Chân dung Phó Thủ Tướng Thứ Nhất tự xưng Nguyễn Xuân Phúc
Truyền thông thường được gọi là "Lề trái" như Dân Luận với mong muốn làm lành mạnh hóa môi trường thông tin cũng gặp nhiều khó khăn vì những lý do khác nhau nên khó có điều kiện kiểm định và đánh giá chất lượng nguồn tin như những thông tin được nêu ra ở trong bài viết này bởi vậy mong bạn đọc tham khảo thông tin với một thái độ thận trọng
Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó Thủ tướng
Sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi đọc tiêu đề bài viết này, vì ông
Nguyễn Xuân Phúc là đương kim Phó Thủ tướng, sao lại là Phó Thủ Tướng
Thứ Nhất Tự Xưng. Nhưng xin thưa mọi việc đều có nguyên do của nó và
chính cụm từ 'Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng' phản ánh đầy đủ, sinh động
nhất chân dung ông Nguyễn Xuân Phúc.
Lật lại những tháng ngày ông Nguyễn Xuân Phúc rời Quảng Nam ra Hà Nội. Hành trang chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc chẳng có gì, ngoài yếu tố "miền Trung". Mặc dù được bổ nhiệm, cất nhắc khá sớm, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc không có gì sáng tạo mang tính chất đột phá, thậm chí nhiều cán bộ đánh giá là thiếu tư duy và tầm nhìn chiến lược. Quảng Nam trước khi ông Phúc làm lãnh đạo nghèo và sau khi ông Phúc làm lãnh đạo vẫn nghèo như xưa, có chăng xuất hiện một vài "đại gia" mà tài sản có được chủ yếu nhờ vào sự bảo trợ của ông Nguyễn Xuân Phúc thông qua việc mua bán tài nguyên của tỉnh và tất nhiên một phần lợi nhuận đó nằm trong tay ông Bảy Phúc. Dù vậy, cũng phải công nhận ông Nguyễn Xuân Phúc là một bậc thầy trong sử dụng yếu tố "miền Trung" để thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của mình. Để được bổ nhiệm Phó Tổng thanh tra chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn rêu rao nói rằng, cần có nhân tố "miền Trung" trong các cơ quan quyền lực cao nhất của Chính phủ, miền Trung hi sinh mất mát, đau thương trong chiến tranh nhiều nhất, nên hòa bình cần quan tâm, ưu ái đến người miền Trung và nhân tố "miền Trung" chính là ông ta, ông ta là đại diện cho người miền Trung.
Khi nắm chắc vị trí Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục nhìn ngắm chức vụ cao hơn, đó là Bộ Chính Trị, là lãnh đạo Chính Phủ. Nhưng việc sử dụng nhân tố "miền Trung" gặp khó khăn, vì xuất hiện 2 người đều là miền Trung, đó là Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an và Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng. Bề ngoài, Nguyễn Xuân Phúc ru ngủ Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh bằng chiêu bài, người miền Trung phải đoàn kết, thương yêu nhau, cùng dắt tay nhau thăng tiến trong các nấc thang chính trị, nhưng kỳ thực tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất đã được ông Bảy Phúc tung ra để hạ uy tín, phá Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh. Lê Thế Tiệm bỏ phiếu vào Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư lần nào cũng trượt. Tất nhiên nguyên nhân chủ yếu do Lê Thế Tiệm yếu về tài, kém về đức, nhưng cũng có một phần do ông Bảy Phúc phá, mọi yếu kém của ông Sáu Tiệm bị ông Bảy Phúc bí mật phơi bài đến các ủy viên Trung ương. Nguyễn Bá Thanh có tài, quyết đoán, có thành tích lớn ở địa phương bỏ phiếu vẫn trượt. Khi đó, ông Nguyễn Bá Thanh và nhiều người đã nghi oan cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng Thủ tướng "đánh" Bá Thanh. Nhưng kỳ thực không hoàn toàn như vậy, thủ phạm chính là ông Bảy Phúc. Nếu ông Thanh vào Bộ Chính Trị, Ban bí thư thì nhân tố "miền Trung" sẽ là ông Bá Thanh, không còn là ông Bảy Phúc nữa, vì nếu đặt hai người lên bàn cân thì ông Bá Thanh hơn hẳn ông Bảy Phúc cả về tài lẫn đức. Ông Nguyễn Bá Thanh trượt, Nguyễn Xuân Phúc thắng lớn, vừa loại được đối thủ tiềm tàng, vừa đẩy được thủ tướng ra "đổ vỏ", kích động gây chia rẽ giữa Thủ tướng với ông Nguyễn Bá Thanh.
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhiệm kỳ đầu thì ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ; làm nhiệm kỳ 2 thì ông Phúc là Ủy viên BCT, Phó Thủ Tướng Chính Phủ. Như vậy, dù ít, hay nhiều thì sự thành đạt của ông Nguyễn Xuân Phúc có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng khi Bộ Chính Trị, Trung Ương mới chuẩn bị bàn về việc xét kỷ luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trở cờ, cho rằng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng khó có cơ hội trụ vững và đây là thời cơ để ông Phúc có thể nắm giữ chức vụ Thủ Tướng. Do vậy, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc liên tục đi các địa phương, nói là kiểm tra công tác, nhưng kỳ thực là vận động hạ bệ đ/c Nguyễn Tấn Dũng và ủng hộ ông Phúc lên làm Thủ Tướng. Có ngày, ông Phúc đi hai, ba tỉnh, chạy đua với thời gian để tìm lực lượng ủng hộ. Đi đến đâu, ông Phúc cũng muốn mọi người giới thiệu là "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất"; một số bộ, ngành, địa phương chỉ giới thiệu là "Phó Thủ Tướng" thì giận dỗi, khó chịu. Có lẽ trong nhiệm kỳ này quy định không có "Phó Thủ Tướng Thường Trực" nên ông Phúc đã linh hoạt thành "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất" để khẳng định sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa giữa nhiệm kỳ, thì người thay thế đương nhiên là ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhưng không ngã ngựa mà còn ngày càng mạnh lên, vì vậy ông Nguyễn Xuân Phúc cũng ít đề cập đến danh xưng "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất" nữa mà tập trung cho việc đi các địa phương vận động lực lượng cho đại hội tới để có thể đảm nhiệm vị trí Thủ Tướng Chính Phủ núp dưới hình thức đi kiểm tra mà nội dung giữa các tỉnh hoàn toàn giống nhau./.
Lê Lương Bình
Cán bộ Bộ Ngoại giao nghỉ hưu
Nơi nhận
- Các đ/c lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Các cơ quan báo chí
Lật lại những tháng ngày ông Nguyễn Xuân Phúc rời Quảng Nam ra Hà Nội. Hành trang chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc chẳng có gì, ngoài yếu tố "miền Trung". Mặc dù được bổ nhiệm, cất nhắc khá sớm, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc không có gì sáng tạo mang tính chất đột phá, thậm chí nhiều cán bộ đánh giá là thiếu tư duy và tầm nhìn chiến lược. Quảng Nam trước khi ông Phúc làm lãnh đạo nghèo và sau khi ông Phúc làm lãnh đạo vẫn nghèo như xưa, có chăng xuất hiện một vài "đại gia" mà tài sản có được chủ yếu nhờ vào sự bảo trợ của ông Nguyễn Xuân Phúc thông qua việc mua bán tài nguyên của tỉnh và tất nhiên một phần lợi nhuận đó nằm trong tay ông Bảy Phúc. Dù vậy, cũng phải công nhận ông Nguyễn Xuân Phúc là một bậc thầy trong sử dụng yếu tố "miền Trung" để thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của mình. Để được bổ nhiệm Phó Tổng thanh tra chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn rêu rao nói rằng, cần có nhân tố "miền Trung" trong các cơ quan quyền lực cao nhất của Chính phủ, miền Trung hi sinh mất mát, đau thương trong chiến tranh nhiều nhất, nên hòa bình cần quan tâm, ưu ái đến người miền Trung và nhân tố "miền Trung" chính là ông ta, ông ta là đại diện cho người miền Trung.
Khi nắm chắc vị trí Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục nhìn ngắm chức vụ cao hơn, đó là Bộ Chính Trị, là lãnh đạo Chính Phủ. Nhưng việc sử dụng nhân tố "miền Trung" gặp khó khăn, vì xuất hiện 2 người đều là miền Trung, đó là Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an và Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng. Bề ngoài, Nguyễn Xuân Phúc ru ngủ Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh bằng chiêu bài, người miền Trung phải đoàn kết, thương yêu nhau, cùng dắt tay nhau thăng tiến trong các nấc thang chính trị, nhưng kỳ thực tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất đã được ông Bảy Phúc tung ra để hạ uy tín, phá Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh. Lê Thế Tiệm bỏ phiếu vào Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư lần nào cũng trượt. Tất nhiên nguyên nhân chủ yếu do Lê Thế Tiệm yếu về tài, kém về đức, nhưng cũng có một phần do ông Bảy Phúc phá, mọi yếu kém của ông Sáu Tiệm bị ông Bảy Phúc bí mật phơi bài đến các ủy viên Trung ương. Nguyễn Bá Thanh có tài, quyết đoán, có thành tích lớn ở địa phương bỏ phiếu vẫn trượt. Khi đó, ông Nguyễn Bá Thanh và nhiều người đã nghi oan cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng Thủ tướng "đánh" Bá Thanh. Nhưng kỳ thực không hoàn toàn như vậy, thủ phạm chính là ông Bảy Phúc. Nếu ông Thanh vào Bộ Chính Trị, Ban bí thư thì nhân tố "miền Trung" sẽ là ông Bá Thanh, không còn là ông Bảy Phúc nữa, vì nếu đặt hai người lên bàn cân thì ông Bá Thanh hơn hẳn ông Bảy Phúc cả về tài lẫn đức. Ông Nguyễn Bá Thanh trượt, Nguyễn Xuân Phúc thắng lớn, vừa loại được đối thủ tiềm tàng, vừa đẩy được thủ tướng ra "đổ vỏ", kích động gây chia rẽ giữa Thủ tướng với ông Nguyễn Bá Thanh.
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhiệm kỳ đầu thì ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ; làm nhiệm kỳ 2 thì ông Phúc là Ủy viên BCT, Phó Thủ Tướng Chính Phủ. Như vậy, dù ít, hay nhiều thì sự thành đạt của ông Nguyễn Xuân Phúc có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng khi Bộ Chính Trị, Trung Ương mới chuẩn bị bàn về việc xét kỷ luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trở cờ, cho rằng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng khó có cơ hội trụ vững và đây là thời cơ để ông Phúc có thể nắm giữ chức vụ Thủ Tướng. Do vậy, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc liên tục đi các địa phương, nói là kiểm tra công tác, nhưng kỳ thực là vận động hạ bệ đ/c Nguyễn Tấn Dũng và ủng hộ ông Phúc lên làm Thủ Tướng. Có ngày, ông Phúc đi hai, ba tỉnh, chạy đua với thời gian để tìm lực lượng ủng hộ. Đi đến đâu, ông Phúc cũng muốn mọi người giới thiệu là "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất"; một số bộ, ngành, địa phương chỉ giới thiệu là "Phó Thủ Tướng" thì giận dỗi, khó chịu. Có lẽ trong nhiệm kỳ này quy định không có "Phó Thủ Tướng Thường Trực" nên ông Phúc đã linh hoạt thành "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất" để khẳng định sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa giữa nhiệm kỳ, thì người thay thế đương nhiên là ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhưng không ngã ngựa mà còn ngày càng mạnh lên, vì vậy ông Nguyễn Xuân Phúc cũng ít đề cập đến danh xưng "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất" nữa mà tập trung cho việc đi các địa phương vận động lực lượng cho đại hội tới để có thể đảm nhiệm vị trí Thủ Tướng Chính Phủ núp dưới hình thức đi kiểm tra mà nội dung giữa các tỉnh hoàn toàn giống nhau./.
Lê Lương Bình
Cán bộ Bộ Ngoại giao nghỉ hưu
Nơi nhận
- Các đ/c lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Các cơ quan báo chí
(Dân luận)
Luật sư Hà Huy Sơn - Mấy ý kiến trước ngày mở phiên tòa "Trương Duy Nhất về Điều 258 Bộ Luật Hình Sự"
Theo thông báo của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng: phiên tòa xét
xử ông Trương Duy Nhất về khoản 2, Điều 258 “Tội lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân” của Bộ luật hình sự, sẽ mở vào ngày 04/03/2014, tại
thành phố Đà Nẵng, tôi có mấy kiến về sự kiện này.
1. Về thẩm quyền: Tội theo Điều 258 có khung hình phạt cao nhất là 07 năm, không thuộc Chương XI “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Thông thường thẩm quyền điều tra vụ án này là cơ quan cảnh sát là cấp huyện, quận và cơ quan truy tố, xét xử tương đương. Nhưng vụ án “Trương Duy Nhất về Điều 258, BLHS” được cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra cáo trạng, xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tức là vụ án được nâng 02 cấp điều tra, truy tố; nâng 01 cấp xét xử.
2. Về hình thức bản cáo trạng giống như cáo trạng của vụ án “Cù Huy Hà Vũ về Điều 88, BLHS”. Vụ án ông Vũ chứng cứ là: 10 đầu tài liệu, trong đó 08 bài viết, phát biểu của ông Vũ, 01 bài nháp, 01 bài của người khác lưu ở máy tính cá nhân. Vụ án của ông Nhất chứng cứ là: 12 bài đăng trên blog, trong đó 11 bài của ông Nhất, 01 bài của người khác.
Cả 02 vụ án, cơ quan truy tố là Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đều sử dụng Kết luận giám định của cơ quan Thông tin và Truyền thông để cho rằng bị cáo vi phạm tội như cơ quan điều tra khởi tố. Tôi dự đoán phiên tòa xét xử ông Nhất cũng giống như phiên tòa xét xử ông Vũ là: Nội dung các bài viết sẽ không được công bố tại tòa để làm căn cứ tranh luận như quy định của Điều 214 “Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức” của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Nếu phiên tòa xét xử ông Nhất giống như phiên tòa xét xử ông Vũ thì Tòa án chỉ căn cứ vào Kết luận giám định của cơ quan Thông tin và Truyền thông để kết tội ông Nhất. Tôi hy vọng dự đoán của tôi là không đúng, vì như vậy các hành vi (nội dung các bài viết) của ông Nhất không được xem xét, tranh tụng một cách khách quan tại phiên tòa.
3. Mặt khách thể tội phạm hay đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ trong 02 vụ án trên rất trừu tượng, khó phân biệt nên các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đã tùy thuộc vào tình hình chính trị, xã hội để áp dụng Điều 88 hay Điều 258. Nói ngắn gọn: Điều 88 là bảo vệ sự tồn tại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 258 là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Trong Kết luận cáo trạng vụ án của ông Nhất (Điều 258) rất chung chung là: “Nội dung 12 bài viết này không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước;”
Lợi ích của Nhà nước theo hiến pháp chính là quyền lực của nhân dân, tức là các cơ quan Nhà nước, công chức phải tuân theo pháp luật sử dụng bộ máy Nhà nước làm công cụ để thực thi quyền lực của nhân dân. Việc đồng nhất các cá nhân giữ chức vụ Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội như chính là “Nhà nước” là hoàn toàn sai. Họ chỉ được coi là “Nhà nước” khi thực hiện đúng trách nhiệm công vụ, ngược lại các cá nhân đó lợi dụng quyền hạn được giao để phục lợi ích cá nhân thì không phải là “Nhà nước”.
Nếu các bài viết của ông Nhất về các lãnh đạo Đảng, Nhà nước là xuyên tạc thuộc về “Tội vu khống” chứ không phải Điều 258, BLHS. Ngược lại các bài viết của ông Nhất là đúng và các hành vi của các cá nhân lãnh đạo Đảng, Nhà nước là trái pháp luật thì ông Nhất là người bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền lực của nhân dân, ông Nhất hoàn toàn không có tội.
Hà Nội, ngày 27/02/2014
1. Về thẩm quyền: Tội theo Điều 258 có khung hình phạt cao nhất là 07 năm, không thuộc Chương XI “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Thông thường thẩm quyền điều tra vụ án này là cơ quan cảnh sát là cấp huyện, quận và cơ quan truy tố, xét xử tương đương. Nhưng vụ án “Trương Duy Nhất về Điều 258, BLHS” được cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra cáo trạng, xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tức là vụ án được nâng 02 cấp điều tra, truy tố; nâng 01 cấp xét xử.
2. Về hình thức bản cáo trạng giống như cáo trạng của vụ án “Cù Huy Hà Vũ về Điều 88, BLHS”. Vụ án ông Vũ chứng cứ là: 10 đầu tài liệu, trong đó 08 bài viết, phát biểu của ông Vũ, 01 bài nháp, 01 bài của người khác lưu ở máy tính cá nhân. Vụ án của ông Nhất chứng cứ là: 12 bài đăng trên blog, trong đó 11 bài của ông Nhất, 01 bài của người khác.
Cả 02 vụ án, cơ quan truy tố là Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đều sử dụng Kết luận giám định của cơ quan Thông tin và Truyền thông để cho rằng bị cáo vi phạm tội như cơ quan điều tra khởi tố. Tôi dự đoán phiên tòa xét xử ông Nhất cũng giống như phiên tòa xét xử ông Vũ là: Nội dung các bài viết sẽ không được công bố tại tòa để làm căn cứ tranh luận như quy định của Điều 214 “Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức” của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Nếu phiên tòa xét xử ông Nhất giống như phiên tòa xét xử ông Vũ thì Tòa án chỉ căn cứ vào Kết luận giám định của cơ quan Thông tin và Truyền thông để kết tội ông Nhất. Tôi hy vọng dự đoán của tôi là không đúng, vì như vậy các hành vi (nội dung các bài viết) của ông Nhất không được xem xét, tranh tụng một cách khách quan tại phiên tòa.
3. Mặt khách thể tội phạm hay đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ trong 02 vụ án trên rất trừu tượng, khó phân biệt nên các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đã tùy thuộc vào tình hình chính trị, xã hội để áp dụng Điều 88 hay Điều 258. Nói ngắn gọn: Điều 88 là bảo vệ sự tồn tại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 258 là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Trong Kết luận cáo trạng vụ án của ông Nhất (Điều 258) rất chung chung là: “Nội dung 12 bài viết này không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước;”
Lợi ích của Nhà nước theo hiến pháp chính là quyền lực của nhân dân, tức là các cơ quan Nhà nước, công chức phải tuân theo pháp luật sử dụng bộ máy Nhà nước làm công cụ để thực thi quyền lực của nhân dân. Việc đồng nhất các cá nhân giữ chức vụ Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội như chính là “Nhà nước” là hoàn toàn sai. Họ chỉ được coi là “Nhà nước” khi thực hiện đúng trách nhiệm công vụ, ngược lại các cá nhân đó lợi dụng quyền hạn được giao để phục lợi ích cá nhân thì không phải là “Nhà nước”.
Nếu các bài viết của ông Nhất về các lãnh đạo Đảng, Nhà nước là xuyên tạc thuộc về “Tội vu khống” chứ không phải Điều 258, BLHS. Ngược lại các bài viết của ông Nhất là đúng và các hành vi của các cá nhân lãnh đạo Đảng, Nhà nước là trái pháp luật thì ông Nhất là người bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền lực của nhân dân, ông Nhất hoàn toàn không có tội.
Hà Nội, ngày 27/02/2014
Hà Huy Sơn
(FB Ha Huy Son)
“Quyền trời cho…”
Đảng của dân tộc Việt Nam
Vào đầu câu chuyện, ông nói:
- Ngay sau Tết Tân Mão năm 1951, Đại hội được tổ chức tại Tân Trào,
Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2. Mồng Hai Tết Quý Tỵ năm nay trùng với
ngày khai mạc Đại hội năm đó. Đây là Đại hội lịch sử, đánh dấu mốc son
quan trọng trong quá trình lãnh đạo, trưởng thành của Đảng sau 21 năm kể
từ ngày thành lập (3-2-1930). Đường lối của Đại hội không chỉ vạch ra
nhiệm vụ trước mắt của cuộc kháng chiến mà còn đáp ứng yêu cầu lâu dài
của cách mạng nước ta, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Thành công của Đại hội phải kể đến vai trò đặc biệt có tính quyết định
của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nhưng ngọn nguồn đổi mới là chân lý về “quyền
dân tộc” của Người. Người cho rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho mỗi
dân tộc. Nghĩa là mỗi dân tộc và dân tộc đó phải tự tìm tòi, quyết định
con đường, phương pháp thực hiện cách mạng và phát triển đất nước vì
độc lập, tự do phù hợp với xu thế tiến hóa của thời đại”.
Trong Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động, của dân tộc là một. Chính vì vậy, Đảng Lao động Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Tranh luận đặt tên Đảng
Tôi gợi hỏi:
- Thưa ông, một trong những sự kiện quan trọng của Đại hội là đặt tên Đảng ta?
Phó giáo sư Lê Mậu Hãn đứng dậy lấy trên giá cuốn sách “Tổng tập hồi ký”
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do NXB Quân đội nhân dân xuất bản năm
2006. Lật rất nhanh đến trang 688, ông chỉ cho tôi đoạn hồi ký của Đại
tướng ghi lại sự kiện trên. Rồi ông nói
- Với đề nghị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, đại biểu 3 nước (Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia) đã thống nhất trên cơ sở Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức ở
mỗi nước một Đảng Cộng sản để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc
mình. Trong Đại hội, khi thảo luận đặt tên cho Đảng ta, đã không tạo
được sự thống nhất, thậm chí còn tranh luận căng thẳng các câu hỏi:
“Đảng của ai? Giai cấp nào lãnh đạo? Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là gì?”.
Nhiều đại biểu cho rằng, lấy tên Đảng Lao động Việt Nam là xa rời Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin... (!).
Trong Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Một vài đại biểu nói Đảng
Cộng sản phải là đảng của giai cấp công nhân, không thể là của nhân dân
lao động nói chung, những phần tử tư sản, thân sĩ, đặc biệt là địa chủ,
dù có yêu nước, tiến bộ cũng không thể nằm trong thành phần nhân dân lao
động… Bác ngồi điềm đạm lắng nghe những ý kiến khác nhau, bằng những
lời lẽ bình dị… Bác nhẹ nhàng nói: “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cái gì có
lợi cho cách mạng thì làm!”. Câu nói của Bác làm rộ lên những tiếng cười
và những tràng vỗ tay kết thúc cuộc tranh cãi. Khi đó Bác không thể
nói: “Cách mạng Việt Nam đã làm nhiều điều chưa có trong sách vở” (trang
688 sđd).
Lãnh tụ Hồ Chí Minh phát biểu trong Đại hội cho rằng, đặt tên Đảng là
“Đảng Lao động Việt Nam sẽ thu nạp những phần tử công nhân, nông dân,
trí thức và những người lao động hăng hái nhất, cách mạng nhất” (trích
trong Biên bản Đại hội, lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam).
Phó giáo sư Lê Mậu Hãn. |
Cốt yếu là áp dụng cho đúng
Cũng tại Đại hội khi bàn về công tác lý luận của Đảng, có nhiều ý kiến
viện dẫn chủ nghĩa Mác một cách máy móc. Bác đã dùng những dẫn chứng rất
sinh động và gần gũi để phân tích. Người nói: “Tôi thấy các đồng chí
lên phát biểu ý kiến nhắc đến chủ nghĩa Mác luôn. Cái đó rất đúng. Nhưng
mà nhắc đến chủ nghĩa Mác, phải áp dụng Mác cho đúng. Cốt yếu là ở đấy.
Chủ nghĩa Mác là gì? Là cộng sản. Mà làm cộng sản thì phải có người
lãnh đạo… Chủ nghĩa Mác nói như thế cũng ví như nói: “đói thì ăn cho
no”, nhưng không nói: “ở Việt Nam thì ăn bánh mì” cũng không nói: “ở
châu âu ăn cơm”. Chủ nghĩa Mác bảo ăn sao cho no, nhưng không bảo ai
cũng ăn cơm như nhau… Chủ nghĩa Mác nói thế giới sẽ hóa ra cộng sản.
Nhưng chủ nghĩa Mác không nói chỗ nào cũng lập Xô -viết, cũng lập chính
quyền vô sản, vì thế lúc áp dụng phải cho khéo” (Biên bản Đại hội, trang
122 sđd).
Những ý kiến ngắn gọn, sâu sắc thể hiện rõ yêu cầu của Bác về phương
pháp tiếp cận chủ nghĩa Mác là phải được vận dụng một cách khoa học với
điều kiện cụ thể của từng dân tộc và từng thời kỳ.
Từ tư tưởng của Người, đã được cụ thể hóa trong Luận cương cách mạng
Việt Nam do Tổng bí thư Trường Chinh báo cáo tại Đại hội. Báo cáo đã
vạch ra mô hình kinh tế của đất nước lúc bấy giờ là “xây dựng nền kinh
tế dân chủ nhân dân” gồm 5 thành phần: Kinh tế nhà nước; kinh tế HTX;
kinh tế nông dân, tiểu thương tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước. Luận cương nhấn mạnh: “Vì trình độ phát triển kinh tế
nước ta còn thấp, nên thời kỳ quá độ lên CNXH không thể ngắn. Kinh tế tư
nhân nước ta còn tồn tại và phát triển trong thời gian lâu dài”.
Phó giáo sư Lê Mậu Hãn dẫn giải:
- Ngay sau Đại hội - năm 1953, trong tác phẩm “Thưởng thức chính trị”
của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phân tích những lợi ích mang lại cho
các bên tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông. Đây là chính sách
kinh tế của Đảng và Chính phủ được Người khái quát lại thành 4 câu rất
dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm: “Công tư đều lợi” ( “tư” là tư bản dân tộc);
“Chủ thợ đều lợi”; “Công nông giúp nhau”; “Lưu thông trong ngoài”.
Bốn chính sách kinh tế là sự thể hiện quan điểm phát triển kinh tế nhiều
thành phần vận hành trong nền kinh tế hàng hóa của thời kỳ quá độ đã
phát huy tác dụng ngay những năm sau...
Hơn 60 năm qua, nhất là gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những
quan điểm cơ bản của Đại hội II đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mang lại những thành tựu có ý nghĩa
lịch sử. Chúng ta vẫn biết rằng, cuộc sống luôn biến động, phát triển
nên việc tiếp tục đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để
phù hợp với thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu tất yếu
trong hoạch định đường lối, chính sách của Đảng vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuân Quý Tỵ 2013
Huy Thiêm
(Báo QĐND)
'Kho báu 1.000 tấn vàng' ở An Giang được kiểm soát
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Trung tâm Khảo cổ
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ lồng ghép vào chương trình, kế hoạch
khảo cổ di tích Óc Eo để thám sát, quy hoạch và khai quật có trọng điểm
khu đất có tin đồn về “kho báu 1.000 tấn vàng” ở ấp Tô An (xã Cô Tô, Tri
Tôn).
UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đồng ý đề xuất của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch với nội dung như trên.
UBND tỉnh An
Giang cũng yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ kết quả khảo
sát, phân tích và báo cáo của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ để cung
cấp thông tin chính thống cho báo chí và Nhân dân biết.
Đồng thời, giao Sở này phối hợp UBND huyện Tri Tôn có biện pháp quản lý nhằm bảo vệ di tích không bị xâm hại.
Trước đó, vào
khoảng đầu tháng 10.2013, ông Mai Văn Bé (73 tuổi, ngụ ấp Tô Phước, xã
Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) liên hệ UBND xã về việc nhờ nhà
ngoại cảm tìm hài cốt người thân trên địa bàn.
"Chúng tôi đã
trao đổi, yêu cầu ông cho biết địa điểm và thời gian, chúng tôi sẽ cử
lực lượng hỗ trợ. Tuy nhiên, ông không thông tin mà bỏ về”, Chủ tịch
UBND xã Cô Tô Đặng Quốc Tuấn cho hay.
Ngày 14.10,
quần chúng báo tin đến UBND xã, tại ấp Tô An, có một đoàn khách lạ
khoảng 20 người, đi ô tô 29 chỗ đến cúng kiến, có biểu hiện nghi vấn.
Ngay lập tức, công an xã đến mời các cá nhân có liên quan về làm việc.
Tại đây, bà
Phan Lê Yến (sinh năm 1950, ngụ phường 8, quận 3, TP.HCM) cho biết:
“Chúng tôi đến xã Cô Tô với mục đích du lịch và tìm hài cốt của một
người họ hàng tên P.L.T, sinh năm 1920, đã từng tham gia kháng chiến tại
chiến trường miền Nam…”
Theo công an
xã, trong quá trình điều tra, bà Yến hoàn toàn không khai báo gì thêm,
nên địa phương mời các đối tượng ra khỏi địa phương. Tuy nhiên, lực
lượng đã cho mời ông Chau Thi (sinh năm 1950, chủ phần đất được cho là
có hài cốt) đến để điều tra làm rõ.
Sau một thời
gian đấu tranh, ông Chau Thi thừa nhận, bà Yến đã thương lượng với ông
trong việc khai quật tìm vàng chứ không phải tìm hài cốt như bà đã khai.
Nhưng để qua mắt lực lượng chức năng, đoàn của bà Yến không trực tiếp
đào bới, mà giao cho một mình ông tiến hành. Trong thời gian đoàn của bà
Yến ngồi tại quán cà phê, ông đào được một lớp đất thì lực lượng Công
an xã đến hiện trường.
Khoảng tháng
5.2013, ông Bùi Văn Việt (sinh năm 1953, ngụ Hà Nội) nhận định, "phần
diện tích đất 1.000m2 của gia đình tôi có khoảng… 1.000 tấn vàng, một hũ
kim cương, bởi 4.800 năm trước đây nơi này là đền vua. Họ yêu cầu tôi
đào xuống chiều sâu mặt đất 3,8 m, nơi kho báu được cất giấu”.
Vụ việc đã gây
xôn xao trong dư luận, bản thân ông Chau Thi cũng nhận thấy hành vi của
mình là sai, ông đã làm đơn xin hiến toàn bộ diện tích đất nói trên cho
nhà nước, trong trường hợp khai quật được số tài sản trên.
Trưởng Công an
xã Cô Tô, ông Nguyễn Văn Ngoan, cho biết tại hiện trường đang đào bới
dở dang, lực lượng cũng phát hiện nhiều vật dụng lạ, không rõ là gì.
Chủ tịch UBND
xã Cô Tô Đặng Quốc Tuấn thông tin thêm: “Sau khi xử lý các đối tượng
khai quật trái phép, có người tên Mai Văn Bé liên hệ trực tiếp với tôi
và cho biết trên phần đất có 500 tấn vàng, nhưng không tiện trình báo.
Nếu chính quyền địa phương “hợp tác”, đồng ý cho tìm vàng thì đoàn sẽ
trích ra 50% tài sản để nộp vào ngân sách Nhà nước…”.
Theo nhận
định của chúng tôi, tin đồn tại khu vực trên có kho báu quý hiếm đã được
truyền miệng từ nhiều năm nay, nhưng không ai biết rõ thực hư câu
chuyện.
Những đồ vật tìm thấy tại hiện trường
(Một thế giới)
Vụ “lọt lưới” 229kg heroin: Đừng có mà mơ !
229 kg Heroin từ TSN bị CS Cửa khẩu SB Quốc tế Đào Viên bắt giữ |
Thời gian qua, làng báo “lề phải” của đảng gặp may mấy vụ thu hoạch: Vụ
Cát Tường, vụ xử Dương Chí Dũng, Cậu Thủy tìm mộ, vụ 229 kg ma túy tuồn
chót lọt từ TSN qua Đào Viên (Đài Loan),vụ bảo mẫu hành hung trẻ em, vụ
“cắt sống” chân bệnh nhân, vụ Dương Tự Trọng khai “ông anh” báo tin bị
khởi tố bắt giam, “tiền công” cả nửa triệu đô, vụ Huyền Như, một cỡ phó
phòng trong hơn năm mà cuỗm hơn 4.000 tỷ của nền kinh tế XHCN…Những sự
kiện ly kỳ này giúp cho các bản báo tăng độc giả, khai thác thêm được
quảng cáo cải thiện đời sống CBPV. Tuy vậy, đề tài “đi tìm sự thật” của
vụ vận chuyển ma túy cỡ lớn thế giới chứa đựng những tình tiết ly kỳ,
“giật gân” nhất nay lại rất im ắng, có vẻ càng khó có một “vụ mùa” cho
báo lề phải, vì:
- Vụ vận chuyển chót lọt 229 kg ma túy trị giá 300 triệu USD qua đường
hàng không phải là của thế lực quyền “nghiêng thiên hạ” thao túng được
những mảng quyền lực lớn trong đó không loại trừ cả mảng truyền thông.
- Vụ tàng trữ, vận chuyển khối lượng ma túy khổng lồ đó phải theo một
kịch bản cực kỳ hoàn hảo, chắc chắn không bị lộ và nếu lộ ở một khâu nào
đó thì những kẻ tham gia phải an toàn.
Như vậy không bao giờ có chuyện chủ trò vận chuyển khối hàng “lên thiên
đàng hoặc xuống âm ty” này lại vô tư đưa nó qua các trạm kiểm soát công
an, hải quan, an ninh hàng không…một cách may rủi, tức là không có sự
đảm bảo chắc chắn an toàn. Khi những thường dân chỉ mang trong người vài
tép “bột trắng” dấm dúi ở ngóc ngách đầu đường, xó chợ, chị em dấu cả
trong vùng kín linh thiêng nhất vẫn bị phát hiện, bắt giam, xử tù thì
không có chuyện vô tình, ngẫu nhiên để cả hơn hai tạ bột này lòng vòng
từ nước bạn Trung Quốc qua hơn chục tỉnh thành miền bắc, trung, nam để
vào Sài Gòn đóng thùng nặng hơn trọng lượng “thật” những 229 kg rồi qua
cả “dây” dài an ninh, điều tra cỡ “giỏi nhất thế giới” một cách vô tư.
Qua theo dõi phát biểu, thanh minh của lãnh đạo hải quan TP HCM, cục
HKVN, cảng HK TSN, các vụ buôn lậu qua đường HK trong quá khứ…chứng tỏ
ekip “ông anh” đại gia đã nghiên cứu rất kỹ những khe hở trong quy định
kiểm soát hàng hóa qua cửa khẩu HK rồi “vận dụng sáng tạo” để “con voi
chui qua lỗ kim”.
Việc đơn giản hóa thủ tục, phân luồng hàng hóa kiểm soát HQ theo các
luồng xanh, vàng, đỏ là đúng đắn. Tuy nhiên,với xã hội VN hiện nay đây
cũng là “tuyệt vời huyệt” để rất nhiều vụ vận chuyển hàng cấm, hàng lậu
qua các cửa khẩu đưa bọn maphia các loại đến đế vương, “quang vinh muôn
năm”.
Theo một chuyên gia thương mại thì ý tưởng phân ra các “luồng” hàng hóa
xuất phát từ khi các chuyến bay Boeing 747, 777, A 310, 330…đông khách
đổ xuống các nhà ga HK thành dòng người dài dặc làm cho cơ quan hải quan
sân bay quá tải, đình trệ nhà ga nên người ta nghĩ ra cách để nếu không
mang hàng cấm, phải áp thuế thì khách tự giác sang luồn xanh. Do một bộ
phận lớn khách không phải kiểm tra nên vào các giờ cao điểm khách qua
sân bay không bị dồn, ứ bảo đảm cho sân bay hoạt động chơn tru, khách
hàng hài lòng. Tuy nhiên, áp dụng cải cách này không có nghĩa khách cứ
mang hàng cấm theo luồng xanh là an toàn. Nghiệp vụ sơ đẳng của HQ là
theo dõi các dạng khách, hành lý, hàng hóa, ai đi buôn, ai thăm thân, du
lịch, từ nước nào về, sẽ mang theo gì cộng với theo dõi thái độ, nét
mặt chủ hàng, kiểm tra xác xuất, trinh sát, thông tin ngoại tuyến…nên
hàng cấm khó qua được mắt họ.
Việc đơn giản hóa thủ tục HQ này phù hợp với các sân bay đông đúc nhưng
vấn đề là có phù hợp với các kho hàng trung chuyển hay không? Một nhân
viên kho hàng xuất, nhập khẩu nhận xét: Ở các kho trung chuyển việc kiểm
tra hàng hóa không đổ dồn một lúc, cấp bách như các chuyến bay, không
có giờ cao điểm do lịch trình chuyến bay đã được đặt chỗ, làm thủ tục,
kiểm tra vào khi nào từ trước thì việc sinh ra luồng xanh không phải
kiểm tra HQ là một sơ hở. Không loại trừ khả năng những kẽ hở về pháp
luật này được “thiết kế” từ khi làm văn bản và nó đã được “vận dụng
sáng tạo” qua vô vàn vụ rồi. Về an ninh HK cũng rất “sáng tạo”. Đúng,
chức năng, nhiệm vụ của họ chỉ là bảo đảm an toàn bay, không có chức
năng kiểm soát hàng hóa, mặc dù trong phần mềm máy soi có thể cài thêm
(hoặc có sẵn)chức năng phát hiện cảnh báo hàng cấm. Hơn nữa với kinh
nghiệm đã quan sát “thượng vàng, hạ cám” họ không lạ gì cái màu, độ
sáng, tối…đặc trưng của “cái chết trắng”. Một nhân viên bốc xếp HK chỉ
cần vỗ tay vào va li đã biết trong đó đựng tiền, máy tính, máy ảnh, điện
thoại hay chỉ quần áo – Một nhân viên an ninh HK cho biết. Tuy nhiên,
khi đưa ra pháp luật thì không thể “vận dụng sáng tạo” để bắt nhân viên
an ninh HK tội không phát hiện ma túy được!
Sau đây, có thể cơ quan an ninh các nước sẽ truy tìm ra manh mối đường
dây tội phạm trong đó có người Việt nhưng luật pháp XHCN thường “độc lập
tự chủ…vận dụng sáng tạo” không công nhận pháp luật của nước khác, nhất
là khi nghi can là đại gia, đại quan “nội”…Việc người nước ngoài bị hầu
tòa, kết tội hối lộ cho quan nước ta nhưng “chưa có bằng chứng tiêu
cực, tham nhũng” ở phía VN là chuyện nhỏ.
Vì vậy vụ này không có gì ồn ào, báo lề phải, dân ham chống tham nhũng…đừng có mà mơ!
Nguyễn Đình Ấm
(Blog Bà Đầm xòe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét