Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Tổng thống và phó tổng thống Mỹ đi bộ ra ngoài ăn trưa vs Chính quyền tuyên truyền dối trá về 'sửa hiến pháp'

Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tin đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần tiếp tục là đề tài của nhiều cơ quan truyền thông khắp thế giới. Ý kiến về vị tướng nổi tiếng lâu nay của Việt Nam vừa từ trần rất phong phú và đa chiều. Những phát biểu này được đưa ra cách đây chừng 3 năm, khi lúc bấy giờ có tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, và trước thời điểm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt.
Một nhân vật kiệt xuất

Tên tuổi đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ và điều đó được ghi nhận là công trạng lớn lao nhất trong cuộc đời của ông đối với đất nước.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trình bày về đánh giá đối với đại tướng võ Nguyên Giáp cũng như giải thích vì sao sau chiến thắng Điện Biên Phủ rồi, đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn có thể phát huy hết mọi khả năng của ông:
Chúng tôi luôn đánh giá từ khi đại tướng cầm quân cho đến nay là một nhân vật kiệt xuất của đất nước chúng tôi mà chưa bao giờ bị thế giới lên tiếng chỉ trích bất kỳ một điểm gì.
-GS Nguyễn Huệ Chi
GS Nguyễn Huệ Chi: “Chúng tôi luôn đánh giá từ khi đại tướng cầm quân cho đến nay là một nhân vật kiệt xuất của đất nước chúng tôi mà chưa bao giờ bị thế giới lên tiếng chỉ trích bất kỳ một điểm gì. Thế thì đó là con người toàn vẹn, con người có tầm nhìn thiên tài, con người có tấm lòng lớn đối với tổ quốc, đối với đất nước, có sự nhạy cảm, sáng suốt mỗi khi tình thế đất nước có một gấp khúc. Cho nên đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng với bất kỳ lời ca ngợi nào của mọi người dân Việt Nam. Chúng tôi đánh giá như thế.”

Gia Minh: Nhưng thời gian sau này đại tướng không thể phát huy hết những tài năng của ông?

GS Nguyễn Huệ Chi: “Cái đó thì chúng ta đều thấy rồi, tôi không cần phải nói thêm nữa, bởi vì nội tình của đảng cầm quyền đã khiến cho đại tướng phải thúc thủ và lui về ẩn dật.

000_ARP2418789-250.jpg
Tướng Võ Nguyên Giáp, ảnh chụp ngày 13 tháng 9 năm 1968. AFP PHOTO.

Đối với một người thuộc thế hệ con cháu của đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng đã tìm hiểu và có những dịp được gặp trực tiếp ông này để vẽ chân dung cho ông như tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ thì đánh giá về đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng được trình bày như sau:Sau đỉnh cao danh tiếng với chiến thắng Điện Biên Phủ, về sau này cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho là có nhiều trở ngại và tiếng nói của ông không được lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe.Nhiều ý kiến cho rằng đại tướng đã sống phần đời còn lại với chữ nhẫn.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được trọng dụng như trước mà phải chuyển sang làm những công tác khác. Điều đó được nhiều ý kiến cho rằng ông bị thất sủng cho đến cuối đời. Thậm chí những đóng góp tâm huyết của ông cũng không được lắng nghe như ba lần viết thư gửi trực tiếp đến cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nên dừng lại dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì những nguy hại cho quốc phòng và môi trường.Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng mạng Bauxite Vietnam, nơi lến tiếng mạnh mẽ về những bất cập của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nói về những bài học mà người trí thức như ông học được từ phần đời sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến lúc chết:Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vào thời điểm trước khi bị bắt, khi được hỏi về nhận xét đối với việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị ‘vô hiệu hóa’ trong quãng đời còn lại ra sao. Ông cho biết:Điều mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ nói với những bạn trẻ sau này về nhân vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông từng được gặp gỡ được chia xẻ như sau:Ngay sau khi có tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, những ý kiến khác nhau về nhân vật này lại được nêu lên; tuy nhiên hầu như nhiều người đều cho rằng nhân vô thập toàn, tôn vinh hay phê phán tất cả cũng để rút ra những bài học thiết thực nhằm có thể xây dựng và phát triển đất nước làm sao cho người dân Việt Nam ở mọi niềm không còn khổ, không có sự cách biệt quá lớn giữa những thành phần trong xã hội, những giá trị phổ quát về quyền con người được thực thi, mọi bất công được luật pháp phân xử một cách công bằng …

Cho nên có một vị luật sư trong lão thành cách mạng có một bài mà chúng tôi mới đăng, luật sư Lê Mai Anh. Khi ông này đi thăm thành Cổ Loa thì ông suy ngẫm về những vấn đề của đất nước mà suốt hơn hai thiên niên kỷ từ thành Cổ Loa cho đến hôm nay, ông có ví đại tướng ( Võ Nguyên Giáp) với vị tướng soái Cao Lỗ mà bị của Thục An Dương Vương về sau nghe lời xiểm nịnh của Phương Bắc loại bỏ, ông Lê Mai Anh có nói một lời trong bài ấy là ‘Thưa đại tướng, đại tướng đừng làm như Cao Lỗ mà vẫn nên nhập thế, vẫn nên dấn thân vì đất nước và nhân dân đang lâm nguy hôm nay. Như vậy tức là mọi người vẫn ước mong sức khỏe của đại tướng vẫn như xưa và đại tướng vẫn là người có sự hướng dẫn, có sự chỉ đạo để nhân dân có niềm tin rằng đất nước mình sẽ vượt qua mọi thử thách.”
TS Cù Huy Hà Vũ: Đó là con người tôi vô cùng ngưỡng mộ, coi là một trong những con người vĩ đại nhất của Việt Nam thời hiện đại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức, có thể nói là trí thức lớn đầu tiên của Việt Nam vì ông xuất thân là một giáo viên sử học trước khi tham gia hoạt động bí mật để chống Pháp. Vì là trí thức nên ông đi vào lĩnh vực quân sự đầy tự tin, bởi vì những người có năng lực thì thường tự tin. Khi có điều gì, đại tướng quyết.
Tôi cho rằng chính điều này tạo ra uy lực của đại tướng không phải chỉ đối với tướng lĩnh và binh sĩ mà đối với những người được tiếp xúc ông hoặc nghe nói tới ông.
-TS Cù Huy Hà Vũ
Tôi gặp đại tướng không phải chỉ gặp một con người vô cùng mẫn tiệp, ông rất thông minh, có hiểu biết sâu rộng mà đặc biệt là một con người đầy văn hóa, ông có thể nói về nhạc, về hội họa; đương nhiên ông có thể nói về văn học, đương nhiên ông có thể nói về lịch sử khiến tôi bái phục. Đại tướng có thể nói tiếng Pháp, rồi nói kiến thức của ông về các danh tướng trên thế giới và các học thuyết quân sự của họ. Đó là chuyện rất bình thường đối với đại tướng. Đại tướng nói chậm rãi và rất cương quyết.
Điều thứ hai về phong cách của đại tướng là con người dễ gần, rất chân tình - không có chút gì gọi là ‘vĩ nhân’, không có chút gì gọi là của một vị đại tướng, hơn thế nữa là một vị tướng của trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954; thế nhưng ông vẫn giữ được cốt cách có thể nói của các danh tướng: chân tình nhưng không luộm thuộm- quần áo của ông lúc nào cũng là phẳng phiu, ông rất ý thức khi mặc bộ áo quần đại tướng; thậm chí ông còn đề nghị thư ký của ông là đại tá Huyên xem lại trước khi vẽ hay khi tiếp tôi vào những dịp khác là đại tướng có tề chỉnh hay không. Từ của tôi dùng cho đại tướng là quí tộc- đúng là một vị quí tộc quân sự. Ở Việt Nam không thiếu những vị tướng đánh trận giỏi, họ cũng thân tình, hòa nhã, bình dân với mọi người nhưng cuộc sống xuề xòa đôi lúc không còn nhận ra đâu là ông tướng mà là một ông nông dân hay người bình thường nào đó. Điều ấy cũng tốt để tạo ra quan hệ đầm ấm giữa tướng lĩnh và chiến sĩ, giữa những người có trọng trách trong xã hội và người dân thường; thế nhưng đại tướng lúc nào cũng uy nghi, tôi cho rằng đó là một ‘quí tộc quân sự’. Tôi cho rằng chính điều này tạo ra uy lực của đại tướng không phải chỉ đối với tướng lĩnh và binh sĩ mà đối với những người được tiếp xúc ông hoặc nghe nói tới ông.

Không được lắng nghe
Bài học về chữ nhẫn của Đại tướng cũng là một bài học lớn, nhưng phải nhìn trong sự phát triển, có chuyển dịch theo tình thế lịch sử thì bài học ấy mới thực sự phát huy được tác dụng.
-GS Nguyễn Huệ Chi
“Bài học lớn của Đại tướng mà tôi thấy rất rõ trong khi đến thăm nhà Đại tướng nhân dịp sinh nhật vào năm ngoái, tôi thấy con người ấy nhất quán giữa nói và làm; một con người khiêm cung, liêm chính từ việc giữ ngôi nhà của mình đúng nguyên trạng như thế, chứ không lo bồi đắp, xây dựng, tô vẽ như bất kỳ một vị lãnh đạo hay một vị quyền chức nào. Tôi thấy đó là một con người có học, một người xuất thân từ nhà Nho và giữ phong cách thanh liêm của một ông quan Việt Nam vốn có từ xưa cho đến nay là thanh, thận, cần: thanh liêm, thận trọng, cần mẫn. Những điều đó toát lên từ ngôi nhà của Đại tướng mà tôi được xem.

000_Hkg9064931-250.jpg
Báo chí Việt Nam đăng tải hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ảnh chụp ngày 05 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội. AFP PHOTO.

Con người ấy như là chỉ báo, là thước đo cho tình hình đất nước. Mỗi khi con người ấy cất tiếng nói lên là đất nước có vấn đề. Dân có thể không hiểu hết tất cả những ý kiến của Đại tướng nhưng mà khi nghe Đại tướng cất lên tiếng nói thì biết đất nước đang có vấn đề nan giải mà phải giải quyết theo hướng nào đấy mới có chiều hướng tốt được. Đại tướng còn và lên tiếng thì lòng dân thấy còn tin tưởng và thấy có ánh sáng dẫn đường để mình có thể yên tâm sống và làm việc trong một xã hội tuy rằng hiện nay có nhiều chuyện nhưng mà vẫn còn có lối ra một cách tích cực. 
Thế còn bài học về chữ nhẫn là bài học cho trí thức Việt Nam vì trí thức Việt Nam lâu nay học Đại tướng về chữ nhẫn đó. Tuy nhiên theo tôi chữ nhẫn đó cũng có hai mặt của nó. Mặt tích cực cũng thấy rất rõ, nhưng không phải không có những mặt mà bản thân chữ nhẫn không giải thích được, cho nên phải có những chữ thay thế và bổ sung vào đó. Tôi nghĩ bài học về chữ nhẫn của Đại tướng cũng là một bài học lớn, nhưng phải nhìn trong sự phát triển, có chuyển dịch theo tình thế lịch sử thì bài học ấy mới thực sự phát huy được tác dụng.” 
Bị ‘vô hiệu hóa’
“Tôi cho rằng cũng như trong xã hội thôi, tâm của một số hay đông đảo người có tâm rất tốt, nhưng chính quyền bất chấp những tâm đó; thì để giải quyết vấn đề chiến lược đó và điều tôi học được từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là suy nghĩ chiến lược chứ không suy nghĩ manh mún, trước mắt có thể người ta phá mình, nhưng về lâu dài nếu ta kiên trì thì sự phá hoại ngày hôm nay sẽ bị lật ngược lại, bị làm cho phá sản trong một tương lai không phải  xa. Và những người phá những nỗ lực để bảo vệ đất nước, phá những nỗ lực xây dựng một xã hội vì con người sẽ bị trừng trị trong tương lai.
Tôi cho rằng cũng như trong xã hội thôi, tâm của một số hay đông đảo người có tâm rất tốt, nhưng chính quyền bất chấp những tâm đó. -TS Cù Huy Hà Vũ
Bởi vì đất nước Việt Nam là trường tồn, con người Việt Nam là trường tồn, những âm mưu hay những hành vi phá hoại không thể nào vượt qua lịch sử được; nhất là trong thời đại ngày nay với Internet, với những kiến thức có thể rất nhiều tràn ngập Việt Nam, thì những người dân yêu nước từ người dân thường cho đến những vị như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng khác như Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh… kết nối với nước ngoài, tạo thành một sức mạnh tổng hợp mà trước đây chúng tôi ở trong nước thường hay gọi là sức mạnh thời đại; sức mạnh Việt Nam là luôn phải gắn kết với sự hiểu biết, chia xẻ, úng hộ của thế giới mà trước hết là của những người Việt Nam sống ở nước ngoài, thì những kết hợp ấy tạo nên sức mạnh vô biên để bảo vệ vững chắc quê hương Việt Nam không phải tại thời điểm này, ngay tại chỗ trong phạm vi Việt Nam, mà bảo vệ trên phạm vi toàn thế giới.”
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp xét cho đến cùng là sản phẩm của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, cho nên bất cứ ai có lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam do ông cha ta tạo lập cả hàng đời, hàng nghìn năm nay đều có thể tiếp cận và phát huy tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi vì tư tưởng lớn nhất là yêu nước. Nếu yêu nước thì sẽ nghĩ ra những tư tưởng, hành động để giúp nước.”
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-10-05

’Tướng Giáp học Mao về quân sự’?

 – BBC
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tin Tướng Giáp qua đời được nhiều báo phương Tây loan từ thứ Sáu =>

Tin vị Đại tướng, nguyên Tổng Tư lênh Quân đội Cộng sản Việt Nam, ông Võ Nguyên Giáp, qua đời được nhiều báo phương Tây loan tải từ ngay hôm 04/10/2013, với một số tờ đánh giá cao tài năng quân sự không qua trường lớp của vị tướng, trong khi có ý kiến nói ông chịu ảnh hưởng của lý luận quân sự của Mao Trạch Đông.
Trên trang quốc tế, tờ Liberation của Pháp chiều thứ Sáu chạy bài báo với tựa đề ‘Cái chết của Tướng Giáp, người chinh phục Điện Biên Phủ’.
Bài báo viết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng quân đội giành độc lập của Việt Nam và kiến trúc sư của thất bại của người Pháp ở Điện Biên Phủ, qua đời thứ sáu ở tuổi 102.
“Ông được cọi là các kiến trúc sư của các chiến thắng của Cộng sản Việt Nam đối với Pháp và Hoa Kỳ, thành công đã khiến ông trở thành biểu tượng phổ biến mặc dù sự nghiệp chính trị bị hủy hoại bởi chính chế độ cộng sản.”
Tờ Le Monde vào tối thứ Sáu chạy tin với tựa đề “Tướng Giáp, anh hùng giành độc lập của Việt Nam qua đời”.
Bài báo của tác giả Jean-Claude Pomonti viết: “Ông vẫn còn lưu lại trong lịch sử như một trong những tổng tư lệnh chiến tranh vĩ đại của Thế kỷ XX, người duy nhất liên tục đánh bại Pháp và hạ thủ Hoa Kỳ.”
Đánh giá những năm cuối đời của vị tướng, tờ Le Monde cho rằng dù tuổi cao, tướng Giáp vẫn có những tham dự vào thời sự chính trị ở Việt Nam.
Tờ báo viết: “Vẫn tỏ ra sáng suốt, ông vẫn thường bày tỏ tiếng nói của mình. Đó là trường hợp bày tỏ trong năm 2009 về những tranh cãi xung quanh việc khai thác với quy mô khổng lồ về bauxite của Trung Quốc ở Tây Nguyên.”
Tờ Le Figaro buổi chiều cùng ngày cũng chạy tin về cái chết của vị tướng. Tờ báo viết:
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng quân đội giành độc lập của Việt Nam, kiến trúc sư của thất bại của người Pháp ở Điện Biên Phủ, qua đời hôm nay ở tuổi 102.”
Cũng tờ này, trong một bài báo từ trước đưa tin nói tướng Giáp từng lên tiếng về chống khai thác quặng bauxite ở cao nguyên trung phần ở Việt Nam, với ý kiến được nhiều trang blogs bất đồng chính kiến đăng tải.
“Các lãnh đạo của chúng ta đã mắc một sai lầm to lớn,” bức thư của tướng Giáp gửi lãnh đạo Việt Nam trên một trang blog phản biện từ Việt Nam được Le Figaro trích thuật nói.

‘Từ người lính tự học’

Ông đã sử dụng uy tín của mình và kỹ năng chiến thuật để chuyển đổi một đội du kích nhỏ của Việt Nam thành một đội quân đánh bại cả Pháp lẫn Mỹ
The Guardian
Hôm thứ Sáu, trong mục thời sự quốc tế, tờ The Guardian của Anh đưa tin và đề cao tài năng “tự đào tạo” của ông Giáp:
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người qua đời ở tuổi 102, là một người lính tự học, trở thành một trong những chỉ huy quân sự hàng đầu của thế kỷ 20.
“Ông đã sử dụng uy tín của mình và kỹ năng chiến thuật để chuyển đổi một đội du kích nhỏ của Việt Nam thành một đội quân đánh bại cả Pháp lẫn Mỹ.”
Bài báo điểm lại thăng trầm cuối sự nghiệp chính trị của tướng Giáp: “Năm 1991, ông Giáp thôi giữ chức phó Thủ tướng.
“Trong một dấu hiệu của sự không được ưa thích nữa về mặt chính trị với ông, sinh nhật lần thứ 80 của ông không có lễ kỷ niệm và phải đợi cho đến dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện Điện Biên Phủ, tên tuổi của ông mới được nhắc lại
“Nghỉ hưu, ông dành thời gian đi thăm nước ngoài và tiếp các nhân vật chức sắc ngoại quốc, trong đó, hồi năm 1995, ông tiếp địch thủ thời chiến tranh của mình là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert McNamara…”
Cũng hôm 04/10, tờ nhật báo Time của Anh viết về tướng Giáp:
“Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài tự đào tạo, từng đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam để giải phóng khỏi chế độ thực dân và sau đó buộc người Mỹ phải từ bỏ nỗ lực đến kiệt sức của mình nhằmn cứu vãn Việt Nam ra khỏi bàn tay của chủ nghĩa cộng sản, đã qua đời.”
Về những năm tháng cuối đời của đại tướng cộng sản, bài báo với tựa đề ‘Huyền thoại Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời” viết:
“Cuối đời, ông Giáp khuyến khích mối quan hệ ấm hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, vốn được tái lập quan hệ vào năm 1995 và hai nước đã trở thành đối tác thương mại gần gũi.
“Việt Nam gần đây cũng đã cân nhắc quân đội Mỹ như một phương thức để cân bằng sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.”

‘Học lý luận của Mao?’


Tướng Giáp đã nghiên cứu các lý luận quân sự của Mao Trạch Đông, người đã viết rằng tuyên truyền chính trị, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh du kích kéo dài là điều kiện tiên quyết cho một cuộc cách mạng thành công
The New York Times
Trên mục Châu Á – Thái Bình Dương, tờ New York Times của Mỹ hôm 04/10 đăng tải bài báo với tựa đề ‘Tướng Võ Nguyên Giáp, người đánh bật Mỹ ra khỏi Việt Nam, qua đời.’
Bài báo viết: “Võ Nguyên Giáp, vị tướng không nao núng và lôi cuốn của Bắc Việt, ngưoiừ mà các chiến dịch đã đánh bật cả người Pháp và người Mỹ ra khỏi Việt Nam, đã qua đời hôm thứ Sáu tại Hà Nội. Ông được cho là 102 tuổi.”
Cho rằng tướng Giáp có vai trò trong chiến dịch tổng công kích Tết Mậu Thân, năm 1968, tờ báo viết:
“Về mặt quân sự, đó là một thất bại. Nhưng cuộc tấn công đến vào lúc đối lập chiến tranh đã lên cao tại Hoa Kỳ, và những hình ảnh dã man trên truyền hình của cuộc chiến thúc đẩy một làn sóng các cuộc biểu tình.
“Tổng thống Lyndon B. Johnson, người từng nghĩ đến nghỉ hưu vài tháng trước Tết, đã quyết định không ra tái tranh cử, và với cuộc bầu cử của Richard M. Nixon trong tháng Mười Một, cuộc triệt thoái quân đội của Mỹ bắt đầu.
Bình luận về đường lối quân sự của tướng Giáp trong cuộc chiến trước đó với người Pháp, tờ báo Mỹ hôm thứ Sáu viết:
“Tướng Giáp đã nghiên cứu các lý luận quân sự của Mao Trạch Đông, người đã viết rằng tuyên truyền chính trị, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh du kích kéo dài là điều kiện tiên quyết cho một cuộc cách mạng thành công.
“Sử dụng chiến lược này, Tướng Giáp đã đánh bại quân đội ưu tú của người Pháp và đội quân lê dương nước ngoài tại Điện Biên Phủ vào năm 1954, buộc Pháp rời khỏi Đông Dương và giành được sự ngưỡng mộ miễn cưỡng của người Pháp.”

Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền


Hôm nay, báo chí chính thức của Việt Nam mới bắt đầu loan tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời chiều hôm qua vào lúc 18 giờ 9 phút tại Viện quân y 108 ở Hà Nội, thọ 103 tuổi. Cũng trong ngày hôm nay, Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ra thông cáo sẽ để quốc tang tướng Giáp trong hai ngày 12 và 13 tháng 10.
Thật ra, nếu chiếu theo Nghị định 105 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 17/12/2012, thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nằm trong danh sách “các đồng chí đang giữ hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang”. Cụ thể, do tướng Giáp chưa bao giờ giữ chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội, cho nên trên nguyên tắc, không được tổ chức quốc tang cho ông, mà chỉ có thể tổ chức tang lễ cấp Nhà nước.
Nhưng Nghị định 105 cũng có quy định rõ là : "Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế". Như vậy, nếu tướng Giáp được coi là thuộc diện trên, chính quyền Việt Nam có thể tổ chức Quốc tang cho ông.
Vào tháng 5/2010, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp được 100 tuổi, hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã từng cho đăng trên trang Bauxite Việt Nam một bức thư yêu cầu trong trường hợp tướng Giáp qua đời, phải đối xử với ông đúng với vai trò của một vị khai quốc công thần. Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, trước khi có thông báo của Ban chấp hành Trung ương, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhắc lại yêu cầu đó :
« Trước đây tôi đã đề nghị rồi, nhưng mà bây giờ tôi đoán là họ sẽ tổ chức quốc tang cho Đại tướng, là bởi vì xét về những người lãnh đạo bây giờ : Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng, không ai có công lao bằng tướng Võ Nguyên Giáp, cho nên phải phá lệ đi, mà tổ chức quốc tang cho Đại tướng thì mới được.
Cái đó cũng có thể có nhiều khó khăn, nhưng không biết là chính quyền sẽ thành lập như thế nào, họ đối phó thế nào, bởi vì là sẽ có hàng vạn người, không chỉ ở Hà Nội, mà còn từ các tỉnh chung quanh, rồi các tướng tá nghỉ hưu sẽ đến viếng Đại tướng. Tôi chưa biết là chính quyền phải tổ chức thế nào" .
Như vậy, với quyết định để quốc tang cho tướng Võ Nguyên Giáp, giới lãnh đạo Hà Nội đã làm đúng theo mong muốn của các vị cựu tướng lãnh. Nhưng chuyện tổ chức tang lễ cho tướng Giáp có vẻ như sẽ là một vấn đề gây đau đầu cho giới lãnh đạo Việt Nam, bởi vì như tướng Vĩnh nói ở trên, sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người từ khắp nơi kéo đến tiễn đưa vị tướng quá cố này.
Trong bối cảnh hiện nay, tang lễ tướng Giáp rất có thể trở thành một thời điểm nhạy cảm đối với chính quyền. Trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, người ta đã từng thấy ảnh tướng Giáp trong đoàn người biểu tình. Tướng Giáp cũng từng là biểu tượng của phong trào chống dự án khai thán bauxite Tây Nguyên.
Sự bối rối của chính quyền Việt Nam đã thể hiện qua việc báo chí chính thức đưa tin chậm trễ về cái chết của tướng Giáp, trong khi tin này từ hôm qua đã được lan truyền trên mạng và được các phương tiện truyền thông quốc tế loan tải chỉ vài giờ sau khi ông qua đời.
5-10-13
Thanh Phương
(RFI )

Tướng Giáp hai lần thoát nạn

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Ông Giáp từng bị chính các đồng chí của mình vây hãm
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã ít nhất hai lần thoát khỏi những cuộc thanh trừng do chính các đồng chí của ông gây ra, theo những gì nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Quyền Bính, phần hai của tập Bên Thắng Cuộc.
Đó là đợt bắt bớ hàng loạt các tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân 1968 và vụ vu cáo ông Giáp và Tướng Trần Văn Trà hồi năm 1991 được biết tới như vụ 'Năm Châu - Sáu Sứ'.

Vụ đầu tiên diễn ra dưới sự điều phối của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức trung ương, trong thời gian một loạt những người bị cho là xét lại chống Đảng bị bắt giữ trong đó có cả những người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nó cũng diễn ra trong giai đoạn mà tác giả Huy Đức nói ông Hồ Chí Minh đi nghỉ ở Trung Quốc, Tướng Giáp đi dưỡng bệnh ở Hungary giữa lúc việc chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân được Tổng bí thư Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ hoạch định đằng sau lưng vị "cha già dân tộc" và "anh cả quân đội".

Cả hai ông Thọ và Duẩn đều được cho là chủ đánh tới cùng trong khi đại diện của bên vừa đánh vừa tìm kiếm giải pháp chính trị là Tướng Giáp và Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và ủy viên Thường trực Tổng quân ủy, người đã mất hết các chức vụ trong đầu năm 1968.

Tác giả Huy Đức Bấm cũng viết: "Trong "chiến tranh giải phóng miền Nam", cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân ủy, nhưng theo [Cục trưởng Quân báo, Đại tá] Lê Trọng Nghĩa:

"Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ.

"Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu."

Bản thân Đại tá Nghĩa cùng nhiều người thân cận với Tướng Giáp khác như Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng cũng đã bị bắt trong vụ án xét lại chống Đảng mà đối tượng là nhiều cán bộ cao cấp từng theo học ở Liên Xô.

Mặc dù bản thân Tướng Giáp không bị bắt trong vụ này, tác giả Huy Đức nói ông đã trở về Việt Nam sau khi đi nghỉ ở Hungary để chứng kiến các "cộng sự ăn ý nhất" của ông đều bị xử lý.
'Năm Châu - Sáu Sứ'

Tác giả Huy Đức cũng thuật lại chi tiết vụ án có tên 'Bấm Năm Châu - Sáu Sứ', tên của hai nhân vật được cho là đã khai rằng Tướng Giáp và Tướng Trà đã cấu kết cùng người khác để "có âm mưu đảo chính" hồi năm 1991.
"Sự mặc cảm trước uy danh của tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ." - Huy Đức nhận xét về Tướng Lê Đức Anh trong vụ 'Năm Châu - Sáu Sứ'
Trên thực tế, ông Huy Đức dẫn lời các nhân chứng nói, đây là một vụ án do Tổng cục Tình báo Quân đội, hay Tổng cục II, dựng lên với sự tham gia của Tướng Lê Đức Anh và sự bao che của Tướng Đoàn Khuê và các lãnh đạo trong đó có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm, người phụ trách nhân sự trong Đảng lúc bấy giờ.

Vụ việc xảy ra khi Tướng Giáp đã 80 tuổi và vụ "Năm Châu - Sáu Sứ", nếu thành, chỉ có thể hạ bệ uy tín của ông trong Đảng", theo tác giả.

Ông Huy Đức cũng viết: "Khi Võ Nguyễn Giáp đã là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh chỉ mới là một cán bộ ở cấp tiểu đoàn.

"Sự mặc cảm trước uy danh của tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ."
Thoát hiểm

Ông Giáp trên thực tế chỉ thoát hiểm khi Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại Tướng.

Kết quả, Tướng Giáp thoát hiểm nhưng Tướng Thanh đã giơ đầu chịu báng và bị Nguyễn Đức Tâm tuyên bố khi triệu ông tới gặp với sự chứng kiến của các ông Võ Chí Công và Đoàn Khuê:
"Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận." - Tướng Võ Viết Thanh, người được cho là có công cứu Tướng Giáp
"Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc:

"Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khoá VII”.

Tác giả Huy Đức cũng dẫn lời Tướng Thanh nói tiếp: “Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được.

"Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.

"...Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ hai là ra lệnh bắt oan tướng Trà và tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi".
(BBC)

Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng

Chủ tịch Cuba Fidel Castro và đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội ngày 22/02/2003.
Tạp chí đặc biệt 05/10/2013
(17:33)

Từ chiều hôm qua 04/10/2013, ngay sau khi được tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, các hãng thông tấn quốc tế khi loan tải đều dùng những từ ngữ trân trọng, mà cụm từ thường được sử dụng nhiều nhất là « vị tướng huyền thoại ». 
AFP viết : « Tướng Giáp, thiên tài quân sự đã hạ nhục phương Tây ». Hãng tin Reuters trong bản tin mang tựa đề « Tướng Giáp, người chiến thắng trận Điện Biên Phủ đã mất” nhận xét: “Vị tướng già mà một số người coi là chiến lược gia quân sự ngang hàng với tướng Anh Montgomery, tướng Đức Rommel hay tướng Mỹ MacArthur, lại có những lời phát biểu hòa bình ». 

AFP sau khi lược qua những chiến công vang dội của nhà chiến lược tầm cỡ này, không quên nhắc đến khoảng thời gian sau đó khi ông bị tước đi mọi quyền hành. Hãng tin Pháp ghi nhận : « Cho dù đã rất yếu, người ta vẫn cho là tướng Giáp đã viết những lá thư tố cáo nạn tham nhũng hay các dự án mang lợi lộc cho Trung Quốc nhưng nguy hiểm cho đất nước. Năm 2009, ông cho công bố lá thư ngỏ phản đối dự án bauxite tại cao nguyên đang bị rất nhiều chỉ trích ».

Vấn đề bauxite là cuộc đấu tranh cuối cùng của tướng Giáp.Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Huệ Chi hôm qua khi trả lời RFI Việt ngữ, cho biết chính tinh thần phản biện của tướng Giáp là nguồn cảm hứng cho những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam.


Bauxite là vấn đề mà đại tướng nêu lên cho nhà cầm quyền, và không phải chỉ nêu một lần mà nêu trong ba lá thư kiến nghị rất nghiêm túc, ý muốn cảnh báo toàn diện về những vấn đề gắn quyện với nhau: an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, môi trường dân sinh và nhất là đường hướng chính trị có nguy cơ bị "lệch" của người điều hành. Thế nhưng cả ba lần người ta đều không trả lời. 


Khi đại tướng đã vào bệnh viện rồi, tôi nhớ có một hôm ông Thủ tướng đến và nói xin nghe lời đại tướng về vấn đề bauxite. Hôm ấy những người xem truyền hình đều rất vui, và tôi chắc là đại tướng cũng có niềm tin trước lời hứa tốt đẹp ấy. Thế nhưng hôm sau ông Thủ tướng xuống Hải Phòng, nói trước cơ sở đảng, rằng ý kiến khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng, phải tiến hành không được chậm trễ. Điều trớ trêu là như vậy.


Về mặt tâm lý xã hội thì một cách xử sự như vậy chắc chắn thế nào cũng gây phản cảm trong công chúng. Bởi, nếu đã phải thực thi chủ trương của đảng thì còn vào gặp đại tướng hứa với ông làm gì. Nhưng tôi nghĩ là đại tướng rất độ lượng, dù có phiền muộn đi nữa chắc đại tướng không để lâu trong lòng.


Việc đại tướng mất là một mất mát lớn, đang như là một làn sóng ngầm xao động, lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ lúc có tin đại tướng mất đến giờ, riêng điện thoại của tôi chưa bao giờ ngừng cả, giống như những hồi chuông đang rung lên trong cả nước.

Liệu đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi nhưng vẫn còn những điều đau đáu trong lòng về thời cuộc ? Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng tuy không thể võ đoán, nhưng đối với một con người không nguôi ưu tư, có những suy nghĩ chiến lược về nhiều mặt đối với đất nước, còn lẽ là ông nằm xuống mà vẫn chưa thể yên lòng.

Tôi không có điều kiện để vào thăm đại tướng. Cái năm mà tôi viết ngày sinh nhật đại tướng năm 2010, năm đó đại tướng cũng đã không tiếp ai hết mà vào bệnh viện rồi. Nhưng với cái tâm thế của một người đã viết đến ba lá thư về việc không khai thác bauxite, thì tôi nghĩ là đại tướng phải nghĩ rất nhiều về những vấn đề có tính chất chiến lược, về kinh tế, chính trị, quân sự lẫn văn hóa - nghĩa là một con người cảm nhận nhiều mặt về bước đi của đất nước hôm nay và những ngày tới. 

Có lẽ đại tướng nằm xuống mà chưa thể yên lòng được. Bởi vì những vấn đề như thế vẫn chưa thấy có triển vọng được giải quyết theo hướng tốt đẹp cho đất nước, trong không phải chỉ một thời gian ngắn, mà cả thời gian dài sau này.

Có những ý kiến cho rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp là nguyên khí cuối cùng của Việt Nam, khi mất đi khó thể có được những nhân vật mang tầm vóc như vậy. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định :

Tôi không nghĩ rằng đại tướng là người cuối cùng, bởi vì cả một dân tộc 90 triệu người, thì không thể một người tài giỏi đến mấy mà mất đi, thì dân tộc ấy không thể trở nên vô vọng đến mức là không có người thay thế. Nhưng rõ ràng đại tướng là nguyên khí quốc gia thì điều ấy hoàn toàn đúng. Đại tướng xuất thân từ trí thức, mà có trí thức toàn diện, và chỉ có người trí thức mới làm được việc lớn cho đất nước.

Sự vô hiệu hóa đối với ông tuy rằng trong một thời gian dài có làm cho ông lặng tiếng, nhưng hình ảnh của ông bao giờ cũng in đậm trong lòng nhân dân. Cho đến nay ông vẫn là biểu tượng lớn sâu sắc.

Đến khi mà những người muốn biến đại tướng thành một người không còn ý nghĩa nữa mất đi, thì hình ảnh đại tướng lại càng nổi lên. Bởi vì ông vẫn còn đó. Đây là may mắn cho đất nước, ông vẫn còn và minh mẫn. Ông đã có dịp nói được tiếng nói sau cùng. Đó là một sự ngẫu nhiên nhưng cũng là may mắn của lịch sử.

Ông đã nói lên tiếng nói sau cùng của thế hệ ông về những vấn đề lớn của đất nước. Cho nên đại tướng trở thành một biểu tượng không thay thế được trong hoàn cảnh, thời điểm hiện nay. Và sự hụt hẫng của mọi người, của đông đảo nhân dân cũng như tầng lớp trí thức là ở chỗ trước mắt chưa tìm thấy một biểu tượng khác để phất ngọn cờ cho mọi người cùng đi.

Nhưng tôi chắc là với thời gian thì thế nào cũng sẽ có những người nổi lên. Và giai đoạn hiện nay thì yêu cầu của lịch sử khác đi rồi, chứ không phải như ngày trước nữa. Bây giờ là một thứ trí tuệ khác, chứ không phải là trí tuệ đánh trận, giành với địch từng mảnh đất để cuối cùng tìm lấy một chiến thắng quân sự. 

Cho nên sẽ có những thế hệ mới đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử. Yêu cầu ấy là làm thế nào bằng tâm thế hòa bình, hòa nhập với thế giới một cách chân thành, và dân chủ hóa, giành được quyền công dân, trong một đất nước không lấy chuyên chính, bạo lực thị uy với dân, thì mới đưa đất nước tiến lên được, và đất nước mới nhìn thấy tương lai. 

Tôi tin rằng thế hệ đáp ứng yêu cầu ấy sẽ là thế hệ nối tiếp đại tướng. Tôi tin thế nào rồi cũng có một người như thế - có những người như thế, chứ không thể nào đại tướng mất đi là mất hết.

Theo Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, qua cuộc đời của tướng Giáp có thể rút ra được nhiều bài học :

Bài học trước tiên mà đại tướng để lại cho mọi người : là người trí thức thì phải dấn thân. Khi nhận ra được những vấn đề lớn của đất nước, đòi hỏi trách nhiệm của mình thì phải dấn thân. Bởi vì trong hoàn cảnh của đại tướng thì có thể đi tìm sự vinh thân phì gia bằng việc học tiếp, mà người ta sẵn sàng đưa đại tướng đi học để có những học vị rất cao. Thế nhưng vận mạng của đất nước lại đòi hỏi bỏ mục tiêu nhỏ nhoi ấy cho một điều lớn hơn.

Bài học thứ hai là có bản lĩnh để làm chủ các ý kiến của mình mà mình thấy đúng. Ví dụ như việc đưa pháo vào rồi đưa pháo ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu như không có bản lĩnh, nhất định không thể có quyết định táo bạo, mà cuối cùng quyết định ấy là đúng. Ngay từ bấy giờ đại tướng đã có quan điểm là khi biết chắc nắm được chân lý thì kiên quyết theo đuổi chân lý đến cùng. 

Tôi nghĩ bài học ấy lớn, vì có thời kỳ người ta lấy tập thể ra để thay thế cho ý kiến cá nhân, và gần như tiếng nói tập thể là áp lực, cá nhân không cưỡng được. Nhưng thực ra nhiều khi ý kiến cá nhân lại đúng. Đó cũng là bài học quan trọng, vì làm cho mỗi con người thấy vai trò cá nhân của mình trong vai trò chung của cả tập thể. Điều đó lớn lắm. Đất nước, xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có cá nhân. Cho nên chính đại tướng góp phần khẳng định trong ý thức về vai trò cá nhân.

Bài học thứ ba, trước mọi khó khăn, bị động, thất bại, vẫn tìm được sự thanh thản, thoải mái và làm chủ chính mình để không rơi vào bi quan, không bị vô hiệu hóa. Sau 1975 thì hầu như đại tướng mất tiếng nói, và bị những người có lẽ về một phương diện cá nhân nào đó muốn xóa bỏ vị trí của đại tướng. Nhưng đại tướng vẫn lặng lẽ chịu đựng, kiên nhẫn, và cuối cùng người ta ngày càng thấy cách nhìn mọi vấn đề của đại tướng là đúng.

Tôi nghe nói là ngay trận Mậu Thân chẳng hạn, đại tướng chủ trương nếu đánh thì đánh xong rút ngay chứ không nên đánh chiếm, thì người ta đã bác đi, nhưng cuối cùng ý kiến của đại tướng là đúng. 

Tôi cho đó là bài học, mình không được dùng đi nữa thì mình vẫn thung dung, chủ động, biết biến cái không thuận lợi thành thuận lợi. Vì kiên trì theo đuổi một chân lý mà mình thấy đúng từ sớm, cho nên những tâm nguyện dần dần rõ ra, được nhân dân hiểu và quần chúng đứng về phía mình.

Bài học thứ tư cũng rất lớn, vì có những người không phải là kém, nhưng vì nôn nóng quá, trở nên đứt gánh nửa đường hoặc bị quên lãng đi. Sự kiên trì trong tình thế hiện nay mà không làm khác được, thì âm thầm giữ chân lý, và cuối cùng sẽ tìm được sự ủng hộ đông đảo. Quả nhiên cuối cùng đại tướng đã đạt được điều ấy.

Như tôi đã nói, còn có may mắn : đại tướng là người sống lâu nhất trong hàng ngũ những người thuộc thế hệ thứ nhất ấy, nên đại tướng đã nói được lời tối hậu với nhân dân, mà những khác đã chết đi thì không thể. Nhưng cái may mắn cũng phải phù hợp với một người như đại tướng, chứ một người đầu óc trống rỗng không có gì, thì dù sống lâu đi nữa cũng vô giá trị.

Tôi nghĩ chính tiếng nói công khai cuối cùng, là ba lá thư yêu cầu ngừng việc khai thác bauxite chính là biểu hiện « Tôi biết hết mọi chuyện, và tôi lên tiếng để cho các anh biết rằng người như tôi không bao giờ quên đi những điều trọng đại của đất nước ». Chứ ở tuổi của đại tướng có quyền nghỉ ngơi không nói nữa, nhưng mà đại tướng vẫn nói. Đó là tinh thần phản biện của người trí thức.

Ở đại tướng luôn luôn song hành hai con người : người trí thức và người cách mạng. Mà người cách mạng thì không ngừng đổi mới, còn người trí thức thì gặp việc của đất nước mà người thất phu không cảm thấy có trách nhiệm thì không còn là trí thức nữa.

Đại tướng đã giữ được trách nhiệm của người trí thức, hai mặt đó quyện chặt với nhau và được cả ba, bốn phía đều ủng hộ : phía những người cách mạng, phía trí thức, phía quần chúng nhân dân đều thấy đại tướng như một tấm gương soi sáng cho mình. Đó là vì sao đại tướng để lại niềm thương tiếc sâu sắc nhất cho đất nước, cho nhân dân, và nhất là cho giới trí thức - trong đó có những anh em làm trang Bauxite, vì chúng tôi vẫn lấy đại tướng ra làm biểu tượng cho mình.

« Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách ». Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gắn liền với những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, mà theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì tướng Giáp không chỉ là chứng nhân của lịch sử, mà còn là người làm nên lịch sử. Ông Huệ Chi nêu ra một vài dấu mốc :

Đại tướng không chỉ là chứng nhân mà là người làm nên lịch sử. Cho nên lịch sử qua những chặng thăng trầm, thì đại tướng chính là hiện thân của những bước thăng trầm ấy. 

Trong chặng đường kháng chiến chống Pháp, người cầm quân đã đưa ra những chiến dịch xuất sắc, để cuối cùng làm cho người Pháp cảm thấy không thể thắng nổi. 

Rồi đến giai đoạn tiếp nhận ý kiến của Trung Quốc để rồi có những sai lầm như cải cách ruộng đất, đó là một chặng đường rất khó khăn. Chính ông Hồ Chí Minh đã phải ủy thác cho đại tướng ra xin lỗi nhân dân ở trước quảng trường Ba Đình. Đại tướng ra nói thì mọi người thấy ấm lòng, bởi vì một người đã hy sinh trong chín năm trời cho cuộc kháng chiến, đã dẫn dắt quân đội đánh thắng mà bây giờ cũng phải nói lời xin lỗi trước dân chúng, việc đó đã khích lệ được nhân dân để vượt qua khó khăn trong chặng đường ấy.

Rồi đến quãng đường mà chúng ta gọi là « đánh Mỹ », đại tướng cũng vẫn làm tổng tư lệnh. Mặc dù nhiều trường hợp có lẽ có quyết định của những người đóng vai trò quan trọng hơn trong đảng, nhưng thực ra vẫn hỏi ý kiến đại tướng. Ví dụ như đánh ở Ban Mê Thuột chẳng hạn, thì đó chính là quan điểm của đại tướng : không đánh ở Kontum. Nếu mà đánh ở Kontum thì chắc là thua, nhưng mà đánh ở Ban Mê Thuột nên đã thắng.

Đây là tôi chỉ nói về quân sự thôi, chứ còn việc đánh ý nghĩa như thế nào sau này cho đất nước và dân tộc, thì đó là chuyện khác. Nhưng trong chiến lược đánh nhau giữa hai bên, thì chính những ý kiến như thế của đại tướng là những ý kiến rất đúng, và nhờ đó đã thắng.

Còn bại, chẳng hạn việc đánh vào các đô thị năm 1968, những người cầm chịch đã không nghe lời đại tướng nên đã gây tổn thất rất nhiều. Qua những tổn thất ấy càng thấy ý kiến của tướng Giáp là rất chuẩn xác. Nếu tướng Giáp được nghe thì chắc không thất bại như vậy, để lại tổn thất không chỉ cho quân đội phía Bắc mà còn cho dân chúng ở những vùng đô thị ấy nữa.

Sau này đến thời kỳ đã làm được việc gọi là thống nhất đất nước rồi, thì tướng Giáp được chuyển từ quân đội sang làm những việc khác. Chính thời kỳ ấy là thời kỳ mà đất nước rơi vào nhiều khó khăn trầm trọng. Và người ta thấy tướng Giáp ít xuất hiện, gần như là vắng hẳn, những người khác lên tiếng nhiều hơn.

Nhưng bây giờ nghiệm lại thì mới thấy rằng trong suốt chuỗi ngày ấy, là lúc mà đất nước càng ngày càng lún sâu vào khó khăn bởi nền kinh tế bao cấp, bởi cái gọi là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu của Trung Quốc và Liên Xô. Rõ ràng là sự lặng lẽ của đại tướng trong cả thời kỳ ấy cho thấy có lẽ trong thâm tâm của đại tướng có một chủ kiến khác, nhưng vì không được dùng nên đại tướng đã giữ tư thế im lặng. 

Đến khi bắt đầu đổi mới thì đất nước cũng đã vươn lên. Và những tổng kết của đại tướng tuy về quân sự thôi, nhưng cũng cho người ta thấy cái nhìn về con người, về nhân tâm, về thời cuộc lấp lóe trong những tác phẩm của đại tướng. Rõ ràng là phải có một cách nhìn mới, không chỉ trong quân sự mà còn trong chính trị, kinh tế thì mới có thể đi lên được. 

Càng về sau dần dần đại tướng có tiếng nói trở lại, ông đã lên tiếng về nhiều vấn đề. Tuy ông rất cẩn trọng, nhưng đó là một cuộc đấu tranh bền bỉ nhằm làm cho xu thế mới chiến thắng xu thế bảo thủ, muốn kéo lùi lịch sử trở lại. Biểu hiện rõ nhất là những kiến nghị về các vấn đề chính trị, quân sự, xã hội, kinh tế, tuy đại tướng nói ít nhưng nói ra lời nào thì đúng lời ấy. 

Những việc như thế, với sự chín chắn và thận trọng của đại tướng, tôi thấy ông trở thành mẫu mực cho con người thức tỉnh và đổi mới, mặc dù đại tướng không biểu hiện ra rõ ràng như một số người khác. Tuổi ông cũng quá nhiều rồi, nên ông lặng lẽ hơn, kín đáo, cẩn trọng hơn. Ông chính là hiện thân của các bước thăng trầm của đất nước. Chính vì thế ở giai đoạn hiện nay, thiếu gương mặt của ông thì tự nhiên người ta cảm thấy như thiếu rất nhiều. 

Dù vậy tôi nghĩ không thể vì thế mà bi quan, cho rằng đại tướng mất đi là mất tất cả. Vẫn nên lạc quan, bởi vì thế nào lịch sử cũng sẽ đáp ứng yêu cầu. Cho nên chúng tôi vừa kính trọng, thương tiếc đại tướng, nhưng cũng vừa tin vào lớp trẻ. Tin rằng lớp trẻ sẽ nối tiếp được ở chặng đường mới này, với những yêu cầu mới của lịch sử, thì lớp trẻ sẽ đưa đất nước đi lên được. Tôi nghĩ bài học của đại tướng đặt ra cho thế hệ hôm nay là như vậy.

RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở Hà Nội đã vui lòng tham gia tạp chí đặc biệt về đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã đi vào cõi vĩnh hằng. Dù bên này hay bên kia, dù còn có những tranh cãi, nhưng rõ ràng « Thời thế đã tạo nên anh hùng ». Có những ý kiến cho rằng có lẽ phải còn phải chờ đợi rất lâu nữa nguyên khí của dân tộc lại mới phát tiết - khi những hiền tài tuy không phải là thiếu, nhưng lại gặp phải rất nhiều trắc trở khi muốn góp phần xây dựng một đất nước dân chủ, bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ xâm lấn của ngoại bang.

Thụy My
(RFI)

Chính quyền tuyên truyền dối trá về 'sửa hiến pháp'

Những con số từ cuộc khảo sát mang tên “Chỉ số công lý 2012”, cho thấy nhà cầm quyền VN dối trá khi đề cập đến sự ủng hộ của dân chúng đối với việc sửa Hiếp pháp.

Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng CSVN vừa bị vạch mặt là dối trá sau khi kết quả cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, thực hiện tại Việt Nam được công bố. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Cách nay khoảng 4 tháng, vào ngày 17 tháng 5, tại buổi họp báo về những kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp, ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp loan báo: “Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức được 28,014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của các tập thể, cá nhân” và “phần lớn các ý kiến thể hiện quan điểm tán thành với việc ghi nhận về vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp”.

Trước nữa, hồi cuối tháng 3, trong “Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Ủy ban Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viết: “Công tác tuyên truyền, phổ biến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến các tầng lớp nhân dân được tiến hành khẩn trương, tích cực” nên đã “tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của người dân” và “đến ngày 30/3/2013 theo thống kê bước đầu của Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 5 tổ chức chính trị – xã hội (chưa bao gồm các tổ chức thành viên khác) đã có tổng số 3,181,529 lượt người” đóng góp “8,071,919 ý kiến vào hầu hết các nội dung của Dự thảo Hiến pháp”.

Đã có nhiều người chỉ trích những số liệu vừa được trích dẫn. Chẳng hạn nhóm soạn thảo “Kiến nghị 72” (cách gọi kiến nghị của một nhóm gồm 72 nhân sĩ, trí thức yêu cầu không hiến định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN và kiến nghị này đã có hàng chục ngàn người ký tên ủng hộ). Trong thư ngỏ phản đối Dự thảo Hiến pháp được Ủy ban soạn thảo Hiến pháp trình Quốc hội CSVN vào tháng 7 năm nay, nhóm này nhận định: “Ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị kiểu này (tổ chức góp ý cho dự thảo hiến pháp – NV) mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều”.

Những chỉ trích như thế tuy xác đáng vì sát thực tế song không được minh họa cụ thể. Mãi đến hôm 3 tháng 10-2013, khi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, công bố kết quả cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, người ta mới có cơ sở để thấy Đảng, chính phủ và các đoàn thể chính trị tại Việt Nam đã toa rập với nhau để nói dối.

Theo kết quả cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, thì 42.4% dân chúng Việt Nam không biết gì về Hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp.

Với 57.6% còn lại – những người biết hiến pháp là gì hoặc đã từng nghe nói tới Hiến pháp thì có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Nói cách khác có tới 65.4% dân chúng Việt Nam không biết cũng như không can dự vào kế hoạch sửa đổi Hiến pháp hiện hành, vốn đã được chế độ Hà Nội ‘phát động” từ đầu năm nay.

Nói cách khác “18 triệu lượt ý kiến góp ý” qua “28,014 hội thảo, hội nghị” do “các bộ, ngành, địa phương tổ chức” như Bộ Tư pháp công bố được lấy từ bao nhiêu người?

Nói cách khác “3.181.529 lượt người” đóng góp “8.071.919 ý kiến vào hầu hết các nội dung của Dự thảo Hiến pháp” như Ủy ban Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam loan báo thực ra là của bao nhiêu người để có số “lượt” như thế? 
 
Hôm 28 tháng 9-2013, tại cuộc gặp cử tri các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, với tư cách đại biểu cho dân chúng của khu vực này tại Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, khi đề cập đến vấn đề quốc hiệu được nêu trong dự thảo Hiến pháp mới, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.  

Ngay sau đó, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Phó Ban Tổ chức của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, khẳng định, ông Trọng nói “sai sự thật” và điều ông Trọng nói “không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”.

Kết quả của cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” cho thấy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh nhận định chính xác.

Khi có tới 65.4% dân chúng Việt Nam không biết cũng như không can dự vào kế hoạch sửa đổi Hiến pháp hiện hành thì làm sao có thể bảo rằng đó là “tuyệt đại đa số người dân Việt Nam”. Chưa kể 34.6% còn lại – những người biết về kế hoạch sửa hiến pháp, chắc gì đã đồng tình hoàn toàn với việc giữ nguyên quốc hiệu Việt Nam là “Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trong buổi công bố kết quả của cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nhận định thế này: Nhiều người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, chỉ nghe đến khẩu lệnh liên quan đến Hiến pháp chứ chưa thực sự tiếp cận và biết Hiến pháp như thế nào. Do đó họ cũng không thể biết quyền của mình trong Hiến pháp nên rất dễ bị tổn thương.

Nhóm yếu thế (nghèo khổ, thất học) mới là nhóm chiếm “tuyệt đại đa số”. Giống như cách nay tám thập niên (1930), nhóm này vẫn tiếp tục bị Đảng CSVN nhân danh và dối gạt.
  (Người Việt)

An ninh sân bay thừa nhận việc bắt cóc Châu Văn Thi


CTV Danlambao – Sáng nay, 5/10/2013, hàng chục blogger tại Sài Gòn đi cùng người nhà của anh Châu Văn Thi đã trực tiếp đến sân bay Tân Sơn Nhất để chất vấn việc bắt người. Ban đầu, an ninh sân bay tìm đủ mọi cách để chối tội bằng những câu trả lời quanh co. Một cán bộ an ninh xuất nhập cảnh tại sân bay TSN còn giở trò dối trá khi trả lời: “không có giữ ai tên Châu Văn Thi”.


Nhận thấy không thể tiếp tục chấp nhận màn câu giờ và tránh né của CA, các blogger có mặt tại sân bay đã thể hiện sự phản đối bằng cách giơ biểu ngữ có nội dung:
“Yêu cầu công an sân bay trả người”.

Vì là ngày cuối tuần, sân bay TSN đón nhiều khách quốc tế nên an ninh sân buộc phải thay đổi thái độ. Sau đó, một an ninh sắc phục tên Tô Văn Nam – cán bộ an ninh cục xuất nhập cảnh buộc phải trả lời với gia đinh Châu Văn Thi với nội dung:
“Có giữ người nhưng không biết đưa đi đâu”

Theo tin từ CTV Danlambao có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất:
Có bốn người đã vào phòng làm việc với công an và an ninh sân bay, gồm: (1) Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn); (2) Nguyễn Thảo Chi (Mss Sapphire), (3) Bùi thị Nhung (Bé Mập Lai) và (4) chị của Châu Văn Thi. Còn các blogger khác và người thân chờ ở bên ngoài.
Người tiếp nhận và làm việc với các blogger là ông Nghĩa, trưởng công an phường 2, Quận Tân Bình và ông Nguyễn Văn Lữu, đội phó đội an ninh sân bay Cục quản lý xuất nhập cảnh A72.
Sau khi các bạn blogger cương quyết yêu cầu trình bày vụ việc, ông Nguyễn Văn Lữu đã phải thừa nhận: Châu Văn Thi hiện bị an ninh Việt Nam giữ hành chính (24 tiếng) vì có 1 số giấy tờ liên quan đến an ninh Quốc gia. Sau 24 tiếng, nếu chưa xong có thể sẽ gia hạn thêm 24 tiếng nữa. Nếu như có lệnh tạm giữ thì sẽ gửi thông báo đến gia đình.
Khi được người nhà hỏi về văn bản xác nhận những thông tin trên thì ông Lữu trả lời là do Thi tự nguyện ký cam kết ở lại làm việc và cơ quan không có nhiệm vụ cung cấp văn bản cho người thân.
Cho đến bây giờ vì chưa hết hạn 24 tiếng nên blogger Châu Văn Thi vẫn còn đang bị tạm giữ và không ai được gặp mặt. Sau khi hết thời hạn giữ hành chính, nếu anh Thi chưa được thả, các bạn blogger sẽ tiếp tục trở lại đòi người.

Cộng tác viên Danlambao sẽ cập nhật các bạn trong thôn khi có tin tức mới.

Tổng thống và phó tổng thống Mỹ đi bộ ra ngoài ăn trưa

Tổng Thống Obama và Phó Tổng Thống Biden trưa Thứ Sáu bất ngờ đi bộ từ tòa Bạch Ốc ra ăn ở một tiệm fast food gần đó, một hành động có ý nghĩa biểu lộ tình đoàn kết với các công nhân viên nghỉ việc không lương vì chính quyền đóng cửa.


Tổng Thống Barack Obama và Phó Tổng Thống Joe Biden đang đọc bảng “menu” chọn món ăn trưa trong tiệm Taylor Gourmet gần tòa Bạch Ốc trong lúc các phóng viên truyền thông vây quanh. (Hình: Pete Marovich/Getty Images)
Hai ông đến tiệm Taylor Gourmet trên đường Pennsylvania Avenue, tiệm này và nhiều tiệm khác ở thủ đô hiện nay đang giảm giá cho các công chức nghỉ việc.

Tổng Thống gọi một turkey và provolone sandwich với mustard. Phó Tổng Thống ăn “(th Street Italian” sandwich, sub with salami, capicola, prosciutto và sharp provolone.

Không phải là một cuộc họp báo nhưng các toán truyền thông vây quanh và Tổng Thống Obama nói chuyện với họ cùng mọi người trong tiệm cũng như trên đường đi bộ trở về tòa Bạch Ốc.

Khi một phóng viên hỏi tại sao hai ông đi ăn ngoài, Tổng Thống Obama đáp: “Một phần lý do có mặt ở đây là vì chúng tôi đang thiếu ăn. Mặt khác chúng tôi đến đây vì cửa hàng bớt 10% cho nhửng nhân viên nghỉ việc”. Bữa ăn trưa của hai ông hết $21.56 và Tổng Thống Obama là người móc tiền ra trả.

Trả lời câu hỏi kêu lớn tiếng của một phóng viên về lời nhận định từ một giới chức chính quyền, được tờ Wall Street Journal loan tải hôm Thứ Sáu,  rằng “Chúng tôi đang thắng vì kết quả cuối cùng mới là đáng kể”.  Tổng Thống Obama đáp: “Không có kẻ thắng, khi các gia đình không biết chắc rằng họ có được trả lương hay không. Chừng nào họ không được làm việc thì chẳng có ai thắng cả”.

Trên đường đi bộ một số dân chúng đứng quan sát một cách hào hứng và nhiều người kêu lớn: “Cố bám chắc đi, Tổng Thống. Ông đang làm điều đúng”.

Tổng Thống và Phó Tổng Thống vừa đi vừa nói chuyện với các phóng viên đi theo phỏng vấn về ‘shutdown” trong khi vẫy tay chào dân chúng.

Cảnh này khiến người ta liên tưởng tới bộ phim truyền hình hư cấu “The West Wing” do Aaron Sorkin sáng tạo, gồm 7 bộ với 156 buổi phát hình, chiếu trên truyền hình NBC từ 1999 đến 2006. Trong bộ phim trường thiên này, có chuyện Tổng Thống (giả tưởng) Josiah Bartlet đi bộ đến Capitol Hill để gặp Chủ Tịch Hạ Viện trong một lần chình quyền “shutdown”.
(Người Việt)

Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca? (1)


Lời thưa

Sau này, người viết sử về Việt Nam giai đoạn hiện tại có lẽ sẽ phải nhắc tới vai trò quan trọng của giới trí thức Việt Nam trong nước trong việc vực dậy xã hội dân sự: Họ nắm bắt thực tại, tụ lại, cùng nhau đưa ra lối thoát, vận động công chúng ý thức và lên tiếng, thông qua hàng loạt kiến nghị, từ Kiến nghị Ngừng Khai thác Bauxite (2009), Kiến nghị về Việc Bảo vệ và Phát triển Đất nước (2011) đến Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992 [“Kiến nghị 72”] (Tháng 4/2013), đến Tuyên bố Nghị định 72 Vi phạm Hiến pháp (Tháng 6/2013), và gần đây nhất là Tuyên bố về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị (23/9/2013)… Nhân sĩ trí thức khát khao sự thật, nhân quyền và dân chủ trong nước như những cỗ động cơ giàu năng lượng, quan trọng hơn nữa, họ phối hợp được với nhau, và xã hội đang chuyển động.

Trong khi đó, lịch sử sau này sẽ ghi nhận thế nào về trí thức gốc Việt ở hải ngoại? Không kể những người có chữ nhưng chỉ thích “chơi” với chữ thay vì “chơi” với thực tại – thực tại là mặt trăng, chữ là ngón tay chỉ trăng, có người thích chơi với tay hơn chơi với trăng – ngay cả những người quan tâm đến thực tại Việt Nam, có tài, có tâm huyết, có uy tín và có chung lý tưởng nhân quyền, dân chủ, hòa giải… họ dường như vẫn cứ giữ một khoảng cách nào đó với nhau. Hay là có một thứ dark energy, năng lượng “đen tối”, nào đó đang đẩy họ xa nhau, như đang đẩy các ngôi sao trong vũ trụ xa nhau? Hay là chẳng có thế lực nào quấy phá, mà điều “đen tối” đang nằm ngay trong tâm lý người trí thức?

Bài này xin được nhắc đến hiện tượng vừa kể, và những câu hỏi liên quan, bằng cái nhìn của một thường dân, từ ngoài nhìn vào, với cách viết bình dân, dựa trên lẽ thường (common sense), không phải cái nhìn của người trong cuộc, hay của chuyên gia về cộng đồng lưu dân. Xin phép được “đặt lên bàn” đề tài dường như ít được nhắc tới này để mọi người góp ý, thay vì dấm dúi nó dưới gầm vì nể nang nhau hay vì một sự ổn định ảo nào đó.

Người viết cứ tin, một cách chủ quan, rằng cộng đồng người Việt hải ngoại có tiềm năng lớn, và trí thức hải ngoại có thể đóng góp nhiều hơn rất nhiều.

Những đoạn “nói thêm” trong bài là những ý bổ sung cho mạch ý chính, bạn đọc có thể bỏ qua nếu thấy dài.

Xin bắt đầu câu chuyện ở Paris.

1. Paris chia ly?

Tôi tưởng tượng:

Một buổi sáng mùa thu ở Paris, nhiệt độ là 13 độ C. Lúc 9 giờ 11 phút, cơn mưa thu quen thuộc bắt đầu đổ xuống, nhưng hôm nay gió mạnh hơn bình thường. Lá úa đẫm nước bay vật vờ nặng nề. Một chiếc xe cứu thương hụ còi hối hả chạy ngang Rue Mercière.

Cùng lúc còi hú, trong văn phòng tòa soạn báo Quê Mẹ, ấm đun nước phun khói hú còi báo hiệu sôi. Ông Võ Văn Ái tắt ấm nước, rồi ra đứng cạnh cửa sổ, nhìn chiếc xe cứu thương chạy hối hả, nhìn những hạt mưa đập vào cửa kiếng hối hả, từng cơn.

Cách đó 20 cây số, trong phòng làm việc ở khu Bourg-La-Reine, giáo sư Hà Dương Tường rót nước sôi vào bình pha cà-phê. Bỗng thấy trời tối sầm, giáo sư cũng ra đứng bên cửa, nhìn xuống phố thu âm u.

Lúc này, vừa rời khỏi phi trường Charles De Gaulle sau chuyến thuyết giảng ở World Bank trở về, thầy Thích Nhất Hạnh đang đi ngang Allée Saint-Paul. Ba chiếc lá thu lảo đảo bay ngang cửa kính xe đang chạy. Thầy khẽ ngước mắt dõi theo. Những chiếc lá lại lảo đảo bay theo sau như níu kéo.

Đang trả lời email cho bạn đọc Thông Luận, ông Nguyễn Gia Kiểng dừng tay khi nghe tiếng còi xe cứu thương bỗng dừng đột ngột, liền sau đó là tiếng bánh xe nghiến ken két trên mặt đường trơn trượt. Ông đứng dậy, tiện tay cầm theo ly cà-phê nóng đang uống dở, ra bên cửa xem chuyện gì xảy ra.

Thì ra chiếc xe cứu thương ban nãy chạy vút qua ngã tư này suýt nữa đâm sầm vào một chiếc xe cứu thương khác vút tới từ cánh trái. Anh tài xế này giận dữ nhấn còi nguyền rủa anh tài kia. Người ngồi trong những xe khác quanh ngã tư, họ dừng lại nãy giờ để nhường đường, thì im lìm, đưa mắt nhìn hai anh tài.

Hết tưởng tượng.

***

Buổi sáng hôm đó, dĩ nhiên, không có thật. Nhưng những nhân sĩ, trí thức người Việt ở Paris vừa kể lại rất thật:

Đó là thầy Thích Nhất Hạnh với những khóa tu mời gọi mọi người sống trọn trong giây phút hiện tại, ở Làng Mai, ở các châu lục, với đông đảo người mọi quốc tịch tham dự. Đó là ông Nguyễn Gia Kiểng tác giả cuốn Tổ quốc ăn năn gây chấn động dư luận người Việt ở hải ngoại, cùng Tập hợp Dân chủ Đa nguyên và những chủ trương, quan điểm rất đáng chú ý. Đó là giáo sư Hà Dương Tường, giáo sư Toán tại Đại học Công nghệ Compiègne, người tâm huyết với đất nước, chủ nhân trang mạng diendan.org vừa nghiêm túc vừa nhẹ nhàng văn nghệ. Đó là ông Võ Văn Ái, người thường có các cuộc vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Nghị viện Châu Âu, cũng là một đạo hữu có trách nhiệm lớn trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại.

Họ là những người có tên tuổi trong cộng đồng và trên thế giới, họ tài năng, tâm huyết, không ngừng hoạt động, được nhiều người kính trọng. Nhưng tôi cứ thắc mắc mãi điều này, và xin được đặt câu hỏi ở đây:

Khoảng cách từ văn phòng Quê Mẹ đến văn phòng của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên hay văn phòng của diendan.org chỉ cách nhau 20 cây số, nhưng phải chăng nhiều năm rồi, các nhân sĩ, trí thức vừa kể chưa từng rời vị trí của mình để đến chỗ của người kia, hay cùng hẹn nhau đến một quán cà-phê Paris nào đó để gặp mặt chuyện trò?

Hay là vị này tuy thường xuyên gặp gỡ và làm việc với những người bạn khác của mình, nhưng với các vị vừa nêu kia thì chưa? Hay là cũng đã làm việc với nhau rồi, nhưng không ổn, lại thôi?

Giáo sư Hà Dương Tường vẫn thường xuyên cùng các trí thức Việt ở Pháp, ở nước khác và ở Việt Nam ký tên vào nhiều kiến nghị, trong đó có Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp, và gần đây là Tuyên bố về Nghị định 72, Tuyên bố Thực thi Quyền Dân sự…

Trong khi đó, ông Nguyễn Gia Kiểng lại có những ý kiến rất tâm huyết quanh Kiến nghị 72, và nhận định rằng:

“… ích lợi thực sự của Kiến nghị 72 có lẽ là một báo động. Còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, về mức độ đoạn tuyệt với quá khứ phải có để hòa giải dân tộc, về những khái niệm chính trị, cũng như về những chọn lựa cho tương lai. Phong trào dân chủ cần một cuộc thảo luận rốt ráo và thẳng thắn để đạt tới đồng thuận nếu không muốn bị chia rẽ và tê liệt vào lúc mà lịch sử đang có dấu hiệu sắp sang trang.”[i]

Nhưng, phải chăng lời kêu gọi ngồi lại để có “một cuộc thảo luận rốt ráo và thẳng thắn” này vẫn chưa có phản hồi nào, từ trí thức ở Pháp, ở ngoài nước hay trong nước?

Mưa thu và cái lạnh thì ai ở chung thành phố đều cùng thấy. Sấm động trên mây thì dưới trời ai cũng nghe cùng lúc. Nhưng, phải chăng cùng nhìn lá bay thì dễ, cùng nhìn nhau thì chưa, chưa hề là tự nhiên? Gần thì gần, mà xa thì vẫn xa?

Chợt nhớ lời hát của Phạm Duy:

Mùa thu Paris, trời buốt ra đi, hẹn em quán nhỏ… chờ mong em gắng khổ, từng giờ. Mùa thu âm thầm, bên vườn Lục Xâm… không em ôi buốt giá, từ tâm…

Nhưng, phải chăng tình trạng đó không là lỗi của ai cả?

Phải chăng người trong cuộc chẳng thấy có vấn đề gì cả, và không gặp “người kia” cũng là chuyện đương nhiên, thậm chí “phải là” như thế?



Nói thêm:

Đọc đến đây, có thể có người nói bài viết này bất kính, vì “dám” đặt những nhân vật đáng kính kia vào một chuyện tưởng tượng vu vơ.

Phản ứng này cũng dễ hiểu, vì người mình có lẽ chưa quen lắm với việc đưa các nhân vật được nhiều người yêu mến – chứ không chỉ những nhân vật xấu, ác, phản diện – làm đề tài cho những bài báo, tranh vẽ, phim ảnh đủ loại: nghiêm túc có, trào phúng có, giả tưởng có…, miễn không dối trá, phỉ báng, vu khống.

Đức Đạt lai Lạt ma, Đức Giáo hoàng Francis, Tổng thống Obama, Tổng thống mặt lạnh Putin, những người như Bill Gates, Bill Clinton hay Bin Laden… đều có thể trở thành nhân vật của những bức họa, những talk-show, những bài báo nói chuyện đời thường, ví von, cười vui… Có lẽ, đó là dấu hiệu của một nền báo chí lành mạnh, vì góp phần “giải thiêng” những nhân vật được trọng vọng. Giải thiêng không hạ bệ, nhưng là trả họ về vị trí người. Thực ra, nhiều khi nhờ giải thiêng mà họ càng trở nên thật.

Chỉ ở những nước toàn trị tự cho mình là đạo đức và sở hữu chân lý tuyệt đối – trong khi đàn áp dã man mọi đối lập – thì ông Mác mới không được đội xô đá lạnh trên đầu trong quán Cộng, ông Castro mới không được ngậm thỏi thuốc nổ cháy ngòi thay cho điếu xì-gà trên bảng quảng cáo ngoài trời, cậu Kim Jong-Un mới không được tốc váy như Marilyn Monroe trong triển lãm tranh đương đại, tranh ông Mao ngậm hoa theo phong cách Andy Warhol mới không được bày giữa Thiên An Môn, còn ông Hồ thì chết mà không được chôn, cứ phải nằm đó cho ông đi qua bà đi lại nhìn, tượng ông thì cứ phải đứng (ven) đường, cứ phải cười cười và đưa tay lên, hết ở bến thuyền Ninh Kiều Cần Thơ, nay lại sắp đứng bên hông khu thương mại cao cấp Vincom giữa Saigon.



2. 4 triệu, 1 mình?

Hiện nay, người Việt ở nước ngoài tổng cộng khoảng 4.000.000 người, tập trung đông đảo ở các nước như Pháp (250.000), Mỹ (1.700.000), Canada (180.000), Úc (160.000), Anh (55.000), Đức (137.000), Tiệp Khắc (60.000), Ba Lan (50.000), Nga (150.000), Hàn Quốc (117.000), Nhật (40.000), Đài Loan (120.000), Campuchia (600.000), Lào (150.000).[ii]

Trong 4 triệu người Việt khắp năm châu chắc hẳn có đến hàng trăm, hàng ngàn nhân sĩ, trí thức và chuyên gia đẳng cấp thế giới đang hoạt động tại nước họ định cư, hoặc cho cơ quan quốc tế, trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau: từ thiên văn học, quân sự, chính trị, kinh tế, tài chính, giáo dục, đến thể thao, nghệ thuật, truyền thông, giải trí… Họ giỏi, họ được đồng nghiệp kính nể, họ đoạt giải, được tưởng thưởng và công nhận xứng đáng. Nhưng xin phép được đặt câu hỏi rằng:

Phải chăng họ chỉ đang được biết đến như những cá nhân xuất sắc riêng lẻ, chỉ có gốc Việt là điểm chung, còn trên thực tế họ cũng chẳng có quan hệ gì với nhau?

Phải chăng hầu hết họ đã phải tự thân vận động và tự tồn tại như những nghệ sĩ độc tấu, rất giỏi khi trình tấu ngón đàn chuyên môn của mình, nhưng lại chưa có dịp để ngồi chung một dàn nhạc 300 người hay 1000 người để tạo nên những đại tấu khúc mà một người không bao giờ làm được?

3. Trí thức thì một mình?

Nói cách khác, người Việt ở nước ngoài muốn đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam phải chăng chưa thực có “chúng ta”, mà đang chỉ có những cá nhân một mình một cõi, tuy “đội trời đạp đất ở đời” nhưng vẫn cứ “một chèo”[iii]?

Tôi lại thắc mắc: Không biết các nhân sĩ trí thức có bao giờ tự chất vấn về tình trạng “độc tấu” của mình không nhỉ?

Thực ra cũng có. Anh Nguyễn Hưng Quốc, nhà phê bình văn học nhưng gần đây viết nhiều về chính trị, có cho rằng dù trân trọng các tổ chức, nhưng (xin trích):

“… tôi lại không thích nằm trong bất cứ một tổ chức nào; thậm chí, tôi cũng chưa từng đi biểu tình hay ký tên vào bất cứ một kiến nghị chung nào […] tôi chỉ thích đứng một mình. Khi phê phán bất cứ điều gì, tôi chỉ đứng từ góc độ một người trí thức; mà trí thức, tự bản chất, nói theo Edward W. Said, là kẻ lưu vong, nghĩa là, nói cách khác, một mình.”[iv]

Nguyễn Hưng Quốc nhắc đến quan điểm của Edward W. Said (1935-2003) như lý do ông không thích nằm trong tổ chức và chỉ thích đứng một mình. Nhưng thực ra Said – nhà phê bình người Mỹ gốc Palestine, giáo sư văn tại Đại học Columbia, tác giả cuốn Orientalism lừng danh, người rất tích cực hoạt động cho quyền lợi chính trị và nhân quyền của dân Palestine, một tiếng nói được cho là có ảnh hưởng bậc nhất về đề tài này – lại nằm trong tổ chức Palestine National Council (Hội đồng Quốc gia Palestine) suốt 14 năm, từ 1977 đến 1991. Đến năm 2003, cùng năm ông mất vì bệnh nặng kéo dài, ông lại cùng ba người khác đứng ra thành lập tổ chức chính trị Al-Mubadara (Sáng kiến Quốc gia Palestine).[v]

Mặc dù cái “một mình” trong lập luận “trí thức là kẻ lưu vong, nghĩa là… một mình”, không giống với hành động của Edward W. Said, nhưng phải nói rằng chọn lựa “đứng một mình” hơn là “nằm chung” của anh Quốc dường như không phải là chọn lựa của một mình anh, mà cũng là của khá nhiều trí thức khác.



Nói thêm:

Thực ra thì chọn lựa đứng riêng, xét cho cùng, cũng là quyền tự do cá nhân. Vì vậy, không phê phán được!

Họ không ngồi được với nhau vì không thích thì đó là quyền bất khả xâm phạm của họ!

Như vậy thì: Các trí thức có “một mình”, cũng là việc của họ!? Và bài viết này hết sức tầm phào!?

Đúng vậy!

Nhưng, xin được hỏi tiếp:

Nếu vậy thì hóa ra “tin đồn” rằng người Việt Nam, nhất là giới nhân sĩ trí thức, tuy xuất chúng nhưng không thể ngồi lại với nhau không phải là tin đồn?

Vậy thì có phải cha ông mình “tụ nghĩa” để trừ bạo giữ nước bao đời đã sinh ra một dòng dõi không giống tông cũng chẳng giống cánh? Lông cánh cũ đã cuốn theo gió Bắc gió Tây nào mất rồi?

Trong khi đó, trí thức Tiệp Khắc lại có vẻ không ngại ký tên hay nằm chung. Những người viết ra Hiến chương 77, thành lập Civic Forum (Diễn đàn Dân sự), xuống đường biểu tình, làm nên Cách mạng Nhung 1989… đều là những trí thức mà tiêu biểu là Vaclav Havel và bằng hữu.

Phải chăng vì vậy mà thiên hạ thì có Cách mạng Nhung, có Mùa xuân Ả Rập… còn ta thì chỉ có Cách mạng Mùa Thu, và sau đó thì âm u?

Hay là chỉ có trí thức trong nước như Havel mới làm nên chuyện, còn trí thức ở ngoài nước, dù là Tiệp hay Việt, đều không làm được gì đáng để nhắc tới?

Quả thật, đó là điều đã xảy ra cho trí thức Đông Âu và Nga lưu vong. Tâm bão luôn ở trong nước, ở Ba Lan thì xoay quanh Lech Walesa, Adam Michnick, ở Tiệp thì xoay quanh Havel…

Điều này dường như cũng đang diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam: Ở trong nước nhiều trí thức đã tụ lại, ra kiến nghị, xuống đường chống ngoại xâm, liên tục làm việc để đánh thức xã hội dân sự, còn cộng đồng trí thức hải ngoại khó tụ lại, hầu hết chỉ hỗ trợ với tư cách cá nhân, không giữ vai chính.



4. Tiềm năng chưa khai thác?

Nếu vài ngàn nhân sĩ trí thức, tạm gọi là đang ở đỉnh kim tự tháp dân số, đang “độc tấu”, thì 4 triệu người Việt hải ngoại còn lại đang làm gì? Họ “hòa tấu” chăng?

4 triệu người Việt hải ngoại là con số nhỏ nếu so với 50 triệu người Hoa hải ngoại, nhưng lại rất lớn nếu so với dân số của cả quốc gia Do Thái chỉ có 8 triệu người, hay của Singapore chỉ hơn 5 triệu người.

Nói rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài như một dòng sông cuồn cuộn sức sống có lẽ rất đúng, nhưng phải chăng đó là một dòng sông chưa được đắp đập đúng cách để phát ra năng lượng khổng lồ?

Nếu ví cộng đồng người Việt hải ngoại như một “quốc gia”, thì phải chăng đó là một quốc gia không chính phủ, không công dân, không lãnh thổ, cũng không hiến pháp hay luật pháp, không chính sách, cũng không có người đưa ra, người thực thi hay người giám sát thực thi chính sách, không ai có quyền lực gì với ai, cũng không có quy chế thưởng phạt cho những việc làm đúng hay sai?

Vậy thì phải hiểu thế nào về cộng đồng người Việt ở nước ngoài?

Người Việt khắp nơi có hàng ngàn hội đoàn tự phát. Nhưng, phải chăng hầu hết đều được thành lập như những hội tương trợ, ra đời để giúp nhau hội nhập, duy trì bản sắc, tìm kiếm cơ hội làm ăn sinh sống, trao đổi thông tin, làm việc xã hội, giáo dục, từ thiện… phần lớn không ra đời vì mục tiêu đấu tranh chính trị trực tiếp, những gì vượt ngoài mục tiêu chính, ngoài tầm quan tâm, thậm chí ngoài tầm tin cậy của hội đoàn thì họ ngại, ít tham gia? Bên cạnh đó, phải chăng các tổ chức đấu tranh chính trị cũng chỉ là số nhỏ, chỉ thu hút một số nhỏ trực tiếp tham gia?

Theo thời gian, khi một số hội đoàn tại một địa phương hay quốc gia định cư liên kết được với nhau, họ bầu ra những cơ cấu đại diện và điều phối hoạt động chung, lấy tên gọi chung là “Cộng đồng” (như Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc, Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại Hoa Kỳ…).

Nhưng, phải chăng những tên gọi này thể hiện một ước mơ đáng trân trọng, thay vì là một thực tế? Phải chăng những Cộng đồng này cũng không là đại diện pháp lý cho đại đa số người Việt trong địa bàn? Phải chăng hầu hết các hội đoàn, tổ chức, cộng đồng hiện đang hoạt động với rất nhiều thiện chí và sự hy sinh, nhưng còn thiếu rất nhiều điều kiện, từ ngân sách, cơ sở, nhân sự, đến thời gian, khả năng chuyên môn…?

Thực ra, người Việt định cư ở nước nào thì trước hết họ là công dân của nước ấy. Họ đóng thuế, tuân thủ luật pháp, đi học, đi làm, hưởng mọi chính sách an sinh, được bảo vệ khỏi tác hại của thiên tai, tội ác, bất công, ngược đãi, được đại diện bởi những dân biểu mình bầu ra, khi ra nước ngoài họ cũng cầm hộ chiếu nước mình định cư cấp…

Trong khi đó, cũng nên thấy rằng: Họ không phải là “công dân” của một cộng đồng người Việt nào đó về pháp lý, họ không bị buộc phải gắn kết, tương tác với những người Việt khác. Họ như chim trời cá biển, không là “của” cộng đồng. Họ có tham gia việc chung thì hoàn toàn do tự nguyện. Mà tự nguyện thì không phải bổn phận, sẽ lúc có, lúc không.

Cũng vì vậy mà những người kiên trì làm việc, cống hiến cho cộng đồng, dù rất đáng quý, vẫn chỉ là con số nhỏ.

Tất nhiên, con số nhỏ ấy đã làm được nhiều việc để giúp đỡ người vượt biên, vượt biển, hỗ trợ công cuộc tái định cư, duy trì văn hóa, ngôn ngữ, hoạt động của họ cũng mang lại những kết quả đáng kể trong việc trình bày sự thật về thực tại đau thương của đồng bào Việt Nam dưới chế độ cộng sản cho thế giới bên ngoài, góp phần đấu tranh và hỗ trợ cho những con người bị đàn áp, tiếp sức cho những nỗ lực đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ từ trong nước…

Nhưng, càng nhìn kỹ càng thấy rằng cộng đồng, các hội đoàn, các tổ chức của người Việt hải ngoại có thành công hay không, và thành công lớn hay nhỏ, đều tùy thuộc vào việc họ có được nhiều hay ít những người có tài, có tâm, có điều kiện và tự nguyện tham gia hay không.

Rút cuộc, cũng lại là những cá nhân. Lại là vấn đề con người.

Thời đại internet càng củng cố vai trò của cá nhân. Với tư cách cá nhân, họ có thể tiếp cận thông tin thẳng từ nhiều nguồn, không qua bộ lọc là một tờ báo duy nhất nào, hay quan điểm chính thống của một tổ chức nào. Và đông đảo người Việt hải ngoại đã tham gia ký kiến nghị, tự tổ chức những cuộc vận động, đấu tranh… cũng chỉ với tư cách cá nhân. Họ phản ứng nhiều khi còn nhanh hơn các tổ chức hay hội đoàn.

Vậy, điều gì đang kìm giữ những cá nhân kia, khiến họ vẫn “một mình”, và tiềm năng cộng đồng chưa phát huy được?

Điều gì đã khiến các nhân sĩ, trí thức người Việt hải ngoại thích đứng một mình và đứng hơi xa nhau?

Có nhiều lý do, từ ngoài tới, từ sự đổ vỡ niềm tin, từ đòn phép phân hóa của nhà nước cộng sản…, nhưng ở đây xin tập trung nói về những lý do bên trong.

5. Mình ta Napoléon?

Tờ The Economist số ra ngày 24/8/2013 có một bài thú vị, với cái tên cũng thú vị “A Problem of Cosmic Propotions” (Vấn đề khủng, khủng cỡ vũ trụ), bàn về dark energy (năng lượng tối), một thứ “thế lực” đang làm vũ trụ “xa nhau”. Điều đáng chú ý là bài báo cũng nói về thái độ của các nhà khoa học đối với nhau.

Bài báo cho biết: Các nhà thiên văn học thế giới từ năm 1998 đã đưa giả thuyết rằng vũ trụ đang nở ra, và nở càng lúc càng nhanh, vì tác động của dark energy. Nếu trọng lực là sức kéovào, đưa các ngôi sao đến gần nhau, thì năng lượng tối lại là sức đẩy ra, đẩy các ngôi sao càng lúc càng xa nhau.

Nhưng, gần đây lại có ý kiến của một nhà khoa học Đức cho rằng chẳng có năng lượng tối nào hết, chỉ là các ngôi sao đang tự sướng, tự “béo phì”, tạo cảm giác chúng xa nhau, thế thôi!

Xin so sánh, dù khập khễnh: Phải chăng các “ngôi sao” nhân sĩ trí thức của người Việt dường như cũng đang bị một “thế lực đen tối” nào đó đẩy xa nhau, hoặc ít nhất là chưa đến được với nhau? Hay cũng chẳng có thế lực nào, chỉ tại các ngôi sao tự béo phì, tạo cảm giác xa nhau, thế thôi?

Trả lời cho thắc mắc trên, bài báo nhắc đến Giáo sư tiến sĩ Cliff Burgess, thuộc Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter Institute, Canada. Giáo sư Cliff nói: Khi bàn về năng lượng tối, các nhà khoa học có quá nhiều ý kiến trái ngược, không ai chịu ai. Họ như một đám đông, ai cũng nghĩ mình làNapoléon thứ thiệt”, còn chú Napoléon đứng bên cạnh chỉ là thằng khùng giả danh.[vi]

Nói thế chẳng khác nào Giáo sư Cliff chửi xéo các nhà khoa học, rằng họ đều là những Napoléon tự kỷ, không thèm biết người bên cạnh là ai, đang nghĩ gì, làm gì.

Nhưng, có lẽ giáo sư Cliff cũng đúng một phần. Ảo tưởng “mình duy nhất đúng” không chỉ là vấn đề tâm lý của kẻ cuồng tín, mà có thể là của bất cứ ai, của cả các nhà khoa học nữa, cả khi các nhà khoa học nghĩ về đồng nghiệp, đồng loại, đồng chí của mình. Đồng thì đồng, mà xa thì vẫn xa, chỉ vì ta mới thật, còn nó thì giả!

Phải chăng đó cũng là một rào cản tâm lý khiến người ta, dù không “đánh” nhau, vẫn cứ ở xa nhau?

(còn tiếp 1 kì)
Tháng 10 5, 2013

Từ Linh
© 2013 Từ Linh & pro&contra

[i] Nguyễn Gia Kiểng, “Hiến pháp: yêu cầu và kiến nghị”, trên trang www.ethongluan.org, tháng 2/2013.

[ii]  Nguồn: Wikipedia, từ mục “Overseas Vietnamese”. Số người Việt ở Nga theo thống kê chính thức năm 2002 là 26.000, nhưng có nguồn tin cho rằng con số không chính thức lên đến 100.000-150.000. Số người Việt ở Đài Loan cũng được cho là từ 120.000-150.000, trong số có đến gần 120.000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan.

[iii] Mượn lời Nguyễn Du trongTruyện Kiều, đoạn nói về Từ Hải.

[iv] Nguyễn Hưng Quốc, “Tôi không chống Cộng”, đăng trên trang mạng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ngày 8/5/2013. Nguyên văn đoạn này như sau: “Với tổ chức, tôi trân trọng và nghĩ nó cần thiết, hơn nữa, một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội, nhưng tôi lại không thích nằm trong bất cứ một tổ chức nào; thậm chí, tôi cũng chưa từng đi biểu tình hay ký tên vào bất cứ một kiến nghị chung nào, dù, trên nguyên tắc, có thể tôi đồng tình và ủng hộ những việc làm ấy. Tôi không làm những việc ấy chỉ vì một lý do đơn giản: Tôi không thích ở trong ‘đội ngũ’, dù lâu dài hay tạm thời, chính thức hay không chính thức. Vậy thôi. Khác với Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ ‘Khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ’, tôi chỉ thích đứng một mình. Khi phê phán bất cứ điều gì, tôi chỉ đứng từ góc độ một người trí thức; mà trí thức, tự bản chất, nói theo Edward W. Said, là kẻ lưu vong, nghĩa là, nói cách khác, một mình. Viết, tôi chỉ nhân danh chính mình và những gì mình tin là đúng. ‘Lực lượng’ của tôi chỉ có sách vở và kinh nghiệm, kiến thức và lý trí, lương tâm và lương thức. Còn phương tiện, trước, với cây bút; sau, với bàn phím: Ở cả hai nơi, tôi chỉ có chữ. Hết.”

[v] Nguồn: Wikipedia, từ mục “Edward W. Said”

[vi]The Economist, số 24/8/2013, “A Problem of Cosmic Propotions”
 

Những “thảm họa” đổ xuống Agribank

Thực trạng nợ xấu trầm trọng, nhiều tướng bị "trảm", đối tác đòi bán trụ sở... là những sự kiện đang làm ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu Agribank.
Những thông tin gần đây liên quan tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có thể sẽ làm mất điểm trong mắt khách hàng, thậm chí làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và thương hiệu của ngân hàng này.

Trốn tránh nợ hàng trăm tỷ đồng

Ngày 2/10, Tổng cục Thi hành án - Bộ Tư pháp đã có cuộc làm việc với Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) để nghe chính kiến trong vụ khiếu nại của ngân hàng này về 2 bản án đã được TAND Tối cao tuyên. Mặc dù án đã có hiệu lực từ rất lâu thế nhưng phía Agribank vẫn cố tính né tránh trách nhiệm trả nợ hàng trăm tỷ đồng của Vietbank.

Phía Vietbank kiến nghị phải thi hành 2 bản án ngay. Nếu Agribank không trả nợ theo các bản án đã tuyên là khấu trừ tài khoản được thì Vietbank đề nghị kê biên phát mại trụ sở của Agribank khi cần thiết.
 
Những kiện tụng này liên quan tới các tín thư trị giá hàng trăm tỷ đồng được 2 chi nhánh Agribank Phú Mỹ Hưng và An Sương (TP.HCM) phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp vay Ngân hàng Vietbank. Trước đó, Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng đã phát hành thư bảo lãnh thanh toán số 269 và 270/NHNN-PMH-KHKD ngày 16/5/2011, số tiền cho công ty Minh Thắng vay 50 tỷ đồng. Vietbank được quyền thụ hưởng của bên nhận bảo lãnh. Do đó, Agribank Phú Mỹ Hưng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho công ty Minh Thắng.

Văn bản 648 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM khẳng định các mục tài sản được liệt kê của Công ty Minh Thắng buộc phải phát mãi để trả khoản nợ vay quá hạn và lãi cho Vietbank. Đồng thời văn bản cũng nêu rõ: Cơ quan Thi hành án được quyền áp dụng biện pháp buộc Agribank trả nợ thay cho Công ty Minh Thắng này theo tín thư bảo lãnh (50 tỷ đồng).

Ngày 18/7/2013, Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM tiếp tục có quyết định 2980 thi hành án vụ việc này, nhưng phía Agribank lại chây ì. Căn cứ bản án có hiệu lực, Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu phía Agribank thực thi nghĩa vụ nhưng họ không thực hiện. Phía Vietbank phát hiện Agribank có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) số tiền 50 tỷ đồng và đề nghị Cục Thi hành án Dân sự cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản này.

Ở vụ việc khác, bản án phúc thẩm số 39/2012/KDTM-PT, ngày 14/12/2012 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, Vietbank cho Công ty TNHH Đức Hòa vay và Agribank chi nhánh An Sương (quận 2, TP.HCM) là nơi phát hành các thư bảo lãnh cho Công ty Kim Ánh nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Công ty Đức Hòa.

Việc trả nợ thay này đều có văn bản thông báo cho Agribank An Sương. Và chi nhánh ngân hàng này cũng đã xác nhận đồng ý thực hiện nội dung việc chuyển nhượng nói trên. Vì thế, cấp phúc thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nợ của Vietbank theo các hợp đồng tín dụng cho vay cùng các khế ước nhận nợ hơn 141 tỷ đồng và hơn 666.000 USD. Trong đó, Agribank An Sương phải có trách nhiệm trả nợ thay theo tín thư bảo lãnh số tiền trên 46,9 tỷ đồng...

Ngày 28/3/2013, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng - NHNN Việt Nam có văn bản đề nghị Agribank chỉ đạo chi nhánh An Sương tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hành. Đồng thời, thực hiện nghiêm bản án đã có hiệu lực pháp luật. Ngày 25/4/2013, Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM có văn bản yêu cầu Agribank nộp số tiền nói trên để thi hành nghĩa vụ trả nợ. Mới đây, Tổng cục Thi hành án Dân sự cũng có văn bản 2023 (ngày 5/8/2013) gửi Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM có nhắc đến thư khiếu nại của Vietbank được Văn phòng Chính phủ chuyển, yêu cầu thi hành án đúng quy định.

Kế đến ngày 14/8/2013, Viện KSND Tối cao cũng có văn bản 2750 gửi Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM đốc thúc thi hành dứt điểm bản án số 39. Nhưng phía Agribank vẫn "im hơi lặng tiếng" và chây ì một cách khó hiểu.

Lộ nợ xấu khổng lồ

Chiều 1/10, Agribank chính thức bán 2.534 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và qua đó phát lộ con số nợ xấu khổng lồ tại nhà băng này.

Ở hợp đồng này, VAMC sẽ thanh toán cho Agribank bằng trái phiếu đặc biệt do bên mua nợ phát hành. Số trái phiếu đặc biệt này sẽ được Agribank sử dụng vay tái cấp vốn tại NHNN.

Một lãnh đạo của Agribank cho hay, nhờ đợt bán nợ xấu này, Agribank giảm được đến 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Phép tính đơn giản theo đó cho thấy, tổng nợ xấu của toàn hệ thống Agribank sẽ lên đến 33.518,52 tỷ đồng. Điều đáng nói là, so với con số tổng nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng vào khoảng gần 139.000 tỷ đồng đến thời điểm gần đây theo công bố của NHNN, chỉ riêng lượng nợ xấu của Agribank chiếm đến 24%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù có làm hết "công suất", VAMC với kế hoạch phát hành 35.000 tỷ đồng trái phiếu từ nay đến cuối năm thì cũng chỉ có thể giải quyết được riêng phần nợ xấu hiện nay của Agribank.

Bị "vây"... đòi nợ

Đã nhiều lần ngân hàng này bị các khách hàng đến "vây" đòi nợ. Ngày 10/5/2012, hàng trăm cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty: Công ty Cổ phần thép Việt Nhật, Công ty TNHH thương mại Tràng An, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần thiết bị Dầu khí, Công ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng... cùng nhau kéo đến trụ sở của Agribank để đòi nợ với số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng.

Được biết, các công ty này đều bán thiết bị, nguyên vật liệu cho cùng một đơn vị là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng có trụ sở tại Khu đô thị mới Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội dưới sự bảo lãnh của chi nhánh Ngân hàng Agribank Hồng Hà có trụ sở tại 164 Trần Quang Khải, Hà Nội. 
 
 Công nhân mang theo khẩu hiệu đòi nợ đến "vây" hội sở Agribank ngày 10/5/2012. Ảnh: Thanh niên. 
Tuy nhiên, khi hàng đã giao tận tay, đến thời hạn trả tiền trong hợp đồng mua bán, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng lại không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình cho các công ty đã bán thiết bị, nguyên vật liệu cho công ty này. Theo hợp đồng bảo lãnh, khi Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng không thực hiện được việc trả nợ thì đơn vị bảo lãnh là ngân hàng chi nhánh Agribank Hồng Hà phải có trách nhiệm thanh toán cho các công ty nói trên. Tuy nhiên, đã hết thời gian bảo lãnh, thời hạn trả nợ theo quy định từ nhiều tháng nhưng Agribank vẫn "chây ì", không thanh toán nợ cho các công ty.
 
Trước đó, ngày 22/3/2012, hàng trăm người của Công ty TNHH Cao Trường Sơn đã kéo đến trụ sở Agribank chi nhánh Hồng Hà để đòi phải trả 38,5 tỷ đồng. Sự việc bắt đầu từ tháng 6/2011, Công ty Cao Trường Sơn ký 2 hợp đồng bán 2.830 tấn thép xây dựng tổng giá trị hơn 50,1 tỷ đồng cho Cổ phần Thiết bị công nghiệp và xây dựng. Agribank đã phát hành 2 chứng thư bảo lãnh thanh toán không hủy ngang cam kết thanh toán cho Công ty Cao Trường Sơn số tiền tối đa 50,1 tỷ đồng trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Hết thời hạn thanh toán, bên mua mới trả cho Công ty Cao Trường Sơn 11,6 tỷ đồng. Phía Agribank cũng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nên Cao Trường Sơn đã khởi kiện. TAND TP Hà Nội ngày 14/2/2012 đã xử vụ kiện đòi thanh toán bảo lãnh giữa Công ty TNHH Cao Trường Sơn và Agribank Hồng Hà và buộc ngân hàng này phải trả 38,5 tỷ đồng vào ngày 31/3/2013. 
 
Tướng liên tiếp bị "trảm", có dấu hiệu hình sự
 
Chiều 23/7, Công an TP Vinh đột nhập phòng bảo vệ của trụ sở Agribank Nghệ An bắt giữ nhiều cán bộ Agribank đang đánh bài ăn tiền, trong đó đáng chú ý còn có cả Giám đốc chi nhánh Agribank TP Vinh. Tuy nhiên, thống kê các vụ bắt giữ cán bộ tại ngân hàng này thì vị giám đốc này không phải là lãnh đạo đầu tiên của Agribank "dính chàm".
 
Ông Phạm Thanh Tân 
Trước đó, ông Phạm Thanh Tân - nguyên Tổng giám đốc Agribank bị khởi tố, bắt giam về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". 
 
Đầu tháng 7/2013, ông Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó giám đốc Agribank chi nhánh Bình Chánh (TP.HCM) và 2 bà Trần Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Thanh Nga đều là nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ngân hàng này đã bị khởi tố do không thực hiện đúng quy định gây thiệt hại hơn 12 tỷ đồng.
 
Cũng tại Agribank, vào ngày 17/1/2013, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại chi nhánh Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu, truy tố 12 bị can đều nguyên là cán bộ Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu về các tội danh trên.
 
Ngày 26/11/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nguyên Giám đốc chi nhánh Agribank Bến Thành về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
 
Hải Sơn (tổng hợp)
  (Kienthuc.net.vn)

Thu hồi bằng tiến sĩ vì đạo luận văn của Phó viện trưởng Viện Tài chính – Ngân hàng

Phó viện trưởng viện Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bị thu hồi bằng tiến sĩ vì đạo luận án (ảnh minh họa)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Bùi Văn Ga vừa giao Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng về việc thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế - Phó viện trưởng Viện Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vì hành vi “đạo” luận án.
Trước đó, Bộ đã nhận được đơn tố cáo của công dân về việc ông Hoàng Xuân Quế, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo” tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.
Sau khi nhận được giải trình của ông Hoàng Xuân Quế, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành kinh tế học thành lập hội đồng xác minh luận án tiến sĩ để đánh giá mức độ sao chép này.
Kết quả, hội đồng khẳng định, luận án của ông Hoàng Xuân Quế có sao chép một phần từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích (trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế, phần danh mục tài liệu tham khảo không có tên luận án của ông Mai Thanh Quế), việc sao chép không đúng quy định ( không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn). Mức độ sao chép là 52,9/159 trang của luận án (khoảng 30,02%). Với mức độ sao chép như vậy, luận án không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn.
Từ đó, ông Bùi Văn Ga cho biết, sẽ giao cho Vụ giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Đồng thời, đề nghị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xem xét, xử lý vi phạm của ông Quế theo đúng quy định của pháp luật.

Minh Nghĩa
(Khám phá)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét