Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Putin tính giở trò “nạn kiều”, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn - Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi - Bài thuyết trình của ông Đăng Xương Hùng tại Hội Nghị Nhân quyền và Dân chủ Geneva lần IV

Bài thuyết trình của ông Đăng Xương Hùng tại Hội Nghị Nhân quyền và Dân chủ Geneva lần IV ngày 25/2/2014

Đặng Xương Hùng
"...Những buổi kiểm điểm Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc như vừa qua và những cuộc hội thảo quốc tế như hôm nay chắc chắn có tác động tích cực lên chính quyền Việt Nam. Theo những tín hiệu mới nhất mà tôi nhận được, họ đã bắt đầu hiểu rằng thời đại mà các chế độ độc tài có thể đàn áp một cách vô tội vạ đã qua rồi..."

LTS: Hôm qua, ngày 25/01/2014, tại Trung Tâm Hội Thảo Quốc, Genève, Hội Nghị Thương Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ đã được triệu tập do sáng kiến của tổ chức UN Watch. Hội nghị thượng đỉnh này đã qui tụ gần 300 người đến từ nhiều quốc gia. Mục đích của cuộc hội nghị là để động viên dư luận thế giới về tình trạng vị phạm nhân quyền tại những nước dưới chế độ đôc tài, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Cuba, Bắc Cao Ly, Campuchia, Iran, Syria, Saudi Arabia v.v. đồng thời chuẩn bị cho những hành động sắp tới của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng vị phạm nhân quyền vô tội vạ của những chế độ độc tài này. Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève và nguyên phó vụ trưởng tại bộ ngoại giao, đã ly khai với đảng và chế độ cộng sản Việt Nam từ cuối năm 2013, đã được mời phát biểu.

Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của ông Hùng bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Ông Hùng đã thuyết trình bằng tiếng Pháp. Thông Luận


Ông Đặng Xương Hùng trên diễn đàn Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ, ngày 25/02/2014

Thưa Quý vị và các bạn,

Tôi là Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012), cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao đã quyết định ly khai với Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam từ 18/10/2013. Tôi xin cảm ơn UN Watch đã cho tôi cơ hội để đề cập đến tình trạng phi dân chủ và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.Đây cũng là lý do dẫn đến việc tôi quyết định ly khai.

Tôi sẽ trình bày quan điểm của cá nhân tôi, một góc nhìn từ bên trong về thực trạng Nhân quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận xét và dẫn chứng để lý giải câu hỏi mà - từ lâu - tôi đã đặt ra cho chính mình:

+ TẠI SAO KHÔNG CÓ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM?

+ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ MANG LẠI DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM?

Một chế độ dân chủ cần hội đủ hai yếu tố: Cơ chế dân chủvăn hóa dân chủ. Chỉ khi nào có những người lãnh đạo có tư tưởng dân chủ thì cơ chế dân chủ mới có cơ hội hình thành. Việt Nam thiếu cả hai nhân tố đó. Tức là các nhà lãnh đạo đương thời ở Việt Nam không hề có văn hóa dân chủ, dẫn đến việc họ xây dựng ở Việt Nam một chế độ PHI DÂN CHỦ, không tôn trọng nhân quyền.

Tôi vào đảng cộng sản năm 1986. Lúc đó đảng đang có những cố gắng đổi mới. Lúc bức tường Berlin sụp đổ, đã có một vài nhân vật ít nhiều có tư tưởng dân chủ xuất hiện như Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ.Nhưng họ nhanh chóng bị loại ra khỏi guồng máy lãnh đạo. Những tư tưởng dân chủ vừa nhen nhóm đã bị dập tắt.

Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lê Nin một cách mù quáng, khước từ việc tiếp thu những tư tưởng dân chủ và nhân quyền đã trở thành phổ quát, từ đó họ đã đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến tình trạng khủng hoảng toàn diện như hiện nay. Từ đây tôi đã lý giải được câu hỏi: “Tại sao Việt Nam không có nhân quyền?”. Chính đảng cộng sản là cội nguồn phát sinh mọi suy vong của đất nước. Trước tình hình Việt Nam ngày càng nguy cấp, tôi không thể tiếp tục im lặng mà phải công khai bày tỏ thái độ: dứt khoát từ bỏ đảng cộng sản. Lúc này đây, tôi muốn hô to với thế giới bên ngoài rằng:

- Đất nước chúng tôi đang lâm nguy!

- Đồng bào tôi đang bị đàn áp dưới chế độ cộng sản!

- Hãy quan tâm đến tình hình nhân quyền và dân chủ của Việt Nam!

Về thực trạng ở Việt Nam, tôi có những nhận xét, kết luận như sau:

- Chế độ hiện tại là chế độ độc tài, đảng trị, phục vụ quyền lợi của những người cầm quyền. Điều 4 Hiến pháp - được sửa đổi và có hiệu lực từ 1/1/2014 - quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin coi luật pháp chỉ là công cụ đàn áp của giai cấp thống trị.

- Hệ thống bộ máy nhà nước được xây dựng và tổ chức nhằm mục tiêu cơ bản là bảo vệ sự cai trị của đảng lên toàn xã hội, coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của công dân. Do đó, Nhà nước Việt Nam không thấy cần tôn trọng quyền của người dân. Những lãnh đạo cộng sản hiện nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ.

Lực lượng công an, cảnh sát được xây dựng hùng hậu. Theo những ước lượng vào cuối năm 2013 thì cứ 18 người dân là có một công an. Thay vì tập trung vào nhiệm vụ chính là bảo đảm an ninh và trật tự xã hội, phần lớn họ lại đổ nhiều công sức vào việc theo dõi, trấn áp và ức hiếp nhân dân. Trong thể chế xã hội chủ nghĩa, công an là công cụ bảo vệ sinh mạng của chế độ – nên họ được dung túng như một lực lượng kiêu binh. Tôi rất tâm đắc với khuyến nghị của một quốc gia trong kỳ kiểm điểm định kỳ vừa rồi là Việt Nam nên đào tạo kiến thức về nhân quyền cho lực lượng công an.

Lực lượng quân đội được quy định trong Hiến pháp là phải trung thành với Đảng rồi mới đến Nhà nước và Nhân dân.

Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án) đều là bộ máy của đảng, phục vụ mục đích cai trị độc quyền của đảng. Tôi đã từng phát biểu rằng Quốc hội Việt Nam chỉ là một chi bộ của Đảng. Vừa rồi, bất chấp những đòi hỏi chính đáng và thiết tha của trí thức và nhân dân, Quốc hội vẫn bỏ phiếu thông qua sửa đổi Hiến pháp với tỷ lệ 98%. Các đại biểu Quốc hội không thể làm khác được vì họ đều là đảng viên.

- Các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng

Không có bầu cử tự do: trên nguyên tắc, 5 năm một lần, người dân bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.Trong thực tế, họ chỉ được bầu ra những người mà đảng đã lựa chọn từ trước. Không ai có quyền được tự ứng cử. Gần đây, có luật sư Cù Huy Hà Vũ đã cố tự ra ứng cử, nhưng đã bị loại ngay và hiện nay ông đang nằm trong tù. Do vậy, bầu cử chỉ là hình thức. Bản thân tôi đã từng bỏ phiếu thay cho cả gia đình.Có trường hợp, vì để lấy thành tích thi đua, nên có ông tổ trưởng dân phố đã bỏ thay cho những gia đình vắng mặt.

Tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến cá nhân đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất: chính quyền đang áp dụng những chính sách đàn áp tàn bạo lên những người bất đồng chính kiến. Bên cạnh những bản án tù dài hạn, họ đẩy mạnh hình thức sử dụng bạo lực, kể cả việc sử dụng côn đồ để hành hung và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến.

Theo các danh sách do các tổ chức nhân quyền tự tìm kiếm và chúng tôi tìm hiểu, hiện có khoảng khoảng 250 tù nhân lương tâm. Con số thực cao hơn nhiều vì kiểm kê thiếu sót và vì có những trường hợp bắt giam với những lý cớ ngụy tạo để che giấu lý do chính trị.

Chính quyền thường sử dụng các điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự để bắt giam, xử án một cách tùy tiện các nhà đấu tranh dân chủ.Gần đây, họ lại chuyển sang bắt giam các nhà bất đồng chính kiến bằng những lý do khá ấu trĩ. Luật sư Cù Lê Hà Vũ vì tội quan hệ bất chính (với bằng chứng là bao cao su), luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế; bản án 30 tháng tù đối với Lê Quốc Quân vừa được giữ nguyên trong phiên tòa phúc thẩm cách đây một tuần. Họ bắt giam cả những thanh niên mới 20 tuổi như Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước, chống lại Trung Quốc.

Có nhiều tù nhân lương tâm đang mắc bệnh hiểm nghèo và trong tình trạng hấp hối nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ. Điển hình là ba trường hợp:

- Ông Vi Đức Hồi bị kết án hoàn toàn không có lý do chính đáng, bị kỷ luật biệt giam sáu tháng vì phản đối giám thị cai tù đánh một tù nhân lương tâm khác là Paulus Lê Sơn. Sau 6 tháng biệt giam, ông Vi Đức Hồi tiếp tục bị gia hạn kỷ luật. Hiện nay ông Hồi đang bị biệt giam, trong lúc bệnh tim và cao huyết áp của ông ấy luôn trong tình trạng cấp cứu.

- Ông Đinh Đăng Định, sau một thời gian bị giam giữ đã phát bệnh ung thư. Khi đưa đi khám, bệnh ung thư của ông Định đã vào thời kỳ cuối. Các bác sĩ điều trị cho hay nếu được điều trị sớm hơn vài tháng, ông Định đã có thể cứu được. Hiện nay ông Đinh Đăng Định đang trong tình trạng hấp hối, không còn ăn uống được. Mãi đến vài ngày gần đây ông Định mới được "hoãn thi hành án trong 12 tháng" để trị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.

- Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bịt miệng tại toà và xử mức án 8 năm. Đã bị tai biến mạch máu não và tê liệt, nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Về tự do báo chí, theo bảng xếp hạng năm 2013, của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trên tổng số 180 nước trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 174, Trung Quốc (175), Bắc Triều Tiên (179), Sudan (172), Iran (173), Somalia (176), Syria (177).

Chính quyền đã gia tăng đàn áp, kiểm duyệt thông tin, tăng cường kiểm soát báo chí và Internet, bằng qui định và tường lửa cũng như bằng tin tặc. Đã có nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công. Bộ máy nhà nước Việt Nam rất sợ sự thật.

Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thứ hai trên thế giới đối với các blogger và công dân mạng, hiện có 34 blogger đang bị giam giữ. Tháng 09/2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, 174, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.

+ Không có ai (cơ chế, tổ chức) nào đứng ra bảo vệ người dân

Tình trạng dân oan là một thảm kịch. Do không được ai đứng ra bảo vệ, người dân phải tự lo lấy, tự đấu tranh, những tiếng kêu cứu của họ rơi lạc vào sự thờ ơ của giới lãnh đạo. Tình trạng chiếm đoạt đất đai của các nhóm lợi ích, hậu quả của liên minh tiền-quyền, đã đẩy người dân bị mất đất vô cớ, hình thành nên tầng lớp dân oan ngày một đông đảo. Khi xẩy ra phong trào người dân đứng lên đòi lại đất đai thì chính quyền lại đàn áp ngày càng thô bạo, như vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng và vụ nông dân Văn Giang, Hưng Yên.

Tham nhũng bùng phát. Việt Nam là một trong những nước tham nhũng hàng đầu trên thế giới. Nhiều vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức cao cấp vừa bị phanh phui. Việc xét xử Dương Chí Dũng Vinalines đã tiết lộ liên hệ đến không chỉ cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Công an (Trần Đại Quang, Phạm Quý Ngọ) mà còn dính líu đến những quan chức lãnh đạo cao cấp hơn nữa.

Những chính sách sai lầm của lãnh đạo Việt Nam đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đạo đức con người. Cái xấu xa đang dần lấn át cái tốt đẹp trong xã hội Việt Nam. Quan thì rất giàu, dân lại nghèo khó; đất nước thì không mạnh, xã hội thì suy đồi, hạnh phúc thì xa vời.

Về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam hiện nay, tôi cũng xin dẫn một nhận xét của Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới: “[…] Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên Hiệp Quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết, họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện.”

Thưa quí vị và các bạn,

Những suy tư và nhận định vừa trình bày đến quí vị không chỉ xuất phát từ một cá nhân đơn lẻ mà là của đông đảo nhân dân Việt Nam và ở ngay cả trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo Việt Nam.Nhưng, do hoàn cảnh, họ chưa thể lên tiếng được. Tuy nhiên, niềm hy vọng vẫn mạnh hơn nỗi sợ hãi.

Người dân Việt Nam mong muốn một chế độ chính trị văn minh và lành mạnh, trong đó các quyền con người và các quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ để Việt Nam hòa nhập vào với cộng đồng văn minh nhân loại. Ngay thời điểm này, tôi chỉ có một ước mơ cháy bỏng: chính quyền đương nhiệm Việt Nam hãy nghĩ đến tương lai của quốc gia. Việt Nam vẫn có thể làm như Miến Điện: bắt tay xây dựng thể chế dân chủ đa nguyên, thực hiện tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Tất nhiên, để thực hiện được khát vọng này, ngoài những nỗ lực bền bỉ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam ngày một dâng cao, còn cần sự quan tâm và hỗ trợ cộng đồng quốc tế.

Những buổi kiểm điểm Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc như vừa qua và những cuộc hội thảo quốc tế như hôm nay chắc chắn có tác động tích cực lên chính quyền Việt Nam. Theo những tín hiệu mới nhất mà tôi nhận được, họ đã bắt đầu hiểu rằng thời đại mà các chế độ độc tài có thể đàn áp một cách vô tội vạ những người chỉ có tội công khai bày tỏ chính kiến đã qua rồi.

Tôi xin chân thành cảm ơn UN Watch, cảm ơn sự chú ý lắng nghe của toàn thể quý vị.

***

Bản dịch tiếng Pháp:

Exposé de Dang Xuong Hung
Sixième Conférence des droits de l’homme et de la démocratie
Genève, le 25 février 2014

Mesdames et messieurs, chers amis,

Je m’appelle Đặng Xương Hùng, ancien consul du Viet Nam à Genève et ancien sous-directeur au ministère des affaires étrangères du Vietnam. Je remercie UN Watch de me donner l’opportunité de faire connaître au monde l’absence de démocratie et les violations des droits de l’homme au Viet Nam qui sont précisément les raisons pour lesquelles, depuis le 18 octobre 2013, j’ai rompu avec le Parti communiste vietnamien et le régime.

Je vais présenter mon point de vue, un point de vue de l’intérieur du régime sur la réalité des droits de l’homme au Viet Nam. J’avancerai des constatations et explications afin de répondre aux questions que je me suis posé depuis longtemps :

- Pourquoi n’y a-t-il pas de démocratie ni de droits de l’homme au Viet Nam?

- Que faut-il faire pour y remédier?

Un régime démocratique exige deux facteurs, une culture démocratique et des institutions démocratiques. Les institutions démocratiques ne peuvent exister que si la classe dirigeante entretient une culture démocratique. Le Vietnam ne possède ni l’un ni l’autre. Les dirigeants vietnamiens actuels n’ont absolument pas de culture démocratique, et cette lacune les ont menés à construire un régime anti-démocratique qui ignore les droits de l’homme.

Je suis devenu membre du Parti communiste en 1986. À cette époque, le Parti faisait des efforts pour réaliser des réformes. Au moment de la chute du mur de Berlin, il y a bien eu quelques dirigeants plus ou moins de tendance démocratisant tels que Tran Xuan Bach, Nguyen Co Thach et Tran Quang Co mais ces personnes ont vite été écartées de l’appareil de direction. Les quelques pensées démocratiques naissantes furent étouffées.

Après l’écroulement des autres régimes socialistes, le Parti Communiste Vietnamien persiste aveuglement à suivre la voie du marxisme-léninisme, renonçant ainsi à s’ouvrir aux idées démocratiques et des droits de l’homme, idées devenues depuis longtemps des valeurs universelles. C'est ainsi que le Parti communiste a plongé le pays dans une situation de crise profonde que nous connaissons aujourd’hui. À partir de ce constat, je peux donc apporter une réponse à la question « Pourquoi les droits de l’homme n’existent pas au Vietnam? ». C’est le Parti communiste qui est la cause de la déchéance du pays. Face à cette situation critique, je ne pouvais plus me taire. Je me suis décidé à prendre publiquement ma position: rompre résolument avec le Parti communiste. Je veux crier haut et fort au monde entier que :

- Notre pays est en péril!

- Mes compatriotes sont opprimés par le régime communiste!

- Prêtez attention à la situation des droits de l’homme et de la démocratie au Viet Nam!

Concernant la situation au Viet Nam, mes constatations et conclusions sont les suivantes :

-Le régime actuel est une dictature de parti unique, qui sert exclusivement les intérêts de la classe dirigeante. L’article 4 de la Constitution – récemment révisée et entrée en vigueur le 1er janvier 2014 – dispose que le Parti Communiste Vietnamien est le parti dirigeant du Vietnam et le seul parti politique légal. Le marxisme-léninisme ne considère la loi que comme instrument de répression de la classe dirigeante.

-L’appareil gouvernemental est conçu et organisé dans le seul but de préserver l’emprise du parti dirigeant sur la société.La protection des intérêts des citoyens est reléguée au second plan. Il en résulte que le gouvernement du Vietnam accorde peu d’importance au respect des droits de ses citoyens. Ses dirigeants sont devenus de vrais capitalistes rouges.

Les forces de sécurité possèdent d’imposants effectifs. Selon les estimations de fin 2013, il y a un agent de sécurité pour 18 habitants. Malgré son nom, la Sécurité publique ne se préoccupe pas tant de sécurité et d’ordre public que de surveiller et réprimer la population. Je suis tout à fait d’accord avec la recommandation d’un des pays participant récemment à l’Examen Périodique universel des droits de l’homme selon laquelle le Vietnam devrait former ses forces de sécurité à la culture des droits de l’homme.

La Constitution oblige les forces armées à être fidèles en premier lieu au Parti communiste, avant l'Etat.

Les organes législatifs, exécutifs et judiciaires – l’Assemblée nationale le Gouvernement et les tribunaux – sont tous contrôlés par le Parti Communiste et ne fonctionnent que pour maintenir son monopole politique. J’ai déjà affirmé que l’Assemblée Nationale du Viet Nam n'est qu'un organe du Parti. Dernièrement, face aux protestations légitimes et passionnées des intellectuels et du peuple, l’Assemblée nationale a malgré tout approuvé la révision renégate de la Constitution avec un taux d’approbation de 98%. Les membres de l’Assemblée nationale n’ont pu agir autrement puisqu’ils étaient tous membres du Parti Communiste.

-Les droits fondamentaux de l’homme ne sont pas respectés.

Pas d’élections libres: en principe, tous les 5 ans, les membres de l’Assemblée nationale et du Conseil du peuple doivent être réélus par le peuple. En réalité, le peuple ne peut élire que des individus présélectionnés d’avance par le Parti. Et personne n’a le droit de poser sa propre candidature dans une élection. Le juriste Cu Huy Ha Vu a récemment tenté de se présenter aux élections, il a vite été écarté et purge en ce moment une peine d’emprisonnement. Tout ça pour vous dire que les élections ne sont qu’une formalité. J’ai moi-même voté pour toute ma famille. Il y a eu des cas où des chefs de quartier ont voté à la place des familles absentes, pour la performance.

Les libertés individuelles d'expression et d’opinion sont les plus sévèrement menacées: le régime applique en ce moment une politique de répression violente à l’endroit des dissidents politiques. Outre les longues peines de prison, les autorités privilégient l’utilisation de la force sous diverses formes, y compris le recours aux voyous payés pour harceler et brutaliser les dissidents.

Les organisations des droits de l’homme et nous-mêmes avons identifié environ 250 prisonniers de conscience. Le nombre exact serait beaucoup plus élevé à cause des lacunes des recensements et parce que des arrestations politiques ont été dissimulées sous d’autres types d’accusations forgées.

Les autorités ont souvent recours aux articles 79, 87, 88, et 258 du Code Pénal pour arrêter et juger de façon arbitraire les militants de la démocratie. Récemment, les autorités ont changé de tactiques et arrêté les dissidents pour des raisons ridicules. Le juriste Cu Huy Ha Vu a été arrêté pour des relations sexuelles inappropriées (avec préservatifs comme preuve); l’avocat Le Quoc Quan a été arrêté et condamné pour évasion fiscale; sa peine de 30 mois vient d’être confirmée par une cour d’appel il y a exactement une semaine. Des jeunes tels que Phuong Uyen et Dinh Nguyen Kha ont été emprisonnés simplement pour avoir exprimé leur patriotisme dans les disputes frontalières avec la Chine.

Il y a des cas de prisonniers de conscience qui souffrent de maladies graves et qui continuent d’être emprisonnés malgré leur état de santé critique. Je vous en donne trois exemples :

- M. Vi Duc Hoi a été condamné sans aucun fondement, et a dû subir l’isolement cellulaire pendant six mois pour avoir protesté contre le passage à tabac d’un autre prisonnier, Paulus Le Son, par un cadre pénitencier. Après six mois d’isolement, la mesure disciplinaire est encore prolongée de six mois. Il est toujours en isolement cellulaire, même si ses problèmes cardiaques et de tension artérielle exigent un traitement urgent.

- M. Dinh Dang Dinh a été atteint d’un cancer pendant son emprisonnement. Les consultations médicales ont indiqué qu’il était au stade terminal. Les médecins ont déclaré qu’il aurait pu être sauvé si le traitement avait été entamé quelques mois plus tôt. Dinh Dang Dinh est maintenant à l’agonie, ne pouvant ni manger ni boire. Il y a quelques jours, nous avons reçu la nouvelle que M. Dinh bénéficie enfin de 12 mois de suspension de peine afin de pouvoir suivre le traitement de son cancer au stade terminal.

- Le prêtre Nguyen Van Ly qui fut bâillonné durant son procès et condamné à huit ans d’emprisonnement, a été victime de plusieurs attaques cérébrales et est presque paralysé, mais doit toujours purger sa peine.

Concernant la liberté de la presse, selon le classement mondial 2013 de Reporters Sans Frontières, le Viet Nam occupe le 174e rang sur 180 pays, alors que la Chine se place au 175e rang, la Corée du Nord 179e, le Soudan 172e, l’Iran 173e, la Somalie 176e, et la Syrie 177e.

Les autorités ont intensifié la répression, censuré l’information, durci le contrôle d’Internet aussi bien par la législation et les firewalls que par les actes de piraterie. Il y a eu plusieurs arrestations et procès iniques. Les dirigeants vietnamiens ont peur de la vérité.

Le Vietnam occupe le deuxième rang mondial pour l’emprisonnement des blogueurs et internautes, avec 34 blogueurs emprisonnés. En septembre 2013, le Parti Communiste Vietnamien a fait un pas de plus dans la répression de la liberté d’information, en promulguant les directives 72 et 174 qui interdisent les blogues et les sites des réseaux sociaux qui diffusent des informations sur l’actualité.

Personne (aucune institution ou organisation) ne protège les intérêts du peuple

La situation des spoliés de terre est dramatique. Sans protection, ces millions de citoyens ordinaires doivent se débrouiller et lutter seuls. Face à leurs appels de détresse, les autorités font la sourde oreille. La situation des expropriations foncières par des groupes d’intérêts nés de l'alliance entre pouvoir et argent a donné lieu à un nombre grandissant de personnes spoliées de leurs terres sans raison valable. Lorsque ces victimes s’organisent pour défendre ou réclamer leurs terres, elles sont réprimées par les autorités de façon brutale, comme ce fut le cas de Doan Van Vuon à Hai Phong et celui des paysans de Van Giang, à Hung Yen.

La corruption explose. Le Viet Nam est l’un des pays les plus corrompus de la planète. Plusieurs affaires de corruption impliquant de hauts responsables du gouvernement viennent d’être révélées. Notamment, le procès de Duong Chi Dung de la compagnie Vinalines a mené à la divulgation de liens avec le ministre et un sous-ministre de la Sécurité publique (Tran Dai Quang et Pham Quy Ngo) ainsi qu’avec des responsables de niveaux encore plus hauts.

Les choix politiques désastreux des dirigeants vietnamiens ont précipité le pays dans une crise généralisée, que ce soit du point de vue politique, économique, culturel, de l’éducation, de la santé ou de la moralité. Le mal bouscule et remplace graduellement le bien dans la société vietnamienne. Les cadres s’enrichissent tandis que le peuple s’appauvrit. Le pays s’affaiblit, la société pourrit et le bonheur s'éloigne.

Sur les violations des droits de l'homme j’aimerais enfin citer les mots de Benjamin Ismail, responsable du bureau Asie de Reporters Sans Frontières: « Hanoi ne peut plus tromper les Nations Unies et le monde. Plus que quiconque, ce régime est conscient de ce qu'il fait et de la brutalité de ses mesures de répression»

Mesdames et Messieurs, chers amis,

Les réflexions et constatations dont je viens de vous faire part ne sont pas seulement les miennes, elles sont partagées par une majorité du peuple vietnamien, voire par des membres de la classe dirigeante dont la situation empêche pour l’instant de se faire entendre. Mais l’espoir sera plus fort que la peur.

Les vietnamiens désirent vivre sous un régime politique civilisé et sain, où les droits de l’homme et droits civiques sont respectés et garantis afin que le Vietnam puisse s’intégrer dans la communauté des nations civilisées. En ce moment précis, mon désire brûlant est de voir l’actuel gouvernement se préoccuper de l’avenir de la nation. Le Vietnam peut toujours suivre l’exemple de la Birmanie: se mettre à bâtir une démocratie pluraliste, dans l'esprit de réconciliation et de concorde nationale.

Évidemment, afin de réaliser cette aspiration, les efforts soutenus et croissants du mouvement en faveur de la démocratie et les droits de l’homme au Vietnam ont besoin de la solidarité et l’appui de la communauté internationale.

Les examens des droits de l’homme par les Nations Unies comme ceux qui viennent de se dérouler et les conférences internationales comme celle d’aujourd’hui exercent sûrement un effet bénéfique sur le gouvernement du Vietnam. Les tout derniers signes que j’ai pu entrevoir suggèrent que les autorités commencent à comprendre que le temps est révolu où les régimes totalitaires peuvent se permettre de réprimer impunément des femmes et des hommes dont le seul crime est d'oser exprimer leurs opinions.

Je tiens à remercier sincèrement UN Watch de m'avoir donné l'occasion de m'exprimer, et je vous remercie tous de votre attention.

***

Bản dịch tiếng Anh:

Presentation by Mr. Dang Xuong Hung
to the sixth Conference of Human Rights and Democracy in Geneva
(25th February 2014)

Distinguished Guests and Members of UN Watch,

My name is Dang Xuong Hung. I am the ex consulate of Vietnam in Geneva (2008-2012), the ex Deputy Director in the Foreign Affairs Ministry of Vietnam who has denounced the Vietnamese Communist Party and its government from 18th October 2013. My thanks to UN Watch for having given me the opportunity to speak out against an undemocratic regime and its violations of human rights by which my decision to break away from the Communist Party is based upon.

I will present my personal concern from an insider’s perspective about the true current human rights situation in Vietnam. I wish to share with you my observations and evidence which have given rise to questions I have asked myself for so long:

+ WHY THERE IS NO DEMOCRACY AND HUMAN RIGHTS IN VIETNAM?

+ WHAT TO DO TO BRING DEMOCRACY AND HUMAN RIGHTS TO VIETNAM?

A democratic regime requires two building factors: democratic institutions and democratic culture. A democratic regime can only take shape when a leader believing in democracy takes the lead. Vietnam has none of these conditions. This is to say the current leadership in Vietnam has virtually no idea of what a democracy is about therefore they set up a regime which is UNDEMOCRATIC and disregarding human rights in Vietnam.

I joined the communist party in 1986. The party by that time was making efforts to reform. When the Berlin Wall fell, a couple of leaders, known to be nurturing democratic thoughts, had come to prominence such as Tran Xuan Bach, Nguyen Co Thach, Tran Quang Co. But they were quickly removed from the leadership machine. Those fledgling democratic ideas were crushed.

After the collapse of the socialist system, the Vietnamese communist party continues blindly to pursue the ideologies of Marxism and Leninism, refuses to accept democratic thought and human rights which have become universal values therefore they have brought the country and its people to a total crisis at present time. I can now address the question: “Why there is no human rights in Vietnam?” It is because this Communist Party is the root of all failures in the country. Facing increasingly deteriorated situations in Vietnam I can no longer keep silent but I must show publicly my course of action: a resolute break away from the communist party. Right now I want to speak loud and clear to the world that:

- My country is at risk!

- My people is suffering under the communist regime!

- Focus attention on the situation of democracy and human rights in Vietnam!

In regards to the reality in Vietnam, I put forward my observations and conclusions as

follow:

+The current regime is a one-party dictatorship run by the sole ruling communist party which only serves itself. Article 4 in the Constitution – amended and came to effect from 1 Jan 2014 - states that the Communist party is the Party in power and is the unique political party allowed to operate in Vietnam. Marxist Leninist ideology defines the law as merely an instrument of oppression for the rulers.

+ The government mechanism system was set up to serve its fundamental objective that is to safeguard the power of the ruling of party and disregard its obligation to its citizens’ aspirations. Therefore the Vietnamese government has shown little respect for its citizen’s rights. The current leaders of the communist party have become red capitalists.

The security and police force is being building up to be increasingly formidable. According to some estimate, at the end of 2013 the ratio is one police for every 18 citizens. Instead of focusing on its primary duty that is to promote the security and public order, a big part of this force is mobilised to monitor, persecute and harass its citizens. In socialist regimes, the security police is an instrument to safeguard the government life therefore they are keeping an aggressive force. I am very much in tune with a recommendation from a nation to Vietnam in the recent Universal Periodic Reviews that Vietnam needs to educate the police force about human rights.

The armed force has been dictated in the Constitution to be loyal to the Communist Party first then to the Government and the People last.

The legislative, Executive and Judiciary Agencies (National Assembly, Government, Courts) are all machineries used to serve the one-party dictatorship objectives. I had said that the National Assembly is merely a political cell of the Communist Party. Recently, unfazed by consistent and legitimate demands from intellects and common people, this National Assembly defiantly passed all amendments to the Constitution with a majority of 98%. Representatives cannot do otherwise because they are Communist Party members.

+ Basic human rights are not respected

No free election: Every five years, in principle, people go to the polls to elect their representatives in the National Assembly and People Councils. In practice, they can only elect candidates pre-selected by the Party. No one has the right to self-nominate for election. Recently, Mr. Cu Huy Ha Vu, a noted lawyer in Vietnam, had campaigned hard to be able to self-nominate for election but he was disqualified promptly and is languishing in prison now. Election in Vietnam, therefore, is merely window-dressing. I personally had acted as proxy for all my family members. Another case in point, to gain advantage in a contest for achievements, an enthusiastic head of a household group, had acted as proxy for absentees.

Freedom of speech, freedom of expression is under most serious threat

The government is exercising brutal oppressive policies on dissidents. In addition to long jail sentences, it wages a war of violence against them, including backing up unidentified thugs to carry out assaults, and acts of persecution and harassment on dissidents.

In reference to studies from many human rights watch organisations and by our own investigation, there are approximately 250 prisoners of conscience incarcerated in jail at present time. The real number is much higher because many are still unaccounted for and many are imprisoned by trumped-up charges used to conceal political motives.

The government routinely cites articles 79, 87, 88, 258 in the penal Code as grounds for their arbitrary arrests of pro-democracy activists. Recently, it has changed its tune by arresting dissidents on incongruous grounds. Mr. Cu Huy Ha Vu was imprisoned for having illegal sexual affairs (citing used condoms for evidences) and Mr. Le Quoc Quan, another noted lawyer, for tax evasion. The government even imprisons young adults just 20 years of age namely Phuong Uyen, Dinh Nguyen Kha for having engaged in patriotic activities against China.

Many prisoners of conscience with a terminal illness in final stages are languishing in prison. Three particular cases of concerns:

-Mr. Vi Duc Hoi, being sentenced on absolutely dubious grounds, was disciplined with six months in solitary confinement for staging protest against a warden who brutally beat his fellow prisoner of conscience, Mr. Paulus Le Son. After six months of retribution, the discipline was extended. Mr. Hoi is languishing now in solitary confinement while his heart and blood pressure conditions need intensive care.

-Mr. Dinh Dang Dinh, after being imprisoned for some time, was found to have a cancer. The diagnosis is particularly worse, the cancer is in final stage. The treating doctors have indicated that had he had received early medical intervention, the cancer could be treated. Mr. Dinh’s health is now in critical stage and cannot eat or drink. Up until recently, Mr. Dinh receives news that “his serving term is delayed” and that he can be temporary released to his family for treatment of the cancer in final phase.

- Reverend Nguyen Van Ly who was gagged before a court was sentenced to eight years in prison. He suffers a stroke and has partial paralysis condition but remanded held in prison.

In regards to the freedom of the Press: In reference to Reporters Without Borders’s classification in 2013, out of 180 countries over the world, Vietnam ranks 174, just above China (175), North Korea (179), Somalia (176) and Syria (177).

The Government is intensifying repression, censoring information, controlling the press and internet infiltration with regulations and fire walls or use of hackers. There are reports of many arbitrary arrests, unjustified sentences. This clearly shows the regime is in great fear of the truth.

Vietnam remains the second worse prison in the world for bloggers and internet citizens. At present, 34 bloggers are languishing in prison. In September 2013, the Vietnamese Communist Party has made ‘a great leap forward’ in respect to suppression the freedom of information by issuing decrees 72, 174 banning bloggers, Internet social networks websites to collate and to share news and information.

+No mechanism or organisations to protect citizens

The situation of the dispossessed citizens is a tragedy. Due to the lack of a mechanism to protect them, dispossessed citizens have to fend for themselves, to organise their own protests and appeals, their cry for justice has fallen on government officials’ deaf ears. The land-grabbing exercises from interest groups - a direct product of a coalition of money and power - have dispossessed the farmers unjustly and thus given rise to an increasingly angry mass. When the movement of reclaiming the land grabbed reaches a boiling point the Government has reacted with sheer brutality such as the case of Doan Van Vuon in Hai Phong and the revolt of Van Giang farmers in Hung Yen.

Corruption is booming: Vietnam is one of the most corrupted countries in the world. Many scandalous corruptions connected to top officials of the Government have been exposed. The trial of Duong Chi Dung of Vinalines has uncovered the involvement of a Minister (Tran Dai Quang) and Deputy Minister (Pham Quy Ngo) as well as higher ranking parties.

These failed policies implemented by the leadership in Vietnam have brought the country to an absolute crisis impacting all fronts of the nation from politics to economy, from culture to education, health and even to its ethos. Good is gradually losing ground to evil in Vietnamese society. Government officials accumulate wealth at the expense of the poor. The country is weakening, the society is decaying, andhappiness is unattainable.

In regards to human rights violations in Vietnam please let me quote a comment from Mr. Benjamin Ismail, the head of the Asia-Pacific Desk at Reporters Across Borders, in a recent interview: “Hanoi can no longer lie to the United Nations and the world. They know more than anyone else what they are doing and what of those brutally repressive policies they are implementing are about…”

Distinguished ladies and gentlemen,

Observations and concerns presented to you just now do not come from a lonely individual but certainly are from many of the Vietnamese people, including a number of communist party members in the leadership hierarchy in Vietnam. Due their contentious positions and circumstances, they cannot speak out their minds. Nonetheless, hope is stronger than fear.

The Vietnamese long for a civilised and healthy political regime in which human rights and citizens’ rights are respected and protected so Vietnam can integrate into the community of civilised nations. Right now I have only one burning desire: the current government of Vietnam gives thoughts to the future of the nation. Vietnam can do the same like Myanmar: together we build a democratic and pluralistic political system and implement the process of national reconciliation and concord.

Needless to say in order to fulfill this aspiration, alongside persistent endeavours of a people movement for democracy and human rights, the support and sponsorship of the international community are much needed.

Events such as the recent United Nations’ Universal Periodic Review of Vietnam and international conferences like today certainly positively impact on Vietnam. According to latest information that I have received, there are signs that the Vietnamese government is starting to realise that gone is the era of arbitrary suppression and persecution of citizens for the expression of their political views.

My sincere thanks to members of UN Human rights Watch and distinguished Guests for giving me time and attention.

Đặng Xương Hùng
(ethongluan)

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 1 & 2)

Boxitvn

Joan V. Bondurant
Phan Trinh dịch
Giới thiệu của người dịch
Thực vậy, gần đây đã có một số cách nhìn khác về “bạo lực” và “bạo động”:
- Khi trang mạng Bauxite Việt Nam mong muốn tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực lần hai (sau lần thứ nhất gây tiếng vang), lý do chính được đưa ra là: “Lòng tin vào chính nghĩa không cho phép con người dùng bạo lực: bạo lực từ phía nhà tù…, cũng như sự tuyệt thực – nên được coi như một dạng bạo lực cuối cùng của kẻ nạn nhân của bạo lực.” (Bauxite VN, 17/10/2013)
- Trong bài “Trị căn hơn trị chứng”, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn tin rằng: “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động…” (Tuổi trẻ, 31/12/2013)
Gần đây, cũng bắt đầu có những hoạt động hỗ trợ thiết thực:
- Ngày 25/11/2013, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập, ghi rõ chủ trương: “… để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền.”

- Ngày 6/1/2014 cuộc vận động quyên góp “Nhịp cầu Hoàng Sa” đã được các nhà báo Huy Đức, Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh và bằng hữu phát động để “… làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua.” Sau đó, Nhịp cầu còn mở rộng để hỗ trợ gia đình những người lính chiến đấu và hy sinh tại Gạc Ma.
- Ngày 14/1/2014, chương trình “Quà Tết cho Tù nhân Lương tâm” do trang mạng Diễn đàn Xã hội Dân sự và nhóm Bầu bí Tương thân đã khởi động ở Nghệ An, để sau đó thực hiện ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng… Dù bị cản trở, các cuộc thăm viếng vẫn diễn ra. Và lời kêu gọi khó quên này đã được tiến sĩ Nguyễn Quang A gióng lên: “1 giờ mà quý vị đến thăm họ để biết hoàn cảnh thật của họ tại gia đình họ, thì 1 giờ đó có thể giúp quý vị hiểu nhiều hơn 1 năm chỉ đọc và nghe. Hãy thường xuyên đến với họ, bày tỏ sự đoàn kết với họ và đấy là một trong những cách phá vỡ sự cô lập chết người mà một số kẻ lạm dụng quyền lực đã và đang gây ra…” (Bauxite VN, 22/1/2014)
- Ngày 18/2/2014, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm ra đời. Ngoài mục tiêu “Đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ…”, Hội còn ghi trong Điều lệ chủ trương “Duy trì các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ cho các cựu tù nhân lương tâm cũng như các thân nhân gia đình của những tù nhân lương tâm còn bị giam cầm.”
Và gần đây, cũng nở rộ hoạt động quảng bá cho nhân quyền, bao gồm:
- Những cuộc dã ngoại nhân quyền, những buổi phổ biến bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, những cuộc tiếp xúc với Đại sứ Quán các nước về nhân quyền, những chuyến đi gặp gỡ và điều trần tại các tổ chức và diễn đàn nhân quyền quốc tế, và cột mốc quan trọng là cuộc điều trần UPR ngày 5/2/2014 tại Genève của Mạng lưới Blogger Việt Nam cùng các tổ chức xã hội dân sự từ Việt Nam và hải ngoại khác.
***
Không hẹn mà gặp, những cách nhìn về bạo động như kể trên rất gần với cách nhìn của Mohandas Gandhi (được tôn kính gọi là Mahatma Gandhi); những hoạt động hỗ trợ vừa kể cũng là những hoạt động hỗ trợ mà Gandhi chủ trương; việc quảng bá cho dư luận biết về cuộc đấu tranh cũng là điều Gandhi rất chú trọng.
Tất cả đều là những thành phần không thể thiếu của phương pháp đấu tranh Satyagraha, được xem như di sản lớn nhất Gandhi để lại cho Ấn Độ và nhân loại.
Satyagraha thường được dịch là “đấu tranh bất bạo động”, nhưng ở đây, xin được dịch là đấu tranh vì lương tâm (Satyagraha nghĩa gốc là “giữ lấy sự thật”, cũng có thể hiểu là bảo vệ, là hành động, là dấn thân vì sự ngay thẳng, cái đúng, cái thật, lẽ phải, điều chính trực nằm ngay trong lương tâm mỗi người, được từng người cảm nhận).
***
Nhưng, đấu tranh vì lương tâm, ngoài yếu tố bất bạo động, nhận thức mới, các hoạt động hỗ trợ và quảng bá, vẫn còn có những nguyên lý, bước tiến hành và kỹ thuật khác. Cơ bản hơn, phương pháp này còn được xây dựng trên một nền tảng tư duy mà nhà nghiên cứu hàng đầu về Gandhi, Joan V. Bondurant, tác giả cuốn Conquest of Violence được trích dịch ở đây, gọi là “Biện chứng Gandhi” (Bondurant, tr. 237).
Khác hẳn thứ biện chứng chủ trương A phải diệt B, nông dân diệt địa chủ, công nhân diệt tư bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội…, biện chứng Gandhi tin rằng: A không diệt B để tiến bộ.
Nhưng, nếu không diệt cũ, diệt sai, diệt cộng, diệt độc tài thì có thể dựng mới, làm đúng, và xây nền dân chủ được không? Đây là câu hỏi hóc búa. Vâng, không diệt cũ thì dựng mới cách nào?
Trả lời: Với Gandhi, người đấu tranh vì lương tâm “không tìm chiến thắng một chiều, mà tìm cách mở đường cho một dàn xếp mới tốt nhất có thể. Người đấu tranh muốn thắng, nhưng không phải là thắng đối thủ, mà là thắng tình trạng xung đột bằng một hợp đề tốt nhất có thể.” (Bondurant, tr. 196)
Với Gandhi, phương tiện ra sao sẽ dẫn đến mục đích như vậy, phương tiện cũng là mục đích, gieo gì thì gặt nấy, nhân nào thì quả nấy. Điều này có thể diễn giải thành: Nếu dùng phương tiện là bạo lực nhằm tiêu diệt đối thủ thì sẽ không thể đạt mục đích dân chủ đích thực, vì dân chủ vốn là cuộc sống chung ôn hòa của những kẻ khác nhau, thậm chí bất đồng với nhau.
Gandhi cũng khuyến cáo: “Nếu không truyền lại cho thế hệ kế thừa một phương thuốc hữu hiệu để chống lại sự lạm quyền, thì ta sẽ thả lỏng cho ma lực của thù hận và ý chí trả thù mặc sức lộng hành”. Ông tin rằng: “Đấu tranh vì lương tâm là cách duy nhất … để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.” (Bondurant, tr. 235)
Trong 50 năm qua, đáp án cho câu hỏi hóc búa nêu trên cũng đã lần lượt được Martin Luther King (Mỹ), Václav Havel (Tiệp Khắc), Nelson Mandela (Nam Phi) và Aung San Suu Ky (Miến Điện) tìm hiểu, thử nghiệm và áp dụng thành công. Họ đã vượt qua bạo động. Họ không cần diệt đối thủ để tiến bộ. Và hầu hết đều đã lấy cảm hứng từ phương pháp đấu tranh vì lương tâm của Gandhi.
Đấu pháp có lẽ vốn nhiều màu, từ đen ngòm, đến đỏ máu, đỏ cờ, đến xanh lục, nhung, cam, hoặc trắng như tã hài nhi, như khăn tang quả phụ, như nón lá dân oan, hoặc nâu sồng như áo nhà sư, hoặc không màu, chỉ có mùi hương hoa nhài. Lấy máu đòi máu thì máu cứ chảy, cách mạng thất bại, mạng người thì mất, như người Việt đã thấy trên quê hương Việt Nam khổ đau này.
***
Đấu tranh vì lương tâm là gì? Làm thế nào để bất tuân cá nhân – trước một luật lệ xúc phạm lương tâm và nhân phẩm – trở thành bất tuân đại chúng? Làm thế nào để bất bạo động tạo được áp lực với nhà cầm quyền? Bất bạo động có phải là chọn lựa giai đoạn khi địch mạnh ta yếu, hay là chọn lựa chiến lược duy nhất? Bạo quyền có chuyển hóa, ngồi xuống “nói chuyện phải trái” với quần chúng tay không tấc sắt được không? Vì sao bất bạo động được dùng nhiều nhưng ít được hiểu đúng hay làm đúng? Làm thế nào để hóa giải và tìm được điểm chung với đối phương?… Những câu hỏi này phần nào được giải mã trong hai chương sách được dịch ở đây.
Đó là Chương II và Chương III cuốn Conquest of Violence – the Gandhian Philosophy of Conflict (vượt qua bạo động – triết học về xung đột, theo Gandhi), của Joan Bondurant, do Nhà Xuất bản Đại học Princeton, Mỹ, phát hành năm 1952, bản hiệu đính năm 1988, từ trang 15 đến trang 104.
Chương II nói về những nguyên lý nền tảng của phương pháp đấu tranh vì lương tâm. Chương III nói về năm (05) chiến dịch đấu tranh vì lương tâm tiêu biểu đã diễn ra tại Ấn Độ với những thông tin xúc tích và cụ thể.
Hy vọng hai chương sách này sẽ là một tham khảo ít nhiều có ích về phương pháp đấu tranh vượt qua bạo động, giải quyết xung đột trong ôn hòa, cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền, sự thật và dân chủ tại Việt Nam hiện nay.
***
Để tiện theo dõi, Chương II, III sẽ được gọi là Phần I, II. Các đoạn trong Phần I cũng sẽ được đánh số thay cho số trang. Tựa đề và tiêu đề trong ngoặc vuông do người dịch đặt. Hai phần sẽ gồm những nội dung sau:
PHẦN I
ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
I. Sự thật
II. Bất bạo động
III. Tự khổ
IV. Vai trò cá nhân
V. Tương quan giữa sự thật, bất bạo động và tự khổ
PHẦN II
ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM: TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
I. Cốt lõi khi thực hành đấu tranh vì lương tâm
1. Những nguyên tắc nền tảng
2. Nội quy
3. Những bước tiến hành một chiến dịch
II. Satyagraha (đấu tranh vì lương tâm) hay Duragraha (bất bạo động quyết liệt)?
III. Phân tích năm chiến dịch đấu tranh vì lương tâm
1. Đấu tranh đòi lại đường qua đền Vykom
     Đúc kết chiến dịch Vykom
2. Đấu tranh của nông dân Bardoli chống chính quyền Bombay
     Đúc kết chiến dịch Bardoli
3. Đấu tranh của công nhân Ahmedabad
     Đúc kết chiến dịch Ahmedabad
4. Đấu tranh toàn quốc chống luật Rowlatt
     Đúc kết chiến dịch Rowlatt
5. Đấu tranh toàn quốc chống luật muối
     Đúc kết chiến dịch muối
IV. Đúc kết năm chiến dịch đấu tranh vì lương tâm
________________________
(Kỳ 1)
PHẦN I
ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM – NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
1.
“Thưa ông Gandhi, có phải ông là tác giả của phong trào đấu tranh vì lương tâm?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Ông giải thích thêm được không, ngắn gọn thôi?”
Ngài Hunter đã mở đầu cuộc thẩm vấn Mohandas Gandhi[1] như thế. Hunter là Chủ tịch Ủy ban Điều tra đợt vận động toàn quốc đầu tiên của phong trào đấu tranh vì lương tâm tại Ấn Độ.
Và Gandhi trả lời:
“Đó là cách đấu tranh nhằm thay thế những cách đấu tranh bạo động khác, và là cuộc đấu tranh dựa hoàn toàn vào sự thật…”
2.
Là một phương pháp “nhằm thay thế những cách đấu tranh bạo động khác”, đấu tranh vì lương tâm ra đời tại Nam Phi, rồi được tiếp nối tại Ấn Độ.
Triết lý đấu tranh này tuy không phát sinh từ lý thuyết hay được trình bày trên giấy trắng mực đen, trong một văn bản có logic hay hệ thống, nhưng nền tảng tư tưởng và hành động của nó – được rút tỉa và bổ sung thông qua các cuộc đấu tranh xã hội và chính trị trên thực tế – lại hiện ra rất rõ trước mắt những ai muốn tìm hiểu, hiểu để thách thức, để áp dụng, hay cả để chống đối.
Đấu tranh vì lương tâm chỉ có vài nguyên lý cốt lõi, và mang lại hiệu quả nhiều hay ít tùy vào việc người thực hành hiểu về những điểm cốt lõi đó nhiều hay ít, đồng thời tùy thuộc vào kỹ năng áp dụng chúng trong tình huống đấu tranh cụ thể.
Nếu không hiểu những điểm cốt lõi này, hoặc không thấy chúng đã được tinh tế vận dụng vào thực tế ra sao để trở thành một quy trình đấu tranh, thì rất dễ trông gà hóa cuốc, xem những hình thức đấu tranh như đình công, tuyệt thực, biểu tình tuần hành… là phương pháp của Gandhi, dù trên thực tế đó chỉ là những hình thức đấu tranh đã cũ.
3.
Tìm hiểu ý nghĩa mà Gandhi gán cho các ý niệm như sự thật, bất bạo độngtự khổ cũng là khám phá cốt lõi tư tưởng của Gandhi. Nhưng, đế hiểu thấu đáo phương pháp đấu tranh này, cũng cần hiểu thêm về tương quan qua lại giữa sự thật, bất bạo động và tự khổ, và vai trò của cá nhân như người quyết định tối hậu trong phương pháp đấu tranh vì lương tâm.
***
I. SỰ THẬT
4.
Gandhi nói rằng “Satyagraha nghĩa là giữ lấy sự thật, và vì vậy cũng có thể gọi đó là quyền lực của sự thật [Truth-force]”.
Nhưng, Gandhi nói đến “sự thật” nào khi dùng nó như cốt lõi của một phương pháp đấu tranh? Làm thế nào để sự thật trở thành “sức mạnh” hay “quyền lực”, và nó liên quan đến hành động của con người trong đấu tranh ra sao?
Gandhi cho biết “sự thật luôn loại bỏ bạo lực, nhưng vì con người không thể biết được sự thật tuyệt đối nên không đủ tư cách để dùng bạo lực trừng phạt kẻ khác.”[2]
Tìm kiếm sự thật vốn là khát khao của con người từ bao đời. Ý niệm về cái vô cùng đã có mặt dưới nhiều hình thức, tuy những ý niệm này trong tôn giáo và triết học cũng có lúc trở thành những giáo điều gây bất ổn.
Tại Ấn Độ, truyền thống Ấn Độ giáo mở ra cho con người khả năng nhận biết cái tuyệt đối: đích đến của hành trình đời người chính là sự hợp nhất giữa con người với Thượng đế, và đó là ý nghĩa của việc con người tự hoàn thiện mình.
Gandhi, khi mô tả mục tiêu đời mình, cũng có chung hoài bão như những người Ấn Độ giáo khác, rằng mọi nỗ lực của đời ông cuối cùng chính là “được thấy Thượng đế, mặt đối mặt.”
Chiếu theo niềm tin của một tín đồ Ấn Độ giáo, Gandhi chấp nhận cái tuyệt đối, và cái nhìn của riêng ông về Thượng đế cũng là cái nhìn của một tín đồ về Đấng Brahma hiện hữu mọi nơi. Nhưng Gandhi rất hiểu rằng trí tuệ giới hạn của loài người không thể hiểu được cái nằm ngoài giới hạn.
Gandhi chưa bao giờ nghĩ mình nắm được sự thật tuyệt đối, nên ông liên tục nhắc mọi người rằng: vì không có khả năng biết được sự thật tuyệt đối, nên luôn phải có thái độ cởi mở với những người khác mình.
5.
Khi khởi xướng phong trào đấu tranh vì lương tâm, ông nhận ra rằng “cuộc tìm kiếm sự thật không cho phép dùng bạo động để trấn áp đối phương, nhưng đòi người đấu tranh phải tránh xa sai lầm bằng sự kiên nhẫn và cảm thông.” Lý do là vì “điều có vẻ đúng với người này lại có thể là sai lầm với người kia.”[3]
Để hoàn thiện bản thân, Gandhi đã biến đời mình thành “một loạt những cuộc thử nghiệm với sự thật.” Bằng cách “giữ lấy sự thật”, ông không có ý nói rằng sự thật đó phải là, hoặc có thể là, đối tượng khách quan được mọi người công nhận. Đơn giản hơn, ông nói rằng:
“… Tôi là người đi tìm sự thật. Tôi nghĩ mình tìm được con đường. Tôi nghĩ mình đang cố gắng không ngừng. Nhưng phải thú nhận tôi vẫn chưa gặp được sự thật. Gặp được sự thật toàn bích là gặp được bản thân và định mệnh đời mình, là trở nên hoàn hảo. Tôi đau đớn vì thấy mình bất toàn, nhưng từ nơi bất toàn kia tôi tìm được sức mạnh của mình, biết được giới hạn của chính mình là điều khó nhọc họa hiếm biết bao.” [4]
Và, cũng vì thế, Gandhi, người đi tìm sự thật tuyệt đối, đã chú tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm phương tiện, tức con đường để đến với sự thật kia.
6.                    
[Sự thật là Thượng đế]
Có thể thấy, sự thật được dùng trong đấu tranh vì lương tâm không phải là sự thật tuyệt đối. Khi theo đuổi những cuộc thử nghiệm với sự thật, tính chất tương đối của sự thật như một nguyên tắc hành động ngày càng rõ hơn.
Phương pháp đấu tranh vì lương tâm được phát triển vừa như một phương tiện để Gandhi giải quyết những vấn đề xã hội và chính trị thực tế, vừa là một tuyên ngôn cho những niềm tin triết học của ông. Nhận định về nguồn gốc cụm từ satyagraha – đấu tranh vì lương tâm – Gandhi viết:
“Chữ “Satya” (Sự thật) có gốc từ “Sat”, nghĩa là hiện hữu. Không có gì hiện hữu trên thực tế ngoài Sự thật. Đó cũng là lý do “Sat”, hay Sự thật, nên là tên gọi quan trọng nhất của Thượng đế. Nhưng nói “Sự thật là Thượng đế” thì đúng hơn nói “Thượng đế là Sự thật”… nhìn như thế sẽ thấy “Sat” (hiện hữu) hay “Satya” (Sự thật) là tên duy nhất đúng và phù hợp để gọi Thượng đế.”*
7.
Trong những tuyên bố trước đó, Gandhi từng gắn liền Thượng đế với sự thật. Năm 1925, khi nói chuyện với các nhà truyền giáo đạo Thiên chúa tại Darjeeling, Gandhi nói rằng, với ông “Thượng đế và Sự thật là hai từ có thể đổi chỗ cho nhau.”[v] Một năm sau, trong lần nói chuyện tại Wardha, ông nhận định: “… với tôi, Sự thật là Thượng đế. Và không có con đường nào có thể dẫn đến Sự thật ngoài con đường bất bạo động.”[vi]
Năm 1931, khi được nhóm phản chiến vì lý do đạo đức tại Thụy Sĩ hỏi vì sao ông xem Thượng đế là sự thật, Gandhi đã giải thích rằng câu nói quen thuộc “Thượng đế là Tình yêu” của người theo đạo Thiên chúa dường như không được thỏa đáng, và ông đã đi đến kết luận “Thượng đế là Sự thật”. Nhưng sau đó, ông thấy cũng cần đi thêm một bước nữa để gọi “Sự thật là Thượng đế”. Ông cho biết:
“Bạn sẽ thấy sự khác nhau tế nhị giữa hai mệnh đề “Thượng đế là Sự thật” và “Sự thật là Thượng đế.” Tôi đi đến kết luận như vậy sau 50 năm không ngừng tìm kiếm sự thật. Và tôi cũng thấy được rằng con đường gần nhất để đến với sự thật chính là tình thương.”[vii]
Sự “khác nhau tế nhị” kể trên được một số nhà phê bình cho là rất quan trọng. N. K. Bose giải thích rằng sự thay đổi này đã tháo gỡ cho người đấu tranh vì lương tâm khỏi những niềm tin thần học, hoặc ít nhất là khỏi một số tín điều thần học cụ thể nào đó:
“Khi thay đổi cách nhìn như vậy, bạn sẽ dễ dàng gần gũi với những ai chọn mục tiêu nhân bản, hay mục tiêu tương tự, làm lý tưởng để mình sẵn sàng hy sinh cả đời. Bằng cách đặt sự thật lên chỗ cao nhất trên bệ thờ, Gandhi trở thành tín đồ của một tôn giáo chung, ông không thấy có ngăn cách nào giữa mình với những tín đồ đang thờ một Thượng đế khác với Thượng đế của ông.”[viii]
Có thể nói việc Gandhi thay đổi cấu trúc mệnh đề thần học vừa kể đã giúp ông tự do hơn khi xây dựng phương pháp đấu tranh vì lương tâm. Một lần nữa, đây là ví dụ cho thấy Gandhi đã chỉ đưa ra những đúc kết triết học sau khi có những trải nghiệm thực tế, sau khi tìm cách đưa đạo đức vào đấu tranh.
Trong tự truyện, ông viết:
“Có vô số định nghĩa về Thượng đế, vì Ngài cũng có vô số cách biểu hiện. Chúng làm tôi choáng ngợp trong kính úy và ngưỡng vọng và cũng làm tôi choáng váng.
“Nhưng tôi tôn thờ Thượng đế chỉ như sự thật mà thôi. Tôi chưa thấy được Ngài, nhưng tôi luôn tìm kiếm Ngài. Tôi sẵn sàng hy sinh điều quý báu nhất của tôi để theo đuổi khát khao này… Nhưng, chừng nào tôi chưa tìm thấy sự thật tuyệt đối này, chừng đó tôi còn phải bám lấy sự thật tương đối mà tôi cảm nhận được. Sự thật tương đối vì vậy sẽ trở thành người dẫn đường cho tôi, lá chắn của thôi, trạng sư của tôi.”[ix]
8.
[Tôi chân thực, vì vậy tôi hiện hữu]
Bất kể những nhận định triết học của Gandhi còn thiếu sót đến đâu, nếu đo theo thước của triết gia, cũng dễ thấy rằng những cảm nhận của Gandhi về sự thật đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phương pháp đấu tranh vì lương tâm.
Ông quan tâm đến những khái niệm này chỉ vì chúng ảnh hưởng đến hành vi của con người. Để giải thích quan điểm về sự thật, ông viết cho một người bạn như sau:
“Trong câu ‘Thượng đế là Sự thật’, ‘là’ không có nghĩa ‘tương đương với’, cũng không có nghĩa ‘đúng là’.
“Sự thật không đơn thuần là một thuộc tính mà Thượng đế có, vì Thượng đế ‘là’ sự thật. Thượng đế sẽ không là gì khác nếu không là sự thật.
“Sự thật trong tiếng Sankrit có nghĩa là ‘Sat’. Và ‘Sat’ cũng có nghĩa là ‘hiện hữu’. Vì vậy, trong sự thật đã có ý nghĩa ‘hiện hữu’.
“Chỉ Thượng đế hiện hữu, không có gì khác hiện hữu. Vì vậy, càng chân thực bao nhiêu, tôi lại càng gần với Thượng đế bấy nhiêu. Nói cách khác: Tôi chân thực, vì vậy tôi hiện hữu.” [x]
Cũng nên biết là những tuyên bố thi thoảng về bản thể hoặc nhận thức luận vừa kể được hình thành trong quá trình hoạt động của Gandhi để giải quyết xung đột của con người, chứ không được hình thành trong quá trình suy tư về triết học thuần lý.
Trong những thử nghiệm với sự thật thì sự thật mà Gandhi theo đuổi không là sự thật trong bản thể luận hay nhận thức luận, mà là sự thật như một yếu tố thuộc phạm vi đạo đức xã hội.
Càng ngày ông càng chú tâm nhiều vào phương tiện hơn là mục đích. Phương tiện càng trở nên cụ thể, trong khi mục đích – con người gặp được Thượng đế, vốn cũng là sự thật – lại trở nên thứ yếu.
9.
[Tìm sự thật bằng bất bạo động & tình thương]
Năm 1924, Gandhi viết trên tờ Young India rằng: “Tôi muốn gặp Thượng đế, mặt đối mặt. Như tôi biết, Thượng đế là Sự thật. Với tôi, phương tiện duy nhất chắc chắn để hiểu Thượng đế chính là bất bạo động ahimsa tình thương.”[xi]
Trong quá trình tìm kiếm sự thật, Gandhi đã phát triển khái niệm về bất bạo động – phương tiện để đạt sự thật tối hậu – và điều đáng kể là khi ông làm như vậy, khái niệm về Thượng đế của ông trở nên tự do, rộng mở hơn nhiều.
Tính tương đối trong quan niệm về Thượng đế của Gandhi đã được thể hiện rõ từ khoảng năm 1919, khi Gandhi được Ủy ban Hunter chất vấn, và cuộc trao đổi đã diễn ra giữa Gandhi và đại diện Ủy ban như sau:
“Nguyên lý đấu tranh vì lương tâm của ông, như tôi được biết, có liên quan đến việc theo đuổi sự thật, và để theo đuổi sự thật, ông chấp nhận đau khổ cho bản thân và không bạo động với bất cứ ai khác, có đúng vậy không?”
Gandhi đáp: “Đúng vậy, thưa Ngài.”
“Nhưng dù con người có cố gắng thành thật đến mấy trong việc tìm kiếm sự thật, thì quan niệm về sự thật của anh ta vẫn có thể khác với quan niệm của người khác. Trong trường hợp đó, ai sẽ xác định đâu là sự thật?”
“Cá nhân đương sự sẽ quyết định đâu là sự thật.”
“Nhưng mỗi cá nhân lại có một cách nhìn khác nhau về sự thật. Điều đó sẽ dẫn tới hỗn loạn?”
“Tôi không nghĩ vậy.”
“Cố gắng và thành thật tìm kiếm sự thật cũng khác nhau tùy từng trường hợp.”
“Chính vì vậy mà bất bạo động trở thành điều kiện tối cần. Bằng không sẽ là hỗn loạn và tệ hơn nữa.”[xii]
Vai trò của bất bạo động như một nguyên lý cốt lõi của đấu tranh vì lương tâm sẽ được tìm hiểu ở phần sau. Quan niệm về sự thật của Gandhi, vốn không có tính tuyệt đối, đã thoát khỏi một khó khăn thực tế mà chủ nghĩa tương đối trong đạo đức đã gặp phải trước đây, và nó thoát khỏi khó khăn này nhờ yếu tố bất bạo động như một nguyên lý hành động cho đấu tranh vì lương tâm.
10.
[Sự thật giữa đời và trong hang tối]
Có rất nhiều chứng cớ cho thấy Gandhi đã sử dụng những chuẩn mực xã hội để đánh giá đâu là sự thật trong một hoàn cảnh nhất định. Trong cuốn History of Satyagrahashram (Lịch sử cộng đoàn Đấu tranh vì lương tâm), Gandhi viết về việc sám hối khi làm sai:
“’Việc làm sai’ là việc phải được luật lệ quy định rõ ràng, được mọi người công nhận là sai, có hại về mặt tinh thần, và người làm sai biết là sai. Không được dựa trên suy diễn mà kết tội vô căn cứ. Làm như thế có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
“Nếu còn hoài nghi thì không được kết tội. Hơn nữa, không ai phải chịu phạt vì việc mình cho là sai dựa trên niềm tin và ý kiến riêng. Có thể điều hôm nay tôi cho là sai thì ngày mai tôi lại cho là vô hại. Vì vậy điều sai phải là điều xã hội xem là sai.
“Tôi có thể xem việc không mặc quần áo tự dệt (khadi) [để chứng tỏ đồng tình với cuộc đấu tranh] là rất sai. Nhưng bạn bè tôi có thể xem là không sai, cũng không ca tụng việc không mặc như một đức hạnh, vì vậy họ có thể lúc mặc lúc không. Nếu tôi cho rằng điều đó sai lầm và tuyệt thực chống lại thì đó không còn là đấu tranh nữa, mà là áp đặt ý chí của tôi lên người khác.
“Cũng không thể trừng phạt khi người có lỗi không biết mình đã phạm sai lầm.”**
Ở đây, Gandhi cũng đề xuất cách giải quyết vấn đề theo tinh thần khách quan. Dù công nhận rằng sự thật chỉ tương đối, một số tiêu chuẩn khách quan cũng đã được xác lập. Giải pháp nằm ở chỗ “con người là thước đo sự thật”.
Giải pháp thực tế này, đúc kết qua những “thử nghiệm với sự thật” của Gandhi, thực ra rất gần với giải pháp lý thuyết được nhà duy vật nhân bản người Đức Feuerbach đưa ra.
Feuerbach cho rằng: Những sự thật không tuyệt đối – tức không là Thượng đế, theo Gandhi – có liên quan đến nhu cầu cộng sinh của con người. Con người cá nhân tìm kiếm sự thật thông qua cộng đồng mà họ là thành viên. Gandhi cũng cho rằng: ”Khát khao sự thật không thể được thỏa mãn trong một hang hốc xa xôi nào đó.” Gandhi viết:
“Khi có điều gì không thật xảy ra trong Cộng đoàn, tôi xin được nhận lỗi về mình. Điều đó có nghĩa tôi chưa đạt đến sự thật như tôi mong muốn. Có thể do ngu dốt mà ra, nhưng rõ ràng tôi đã chưa hiểu đầy đủ sự thật, vì vậy chưa nghĩ thấu đáo hoặc nói thấu đáo về sự thật, càng chưa thực hành được sự thật.
“Nhưng với những khuyết điểm như thế, tôi có nên bỏ đi đến những hang động nào đó trong dãy Hy Mã Lạp Sơn và nhập thất tịnh khẩu hay không?
“Nếu tôi làm vậy thì đó là hèn nhát. Không thể tìm kiếm sự thật trong hang tối. Tịnh khẩu không có ý nghĩa gì vào lúc cần phải mở miệng.
“Trong hoàn cảnh nào đó, người ta vẫn có thể ở ẩn trong hang. Nhưng người bình thường chỉ có thể được thử thách giữa chợ đời mà thôi.”[xiii]
11.
[Sự thành thực & lòng chính trực]
Trong khi thiếu vắng sự thật tuyệt đối, thì Gandhi, người hành động xã hội, cũng đã thường xuyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những đại diện dễ nhận biết của sự thật, đó là sự thành thậtlòng chính trực. Ông viết:
“Sự thành thật chính là chìa khóa chủ.
“Đừng nói dối trong bất cứ tình huống nào, đừng giữ điều gì làm bí mật, hãy tin cẩn những người dậy dỗ mình và các bậc trọng tuổi, và hãy bộc bạch lòng mình với họ về mọi việc.
“Đừng nghĩ xấu về bất cứ ai, đừng nói điều xấu xa về bất cứ ai sau lưng họ. Trên hết, hãy “thành thật với bản thân” để mình không thể giả dối với bất cứ ai.
“Sống thật trong từng việc đơn giản, trong từng việc nhỏ nhất là bí quyết duy nhất của đời sống trong lành.”[xiv]
Những lời khuyên giản dị này – về sự thành thật và chính trực – xuất phát từ một nhận thức thực tế về xã hội. Gandhi đã đồng nhất Sự thật với Thượng đế, và dường như vì không thực sự thoải mái trong lĩnh vực tín lý thần học nên ông đã diễn giải Thượng đế dưới dạng tương đối, thông qua rất nhiều những diễn giải cá nhân khác nhau. Và khi mâu thuẫn xảy ra, ông dựa vào luận động của những mối quan hệ giữa người với người để làm tiêu chuẩn phân định sự thật, hoặc gần với sự thật, trong một tình huống nhất định.
Điều này, tất nhiên, đưa ông trở về lĩnh vực của đạo đức. Thật vậy, cuộc đời của Gandhi là cuộc đời của người dấn thân trọn vẹn cho việc khám phá hiệu quả đạo đức của niềm tin siêu hình, và những hành động có thể xuất phát từ niềm tin đó.
Gandhi bắt đầu viết và giảng dậy về đấu tranh khi ông tìm cách mô tả, và sau đó mở rộng thêm bằng những lập luận hợp lý và dễ hiểu, những cách đấu tranh mà ông khởi đầu và theo đuổi trên sân khấu chính trị tại Nam Phi.
Nếu Sự thật là Thượng đế và Thượng đế được hiểu bởi người này thế này, người kia thế kia, thì làm thế nào để “giữ lấy sự thật” [nghĩa gốc của đấu tranh vì lương tâm]?
Đấu tranh vì lương tâm không phải là một giáo điều, cũng không bất động hoặc có thể khẳng định như đinh đóng cột. Giữ lấy sự thật là một ý niệm động và đấu tranh vì lương tâm là một phương pháp hành động.
Vậy thì làm thế nào để hiểu và để giữ lấy sự thật?
Làm thế nào để tránh hỗn độn khi việc truy tìm sự thật lại khác nhau tùy mỗi hoàn cảnh?
Câu trả lời Gandhi đưa ra nằm trong một quy tắc khác, quy tắc cho rằng sự thật không thể nào tách rời khỏi ahimsa (bất bạo động / tình thương).
(Còn tiếp)
Nguồn: Joan Bondurant, Conquest of Violence – the Gandhian Philosophy of Conflict, Nhà Xuất bản Đại học Princeton, Mỹ, phát hành năm 1952, bản hiệu đính năm 1988, từ trang 15 đến trang 104
Bản tiếng Việt © 2014 Phan Trinh & pro&contra
[1] Diễn ra ngày 9/1/1920. Để biết thêm nội dung trao đổi giữa Ngài Hunter với Gandhi, và giữa Ngài Chimanlal Setalwad với Gandhi, đọc D. G. Tendulkar, Mahatma, Vol. I, (Bombay: Jhaveri and Tendulkar, 1952) tr. 340-343.
[2] M. K. Gandhi, Speeches and Writings of Mahatma Gandhi (4th ed.; Madras: Natesan [n.d.]), tr. 508
[3] Jag Parvesh Chander, ed., Teachings of Mahatma Gandhi (Lahore: The Indian Printing Works, 1945), tr. 494.
[4] Gandhi, Young India, 17/11/1921. Xem thêm Tendulkar, sđd, Vol. II, tr. 98.
* Young India, 30/7/1931, tr. 196. Để biết thêm ghi chú về sự khác biệt giữa “hiểu biết” và “hiện hữu” trong ý niệm của Ấn Độ giáo về Sự thật, xem thêm bài “The Hindu Idea of Truth” của J. H. Muirhead, trong tập sách Mahatma Gandhi, Essays and Reflections on His Life and Work do S. Radhakrishnan hiệu đính (2nd ed.; London: Allen & Unwin [1949]), tr. 197-200.
[v] Tendulkar, sđd, Vol. II, tr. 249.
[vi] Như trên, tr. 312.
[vii] Như trên, Vol. III, tr. 176.
[viii] N. K. Bose, Studies in Gandhism (2nd Ed., Calcutta: Indian Associated Publishing Co., 1947), tr. 269.
[ix] M. K. Gandhi, An Autobiography or The Story of My Experiments with Truth, do Mahadev Desai dịch từ nguyên bản tiếng Gujarati (Ahmedabad: Navajivan, 1940), tr. 4.
[x] Trích thư gửi P. G. Mathew, 9/7/1932, dẫn trên Harijan số ra ngày 27/3/1949, tr. 28.
[xi] Ngày 3/4/1924 như trích dẫn trong Chander, sđd, tr. 266.
[xii] Tendulkar, sđd, Vol I, tr. 342. Đoạn này cũng xuất hiện trên Young India, 1919-1922 (Madras: S. Ganesan, 1922), tr. 33-36.
** Dịch từ nguyên bản tiếng Gujarati đăng trên Harijan, số ra ngày 4/7/1948. Đoạn bằng tiếng Hindi trong Satyagraha Ashram ka Itihas của Gandhi được Ramnarayan Chaudhuri dịch từ nguyên bản tiếng Gujurati (Ahmedabad: NXB Navajivan, [1948]), tr. 17-18.
Gandhi chấp thuận một số hình thức đấu tranh vì lương tâm nhắm vào những đối tượng được cho là không có ý thức rằng mình sai trái, nếu vấn đề được người đấu tranh cảm thấy là thực sự nghiêm trọng.
[xiii] Dịch từ nguyên bản tiếng Gujarati đăng trên Harijan, số ra ngày 18/7/1948. Đoạn bằng tiếng Hindi trong Satyagraha Ashram ka Itihas của Gandhi được Ramnarayan Chaudhuri dịch từ nguyên bản tiếng Gujurati (Ahmedabad: Navajivan, 1948), tr. 13.
[xiv] Young India, 25/12/1925, như trích trong sách của Chander, sđd, tr. 559-560.
(Kỳ 2)
II. BẤT BẠO ĐỘNG
12.
Chữ ahimsa diễn tả một quy tắc đạo đức cổ xưa của Ấn Độ giáo, Jain giáo và Phật giáo. Chữ “a” có nghĩa phủ định nằm trước “himsa”, vốn có nghĩa là “làm hại”, tạo thành một chữ thường được dịch là “bất bạo động”.
Đặc tính của ngôn ngữ Ấn Độ giáo và Phật giáo là một từ phủ định thường ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác không được nói ra. Chữ ahimsa, nếu hiểu toàn diện mặt ngoài, có nghĩa là “làm, nhưng không làm hại.” [i] Albert Schweitzer, trong nghiên cứu tóm lược về tư tưởng Ấn Độ, [ii] nhắc người đọc nhớ tới ý nghĩa vừa kể của ahimsa.
Xét về từ nguyên thì himsa lại xuất thân từ chữ han có nghĩa là giết hoặc gây hại, himsa có nghĩa là muốn giết hại.*** Ahimsa, vì vậy, có nghĩa là từ bỏ ý muốn giết hay làm hại. Gandhi tinh chỉnh ý nghĩa này như sau:
“Ahimsa không có ý nghĩa thô như đã từng được mô tả. Không gây tổn thương cho bất cứ sinh linh nào dĩ nhiên là một phần của ahimsa. Nhưng đó là ý nghĩa sơ đẳng nhất.
“Nguyên lý của himsa là gây tổn thương bằng cả những ý nghĩ độc ác, bằng sự nóng vội thái quá, bằng nói dối, bằng thù ghét, bằng cầu mong điều xấu cho người khác. [iii]
“Tôi đồng ý với định nghĩa rằng ahimsa không chỉ là một trạng thái vô hại tiêu cực nhưng còn là một trạng thái yêu thương tích cực, làm điều tốt cho cả kẻ ác nữa.
“Nhưng điều này không có nghĩa là phải giúp kẻ ác tiếp tục làm điều sai trái hoặc chịu đựng chúng bằng sự im lặng đồng lõa. Ngược lại, tình thương, trạng thái tích cực của ahimsa, đòi hỏi tôi phải kháng cự lại kẻ làm ác bằng cách tách ly bản thân tôi với kẻ làm ác, dù là điều này có thể đụng chạm đến anh ta hoặc gây hại cho anh ta về cả thể chất nữa.” [iv]
Ở đây, Gandhi đồng nhất ahimsa với tình thương. Sự gần gũi của khái niệm này với lòng bác ái của Thiên chúa giáo và với khái niệm agape của Hy Lạp, nói chung, rất rõ ràng.
Như sẽ thấy trong Chương III kế tiếp, quy tắc này của đấu tranh vì lương tâm đã mang lại những hệ quả xã hội thực tế thể hiện qua các hoạt động hỗ trợ và đòi hỏi mọi cuộc vận động đấu tranh vì lương tâm đều phải có một “chương trình hỗ trợ xã hội tích cực”.
13.                                      
[Sự thật và tình thương]
Sự kết hợp không thể tách rời giữa sự thật tình thương theo quan điểm Gandhi đã tạo thành cốt lõi của giải pháp Gandhi cho câu hỏi: để đạt mục đích, cần dùng phương tiện gì.
“… không có ahimsa sẽ không thể tìm và thấy sự thật. Ahimsa và sự thật hòa quyện vào nhau chặt chẽ đến nỗi không thể nào tháo gỡ hay tách rời được trên thực tế.
“Cả hai giống như hai mặt của một đồng tiền, hay đúng hơn, hai mặt của một đĩa kim loại không tì vết. Ai có thể nói đây là mặt trước, kia là mặt sau?
“Dù sao đi nữa thì ahimsa là phương tiện, sự thật là mục đích.
“Đã là phương tiện thì phải luôn trong tầm tay của người dùng, và như thế ahimsa là bổn phận tối hậu của chúng ta.
“Nếu chú trọng đến phương tiện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ đạt được mục đích. Nếu hiểu được điều này, chiến thắng cuối cùng sẽ không còn là vấn đề nữa. [v]
“Sự thật là mục đích, tình thương là phương tiện dẫn đến mục đích.
“Chúng ta biết thế nào là tình thương hoặc bất bạo động, mặc dù khó có thể tuân thủ luật lệ của tình thương.
“Cũng vậy, chúng ta chỉ biết được một phần sự thật mà thôi.
“Con người khó có kiến thức hoàn hảo về sự thật, cũng như khó thực hành bất bạo động đến mức hoàn hảo.” [vi]
Để đến được mục đích là sự thật – theo nghĩa tuyệt đối – con đường cần phải đi qua việc thử nghiệm những sự thật tương đối.
Việc thử nghiệm sự thật chỉ có thể được thực hiện bằng cách nghiêm túc tuân thủ ahimsa – tức hành động dựa trên nguyên tắc không gây hại, hoặc đúng hơn, là hành động dựa trên tình thương.
Vì sự thật, xét như nhu cầu của con người, sẽ bị hủy diệt bằng bạo động, bất kể do bên này hay bên kia. Vì vậy, bất bạo động, hoặc ahimsa, trở thành giá trị tối thượng, một tiêu chuẩn có thể hiểu được, dùng để xác định thế nào là hành động đúng đắn.
14.
[Không gây hại, không thù ghét]
Nếu có một giáo điều nào trong triết lý của Gandhi thì đó là điều này: Cách duy nhất để trắc nghiệm sự thật chính là hành động không gây hại.
Gandhi gọi những người đồng hành với mình là những “người đi tìm sự thật”. Họ theo những tôn giáo khác nhau, hoặc không theo đạo nào, họ có những quan điểm rất khác nhau, chẳng hạn về quan điểm tổ chức và cấu trúc xã hội, hoặc về những chương trình phục vụ cộng đồng trong một xã hội bất bạo động.
Ông thừa nhận nhiều lúc có sai sót và do dự trên con đường tìm kiếm sự thật, nhưng có một nguyên tắc mà ông giữ vững đến cùng đó là nguyên tắc ahimsa – nguyên tắc duy nhất và tối thượng để khám phá những sự thật trong xã hội.
Ông nhấn mạnh và yêu cầu rằng: “Ai đã tham gia vào Cộng đoàn [những người đấu tranh vì lương tâm] thì phải chấp nhận ý nghĩa đích thực này”. Và “ý nghĩa này” của ahimsa đã đưa ông vào một lĩnh vực cao hơn hẳn, thay vì chỉ là không-giết-hại.
“Ahimsa đúng nghĩa đòi hỏi ta không được xúc phạm bất cứ người nào, ta không được nuôi dưỡng những ý nghĩ khắc nghiệt dù là đối với người ta cho là kẻ thù …
“Nếu ta căm ghét hành vi của một người bạn, hoặc hành vi của một kẻ thù, thì ta vẫn chưa giữ đúng quy tắc ahimsa…
“Khi nuôi dưỡng ý nghĩ như thế, ta đã xa rời ahimsa. Ai tham gia Cộng đoàn thì phải chấp nhận ý nghĩa đích thực này.
“Điều đó không có nghĩa ta thực hành được toàn bộ quy tắc. Còn xa lắm. Đó là một lý tưởng mà ta phải vươn tới, và cũng là một lý tưởng ta phải vươn tới ngay giây phút này, nếu có thể được.” [vii]
Nói như thế nhưng Gandhi rất hiểu sức người có hạn trong việc thực hiện bất bạo động đúng nghĩa. Như sẽ thấy trong Chương III cuốn sách này, sự bất toàn được dự đoán trước, và ở mức độ nào đó, được châm chước trong các cuộc đấu tranh vì lương tâm của Gandhi.
Ở đây, khi tìm hiểu thêm về ý nghĩa của đấu tranh bất bạo động, chúng ta sẽ đến với quy tắc cốt lõi thứ ba của đấu tranh vì lương tâm, tự khổ, vì rằng:
“Bất bạo động, theo đúng tính năng và đòi hỏi của nó, có nghĩa là chịu khổ có ý thức.
“Nó không có nghĩa là co rúm lại trước ý chí của kẻ ác, nhưng có nghĩa là đặt toàn bộ lương tâm mình chống lại ý chí của bạo chúa.
“Thực hiện được điều luật để tồn tại này trong đời mình thì một cá nhân lẻ loi có thể thách đố toàn bộ sức mạnh của một đế chế bất công …” [viii]
***
III. TỰ KHỔ
15.
“Tình thương không đòi hỏi, tình thương luôn cho đi.
“Tình thương chấp nhận khổ đau, không bao giờ căm ghét, không bao giờ trả thù. [ix]
“Thử thách của tình thương là “tapasya” và “tapasya” có nghĩa là tự khổ.” [x]
Luật hành xác Du-già [yoga] kinh điển đòi hỏi sự tự chế và kỷ luật tự thân, cùng với nguyên tắc tapas, có nghĩa sự hành xác để hối cải hoặc khổ hạnh, là một phần quen thuộc của văn hóa Ấn Độ. Chương IV sách này sẽ nói về bối cảnh văn hóa của tập quán khổ hạnh, nhưng ở đây, xin chỉ nói về ý nghĩa của tự khổ, hoặc tapasya, như một thuộc tính của đấu tranh vì lương tâm.
Tự khổ trong quan điểm đạo đức của Gandhi có một số đặc tính khác hẳn với thực hành tapas hoặc khổ hạnh thường diễn ra vì ý nghĩa riêng của nó.
Tự khổ trong đấu tranh bất bạo động trước hết nhắm vào mục tiêu thuyết phục về mặt đạo đức đối tượng của cuộc đấu tranh.
Nó không phải là biện pháp thay thế khi không có khả năng dùng bạo lực để chiến thắng đối thủ; nó không phải là “vũ khí của kẻ yếu”.
Tự khổ rõ ràng khác hẳn sự hèn nhát, và cũng không phải là điều có thể áp dụng bừa bãi. Tự khổ khác với bạo động ở chỗ bạo động hàm ý làm hại người khác.
“Chịu khổ nơi bản thân mình… là cốt lõi của bất bạo động và là chọn lựa thay thế cho bạo động chống lại kẻ khác.
“Không phải vì xem nhẹ mạng người nên tôi sẵn lòng ủng hộ việc hàng ngàn người tự nguyện hy sinh đời mình nhân danh đấu tranh vì lương tâm, nhưng vì tôi tin rằng cuối cùng nó sẽ giúp cho ít người thiệt mạng nhất, ngoài ra, nó còn tôn vinh những người hy sinh và làm cho thế giới đạo đức hơn nhờ hy sinh của họ.” [xi]
16.
[Bất bạo động: Vũ khí của kẻ mạnh]
Việc nhấn mạnh đến tự khổ cũng có tính thiết thực của nó.
Tự khổ và tự nguyện chấp nhận tổn thương là một chủ trương tích cực chứ không hề là một biện pháp vớt vát cuối cùng.
Gandhi đã rất thận trọng phân biệt phương pháp này với hình thức đấu tranh thụ động, vốn có nghĩa thiếu khả năng dùng bạo lực, hoặc chỉ là một bước đệm trước khi dùng bạo lực.
Trong quá trình thực hiện đấu tranh vì lương tâm tại Nam Phi, [xii] Gandhi nhắc tới lời một người ủng hộ, khi ông này giới thiệu Gandhi với công chúng. Người này nhận xét rằng người Ấn Độ “phải dùng đến đấu tranh thụ động vốn là vũ khí của kẻ yếu.” [xiii]
Gandhi tiếp tục nhắc tới “bất bạo động của kẻ yếu” trong đời mình mỗi khi ông muốn phê bình học trò, hoặc những lúc – như trong những tháng cuối trước khi mất – ông nghĩ mình đã không truyền đạt cho người khác ý nghĩa đầy đủ của đấu tranh vì lương tâm, rằng bất bạo động là vũ khí của kẻ mạnh.
Đấu tranh vì lương tâm đạt đến đỉnh điểm khi những người thực hành nó đang ở vị trí, như vẫn thường xảy ra, có thể sử dụng vũ lực một cách hiệu quả nhưng lại khước từ vũ lực và sẵn sàng đón nhận khổ đau đến với mình.
“Đấu tranh thụ động có thể cùng sánh đôi với vũ lực. Nhưng đấu tranh vì lương tâm không bao giờ đi được với sức mạnh thô bạo, vốn phủ định lẫn nhau.
“Trong đấu tranh thụ động luôn hiện diện ý đồ quấy phá đối phương và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn vì hành vi quấy phá này.
“Trong khi đấu tranh vì lương tâm thì không hề có mảy may ý tưởng nào gây hại cho đối phương. Đấu tranh vì lương tâm chủ trương chinh phục kẻ thù bằng cách tự mình chịu khổ.” [xiv]
17.
[Hèn nhát gây đồi bại]
Gandhi không muốn thu hút  những người sợ cầm vũ khí, hoặc không thấy mình có khả năng kháng cự vào phong trào đấu tranh vì lương tâm.
Ông viết “Tôi thực sự tin rằng nếu chỉ được chọn giữa hèn nhát và bạo động, thì tôi khuyên nên chọn bạo động.” [xv] Gandhi luôn nhấn mạnh rằng hành vi bất bạo động “không bao giờ làm con người đánh mất nhân phẩm”, trong khi sự hèn nhát thì “luôn làm con người trở nên đồi bại”. [xvi]
“Không thể dạy bất bạo động cho người sợ chết và không có sức kháng cự.
“Một chú chuột nhắt run sợ không phải là kẻ bất bạo động vì nó luôn bị mèo ăn thịt.
“Chuột cũng sẽ sung sướng ăn thịt ả mèo kia nếu nó có thể, nhưng ngược lại nó chỉ tìm cách thoát khỏi nanh vuốt con mèo.
“Ta không gọi chú chuột kia là hèn nhát vì nó sinh ra đã thế và chỉ làm được như thế.
“Nhưng một con người, khi đứng trước nguy hiểm, mà lại cư xử như chú chuột kia thì phải gọi là hèn nhát.
“Hắn nuôi dưỡng bạo động và thù hận trong tim và sẵn sàng giết hại kẻ thù nếu có thể, trong khi tránh cho mình không bị trầy trật.
“Hắn hoàn toàn xa lạ với bất bạo động.” [xvii]
Nếu như ahimsa trong quan niệm đạo đức của Gandhi ngoài ý nghĩa bất bạo động còn có thêm ý nghĩa tích cực là tình thươngthiện chí, thì tự khổ cũng đòi hỏi thái độ tích cực là lòng dũng cảm.
Ta sẽ thấy (trong Chương III) người đấu tranh vì lương tâm được huấn luyện để phát triển lòng dũng cảm và khắc sâu tinh thần kỷ luật giúp họ vượt qua sợ hãi ra sao. Vì rằng:
“Giống như con người phải học nghệ thuật chém giết khi được huấn luyện về bạo động, thì con người cũng cần phải học nghệ thuật xả thân khi được huấn luyện về bất bạo động …
“Người nhiệt thành với bất bạo động cần phải trau giồi khả năng hy sinh ở mức cao nhất để có thể hoàn toàn vượt qua sợ hãi …
“Người chưa vượt qua được mọi sợ hãi thì không thể thực hành ahimsa ở mức hoàn hảo.” [xviii]
Trong suốt những lời giảng của mình về tự khổ, Gandhi nhấn mạnh đến việc cần phân biệt giữa sẵn sàng chịu khổ và sự hy sinh.
Đầu hàng không bao giờ là một phần của đấu tranh vì lương tâm.
Thúc thủ trước sự sỉ nhục phải luôn được chống trả quyết liệt, và ở chỗ cần thiết, những khổ đau lớn hơn cho thân thể mình, kể cả cái chết, là điều đón nhận được.
Trong bất cứ trường hợp nào, người đấu tranh bất bạo động phải từ chối làm những gì mà lương tâm mình không cho phép, và phải giữ gìn nhân cách riêng mình, dù đó có nghĩa là mất mát tài sản hay ngay cả mạng sống. [xix]
18.
[Hy sinh và nhân phẩm]
Trong ba nguyên tắc cốt lõi của đấu tranh vì lương tâm, tự khổ dường như là nguyên tắc ít được chấp nhận nhất đối với tư duy của người phương Tây.
Tuy nhiên, sự hy sinh như thế rất có thể lại là phương tiện tối hậu để đạt được một điều rất được đề cao trong luân lý học phương Tây, đó là: phẩm giá của một con người.
Trước khi tìm hiểu về vai trò của cá nhân trong quan niệm đạo đức của Gandhi, cũng nên biết qua nhận định này của một nhà tư tưởng phương Tây đương thời:
“Có hai loại hy sinh hoàn toàn khác nhau.
“Một trong những bi kịch có thực của đời người là nhu cầu của cái tôi thể xác và cái tôi tinh thần có thể xung đột nhau; và thực ra ta cần phải hy sinh cái tôi thể xác để khẳng định sự toàn vẹn của cái tôi tinh thần.
“Sự hy sinh này không bao giờ mất đi chất bi thương của nó.
“Cái chết không bao giờ ngọt ngào, kể cả khi chết vì lý tưởng cao đẹp nhất.
“Vị đắng ngắt của nó không thể nói được bằng lời, nhưng dù vậy, nó vẫn là sự khẳng định tối hậu nhân cách của một con người.” [xx]
***
IV. VAI TRÒ CÁ NHÂN
19.
Cuộc đời của Gandhi là ví dụ thực tế nhất cho thấy một cá nhân có thể làm gì trong xã hội.
Trong thời đại mà chỗ đứng của con người cá nhân đang bị đe dọa và bóng ma của kiểm soát toàn triệt đang ngoi dậy cùng trời cuối đất, thì Gandhi lại khẳng định rằng không có bất cứ quyền lực nào trên trái đất này có thể cưỡng ép được một người làm điều trái với lương tâm mình.
Phương pháp đấu tranh vì lương tâm đưa ra một phương tiện và gợi mở một quy trình, qua đó đấu tranh có thể trở thành một quyền lực tích cực.
Và trong cuộc đấu tranh đó yếu tố tự khổ, hay tự hy sinh, chính là giải pháp thay thế tuyệt đỉnh.
Với Gandhi, tự do và việc bảo vệ sự chính trực của một cá nhân là những giá trị cao hơn cả.
“Gông cùm trói buộc một người sẽ tan tành vào chính giây phút người ấy tự xem mình là một người tự do.
“Người ấy sẽ nói với chủ rằng: “Tôi là nô lệ của ông cho tới giờ phút này, nhưng từ nay trở đi tôi không còn là nô lệ nữa. Ông có thể giết tôi nếu muốn. Nhưng nếu ông để tôi sống, nếu ông trả tự do cho tôi một cách tự nguyện, thì tôi sẽ không đòi hỏi ông thêm điều gì. Ông đã từng cho tôi cơm ăn, áo mặc, dù tôi có thể tự lo cơm ăn và áo mặc bằng sức lao động của mình…” [xxi]
20.
[Tự do không tùy tiện]
Gandhi quan tâm đến tự do cá nhân không phải là để đề cao cái tôi cá nhân. Ông không có lập trường cực đoan như những người phái vô chính phủ trong quan niệm về bản chất của tự do.
“Nếu một cá nhân không còn giá trị gì nữa, thì xã hội sẽ còn gì?
“Tự do cá nhân là điều duy nhất có thể khiến một người tự nguyện hy sinh trọn vẹn để phụng sự xã hội.
“Nếu bị lấy mất tự do, anh ta sẽ trở thành một thiết bị tự động và xã hội sẽ phá sản.
“Không thể xây dựng được một xã hội, nếu tự do cá nhân bị tước đoạt.” [xxii]
Cũng vậy, quan điểm của Gandhi về tự do cá nhân không dẫn đến một dạng đạo đức tùy tiện. Ý chí con người có thể là tiền đồn cuối cùng bảo vệ tự do không bị tước đoạt, nhưng ý chí ấy không hoạt động một mình. Dù đường lối của Gandhi có vẻ đề cao quyết định của từng cá nhân, vẫn có nhiều chứng cớ cho thấy Gandhi rất hiểu những ảnh hưởng không thể chối bỏ của môi trường và những định chế xã hội đối với đời sống một con người. Ông viết:
“Bọn côn đồ không từ trên trời rơi xuống, cũng không từ dưới đất chui lên như quỷ ma.
“Chúng là sản phẩm của một xã hội vô tổ chức, và vì thế xã hội phải chịu trách nhiêm vì sự có mặt của chúng. Nói cách khác, nên nhìn chúng như triệu chứng của sự hư hỏng trong xã hội chúng ta.” [xxiii]
Một điều cho thấy chủ trương của Gandhi cũng khác xa quan niệm của những người theo chủ nghĩa tiền định, đó là ông tin rằng: Ý chí cá nhân và lý trí của anh ta có thể khiến xã hội thay đổi.
Chúng ta từng nhắc rằng phương pháp đấu tranh vì lương tâm của Gandhi tránh xa cạm bẫy của chủ nghĩa tương đối trong đạo đức, bằng cách xác lập những tiêu chuẩn đánh giá khách quan dựa trên ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Ở đây, tôi muốn thêm rằng việc Gandhi bảo vệ quyền tự do cá nhân, và quyền lực của ý chí cá nhân, tuy khiến ông hoàn toàn khác xa với chủ nghĩa tiền định, nhưng vẫn không dẫn tới một thái cực khác là chủ nghĩa đạo đức tùy tiện. Vì quan niệm đạo đức Gandhi không chỉ được định đoạt thông qua các nhu cầu của con người trong bối cảnh xã hội, nó còn phải được thử nghiệm bằng thước đo bất bạo động nữa.
Hãy xem xét qua mối tương quan giữa những nguyên lý cốt lõi tạo thành đấu tranh vì lương tâm, xem chúng ảnh hưởng đến nhau thế nào, để thấy được diễn biến thực tế.
***
V. TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ THẬT, BẤT BẠO ĐỘNG & TỰ KHỔ
21.
Sự thật trong phương pháp đấu tranh vì lương tâm của Gandhi, như trình bày ở trên, là sự thật tương đối.
Tiêu chuẩn khách quan để xác định đâu là sự thật chính là tiêu chuẩn nhân bản, dựa trên nhu cầu của con người.
Phương tiện để đi đến sự thật theo ý nghĩa đó phải không gây tổn hại cho con người, hoặc phá hoại, thay vì thực hiện, nhu cầu của con người. Nếu điều đó xảy ra thì sự thật chỉ còn là trò đùa bôi bác.
Việc tìm kiếm sự thật, hay giải quyết xung đột phát sinh từ những ý kiến khác nhau về sự thật, phải được xử lý thông qua hành vi bất bạo động.
Khi từ chối gây tổn hại cho người khác, người bất bạo động thường phải đương đầu với bạo động có thể có do kẻ đối đầu gây ra. Trong trường hợp này, tự khổ chính là phương tiện tiếp theo để sự thật tương đối được trắc nghiệm.
Ba nguyên lý cốt lõi của đấu tranh vì lương tâm sẽ dẫn đến các hiệu quả tương đương.
Sự thật trong đấu tranh vì lương tâm sẽ dẫn tới chủ nghĩa nhân bản đạo đức.
Cũng vậy, ahimsa (bất bạo động), vốn chứa đựng ý nghĩ tình thương, dẫn đến việc phụng sự xã hội.
Tự khổ – không phải thứ tự khổ cho chính nó, mà để chứng tỏ sự chân thành, đồng thời xuất phát từ việc khước từ làm hại đối phương trong khi vẫn giữ lấy sự thật – dẫn đến việc hy sinh và sẵn lòng hy sinh, dù có thể chết.
Đó là những nguyên lý chứa đựng trong đấu tranh vì lương tâm.
Khi những nguyên lý này được sử dụng trong những cuộc vận động xã hội hay chính trị cụ thể thì những hình thức đấu tranh bất tuân dân sự, như bất hợp tác, đình công bất bạo động, và các hoạt động hỗ trợ sẽ được thiết lập và điều chỉnh phù hợp.
Những kỹ thuật cụ thể này – mà Gandhi thường gọi là những chi nhánh của đấu tranh vì lương tâm – sẽ được bàn tới trong Chương III cuốn sách này.
***
[Ghi chú: Sau đoạn trên, cuối Chương II, Bondurant dành một đoạn nói về nội dung Chương V và VI. Xin lược bớt đoạn này vì không liên quan đến nội dung chính. ND]
(Còn tiếp)
Nguồn: Joan Bondurant, Conquest of Violence – the Gandhian Philosophy of Conflict, Nhà Xuất bản Đại học Princeton, Mỹ, phát hành năm 1952, bản hiệu đính năm 1988, từ trang 15 đến trang 104
Bản tiếng Việt © 2014 Phan Trinh & pro&contra
[i] Xem Louis Renou, trong bài “Gandhi and Indian Civilization” trong tập Gandhi Memorial Peace Number do Kshitis Roy hiệu đính (Santiniketan [India]: The Visva-Bharati Quarterly, 1949), tr. 230-238.
[ii] Indian Thought and Its Development, của Charles E. B. Russell (London: Holder and Stoughton, 1926), tr. 79
*** Himsa thực ra xuất phát từ hins, nghĩa là làm hại, giết, hoặc hủy diệt, và hins lại có gốc từ han, có nghĩa tiêu diệt, giết chết, hoặc làm hại. (Xem Sanskrit-English Dictionary, Etymologically and Philosophically Arranged, bản cải tiến [Oxford: Clarendon Press, 1899]).
Diễn giải này tương tự với cách hiểu của Whitney, người cho rằng gốc của hins “có lẽ là hình thức thu gọn và xuất phát từ …” han. (Xem William Dwight Whitney, The Roots, Verb-Form, and Primary Derivatives of the Sanskrit Language [Leipzig: Breitkopf and Hartel; London: Trubner and Co., 1885]), tr. 205.
[iii] M. K. Gandhi, From Yeravda Mandir: Ashram Observances, do Valji Govindji Desai dịch từ nguyên bản tiếng Gujarati (3rd ed., Ahmedabad: Navajivan, 1945), tr. 7.
[iv] Young India, 19/1/1921, như trích trong Chander, sđd, tr. 412.
[v] Gandhi, From Yeravda Mandir: Ashram Observances, tr. 8.
[vi] Như trên, tr. 19.
[vii] Từ một địa chỉ của YMCA, Madras, 16/2/1916, như trích trong Chander, sđd, tr. 405-406.
[viii] Young India, 11/8/1920, như trích trong Chander, sđd, tr. 409-410.
[ix] Young India, 9/7/1925, như trích trong Chander, sđd, tr. 352
[x] Young India, 12/6/1922, như trích trong Chander, sđd, tr. 352
[xi] M. K. Gandhi, Non-Violence in Peace & War (2nd., Ahmedabad: Navajivan, 1944), tr. 49.
[xii] M. K. Gandhi, Satyagraha in South Africa, Valji Govindji Desai dịch từ nguyên bản tiếng Gujarati (Madras: S. Ganesan, 1928), tr. 175.
[xiii] Như trên, cùng trang.
[xiv] Như trên, tr. 179.
[xv] Young India, 11/8/1920, như trích trong Chander, sđd, tr. 408.
[xvi] Young India, 31/10/1929.
[xvii] Harijan, 20/7/1935, như trích trong Chander, sđd, tr. 417-418.
[xviii] Harijan, 1/9/1940, như trích trong Chander, sđd, tr. 422.
[xix] M. K. Gandhi, Non-Violence in Peace & War, tr. 360.
[xx] Erich Fromm, Escape from Freedom (New York, Toronto: Rinehart, 1941), tr. 268.
[xxi] Trích từ diễn văn của Gandhi trước Ủy ban Đại hội Toàn quốc Ấn Độ, sau khi Đảng Quốc đại thông qua Nghị quyết “Rút khỏi Ấn Độ” nổi tiếng vào ngày 8/8/1942. Trích từ Tendulkar, sđd, Vol VI, tr. 199.
[xxii] Harijan, 1/2/1942, như trích trong Chander, sđd, tr. 321.
[xxiii] M. K. Gandhi, Non-Violence in Peace & War, tr. 390-391.
Nguồn: procontra.asia

Putin tính giở trò “nạn kiều”, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn

Chepsuviet

Những năm trước và sau cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, Trung Quốc đã dùng con bài “nạn kiều” để vừa làm khó cho kinh tế Việt Nam, vừa lấy đó làm một trong những cái cớ xâm lăng biên giới.
Giờ thì người Tàu tràn ngập xứ này rồi, kể cả các cơ sở kinh tế. Bên Ukraine, Putin đang toan tính can thiệp, rất có thể bằng cái cớ rằng người Nga bị đàn áp và căn cứ quân sự của Nga bị đe dọa … Trong nhiều bài học người Việt học được từ cuộc cách mạng của Ukraine (*), thì bài học này cũng rất bổ ích.
Tuyệt vời Ukraine – một Việt Nam tương lai!

Vietnam +/ TTXVN
(VIETNAM+) LÚC : 26/02/14 20:46

Putin đặt lực lượng vũ trang phía Tây ở tình trạng báo động

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia về tình hình Ukraine. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia về tình hình Ukraine. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các hãng thông tấn đưa tin ngày 26/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tiến hành một cuộc tập trận khẩn cấp nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang trên khắp khu vực phía Tây nước Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Moskva và Phương Tây trở nên căng thẳng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine. 
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói: “Theo lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng thuộc Quân khu phía Tây đã được đặt trong tình trạng báo động vào lúc 14 giờ (10 giờ GMT) ngày hôm nay.”
Ông Shoigu cho biết cuộc tập trận sẽ được tiến hành trong hai giai đoạn, kết thúc vào ngày 3 tháng 3 và cũng có sự tham gia của một số lực lượng quân đội ở miền Trung nước Nga.
Ông Putin đã ra lệnh nhiều cuộc tập trận bất ngờ tương tự ở các bộ phận khác nhau của quân đội Nga kể từ khi ông trở lại chức Tổng thống Nga vào năm 2012. Ông nói rằng quân đội Nga phải được giữ trên các ngón chân của mình.
Tuy nhiên, lệnh tập trận vừa mới được đưa ra của Tổng thống Nga diễn ra trong một bối cảnh chính trị nhạy cảm. Đặc biệt, lực lượng chủ công tham gia tập trận là các lực lượng vũ trang Nga ở khu vực phía Tây giáp với nước láng giềng Ukraine đang trong vòng xoáy khủng hoảng chính trị khiến dấy lên đồn đoán về khả năng can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine.
Các quan chức Nga đã nhiều lần khẳng định Moskva sẽ không can thiệp vào Ukraine, trong khi cáo buộc phương Tây làm như vậy.
Tuy vậy, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm 24/2 rằng lợi ích của Nga và công dân của mình tại Ukraine đã bị đe dọa – ngôn ngữ gợi nhớ lời biện minh cho cuộc tấn công quân sự vào vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia trong năm 2008, khi ông Medvedev là Tổng thống./.
———-
Người lao động

Nga đưa quân đến Ukraine?

Thứ Tư, 26/02/2014 22:07
Báo chí Nga và Ukraine ngày 26-2 đưa tin binh sĩ Nga đã có mặt trên bán đảo Crimea – Ukraine để bảo vệ các cơ sở chiến lược.
Theo đó, một đội tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã chở đến nơi này 11.000 quân có vũ trang. Ngoài ra, 2 xe quân sự mang biển số Nga chở đầy binh sĩ kèm vũ khí đã đến TP Yalta, miền Đông Ukraine, chiều 25-2. Theo cổng thông tin 73online.ru, cuối tuần trước, một lữ đoàn lực lượng đặc biệt Spetsnaz (Nga) đã được điều động đến Crimea và sẽ ở lại đó cho đến khi Ukraine ổn định hoàn toàn.
Cư dân Crimea phản đối chính quyền mới ở Ukraine, kêu gọi Nga giúp đỡ (Ảnh: ITAR-TASS)
Cư dân Crimea phản đối chính quyền mới ở Ukraine, kêu gọi Nga giúp đỡ (Ảnh: ITAR-TASS)
Theo báo Vzglyad, cư dân Crimea yêu cầu chính quyền địa phương không công nhận chính quyền mới của Ukraine và đòi khôi phục hiến pháp 1992, trong đó quy định Crimea có tổng thống và chính sách đối ngoại độc lập. Tại thành phố cảng Sevastopol ở Crimea hôm 25-2, người ta đã thay thế lá cờ Ukraine bằng cờ Nga trên tòa nhà chính quyền địa phương. Trong khi đó, ông Leonid Slutsky – Chủ tịch Ủy ban Quan hệ với các nước cộng hòa Xô viết cũ của Quốc hội Nga – cảnh báo nước này sẽ hành động nếu căng thẳng leo thang ở Crimea và xảy ra nguy cơ an ninh tại căn cứ hải quân của nước này.
Dù vậy, báo Đức Deutsche Welle dẫn lời ông Gerhard Mangott, giáo sư chính trị học của Trường ĐH Insbruk (Áo), nhận định chiến sự sẽ không xảy ra ở Crimea. “Thứ nhất, can thiệp quân sự dẫn đến tổn thất lớn cho quan hệ của Nga với châu Âu và Mỹ. Thứ hai, quân đội Ukraine sẽ ở trong tình trạng có đối kháng nghiêm trọng” – ông nói.
Ngoài ra, ngày 26-2, Quốc hội Ukraine thu thập chữ ký để thành lập chính phủ mới, với 2 ứng viên sáng giá cho chức thủ tướng là thủ lĩnh đối lập Arsenyi Yatsenyuk và doanh nhân Petr Poroshenko. Tay đấm Vitali Klitschko tuyên bố chạy đua cho chức tổng thống. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng tổ chức bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng 5 tới là quá sớm và đi ngược lại thỏa thuận mà chính phủ và phe đối lập đạt được ngày 21-2.
Trong khi đó, sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Anh William Hague ở Washington hôm 25-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Ukraine không phải là nơi Đông và Tây giao chiến, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia cùng nhau đem lại sự ổn định cho Ukraine.
 Lục San

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét