- Ria Novosti: Nga muốn tăng hiện diện quân sự ở Việt Nam (GDVN).
- Ai tín nhiệm ai? (TBKTSG).
- Ban hành Thông tư sai: Chỉ sửa là xong? (VnM). - Sửa sai Thông tư 16, Bộ Xây dựng phải xin lỗi dân? (VOV).
- Sự cố sập cầu Cha Vu: Giám sát không trình độ gặp thi công ẩu? (Giadinh.net).
- Triều Tiên công bố video bắt gián điệp Hàn Quốc (TP). - Nhà truyền giáo Hàn Quốc bị bắt giữ tại Triều Tiên ‘thú tội’ (Tin tức).
- Thủ tướng tạm quyền Thái Lan không nhận cáo buộc tham nhũng (VOV). - Lãnh đạo biểu tình muốn tranh luận với Thủ tướng Thái Lan (Infonet). - Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan “xuống nước”, đối thoại với bà Yingluck (MTG). - Đi mua sắm, vợ cũ ông Thaksin bị người biểu tình rượt đuổi (NLĐ).
- Trụ sở chính quyền ở Ukraine bị chiếm, treo cờ Nga (TTXVN). - Các tòa nhà Chính phủ của Ukraine tại Crimea bị chiếm đóng (VOV). - Ukraine: Cuộc xung đột đầu tiên nổ ra ở Crimea (NLĐ). - An ninh Ukraine chặn xe bọc thép Nga vào Simferopol (TTXVN) .- Lực lượng thân Nga chiếm tòa nhà quốc hội Crimea (NLĐ). - Dấu hiệu li khai nghiêm trọng ở Ukraine (TT). - Ukraine: Quốc kỳ Nga tung bay tại trụ sở chính quyền Crimea (MTG). - Ukraine: Con đường sụp đổ của Tổng thống bị phế truất (TP). - “Thuyết âm mưu” đã được áp dụng ở Ukraine? (Infonet).
- 150.000 lính Nga trong tình trạng trực chiến (VNN). - TQ: Phương Tây vẫn còn ‘tư duy lỗi thời’ chống Nga ở Ukraine (Soha). - Nga cảnh báo sẽ bảo vệ người Nga tại Ukraine (TT). - Nga đặt máy bay dọc phía Tây vào tình trạng chiến đấu (TTXVN). - Nga sẽ không cấp tị nạn cho cựu Tổng thống Yanukovych (KT).
Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng -(BBC) — Trung Quốc do dự về việc lập ADIZ ở biển Đông? -(TNO)Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: ‘Mỹ cần phải theo dõi chặt quân đội Trung Quốc’ -(TN) – Tàu cá cùng 11 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa -(TN)
Tổng thống Philippines đòi Trung Quốc giải thích vụ tấn công tàu cá -(RFI) — TQ chỉ trích Philippines cố tình khiêu khích để người dân biểu tình -(RFA)
Lãnh đạo VN ‘rất quan tâm Ukraine’ -(BBC /nghe) — Người Việt Ukraina với chính biến Maidan -(RFI)
Sau phúc thẩm, vẫn chưa có tin tức gì về luật sư Lê Quốc Quân -(RFI) — Ông Nguyễn Bắc Truyển bị tấn công khi đi gặp nhà ngoại giao Úc -(RFA)
Ba nhà hoạt động tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15 -(RFA) -Nhóm ba nhà hoạt động trong đó có Bà Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giam giữ, và tin cho biết cả ba người đang tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15.
Con trai Dân oan Bùi Thị Minh Hằng: Mẹ tôi… vô tội! -(DCCT)
Trách nhiệm trong vụ sập cầu Lai Châu -(BBC) — Vụ sập cầu: “Nên có người từ chức” -(BBC /nghe) — ‘Lời xin lỗi sẽ an ủi được người dân’ -(BBC) — Tại sao cầu treo ở Lai Châu bị đứt? -(BBC /nghe)
Nông dân Việt Nam tiếp tục bỏ ruộng -(NV) — Việt Nam hôm nay, ngày 26.02.2014 -(DCCT) — Lý lẽ khiến PSG.TS Chung Á đề xuất lập “phố đèn đỏ” -(ĐV)
VN vẫn còn 378.000 người thiếu đói trong dịp tết -(TT) —Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát vết nứt cây cầu 3.600 tỷ -(TT)
Hà Nội còn nhiều cầu bị nứt như cầu Vĩnh Tuy -(TNO) – Phó văn phòng UBND tỉnh ứng tiền của doanh nghiệp để chi tiếp khách -(TN)
Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ -(RFA) — Bà Bùi Thị Minh Hằng sẽ bị khởi tố? -(RFA) — Mùa Xuân của những người mù xứ Huế -(RFA) — Hoa Kỳ giúp Việt Nam phát triển kinh tế -(RFA)
Tin buồn: Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên vừa qua đời -(DLB) — Chia buồn với Phạm Thanh Nghiên trong nỗi mất mát chung -(MLBVN) – Hôm nay mẹ bỗng ra đi -(DLB)
Ông Truyền nuôi vịt. -(Canhco -RFA) — Công an Ukraine quỳ gối xin tha lỗi -(Ngô nhân Dụng -NV)Điện hạt nhân Việt Nam: Hãy còn là dự án -(NV)
Ls. Vũ Đức Khanh: vai trò của người dân Việt Nam trong tiến trình dân chủ hóa đất nước -(DCCT)
Hoàng Dũng Cdvn – Chị Hằng -(DL) — Luật sư Lê Quốc Quân: Đất nước này là tất cả đối với tôi -(DL)
Tống Văn Công – Lời chia tay với Đảng cộng sản Việt Nam -(DL) — Trần Bùi Trung – Quá đốn mạt -(DL)
Ba nhà hoạt động tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15 -(DL)
Kelk JR Nguyen – Tiếp tục lật tẩy trò nói láo của báo chí trong nước -(DL)
Phan Châu Thành – Điều gì thực sự làm sự sụp đổ chính phủ Ucraina tham nhũng thân Nga? -(DL)
Lời Kêu Gọi Quỹ Pháp Lý Hỗ Trợ Anh Chị Em Dân Chủ -(DL)
Vũ Đông Hà – Bản cáo trạng viết bởi những tên lùn mà cứ tưởng mình cao đối với blogger Trương Duy Nhất-(DL)
Trần Hoàng – Cuộc Cách Mạng Nhung tại Séc-Slovakia tháng 11 năm 1989: Một cách nhìn khác (Phần II)-(DL)
Trực Ngôn – Thông tin tiếp về vụ tham nhũng 9 tỉ đồng ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam -(DL)
BỤT ĂN BA MA ĂM BẢY! -(Minh Diện -BVB) — Người Việt Nam đang tự trói mình -(BVB)
Chuyện dinh thự của ông Trần Văn Truyền -(Mạnh Quân – HDTG)
Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ -(Chepsuviet) – “Có thông tin cho là trước đó, Tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội VN không được nổ súng. Trong cuộc họp Bộ chính trị sau đó, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vô cùng tức giận, đập bàn lớn tiếng hạch hỏi ai ra lệnh cho bộ đội buông súng, vì sao … nhưng nhiều ủy viên BCT khi đó chỉ im lặng, vì nhiều lý do.”
Putin tính giở trò “nạn kiều”, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn -(Chepsuviet)
A đây rồi! … Đảng cũng đã chiếu cố nhắc đến liệt sĩ Trường Sa 1988′ -(Chepsuviet)
Như Phong nịnh thối La Thăng, đá đểu Kim Tiến -(Chepsuviet) — Tháo dỡ đèn lồng ngoại để hết loại “phố Tàu” -(Chepsuviet)
Bài biện hộ cho những quan tham trên Tuần Việt Nam -(Chepsuviet)
Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục -(Danquyen)
THƯ CỦA GIA ĐÌNH NHÀ BÁO TRƯƠNG DUY NHẤT -(Danquyen)
Lời chia ta với Đảng cộng sản Việt Nam -(Danquyen) >>> BẢN KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU -(Danquyen)
Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông (Mạch Nguyễn Phương Uyên) -(Thongluan)
Bài thuyết trình của ông Đặng Xương Hùng tại Hội nghị Nhân quyền và Dân chủ Geneva lần VI (ngày 25/2/2014) (Đặng Xương Hùng) -(Thongluan)
Phá hay giữ cầu Long Biên : Chuyên gia Pháp lên tiếng (Quốc Ngọc) -(Thongluan)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam – Kỳ 7 (Huỳnh Tâm) -(Thongluan)
VỨT QUẢ DƯA, ÔM QUẢ …LỪA, QUẲNG QUẢ LỪA, ÔM QUẢ GÌ ĐÂY? -(Tô Hải)
Từ tổng thống thành tội phạm bị truy lùng - (Bùi Tín -VOA)
Báo Nhân Dân “vượt rào”? -(DLB) — Điều gì thực sự làm sự sụp đổ chính phủ Ucraina tham nhũng thân Nga? -(DLB)
Xe cá thúi hay một nền công vụ thúi -(DLB) — Tin… chết liền!!! -(DLB) —Hãy biến thành chiến sĩ thông tin -(DLB)
Dự án đập sông Mekong ngày càng khơi ra nhiều tranh cãi -(VOA)
Sau tàu ngầm Hồ Chí Minh, Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Nga -(SM)
Biểu tình ở Thái Lan khiến du khách Việt nản lòng? -(VOA) — ‘Không chỉ có người gốc Việt mới bị kỳ thị ở Campuchia’ -(VOA)
Biên lai rút tiền ATM chứa hóa chất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản -(SM)
Những biệt thự hàng chục tỉ đồng gây ầm ĩ của quan chức -(MTG) >>> Chuyện dinh thự của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền >>> Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền:Tôi lao động đến thối cả móng tay
“Sập cầu treo do vô trách nhiệm, đừng đổ cho dân“ -(MTG) >>> Hàng ngàn người vật vã, chen lấn đưa trẻ đi tiêm ngừa bệnh sởi >>> Bộ GTVT và doanh nghiệp ‘tranh cãi’ về tàu cánh ngầm >>> Dân nghèo “nhắm mắt” ăn gà không kiểm dịch
Đọc Nhật Ký Ls Lê Quốc Quân -(CTM)
Biệt thự ông Truyền: Không phải trách nhiệm Ban Nội chính -(VNN) — Biệt thự ‘khủng’, hàng xa xỉ và những câu hỏi -(TVN) — Ông Trần Văn Truyền trần tình về biệt thự, nhà gỗ và ‘người em’ – (TVN)
Bộ trưởng Y tế: Bất cập đãi ngộ nảy sinh tiêu cực -(VNN) — Khi bệnh viện mong… quá tải! -(TVN) — Thịt chó, bia và tranh ấn đền Trần… chuyện thường thôi! -(TVN)
Thu hồi nợ: Vì sao xã hội đen “ăn đứt” thi hành án? -(VnEc)
Hà Nội sẽ lấy ý kiến về “số phận” cầu Long Biên-(VnEc) —-“Vết nứt tại cầu Vĩnh Tuy là khá nghiêm trọng”-(VnEc) —Hà Nội: “Có cán bộ suy thoái chưa được xử lý”-(VnEc)
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ-(Danquyen) — Một nửa lý đúng – (Han Times)
Cầu Long Biên và các thế hệ…G -(Hiệu Minh) – Một bạn đồng nghiệp định nghĩa các thế hệ mang tên G trong lịch sử phát triển như sau:- 1G: Những năm 1960, các nước XHCN thuộc vào loại này, có làm nhưng không có ăn. Thế hệ cụ Giang Văn Ba, Giang Văn Hai, Giang Văn Bốn.
- 2G: Đầu những năm 1980, thanh niên học theo tư bản thực dụng, có ăn mới làm. Thế hệ Giang Công Cua
- 3G: Từ năm 2000, nhiều quốc gia biến dạng, làm ăn theo kiểu chộp giật, có ăn nhưng không làm. Lão Cua sợ nên trốn sang tư bản.
- 4G: Từ 2010 toàn cầu hóa cao trào, nhiều chính thể thành mafia, chỉ ăn và phá. Đáng sợ nhất ! Không biết nước mình ra răng?
Dân oan Sài gòn biểu tình trước lãnh sự quán Mỹ. -(Lê hiền Đức)
Gặp gỡ các bà con Tiểu thương chợ Túc Duyên Thái Nguyên -(Lê hiền Đức)
Phóng Sự LaoĐộngViệt 20140226- Nhà nước cướp sổ hưu của nông dân miền Trung -(Laodongviet)
Một xã hội bầy nhầy, vì đâu nên nỗi? -(Nguyễn văn Thạnh) – Cứ
thế, cái sai, cái lạm quyền, cái ác không ai giải quyết dù có rất nhiều
người là nạn nhân. Sự suy đồi của quyền lực nhà nước, sự không chuẩn
mực của luật pháp sẽ kéo theo môt xã hội suy đồi. Tôi thấy một nguyên
nhân góp phần tạo ra một xã hội bầy nhầy như hiện nay nó có nguồn như
vậy. Hôm nay, tôi là nạn nhân, tôi muốn làm đến cùng để tạo ra một chuẩn
mực luật pháp, một chuẩn mực hành xử văn minh của nhân viên công lực“.
“Hàng chục tấn alumin đổ tràn trên quốc lộ 20″ – Kinh doanh cò con còn cố kiết! -(TTXVN / Dangxanh) >>> QL20 tan nát vì xe chở bauxite — 2 ngày, 2 vụ lật xe chở alumina - (SGGP) — -Hai dự án bauxite Tây Nguyên: “Rủi ro tài chính rất cao” -(ĐV /ttxcc) — -Hai dự án bauxite: Cẩn trọng hệ lụy nợ -(VnEc /ttxcc)
NGUYỄN HỮU BA * VƯỢT BIÊN BẰNG BÈ -(Sơn Trung) — Bỏ phiếu bằng mông- Đinh từ Thức – (Damau)
_____________________________________________________________________________________
Vụ sập cầu 8 người chết: Công an vào cuộc -(VnM) >>> 1m2 cầu sập không chịu nổi sức nặng 1 người? >>> Ban hành Thông tư sai: Chỉ sửa là xong?
Cựu tổng biên tập báo Lao Động tuyên bố bỏ đảng -(NV) – Ông
Tống Văn Công, một đảng viên đảng CSVN có hơn 55 tuổi đảng vừa công bố
quyết định từ bỏ đảng vì thấy nó đi ngược lại lý tưởng mà ông đã “bỏ cả
đời để phục vụ”.
Chưa đi chưa biết Cuba (kỳ 1) -(NV) — Sản phụ và trẻ sơ sinh Việt Nam tử vong cao hàng đầu Ðông Nam Á -(NV)
Chức nhỏ bị kỷ luật, được thăng chức lớn hơn -(NV) - Mấy
ngày nay nhiều báo ở Việt Nam đưa tin vụ bắt tạm giam nguyên đội trưởng
đội 5 Thanh tra giao thông TP Hải Phòng về tội “lợi dụng chức vụ, quyền
hạn khi thi hành công vụ”. -Theo dõi dân am hiểu về vấn
đề thời sự ở quê tôi mới biết lắm người rất bực tức, không phải vì
chuyện ‘ăn bẩn’ ở ngoài đường, hay chuyện sửa chữa hóa đơn, biên lai,…
mà họ bảo:’’Từ một tội đồ (trước đó đang là đội trưởng một đội nhỏ, ông
Tuấn đã bị kỷ luật hạ một bậc lương) lại được thăng chức làm ‘đội trưởng
đội xử lý tổng hợp – Văn phòng Sở GTVT’’? Chuyện quá vô lý này ai là
người đạo diễn, có phải lãnh đạo Sở, nhưng có ông lãnh đạo nào bị ‘chết
chùm’ không? -Tôi
cắn răng chẳng biết trả lời họ thế nào, vì những trường hợp làm cán bộ
nhỏ bị kỷ luật, lại được thăng chức, thì ở Việt Nam thời nay nhiều lắm!
Vừa hợp tác vừa đấu tranh. -(Nguoibuongio)
Chuyện tiền nong. -(Nguoibuongio FB)
THẾ NÀO LÀ “HỢP TÁC”, VÀ THẾ NÀO LÀ “ĐẤU TRANH”? – (Menam FB)
Đảng quên mối thù Trung Cộng thảm sát, chỉ nhớ tội ác của Mỹ, Hàn? -(Chepsuviet) >>> Công an nhân dân :Tưởng niệm 48 năm vụ thảm sát Bình AnNhớ về Xuân Lộc – (NV)...cc : Đây là vụ Đại Hàn “tàn sát” ở xã Bình an ,Bình khê , Bình định năm 1966 – Lúc đó Đại Hàn qua lập Bộ tư lệnh Sư đoàn Mãnh Hổ trên vùng đồi núi thuộc xã Bình nghi, phía nam QL19 ( ngoài dọc lộ có địa danh Cây xoài một, nay cây xoài cũng không còn, ngọn đồi nhỏ thì cũng mất luôn, chố này nằm sát QL 19 nhưng phía Bắc) – Chepsuviet chạy đề bài không sai, tại nhắc vụ này xảy ra trên 50 , đành rằng Đồng bào ta ai chết dù bất kỳ lý do gì thì chúng ta cũng “con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ ” – Không buồn thì là súc vật chớ đâu là người- Chuyện Ông Loan bắn Bảy lốp , têt Mậu Thân…cứ nói một chiều – Đúng, sao không chống Trung cộng tàn sát Đồng bào ta 1979 ? mà còn phá thối – Còn cái Vụ Bình An lây tới Xã Bình hòa luôn mà đầu tiên là từ Mỹ thuận qua tới An chánh.Vùng Bắc Sông côn lúc đó Việt cọng chiếm gần hết, khi Đại Hàn qua đi bình định lại , Dân chạy đi nơi khác và tập trung ở Thị trấn Phú phong , không làm ăn gì được chỉ chờ cứu trợ hàng bao nhiêu năm như vậy….ĐH đi tới thì Việt cọng bỏ chạy vô rừng đâu mất hết, họ gom dân còn ở lại , rồi đứa nào núp lùm bắn cho ĐH nó ngỏe nó mới nổi sùng bắn càn luôn vào Dân chúng chết tùm lum luôn chớ đâu phải nó bắn giết tàn sát….Nhắc lại mấy chuyện này là đám Trẻ kìa, chớ còn đám già thì cái gì cho đến hôm nay phải nhìn cho đúng – Đành rằng chuyện giết Người bừa bãi là phi nhân….Còn sao không kể trước đó phá tan Ấp chiến lược rất kiên cố , tả một trân phá Âp CL cho nó oai hùng luôn chớ, hồi đó còn nhỏ mà tôi cũng “được” tham gia phá ÂCL đó chớ , ngặc nổi cái đám lùa đi nó chết đâu mất hết không thấy nên không có ai xác nhận ghi công.
Thế trận mới trên Biển Đông và chính sách “3 không” của Việt Nam -(Soha) -Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành -(ĐV) — Malaysia cùng Việt Nam, Philippines thúc đẩy COC, phản đối “lưỡi bò” -(GDVN)
“Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay Quảng Châu ở Biển Đông” -(GDVN)
Nga muốn thuê căn cứ quân sự ở Việt Nam -(ĐV) — Ria Novosti: Nga muốn tăng hiện diện quân sự ở Việt Nam -(GDVN)
Việt Nam chọn công nghệ hạt nhân nào là an toàn nhất? -(ĐV) — Bộ trưởng Tiến không phản đối “lương thấp sẽ tham nhũng” -(ĐV) — Bộ Giao thông:Thêm trạm thu phí vẫn trong đề án tổng thể -(ĐV)
Thi tuyển tổng cục trưởng và lời cam kết của ông Thăng – (Dân trí) — Đo sự hài lòng của người dân với ngành Y tế -(DV)
Bảo hộ công dân Việt Nam trong vụ nổ lựu đạn tại Thái Lan -(DV)
Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ -(Soha)
Bảo hộ công dân Việt Nam trong vụ nổ lựu đạn tại Thái Lan -(DV)
Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ -(Soha)
- Ngân hàng Nhà nước đang đau đầu vì tiền (VnEco). - Rạn nứt lợi nhuận ngân hàng (TBKTSG).
- Lãi suất hạ nhưng doanh nghiệp vẫn chưa “mặn mà” vay vốn (TTXVN). - Ngân hàng bắt tay DN gỡ tồn kho vật liệu xây dựng (NDH). - Ngân hàng tăng cường cho vay cá nhân (Tin tức).
- Giá vàng rời xa mức cao nhất 4 tháng (Tin tức).
- Hai sàn giảm điểm do áp lực chốt lời (TN). - Chuyên gia lưu ý “cơn gió ngược” trên TTCK (TBKTSG). - Thị trường tăng, nhờ đòn bẩy tài chính (Stockbiz). - Hơn 4.500 tỷ đồng đổ vào thị trường, chứng khoán vẫn giảm (TTXVN). - Phiên giao dịch chiều 27/2: Lại bị “úp sọt” (ĐTCK). - Chứng khoán chiều 27/2: Tháo hàng, VN-Index “cắm đầu” giảm (VnEco).
- Quy định tính diện tích căn hộ: Quyền lợi người mua nhà bị bỏ ngỏ? (VTV). - Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16 (VnEco). - TP.HCM: Kiến nghị kéo dài thời gian giải ngân gói 30.000 tỷ đồng lên 60 tháng (CafeLand).
- Vụ đông xuân: lúa trúng đậm nhưng xuất khẩu chậm (TBKTSG).
- Qantas tuyên bố sa thải 5.000 nhân viên do lỗ (TBKTSG).
Đàm phán TPP bế tắc do vấn đề mở cửa thị trường -(RFI) — Niềm tin tiêu dùng Mỹ suy giảm tiếp sức cho giá vàng -(SM)
Thanh tra Chính phủ than khó trong cuộc chiến chống chuyển giá -(SM) — Nhu cầu uể oải, sức mua thấp cản bước phát triển của nền kinh tế -(SM)
Ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ bị tố giúp khách hàng trốn thuế -(TNO) — Trứng gia cầm đang bị làm giá? -(MTG)
Ngán Trung Quốc, sợ Thái Lan: Vốn Nhật về Việt Nam -(VEF) >>> Lừa đại gia quá dễ: Mất ngàn tỷ vì quá tham >>> 10 đại gia Việt nộp đơn tranh mua xe sang 7 tỷ
Hyundai bỏ đi, Trường Hải bị cắt ưu đãi ngàn tỷ tiền thuế -(VNN) —- Quyết liệt quản lý, sữa tăng giá Bộ vẫn không biết -(VNN)
- Bộ VHTT&DL tăng cường quản lý lễ hội 2014 (VOV). - Lễ hội đền Lê Thành Phương (PNTP).
Nhan sắc khó cưỡng của nữ hoàng Ả rập đẹp nhất thế giới -(Soha) -Hình trên
– Fathima Kulsum Zohar Godabari sinh ngày 22/10/1986, là công chúa của
gia đình hoàng gia Saudi Arabia. Không chỉ xinh đẹp, Fathima Kulsum
Zohar Godabari còn được biết đến với trí tuệ uyên thâm và khả năng nhanh
nhạy trong mọi tình huống.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- PGS.TS Văn Như Cương “kêu khổ” thay các sĩ tử (Soha). - Thi tốt nghiệp 4 môn: Học sinh nói gì (MTG). - Thi tốt nghiệp THPT 2014: Học sinh khó… trượt? (TTXVN).
- 6 chuyên ngành được miễn học phí (TT).
- Hệ thống mầm non ngoài công lập chất lượng còn thấp (HQ).- TP.HCM: Chưa thể dẹp mầm non không phép (Infonet).
Chưa ra trường đã lo thất nghiệp -(MTG) >>> Cải cách sách giáo khoa lúc này là cực kỳ phi lý >>> Học sinh ‘đặc biệt’ nhạy cảm với sự lệch chuẩn hoặc giả dối
Lựa chọn phương án nào cho ngày thi tốt nghiệp THPT? – (GDVN) >>> PGS. Văn Như Cương lập luận về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp “trên trời”
- Tai nạn giao thông gia tăng (PLTP).
3 xe tải đụng nhau, quốc lộ 1 ùn ứ hơn 3km -(TT) — Xe khách nổ lốp rơi xuống cầu, 13 người bị thương -(TT) — Lại lật xe chở alumin -(TN)TP.HCM: Phát hiện xác thanh nhiên dưới chân cầu Kênh Tẻ -(MTG) >>> Một em học sinh tử vong, 2 em bị thương do bị xe khách tông
BTC lễ hội chùa Hương:Ấm chè 320.000 đồng thuận mua vừa bán -(ĐV) >>> Cảnh sát trấn tiền gái mại dâm: Đủ cơ sở truy tố
Hà Nội: Nổ súng trấn áp đối tượng uy hiếp lực lượng CSCĐ -(GDVN)
“Quậy tưng bừng” tại sân bay vì không được ngồi… cạnh vợ -(Dân trí) – Do không được xếp chỗ ngồi cạnh vợ trên máy bay, vị tổng giám đốc một công ty gạch đã đánh và đập điện thoại của 2 nhân viên an ninh sân bay, xé vé của 2 hành khách khác.
Chồng bất lực nhìn vợ chết thảm trên cầu vượt -(DT) – Cháy lớn tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã -(DV) >>> Rơi từ tầng 8, hai công nhân tử vong tại chỗ >>> Mâu thuẫn đất đai, dùng búa truy sát cả nhà họ hàng >>> Bắt đôi nam nữ mang hơn 200 triệu tiền giả đi tiêu thụ
Biểu tình kình chống nhau tại Crimea -(BBC) — Tô lại tượng Liên Xô ở Sofia vì Ukraine -(BBC) -Tượng đài kỷ niệm Hồng quân Liên Xô ở thủ đô Bulgaria bị tô màu cờ Ukraine. – Tương lai bán đảo Crimea? -(BBC) — Nga nên làm gì? -(BBC) — Ukraine giải tán đội đặc nhiệm ‘Đại Bàng’ -(BBC) — Châu Âu không muốn hứng gánh nặng tài chính Ukraina -(RFI) — Khủng hoảng tại Ukraine -(RFA)
Quân khu phía tây của Nga tập trận -(RFA) — Putin ra lệnh tập trận khẩn cấp tại miền tây Nga -(RFI) — Nga cảnh cáo các nước Ả Rập cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria -(RFI)
‘Mỹ cần theo dõi chặt Trung Quốc’ -(BBC) — Mỹ dọa rút hết quân khỏi Afghanistan cuối 2014 -(RFI)
Nhà báo Hong Kong bị chém trọng thương -(BBC) – Ông Kevin Lau, cựu tổng biên tập tờ Minh Báo có tiếng của Hong Kong, đang nguy kịch do bị chém giữa ban ngày bằng dao chặt thịt. — Cựu Tổng biên tập Minh Báo ở Hồng Kông bị đâm trọng thương -(RFI)
TQ kỷ niệm ‘ngày chiến thắng Nhật’ -(BBC) — Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị buộc tội « ly khai » -(RFI) — Đảo Bình Đàm, nơi Bắc Kinh thực nghiệm giấc mơ thống nhất Đài Loan -(RFI) — Ô nhiễm không khí : Thách thức chính trị cho Bắc Kinh -(RFI) — Tập Cận Bình dạo phố Bắc Kinh trong « không khí ngày tận thế » -(RFI)
Các tổ chức nhân quyền phản đối TQ truy tố học giả người Uighurs -(RFA) — Gary Locke: lãnh đạo Trung Quốc nên nhìn xa hơn -(RFA)
Các vụ nổ súng vào người biểu tình lại diễn ra ở Bangkok -(RFI) — Bangkok lại căng thẳng vì súng nổ ở nhiều nơi -(RFA)
Cam Bốt bãi bỏ lệnh cấm biểu tình -(RFI) — VENEZUELA : Tổng thống Maduro mở đối thoại quốc gia để hạ nhiệt làn sóng phản kháng -(RFI)
Chiến lược Mỹ – Âu bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới -(RFA) – Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 bác tin đồn bị buộc từ chức -(RFA)
Tàu ngầm Ấn Độ bốc khói 7 người bị thương, 2 người mất tích -(SM) — Tai nạn tàu ngầm Ấn Độ : 2 thủy thủ mất tích, 7 bị thương -(RFI)
Ô nhiễm không khí đang “bóp chết” ngành nông nghiệp Trung Quốc -(SM) — Syria: Hơn 175 phiến quân Hồi giáo thiệt mạng -(RFA)
Indonesia cáo buộc công ty Procter & Gamble phá hại môi sinh-(RFA) — Hải quân Australia đốt tàu của người vượt biển Indonesia?-(RFA)
Phillipines: Lãnh tụ Wahid Tundok được trả tự do-(RFA) — Cambodia bãi bỏ lệnh cấm biểu tình-(RFA)
Lãnh đạo lâm thời Ukraina cử ông Yatsenyuk làm thủ tướng -(VOA)
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Venezuela -(VOA) –Quân đội Nigeria: Điện thoại không hoạt động lúc trường học bị tấn công -(VOA)
Đại công ty truyền thông xã hội LinkedIn tới Trung Quốc -(VOA) — Người Uighur lưu vong đả kích TQ kết tội một nhà trí thức -(VOA)
Pakistan phác thảo chính sách an ninh nội địa mới -(VOA) — Đan Mạch, Na Uy giảm viện trợ Uganda vì luật chống đồng tính -(VOA)
Syria nói đã giết 175 phiến quân trong một cuộc phục kích -(VOA) — Lời kể của một cựu cai tù Triều Tiên về cách đối xử tàn bạo với tù nhân -(MTG) — Ukraina: Tên đất nước là ‘điềm báo’ bi kịch? -(TVN)
1/3 người Trung Quốc coi nước Mỹ là “lý tưởng” -(VnEc)
Thái Lan : Áo đỏ tràn về thủ đô bảo vệ nữ Thủ tướng >>> Phe biểu tình Thái hứng đòn bất ngờ >>> Thủ tướng Thái thắng thế, phe đối lập thụt lùi
Chuyên gia Nga: Tên lửa hành trình TQ đe dọa Nhật, Mỹ -(ĐV)
Báo Nga: Tổng thống Yanukovych đang ở Moscow -(GDVN) — Quyền Tổng thống Ukraina cảnh báo Hạm đội Biển Đen không vượt giới hạn -(GDVN) >>> Quốc kỳ Nga được treo trên nóc tòa thị chính Crimea, Ukraina >>> EU có thể ép Ukraine giảm bán vũ khí cho Trung Quốc
Tình hình Ukraine: Ông Putin sẽ vứt bỏ bao tay, thu lại nụ cười? -(GDVN) — Ông Yanukovych tuyên bố nhờ Nga bảo vệ -(DT) – Ukraine cảnh báo Nga “gây hấn quân sự” ở Crimea -(Dân trí)
An ninh Ukraine chặn xe bọc thép Nga vào thủ phủ của Crimea -(Soha) >>> Yanukovych lên tiếng sau nhiều ngày bặt tăm
Ukraine cảnh cáo Nga: Ra khỏi căn cứ ở Crimea là hành vi xâm lược -(Soha) >>> Trớ trêu Ukraine: Ai cũng muốn ve vãn, chẳng ai muốn cho tiền >>> Yanukovych bị truy nã quốc tế, Nga không cho tị nạn >>> TQ: Phương Tây cần bỏ ‘tư duy lỗi thời’ chống Nga ở Ukraine
Cư chiếm bừa của người khác như Trung cộng thì “hợp thời”.
Đảng quên mối thù Trung Cộng thảm sát, chỉ nhớ tội ác của Mỹ, Hàn?
Bởi vì với nhiều cựu thù khác thì họ lại không làm vậy. Bất cứ một dịp nào liên quan tới cuộc chiến với Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn, v.v.. những quốc gia giờ đây không có chút động thái đe dọa chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, thì đảng CSVN đều vẫn hăm hở dốc tiền bạc, tạo mọi điều kiện, thậm chí là tạo cớ để tổ chức cho hoành tráng, khơi lại mối thù cũ.
Ngược lại, với những ngày kỷ niệm rất cần thiết để nhắc mọi người dân cảnh giác với kẻ thù truyền kiếp, đang chiếm đóng lãnh thổ, xâm lấn lãnh hải Việt Nam từng ngày, thậm chí gây hấn với nhiều nước láng giềng khác, thì đảng CSVN cố tình phớt lờ và trấn áp bất cứ những người dân nào muốn nhắc nhở nhau nhớ tới. Nguy hiểm và thâm độc hơn, khi họ ứng xử lấp lửng, mập mờ, cho báo chí đăng thông tin nửa vời (*), quan chức cấp cao nói giọng nước đôi, để rồi khi người dân tin rằng họ được “bật đèn xanh” cho tổ chức tưởng niệm, kỷ niệm chiến tranh chống Trung Cộng, thì lập tức bị trấn áp. Chẳng khác gì một trò lừa đảo!
Những hiện tượng trái ngược đó là gì, nếu như không phải là hành động đánh lạc hướng nhân dân cả nước, làm cho ý thức cảnh giác của họ hướng nhầm địa chỉ, tạo điều kiện cho kẻ xâm lược và bọn rắp tâm bán nước thực hiện ý đồ thâm độc?
Mời xem:
Công an nhân dân
Tưởng niệm 48 năm vụ thảm sát Bình An
11:37:00 27/02/2014
Ngày 26/2, tại Khu vực Gò Dài, thuộc xã Tây Vinh,
huyện trung du Tây Sơn (Bình Định), Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ
huyện Tây Sơn đã tổ chức lễ tưởng niệm 48 năm vụ thảm sát Bình An.
Đông đảo nhân dân, học sinh huyện Tây
Sơn và các địa phương trong tỉnh Bình Định cùng các đại biểu đã đến dâng
hoa, dâng hương tưởng niệm 1.004 nạn nhân của vụ thảm sát.Cách đây 48 năm, từ ngày 23/1 đến ngày 26/2/1966, dưới sự chỉ huy của đế quốc Mỹ, quân chư hầu Nam Triều Tiên đã tổ chức nhiều đợt càn quét, đốt sạch nhà cửa, lúa gạo, trâu bò và đã sát hại 1.004 đồng bào là người dân vô tội mà hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Dã man nhất là ngày 26/2/1966, tại địa điểm Gò Dài, quân Nam Triều Tiên đã tập trung 380 người dân xã Bình An (huyện Tây Sơn) và các xã Nhơn Hậu, Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ (thị xã An Nhơn) và gây ra vụ thảm sát đẫm máu.
Tại lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, ông Đỗ Văn Lợt, nói: Vượt quan đau thương tột cùng đó, nhân dân Tây Sơn và nhân dân Bình An (nay là 3 xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An) đã xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân người Hàn Quốc đã đến tìm hiểu về vụ thảm sát trước đây cũng như chia sẻ những mất mát, đau thương với người dân Bình An.
Gò Dài ngày nay là Khu tưởng niệm 1.004 nạn nhân vô tội, là địa điểm sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống, hun đúc lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ huyện Tây Sơn và cả tỉnh Bình Định
PV
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ
Trần Trung Đạo
Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.
Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.
Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:
1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.
Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.
Cơ sở lý luận Kemal
Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism). Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.
Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai
Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.
Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.
Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.
Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.
Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.
Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO
Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.
Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.
Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.
Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO
Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.
Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”
Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.
Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.
Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?
Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:
1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.
2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.
3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.
Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị.
Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật.
Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.
Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.
Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân đang diễn ra tại nước châu Phi, như trường hợp Congo như người viết đã trình bày trong bài Hiểm họa Trung Quốc và bài học Congo.
Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam.
Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.
Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu.
Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải.
Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.
Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.
Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?
Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?
Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.
Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Nhưng Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rả “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.
Còn lại gì hôm nay?
Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.
Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.
Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?”.
Trần Trung Đạo
Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.
Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.
Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:
1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.
Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.
Cơ sở lý luận Kemal
Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism). Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.
Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai
Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.
Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.
Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.
Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.
Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.
Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO
Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.
Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.
Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.
Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO
Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.
Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”
Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.
Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.
Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?
Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:
1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.
2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.
3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.
Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị.
Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật.
Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.
Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.
Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân đang diễn ra tại nước châu Phi, như trường hợp Congo như người viết đã trình bày trong bài Hiểm họa Trung Quốc và bài học Congo.
Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam.
Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.
Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu.
Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải.
Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.
Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.
Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?
Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?
Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.
Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Nhưng Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rả “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.
Còn lại gì hôm nay?
Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.
Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.
Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?”.
Trần Trung Đạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét