Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

-Văn hóa không từ chức ‘lên tầm cao mới’

-Văn hóa không từ chức ‘lên tầm cao mới’

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

-Sức mua kém đẩy chợ vào thảm cảnh

Thế giới tiếp thị 13/11/2014
P1140480
Quan sát tại các chợ hiện nay, dù sắp bước vào mùa mua sắm sôi động nhất trong năm, nhưng không khí mua bán ảm đạm, ít thấy tiểu thương nhắc chuyện chuẩn bị hàng hoá bán Tết.
Không cần đến các chuyên gia kinh tế, bà Thu, một nhân viên văn phòng thất nghiệp giờ làm nội trợ, cũng lý giải được tình trạng chợ ế: “Thời buổi làm ăn khó khăn nên ai cũng cảm thấy không an toàn. Tiết kiệm chi tiêu là một cách phòng thân. Nếu tôi không biết dành dụm giờ chắc còn tệ hơn nữa!”

Mỗi người ăn… 16.000 đồng/ngày
Nguyên nhân chính làm chợ ế có lẽ là người dân thu nhập kém đi, kéo theo sức mua cạn kiệt. Chị Hạnh, nhà ở quận 11 làm thợ uốn tóc và làm móng dạo tâm sự chị có thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 11 giờ trưa là chị và một số chị em trong xóm lại nghe tiếng kêu mua hàng í ới. Mỗi bữa như vậy, Hạnh chọn được hai con cá nục khoảng 400g, mớ rau muống, một trái bí và một nhúm tôm khô. Bịch đồ của chị Hạnh hết 48.000 đồng, đủ cho gia đình ba người ăn một ngày. “Ôi trời, đi chợ làm chi, mua xe đẩy cho rẻ”, Hạnh nói. Theo chị, thu nhập có phần giảm nên chị phải quy định mức mua tiết kiệm trong ngày chỉ dừng lại 50.000 – 60.000 đồng, thì một tháng mới tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng.
Phỏng vấn trực tiếp một số người đi chợ, đa số đều phản ánh thu nhập không tốt lên, kinh tế chưa bớt khó nên tốt nhất là… tiết kiệm chi tiêu. Nhiều người làm công ăn lương dự phóng chưa chắc Tết này có thưởng, lương khó tăng… Điều này cũng làm sức mua, không chỉ ở chợ, giảm đi trông thấy.
Chị Luyến, công nhân may trong khu chế xuất Tân Thuận đang có mức thu nhập 5 triệu đồng mỗi tháng. Cộng thêm của chồng, gia đình chị thu về chưa tròn 10 triệu đồng/tháng nhưng phải chi tiền thuê nhà trọ, đứa con học lớp 2, phụ ông bà nội ngoại và dành dụm phòng rủi ro bệnh tật. Dù chưa cuối năm, nhưng chị Luyến nói công ty đã đánh tiếng năm nay không thưởng Tết, chỉ có tháng lương 13. Còn năm sau thì nghe đâu không tăng lương. “Mỗi sáng tui chỉ dám ra chợ Bùi Văn Ba, quận 7 mua mấy con cá biển bé tẹo, mua cho con trai vài trăm gram thịt, một ít rau nữa hết khoảng 40.000 đồng”, chị Luyến nhẩm tính chi tiêu trong ngày của gia đình công nhân, lực lượng vẫn được coi là trụ cột của nền kinh tế như vậy.
Một trường hợp khác cũng đáng suy nghĩ. Sau khi bị bất ngờ nghỉ việc giữa chừng do công ty gặp khó, bà Thu có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng dành dụm. Nhưng với lãi suất tiết kiệm chỉ còn 5,5%/năm, tính ra mỗi năm thu nhập từ khoản tiết kiệm này chỉ 27,5 triệu đồng, bà Thu phải tiết kiệm đủ thứ, nếu không số tiền tiết kiệm sẽ dần bốc hơi. Nếu trước đây, cứ cuối tuần bà lại tổ chức nấu ăn hoặc cho cả nhà đi ăn ngoài, thì giờ phải cắt luôn. Từ mức đi chợ 150.000 đồng/ngày cho năm người, giờ bà phải giảm phân nửa. Bà Thu nói: “Không dám ra đường vì bước chân ra đường là tốn tiền…”
Thảm cảnh của chợ
Ngoài ra, cũng phải kể có nhiều nguyên nhân khác làm cho chợ ế như chợ bị cạnh tranh. Người dân ngại gửi xe vào chợ, vì vừa mất thời gian lại tốn thêm 5.000 đồng gửi xe. Các điểm bán tự phát bao vây quanh chợ, không phải đóng nhiều phí nên hàng hoá có giá rẻ hơn. Ngoài ra, còn có đội ngũ xe đẩy bán hàng lưu động len lỏi vào từng con hẻm, đến từng nhà để bán.
Một tiểu thương bán bánh kẹo ở chợ Tân Định, quận 1 nói trước đây siêu thị Co.opmart chưa bán nhiều bánh kẹo thì tiểu thương còn kiếm ăn được. Giờ siêu thị Co.opmart mọc ở mọi nơi, bán kẹo bánh tràn lan nên người tiêu dùng ít ghé chợ mua hàng. Ngày thường đã vậy, dịp lễ Tết không khá hơn. Co.opmart mở cửa đến tận chiều 30 tết, giờ mở cửa kéo đến tận 11 giờ, thậm chí 12 giờ khuya. Sau Tết, ngày mùng 3 là họ đã mở cửa nên người dùng có thể mua sắm thoải mái, không còn ngó ngàng đến chợ nữa.
“Bây giờ, vào chợ vắng heo hắt, nhìn đầu này thấu đầu kia, có cảm giác như đang đi vô chỗ không người. Chợ may ra chỉ hai ngày cuối tuần còn xôm tụ…”
Đến chợ nào chúng tôi cũng nhận được những lời than phiền kiểu như vậy từ tiểu thương.
Gần cả năm nay, các tiểu thương ngành hàng thực phẩm tươi sống ở chợ Phú Lâm (quận 6) than như bọng vì ế ẩm. Người mua vốn đã ít lại còn bị những chỗ bán tự phát bên ngoài chợ chặn mất khách. Không chỉ chợ Phú Lâm, các chợ khác ở khu vực quận 6 đều bị tình trạng buôn bán ế ẩm. Ngày chủ nhật 2.11, trời đã bắt đầu chuyển sang trưa mà đống rau củ quả của bà Hai tại chợ Phú Lâm vẫn còn chất đống. Bà Hai lắc đầu ngán ngẩm: “Trái bầu bự như vầy chỉ có 1.000 đồng mà cũng bán chậm”.
“Lội” vào các chợ trung tâm thành phố những ngày trong tuần làm việc, nhìn qua nhìn lại, cũng chỉ thấy cánh tiểu thương ngồi… ngáp ruồi. Chợ Tân Định nằm giữa trung tâm quận, nhà dân bao bọc quanh chợ san sát, vậy mà cũng vắng hoe. Chị Thuỷ, bán thịt heo ở chợ Tân Định ngót 20 năm, nhưng nay chợ vắng, chị đang tính nghỉ bán luôn. Đã xế trưa, nhìn vào quầy thịt vẫn còn ngồn ngộn, chị Thuỷ chán nản: “Mớ thịt này phải đem bán đổ bán tháo cho quán cơm để gỡ lại chút vốn chứ làm gì có lời”.
Ngước sang khu vực bán rau củ, cá mắm, nhất là quầy đồ khô, chúng tôi cũng chỉ thấy người mua thì ít mà người bán thì nhiều. “Vào chợ bây giờ cứ như có ma ám ấy. Tui bán hàng rau ở chợ này từ lúc con mới học lớp 1, nay nó vào đại học rồi mà chưa bao giờ chứng kiến cảnh ế ẩm như vầy”, một tiểu thương tâm sự.
Minh Khoa – Minh Cúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét