Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Việt Nam âm thầm mở những casino để phục vụ cho khách từ Trung Cộng - Bỏ phiếu bằng mông - Địa chính trị (Kỳ 2)

Phan Châu Thành - Điều gì thực sự làm sự sụp đổ chính phủ Ucraina tham nhũng thân Nga?

Phan Châu Thành
Tác giả gửi đến Dân Luận

Ucraina đang thoát khỏi ách đô hộ của độc tài Nga/Putin, thật đáng nể và đáng mừng cho đất nước và dân tộc họ. Như nhiều người Việt, tôi cũng hồi hộp theo dõi tình hình Ucraina bắt đầu từ quảng trường Độc Lập tại Kiev, và hân hoan trong lòng (và reo hò lên với bạn bè, người thân) khi thấy họ hạ bệ được tên độc tài “con” bám chân tên độc tài "bố" lân bang, và bắt đầu bước lên con đường đến dân chủ đích thực, đến Thịnh Vượng cho đất nước và dân tộc Ucraina.
Bài học rút ra từ đây là gì cho người Việt? Tương quan văn hóa và dân chủ của Ucraina-Nga giống tương quan Việt Việt Nam-Trung Quốc có phải là điều quyết định?
Không. Đúng là có giống nhau, rất rõ ràng và không thể phủ nhận, như ai cũng có thể nhìn ra, như trong bài này và rất nhiều bài viết khác trên mạng, trên gần 1 nghìn đài báo của đảng. Nhưng theo tôi, đó không phải yếu tố quyết định để chúng ta – người Việt - đặc biệt quan tâm sự kiện Ucraina hôm nay. Vì đó là những mối tương quan lệ thuộc. Ucraina đã bị lệ thuộc Nga hầu như hoàn toàn và toàn diện về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, và cả chút "ý thức hệ" hay tàn dư văn hóa xã hội của cộng sản Liên xô cũ...
Vậy tại sao chúng ta cứ nhìn cái giống nhau đó, và để làm gì? Vì Việt Nam cũng đang lệ thuộc TQ toàn diện như thế. Và để chúng ta hy vọng sự kiện tương tự cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam và cũng sẽ đem lại kết quả tương tự?... Đó sẽ là một hy vọng hão huyền lớn.
Để người Việt học được từ sự kiện Ucraina trên thì còn phải và trước hết phải nhìn ra sự khác biệt (điều làm chúng ta chưa được như họ) trong mối tương quan lịch sử-văn hóa đó, để mà vượt qua ràng buộc của sự tương quan. Tôi gọi những sự khác biệt đó là mối tương quan độc lập trong văn hóa, lịch sử của các dân tộc. Chính sự độc lập mới là động cơ phát triển đến thịnh vượng bền vững của các dân tộc.
Khác biệt đầu tiên đó là văn hóa của bản thân các chủ thể trong mối tương quan. Đó là độc tài Nga/Putin rất khác bá quyền Tàu với đảng CSTQ. Họ chưa phải dân chủ nhưng họ không đối lập dân chủ hoàn toàn, và họ đã thể hiện điều đó qua phản ứng khá đúng mực (ít nhất về bên ngoài) với Ucraina mấy tháng qua. Và đó là, dân tộc và văn hóa Ucraina cũng khác người Nga và văn hóa Nga rất nhiều và gần với người Balan, người Séc, Slovenia, Litva, các nước Nam tư cũ... hơn (ví dụ: các ngôn ngữ Ucraina và Polska, Séc, Slovenia và Nam Tư cũ... giống nhau đến trên 90% và khác hẳn tiếng Nga về cách viết – họ có ký tự latinh, và cách phát âm nhiều phụ âm..., dù chúng cũng được xép vào hệ Slavơ...).
Như vậy, ngôn ngữ là cốt lõi văn hóa thì họ đã hướng Tây ngay từ gốc gác ngàn năm nay rồi. Mà hôm nay, các nước Balan, Séc, Slovakia và Nam Tư cũ đã thoát Nga, vào EU và đạt thịnh vượng toàn diện mà về kinh tế đều gấp 3-4 lần Ucraina... Đó là là những gì bè lũ Putin và Ianukovich không thể bịt mắt 35 triệu người Ucraina bằng những cú lừa kiểu "15 tỷ đô tài trợ của Nga" được nữa. Đối với người Ucraina, họ có quá nhiều hình mẫu thành công với EU và phương Tây dân chủ ngay bên cạnh để học hỏi, tin tưởng và kiên quyết đi theo. Đó là sự khác biệt cơ bản bên trong văn hóa của người Ucraina với người Nga mà người ngoài nên biết để hiểu được sự kiện Kiev tất yếu vừa qua. Họ chỉ trở về theo đúng cái nôi văn hóa đích thực của mình.
Sự khác biệt bên trong và bản chất đó của Ucraina với Nga chỉ có thể được nhận biết khi bạn đến sống ít nhiều và chân thành tìm hiểu trực tiếp con người và văn hóa các dân tộc được coi là Slave đó, thấm nhuần và yêu quí những ngôn ngữ Slave nhưng lại “chống” Nga đó của họ. Đừng mặc nhiên coi họ giống người Nga, vì như thế chúng ta sẽ chỉ thấy Ucraina là một phần của đế chế Nga Slave. Thời sinh viên học ở Balan tôi sang Minsk (thủ đô Belarus hôm nay) và Kiev chơi, và cảm thấy mình vẫn gần với Varsava hơn với Moscva nhiều mà khó diễn tả được.
Như vậy, người Việt chúng ta không có anh em ruột thịt hay hình mẫu thành công xung quanh mình (trong ASEAN) cùng gốc gác cộng sản, như Ucraina trong EU, để có hướng tách ra khỏi Tàu như Ucraina tách ra khỏi Nga. Chúng ta (thực ra là "đảng ta") đã tự bịt hết các cánh cửa đến với ASEAN và thế giới, chỉ để ngỏ một cửa phía bắc, và dân ta cũng "chịu vậy thôi"...
Còn sự khác biệt bên ngoài vốn lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kiện Ucraina vừa qua, đó là sự khác biệt kinh tế và tư duy kinh tế của dân tộc Ucraina sơ với người Nga, thì càng không ai nhắc đến.
Về tư duy, giống như người Balan, Séc, Sloven... người Ucraina từ hàng nghìn năm nay thích và giỏi trong giao thương kinh tế với phương Tây (Tây Âu), và như phương Tây họ luôn coi nước Nga của Sa Hoàng là vùng trắng kinh tế, là "vùng sâu vùng xa", và coi người Nga như dân tộc không biết làm kinh tế, chỉ biết khai "phá" tài nguyên phong phú hầu như vô tận phía sau dãy Ural để quí tộc Nga sống hoang phí (dân Nga thì càng khổ dù đất nước giàu có hơn Butan hay Brunei..). Người Ucraina còn rất giỏi canh tác nông nghiệp và coi tác đất là tấc vàng, và châu thổ sông Volga của họ là vựa lúa mì của Châu Âu, còn các thành phố của họ là các tiểu Paris, tiểu châu Âu (tức là nước Nga không phải châu Âu...) và Ucraina luôn là một của ngõ ra thế giới văn minh thịnh vượng của nước Nga (bên cạnh của ngõ Balan). Tóm lại, họ luôn luôn thịnh vượng hơn hẳn người Nga từ hàng nghìn năm nay. Họ như là thuộc đẳng cấp kinh tế văn hóa khác, luôn cao hơn hay đi trước người Nga…
Và với tư duy gốc và truyền thống kinh tế như thế, hôm nay họ có gì? Nền kinh tế Ucraina đã tụt hậu sau hầu như toàn bộ châu Âu, thua xa các thành viên EU, và thua xa cả nước Nga! Đau xót hơn nữa, nền kinh tế ọp ẹp và thối nát của họ hôm nay bị người Nga và người Ucraina gốc Nga, thân Nga thống trị hoàn toàn.
Ngày hôm nay, dù họ đã được dùng ngôn ngữ Ucraina của mình là chính ngữ quốc gia, nhưng không ai có thể làm kinh tế ở Ucraina thành công nếu không... giỏi tiếng Nga, và tỏ ra thân Nga! Tôi đã ngỡ ngàng nhận ra điều đó (trong một dịp đi công tác Ucraina sau cách mạng Cam của họ: những đối tác U của chúng tôi thích nói tiêng Nga với chúng tôi hơn tiếng U là tiếng của họ…), và cũng hiểu ra tại sao người Việt ở Ucraina "thành công" về kinh tế thế, để rồi họ về nước "thành công" với các nhóm lợi ích của cộng sản Việt Nam!
Kinh tế Việt Nam hôm nay cũng lụn bại và bị phụ thuộc Trung Quốc hoàn toàn. Đó vẫn là điểm giống nhau của tương quan lệ thuộc. Điều nguy hiểm là chúng ta không có tư duy kinh tế độc lập và khác người Tàu như người Ucraina có khác - với người Nga. Chúng ta không có tư duy kinh tế độc lập, lại có tư duy kinh tế bị "định hướng" Tàu nặng nề từ trong đảng CSVN và áp đặt bằng vũ lực vào cả nền kinh tế và cuộc sống của từng người dân. Chúng ta kinh doanh giống người Tàu đang làm là không coi trọng chữ tín, gian dối về chất lượng và khai thác mà không bảo vệ môi trường sống của mình… Tất cả những trò lừa đảo, gian dối một cách độc ác trong kinh doanh của người Tàu được chúng ta mang về và áp dụng hoàn hảo ở Việt Nam, từ các loại thực phẩm và dược phẩm giả độc hại đến mọi loại hàng hóa giả khác của Tàu đều được thị trường Việt chấp nhận vì chính phủ CSVN sợ họ hơn sợ Tổ tiên và im re...
Tôi nghĩ, nhờ có hai sự khác biệt và độc lập trên về văn hóa lịch sử và tư duy kinh tế, lại có tấm gương và sự hỗ trợ tinh thần của tất cả các nước anh em Slave khác và của EU, mà người Ucraina có đủ động lực và sức mạnh để lật đổ chế độ thân Nga của Ianukovich, xích lại gần phương Tây. Sự lụn bại kinh tế và tham nhũng tột cùng, luôn là bản chất của độc tài, như ở Ucraina - thì ở Việt Nam hôm nay đã có, cũng chỉ là những giọt nước tràn ly, là những cái cớ xác định thời điểm của sự thay đổi tất yếu mà thôi.
Lịch sử không phải ngẫu nhiên: Họ đã bắt đầu tất cả trên Quảng trường Độc Lập của họ!
Trở về với câu hỏi đầu tôi đặt ra trên, người Việt nên học gì từ Ucraina hôm nay? Đó là, hãy bảo vệ và khai thác sức mạnh từ sự khác biệt và độc lập về văn hóa ngàn năm nay của người Việt so với người Tàu mà chúng ta có cũng rất sâu đậm như/hơn người Ucraina đối với Nga (điều mà hai đảng cộng sản Trung-Việt đang muốn xóa nhòa bằng chính sách 4 tương đồng của họ Tập).
Và đó là, cần có và áp dụng tư duy kinh tế độc lập (không định hướng) của cha ông ngàn đời nay là bám ruộng và bám biển nhưng không bao giờ đóng tàu đi buôn với phương Bắc (trừ việc luôn chuẩn bị quân thủy-bộ đánh giặc phương Bắc để bảo vệ chính cánh đồng, sông lạch của mình). Cha ông ta chỉ có một hướng để đi đến thịnh vượng là vượt về Nam, đó là thoát Bắc, đó cũng chính là tên nước tên dân tộc Việt chúng ta.
Và tiếp theo là, độc lập chính là cần xích lại gần và học hỏi từ những người anh em dân chủ hay đang đi đến độc lập và dân chủ trong ASEAN của chúng ta, chứ không phải là công cụ của Trung Quốc nằm trong và chống lại ASEAN như đảng CSVN đang làm. Các Cụ Tổ tiên ta đã dạy, “Bán anh em xa” (như Nga) và “Mua láng giềng gần” như ASEAN, Đông Á, Úc châu... Đoàn kết với ASEAN chúng ta có sự hỗ trợ của cả thế giới, trong đó có Mỹ và EU! Đó cũng là bài thứ ba chúng ta nên học từ Ucraina.
Cả ba con đường thoát Tàu trên của dân tộc ta chính quyền CSVN đều đang cố tình hủy hoại có hệ thống, nhưng họ cuối cũng cũng sẽ thất bại, vì ba con đường đó là xu thế lịch sử không thể đảo ngược.
Chỉ có điều, nếu chúng ta ý thức được điều đó, nhận ra rõ ràng và chủ động bước lên con đường đó, như dân tộc Ucraina đã nhận ra và hành dộng, thì chúng ta sẽ sớm đến với dân chủ và thịnh vượng hơn. Chúng ta chỉ xứng đáng với những gì chúng ta làm được, giành lại được cho mình, bằng hành động, không phải bằng hy vọng. Còn nếu chúng ta không nhận ra và bước lên con đường đó, lịch sử dân tộc ta và thời đại này cũng sẽ “ném” chúng ta – đất nước ta lên con đường đó, với những cái giá phải trả chắc chắn là lớn hơn rất nhiều so với Ucraina hôm nay, về Con người, tài lực và thời gian.
Vậy nên, đừng hy vọng rằng chúng ta sẽ có cuộc cách mạng dân chủ như ở Ucraina chỉ vì chúng ta "giống" Ucraina và Nga “giống” TQ. Nếu chúng ta không biết Dân chủ và Thịnh vượng có gốc gác từ đâu – đó là từ sự Độc Lập tinh thần trong văn hóa và tư duy kinh tế xã hội, và không sẵn sàng chấp nhận trả giá bằng hành động để cho những giá trị gốc rễ đó nảy mầm và phát triển, như người Ucraina đã và đang làm, thì dân tộc ta mãi mãi chỉ là dân tộc giàu trí tưởng bở, là dạng con mồi ngon hiền của các bè lũ siêu lừa-siêu ác-siêu tham như cộng sản Việt Nam hôm nay.
Còn nữa, tôi không nói là cộng sản siêu ngu (họ chỉ siêu ngu trên hai lĩnh vực văn hóa và kinh tế thôi, vì bị cái siêu ác và siêu tham bịt mắt rồi – do đảng của họ sinh ra từ sự nô lệ hoàn toàn về tinh thần và tư tưởng cho cái gọi là chủ nghĩa cộng sản rồi). Còn về lừa bịp và trị xã hội tàn ác và hiệu quả thì họ là đỉnh cao nhân loại. Cả các trại tập trung với các lò hơi ngạt của Hítle cũng phải chào thua, vì nạn nhân của Hitle không phải khấu đầu biết ơn chế độ phát xít muôn đời như nạn nhân cộng sản - phải "biết ơn và tự nguyện hy sinh cả những đời sau" cho chủ nghĩa cộng sản!
Qua sự kiện Ucraina họ - CSVN sẽ "rút ra ngay" những bài học cho mình, và sẽ càng siết chặt hơn các gọng kìm tàn ác vô nhân (hữu hình và vô hình) trên cổ người dân Việt, như họ đã làm từ 1990 sau khi bức tường Berlin sụp đổ và sau lễ quì phục CSTQ ở Thành Đô đến nay. Có nghĩa là, nhân dân Việt Nam yêu dân chủ và muốn có cuộc sống thịnh vượng sẽ có những ngày tới khó khăn hơn sau sự kiện Ucraina - với sự đàn áp dân chủ của CSVN chắc chắn khốc liệt hơn nhiều... Con thú ác đã bắt đầu hoảng loạn, như và nguy hiểm hơn chó dại. Họ - CSVN đã không có khả năng suy nghĩ nữa, vì đang quá hoảng sợ cho số phận tất yếu phải chết của “đảng ta”.
Nhưng đó cũng chính là cách họ sẽ đẩy nhanh hơn quá trình “đảng ta”“chế độ ta” đi đến cái chết tất yếu đó, như đã xảy ra ở Ucraina vậy. Lần tới sẽ là Việt Nam. Câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”“Như thế nào?” đang nằm trong hành động tương lai của hơn 90 triệu người Việt khắp năm châu.
Tôi hồi hợp mong chờ và chuẩn bị sẵn sàng để tham gia! Vì Dân chủ cho Đất nước Việt Nam!
AHUA!PCT

Hiến pháp và sự thực thi

Minh Dân (Danlambao) - Nhà nước CHXHCNVN đã hoàn toàn quá tải trong sứ mệnh tiến lên xã hội chủ nghĩa vô vọng như một ông thày không đủ trình độ đứng lớp, một chính trị viên không còn chút lý luận hùng biện, một giám đốc thiếu kỹ năng không thể điều hành cơ quan doanh nghiệp, chủ xưởng hết tiền để trả công lao động, người chỉ huy không còn khả năng ra lệnh... Họ đang đi về đâu?
Một số ý nghĩa của lời mở đầu bản hiến pháp mới: 
"Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội."

"Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh."
Những mục tiêu trên hiểu thành trái nghĩa không làm cho người bảo vệ và thi hành hiến pháp ngượng mồm vì mức độ đã trở nên quá phổ biến và ngụy ngôn, một bản hiến pháp hay không làm nên một đất nước mạnh giàu đẹp.
Mục tiêu dân giàu: Một từ ngữ quá sống sượng và xấu hổ khi mà cán bộ chức quyền có mức thu nhập và tài sản tỷ lệ nghịch với "cống hiến".
Khái niệm nước mạnh: Một quốc gia luôn tránh né sức mạnh của ngoại bang, hòa hoãn nhún nhường vô điều kiện, không kiên quyết giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ, đi ngược lại tinh thần yêu nước chung, đặt lợi ích riêng lên trên quyền lợi chung thì không thể là một nước mạnh, dân không giàu thì nước chẳng mạnh. Thật là ngượng ngùng và có lỗi khi đọc điều 11 bản hiến pháp: "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm."
Tinh thần dân chủ: Một chính thể độc tài không nên có từ ngữ này, một xã hội dân chủ thì không có ai bị còng tay bằng những điều luật mơ hồ, không chấp nhận chống đối thì không có xã hội dân chủ.
Ý nghĩa công bằng: Đây là một khái niệm không có thực đối với nhà nước có một đảng độc nhất lãnh đạo, công bằng thường dựa trên sự điều khiển, mà người điều khiển lại nằm trong guồng máy điều hành độc đoán.
Tiêu chí văn minh: Bốn điều trên không có thì không bao giờ có văn minh.
Một nhà nước đã mất kiểm soát về công bằng khi để cho nhiều cán bộ đảng viên tự phong, tự lãnh một mức lương gần 3 tỷ đồng trên năm. Có gần 200 ngàn công nhân không có thưởng tết 2014 mà số tiền một giờ lương của tất cả số người này mới bằng tiền thưởng của một ông sếp cũng dịp tết 2014.
Viện Toán Học đã phá lệ trả lương tháng "khủng" cho nhà toán học Gs. Ngô bảo Châu với mức... 5 triệu VND để về nước phát triển nền toán học Việt Nam. Một năm khoảng 60 triệu, vậy là lương 30 ông bà toán học tầm cỡ quốc tế như Ngô bảo Châu mới bằng lương một ông cán bộ đảng viên thường. Đó mới là "đỉnh cao trí tuệ" của thuật dùng người.
Một cây cầu nhiều ngàn tỷ bị nứt thình lình, một cây cầu treo bỗng nhiên cũng sập đứt, một con tàu cánh ngầm bốc cháy... thêm một sự kêu gọi rập khuôn nữa của chính phủ là rà soát lại tất cả, đó là một sự mất kiểm soát hay chạy theo sự cố như đội bóng đá nghiệp dư tồi chuyên túm tụm đuổi theo một quả bóng? Không một ai chịu trách nhiệm, cũng không ai nhận lỗi và xin lỗi trước sự mất mát sinh mạng và tài sản chung.
Có bao nhiêu dinh thự, biệt thự khủng của quan chức "gộc" tầm cỡ bộ chính trị đã được phát hiện trong hàng vạn hình thức tài sản biển thủ chưa bị phát hiện, đây là tính phô trương rất vô tư của các chủ nhân dinh thự hay "sự quá tải của hệ thống chính trị trong việc kiểm soát tăng trưởng tài sản cán bộ". Có lẽ do quá tải nên mạnh ai nấy khoe của như đang ở trong một nhà nước vô pháp luật.
Việt Nam, xứ sở của dự án, đất nước quen tay xin tài trợ, quê hương của các quan chức ăn bớt, hoang phí, cứ tính nhẹ giá trị 20% của tất cả các dự án chui vào túi quan chức là bao nhiêu, không ai dám hình dung. Một xã hội tăng trưởng dựa trên thu nhập đút túi từ trên xuống dưới thử hỏi dân còn lại gì?
Bao giờ thì bầy đàn lãnh đạo cộng sản VN mới chùn tay bắt bớ những người đang cố gắng làm cho họ trở nên tốt hơn, họ có nghĩ rằng khi cùng quẫn thì giải pháp tích cực nhất là phải đàn áp với bất kỳ mọi hình thức. Cọng sản có chùn tay khi người bị bắt thật thản nhiên như đã sẵn sàng trước bạo lực, nhà cầm quyền thoáng cúi mặt thực thi phản dân chủ có phải vì cái điều 11 duy nhất có chứa hai từ "nghiêm trị" từ bản hiến pháp. (Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.)
Cho thấy một hệ thống chính trị chuyên nghiêm trị sự chống đối mà không bao giờ biết trừng trị giặc tham nhũng tham ô, bè phái, buôn dân bán nước thì đã trở nên quá mức quá tệ hại.
Họ đã đánh đổi tất cả để giữ lại sáu chữ: "Sứ mệnh giải phóng dân tộc".

Tôi đọc báo đảng

Nguyễn Dư (Danlambao) - Trước hết, xin nói sơ nghĩa từ về chữ hối lộ: hối lộ hay còn gọi là mãi lộ là lấy tiền hay vật chất của từ người khác đút lót, bù lại người đút lót sẽ được lợi lộc gì đó. Có khi người nhận hối lộ chỉ cần làm ngơ thôi là được việc cho đối phương.
Tham nhũng, mang ý nghĩa rộng hơn: Là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đòi hỏi hoặc chèo kéo người khác có khi bằng tiền; có khi chỉ trao đổi, thỏa thuận một vài công việc nào đó có lợi cho đôi bên, cũng có thể là để trả ơn. Tham nhũng khó tìm ra manh mối và bằng chứng. Nói cách khác, hai bên hoặc nhiều phía lợi dụng chức vụ, quyền hạn thông đồng với nhau để trục lợi từ công quỹ thể thỏa mãn lòng tham, những người ngoài cuộc khó mà có bằng chứng để kết tội. Nhóm lợi ích của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng là một bằng chứng
Đọc một bài viết trên Dân Trí đăng lại từ báo Tuần Việt Nam của tác giả Hoàng Anh Minh: "Nghĩ từ những biệt thự của quan chức về hưu". Đọc xong bài viết, tôi có cảm nhận như tác giả giải độc cho ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ, vừa qua trên báo chí có chụp một tấm hình nguyên căn biệt thự đồ sộ của ông. Tác giả bài viết lý luận để chạy tội cho ông Truyền tùm lum tùm la. Thôi, miễn bàn cặn kẽ, chỉ nói một vài điểm chính.
Tác giả viết: 

"Câu hỏi đặt ra là, nếu một quan chức cấp cao như ông Truyền, người có nhiều năm nắm giữ các chức danh cấp cao, có con làm “đại lý bán bia Sài Gòn”, sở hữu một tòa biệt thự được xây trên lô đất “từng bị hoang hóa và được mua với giá rẻ”, thì có gì là bất thường không?"
"Câu trả lời là không! Trên phương diện pháp lý, nếu không chứng minh được căn biệt thự được xây dựng bằng những nguồn tiền/tài sản bất hợp pháp, mọi chỉ trích sẽ trở nên vô duyên và cách đặt vấn đề của báo giới, theo đó cũng là vô nghĩa".
Rõ ràng, đây là một trong những đoạn mà tác giả muốn giải độc cho ông Truyền.
Cần phân biệt giữa tham nhũng và ăn hối lộ. Trước đây, tôi có ví tham nhũng như một cái bóng ma, mờ mờ ảo ảo, khó mà nhận ra. Còn ăn hối lộ, theo lời tác giả thì cần phải có bằng chứng đủ để làm cơ sở pháp lý.
Từ trước tới nay có nhiều trường hợp, biết rằng người ta ăn hối lộ đấy, ăn cắp của công đấy, nhưng không bắt được tận tay, vay tận mặt thì cũng huề tiền luôn. Dựa vào cơ sở nào để truy tố?! Có rất nhiều trường hợp đã xảy ra mà không làm gì được nhau.
Tôi khẳng định, trường hợp của ông Truyền là trường hợp tham nhũng. Bởi vì ông là một tổng thanh tra chính phủ, một chỗ ngồi béo bở để dễ dàng nhũng nhiễu. Biết đâu chừng chính miếng đất mua với giá rẻ cũng là do nhũng nhiễu mà ra rồi hợp thức hóa đứng tên sở hữu. Cơ hội từ đấy đấy! Còn con của ông lấy tiền từ đâu ra mà có được đại lý bia? Có phải chăng từ trong giai đoạn đầu "tích" và "cóp" được là nhờ "phúc" của cha?
Đọc tiếp câu: "Và nếu xã hội vẫn nhìn những ngôi biệt thự bằng ánh nhìn nghi ngờ và xoi mói, động lực nào để chúng ta phát triển, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh? Thật bất công khi một cựu quan chức một đời gom góp để cất được một căn biệt thự ở quê nhà, tự dưng lại phải đứng trước một tòa án công luận với một bản án tai tiếng treo lơ lửng".
Đọc xong đoạn trên thì tôi xin trả lời như thế này: Xã hội buộc phải nhìn các quan chức mà có những biệt thự đồ sộ để xoi mói và nghi ngờ, đó là quyền của con người sống trong xã hội đó. Bởi vì tài sản là của chung trong một quốc gia, cần phải bảo vệ, không để thất thoát một cách phi lý. Cho nên mỗi cá nhân trong xã hội được quyền nghi ngờ và xoi mói để kiểm soát các quan chức có thế lực. Nếu tài sản quan chức có nguồn gốc trong sạch, chẳng có gì phải thập thò, sợ sệt. Cần sự chứng minh.
Nếu bắt chước tác giả bài viết, tôi cũng có thể nói rằng: Thật là bất công khi một quan chức như ông Truyền có cơ hội để chèo kéo, nhũng nhiễu; còn dân ngu khu đen như biết bao nhiêu người, cả đời không có cơ hội, vẫn nghèo kiết xác thì còn gì là một xã hội công bằng! Một xã hội nạnh ai nấy tranh giành để tồn tại như thế thật là bất công, tàn nhẫn và nghiệt ngã quá!
So với đồng lương cán bộ cao cấp như ông Truyền, cả đời lấy gì và từ đâu có mà tích với cóp; làm gì mà xây được một căn biệt thự kinh khủng như thế! Cái động lực để phát triển quốc gia mà phát triển cái kiểu đó, tầng lớp nghèo không có cơ hội được như ông Truyền và nhiều cán bộ cao cấp khác nữa, khó mà chấp nhận! Thế cho nên khoảng cách giữa các đảng viên giàu và người dân nghèo của đất nước càng ngày càng cách xa nhau là thế.
Trường hợp của Dũng con là trường hợp tham nhũng bắt được quả tang, có cơ sở pháp lý để kết tội. Trường hợp của ông Phạm Quý Ngọ, nếu không bị bịt miệng để đi đến tắt thở thì cũng sẽ là trường hợp ăn hối lộ và cũng sẽ chịu cùng chung số phận như Dũng Con. Còn biết bao những quan chức khác, suốt trong thời gian ông Thủ Dũng làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tự nhiên phất lên để rồi một mình Ngựa - Dê lãnh đủ thì sao? Dựa vào cơ sở nào để bắt tội họ?!
Nếu Phạm Quý Ngọ đừng chết, thì vụ án tham nhũng này sẽ kéo theo một bầy sâu, trong đó có cả ông thủ tướng, trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng nữa. Nhờ đổi tay (đảng lãnh đạo phòng chống tham nhũng), thắt hầu bao, chận họng của đám lợi ích cho nên mới có cái chuyện thanh trừng.
Chuyện đến nước cuối, thủ Dũng chẳng đặng đừng nên buộc phải "hê" lên để rồi Ngựa chỉ đường cho Dê chạy. Đàn anh của nhóm lợi ích núp trong bóng tối không ngờ, trở tay không kịp nên phải hy sinh thằng em là Dũng con vì hắn ta quá lộ liễu. Rồi chuyện thương lượng, ngã giá, mua chuộc sau hậu trường đi đến kết quả bầy nhầy, đổ bể be bét trước bàn dân thiên hạ nên phải hy sinh thêm một con Ngựa Quý để giữ được cả gia tài của dòng họ, và vì của chìm của nổi của nhóm lợi ích thì tội gì mà phải để cho lộ tẩy thêm. Thà hy sinh ngay bây giờ, chứ nếu không, chờ đến án tử của Ngựa Quý thì tài sản mất trắng.
Cuối bài viết, tác giả không quên và thầm nhắn nhủ rằng: "Ân xá kinh tế và làm giàu". Tôi xin trích một đoạn: "Những ngày gần đây, liên tiếp có những đề xuất về việc cần thiết phải tiến hành “ân xá kinh tế”, giải phóng các tài sản đang nằm ở đâu đó để khơi lại dòng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Bằng cả lý thuyết và thực tiễn, các chuyên gia như ông Nguyễn Trần Bạt tin rằng trong bối cảnh hiện nay, cần có giải pháp để đưa các nguồn lực ngầm ra ánh sáng bằng cách ân xá và công nhận, thay vì truy tìm và trừng phạt".
"Điều gì là có lợi hơn giữa việc các quan chức về hưu, hoặc đem số vốn tích cóp được, cả nguồn vốn sạch hoặc không sạch, đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều hình thức khác nhau, hoặc mua một hũ vàng chôn giấu để chờ đợi một cơ hội khác? "
Đọc xong câu kết luận này thì chúng ta thấy rằng: tác giả nói xa nói gần về chuyện rửa tiền của quan chức bằng cách hợp thức hóa tài sản cho họ sau khi về hưu thay vì truy tìm và trừng phạt. Người mà tác giả đầu tiên gởi "thông điệp" nhắm đến không ai khác hơn ngoài ông Truyền.
Không cần phải đề xuất chi nữa cả! Chuyện rửa tiền của quan chức cộng sản đã có từ lâu lắm rồi; bằng nhiều cách, có hàng ngàn hình thức khác nhau, xảy ra từ từ tùy theo "thời tiết", có khi là nửa kín nửa hở. Dòng họ chúng chia chác nhau đầu tư, sang tên, đổi họ giấu giấu đút đút giống như mèo giấu cứt. Nên nhớ, dân tham nhũng khôn lắm, dầu cho có hợp thức hóa bằng luật pháp đi nữa thì cũng không ai dại gì mà chịu lộ mặt ra. Thế thì đừng nên làm rùm lên nữa, nó sẽ bốc mùi thối tha cho cả dòng họ nhà đảng lắm.

 Việt Nam âm thầm mở những casino để phục vụ cho khách từ Trung Cộng


Một tiết lộ đang làm cho nhiều người Việt trong nước giật mình, là chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị dựng nhiều casino đánh bạc để phục vụ chủ yếu cho khách từ Trung Cộng vào Việt Nam.

Mặc dủ casino vẫn bị coi là hình thức kinh doanh hết sức hạn chế tại Việt Nam nhưng các khu sòng bạc lớn này đang được gấp rút chuẩn bị khởi công, nhưng lại chủ yếu là phục vụ người từ Trung Cộng đến.

Quảng Ninh và Phú Quốc, 2 địa thế tuyệt đẹp của Việt Nam đang được chọn để đầu tư hàng tỷ Mỹ kim trong việc dựng nên các casino. Trước đó, cũng ở vùng này, các nhà đầu tư quốc tế đã nhiều lần ngỏ ý đầu tư cho các dự án du lịch sinh lãi lớn, nhưng Việt Nam đạ từ chối. Phần lớn các đầu tư đó đều là tư bản phương Tây.

Lý do mà Việt Nam đưa ra, giải thích cho việc xây dựng casino phục vụ cho người Trung Quốc, là nhấn mạnh vào một báo cáo tương lai, cho thấy người Trung Quốc sẽ đến Việt Nam nhiều và tiêu tiền.

Phân tích nội bộ này dự báo 2,1 triệu người Trung Quốc sẽ đến Việt Nam vào năm 2017. Tuy nhiên, các chuyên viên trong phân tích này không giải thích rõ là vì sao người Trung Quốc và các quan chức sẽ đến Việt Nam tăng vọt trong tương lai.

Việt Nam đã im lặng xây dựng những khu sinh hoạt riêng và nhiều đặc quyền cho công nhân, công ty Trung Quốc tại Việt Nam, và nay đến hàng loạt các khu giải trí cao cấp. Rất nhiều nhà bình luận thời cuộc đang tự hỏi, phải chăng Hà Nội đang di chuyển rất chính xác vào lộ trình của một chư hầu?

Bảng báo cáo đang làm điểm then chốt cho Hà Nội tiến hành các casino, cho các giới chức lãnh đạo Việt Nam tin rằng bây giờ là thời điểm thích hợp cho các nhà đầu tư Việt Nam đổ tiền vào nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí .

VinaCapital, một hệ thống tài chính trong nước,  đang lên kế hoạch để phát triển một khu nghỉ mát phức tạp - casino trị giá 4 tỷ Mỹ kim trong tỉnh Quảng Nam. Nó cũng đang phát triển một khu nghỉ mát tại thành phố Đà Nẵng, cũng tại tỉnh miền Trung .

Giám đốc điều hành VinaCapital Don Lam tiết lộ trong con mắt của các nhà đầu tư , khu vực miền Trung của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên của sự phát triển . Phải mất 1,5 giờ chỉ để bay từ phần phía nam của Trung Quốc với những bãi biển đẹp . Điều này sẽ thực sự hấp dẫn đối với Trung Quốc . Đặc biệt, chi phí khách sạn ở đây rõ ràng là rẻ hơn. Chắc chắn một loạt các sòng bạc lớn dự kiến sẽ phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đảo Phú Quốc , và một số địa phương khác .

Các nhà đầu tư khác cũng đã có giấy phép đầu tư cho dự án casino Hoàng Đồng Lạng Sơn, tổng vốn đầu tư 2 tỷ Mỹ kim, Saigon Atlantic tại Bà Rịa - Vũng Tàu (4,1 tỷ Mỹ kim), thành phố New tại Phú Yên (với 4 tỷ Mỹ kim). Tất cả đều nhắm chủ yếu phục vụ cho người Trung Quốc.

Chiều mưa biên giới

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Việt Nam được kết nối vào Trung Quốc bằng kinh tế một cách hoàn hảo như một xứ "nam man", đến độ biên cương sẽ được xóa nhòa dấu nối để ráp vào mẫu quốc bởi người thợ khéo tay, với khoảng thời gian hoàn tất từ hai đến ba thập niên (năm 2001 đến 2030).
Có hai đặc tính chính của xứ "nam man" này, đó là (a) một nước chư hầu ở mạn nam được nối vào với mẫu quốc và (b) các dưỡng trấp được hút ra từ chư hầu để chạy theo các huyết mạch đầu tư và mậu dịch chảy về TQ.
Theo BBC: "Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 19/2 phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp và thương mại trên tuyến biên giới Việt-Trung tới năm 2020 với 'tầm nhìn đến năm 2030'.

"Theo Bộ Công nghiệp và Thương mại, các trọng điểm đầu tư được định hướng gồm: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản..."

"Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 20/2 nói Việt Nam nhắm mục tiêu đạt tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch biên giới với Trung Quốc ở mức 16 tỷ đôla vào năm 2015.

"Tờ báo này cho biết Việt Nam hiện có 11 vùng kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1,400km tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng trị giá giao dịch... hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước."
CSVN dự trù mậu dịch song phương với Trung Quốc sẽ đạt được $60 tỷ đôla năm 2015 và như vậy mức thua lỗ sẽ ở vào khoảng trên $30 tỷ đôla nếu dựa vào chiều hướng của bốn năm vừa qua.
2013: lỗ $23.7 tỷ (mua-bán $50.21B)
2012: lỗ $16.4B (mua-bán $40B)
2011: lỗ $13.5B (mua-bán $36B)
2010: lỗ $12.46B (mua-bán $27.37B)
Nhìn con số thống kê chính thức về mậu dịch song phương Việt-Trung trong bốn năm qua và dự phóng cho đến năm 2015 thì chúng ta thấy đúng như nhận xét của chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam với BBC, chính quyền CSVN:
"...không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam."
Cũng theo BBC, cuối năm 2013 ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương nói với tờ Đại Đoàn Kết: "...từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu... với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng."
Theo báo Đại Đoàn Kết, Việt Nam khai thác khoáng sản và bán cho Trung Quốc ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ "tận diệt nguồn khoáng sản".
Rõ ràng, Việt Nam đã trở thành một nơi mà Trung Quốc khai thác tài nguyên thô với giá rẽ, sàng lọc và bỏ lại rác rưới như bùn đỏ khi chuyển đổi bauxite ra nhôm xổi ở Tây Nguyên. Ngoài vai trò thuộc địa và bãi rác, VN còn là một thị trường tiêu thụ sản phẩm của TQ, không khác gì thời thực dân Pháp trước đây.
Báo Người Cao Tuổi hôm 11/2/14, trong chuyên mục kinh tế bình luận rằng: "Cái giá phải trả cho 'hai chiều' là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia [TQ], thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt".
Kiều hối ở hải ngoại gởi về khoảng từ $10 tỷ đến 12 tỷ đôla một năm, tuy rất lớn nhưng chỉ bằng phân nửa của sự buôn bán thua lỗ với TQ. Kiều hối, tài nguyên quốc gia hay tiền lời trong việc buôn bán với Hoa Kỳ cuối cùng cũng chỉ để phục vụ vào việc trả nợ cho TQ.
Buôn bán với Hoa Kỳ trong bốn năm qua, theo thống kê của U.S. Census thì Việt Nam luôn luôn có lời:
2013: lời $19.64B (mua-bán $29.6B)
2012: lời $15.6B (mua-bán $25B)
2011: lời $13.18B (mua-bán $21.8B)
2010: lời $11.16B (mua-bán $18.6B)
Câu hỏi được đặt ra là con thuyền đất nước nên đi hướng nào? Bắc Phương hay là Tây Phương? Cương vực để bảo vệ và duy trì căn cước Việt Nam như câu "Sơn hà cương vực đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác" hay để cho kinh tế thuộc địa xóa nhòa?
Trời đã bớt bao la, biển đã không còn xa, đất nước ta đang nhạt nhoà trong chiều mưa biên giới!

Hãy biến thành chiến sĩ thông tin

Le Nguyen (Danlambao) - Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, liên bang Nga Xô Viết vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ và nước Ukraina là một trong số mảnh vỡ của Liên Bang Nga Xô Viết, tách ra tuyên bố độc lập thành lập quốc gia vào năm 1991. Kể từ đó nước Ukraina bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước cùng thời gian với các nước Đông Âu có cùng hoàn cảnh lịch sử nằm dưới sự thống trị khắc nghiệt của cộng sản quốc tế. Thế nhưng sau hơn 20 năm các nước cựu cộng sản Đông Âu thẳng tay quăng chủ nghĩa cộng sản vào thùng rác lịch sử, mạnh dạn thay đổi thể chế chính trị, điều hành quản trị quốc gia độc lập hoàn toàn với nhà nước “Đại Nga” đã giúp cho đất nước của họ giàu mạnh, đời sống của người dân ngày càng cải thiện tốt đẹp hơn. Do đó các nước cựu cộng sản này đã không bị các thế lực thù nước ngoài chống phá, mua chuộc xúi dục làm “tay sai” âm mưu lật đổ chính quyền?...
Riêng nhà nước Ukraina mặc dù tuyên bố độc lập với mẫu quốc Nga Xô nhưng tàn dư cộng sản còn mạnh, chúng vẫn bám vào bầu sữa Xô Viết, vẫn tiếc thời vàng son độc tôn quyền lực, không dứt khóat với quá khứ cộng sản, không gột rửa được tư tưởng độc tài cộng sản. Thế cho nên hơn một thập niên sau, năm 2004 người dân Ukraina đã lại phải xuống đường làm cách mạng dân chủ chưa hoàn thành có tên là cách mạng Cam để cải thiện tình hình dân chủ cho Ukraina. 
Tính đến hôm nay sau mấy chục năm xây dựng phát triển, lợi tức đầu người của người dân Ukraina ở khoảng $7, 000 US chỉ bằng 1/3 lợi tức đầu người của người dân Ba lan(?). 
Nguyên nhân làm nên khác biệt giữa Ba Lan và Ukraina do đâu?
Có thể kết luận rằng, tất cả những yếu kém của Ukraina đều có nguồn gốc từ tàn dư cộng sản, những kẻ nắm giữ quyền lực chính trị điều hành quốc gia quan liêu như thời Xô Viết, họ chống phá các nổ lực cải cách để đưa đất nước đi lên ngang tầm thời đại và lãnh đạo nhà nước Ukraina ngày càng trở nên độc tài, độc quyền quyền lực, tham ô hủ hóa nhũng lạm làm phân hóa dân tộc, phân tầng xã hội giàu nghèo, bất công tràn lan ngày càng nghiêm trọng hơn, lệ thuộc vào Nga nhiều hơn. 
Lãnh đạo nhà nước Ukraina đã phản bội lại khát vọng tự do, dân chủ của người dân Ukrain, những người đã đổ máu cho cuộc cách mạng dân chủ, cuộc cách mạng “Cam” mười năm trước đây. Đó là nguyên nhân chính khiến người dân Ukraina lại phải xuống đường đấu tranh cho dân chủ lần nữa.
Ngày hôm nay biến động chính trị ở đất nước Ukraina lại xảy ra, người dân Ukraina lại xuống đường làm cuộc cách mạng dân chủ còn dang dở, cuộc cách mạng phá vỡ mầm móng độc tài, phá vỡ thành trì của tàn dư cộng sản, những lãnh đạo tay sai bám vào bầu sữa “Đại Nga” để bảo vệ quyền lực, quyền lợi của phe nhóm giòng tộc như thời chế độ phong kiến xa xưa, phản bội lại khát vọng tự do, dân chủ lẫn lợi ích của dân tộc Ukraina.
Máu người dân Ukraina lại đổ xuống cho một cuộc cách mạng dân chủ chưa hoàn thành nhưng quan sát diễn biến biến động chính trị Ukraina, không khó để chúng ta thấy được ít nhiều tiến bộ chính trị của Ukraina cho cuộc đấu tranh gian khổ này. Phải công nhận rằng kết thúc cho một sự kiện biến động chính trị của Ukrain rất đẹp, rất bất ngờ vì ai cũng nghĩ rằng đất nước Ukrain sẽ phải chìm sâu trong khủng hoảng, người dân Ukraina phải giá máu nhiều hơn nữa, thậm chí là một cuộc nội chiến cho lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền của họ và đã có hàng trăm mạng người ngã xuống sau hơn 3 tháng xuống đường đấu tranh cho khát vọng của loài người thời hiện đại. 
Cuộc xuống đường đấu tranh của người dân Ukraina âm ỉ từ nhiều năm trước và nổ ra từ việc lãnh đạo Ukraina, tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận thương mại quan trọng với Liên Âu và công bố chính sách thắt chặt quan hệ đồng minh truyền thống với Nga gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân Ukraina, là mảng tối trước mắt của tương lai Ukraina buộc họ phải xuống đường đấu tranh cho chính tương lai của họ. 
Hành động của tổng thống Yanukovych đại diện cho nhà nước Ukraina được nhân dân Ukraina xem như là hành động tay sai bán nước Ukraina cho nhà nước “Đại Nga” phản bội lại khát vọng, quyền lợi của nhân dân Ukraina nên họ kêu gọi nhau xuống đường dưới sự lãnh đạo của các đảnh phái chính trị chống lại âm mưu đưa đất nước Ukrain trở lại thời kỳ đen tối của một bang tự trị trong liên bang Nga Xô.
Nhân dân Ukraina đã kết thúc cuộc đấu tranh dân chủ thật ngoạn mục, thật đẹp với việc bắt đầu đấu tranh chống bọn tay sai bán nước cầu vinh, âm mưu đưa đất nước Ukraina vào vòng lệ thuộc nhà nước “Đại Nga” mới. Họ khởi động đấu tranh với hành động xuống đường đấu tranh đường phố và kết thúc với đấu tranh nghị trường qua việc quốc hội bỏ phiếu truất phế đương kim tổng thống Viktor Yanukovych. Một hình thức thay đổi lãnh đạo chính phủ đẹp, ít đổ máu trong đấu tranh chính trị của thể chế chính trị dân chủ, việc này chỉ thường thấy ở trong các quốc gia có nền chính trị dân chủ đã trưởng thành. Thế nhưng người dân, các chính trị gia các đảng phái chính tri Ukraina đã đạt được mục tiêu chính trị rất ngoạn mục, một kết quả có hậu mà các bình luận gia thời sự dạn dày kinh nghiệm của cả thế giới không ai dám nghĩ tới.
Từ biến động chính trị Ukrain cho chúng ta thấy rằng, nhà nước dân chủ Ukraina còn nhiều hạn chế, còn nhiều việc phải làm, phải kiện toàn, hoàn thiện và luật pháp Ukraina chưa được thực thi đúng mức với nền tảng của một nhà nước dân chủ pháp trị. Bên cạnh đó đất nước Ukraina vẫn còn các tên chính trị gia độc tài, chính trị gia hoạt đầu, lưu manh chính trị có nguồn gốc từ tàn dư cộng sản khuynh loát chính trị, không thể một sớm một chiều mà nhà nước dân chủ non trẻ như Ukraina giải quyết mọi tiêu cực tồn tại cùng một lúc được. 
Tuy nhiên, kết quả cuộc đấu tranh đường phố lần này của Ukraina có hậu đẹp đã giảm được thương vong đáng kể cho nhân dân Ukraina với việc kết thúc đấu tranh bằng việc “lật đổ” nguyên thủ quốc gia bằng lá phiếu truất phế trên nghị trường quốc hội. Cùng với các lá phiếu đưa sự trở lại đời sống tự do của nguyên thủ tướng Ukraina, bà Yulia Tymoshenko bị tổng thống Viktor Yanukovych sử dụng thủ đoạn chính trị qua vũ khí luật pháp cầm tù. 
Diễn biến này phù hợp với nguyên tắc đấu tranh chính trị của nhà nước dân chủ, phần nào chỉ ra sự hiệu quả của thiết chế chính trị khi bà nguyên thủ tướng Ukraina thật sự là sự lựa chọn, là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Ukraina cho vai trò đại diện lãnh đạo quốc gia Ukraina trong tương lai, đúng với nguyên tắc dân chủ pháp trị.
Biến cố chính trị của Ukraina là một trong nhiều bài học cho người Việt Nam học hỏi trong thế giới thay đổi, biến chuyển từng phút từng giờ kể cả tốt lẫn xấu và chúng ta những người đấu tranh học được gì từ bài học chính trị của nước Ukraina. Nhất là những người cộng sản lãnh đạo đảng, nhà nước toàn quyền quyết định vận mệnh chính trị Việt Nam, học được gì từ bài học Ukraina hay đầu đã bị đông đặc không học được gì cả?
Chúng ta có thể thấy quan hệ của lãnh đạo nhà nước Ukraina với nhà nước “Đại Nga” có nhiều điểm tương đồng với mối quan hệ của lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Cộng với lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Cộng, là cả hai băng nhóm lãnh đạo nhà nước Ukraina và Việt Nam đều cam tâm làm tay sai bán nước cầu vinh, phản bội lại quyền, lợi ích của dân tộc cho ngoại bang. Điểm khác biệt của nước Ukraina là họ có được thiết chế chính trị dân chủ dù còn nhiều khiếm khuyết, có các đảng đối lập chống lại lãnh đạo nhà nước phản bội tổ quốc, cam tâm làm tay sai ngoại bang và nước Việt Nam chưa có những điều mà nhân dân Ukraina có để ngăn chận âm mưu tay sai bán nước của băng nhóm cầm quyền, lãnh đạo nhà nước Việt Nam.
Nhân dân Ukraina, các đoàn thể xã hội, các đảng phái chính trị kéo nhau xuống đường không tiếc máu xuơng, sẵn sàng hiến thân cho tổ quốc chống lại nhóm lãnh đạo nhà nước Ukraina, vì họ nhận ra bộ mặt tay sai bán nước của bọn cầm quyền Ukraina và họ hiểu rằng lệ thuộc vào Liên Xô trong quá khứ bịt kín mọi bước đi lên của dân tộc Ukraina, kinh nghiệm máu xương thời nội thuộc Xô Viết mách bảo cho họ, không được phép để lịch sử tái diễn. 
Nhân dân Việt Nam đã bị tuyên giáo trung ương bịt kín mọi nguồn thông liên quan đến tội làm tay sai bán nước cầu vinh của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam và chúng ra sức sử dụng lực lượng văn nô, bồi bút hùng hậu vẽ lên bộ mặt tài tình sáng suốt, công lao đánh đuổi thực dân, đế quốc của đảng cộng sản và sử dụng nhiều bài viết tẩy xóa lịch sử, bóp méo sự thật, dùng làm tài liệu giáo dục nhồi nhét vào đầu óc tuổi thơ Việt Nam để thế hệ sinh sau đẻ muộn không biết những gì đang xảy ra với đất nước con người Việt Nam, nhất là dấu kín hành động tay sai bán nước cho Tàu của đảng cộng sản Việt Nam. 
Thiết nghĩ, muốn tác động tích cực lên số đông người dân Việt Nam thờ ơ, an phận thoát ra nỗi sợ hãi thường trực do đảng cộng gieo rắc lên cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay. Chúng ta thấy có nhiều việc cần phải làm, phải thực hiện như sử dụng kỹ thuật hiện đại để đem thông tin đến cho người dân, nâng cao trình độ hiểu biết để họ tự đứng lên đấu tranh như người dân Ukraina đã làm và đã thành công.
Ngoài việc cung cấp thông tin nâng cao dân trí, hướng dẫn phương thức đấu tranh cho chính quyền lợi của người. Chúng ta không nên bỏ quên việc vạch trần những dối trá, vạch tội làm tay sai bán nước cầu vinh, tội tiếp tay cho âm mưu Hán hóa, thôn tính nước ta của đảng cộng sản Việt Nam. Chừng nào càng có nhiều người dân hiểu được những quyền đáng ra họ phải được hưởng và thấy được bộ mặt thật của cộng sản, biết được tội ác của đảng cộng gây ra cho dân tộc Việt Nam trong quá khứ lẫn hiện tại cũng là lúc người dân vượt lên chính mình, bước qua sợ hãi bước xuống đường làm cuộc đấu tranh đường phố cũng chính là ngày cáo chung của chế độ bạo tàn cộng sản Việt Nam.
Để cho ngày cáo chung của chế độ độc tài cộng sản sớm xảy ra thì mỗi người trong chúng ta phải tự ý thức, tự nguyện biến mình thành chiến sĩ thông tin, chuyển tải thông tin vạch trần tuyên truyền dối trá của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản, đến với mọi thành phần xã hội, đến nhiều ngõ ngách đời sống của người dân Việt Nam. Trước khi mỗi chiến sĩ đấu tranh của chúng ta trở thành lãnh đạo phong trào đấu tranh đường phố thanh toán các tên lãnh đạo tay sai bán nước, chấm dứt chế độc độc tài, độc đảng phi nhân tính cộng sản Việt Nam.
 

Bỏ phiếu bằng mông


“Bỏ phiếu” là động tác xác định một lựa chọn dưới nhiều hình thức. Cách đây đúng 60 năm, gần một triệu dân miền Bắc Việt Nam đã “bỏ phiếu bằng chân”, ra đi để chọn cuộc sống không cộng sản. Gần đây nhất, vào các ngày 21 và 22 tháng 02, 2014 dân Ukraine đã kéo tới công trường Maidan ở Kiev đề biểu lộ sự lựa chọn của họ: không chấp nhận chủ trương thân Nga, xa Tây Âu của chính quyền Yanukovych. Nhìn toàn cảnh một biển người, đúng là họ đã bỏ phiếu bằng đầu.

Bophieu-BangDau
Người dân Ukraine bỏ phiếu bằng đầu,
phủ nhận đường lối của Chính Phủ

Một tuần trước đó, ngày 16 tháng 02, 2014, tại một địa điểm quan trọng tương tự như công trường Maidan đối với Kiev, cũng có những người dân đã tới trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội để biểu lộ sự lựa chọn của mình. Họ gồm cả hai phía: Những người ủng hộ đường lối làm đẹp lòng Trung Quốc của Đảng và Chính Phủ, và những người chống lại chủ trương này. Hình thức “bỏ phiếu” đồng tình với đường lối của Đảng và Chính Phủ là nhảy đầm, ưỡn ngực ngoáy mông theo điệu nhạc “Trung Quốc chính nghĩa”. Nói gọn, họ đã bỏ phiếu bằng mông.

Bophieu-BangMong
Mỗi cặp mông là một phiếu
ủng hộ đường lối thân TQ của Đảng Cộng Sản VN

Cuộc bỏ phiếu bằng mông đã được bảo vệ an ninh bởi lực lượng Công An mà khẩu hiệu chính thức là “chỉ biết còn Đảng còn mình”, khiến những người kéo đến làm lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến Việt-Trung mất không gian để biểu lộ tình cảm yêu nước của mình trước sự chứng kiến của vị Thánh Tổ họ Lý. Tuy vậy, họ cũng vẫn chứng tỏ được sự lựa chọn của mình qua tấm khăn đỏ với mấy chữ vàng đeo trên đầu “Nhân dân không quên 1979 – 2014”.

Bophieu-BangKhan
Những người bỏ phiếu bằng khăn,
không đồng tình với Đảng và Chính Phủ

Mối liên hệ giữa Ukraine-Nga và Việt-Trung khá giống nhau. Nếu Việt-Trung một thời được coi như môi với răng, Ukraine-Nga là cổ với đầu. Vì mối liên hệ khắng khít như vậy, Tổng Thống Yanukovych nghĩ rằng bỏ Tây Âu để đi với Nga là đúng đường lối. Nhưng dân Ukraine nghĩ khác; từng là một bộ phận của Nga trong nhiều năm, Ukraine đã bị lợi dụng, bóc lột, nhiều hơn là có cơ hội phát triển về mọi mặt. Trước một anh láng giềng khổng lồ, Yanukovych tưởng mình khôn ngoàn, thân Nga hơn thân dân. Tức nước vỡ bờ, đến khi dân nổi giận thì đã quá muộn.
Đảng và Chính Phủ Cộng Sản VN cũng bị đặt trước lựa chọn tương tự: Nhượng bộ mọi đòi hỏi, hay cứng rắn với Tầu? Dựa vào Tầu, hay dựa vào dân để tồn tại?
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài RFA công bố ngày 12 tháng 02, 2014, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia tên tuổi của Úc rất am tường tình hình Việt Nam, đã nhận định về cách hành xử của Đảng Cộng Sản VN, liên hệ tới kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa, và 35 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Ông nói: “Vấn đề về tính chính thống của Đảng Cộng Sản là họ nói họ với tinh thần yêu nước dẫn dắt đất nước chống lại xâm lăng nước ngoài. Vậy nếu họ nói họ đã làm như vậy thì tại sao họ lại không nhìn nhận những người đã hy sinh. Họ đã bị tụt hậu bởi chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước” (1).
Vấn đề chính thống là chuyện tế nhị đối với Đảng Cộng Sản VN, hơn là đối với ông Yanukovych. Dân Ukraine đã bầu ông Yanukovych làm tổng thống, ông có tính chính thống để cai trị. Nhưng khi hành động ngược lòng dân, nhất là ra lệnh bắn vào dân biểu tình, rồi bỏ chạy trước sự giận dữ của dân, ông đã bị coi là kẻ phản bội, và bị truy nã.
Với Đảng Cộng Sản VN, người dân không bầu và trao cho họ sứ mạng lãnh đạo vô thời hạn dân tộc Việt Nam. Họ tự cho mình quyền cai trị, và tính chính thống của điều này nếu có, là nhờ vào sự lãnh đạo toàn dân chống ngoại xâm. Nay, chẳng những họ cố tình không nhắc nhở, mà còn cản trở người dân kỷ niệm những cuộc chiến chống ngoại xâm. Điều này không chỉ chứng tỏ Đảng Cộng Sản tụt hậu bởi chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước như nhận định của giáo sư Carl Thayer, mà họ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo và tính chính thống nếu có của mình.
Biết được sự bất mãn của dư luận, vào ngày 19/2, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt Trận Tổ Quốc và Chính Phủ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bào chữa: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”. Không quên, nhưng không làm lễ kỷ niệm, và ngăn cản người dân kỷ niệm, vì theo ông Dũng: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước” (2).
Làm thế nào để đạt lợi ích cao nhất của đất nước? Nhiều người đã nêu câu hỏi này, và không được trả lời trực tiếp. Thật ra, nêu câu hỏi này là thừa, vì Đảng và Nhà Nước đã công khai trả lời bằng hành động, giữa thanh thiên bạch nhật, và tại nơi trang nghiêm ngay trung tâm Thủ Đô Hà Nội. Vào ngày Chủ Nhật 19 tháng 01, Đảng và Chính Phủ đã cho người đem cưa đá gây bụi mù nơi tượng đài Lý Thái Tổ để cản trở người dân kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa, và ngày Chủ Nhật 16 tháng 02, 2014, cũng tại đây, Đảng và Chính Phủ lại cho người tới nhảy cặp đôi, và một số người khác múa may, cùng nhắm mục đích ngăn trở người dân kỷ niệm 35 năm trận chiến biên giới Việt Trung. Việc làm của Đảng và Chính Phủ, qua hình thức cưa đá nhẩy đầm, chính là để đạt lợi ích cao nhất của đất nước. Một người trong đám bỏ phiếu bằng mông, tuy ông ta bỏ phiếu bằng mồm, mà nhiều mạng lề trái đã nêu rõ tên ông ta là Trần Nhật Quang, chắc thuộc hàng sư phụ của Thủ Tướng, đã dõng dạc phán rằng những kẻ muốn chọc giận Trung Quốc để họ cấm vận, khiến tình hình khó khăn làm người dân nổi dậy chống Chính Phủ, là độc ác. Thực tế chứng minh ngược lại, dân Ukraine nổi dậy vì chính phủ quá lệ thuộc vào Nga, không phải vì Nga cấm vận để trừng phạt. Yanukovych đã chọn thái độ thân Nga hơn thân dân, nên bị dân lật đổ.
Qua lời nói và việc làm, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cũng đã chọn thái độ thân Tầu hơn thân dân, đứng về phe những người bỏ phiếu bằng mông, và coi những người bỏ phiếu bằng đầu hay bằng khăn thuộc thế lực thù địch.
Cũng cần ghi thêm là, nếu bỏ phiếu bằng chân là thái độ dứt khoát, những người bỏ phiếu bằng đầu, hay bằng khăn đội đầu, là những người sử dụng đầu óc của mình vào việc làm có ý thức. Còn những người bỏ phiếu bằng mông, chính họ cũng đã nói cho biết họ là người như thế nào. Nhà giáo Phạm Toàn, có mặt trong số những người bỏ phiếu bằng khăn, đã nghe được từ một bà son phấn cỡ 50 tuổi, trong số người bỏ phiếu bằng mông, phát biểu rằng: “… các ông cần hiểu tâm lý người dân chúng tôi… kiếm sống, vui chơi… chúng tôi cần được sống như thế…". Ông Khổng Tử của thế kỷ 21 cho biết: “Sau đó tôi đứng quan sát bà ta tiếp tục vào nhảy, vừa mới ưỡn ẹo vài cái bà ta đã tỏ vẻ mất hứng thú và bỏ partner mà đi…” (3). Đó là những lời phát biểu chân thành, và nhận xét trung thực. Những người bỏ phiếu bằng mông, là những người chỉ lo kiếm sống và vui chơi, khi vui bỏ phiếu (nhảy), khi buồn bỏ đi. Ông Yanukovych cũng đã từng có nhiều partner như vậy, khi có ăn họ ở, khi có biến, chẳng những bỏ đi, họ còn lên án kết tội ông.
Theo thông tín viên RFI Anastasia Becchio, từ Kiev, tường trình ngày 24 tháng 02, 2014:
“Những vụ rời bỏ phe Yanukovych đầu tiên xẩy ra ngay từ đầu tháng 12 năm ngoái, khi cảnh sát, lần đầu tiên, đã sử dụng vũ lực để giải tán những người biểu tình ôn hòa.
Nhưng vào lúc đó, chỉ có một vài nhân vật gia nhập phe đối lập; và Đảng Các Vùng, chiếm đa số áp đảo, vẫn tiếp tục kiểm soát và thao túng hoạt động của Nghị Viện Ukraine, thậm chí còn cho biểu quyết công khai những đạo luật tăng cường các biện pháp trấn áp người biểu tình, để rồi sau đó 10 ngày thì lại buộc phải hủy bỏ các văn bản này.
Việc từ bỏ phe của ông Yanukovych chỉ công khai diễn ra sau những vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát làm gần 100 người thiệt mạng: Các vụ từ bỏ hàng loạt đã làm cho ông Yanukovych mất đi sự ủng hộ cần thiết của Nghị Viện Ukraine.
Cảm nhận thấy là các sự kiện đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình, nhiều dân biểu đã bỏ Nghị Viện hoặc chạy ra nước ngoài. Sự bỏ rơi ông Yanukovych đã lên tới đỉnh điểm vào ngày 23/02 khi Đảng Các Vùng ra thông cáo. Trong văn bản này, ông Olexandre Efremov, Chủ Tịch nhóm dân biểu thuộc Đảng Các Vùng khẳng định: ‘Chúng tôi lên án các mệnh lệnh gây tội ác giết hại nhiều nạn nhân và đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm. Đất nước Ukraine đã bị phản bội, người dân Ukraine bị kích động chống lại nhau và trách nhiệm này thuộc về ông Viktor Yanukovych và đám thân cận ông ta’. Vẫn theo quan chức này, trước đây, Đảng Các Vùng có tới 450 dân biểu, nay chỉ còn hơn một trăm” (4).
Tóm lại, nghe chỉ trích bởi những người bỏ phiếu bằng đầu, bao giờ cũng hữu ích hơn nghe ca tụng bởi những người bỏ phiếu bằng mông.

Chú thích:
1- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wil-vn-commo-wr-bord-02122014073936.html?searchterm:utf8:ustring=Carl+Thayer
2- http://www.danchimviet.info/archives/84224/thu-tuong-nguyen-tan-dung-khong-bao-gio-quen-cuoc-chien-bien-gioi-1979/2014/02
3- http://boxitvn.blogspot.com/2014/02/trao-oi-ve-vu-nhay-nhot-vao-ngay.html#more
4- http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140224-ukraina-phat-lenh-truy-na-cuu-tong-thong-ianoukovitch

LƯỢC GHI CÁC MỐC CHÍNH GIỮA VIỆT NAM,ASIAN, TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ - Lê Nguyên Vỹ



Lê Nguyên Vỹ, viết bài này tháng 3/2009. Thời giai đó, không phải ai cũng nhận định như anh, trong đó có tôi. Tôi có nói điều này với anh, anh cười: " Hãy chờ xem!". Và quả thật, diễn biến thế giới hiện nay, nhất là ở Việt Nam, mới thấy rằng nhận định của anh vào thời điểm trên là hoàn toàn chính xác.
            Đọc lại bài này của anh, tôi ngẫm ra , ở Việt Nam của chúng ta không phải tất cả là "bầy cừu" để ai đó có thể dắt mũi, vẫn có rất nhiều người như anh Vỹ, một " kỳ nhân"  nghệ thuật vẽ tranh trên đá, trên lá hiểu thời thế, biết dân tộc cần phải đi về đâu.
              Một dân tộc có những con người như thế, dứt khoát dân tộc đó sẽ lớn mạnh, không cam chịu nô lệ, lệ thuộc.
               Mời các bạn đọc lại bài này của tác giả Lê Nguyên Vỹ.
-------------------------------------------
Lược ghi các mốc chính giữa Việt Nam, Asian,Trung Quốc và Hoa Kỳ

-Trước năm 1945, đã tìm thấy nhiều vết dầu lửa thấm từ những cấu tạo sa thạch ở 4 vùng Đông Dương

-Từ năm 1967 đến năm 1970 , 4 cuộc thăm dò, khảo sát theo địa chấn, trọng trường , từ trường v.v… đã xác nhận được 3 bồn trầm tích có khả năng chứa dầu lửa quan trọng là bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn – Brunei (sau này bồn Brunei – Saigon được đặt tên lại là bồn Nam Côn Sơn vì nghiên cứu chi tiết cho thấy không phải chỉ có một bồn mà là hai bồn cách biệt nhau là bồn Brunei và bồn Nam Côn Sơn) .
-
Năm 1968 , theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới
-Tháng sáu năm 1971, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố chánh thức cấp quyền đặc nhượng khai thác dầu lữa

- Năm 2006, , mức sản xuất dầu thô Việt Nam (dưới 400000 thùng/ngày) chiếm hạng 6 ở vùng Á Châu – Thái Bình, sau Úc Châu (555 000), Malaysia , Ấn Độ (847 000) và nhất là Inđônêxia và Trung Quốc (3 836 000). Đối với thế giới sản xuất dầu, Việt Nam đứng hạng 35

-Năm 1970 Hoa Kỳ trao trả quần đảo Điếu Ngư cho Nhật Bản bất chấp phản đối của -- Trung quốc và Đài Loan; cùng năm đô đốc Elmo Zumwalt, cựu tham mưu trưởng hải quân Hoa Kỳ họp báo tại Guam tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triễn khai các hải đảo tiền đồn của hạm đội 7

-Năm 1971, đoàn đại biểu bóng bàn Mỹ đến thăm Trung Quốc, mở ra cánh cửa đi lại giữa Trung Quốc và Mỹ.

-Ngày 17-1-1974, Trung quốc đánh chiếm Hoàng Sa, hạm đội 7 không can thiệp
-
-Tháng 6-1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc yêu cầu đàm phán vấn đề Hoàng Sa.

-Ngày 3.11.1978 Hiệp ước hổ tương và phòng thủ Việt Xô có hiệu lưc 25 năm

-Ngày 1/1/1979, Trung Quốc và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

-Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc tấn công các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Từ khi Tổng thống Nixon mời Kissinger giữ chức vụ cố vấn an ninh, sau đó hai nhiệm kỳ là ngoại trưởng Hoa Kỳ, đến nay, các đời Tổng thống Hoa Kỳ; kể cả Tổng thống Obama đương nhiệm đều tham khảo ý kiến của Kissinger, vì ông là chuyên gia cực giỏi về địa chính trị
Ông là người đề xuất “Realpolitik" ( Chính sách thực dụng cho một quốc gia muốn thành công nhanh chóng ) và rất tâm đắc phương thức“cân bằng quyền lực” (balance of power


Những thông tin được trích trên đây cho thấy Hoa Kỳ trước khi bỏ rơi miền Nam Việt Nam đã nhường hẳn biển Đông cho Trung quốc, dù nơi đây đầy dầu lữa và là tuyến đường hàng hải cực kỳ quan trong nối Thái bình dương và Ấn Độ dương
30-4-1975, Việt Nam thống nhất đẩy Trung quốc vào thế nguy hiểm, vì lúc bấy giờ 50 sư đoàn chủ lực Liên Xô có mặt biên giới Xô Trung, và Hải quân Liên Xô đồn trú tại Cam Ranh ;chưa kể quân đội Việt Nam được đánh giá mạnh nhất châu Á thời điểm đó
Về chiến lược, Hoa Kỳ cùng lúc rút khỏi chảo lữa Việt Nam nhường chiến trường lại cho các nước Cộng Sản làm chảy máu lẫn nhau qua các cuộc chiến tranh biên giới, hút sinh lực của Liên Xô thông qua nền kinh tế ọp ẹp của Việt Nam bị chao đảo bởi các chính sách cấm vận của Hoa Kỳ và chính sách cô lập Việt nam của Trung Quốc. Hoa Kỳ tập trung về Đông Âu và nhận chìm Liên Xô vào Apganistan, để rồi quốc gia này tan rã ngày 25-12- 1991
Nhường biển Đông cho Trung Quốc là nhường một trái đắng không lấy gì ngon miệng.
Về tài nguyên biển Đông, kỹ thuật khai thác dầu của Hoa Kỳ tiên tiến nhất thế giới, vì thế các nước chủ sở hữu suy cho cùng là anh bán nguyên liệu, huống hồ trữ lượng dầu của biển Đông không lớn như Trung Quốc công bố năm 68 và không phải ngày một ngày hai là có thể hút dầu từ lòng biển lên.Thời điểm đó Hoa Kỳ có vô số nơi khai thác hấp dẫn hơn
Vấn đề biển Đông và lấn chiếm biên giới Hoa Việt cũng vĩnh viễn đặt dấu chấm hết cho sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung quốc trừ khi Trung quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đất lấn chiếm biên giới cho Việt Nam; một chuyện không bao giờ xảy ra
Vấn đề Biển Đông là một vấn đề pháp lý nhọc nhằn và có lẽ cách giải quyết cuối cùng là cùng nhau khai thác. Và như thế, Trung quốc cũng không xơ múi được bao nhiêu

Ngày nay, sau nhiều thập kỷ quay lưng lại các nước Đông Á, có thể thấy Hoa Kỳ đang hướng sự chú ý về các nước Đông Á ,trong đó có Đông Nam Á
Việc Indonesia là quốc gia thứ hai trong chuyến công du đầu tiên của tân ngoại trưởng Mỹ là một sự kiện đặc biệt
Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới và là quốc gia đang trên đường dân chủ hoá toàn diện
Sở dĩ đặt vấn đề dân chủ là vì trong một quốc gia dân chủ ,mọi quyết định quan trọng đều phải được thông qua các định chế giám sát; hình thức sinh hoạt chính trị này giảm thiểu các rủi ro gây chiến tranh hoặc phá hoại kinh tế
Lãnh thổ Indonesia kiểm soát hầu hết tuyên đường biển quan trọng thông Thái bình dương và Ấn Độ dương
Nếu Hoa Kỳ có thể trợ giúp Indonesia trở thành một quốc gia dân chủ thực sự có nền kinh tế phát triễn cao và lực lượng quân đội hùng mạnh, trong đó hải quân có khả năng giám sát mọi dịch chuyển quân sự trong vùng, thì việc 2015 Trung quốc hạ thuỷ hai hàng không mẫu hạm không phải là chuyện lớn
Là quốc gia Hồi giáo , nếu mô hình Idonesia thành công, sẽ gợi ý cho các quốc gia Hồi giáo khác và đẩy các nhóm Hồi giáo cực đoan vào con đường lụi tàn, vì trong thế giới dân chủ, sự minh bạch tài chính là yếu tố sống còn; không có khe hở cho tài trợ khủng bố
Thời đại ngày nay là thời đại của sự lệ thuộc lẫn nhau bất kể muốn hay không muốn
Trung Quốc có trong tay hơn 1.400 tỷ USD trái phiếu Mỹ, cũng là sợi giây thòng lọng Hoa Kỳ tròng vào cổ Trung Quốc và ngược lại, nhưng quyền được siết lại dành cho người nào mạnh hơn
Hoa Kỳ chấp nhận thương tổn có kiểm soát, đã cố tình buông lỏng quản lý để xảy ra vụ khủng hoảng tài chính, kìm hảm sản xuất toàn cầu, giảm tiêu thụ dầu ,tiêu thụ hàng hoá với mục đích bốc hơi túi tiền của Nga có được nhờ dầu khí và Trung quốc dựa cậy vào xuất khẩu, làm chậm quá trình hình thành đế quốc mới của hai quốc gia này, còn có mục đích thiết lập lại hiệu năng của các định chế giám sát tài chính toàn cầu, vì chỉ có những đơn vị kinh doanh làm ăn bài bản mới trụ qua được cơn bão tố tài chính này
Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Obama muốn làm một cuộc cách mạng hướng toàn nhân loại đi vào kỹ nguyên của luật pháp. Mọi người bất kỳ ai phải tuân thủ luật pháp. Ông giải tán trại tù Goatanamo như một động thái khẳng định thái độ hành xử của nước Mỹ trên toàn thế giới
Nhưng như bà Hillary tuyên bố bà sẽ áp dụng chính sách ngoại giao khôn ngoan .Tất cả mọi vấn đề; giải quyết theo phương châm: Phụ thuộc vào các quyết định lựa chọn về tương lai của các nước trong đường lối đối nội và đối ngoại với thế giới."
Tuyên bố này cũng phù hợp với trích đoạn trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama :” Đối với những người bám lấy quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng tiếng nói đối lập, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược lịch sử, nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị biết từ bỏ nắm đấm.”
Vấn đề Trung quốc là vấn đề lớn trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ hành xử không ra ngoài phương thức : Cân bằng quyền lực thông qua chính sách ngoại giao khôn ngoan.
Như vậy, đối với Asean ;nhóm quốc gia trên đất liền gồm các nước Đông Dương, Miến Điên,Thái Lan ,trong đó Việt Nam quan trọng nhất nhờ vị trí địa chính trị đã vĩnh viễn là hòn đá tảng ngăn Trung quốc về phương Nam như các lý do đã nêu ở trên, thì các quốc gia còn lại đều nằm trên biển và chịu ảnh hưởng của Mỹ từ lâu
Các quốc gia này quan trọng nhất vẫn là Indonesia; đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới (đã nêu ở trên )
Tuy nhiều thập niên qua, Hoa Kỳ gần như nhường Trung quốc làm con chim kinh tế đầu đàn trong khu vực, nhưng nay cuộc khủng hoảng toàn cầu buộc Trung quốc phải quay lại tự ứng cứu mình và các nước Asean cần phải tìm một con chim đầu đàn khác

Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21 % sức mua tương đương).
Quốc gia này là thị trường lớn và ổn định nhất thế giới
Và Hoa Kỳ đã chìa tay ra qua tín hiệu ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia
Đáng tiếc Việt Nam đã bị lợi dụng trong chính sách toàn cầu của Mỹ đối với Trung quốc không được trả một đồng xu nào mà còn trong quan hệ với các thành viên Asean, họ coi mình là anh lính gác không công có nhiệm vụ ngó chừng Trung quốc
Tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu ngành ngoại giao Việt Nam khôn ngoan và lãnh đạo giảm bớt kiểu ăn nói trịnh thượng
Asean 14 suy cho cùng chỉ là những tuyên bố hình thức, muc đích trấn an nhân dân. Giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến sinh mệnh quốc gia không thể nhờ vào sự đồng thuận của các nước Asean vốn không có được một thị trường chung kiểu châu Âu và sức mạnh tài chính cần thiết, mà phải tựa lưng vào thị trường ổn định có mãi lực cao.
Ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia như một lời nhắn các nhà lãnh đạo Việt Nam đựng ảo tưởng về vị trí địa chính trị của Việt Nam

Đà Nẵng 3- 2009
Lê nguyên Vỹ

Địa chính trị (Kỳ 2) (*)

Nicolas Monceau, Universté de Bordeaux
Phan Thành Đạt dịch
Địa chính trị của Đức và Mỹ
clip_image002Các cuốn sách về địa chính trị do Mackinder và Mahan viết, tạo được tiếng vang ở Đức. Ngành địa chính trị ở Đức được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc. Địa chính trị của Đức là sự tiếp nối của địa chính trị châu Âu và thế giới. Ngành khoa học này cần phải tạo ra sức mạnh cho nước Đức trên biển và trên đất liền, đồng thời cần đưa ra các luận điểm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc nhằm xóa bỏ nội dung của hiệp ước Versailles đánh dấu sự thất bại của Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Friedrich Ratzel (1844-1904) là giáo sư nổi tiếng ở Đức, dưới thời vua Guillaume II. Ông được ví như một trong những nhà địa chính trị tiên phong. Tư tưởng địa chính trị của ông được nhiều người quan tâm. Là giáo sư dạy địa lí, ông phân tích mối liên hệ giữa lãnh thổ và chính trị trên cơ sở lí thuyết và thực tế. Ông xây dựng lí thuyết địa chính trị được xếp loại là thuyết định mệnh. Điểm mập mờ trong phân tích của ông là cách diễn giải các lí do hợp lí hóa cho một nền chính trị tạo ảnh hưởng bằng biện pháp mở rộng lãnh thổ ở mỗi quốc gia. Ông là người theo chủ nghĩa dân tộc và là người bảo vệ đến cùng chủ nghĩa thực dân. Ông bênh vực cho các chính sách thực dân, đồng thời phản đối quan điểm địa chính trị về lục địa. Để tạo nhiều ảnh hưởng đối với thế giới, nước Đức cần có một đế chế bao gồm các vùng thuộc địa rộng lớn. Friedrich Ratzel biên soạn nhiều cuốn sách bàn về các vấn đề thuộc địa. Những chủ đề về lợi ích thuộc địa được các cường quốc đưa ra bàn bạc trong Hiệp ước Berlin nhằm phân chia quyền lợi ở các vùng này.
Lí thuyết của Friedrich Ratzel được nhiều người chú ý nhất, là quan điểm về không gian sinh tồn. Sau chuyến đi đến Mỹ, ông ý thức được tầm quan trọng của các nước có diện tích rộng lớn. Ông đề cập đến địa chính trị của các nước lớn. Các nhà lãnh đạo cần có kế hoạch chính trị mang tầm vĩ mô và cần có nhiều tham vọng. Ông nhận định địa chính trị của Đức và vị thế của châu Âu có những nét tương đồng, vì các quốc gia châu Âu thường có diện tích nhỏ hẹp, lại ở cạnh nhau, nên thường có các biên giới chung. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Đức cần phải chú ý nhiều hơn đến các quốc gia ở châu Mỹ và châu Á. Nước Đức không nên chỉ có vai trò quan trọng ở châu Âu. Nước Đức cần có không gian sinh tồn trải rộng ở các vùng thuộc địa để tạo nên sức mạnh. Nước Đức cần liên minh với với một số quốc gia có ảnh hưởng ở các châu lục. Khi phân tích mối quan hệ giữa lãnh thổ và chính trị, Friedrich Ratzel kết luận Nhà nước như một thực thể sống, Nhà nước muốn có tầm ảnh hưởng và có sức sống mạnh mẽ hơn, cần có diện tích rộng lớn hơn. Mỗi nước đều phải tuân theo các quy luật về tổ chức, nếu không, Nhà nước sẽ suy tàn. Quan điểm này được Friedrich Ratzel trình bày trong cuốn sách Địa lí chính trị, xuất bản năm 1887. Các nước về bản chất luôn phát triển cạnh tranh với các nước láng giềng. Thách thức lớn là những tranh chấp thường trực về đất đai. “Các nước đều phải gánh chịu nhiều tác động, như con người phải chịu đựng những khó khăn trong cuộc sống. Mọi việc sẽ không biết sẽ ra sao, nếu một quốc gia không có diện tích rộng lớn”.
Friedrich Ratzel định nghĩa dân tộc là các nhóm người và các cá nhân không phải gắn bó vì cùng chung một chủng tộc, hay cùng chia sẻ một ngôn ngữ, mà dân tộc là một cộng đồng cùng sống chung trong một không gian lãnh thổ. Ông không quan tâm đến quan điểm: Dân tộc phải gắn liền cùng một nguồn gốc mà dân tộc cần gắn bó với một vùng lãnh thổ. Ratzel phản đối chính sách về các dân tộc, vì nó đặt ra mối quan tâm của Nhà nước về khía cạnh ngôn ngữ, chứ không phải về vấn đề đất đai. Mỗi quốc gia là một cơ thể sống khác nhau, bị chi phối bởi không gian lãnh thổ và phân bố dân cư. Có quốc gia chiếm giữ không gian sinh tồn quan trọng hơn các quốc gia khác, điều này dựa trên các yếu tố địa lí. Diện tích quốc gia cần được mở rộng đến các vùng đất nơi các điều kiện địa lí giống với vùng lãnh thổ mà quốc gia đang có chủ quyền. Nhờ đó không gian sinh tồn sẽ càng lớn. Các chính sách không được dựa trên vấn đề nguồn gốc chủng tộc mà phải dựa trên các điều kiện về đất đai. Ông đưa ra các quy luật mở rộng không gian cho mỗi quốc gia. Năm 1901, ông bảo vệ khái niệm không gian sinh tồn của nước Đức. Ông định nghĩa các đạo luật có tính phổ quát về Nhà nước.
7 quy luật về mở rộng không gian:
· Mở rộng không gian sống của các quốc gia luôn đi kèm với việc phát triển và tạo ảnh hưởng về văn hóa.
· Khi diện tích lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng thêm, sức mạnh kinh tế thương mại, hệ tư tưởng sẽ tạo nhiều ảnh hưởng hơn đối với các nước xung quanh.
· Khi Nhà nước mở rộng thêm diện tích, nước đó sẽ tiến tới sát nhập và đồng hóa các nước nhỏ hơn.
· Biên giới là một thực thể sống động, có thể dịch chuyển. Biên giới thể hiện sự năng động, sức mạnh và làm thay đổi diện tích của một quốc gia.
· Tính logic của địa lí luôn đề cao mọi tiến trình mở rộng vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia. Bởi vì, Nhà nước luôn cố gắng sát nhập các vùng đất rộng lớn để tăng thêm diện tích cho không gian sinh tồn. Các vùng lãnh thổ càng giàu có về khoáng sản và có vị trí địa lí quan trọng càng cần phải sát nhập vào vùng diện tích thuộc chủ quyền của Nhà nước.
· Nhà nước luôn có xu hướng mở rộng diện tích ra các khu vực ngoại vi nơi sinh sống của các dân tộc kém văn minh hơn so với nền văn minh của đất nước muốn mở rộng.
· Khuynh hướng chung là tiến đến đồng hóa hoặc sát nhập các quốc gia nhỏ yếu, để tăng thêm diện tích đất đai, điều này sẽ đem lại sức mạnh cho Nhà nước.
Khái niệm không gian sinh tồn gắn các nhóm người với không gian lãnh thổ, ở đó các cộng đồng người cùng sinh sống và phát triển. Không gian sinh tồn thể hiện Nhà nước sẽ mở rộng hay thu hẹp các biên giới theo các điều kiện về nhu cầu và lợi ích riêng. Friedrich Ratzel phát triển lí thuyết về không gian sinh tồn năm 1901. Quan điểm địa chính trị của ông có nhiều tác động đến nền chính trị của Đức Quốc xã.
clip_image004Karl Haushofer (1869-1946) là người đã có công xây dựng ngành địa chính trị trong nửa đầu thế kỉ XX. Ông là một vị tướng và là giáo sư giảng dạy ở trường quân sự. Ông đã có dịp đến Nhật và lưu lại đó hai năm từ năm 1908 đến năm 1910, để tìm hiểu về quân đội Nhật. Karl Haushofer quan tâm đến chính sách bành trướng của Nhật ở châu Á, ông coi đó là chủ đề cho luận án của mình, ông phân tích chi tiết trong cuốn sách Địa chính trị ở Thái Bình Dương. Ông rời quân đội và tập trung cho sự nghiệp giảng dạy ở đại học. Cũng giống như nhiều người Đức, Karl Haushofer rất thất vọng và lo lắng cho tương lai nước Đức. Sau thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Đức phải bồi thường các khoản lệ phí chiến tranh nặng nề do các nước đồng minh thắng trận đặt ra tại hội nghị Versailles. Địa chính trị Đức cần phải đảm bảo sự hồi sinh cho nước Đức bại trận.
Nước Đức có diện tích nhỏ hẹp và có biên giới chung với nhiều nước, nên vị trí địa lí bị kìm kẹp bởi các nước láng giềng. Tương lai không thuộc về nước Đức mà thuộc về các nước lớn một khi họ tập hợp lại, đề ra các nguyên tắc ứng xử chung. Nhưng các nước này sẽ chịu sự điều khiển của một nước có sức mạnh vượt trội. Năm 1924, ông lập ra tạp chí địa chính trị, tạo được tiếng vang trên thế giới. Tạp chí địa chính trị cổ điển của Đức nhận được sự hợp tác của nhiều học giả quốc tế. Ông đã gặp gỡ Adolf Hitler nhiều lần. Quan điểm địa chính trị của ông có một số ảnh hưởng đến chính sách của Đức Quốc xã; Hitler cũng bàn về địa chính trị trong cuốn sách Cuộc chiến đấu của tôi (Mein Kampf).
Ông trình bày nội dung về địa chính trị theo tính hệ thống giữa Nhà nước, lãnh thổ và nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ. Địa chính trị của Đức cần giải thích rõ mối liên hệ này. Ông khẳng định người Đức là những người văn minh, họ luôn bày tỏ mong muốn được sống cùng nhau trong một cộng đồng. Ông ủng hộ việc thiết lập một không gian sinh tồn rộng lớn cho người Đức. Nước Đức cần phải là một nước lớn, có diện tích rộng. Những biến động chính trị trong những năm 30 khiến cho ý tưởng này ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Nước Đức có ý định thực hiện các chính sách mở rộng lãnh thổ và tạo ảnh hưởng ra các châu lục. Những đề xuất về các vùng đệm là những nét cơ bản trong quan điểm về địa chính trị của Karl Haushofer. Từ ý tưởng về vùng đệm, con người hình dung ra các vùng bao quanh. Thế giới phải được phân chia thành các vùng khác nhau, ở mỗi vùng sẽ có các quốc gia thống trị, có 4 vùng được phân chia trên bản đồ thế giới:
· Châu Mỹ sẽ là vùng bao quanh của nước Mỹ.
· Châu Âu và châu Phi sẽ là vùng đệm của Đức, người Đức sẽ thống trị những khu vực này.
· Nước Nga sẽ lãnh đạo toàn bộ các nước thuộc Liên bang Xô viết.
· Châu Á sẽ là khu vực xung quanh của Nhật.
Sau khi nước Đức bại trận, nhiều người đặt câu hỏi về mối quan hệ của Karl Haushofer với chế độ Đức Quốc xã. Ông bị phía Mỹ tố cáo là người có tác động đến các chính sách quân sự và đối ngoại của Đế chế thứ Ba (III Reich). Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho rằng địa chính trị của Đức là phương tiện tuyên truyền để hợp thức hóa các cuộc xâm chiếm lãnh thổ bằng các chiến dịch quân sự của Hitler. Karl Haushofer không ủng hộ toàn bộ các chính sách quân sự của Đức Quốc xã, nhưng ông tán thành một số kế hoạch như xâm chiếm Áo, thôn tính vùng Sudètes của Tiệp... Ông chưa bao giờ là thành viên của Đảng Quốc xã. Đức Quốc xã cũng không tiếp thu toàn bộ những góp ý của ông về các vấn đề quan trọng có tính địa chiến lược, thậm chí một số nhân vật cao cấp của chế độ còn phải đối những ý tưởng đó.
Karl Haushofer quan tâm đến vùng tâm thế giới, ông đề xuất một liên minh quân sự giữa Đức và Liên bang Xô viết, để cùng nhau kiểm soát vùng này. Tuy nhiên, Đức đã chủ động tấn công Liên bang Xô viết năm 1941. Việc Đức xâm chiếm Liên bang Xô viết đã chứng minh rằng những lời khuyên của ông không được chế độ độc tài chấp nhận, do đó có thể kết luận, ảnh hưởng của ông đối với Đức Quốc xã không nhiều. Ông là người phản đối kế hoạch quân sự chống lại các dân tộc Slave. Ông có dịp gặp gỡ Hitler 10 lần, nhưng không muốn trở thành cố vấn cho Hitler. Hơn nữa Karl Haushofer cũng là một nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc vì vợ ông là người Do Thái, con trai ông bị lực lượng Gestapo sát hại, ông lại có thời gian bị tạm giam trong trại tập trung Dachau. Sau khi chiến tranh kết thúc, các nước đồng minh đã tiến hành điều tra để xem ông có phải ra tòa vì tội ác chiến tranh hay không. Khi vụ việc đang được điều tra dang dở, ông và vợ tự tử năm 1946.
clip_image006Nicholas Spykman (1893-1943) là nhà địa chính trị nổi tiếng người Mỹ. Quan điểm về địa chính trị của ông được giới thiệu trong cuốn sách Chiến lược của Mỹ trong nền chính trị quốc tế: Nước Mỹ và cân bằng quyền lực (1942). Trong giai đoạn này, địa chính trị được công chúng quan tâm và được tìm hiểu kỹ hơn vì nước Mỹ đã tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc xung đột vũ trang trên quy mô rộng lớn cần được phân tích cẩn thận về không gian nơi diễn ra chiến tranh, về mối liên hệ sức mạnh quân sự giữa các bên. Tổng thống Roosevelt đã nói với dân chúng: “Tôi yêu cầu người Mỹ hãy mở bản đồ ra theo dõi, tôi sẽ giải thích một chút về địa lí cho các bạn”.
Nicholas Spykman xem xét và phân tích lại các vấn đề địa chính trị được Mackinder đưa ra trước đây. Ông nghĩ ra một khái niệm mới “vùng trung gian” (Rimland). Ông cho rằng địa chính trị của Mỹ cần phải lưu ý đến vùng trung gian, sau khi chiến tranh kết thúc. Ông cũng dự đoán những kịch bản về quan hệ quốc tế, mối tương quan lực lượng giữa các quốc gia. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng đảo thế giới, nhưng nguyên tắc cơ bản giúp cho một quốc gia thống trị thế giới không phải là vấn đề kiểm soát được tâm thế giới mà là khu vực trung gian giữa tâm thế giới và các khu vực trung quanh trên đảo thế giới.
Rimland là vùng nằm giữa tâm thế giới và các vùng biển gần bờ trải rộng từ Tây Âu, đến Thổ Nhĩ Kì, Iran, Pakistan, bán đảo Ả rập và Biển Đông ở châu Á. Không gian rộng lớn này sẽ là nơi cạch tranh giữa cường quốc về biển (Mỹ) và cường quốc lục địa (Liên bang Xô viết). Sau khi chiến tranh kết thúc, hai đồng minh chiến thắng sẽ trở thành kẻ thù của nhau. Mỹ cần làm chủ vùng trung gian vì khu vực này trở thành thách thức lớn cho chính sách đối ngoại quốc tế. Nếu thành công, Mỹ sẽ có cơ hội tiếp cận với các vùng giàu có về tài nguyên thuộc đảo thế giới và Mỹ sẽ chế ngự được Liên bang Xô viết. Nếu các nước trong khu vực trung gian của thế giới cùng đi đến thống nhất và Liên bang Xô viết có ảnh hưởng sâu rộng ở đây, đó sẽ là một thách thức lớn cho Mỹ.
Nicholas Spykman đưa ra một số lời khuyên cho các nhà lãnh đạo Mỹ, ông nhận định nước Mỹ cần thiết lập các liên minh chặt chẽ và thân thiện với các nước trong vùng trung gian giữa đảo thế giới và tâm thế giới. Nước Mỹ cần liên minh quân sự với châu Âu để lập ra một tổ chức quốc tế trong khu vực này và Mỹ sẽ là thành viên không thuộc châu Âu. Theo một số nhận xét, đây chính là ý tưởng thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Nước Mỹ cần phải liên minh quân sự với Nhật, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc. (Các sáng kiến về địa chính trị được Nicholas Spykman đưa ra năm 1942, cũng vào thời điểm đó, Mỹ tham gia chiến tranh chống lại Nhật, quan hệ của hai bên rất căng thẳng.)
Trung Quốc sẽ nổi lên thành quốc gia có sức mạnh kinh tế lớn nhất và có quân đội đông và mạnh nhất ở khu vực châu Á. Quốc gia đáng ngờ này sẽ thách thức sức mạnh của Mỹ trong khu vực. Do đó, cân bằng lực lượng ở vùng Viễn Đông cần phải được duy trì thường xuyên cả trong hiện tại lẫn tương lai, Mỹ cần thông qua chính sách bảo vệ Nhật như Mỹ đã làm với Anh. (Các nhà lãnh đạo Mỹ đã kí hiệp ước an ninh quốc phòng với Nhật năm 1951, nhờ đó Nhật không phải đầu tư cho quốc phòng mà tập trung nguồn lực phát triển kinh tế kĩ thuật sau chiến tranh. Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính cho trật tự thế giới, đặc biệt là trật tự ở châu Á. Những dự báo của Nicholas Spykman về cơ bản có cơ sở).
Địa chính trị Mỹ được phác họa qua những ý tưởng của Nicholas Spykman: Mỹ tìm mọi cách ngăn chặn sức mạnh của Liên bang Xô viết ra khu vực trung gian, bằng cách xây dựng các liên minh quân sự, để cùng nhau giải quyết những căng thẳng về chính trị, những bất đồng về ý thức hệ, giữ cân bằng sức mạnh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự như việc Mỹ tham chiến tại Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan. Những phân tích của Nicholas Spykman mang tính dự báo, vì ông không biết đến chiến tranh lạnh do qua đời năm 1943.
Lí thuyết địa chính trị được Nicholas Spykman xây dựng không nhận được sự ủng hộ của đa số các nhà nghiên cứu. Có người phê bình phương pháp của ông dựa theo Karl Haushofer khi đề cập đến các vấn đề của địa chính trị. Khi ông lấy lại ý tưởng của Karl Haushofer, bằng cách thừa nhận các mối quan hệ giữa các nước chỉ là những liên hệ dựa trên sức mạnh. Nhà địa lí người Pháp Jean Gottmann phê bình Nicholas Spykman và cho rằng ông dựa theo lập luận của Mackinder để phân tích các vấn đề địa chính trị của Mỹ. Ông cũng thường xuyên vay mượn các phân tích của các nhà địa chính trị Đức, kết hợp với các mánh khóe chính trị của Hitler trong Cuộc chiến đấu của tôi.
Khái niệm địa chính trị hầu như không còn được nhắc đến trong các bài diễn văn, giới lãnh đạo ít khi nhắc đến từ địa chính trị vì khái niệm này có nhiều mối liên quan đến chế độ Đức Quốc xã, nên nó không có tính hợp pháp sau khi kết thúc chiến tranh. Tìm hiểu về địa chính trị đồng nghĩa với tìm hiểu các kế hoạch chiến lược của Đức Quốc xã nhằm thống trị thế giới. Các công trình của Karl Haushofer bị đánh giá như những biến thái của địa chính trị đã được người Đức sử dụng như một công cụ để thực hiện mục đích của mình. Địa chính trị bị cấm đề cập tại các nước Đông Âu và Liên Xô vì khi bàn về địa chính trị, các nhà lãnh đạo cộng sản hay liên hệ đến hiệp ước Đức-Liên Xô. Staline luôn tin tưởng vào hiệp ước này và đã ủng hộ nội dung địa chính trị trong hiệp ước trong suốt 2 năm (1939 và 1941), chỉ đến khi Đức tấn công Liên bang Xô viết, Staline mới tỉnh ngộ.
Các nhà trí thức marxist lại luôn theo quan điểm kinh tế quyết định chính trị, tiêu chí địa lí chỉ là phụ. Địa chính trị trở nên vô ích vì chiến tranh lạnh đòi hỏi các bên phải duy trì mức độ cân bằng về sức mạnh chính trị và quân sự để tránh mọi nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Phe tư bản và phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ và Nga cần giữ cân bằng sức mạnh hạt nhân. Địa chính trị không phải là yếu tố quyết định đến cân bằng sức mạnh giữa các cường quốc khác biệt về ý thức hệ, cân bằng sức mạnh ở đây chính là khả năng đối đầu về kĩ thuật và công nghệ chứ không phải đối đầu về vị trí địa lí chiến lực giữa hai phe trong thời kì chiến tranh lạnh.
Ngành hàng không có những tiến bộ vượt bậc, giúp cho con người đi lại dễ dàng hơn. Tin học, viễn thông cũng giảm bớt những trở ngại về khoảng cách, tạo điều kiện cho con người giao lưu tốt hơn. Hơn nữa, các nước ngày càng hòa nhập vào các tổ chức kinh tế. Một số khu vực như Liên hiệp châu Âu có thị trường chung, điều đó giảm bớt chủ quyền của các nước về các vấn đề kinh tế, các nước bị giới hạn chủ quyền về trao đổi thương mại và tiền tệ. Những thay đổi này, khiến các quốc gia mất đi vai trò trọng tâm về chiến lược phát triển, đây lại chính là nội dung chính của địa chính trị, cho nên địa chính trị không có vị trí quan trọng như trước.
Địa chính trị, sau một thời gian ít được bàn đến lại được nhắc đến nhiều hơn kể từ khi Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, sau khi Nixon thăm chính thức Trung Quốc năm 1972. Cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thấy có nhiều lợi ích khi hợp tác với nhau, Mỹ là đối thủ của Liên bang Xô viết, Trung Quốc lại có những xung đột với quốc gia này, cả hai bên đều muốn đấu tranh để giảm bớt ảnh hưởng của Liên bang Xô viết. Các vấn đề về địa lí, lợi ích chính trị lại được đề cập đến.
Chính sách đối ngoại của Pháp do De Gaulle khởi xướng cũng phản ánh địa chính trị của Pháp. De Gaulle đề xuất thành lập một tổ chức hợp tác giữa các nước châu Âu để tạo thế cân bằng giữa Mỹ và Liên Xô. Pháp công nhận Trung Quốc là một nước có chủ quyền hợp pháp ngay từ năm 1964, đó cũng là một quyết định mang tính địa chính trị.
Khái niệm địa chính trị được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến nhiều lần năm 1979, trước đó, quân đội Việt Nam tiến đánh Campuchia, giải phóng nước này khỏi chế độ diệt chủng Khmer đỏ, chế độ của Polpot lại được Trung Quốc hậu thuẫn. Đáp trả hành động này, Trung Quốc đã gây chiến tại các vùng biên giới của Việt Nam. Henry Kissinger sử dụng từ địa chính trị để chỉ cân bằng về sức mạnh chính trị trên toàn cầu. Năm 1976, nhà địa lí người Pháp Yves Lacoste cho xuất bản tạp chí Hérodote chuyên về các vấn đề địa chính trị của Pháp.
N. M.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
(*) Trích phần 1, trong bài giảng Địa chính trị cho năm học 2012-2013, Master 1 de droit public et science politique, l'Université de Bordeaux.

Trần Hoàng - Cuộc Cách Mạng Nhung tại Séc-Slovakia tháng 11 năm 1989: Một cách nhìn khác (Phần II)

Trần Hoàng biên dịch
Tác giả gửi đến Dân Luận
Chủ Nghĩa Cộng Sản hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số rất ít quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, ..., tuy nhiên sớm hay muộn cũng sẽ sụp đổ và tan rã, đó là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được của thời đại. Vì công việc chuyển giao quyền lực là một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp, lại có tác động quá rộng khắp, quá sâu sắc tới mọi phương diện của đời sống xã hội không chỉ trong hiện tại, mà còn trong tương lai nên việc nghiên cứu các kinh nghiệm cũng như các đánh giá quá trình chuyển giao quyền lực ở các nước Cộng Sản cũ tại Đông Âu từ mọi phương diện, mọi cách tiếp cận và nhìn nhận là hết sức cần thiết, không bao giờ là có hại mà ngược lại, có thể đem lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích, có thể lưu ý chúng ta về những khía cạnh tế nhị, tinh vi dễ bị bỏ qua. Đó cũng là mục đích của bài biên dịch này.

2. Phe cộng sản đã khôn khéo lợi dụng sự non nớt, thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như những sai lầm và yếu điểm của lực lượng dân chủ trong thời kỳ đàm phán, thu được nhiều lợi ích cho họ

Một trong những tài liệu về viết về diễn biến chính trị tại Séc-Slovakia trong thời gian kế sau sự kiện 17.11.1989 chi tiết nhất, thường được nhắc tới nhất, là cuốn sách Mê Lộ Cách Mạng (tiếng Séc: Labyrintem revoluce) của ông Jiri Suk, một nhà sử học và chính trị học, hiện đang công tác tại Viện Sử Học Đương Đại thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Séc, xuất bản năm 2003. Dưới ngòi bút của một nhà sử học, các sự việc được viết ra trong cuốn sách này đúng như chúng được tác giả quan sát và biết đến, tổng hợp lại sau nhiều năm nghiên cứu; các nhận định, suy luận, cũng như các suy diễn, nếu có, là tỉnh táo, hoàn toàn không có tính quá thái, gò ép. Vì thế tài liệu này có thể cho người đọc một bức tranh có thể nói là khá chính xác và khách quan về tình hình chính trị tại quốc gia này sau cuộc cách mạng Nhung 1989. Dưới đây sẽ là nội dung tóm tắt của cuốn sách.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Séc-Slovakia, vốn được qui định trong hiến pháp năm 1960 của Liên bang hai nước này, đặt toàn bộ Quốc Gia Séc-Slovakia dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản. Hệ thống hiến pháp dân chủ (từ năm 1968 thêm đặc tính liên bang) thực chất chỉ là cái vỏ che đậy cho cơ cấu lãnh đạo với một trung tâm quyền lực duy nhất.
Sau sự kiện 17.11.1989, ở nước này có quan điểm phổ biến nhưng khá mơ hồ là chức vụ tổng thống sẽ giữ một ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ chuyển đổi (tức là trước khi có tổng tuyển cử tự do).
Trong khi ông Ladislav Adamec, thủ tướng Cộng Sản đương nhiệm, đang đàm phán với phong trào dân chủ, tập hợp quanh các tổ chức Diễn Đàn Công Dân (Občanské Fórum) ở Séc và Công Chúng Chống Bạo Lực VPN ở Slovakia về việc thành lập chính phủ mới (từ ngày 28.11 tới 6.12), Đảng Cộng Sản Séc - Slovakia dường như bị đẩy ra ngoài rìa và hoàn toàn bị tước mất khả năng can thiệp vào công việc chính trị trong nước. Ông Adamec trước đó đã tạm thời từ giã đảng mình, nỗ lực hoạt động cá nhân nhưng không thành công, vì thế ông ta thấy không còn lựa chọn nào khác là quay lại với đảng phái chính trị trước đó của mình, tìm cách khôi phục địa vị lãnh đạo trong đảng rồi dùng nó làm phương tiện thực hiện kế hoạch mới.
Đúng trong lúc tình thế là vô cùng bất lợi cho phe Cộng Sản thì Diễn Đàn Công Dân chính thức công nhận Đảng Cộng Sản là lực lượng đàm phán chính, ngẫu nhiên trả lại cho Đảng Cộng Sản một phần vai trò chính trị. Đảng Cộng Sản Séc-Slovakia đứng trước thềm một chính trường mới, tinh vi hơn. Họ đã tận dụng cơ hội trời cho, khi phong trào dân chủ không có kế hoạch chiếm đa số trong chính phủ mới, tìm cách lấy lòng phong trào dân chủ. Sự sẵn lòng nhượng bộ rộng khắp, tuy nhiên, chỉ là cái vỏ bên ngoài. Diễn Đàn Công Dân, lẽ ra phải có định hướng thực tế trong tình hình hiện thời, lại hoàn toàn bị ngạc nhiên, có thể nói bị sốc trước thái độ của Đảng Cộng Sản. Như thể cộng sản đã thực sự lùi bước trước sức ép của dân chủ! Đảng Cộng Sản thì giải thích thái độ nhượng bộ của mình như hành vi chuộc tội. Từ lúc đại diện của Đảng Cộng Sản ngồi vào bàn đàm phán tại Cung Văn Hóa Praha, họ làm ra vẻ đã từ bỏ hoàn toàn độc đoán quyền lực, đã từ bỏ hoàn toàn các phương thức chính trị chuyên quyền, toàn trị.
Sau khi giải quyết xong vấn đề dàn xếp nhân sự cho chính phủ liên bang lâm thời, được gọi là “chính phủ thông hiểu dân tộc” với kết quả không phải là hoàn toàn thua thiệt cho phe Cộng Sản nếu xét tới thái độ chung của dân chúng dành cho họ trong thời gian này (thủ tướng chính phủ là ông Marian Calfa, người của Đảng Cộng Sản), phe Cộng Sản bắt đầu tập trung chú ý vào chức vụ tổng thống.

Dr. Gustáv Husák
Để thuyết phục được ông Gustáv Husák, tổng thống Cộng Sản đương nhiệm, để ông ta tự động từ chức, không có gì là quá khó. Tuy thế, phe Cộng Sản đã gắn vào việc này một dàn xếp chiến lược và đã thực hiện tốt chiến lược này: ngày 8.12.1989, tại “bàn tròn”, đại diện Đảng Cộng Sản chấp thuận điều kiện của Diễn Đàn Công Dân (bao gồm cả đại diện của Công Luận Chống Bạo Lực VPN), để dành chức vụ tổng thống do một người dân tộc Séc (không đảng phái) đảm nhiệm, vì chức vụ thủ tướng đã được dành cho một người có dân tộc Slovaka (ông Calfa, đảng viên Đảng Cộng Sản), mặc dù phe Cộng Sản đã tìm ra một phương cách giải quyết khác, được chấp thuận kia ngụy trang giúp. Đó là một cách giải quyết rất đơn giản, nhưng rất hợp thời và rất hiệu quả - bầu cử tổng thống trực tiếp! Phe Cộng Sản đã khéo léo sử dụng thực tế là có nhiều ứng cử viên ra tranh cử tổng thống: Václav Havel, Alexander Dubček, Cestmir Cisar và Ladislav Adamec (hai người cuối là đại diện của Cộng Sản) để biện hộ cho cách giải quyết này. Theo họ, để tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, tốt nhất là nên để các ứng cử viên có cơ hội bình đẳng trong việc tìm kiếm ủng hộ của cử tri. Những lời thổ lộ có tính tự phê bình của các nhân vật lãnh đạo Cộng Sản cao nhất, thú nhận công rằng quốc hội đương nhiệm, với các thành viên là người của phe Cộng Sản, không có tư cách xứng đáng để bầu lên tổng thống, gây bất ngờ nhiều người và không ngờ đem lại hiệu quả cao. Mục đích chính của chiến thuật này là gây khó dễ cho ông Havel, mở đường cho Adamec, người theo phe Cộng Sản có khả năng thắng lợi khá lớn (trong con mắt của Cộng Sản, hai ứng cử viên còn lại còn dễ chấp nhận hơn ông Havel). Phe Cộng Sản cho rằng bầu cử trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng văn hóa chính trị mới. Tính toán chính trị của họ là rõ ràng: họ muốn công luận thấy đợt bầu cử tổng thống là thử nghiệm đầu tiên của dân chủ; nguyên thủ quốc gia phải được người dân trực tiếp bầu ra, tiến trình dân chủ đang lan tỏa tới mọi ngóc nghách đất nước. và người khởi xướng ra hướng đi duy nhất của dân chủ là Đảng Cộng Sản Séc-Slovakia đã hoàn toàn cải cách và thức tỉnh.
Mặc dù phe Cộng Sản lúc đó vẫn đang chiếm đại đa số quốc hội, họ không thể thông qua bất cứ luật định nào mà không có trao đổi với phong trào dân chủ. Vì thể, ngày 11.12, họ đề nghị khởi xướng đàm phán về bầu cử tổng thống. Diễn Đàn Công Dân lúc đó, vì những lí do không rõ, lại đột ngột thay đổi chiến lược đối thoại song phương trước đó của mình, tuyên bố chỉ đàm phán nếu các đảng phái chính trị khác ở trong nước tham gia “bàn tròn”. Khi các đảng phái chính trị lớn nhất trong thời gian đó như Đảng Nhân Dân Séc-Slovakia, Đảng Xã Hội Séc-Slovakia … ngồi vào bàn đàm phán thì đại diện của Diễn Dàn Công Dân có lúng túng lớn, họ không thể đồng ý với ý kiến bầu cử tổng thống trực tiếp của phe Cộng Sản, cũng không thể buộc các phía tham gia đồng ý đưa ứng cử viên của họ, ông Vaclav Havel, lên giữ chức tổng thống mà không cần qua bầu cử, nhất là khi các đảng phái khác đều có ứng cử viên của mình, lại cũng không thể đề nghị Quốc hội liên bang với thành phần nhân sự cũ (Cộng Sản) bầu ông Havel, nhất là khi chính phe Cộng Sản trước đó đã đưa ra lưu ý về tính không phù hợp của một đợt bầu cử tổng thống bằng hình thức này. Ngoài ra, ông Alexander Dubček, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng Sản Séc-Slovakia trong thời gian sự kiện Mùa Xuân Praha lừng danh thế giới cũng có ý định tranh cử vào chức vụ tổng thống, ngoài các nguyên nhân khác có nguyên nhân ông muốn nhận được đền bù chính trị thỏa đáng.
Nguyên nhân chính tại sao phe dân chủ bác bỏ bầu cử trực tiếp là do có lo ngại ông Havel sẽ không thành công trong cuộc cạnh tranh cho chức vụ tổng thống. Ông Havel được biết đến như một nhân vật đối kháng chống Cộng Sản có tiếng ở nước ngoài nhiều hơn là ở trong nước. Phần lớn quần chúng nhân dân chỉ biết tới ông ta sau sự kiện tháng 11 năm 1989. Các ứng cử viên khác như ông Adamec (người có thể được nhiều phiếu bầu của cử tri các vùng nông thôn có tuyên truyền mạnh của phe Cộng Sản), và đặc biệt là ông Dubček, đều có thể là những ứng cử viên nặng giá. Tên tuổi ông Dubček đã ăn sâu vào tâm trí nhân dân như "người anh hùng của Mùa Xuân Praha", như một lãnh đạo cộng sản thực sự muốn thực hiện các cải cách dân chủ hóa trong xã hội. Tên tuổi ông Dubček cũng lừng danh ở nước ngoài. Trong mọi tiêu trí đánh giá, ông Dubček hơn hẳn Havel. Ngay cả trong quốc hội người ta cũng dự đoán là Dubček sẽ nhận được ủng hộ toàn diện. Trong lúc đó Havel không có ủng hộ ngay cả từ phía gia đình của mình, vợ ông ta là bà Olga không đồng tình và mẹ vợ là bà Dagmar thậm chí nói thẳng cho ông ta biết là bà sẽ ủng hộ ông Dubček. Bản thân ông Havel cũng hoàn toàn không muốn tham gia các cuộc tranh luận chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với các ứng cử viên đối thủ của mình, nơi ông ta có thể thuyết phục giới cử tri, cho họ thấy ông ta là ứng cử viên ưu việt nhất, xứng đáng nhất. Ông Havel cho rằng việc ông ta lên giữ chức vụ tổng thống là điều hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi, điều này làm cho công việc của Diễn Đàn thêm khó khăn.
Đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan này, phong trào dân chủ, trước hết là Diễn Đàn Công Dân, đột nhiên lại có thay đối chiến thuật, đòi hỏi phải có sự tiếp nối hiến pháp, tức là tuân thủ theo bản hiến pháp (Cộng Sản) đang có giá trị để tổ chức bầu cử tổng thống qua quốc hội. Thế là ở đây xuất hiện một nghịch lý lớn: phe dân chủ muốn giữ nguyên trạng hiến pháp của chế độ cũ, trong lúc đại diện của chế độ cũ lại đang nỗ lực tìm cách tiến hành những thay đổi lớn trong hệ thống hiến pháp.
Diễn Đàn Công Dân sớm nhận ra nghịch lý này, cho điều này là có “hơi kỳ một chút”. Họ giải thích là không phải mọi việc có vẻ dân chủ đều dân chủ, rằng tổng trưng cầu dân ý là một trong rất nhiều các phương tiện chính trị, bản thân nó không phải là tự hoàn hảo, tất cả phụ thuộc vào việc nó được dùng tới khi nào, họ cho rằng đây là thời điểm kém phù hợp nhất cho việc thay đổi hiến pháp một cách thiếu cân nhắc và miễn cưỡng, rằng thêm vào đó hiến pháp cần phải được thay đổi bới những người dân chủ, chứ không phải bởi đại diện của chế độ cũ.
Đó là các lý lẽ nói chung là đúng, nhưng không mấy thuyết phục. Giới chính trị đối lập hoàn toàn không muốn hiểu, còn người dân lại không có khả năng để hiểu được. Vì thế ủng hộ cho bầu cử trực tiếp không lắng xuống mà còn mạnh lên. Nhiều tổ chức và đoàn thể đứng về phía tổng trưng cầu dân ý (tức bầu cử trực tiếp), hoặc vì ngây thơ, thực lòng muốn góp sức cho một việc có ích, hoặc vì tính toán thực dụng. Trên báo chí xuất hiện kết quả các đợt lấy ý kiến người dân, cho thấy đại đa số dân chúng đồng tình với bầu cử trực tiếp. Mặc dù có cố gắng bằng nhiều cách, Diễn đàn công dân tiếp sau đó không thành công trong việc tìm kiếm ủng hộ của đông đảo quần chúng.
Ngay cả trong quốc hội thì cũng không có gì đảm bảo cho phong trào dân chủ. Khả năng để Diễn Đàn Công Dân tác động được đến Quốc Hội Liên Bang là rất nhỏ vì không có đại diện của mình trong cơ quan này. Trong số 350 thành viên của quốc hội thì đại đa số là đại diện của Đảng Cộng Sản, chỉ có nhóm 17 thành viên của Đảng Nhân Dân Séc-Slovakia và một vài đảng viên của Đảng Xã Hội là đại diện cho lực lượng dân chủ. Các ý tưởng của Diễn Đàn Công Dân chỉ được gián tiếp tuyên bố thông qua số ít các nghị sĩ của hai đảng này. Vũ khí duy nhất của phong trào dân chủ là tổng huy động quần chúng. Nhưng ngay sau khi thành lập “chính phủ thông hiểu dân tộc”, Diễn Đàn Công Dân lại đã có kêu gọi từ bỏ mọi hoạt động đình công, biểu tình dưới lý do nhanh chóng thiết lập ổn định ổn định trong nước, họ cũng cho rằng con đường đi tới tổng bầu cử tự do đã phong quang và chắc chắn. Mặc dù có đề xuất trước hết tái tổ chức cơ cấu nhân sự của quốc hội liên bang (tức là cách chức những nghị sĩ thoái hóa, thay bằng đại diện của Diễn đàn công dân và Công chúng chống bạo lực), rồi mới để quốc hội bầu ra tổng thống, cũng như một số đề xuất khác, công cuộc đàm phán vẫn là trong ngõ cụt, không có tiến triển gì.
Trong tình thế được coi là bất lợi mọi mặt cho phong trào dân chủ, ông Marian Calfa, thủ tướng chính phủ "Thông Hiểu Dân Tộc", một nhân vật trước đó kín tiếng, ít xuất hiện, chỉ được biết đến như một hình nộm tạm thời ngồi trên ghế thủ tướng bất quá là tới đợt tổng tuyển cử quốc hội sắp tới, đã vào cuộc. Cần nhắc thêm ở đây là trước đó, ông Calfa đã từng giữ chức thủ tướng chính phủ trong thời gian vài ngày (7.12.1989 – 10.12.1989) sau khi ông Ladislav Adamec, thủ tướng chính phủ Cộng Sản từ năm 1988, xin từ chức. Trong thời gian đàm phán về chuyển giao quyền lực, phe Cộng Sản đứng đầu là thủ tướng Ladislav Adamec đang thoái vị thấy cần thiết phải có một đại diện không những chỉ có năng lực chính trị mà chủ yếu phải có năng lực chuyên môn, nhất là trong lĩnh vực pháp lý để đưa Đảng Cộng Sản ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng. Ông Marian Calfa vì thế đã được ông Adamec đề xuất lên thay mình. Ông Calfa là một chuyên viên luật, từ năm 1988 giữ chức Bộ Trưởng Phụ Trách Pháp Lý đồng Chủ Tịch Ủy Ban Pháp Lý Nhà Nước. Nhiệm vụ quan trọng nhất mà ông Calfa được trung tâm quyền lực chế độ cũ trao cho là chuẩn bị thảo lập một bản hiến pháp mới. Bản hiến pháp mới này đã được đệ trình lên vào tháng 10 năm 1989, về cơ bản không khác gì mấy hiến pháp hiện hành từ năm 1960 và Pháp định về Liên Bang Séc-Slovakia từ năm 1968, chỉ được thay đổi một vài điểm có tính chất hình thức để phù hợp hơn với tình hình mới.
Từ cương vị thủ tướng chính phủ lâm thời của mình, ông Calfa theo dõi cuộc chiến xoay quanh bầu cử tổng thống một cách chăm chú. Khó khăn của phe dân chủ đã tạo cho ông ta một cơ hội can thiệp tích cực. Ông Calfa biết rõ rằng việc can thiệp của ông ta có thể có tính quyết định, đồng thời đó cũng là cơ hội để ông ta cho phe dân chủ thấy vị thế của mình. Động cơ đứng ra can thiệp được ông Calfa giải thích vắn tắt sau đó như sau: “Diễn Đàn Công Dân không làm thế nào để đưa ông Havel lên làm tổng thống”.

Václav Havel
Vào ngày 15.12, ông Calfa đã mời ông Havel đến trao đổi trong một gặp mặt chỉ có hai người với nhau. Như sau này kể lại, ông Calfa quyết định như vậy vì biết mình có vị trí đặc biệt mà diễn biến tình thế trong các tuần cuối đã đem lại cho ông ta, lúc đó ông ta đã nắm trọn trong tay mình hầu như mọi quyền lực quốc gia: với tư cách thủ tướng chính phủ ông ta đang đại diện cho tổng thống, tức là cũng nắm chức Tổng Chỉ Huy Quân Đội và Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Phòng Quốc Gia, ngoài ra còn cùng với hai phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc Phòng Liên Bang. Với các thẩm quyền đặc biệt, ông Calfa quyết định tiến hành công việc của mình, tính toán kỹ không để có kẽ hở. Các chuyên gia được gọi về từ Đan Mạch được ông ta trao cho nhiệm vụ tháo bỏ hệ thống nghe trộm trong một phòng họp của Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ. Tại đây, sáng ngày 15.12, ông Calfa đã gặp ông Havel và hứa tìm cách sắp xếp để Quốc Hội Liên Bang bầu ông Havel lên giữ chức vụ tổng thống trước khi năm 1989 kết thúc. Khi ông Havel nói lên suy nghĩ của mình là Quốc Hội với thành phần nhân lực hiện thời chắc không bao giờ lại bầu ông ta vào chức vụ tổng thống thì ông Calfa đáp lại như một chính khách sừng sỏ và từng trải, đại ý rằng "họ sẽ phải bầu thôi, dù sao các nghị sĩ cũng không phải là sắt đá, họ sẽ tính toán lại sẽ phải hứng chịu những gì nếu chống lại ... Ngoài ra Quốc Hội liên Bang không biết cách gây khó dễ, chưa bao giờ họ thử làm như thế, còn ta thì phải sử dụng họ trong đúng thành phần nhân lực như hiện tại, vốn quen thói thông qua mọi đề xuất mà những cá nhân có thế lực cao đưa ra ..."
Và thế là hai người đã thảo ra một kế hoạch sau đó được giữ kín giữa những cộng sự gần gũi nhất của họ. Thủ tướng hứa sẽ sắp xếp để các nghị sĩ Cộng Sản kết thúc mọi hoạt động có liên quan tới bầu cử trực tiếp, hoàn toàn tuân thủ theo ý nguyện của phong trào dân chủ, ông ta cũng sắp xếp để một nghị sĩ nào đó của Slovakia từ chức, đưa ông Alexander Dubček vào thế chân, những việc này phải được làm xong trước 19.12, ngày hai nghị viện của Quốc Hội Liên Bang bắt đầu phiên họp để lắng nghe tuyên bố về chương trình nghị sự của Chính Phủ Liên Bang, trong chương trình của chính phủ, thủ tướng sẽ kêu gọi các nghị sĩ quốc hội vì ổn định chính trị và đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa bầu ông Havel lên giữ chức vụ tổng thống trước khi năm 1989 kết thúc. Kế hoạch được kết thúc trong vòng hai tuần sau đó, vào ngày 28.12 với việc bầu ông Dubček làm Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang và bầu Havel làm Tổng Thống Liên Bang.
Ông Calfa quả đã tính toán tới từng chi tiết nhỏ nhất. Ông Havel khó có thể trở thành tổng thống vì ông ta đã từng là tội phạm: tháng 5.1989, trong một vụ án chính trị, tòa án Cộng Sản đã ban cho ông ta hình phạt có điều kiện. Để dẹp đi cản trở hình thức này, ông thủ tướng, với tư cách thay mặt cho tổng thống sẽ ra lệnh ân xá cho ông Havel. Tình thế quả thực là trái khoáy: một vài ngày sau cuộc gặp gỡ song phương, người giữ chức vụ cao nhất của chế độ mới nhận được qua đường bưu điện lệnh ân xá với chữ ký của một quan chức hành chính Cộng Sản!
Kế hoạch chung trên được hai bên tiến hành từ ngày 16.12. Việc khó nhất là thuyết phục các nghị sĩ để họ bỏ phiếu cho ông Havel. Trước một số cá nhân ông Calfa phải dùng đến áp lực. Chỉ có riêng ông ta mới biết rõ phương cách nào đã được ông ta dùng tới, tuy vậy ông ta đã nói sơ qua như là rất cứng rắn: “Tôi đã khá tàn nhẫn. Quả thực là thế. Đơn giản là có một số nghị sĩ cần thuyết phục … họ vốn cho rằng đó là lần bầu cử cuối cùng của họ tại Quốc Hội, và sau đó đúng là như thế. Còn tôi thì tôi quả thực đã rất ghê gớm, và tôi buộc phải nói là tôi đã lọt vào một tình thế không mong muốn chút nào, vì một mặt tôi là người Cộng Sản, còn mặt khác là một kẻ phản bội ghê gớm.” Trong nỗ lực này, ông Calfa đã được Chủ Tịch Đảng Xã Hội Séc-Slovakia, Đảng Nhân Dân Séc-Slovakia, các ông Bohuslav Kucera và Josef Bartoncík, những chính khách thay đổi tư tưởng chính trị, trước đó đã được bầu vào Ban Chủ Tịch Quốc Hội, giúp sức. Sau bốn ngày, mọi việc cơ bản đã được an bài.
Trong phiên họp vào ngày thứ ba, 19.12, Quốc Hội Liên Bang chỉ có hai mục làm việc – tuyên bố chương trình của chính phủ và dự luật đề xuất của nhóm nghĩ sĩ Đảng Nhân Dân về việc kéo dài thời gian bầu cử tổng thống. Phiên họp đã được truyền hình trực tiếp và có thể theo dõi được tại quảng trường Vaclav, nơi có hơn 100 nghìn sinh viên biểu tình ủng hộ ông Havel. Tất cả các nghĩ sĩ lên phát biểu trong ngày hôm đó, bao gồm cả các nghị sĩ Cộng Sản, đều nhất loạt ủng hộ ông Havel và nhất loạt đồng tình với việc bầu tổng thống trước khi năm 1989 kết thúc. Đại diện các đảng phái và phong trào chính trị tham gia đàm phán “bàn tròn” chính thức thông qua vào ngày 22.12 đồng thuận về các chức vụ quốc gia cao nhất – ông Dubček sẽ là Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang, ông Havel Tổng Thống Liên Bang Cộng Hòa. Ngày 28.12, trong một cuộc bỏ phiếu kín, Quốc Hội đã bầu đúng như vậy với 100% số phiếu thuận cho cả hai trường hợp.
Trên đây là những sự việc then chốt diễn ra tại chính trường Liên Bang Séc-Slovakia trong thời gian ngay từ 17.11 tới ngày ông Vaclav Havel được chính thức bầu làm tổng thống dân chủ đầu tiên của quốc gia này được miêu tả lại trong cuốn sách Mê Lộ Cách Mạng. Vai trò chính trị của ông Calfa là có tính quyết định cho diễn biến này. Tuy nhiên, xuất hiện những câu hỏi lớn về động cơ của ông Calfa trong "những đóng góp cho việc ổn định tình hình chính trị trong nước" và hoàn tất công cuộc trao nhận quyền lực. Tại sao ông ta làm vậy? Ông ta được gì trong thỏa thuận với ông Havel? Nội dung chính xác của thỏa thuận kia là gì? ... Theo tác giả của cuốn sách trên thì các câu trả lời là khá đơn giản: Ông Calfa vốn là một nhà chính trị thuộc nhóm thực tiễn, không bị mù quáng bởi lý tưởng và răn dạy của đảng Cộng Sản, ngay từ trước đó đã có sẵn nhìn nhận rằng thay đổi xã hội theo hướng dân chủ hóa là không thể tránh khỏi, vì thế đã có ít nhiều chuẩn bị sẵn sàng. Cũng là một nhà chính trị thực tiễn, ông ta đã từ bỏ ràng buộc đảng phái và chọn lấy chiến thuật tìm sống sót chính trị cho riêng mình trong tình hình chính trị mới (Ông Calfa không những không sống sót trên trường chính trị mà còn đạt được những thành công không dễ có được: không những là thủ tướng của chính phủ “thông hiểu dân tộc” lâm thời, ông tiếp tục giữ chức vụ thủ tướng trong nội các chính phủ tiếp theo (27.6.1990 – 2.7.1992). Trong thỏa hiệp với ông Havel, ông Calfa không đại diện cho Đảng Cộng Sản, mà chỉ có tư cách đại diện cho cơ cấu nhà nước mới và lợi ích của các cơ cấu này, một khi nhận được thức rằng khúc ngoặt là định đoạt, ông ta đã khôn ngoan quyết định đi theo hướng đi tất yếu của lịch sử, góp một tay cho phong trào dân chủ. Và theo thông tin tác giả Jiri Suk nhận được từ phía các bằng hữu của ông Havel thì yêu cầu đền đáp của ông Calfa chỉ có tính tượng trưng: ông ta đề nghị phong trào dân chủ, trước hết là Diễn Đàn Công Dân, thay đổi nhìn nhận không lấy gì làm tốt đẹp về mình.
Thực tế cho thấy lo lắng của Diễn Đàn Công Dân về khả năng ít thắng lợi của ông Havel trong một cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp là hoàn toàn có căn cứ. Ông Petr Pithart, một trong những lãnh đạo nòng cốt của Diễn Đàn Công Dân, cộng tác gần gũi của ông Vaclav Havel trong những năm then chốt 1989-1990 cho biết trong bài phỏng vấn đăng trên dennik.cz ngày 19.10.2009 (đã nói tới ở phần trên): thì trong những ngày đầu tiên của cách mạng, dân chúng ở Praha hô vang khẩu hiệu đòi ông Dubcek lên làm tổng thống. Sau khi biết tới những nhân vật chính của cuộc đảo chính xuất hiện, thì họ hô vang tên ông Komarek (Valt Komarek, giám đốc Viện dự đoán thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Séc-Slovakia, cũng là một trong những lãnh quan trọng của Diễn Đàn Công Dân, cũng đã được nhắc tới ở phần trên) chứ không phải tên ông Havel. Các cuộc thăm dò ý kiến dân chúng đầu tiên được tiến hành ở Séc sau ngày 17.11 cho thấy ông Komarek có ủng hộ cao nhất, sau đến Adamec (ứng cử viên Cộng Sản) và ông Dubček (chưa tính tới ủng hộ rất lớn cho ông Dubček) tại CH Slovakia, còn ông Havel chỉ được khoảng 2% cử tri ủng hộ.
Theo ông Jiri Abraham, tác giả bài viết “Những người anh hùng và những tên Giuđa năm 1989 hay mọi thứ đều là không phải như vậy. Sự thật về sự kiện 17.11.1989” đăng trên trang điện tử listopad.wordpress.cz đã nhắc tới ở phần trên, thì sự thực là hoàn toàn khác với các kết luận về thỏa thuận Havel-Calfa trong cuốn sách Mê Lộ Cách Mạng. Theo ông Abraham thì ông Calfa là một nhà chính trị rất có năng lực, nhưng cũng không kém phần khôn ngoan. Theo dõi sát sao cuộc tranh đấu chiếc ghế tổng thống, cũng như tình thế khó khăn của Diễn đàn công dân, ông ta nhận biết được thời điểm nên tỏ ra hào phóng, sẵn lòng giúp đỡ. Vì thế ông ta mới chủ động mời Havel tới gặp, cuộc gặp gỡ này thực chất bao gồm những thỏa hiệp sau:
1. Thống nhất là chức vụ tổng thống sẽ dành cho Vaclav Havel.
2. Thống nhất các điều kiện trao quyền lực chính trị cho Diễn Đàn Công Dân, một tổ chức ngờ nghệch, thiếu chuẩn bị, không có đường lối rõ ràng.
3. Điểm xuất phát là sự tiếp nối về mặt pháp lý hiến pháp và luật pháp Cộng Sản. Vì Quốc Hội Cộng Sản là cơ quan thể chế bầu lên tổng thống, nó sẽ nghiễm nhiên trở thành một bộ phận của hệ thống quyền lực nhà nước mới.
4. Những điều trên đồng nghĩa với:
a) Tổng thống của “Cách mạng Nhung” sẽ được bầu ra bởi đại diện của phe Cộng Sản,
b) Người của phe Cộng Sản được đảm bảo không bị truy kết tội phạm hình sự và được phép tiếp tục tham gia đời sống chính trị,
c) Bình đẳng trong kinh doanh kinh tế (thực chất là Cộng Sản có ưu thế nhờ vào của cải đã vơ vét, tích lũy được và những lợi thế khác).
Vì có sự tiếp nối luật pháp, thực chất người của phe Cộng Sản, trong bộ cánh mới có thay đổi tý chút, lại trở thành người cai quản công việc quản lý đất nước trong chế độ mới. Ngay sau đó, vào ngày 23.1.1990, Luật Định số 15/1990 về các đảng phái chính trị được Quốc Hội Liên Bang thông qua, thực chất của luật định này được cho là công nhận tính hợp pháp của Đảng Cộng Sản và đặt nó dưới đảm bảo luật pháp của các cơ quan nhà nước và hiến pháp. Như thế là “người của tướng Lorenc” và các đối tượng tương tự đã đạt được thắng lợi có lẽ không bao giờ họ ngờ tới.

Alexander Dubček
Theo thỏa hiệp giữa Calfa và Havel, ông Dubček, ứng cử viên nặng ký nhất cho chức vụ tổng thống, đã bị dẹp sang một bên, cho giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội, tức là in hệt như năm 1969, sau ông khi mất chức bí thư Đảng Cộng Sản! Người ta còn an ủi, cho ông lời hứa rằng “sau ông Havel sẽ đến lượt ông”. Ông Abraham có thông tin rằng khi biết được sự việc, ông Dubček đã bật khóc, “với Dubček, đó là một sự sỉ nhục mà ông không còn đủ sức để khinh miệt, chỉ còn sức để khóc”. Tác giả bài báo còn cho biết trong thời gian là bác sĩ làm việc tại bệnh viện Na Homolce, ông Dubček được chở chuyển tới sau một tai nạn giao thông trầm trọng và ông ta đã khám bệnh cho ông Dubček. Trong một lần khám bệnh, ông Dubček có nói với ông rằng: “… sẽ có ngày tôi nói ra sự việc xảy ra thế nào …”, tuy nhiên, điều này không bao giờ xảy ra, vài ngày sau ông Dubček mất ở bệnh viện này.
Còn ông Zbynek Cerovky, tù nhân chính trị trong chế độ Cộng Sản, thành viên Hiến Chương 77, trong bài viết có tựa đề: “Sự thật về ngày 13.12.1989” đăng trên trang điện tử của Hiệp Hội Quốc Tế của Các Tù Nhân Chính Trị Séc-Slovakia trong thời trước (SZCPV) thì khẳng định vào ngày 13. 12. 1989, một số đại diện của Diễn Đàn Công Dân được ông Havel cử ra đã có một cuộc thỏa thuận mật với đại diện của phe Cộng Sản, đứng đầu là ông Vasil Mohorita, thành viên hội đồng chủ tịch Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Séc-Slovakia, và ông Jozef Hora, người phát ngôn của Đảng Cộng Sản, với nội dung bàn bạc cụ thể về các điều kiện cho việc bầu ông Vaclav Havel lên giữ chức vụ tổng thống thông qua bầu cử trong quốc hội. Điều kiện chủ yếu của phía Cộng Sản là bảo lưu tính toàn vẹn và bất khả xâm phạm của Bộ Nội Vụ và Quốc Phòng Liên Bang. Phía Diễn Đàn Công Dân đồng ý với điều kiện này. Sau cuộc thỏa thuận, hai bên đã ra một bản thông cáo ngắn, được Đài Tiếng Nói Séc-Slovakia phát đi, nhưng lại bác bỏ ngay sau đó. Biên bản của thỏa thuận này được đại diện hai bên trình lên cho ông Havel, một bản sau đó được gửi đi Mát-xơ-cơ-va. Khẳng định này cũng được ông Cerovsky viết tới trong một bức thư gửi cho ông Havel (tất nhiên là không nhận được trả lời), trong đó ông Cerovsky cũng tố cáo ông Havel là lẽ ra ông ta, với tư cách là một người đối kháng trong chế độ Cộng Sản, nay lên giữ trọng trách lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới, phải lên án và kết tội Cộng Sản, trước hết là người của An Ninh Nhà Nước StB, nhưng ngược lại, ông Havel lại trở thành người bảo vệ cho họ. Tiện ở đây có thể nhắc tới một chi tiết hết sức thú vị có liên quan với ông Zbynek Cerovsky: tháng 11 năm 1981, ông bị bắt và bị tòa án Cộng Sản đã khép tội ông có hoạt động chống đối nhà nước, tuyên án ông 2 năm tù giam, còn vị quan tòa ban hành bản án này hiện thời đang giữ chức chủ tịch tòa án huyện tại Pardubice, Cộng Hòa Séc!
Thực trạng có thất thoát, mất mát lớn trong lưu trữ tài liệu của các cơ quan có liên quan trực tiếp như Bộ Nội Vụ, An Ninh Nhà Nước StB, Đội An Ninh Quốc Gia SNB, Đảng Cộng Sản và một loạt các cơ quan, tổ chức khác được cho là một hệ quả trực tiếp của thỏa thuận chính trị nói trên, đặc biệt là trong liên quan tới tính toàn vẹn và bất khả xâm phạm của hai Bộ Nội Vụ và Quốc Phòng Liên Bang. Có nhiều tài liệu thuộc loại phải được công bố theo qui định của pháp luật tới nay vẫn không được các cơ quan có thẩm quyền trách nhiệm công bố đầy đủ hoặc gây nhiều khó dễ, trễ muộn trong việc công bố.
Theo Bản Phân Tích Sự Kiện 17.11.1989 của ông Miroslav Dolejsi, đã được nhắc tới ở phần trước thì khi ông Sacher, bộ trưởng Bộ Nội Vụ nhận được vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 1990 một số tài liệu liên quan đến Hiến Chương 77, lực lượng nòng cốt điều hành Diễn Đàn Công Dân và hồ sơ cá nhân của một số người cầm đầu phong trào này, gồm chứa các thông tin nhạy cảm về quan hệ giữa Hiến Chương 77 với lãnh đạo trong Đảng Cộng Sản đã biến mất. Tổng thống Havel sau đó đã điều ông Jan Ruml lên giữ chức vụ phó bộ trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang. Trong thời gian sáu tuần ông này làm việc ở Bộ Nội Vụ, hơn 15 nghìn bộ tài liệu cá nhân (tức là hồ sơ tài liệu về các cá nhân An Ninh Quốc Gia StB có quan tâm tới) cũng biến mất. Tổng thống Havel cũng đích thân đứng ra yêu cầu Bộ Nội Vụ Liên Bang trao một số tài liệu cá nhân cho Hiến Chương 77 (các ông Uhl, Urban). Hơn thế nữa, tất cả các tài liệu liên quan đến các cuộc đàm phán giữa các lực lượng chính trị có ý nghĩa quyết định về việc giao nhận quyền lực sau sự kiện tháng 11.1989 cũng bị tiêu hủy. Điều này tạo ra rất nhiều nghi ngờ trong công chúng. Bản thân ông Havel cũng có hứa hẹn là sẽ cho công bố biên bản ghi chép các cuộc thương lượng bàn tròn trong các tháng 11 và 12, thời điểm có tính bước ngoặt của năm 1989, lời hứa này không được thực hiện.
Vào năm 2005, Oskar Krejcí, một nhà chính trị học, đã từng là cố vấn cho ông Ladislav Adamec, thủ tướng Liên Bang Séc-Slovakia trước tháng 11 năm 1989, đã nói:
"Sự thực là trong Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Séc-Slovakia đã có việc hủy hồ sơ giấy tờ trong hơn một tháng trời. Đồng thời cũng xảy ra việc tiêu hủy các tài liệu cá nhân tại bộ phận nhân sự. Đại diện của chế độ mới có biết về công việc này. Một phần lớn lưu trữ của An Ninh Nhà Nước còn giữ được thì được chuyển đi. Không phải là sang phương Đông. Một phần được giao nộp cho Viện Sử Học Đương Đại và biến mất trong thư viện. Tuy nhiên tồn tại các lưu trữ vẫn có thể tra cứu đến, chứa đầy những tin chứng không chỉ về chế độ cũ, mà cả về các sự kiện trong ngày 17.11.1989. Nếu điểm qua tiềm năng trí thức trong các ngành khoa học xã hội ở Séc, lượng phương tiện vật chất được dùng tới để tìm hiểu sự kiện này cũng như các lợi ích chính trị đang trong cuộc thì tôi có thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ không biết được sự thật về sự kiện 17.11.1989.” (trang điện tử zivot.azet.sk ngày 17.11.2013)
Để nhận xét chung về diễn biến tại Liên Bang Séc-Slovakia sau năm 1989 trong mối liên hệ này thì quả thực có thể thấy rõ là người của phe Cộng Sản rất nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, nhanh chóng rũ bỏ liên hệ đảng phái cũ, sử dụng triệt để kinh nghiệm cùng các lợi thế mọi mặt của mình để tiếp tục tham gia, nắm giữ các vị trí quan trọng, thậm chí then chốt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế quốc gia. Có thể nói là không chỉ có giới đảng viên Cộng Sản mà ngay cả các cá nhân đã trực tiếp làm việc hay cộng tác với An Ninh Nhà Nước StB trong chế độ cũ đều không bị bất kỳ một phân biệt đối xử nào từ phía xã hội, chính quyền hay pháp luật, cũng không phải chịu bất kỳ hạn chế, thiệt thòi nào trong đời sống, công việc hay sự nghiệp. Nhiều người trong số họ còn là lực lượng nòng cốt đứng ra thành lập và tham gia các đảng phái chính trị hiện đại theo hình mẫu phương Tây, với chương trình hoạt động hiện đại, thức thời. Hoàn toàn không có gì là quá thái khi định phần lớn giới lãnh đạo nhà nước cấp cao nhất trong Liên Bang Séc-Slovakia và sau này tại hai nước CH Séc và CH Slovakia trong những năm sau cách mạng cũng như trong các thập kỷ sau đó đều có quá khứ liên quan ít hay nhiều với Đảng Cộng Sản, Đoàn Thanh Niên XHCN hay các tổ chức Cộng Sản quan trọng khác.
Cũng không có gì là quá thái khi nhận định rằng phe CS quả thực hoàn toàn không bị qui tội, chịu trách nhiệm cho những tội ác hay sai lầm nghiêm trọng của họ trong quá khứ. Thí dụ như tại CH Séc, Ủy Ban Lưu Trữ Tài Liệu và Điều Tra Tội Ác của chủ nghĩa Cộng Sản được thành lập ngày 1.1.1995 cho sứ mệnh phát hiện và tố cáo các tội ác hình sự không được xét xử vì những lý do chính trị trong thời kỳ 25.2.1948 – 29.12.1989. Từ khi được thành lập cho tới ngày 31.5.2013, có 82 đơn tố cáo liên quan tới 110 cá nhân đã được gửi tới các cơ quan có thẩm quyền xét xử, trên cơ sở đó chỉ có 9 người bị kết tội vô điều kiện và 30 người bị kết tội có điều kiện. Hoạt động của ủy ban này bị nhiều tổ chức lên án gay gắt, điển hình là Liên Đoàn Tù Nhân Chính Trị Séc (trang viết về ủy ban này trên Wikipedia tiếng Séc).

Thay cho lời kết

Chủ Nghĩa Cộng Sản hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số rất ít quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, ..., tuy nhiên sớm hay muộn cũng sẽ sụp đổ và tan rã, đó là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được của thời đại. Vì công việc chuyển giao quyền lực là một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp, lại có tác động quá rộng khắp, quá sâu sắc tới mọi phương diện của đời sống xã hội không chỉ trong hiện tại, mà còn trong tương lai nên việc nghiên cứu các kinh nghiệm cũng như các đánh giá quá trình chuyển giao quyền lực ở các nước Cộng Sản cũ tại Đông Âu từ mọi phương diện, mọi cách tiếp cận và nhìn nhận là hết sức cần thiết, không bao giờ là có hại mà ngược lại, có thể đem lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích, có thể lưu ý chúng ta về những khía cạnh tế nhị, tinh vi dễ bị bỏ qua. Đó cũng là mục đích của bài biên dịch này.
Trần Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét