương ứng trong bầu không khí và khi có những luồng phản ứng dây chuyền tiếp nối, cuối cùng có thể đưa đến những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm vỗ cánh hàng vạn cây số.

Giải thích của Lorenz tuy khó hiểu vì nó có liên hệ nhiều đến phương trình toán học phức tạp; nhưng phát hiện của ông Lorenz đã nói lên một điều là mỗi sự vỗ cánh của con bướm hay một sự kiện nào dù nhỏ xảy ra, đều có tác động làm thay đổi lớn ở môi trường khác.

Kết quả nghiên cứu của Lorenz đã góp phần rất lớn làm thay đổi về lý thuyết hỗn loạn ngày nay, khi các nhà nghiên cứu từ khí tượng, xã hội, kinh tế cho đến tâm lý học đều cho rằng những thay đổi dù nhỏ đều có thể dẫn đến những thay đổi đột phá, nhất là trong các hệ thống, môi trường vận động cực kỳ nhạy cảm.

Từ kết quả của một nghiên cứu liên quan đến khí tượng, “Hiệu Ứng Cánh Bướm” ngày nay đã được diễn giải dưới cái nhìn nhân quả ở các hiện tượng xã hội không chỉ trong lãnh vực khoa học.

Trong lãnh vực xã hội, “Hiệu Ứng Cánh Bướm” chính là sự chuyển biến tư duy, hành động của mỗi cá nhân, nhưng nếu nó được liên kết với nhau tạo thành những phản ứng dây chuyền thì có thể tạo ra những biến động, thay đổi cực kỳ to lớn trong xã hội.

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào được công bố chính thức về các tác động của “Hiệu Ứng Cánh Bướm” trong lãnh vực xã hội; nhưng nếu chúng ta nhìn lại một số biến động trên thế giới, thì nhiều sự việc đã được khởi đi từ một nguyên nhân/hành động rất nhỏ nhưng đã được lan tỏa và tạo thành phản ứng dây chuyền đem đến một kết cuộc bất ngờ, một thay đổi rộng lớn.

Hiệu ứng cánh bướm từ một thanh niên bán hàng rong tại Tunisia:

Sinh viên Mohamed Bouazizi xứ Tunisia quyết định tự thiêu vào ngày 17 tháng 12 năm 2010 để phản đối cảnh sát đã ngăn cản không cho anh lập một quầy bán trái cây để kiếm sống trên đường phố tại thành phố Sidi Bouzid, cách thủ đô Tunis non 200 cây số. Bình thường ra, sự bất mãn tự thiêu của một cá nhân trong chế độ độc tài không phải là điều gì to lớn. Nhưng trước và sau khi Bouazizi tự thiêu, xã hội Tunisia ở trong một bối cảnh nhạy cảm khi số sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm ngày một gia tăng và nhất là xã hội bị kiềm chế đến nghẹt thở vì nạn quan liêu, tham nhũng.

Cái chết của Mohamed Bouazizi đã như tiếng sét, xé tan sự im lặng vốn bao trùm 23 năm dài dưới sự trấn áp thô bạo của công an và đã thôi thúc nhiều giới quần chúng Tunisia phải làm một cái gì đó để thay đổi nguyên trạng. Những cánh bướm phẫn uất từ thành phố Sidi, nơi Bouazizi tự thiêu, đã được cộng hưởng và tạo thành một làn sóng biểu tình nhanh chóng lan rộng đến các thành phố Jendouba, Sousse, Sfax và thủ đô Tunis. Các cuộc biểu tình lên tới đỉnh điểm bằng sự chấm dứt quyền lực cai trị của Tổng thống Zine El Agidine Ben Ali, khi ông này cùng với gia đình đã phải bỏ trốn khỏi Tunisia vào ngày 14 tháng 1 năm 2011.

Xã hội Việt Nam hiện cũng đang ở trong bối cảnh rất nhạy cảm với nhiều “bức xúc” của xã hội như Tunisia vào giai đoạn cuối; từ giáo dục, y tế, tiền lương, công ăn việc làm cho đến văn hóa, an ninh, đối ngoại, bất công, chênh lệch giàu nghèo ...

Trong nhiều năm qua, những bức xúc này đã từng bộc phát thành một số biến cố đáng chú ý như cuộc nổi dậy của hàng vạn người dân Thái Bình, cuộc chống đối của anh em ông Đoàn Văn Vươn, cuộc chống cưỡng chiếm đất của bà con Văn Giang, sự lên tiếng tập thể của giới trí thức, sinh viên trước sự kết án phi lý, phi pháp đối với sinh viên Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha...

“Cánh bướm vỗ” thì có rất nhiều tại Việt Nam, nhưng chưa tạo được hiệu ứng hay động lượng thay đổi mang tính đột biến vì còn thiếu ít nhất hai thành tố:

Thứ nhất là các chuyển biến chưa tác động dây chuyền được ở nhiều nơi vì sự sợ hãi và hoài nghi do chế độ độc tài tạo ra vẫn còn lớn ở Việt Nam.

Thứ hai là sự thiếu vắng các sinh hoạt xã hội dân sự đã làm cho những nối kết giữa các nhóm, cá nhân độc lập bị khó khăn trong nỗ lực tung hứng các “hiệu ứng” của xã hội.

Nhưng rõ ràng càng ngày sự sợ hãi càng giảm và sự hình thành các nhóm dân sự càng gia tăng ở tốc độ tỷ lệ thuận với mức đàn áp và khủng hoảng nội bộ của chế độ, mà tốc độ chuyển biến có thể do lường được gần như hàng ngày tại Việt Nam.

“Hiệu Ứng Cánh Bướm” có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hoàn cảnh quá nhiều “bức xúc” của tình hình Việt Nam ngày hôm nay. 
  Lý Thái Hùng
  (Dân luận) 

Bài học cho Việt Nam từ sự kiện Ukraine

Ông Yanukovych trong chuyến thăm Hà Nội tháng 3/2011

Chính quyền của ông Viktor Yanukovych đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi xử lý các quan hệ đối nội và đối ngoại, dẫn đến bị sụp đổ và đây là những gì mà Việt Nam có thể học hỏi được, theo một số ý kiến nhìn từ Việt Nam và hải ngoại.

Hôm 24/2/2014, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng về đối nội, Tổng thống Yanukovych đã không nghe theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân khi quần chúng mong muốn Ukraine gia nhập vào mô hình phát triển của Liên minh Châu Âu (EU), mà cố gắng lái đất nước theo hướng thân Nga, một mô hình làm nhiều người dân Ukraine lo ngại.

Về mặt đối nội, vị Tổng thống bị phế truất phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đó là quyết định sử dụng bạo lực, dùng cảnh sát bắn vào biểu tình của nhân dân dân, vi phạm một quyết nghị mà cộng đồng châu Âu đã nghiêm cấm kể từ thập niên 1960 - đó là chính quyền không được bắn vào người biểu tình.

Điều này làm cho quần chúng thêm phẫn nộ, bất mãn với chính quyền, cộng đồng quốc tế cũng khó có thể ủng hộ, và kết cục, những người làm Cách mạng đã phế truất chính quyền.

Theo nhà nghiên cứu về châu Âu học và khu vực học, một sai lầm nữa của chính quyền Yanukovych là ngay từ đầu họ đã không lựa chọn một phương án mở là đối thoại với quần chúng, thậm chí mời các đại diện của phe đối lập tham gia vào chính quyền để đạt được sự đồng thuận tốt hơn.

Nói về nguyên nhân ông Yanukovych bị phế truất, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế nói:

"Đấy chính là một sai lầm chiến lược, ở chỗ Yanukovych đã dùng bạo lực để chống lại dòng người biểu tình và cuối cùng phe đối lập đã chiếm lĩnh toàn bộ chính quyền của ông ta."
"Tôi nghĩ rằng Yanukovych là một người chịu ảnh hưởng rất nhiều của một nền văn hóa chính trị kiểu khác, tức là khác xa với nền văn hóa chính trị kiểu Tây Âu hay Liên minh châu Âu,

"Cho nên chuyện dùng bạo lực để giải tán đám biểu tình, dùng các biện pháp mang tính chất quyết liệt, không phải là biện pháp mang tính chất thương lượng và đàm phán, đây cũng có thể hiểu được, Yanukovych là con đẻ của các chế độ coi bạo lực là rất quan trọng."
'Nếu được làm lại'

Theo Tiến sỹ Kế, đặt giả thuyết có thể làm lại, ông Yanukovych có thể và nên chấp nhận một phương án khác mang tính hài hòa hơn.

Nhà nghiên cứu nói: "Đó là ngay từ đầu đã phải mời các nhân vật đối lập tham gia Chính phủ và thay đổi một số điều kiện trong Hiến pháp để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của nhân dân...

Chính quyền Yanukovych đã cho bắn chết trên 70 người biểu tình

Theo ông Kế, ông Yanukovych nên chấp nhận thỏa hiệp và ngồi vào đàm phán cùng với Liên minh Châu Âu và Nga, để cả hai khối sức mạnh này đều có tiếng nói, và qua đó ông có "một lựa chọn sáng suốt" để cân bằng các xung đột chính trị, cũng như tìm ra lời giải hài hòa các khác biệt trong lợi ích và kỳ vọng giữa các khối dân cư phía Đông thiểu số và phía Tây, phần còn lại, của Ukraine.

"Tôi nghĩ trong mặt nào đó, ông ấy đã thiên hướng lệch về phía gắn bó với nước Nga và đi ngược lại trông đợi của đa số dân chúng Ukraine là gia nhập các nền dân chủ hay là nền kinh tế phát triển của Liên minh Châu Âu,

"Liên minh Châu Âu không phải là hoàn hảo, nhưng trong con mắt của người Ukraine, cũng như nhiều dân tộc khác, thì Liên minh Châu Âu dù sao cũng là đỉnh cao nhất hiện nay trong quá trình của các xã hội.

"Nếu được làm lại ở Ukraine, thì ông Yanukovych cũng cần tôn trọng xu thế chung của đa số dân chúng Ukraine là hướng về mô hình phát triển của Liên minh Châu Âu."

Dự đoán về số phận của ông Yanukovych và những người cộng sự trong chính quyền đã ra quyết định sử dụng bạo lực và chĩa súng bắn vào nhân dân, nhà quốc tế học cho rằng ông Yanukovych sớm muộn cũng sẽ phải đối mặt với pháp luật, cũng như những người khác có liên quan trong chính quyền của ông.
"Giữa Ukraine với Nga và Việt Nam với Trung Quốc cũng có một sự tương đồng nhất định"

Ông Kế cũng cho rằng, nếu ông Yanukovych có thể đi thoát sang Nga, thì Nga khi đó có thể sẽ xem xét việc "bảo kê" hay "bảo trợ" cho một người đã có công lái Ukraine theo hướng "thân Nga", thế nhưng mọi động thái của ông Putin, theo ông Kế, đều dựa trên sự toan tính lấy Ukraine làm phương tiện cân bằng hay có thể hiểu là để mặc cả trong quan hệ với phương Tây mà thôi.

Ông Kế cũng khẳng định cả phương Tây và Nga sẽ tìm ra cách thức xử lý cuộc khủng hoảng của Ukraine dù sớm hay muộn và nước Nga sẽ khó có hành động quân sự hay can thiệp nào, trong khi phương Tây sẽ có thể có những nhượng bộ với Nga.
'Xử lý đi dây'

Về xử lý cân bằng mối quan hệ tay ba với các khối sức mạnh, hay cường quốc, mà trong trường hợp này là lực hấp dẫn từ Liên minh Châu Âu và vòng ảnh hưởng của nước Nga láng giềng, trong so sánh để rút ra kinh nghiệm cho trường hợp Việt Nam đang tìm đường đổi mới với Trung Quốc ở bên cạnh, Tiến sỹ Kế nêu quan điểm:

"Giữa Ukraine với Nga và Việt Nam với Trung Quốc cũng có một sự tương đồng nhất định,"

"Ví dụ Nga và Trung Quốc đều là những đại quốc, hay những cường quốc, và các nước nhỏ xung quanh một cách tự nhiên chịu ảnh hưởng của những khối sức mạnh như vậy."

Nhà nghiên cứu cho rằng cách thức địa chính trị cổ điển nhìn nhận vai trò nước lớn với các quốc gia nhỏ, yếu hơn ở xung quanh phải chịu ảnh hướng như một tất yếu nay đã trở nên lạc hậu.

Ông nói: "Lực hấp dẫn như thế thì Ukraine khó thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga. Nhưng tôi nghĩ rằng ở mức độ nào đó có thể nói rằng Việt Nam không phụ thuộc vào Trung Quốc".

Nhà nghiên cứu nêu quan điểm về việc nên và không nên có vai trò, thái độ và xử thế ra sao trước Trung Quốc.
Người dân Kiev tưởng niệm các nạn nhân đợt bạo lực vừa qua

Ông nói: "Còn chuyện người ta muốn Việt Nam trở thành con đê ngăn sóng, hay muốn Việt Nam trở thành xung kích, đối trọng với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng chuyện đó là ảo tưởng.

"Bởi vì Việt Nam không bao giờ muốn đối đầu với Trung Quốc, mà chỉ là muốn cân bằng để giữ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cũng như để đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Biển Đông.

"Tôi nghĩ rằng với một chính sách đối ngoại khôn ngoan và thông minh, Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề, những bước đi rất nguy hiểm của Trung Quốc và chúng ta có thể bẻ gẫy, có thể ngăn chặn được các toan tính rất là thâm hiểm của Trung Quốc."
'Bạo lực không lâu dài'

Cũng quan sát các diến biến đầu năm ở Ukraine, hôm 23/2 một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam với nhiều năm làm việc ở châu Âu, ông Đặng Xương Hùng, nói với BBC, chính quyền Việt Nam có thể lựa chọn giữa hai cách nhìn hoặc tích cực, hoặc tiêu cực.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông nói: "Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả,

"Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân... chính người đó sẽ là những người có tội với nhân dân với đất nước,

"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân," nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao đồng thời là cựu Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, nói.
"Việt Nam phải có một mức độ chính trị thích ứng với sự chuyển đổi đó, tức là chuyển đổi từ trong nước, với chuyển đổi ở những nước ngoài mà mình muốn gia nhập với"
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Trước đó, hôm 22/2, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng rút ra bài học của Ukraine với Việt Nam.

Ông nói với BBC: "Việt Nam đã chuyển đổi về kinh tế, mà lại gia nhập cái hội nhập thế giới nữa, thì hai điều kiện đó bắt buộc Việt Nam phải có một mức độ chính trị thích ứng với sự chuyển đổi đó, tức là chuyển đổi từ trong nước, quan niệm của người dân, nhu cầu của người dân, với chuyển đổi ở những nước ngoài mà mình muốn gia nhập với, đó là nhu cầu của sự chuyển đổi.

"Nhưng vấn đề chuyển đổi ra sao thì lại là một vấn đề không phải là dễ, không ai tự nhiên muốn mất chức cả, thành ra chuyển đổi làm sao để vừa có một chính quyền hữu hiệu, vừa thỏa mãn những đòi hỏi tự do hơn của dân chúng, tôi không nói là hoàn toàn dân chủ, và những quyền căn bản của họ phải được tôn trọng,

"Thì đó là những điều mà quốc gia nào cũng phải tìm cách giải quyết, chừng nào mà những vấn đề đó chưa được giải quyết, thì tình trạng gọi là ổn cố chính trị chỉ là cái ổn cố về bề mặt thôi luôn luôn phải hỗ trợ bằng bạo lực, mà bạo lực thì không bao giờ lâu dài được cả," Giáo sư Hùng nói.
(BBC)

Bằng giả chỉ lọt được vào... cơ quan nhà nước

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25/2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
Mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Bộ Nội vụ cần nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. “Thực tế những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.

Tuyển dụng quá nặng về bằng cấp
Vấn đề “đào tạo gắn với tuyển dụng” đã được các thành viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực mổ xẻ, khi bàn về dự thảo "Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo". Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, đây là chủ trương rất quan trọng. Ông quan ngại về thực tế xã hội hiện nay, khi mọi gia đình đều phấn đấu để con mình phải có bằng đại học. Trong lúc đó, nhiều nước đã xã hội hóa giáo dục, đào tạo tín chỉ theo hướng “cần gì học nấy”, chứ không nhất quyết phải vào đại học. Ông cho rằng, để có thể gắn đào tạo với sử dụng nhân lực, ngoài vấn đề hướng nghiệp, thì việc tuyển dụng trong các cơ quan không nhất thiết phải yêu cầu bằng cấp đại học.
Theo Thứ trưởng Dĩnh, vấn đề là phải xác định cơ cấu công chức, cơ cấu nghề và bậc học trong mỗi cơ quan để sử dụng nhân lực cho phù hợp. Nếu không, xu hướng người người vào đại học vẫn tiếp tục. “Nhiều cơ quan nhà nước còn phấn đấu đưa ra tiêu chí chỉ nhận bằng cấp trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ. Ta vẫn còn quá nặng về bằng cấp” - ông đề cập.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp thì băn khoăn khi đề án hành động còn “mờ nhạt” về những chủ đề lớn như phân luồng giáo dục hay đào tạo gắn với tuyển dụng. Ông nêu ví dụ, ở một số địa phương, số học sinh theo học nghề chỉ bằng 1/10 so với cao đẳng và đại học. Đơn cử Hà Tĩnh chỉ có 800 em học nghề, so với 9.000 người theo đại học, cao đẳng. Theo ông Diệp, tại nhiều nước, hằng năm đều tổ chức các vòng điều tra về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong năm tới hay 5 năm tiếp theo. Từ đây, ngành giáo dục đào tạo sẽ căn cứ để phân bổ và phân phối chỉ tiêu tuyển sinh.
Tuyển dụng đổi mới thì giáo dục cũng phải theo!
Ông Nguyễn Minh Đường - thành viên Hội đồng Quốc gia - nêu thực tiễn của việc đào tạo không gắn sử dụng, khi mỗi năm có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. Ngay cả các trường dạy nghề cũng vậy, trong lúc các DN cần công nhân lại không tuyển được. “Rõ ràng, ta đang đào tạo một đằng, sử dụng một nẻo”. Ông đề xuất Nhà nước, mà cụ thể cơ quan quản lý lao động, cần xây dựng được kế hoạch phát triển nhân lực hằng năm. Như vậy đào tạo mới gắn được với tuyển dụng. “Nếu không, sự bất cập về đào tạo này sẽ còn gây lãng phí lớn cho nhà nước và xã hội, lãng phí lớn cho thế hệ trẻ” - ông nói.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, sẽ cân chỉnh lại đề án chương trình hành động, theo hướng giảm bớt các đầu mục công việc của Bộ GDĐT, và đề nghị bổ sung thêm phần việc của các bộ khác. Đơn cử, ông đề nghị Bộ Nội vụ nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng CCVC. “Những người học giả, nhưng bằng thật không vào được DN nước ngoài đã đành, song ngay cả các DN tư nhân không có đội ngũ cán bộ tổ chức chuyên nghiệp như cơ quan nhà nước, nhưng họ lại "lọc" được các thành phần này, còn nhà nước thì không! Mà đã không lọc được, nạn bằng giả hay học giả, bằng thật sẽ vẫn tồn tại” - ông nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì nêu ý kiến rằng “nếu cơ chế tuyển người, sử dụng người trong DNNN và các cơ quan nhà nước mà đổi mới, thì chất lượng giáo dục sẽ phải đổi mới theo”.
Tránh "vừa chạy, vừa xếp hàng"
Liên quan đến dự thảo đề án "Xây dựng, triển khai chương trình, SGK về giáo dục phổ thông sau 2015", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: Phải thống nhất về cách sắp xếp, cơ cấu giáo dục như thế nào, rồi từ đó mới định được chương trình chuẩn, chương trình khung và đổi mới SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo, kiểm tra, thi cử... Song, Việt Nam không thể cứ đợi đủ chu kỳ rồi mới làm. Mà theo đề án, phải làm SGK trước chương trình. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT phải khẩn trương xác định rõ về hệ thống giáo dục, còn nếu không cứ lao ngay vào viết lại SGK thì sẽ trục trặc, như bài học “cải cách - cải lùi” đã được các chuyên gia đúc kết từ trước đến nay mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ dứt khoát theo nguyên tắc làm chương trình trước, sau mới làm sách và hiện Bộ GDĐT đang làm theo hướng này. Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT, việc xây dựng SGK lần này sẽ theo cách mới là thiết kế các môn học theo hướng tích hợp cao hơn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "điểm yếu" của Việt Nam khi chưa có lực lượng chuyên trách về viết chương trình SGK. “Những lần biên soạn trước vẫn là do các thầy giáo, nhà khoa học viết. Có người tham gia vài ba lần thì có kinh nghiệm. Còn lại là đều tay ngang cả” - ông nói.
Theo ông Phạm Vũ Luận, Bộ GDĐT hoàn toàn ý thức được điều này nên đã tổ chức tuyển người để cử đi các nước học để đào tạo cho tương lai. Còn hiện tại chưa có và “lần làm sách này cũng thế thôi” - ông nêu. Theo Bộ trưởng Luận, Bộ GDĐT phải tính toán để học bước đi bài bản của quốc tế, nhưng vẫn làm theo cách của VN. Ông mong các thành viên của hội đồng chia sẻ, vì “đòi hỏi hết điều kiện quốc tế để làm thì không có”.
Phương Thủy
(Lao Động) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét