Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Ngẫm về tính thượng tôn pháp luật - Trung Quốc vào đất mình - Địa chính trị (*) (Kỳ 1)

Địa chính trị (*) (Kỳ 1)

Boxitvn
Nicolas Monceau, Universté de Bordeaux
Phan Thành Đạt dịch
Địa chính trị của Mỹ và Anh
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chính trị với môi trường địa lí đã được nhiều người thực hiện từ thời Trung cổ. Địa chính trị đã phát triển từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỉ XIX. Nhà địa chính trị người Đức Friedrich Ratzel là một trong những người đi tiên phong đánh dấu thời kì của địa chính trị hiện đại. Nhắc đến địa chính trị thời kì trước đó, mỗi chúng ta không thể không kể đến các tên tuổi nổi tiếng như Aristote, Jean Bodin, Montesquieu và Thucydide.

Thời kì phát triển mạnh mẽ của địa chính trị là giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX. Môi trường tri thức thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngành địa chính trị phát triển. Giai đoạn này ghi đậm dấu ấn bằng sự chiến thắng của chủ nghĩa khoa học và việc con người công nhận thuyết tiến hóa của Darwin được áp dụng trong các lĩnh vực xã hội. Đa số các nhà trí thức đều đánh giá tính đúng đắn của học thuyết Darwin khi áp dụng vào các lĩnh vực xã hội. Chỉ có những người mạnh nhất mới sống sót được. Khả năng của con người sẽ đảm bảo sự sinh tồn, điều này lại phụ thuộc vào mức độ rộng lớn của lãnh thổ mỗi quốc gia.
Người châu Âu thống trị thế giới, họ vạch ra không gian sống trên thế giới. Lịch sử của thế giới diễn ra tại châu Âu. Vì sự tiến bộ vượt bậc sẽ giúp châu lục này thống trị thế giới. Sự phát triển của các phương tiện viễn thông giảm bớt khoảng cách giữa con người đang sống ở những nơi khác nhau trên thế giới. Con người có điều kiện tiếp xúc với những người sống ở những khu vực xa xôi mà trước đây ít người biết đến.
Chủ nghĩa khoa học là tư tưởng được đề cập đến nhiều trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Lí thuyết này xếp khoa học là quyền lực có tính hợp pháp để giải quyết mọi vấn đề. Đó là mong muốn ban ra các đạo luật hay các nguyên tắc điều phối thiên nhiên và con người.
Thuyết chọn lọc của Darwin áp dụng trong lĩnh vực xã hội: Xã hội loài người bước vào thời kì chọn lọc, nơi chỉ có những người mạnh mẽ nhất sống sót.
Những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lâu dài đến mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được đề cập, ví dụ câu hỏi đặt ra: “Làm thế nào để làm chủ không gian?”. Rudolf Kjellen là người sáng tạo ra từ địa chính trị, định nghĩa khái niệm này như sau:
Địa chính trị là ngành nghiên cứu những đặc điểm của một quốc gia, đó là lĩnh vực nghiên cứu về địa lí, nghĩa là tìm hiểu về đất đai, lãnh thổ, không gian. Địa chính trị là khoa học nghiên cứu tính chất của mỗi quốc gia.
Rudolf Kjellen trình bày những phân tích của mình trong hai cuốn sách Các cường quốc (1905) và Nhà nước như một thực thể sống (1916). Những chủ đề quan trọng được tác giả giới thiệu đều được các nhà địa chính trị nghiên cứu và phát triển. Ba vấn đề lớn được đề cập nhiều nhất là:
  • Nhà nước là một thực thể sống, hoặc Nhà nước sẽ lớn mạnh, hoặc Nhà nước sẽ biến mất.
  • Các nước sẽ giao tranh với nhau trong một cuộc đấu sống còn, theo nguyên tắc chọn lọc tự nhiên được Darwin miêu tả trong thuyết tiến hóa của loài vật.
  • Những đế chế rộng lớn sẽ do các dân tộc chiến thắng thống trị, các dân tộc mạnh sẽ bàn bạc với nhau để cùng nhau làm chủ thế giới.
  • Tư tưởng của Rudolf Kjellen không có ảnh hưởng ở Thụy Điển, nhưng lại được ưa chuộng ở Đức. Nhà địa chính trị Đức Karl Haushofer đã kế thừa những ý tưởng của Rudolf Kjellen, lí thuyết của ông có ảnh hưởng dưới thời Đức Quốc xã.
    Địa chính trị hiện đại được định nghĩa như một ngành khoa học phân tích các mối quan hệ giữa không gian và chính trị. Những mối quan hệ giữa các quốc gia được phân tích dựa trên những quan sát về vị trí địa lí, về sức mạnh của quốc gia đó.
    Những câu hỏi sẽ được địa chính trị giải đáp: Vì sao những đặc điểm về vị trí địa lí, không gian lại có tác động đến nền chính trị của mỗi nước? Vì sao chính trị lại coi vai trò địa lí là điểm mấu chốt? Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn về thể chế chính trị của mỗi nước? Và việc nước đó gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ có tác động gì đến đường lối chính trị hay các mối quan hệ của nước đó với các nước xung quanh ra sao?
    clip_image002Địa chính trị gắn liền với phương pháp phân tích, nhưng đó cũng là cách thể hiện quan điểm chính trị. Khi bàn về địa chính trị của Pháp, Napoléon Bonaparte cho rằng: “Mỗi nước đều xây dựng nền chính trị, và chính trị chịu tác động từ các điều kiện địa lí”.
    Đô đốc Mahan là người sáng lập ra ngành địa chính trị của Mỹ. Ông trở thành cố vấn cho nhiều nhà lãnh đạo Mỹ, trong đó có tổng thống Théodore Roosevelt. Mahan suy nghĩ và đặt câu hỏi: “Làm thế nào để nước Mỹ có thể trở thành cường quốc trên thế giới?”. Ông đưa ra lời giải đáp bằng cách nhận định nước Mỹ sẽ thống trị thế giới bằng chiến lược làm chủ các đại dương. Ông nhận xét nước Mỹ đã trở thành cường quốc công nghiệp và là cường quốc lục địa, nhưng sức mạnh của một quốc gia không phụ thuộc vào điều đó mà phục thuộc vào việc làm chủ các đại dương. Ông đưa ra lí thuyết sức mạnh đến từ biển (sea power). Ông phát triển lí thuyết về tranh chấp giữa quốc gia có sức mạnh trên đất liền với các quốc gia có sức mạnh trên biển. Quốc gia có sức mạnh trên biển sẽ chiến thắng trong cuộc đua này. Để đảm bảo sự thống trị của mình, cường quốc về biển cần phải kiểm soát toàn bộ các tuyến đường giao thương trên biển. Mahan cho rằng lịch sử phát triển của nhiều quốc gia đều gắn liền với biển và sức mạnh cũng phụ thuộc vào ảnh hưởng của nước đó trên biển. Ông quan sát nhiều sự kiện diễn ra ở châu Âu, đặc biệt là những tranh chấp giữa Anh và Pháp để giành ngôi thống trị châu Âu. Hai cường quốc này đã có nhiều xung đột từ thời Louis XIV đến thời Napoléon Bonaparte. Trong các tác phẩm của mình, Mahan giải đáp vì sao Anh đã qua mặt Pháp để trở thành cường quốc số một thế giới từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. Ông nhận định sở dĩ Anh trở thành cường quốc số một, thiết lập được một đế chế rộng lớn là do kiểm soát được các đại dương. Từ rất sớm, Anh đã đặt ra mục tiêu trở thành cường quốc trên biển. Pháp yếu hơn vì vừa giữ vai trò là cường quốc trên lục địa vừa là cường quốc trên biển.
    Mahan trở thành nhà địa chính trị hàng đầu của Mỹ trong chiến lược xây dựng hải quân. Biển và đại dương là một không gian rộng lớn cần phải được kiểm soát. Nhưng do diện tích quá lớn, các quốc gia không thể kiểm soát và làm chủ được toàn bộ mọi nơi. Vì vậy, cần tập trung vào một số trục giao thông hàng hải, nơi có các con đường giao thương quan trọng, hay những nơi có các eo biển có tính chiến lược của mỗi nước, ví dụ như eo biển Gibraltar, kênh đào Suez, kênh đào Panama… Nước Anh là cường quốc về biển nhờ có khả năng huy động sức mạnh hải quân rất nhanh, để tiếp cận một vị trí quan trọng trên biển khi cần thiết. Mahan đưa ra giả thuyết coi nước Mỹ như một hòn đảo, để có được sức mạnh, nước Mỹ cần tập trung chú ý vào ba điểm quan trọng:
  • Nước Mỹ cần có khả năng kiểm soát toàn bộ các biển và đại dương bằng cách liên kết với Anh.
  • Nước Mỹ cần luôn sẵn sàng đối mặt với sức mạng đang lên của các cường quốc mới về hàng hải, đặc biệt là tham vọng của hoàng đế Guillaume II của Đức.
  • Người Mỹ cần có chiến lược phòng vệ bằng cách hợp tác với châu Âu để giảm bớt sức mạnh về hàng hải của các nước châu Á. Liên minh giữa Mỹ và châu Âu cần phải được thiết lập để làm chủ không gian rộng lớn của biển và đại dương. Sự hợp tác giữa cường quốc đường biển và cường quốc về lục địa là điều cần thiết.
  • Mahan là người đầu tiên suy nghĩ về mối liên hệ giữa lục địa và biển. Mối liên hệ trọng tâm này được con người đặc biệt quan tâm, mỗi khi bàn về địa chính trị. Karl Haushofer là người tiếp tục phát triển lí thuyết này đến mức độ hoàn thiện hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lí thuyết về mối liên hệ giữa biển và lục địa, không mấy được chú ý vì những lí do khác nhau, nhưng đây vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu của địa chính trị. Mahan nhận định cuộc đấu giữa cường quốc về biển và cường quốc lục địa là vấn đề mấu chốt để quyết định quốc gia nào sẽ giành vị trí thống trị thế giới, vì trong cuộc đấu này, có nhiều yếu tố rất khác biệt chi phối. Một bên là không gian biển và đại dương rộng lớn, không có nước nào có thể thể kiểm soát hết và cũng không có nước nào tuyên bố chủ quyền toàn bộ vì có những khu vực là của chung. Còn một bên là lục địa, nơi có những biên giới được phân chia và luôn là mục tiêu của các cuộc xâm lăng. Quốc gia có sức mạnh chinh phục các vùng biển và đại dương, có quyền kiểm soát ở nhiều khu vực nhờ sức mạnh của hải quân sẽ chiến thắng các cường quốc về lục địa. Mahan khẳng định nước Mỹ là cường quốc về biển, vì vị trí địa lí của Mỹ nhìn ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ví dụ nếu có đối đầu giữa cường quốc về hàng hải và cường quốc về lục địa là Mỹ và Trung Quốc, Mỹ sẽ chiến thắng. Mặc dù Mahan không có cái nhìn bao quát toàn bộ về địa chính trị, vì suy nghĩ của ông chỉ dừng lại ở sức mạnh từ biển, nhưng lí thuyết của ông có nhiều ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ.
    Dưới sức ép của các công ty hàng hải, đồng thời nhận thấy những lợi ích của nước Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải, các nhà lãnh đạo Mỹ đã từ bỏ học thuyết Monroe (không can thiệp vào các công việc nội bộ của châu Âu), để xây dựng một nền chính trị ngoại giao can thiệp vào các nước khác. Nước Mỹ càng ngày càng tham gia vào các vấn đề quốc tế nhân danh tự do hàng hải. Mahan cho rằng thiết lập các mối quan hệ giao thương với các nước là điều kiện sống còn cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng việc trao đổi buôn bán với các nước chỉ được đảm bảo và duy trì nhờ có sự bảo vệ của lực lượng hải quân hùng mạnh, hải quân cần có mặt khắp nơi trên các vùng biển và đại dương. Sức mạnh hải quân áp đảo đồng nghĩa với sự thống trị của Mỹ trên biển và đại dương.
    clip_image003Halford J. Mackinder (1861-1947) là đô đốc người Anh. Ông dạy địa chính trị tại đại học Oxford. Ông là hiệu trưởng trường khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Ông được đánh giá là khuôn mặt tiêu biểu của ngành địa chính trị ở châu Âu. Mackinder quan tâm đến sự phát triển của nước Anh cũng như tương lai của đế chế Anh. Ngay cả khi nước Anh đang ở thời kì cực thịnh, ông cho rằng, thời kì suy thoái của nước Anh sẽ không còn xa. Ông muốn báo động cho mọi người biết những mối đe dọa đến đế chế Anh. Ông đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để bảo đảm sự sống còn cho đế chế Anh?”. Suy nghĩ của ông cũng phù hợp với lo lắng của nhiều người Anh vào thời điểm đó, vì nước Anh cần có những kế hoạch cụ thể để đối mặt với sức mạnh quân sự cũng như những tham vọng của các cường quốc khác ở châu Âu. Các tác phẩm của ông có nhiều ảnh hưởng đến ngành địa chính trị ở châu Âu. Ông đưa ra hai khái niệm: Tâm thế giới (Heart Land) và đảo thế giới (World Island). Lí thuyết địa chính trị của Mackinder góp phần làm sáng tỏ các nghiên cứu về quan hệ quốc tế trong thế kỉ XX. Nhờ lí thuyết này, chúng ta sẽ có những đánh giá tổng quan về địa chính trị và tìm ra những lời giải đáp cho nhiều sự kiện diễn ra trong nửa đầu thế kỉ XX.
    Nội dung cơ bản trong lí thuyết địa chính trị của Mackinder phản ánh trung tâm địa lí của lịch sử. Ông đưa ra nhận định trung tâm các hiện tượng địa chính trị xuất phát từ trung tâm địa lí của thế giới. Tất cả các phân tích của ông có thể được tổng kết như sau: “Ai kiểm soát được tâm thế giới, sẽ kiểm soát được đảo thế giới, khi kiểm soát được đảo thế giới, sẽ kiểm soát được cả thế giới”. Ông miêu tả trái đất như một diện tích tổng thể gồm có ba không gian chính:
    • Đại dương trên thế giới chiếm 9/12 diện tích.
    • Đảo thế giới bao gồm các lục địa rộng lớn là châu Âu, châu Á và châu Phi, có tổng diện tích 1/12.
    • Các đảo lớn ở ngoại vi bao gồm châu Mỹ và Australia chiếm 1/12.
    Để thống trị thế giới, cần phải thống trị đảo thế giới, điểm quan trọng nhất của nó là tâm thế giới. Đây là một vùng bản lề kéo dài từ các đồng bằng ở Trung Âu đến Tây Sibérie, khu vực trung tâm này sẽ tạo ảnh hưởng sâu rộng đến vùng Địa Trung Hải, Trung Đông và các khu vực rộng lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Cường quốc kiểm soát được tâm của đảo thế giới sẽ kiểm soát được đảo thế giới và sẽ làm chủ thế giới. Tất cả các sự kiện địa chính trị diễn ra ở tâm đảo thế giới, sẽ có tác động đến toàn bộ thế giới. Trung tâm các diễn biến chính trị trên thế giới nằm ở châu Âu và châu Á. Cường quốc về biển sẽ không có tác động đến các sự kiện chính trị diễn ra ở đây. Nước Nga trở thành một trong những vùng thuộc tâm thế giới. Toàn bộ các hiện tượng địa chính trị sẽ diễn ra ở tâm thế giới. Đây sẽ là nơi đối đầu giữa các cường quốc. Quốc gia chiếm được tâm thế giới sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Mackinder lo ngại về một liên minh giữa Nga và Đức sẽ dẫn đến hậu quả là tâm thế giới bị hai quốc gia này kiểm soát. Nước Nga có lãnh thổ rộng lớn, tạo ra sức mạnh quốc phòng. Nước Đức nhờ nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú sẽ xây dựng được lực lượng hải quân hùng mạnh để kiểm soát đảo thế giới. Hợp tác giữa Nga và Đức sẽ là mối nguy hại chính đối với nước Anh. Sức mạnh hải quân của Anh sẽ bị đe dọa, do vậy, cần chú ý đến các cường quốc lục địa này.
    Mackinder xây dựng lí thuyết địa chính trị đối lập với Mahan. Mối tương quan về sức mạnh giữa các quốc gia được thực hiện nhờ các tiến bộ về kĩ thuật và nhờ quá trình phát triển các nguồn năng lượng mới. Từ thế kỉ XV, trao đổi hàng hóa, buôn bán giao thương diễn ra phổ biến trên biển nhiều hơn so với các hoạt động thương mại tiến hành bằng đường bộ, vì trao đổi bằng đường biển diễn ra thuận lợi hơn, bằng cách đi qua châu Phi, qua Ấn Độ Dương để đến các vùng xa xôi ở châu Á. Nước Anh trở thành cường quốc số 1 của thế giới nhờ ưu thế về hải quân. Nhờ đó, người Anh kiểm soát các vùng biển, tiếp cận các vùng đất giàu có về nguyên liệu.
    Walter Raleigh nhận xét: “Ai nắm giữ được biển, sẽ nắm giữ được thương mại thế giới, ai nắm giữ được thương mại, nắm giữ sự giàu có của thế giới, và khi đó sẽ nắm giữ cả thế giới.”
    Từ thế kỉ XIX, đường bộ lại giữ vai trò trọng tâm trong trao đổi buôn bán, giống như trước thời kì chưa có các phát kiến địa lí. Thế kỉ XIX là kỉ nguyên công nghiệp, giai đoạn này tạo ra một cuộc cách mạng mới về địa chính trị. Tâm thế giới là khu vực mang tính chiến lược. Đó cũng là tâm của địa chính trị, trung tâm này là kết quả của các yếu tố mang tính lịch sử nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đã tạo ra ưu thế giúp con người làm chủ các vùng rộng lớn, quan trọng hơn cả việc làm chủ các đại dương.
    Nếu giải mã những nguyên nhân của chiến tranh thế giới theo quan điểm của Mackinder, đây sẽ là cuộc đối đầu giữa các đế chế ở trung tâm lục địa (Đức, đế chế Áo-Hung), các quốc gia này muốn giành lấy tâm thế giới, nên cần phải đối đầu với các quốc gia phía tây có ưu thế nắm giữ sức mạnh hàng hải (Anh, Pháp, Mỹ). Các cường quốc có sức mạnh về biển quyết định liên minh với quốc gia nằm ở tâm thế giới (nước Nga), trong thời kì từ 1914 đến 1917. Vai trò của liên minh quân sự thay đổi sau cuộc cách mạng của những người Bôn-sê-vic năm 1917. Vì tâm của thế giới khi đó thuộc về Liên bang Xô viết, Nhà nước này lấy học thuyết Mác-Lênin là kim chỉ nam. Nhằm tạo ảnh hưởng ra các vùng xung quanh của tâm thế giới, Liên bang Xô viết truyền bá hệ tư tưởng cộng sản. Các quốc gia khác lo sợ mức độ lan tỏa nhanh chóng học thuyết này ra đảo thế giới, sẽ tạo ra sức mạnh cho Liên bang Xô viết, nên đã tìm mọi cách ngăn chặn.
    Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc đối đầu giữa các quốc gia muốn xây dựng các khối liên minh quân sự đủ mạnh (Đức, Nhật) và các quốc gia đề cao việc giao thương hàng hải (Mỹ, Anh). Hai bên đều muốn giành giật khu vực tâm thế giới. Đức quốc xã coi đó là không gian sinh tồn, nên tìm mọi cách chiếm bằng được. Đức đã tiến đánh Liên bang Xô để chiếm lấy không gian sinh tồn. Bằng cố gắng bảo vệ tâm thế giới, Liên bang Xô viết trở thành đồng minh của các quốc gia có sức mạnh về biển (Mỹ, Anh).
    Trong chiến tranh thế giới thứ 2, tâm thế giới được đặc biệt chú ý. Liên bang Xô viết và đồng minh đã thành công khi dồn Đức quốc xã về sào huyệt cuối cùng là Berlin, đây vẫn thuộc khu vực tâm thế giới. Nơi này trở thành pháo đài cuối cùng của Đức quốc xã, các bên đều tập trung sức mạnh quân sự ở đây. Sau chiến tranh, Liên bang Xô viết khẳng định chủ quyền ở nhiều nơi thuộc tâm thế giới, đồng thời muốn tạo sức mạnh ra các khu vực đảo thế giới. Mỹ đã có chiến lược ngăn chặn ảnh hưởng của đế chế cộng sản ra các vùng trong tâm thế giới và quanh trung tâm thế giới. Vì vậy các cường quốc về biển, đứng đầu là Mỹ, bao vây Liên bang Xô viết bằng cách thành lập các liên minh. Ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, Trung Đông và châu Á Thái Bình Dương. Chúng ta có thể nhắc đến Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương và Hiệp ước hợp tác tương trợ của Mỹ với Nhật sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
    Điều đặc biệt của ngành địa chính trị là mong muốn của các nhà nghiên cứu với mục đích nắm bắt tốt hơn những thay đổi cũng như hiểu kĩ những sự kiện diễn đang ra hàng ngày nhằm giữ cân bằng hay đánh mất cân bằng về chính trị, quân sự giữa các quốc gia. Khi quan sát những diễn biến sau chiến tranh thế giới thứ 2, đảo Mỹ đã thay thế đảo Anh thống trị thế giới. Liên bang Xô viết thay thế Đức để trở thành lực lượng gây mất cân bằng ở châu Âu. Mackinder nhìn nhận tổng thể những vấn đề quốc tế diễn ra trong không gian và thời gian. Các sự kiện đó đều có mối liên hệ với nhau. Mackinder đã dự báo những nguy cơ mà nước Anh sẽ gặp phải, khi sức mạnh của Anh bị Đức đe dọa bằng cách tạo ảnh hưởng ở tâm thế giới là khu vực Trung Âu.
    N. M.
    Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
    (*) Trích phần 1, trong bài giảng Địa chính trị cho năm học 2012-2013, Master 1 de droit public et science politique, l’Université de Bordeaux.

    Ngẫm về tính thượng tôn pháp luật


    Nhìn từ thực trạng vi phạm các quy định trong lĩnh vực ngân hàng để thấy dẫu có cả một “rừng luật” thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu xã hội không có tinh thần thượng tôn pháp luật.
    Sao có thể làm ngơ?
    Điều 55 của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) 2010 quy định một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD, đồng thời cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó cũng không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD.
    Thế nhưng, trên thực tế có một số cổ đông là cá nhân, và trong nhiều trường hợp khác khi tính cả những người có liên quan đến cá nhân đó, đã và đang nắm giữ số cổ phần vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định này. Điều chúng ta thắc mắc là tại sao luật pháp đã quy định khá rõ ràng rồi nhưng không thấy ai bị xử lý gì cả, kể cả một ý kiến chính thức từ cơ quan chức năng, trực tiếp ở đây là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), về vấn đề này cũng chưa có.
    Có người cho rằng, dù biết sai phạm(?!) nhưng do luật pháp của Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết nên không thể xử lý được mà cần phải chờ để hoàn thiện các khiếm khuyết đó. Rõ ràng tâm lý chờ đợi có một hệ thống luật pháp hoàn bị rồi mới hành động là không thể chấp nhận được vì nó sẽ làm cho các quy định của luật pháp trở nên vô nghĩa. Việc viện lý do luật pháp có nhiều lỗ hổng hoặc không đủ chỉ là sự biện minh cho hành vi cố tình né tránh trách nhiệm hoặc làm ngơ trước một trở lực nào đó mà người có trách nhiệm thực thi luật pháp không dám đối mặt.
    Vì sao cần phải thượng tôn pháp luật?
    Mỗi năm, Quốc hội thông qua hàng chục đạo luật mới lẫn sửa đổi. Chính phủ cũng ban hành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chưa kể các bộ ngành ở trung ương và chính quyền ở địa phương cũng ban hành rất nhiều quy định khác. Ngay cả như vậy thì lượng văn bản quy phạm pháp luật bị tồn đọng, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, cũng đang rất lớn. Tuy nhiên, việc ban hành thật nhiều văn bản pháp luật liệu có ý nghĩa gì khi mà rất nhiều các quy định pháp luật đã ban hành nhưng không được áp dụng trong thực tế. Nhiều người nói đùa nhưng ngẫm thì quả là không sai, rằng chúng ta có một rừng luật nhưng toàn áp dụng “luật rừng”. Ở đây chưa nói đến một số lý do vì sao luật không đi được vào cuộc sống, chẳng hạn như các quy định thiếu thực tế, xa rời thực tiễn. Việc luật không được áp dụng trong thực tế có một phần lý do là người thực thi luật không muốn hoặc không thể hoặc không dám thực thi luật trong quá trình thi hành chức trách.
    Trong một xã hội thượng tôn pháp luật, mọi công dân, tổ chức, công chức, và cả quan chức đều phải sống và làm việc dựa trên các quy định của luật pháp; không ai được [phép] đặt mình ra khỏi các quy định của luật pháp cả; luật pháp phải được thực thi một cách nghiêm minh, nhất quán từ trên xuống dưới, không có ngoại lệ, không có biệt đãi, càng không thể có một hệ thống luật pháp dành riêng cho công chức hoặc nhóm đối tượng cụ thể nào đó hoặc theo ý chí một cá nhân hay tổ chức nắm quyền lực.
    Ngược lại, một xã hội không có tinh thần thượng tôn pháp luật thì tất yếu sớm muộn sẽ loạn. Các biểu hiện của nó chính là việc những người có chức trách thực thi pháp luật bắt đầu phớt lờ các quy định của luật pháp, họ áp dụng các quy tắc bất thành văn – một dạng thể chế phi chính thức – trong việc thực thi pháp luật. Trong xã hội không có thượng tôn pháp luật, người có quyền lại tự cho mình cái quyền đứng cao hơn luật. Người có tiền nhưng không có quyền có thể dùng tiền để người có quyền dành cho họ một chỗ đứng bên cạnh, tức là cũng cao hơn luật. Trong trường hợp này thì người thực thi luật ở cấp thấp hơn, dù có tinh thần thượng tôn pháp luật cũng khó thi hành luật được.
    “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nếu là như vậy thì việc cố gắng xây dựng và ban hành thật nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng chẳng có ý nghĩa gì. Các quy tắc bất thành văn sẽ thay thế dần các quy định chính thức trong thực tiễn. Điều tồi tệ là các quy tắc bất thành văn này, dưới sự chi phối bởi các nhóm lợi ích, có thể sẽ có nguy cơ biến thành các quy định chính thức thông qua nghị trường. Khi đó, những thứ vốn được xem là phi pháp trong một xã hội có chuẩn mực và trật tự nay lại được xem là hợp pháp trong một xã hội phi chuẩn mực và lộn xộn. Một xã hội như vậy thì thật khó để nói đến sự phát triển, thật khó để nói đến công bằng, bình đẳng; thật khó để mơ về sự thịnh vượng.
    Không thể cúi đầu trước sai phạm!
    Sở hữu chồng chéo trong hệ thống các TCTD của Việt Nam đã được nhận diện từ lâu nhưng các biện pháp xử lý thì gần như chưa được thực hiện hiệu quả, thậm chí trong nhiều trường hợp, các chính sách hiện hành lại đang khuyến khích gia tăng sở hữu chồng chéo. Có một số trường hợp vi phạm khá rõ các quy định về giới hạn sở hữu vốn ngân hàng, cũng như vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn ngân hàng nhưng hầu như không thấy NHNN xử lý gì cả. Có vẻ như đang có một “luật ngầm” nào đó đứng trên cả các quy định hiện hành, kể cả Luật các TCTD, chi phối toàn bộ hoạt động của các ngân hàng, chi phối cả quyền thanh tra, giám sát và xử lý sai phạm của NHNN. Công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, rộng lớn hơn là tái cấu trúc nền kinh tế, xem ra còn quá xa vời và rất mông lung. Những đột phá về cải cách thể chế mà trước mắt là đòi hỏi tính thượng tôn pháp luật cần phải được đề cao hơn tất cả và rất cần phải có những biện pháp triệt để nhằm đảm bảo rằng các quy định của pháp luật phải được tuân thủ không có ngoại lệ.
    Thượng tôn pháp luật trước hết phải được thể hiện trong chính các cơ quan, tổ chức và công chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách, rồi mới nói đến giáo dục cho người dân ý thức tuân thủ luật pháp. Để làm được điều này, Nhà nước cần phải tạo ra được các thiết chế giám sát hiệu quả, bảo đảm sự tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp. Có như vậy thì mới hy vọng tạo tiền đề cho công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng được thành công. Bằng không, Việt Nam sẽ mãi loay hoay với các giải pháp trong các bàn tròn hội nghị, hội thảo mà chắc chắn rằng các giải pháp đó, cũng như các quy định của pháp luật, sẽ chẳng bao giờ được thực hiện cả.
    Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
    THEO TBKTSG

    Tham nhũng chính sách


    Dư luận đang xôn xao về những vụ tranh luận, tranh cãi mà qua đó, ta thấy khá rõ điều không ít người cho là bóng dáng của lợi ích nhóm hay bị lợi ích nhóm chi phối.
    Nóng hổi nhất là bức xúc quanh Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trái quy định pháp luật. Theo như thông tư này, những diện tích chung như tường bao hay tường ngăn đều được tính vào diện tích sàn căn hộ để bán cho người dân. Với cách tính này, theo sự “đưa đường chỉ lối” của Thông tư 16, người mua phải trả số tiền không nhỏ cho những diện tích hoàn toàn không phải sở hữu của mình.
    Ngay trong phiên giải trình về ban hành văn bản tính diện tích căn hộ của Bộ Xây dựng do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức chiều 25-2, đại diện cư dân ở khu chung cư đắt đỏ Keangnam (Hà Nội) đã “tố” có căn hộ mà diện tích thực tế hụt tới 35 m2 so với diện tích trên giấy tờ mua bán. Như vậy, với giá mua khoảng 3.000 USD/m2 thì người mua căn hộ này mất toi cả tỉ đồng. Nếu tính trung bình mỗi chủ căn hộ bị thiệt 1 tỉ đồng thì tổng thiệt hại của chủ nhân 900 căn hộ tại khu chung cư này lên tới 900 tỉ đồng.
    900 tỉ đồng đó, ai được hưởng? Nhìn rộng ra thì số tiền khổng lồ từ không biết bao nhiêu mét vuông chung cư trên cả nước mà người dân chịu thiệt đó rơi vào túi ai? Từ đây, cũng có thể đặt vấn đề là vì sao Bộ Xây dựng lại ban hành thông tư mà có nhiều ý kiến cho rằng vừa không đúng thẩm quyền theo Luật Nhà ở, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vừa gây thiệt thòi cho người dân?
    Bóng dáng lợi ích nhóm cũng là vấn đề mà nhiều người đặt ra trong vụ tranh cãi giữa Đà Nẵng với Bộ Tài nguyên và Môi trường về nguồn nước sông Vu Gia sau khi có thủy điện Đăk Mi 4. Cho dù Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định rằng họ khách quan và không đứng về lợi ích bên nào song việc 1,7 triệu dân ở hạ du thiếu nước suốt 3 năm qua kể từ khi thủy điện này đi vào hoạt động đã khiến Đà Nẵng “đe” sẽ khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước.
    Có hay không lợi ích nhóm trong ban hành Thông tư 16 hoặc trong dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa liên quan tới thủy điện Đăk Mi 4? Không dễ làm sáng tỏ nghi vấn này song lợi ích nhóm rõ ràng đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Lợi ích nhóm không chỉ có thể thấy trong việc liên kết với nhau để trục lợi, đục khoét, tham ô… mà có thể còn hiển hiện trong việc ban hành những văn bản, chính sách hay còn gọi là tham nhũng chính sách.
    THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

    Chuyện dinh thự của ông Trần Văn Truyền

    Những ngày gần đây, báo chí nói nhiều về đến ngôi nhà đồ sộ tại xã Sơn Đông, tỉnh Bến Tre của ông Trần Văn Truyền, nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, khởi nguồn từ bài báo trên báo Người cao tuổi.
    Dinh thự trông khá bắt mắt của ông được đưa lên nhưng không có thông tin gì nói về thời gian ông đương chức có việc gì khuất tất, tiêu cực để có thể nói, cái dinh thự này là kết quả của cái kia…
    Nên, dù trên mạng, thông tin và những hình ảnh về dinh thự này lan truyền rất nhanh, vô số những lời bình – tất nhiên là theo hướng tiêu cực… nhưng thực sự, nó vẫn thiếu cái gì đó thuyết phục, khiến những người cẩn thận đôi chút cũng phải cân nhắc khi bình luận.
    Trên thực tế, việc đưa tin, hình ảnh về biệt thự, resort, những ngôi nhà đẹp… của các cá nhân là lãnh đạo Nhà nước, đã nghỉ hưu, hay chưa nghỉ hưu ở nước ta lâu nay không còn là hiếm. Nhưng chứng minh được là những ngôi nhà đó, biệt thự đó… được xây dựng lên bằng tiền tham nhũng, tiêu cực thì lại không có nhiều. Nếu có, thường là qua kết quả điều tra của cơ quan chức năng, công an… Ví dụ như vụ Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra phát hiện rằng ông này đã dùng tiền tham ô để mua sắm một số căn hộ cao cấp cho bồ nhí. Cũng là một phát hiện khá hiếm!
    Cách đây chưa lâu, giữa năm 2013, có những tờ báo đăng tin, bài về biệt thự, nhà vườn của gia đình ông Bùi Thanh Quyến, bí thư tỉnh uỷ Hải Dương với những từ ngữ như biệt phủ, vườn thượng uyển, tư dinh nguy nga, lộng lẫy… nhưng thực tế, ngay những hình ảnh được đưa lên cũng không tương xứng với các ngôn từ như vậy. Sau này, những thông tin cụ thể hơn về giá đất, giá trị vườn cây, chủ sở hữu khu vườn… cho thấy có sự không đúng hoặc không có giá trị tới mức như nội dung của các bài báo. Sự việc lặng lẽ chìm đi, không có giải thích gì thêm.
    Với những bài viết, thông tin lần này về dinh thự của ông Trần Văn Truyền, có gì đó tương tự với số phận các bài viết về khu nhà vườn của người nhà ông Bùi Thanh Quyến, nhất là khi ông Truyền xuất hiện trên báo, nói về diện tích thật của khu dinh thự (1ha, chứ không phải 3ha) và ông nói ý có nguồn tiền của con trai ông, là chủ đại lý bán bia ở Sài Gòn, và vào thời điểm mua thì giá đất lúc đó khá thấp. Cụ thể hơn, có báo viết về cái giường trong nhà ông trị giá nhiều tỉ đồng thì thông tin này cũng được ông Truyền và cán bộ địa phương cho rằng không phải như vậy. Một số bài báo thuộc “thể loại” điều tra về một vấn đề nhạy cảm, về đời tư cá nhân nhưng có phần chưa được chuẩn xác, ít nhất đã làm giảm niềm tin của bạn đọc vào bài viết.
    Tuy nhiên, chỉ có thể nói là thông tin về giá trị, diện tích… khu dinh thự có phần chưa chuẩn xác (bởi có xác nhận của lãnh đạo tỉnh Bến Tre về dinh thự của ông Truyền). Nhưng, việc tồn tại của nó khiến dư luận không phải không có lý khi thắc mắc một cựu lãnh đạo một cơ quan bảo vệ pháp luật quan trọng lại có một dinh thự tương đối lớn như vậy. Đến nay, cho dù ông Truyền có giải thích nguồn gốc, kinh phí xây dựng ngôi nhà, thì những thông tin đó vẫn chưa đủ sức thuyết phục.
    Ông Trần Văn Truyền làm Tổng thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2007 – 2011. Những năm đầu làm Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền có nhiều thay đổi trong chính sách quản lý như chỉ đạo xây dựng, ban hành các quy chế giám sát nội bộ, giám sát các đoàn thanh tra, thẩm tra các nội dung dự thảo kết luận thanh tra… Nhờ đó, chấn chỉnh được tình trạng xảy ra nhiều năm trước, đó là có hiện tượng nhiều đoàn thanh tra đi làm việc, có nhiều kết luận bị đối tượng thanh tra phản ứng vì cho rằng thiếu khách quan, công tâm, góp phần ổn định tình hình dư luận trong cơ quan Thanh tra Chính phủ khi đó.
    Tuy nhiên, cho đến hai năm cuối nhiệm kỳ, theo phản ánh của một số cán bộ, chuyên viên thanh tra của Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền cũng có những biểu hiện lơi lỏng trong quản lý. Đáng chú ý, thời kỳ những năm cuối ông làm Tổng Thanh tra Chính phủ, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, các vụ khiếu kiện đông người ngày càng tăng (theo đánh giá của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giám sát khiếu nại tố cáo thời kỳ 2008 – 2011).
    Ở trường hợp của ông Trần Văn Truyền, pháp luật hiện hành chưa quy định về kê khai, công khai tài sản của cán bộ do Trung ương quản lý nhưng đã nghỉ hưu. Đây là một kẽ hở…
    Ở một số nước, với những quan chức Chính phủ, người lãnh đạo trong cơ quan bảo vệ pháp luật, quy định pháp luật khá cụ thể, rõ ràng nhằm minh bạch, công khai tài sản của người đó và đó là một giải pháp chống tham nhũng, rửa tiền khá hiệu quả. Theo các quy định luật về phòng chống tham nhũng của Pháp, nếu một cán bộ không thể giải thích đầy đủ nguồn gốc tài sản thì tài sản đó có thể bị tịch thu.
    Ở trường hợp của ông Trần Văn Truyền, pháp luật hiện hành chưa quy định về kê khai, công khai tài sản của cán bộ do Trung ương quản lý nhưng đã nghỉ hưu. Đây là một kẽ hở mà thực tế, đã có nhiều ví dụ cho thấy, cán bộ, quan chức cao cấp, sau khi nghỉ hưu mới mua sắm xe hơi đắt tiền, biệt thự… để tránh việc quản lý về kê khai, công khai tài sản hiện hành và cũng để tránh điều tiếng khi còn đương chức. Nếu như ông Trần Văn Truyền thực sự muốn làm minh bạch, rõ ràng vấn đề tài sản của mình với dư luận, ông có thể mời cơ quan chức năng, mời báo chí, một tổ chức dân sự độc lập đến kiểm chứng, làm rõ diện tích, giá trị tài sản dinh thự và các tài sản khác ông đang sử dụng. Hoặc các cơ quan chức năng, nếu phát hiện thấy, trong phản ánh của báo chí, có cơ sở nhất định cho thấy, nguồn gốc tài sản của ông Trần Văn Truyền có liên quan đến những khoản thu nhập bất minh thời ông Truyền đang đương chức, có thể vào cuộc để kiểm tra, xử lý.
    THEO SGTT

    Lập đường dây bảo mật quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc.

    Chiều 25/2, tại Hà Nội, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tiếp đồng chí Miêu Hồng Bác, Cục trưởng Cục Điện tín Trung Nam Hải, Trung Quốc nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam để bàn về việc thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
    Tại buổi tiếp, Trung tướng Võ Văn Tuấn đã nghe thông báo kết quả làm việc giữa Binh chủng Thông tin Liên lạc và Cục Điện tín Trung Nam Hải, Trung Quốc về công tác chuẩn để tiến tới thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
    Trao đổi với đoàn, đồng chí Võ Văn Tuấn khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp sẽ giúp quân đội hai nước kịp thời chia sẻ những thông tin mà hai bên cùng quan tâm, góp phần củng cố tăng cường hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
    Thay mặt đoàn, đồng chí Miêu Hồng Bác cảm ơn Trung tướng Võ Văn Tuấn đã giành thời gian tiếp đoàn. Phía Cục Điện tín Trung Nam Hải, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác với Binh chủng Thông tin liên lạc của QĐND Việt Nam sản xuất đưa vào thử nghiệm các trang thiết bị, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố. Hai bên phấn đấu trong năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
    THEO TIN TỨC

    Trung Quốc vào đất mình

    chenlee

    Trung Quốc lập nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang miền Trung, cấm dân Việt lai vãng, đổ chất phế thải xuống sông, chính quyền Việt Nam không dám đến điều tra vì sợ bảo vệ của nhà máy, 12 người dân đã chết vì ung thư. 
    Có những gì như là bùi ngùi… khi đọc chuyện về những miền đất một thời của mình, rồi bây giờ đã trở thành đất của Trung Quốc.
    Thí dụ, Quảng Châu, Quảng Tây của TQ, nơi quê hương dòng giống Bách Việt của một thời, trước khi cha ông mình tiến về phương Nam để mở đất. Và rồi văn hóa của tộc Việt nơi Lưỡng Quảng trở thành thiểu số, trong khi dân tộc Kinh tràn về miền đất một thời của dân tộc Champa, tức sắc tộc Chăm, và rồi đi xa hơn để chiếm đất của Khmer Krom.
    Lịch sử có những đau đớn: thành công của sắc tộc này, là thảm bại của sắc tộc khác. Nhưng đó là thời chưa có Liên Hiệp Quốc, chưa có bất kỳ tòa án quốc tế nào về phân xử lãnh thổ, lãnh hải — và ngay cả khi có các phiên tòa quốc tế này, khi quân TQ tràn vào trấn áp Tây Tạng, đè ép Tân Cương… thì thế giới cũng chào thua. Vấn đề là, chính nhà cầm quyền hiện nay đã mở cửa đón dân Tàu tràn vào VN.
    Nhà báo Minh Diện trong bài viết “Những Mảnh Ghép Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đã kể nhiều chuyện “vênh vẹo” khi về thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm dòng sông Cô Giang.
    Lời văn bùi ngùi như sau:
    “…Dòng sông này chảy qua mấy thôn trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của người Trung Quốc. Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng nhìn thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.
    Ngày ngày những chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt. Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của Trung Quốc , trên đất đai tổ tiên ông bà mình như vậy!
    Nguyễn Thanh cùng học với tôi hồi cấp hai, đi bộ đội, sau giải phóng chuyển ngành sang công an, mới về hưu, hiện đang sinh sống cách nhà máy Chen- Lee không xa, mà cũng không được biết gì hơn người dân bình thường.
    Theo bà con quanh khu vực, năm năm trở lại đây số người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột biến. Chỉ trong năm 2012 đã có mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong vì ung thư. Phải chăng do bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ nhà máy cán thép Chen – Lee thải ra?
    Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng làm việc ở nhà máy Chen-Lee.
    Nước da xanh xám, hai mắt lõm sâu, Quân dè dặt nói với tôi:
    - Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5 năm, nhưng cháu chỉ là công nhân khuân vác vòng ngoài, phải qua ba vòng, ba trạm gác mới vào vòng trong. Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ người Trung Quốc sẵn sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu vô tình xâm phạm vùng cấm. Theo cháu biết thì không có bất kỳ công nhân Việt Nam nào được lọt vào vòng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng được tuyển chọn, đưa từ Trung Quốc sang. Hầu hết có vợ con, thành lập một khu tập thể, treo cờ Trung Quốc, cấm người Việt lai vãng…
    Theo lời Quân, số công nhân của nhà máy Chen-Lee khoảng hơn một ngàn. Trước kia có khoảng hai trăm người Việt Nam, bây giờ không còn ai. Quân là người cuối cùng bị sa thải cách đây một tháng.
    Bọn chủ nhà máy kỳ thị chủng tộc, hay chúng làm chuyện phi pháp, nên giữ bí mật tuyệt đối như thế? Câu hỏi đó giành cho những người có trách nhiệm. Điều có thể khẳng định là, nhà máy Chen-Lee đã gây ô nhiễm môi trường một cách khủng khiếp.
    Quân nói với chúng tôi: Nó chở phế liệu từ Trung Quốc sang, nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Quốc, còn các chất phế thải đổ hết xuống sông…”
    BẠN ĐỌC GỬI

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét