Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng
Trung Quốc xây dựng mạnh đô thị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa |
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
Do đó mà việc kêu gọi hủy bỏ công hàm này là mắc lừa chủ trương hiện nay của Bắc Kinh.
Các tin liên quan |
Đó là lý do vì sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những hành vi xâm phạm ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Kẽ hở của Công hàm 1958
Đúng là Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập gì đến Hoàng Sa hay Trường Sa.
Nhưng Công hàm đã viết:
"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."
Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã viết:
"Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."
|
Nói cách khác, cái “thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn” như mô tả của Tiến sĩ Trần Công Trục chỉ có thể có được từ chính sợi dây thừng mà Công hàm 1958 đã cung cấp.
Trong bài viết, Tiến sĩ Trần Công Trục cũng đã đề cập: “Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Tôi tán đồng cách nhìn này và vì thế Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 4-2-1974 là một văn kiện quan trọng để cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay khai dụng trong việc tranh luận với Trung Quốc về vấn để chủ quyền biển đảo.
Chính tư thế pháp lý của VNCH năm 1974 đã nói lên giá trị của Tuyên Bố 4-2-1974 và do đó, trực tiếp hủy giá trị của Công hàm 1958 trong “chiêu bài lập lờ đánh lận con đen cho tham vọng bành trướng” của Bắc Kinh.
Công hàm này chỉ mang tính ngoại giao trong bối cảnh của giai đoạn 1958 và càng không phải là một bản cam kết giữa hai quốc gia.
Tiến sĩ Trần Công Trục đã nhầm lẫn giữa một “diplomatic note” với một “bilateral agreement” khi viết rằng: “theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế”.
Hơn thế nữa, ngay cả một cam kết giữa hai quốc gia cũng chỉ được tôn trọng trong bối cảnh ngày nào nó còn bảo vệ được quyền lợi của cả hai quốc gia.
Ngày nào còn tránh né việc công khai xác định với Trung Quốc sự sai trái về pháp lý và vô hiệu lực của Công hàm Phạm Văn Đồng, thì ngày đó nhà quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bị lúng túng trong sự giải thích lòng vòng, vừa khó thuyết phục được công luận vừa cho Trung Quốc thấy thế yếu của Việt Nam.
Mặt trận pháp lý
|
Khi Trung Quốc ỷ thế lớn và tìm cách gây chia rẽ nội bộ các nước trong khối ASEAN thì việc ASEAN có thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc hay không cũng sẽ chỉ mang giá trị hình thức.
Đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn tiến hành phương án đấu tranh pháp lý, tức kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc như Philippines đã làm vì có khá nhiều điểm tương đồng.
Mặc dù Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền biển đảo, mà kiện Trung Quốc "áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” như Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích, thì đó ít ra cũng là điểm khởi đầu cần thiết trong việc dùng công pháp quốc tế buộc Trung Quốc phải “nói chuyện”, chứ không thể để họ cố tình tránh né, phớt lờ như hiện nay.
Đương nhiên tiến hành một vụ kiện cần phải nghiên cứu thật kỹ, nhưng không vì thế mà chần chừ quá lâu và nuôi hy vọng quá nhiều vào việc ASEAN và Trung Quốc sẽ tiến hành tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố hôm đầu năm 2014.
Sức mạnh toàn dân
Vận dụng bằng ngoại giao hay pháp lý để lấy lại chủ quyền biển đảo đã bị xâm chiếm là những phương thức cần thiết nhưng chắc chắn là chưa đủ và khiếm diện.
|
Nếu coi nỗ lực bảo vệ và lấy lại chủ quyền các phần lãnh thổ, lãnh hải của cha ông là mục tiêu tối hậu, Việt Nam cần vượt lên trên mọi khuynh hướng chính trị, mọi nhu cầu ngắn hạn của những chính phủ đang cầm quyền.
Nhưng để thực hiện được ước muốn tối thượng đó thì phải có nền tảng tối thiểu.
Nền tảng đó chính là sức mạnh của Toàn dân.
Lịch sử Việt đã chứng minh quá nhiều lần rằng không có cách nào khác.
Vì vậy, nếu thực tâm muốn bảo vệ chủ quyền đất nước dựa trên nền tảng sức mạnh toàn dân, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải:
Thả ngay những người yêu nước đang bị giam giữ và tôn trọng quyền bày tỏ lòng yêu nước của người dân;
Thực hiện tinh thần Hội nghị Diên Hồng bằng cách chấm dứt ngay chính sách độc quyền yêu nước;
Dẹp bỏ thái độ thù nghịch đối với những tiếng nói xây dựng, ôn hòa vì quyền lợi của Tổ quốc.
Nói tóm lại, khi một phần lãnh thổ, hải đảo đã bị nước ngoài xâm chiếm, trách nhiệm giành lại chủ quyền không thể ủy thác vào chính quyền hay bất cứ một tập thể nào mà phải dựa trên nền tảng toàn dân.
Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng chính trị Việt Tân ở Hoa Kỳ.
Lý Thái Hùng
(BBC)
Tống Văn Công - Bản kiểm điểm không đúng yêu cầu
Gợi ý :Những nội dung cần kiểm điểm đối với đảng viên
1- Nội dung sai phạm:
Từ năm 2009 đến 01/2013 đảng viên Tống Văn Công đã có nhiều bài viết trên mạng internet, được các trang mạng xã hội tán phát, nội dung chủ yếu là phủ nhận quan điểm, đường lối của đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phân tích có ý xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, ủng hộ và cổ xúy “đa nguyên chính trị, đa đảng, Nhà nước tam quyền phân lập, xã hội dân sự dân chủ, tự do báo chí theo phương Tây …”
- Sau khi phát hiện sai phạm, Chi bộ, đảng ủy và Tổ công tác của ban Thường vụ Quận ủy đã tổ chức trên 15 cuộc họp, tiếp xúc, giáo dục, đấu tranh, thuyết phục đảng viên Tống Văn Công, tranh thủ ý kiến của các đảng viên lớn tuổi quen biết để tác động, thuyết phục.Tuy nhiên, sau khi hứa, cam kết với cấp ủy các cấp, đảng viên Tống Văn Công vẫn tiếp tục có các bài viết nội dung trái với quan điểm đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hiện nay, cụ thể từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014, đảng viên Tống Văn Công tiếp tục viết bài “Kính gởi Hội nghị Trung ương 8: đất nước đòi hỏi phải đổi mới chính trị”, đăng trên mạng viet-studies ngày 30/9/2013, bài “Kìa cái tất yếu đang lừng lững đi tới”, đăng trên Diễn đàn xã hội dân sự 18/12/2013, đặc biệt tham gia cùng giáo sư Tương Lai, luật sư Lê đức Tiết viết một số bài có nội dung phản động trong tác phẩm Thực tiễn Thanh Văn và tầm nhìn đoàn kết do trung tâm Sena phát hành trái phép tháng 1/2014.
Như vậy những quan điểm sai trái nêu trên là biểu hiện rất rõ đảng viên Tống Văn Công đã suy thoái tư tưởng chính trị “tự diễn biến”, ”tự chuyển hóa” nói và làm trái với những điều cơ bản của đảng về quan điểm, đường lối và hoàn toàn mất niềm tin đối với đảng và chủ nghĩa xã hội, vi phạm nghiêm trọng điều 1, điều 2 Quy định số 47-QD/TW ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm, không còn đủ tư cách đảng viên.
2- Căn cứ để xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên Tống Văn Công
- Vi phạm điều lệ đảng tại điều 1, điều 2
- Vi phạm quy định 47-QD/TW, ngày 1 tháng 1 năm 2011 của Ban chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm tại điều 1, điều 2.
- Căn cứ khoản 3, điều 6, quy định số 181-QD/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên: những trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2. Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
1- Nội dung sai phạm:
Từ năm 2009 đến 01/2013 đảng viên Tống Văn Công đã có nhiều bài viết trên mạng internet, được các trang mạng xã hội tán phát, nội dung chủ yếu là phủ nhận quan điểm, đường lối của đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phân tích có ý xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, ủng hộ và cổ xúy “đa nguyên chính trị, đa đảng, Nhà nước tam quyền phân lập, xã hội dân sự dân chủ, tự do báo chí theo phương Tây …”
- Sau khi phát hiện sai phạm, Chi bộ, đảng ủy và Tổ công tác của ban Thường vụ Quận ủy đã tổ chức trên 15 cuộc họp, tiếp xúc, giáo dục, đấu tranh, thuyết phục đảng viên Tống Văn Công, tranh thủ ý kiến của các đảng viên lớn tuổi quen biết để tác động, thuyết phục.Tuy nhiên, sau khi hứa, cam kết với cấp ủy các cấp, đảng viên Tống Văn Công vẫn tiếp tục có các bài viết nội dung trái với quan điểm đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hiện nay, cụ thể từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014, đảng viên Tống Văn Công tiếp tục viết bài “Kính gởi Hội nghị Trung ương 8: đất nước đòi hỏi phải đổi mới chính trị”, đăng trên mạng viet-studies ngày 30/9/2013, bài “Kìa cái tất yếu đang lừng lững đi tới”, đăng trên Diễn đàn xã hội dân sự 18/12/2013, đặc biệt tham gia cùng giáo sư Tương Lai, luật sư Lê đức Tiết viết một số bài có nội dung phản động trong tác phẩm Thực tiễn Thanh Văn và tầm nhìn đoàn kết do trung tâm Sena phát hành trái phép tháng 1/2014.
Như vậy những quan điểm sai trái nêu trên là biểu hiện rất rõ đảng viên Tống Văn Công đã suy thoái tư tưởng chính trị “tự diễn biến”, ”tự chuyển hóa” nói và làm trái với những điều cơ bản của đảng về quan điểm, đường lối và hoàn toàn mất niềm tin đối với đảng và chủ nghĩa xã hội, vi phạm nghiêm trọng điều 1, điều 2 Quy định số 47-QD/TW ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm, không còn đủ tư cách đảng viên.
2- Căn cứ để xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên Tống Văn Công
- Vi phạm điều lệ đảng tại điều 1, điều 2
- Vi phạm quy định 47-QD/TW, ngày 1 tháng 1 năm 2011 của Ban chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm tại điều 1, điều 2.
- Căn cứ khoản 3, điều 6, quy định số 181-QD/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên: những trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2. Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a/ Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ
nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của đảng và nhân dân.
b/ Có quan điểm ủng hộ hay tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng, công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của đảng.
c/ Xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo đảng, Nhà nước, truyền thống của dân tộc, của đảng và Nhà nước.
b/ Có quan điểm ủng hộ hay tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng, công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của đảng.
c/ Xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo đảng, Nhà nước, truyền thống của dân tộc, của đảng và Nhà nước.
Ông Tống Văn Công |
BẢN KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU
Tống Văn Công
Ngày 14-2- 2014, tôi được Đảng ủy mời họp tại văn phòng đảng ủy phường Tân Kiểng, quận 7, TP HCM, để nghe chỉ đạo tự kiểm điểm về những khuyết điểm của mình. Do không được trao văn bản, tôi đã ghi chép mấy điểm chính: Từ năm 2009 đã viết hơn 30 bài trái quan điểm của Đảng, đưa lên mạng gây tác động xấu; Có 15 cuộc kiểm điểm góp ý mà không sửa chữa. Có những bài chống Trung Quốc, gây chia rẽ hai Đảng, hai nước xã hội chủ nghĩa; Xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; Tự diễn biến hòa bình suy thoái chính trị: Cổ vũ tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng, vi phạm 19 điều cấm đảng viên không được làm theo Quyết định 47- QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đồng chí Công phải viết bản tự kiểm điểm và tự nhận một hình thức kỷ luật của Đảng.
♦
VÌ SAO TÔI VIẾT BÀI “ĐỔI MỚI ĐẢNG TRÁNH NGUY CƠ SỤP ĐỔ” ?
Tháng 9 năm 2009 tôi viết bài trên với mở đầu bằng câu “Tổ quốc Việt Nam đang đứng trước hai hiểm họa: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm”.
Từ 2005, Trung Quốc bắt đầu bắn giết đuổi bắt ngư dân đòi tiền chuộc. Ngày 9-1-2005, chúng bắn chết 9 ngư dân Hoằng Hóa, Thanh Hóa, bắn bị thương 9 người, bắt sống 9 người đòi tiền chuộc mỗi người hơn 100 triệu đồng. Các hãng tin nước ngoài đưa tin, ta im lặng. Sau 4 ngày, người phát ngôn Trung Quốc Khổng Tuyền tuyên bố “Qua 55 năm quan hệ ngoại giao hai nước đã bước qua giai đoạn phát triển mới vô cùng tốt đẹp”. Tiếp theo Bộ Quốc phòng cử đoàn cán bộ quân sự cao cấp sang Trung Quốc học tập chính trị. Nhưng không vì thế mà Trung quốc giảm bớt các hành động bắn giết, đuổi bắt ngư dân. Tháng 6 năm ngoái (2013), trong khi người dân bức xúc vì liên tiếp 2 tàu cá Quảng Ngãi, bị bắn chìm, một ngư dân chết thỉ báo chí đưa tin ngày 6-6-2013, Bộ Quốc phòng cử 22 cán bộ cao cấp sang Trung Quốc học chính trị, đây là đợt thứ 6.
Năm 2009 còn có chuyện mở đầu thực hiện với Trung Quốc khai thác bô xit Tây Nguyên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi liên tiếp 3 thư yêu cầu ngưng dự án này với 2 lý do: Tây nguyên là địa bàn an ninh quốc phòng, không nên đưa nước ngoài khai thác; Hai là không có hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học tổ chức nhiều cuộc hội thảo và kiến nghị giống như Đại tướng, có nêu thêm cảnh báo sẽ có hàng vạn tấn bùn đỏ trên cao hơn 1000 mét có thể đổ ụp xuống làm miền Đông và Sài Gòn chết khát. Nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn kiên trì thực hiện thông cáo chung đã được TBT Nông Đức Mạnh cam kết với Đảng bạn. Năm 2013, nhà máy Tân Rai đã cho ra sản phẩm. Trung Quốc mua dưới giá thành. Tính ra mỗi năm lỗ khoảng 100 triệu đô la. Những vị có trách nhiệm xin miễn giảm thuế và cam kết từ năm 2020 sẽ lãi to!
Về hiểm họa nội xâm: Tham nhũng tỏ ra bất trị, cứ tăng nhanh từng năm, tháng. Tại Hội nghị Trung ương 3, năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ”. Là một đảng viên sao có thể vô cảm trước “sự sống còn” ghê gớm ấy? Tuy nhiên dù rất nhiều cảnh báo góp ý, 6 năm sau, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 sáng ngày 26 tháng 12 năm 2011 có đoạn như sau: “Đặc biệt có một câu hỏi lớn rất day dứt, trăn trở lâu nay, cần được trả lời cặn kẽ là: Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu? Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng? Vướng mắc chính là chỗ nào?”
Như vậy là dù 30 năm với rất nhiều nghị quyết, chỉ thị, tham nhũng vẫn không lùi nhưng Tổng bí thư vẫn cho rằng Nghị quyết, chỉ thị rất đúng!
Sau một năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4, Tổ chức Minh Bạch thế giới xếp hạng Việt Nam tụt 11 bậc về kết quả chống tham nhũng. Nhân loại tiến bộ đã rút ra bài học thực tế rất ngắn gọn về tham nhũng như sau: Tham nhũng là do Nhà cầm quyền độc tài, quyền quyết định của viên chức quá rộng, thiếu công khai minh bạch và quyền tư pháp không độc lập, do đó không kiểm soát được quyền lực.
Lẽ ra những người lãnh đạo của Đảng cầm quyền sau hàng chục năm với nhiều nghị quyết vẫn không chống được tham nhũng thì phải hiểu rằng các nghị quyết ấy sai, hoặc chưa đầy đủ, phải học cách làm của những quốc gia chống tham nhũng thành công đặt ra cho mình những câu hỏỉ từ bài học của nhân loại.
Quan liêu, độc quyền đẻ ra tham nhũng, làm suy thoái Đảng cầm quyền, gây ra khủng hoảng chính trị. Lịch sử 84 năm của Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ có chuyện Tổng bí thư thay mặt Bộ chính trị đề cử 2 người vào Bộ Chính trị mà bị bác bỏ cả hai và bầu 2 người khác. Chưa bao giờ có tình trạng các nhà lãnh đạo công kích nhau trước nhân dân. Chưa bao giờ trong một cuộc họp báo công khai mà ông nói gà, bà nói vịt. (Họp báo đầu năm ngày 7-2, Đinh Thế Huynh nói, báo chí thông tin, bình luận phải có lương tâm và trách nhiệm tạo ra sự đồng thuận, không được phép nói trái làm phân tâm các véc tơ phát triển. Sau đó, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Tạo đồng thuận không phải là khen xuôi chiều mà phải phát hiện phê phán với tinh thần xây dựng”). Chưa bao giờ có tình trạng nhiều đảng viên tuyên bố bỏ Đảng như bây giờ!
Từ khủng hoảng chính trị đã gây ra khủng hoảng toàn diện cho đất nước. Chỉ xin nêu sơ lược vài nét:
+ Nền kinh tế được hi vọng sẽ sớm xuất hiện “con rồng Việt Nam” đã lâm vào khủng hoảng 2 năm trước khủng hoảng của thế giới, đến nay theo Viện trưởng quản lý kinh tế Trần Đình Thiên, “kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam thì còn ở dưới đáy, bởi nợ xấu, sở hữu chéo, đề án tái cơ cấu tiếp tục nằm trên giấy. “ (Tại Hội thảo mùa Thu ở Huế)
+ Nông dân kéo đi khiếu kiện vượt cấp hàng chục năm, tới lúc dùng súng chống cưỡng chế. Nguyên chủ tịch tỉnh lúa An Giang Nguyễn Minh Nhị nói: “Bao nhiêu năm theo Đảng giành độc lập, có độc lập rồi thì mất quyền sở hữu ruộng đất, dắt díu nhau lên các khu công nghiệp tìm sống với đồng lương bèo bọt” (báo Nông nghiệp Việt Nam Têt Tân Mão).
+ Giai cấp công nhân được mệnh danh là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng của mình. Nhưng họ đang trong tình trạng cùng khổ chưa từng có. Giống như giai cấp công nhân ở thế kỷ 19 mà Marx – Engels đã mô tả, nhưng còn khổ hơn vì không được phép đình công. Theo Tổng Liên đoàn Lao động lương tối thiểu của họ chỉ đủ cho 60% mức sống tối thiểu, có 94% phải tăng ca, tăng giờ. Họ đã tự tổ chức hơn 5000 cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp vì không được công đoàn lãnh đạo! Trước đây công nhân còn cử ban đại diện ra đối thoại với chủ, nhưng từ 2013 không còn ai dám đứng ra làm đại diện nữa, vì sau khi tình hình ổn định thì người đại diện bị chủ sa thải, hoặc bị bắt về tội kích động đình công.
+ Năm 2013 Công ty tư vấn tài sản WealthX và Ngân hàng Thụy Sĩ UBS thông báo: “Mặc cho kinh tế khó khăn, số người “siêu giàu” ở Việt Nam (có tài sản 30 triệu USD) đã tăng 15%, trong khi đó có 8,1 triệu người nghèo đói”. Có thể nêu tên 2 người nghèo phải tìm cái chết đã được đăng báo là: Chị Lê thị Ngọc Nhãn ở Cà Mau trước khi tự tử đã gửi thư cho Trung tá Diện “Sau khi cháu chết rồi xin chú giúp các con của cháu được vào trại mồ côi. Cháu đội ơn chú đời đời”. Chị Nguyễn thị Mỹ Nhân cũng ở Cà Mau tự tử để được công nhận diện nghèo, đã gửi thư cho Đảng ủy xã: “Xin thấu hiểu hoàn cảnh không lối ra của gia đình tôi, sau khi tôi chết, đồng ý cấp sổ nghèo cho chồng con tôi được sống.”
+ Đạo đức xã hội băng hoại chưa từng thấy. Một dân tộc sống theo phương châm “thương người như thể thương thân”, những năm kháng chiến nhà nhà đêm không gài cửa, ra ngõ gặp anh hùng. Sau 38 năm sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa sao biến đổi ghê gớm như vậy? Con đánh giết cha mẹ, cháu đánh giết ông bà, vợ đốt chồng. Thanh niên ném đá lên ô tô tàu hỏa làm vui. Thợ vá xe rắc đinh bẫy người đi mô tô. Đi lao động nước ngoài thì trộm cắp và bỏ trốn để sống bất hợp pháp. Các báo mới đưa tin thày trò đánh nhau giữa lớp. Chuyện thầy gạ tình cho điểm, ép mua dâm học trò vị thành niên liên tục xảy ra. Điều tra của Trung tâm xã hội học cho hay: Học sinh cấp 1 có tỉ lệ nói dối 22%, cấp 2 tăng lên 50%, cấp 3 64%, đại học 80 %. Chúng ta sắp có lớp trí thức mới nói dối nhất thế giới. Nguyên Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thị Bình nói “Giáo dục Việt Nam kém hơn cả Campuchia, Lào” (Trên báo Giáo Dục).
Cũng chính vì không chịu đổi mới chính trị, khư khư ý thức hệ giáo điều mà không có một sách lược đối ngoại đúng đắn nhất là đối với Trung Quốc, bị họ lòe bịp “16 chữ vàng” và “4 tốt”. Trung Quốc chưa bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa, và ngày càng tỏ ra là một nước phát xít. Sau giải phóng họ bắt đầu thôn tính Tây Tạng, Tân Cương, đàn áp, không ghê tay, sau đó tấn công biên giới Ấn Độ, Liên Xô… Họ dùng 2 thủ đoạn xảo trá để buộc chúng ta khuất phục: Một là kể công ơn đã giúp ta; Hai là đề cao cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải cùng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch phương Tây. Họ khuyên ta cử cán bộ sang nghe họ giảng dạy về bảo đảm an ninh chính trị, chống âm mưu diễn biến hòa bình và ta đã làm theo.
Nên biết, ngày xưa họ giúp ta chỉ vì sách lược dùng máu Việt Nam để mặc cả với Mỹ và phương Tây và để có điều kiện thao túng ta. Năm 1954, họ ép ta nhận sự chia đôi đất nước. Năm 1972 họ bắt tay Nixon bán đứng ta, để chiếm trọn Hoàng Sa. Năm 1975 họ nhờ tướng Pháp Vanuxem khuyên Dương Văn Minh lên tiếng cầu cứu, Bắc Kinh sẽ cứu Việt Nam Cộng hòa, bị tướng Minh từ chối. Năm 1979, họ xui Pôn Pốt đánh ta, rồi cho rằng ta bị kẹt ở Campuchia, họ đưa 600.000 quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hàng vạn dân thường, đập phá từng cái nồi, hãm hiếp, giết chết đàn bà con trẻ ném xuống giếng. Bị thua đau, họ rút quân, nhưng vẫn chiếm giữ nhiều vùng núi hiểm trở. Năm 1988 họ tấn công đảo Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa, xả súng giết 74 hải quân ta. Mỗi dịp kỷ niệm ngày hải quân họ đưa phim này ra chiếu. Hiện nay họ vẫn tuyên bố toàn bộ Trường Sa và 80% Biển Đông là của họ, việc đánh chiếm chỉ là chờ thời cơ.
Nhiều đảng viên cộng sản dẫn đầu biểu tình phản đối tội ác của chúng đã bị đuổi bắt. Nhà văn Nguyên Ngọc đi biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn đã bị Đài truyền hình Hà Nội gọi là bọn phản động, ông kiện, tòa trả lại hồ sơ không xử. Tôi và đồng chí giáo sư Tương Lai trên đường đi dự cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược tại Nhà hát Thành phố (ngày hôm trước đã báo với ông Lê Minh Trí Phó chủ tịch UBND TP HCM) đã bị hơn chục xe cảnh sát bao vây buộc phải vào đồn.
Quá bức xúc trước tình trạng khốn khổ của ngư dân, anh André Menras tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, người từng treo cờ Mặt trận giải phóng trước Nghị viện Sài Gòn, bị Chính quyền Sài Gòn bỏ tù, đã xin Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho phép làm bộ phim “Hoàng Sa- Việt Nam, nỗi đau mất mát”. Anh bỏ tiền dành dụm nghỉ hưu đem làm phim. Phim làm xong được duyệt, nhưng cho tới nay vẫn cấm chiếu. Một lần họp mặt với bạn tù thời chống Mỹ ông đem phim ra chiếu đã bị cảnh sát giải tán. Hồ Cương Quyết búc xúc kêu ”Bác Hồ ơi, Bác sống lại mà coi!”
Nhân đây tôi muốn nhắc lại trong cuộc kiểm điểm tôi về bài viết ”Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ”, có chi ủy viên đã nói ”Hoàng Sa, Trường Sa là bãi hoang chim ỉa. Ta nói của ta. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Đồng chí Công nói vậy là gây chia rẻ hai Đảng và hai nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Lãnh đạo các cấp ủy không ai có ý kiến gì. Tôi không chê trách các đồng chí mà chỉ băn khoăn lo lắng, vì sao Đảng lãnh đạo không quan tâm giáo dục cho đảng viên và nhân dân hiểu lời của đức Trần Nhân Tông “Các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay giặc”. Tháng trước, Thủ tướng chỉ đạo phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, báo vừa đăng lên đã bị gở xuống. Quan hệ với Trung Quốc gây thiệt hại về phía Việt Nam chưa thể lường hết. Qua 20 năm, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% nhưng Trung Quốc lại trúng thầu hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, luyện kim, hóa chất. Họ đưa cho ta thiết bị lỗi thời. Mấy năm qua ngành mía đường cứ kêu bị đường nhập lậu đánh bại là do thiết bị Trung Quốc cũ kĩ, tiêu hao năng lượng, lao động nhiều, giá thành cao, chất lượng kém. Sau đường là xi măng và nhiều thứ khác. Các công trình trúng thầu, họ đưa lao động cơ bắp người Trung Quốc sang xây nhà ở, lập nhà hàng, lấy vợ sinh con, mua đất đứng tên vợ. Các làng Trung Quốc hình thành khắp nơi từ Mông Cái, đến Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Khánh Hòa…. Thương lái Trung Quốc gây khó từ Lạng Sơn tới tận Cà Mau, họ hợp đồng mua rể hồi, móng trâu, khoai lang, đỉa, ốc bưu vàng, lá vải… ít lâu thì họ biến mất.
Chúng ta đã lập quan hệ hữu nghị hợp tác với những “kẻ thù cũ” Pháp, Mỹ, đặc biệt đã đưa Tổng thống Pháp Mitterand đi thăm chiến trường xưa Điện Biên Phủ nơi họ bị bắt sống 17.000 quân nhục nhã. Suốt hơn nửa thế kỷ chúng ta vẫn long trọng tổ chức những ngày kỷ niệm chiến thắng. Thậm chí hàng ngày báo chí, đài tuyền hình phát thanh còn ra rả chửi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng không vì thế mà họ gây khó khăn cho ta, thậm chí họ vẫn viện trợ, tạo điều kiện cho ta phát triển. Cuộc chiến chống xâm lược biên giới phía Bắc từng được báo Nhân Dân bình luận với tựa đề “Chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc”, thế nhưng sau khi lập lại quan hệ bình thường với Trung Quốc thì dường như bị buộc phải quên chiến công hiển hách ấy đi? Tại sao với Trung Quốc chúng ta không dám đòi bình đẳng như các quốc gia khác? Rất tệ hại là chủ trương đục bỏ bia chiến thắng ở Cầu Chánh Khê, bôi xóa tên liệt sĩ Hoàng thị Hồng Chiêm trên tượng đài của chị và đổi tên trường trung học mang tên chị thành trường Bình Ngọc (thuộc Mông Cái). Ở tận núi Quyết, thành phố Vinh Nghệ An, người ta còn đập bỏ tấm bia của Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung vì có hai chữ “giặc tầu”. Bài thơ như sau:
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
“Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
“Ông đà chí cả, mưu cao,
“ Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
“Cho nên Tàu dẫu làm hung,
“Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà”.
Cách xử lý như trên cùng với việc cho cảnh sát đuổi bắt, ném lên xe những đảng viên và nhân dân đi biểu tình mỗi lần Trung Quốc gây hấn vô lý, có phải là sách lược sáng suốt hay không? Một Đảng trong sạch không tham nhũng, tôn trọng và hết lòng phục vụ nhân dân, đồng thời không khuất phục trước kẻ thù hung bạo là hai điều kiện quyết định để có thể đứng vững và tồn tại.
Tổng bí thư Lê Duẩn trong bài nói sau ngày chiến thắng biên giới phía Bắc năm 1979 có đại ý: Trung Quốc từ lâu có âm mưu bành trướng xuống phía Nam. Khi chúng có điều kiện thực hiện thì đầu tiên sẽ là xâm lược Việt Nam. Muốn không bị xâm lược chúng ta phải mạnh lên, cả nước đoàn kết một lòng. Chúng ta không thù hằn Trung Quốc, coi nhân dân Trung Quốc là anh em. Bọn phản động cầm quyền chỉ là một bè lũ. Ý kiến của ông vẫn còn nguyên giá trị thời sự!
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây khủng hoảng và hèn yếu trước ngoại bang là do Đảng không đổi mới chính trị tương ứng với đổi mới kinh tế. Thế nào là đổi mới chính trị? Nội dung chủ yếu đã có trong hai câu mở đầu Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trích từ Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn nhân quyền 1791 của Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Hơn 60 năm qua Liên Hiệp Quốc đã lần lượt ban hành nhiều Tuyên ngôn, Công ước cụ thể hóa các quyền tự do của con người. Nhà nước Việt Nam cũng đã ký cam kêt thực hiện nhiều công ước quan trọng.
Các quyền tự do gồm có: Quyền sở hữu tài sản riêng, quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do đi lại và cư trú, quyền tham gia quản lý đất nước trực tiếp, hoặc thông qua lựa chọn người đại diện bằng cuộc tự do bầu cử thường kỳ, chân thực, bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Các quyền tự do nói trên đều được ghi vào Hiến pháp, nhưng suốt 70 năm chưa được thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức. Cho nên nhân dân có câu “Đảng cử dân bầu”. Quyền lập hội chỉ là vào các hội, đoàn do Đảng lập ra. Quyền tự do báo chí là viết báo của Đảng, nhà nước. Hồ Chủ tịch từng nói, báo nhà nước lập ra không phải là báo chí tự do (sách Hồ Chủ tịch với báo chí, do Hội nhà báo TP HCM xuất bản 1980, trang 9). Đó là trái với các Công ước mà nhà nước ta đã ký kết.
Để các quyền tự do của con người trở thành hiện thực thì phải có một chế độ dân chủ để thực thi. Dân chủ là thể chế hóa các quyền tự do của con người bằng một bản hiến pháp đảm bảo pháp quyền, thể hiện trung thực ý chí chính trị của nhân dân.Theo bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã nói ở trên, điêù 16 có nội dung như sau: ”Một xã hội mà trong đó các quyền con người không được đảm bảo, nguyên tắc tam quyền phân lập không được tôn trọng, thì hiến pháp có được ban hành hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Tức là phải có nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập thì mới có thể đảm bảo quyền tự do của con người. ( Nga và các nước Đông Âu ngày nay đều ghi “tam quyền phân lập” trong hiến pháp của họ). Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại” là có ý nghĩa như vậy. Nhà nước dân chủ phải là nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập. Nhà nước dân chủ phải tôn trọng đời sống của một xã hội dân sự, nội dung phong phú của nó đã được ghi đầy đủ trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” mà nhà nước Việt Nam đã ký cam kết thực hiện từ ngày 24 -9-1982, nhưng sau 30 năm hầu như chưa thực hiện được gì đáng kể!
TẠI SAO TỰ DIỄN BIẾN ?
Cuộc sống luôn luôn biến động. Cái hôm qua cho là đúng hôm nay không còn thích hợp. Cho nên chống “tự diễn biến”, chống “diễn biến hòa bình” tức là chống lại sự thay đổi, chống tinh thần sáng tạo tìm những điều thích hợp trong hoàn cảnh mới, chống trào lưu tiến bộ, cố ôm giữ mớ giáo điều mà ngay những nhà mác xít trước đây cũng không chấp nhận. Phép biện chứng cho rằng, mọi sự vật đều tiệm tiến dần dần đi tới đột biến. Tôi xin ôn lại về sự “tự diễn biến” của chính hai ông tổ khai sáng chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx và F. Engels.
Năm 1848 Marx và Engels công bố Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, cơ sở lý luận của Quốc tế cộng sản thứ nhất. Trong đó có những luận điểm về đấu tranh giai cấp, cho rằng giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó, cách mạng vô sản sẽ lật đổ nhà nước tư sản, thực hiện chuyên chính vô sản, xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ thị trường, xóa bỏ cả tôn giáo… Từ thập niên 60 thế kỷ 19 hai ông bắt đầu thấy có sự biến đổi trong chủ nghĩa tư bản và chủ trương đấu tranh hợp pháp, không làm cách mạng để lật đổ nhà nước tư bản. Sau khủng hoảng kinh tế năm 1866, Các công ty cổ phần và các ngân hàng đầu tư quy mô lớn ra đời làm thay đổi cơ cấu xã hội của chủ nghĩa tư bản. Marx nhận xét, vậy là nhà tư bản “đã từ bỏ sản nghiệp tư hữu của chủ nghĩa tư bản họ chỉ còn là chủ cổ phần của xí nghiệp”. Do đó, phát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan) Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình.. Hai ông tán thành quan điểm của Ferdinand Lassalle lãnh tụ Đảng Xã hội – Dân chủ Đức chủ trương hòa bình đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi tan rã quốc tế thứ nhất năm 1876, hai ông không tìm cách khôi phục lại mà bắt đầu soạn thảo Cương lĩnh chuẩn bị ra đời Quốc tế thứ 2. Năm 1883 Marx qua đời, do đó Engels là người chủ trì Đại hội quốc tế của những người lao động xã hội chủ nghĩa tại Pari từ 14 đến 21 tháng 7 năm 1889 thành lập Quốc tế thứ 2 mà nội dung của nó hoàn toàn khác với Tuyên ngôn cộng sản năm 1948 ở những điểm lớn sau đây:
- Đảng và công đoàn đấu tranh bênh vực,bảo vệ quyền lợi mọi mặt của công nhân lao động.
- Không dùng bạo lực cách mạng lật đổ nhà nước tư sản mà đấu tranh nghị trường đa nguyên đa đảng, chấp nhận thể chế đại nghị, cử đại diện tham gia bầu cử, nếu thắng cử thì nắm quyền chính trị thực hiện chế độ xã hội - dân chủ.
- Trong Đảng không lấy lập trường, quan điểm ý thức hệ sát phạt nhau mà tự do tư tưởng, và tất cả thượng tôn pháp luật.
Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, trong đó có đoạn như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt”.
Lê nin không chấp nhận đường lối của Quốc tế thứ 2. Do đó không thể xem ông là người kế tục Marx và Engels. Ông kế thừa chủ nghĩa Blanqui, phái bạo lực trong Quốc tế thứ 1, cho rằng, chỉ cần dựa vào cách mạng bạo lực là có thể sáng tạo được một thế giới mới không có bóc lột và áp bức.
Do Lê nin chống Quốc tế 2, Đảng Xã hội Dân chủ Nga chia ra thành 2 phái đối lập nhau, phái theo Lê nin chiếm đa số nên gọi là bonsevich. Trái với dự đoán của Marx – Engels là cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ thành công ở nước tư bản phát triển nhất như Đức, Lê nin lãnh đạo Cách mạng tháng mười thành công ở nước Nga nông nghiệp lạc hậu. Điều này đã làm cho ông tự tin rằng mình không kém Marx, mà còn đúng hơn Marx! Ông đề ra các nguyên lý về chuyên chính vô sản không phải là chuyên chính của cả giai cấp mà là chuyên chính của Đảng độc quyền, không còn bảo đảm “sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản), ông đề ra nguyên tắc tập trung dân chủ, …
Ngay sau cách mạng Tháng 10 thắng lợi đã có nhiều nhà cách mạng Nga và thế giới không đồng ý với các quan điểm của Lê nin như Plekhanov, Kausky, Rosa Luxemburg … Trong đó, bà Luxemburg được Franz Mehring người viết tiểu sử của Marx cho là “khối óc tốt nhất đứng sau Marx”, bà nhân định “chuyên chính vô sản của Lê nin đối lập với dân chủ”.
Các ý kiến phản đối cho rằng Lê nin sẽ làm chế độ cách mạng Liên Xô đi tới chỗ sụp đổ đã được nhà nghiên cứu xã hội John Reed ghi lại trong quyển “Mười ngày rung chuyển thế giới” (Việt Nam đã dịch và xuất bản 2 lần năm 1960 và 1977). Lê nin đọc sách này một cách hứng thú, ông đã viết thư cỗ vũ nhà xuất bản in sách, chấp nhận công khai các lời chỉ trích nói trên đối với ông. Do đó, sau khi Liên Xô sụp đổ nhiều nhà bình luận cho rằng chính Lê nin mới là người gieo mầm cho Liên Xô bị tan rả 70 năm sau.
Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu có uy tín đều cho rằng chính các Đảng xã hội - dân chủ mới là những Đảng thừa kế đúng đắn tư tưởng của Marx và Engel. Nhiều nước Bắc Âu vận dụng tư tưởng này đã giành thắng lợi lớn, thực hiện đa nguyên, đa đảng, nhưng luôn giành thắng lợi trên nghị trường, xây dựng nhà nước phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động, khoảng cách giàu nghèo không đáng kể, tham nhũng hầu như không có.
Đảng xã hội - dân chủ Thụy Điển, chấp nhận đa nguyên, dựa vào người lao động, đấu tranh nghị trường;. Có thời gian rất dài Đảng liên tục cầm quyền 44 năm, đưa nước Thụy Điển nghèo nàn, lạc hậu trở thành nước giàu bật nhất, khoảng cách giàu nghèo không đáng kể, hầu như không có tham nhũng, ổn định nhất thế giới. Năm 2013 Cộng hòa Liên Bang Đức nước giàu mạnh nhất Châu Âu kỷ niệm 150 năm Đảng dân chủ - xã hội Đức, một Đảng theo đường lối của Quốc tế 2 lâu đời và vững mạnh vào bậc nhất. Nhân dịp này Tổng thống Joachim Gauck có bài diễn văn ca ngợi Đảng có lịch sử lâu dài dám xả thân vì niềm tin của mình: “Đó là bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt xã hội của những người tham gia bầu cử, là cấm lao động trẻ em, là các tòa án phải độc lập”. Quan điểm đúng đắn đã thắng thế trong Đảng, đó là: Không thiết lập một đặc quyền giai cấp mới nào”, “dân chủ phải vừa là phương tiện vừa là mục tiêu”, “đấu tranh cho cải cách chứ không phải cho việc làm cách mạng”, ” can đảm phấn đấu cho sự hợp tác chính trị với những lực lượng to lớn khác của các đảng phái tư sản”; “cải thiện từng bước cụ thể đời sống con người, thay vì công bố những mục tiêu xa vời không tưởng”. Do đó, Đảng kế thừa tư tưởng của Marx, Engels, Lassalle vững mạnh suốt 150 năm làm choTây Đức có thu nhập cao gấp 4 lần Đông Đức xã hội chủ nghĩa theo chuyên chính vô sản của Lê nin khi thống nhất!
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng tỏ rõ một quá trình tự diễn biến rất gian nan, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc đúng, lúc sai và nhiều lần sai rất nghiêm trọng và kéo dài. Khoảng 1930- 1931 khẩu hiệu vang dội của Đảng là “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rể”. Năm 1945 đảo ngược lại hoàn toàn: Đoàn kết mọi người yêu nước, không phân biệt, đảng phái, giai cấp… Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Khoảng năm 1950 bắt đầu nói “Đoàn kết công, nông, binh”. Còn hiện nay thì nói “ Liên minh công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng”.
Sau năm 1975, Đại hội 4, Đại hội 5 đều đặt nhiệm vụ lớn nhất là “Thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản trong cả nước” và “Nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng”. Nội dung của nó là tiếp tục đấu tranh giai cấp, tiêu diệt mầm móng bóc lột, giải quyết triệt để “vấn đề ai thắng ai”. Ngày nay hầu như những chữ “chuyên chính vô sản” và “ai thắng ai” đã biến mất mà Nghị quyết bắt đầu nói “ con người là trung tâm”, và “phải thực hiện quyền con người”. Nghị quyết Đại hội 4 và 5 đều có chủ trương lớn là cải tạo xã hội chủ nghĩa về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. Về công nghiệp không để một xí nghiệp tư nhân nào. Nông dân phải vào hợp tác xã. Cửa hàng tạp hóa của tiểu thương cũng không còn. Nghị quyết Đại hội 4 ghi “Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thành công thông qua xây dựng có ý thức, có kế hoạch. Vì vậy kế hoạch là công cụ chính để quản lý và điều khiển quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.” Hiện nay, nghị quyết bảo phải vận dụng đầy đủ quy luật thị trường. Đại hội 4 và Đại hội 5 đều quyết định “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Năm 1976, Tổng bí thư Lê Duẩn nói “thời kỳ quá độ kéo dài khoảng 20 năm”. Năm 2013, tại Quốc hội Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chưa biết đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hay chưa. Đại hội 6 nhận định nền kinh tế đạt kết quả không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Nguyên nhân là do “Mười năm qua đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về cải tạo xã hội chủ nghĩa và về quản lý kinh tế”. Đại hội 6 cho sai lầm là do “duy ý chí” không nhìn đúng sự thật và đưa ra khẩu hiệu “Nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đại hội quyết định Đổi mới toàn diện, bắt đầu là đổi mới kinh tế. Đại hội 9 cho phép doanh nhân (tên mới của nhà tư sản) được thuê công nhân với số lượng không hạn chế. Đại hội 11 chủ trương kết nạp doanh nhân vào Đảng cộng sản, tức là nhà tư sản được đứng vào đội tham mưu của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. (Điều này ông Nguyễn Đức Bình nguyên ủy viên Bộ chính trị, giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc kiên trì cực lực phản đối vì cho rằng như vậy không còn gì là chủ nghĩa xã hội!).
Lược qua ở trên đã cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn tự diễn biến hòa bình. Nhờ đó mà Đảng thoát khỏi những tai ương cho mình và tai họa cho dân tộc như: cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, bỏ tù hàng loạt cán bộ cao cấp gọi là “ nhóm chống Đảng”. Diễn biến hòa bình lớn nhất là Đổi mới của Đại hội 6, quyết định bỏ một nửa, nhưng là một nửa quan trọng nhất lý thuyết xã hội chủ nghĩa của Lê nin, Stalin. Quan trọng nhất là nói theo Marx: cơ sở kinh tế quyết định đối với thượng tầng kiến trúc. Nhờ đó mà dư luận quốc tế hi vọng sẽ sớm xuất hiện “ Con rồng Việt Nam”. Nhưng sau gần 30 năm đã làm người ta thất vọng. Thành tích đổi mới kinh tế đã làm cho những người lãnh đạo chủ quan cho rằng có thể không cần đổi mới chính trị. Thực ra những người lãnh đạo sợ rằng đổi mới chính trị sẽ đe dọa sự tồn tại vị trí cầm quyền của Đảng. Những người sáng suốt nhất, dũng cảm nhất của Đảng như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ …đề nghị đổi mới chính trị đều bị sa thảỉ.
TẠI SAO TÁN THÀNH TAM QUYỀN PHÂN LẬP?
Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lê nin đều không có nhà nước pháp quyền mà chỉ có nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập là của nền dân chủ phương Tây. Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946 là nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập. Các Hiến pháp sau này khác Hiến pháp 1946 chính là ở đó. Sau Đổi mới, đến Đại Hội 7 TBT Đỗ Mười là người có sáng kiến đưa ra khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, có định nghĩa như hiện nay.
Các nhà tuyên huấn của Đảng giải thích: Quyền lực nhà nước là thống nhất. Bởi vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nhân dân thì không thể chia cắt ( chuyên viên cao cấp của Ban tuyên giáo Trung ương giảng về Hiến pháp 2013 ở đảng bộ phường Tân Kiểng). Lý lẽ đó không chính xác. Nhà nước là công cụ của nhân dân. Nhân dân có quyền phân chia các quyền tư pháp, hành pháp, tư pháp như thế nào để có hiệu quả nhất cho phát triển và chống tham nhũng. Phân quyền của nhà nước pháp quyền, chứ đâu phải là phân chia nhân dân! Còn có lý lẽ thứ 2, “tam quyền phân lập” là của phương Tây của tư sản không thích hợp cho phương Đông và nước xã hội chủ nghĩa. Về điều này có thể lấy ý kiến của Tôn Trung Sơn nhà cách mạng vĩ đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cao. Ông nói trong bài phát biểu năm 1927 trước quốc dân: “Dân chủ dân quyền thì phải học Phương Tây. Bởi vì Phương Đông và Trung Quốc suốt 4000 năm lịch sử chìm đắm trong quân quyền”. Việt Nam ta cũng theo “quân quyền” cho đến 1945.
Xin trích hai ý kiến cách nhau hơn 2000 năm về ‘tam quyền phân lập” mà cho đến nay vẫn được cả nhân loại truyền tụng làm theo.
Triết gia vĩ đại thời cổ đại, Aristote nói “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy sự cứu thoát của nhà nước”.
Một triết gia Pháp vĩ đại của thế kỷ 19 là Montesquieu nói: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một viện nguyên lão thì không còn gì là tự do nữa. Người ta sợ rằng chính ông ấy hoặc Viện ấy, chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền hành pháp và lập pháp. Nếu như quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do cuả công dân. Quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập với quyền hành pháp thì quan tòa có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức nắm cả ba quyền thì tất cả đều mất hết”.
Ngày nay các nước dân chủ đều thực hiện nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập để: Xã hội được tự do khi nhà nước bị kiểm soát bởi luật pháp mà mục đích là để bảo vệ quyền con người. Xã hội được quản lý bởi một chính phủ của luật pháp. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có câu “Người dân có quyền làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.”
Đó là những ý kiến rất đúng đắn nhưng không thể thực hiện được nếu như không có nhà nước pháp quyền, với tam quyền phân lập! Vì sao? Bởi vì ở Điều 2 của Hiến pháp ghi ”Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cá quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng thực ra gồm có đủ mặt những người của hành pháp và tư pháp. Điều đó gây hậu quả đúng như Montesquieu cảnh báo như trên. Quyền tư pháp độc lập không thể thực hiện theo “sự phân công phối hợp” được. Do đó nó đẻ ra điều người gọi là “án bỏ túi”. Án oan sai nhiều không kể xiết, rất đáng lo là nhiếu oan sai tới mức án tử hình. Rất nhiều vụ án xét xử kéo dài hàng chục năm như vụ án “vườn đào”, vụ án “ăn trộm dê”… Nghị quyết 49/TW của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 không có đề ra việc thực hiện quyền Tư pháp độc lập. Do đó, mỗi năm đều họp bàn mà suốt 10 năm vẫn không có nền Tư pháp trong sạch vững mạnh như mục tiêu đề ra!
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến quyền tư pháp không thể độc lập là do Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như vậy “quyền lực nhà nước là thống nhất…” nhưng cuối cùng cả 3 quyền đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tức là Đảng có quyền đứng trên quyền tư pháp, đứng trên pháp luật.
Một số nhà nghiên cứu pháp luật là đảng viên đã hơn chục năm nay kiên trì góp ý rằng: Đảng đã lãnh đạo xây dựng Hiến pháp cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng rồi thì không nên trực tiếp lãnh đạo quyền tư pháp. Phải để quyền tư pháp đứng trên thì mới ngăn chặn được tham nhũng. Đảng đang lâm vào tình trạng tham nhũng suốt hơn 30 năm, càng ngày càng nghiêm trọng, nếu không dũng cảm chấp nhận tư pháp độc lập thì không khác nào người bị bệnh nặng mà cứ giành quyền chỉ đạo thầy thuốc!
TẠI SAO ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN LẠI TÁN THÀNH ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG?
Như vậy là tạo điều kiện cho các đảng đối lập giành quyền lãnh đạo của Đảng mình? Hậu thuẩn cho câu hỏi này là lập luận: Trong thời kháng chiến gian khổ, tại sao các đảng đối lập không nhảy ra tranh với Đảng cộng sản về sự hi sinh, nay sau khi đất nước hòa bình phát triển lại muốn nhảy ra tranh phần? Cách nghĩ như vậy giống như đòi chia “quả thực” trong cải cách ruộng đất, ai “đấu tố” mạnh thì phải được chia phần nhiều hơn; hoặc giống như một Công ty cổ phần bàn chuyện chia lãi, chứ không giống một Đảng cách mạng từng tuyên bố “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài mục đích phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân” (giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục - Đào tạo). Trong hạnh phúc của nhân dân có quyền tự do, mà chủ tịch Hồ Chí Minh có câu thơ rất hay “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do”. Trong các quyền tự do có quyền tự do chính trị. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam ký kết từ 24-9-1982 ở Lời nói đầu có ghi “Chỉ có thể đạt được lý tưởng của con người tự do được tận hưởng tự do về dân sự và chính trị không bị sợ hãi…” và ở Điều 1 ghi nhận “quyền quyết định thể chế chính trị”. Hiến pháp 1946 ghi nhận quyền:” Tự do tổ chức và hội họp”. Các Hiến Pháp sau này đều có ghi nhận tất cả các quyền tự do, trong đó có quyền lập hội, nhưng đã mắc nợ nhân dân suốt 70 năm không được thực hiện. Mặc dù Hiến pháp và Luật đều không điều nào cấm lập đảng, lập hội, nhưng thực tế thì không cho phép. Và như phần trên đã nói, từ 1866 Marx và Engels đã chấp nhận đa đảng. Thật ra ngay từ 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ở chương 4 về “Thái độ đối với các đảng đối lập” (trang 99) hai ông đã dạy những người cộng sản cách sống chung với các đảng tư sản. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, cứ tưởng sẽ tốt, có lợi cho Đảng cầm quyền, bởi vì không sợ ai tranh giành với mình. Nhưng theo bài học rất sơ đẳng thì chính đó lại là tự giết mình. Đó là bài học từ sự sụp đổ của các Đảng cộng sản Liên Xô, Đông Âu. Bởi vì độc quyền thì sinh ra quan liêu, quan liêu sinh tham nhũng, tham nhũng lũng đoạn mọi mặt sẽ làm bại hoại mục ruỗng cả Đảng và cả dân tộc. Chấp nhận đa nguyên đa đảng là học bài học trường tồn một cách đường đường chính chính của các Đảng xã hội - dân chủ Thụy Điển, Na Uy, Đức …Nguyên ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong bài nói ngày 7-12-2010 trên Tuần Việt Nam, cho rằng tình trạng suy thoái của Đảng như hiện nay, “không phải là do bị diễn biến hòa bình … Chính những đảng viên cộng sản chân chính, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức cách mạng, cũng không muốn bảo vệ sự độc quyền của một Đảng biến chất, thoái hóa, tham nhũng. Đảng đã thành vua tập thể”. Ông vua phong kiến thì chẳng sao, dù cho ông ta có 3000 cung nữ, dù cho đất đai cả nước là của vua. Nhưng Đảng thì lại khác, bởi Đảng phải nói và làm theo chủ tịch Hồ Chí Minh “ Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là nhân dân, vì dân là chủ”. Và người dân luôn luôn so sánh lời nói với việc làm của đảng viên có đi đôi hay không.
TẠI SAO VI PHẠM 19 ĐIỀU CẤM THEO QUYẾT ĐỊNH 47/QĐ/TW?
Mấy mươi năm trước đảng viên chỉ thực hịên Điều lệ, Nghị quyết Đảng và pháp luật mà nói chung rất tốt. Hơn 10 năm qua có thêm quy định các điều cấm không được làm, nhưng tình hình cứ xấu đi. Quyết định 47/ QĐ/TW ghi là “Căn cứ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam”. Nhưng Hiến pháp Việt Nam có ghi các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, biểu tình thì Quyết định 47/QĐ/TW ở Điều 6 cấm “biểu tình tập trung đông người gây mất an ninh trật tự”. Quy định này không rõ, bao nhiêu người thì gọi là đông người, và nếu đông người mà không gây mất trật tự thì có được phép hay không? Như trên tôi đã kể, chúng tôi mới trên đường đi thì đã bị vây bắt rồi, làm gì đã gây ra mất an ninh!
Và nói trái nghị quyết cũng là một khái niệm rất khó xác định. Mọi đảng viên đều phải bình đẳng, vậy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ở Vĩnh Phú, phê phán các đảng viên đi biểu tình phản đối Trung Quốc là suy thoái chính trị có đúng Nghị quyết Đảng và Hiến pháp không? Ông nói “hết thế kỷ này cũng chưa chắc có chủ nghĩa xã hội” có đúng Nghị quyết không? Ông nói Hồ Chủ tịch viết trong Di chúc “Đảng ta là Đảng cầm quyền là hơi hẹp, đúng ra phải nói Đảng ta là Đảng lãnh đạo có đúng nghị quyết không? Có xúc phạm lãnh tụ không?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều phát biểu rất đúng, nhưng tôi e rằng nếu là người khác nói thì rất có thể sẽ bị quy là trái Nghị quyết: Ví như ông lên tiếng giữa Quốc hội đòi Hoàng Sa, phê phán Trung Quốc ở Shangri-la làm cho họ cáu giận, và Thông điệp đầu năm 2014 của ông đưa ra nhiều khái niệm đúng đắn về dân chủ giống như của phương Tây mà các Nghị quyết của Đảng đều chưa hề ghi nhận? Chẳng lẽ trong Đảng không có bình đẳng về phát ngôn? Cấp trên muốn nói gì cũng được còn cấp dưới thì không?
Tôi cho rằng Quyết định 47/QĐ/TW hoàn toàn trái ngược với Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rổi kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. “Nghị quyết gì mà người dân nói là không đúng thì để họ để nghị sửa lại”
“Quyền tự do tư tưởng hóa ra là quyền tự do phục tùng chân lý” và “Dân chủ là người dân được mở mồm ra nói”. Chẳng lẽ đảng viên cũng là công dân lại không được mở mồm như người dân? Cách quy định những điều cấm như thế qua hơn 10 năm đã chứng tỏ nó không làm Đảng mạnh và tốt lên, trái lại, bêu riếu sự lạc hậu trong thời đại bùng nổ thông tin. Thời đại ngày nay các đảng chính trị đều thực hiện dân chủ nội bộ và thực hiện công khai minh bạch không chỉ trong nội bộ mà trước toàn dân. Chỉ có như vậy mới không tái diễn chuyện “khoán chui” và “xé rào”. Tuy vậy, tôi cũng đã nhiều lần định không đưa bài góp ý lên mạng mà chỉ gửi cho Đảng và các báo, các mạng của Đảng, nhưng các báo đều không đăng, Đảng thì không bao giờ hồi âm!
Thưa các đồng chí nhiều khi tôi quá bức xúc, đau lòng, cảm thấý dường như Đảng ngày nay không phải là Đảng mà ngày xưa mà tôi giơ tay thề hi sinh đến giọt máu cuối cùng vì Đảng ấy “không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm trọn nhiệm vụ giải phóng dân tộc làm cho Tổ quốc giàu mạnh đồng bào sung sướng.” Hình như có những kẻ muốn biến Đảng thành công cụ của các “nhóm lợi ích” giúp họ giữ ghế và làm giàu! Là một nhà báo có 35 năm theo dõi phong trào công nhân lao động, cho nên bức xúc nhất của tôi là nhìn thân phận khốn cùng của giai cấp công nhân hôm nay.Tôi vô cùng bức xúc khi cảm nhận rằng hai giai cấp lớn nhất, có công đóng góp lớn nhất cho thắng lợi của cách mạng và kháng chiến là công nhân và nông dân đã bị phản bội bằng nhiều chính sách quá bất công đối với họ.
Có lẽ bản kiểm điểm của tôi không đáp ứng được yêu cầu của các đồng chí chỉ đạo cuộc kiểm điểm. Nhưng biết làm sao, khi đó là nhận thức thành thật của tôi, một đảng viên sau hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, ngoài 80 tuổi còn ký kết hợp đồng viết bài cho báo Lao Động và lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, lại là kẻ suy thoái chính trị ư? Không! Tôi cho rằng chính những người bảo thủ, giáo điều, không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng, trở thành một Đảng suy thoái tham nhũng, họ mới chính là kẻ suy thoái chính trị. Do đó, tôi không nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên gọi là suy thoái tư tưởng chính trị. Nhưng tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì như vậy, tôi sẽ được yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó từ ngày mai tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn bức xúc cứ muốn viết bài góp ý, xây dựng Đảng.
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 26-2-14
Ngày 14-2- 2014, tôi được Đảng ủy mời họp tại văn phòng đảng ủy phường Tân Kiểng, quận 7, TP HCM, để nghe chỉ đạo tự kiểm điểm về những khuyết điểm của mình. Do không được trao văn bản, tôi đã ghi chép mấy điểm chính: Từ năm 2009 đã viết hơn 30 bài trái quan điểm của Đảng, đưa lên mạng gây tác động xấu; Có 15 cuộc kiểm điểm góp ý mà không sửa chữa. Có những bài chống Trung Quốc, gây chia rẽ hai Đảng, hai nước xã hội chủ nghĩa; Xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; Tự diễn biến hòa bình suy thoái chính trị: Cổ vũ tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng, vi phạm 19 điều cấm đảng viên không được làm theo Quyết định 47- QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đồng chí Công phải viết bản tự kiểm điểm và tự nhận một hình thức kỷ luật của Đảng.
♦
VÌ SAO TÔI VIẾT BÀI “ĐỔI MỚI ĐẢNG TRÁNH NGUY CƠ SỤP ĐỔ” ?
Tháng 9 năm 2009 tôi viết bài trên với mở đầu bằng câu “Tổ quốc Việt Nam đang đứng trước hai hiểm họa: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm”.
Từ 2005, Trung Quốc bắt đầu bắn giết đuổi bắt ngư dân đòi tiền chuộc. Ngày 9-1-2005, chúng bắn chết 9 ngư dân Hoằng Hóa, Thanh Hóa, bắn bị thương 9 người, bắt sống 9 người đòi tiền chuộc mỗi người hơn 100 triệu đồng. Các hãng tin nước ngoài đưa tin, ta im lặng. Sau 4 ngày, người phát ngôn Trung Quốc Khổng Tuyền tuyên bố “Qua 55 năm quan hệ ngoại giao hai nước đã bước qua giai đoạn phát triển mới vô cùng tốt đẹp”. Tiếp theo Bộ Quốc phòng cử đoàn cán bộ quân sự cao cấp sang Trung Quốc học tập chính trị. Nhưng không vì thế mà Trung quốc giảm bớt các hành động bắn giết, đuổi bắt ngư dân. Tháng 6 năm ngoái (2013), trong khi người dân bức xúc vì liên tiếp 2 tàu cá Quảng Ngãi, bị bắn chìm, một ngư dân chết thỉ báo chí đưa tin ngày 6-6-2013, Bộ Quốc phòng cử 22 cán bộ cao cấp sang Trung Quốc học chính trị, đây là đợt thứ 6.
Năm 2009 còn có chuyện mở đầu thực hiện với Trung Quốc khai thác bô xit Tây Nguyên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi liên tiếp 3 thư yêu cầu ngưng dự án này với 2 lý do: Tây nguyên là địa bàn an ninh quốc phòng, không nên đưa nước ngoài khai thác; Hai là không có hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học tổ chức nhiều cuộc hội thảo và kiến nghị giống như Đại tướng, có nêu thêm cảnh báo sẽ có hàng vạn tấn bùn đỏ trên cao hơn 1000 mét có thể đổ ụp xuống làm miền Đông và Sài Gòn chết khát. Nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn kiên trì thực hiện thông cáo chung đã được TBT Nông Đức Mạnh cam kết với Đảng bạn. Năm 2013, nhà máy Tân Rai đã cho ra sản phẩm. Trung Quốc mua dưới giá thành. Tính ra mỗi năm lỗ khoảng 100 triệu đô la. Những vị có trách nhiệm xin miễn giảm thuế và cam kết từ năm 2020 sẽ lãi to!
Về hiểm họa nội xâm: Tham nhũng tỏ ra bất trị, cứ tăng nhanh từng năm, tháng. Tại Hội nghị Trung ương 3, năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ”. Là một đảng viên sao có thể vô cảm trước “sự sống còn” ghê gớm ấy? Tuy nhiên dù rất nhiều cảnh báo góp ý, 6 năm sau, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 sáng ngày 26 tháng 12 năm 2011 có đoạn như sau: “Đặc biệt có một câu hỏi lớn rất day dứt, trăn trở lâu nay, cần được trả lời cặn kẽ là: Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu? Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng? Vướng mắc chính là chỗ nào?”
Như vậy là dù 30 năm với rất nhiều nghị quyết, chỉ thị, tham nhũng vẫn không lùi nhưng Tổng bí thư vẫn cho rằng Nghị quyết, chỉ thị rất đúng!
Sau một năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4, Tổ chức Minh Bạch thế giới xếp hạng Việt Nam tụt 11 bậc về kết quả chống tham nhũng. Nhân loại tiến bộ đã rút ra bài học thực tế rất ngắn gọn về tham nhũng như sau: Tham nhũng là do Nhà cầm quyền độc tài, quyền quyết định của viên chức quá rộng, thiếu công khai minh bạch và quyền tư pháp không độc lập, do đó không kiểm soát được quyền lực.
Lẽ ra những người lãnh đạo của Đảng cầm quyền sau hàng chục năm với nhiều nghị quyết vẫn không chống được tham nhũng thì phải hiểu rằng các nghị quyết ấy sai, hoặc chưa đầy đủ, phải học cách làm của những quốc gia chống tham nhũng thành công đặt ra cho mình những câu hỏỉ từ bài học của nhân loại.
Quan liêu, độc quyền đẻ ra tham nhũng, làm suy thoái Đảng cầm quyền, gây ra khủng hoảng chính trị. Lịch sử 84 năm của Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ có chuyện Tổng bí thư thay mặt Bộ chính trị đề cử 2 người vào Bộ Chính trị mà bị bác bỏ cả hai và bầu 2 người khác. Chưa bao giờ có tình trạng các nhà lãnh đạo công kích nhau trước nhân dân. Chưa bao giờ trong một cuộc họp báo công khai mà ông nói gà, bà nói vịt. (Họp báo đầu năm ngày 7-2, Đinh Thế Huynh nói, báo chí thông tin, bình luận phải có lương tâm và trách nhiệm tạo ra sự đồng thuận, không được phép nói trái làm phân tâm các véc tơ phát triển. Sau đó, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Tạo đồng thuận không phải là khen xuôi chiều mà phải phát hiện phê phán với tinh thần xây dựng”). Chưa bao giờ có tình trạng nhiều đảng viên tuyên bố bỏ Đảng như bây giờ!
Từ khủng hoảng chính trị đã gây ra khủng hoảng toàn diện cho đất nước. Chỉ xin nêu sơ lược vài nét:
+ Nền kinh tế được hi vọng sẽ sớm xuất hiện “con rồng Việt Nam” đã lâm vào khủng hoảng 2 năm trước khủng hoảng của thế giới, đến nay theo Viện trưởng quản lý kinh tế Trần Đình Thiên, “kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam thì còn ở dưới đáy, bởi nợ xấu, sở hữu chéo, đề án tái cơ cấu tiếp tục nằm trên giấy. “ (Tại Hội thảo mùa Thu ở Huế)
+ Nông dân kéo đi khiếu kiện vượt cấp hàng chục năm, tới lúc dùng súng chống cưỡng chế. Nguyên chủ tịch tỉnh lúa An Giang Nguyễn Minh Nhị nói: “Bao nhiêu năm theo Đảng giành độc lập, có độc lập rồi thì mất quyền sở hữu ruộng đất, dắt díu nhau lên các khu công nghiệp tìm sống với đồng lương bèo bọt” (báo Nông nghiệp Việt Nam Têt Tân Mão).
+ Giai cấp công nhân được mệnh danh là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng của mình. Nhưng họ đang trong tình trạng cùng khổ chưa từng có. Giống như giai cấp công nhân ở thế kỷ 19 mà Marx – Engels đã mô tả, nhưng còn khổ hơn vì không được phép đình công. Theo Tổng Liên đoàn Lao động lương tối thiểu của họ chỉ đủ cho 60% mức sống tối thiểu, có 94% phải tăng ca, tăng giờ. Họ đã tự tổ chức hơn 5000 cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp vì không được công đoàn lãnh đạo! Trước đây công nhân còn cử ban đại diện ra đối thoại với chủ, nhưng từ 2013 không còn ai dám đứng ra làm đại diện nữa, vì sau khi tình hình ổn định thì người đại diện bị chủ sa thải, hoặc bị bắt về tội kích động đình công.
+ Năm 2013 Công ty tư vấn tài sản WealthX và Ngân hàng Thụy Sĩ UBS thông báo: “Mặc cho kinh tế khó khăn, số người “siêu giàu” ở Việt Nam (có tài sản 30 triệu USD) đã tăng 15%, trong khi đó có 8,1 triệu người nghèo đói”. Có thể nêu tên 2 người nghèo phải tìm cái chết đã được đăng báo là: Chị Lê thị Ngọc Nhãn ở Cà Mau trước khi tự tử đã gửi thư cho Trung tá Diện “Sau khi cháu chết rồi xin chú giúp các con của cháu được vào trại mồ côi. Cháu đội ơn chú đời đời”. Chị Nguyễn thị Mỹ Nhân cũng ở Cà Mau tự tử để được công nhận diện nghèo, đã gửi thư cho Đảng ủy xã: “Xin thấu hiểu hoàn cảnh không lối ra của gia đình tôi, sau khi tôi chết, đồng ý cấp sổ nghèo cho chồng con tôi được sống.”
+ Đạo đức xã hội băng hoại chưa từng thấy. Một dân tộc sống theo phương châm “thương người như thể thương thân”, những năm kháng chiến nhà nhà đêm không gài cửa, ra ngõ gặp anh hùng. Sau 38 năm sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa sao biến đổi ghê gớm như vậy? Con đánh giết cha mẹ, cháu đánh giết ông bà, vợ đốt chồng. Thanh niên ném đá lên ô tô tàu hỏa làm vui. Thợ vá xe rắc đinh bẫy người đi mô tô. Đi lao động nước ngoài thì trộm cắp và bỏ trốn để sống bất hợp pháp. Các báo mới đưa tin thày trò đánh nhau giữa lớp. Chuyện thầy gạ tình cho điểm, ép mua dâm học trò vị thành niên liên tục xảy ra. Điều tra của Trung tâm xã hội học cho hay: Học sinh cấp 1 có tỉ lệ nói dối 22%, cấp 2 tăng lên 50%, cấp 3 64%, đại học 80 %. Chúng ta sắp có lớp trí thức mới nói dối nhất thế giới. Nguyên Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thị Bình nói “Giáo dục Việt Nam kém hơn cả Campuchia, Lào” (Trên báo Giáo Dục).
Cũng chính vì không chịu đổi mới chính trị, khư khư ý thức hệ giáo điều mà không có một sách lược đối ngoại đúng đắn nhất là đối với Trung Quốc, bị họ lòe bịp “16 chữ vàng” và “4 tốt”. Trung Quốc chưa bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa, và ngày càng tỏ ra là một nước phát xít. Sau giải phóng họ bắt đầu thôn tính Tây Tạng, Tân Cương, đàn áp, không ghê tay, sau đó tấn công biên giới Ấn Độ, Liên Xô… Họ dùng 2 thủ đoạn xảo trá để buộc chúng ta khuất phục: Một là kể công ơn đã giúp ta; Hai là đề cao cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải cùng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch phương Tây. Họ khuyên ta cử cán bộ sang nghe họ giảng dạy về bảo đảm an ninh chính trị, chống âm mưu diễn biến hòa bình và ta đã làm theo.
Nên biết, ngày xưa họ giúp ta chỉ vì sách lược dùng máu Việt Nam để mặc cả với Mỹ và phương Tây và để có điều kiện thao túng ta. Năm 1954, họ ép ta nhận sự chia đôi đất nước. Năm 1972 họ bắt tay Nixon bán đứng ta, để chiếm trọn Hoàng Sa. Năm 1975 họ nhờ tướng Pháp Vanuxem khuyên Dương Văn Minh lên tiếng cầu cứu, Bắc Kinh sẽ cứu Việt Nam Cộng hòa, bị tướng Minh từ chối. Năm 1979, họ xui Pôn Pốt đánh ta, rồi cho rằng ta bị kẹt ở Campuchia, họ đưa 600.000 quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hàng vạn dân thường, đập phá từng cái nồi, hãm hiếp, giết chết đàn bà con trẻ ném xuống giếng. Bị thua đau, họ rút quân, nhưng vẫn chiếm giữ nhiều vùng núi hiểm trở. Năm 1988 họ tấn công đảo Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa, xả súng giết 74 hải quân ta. Mỗi dịp kỷ niệm ngày hải quân họ đưa phim này ra chiếu. Hiện nay họ vẫn tuyên bố toàn bộ Trường Sa và 80% Biển Đông là của họ, việc đánh chiếm chỉ là chờ thời cơ.
Nhiều đảng viên cộng sản dẫn đầu biểu tình phản đối tội ác của chúng đã bị đuổi bắt. Nhà văn Nguyên Ngọc đi biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn đã bị Đài truyền hình Hà Nội gọi là bọn phản động, ông kiện, tòa trả lại hồ sơ không xử. Tôi và đồng chí giáo sư Tương Lai trên đường đi dự cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược tại Nhà hát Thành phố (ngày hôm trước đã báo với ông Lê Minh Trí Phó chủ tịch UBND TP HCM) đã bị hơn chục xe cảnh sát bao vây buộc phải vào đồn.
Quá bức xúc trước tình trạng khốn khổ của ngư dân, anh André Menras tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, người từng treo cờ Mặt trận giải phóng trước Nghị viện Sài Gòn, bị Chính quyền Sài Gòn bỏ tù, đã xin Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho phép làm bộ phim “Hoàng Sa- Việt Nam, nỗi đau mất mát”. Anh bỏ tiền dành dụm nghỉ hưu đem làm phim. Phim làm xong được duyệt, nhưng cho tới nay vẫn cấm chiếu. Một lần họp mặt với bạn tù thời chống Mỹ ông đem phim ra chiếu đã bị cảnh sát giải tán. Hồ Cương Quyết búc xúc kêu ”Bác Hồ ơi, Bác sống lại mà coi!”
Nhân đây tôi muốn nhắc lại trong cuộc kiểm điểm tôi về bài viết ”Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ”, có chi ủy viên đã nói ”Hoàng Sa, Trường Sa là bãi hoang chim ỉa. Ta nói của ta. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Đồng chí Công nói vậy là gây chia rẻ hai Đảng và hai nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Lãnh đạo các cấp ủy không ai có ý kiến gì. Tôi không chê trách các đồng chí mà chỉ băn khoăn lo lắng, vì sao Đảng lãnh đạo không quan tâm giáo dục cho đảng viên và nhân dân hiểu lời của đức Trần Nhân Tông “Các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay giặc”. Tháng trước, Thủ tướng chỉ đạo phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, báo vừa đăng lên đã bị gở xuống. Quan hệ với Trung Quốc gây thiệt hại về phía Việt Nam chưa thể lường hết. Qua 20 năm, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% nhưng Trung Quốc lại trúng thầu hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, luyện kim, hóa chất. Họ đưa cho ta thiết bị lỗi thời. Mấy năm qua ngành mía đường cứ kêu bị đường nhập lậu đánh bại là do thiết bị Trung Quốc cũ kĩ, tiêu hao năng lượng, lao động nhiều, giá thành cao, chất lượng kém. Sau đường là xi măng và nhiều thứ khác. Các công trình trúng thầu, họ đưa lao động cơ bắp người Trung Quốc sang xây nhà ở, lập nhà hàng, lấy vợ sinh con, mua đất đứng tên vợ. Các làng Trung Quốc hình thành khắp nơi từ Mông Cái, đến Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Khánh Hòa…. Thương lái Trung Quốc gây khó từ Lạng Sơn tới tận Cà Mau, họ hợp đồng mua rể hồi, móng trâu, khoai lang, đỉa, ốc bưu vàng, lá vải… ít lâu thì họ biến mất.
Chúng ta đã lập quan hệ hữu nghị hợp tác với những “kẻ thù cũ” Pháp, Mỹ, đặc biệt đã đưa Tổng thống Pháp Mitterand đi thăm chiến trường xưa Điện Biên Phủ nơi họ bị bắt sống 17.000 quân nhục nhã. Suốt hơn nửa thế kỷ chúng ta vẫn long trọng tổ chức những ngày kỷ niệm chiến thắng. Thậm chí hàng ngày báo chí, đài tuyền hình phát thanh còn ra rả chửi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng không vì thế mà họ gây khó khăn cho ta, thậm chí họ vẫn viện trợ, tạo điều kiện cho ta phát triển. Cuộc chiến chống xâm lược biên giới phía Bắc từng được báo Nhân Dân bình luận với tựa đề “Chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc”, thế nhưng sau khi lập lại quan hệ bình thường với Trung Quốc thì dường như bị buộc phải quên chiến công hiển hách ấy đi? Tại sao với Trung Quốc chúng ta không dám đòi bình đẳng như các quốc gia khác? Rất tệ hại là chủ trương đục bỏ bia chiến thắng ở Cầu Chánh Khê, bôi xóa tên liệt sĩ Hoàng thị Hồng Chiêm trên tượng đài của chị và đổi tên trường trung học mang tên chị thành trường Bình Ngọc (thuộc Mông Cái). Ở tận núi Quyết, thành phố Vinh Nghệ An, người ta còn đập bỏ tấm bia của Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung vì có hai chữ “giặc tầu”. Bài thơ như sau:
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
“Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
“Ông đà chí cả, mưu cao,
“ Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
“Cho nên Tàu dẫu làm hung,
“Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà”.
Cách xử lý như trên cùng với việc cho cảnh sát đuổi bắt, ném lên xe những đảng viên và nhân dân đi biểu tình mỗi lần Trung Quốc gây hấn vô lý, có phải là sách lược sáng suốt hay không? Một Đảng trong sạch không tham nhũng, tôn trọng và hết lòng phục vụ nhân dân, đồng thời không khuất phục trước kẻ thù hung bạo là hai điều kiện quyết định để có thể đứng vững và tồn tại.
Tổng bí thư Lê Duẩn trong bài nói sau ngày chiến thắng biên giới phía Bắc năm 1979 có đại ý: Trung Quốc từ lâu có âm mưu bành trướng xuống phía Nam. Khi chúng có điều kiện thực hiện thì đầu tiên sẽ là xâm lược Việt Nam. Muốn không bị xâm lược chúng ta phải mạnh lên, cả nước đoàn kết một lòng. Chúng ta không thù hằn Trung Quốc, coi nhân dân Trung Quốc là anh em. Bọn phản động cầm quyền chỉ là một bè lũ. Ý kiến của ông vẫn còn nguyên giá trị thời sự!
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây khủng hoảng và hèn yếu trước ngoại bang là do Đảng không đổi mới chính trị tương ứng với đổi mới kinh tế. Thế nào là đổi mới chính trị? Nội dung chủ yếu đã có trong hai câu mở đầu Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trích từ Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn nhân quyền 1791 của Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Hơn 60 năm qua Liên Hiệp Quốc đã lần lượt ban hành nhiều Tuyên ngôn, Công ước cụ thể hóa các quyền tự do của con người. Nhà nước Việt Nam cũng đã ký cam kêt thực hiện nhiều công ước quan trọng.
Các quyền tự do gồm có: Quyền sở hữu tài sản riêng, quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do đi lại và cư trú, quyền tham gia quản lý đất nước trực tiếp, hoặc thông qua lựa chọn người đại diện bằng cuộc tự do bầu cử thường kỳ, chân thực, bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Các quyền tự do nói trên đều được ghi vào Hiến pháp, nhưng suốt 70 năm chưa được thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức. Cho nên nhân dân có câu “Đảng cử dân bầu”. Quyền lập hội chỉ là vào các hội, đoàn do Đảng lập ra. Quyền tự do báo chí là viết báo của Đảng, nhà nước. Hồ Chủ tịch từng nói, báo nhà nước lập ra không phải là báo chí tự do (sách Hồ Chủ tịch với báo chí, do Hội nhà báo TP HCM xuất bản 1980, trang 9). Đó là trái với các Công ước mà nhà nước ta đã ký kết.
Để các quyền tự do của con người trở thành hiện thực thì phải có một chế độ dân chủ để thực thi. Dân chủ là thể chế hóa các quyền tự do của con người bằng một bản hiến pháp đảm bảo pháp quyền, thể hiện trung thực ý chí chính trị của nhân dân.Theo bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã nói ở trên, điêù 16 có nội dung như sau: ”Một xã hội mà trong đó các quyền con người không được đảm bảo, nguyên tắc tam quyền phân lập không được tôn trọng, thì hiến pháp có được ban hành hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Tức là phải có nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập thì mới có thể đảm bảo quyền tự do của con người. ( Nga và các nước Đông Âu ngày nay đều ghi “tam quyền phân lập” trong hiến pháp của họ). Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại” là có ý nghĩa như vậy. Nhà nước dân chủ phải là nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập. Nhà nước dân chủ phải tôn trọng đời sống của một xã hội dân sự, nội dung phong phú của nó đã được ghi đầy đủ trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” mà nhà nước Việt Nam đã ký cam kết thực hiện từ ngày 24 -9-1982, nhưng sau 30 năm hầu như chưa thực hiện được gì đáng kể!
TẠI SAO TỰ DIỄN BIẾN ?
Cuộc sống luôn luôn biến động. Cái hôm qua cho là đúng hôm nay không còn thích hợp. Cho nên chống “tự diễn biến”, chống “diễn biến hòa bình” tức là chống lại sự thay đổi, chống tinh thần sáng tạo tìm những điều thích hợp trong hoàn cảnh mới, chống trào lưu tiến bộ, cố ôm giữ mớ giáo điều mà ngay những nhà mác xít trước đây cũng không chấp nhận. Phép biện chứng cho rằng, mọi sự vật đều tiệm tiến dần dần đi tới đột biến. Tôi xin ôn lại về sự “tự diễn biến” của chính hai ông tổ khai sáng chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx và F. Engels.
Năm 1848 Marx và Engels công bố Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, cơ sở lý luận của Quốc tế cộng sản thứ nhất. Trong đó có những luận điểm về đấu tranh giai cấp, cho rằng giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó, cách mạng vô sản sẽ lật đổ nhà nước tư sản, thực hiện chuyên chính vô sản, xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ thị trường, xóa bỏ cả tôn giáo… Từ thập niên 60 thế kỷ 19 hai ông bắt đầu thấy có sự biến đổi trong chủ nghĩa tư bản và chủ trương đấu tranh hợp pháp, không làm cách mạng để lật đổ nhà nước tư bản. Sau khủng hoảng kinh tế năm 1866, Các công ty cổ phần và các ngân hàng đầu tư quy mô lớn ra đời làm thay đổi cơ cấu xã hội của chủ nghĩa tư bản. Marx nhận xét, vậy là nhà tư bản “đã từ bỏ sản nghiệp tư hữu của chủ nghĩa tư bản họ chỉ còn là chủ cổ phần của xí nghiệp”. Do đó, phát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan) Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình.. Hai ông tán thành quan điểm của Ferdinand Lassalle lãnh tụ Đảng Xã hội – Dân chủ Đức chủ trương hòa bình đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi tan rã quốc tế thứ nhất năm 1876, hai ông không tìm cách khôi phục lại mà bắt đầu soạn thảo Cương lĩnh chuẩn bị ra đời Quốc tế thứ 2. Năm 1883 Marx qua đời, do đó Engels là người chủ trì Đại hội quốc tế của những người lao động xã hội chủ nghĩa tại Pari từ 14 đến 21 tháng 7 năm 1889 thành lập Quốc tế thứ 2 mà nội dung của nó hoàn toàn khác với Tuyên ngôn cộng sản năm 1948 ở những điểm lớn sau đây:
- Đảng và công đoàn đấu tranh bênh vực,bảo vệ quyền lợi mọi mặt của công nhân lao động.
- Không dùng bạo lực cách mạng lật đổ nhà nước tư sản mà đấu tranh nghị trường đa nguyên đa đảng, chấp nhận thể chế đại nghị, cử đại diện tham gia bầu cử, nếu thắng cử thì nắm quyền chính trị thực hiện chế độ xã hội - dân chủ.
- Trong Đảng không lấy lập trường, quan điểm ý thức hệ sát phạt nhau mà tự do tư tưởng, và tất cả thượng tôn pháp luật.
Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, trong đó có đoạn như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt”.
Lê nin không chấp nhận đường lối của Quốc tế thứ 2. Do đó không thể xem ông là người kế tục Marx và Engels. Ông kế thừa chủ nghĩa Blanqui, phái bạo lực trong Quốc tế thứ 1, cho rằng, chỉ cần dựa vào cách mạng bạo lực là có thể sáng tạo được một thế giới mới không có bóc lột và áp bức.
Do Lê nin chống Quốc tế 2, Đảng Xã hội Dân chủ Nga chia ra thành 2 phái đối lập nhau, phái theo Lê nin chiếm đa số nên gọi là bonsevich. Trái với dự đoán của Marx – Engels là cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ thành công ở nước tư bản phát triển nhất như Đức, Lê nin lãnh đạo Cách mạng tháng mười thành công ở nước Nga nông nghiệp lạc hậu. Điều này đã làm cho ông tự tin rằng mình không kém Marx, mà còn đúng hơn Marx! Ông đề ra các nguyên lý về chuyên chính vô sản không phải là chuyên chính của cả giai cấp mà là chuyên chính của Đảng độc quyền, không còn bảo đảm “sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản), ông đề ra nguyên tắc tập trung dân chủ, …
Ngay sau cách mạng Tháng 10 thắng lợi đã có nhiều nhà cách mạng Nga và thế giới không đồng ý với các quan điểm của Lê nin như Plekhanov, Kausky, Rosa Luxemburg … Trong đó, bà Luxemburg được Franz Mehring người viết tiểu sử của Marx cho là “khối óc tốt nhất đứng sau Marx”, bà nhân định “chuyên chính vô sản của Lê nin đối lập với dân chủ”.
Các ý kiến phản đối cho rằng Lê nin sẽ làm chế độ cách mạng Liên Xô đi tới chỗ sụp đổ đã được nhà nghiên cứu xã hội John Reed ghi lại trong quyển “Mười ngày rung chuyển thế giới” (Việt Nam đã dịch và xuất bản 2 lần năm 1960 và 1977). Lê nin đọc sách này một cách hứng thú, ông đã viết thư cỗ vũ nhà xuất bản in sách, chấp nhận công khai các lời chỉ trích nói trên đối với ông. Do đó, sau khi Liên Xô sụp đổ nhiều nhà bình luận cho rằng chính Lê nin mới là người gieo mầm cho Liên Xô bị tan rả 70 năm sau.
Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu có uy tín đều cho rằng chính các Đảng xã hội - dân chủ mới là những Đảng thừa kế đúng đắn tư tưởng của Marx và Engel. Nhiều nước Bắc Âu vận dụng tư tưởng này đã giành thắng lợi lớn, thực hiện đa nguyên, đa đảng, nhưng luôn giành thắng lợi trên nghị trường, xây dựng nhà nước phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động, khoảng cách giàu nghèo không đáng kể, tham nhũng hầu như không có.
Đảng xã hội - dân chủ Thụy Điển, chấp nhận đa nguyên, dựa vào người lao động, đấu tranh nghị trường;. Có thời gian rất dài Đảng liên tục cầm quyền 44 năm, đưa nước Thụy Điển nghèo nàn, lạc hậu trở thành nước giàu bật nhất, khoảng cách giàu nghèo không đáng kể, hầu như không có tham nhũng, ổn định nhất thế giới. Năm 2013 Cộng hòa Liên Bang Đức nước giàu mạnh nhất Châu Âu kỷ niệm 150 năm Đảng dân chủ - xã hội Đức, một Đảng theo đường lối của Quốc tế 2 lâu đời và vững mạnh vào bậc nhất. Nhân dịp này Tổng thống Joachim Gauck có bài diễn văn ca ngợi Đảng có lịch sử lâu dài dám xả thân vì niềm tin của mình: “Đó là bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt xã hội của những người tham gia bầu cử, là cấm lao động trẻ em, là các tòa án phải độc lập”. Quan điểm đúng đắn đã thắng thế trong Đảng, đó là: Không thiết lập một đặc quyền giai cấp mới nào”, “dân chủ phải vừa là phương tiện vừa là mục tiêu”, “đấu tranh cho cải cách chứ không phải cho việc làm cách mạng”, ” can đảm phấn đấu cho sự hợp tác chính trị với những lực lượng to lớn khác của các đảng phái tư sản”; “cải thiện từng bước cụ thể đời sống con người, thay vì công bố những mục tiêu xa vời không tưởng”. Do đó, Đảng kế thừa tư tưởng của Marx, Engels, Lassalle vững mạnh suốt 150 năm làm choTây Đức có thu nhập cao gấp 4 lần Đông Đức xã hội chủ nghĩa theo chuyên chính vô sản của Lê nin khi thống nhất!
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng tỏ rõ một quá trình tự diễn biến rất gian nan, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc đúng, lúc sai và nhiều lần sai rất nghiêm trọng và kéo dài. Khoảng 1930- 1931 khẩu hiệu vang dội của Đảng là “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rể”. Năm 1945 đảo ngược lại hoàn toàn: Đoàn kết mọi người yêu nước, không phân biệt, đảng phái, giai cấp… Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Khoảng năm 1950 bắt đầu nói “Đoàn kết công, nông, binh”. Còn hiện nay thì nói “ Liên minh công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng”.
Sau năm 1975, Đại hội 4, Đại hội 5 đều đặt nhiệm vụ lớn nhất là “Thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản trong cả nước” và “Nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng”. Nội dung của nó là tiếp tục đấu tranh giai cấp, tiêu diệt mầm móng bóc lột, giải quyết triệt để “vấn đề ai thắng ai”. Ngày nay hầu như những chữ “chuyên chính vô sản” và “ai thắng ai” đã biến mất mà Nghị quyết bắt đầu nói “ con người là trung tâm”, và “phải thực hiện quyền con người”. Nghị quyết Đại hội 4 và 5 đều có chủ trương lớn là cải tạo xã hội chủ nghĩa về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. Về công nghiệp không để một xí nghiệp tư nhân nào. Nông dân phải vào hợp tác xã. Cửa hàng tạp hóa của tiểu thương cũng không còn. Nghị quyết Đại hội 4 ghi “Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thành công thông qua xây dựng có ý thức, có kế hoạch. Vì vậy kế hoạch là công cụ chính để quản lý và điều khiển quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.” Hiện nay, nghị quyết bảo phải vận dụng đầy đủ quy luật thị trường. Đại hội 4 và Đại hội 5 đều quyết định “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Năm 1976, Tổng bí thư Lê Duẩn nói “thời kỳ quá độ kéo dài khoảng 20 năm”. Năm 2013, tại Quốc hội Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chưa biết đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hay chưa. Đại hội 6 nhận định nền kinh tế đạt kết quả không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Nguyên nhân là do “Mười năm qua đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về cải tạo xã hội chủ nghĩa và về quản lý kinh tế”. Đại hội 6 cho sai lầm là do “duy ý chí” không nhìn đúng sự thật và đưa ra khẩu hiệu “Nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đại hội quyết định Đổi mới toàn diện, bắt đầu là đổi mới kinh tế. Đại hội 9 cho phép doanh nhân (tên mới của nhà tư sản) được thuê công nhân với số lượng không hạn chế. Đại hội 11 chủ trương kết nạp doanh nhân vào Đảng cộng sản, tức là nhà tư sản được đứng vào đội tham mưu của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. (Điều này ông Nguyễn Đức Bình nguyên ủy viên Bộ chính trị, giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc kiên trì cực lực phản đối vì cho rằng như vậy không còn gì là chủ nghĩa xã hội!).
Lược qua ở trên đã cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn tự diễn biến hòa bình. Nhờ đó mà Đảng thoát khỏi những tai ương cho mình và tai họa cho dân tộc như: cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, bỏ tù hàng loạt cán bộ cao cấp gọi là “ nhóm chống Đảng”. Diễn biến hòa bình lớn nhất là Đổi mới của Đại hội 6, quyết định bỏ một nửa, nhưng là một nửa quan trọng nhất lý thuyết xã hội chủ nghĩa của Lê nin, Stalin. Quan trọng nhất là nói theo Marx: cơ sở kinh tế quyết định đối với thượng tầng kiến trúc. Nhờ đó mà dư luận quốc tế hi vọng sẽ sớm xuất hiện “ Con rồng Việt Nam”. Nhưng sau gần 30 năm đã làm người ta thất vọng. Thành tích đổi mới kinh tế đã làm cho những người lãnh đạo chủ quan cho rằng có thể không cần đổi mới chính trị. Thực ra những người lãnh đạo sợ rằng đổi mới chính trị sẽ đe dọa sự tồn tại vị trí cầm quyền của Đảng. Những người sáng suốt nhất, dũng cảm nhất của Đảng như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ …đề nghị đổi mới chính trị đều bị sa thảỉ.
TẠI SAO TÁN THÀNH TAM QUYỀN PHÂN LẬP?
Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lê nin đều không có nhà nước pháp quyền mà chỉ có nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập là của nền dân chủ phương Tây. Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946 là nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập. Các Hiến pháp sau này khác Hiến pháp 1946 chính là ở đó. Sau Đổi mới, đến Đại Hội 7 TBT Đỗ Mười là người có sáng kiến đưa ra khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, có định nghĩa như hiện nay.
Các nhà tuyên huấn của Đảng giải thích: Quyền lực nhà nước là thống nhất. Bởi vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nhân dân thì không thể chia cắt ( chuyên viên cao cấp của Ban tuyên giáo Trung ương giảng về Hiến pháp 2013 ở đảng bộ phường Tân Kiểng). Lý lẽ đó không chính xác. Nhà nước là công cụ của nhân dân. Nhân dân có quyền phân chia các quyền tư pháp, hành pháp, tư pháp như thế nào để có hiệu quả nhất cho phát triển và chống tham nhũng. Phân quyền của nhà nước pháp quyền, chứ đâu phải là phân chia nhân dân! Còn có lý lẽ thứ 2, “tam quyền phân lập” là của phương Tây của tư sản không thích hợp cho phương Đông và nước xã hội chủ nghĩa. Về điều này có thể lấy ý kiến của Tôn Trung Sơn nhà cách mạng vĩ đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cao. Ông nói trong bài phát biểu năm 1927 trước quốc dân: “Dân chủ dân quyền thì phải học Phương Tây. Bởi vì Phương Đông và Trung Quốc suốt 4000 năm lịch sử chìm đắm trong quân quyền”. Việt Nam ta cũng theo “quân quyền” cho đến 1945.
Xin trích hai ý kiến cách nhau hơn 2000 năm về ‘tam quyền phân lập” mà cho đến nay vẫn được cả nhân loại truyền tụng làm theo.
Triết gia vĩ đại thời cổ đại, Aristote nói “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy sự cứu thoát của nhà nước”.
Một triết gia Pháp vĩ đại của thế kỷ 19 là Montesquieu nói: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một viện nguyên lão thì không còn gì là tự do nữa. Người ta sợ rằng chính ông ấy hoặc Viện ấy, chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền hành pháp và lập pháp. Nếu như quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do cuả công dân. Quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập với quyền hành pháp thì quan tòa có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức nắm cả ba quyền thì tất cả đều mất hết”.
Ngày nay các nước dân chủ đều thực hiện nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập để: Xã hội được tự do khi nhà nước bị kiểm soát bởi luật pháp mà mục đích là để bảo vệ quyền con người. Xã hội được quản lý bởi một chính phủ của luật pháp. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có câu “Người dân có quyền làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.”
Đó là những ý kiến rất đúng đắn nhưng không thể thực hiện được nếu như không có nhà nước pháp quyền, với tam quyền phân lập! Vì sao? Bởi vì ở Điều 2 của Hiến pháp ghi ”Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cá quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng thực ra gồm có đủ mặt những người của hành pháp và tư pháp. Điều đó gây hậu quả đúng như Montesquieu cảnh báo như trên. Quyền tư pháp độc lập không thể thực hiện theo “sự phân công phối hợp” được. Do đó nó đẻ ra điều người gọi là “án bỏ túi”. Án oan sai nhiều không kể xiết, rất đáng lo là nhiếu oan sai tới mức án tử hình. Rất nhiều vụ án xét xử kéo dài hàng chục năm như vụ án “vườn đào”, vụ án “ăn trộm dê”… Nghị quyết 49/TW của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 không có đề ra việc thực hiện quyền Tư pháp độc lập. Do đó, mỗi năm đều họp bàn mà suốt 10 năm vẫn không có nền Tư pháp trong sạch vững mạnh như mục tiêu đề ra!
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến quyền tư pháp không thể độc lập là do Điều 4 Hiến pháp quy định Đảng cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như vậy “quyền lực nhà nước là thống nhất…” nhưng cuối cùng cả 3 quyền đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tức là Đảng có quyền đứng trên quyền tư pháp, đứng trên pháp luật.
Một số nhà nghiên cứu pháp luật là đảng viên đã hơn chục năm nay kiên trì góp ý rằng: Đảng đã lãnh đạo xây dựng Hiến pháp cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng rồi thì không nên trực tiếp lãnh đạo quyền tư pháp. Phải để quyền tư pháp đứng trên thì mới ngăn chặn được tham nhũng. Đảng đang lâm vào tình trạng tham nhũng suốt hơn 30 năm, càng ngày càng nghiêm trọng, nếu không dũng cảm chấp nhận tư pháp độc lập thì không khác nào người bị bệnh nặng mà cứ giành quyền chỉ đạo thầy thuốc!
TẠI SAO ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN LẠI TÁN THÀNH ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG?
Như vậy là tạo điều kiện cho các đảng đối lập giành quyền lãnh đạo của Đảng mình? Hậu thuẩn cho câu hỏi này là lập luận: Trong thời kháng chiến gian khổ, tại sao các đảng đối lập không nhảy ra tranh với Đảng cộng sản về sự hi sinh, nay sau khi đất nước hòa bình phát triển lại muốn nhảy ra tranh phần? Cách nghĩ như vậy giống như đòi chia “quả thực” trong cải cách ruộng đất, ai “đấu tố” mạnh thì phải được chia phần nhiều hơn; hoặc giống như một Công ty cổ phần bàn chuyện chia lãi, chứ không giống một Đảng cách mạng từng tuyên bố “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài mục đích phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân” (giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục - Đào tạo). Trong hạnh phúc của nhân dân có quyền tự do, mà chủ tịch Hồ Chí Minh có câu thơ rất hay “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do”. Trong các quyền tự do có quyền tự do chính trị. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam ký kết từ 24-9-1982 ở Lời nói đầu có ghi “Chỉ có thể đạt được lý tưởng của con người tự do được tận hưởng tự do về dân sự và chính trị không bị sợ hãi…” và ở Điều 1 ghi nhận “quyền quyết định thể chế chính trị”. Hiến pháp 1946 ghi nhận quyền:” Tự do tổ chức và hội họp”. Các Hiến Pháp sau này đều có ghi nhận tất cả các quyền tự do, trong đó có quyền lập hội, nhưng đã mắc nợ nhân dân suốt 70 năm không được thực hiện. Mặc dù Hiến pháp và Luật đều không điều nào cấm lập đảng, lập hội, nhưng thực tế thì không cho phép. Và như phần trên đã nói, từ 1866 Marx và Engels đã chấp nhận đa đảng. Thật ra ngay từ 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ở chương 4 về “Thái độ đối với các đảng đối lập” (trang 99) hai ông đã dạy những người cộng sản cách sống chung với các đảng tư sản. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, cứ tưởng sẽ tốt, có lợi cho Đảng cầm quyền, bởi vì không sợ ai tranh giành với mình. Nhưng theo bài học rất sơ đẳng thì chính đó lại là tự giết mình. Đó là bài học từ sự sụp đổ của các Đảng cộng sản Liên Xô, Đông Âu. Bởi vì độc quyền thì sinh ra quan liêu, quan liêu sinh tham nhũng, tham nhũng lũng đoạn mọi mặt sẽ làm bại hoại mục ruỗng cả Đảng và cả dân tộc. Chấp nhận đa nguyên đa đảng là học bài học trường tồn một cách đường đường chính chính của các Đảng xã hội - dân chủ Thụy Điển, Na Uy, Đức …Nguyên ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong bài nói ngày 7-12-2010 trên Tuần Việt Nam, cho rằng tình trạng suy thoái của Đảng như hiện nay, “không phải là do bị diễn biến hòa bình … Chính những đảng viên cộng sản chân chính, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức cách mạng, cũng không muốn bảo vệ sự độc quyền của một Đảng biến chất, thoái hóa, tham nhũng. Đảng đã thành vua tập thể”. Ông vua phong kiến thì chẳng sao, dù cho ông ta có 3000 cung nữ, dù cho đất đai cả nước là của vua. Nhưng Đảng thì lại khác, bởi Đảng phải nói và làm theo chủ tịch Hồ Chí Minh “ Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là nhân dân, vì dân là chủ”. Và người dân luôn luôn so sánh lời nói với việc làm của đảng viên có đi đôi hay không.
TẠI SAO VI PHẠM 19 ĐIỀU CẤM THEO QUYẾT ĐỊNH 47/QĐ/TW?
Mấy mươi năm trước đảng viên chỉ thực hịên Điều lệ, Nghị quyết Đảng và pháp luật mà nói chung rất tốt. Hơn 10 năm qua có thêm quy định các điều cấm không được làm, nhưng tình hình cứ xấu đi. Quyết định 47/ QĐ/TW ghi là “Căn cứ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam”. Nhưng Hiến pháp Việt Nam có ghi các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, biểu tình thì Quyết định 47/QĐ/TW ở Điều 6 cấm “biểu tình tập trung đông người gây mất an ninh trật tự”. Quy định này không rõ, bao nhiêu người thì gọi là đông người, và nếu đông người mà không gây mất trật tự thì có được phép hay không? Như trên tôi đã kể, chúng tôi mới trên đường đi thì đã bị vây bắt rồi, làm gì đã gây ra mất an ninh!
Và nói trái nghị quyết cũng là một khái niệm rất khó xác định. Mọi đảng viên đều phải bình đẳng, vậy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ở Vĩnh Phú, phê phán các đảng viên đi biểu tình phản đối Trung Quốc là suy thoái chính trị có đúng Nghị quyết Đảng và Hiến pháp không? Ông nói “hết thế kỷ này cũng chưa chắc có chủ nghĩa xã hội” có đúng Nghị quyết không? Ông nói Hồ Chủ tịch viết trong Di chúc “Đảng ta là Đảng cầm quyền là hơi hẹp, đúng ra phải nói Đảng ta là Đảng lãnh đạo có đúng nghị quyết không? Có xúc phạm lãnh tụ không?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều phát biểu rất đúng, nhưng tôi e rằng nếu là người khác nói thì rất có thể sẽ bị quy là trái Nghị quyết: Ví như ông lên tiếng giữa Quốc hội đòi Hoàng Sa, phê phán Trung Quốc ở Shangri-la làm cho họ cáu giận, và Thông điệp đầu năm 2014 của ông đưa ra nhiều khái niệm đúng đắn về dân chủ giống như của phương Tây mà các Nghị quyết của Đảng đều chưa hề ghi nhận? Chẳng lẽ trong Đảng không có bình đẳng về phát ngôn? Cấp trên muốn nói gì cũng được còn cấp dưới thì không?
Tôi cho rằng Quyết định 47/QĐ/TW hoàn toàn trái ngược với Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rổi kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. “Nghị quyết gì mà người dân nói là không đúng thì để họ để nghị sửa lại”
“Quyền tự do tư tưởng hóa ra là quyền tự do phục tùng chân lý” và “Dân chủ là người dân được mở mồm ra nói”. Chẳng lẽ đảng viên cũng là công dân lại không được mở mồm như người dân? Cách quy định những điều cấm như thế qua hơn 10 năm đã chứng tỏ nó không làm Đảng mạnh và tốt lên, trái lại, bêu riếu sự lạc hậu trong thời đại bùng nổ thông tin. Thời đại ngày nay các đảng chính trị đều thực hiện dân chủ nội bộ và thực hiện công khai minh bạch không chỉ trong nội bộ mà trước toàn dân. Chỉ có như vậy mới không tái diễn chuyện “khoán chui” và “xé rào”. Tuy vậy, tôi cũng đã nhiều lần định không đưa bài góp ý lên mạng mà chỉ gửi cho Đảng và các báo, các mạng của Đảng, nhưng các báo đều không đăng, Đảng thì không bao giờ hồi âm!
Thưa các đồng chí nhiều khi tôi quá bức xúc, đau lòng, cảm thấý dường như Đảng ngày nay không phải là Đảng mà ngày xưa mà tôi giơ tay thề hi sinh đến giọt máu cuối cùng vì Đảng ấy “không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm trọn nhiệm vụ giải phóng dân tộc làm cho Tổ quốc giàu mạnh đồng bào sung sướng.” Hình như có những kẻ muốn biến Đảng thành công cụ của các “nhóm lợi ích” giúp họ giữ ghế và làm giàu! Là một nhà báo có 35 năm theo dõi phong trào công nhân lao động, cho nên bức xúc nhất của tôi là nhìn thân phận khốn cùng của giai cấp công nhân hôm nay.Tôi vô cùng bức xúc khi cảm nhận rằng hai giai cấp lớn nhất, có công đóng góp lớn nhất cho thắng lợi của cách mạng và kháng chiến là công nhân và nông dân đã bị phản bội bằng nhiều chính sách quá bất công đối với họ.
Có lẽ bản kiểm điểm của tôi không đáp ứng được yêu cầu của các đồng chí chỉ đạo cuộc kiểm điểm. Nhưng biết làm sao, khi đó là nhận thức thành thật của tôi, một đảng viên sau hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, ngoài 80 tuổi còn ký kết hợp đồng viết bài cho báo Lao Động và lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, lại là kẻ suy thoái chính trị ư? Không! Tôi cho rằng chính những người bảo thủ, giáo điều, không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng, trở thành một Đảng suy thoái tham nhũng, họ mới chính là kẻ suy thoái chính trị. Do đó, tôi không nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên gọi là suy thoái tư tưởng chính trị. Nhưng tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì như vậy, tôi sẽ được yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó từ ngày mai tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn bức xúc cứ muốn viết bài góp ý, xây dựng Đảng.
Ngày 22-2-2014
Tống Văn Công
Tống Văn Công
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 26-2-14
Nguyên Tổng biên tập báo Lao động chia tay với Đảng
Ông Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao động |
Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, ở phần “tự nhận một hình thức kỷ luật”, tôi đã viết :
Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch,
82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự
suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ
đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều
không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách
mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc
đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi
không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng
chính trị.
Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền
khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi sẽ yên lòng rằng, Đảng khai
trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và
thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá
băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp
ý xây dựng.
Ngày 24 tháng 2 năm 2014, tôi nhận được văn thư của đảng ủy cho rằng
tự kiểm điểm của tôi “ chưa đạt yêu cầu”, phải “nghiêm túc viết lại
bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật “. Cùng với văn thư trên,
có bản gợi ý nêu ra ba trường hợp mà theo Quyết định 47 -QĐ/TW là phải
khai trừ: “Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa
đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.”
Tôi hiểu, Ban chỉ đạo muốn bảo rằng: Khuyết điểm của tôi là phải tự
nhận hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Không làm như vậy thì tôi gây khó
cho tổ chức Đảng. Nhưng làm như vậy thì thật là khó cho tôi. Bởi vì
cho đến nay, tôi vẫn tự hào về cái ngày là anh lính vệ quốc đoàn, viết
đơn xin vào Đảng để được noi gương các đảng viên trong giờ phút gay go
của chiến dịch Cầu Kè năm 1950 ( Trà Vinh) đã hô to “Các đảng viên cộng
sản! Xung phong!” Tôi vẫn tự hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề hy
sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống
nhất, dân chủ cho nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là
gì thì, thú thật không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh cũng chẳng hiểu!
Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng
day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ
những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều
sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân , làm khoảng cách tụt hậu
của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc
nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn
biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích
nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động
và đất nước. Giặc “nội xâm” bao giờ cũng là chỗ dựạ của giặc “ngoại
xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng
Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” biển Đông là của Trung Quốc, lời họ đáp
lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “bốn tốt”, vì đây là “đồng
chí cùng chung ý thức hệ” , cùng chống lại các thế lực thù địch phương
Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm
trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn
vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng cộng sản
Việt Nam.
Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp
tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực
tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận
ra sai lầm,vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới
lần 2 : Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các
thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt
của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy
thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia
tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Tống văn Công
(Quê choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét