Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Tiếp tục lật tẩy trò nói láo của báo chí trong nước - Hai dự án bauxite: Cẩn trọng hệ lụy nợ

Tiếp tục lật tẩy trò nói láo của báo chí trong nước


Hình ảnh được báo Kiến Thức đặt tựa: "Một người ủng hộ Tổng thống Yanukovich che đầu cố chống chọi lại trận đòn của người biểu tình chống chính phủ".

Bài báo tiếng Việt của báo Kienthuc.vn này cho biết là họ dịch thuật tin lại từ tờ Telegraph... Vốn có thói quen nghi ngờ, mình cần phải kiểm chứng xác thực xem có tờ báo nào của Telegraph có cái tít TRẢ THÙ TÀN KHỐC như Kienthuc.vn đã đặt cho bài báo không, thì mình không tìm được.

Thấy trong kienthuc.vn có dẫn ra 2 tên người là Levchenko và Pavlo Rizanenko... thế là mình tìm kiếm bằng 2 từ khóa tên người trên và Telegraph thì ra link này: "Ukraine: Kiev protesters plan 'revolutionary justice' for their overthrown tormentors".

và tít của bài gốc từ Telegraph là "Người biểu tình ở Kiev lên kế hoạch cho việc thực thi công lý đối với những người đã hành hạ họ trong quá khứ"

- Những đoạn đầu từ bài gốc của Telegparh có nói rằng đám đông biểu tình sau khi lật đổ được chế độ cũ, thì ở Kiev không tìm thấy dấu hiệu mất kiểm soát, vô trật tự nào như vỡ cửa kính, hôi của hay trộm cướp thì Kiethuc.vn lại không đề cập đến:

Cho đến nay, đa số đã kháng cự thành công ham muốn này. Nhìn chung, đám đông trên quảng trường Độc Lập đã giữ danh dự và trật tự. Họ chiếm đóng khu vực phố xá với nhiều ngân hàng và cửa tiệm mỹ thuật, và không có sự hiện diện của cảnh sát, thế nhưng không cửa kính nào bị đập bể, cũng không có dấu hiệu rõ ràng nào của trộm cắp hay cướp bóc. Đa số trong đám đông là những khuân mẫu của trật tự và nghiêm khắc.
So far, the great majority have resisted this temptation. On the whole, the crowds in Independence Square are dignified and orderly. They occupy streets filled with banks and designer shops – without any police presence – and yet no windows have been smashed, nor is there any visible sign of theft or looting. - most people in the crowds are models of discipline and restraint.
- Báo Kienthuc.vn cho biết "Người biểu tình Ukraine đang ráo riết truy lùng các Thẩm phán trong quá khứ đã ra quyết định bỏ tù người biểu tình"... nhưng bài gốc từ Telegraph không có thông tin này, Telegraph chỉ cho biết họ muốn những thẩm phán này phải chịu trách nhiệm về hành vi đã gây ra, ko có dòng nào là "ráo riết truy lùng để trả thù".

- Tường thuật lại lời nói của một người có tên là Levchenko cũng có sự khác biệt giữa 2 tờ báo... trong khi Telegraph chỉ nói là người biểu tình sẽ dán nhãn lên xe của các quan chức tham nhũng, Thẩm phán xử sai (putting a sticker on their car) thì báo Kienthuc.vn lại thêm bớt vào là "phá hủy xe của họ".

- Và cái cách người dân Ukraine đang làm là lôi những người họ cho là có tội ra để "la mắng cho hả dạ, để dán nhãn trên xe" không phải là hành động TRẢ THÙ TÀN KHỐC như Kienthuc.vn đã giật tít ngay từ đầu:
"Một trong nhiều cách để bạn đáp trả là chỉ ra những thẩm phán, cảnh sát và luật sư tham nhũng, để làm ê mặt họ trước công chúng - tìm ra họ trên đường phố, mắng vào mặt họ, dán những miếng đề can lên xe của họ".
"One of the ways you could fight back was to single out these corrupt judges, policemen, attorneys, for public humiliation – finding them in the streets, shouting at them, putting a sticker on their car."
- Tiếp tục thuật lại lời của Levchenko khi ông nói "người dân Ukraine làm Cách mạng là để trả lại sự công minh cho pháp luật, công lý cho xã hội, tuy nhiên chưa chắc pháp luật sẽ trừng trị đích đáng 100% những kẻ đã có tội trong quá khứ nên một số người dân muôn thay trời hành đạo trước"... thì báo Kienthuc.vn lại nói khác đi là "Dù nhờ cái mà người biểu tình gọi là “cuộc cách mạng” đã lật đổ được chính quyền Tổng thống Yanukovich, không ai dám chắc về những thành quả cuối cùng của nó", Ở đây Kienthuc.vn còn muốn ám chỉ người dân Ukraine biểu tình, lật đổ chế độ cũ chỉ là trò ăn ở không, phá hôi chứ không phải mục đích cải tạo cho xã hội tốt đẹp hơn:
Ông Levchenko đồng ý rằng mục đích của cuộc cách mạng là để tạo ra một nhà nước pháp trị.
Nhuwng ông giải thích rằng không ai có thể chắc chắn rằng mục đích này sẽ đạt được trên thực tế. Trong lúc chờ đợi thì "mọi người có quyền thực thi công lý theo cách của mình vào lúc này".
Mr Levchenko accepted that the "whole point" of the revolution was to introduce the rule of law.
But he explained that no one could be sure whether this would actually be achieved. In the meantime "people are entitled to their own justice right now".
* Vâng thủ pháp "CHỈ NÓI 1 NỬA SỰ THẬT, rồi sau đó thêm mắm muối vào" được sử dụng rất triệt để trong bài báo này của Kienthuc.vn. Không phải chỉ trong bài này mới có nói láo, nhiều bài mình đối chiếu qua một tờ báo gốc và một tờ báo dịch ra tiếng Việt, bao giờ mình cũng thấy có dịch láo và sai sót ít nhiều, nhằm xuyên tạc xã hội, đời sống các nước bạn. Mục đích để làm gì chắc các bạn cũng biết.
Qua đây mình cũng muốn nhắn nhủ với nhiều người "đọc báo tin ngay" là hãy tập thói quen phân tích nội dung một bài báo xem có mâu thuẫn, có lòi đuôi nói láo chỗ nào không và chịu khó tìm cách đối chứng các thông tin chưa đc kiểm chứng... có như vậy các bạn mới không bị truyền thông của nhà sản lừa!
Kelk JR Nguyen 
(FB Kelk JR Nguyen)

Hai dự án bauxite: Cẩn trọng hệ lụy nợ

...cc : Lo gì , “Đây là chủ trương lớn của đảng và chính phủ”  đã có đảng và chính phủ no – Dân ta thì cứ thoải mái ăn nhậu, nhảy nhót cho nó phẻ phè.
600 triệu USD của TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự án do Chính phủ bảo lãnh…
Hai dự án bauxite: Cẩn trọng hệ lụy nợ
Hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đều là các dự án gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua về việc nên tiếp tục hay là nên dừng lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu thực hiện cuộc giám sát hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm an ninh – quốc phòng của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu là trưởng đoàn giám sát. Các thành viên trong đoàn đều là các lãnh đạo của Ủy ban Kinh tế và lãnh đạo của một số đoàn đại biểu Quốc hội.
Hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đều là các dự án gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua về việc nên tiếp tục hay là nên dừng lại.

Nhà đầu tư lạc quan

Theo Bộ Công Thương, dự án Tân Rai và Nhân Cơ là hai dự án thử nghiệm khai thác bauxite sản xuất alumin đầu tiên ở nước ta, địa điểm đặt nhà máy alumin tại Lâm Đồng và Đắc Nông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên. Nhà máy alumin Tân Rai đã được nhà thầu bàn giao cho TKV từ 1/10/2013.
Từ ngày bàn giao, nhà máy đã chạy ổn định ở mức 60 – 65% công suất thiết kế. Dự kiến cuối tháng 2/2014 sẽ nâng công suất lên 80 – 85%. Với dự án Nhân Cơ, do đang trong giai đoạn xây dựng, TKV vẫn tiếp tục thu xếp vốn cho dự án. Các khoản vay đều có mức chi phí lãi vay phù hợp, cạnh tranh so với thị trường hiện nay. Mức lãi suất bình quân các khoản vay khoảng 6,31%/năm.
Giải trình các vấn đề liên quan đến hiệu quả tổng thể kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm an ninh – quốc phòng của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ, lãnh đạo TKV cho biết, tính đến ngày 31/12/2013, TKV đã xuất khẩu được 160.340 tấn alumin cho các công ty của Thụy Sỹ, Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore…; tiêu thụ trong nước 844 tấn alumin và 3.840 tấn hydroxit nhôm.
Hiện tại, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với công ty Marubeni – Nhật Bản, công ty nhôm Vân Nam – Trung Quốc. Năm 2014, dự kiến khai thác bauxite, sản xuất và tiêu thụ alumin khoảng 540 nghìn tấn, hydrat 2,4 nghìn tấn. Khả năng tiêu thụ sản phẩm alumin của hai dự án, sản lượng tối đa của hai dự án được dự đoán khoảng 1,3 triệu tấn là hiện thực và khả quan.
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định thêm, chất lượng các thiết bị cơ bản ổn định, công nghệ áp dụng sản xuất alumin tại nhà máy alumin Tân Rai là phù hợp, chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, điện năng đạt chỉ tiêu thiết kế, chất lượng alumin đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vấn đề xử lý bùn đỏ cũng được giải quyết triệt để khi áp dụng công nghệ phổ biến trên thế giới, phù hợp với điều kiện khí hậu Tây Nguyên.
Về quốc phòng – an ninh, đối với dự án Nhân Cơ, TKV đã thống nhất với Bộ Quốc phòng giao Tổng công ty Đông Bắc thành lập Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên từ năm 2006 để triển khai nhiệm vụ ban đầu của dự án. Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên đồng thời cũng là một đơn vị quân đội tham gia bảo đảm an ninh, quốc phòng tại Tây Nguyên. Theo Bộ Công Thương, đây là “sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và quốc phòng”.

Rủi ro tài chính rất cao

Tuy nhiên, các thành viên trong đoàn giám sát không nhiều lạc quan như vậy đối với các dự án này và mối lo còn tăng lên gấp nhiều lần khi TKV vừa tăng tổng mức đầu tư hai dự án lên 35%, khiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội đem lại càng bất tương xứng.
Bình luận về vấn đề này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, hiệu quả của hai dự án này phải được nhìn nhận, đánh giá ở diện rộng hơn, không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại cho TKV mà còn đối với kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Trong bối cảnh kinh tế bị suy giảm, cả nước khó khăn, việc đầu tư một lượng vốn lớn cho hai dự án này cũng đã khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Nếu không vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của Tây Nguyên, từ đó góp phần phát triển đất nước thì có thể, nguồn vốn cho hai dự án này đã được tính toán đầu tư theo hướng khác.
“Chính vì thế, hiệu quả thực hiện hai dự án này không thể chỉ đo đếm bằng những con số lỗ, lãi tài chính thuần túy mà quan trọng hơn là hiệu quả tổng thể về kinh tế – xã hội, về an ninh, quốc phòng như thế nào. Với riêng vùng Tây Nguyên, dự án có tạo động lực lan tỏa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động… nâng cao đời sống người dân, từng bước góp phần đưa khu vực này thoát nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào các dân tộc nơi đây hay không? Cần phải tính toán cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và địa phương như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra khi chúng ta quyết định khai thác tài nguyên bauxite ở Tây Nguyên?”, ông Phúc nêu ra các câu hỏi.
Song, nỗi lo lớn hơn cả, là nợ nần mà các dự án này đem lại. Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch nhận định: “Tính rủi ro tài chính của hai dự án này rất cao”.
Theo ông Lịch, con số 600 triệu USD của TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự án do Chính phủ bảo lãnh, số tiền này đã thuộc nợ công chứ không chỉ thuộc phạm vi của dự án hay của TKV.
Bộ Công Thương khẳng định TKV đã có kế hoạch trả nợ khoản vay này, nhưng như băn khoăn của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, ông Lê Nam, việc trả nợ có thể bảo đảm theo kế hoạch không khi mà doanh nghiệp hiện vẫn đang bị lỗ và dự kiến sẽ còn bị lỗ trong 5 – 7 năm nữa?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng cũng đề nghị, cần phải xem xét, đánh giá thật cẩn trọng hệ lụy nợ đối với hai dự án này.

Hai dự án bauxite Tây Nguyên: “Rủi ro tài chính rất cao”

(Doanh nghiệp) – Dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đang vấp phải nhiều lo ngại đưa ra liên quan đến vấn đề vốn đầu tư lớn trong khi lợi nhuận thấp.
Rủi ro tài chính rất cao
Tờ Vneconomy dẫn lời Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch nhận định: “Tính rủi ro tài chính của hai dự án này rất cao”.
Theo ông Lịch, con số 600 triệu USD của TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự án do Chính phủ bảo lãnh, số tiền này đã thuộc nợ công chứ không chỉ thuộc phạm vi của dự án hay của TKV.
Bộ Công Thương khẳng định TKV đã có kế hoạch trả nợ khoản vay này, nhưng như băn khoăn của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, ông Lê Nam, việc trả nợ có thể bảo đảm theo kế hoạch không khi mà doanh nghiệp hiện vẫn đang bị lỗ và dự kiến sẽ còn bị lỗ trong 5 – 7 năm nữa?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng cũng đề nghị, cần phải xem xét, đánh giá thật cẩn trọng hệ lụy nợ đối với hai dự án này.
Mối lo còn tăng lên gấp nhiều lần khi TKV vừa tăng tổng mức đầu tư hai dự án lên 35%, khiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội đem lại càng bất tương xứng.
Hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đều là các dự án gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua về việc nên tiếp tục hay là nên dừng lại.
Hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đều là các dự án gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua về việc nên tiếp tục hay là nên dừng lại.
Bình luận về vấn đề này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, hiệu quả của hai dự án này phải được nhìn nhận, đánh giá ở diện rộng hơn, không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại cho TKV mà còn đối với kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Trong bối cảnh kinh tế bị suy giảm, cả nước khó khăn, việc đầu tư một lượng vốn lớn cho hai dự án này cũng đã khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Nếu không vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của Tây Nguyên, từ đó góp phần phát triển đất nước thì có thể, nguồn vốn cho hai dự án này đã được tính toán đầu tư theo hướng khác.
“Chính vì thế, hiệu quả thực hiện hai dự án này không thể chỉ đo đếm bằng những con số lỗ, lãi tài chính thuần túy mà quan trọng hơn là hiệu quả tổng thể về kinh tế – xã hội, về an ninh, quốc phòng như thế nào.
Với riêng vùng Tây Nguyên, dự án có tạo động lực lan tỏa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động… nâng cao đời sống người dân, từng bước góp phần đưa khu vực này thoát nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào các dân tộc nơi đây hay không? Cần phải tính toán cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và địa phương như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra khi chúng ta quyết định khai thác tài nguyên bauxite ở Tây Nguyên?”, ông Phúc nêu ra các câu hỏi.
Phó Thủ tướng nhiều lần nhắc an toàn hồ chứa bùn đỏ
Ngày 11/2 vừa qua, khi đến thăm và làm việc tại Dự án tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng (dự án bauxite Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam phải có giải pháp đảm bảo an toàn cho khu vực chứa bùn đỏ bằng cách xây dựng thêm khoang bùn đỏ thứ ba để dự phòng trường hợp xảy ra sự cố và tăng cường giám sát bằng camera để sớm phát hiện bất thường trong quá trình vận hành.
Nhiều lo ngại đưa ra liên quan đến vấn đề vốn đầu tư lớn trong khi lợi nhuận thấp, Phó Thủ tướng nhắc đi nhắc lại vấn đề an toàn hồ chứa bùn đỏ....
Nhiều lo ngại đưa ra liên quan đến vấn đề vốn đầu tư lớn trong khi lợi nhuận thấp, Phó Thủ tướng nhắc đi nhắc lại vấn đề an toàn hồ chứa bùn đỏ….
Trước đó, chiều 10/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cũng khảo sát công tác xây dựng nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ, công trình hồ chứa bùn đỏ, công trình cung cấp nước cho nhà máy tuyển quặng bauxite, khu vực tuyển quặng.
Tại buổi làm việc này Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đề nghị chủ đầu tư cần phối hợp với các Bộ ngành Trung ương và chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ; làm tốt việc xây dựng hồ chứa bùn đỏ, đảm bảo môi trường; khai thác quặng đến đâu phải hoàn thổ đến đó bằng cách trồng cây xanh và phát triển nông nghiệp bền vững; các hạng mục xây dựng nhà máy sản xuất alumin phải đảm bảo chất lượng, an toàn trong lao động và tiết kiệm.
Đào tài nguyên lên bán
Trước đó, trả lời báo Đất Việt, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, đoàn TP Hồ Chí Minh đã thẳng thắn sau khi nghe tin Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam xin cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ: “Xin cho tôi nói thật, quan điểm nào tôi không rõ nhưng quan trọng nhất dự án này không khả thi và không hiệu quả. Đã không hiệu quả thì cho vay cái gì? Huống chi đây là doanh nghiệp móc tài nguyên lên để bán”.
Đánh giá về việc Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%, ông Đặng Thành Tâm cho biết, ngay cả chuyện Vinacomin khai thác than, mỗi năm hàng trăm triệu tấn than bị múc lên đi bán, hãy thử nhìn mỗi năm đóng thuế cho ngân sách được bao nhiêu.
Khi nói điều này, lãnh đạo tập đoàn thường lý luận rằng đã nuôi được cả trăm ngàn công nhân. Vậy thử nhìn sang dệt may cũng nuôi biết bao nhiêu công nhân mà họ cũng chẳng được cho cái gì. Họ tự mang việc về tạo công ăn việc làm cho lao động mà vẫn đóng thuế.
“Doanh nghiệp khai thác khoáng sản chỉ việc móc tài nguyên lên bán mà còn muốn xin thêm nữa. Tôi nghĩ rằng ưu ái theo cách này thì rất gay”, ông Đặng Thành Tâm nói.
Thông tin trên tờ Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan -nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN từng cho biết, Vinacomin không đủ nguồn lực để thực hiện dự án. Vinacomin đã không trung thực trong bài toán kinh tế bằng cách gạt một số hạng mục đầu tư ra ngoài để khẳng định, nếu làm sẽ có lãi. Nhưng lúc bắt tay vào triển khai, Vinacomin lại đòi hỏi nhà nước phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sá để vận chuyển sản phẩm ra cảng phục vụ xuất khẩu.
“Đó là cách tính toán rất “cùn” trong kinh doanh, bởi khi đầu tư dự án, nhà đầu tư phải tính cả chi phí vận chuyển chứ không thể bỏ ra ngoài như Vinacomin. Chưa nói xuất khẩu sản phẩm của dự án lại phụ thuộc vào một thị trường, thì hiệu quả kinh tế cũng rất bấp bênh. Tóm lại, dự án không thể đem lại hiệu quả kinh tế…”, bà Phạm Chi Lan nói.
Đầu tư lớn, đóng thuế bao nhiêu?
Hồi tháng 6/2013, ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, thuộc Tập đoàn Vinacomin đã cho biết, dự án bauxite Nhân cơ sẽ lỗ trong 6-7 năm đầu.
Theo ông Tiến, tổng đầu tư hơn 16 nghìn tỷ chưa bao gồm phần khai thác mỏ bauxite do báo cáo thăm dò mỏ mới được duyệt, đang lập dự án đầu tư mỏ. Hơn nữa, trong quá trình triển khai dự án, giá trị tổng mức đầu tư ban đầu khoảng hơn 11 nghìn tỷ đồng không còn phù hợp nên TKV đã thuê tư vấn lập điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.
Ông Bùi Quang Tiến cho biết thêm, do phải chịu lãi suất vay và khấu hao cao nên trong 6 -7 năm đầu hoạt động, nhà máy có thể sẽ phải chịu lỗ kế hoạch với giá trị khoảng hơn 2.400 tỷ đồng.
Trước lo lắng của các chuyên gia hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ sẽ khó hiệu quả bởi riêng thuế xuất khẩu quặng nhôm, áp mức thấp nhất (theo khung 15-30% – theo nghị quyết 710/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thì TKV đã phải nộp trên 750 tỉ đồng/năm, ông Nguyễn Tiến Chỉnh – trưởng ban khoa học – công nghệ và chiến lược phát triển của TKV cho biết, Nhà nước đã cho TKV được hưởng mức thuế… 0%.
Hồi tháng 11/2013, Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan miễn thuế nhập khẩu thiết bị cho dự án bauxite Tân Rai với số tiền 100 tỷ đồng.
Trước đó, chủ đầu tư đã có đề nghị về việc miễn thuế nhập khẩu chi tiết linh kiện, vật tư lắp đặt đồng bộ cho dự án này. Vinacomin cho biết đây là dự án thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư. Sau đó Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương thống nhất ý kiến cho rằng các chi tiết linh kiện, vật tư nhập khẩu đồng bộ thuộc dự án trên có thể xem xét như loại trong nước chưa sản xuất được và nếu sản xuất trong nước thì sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tính đồng bộ của dự án.
Hiện, các dự án bauxite có 5 loại thuế được miễn giảm tiền thuế đất, được miễn thuế nhập khẩu thiết bị, tạo tài sản cố định, được miễn thuế nhập khẩu cho linh kiện, vật tư nhập khẩu lắp đặt đồng bộ với thiết bị tại dự án alumin Lâm Đồng, miễn thuế nhập khẩu chất trợ lắng cho sản xuất trong 5 năm, giảm thuế nhập khẩu xút lỏng từ 20% xuống chỉ còn 3%, miễn thuế xuất khẩu alumin, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Song TKV và Bộ Công thương vẫn tiếp tục xin thêm ưu đãi cho dự án bauxite, mặc dù bị Bộ Tài chính từ chối, Bộ Công thương vẫn tiếp tục gửi công văn kêu lên Thủ tướng giãi bày hành trình xin giảm thuế phí và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ.
Vinacomin còn nhấn mạnh, hai dự án alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ đều rất khó khăn về dòng tiền trong những năm đầu, do phải trả lãi vay đầu tư. Dự kiến, năm thứ 3, các nhà máy mới vận hành đạt công suất thiết kế. Do đó, doanh thu sẽ rất thấp. Theo tính toán, dự báo thời gian lỗ kế hoạch của 2 dự án này sẽ kéo dài 5-7 năm.
Vì vậy, Vinacomin đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, giảm phí môi trường khai thác bauxite xuống mức trần 4.000 đồng/tấn như Bộ Công Thương đề xuất, trong thời hạn 5-7 năm kể từ ngày dự án đi vào sản xuất.
Thu Phương (Tổng hợp)

Thông tin tiếp về vụ tham nhũng 9 tỉ đồng ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam


Sau khi bài “Hé lộ vụ tham nhũng 9 tỷ đồng ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” được đăng tải trên Dân Luận (và được nhiều trang mạng khác đăng lại), nội dung nêu đích danh hai ông Phó Chủ tịch LHHVN là Phan Tùng Mậu và Phạm Văn Tân (ông Tân còn kiêm Tổng thư ký), ngoài ra có nói qua về vai trò của ông Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khi nâng đỡ cho người nhà lộng hành, (vị người nhà của ông Minh phụ trách trang Web nội bộ của cơ quan, tiêu tới hơn 2 tỷ một năm mà lượng truy cập không nổi 100 lượt mỗi ngày). Chúng tôi tiếp tục nhận được thông tin phản hồi của các cán bộ ở đây (có 21 người cung cấp thông tin thêm cho chúng tôi bằng các kênh liên lạc được thiết lập bí mật). Qua phản ánh của cán bộ ở đây mới thấy thật là kinh hoàng với không khí đang diễn ra ở cơ quan này, ba ông Đặng Vũ Minh, Phạm Văn Tân và Phan Tùng Mậu đang lồng lộn truy tìm tác giả bài báo, một số nhân viên hợp đồng ở cơ quan còn được họ hứa hẹn là nếu do thám tìm được tác giả bài viết thì sẽ được tiếp nhận chính thức vào cơ quan, cho vào biên chế nhà nước. Bằng cách này họ đã biến khá nhiều người trong cơ quan thành mật thám, ở cơ quan đã xảy ra việc bi hài là một số nhân viên có mâu thuẫn với nhau, lợi dụng cơ hội để tố điêu đổ vạ (hệt như thời cải cách ruộng đất). Do đó nhiều cán bộ trong cơ quan nhắc nhau nhớ lại câu khẩu hiệu mà người ta hay dán trên tường thời chống Mỹ là: “Ở đây tai vách mạch rừng/ Những điều bí mật xin đừng nói ra”. Tìm, tìm và tìm…ai, ai là người dám chống đối. Tất cả những nhân viên nào đã từng phản biện, cãi sếp, đều thuộc diện nghi vấn. Thật nực cười cho các ông, mang danh tiến sĩ nhưng trí tuệ không cao hơn ngọn cỏ, nên không biết rằng có gan hùm, rồi được “thế lực thù địch” cho tiền, thì cán bộ nhân viên của cả cái cơ quan mang danh trí thức này cũng không dám viết. Vì dân chủ là một tính từ cực kỳ xa lạ với cái cơ quan có tên là Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cán bộ ở đây bị đè nén lâu ngày nên đã nhụt chí khí từ lâu rồi. Các ông mất công truy tìm mà làm gì, hãy làm việc có ích cho dân cho nước, không tham ô, tham nhũng, lưu manh hại người, thì ai viết được bài nói các ông? Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, các ông cướp lắm của dân, thì đến ngày chúng tôi phải vạch mặt mà thôi. Bởi vậy trong bài này, chúng tôi nêu tiếp số liệu thể hiện sai phạm trong dự án “Cổng thông tin điện tử Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” và vai trò của ông Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phạm Văn Tân để bạn đọc được biết những lãnh đạo Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã lũng đoạn cơ quan, ăn bẩn đến thế nào.

Sau khi được Văn Phòng Chính Phủ đồng ý cho phép đầu tư từ ngân sách Nhà Nước, tháng 10/2007 Dự án “Cổng thông tin điện tử của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” được phê duyệt với tổng dự toán là 8.900.000.000,đ (tám tỷ chín trăm triệu đồng), trong đó chi phí: thiết bị và phần mềm là 7.308.757.300 đồng; Chi khác 873.060.295 đồng; Dự phòng 818.181.759 đồng. Chưa đầy ba tháng sau khi được phê duyệt, tháng 1/2008, Dự án được điều chỉnh tổng dự toán là chẵn 9.000.000.000, đồng (chín tỷ đồng). Trong đó chi phí thiết bị và phần mềm giữ nguyên: 7.308.757.300, đồng, chi phí khác tăng lên 1.691.242.700, đồng. Điều bất thường là cùng một dự án do cùng một cơ quan phê duyệt, thế mà tổng dự toán kinh phí lại khác nhau đến cả trăm triệu đồng, và cơ cấu đầu tư thay đổi luôn xoành xoạch với những con số khác nhau một cách khó hiểu. Chẳng hạn trong Quyết Định Phê Duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán ghi: Chi thiết bị và phần mềm: 7.410.549.569, đồng và chi khác 1.589.450.431, đồng nhưng trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán lại ghi: Kinh phí thực hiện đầu tư: 7.407.025.949, đồng; Chi khác 1.592.974.051, đồng. Như vậy có tới 3 con số khác nhau trong hồ sơ dự án khiến người đọc không thể không nghĩ rằng đây thực chất là nguỵ tạo chứng từ, hồ sơ dự án sao cho hợp lệ để rút tiền ngân sách. Xin lưu ý hai chi tiết để bạn đọc thấy rõ sự tuỳ tiện và bất chấp pháp luật của những người quản lý dự án: Việc phê duyệt và điều chỉnh dự án không hề kèm theo đề cương dự án, ông Chủ tịch phê chuẩn dự án, còn ông Phó Chủ Tịch lại điều chỉnh dự án mà không hề được uỷ quyền hay xin ý kiến Chủ Tịch. Cho đến nay, mặc dù bộ phận tài vụ kiểm tra yêu cầu cung cấp các văn bản, giấy tờ liên quan đến hồ sơ dự án trong đó có đề cương dự án (ban đầu và khi điều chỉnh), nhưng ông Hoàng Quốc Trị vẫn chưa cung cấp đủ, quá thời hạn đã lâu mà dự án chưa quyết toán được là bởi vậy.

Trong quá trình thực hiện dự án, ông Hoàng Quốc Trị khỏi cần tuân thủ quy định đấu thầu mua sắm thiết bị, tự tiện ký hồ sơ mời thầu các gói thầu không đúng thẩm quyền, định giá gói thầu không căn cứ vào dự toán được duyệt, chẳng hạn giá gói thầu chi phí thiết bị trong thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán là 4.277.949.900, đồng, nhưng giá gói thầu cho hạng mục này trong quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu chi tiết lại là 4.281.473.520 đồng. Ông Hoàng Quốc Trị là người chường mặt trong công việc, nhưng có ba đầu sáu tay, thì một ông Trưởng Ban cũng chỉ là kẻ thi hành. Người ẩn mặt là thủ trưởng cơ quan. Trong trường hợp này thì đích danh là ông Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký - Phạm Văn Tân giữ vai trò chủ đạo, lộng quyền vi phạm pháp luật, biển thủ kinh phí dự án, bởi ông ta là cấp trên của ông Hoàng Quốc Trị, và chính ông ta, mới là Chủ tài khoản của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Không phải ý đồ của ông ta, đố lấy sai nổi một xu, việc này thì cán bộ Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ai cũng rõ. Nhưng phía sau ông Phạm Văn Tân là ai, mà trước sự cố nặng nề khi “Cổng thông tin điện tử Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” chưa dùng đã “liệt” (đi toi 9 tỷ đồng thuế của dân vô ích), ông Tân không mảy may lo lắng trách nhiệm. Ông vẫn mời ông Hoàng Quốc Trị làm cố vấn chuyên môn cho ông “cà rốt” Phan Tùng Mậu, đồng thời tham gia Ban Biên Tập trang vusta.vn. Ai, một cá nhân hay là cả tập thể lãnh đạo Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã khéo chia mảng ăn phần, hồi sau rồi ai cũng sẽ rõ?

Vì sao có sự gắn bó của những người thừa mưu mẹo, thiếu chuyên môn có lẽ cũng nên cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin: Trước khi ông Phan Tùng Mậu nghỉ hưu, ông làm Vụ Phó Vụ Khoa Học trên Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ông là người theo dõi hoạt động của LHHVN, chính do vậy, ông đã “nắm gáy” lãnh đạo LHHVN từ lâu, nên ngay khi về ông đã ngả bài, tất cả chúng ta cùng vì lợi ích cá nhân, quên lợi ích tập thể đi. Cán bộ ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam quá biết nhân cách ông Mậu từ những ngày ông đi xe Dream tòng tọc đến la liếm phong bì lớn nhỏ trong đủ mọi hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nay ông bỗng dưng “một phát lên cao”, có xe camry đưa rước hàng ngày, có phòng riêng điều hòa hai chiều, điện thoại gọi “buôn dưa lê” cơ quan trả tiền, lương lậu và “hoa hồng” phân bổ kinh phí đề tài dự án đủ nuôi cả họ, nhưng nết “ăn bẩn” của ông thì không cải tạo được, vẫn la liếm nhặt nhạnh từng cái phong bì trăm bạc…

Ông Phạm Văn Tân và Phan Tùng Mậu đang liên kết với nhau, dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi để kiếm thật nhiều tiền hòng chạy chọt kiếm thêm nhiệm kỳ nữa, để lại tiếp tục được vơ vét cho đầy túi tham. Không hiểu hàng triệu hội viên Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có lờ ngờ mà lại để những người chỉ biết kiếm chác mưu lợi cá nhân như các ông lãnh đạo mình không? Còn Nhân dân thì thật sáng suốt khi đã gạch thẳng cánh ông Phạm Văn Tân trong danh sách ứng viên Đại biểu Quốc hội khóa XIII vừa qua, chứ không thì giờ đây Quốc hội đã có một con sâu to đùng ngồi gật gù giữa Ba Đình. Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương cũng đã cho ông “oạch”, có thể khi đó họ cũng đã có thông tin về ông?. Nhân tiện nói thêm, ông Tân sinh năm 1954, tuổi Giáp ngọ, người Thái Bình, đồng tuổi, đồng hương và đồng tộc (cùng họ Phạm) với Thượng tướng công an “nổi danh…trong sạch” Phạm Quý Ngọ.

Chúng tôi đưa tiếp bài này để vạch rõ chân tướng sự việc, bởi ngày hôm qua (25 tháng 2), ông Phạm Văn Tân, Phan Tùng Mậu, và Hoàng Quốc Trị đã vội vã tổ chức bàn giao tài sản của Dự án “Cổng thông tin điện tử”, trong vòng 2 giờ, như một cách bịt miệng dư luận và các cơ quan quản lý nhà nước. Một dự án 9 tỷ đồng, như lời comment của một độc giả là giá trị ngang với 9 nghìn tấn thóc, số chứng từ chất đầy một tủ, vậy mà được bàn giao trong một thời gian nhanh kỷ lục. Thế mới hay các “anh tài” Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giỏi lắm thay!

Kính mong các cơ quan nhà nước hãy nhanh chóng vào cuộc điều tra kẻo họ sẽ phi tang, thậm chí có thể xảy ra chập điện, cháy nổ… thì uổng công chúng tôi khó nhọc vất vả, thậm chí nguy hiểm khi thu thập chứng cứ.
Trực Ngôn
(Dân luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét