Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Ngày 28/2/2013 - Cảm nhận sự " dị thường" trong những tháng đầu năm 2014 - Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát? - Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất?

  • Ông Yanukovich 'đang ở Nga' (BBC) - Truyền hình Nga nói ông Yanukovich đang ở vùng sông Đông của Nga và được Moscow đồng ý bảo vệ tính mạng.
  • Venezuela: Sinh viên tiếp tục phong trào biểu tình mạnh mẽ (RFI) - Phong trào sinh viên phản kháng chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro kéo dài từ ba tuần qua Venezuela, hôm nay, 27/02/2014, tiếp tục kêu gọi biểu tình lớn tại Caracas, nơi từ tối hôm trước đã khai mạc một hội nghị« đối thoại quốc gia» dưới sự chủ toạ củaông Manduro. Hầu hết đối lập không tham dự đối thoại.
  • Thủ tướng Thái né tránh UB chống tham nhũng (RFI) - Trên nguyên tắc, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phải ra đối chất trước Ủy ban chống tham nhũng vào hôm nay, 27/02/2014. Tuy nhiên, viện lý do bận đi thăm miền bắc Thái Lan kể từ hôm qua, bà Yingluck không ra trình diện trước Ủy ban mà cử luật sư đại diện.
  • Thầy trò đánh nhau: Đạo đức học đường trôi về đâu? (RFA) - Liên quan đến lãnh vực giáo dục, mới đây, 1 video clip về thầy trò đánh nhau trong lớp học ở Bình Định gây xôn xao dư luận. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt” không những đã lỗi thời mà còn phản tác dụng?
  • Trước phiên xử Blogger Trương Duy Nhất (RFA) - Blogger Trương Duy Nhất sẽ được xử vào ngày 4/3 tới đây tại Đà Nẵng. Kính Hòa ghi nhận một vài thông tin cũng như suy đoán chung quanh vụ án này.
  • Xét xử cựu lãnh đạo Vinalines (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trong 3 ngày từ 26 – 28/2, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Biển Đông, thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
  • Đại sứ Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền (RFI) - Trong cuộc tiếp xúc với báo chí vào hôm nay 27/02/2014 tại Bắc Kinh, Đại sứ Mỹ mãn nhiệm,ông Gary Locke, đã thúc giục Bắc Kinh nỗ lực hơn nữa trong lãnh vực nhân quyền. Theoông Gary Locke,« nhân quyền có giá trị phổ quát», quý giá hơn là các món lợi nhuận kinh tế và Hoa Kỳ« kêu gọi Trung Quốc hãy nỗ lực cải thiện các kết quả của mình trong lãnh vực này».
  • Bắc Triều Tiên: Nhà truyền giáo Hàn Quốc thừa nhận làm gián điệp (RFI) - Theo AFP, trong một cuộc họp báo tổ chức hôm nay, 27/2/2014, tại Bình Nhưỡng, nhà truyền giáo người Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên bắt hồi cuối năm ngoái, đã thừa nhận làm việc cho cơ quan tình báo Hàn Quốc. Các cuộc họp báo công khai để người bị bắt thú nhận tội lỗi như vậy vẫn thường diễn ra ở Bắc Triều Tiên.
  • Nhật kín đáo trở lại thị trường vũ khí (RFI) - Vào lúc căng thẳng khu vực gia tăng, Nhật Bản đang kín đáo quay trở lại thị trường vũ khí và thiết bị quân sự, một thị trường mà từ năm 1967, với tư cách quốc gia chiến bại, Nhật đã không được tham gia.
  • Ukraina: Một toán vũ trang chiếm trụ sở chính phủ và Quốc hội Crimée (RFI) - Hàng chục người vũ trang vào sáng sớm hôm nay, 27/02/2014, đã chiếm trụ sở chính phủ và Quốc hội của vùng Crimée, một bán đảo nằm ở miền nam Ukraina, có đa số dân nói tiếng Nga. Họ đã treo cờ Nga trên các tòa nhà này. Vụ tấn công xảy ra vào lúc Quốc hội Ukraina chuẩn bị thông qua thành phần chính phủ mới.
  • Nga tìm thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài (RFI) - Thông tấn xã Nga RIA dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Serguei Shoigu hôm nay 27/2/2014 cho biết, Matxcơva đang có kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự thường trực bên ngoài biên giới, qua việc tìm cách mở thêm căn cứ quân sự ở nhiều nước.
  • Ukraina và những lợi ích thiết yếu của Nga (RFI) - Tách ra từ Liên bang Xô Viết, là láng giềng kề cận, Ukraina giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với Nga. Từ nhiều năm nay, Matxcơva luôn tìm cách có được ảnh hưởng và lôi kéo Kiev về với mình. Chính những tham vọng đó của Nga đã dẫn đến những biến động chính trị lớn tại Ukraina trong những ngày qua.
  • Ukraina cảnh báo Nga không nên can thiệp quân sự vào Crimea (RFA) - Chính quyền Ukraina đã lên tiếng cảnh cáo Nga không nên can thiệp quân sự vào bán đảo Crimea, nơi đang có những diễn biến đầy phức tạp do những người ủng hộ Nga gây nên, và cũng là nơi hạm đội Hắc Hải của Nga đang trú đóng.
  • Ukraina : Nanh vuốt của Nga, tiền của Mỹ (RFI) - Pháp vẫn bất lực trong mục tiêu đẩy lui thất nghiệp.Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc và lần đầu tiên một công dân kiện chính quyền. Thủ tướng Nhật ngày càng lộ rõ chân tướng diều hâu. Mỹ và NATO chuẩn bị cho thời kỳ hậu Karzai tại Afghanistan. Một lần nữa, hồ sơ Ukraina vẫn hiện diện nhiều trên trang quốc tế của các tờ báo Pháp hôm nay.
  • Anh tiếp đón long trọng Thủ tướng Đức Angela Merkel (RFI) - Viếng thăm Anh Quốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel, hôm nay, 28/02 phát biểu trước nghị viện Anh, một sự kiện mà Luân Đôn dành cho rấtít lãnh đạo nước ngoài. Sau đó, lãnh đạo Đức ăn trưa với Thủ tướng David Cameron và dùng tiệc trà với Nữ Hoàng Anh.
  • Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa tầm ngắn (RFI) - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vừa thông báo, Bắc Triều Tiên hôm nay, 27/2/2014, đã bắn thử 4 tên lửa tầm ngắn. Hành động của miền Bắc diễn ra đúng vào lúc quân đội Mỹ -Hàn đang tiến hành các cuộc tập trận chung khiến Bình Nhưỡng rất tức giận.
  • Một địa phương Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp vì khói mù dầy đặc (RFI) - Tỉnh Riau trên đảo Sumatra ở Indonesia đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp tại địa phương này vào hôm nay, 27/02/2014, sau khi bị khói mù dầy đặc bao phủ, hậu quả của nạn cháy rừng kéo dài từ nhiều ngày qua. Hãng tin Pháp AFP trích dẫn giới chức tỉnh Riau đã nêu bật tình trạng hàng ngàn người đã bị bệnh, giao thông tắc nghẽn, trường học đóng cửa.
  • Ukraina : Ông Ianukovitch vẫn tự coi là Tổng thống (RFI) - Sau mấy ngày im hơi lặng tiếng,ông Viktor Ianukovitch hôm nay, 27/02/2014, tuyên bốông vẫn là Tổng thống của Ukraina, nhưng kêu gọi Nga bảo đảm an ninh choông, điều mà Matxcơva đã chấp nhận.
  • Quốc hội Ukraina thông qua thành phần chính phủ chuyển tiếp (RFI) - Trước tình hình Ukraina cần có ngay một chính phủ để điều hành đất nước, hôm nay 27/2/2014, Quốc hội Ukraina thông qua thành phần chính phủ lâm thời, đứng đầu làông Arseni Iatseniouk. Giữa lúc đang còn nhiều rối ren và căng thẳng, chính phủ mới phải đối mặt với những nhiệm vụ cực kỳ nặng nề và nan giải.
  • Gia đình nhà báo Trương Duy Nhất kêu gọi tham dự phiên xử ngày 04/03 (RFI) - Theo dự kiến, ngày 04/03/2014, Tòaán Nhân dân thành phố Đà Nẵng đưa ra xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, chủ web truongduynhat.vn. Trong bức thư đề ngày 26/02, vợ của nhà báo này, bà Cao Thị Xuân Phượng, kêu gọi mọi người tham dự đông đảo phiên tòa này để hỗ trợ tinh thần.
  • Quĩ giáo dục Việt Nam: Thành quả 11 năm hoạt động (RFA) - VEF Vietnam Education Foundation Quĩ Giáo Dục Việt Nam, một cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, khởi sự hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003 nhằm tăng cường mối quan hệ Việt Mỹ thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục.
  • NT John Kerry: vấn đề hạt nhân Iran cần giải pháp ôn hòa (RFA) - Chiều hôm qua (26/2) tại Washington, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng chính phủ Mỹ có trách nhiệm phải đi tìm một giải pháp ôn hòa để giải quyết các căng thẳng do chương trình hạt nhân của Iran gây nên, trước khi tính đến chuyện mở cuộc tấn công quân sự.
  • TT Yingluck cử luật sư đại diện đến Tòa chống tham nhũng (RFA) - Tại Bangkok, Ủy ban quốc gia chống tham nhũng của Thái Lan đã bắt đầu phiên nhóm để cứu xét những cáo buộc cho rằng chương trình trợ giá gạo của bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra gây tốn kém cho công quỹ, tạo cơ hội tham nhũng và chính bà lợi dụng chương trình nảy để tìm hậu thuẫn chính trị từ giới nông gia.
  • Gary Locke: Nhật – Trung đừng để Đông Á căng thẳng hơn (RFA) - Sáng nay (27/2) trong cuộc họp báo cuối cùng ở Bắc Kinh trước khi rời nhiệm sở, Đại Sứ Hoa Kỳ Gary Locke nói rằng cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản phải thật thận trọng, đừng để cho tình hình Đông Á trở thành căng thẳng hơn.
  • Blouse trắng giữa trùng khơi (BaoMoi) - Giữa biển Đông bao la, những thầy thuốc trên quần đảo Trường Sa không chỉ sáng ngời y đức mà còn vững vàng chuyên môn.
  • Cựu Phó tổng Vinalines bị đề nghị 6-7 năm tù (BaoMoi) - TPO - Để rút tiền khống, cựu Phó tổng giám đốc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Bùi Quốc Anh phải nhờ đến kênh hóa đơn “đen” ở chợ trời. Ông này bị đề nghị mức án 6 đến 7 năm tù.
  • Philippines củng cố chủ quyền Scarborough trước khi hoàn tất vụ kiện ‘lưỡi bò’ (BaoMoi) - Trong nỗ lực mới nhất về vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, Philippines cho biết sẽ nhấn mạnh chủ quyền trên bãi cạn Scarborough trước khi tới thời điểm hoàn tất vụ kiện “lưỡi bò” là ngày 30/3 tới đây, trong bối cảnh đang rộ lên tin chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra một số nhượng bộ nhằm thuyết phục Manila rút lại đơn kiện.
  • Ngày đầu xét xử, Phó Tổng Vinalines chịu tối đa 10 năm tù? (BaoMoi) - (ĐTCK) Sáng hôm nay (27/2), phiên tòa xét xử các các bị cáo Bùi Quốc Anh, Đỗ Thị Bích Thủy, Ngô Văn Nhuận, Nguyễn Thị Lệ Thủy, bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tiếp tục diễn ra tại Hà Nội.
  • Có một dòng sông Mekong vĩ đại (BaoMoi) - Depplus.vn - Sông Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới. Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chảy qua Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và cuối cùng đổ ra biển Đông tại Việt Nam.
  • Trung Quốc và ASEAN sẽ đàm phán về COC vào ngày 18-3 (BaoMoi) - NDĐT - Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua thông báo, Trung Quốc và các quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông - Nam Á (ASEAN) sẽ gặp nhau vào ngày 18-3 để thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines hầu tòa (BaoMoi) - Ngày 26/2, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
  • 'Mẹ hiền' giữa Trường Sa (BaoMoi) - TP - Giữa mênh mông sóng nước biển Đông, những bác sỹ quân y vẫn ngày đêm chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên vùng biển chủ quyền. Họ được gọi là những người mẹ hiền giữa Trường Sa, đúng như câu nói “Lương y như từ mẫu”.
  • Hậu vụ án Vinashin: Nguyên phó TGĐ Vinalines bị xét xử tội “Lợi dụng chức vụ...” (BaoMoi) - Sau khi đưa vụ án “cố ý làm trái...” tại Vinashin với các bị can là những lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này được đưa ra xét xử, cơ quan điều tra đã tiếp tục làm rõ sai phạm của những cán bộ thuộc tập đoàn này trong việc mua bán tàu. Hôm qua (26.2), TAND TP.Hà Nội tiếp tục đưa vụ án mới - “hậu vụ án Vinashin” ra xét xử. Trong số các bị cáo, đáng chú ý có nguyên Phó TGĐ Vinalines Bùi Quốc Anh.
  • Xét xử nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines cùng đồng phạm (BaoMoi) - Ngày 26-2, TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét xử vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông (Công ty Vận tải Biển Đông), thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Bầu Kiên & vàng

Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên “bầu Kiên”) trong một vài trang báo. Tội trạng của ông đến đâu, đúng sai thế nào là việc điều tra, xét xử của các cơ quan luật pháp. Trong bài viết dưới đây, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin nhặt nhạnh được về ông trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính - ngân hàng, để bạn đọc tham khảo.

Bầu Kiên nói gì trước giờ bị bắt?

Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) - Ảnh: Xuân Huy
Hoàn toàn tình cờ, cuộc phỏng vấn của phóng viên TBKTSG với bầu Kiên kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, kết thúc lúc gần 17 giờ 30 chiều tại cà phê tầng trệt của khách sạn Hilton (Hà Nội) ngày 20-8-2012, diễn ra ngay trước thời điểm ông bị bắt tạm giam. Trước đó vài tiếng ông gặp gỡ một số phóng viên thể thao vì hình như hôm ấy có một số trận bóng đá gay cấn. Cuộc nói chuyện liên tục bị cắt ngang bởi tiếng chuông từ hai chiếc điện thoại di động. Ông không nghe hai, ba cuộc, rồi cằn nhằn: “Sao hôm nay nhiều điện thoại thế nhỉ?”. Có một cuộc ông trả lời ngắn gọn, đại khái về khoản tiền thưởng cho một đội bóng nào đó. Ông nói tiền thưởng vẫn như năm ngoái, 500 triệu đồng và cúp máy.
Ba câu trả lời của ông khiến người nghe chú ý. Thứ nhất, ông đề xuất giảm lãi suất vì doanh nghiệp quá khó khăn. Tiếp theo, chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng. Những khoản nợ đọng trên thị trường này thời điểm ấy khá lớn và ACB đang có dư nợ cho vay hơn 1.000 tỉ đồng cho một tổ chức tín dụng đã quá hạn chưa đòi được. (Mãi gần đây khoản nợ liên ngân hàng này của ACB mới được giải quyết bao gồm gốc và lãi thu được 9%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thỏa thuận cho vay ban đầu - NV). Điều thứ ba được ông nhấn mạnh là cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Dường như có điều gì hơi bất thường trong sự nhấn mạnh vì rõ ràng cơ quan quản lý không hề giới hạn mức trích lập dự phòng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập để xử lý nợ xấu.
Ông ngần ngừ và không trả lời câu hỏi liệu việc trích lập dự phòng có liên quan đến kinh doanh vàng. Một câu hỏi khác ông cũng ngập ngừng là giá cổ phiếu Eximbank. Hai tuần liền thị giá Eximbank leo dốc và ngày hôm ấy nó vượt qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường có tin đồn một số cổ đông lớn, trong đó có ông đang mua vào. Ông xác nhận một nhóm cổ đông đang nắm giữ hơn 20% cổ phần Eximbank và phủ nhận khả năng Eximbank sẽ hợp nhất với ACB. Đề cập đến Sacombank ông nói một thành viên hội đồng quản trị của nhóm cổ đông mới phát biểu với báo chí sẽ không có ngân hàng nào sáp nhập vào Sacombank là không chính xác. “Phải nói là không sáp nhập trong tương lai gần”, ông bảo.
Khi rời bàn đứng lên, không thấy ông kêu tính tiền. Có lẽ ông là khách quen ở đây? Ông đi ra cửa sau, nơi có chiếc Rolls Royce đứng đợi. Tầm 20-21 giờ hôm đó tin ông bị bắt lan trong cánh báo chí. Tôi gọi điện đến ACB, thông tin được xác nhận.

Người dân đến giao dịch tại ACB sau khi nghe thông tin bầu Kiên bị bắt. Ảnh: Kinh Luân
Lần “ra mắt” đầu tiên
ACB thành lập đầu những năm 1990. Lúc đầu trong danh sách các cổ đông sáng lập không có tên bầu Kiên. Thời gian sau, khi đăng ký lại giấy phép kinh doanh, thấy không đủ người, các cổ đông sáng lập đồng ý đưa tên ông Kiên vào. Từ đó ông Kiên trở thành một trong những cổ đông sáng lập ngân hàng.
Cả chục năm, khi ACB họp báo hay tiếp xúc với báo giới TPHCM, không bao giờ thấy có mặt bầu Kiên. Nhiều nhà báo theo mảng ngân hàng không biết ACB có một phó chủ tịch hội đồng quản trị tên Nguyễn Đức Kiên. Khi “ngày thứ ba đen tối” trong tháng 10-2003 xảy ra, ACB bị rút tiền bởi tin đồn thất thiệt tổng giám đốc bỏ trốn, bầu Kiên lần đầu “ra mắt” báo chí. Tối hôm ấy ở quầy giao dịch hội sở chính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai của ACB, người ta thấy một người đàn ông tóc đen, hơi thấp, xăng xái đi lại, chỉ tay chỗ này chỗ kia. Khi thấy tình hình rút tiền không có dấu hiệu thuyên giảm, ông ta và một số lãnh đạo ACB tiến gần đến chỗ các quan chức Ngân hàng Nhà nước, đề nghị gì đó. Sau đấy nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy đứng lên cái bàn giữa phòng giao dịch, tuyên bố cam kết đảm bảo tiền gửi của bà con an toàn và kêu gọi mọi người yên tâm về nhà.
Gần 23 giờ đêm ACB họp báo. Đó là cuộc họp báo có một không hai, nhưng cánh phóng viên, kể cả phóng viên ảnh đến khá nhiều. Người gửi tiền vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền. Bên ngoài trời mưa. Trong đêm, những người đã rút được tiền không dám về, họ ôm tiền, ngồi ngay ở ngân hàng. Bên ngoài bảo vệ đóng cửa. Những người không vào được chen nhau đẩy cánh cổng. Đứng từ trên lầu một nhìn xuống, thấy cánh cổng chắc bật đến nơi, ông Kiên kêu anh em bảo vệ mở cho họ vào.
Đêm không ngủ ấy tóc ông Kiên không đổi màu. Mấy năm sau tóc ông mới bạc trắng.

Kẻ thua cuộc




Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Những người thường xuyên tiếp xúc với ông Kiên nhận xét ông tham vọng. Một số người thân cận trong giới ngân hàng nói ông tham lam. Họ kể câu chuyện nửa đùa nửa thật. Một bữa ông Kiên ngồi trong nhà, thấy có con bò đi qua cửa, liền tìm cách dắt nó vào nhà nhưng không được. Thế là ông nói “tôi mất một con bò”!
Sau khi gọi vốn nước ngoài, những năm 2005-2006 ACB và một số ngân hàng cổ phần “lớn” rất nhanh. Một phần do cơ hội Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO mang lại, phần khác tăng trưởng kinh tế những năm đó thuận lợi. Khi ấy ACB đã dẫn đầu khối cổ phần và thể hiện tham vọng cạnh tranh với bốn ngân hàng quốc doanh. Bước cạnh tranh đầu tiên là về tổng tài sản và lợi nhuận.
Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 687 tỉ đồng. Năm sau con số lợi nhuận tăng gấp ba lần, nhảy lên 2.127 tỉ đồng. Cùng thời gian, tổng tài sản của ACB bắt đầu leo thang. Một trong những yếu tố tạo đà nhảy cho tổng tài sản của ACB là huy động vàng. Không có ngân hàng nào huy động được nhiều vàng trong dân như ACB. Vào lúc đỉnh điểm, ACB đã huy động được một lượng vàng khổng lồ, hơn 33 tấn.
Quy định cho phép huy động vốn bằng vàng và chuyển 30% vàng huy động thành tiền để cho vay là một chủ trương thức thời. Tuy nhiên việc điều hành, quản lý và kiểm soát phải bám sát thực tế, đơn giản vì vàng là ngoại tệ, là thứ tài sản tích lũy mang tính truyền thống của người Việt Nam. Tiếc thay quản lý vàng suốt nhiều năm đã bị buông lỏng, làm ảnh hưởng đến tỷ giá, tạo ra những “lỗ hổng” và những cơn sốt có thời điểm làm chao đảo nền kinh tế.
Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và khi sai lầm tích lũy, nó đã tiếp tay, dẫn ông đến những hành động vi phạm pháp luật.
Giới ngân hàng cho biết bầu Kiên bắt đầu kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2008. Ông sử dụng pháp nhân của sáu công ty không có chức năng kinh doanh vàng để tham gia vào thị trường vàng quốc tế. (Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận ông phạm tội kinh doanh trái phép). Ông bán vàng trong nước, mua vàng tài khoản nước ngoài để bù đắp trạng thái. Điều này chẳng khác nào nghiệp vụ bán khống, mà một trong những quy tắc của bán khống là cover (mua lại) càng nhanh càng tốt. Bầu Kiên đã không làm như vậy. Có những đợt phải mấy tháng sau ông mới mua lại vàng đã bán. Chưa kể người ta bán khống trong thị trường giá xuống, còn ông bán khống trong thị trường giá lên.
Tổng giám đốc một ngân hàng kể: “Năm 2009-2010 đi đâu cũng thấy ông Kiên kè kè một cái điện thoại và 5-10 phút lại nhìn vào đó để xem sự biến động giá vàng thế giới. Một lần tôi nói các tổ chức quốc tế đều dự báo giá vàng sẽ qua mốc 1.300 đô la Mỹ/ounce, ông gạt phắt làm gì có”.
Cuối năm 2009, đầu năm 2010 bầu Kiên đã có những quyết định “chết người” với vàng. Ông vay vàng trong nước (vàng huy động của các ngân hàng), và bán. Có ngày ông bán 20.000 lượng vàng ở mức giá 26 triệu đồng/lượng. Vay vàng lãi suất thấp, bán và lấy tiền đồng gửi lại ngân hàng hoặc cho vay lãi suất cao, tính ra chênh lệch tới ba lần/năm. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính. Không ai có thể ngờ giá vàng đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá tăng, ngân hàng yêu cầu người vay nộp thêm tài sản, hoặc tất toán trạng thái, chấp nhận lỗ. Vàng đã biến tài sản của bầu Kiên thành con số âm! Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên.
Cái “chết” vì vàng của bầu Kiên có thể sẽ không tạo ra nhiều hậu quả đến thế cho bản thân ông và ACB nếu ACB và một số ngân hàng kiên quyết ép buộc ông đóng trạng thái khi đến điểm phải cắt lỗ. Đằng này họ đã cho ông nợ trạng thái với hy vọng giá vàng thế giới quay đầu đi xuống. Trên thị trường đầu cơ, không có cái gì lên mãi và cái gì xuống mãi. Đúng là giá vàng quốc tế đã giảm sau 12 năm thăng hoa, nhưng nó giảm ở thời điểm quá xa so với ngày bầu Kiên bán khống.
Vòng lao lý
Để bù đắp cho sự mất mát do vàng gây nên, bầu Kiên lao vào kiếm tiền bằng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngân hàng, bằng “tư vấn” cho một số thương vụ thâu tóm từ nguồn tiền ảo. Một trong những thứ tài sản ông sở hữu là cổ phiếu ngân hàng. Một lãnh đạo ngân hàng có thâm niên phân tích: “Ông Kiên đã dùng tiền của ACB để mua cổ phiếu ACB, kể cả mua bán “kỹ thuật” tay phải qua tay trái, nhằm đỡ giá cổ phiếu. ACB là blue-chips, có ảnh hưởng đến mặt bằng cổ phiếu ngân hàng nói chung. Ai cũng nhìn thấy sự rơi tự do của cổ phiếu ngân hàng trong những năm qua khắc nghiệt như thế nào. Nếu đà rơi không bị chặn lại, không ít các ông chủ ngân hàng sẽ gặp “nạn”, vì tỷ lệ đòn bẩy để có tiền góp vào các đợt tăng vốn của tổ chức tín dụng rất lớn”.
Bầu Kiên dính vào vòng lao lý đã kéo theo phần lớn dàn lãnh đạo ACB liên lụy. Từ lâu ACB đã tập trung vào các nghiệp vụ đòi hỏi nhiều “chất xám” như kinh doanh trái phiếu; kinh doanh liên ngân hàng; vàng, ngoại tệ; cho vay với khách hàng có thu nhập tầm trung trở lên ở các đô thị và ngân hàng đầu tư. ACB không cho vay với nông thôn, nông dân. Rất ít khi tỷ lệ cho vay trên huy động của ACB đến 80%. Ít ai biết rằng ACB đã từng “thắng” lớn khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ của một số quốc gia bị định giá tín nhiệm rủi ro với lãi suất bằng ngoại tệ tới 8%/năm.
Như đã viết ở đầu bài, khó có thể đưa vào hết chi tiết ngóc ngách về bầu Kiên trong khuôn khổ một bài báo. Xét cho cùng, vì sao một số ngân hàng cho bầu Kiên vay vàng nhiều đến thế để bán? Vì sao chấp nhận cho ông nợ? Bằng cách nào ông trở thành cổ đông lớn và thể hiện vai trò chi phối ở một số tổ chức tín dụng? Cách thức ông khống chế các thành viên hội đồng quản trị và nhất là vì sao người ta lại nhắc đến tên ông mỗi khi đề cập đến vụ thâu tóm thù địch ở Sacombank dù ông không sở hữu một cổ phiếu nào ở đó? Câu chuyện còn dài và có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ tiếp tục ghi lại hầu bạn đọc.
Hải Lý
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Cảm nhận sự " dị thường" trong những tháng đầu năm 2014

Không biết năm nay thời tiết sẽ diễn biến như thế nào? Nhưng theo dõi tin tức thời tiết qua ti vi, đài, báo… trong tôi dậy lên một mối lo về sự “ dị thường” của thời tiết. Ai đời, có bao giờ ở nghệ An, một vùng nóng, dễ hạn mà cũng có tuyết rơi vào những ngày đầu đông của năm nay. Rồi tuyết phủ, nhiệt độ xuống thấp chưa từng thấy, kể cả chục năm lại đây ở mấy tỉnh biên giới phía bắc. Tưởng thế đã là sợ, rét chưa qua lại lo hạn.
Mấy hôm rày trên tivi, đài, báo… liên tục cảnh báo về nạn hạn hán, cháy rừng, bão… có khả năng sẽ lớn hơn mọi năm… Rồi chuyện dịch bệnh có phát nguyên từ Trung Quốc, đường truyền bệnh là gia cầm nhập lậu, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì ở Việt Nam dễ thành đại dịch, cướp đi không ít sinh mạng con người…Rồi triều cường, lụt lội ở miền Tây nam bộ năm nay cũng diễn biến hết sức bất thường, nếu không nói là “ dị thường”.
Đến ngay như ở Hội An, quê tôi, thời tiết năm 2914 cũng có những điều khác lạ, như nhiều người già nói: “ Chưa từng thấy!”. Có hôm thời tiết nhiệt độ xuống, cái lạnh không thua gì ở miền bắc khi vào đông. Đang lạnh như thế, hôm sau lại nóng y như giữa hè, sức khỏe người già, người bệnh không chịu nổi.
Thời tiết đã lạ, ở nước ta đầu năm xuất hiện nhiều chuyện “ dị thường”. Ở một vùng biển một tỉnh miền trung, bắt được con rùa trên mai có dòng chữ Hán, rùa vàng xuất hiện ở Thanh Hóa… thế là nảy nòi ra bao nhiêu lời đồn đoán…
Nhưng nhưng điều “dị thường” của tự nhiên, có khi lại dễ giải thích, nếu không căn cứ vào khoa học thì dân gian lại căn cứ vào tâm linh để giải thích. Thế nào cũng có người nghe.
Nhưng, cũng trong những ngày của hai tháng đầu năm 2014 xuất hiện nhiều điều “ dị thường” mà do con người gây ra, có khi rất khó giải thích?
Như chuyện kinh tế diễn biến trong hai tháng đầu năm 2014 này quả là sự “ dị thường”, có lẽ hơn hai chục năm, sau thời bao cấp, mới có là một.
Sau tết, vào các siêu thị mà buồn. Ở Đà Nẵng, có siêu thị chỉ còn một, hai cửa thanh toán tiền cho khách hàng. Trừ quầy thực phẩm, đồ ăn nhanh còn có người lai vãng, các quầy khác, nhất là quầy bán đồ gia dụng, điện máy… vắng còn hơn chợ chiều cuối phiên. Nhiều người nói, chưa bao giờ buôn bán ế ẩm như thời gian này. Ấy vậy, trên báo chí, ti vi, đài …vẫn nói là nền kinh tế đang ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp, giá vàng giảm, bất động sản nhất là nhà xã hội khởi sắc… Tất cả điều này, nghe ra tưởng thật, nhưng hãy nhìn thật kỹ vào túi tiền của công chức, người nông dân sẽ hiểu ra vấn đề.
Vì họ đâu họ không có tiền!
Vài tháng nữa, cứ đà như thế này, liệu kinh tế có thể khá lên được hay không?
Kinh tế “ dị thường” kiểu này chắc chết.
Hết “ dị thường” về tự nhiên, kinh tế đến “ dị thường” về chính trị, xã hội.
Có ai đời, tưởng niệm những người đã hy sinh ở biên giới phía bắc bảo vệ tổ quốc, lẽ ra phải có những cuộc tri ân, tưởng niệm lớn trong cả nước, nhưng nhà nước Việt Nam không cho làm mà lại cho phép, thậm chí khuyến khích cho nhiều kẻ gọi là “người” nhảy nhót dưới tượng đài vua Lý Thái tổ theo một bản nhạc của Trung Quốc, kẻ đã xâm lược Việt Nam, như thể hiện sự vui mừng vì có ngày “ Quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam ”!!!
Còn những người tổ chức tưởng niệm, nhớ ơn những người hy sinh vì tổ quốc bị phá đám, xỉ nhục.
Chuyện “ dị thường” nhục nhã này có lẽ cũng chưa từng có ở nước ta.
Cũng trong mấy tháng này dư luận đang chú ý vào hai vụ án cũng là “ dị thường”. Một vụ án, xử một ông luật sư về tội “ trốn thuế”. Nếu ông ấy thực sự trốn thuế, phải xử để định tội là đúng rồi! Một tội có gì là to, khi trốn thuế mấy trăm triệu!!! Nhưng điều khác lạ, chưa từng có ở nước ta là tội ông ấy “trốn thuế” nhưng người dân ủng hộ ông ấy rất đông. Họ tổ chức biểu tình trước phòng xử án, không lên án tội trốn thuế mà ca ngợi ông ấy là người yêu nước, vô tội. Những vần thơ ông luật sư viết trong tù, gửi ra, không phải những lời thơ ủ ê, than vãn về tội trốn thuế, mà là những vần thơ cháy bỏng khát vọng dân chủ, muốn đất nước tiến bộ văn minh…
Đúng là “ dị thường”.
Lại sắp tới, ở Đà Nẵng xử một nhà báo, theo cáo trạng của Viện kiểm sát, nhà báo này cũng lắm “ tội”, nghe đâu tin tức lọt ra ngoài, có thể ông ấy ngồi tù 3 năm. Nhưng thực lạ, dư luận không chú ý lắm vào “tội” bản cáo trạng mà họ chú ý vào thái độ của ông ấy. Một thái độ bất khuất, khẳng định những bài viết của mình là viết đúng sự thật, đúng lương tâm người cầm bút, chỉ muốn góp phần để xã hội tiến lên dân chủ, văn minh. Dư luận tự do trong và ngoài nước, ủng hộ ông rất đông cho dù, cũng giống như vụ án của ông luật sư trên kia, các báo, đài, ti vi…do nhà nước quản lý lên án ông gay gắt.
Ai gây nên điều “dị thường” này?
Lại một điều “ dị thường” khác.
Cũng trong những ngày của những tháng đầu năm này, lần đầu tiên có một cái chết của một ông tướng, thứ trưởng bộ công an được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, đủ mọi lời đồn đoán, bình luận quanh cái chết “ dị thường” này.
Đâu là sự thật sau cái chết của ông ta?
Ở nước ta nhiều ông thứ trưởng “thăng”, nhưng có lẽ cũng duy nhất, có ông tướng này, cái chết của ông liên tưởng đến bao nhiêu chuyện!!!
Nghĩa là, vì cái chết quá “ dị thường” nên vẫn chưa phải là hết chuyện.
Mà chuyện đây là chuyện “ lớn” chứ không phải là chuyện “ nhỏ ”, liên quan đến nhiều người có chức “ to”.
Nói đến cái chết ở Việt Nam, nhiều cái chết “ dị thường”, “ lớn” như cái chết của ông tướng công an kia, “ nhỏ” như cái chết của người dân, nói ra chỉ biết lắc đầu, không hiểu nổi.
Mới ngay đây, một đoàn người đi đưa đám ma, qua cầu treo, cầu treo lật theo sự giải thích của mấy ông có trách nhiệm: “ Do quá tải, cầu chỉ chịu lực 1,5 tấn, mà số người qua cầu hơn 2 tấn nên cầu bị đứt !”… Bây giờ phát hiện, hóa ra nguyên nhân tai nạn thảm khốc này chẳng phải do cầu quá tải mà do con ốc làm ẩu!!!
“ Dị thường” chưa!
Một con ốc vít dây cầu làm ẩu bị vỡ, cướp đi sinh mạng tám người, bị thương mấy chục người.
Chuyện “dị thường” này chắc chỉ có ở Việt Nam.
Có một điều mừng, có lẽ cũng là lần đầu tiên kể từ khi lập quốc đến giờ, ở nước ta, một ông Bộ trưởng Bộ giáo dục thừa nhận, cho dù đó cũng là chuyện “ dị thường” , chỉ có bằng giả mới được sử dụng trong cơ quan nhà nước.
Hóa ra, kinh tế trì trệ, xã hội không ổn định, đạo đức xuống cấp, nền giáo dục ì ạch… lại do mấy ông dùng bằng giả gây nên, chứ không phải do các “thế lực thù địch” hay “ phản động” nào phá hoại!
Nhiều điều “ dị thường” buồn, ngược lại, cũng những ngày đầu năm 2014 lại có một điều “dị thường” làm người dân ngạc nhiên.
Mới đầu năm, ông thủ tướng gửi đến thông điệp cho toàn dân, trong thông điệp đó ông nhắc nhiều đến hai từ “ dân chủ”, ông đề cập đến nhiều điều mà một xã hội dân chủ đang khao khát. Cũng là một điều lạ trong những ngày đầu năm 2014. Có người nói, đây là một tín hiệu báo trước một sự “ chuyển mình” của một thể chế.
Liệu điều này có trở thành sự thật? Trong năm nay.
Nhiều người nói, nếu bây giờ có cuộc trưng cầu dân ý, cho phép người dân chọn người lãnh đạo trong chính phủ hiện thời, chắc ông Thủ tướng sẽ có nhiều phiếu vì mấy nguyên nhân: Của cải ông có nhiều rồi, con cái phương trưởng cả rồi. Nếu như ông nhận ra rằng, chỉ đi với dân, đáp ứng nguyện vọng của dân, dân sẽ ủng hộ.
Mà có dân, có tất cả.
Thế thì… trong mấy tháng tới của năm 2014 ông cứ làm đúng như ông đã nói, dân đứng sau làm bệ đỡ, ông chắc thắng.
Nếu điều “dị thường” này trở thành sự thật, dân mừng hết lớn!
Nếu chịu khó thống kê, chỉ hai tháng đầu năm 2014, bao nhiêu chuyện “ dị thường” trên đất nước ta, đủ tất cả trên mọi lĩnh vực từ chính trị, văn hóa, xã hội… Có một điều dễ nhận thấy, nếu như chuyện “dị thường” ở tự nhiên có một, thì chuyện “ dị thường” của thế chế này gây ra là mười.
Toàn những chuyện “ dị thường” đi ngược lại quy luật, đi ngược lại sự tiến hóa của xã hội loài người.
Để xóa, triệt tiêu những điều “dị thường” này, có một điều làm rất dễ dàng.
Những người lãnh đạo đảng, nhà nước làm theo ý nguyện của người dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, chứ không phải dựa vào sức mạnh bạo quyền, sẵn sàng hy sinh quyền lợi giai cấp để phục vụ quyền lợi dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ đưa đất nước, dân tộc Việt Nam hòa mình vào dòng chảy của thời đại…
Được như vậy người dân sẽ biết ơn, không ai muốn nhắc đến những điều “ dị thường” khốn khổ, khốn nạn kia nữa !
Trần Kỳ Trung
(Blog Trần Kỳ Trung)  

Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát?


Đã tới lúc các tổ chức dân sự ở Việt Nam đứng ra thực hiện quyền giám sát quyền lực nhà nước độc lập từ giám sát tham nhũng tới đánh giá tín nhiệm, tài sản của quan chức, theo một số ý kiến quan sát từ Việt Nam.

Vai trò này là cần thiết vì việc tự giám sát, đánh giá tham nhũng, tín nhiệm của nhà nước không đạt hiệu quả mặc dù nhà nước đã có một số nỗ lực nhất định và bước đầu khi đưa ra một số quy định về kê khai tài sản và tiếp nhận quà biếu ở quan chức công quyền.

Hôm 27/2/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC:

"Cho đến nay tôi nghĩ rằng kết quả mới chỉ là bước đầu và còn rất hạn chế, so với quy chế của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), họ đã quy định về các mâu thuẫn lợi ích giữa người thừa hành công vụ, và những lợi ích cá nhân của họ và những điều cấm, cũng như là những gì ở Hong Kong hay ở Hàn Quốc người ta đã thực hiện được,"

"Là những nơi trước kia cũng có tình trạng tham nhũng hết sức nghiêm trọng, nhưng ngày nay đã có giảm bớt nhiều, thể hiện trên bảng điểm của Tổ chức Minh bạch Thế giới, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn cần phải có những nỗ lực nhiều hơn nữa, vấn đề ở đây là đưa ra những quy định, đồng thời phải có những biện pháp để thực thi, và cũng phải có những biện pháp bảo đảm, bảo vệ người tố cáo được pháp luật bảo đảm và không bị trả thù."

Cũng hôm 27/2, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự đưa ra đánh giá về hiệu quả của tự giám sát của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với tham nhũng trong lĩnh vực chức vụ và công quyền.

Ông Thắng nói: "Việt Nam là một đất nước độc đảng đã rất lâu và thông tin, truyền thông cũng đã bị Nhà nước kiểm duyệt từ rất lâu, cho nên sự giám sát của xã hội đối với quyền lực của nhà nước, những hoạt động của Chính phủ và Quốc hội hầu như rất hạn chế và có sự tác động rất nhỏ,

"Cho nên sự suy thoái, sự lộng hành trong việc điều hành kinh tế, điều hành đất nước, cũng như những khuyết tật của bộ máy nhà nước không có một đối trọng, không có một giám sát thích đáng; cho nên tất cả những hiện tượng như những cây cầu bị đổ, hay như vừa rồi cây cầu Vĩnh Tuy, người ta phát hiện ra một cây cầu hàng nghìn tỷ (đồng), mà ba trụ bê-tông nứt vỡ, đấy là một trong những biểu hiện của sự xuống cấp ghê gớm của nhà nước này."

'Sập cầu và biệt dinh' 
 
Ông Trần Văn Truyền
Báo chí VN đặt dấu hỏi về nguồn gốc 'biệt dinh' và nhiều tài sản, địa ốc của cựu Chánh Thanh tra Trần Văn Truyền.

Việc giám sát độc lập này là quyền được hiến định của các tổ chức dân sự, các cá nhân với tư cách công dân và nhà nước phải có trách nhiệm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các quyền này được thực hiện, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện độc lập IDS đã giải thể.

Qua một số diễn biến gần đây mà dư luận tại Việt Nam đặt dấu hỏi về nguyên nhân đứng sau như với các vụ sập cầu treo ở tỉnh Lai Châu, 'biệt dinh' cùng nguồn gốc các tài sản của cựu tránh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền, Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm:

"Để phòng chống tham nhũng nói riêng và nói chung là giám sát công việc của các cơ quan công quyền, có hai ba biện pháp chính, thứ nhất là bản thân nhà nước, bộ máy nhà nước phải có những quy định và có những cơ chế để giám sát lẫn nhau,

"Rất tiếc ở Việt Nam, vì không có chuyện dân chủ, vì không có rạch ròi giữa các ngành của nhà nước khác nhau, cho nên việc bản thân các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ giám sát lẫn nhau này nó cũng có chứ không phải không, nhưng không được hiệu quả cho lắm,

"Một kênh thứ hai rất hiệu quả, đó là sự giám sát của nhân dân, mà thường giám sát của nhân dân thông qua một kênh là báo chí, và thông qua kênh khiếu nại, khiếu kiện, góp ý của người dân, những kênh này ở Việt Nam cũng có, nhưng rất đáng tiếc là hệ thống báo chí lẽ ra là hệ thống độc lập, thì đằng này nó là một hệ thống hoàn toàn lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước, nó cũng đóng một phần quan trọng trong việc giám sát này chứ không phải là không, nhưng nó chưa đóng vai trò lẽ ra nó phải đóng,

"Và một phần thứ ba là đối với người dân, người dân có thể thông qua bản thân từng cá nhân làm và hiện nay người ta vẫn đang làm như thế, nhưng thường các cá nhân làm không hữu hiệu bằng, không chính xác bằng, hoặc không có căn cứ bằng nếu người dân có thể tụ họp thành những tổ chức mà người ta thường gọi là các tổ chức xã hội dân sự. Và những tổ chức này cũng có vai trò giám sát như thế, có thể nói là giám sát công quyền, nhất là vấn đề tham nhũng, hoặc là vấn đề bổ nhiệm người."
'Không cho thành lập'

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Hôm 27/2, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm với BBC cho rằng Hiến pháp mới đã khẳng định quyền được lập Hội của người dân và về mặt nguyên tắc, các tổ chức trong xã hội công dân có thể thực thi các quyền giám sát công quyền, quan chức.

Lấy ví dụ trong lĩnh vực giám sát công quyền, đánh giá tín nhiệm quan chức, ông nói:

"Về mặt nguyên tắc, một tổ chức quần chúng, xã hội nào đấy có thể tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm, điều đó hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật hiện nay chưa cấm, nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào thực hiện điều đó, tôi nghĩ họ có thể từ làm một việc như vậy trên mạng, thì điều ấy có thể có tính khả thi cao hơn vì không phải mất chi phí tổ chức hành chính, không phải có người đi hỏi này kia v.v... và điều đó hoàn toàn có tính khả thi."
Bloggers
Hai bloggers Trương Duy Nhất (trái) và Phạm Viết Đào đã bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, hôm thứ Năm, một luật sư nhân quyền nói với BBC trên thực tế có một khoảng cách giữa có luật và thực thi hoặc đảm bảo các quyền đã được pháp luật công nhận trên thực tế.

Luật sư Trần Thu Nam nói với BBC:

"Thường ở Việt Nam người ta chưa công nhận các tổ chức xã hội, chính trị đâu, họ không công nhận, trừ khi các tổ chức được thành lập hợp pháp ở Việt Nam, mà ở Việt Nam người ta thường không cho họ thành lập,

"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp,





"Những tổ chức dân sự có tiếng nói liên quan những vấn đề chính trị, liên quan vấn đề quyền lực, ở Việt Nam cho là phản động, cho nên họ không cho người dân thực hiện những quyền như thế, mà họ bắt buộc phải thông qua một cơ quan nào đó hợp pháp, mà nhà nước gọi là hợp pháp"



Luật sư Trần Thu Nam

"Hoặc thông qua hội đồng nhân dân gì đó, họ bắt buộc phải thông qua hội đồng nhân dân, chứ bây giờ lập trang web để đánh giá một vấn đề về tham nhũng với một đại biểu quốc hội nào đó, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam sẽ cấm, không cho thành lập và không cho làm những điều đó và họ có thể bị phá ngay những trang web như vậy,

"Những việc như đã nói ở Việt Nam tôi nghĩ chưa thể thực hiện được," luật sư Nam khẳng định.
'Quan niệm sai lầm'

Tuy vậy, hôm thứ Năm, Tiến sỹ Quang A cho rằng việc giữ thái độ cho rằng các tổ chức dân sự độc lập là bất hợp pháp là một quan niệm sai lầm.

Ông nói: "Hiện nay coi những tổ chức không được nhà nước cho phép là những tổ chức bất hợp pháp, nhưng đấy là một quan niệm hoàn toàn sai. Tôi nói thí dụ một nhóm nào đó lập ra một hội gọi là "Hội Phòng chống Tham nhũng" có điều lệ, có tôn chỉ, mục đích đường hoàng,

"Người ta tự thành lập và người ta hoạt động vì mục đích đó, thì tôi nghĩ tổ chức đó hoàn toàn hợp pháp, tuy rằng nhà nước có thể không muốn cho người ta thành lập ấy, tổ chức ấy là một tổ chức xã hội dân sự thực sự, họ chưa có tư cách pháp nhân, bởi vì rất đáng tiếc luật pháp hiện hành chưa để cho người ta đăng ký, nhưng mà như thế không có nghĩa là nó hoạt động bất hợp pháp."

Trước đó, hôm 21/2, Giáo sư Bấm Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng về nguyên tắc, các tổ chức độc lập trong xã hội của người dân, như các tổ chức trong xã hội dân sự có vai trò trong việc tham gia giám sát hoạt động và hiệu quả hoạt động của nhà nước và các quan chức trong bộ máy chính quyền, và điều này không hề phạm pháp.

Khi được hỏi liệu các tổ chức dân sự, giới blogger có thể có những hình thức giám sát công quyền thông qua đánh giá, thăm dò tín nhiệm độc lập hay không, Giáo sư Thuyết nêu quan điểm:

"Trong bất kỳ một xã hội dân chủ nào thì người dân cũng có quyền thể hiện ý kiến của mình bằng nhiều cách, và những việc như thế là không phải vi phạm pháp luật. Nhưng mà chỉ có điều là tính chính xác của những điều tra đó đến đâu và nó có được công nhận hay không thì tôi rất nghi ngờ điều đó,

"Tuy nhiên những sự điều tra dư luận của những cá nhân nhất định hoặc là một số tổ chức nhất định cũng có những tác động đến dư luận xã hội và nó cũng tác động đến sự nhìn nhận của chính quyền đối với một số chức danh mà được Quốc hội bầu và phê chuẩn," ông Thuyết nói với BBC.
(BBC)
 

Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất?


tdn-305.jpg
Blogger Truơng Duy Nhất, ảnh chụp trước đây.
Photo courtesy of Tienphong
Nhà báo Trương Duy Nhất đã chính thức nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát sau chín tháng bị giam giữ và sẽ ra tòa vào ngày 4 tháng 3 sắp tới. Mặc Lâm phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng bị bắt giam vì có nhiều bài viết chống lại chính sách sai lầm của chính quyền Việt Nam để biết thêm nhận định, phân tích của ông về bản cáo trạng này.
Việt Nam đã nhượng bộ?

Mặc Lâm: Là người từng bị giam giữ vì các bài viết trước đây TS nghĩ thế nào về điều 258 sắp đem ra để xét xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất?

Phạm Chí Dũng: Theo tôi biết điều 258 là điều luật mơ hồ có tính chất liên quan tới lạm dụng dân chủ - lợi dụng dân chủ, và điều đó hiện nay đang ứng với một số bloger; và đặc biệt là trong ngày 04 tháng 03 sắp tới sẽ đưa ra với blogger Trương Duy Nhất.

Tôi thấy rằng thời gian tôi bị tạm giam cũng tương đối ngắn thôi, so với một số người khác, nhưng có lẽ vẫn phải làm rõ vài việc.  Thứ nhất là những điều luật bị lạm dụng một cách mơ hồ mà quốc tế đã lên tiếng đặc biệt là về UPR vào đầu tháng hai vừa qua. Thứ hai là các blogger, các nhà báo tự do, những người bất đồng chính kiến cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật trong quá trình hoạt động và cũng nên lường trước rằng một lúc nào đó họ có thể vướng phải một hoàn cảnh khó khăn và thậm chí là bị tạm giam, tạm giữ. Lúc đó họ sẽ phải tự bảo vệ cho mình trước khi nhờ tới luật sư và càng không thể nhờ tới sự quan tâm của nhà nước.
Với tư cách là thành viên của hội đồng nhân quyền LHQ thì Nhà nước VN dường như cũng đã rút ra một bài học nào đó rằng không nên quá căng thẳng với những nhà bất đồng chính kiến.  - Phạm Chí Dũng
Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ theo chúng tôi biết cách đây không lâu lắm, một nhóm blogger đã vào trong những Tòa Đại sứ ngoại quốc tại Hà Nội để đưa phát biểu chống lại điều 258 cũng như một nhóm blogger khác ra nước ngoài để vận động với quốc tế chống lại điều này. Tuy nhiên những việc làm ấy không được nhà nước Việt Nam có một hành động nào cụ thể để đáp lại một cách tích cực. Có phải vụ án của Trương Duy Nhất có thể nói là câu trả lời mạnh mẽ nhất của Việt Nam?

Phạm Chí Dũng: Tôi lại không nghĩ rằng vụ án Trương Duy Nhất là một câu trả lời mạnh mẽ nhất của Việt Nam. Tại sao? Nếu đó là câu trả lời mạnh mẽ nhất thì đối với trường hợp của chị Bùi Hằng người ta đã thẳng tay áp dụng điều 258 tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp trong vụ việc liên quan tới anh Nguyễn Bắc Truyển và một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, họ rất có thể dễ dàng áp dụng điều 258, nhưng mà nghe đâu là lệnh khởi tố lại tập trung vào điều 254 tức là Cản trở giao thông.

Có nghĩa chúng ta cần phân biệt hai thời điểm: một thời điểm vào tháng 08 năm ngoái -  năm 2013 – thì mạng lưới  blogger Việt Nam bao gồm khoảng vài chục blogger đã đưa ra một bản kiến nghị thay đổi điều luật 258 họ cho rằng mơ hồ, và vào thời điểm đó cộng đồng quốc tế cũng đã lên tiếng.

danlambaob-250.jpg
Nhóm blogger đại diện cho cộng đồng blogger Việt Nam trao “Tuyên bố 258” cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam hôm 7 tháng 8 năm 2013. File photo.
Vào ngày Nhân quyền Quốc tế ngày 10/12/2013, Quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ đã đề cập đến vấn đề cần phải  hủy bỏ điều luật mơ hồ 258. Sau đó tôi nhận  thấy có một sự điều chỉnh rất kín đáo của nhà nước Việt Nam. Sự điều chỉnh này nó thể hiện là những điều luật trước đây liên quan tới chính trị như là điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, điều 87 “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”, và kể cả điều 258 nữa, cũng không được nhà nước áp dung một cách triệt để như trước đây.

Thay vào đó họ sử dụng những điều luật liên quan tới những vấn đề kinh tế hoặc nhẹ nhàng hơn liên quan đến những vấn đề xã hội; chẳng hạn như điều luật 254 của bộ luật hình sự liên quan đến “cản trở giao thông”, hoặc là liên quan đến vấn đề hoạt động trên Internet thì có nghị định 72 và sau đó có một thông tư bằng văn bản là có thể phạt hành chính từ 80 – 100 triệu đồng.

Như vậy là đã có một sự chuyển biến mặc dù rất nhỏ nhưng mà dù sao tôi thấy là rất cân nhắc. Có nghĩa họ đã chấp nhận một phần tinh thần hòa quyện hội nhập quốc tế, đặc biệt sau thời điểm tham gia vào với tư cách là thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì Nhà nước Việt Nam dường như cũng đã rút ra một bài học nào đó rằng không nên quá căng thẳng với những nhà bất đồng chính kiến, nhà báo tự do và blogger. Thành thử vấn đề của Trương Duy Nhất tôi cho là khá là khác biệt, đó là một vấn đề có tính chất đặc thù.
Ai là người phía sau?

Mặc Lâm: Thưa ông có thể chi tiết hơn điều mà ông gọi là đặc thù đó là gì?

Phạm Chí Dũng: Đặc thù ở đây có nghĩa là việc anh Trương Duy Nhất viết bài dường như là liên quan đến một nhân vật cấp cao, và dường như liên quan tới những mối quan hệ cá nhân hơn là những vấn đề chính trị chính danh hiện nay. Việc anh Trương Duy Nhất trong thời gian sắp tới có thể bị một án tù nào đó theo tôi đây không phải là vấn đề phức tạp, chủ yếu là xuất phát từ động cơ chính trị hoặc là động cơ phản đối Trung Quốc xâm lược trên các bài viết của Trương Duy Nhất, mà dường như  liên quan tới một nhân vật cao cấp, có thể nằm ngay trong ủy viên Bộ chính trị, và người ta không thích điều đó.

Mặc Lâm: Gia đình của ông Trương Duy Nhất vừa cho biết là ông ấy có nguyện vọng anh em báo chí, trí thức hay những người quen biết ông có mặt tại phiên tòa để cổ vũ tinh thần cho ông, TS nghĩ sao về nguyện vọng này?
Việc anh Trương Duy Nhất trong thời gian sắp tới có thể bị một án tù nào đó theo tôi đây không phải là vấn đề phức tạp, chủ yếu là xuất phát từ động cơ chính trị.  - Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng: Trước đây tôi cũng đã có nghe là Trương Duy Nhất là một người can trường và thậm chí là tuyên bố với luật sư và với công an là ở tù 20 năm cũng được.

Tôi nghĩ là hoàn toàn nên có một nhóm những nhân sĩ trí thức, các nhà báo, các blogger, các nhà bất đồng chính kiến để có thể ủng hộ vấn đề của Trương Duy Nhất làm sao để có thể thể hiện được vấn đề là tự do biểu đạt tự do chính kiến ở Việt Nam. Vụ án Phương Uyên và Đinh Nhật Uy trước đây, vào năm 2013 cũng đã có một số nhân sĩ blogger, kể cả những người công giáo họ đến phiên tòa và họ đề nghị trả tự do cho các blogger này. Đối với Trương Duy Nhất cũng vậy thôi, cũng nên có một sự hiệp thông, một sự đồng hành, ít nhất về mặt tinh thần, mặc dù bản án có thể là bỏ túi hoặc không thay đổi được, nên đến phiên tòa để đáp lại lời kêu gọi của gia đình Trương Duy Nhất.

Mặc Lâm: Vâng, xin được Tiến sĩ một câu hỏi cuối cùng nữa là không giống như những người khác, chẳng hạn như luật sư Lê Quốc Quân, hay chị Bùi Hằng, hay những người tranh đấu khác khi bị giam giữ thì cộng đồng mạng đã ủng hộ rất nhiệt tình, ngược lại trường hợp của Trương Duy Nhất theo chúng tôi nhận thấy, với tư cách cá nhân thì có một sự im ắng kỳ lạ trên mạng xã hội, không ai nhắc đến ông ấy. Người ta đặt câu hỏi phải chăng nhà báo Trương Duy Nhất khi còn ở bên ngoài đã có những bài viết quá thẳng thắn chống lại những nhà hoạt động dân chủ; trong đó có bà Bùi Hằng, tuy rằng cả hai người bây giờ hiện đang ở trong nhà giam hết, Tiến sĩ có cho rằng vấn đề này khá khó hiểu và có thể gây tổn hại cho quá trình tranh đấu chung hay không?

Phạm Chí Dũng: Phong trào tranh đấu dân chủ ở Việt Nam đang diễn ra một số động thái hơi kỳ lạ, hơi lạ lùng. Cách đây mấy ngày, đã xảy ra một cuộc tranh luận giữa blogger Người buôn gió và blogger Mẹ Nấm. Điều đó, cách nào đó cũng bị dư luận cho là gây tổn hại đến phong trào dân chủ nhân quyền, mà thực ra có thể những vấn đề nội bộ liên quan tới mâu thuẫn.

Có thể là những mâu thuẫn xác đáng, nhưng một số dư luận vẫn cho rằng không nên nêu vấn đề đó ra một cách công khai vì sẽ không có lợi chung và đồng thời sẽ bị lợi dụng khắc sâu vào cái mâu thuẫn trong phong trào dân chủ.

Thứ hai nữa là mới ngày hôm kia, anh Huỳnh Ngọc Tuấn ở Quảng Nam đã có một lời chia tay dứt khoát đối với phong trào hoạt động dân chủ nhân quyền và điều đó làm cho chúng tôi cảm thấy có điều gì đó băn khoăn và tiếc nuối, nhất là anh Tuấn là  một người kiên cường, và đó là một tay viết cứng, nhưng mà lời chia tay của anh đúng là một sự tiếc nuối.

Cho nên vấn đề của anh Trương Duy Nhất cũng vậy thôi, nó nằm trong đặc tính chung của phong trào hiện nay, chỉ có những cá nhân có mối quan hệ với cộng đồng, đông đảo cộng đồng đến chia sẻ - giao lưu hay là gần gũi nhất – cận kề nhất. Có thể nói là những người hay ngồi cà phê với nhau thì thường được cộng đồng chia sẻ và ủng hộ nhiều hơn.

Nhưng đối với anh Trương Duy Nhất, trước đây tôi có nghe là anh Nhất là một người rất thẳng tính, có lẻ là một trong những đặc tính của người Quảng Nam nói thẳng nói thật, và cũng không được lòng lắm một số trong cộng đồng đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, vì vậy sau khi anh bị bắt thì báo chí chộn rộn lên một thời gian nhưng sau đó truyền thông xã hội gần như lắng tiếng và việc đưa anh ra xét xử trong những ngày gần sắp tới có thể sẽ không thu hút được nhiều đối với cộng đồng mạng.

Điều đó đặt ra vấn đề là cộng đồng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam nên xem lại đặc tính đấu tranh và kết nối ngay trong nội bộ của mình, để không nên có sự phân biệt và thậm chí là kì thị giữa người này và người kia. Chúng ta đang đấu tranh cho một nền dân chủ, mà công bằng bình đẳng và không phân biệt là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để trong tương lai chúng ta sẽ phải chấp nhận những tiêu chí đa nguyên: chính trị đa nguyên, xã hội đa nguyên hay đa nguyên về quan điểm.

Còn với tình trạng có vẻ như hơi cô lập, hơi miệt thị và có vẻ như hơi chia rẻ như thế này thì tôi nghĩ phong trào dân chủ khó mà đi xa được, cần xem lại đặc tính này.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
 
 Mặc Lâm, biên tập viên RFA 
2014-02-27

Mạnh Quân - Hơn 5 năm cùng Sài Gòn Tiếp thị, thế là hết…


Sáng nay, nhắn cái tin cuối cùng cho anh em Hà Nội kêu gọi đăng ký đề tài cho số cuối cùng của Sài Gòn Tiếp thị. Thấy trong lòng nao nao…Tuy cũng hơi buồn nhưng cũng mới nhận được tin vui: SGTT có thể tái sinh, ở một cái tên khác…Mong những bạn bè, đồng nghiệp, độc giả đã ủng hộ SGTT, tiếp tục ủng hộ chúng tôi ở một tờ báo mới (chưa tiện nêu tên )

Nhớ lại những ngày đầu vào SGTT, hồi năm 2008, mình được bạn Lan Anh (hiện giờ làm ở FORBES) và anh Hà Tân Cương, thư ký tòa soạn SGTT giới thiệu với anh Tâm Chánh về làm SGTT. Lúc đó SGTT đang lên, “Góc nhìn” có 2 trang và anh Huy Đức đang “very hot” ở đó. Được mời tham gia mục này, lương cả cục, gây sốc cho anh em phóng viên ngoài Bắc thời điểm đó. Thích quá, lại đang chán chán báo Thanh niên (sau 8 năm rưỡi làm việc), không phải chán anh em, mà chán với việc lúc nào cũng hùng hục chạy làm thời sự, muốn bớt chạy, ngồi phán nhiều hơn nên sang luôn . Cùng thời gian đó, có cả Tư Giang.

Sang được mấy hôm, Hà Tân Cương chát, hỏi: sang đây rồi định thế nào ? . Mình bảo: “Em tính làm độ…chục năm, nếu thấy oải thì xin chuyển, đi tìm báo nào khác, làm biên tập”. Hà Tân Cương cười rộ, bảo: 10 năm thì không biết ai còn, ai mất đâu.

Giờ Tân Cương còn đi trước mình mà lời nói ngày xưa vẫn nghe như đâu đó bên tai...

Ở SGTT quá vui. Những năm đầu sang, được viết cùng mục với anh Huy Đức, Mỹ Lệ, cùng Tư Giang…và có cả nhiều cây viết thuộc nhóm IDS xưa tả xung hữu đột. Những bạn ở các nhóm thời sự, điều tra…cũng tung hoành, lăn lộn. Thấy chất lượng bài vở ví dụ như tuyến đề tài về Bauxite tây Nguyên, những bê bối của khối tập đoàn kinh tế nn... khác nhiều các báo, đọc sướng lắm. Số báo nào ra cũng háo hức đón để xem bài mình thế nào, tự sướng. Những năm đó, hầu như không thấy mấy ai chê SGTT, ai chê, nóng mặt lên ngay

Trước SGTT, mình đã làm 3 báo nhưng chẳng làm chỗ nào thích như SGTT. Một môi trường làm việc rất dân chủ, pv luôn có thể nạt sếp vì sao không dùng bài, vì sao biên tập thế này, thế kia…nhưng cũng không phải quá chớn (quy chế là, nếu nói năng xúc phạm nhau, ăn ngay một tờ A4-nghỉ việc )…và rất có nề nếp, quy trình làm việc khá rõ ràng, hợp lý. Hầu như không có hiện tượng tranh giành, ganh ghét, phá nhau…như ở nhiều nơi. Lương và nhuận bút khá ổn (có thể là một nguyên nhân dẫn đến khó khăn )…sức ép không quá lớn. Thái độ các sếp nói chung nhã nhặn, văn minh…

Ở SGTT, cái thích nhất là ở đây mình nhận ra mình là ai. Mình thấy mình khá giống tính cách nhiều anh em SGTT: vô tư, không để được cái gì lâu ở trong bụng, có gì là tuôn xối xả lên báo, lên FB...Hôm trước, đi Đồng Nai, Trâm Anh K bảo: Anh Mạnh Quân chẳng có tí nào giống người Hà Nội cả, ngoài cái giọng nói..., mình giật mình: ừ nhỉ, có vẻ thế thật :)))

Thế mà giờ đây, cũng mới được độ 5 năm, hơn tí, còn chưa kịp nhận huy chương bạc (5 năm huy chương bạc, 10 năm huy chương vàng, cống hiến hết đời thì được 100 triệu đ +lãi suất từ ngày có chính sách :-p)…thì báo đã ngừng hoạt động. Hà Tân Cương còn đi trước cả mình. Sau khi anh Huy Đức phải nghỉ việc, một thời gian sau thì anh Tâm Chánh cũng phải giả chức TBT. Không lâu sau đó, một số người mình kính trọng, quý mến nhất…đã lác đác đi dần, theo từng bước khó khăn của tờ báo: Duy Thông, Trúc Quân, anh Đoàn Khắc Xuyên, Quốc Khánh, Lan Anh, Mai Mai Hương…những người ấy đi, mang theo một phần hồn của Sài Gòn Tiếp thị. Người thì sang FORBES, người thì sang Người đô thị, Một Thế giới…Mình đã dần dần quen với việc người này đi, người kia đi…Càng gần đến ngày báo bị đưa vào thế phải đình bản, ngày càng có nhiều người đi.

Trước tết, công đoàn tụ tập anh em cả 3 vùng miền vào Đồng Nai du hý, nhậu nhẹt…rất vui, uống rượu bia bằng bát, hát chung đến khản giọng…vui như như từng vui như thế nhưng trong lòng đều hiểu rằng, đó sẽ là lần gặp nhau cuối cùng. Chia tay nhau, chẳng ai khóc mà trong tim cảm thấy như nước lạnh tràn qua...

Văn phòng Hà Nội có bao nhiêu người đã đi trong 2-3 năm qua nhỉ ?. Đầu tiên là chị Kim Hoa, rồi Đỗ Hữu Lực, Tư Giang…gần đây là Xuân Thi, rồi chị Ngọc Hà vào tòa soạn Sài Gòn, mấy ngày trước là Việt Anh-Chí Hiếu sang thử việc ở Vnexpress. Mỗi một chiếc ghế trống đi, là lại chơi vơi một nỗi buồn …

Có người vẫn bảo, chúng tôi vì thua lỗ, phải đóng cửa. Ừ thì có khó khăn, những sai lầm nội tại, nợ nần chồng chất…là một nguyên nhân. Nếu hoàn toàn khỏe thì cũng chẳng đến nỗi để người ta phải đẩy mình thêm đến bước đường cùng. Nhưng cứ để chúng tôi bán xong trụ sở-nơi chúng tôi mua được bằng tiền của mình làm ra, trả nợ, lỗ xong, chúng tôi vẫn còn dư tiên để có thể sống, chiến đấu đàng hoàng một thời gian nữa. Có những nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác làm ăn, giúp chúng tôi qua khó khăn. Nhưng người ta vẫn không muốn thế. Đang chơi vơi ở bờ vực, vẫn có thể đứng vững, nó còn hích cho một phát, làm gì không rơi xuống vực, làm gì chẳng chết…

Người ta có thể nói, đâu, vẫn còn tớ SGTT đó thôi, chủ quản mới là Sở Công thương-giao cho nhóm Saigontimes Group quản lý. Nhưng không phải, chỉ là cái tên thôi, hàng fake là chắc chắn, bởi hầu như không có ai của SGTT sang. Có người sang, lại là làm cho tờ TBKTSG tuần báo. Sẽ chẳng còn chuyên mục, tinh thần, bản sắc nào của SGTT 19 năm qua ở cái tờ mới này cả. Sẽ chẳng còn những bài viết của những cây viết vẫn còn vang danh của SGTT những ngày cuối: Người Già chuyện Trần Hữu Bảo, Nguyễn Ngọc Tư, Vĩnh Nguyên…Nghe đâu, người ta lấy về, chỉ lại là để mua đi, bán lại cho một nhóm nào đó, muốn ăn chút hơi tàn…của SGTT. Hãy nhớ giùm điều đó…

Rồi. Chết thì chết. Chết không phải là hết. Có nhiều anh em đã và sẽ có chỗ làm việc mới, lại chiến đấu, cống hiến hết mình đúng tinh thần làm việc của SGTT. Có những bạn khó khăn hơn, nhưng rồi cũng sẽ có chỗ làm việc. Có nhiều anh em sẽ tụ tập về một mái nhà mới (tin mới nhật). Nhưng tôi tin, dù đi đâu, chúng ta sẽ mãi nhớ về cơ quan này, mái nhà này…nhớ những lúc vui buồn, cùng nhau nhậu nhẹt, ca hát thâu đêm…nhớ cả những nỗi căm giận chung với những kẻ phá hoại tờ báo, khiến anh em ta từ mai, mỗi người một phương.

Mùa Thu, Chí Hiếu Phan, Trần Lệ Hà, Thanh Tuyền, Xuân Xuan Thi, Phuong Le…các em ơi, hãy nhớ nhé, cái ngày này, 28.2, chúng ta sẽ lại tụ tập nhau. Chắc là sẽ khó có ngày nào, có một nơi nào để anh em ta cùng nhau về một chỗ, cùng làm việc …nhưng chúng ta sẽ nhớ những tháng ngày này.

Xin chào tạm biệt những người anh em SGTT của tôi, nhất là những người đã cùng gắn bó với SGTT đến ngày cuối…

Hôm nay, là ngày làm số báo cuối cùng cho SGTT. Vui, buồn lẫn lộn )), ((
  Mạnh Quân 
  Theo FB Mạnh Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét