Nguyễn Hưng Quốc - Lực lượng nào sẽ làm thay đổi Việt Nam?
Rất nhiều người có chung một nỗi băn khoăn: Bao giờ thì Việt Nam được
dân chủ hoá? Để trả lời câu hỏi ấy, hầu như ai cũng biết một cuộc cách
mạng dân chủ ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra với một trong hai tình huống:
Một, từ trên xuống; và hai, từ dưới lên.
Dân chủ hoá từ trên xuống là một cuộc cách mạng lý tưởng nhất bởi nó
nhanh nhất và ít bị trả giá nhất: Đó là các cuộc cách mạng đã diễn ra
tại Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990,
khi giới lãnh đạo ý thức là không thể kéo dài nguyên trạng và chấp nhận
thay đổi chế độ ngay cả khi biết với sự thay đổi ấy họ sẽ mất tất cả
quyền lực.
Theo tôi, một cuộc cách mạng loại này rất khó xảy ra ở Việt Nam. Có hai lý do chính.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 13/5/2014. |
Thứ nhất, ở Việt Nam không có, và sẽ không có một nhà lãnh đạo nào, dù
sáng suốt đến đâu, có quyền lực để tự mình quyết định những sự thay đổi
lớn lao liên quan đến số phận của cả chế độ. Kết cấu quyền lực ở Việt
Nam khác hẳn ở các quốc gia cộng sản khác trước đây cũng như hiện nay: Ở
các nước ấy, chủ tịch đảng cũng đồng thời là chủ tịch nước. Khi nắm
trong tay cả hai chức vụ ấy, người ta dễ dàng trở thành kẻ quyết định
cuối cùng. Ở Việt Nam, ngược lại, người lãnh đạo đảng và người lãnh đạo
nhà nước và chính phủ khác nhau, do đó, không ai thực sự có quyền quyết
định những vấn đề lớn cả. Tất cả đều phải thông qua ý kiến tập thể, ít
nhất của Bộ Chính trị. Để cả tập thể ấy thống nhất với nhau về việc thay
đổi chế độ để dân chủ hoá là một không tưởng.
Thứ hai, chắc chắn Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận Việt Nam được dân
chủ hoá trước. Khi thấy Việt Nam có dấu hiệu rục rịch từ bỏ chủ nghĩa
cộng sản, chắc chắn Trung Quốc sẽ can thiệp ngay. Trong tình hình hiện
nay, khi Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc trong rất nhiều lãnh vực,
từ kinh tế đến chính trị, những sự can thiệp ấy rất dễ thực hiện.
Bởi vậy, triển vọng lớn nhất của xu hướng dân chủ hoá ở Việt Nam là từ
dưới lên. Tuy nhiên, ở đây lại có một vấn đề lớn: Lực lượng nào sẽ đảm
nhiệm công việc thay đổi theo chiều hướng dân chủ ấy? Để trả lời câu hỏi
ấy, các nhà bình luận chính trị và xã hội có thói quen nhìn vấn đề từ
góc độ kinh tế - xã hội với những thành phần giai cấp khác nhau.
Trước hết, đông đảo nhất ở Việt Nam là các nông dân. Trong nhiều năm
qua, những kẻ bị áp bức và bóc lột nhiều nhất ở Việt Nam cũng là các
nông dân. Những cuộc biểu tình đông đảo và gây chú ý trong dư luận nhất
cũng gắn liền với nông dân. Lý do dễ hiểu: một trong những yếu tố quan
trọng nhất bị giới lãnh đạo Việt Nam khai thác để làm giàu và phân phối
lợi nhuận để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên chính là đất
đai. Việc cướp đất ấy dẫn đến sự bất mãn của nông dân ở nhiều địa phương
khác nhau. Lâu nay, rải rác đây đó, có các cuộc biểu tình của nông dân
nhằm chống lại lệnh cưỡng chế của chính quyền.
Nhưng những sự bất mãn và các cuộc biểu tình ấy có thể dẫn đến việc làm
thay đổi chế độ hay không? Câu trả lời hầu như chắc chắn: Không. Lý do
đầu tiên là hầu hết nông dân thường chỉ nghĩ đến những cái lợi cụ thể
trước mắt: khi chính quyền cướp đất của mình thì mình vùng lên tranh
đấu, nhưng khi chính quyền cướp đất của người khác thì người ta dễ
khoanh tay đứng ngó, hoặc, khi tình hình căng thẳng quá, chính quyền chỉ
cần nhân nhượng một tí, họ cũng dễ dàng thoả mãn và từ bỏ mọi toan tính
chống đối. Lý do thứ hai là tuy nông dân chiếm một phần lớn dân số
nhưng họ bị cô lập về phương diện địa lý: làng này xuống đường tranh
đấu, làng khách chưa chắc đã biết. Từ việc cô lập về địa lý dẫn đến sự
cô lập về truyền thông và hậu quả là không có nhiều người biết. Điều này
dẫn đến hai hậu quả khác: Một, ít người ủng hộ; và hai, khó phát triển
thành những cuộc xuống đường rầm rộ để có thể uy hiếp được chính quyền.
Còn lực lượng công nhân? Ở Việt Nam, giai cấp công nhân càng ngày càng
lớn và đời sống kinh tế của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
sự bất mãn của họ, nếu có, thường nhắm vào chủ nhân của xí nghiệp hơn là
vào chính quyền. Chủ nhân của các công ty lớn lại thường gắn liền với
người ngoại quốc, do đó, thù hận của họ cũng hướng ra bên ngoài. Đó là
lý do tại sao cho đến nay, hầu hết các cuộc đình công hay biểu tình
thường diễn ra trong các xí nghiệp và công ty do người ngoại quốc làm
chủ.
Giới thanh niên và trí thức Việt Nam hiện nay có thể được xem là thành
phần “tiến bộ” nhất: Nhiều người trong họ thấy được những sự bất lực và
bế tắc của nhà cầm quyền cũng như có khát vọng được tự do. Tuy nhiên,
“nhiều” không có nghĩa là đa số. Khác với ở Ai Cập và các quốc gia Trung
Đông trong cách mạng mùa xuân đầu năm 2011, nơi tỉ lệ thanh niên, dù đã
tốt nghiệp đại học, thất nghiệp rất cao, ở Việt Nam, về phương diện
kinh tế, thanh niên không đến nổi quá khó khăn, do đó, rất khó hy vọng
họ sẽ kết tập lại thành một trận chung để đấu tranh cho dân chủ.
Một thành phần khác có khả năng đương đầu với chính quyền là các tôn
giáo. Ở tôn giáo nào cũng có những người phản kháng, nổi bật nhất là Cao
Đài, Hoà Hảo, Phật giáo và Công giáo. Hai tôn giáo đầu chỉ giới hạn ở
các tỉnh phía Nam; Phật giáo thì bị quá phân tán; chỉ có Công giáo là
tương đối thống nhất, và do đó, khá mạnh, nhưng dù mạnh đến mấy thì, một
mặt, Công giáo cũng chỉ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số; mặt khác, do
chỉ là một thiểu số, họ khó trở thành những nhà lãnh đạo cho phong trào
dân chủ trong cả nước.
Nói tóm lại, từ góc độ kinh tế và xã hội, sẽ không có lực lượng nào đủ
sức để chống lại chính quyền, thậm chí, gây sức ép để chính quyền phải
thay đổi chế độ.
Một vấn đề có thể được đặt ra: Tại sao tất cả các thành phần trên không
thể kết hợp lại với nhau để thành một lực lượng duy nhất và mạnh mẽ? Dĩ
nhiên, điều đó có thể xảy ra, và trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, đó
là niềm hy vọng duy nhất để có dân chủ. Có điều: khi nào, và với điều
kiện nào, tất cả các thành phần trên có thể đứng lại được với nhau? Câu
trả lời: Tinh thần dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism). Người
Việt Nam, bất kể thành phần kinh tế, xã hội và tôn giáo, sẽ đoàn kết lại
khi đất nước bị uy hiếp và khi chính quyền bất lực, thậm chí, đầu hàng
trước những sự uy hiếp ấy. Tất cả những sự uy hiếp ấy chỉ đến từ một
nguồn: Trung Quốc.
Nói cách khác, theo tôi, lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam
chỉ đoàn kết và trở thành mạnh mẽ khi Trung Quốc gia tăng mức độ lấn
chiếm biển đảo và khi chính quyền Việt Nam càng lộ rõ bản chất nhu nhược
của họ trong thế trận đối đầu với tham vọng bành trướng ấy.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết
trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Quốc hội cần minh bạch việc lấy phiếu tín nhiệm
Ngày 15/11 tới đây, Quốc hội VN sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các chức
danh dân cử do Quốc hội bầu và chỉ định trong một phiên họp kín. Dư
luận đặt câu hỏi, một Quốc hội của dân sao lại thiếu minh bạch và công
khai trong vấn đề giám sát quyền lực nhà nước của cử tri như vậy?
Làm cảnh cho đẹp?
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả giám sát của Quốc hội đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn. Cách làm này giúp những người liên quan nhận thấy được
mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách
nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình.
Một phiên họp Quốc Hội tại Hà Nội, ảnh minh họa. |
Đồng kết quả tín nhiệm cũng là cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ
quan có thẩm quyền và việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà Quốc hội
không còn tín nhiệm.
Theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 15.11.2014 tới đây, Quốc hội VN sẽ
tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh dân cử do Quốc hội bầu
và chỉ định trong một phiên họp kín.
Các chức vụ được lấy phiếu tín nhiệm đó là: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch
nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng kiểm toán nhà nước…
Cái chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm ngược đời, ở trên thế giới chúng tôi biết rằng không có nước nào họ làm như thế cả. - GS Nguyễn Minh Thuyết
Nói về ý nghĩa và sự cần thiết của việc bỏ phiếu tín nhiệm lần này,
LS.Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
của Việt Nam cho biết:
“Nếu chúng ta không tìm được trách nhiệm của những người đứng đầu, mà
để cho đất nước suy đồi như thế này, làm cho người dân bất bình, bất
mãn như thế này thì rõ ràng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đó chỉ làm cảnh cho
đẹp. Mà lại còn bỏ phiếu bí mật nữa thì thôi đừng bỏ, vì nó lại càng làm
phũ phàng cái lòng tin tưởng lần cuối cùng của người dân vào cái cơ
quan quyền lực cao nhất. ”
Khi được hỏi, ông có đánh giá thế nào về việc Quốc hội tiến hành tổ chức họp kín để lấy phiếu tín nhiệm?
GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định:
“Cái chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm ngược
đời, ở trên thế giới chúng tôi biết rằng không có nước nào họ làm như
thế cả. Tức là chia thành hai bước, lấy phiếu và bỏ phiếu. Lấy phiếu thì
lại là 3 mức chứ không phải 2 mức, mà cả 3 mức đều là tín nhiệm, đó là
tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Và lấy phiếu tín hiệm thì
chỉ lấy một lần giữa nhiệm kỳ thôi. Thế thì làm sao thúc đẩy được công
việc, làm sao thúc đẩy được người?Mà lại còn bỏ phiếu kín nữa thì bỏ
phiếu làm gì? Cái đó nó đi ngược với xu hướng công khai minh bạch hiện
nay, vì thế tôi cho rằng tốt nhất là không bỏ phiếu nữa. Bởi vì nếu tổ
chức thì mất thì giờ, tốn kém vả lại còn dấu phiếu kín kể cả Đại biểu
Quốc hội cũng không biết thì tôi không biết bỏ phiếu để làm gì?”
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 21 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội. |
LS.Trần Quốc Thuận thấy rằng theo Luật tổ chức Quốc hội thì Quốc hội có
thể họp kín đối với những vấn đề quan trọng như an ninh, quốc phòng…
Theo ông, việc lấy phiếu tín nhiệm là Quốc hội thực hiện vai trò giám
sát đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, do
đó theo ông không cần thiết phải họp kín.
LS.Trần Quốc Thuận khẳng định:
“Còn bây giờ bỏ phiếu kín thì tôi coi là hoạt động không bình thường,
vì các vị đó là do Quốc hội bầu và phê chuẩn, toàn dân đều biết. Bây
giờ sự tín nhiệm của các vị ấy cũng là sự tín nhiệm của các cử tri, sao
không báo cho cử tri họ biết? Kín là thế nào, như là Hội nghị TW6 trước
đây đề xuất kỷ luật người nọ người kia cuối cùng cũng không biết đề xuất
ai? Cho nên người ta nói không nên có việc kín, kín rồi kiểu gì người
ta cũng biết, vì gần 500 đại biểu Quốc hội họ về họ sẽ nói toang ra hết.
Đã là đại biểu Quốc hội, là người công khai và chịu trách nhiệm trước
cử tri mà không biết mình được tín nhiệm thế nào, mà còn bỏ phiếu kín
thì đó là công việc tôi cho là không bình thường và đi ngược với xu thế
chung.”
Thiếu sự cạnh tranh?
Nói về nguyên nhân khiến cho Quốc hội thường có các quyết định không phù
hợp với lòng dân, cụ thể là việc tổ chức họp kín khi lấy phiếu tín
nhiệm lần này. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS
nhận xét:
Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động, không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sang giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một Quốc hội có chất lượng? - TS Nguyễn Quang A
“Cái Quốc hội này, kể cả cái Quốc hội trước cũng thế là Quốc hội mà
đại bộ phận là các đại biểu đảng cử, dân bầu thì không thể nào có chất
lượng được. Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động,
không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sang
giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một Quốc hội có chất lượng?”
Khi được hỏi về giải pháp để có thể có một Quốc hội hoạt động thực sự có
hiệu quả, GS. Nguyễn Minh Thuyết thấy rằng cơ chế đảng cử dân bầu là
điểm cần phải dần dần tháo gỡ để khắc phục. Theo ông quan trọng nhất là
sự nhận thức của người dân.
GS. Nguyễn Minh Thuyết nói:
“Chính người dân cũng phải tự trách mình, vì người dân thế nào thì
Quốc hội như thế. Nếu bao giờ người dân của mình thật giác ngộ, mình đi
bầu với sự chọn lựa cẩn thận thì khi ấy người dân sẽ có một Quốc hội như
ý của mình. Còn bây giờ người ta bảo đưa ra 5 người lấy 3 người ông
cũng tìm bằng được cho đủ 3 người mặc dù ông không biết mặt 3 người ấy,
tài của 3 người ấy thì sẽ bầu vào các đại biểu như thế thôi. Theo tôi
quan trọng là giác ngộ của người dân, bây giờ mà cứ một người cầm cả nắm
phiếu đi bầu cho cả nhà thì làm sao mà chính xác? Chỉ khi nào người dân
giác ngộ được quyền làm chủ của mình thì lúc ấy đất nước sẽ có dân chủ
hơn và lá phiếu của người dân sẽ có giá trị hơn.”
Đại biểu Quốc hội là người thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước
tại Quốc Hội, do đó Quốc hội phải công khai, minh bạch kết quả bỏ phiếu
tín nhiệm cho cử tri biết. Nay việc Quốc hội lại tổ chức họp kín để lấy
phiếu tín nhiệm cho các chức danh Quốc hội bầu hoặc chuẩn thuận, điều đó
không chỉ đi ngược với xu hướng công khai minh bạch, mà còn gây thất
vọng cho đa số dân chúng, vì họ có cảm giác rằng đã bị Quốc hội phản bội
họ.
Anh Vũ
(RFA)
Luật Báo chí không thực thi tự do báo chí
Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như các bản hiến pháp trước đó đều bảo đảm
người dân có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Nhưng Luật Báo chí
ban hành năm 1989 sửa đổi 1999 trên thực tế chỉ là một bộ Luật quản lý
hoạt động báo chí vốn dĩ là trực thuộc nhà nước. Luật Báo chí sẽ được
sửa đổi vào năm 2015, nhưng thông tin cho thấy Dự Luật này cũng không
thực thi quyền tự do báo chí theo Hiến pháp qui định, mà thực tế là để
kiểm soát sự xé rào của truyền thông đa phương tiện.
Sửa đổi để kiểm soát?
Đáp câu hỏi phải chăng các nhà báo công dân ở Việt Nam đang tự thực hiện
quyền tự do báo chí qua blog, facebook và các mạng xã hội khác. Ông
Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh Nghiệp từ Sài Gòn nhận
định:
Một sạp báo vỉa hè Hà Nội chụp hôm 26/6/2012 |
“Hiến pháp qui định mọi người công dân được quyền tự do ngôn luận, họ
dùng chính phương tiện họ có trong tay để nói điều họ suy nghĩ, họ nhận
định về một vấn đề gì đó. Nếu anh lên tiếng cấm cản điều đó… anh biết
bây giờ là vấn đề này là vấn đề toàn cầu không còn của riêng quốc gia
nào hay của khu vực nữa rồi. Vấn đề là chúng ta nhìn nhận nhau, hiểu
nhau, thông cảm nhau, lắng nghe được nhau đó là điều căn bản điều chính.
Còn dùng bạo lực để trấn áp thì tôi nghĩ rằng sẽ đưa đến hậu quả không
hay.”
Theo báo điện tử VnMedia, Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo
chí tổ chức ngày 12/11/2014 tại Hà Nội, ông Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng Bộ
Thông tin Truyền Thông báo động về hiện tượng “tư nhân hóa báo chí”,
“thương mại hóa báo chí”. Ông Bộ trưởng nhấn mạnh phát triển báo chí đi
đôi với quản lý báo chí và phải thể chế hóa một cách chi tiết và cụ thể
quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước.
Qua lời Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, có thể hiểu rằng dù Việt Nam không
chấp nhận báo chí tư nhân, nhưng Nhà nước hiện nay vẫn không yên tâm đối
với hoạt động báo chí truyền thông của chính nhà nước. Việt Nam hiện có
838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình với đội ngũ nhà báo
lên tới 40.000 người.
Nhà báo Võ Văn Tạo từng có hơn chục năm làm báo chuyên nghiệp trong hệ thống báo chí nhà nước từ Nha Trang phát biểu:
“Một trong những biểu hiện của tự do báo chí là có báo chí tư nhân,
không nói thì nhân dân cũng biết, lực lượng báo chí của nhà nước cũng
biết và quốc tế cũng biết. Ở những thể chế cộng sản nói chung và Việt
Nam nói riêng thì chuyện tự do báo chí là một điều cấm kỵ. Tại sao thế,
rất nhiều người đồng ý với tôi rằng những thể chế độc tài thì bao giờ
cũng sợ sự thật.”
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự hội nghị tổng kết Luật Báo chí được Báo Xây
Dựng và Đời sống Pháp luật trích lời nói rằng, sửa đổi Luật Báo chí lần
này phải có tầm nhìn xa vì thế giới đã thay đổi rất nhanh và báo chí là
lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ông Đam nhấn mạnh rằng, sự phát
triển của công nghệ thời gian qua diễn ra đặc biệt nhanh chóng, do vậy
khi xây dựng Luật phải tính được những thay đổi này.
Một sạp báo ở Saigon. RFA photo |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tỏ ra có chút phóng khoáng về hoạt động truyền
thông. Nếu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ đạo phải thể chế hóa vai trò
lãnh đạo của Đảng phủ trùm hoạt động truyền thông báo chí và đề phòng tư
nhân hóa báo chí, thì ông Vũ Đức Đam quan niệm không nên đóng sập cánh
cửa, bịt hết mọi thứ trong nhu cầu phát triển báo chí chỉ vì một vài
biểu hiện tiêu cực. Ông Đam nêu ra ví dụ trong phát triển của Hệ thống
Truyền hình Việt Nam VTV có sự liên kết, xã hội hóa một số chương trình
cũng như nội dung. Điều này đặt ra yêu cầu mới và theo Phó Thủ tướng khi
xây dựng Luật cần tính đến nhu cầu phát triển chính đáng của cơ quan
báo chí tương lai.
Những điều Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra có lẽ là khá mới mẻ đối với
các cán bộ phụ trách văn hóa tư tưởng. Xã hội hóa theo cách nói ở Việt
Nam ngày nay có nghĩa có sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội vào
một lĩnh vực nào đó và tất nhiên trong trường này hợp được hiểu là có sự
tham gia của tư nhân trong hoạt động truyền thông báo chí.
Không thể cấm phương tiện thông tin toàn cầu
Bên cạnh 838 cơ quan báo chí 67 đài phát thanh truyền hình, Việt Nam
hiện có 90 báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các báo
in. Mặc dù tất cả các lĩnh vực báo chí dù truyến thống hay đa phương
tiện, đa truyền thông đều chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Nhưng
rõ ràng Luật Báo chí sửa đổi lần cuối vào năm 1999 chỉ mới đề cập xơ sài
về lãnh vực báo chí điện tử đa phương tiện. Dự luật báo chí 2015 được
cho là sẽ kiến tạo khung pháp lý chặt chẽ hơn nữa để Nhà nước quản chặt
hơn những đứa con của chính mình.
Theo nhà báo Nguyễn Quốc Thái hiện nghỉ hưu ở Sài Gòn, Internet và các
ứng dụng tuyệt vời của nó phát triển rất mạnh trong báo chí truyền thông
lề phải. Nhưng đồng thời cũng là phương tiện để các nhà báo công dân
thực hiện quyền tự do báo chí. Ông nói:
“Phương tiện thông tin đa truyền thông không thể cấm được, muốn cấm
cũng không được bởi vì đây là phương tiện thông tin toàn cầu. Trên tất
cả các hệ thống mạng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới có những
mạng nhà nước không thể kiểm soát được. Vì thế thông tin trên mạng là
chuyện đương nhiên không thể ngăn cản nổi. Ở Việt Nam ngay cả chuyện sử
dụng điện thoại di động có nhiều trẻ mục đồng vừa chăn trâu vừa gọi điện
thoại di động. Huống hồ là với các phương tiện thông tin đa truyền
thông thì làm sao cấm cản được nhất là ở thành thị.”
Tuy nhà nước không thể cấm các trang mạng có máy chủ ở nước ngoài nhưng
công an có thể trấn áp bắt giữ những nhà báo công dân đang sống trong
nước và truyền tải thông tin lên các trang mạng đó. Một danh sách dài
những tên tuổi như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phạm Bá Hải, Phạm Viết Đào,
Trương Duy Nhất, Lê Quốc Quân, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự
Nguyễn Thị Minh Thúy là những thí dụ điển hình.
Trả lời Hải Ninh trên TV Online Đài RFA, nhà báo cũng là blogger Đoan Trang một nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ nhận định:
“Cái hay của trang web anh Ba Sàm là anh đã tạo được một cộng đồng
gần như một gia đình trên blog của anh ấy. Từ khi anh chưa bị bắt thì
trang web của anh ấy liên tục bị tấn công. Rất nhiều đợt tấn công đã xoá
bỏ dữ liệu luôn, đóng cả trang luôn. Mỗi lần như vậy bà con độc giả lo
lắng lắm. Họ mong chờ anh, họ làm thơ về anh rằng bao giờ anh trở lại
chúng đánh anh chết rồi. Mọi người rất quan tâm, quý vị cũng có thể hình
dung được là sau khi anh Ba Sàm bị bắt thì nó gây làn sóng cảm xúc như
thế nào ở trong cộng đồng blogger việt Nam. Người ta phẫn nộ, người ta
lo lắng mà thực sự là cũng có nỗi sợ. Người ta sợ rằng bắt quá dễ, mà
bắt chỉ vì việc đã post bài lên mạng hoặc là chỉ vì đã làm chủ cái blog
nổi tiếng như vậy mà cũng bị bắt được. Thế thì chúng ta đều là các tù
nhân dự khuyết cả.”
Luật Báo chí 1989 được Quốc hội sửa đổi năm 1999 có đoạn mở đầu rất đặc
biệt: “Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân…Luật
này qui định chế độ báo chí.” Từ đó đến nay công dân Việt Nam chưa bao
giờ có quyền tự do báo chí, cũng không có báo chí tư nhân.
Dự luật Báo chí sửa đổi để thực thi Hiến pháp 2013 đang được góp ý để
Quốc Hội xem xét thông qua vào nghị trình 2015. Nếu như Bộ trưởng Thông
tin Truyền Thông Nguyễn Bắc Son cương quyết với thể chế hóa sự lãnh đạo
toàn diện của Đảng trong hoạt động báo chí do nhà nước quản lý và đề
phòng chặt mọi manh nha tư nhân hóa báo chí, thì giấc mơ tự do báo chí ở
Việt Nam vẫn còn xa vời vợi.
Nam Nguyên
(RFA)
TIN LÃNH THỔ
- Trung Quốc đẩy nhanh xây đảo nhân tạo để thăm dò phản ứng của Mỹ? GIAO DUC
- Tướng Mỹ: Ưu thế của Hải quân Mỹ đang bị TQ và Nga thách thức GIAO DUC
- “Nhật Bản xuất khẩu vũ khí gây ảnh hưởng chiến lược đến Trung Quốc” GIAO DUC
- Kế hoạch tàu ngầm của TQ: Đáp trả cả Mỹ và láng giềng GIAO DUC
- Nữ phát ngôn viên đầu tiên của quân đội Trung Quốc là ai? GIAO DUC
TIN XÃ HỘI
- Kết quả tín nhiệm 2014: Có những thay đổi mạnh PHAP LUAT ONLINE
- Hậu tín nhiệm: Không chỉ là chuyện thấp, cao VNECONOMY
- Đại biểu Quốc hội nói gì về kết quả? PHAP LUAT ONLINE
- Vụ đôi nam nữ chết trong nhà nghỉ: Hết yêu nhưng không dứt được NGUOI DUA TIN
- Tàu Pháp tham gia huấn luyện chung với Việt Nam đã tới Đà Nẵng PHAP LUAT ONLINE
- Bộ trưởng Thăng ‘xin’ việc cho vợ nạn nhân vụ thép rơi NGUOI DUA TIN
- Xe khách bốc cháy dữ dội, 43 học sinh thoát chết NGUOI DUA TIN
- “Nếu định đánh bóng thì không thể qua mắt được Đại biểu Quốc hội” GIAO DUC
- Án chung thân cho kẻ giết người tình vì dám chia tay NGUOI DUA TIN
- Nghi án người lạ thả rắn lục đuôi đỏ với mưu đồ xấu ở Quảng Ngãi NGUOI DUA TIN
- Người mẹ để ‘phi công trẻ’ ra về sau khi thú nhận sát hại con gái NGUOI DUA TIN
- Cháy lớn quán karaoke trên đường Hồ Tùng Mậu NGUOI DUA TIN
- Xe khách chở 43 học sinh bốc cháy dữ dội PHAP LUAT ONLINE
- Tin vắn PHAP LUAT ONLINE
- Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh NGUOI DUA TIN
- Bị đánh chết sau khi cự cãi CSGT: Khởi tố nguyên thượng úy CA NGUOI DUA TIN
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu phiếu tín nhiệm cao GIAO DUC
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được nhiều phiếu “tín nhiệm cao” nhất VNECONOMY
- Thấy gì từ kết quả ‘tín nhiệm’ 2014? BBC
- Hình ảnh đầu tiên về đường Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội NGUOI DUA TIN
- Nữ giáo viên tiểu học thiệt mạng vì mưa lũ cuốn trôi TIEN PHONG
- Thả hoa đăng trên sông Hàn tưởng niệm nạn nhân giao thông VNEXPRESS
- Xe khách 45 chỗ cháy trơ khung ở đường trên cao Hà Nội TIEN PHONG
- Xe khách bốc cháy tại đường trên cao Hà Nội VNEXPRESS
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội RFI
- Tàu Hải quân Pháp đến Đà Nẵng GIAO DUC
- Lũ trên các sông ở Quảng Ngãi đạt đỉnh VNEXPRESS
- Đại biểu thông cảm khi Bộ trưởng Y tế có tín nhiệm thấp nhất VNEXPRESS
- Vật thể bay đập vỡ tan kính chắn gió TIEN PHONG
- Bản tin 20H: Thỏa thuận ngừng bắn và rút quân mới tại Donbass TIEN PHONG
- Ông Đỗ Văn Đương: Nhiều nhà khoa học ngồi trên giấy có làm được gì đâu GIAO DUC
- Phát hiện nhiều dấu tích văn hóa Champa tại Huế VNEXPRESS
- Đứng xem xác người nổi trên kênh, giao thông kẹt cứng TIEN PHONG
- Ông “Đáo điên”: Sáng chế ra thuốc trừ sâu…người có thể uống được GIAO DUC
- Petro Vietnam sắp tham gia mỏ dầu lớn tại Nga VNECONOMY
- Sếp Cienco 4 làm Phó chủ tịch Nghệ An VNECONOMY
- Sáng nay, 484 đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm 50 chức danh VNECONOMY
- Quốc hội VN công bố kết quả ‘tín nhiệm’ BBC
- Diễn tập chữa cháy tại công trình đường hầm sông Sài Gòn THANH NIEN
- Khách chạy tán loạn vì cháy quán karaoke THANH NIEN
- Kẻ trộm cà phê đâm trọng thương vợ chồng chủ nhà THANH NIEN
- Tăng thuế thuốc lá, rượu bia sợ buôn lậu gia tăng? THANH NIEN
- Đề nghị luật hóa tiêu chuẩn người ứng cử THANH NIEN
TIN KINH TẾ
- 9 tháng , Techcombank lãi ‘khủng’ 1.163 tỷ đồng BAO DAU TU
- Dòng tiền dài hạn vẫn đứng ngoài thị trường BAO DAU TU
- Top 10 thành phố khiến du khách thích thú BAO DAU TU
- 4 cách để nhà lãnh đạo khắc phục sự nhút nhát DOANH NHAN
- 7 cách thẩm định ý tưởng kinh doanh DOANH NHAN
- Trẻ thông minh và cách đánh giá DOANH NHAN
- Tăng estrogen: Giảm nguy cơ loãng xương DOANH NHAN
- Để tóc “thủy chung” với đầu DOANH NHAN
- Những mẫu ô tô ‘cháy hàng’ tại thị trường Việt Nam trong tháng 10 NGUOI DUA TIN
- Top 10 công việc bình thường nhưng có mức lương cao ngất ngưởng NGUOI DUA TIN
- Nam thanh niên bị phạt tù vì tung ảnh “nóng” của bạn gái cũ lên mạng BAO DAU TU
- Techcombank hoàn thành 98,5% kế hoạch lợi nhuận năm VNECONOMY
- 9 tháng, BIDV báo lãi tăng hơn 13% so với cùng kỳ VNECONOMY
- Nhận định chứng khoán tuần 17-21/11: “Giảm sâu khó xảy ra” VNECONOMY
- Những lý do thịt bò Kobe giá đắt nhất thế giới BAO DAU TU
- Tin dùng hàng Việt NGUOI LAO DONG
- Chán lễ hội tiền tỷ, du lịch phượt lên ngôi VEF
- Cảnh khó tin về công nghiệp búp bê tình dục VEF
- Thời hàng khủng lên sàn chờ khách VEF
- Panasonic sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam SAIGONTIMES
- Ảnh hưởng của cái tên đến sự nghiệp của bạn VNEXPRESS
- Các nhà lãnh đạo G20 thảo luận về tăng trưởng kinh tế VOA
- Top điện thoại selfie ‘hot’ nhất trên thị trường hiện nay NGUOI DUA TIN
- Vật dụng thời bao cấp ‘lên ngôi’ với giá hàng chục triệu đồng NGUOI DUA TIN
- Làm đường cao tốc Việt Nam đắt hay rẻ VNEXPRESS
- TPHCM: Giãn tiến độ 18 dự án điện để tránh lãng phí SAIGONTIMES
- Bất ngờ nợ xấu của SHB VNECONOMY
- Giá vàng SJC tăng hơn 200.000 đồng/lượng VNECONOMY
- HDBank – Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2014 VIETSTOCK
- “Lãi” 1.163 tỷ đồng, Techcombank hoàn thành 98,5 kế hoạch năm GIAO DUC
- Bài toán giữ giá tour SAIGONTIMES
- Mốt chơi nấm linh chi bon sai giá bạc triệu ở Hà Nội NGUOI DUA TIN
- Hội nghị Cấp cao G20 ưu tiên các vấn đề kinh tế PHAP LUAT ONLINE
- Chủ đầu tư Home City có huy động vốn sai luật? TIEN PHONG
- “Cây thần dược” nở ngày đất đầy đường Sài Gòn NGUOI LAO DONG
- EIU đánh giá cao nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam VIETSTOCK
- Nuôi cá “heo” nước ngọt ở An Giang TIEN PHONG
- Techcombank: Lãi trước thuế 9 tháng hơn 1,160 tỷ đồng VIETSTOCK
- Chơi hụi online thu hút dân văn phòng VNEXPRESS
- Techcombank 9 tháng gần hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm VNEXPRESS
- Campuchia, Lào, Myanmar: thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp ViệtSAIGONTIMES
- NBB: Doanh thu bán căn hộ tăng mạnh, lãi 9 tháng gần 35 tỷ đồng VIETSTOCK
- Giới bán khống khiến giá vàng tăng vọt đêm qua VNECONOMY
- Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về lương VIETSTOCK
- Tỉ phú giàu thứ 3 Thái Lan muốn mua Bia Sài Gòn NGUOI LAO DONG
- Nợ công Việt Nam từ một cái nhìn khắt khe hơn VIETSTOCK
- HAR: Vay nợ ngắn hạn và trả trước người bán tăng đột biến, lãi 9 tháng bằng 68% kế hoạch VIETSTOCK
- “Quyết liệt” trên giấy thôi không đủ SAIGONTIMES
- Nhà thầu phụ cao tốc Nội Bài-Lào Cai sẽ trả công nợ trước 30/11 VIETSTOCK
- VCG: Lãi quý 3 gấp 4 lần nhờ giảm mạnh chi phí lãi vay và bán hàng VIETSTOCK
- “Dùng dằng” đóng cửa Đại Nam: “Chiêu” cao tay của ông Huỳnh Uy Dũng? GIAO DUC
- Vì sao cần lập Bộ Kinh tế biển? GIAO DUC
- Mốt chơi nấm linh chi bon sai giá bạc triệu ở Hà Nội TIEN PHONG
- Apple có giá hơn cả thị trường chứng khoán Nga VNEXPRESS
- Gói 12.000 tỷ cho cà phê vẫn đang chờ… quy hoạch VNECONOMY
- Chó mèo thượng lưu: Ở 5 sao, xài hàng hiệu, đi spa VEF
- Đề xuất thêm gói ‘ngàn tỉ’ hỗ trợ vay mua nhà VIETSTOCK
- Chứng khoán sáng 28/8: Sau rung lắc, cổ phiếu phục hồi mạnh VNECONOMY
- Đất quanh cầu Nhật Tân đang tăng giá VNECONOMY
- Nhiều loại hàng sẽ được miễn thuế trong khu kinh tế cửa khẩu VIETSTOCK
- Quản lý đất đai sẽ phải đổi mới từ tháng 9 tới VNECONOMY
- Góc nhìn: Kinh tế học và chuyện “bia Sài Gòn ở Kỳ Anh” VNECONOMY
- Nghịch lý trả lương qua tài khoản, nhưng không có cây ATM của AgribankVIETSTOCK
- 9 tháng Petrolimex lãi sau thuế 1.150 tỉ đồng THANH NIEN
- Chỉ bắt được 1/5 hàng lậu THANH NIEN
- Giá vàng, USD cuối tuần tăng THANH NIEN
- Ngành dược phẩm có mức tăng lương bình quân cao nhất THANH NIEN
- Thất thoát 44.000 tỉ đồng do sử dụng phân bón không hiệu quả THANH NIEN
TIN DIỄN ĐÀN
- Thị trường quảng cáo: Phép vua thua lệ làng DOANH NHAN
- Tăng thuế thuốc lá: Lợi ích kép DOANH NHAN
- Visa – thước đo uy tín quốc gia? DOANH NHAN
- Vẫn chuyện nông dân chưa thoát nghèo DOANH NHAN
- Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng sang EU: Dò dẫm tìm đường DOANH NHAN
- Dự án sân bay Long Thành: Vấn đề đạo đức và phương pháp tính SAIGONTIMES
- Cân đối quỹ bảo hiểm xã hội từ góc nhìn lương hưu SAIGONTIMES
- Xe đạp – quen mà lạ SAIGONTIMES
- Xin cơ chế ngoài luật SAIGONTIMES
- Góc cạnh kinh tế của một đề án giáo dục SAIGONTIMES
TIN GIÁO DỤC
- Chọn trường phù hợp tại Anh PHAP LUAT ONLINE
- Đã chọn nghề giáo thì đừng toan tính! NGUOI LAO DONG
- Thêm 32 tiến sĩ, 356 thạc sĩ xã hội – nhân văn NGUOI LAO DONG
- 80 trường đến từ Nhật mở hội thảo du học PHAP LUAT ONLINE
- Cùng con khép lối vào ‘mê cung’ PHAP LUAT ONLINE
- Tiếng Anh cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc PHAP LUAT ONLINE
- Không tiếp khách ngày nhà giáo Việt Nam để tránh lãng phí NGUOI LAO DONG
- Quà 20-11: Người tặng cần thành tâm, người nhận nên trân trọng PHAP LUAT ONLINE
- Tỉ phú Malaysia âm thầm ‘cắm rễ’ trên đất Việt NGUOI LAO DONG
- Tiếp viên trưởng VNA xách tay 345 bao thuốc lá cao cấp từ Hàn Quốc NGUOI LAO DONG
- Biểu dương hai học sinh trả lại của rơi THANH NIEN
- Hai nhà du hành vũ trụ giao lưu với sinh viên TP.HCM THANH NIEN
- Phải cân đối giữa dạy chữ và rèn người THANH NIEN
- TP.HCM: Trường mầm non Tuổi Thơ (quận 1) đạt chuẩn quốc gia THANH NIEN
- Trường ĐH Tân Tạo phỏng vấn chọn sinh viên THANH NIEN
TIN ĐỜI SỐNG
- Eleonora Carisi – “nàng Cindy Crawford” của nước Ý PETROTIMES
- Chuyện khó tin nhưng có thật (số 15): Tôi phải bỏ tình chạy lấy ngườiPETROTIMES
- 6 món đồ cần bỏ túi ngày lạnh PETROTIMES
- Lệnh ngừng bắn ở Ukraina che đậy điều gì? PETROTIMES
- Khi ngân hàng cần doanh nghiệp PETROTIMES
- Tín nhiệm thấp nhiều nhất: Bộ trưởng Y tế NGUOI LAO DONG
- Thảm đỏ, nhìn từ Campuchia NGUOI LAO DONG
- Làng… “siêu đẻ” NGUOI LAO DONG
- Bị nhắc vì nẹt pô, vác mã tấu đuổi chém sáu người PHAP LUAT ONLINE
- Phạt chậm cấp sổ đỏ: Chưa đúng địa chỉ! NGUOI LAO DONG
- Con đường trở thành thần đồng của cậu bé Việt 13 tuổi VNEXPRESS
- Hai dòng sông “lạ” NGUOI LAO DONG
- Bàn giao kẻ tàng trữ ma túy từng bị cai nghiện bắt buộc PHAP LUAT ONLINE
- Nơi lộn xộn biến thành phòng ngủ kiểu Pháp VNEXPRESS
- Tăng tính cạnh tranh cho thị trường xăng dầu DAN VIET
- Kiev tập trung quân, chuẩn bị “vùi dập” Donbass DAN VIET
- Kháng nghị tăng án với thiếu gia 2 lần giết người VNEXPRESS
- Tài xế ôtô rượt đuổi làm chết người trong đêm PHAP LUAT ONLINE
- Giải mã nội chiến Ukraine DAN VIET
- Hàng trăm người dân theo dõi xác phân huỷ trôi sông, giao thông tê liệt DAN VIET
- Chàng trai bị hàng trăm con giòi bịt kín lỗ tai NGUOI DUA TIN
- Những điều cấm kỵ trong ăn uống với mẹ bầu NGUOI DUA TIN
- Đứng xem xác người nổi trên kênh, giao thông kẹt cứng PHAP LUAT ONLINE
- Ảnh thai nhi 31 tuần tuổi cười toe toét trong bụng mẹ NGUOI DUA TIN
- Nga bác bỏ cáo buộc gây hấn ở Ukraine DAN VIET
- Hành trình mẹ giúp con bước qua cánh cửa tự kỷ NGUOI DUA TIN
- Có nên bỏ vợ theo nhân tình trẻ đẹp? VNEXPRESS
- Bé 5 tuổi phá kỷ lục chuyên gia máy tính trẻ nhất thế giới VNEXPRESS
- Cha mẹ sốc với đồng phục dành cho bé gái mang bầu NGUOI DUA TIN
- Án chung thân cho kẻ giết nhân tình VNEXPRESS
- Truy tìm người bảo kê đường dây buôn siêu xe của Dũng ‘Mặt Sắt’ VNEXPRESS
- Truy tìm băng nhóm đi ô tô nạy phá buồng máy ATM PHAP LUAT ONLINE
- Tài xế ôtô rượt đuổi làm chết người trong đêm VNEXPRESS
- Nam sinh mất tự tin với bầu ngực to VNEXPRESS
- Nhóm thanh niên dùng chim mồi trộm hàng trăm ‘tiểu hổ’ VNEXPRESS
- Cách làm món cá bổ dưỡng hơn THANH NIEN
- Cấp phó… THANH NIEN
- Một ngày, thấy đời bỗng lạ THANH NIEN
- Tìm thấy thi thể một học sinh bị nước cuốn mất tích THANH NIEN
- Vườn Hồng THANH NIEN
TIN CÔNG NGHỆ
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Công nương Anh Kate Middleton mặc đẹp nhất tuần VNEXPRESS
- Vòng loại Euro 2016: tranh cãi kịch liệt quanh Balotelli BAO MOI
- “Chuyên gia nước rút” Ronaldo BAO MOI
- “Đạn hỏng” và “súng cong” y học bó tay với Ronaldo béo BAO MOI
- Rooney ghi bàn, Anh đá bại Slovenia 3-1 BAO MOI
- Tây Ban Nha – Belarus: Không thể ngăn cản BAO MOI
- Phạm Toàn Thắng thể hiện các trạng thái yêu trong album mới VNEXPRESS
- Minh Khang bị ốm nặng khi tham gia gameshow VNEXPRESS
- Mỹ Tâm tham gia đêm ‘Khát vọng trẻ’ VNEXPRESS
- 6 sao nữ Hong Kong từng rơi lệ vì scandal ảnh nóng VNEXPRESS
- NSƯT Công Lý: “Tôi hoàn toàn sống bằng nghề” GIAO DUC
- Nói Sơn Tùng M-TP “đạo nhạc”: Căn cứ nào hay là… cảm tính? GIAO DUC
TIN THẾ GIỚI
- Sinh viên biểu tình Hồng Kông không thể tới Bắc Kinh VNECONOMY
- Thượng đỉnh G20: Khi Putin tính về sớm VNECONOMY
- Cáp treo thay thế giao thông đô thị PHAP LUAT ONLINE
- Pháp: Nhà dưỡng lão bị quá tải PHAP LUAT ONLINE
- Ký ức 25 năm Cách mạng nhung: Tiệp Khắc, quê hương cách mạng nhungVNEXPRESS
- Bọn bắn tỉa Nhà nước Hồi giáo được thưởng nhà PHAP LUAT ONLINE
- Dân thường và phiến quân đụng độ tại ngoại ô thủ đô Syria VOA
- Không khí thời chiến tại hội nghị G20 PHAP LUAT ONLINE
- “Con đường Tơ lụa”: Giấc mơ tái lập trật tự thế giới TQ cổ đại PHAP LUAT ONLINE
- Hiến pháp Burkina Faso được khôi phục VOA
- Động đất mạnh 7,3 độ ở Indonesia VOA
- Bức tường Berlin : Những gì đã diễn ra trong ngày lịch sử 25 năm trước RFI
- Lúc Bức tường Berlin sụp đổ, bà Angela Merkel đang tắm hơi RFI
- Obama muốn hỗ trợ năng lực hàng hải của Việt Nam VNEXPRESS
- Đạo diễn người Na Uy thú nhận đã dàn dựng “Cậu bé Syria anh hùng”VNEXPRESS
- Lãnh đạo biểu tình HK bị chặn tới Bắc Kinh BBC
- Afghanistan và Pakistan bắt đầu đối thoại hòa giải VOA
- Ukraine đóng cửa tất cả dịch vụ công tại khu vực phía Đông VNEXPRESS
- Tổng thống Nga rời khỏi Thượng đỉnh G20 sớm hơn dự tính VNEXPRESS
- Nga không yêu cầu Ukraine trả ngay món nợ 3 tỷ đô la VNEXPRESS
- Congo sạch Ebola, một bệnh nhân Ebola mới trên đường đến Mỹ chữa trị VOA
- G20 : Pháp – Nga không đề cập đến chiến hạm Mistral RFI
- 1.000 người biểu tình bên ngoài hội nghị G20 VNEXPRESS
- Obama cảnh báo an ninh khu vực châu Á BBC
- Putin có thể rời hội nghị G20 sớm VNEXPRESS
- Quân đội Irak giành thắng lợi quan trọng trước quân thánh chiến RFI
- Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc ‘trả giá bằng máu’ VNEXPRESS
- Obama gián tiếp lưu ý Trung Quốc : Nước lớn không được ức hiếp nước bé RFI
- Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong bị ngăn đến Bắc Kinh VNEXPRESS
- Apple thừa sức “mua” cả thị trường chứng khoán Nga VNECONOMY
- Putin đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất của giá dầu VNECONOMY
- Tỷ phú thâu tóm Metro Việt Nam muốn mua tiếp cổ phần Sabeco VNECONOMY
- Thụy Điển công bố bằng chứng tàu ngầm nước ngoài xâm nhập GIAO DUC
- Lãnh đạo sinh viên Hồng Kông sẽ đến Bắc Kinh biểu tình GIAO DUC
- Thủ tướng Trung Quốc: Biển Đông “cơ bản vẫn ổn định” GIAO DUC
- Thủ tướng Ukraine: Ưu tiên hàng đầu là xây dựng quân đội ngăn chặn Nga GIAO DUC
- Đài Loan: Kiềm chế không có trong từ điển của Tập Cận Bình ở Biển Đông GIAO DUC
- Lãnh đạo G20 họp mặt tại Úc BBC
- G20: Putin lên án lệnh trừng phạt BBC
- ‘Nga không cho phép Ukraine tiêu diệt đối thủ chính trị’ THANH NIEN
- Indonesia dỡ bỏ lệnh sơ tán sóng thần THANH NIEN
- Putin đòi bỏ họp G20 vì Mỹ, châu Âu ‘làm mất mặt’ THANH NIEN
- Tổng thống Putin và Thủ tướng Cameron muốn hàn gắn quan hệ THANH NIEN
- Đại diện sinh viên Hồng Kông bị từ chối vào Bắc Kinh THANH NIEN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét