Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Tổng thống Ukraina bị phế truất: Bài học nào cho chính quyền Việt Nam và phong trào dân chủ đối lập? - Thỏa thuận TTP có thể ‘kéo dài vô tận’

Tổng thống Ukraina bị phế truất: Bài học nào cho chính quyền Việt Nam và phong trào dân chủ đối lập? (Việt Hoàng)

Thongluan
“…Bài học cho giới trung lưu và các doanh nhân giàu có tại Việt Nam đó là không thể nào sống yên ổn và hạnh phúc trong một đất nước thiếu dân chủ, mất tự do và hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn. Nghèo khó sẽ sinh ra bất ổn và bạo loạn xã hội, khi đất nước loạn lạc thì sự giàu có của các nhà tài phiệt sẽ là mục tiêu …”
Đúng như chúng tôi đã dự đoán một tháng trước đây rằng tổng thống Ukraina có thể bị hạ bệ một lần nữa. Khi đó, hầu như mọi người đều không thể nào tin được rằng một tổng thống đương chức với cả một bộ máy nhà nước hùng mạnh, thậm chí quân phiệt như Ukraina lại có thể bị hạ bệ bởi các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân. Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến, ông Yanukovich phải bỏ của chạy lấy người, để lại một ngôi biệt thự cực kỳ xa hoa và lộng lẫy, để lại một đất nước kiệt quệ và hàng trăm xác người. Ông ta đang bị truy nã gắt gao để ra tòa và chịu trách nhiệm cùng với bộ trưởng nội vụ về cái chết của gần 100 người tham gia biểu tình.
Nguyên nhân dẫn đến cái kết cục bi thảm như ngày hôm nay của tổng thống Yanukovich, theo chúng tôi thì có mấy lý do, một là ông ta và đảng cầm quyền không hề có một dự án chính trị nào để phát triển đất nước. Ông ta đắc cử tổng thống là nhờ vào sự xung đột của phe dân chủ (giữa cựu tổng thống Yushenko và và bà cựu thủ tướng Timoshenko), chính vì không có tư tưởng chính trị dẫn đường nên khi nắm được quyền lực thay vì phục vụ nhân dân ông ta và phe nhóm ra sức tham nhũng, thâu tóm các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Ông ta làm chính trị là để tham nhũng và cướp bóc chứ không phải để phụng sự nhân dân. Thứ hai, ông ta đã trả thù và đàn áp đối lập một cách không nhân nhượng. Đối thủ chính của ông ta, bà Timoshenko bị kết án 7 năm tù vì một tội danh mơ hồ là “lạm dụng quyền lực”, nhiều bộ trưởng và chính khách bị truy nã nên phải sống lưu vong như quyền bộ trưởng nội vụ Avakov (ông ta là cựu tỉnh trưởng Kharkov thời Yushenko, bị truy bức nên phải sống lưu vong tại Ý). Trong khi đó lẽ ra ông ta cần phải tiến hành Hòa giải dân tộc, Hòa giải chính trị để đoàn kết quốc gia. Sau này, trước khi bị phế truất ông ta đã kêu gọi và thành lập hội đồng Hòa Giải Dân Tộc để chấm dứt biểu tình nhưng mọi sự đã muộn.
Dư luận thế giới và Việt Nam mấy ngày qua đều dành sự quan tâm đặc biệt cho tình hình Ukraina. Nhiều câu hỏi và dự đoán được đặt ra cho tương lai Ukraina. Điều đầu tiên mà nhiều blogger Việt Nam đã nhanh chóng nhận ra đó là sự bẽ bàng của tổng thống Nga Putin. Putin đã thắng EU trong hiệp đầu khi ông bất ngờ quyết định “đầu tư” cho Yanukovich một gói cứu trợ khổng lồ là 15 tỉ đôla và hạ giá khí đốt 1/3 mà không kèm theo điều kiện gì. Thế nhưng Thế vận hội Mùa Đông tại Sochi chưa bế mạc thì chính quyền Yanukovich đã tan rã. Hình ảnh rực rỡ của thế vận hội không thể nào át đi được âm thanh của tiếng súng và khói lửa tại quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev. Một liên minh Âu-Á mà ông ta mơ tưởng đã tan thành mây khói. Mô hình thiếu dân chủ và sống bằng tài nguyên khoáng sản của Putin không còn đủ hấp dẫn để lôi kéo bất cứ ai, ngoài mấy nước độc tài. Người Việt Nam chúng ta cũng nên chấm dứt sự sùng bái (thiên về cảm tính) dành cho Putin và mô hình độc đoán của nước Nga. Putin không mạnh như mọi người vẫn nghĩ. Đừng lo chuyện Putin sẽ can thiệp quân sự để giữ Ukraina trong quĩ đạo của mình. Nước Nga không đủ sức và uy tín để duy trì một cuộc chiến tranh với qui mô lớn trên diện rộng với Ukraina.
bandoukraine
Bản đồ Ukraine – Courtesy of The Economist
Đối với chính quyền Việt Nam thì bài học đắt giá dành cho họ đó là không nên lươn lẹo trong các chính sách đối ngoại, đu dây không phải là một phương pháp hành xử đúng đắn. Ảo tưởng trục lợi của Yanukovich bằng cách đu dây giữa EU và Nga đã kết thúc trong bi thảm. Một chính quyền cần phải giữ gìn uy tín của mình, việc Yanukovich vào phút cuối đã quay ngoắt sang Nga và từ chối ký kết hiệp định liên kết với Châu Âu đã phải trả giá đắt. Một chính quyền đứng đắn phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, làm chính trị là để phục vụ nhân dân chứ không phải để tham nhũng và cướp bóc. Một nhà nước không lương thiện, không uy tín, không được lòng dân thì trước sau gì cũng bị đào thải.
Một bài học cũng rất quan trọng mà chính quyền Việt Nam và các quan chức Việt Nam nhất là giới công an và quân đội cần phải nhớ, đó là, tuyệt đối không được dùng vũ lực để đối phó với chính nhân dân mình. Rõ ràng là đã có một nhóm nhỏ cực đoan tại Ukraina đã cố tình tấn công và khiêu khích cảnh sát nhưng do mất sáng suốt và kiên nhẫn nên Yanukovich đã phản công mạnh mẽ khiến gần 100 người chết và thế là tình hình mất kiểm soát, mọi kênh đối thoại bị cắt đứt, chính quyền trung ương nhanh chóng bị tan rã và rồi ông Yanukovich và cựu bộ trưởng nội vụ bị truy nã quốc tế vì mọi trách nhiệm về cái chết của những người biểu tình sẽ đổ lên đầu họ.
Bài học cho giới trung lưu và các doanh nhân giàu có tại Việt Nam đó là không thể nào sống yên ổn và hạnh phúc trong một đất nước thiếu dân chủ, mất tự do và hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn. Nghèo khó sẽ sinh ra bất ổn và bạo loạn xã hội, khi đất nước loạn lạc thì sự giàu có của các nhà tài phiệt sẽ là mục tiêu đầu tiên mà những người cùng khổ nhắm đến. Trước những cái đầu rỗng và những cái bụng đói thì mọi sự chính đáng hay luân thường đạo lý đều không có giá trị. Giới doanh nhân giàu có tại Việt Nam hãy hiểu điều đó để quan tâm nhiều hơn đến tình hình chính trị của đất nước và nên ủng hộ phong trào dân chủ đối lập tại Việt Nam. Sỡ dĩ cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Ukraina có thể diễn ra suốt hơn ba tháng qua là nhờ sự ủng hộ về tiền bạc và vật chất của giới trung lưu và tài phiệt Ukraina, nổi tiếng trong số đó có tỉ phú Poroshenko, chủ của hãng bánh kẹo nổi tiếng Roshen, ông cũng là ứng cử viên sáng giá cho chức thủ tướng lâm thời. Triệu phú Avakov, quyền Bộ trưởng nội vụ chính phủ lâm thời…
Bài học lớn nhất dành cho phong trào dân chủ đối lập tại Việt Nam đó là muốn chiến thắng các nhà độc tài thì phải có đoàn kết và phải có tổ chức. Không có tổ chức và một sự đồng thuận cao thì phong trào đối lập tại Ukraina đã không thể thành công. Ba đảng lớn nhất của đối lập Ukraina là đảng Tổ quốc của Yashennhiuk, đảng Udar của cựu vô địch quyền anh Vitali Klichsko và đảng tự do của Tiagnibog đã đoàn kết và sát cánh bên nhau suốt thời gian qua và họ đã nhận được sự ủng hộ hết mình của dân chúng. Sự dấn thân và niềm tin của họ đã lay động được đám đông. Một bài học quan trọng nữa là không có chính quyền nào là quá mạnh và là bất khả chiến bại. Đấu tranh bất bạo động hoàn toàn có thể mang đến thắng lợi. Chỉ cần tập hợp được khoảng 50.000 người và duy trì được áp lực một thời gian là cách mạng có thể thành công. Một bài báo cho rằng chỉ cần từ 3,5% đến 5% dân số đứng lên chống lại một chế độ là chế độ đó sụp đổ. Đấu tranh bất bạo động sẽ đặt chính quyền vào thế bất bạo động, nếu chính quyền dùng bạo động để chống lại người biểu tình bất bạo động thì chính quyền đó sẽ mất hết uy tín và người biểu tình sẽ lôi kéo thêm được nhiều người đang lưỡng lự và cách mạng sẽ thành công. Một điều cũng cần nhắc lại là tiền bạc tuy quan trọng nhưng nó là thứ chia rẽ nhiều hơn là để gắn kết các tổ chức chính trị hay con người lại với nhau. Chính quyền Ukraina và các thành viên của nó rất giàu có nhưng tan rã rất nhanh, hơn cả mọi dự đoán. Trong khi những người biểu tình đều nghèo khổ nhưng họ đã chiến thắng vì họ có một niềm tin rất lớn vào tương lai, vào chính nghĩa.
Tương lai của Ukraina vẫn còn bấp bênh. Không thể ngày một ngày hai là mọi chuyện có thể tốt ngay lên được. Cần có thời gian và chính quyền mới phải có bản lĩnh lẫn quyết tâm. Thách thức đối với chính quyền mới vẫn còn ngổn ngang trước mặt. Rất nhiều việc cần phải làm. Tuy nhiên việc đầu tiên và quan trọng nhất cần làm đó là Hòa giải dân tộc, hòa giải chính trị để tạo sự đoàn kết quốc gia, dân tộc. Sự khác biệt giữa hai miền Đông-Tây của Ukraina vẫn còn rất lớn. Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng một chính quyền dân chủ sẽ biết cách giải quyết mọi vấn đề một cách ổn thỏa. Minh bạch, lương thiện, cởi mở  sẽ khiến người dân đồng cảm và chia sẻ với chính phủ. Mọi sự gian dối hay thủ đoạn sớm muộn sẽ thất bại.
Việt Hoàng

Tô Hải - Vứt quả dưa, ôm quả ..lừa, quẳng quả lừa, ôm quả gì đây?

Mình muốn nói đến cái “quả lừa to đùng” mà chủ nghĩa cộng sản quái ác đã để lại cho nhân dân một số nước chư hầu sau khi được tách ra khỏi “cái vòng tay giai cấp vô (khối) sản của các nhà cách mạng Nga, đập tan chủ nghĩa xã hội để xây dựng nên một loạt ….xã hội… mơ hồ, dị dạng, khó mà đặt tên gì cho đúng như nó đã và đang tồn tại!?.

Kết quả là, những cuộc tranh giành quyền lực của các nhóm chính trọe (politicaillerie) kéo dài, thậm chí diệt nhau thẳng tay không thương tiếc để được…lệ thuộc vào phe “không cộng sản Nga” hay phe “không cộng sản Âu Mỹ” (!!) mà may mắn nhất có lẽ chỉ có ba nước Ba Lan, Đức và Tiệp đã thực sự rũ bỏ khỏi cái “tín ngưỡng u mê Mắc-xit –Lênin-nít” để khỏi phải nồi da xáo thịt một vài lần nữa!

yanoukovitch05
Viktor Yanukovych (một thời từng là một tên cán bộ địa phương,
đảng viên CS hạng bét leo lên tới) Tổng thống Ukraina bị lật đổ
23/2/2014ảnh REUTERS
Lần này, cả thế giới đều đứng trước những câu hỏi:

1-Nếu thực sự cuộc “cách mạng mới” đập tan bọn độc tài Younokevitch ở Ukraina là để trả lại cho nhân dân quyền tự do dân chủ thật sự, thành lập một chính quyền không lệ thuộc vào lực lượng nào ở nước ngoài, …vậy thì cuộc cách mạng đập tan chủ nghĩa cộng sản xây nên một nhà nước Ukraina “Cộng Hòa bán Tổng Thống” (?) có đầy đủ tam quyền phân lập (Wikipedia) năm 1991 là do ai lãnh đạo? Và quan trọng hơn: Ai đã thay thế cộng sản ngồi lên… các ngai vàng mới?

2- Tại sao nền dân chủ không cộng sản từ đó liên tục bị rắc rối về những vụ tranh giành quyền lực, những vụ hạ bệ nhau, thậm chí khoác cho nhau những tấm áo “thân Nga”, thân phương Tây” để cho nhau vào tù vì những tội…tham ô, trốn thuế, lợi dụng chức vụ …mà điển hình là cựu thủ tướng Timoshenco “người đàn bà giầu nhất nước Nga”, “bà chúa của khí gaz”, người đàn bà sinh ra, lớn lên, học hành và kiếm tiền giỏi nhất ở vùng Kharkov nói tiếng Nga, có tiếng là…thân Nga và cũng vì điều này mà phe Yanou đã tống bà vào tù vì….lý do…kinh tế!!?

3-Chính quyền sắp tới sẽ rơi vào tay ai? Chẳng lẽ lại trở về tay người đàn bà chuyên…”phản bội” và…bị “phản bội” vừa thoát khỏi nhà tù …ở vùng Kharkov, nơi Yanou vừa tới để… tá túc…?
Hàng loạt bài báo phương Tây với những đầu đề hoàn toàn ngược lại với sự hồ hởi, phấn khởi, ”dễ tính” tuyên dương bà, của một số facebooker VN: xếp bà ngang hàng với Aung san suu Kyi, Ghandhi, Butto và…cả..Minh Hằng của VN (!?)…
Có thể kể vài cái tít khá là gợi mở cho cái đầu đã kém trí nhớ của mình như: “Sự trở lại của một ngôi sao mờ”, “Timochenko, kẻ “revenante” (quay về)”, (đồng nghĩa với bóng ma hiện hình) đầy tham vọng “, hoặc "một ngôi sao mờ của cách mạng", hoặc thẳng thừng hơn “Chính Nga là tác giả của cuộc đảo chính”...với nội dung: Lấy cớ để đòi tách rời vùng Kharkov và biển Crimée (có căn cứ hải quân Nga Sebastopol cực kỳ quan trọng) ra khỏi Ukraina nếu chính quyền lại rơi vào tay một bọn mà thủ tướng Nga Medvedev, ngày 23/2/2011 đã không ngần ngại gọi thẳng là: một “thứ không xứng đáng để….chùi chân”!

Mình đọc và đọc, xem và xem hàng loạt ảnh và clip video do các nhà báo, các ký giả độc lập …chụp, quay và viết về Ukraina suốt 3 ngày qua rồi đối chiếu với những gì mà các cơ quan truyền thông ta đã dè dặt đưa tin rồi để thấy rằng:

1-Nhà nước Việt Nam này chẳng bao giờ có thái độ ủng hộ các cuộc biểu tình của nhân dân dù bất cứ ở Irak, Tuinisie, Ai Cập, Lybia hay ở bất cứ một nước có hợp tác lấy được, “đầu môi chót lưỡi” hoặc.. “chiến lược” hay “toàn diện” mà cứ để xảy ra những vụ “không ổn định” rất không có lợi cho sự cai trị muôn năm đúng của họ xất!

2-Nhưng khi đã có một chế độ mới dù tồi hơn chế độ cũ ra đời thì….lập tức cả bộ máy truyền thông khổng lồ của họ lại….quay tít con thò lò rồi lại “vơ vào” như một ủng hộ viên bóng đá vừa điếc, vừa mù, vừa què khen tất cả ai đá bóng! Miễn sao các ông ủng hộ chúng tôi, duy trì ổn định để dân tôi nó …khỏi bắt chước! Cứ đọc lại những gì họ đã viết về Irak, về Lybia, kể cả chửi thậm tệ những kẻ phản bội phá tan Liên Bang Sô Viết của họ những năm 90, và đầu thế kỷ XXI này thì thấy: Họ khạc ra rồi lại liếm vào như chơi!

3-Cái dân Việt Nam ta, quá “thèm” biểu tình, quá mong chờ vào một cuộc lật đổ, quá… tin vào những sự hứng khởi ban đầu nên dễ bị lôi vào một giấc mơ …khó thành sự thực trừ một số người nhờ chịu khó theo dõi, chịu khó tìm coi, tìm đọc, đặc biệt là báo chí có uy tín ở nước ngoài (tất nhiên để đọc đòi hỏi phải có một vài ngoại ngữ)

Vì vậy, với những tài liệu mới có trong tay mình mạnh dạn gợi ý cho các bạn trẻ mà mình mới phát hiện ra với nhận thức chính trị loại cà mèng của mình như sau:

1-Cuộc cách mạng 1991 của Ukraina do ai đạo diễn mà lại đẻ ra một cái chính quyền độc tài, phát xít, tham nhũng như bọn Yanukovich? Bọn chúng là ai mà bị nhân dân toàn thế giới coi là bọn tội đồ, cướp của giết người, diệt lẫn nhau không thương tiếc như vậy?

2-Phải chăng đây là hậu quả của một thời gian dài sống, ăn, hít thở và được giáo dục và làm việc dưới một chế độ vô sản mà chúng tiêm nhiễm những bệnh tật tất nhiên của một thứ quyền lực tuyệt đối là Đảng "lãnh đạo toàn diện"! (Chế độ cộng sản cũ)
Cho nên, dù có mặc áo gì đi chăng nữa thì tướng cướp cũng sớm hay muộn lộ nguyên hình tướng cướp! Cứ xem những tài sản mà Younokevich chiếm hữu thì thấy rằng “chẳng có gì là dân chủ” ở cái nước một thời hứng khởi đổ ra đường hoan nghênh việc giải thể chủ nghĩa cộng sản năm 1991 cả. Thậm chí tồi tệ hơn là đằng khác.

Xem dưới đây một lô ảnh về "cung điện Versailles", cực kỳ xa hoa và đỉnh cao của sự vô học, mô-ve gu (thẩm mỹ loại tồi) của tên tổng thống một thời từng là một tên cán bộ địa phương, đảng viên CS hạng bét leo lên tổng thống một nước to thứ 44 thế giới bằng “con đường hợp pháp”!
yanoukovitch06
Toàn cảnh Biệt thự của Yanukovich trong khuôn viên 140 hecta
yanoukovitch07
bên ngoài
yanoukovitch08
bên trong
yanoukovitch09
yanoukovitch10
Người biểu tình tràn vào chụp ảnh
yanoukovitch11
cả vườn thú nữa (chim công)
yanoukovitch12
du thuyền này...
yanoukovitch13
bộ sưu tập xe này...
yanoukovitch14
toilet dát vàng này...
3-Tại sao cho đến hôm nay (24/2/2014) mà cả thế giới lẫn 46 triệu dân Ukraina vẫn phải đặt ra những câu hỏi:

-Liệu những người thay thế tập đoàn Yanou có thể là những tên “độc tài mới”, những tên “tham ô mới”, càng không thể là cựu thủ tướng Tymoshenko (cho đến nay vẫn bị cho là thân Nga …nhưng lại…chống người thân Nga!)

-Liệu mấy cái tên lãnh tụ chính trị mới Oleg Tiagnibok, Arseniy Yatsenyuk và đặc biệt Vitali Klischko, bốc-xờ vô địch thế giới hạng nặng, có thật là biết làm chính trị như biết giở trò đấm đá ngay trong quốc hội lẫn trên đường phố? Hay là…như một nhà chính trị lão thành thời Kouchma, Viktor Klimouk vừa tiết lộ ra với phóng viên tờ Guardian là: Ngay từ khi hôm qua, vừa giải tán chính phủ cũ, một chân bộ trưởng mới đang có giá là….5.000.000 đô!? Mà những kẻ triệu phú đô la trong xã hội Ukraina vừa qua đã hình thành nhan nhản trên lưng một xã hội bị đục khoét tới mục ruỗng hết từ khi “đổi mới thể chế” đến nay!

4-Cả “gia đình Yanou” gồm:Vitali Zakharchenko, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Olexandre Klimenko, Bộ Trưởng Bộ Thuế, Viktor Pshonka, Công tố ủy viên tối cao, …đã “bốc hơi” cùng bao nhiêu của cải của Ukraina mà chỉ con trai của đồng chí Youno là Olexandre Younokevich đã có tài khoản riêng ở nước ngoài tới 51 triệu đô-la thì mới thông cảm với nhà giáo Sacha Bogdan khi tuyên bố với phóng viên Le Figaro ngày 24/2 là:

“Mọi sự đều tồi tệ đối với đời sống của người dân! Sự đổi mới chỉ có thật, khi đổi mới từ dân mà lên không thể đổi mới giữa nhà cầm quyền với nhau”

Thêm tượng Lenin ở Ukraine bị kéo đổ:

Và mình bỗng giật mình khi nghĩ tới sai lầm một thời của mình:

Mong chờ ở sự đổi mới ngay từ trên, từ trong của cái đảng-nhà nước này!!!

Chết tiệt! Nói dại nếu Việt Nam ta lại giải thể chủ nghĩa cộng sản (sự thật thì nó chẳng bao giờ có mặt ở đâu kể cả ở cái nước này!) do chính mấy ông quyết không rời thẻ đảng hoặc …vứt hay …giấu thẻ đảng vào giờ thứ 25 để xông ra nắm chính quyền theo kiểu gia đình Yanou thì…sao nhỉ?

Thì tránh vỏ dưa lại đụng phải một quả lừa như dân Ukraina à? Mà cái dân Việt mình xưa nay không có thói quen, không có cái gan lỳ như dân Ai Cập hay Ukraina thà chết không rời quảng trường Tahrir, Maidan nếu Mubarak, nếu Youno không bị đánh đổ!

Thế thì nàm thao bi chừ các bạn nhỉ?

Chẳng lẽ dân đen cứ suốt đời tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, tránh vỏ dừa lại ôm quả lừa dễ như bỡn vậy sao?

Thế cuộc còn đang xoay như chong chóng, mình còn khối thứ để tâm sự và tự kiểm điểm lại cái sự: ”bi quan cũng sai, lạc quan cũng hỏng chỉ hoang mang là đúng” của mình!

 
Tô Hải
  Nguồn: Blog tohai

Thỏa thuận TTP có thể ‘kéo dài vô tận’

Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên hy vọng sẽ là hiệp định “đầy tham vọng”, “toàn diện”, “tiêu chuẩn cao” của “thế kỷ 21″. Tôi biết điều này bởi vì các những bộ trưởng thương mại của 12 nước đã từng phát biểu một hoặc cả bốn cụm từ trên tại một cuộc họp báo vào cuối buổi đàm phán kéo dài bốn ngày tại Singapore ngày 25 tháng Hai vừa qua. Các cuộc đàm phán đã đạt được tiến bộ lớn và tất cả các vị bộ trưởng cũng đều đồng ý điều này. Nhưng vẫn còn “khoảng trống đáng kể” vì không có ngày hoặc địa điểm nào được ấn định cho các cuộc họp tiếp theo, và điều này đồng nghĩa với việc ký kết thỏa thuận giữa các bên vẫn còn kéo dài vô tận, thậm chí lên đến vài năm nữa, mới hoàn tất.

Tuy nhiên, họ đã thiết lập những mục tiêu tương đối nghiêm túc để hoàn thiện các thỏa thuận hồi năm năm ngoái. Có hai lý do chính khiến thỏa thuận này bị trị hoãn: những trở ngại chính trị tại cả 12 nước vẫn chưa được khắc phục; và 12 nước tham gia dường như vẫn chưa tìm ra lối thoát cho các vấn đề này.

TPP bao gồm năm quốc gia từ phía đông Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Canada, Chile, Mexico và Peru) và bảy quốc gia từ phía tây Thái Bình Dương (Úc, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Tân Tây Lan, Singapore và Việt Nam). Những nước này gọp lại đóng góp khoảng 40% GDP và chiếm một phần ba thương mại toàn cầu. Theo định nghĩa này thì TPP là một tham vọng lớn.

Cụm từ “thế kỷ 21″ trong một khía cạnh khác của TPP là các vấn đề “phía sau biên giới”, chẳng hạn như bảo vệ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn về môi trường và lao động, những đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước và các hoạt động mua bán của chính phủ. Tất cả các điều này đều có vấn đề. Nhưng mục tiêu cốt lõi của TPP là truyền thống tự do thương mại “toàn diện miễn thuế “. Và một số khó khăn lớn nhất còn tồn đọng nằm trong lĩnh vực tiếp cận thị trường.

Có lẽ chắc chắn điều khó tránh khỏi hiện đang nằm giữa hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP, tức Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hoa Kỳ muốn ngành công nghiệp xe hơi có cơ hội tiếp cận tốt hơn vào thị trường Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản muốn các sản phẩm nông nghiệp “thiêng liêng” – như gạo , lúa mì và đường được theo chế độ miễn trừ trong cơ chế thương mại tự do.

Nhiều giới quan sát cho biết rằng Nhật Bản dường như không khoan nhượng trong những vấn đề này, và một số quốc gia khác dự tính sẽ tiếp tục đàm phán mà không cần Nhật Bản tham gia. Tuy nhiên, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đã bác bỏ tin này. Ông nói trong một cuộc họp gần rằng, “Chúng tôi tập trung vào việc đạt được một thỏa thuận trong tất cả 12 nước, và thỏa thuận này cần phải đảm báo tính tham vọng, toàn diện, và đạt tiêu chuẩn cao”.

Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, đã lập đi lập lại rằng TPP là một phần quan trọng trong ba “mũi tên” cải cách cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản (mũi tên thứ nhất là tiền tệ và vat thứ nhì là tài chính). Tương tự như ở Trung Quốc trong những năm 1990, ông Chu Dung Cơ – một cựu thủ tướng Trung Quốc, đã đặt tầm quan trọng đối với việc sử dụng triển vọng gia nhập WTO để buộc nước này thay đổi, vì vậy ông Abe dường như đang tranh thủ sử dụng áp lực bên ngoài để thúc đẩy cải cách trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ông Abe có vẻ như đạt được ít thành công hơn so với ông Chu ở cuối thế kỷ trước.

Việc này dường như cũng không giúp ông Abe nhiều khi phe đối lập tại Hoa Kỳ đang trên đà chống lại TPP. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc này là Tổng thống Barack Obama có lẽ sẽ có rất ít cơ hội để thắng hiệp định này trong Quốc hội Hoa Kỳ theo cơ chế “ngã tắt”, tức “Fast-track”, (nay được gọi là “Cơ quan Xúc tiến Thương mại hoặc TPA) khi phía hành pháp chuyển sang Quốc Hội để phê chuẩn thì Quốc Hội chỉ có quyền bỏ phiếu thuận hay chống chứ không có quyền tu chính.

Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed cho biết rằng mối liên kết giữa TPA và TPP đã không được mang ra thảo luận trong cuộc đàm phán tại Singapore. Nhưng mọi người dường như cũng không quên điều này. Ông Froman giải thích rằng mỗi quốc gia đều có các quy trình riêng và chính quyền Obama đang tích cực “xây dựng sự hỗ trợ ở Capitol Hill”.

Nhưng dường như sự ủng hộ này không đủ nhanh đối với nhiều nước đang tham gia TPP vì nhiều trong số họ đang phải đối mặt với những khó khăn chính trị nội địa. Chẳng hạn như Malaysia đang lo lắng rằng TPP có thể cấm các chính sách của họ trong chính phủ về việc mua sắm dành riêng cho “Bumiputras” (tức chủ yếu là dân tộc bản địa người Mã Lai chứ không phải những dân tộc gốc Trung Quốc và Ấn Độ) và điều này sẽ làm suy yếu sự hỗ trợ trong liên minh cầm quyền của nước này.

Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc, Andrew Robb, nói rằng điều ông hy vọng nhất là tất cả các nước tham gia đàm phán đều phấn đấu để đạt được một điểm chung, đặc biệt là tinh thần đồng đội đã phát triển rất nhanh trong các cuộc họp.

Tuy nhiên, ấn tượng tổng thể được trông thấy là tình bạn thân thiết trong một đội quân vốn bị bao vây đang chiến đấu trong một trận chiến chống lại nhiều sự bất hòa khó có thể thể vượt qua.
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Tạp chí Economist
  © 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Đại tiệc trong trại cải tạo : Cái nôi của những Chí Phèo mới

chipheomoi
"Nhiều năm hành nghề luật sư trong lĩnh vực hình sự nhưng tôi
chưa thấy trường hợp nào phạm nhân đang cải tạo được "sướng"
và "tự do" đến vậy" - Luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ ý kiến.

Những ngày qua, dư luận trong nước đang hết sức hoang mang và có phần bất bình trước việc một số hình ảnh được cho là của một nhóm tù nhân đầy mình xăm trổ, đang phải chấp hành hình phạt trong trại cải tạo nhưng vẫn "đàng hoàng" tổ chức "đại tiệc" và phô trương một đời sống "đầy đủ, có phần thừa mứa cả về vật chất lẫn tinh thần" so với cuộc sống bình thường ngoài xã hội như sử dụng điện thoại di động, chụp ảnh, chia sẻ lên các mạng xã hội, tổ chức ăn nhậu linh đình...

Nếu đây là sự thật thì vấn đề vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dư luận xã hội. Trước câu chuyện này, phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội).

dangvancuong
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng
Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội)

Sau khi xem những bức ảnh ăn chơi vui vẻ, cơm gà, rượu bia, check-in Facebook trong trại. Luật sư có cảm giác thế nào?

Xem các hình ảnh đó có lẽ không phải riêng tôi, mà nhiều người sẽ nghĩ rằng các hình ảnh đó không phải là ảnh được chụp từ trong trại giam, không giống như hình ảnh thường thấy của các phạm nhân trong thời gian cải tạo. Nếu cải tạo, giáo dục phạm nhân mà "sướng" và "tự do" như vậy thì e rằng hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

Vẫn biết rằng phạm nhân vẫn là con người, vẫn được đối xử như một con người nhưng cũng cần có những hạn chế tự do nhất định, phải có những biện pháp răn đe, phòng ngừa, giáo dục… để họ thấy cái "giá" của sự tự do, để sau khi cải tạo sẽ sống tốt hơn mà "hưởng" cái "tự do" trong khuôn khổ pháp luật, "sợ" mà không dám vi phạm pháp luật nữa…

Nếu trong trại giam cũng giống ở nhà thì phạm nhân sẽ không "sợ" phải án tù giam, sẽ không mong được "tự do" không hiểu được giá trị của hai chữ "tự do".

Làm ta nhớ lại câu nói của "Chí Phèo" trong tác phẩm cùng tên của Nam cao : "Tôi thích đi tù, đi tù sướng hơn, có cơm mà ăn. Ở nhà chằng làm gì nên ăn…" Chính vì vậy, mà Chí Phèo thành con quỷ của làng Vũ Đại. Từ một người "hiền như đất" mà nhà tù của chế độ cũ đã làm nên "Chí"…

Nếu đây là sự thật, việc làm này có trái với nguyên tắc cách ly khỏi đời sống xã hội để giáo dục mà các trại (trại giam, trại cai nghiện, trại giáo dưỡng) vẫn đang thực hiện không?

Những bức ảnh đó chỉ miêu tả một phần cuộc sống của phạm nhân trong trại giam nhưng đã rất gây phản cảm, không thấy sự cách ly của bị cáo với đời sống xã hội (bị cáo vẫn tham gia các "mạng xã hội", vẫn giao lưu và còn gieo rắc tâm lý "ở tù sướng lắm, tự do lắm"… ) làm hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung của hình phạt này, không đủ sức cho các đối tượng khác trong việc chấp hành pháp luật.

Nếu sự việc này có thật trong các trại giam, trại cai nghiện... sẽ không đủ sức răn đe, phòng ngừa, giáo dục, sẽ khó cải tạo phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội. Các đối tượng là thanh niên và người kém nhận thức sẽ không "ngại" khi vi phạm pháp luật hình sự.

Nếu đây là sự thật, theo luật sư, nên xem xét xử lý như thế nào để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật?

Vụ việc này cần điều tra, làm rõ thực hư. Nếu đúng cần xử lý các phạm nhân, cán bộ quản lý trại giam theo quy định pháp luật. Nếu đến mức xử lý hình sự thì cần xử lý để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật của người giám sát cải tạo và người bị cải tạo.

Quá trình làm việc của mình luật sư có bao giờ nghe nói, biết về những câu chuyện có tiền "trong tù vẫn sướng" không?

Nhiều năm hành nghề luật sư trong lĩnh vực hình sự nhưng tôi chưa thấy trường hợp nào phạm nhân đang cải tạo được "sướng" và "tự do" đến vậy. Ngược lại, còn thấy nhiều phạm nhân xăm trổ rồng phượng, thân hình to lớn mà hiền lành, lễ phép như những "bé ngoan", nhìn thấy luật sư, quản giáo từ xa đã cúi đầu chào "thầy", chào cán bộ… thấy được sự uy nghiêm của pháp luật và giá trị của "tự do" trong khuôn khổ pháp luật.

Sau sự kiện này, tôi nghĩ các đơn vị liên quan cần xem xét lại các thông tin này và có ý kiến trả lời các cơ quan chủ quản, cơ quan truyền thông. Nếu đúng hình ảnh đó từ trại giam phát tán lên mạng xã hội thì phải xử lý nghiêm minh các đối tượng có liên quan trước pháp luật.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)
Nguồn: infonet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét