Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh
Chiều 7/1, tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án của Dương Tự
Trọng, ông Dương Chí Dũng khai, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng
có viết đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và ông
Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương).
Theo đó, trong đơn ông Dũng cho rằng ông đã không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi.
Ông Dương Chí Dũng khai trước
tòa cụ thể hơn về lá đơn tố cáo như sau: “Những điều trước đây tôi phản
bác giờ tôi khai lại: Vấn đề vị cán bộ này nhận tiền, ngoài 500.000 USD
thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan
(công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh 1 triệu USD. Hôm
đưa tiền tôi gọi cho anh, anh nói 5h về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng
anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà”.
Phiên tòa xử vụ Vinalines kết thúc vào ngày 16/12/2013, sau ba ngày xét xử. Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình.
Vào phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng và các
đồng phạm ngày 14/12/2013, Trưởng Ban Nội chính TƯ âm thầm một mình đến
TAND Hà Nội tham dự.
Ông Nguyễn Bá Thanh đến khá sớm. Khi các phòng theo dõi phiên xử qua
tivi còn chưa được mở, ông Thanh xuống xe ở cửa vào khu nhà hành chính
của tòa, một mình đi thẳng vào khu vực phòng bố trí theo dõi phiên xử
Dương Chí Dũng.
Và lần này, ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Bá Thanh lại lặng lẽ đến theo
dõi phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng) cùng 6
đồng phạm về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Vụ án của Dương Chí Dũng và đồng phạm tại Vinalines là một trong 10
đại án tham nhũng mà Ban Nội chính TƯ, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham
nhũng TƯ đưa vào diện giám sát đặc biệt.
Quyết tâm phòng chống tham nhũng từng được ông Nguyễn Bá Thanh thể hiện bằng từng hành động, lời nói cụ thể.
Và khi nói về Luật chống bao che tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh cho
rằng: “Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã rõ rồi, vấn đề
còn lại là phải làm. Vừa chống nhưng vừa phòng tham nhũng.
Chống thì phải chống nhưng còn phải phòng nữa. Ngay cả một số dịch vụ
công cũng xảy ra tham nhũng, thậm chí trong bệnh viện cũng xảy ra. Có
điều là nơi nhiều, nơi ít, quy mô khác nhau thôi”.
Hay ông cũng từng chia sẻ: “Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ
khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải
chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan
sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian”.
Có lẽ cũng vì vậy trong đại án lần này ông luôn là người âm thầm theo
dõi bởi như hồi tháng 9/2013, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Hải
Châu, Sơn Trà – Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng bày tỏ: “Muốn làm
nhanh những vụ án tham nhũng, nhưng làm chưa xong vụ này đã lại phát
hiện ra vụ khác”.
Theo Báo Đất Việt
Dương Chí Dũng khai rải tiền cho nhiều người: Đề nghị khởi tố người “mật báo”
Theo đại diện VKS, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai
của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm
lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ
án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự.
Chiều 7-1, kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS đã tiến hành luận tội
đối với các bị cáo. Theo đại diện VKS, các bị cáo đã thành khẩn khai
nhận, lời khai phù hợp với tài liệu, hồ sơ vụ án. Riêng Dương Tự Trọng
không khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng xét kết quả điều tra,
lời khai các nhân chứng tại tòa thì đã đủ cơ sở kết luận: Dương Tự Trọng
đã hướng dẫn cho Dương Chí Dũng trốn ở nhà bạn gái tên Nhung. Sau đó
trực tiếp chỉ đạo các bị cáo khác tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn vào
TP.HCM rồi sau đó trốn ra nước ngoài.
Hành vi của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận không tốt.
Việc Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia không những gây khó khăn cho quá
trình điều tra vụ án mà gây hoài nghi trong dư luận. Vụ án có đồng
phạm, có tổ chức, hành vi phạm tội của các bị cáo được thực hiện chặt
chẽ, chính xác.
Xét tính chất mức độ hành vi của các bị cáo, Đại diện VKS đề nghị mức án:
1. Dương Tự
Trọng (52 tuổi, nguyên phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên phó
cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Tổng cục
VII – Bộ Công an): từ 18-20 năm tù. Trọng là người đã phân công chỉ đạo
các bị cáo khác, dùng sim rác để tránh sự phát hiện của cơ quan điều
tra, cung cấp tiền cho Dương Chí Dũng. Là cán bộ công an cao cấp, biết
Dương Chí Dũng phạm tội nhưng vẫn yêu cầu 3 thuộc cấp của mình và các bị
cáo khác đưa Dũng trốn. Ngoan cố, không thành khẩn khai báo, có nhiều
năm công tác, có nhiều thành tích nhưng vẫn cần áp dụng hình phạt nghiêm
khắc nhất.
2. Vũ Tiến
Sơn (47 tuổi, nguyên phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự xã hội, Công an TP Hải Phòng): Từ 17-18 năm tù. Là người đã trang bị
điện thoại, sim rác, liên lạc với các bị cáo khác để chỉ đạo, cần áp
dụng mức hình phạt nghiêm khắc.
3. Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, nguyên cán bộ phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an TP Hải Phòng): Từ 6-7 năm tù
4. Đồng Xuân Phong (39 tuổi, quê Hải Phòng): 6-7 năm tù
5. Trần Văn Dũng (45 tuổi, quê Bắc Kạn): 6-7 năm tù
6. Nguyễn
Trọng Ánh (28 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội, Công an TP. Hải Phòng): 6-7 năm tù
7. Phạm Minh Tuấn (52 tuổi, quê Hải Phòng): 5-6 năm tù
Theo đại diện VKS, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các
bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí
mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý
làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự. Đối với nội dung
Dương Chí Dũng khai đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc điều tra những
sai phạm xảy ra tại công ty Vinalines, có dấu hiệu ép cung mớm cung, đề
nghị HĐXX kiến nghị trong bản án đến cơ quan có thẩm quyền để điều tra
theo quy định của pháp luật.
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác
1. Người
nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài
liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và
Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
(Điều 286 Bộ luật Hình sự)
Dương Chí Dũng khai rải tiền cho nhiều người
Trong phần làm việc chiều 7-1, HĐXX cho biết sẽ không khống chế lời
khai của ông Dương Chí Dũng và yêu cầu ông khai tiếp sự việc.
Dương Chí Dũng khai đã đưa tiền cho nhiều cán bộ cấp cao của Bộ Công
an để tránh việc bị điều tra về ụ nổi 83M và những sai phạm ở Vinalines.
Theo ông Dương Chí Dũng,18g ngày 17-5, ông Dũng nhận được điện thoại
của ông Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an bảo Thủ tướng đã chấp thuận
khởi tố và bắt tạm giam Dương Chí Dũng. “Khi nghe tin anh Ngọ báo, tôi
rất bàng hoàng, không ngờ tội của mình lại bị bắt đi như vậy” – Dương
Chí Dũng nói trước tòa.
“Trước đó, chiều 29-4 tôi có xuống thăm gia đình anh Ngọ đang nghỉ
tại Tuần Châu, Quảng Ninh. Tại sao xuống thăm, vì trước đó tôi có giấy
triệu tập đến cơ quan công an để điều tra về ụ nổi 83M. Khi xuống, tôi
có trình bày với anh Ngọ về việc mua bán ụ nổi 83M và mong anh xem xét
khách quan. Tôi nói anh quan tâm giúp đỡ giúp tôi. Anh nói mọi việc để
anh lo. Hôm đó tôi xuống có quà cho anh chị. Tôi biếu phong bì 10.000
USD. Sau đó tôi xin phép đứng dậy đi trước, anh bảo cứ ngồi. Anh còn bảo
tôi kiếm 1 sim rác để liên lạc với anh chứ không dùng số cũ.
Tối 2-5-2012, tôi có đến nhà anh Ngọ. Trên đường đến tôi có điện
thoại thì anh Ngọ nói đang ở nhà. Hôm đó chú lái xe của tôi chở tôi đi
bằng xe cơ quan. Khi tôi vào nhà anh Ngọ ở phố Lý Thường Kiệt thì gặp
chú thường trực ở đấy.Tôi mang theo túi 500.000 USD để biếu anh Ngọ” –
ông Dũng khai.
Số tiền này của ai?- HĐXX hỏi. Theo ông Dũng, số tiền này ông vay của
bạn học tên là Trần Anh, nhà ở Đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng
100.000 USD, vay chú kết nghĩa tên Chính Liên 100.000 USD, vay chú anh
lái xe ô tô 1 tỷ đồng, trong cặp luôn có 1 ít tiền, cộng với tiền con
gái học ở Mỹ nên luôn có dự phòng 100.000 USD nữa, gom đủ 500.000 USD để
đưa anh Ngọ.
HĐXX hỏi: Mục đích mang tiền đi làm gì ? – Hôm dưới Tuần Châu anh Ngọ
nói giúp thì tôi mang đi để anh Ngọ giúp cho tôi- ông Dũng khai
“Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh cục trưởng C48 (Cục CSĐT tội
phạm về tham nhũng – PV) thì thấy không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện
thoại của anh Thanh. Sau đó tôi cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh.
Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6-5,
tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi
gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu
anh Thanh với mục đích anh Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều
tra việc mua ụ nổi 83M.
Anh Ngọ cho số điện thoại rác của anh Ngọ và dặn tôi phải gọi cho anh
vào số điện thoại đó. Anh Ngọ còn dặn tôi không nên dùng số hiện có mà
nên dùng sim rác.
Sáng 7-5, tôi đến C48 làm việc. Có một anh tên Sơn. Khi đến làm việc,
các anh đều cho tôi số điện thoại. Sau đó tôi gọi điện và đến thăm nhà
anh Sơn. Hôm đến thăm anh Sơn, tôi biếu anh Sơn phong bì 10.000 USD.
Tối 14-5, tôi điện cho anh Ngọ, anh nói tình hình họp trung ương căng
thẳng, C48 đề nghị khởi tố 3 người, chú đứng đầu. Tôi xin anh giúp.
Tôi biết anh Ngọ khi anh là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Trước tôi hay đến thăm nhà anh ở gần sông Tô Lịch”.
Về hành trình bỏ trốn, Dương Chí Dũng khai: “Lúc đầu tôi đi Trung
Quốc, khi đi thì tôi thấy đi hướng đó xấu. Tôi có hộ chiếu, visa nên tôi
nghĩ chuyển hướng Tây Nam nên chuyển hướng đi Campuchia rồi đi Mỹ. Bây
giờ đã sai rồi, vì tôi mà anh em bị liên lụy, tôi rất hối hận. Anh em
rất tốt, mong HĐXX nương nhẹ cho anh em. Tôi là người gây ra việc này”.
Theo Dương
Chí Dũng, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi
Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng ban
nội chính). Trong đơn ông cho rằng ông không nhận 1,666 triệu USD
tiền lại quả từ việc mua ụ nổi. “Oan cho tôi nên tôi không nhận. Việc
này có có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều tra không khách quan.
Cố ý ép tội cho tôi chết. Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi
khai lại: Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu USD.
Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5g về đến nhà. Tôi mang túi
vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà”.
Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ ông Dương Chí Dũng khai trước tòa ngày
29-4, bà cùng chồng đi thăm vợ chồng ông Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền
cho ông Ngọ.
Ông Dũng khai ở cơ quan điều tra ông thay đổi lời khai vì sợ bị giết
hại. Ông xác nhận lời khai của các bị cáo tại tòa là đúng và đề nghị
HĐXX giảm nhẹ cho các bị cáo. Riêng bị cáo Dương Tự Trọng vẫn khai rằng
“Tôi không biết, không nhớ, không thừa nhận và cũng không phủ nhận”.
Theo đại diện VKS, việc ông Dương Chí Dũng khai được ông Ngọ báo tin
để ông Dũng trốn, việc thứ hai là ông Dũng đã đưa tiền hối lộ cho ông
Ngọ và một số người khác, thứ ba là ông Dũng khai ông Ngọ đã nhận 1
triệu USD, ba việc này đại diện VKS sẽ có kiến nghị để HĐXX xem xét giải
quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện VKS đang tiến hành luận tội đối với các bị cáo.
THEO TUỔI TRẺ
Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an?
Dương Chí Dũng khai thêm nhiều tình tiết mới liên quan đến
người mật báo thông tin cho Dũng bỏ trốn. Viện Kiểm sát coi đây là tình
tiết mới và sẽ đề nghị HĐXX
Chiều ngày 7/1, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tiếp tục
diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo. Trong đó, một phần lớn thời gian
buổi xét xử này, Dương Chí Dũng đã trình bày chi tiết về nhân vật đã mật
báo thông tin cho Dũng bỏ trốn vào ngày 17/5/2012.
Theo đó, Dương Chí Dũng đã khai rằng, vào sáng ngày 17/5/2012, ông có
gọi điện thoại cho một cán bộ của Bộ Công an nhưng không bắt máy. Trưa
cùng ngày, Dũng gọi điện lại cho vị cán bộ kia thì được vi cán bộ này
cho biết chiều cùng ngày Chính phủ sẽ nghe báo cáo liên quan đến những
sai phạm của Vinalines. Vì lo lắng, chiều ngày hôm đó, Dũng loanh quanh ở
khu vực nhà riêng vị cán bộ kia trên đường Lý Thường Kiệt để đợi gặp vị
cán bộ này.
Tới khoảng 17 – 18h00 cùng ngày thì vị cán bộ cấp cao gọi điện lại
cho Dương Chí Dũng và thông báo: “…đã chấp thuận khởi tố, bắt tạm giam
chú, chú tạm lánh đi một thời gian.” Sau đó vị cán bộ kia đã bảo Dũng
tắt máy điện thoại. Thế rồi Dũng bỏ trốn.
Dương Tự Trọng.
Đáng chú ý, Dương Chí Dũng khai thêm rằng, trước thời điểm bỏ trốn,
Dũng đã nhận được giấy mời của Cục C48 đề nghị đến ngày 7/5 sẽ tới trụ
sở cơ quan này để làm việc về vấn đề mua ụ nổi 83M của Vinalines. Ngay
thời điểm đó, Dũng đã tính chuyện nhờ “ông anh” nói trên “lo việc” cho
mình.
Theo lời khai của Dũng, ngày 29/4, Dũng cùng vợ đã cùng vợ tìm tới
nhà riêng của vị cán bộ kia ở Quảng Ninh nhằm nhờ nhân vật này giúp Dũng
tránh bị điều tra về những sai phạm ở Vinalines. Trong lần gặp gỡ đó,
Dũng đã biếu vị cán bộ kia 10.000 USD. Đáp lại món quà đó, vị cán bộ kia
chấn an Dũng rằng: “Chú là Chủ tịch tập đoàn, chỉ vào những văn bản,
giấy tờ thì không vấn đề gì đâu. Mọi chuyện cứ để anh lo…”
Đến ngày 2/5, Dũng một mình tìm tới căn hộ của vị cán bộ kia trên phố
Lý Thường Kiệt. Khi đi, Dũng mang theo một túi đen bên trong đựng
500.000 USD. Tới nơi, Dũng gặp vị cán bộ này ngồi ở quan nước tầng 1 tòa
nhà. Thấy Dũng, vị cán bộ này một tay chỉ xuống đấy, một tay chỉ lên
trên ý bảo Dũng cứ lên trước. Trước khi đi lên, Dũng đã để túi tiền
xuống gần chỗ ngồi của vị cán bộ cấp cao kia.
Khi hai người trò chuyện tại căn hộ riêng, vị cán bộ kia đã đề nghị
Dũng sử dụng số điện thoại rác để tiện liên lạc. Tại cuộc nói chuyện
này, vị cán bộ có gọi điện cho một lãnh đạo C48 (Cục CSĐT tội phạm về
tham nhũng – PV) nhưng người này không bắt máy. Thấy vậy Dũng xin số để
tiện liên lạc. Vì ngại nên sau đó Dũng cũng không dám gọi cho vị lãnh
đạo C48.
Tối ngày 6/5, Dũng lại đến nhà vị cán bộ và nhờ con trai ông này dẫn
đến nhà lãnh đạo C48 nói trên. Khi tới nơi, Dũng có tặng một cán bộ khác
“món quà” gồm 20.000 USD và 1 chai rượu. Mục đích tặng quà của Dũng là
để vị này “giúp” trong việc Dũng bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi
83M.
Theo lịch hẹn, sáng hôm sau Dũng đến trụ sở C48 để làm việc và xin
được số điện thoại của một cán bộ khác tại cơ quan này. Sau đó, Dũng đã
chủ động gọi điện, đến thăm và lại biếu vị cán bộ này phong bì bên trong
có 10.000 USD.
Dương Chí Dũng khai nhận tại tòa.
Ngày 14/5, Dũng gọi điện cho vị cán bộ (“ông anh”) thì được ông này
thông báo: “Tình hình căng thẳng, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó
đứng đầu là chú.” Nghe vậy, như thường lệ, Dũng chỉ biết xin vị cán bộ
này “giúp đỡ”.
Đến ngày 17/5 thì Dũng nhận được cuộc điện thoại của vị cán bộ nói
trên thông báo có lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với Dũng và Dũng đã bỏ
trốn.
Chưa Dừng lại ở đó, Dũng còn khai rằng, ngoài khoản tiền 500.000 USD
và 10.000 USD nói trên, còn một lần khác Dũng đã giúp bà Lan (Công ty
Vạn Thịnh Phát ở TP Hồ Chí Minh – PV) chuyển khoản tiển 1 triệu USD cho
vị cán bộ của Bộ Công an.
Về lần đưa tiền này, Dũng cho biết không nhớ rõ là ngày nào, nhưng đó
là vào năm 2010. Khi đó bà Lan có nhờ một người khác đưa tiền cho Dũng
để Dũng chuyển cho vị cán bộ. Hôm đó Dũng gọi điện cho vị cán bộ này và
được biết khoảng 5 giờ chiều ông sẽ về nhà. Dũng cầm 1 triệu USD để
trong hai túi.
Gặp vị cán bộ, Dũng cùng ông này bước vào thang máy tòa nhà rồi lên
căn hộ của ông. Khi vị cán bộ bước qua phòng khách, đi vào căn phòng
phía trong, Dũng cũng đi theo rồi đặt hai túi tiền ở gần cửa phòng. Sau
đó Dũng quay ra ghế sô pha ở phòng khách ngồi uống nước.
Sau khi nghe những lời khai nói trên của Dương Chí Dũng, đại diện
Viện Kiểm sát nhận định đây là những tình tiết mới của vụ án và sẽ kiến
nghị HĐXX xem xét. Cuối giờ chiều phiên xét xử ngày 7/1, Viện Kiểm sát
đã đề nghị khởi tố thêm vụ án “Cố ý tiết lộ bí mật công tác” để điều tra
làm rõ về tình tiết có nhân vật đã mật báo thông tin để Dương Chí Dũng
bỏ trốn.
Đồng Xuân Phong – một tội phạm trốn lệnh truy nã giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Về tình tiết Dương Chí Dũng tố cáo một số cán bộ trong ngành công an
tham ô, Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX có đề nghị tới các cơ quan có
thẩm quyền để điều tra làm rõ.
Dương Chí Dũng cũng trình bày thêm rằng, sau khi bị tuyên án tử hình
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản diễn ra vào
các ngày 12-13-14 và 16/12/2013 vừa qua, Dũng đã viết đơn tố cáo gửi tới
nhiều lãnh đạo Nhà nước. Trong đó Dũng cũng trình bày chi tiết các vấn
đề mà Dũng đã khai ở trên.
Cùng với đơn tố cáo, Dương Chí Dũng cũng đã gửi đơn kháng cáo tới cơ
quan chức năng. Dũng cho rằng bản án tử hình mà HĐXX đưa ra tại phiên
xét xử sơ thẩm là quá nặng. Trong đó, Dũng vẫn khẳng định mình bị oan về
tội Tham ô tài sản. Dũng cho rằng, tới thời điểm này bị cáo vẫn không
hề biết gì về khoản tiền 1,666 triệu USD được cho là tiền “lại quả” từ
vụ mua bán ụ nổi 83M.
Liên quan đến tội danh của những bị can đã tổ chức cho Dương Dũng
trốn đi nước ngoài, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai rằng: “Khi nhận
được cuộc điện thoại báo tin mình bị khởi tố và bắt giam, tôi hoảng quá
nên mới bỏ trốn. Tôi nghĩ mình chỉ mắc một số sai phạm nhỏ nên tránh đi
một thời gian, đợi khi cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự việc thì lại trở
về.”
Dương Chí Dũng cho rằng, chính ông là người có ý định và khởi xướng
kế hoạch bỏ trốn và mong tòa giảm nhẹ hình phạt đối với em trai Dương Tự
Trọng cùng các đồng phạm trong vụ án này. Dũng nói: “Việc bỏ trốn tất
cả là do tôi. Ban đầu tôi định đi sang Trung Quốc. Nhưng sau khi thấy
hướng đi đó xấu. Lúc đó tôi lại có hộ chiếu, visa nhập cảnh vào Mỹ nên
tôi mới quyết định chuyển hướng vào phía Nam rồi sang Campuchia, sau đó
sang Mỹ.
Các anh em (ý chỉ Dương Tự Trọng và đồng phạm trong vụ án Tổ chức cho
người khác trốn đi nước ngoài – PV) ở đây chỉ hỗ trợ tôi bỏ trốn vì
tình cảm anh em chứ không vì mục đích vụ lợi cá nhân nào. Chỉ vì tôi mà
các anh em đã bị liên lụy. Vì vậy xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt
cho các bị cáo”./.
THEO GIÁO DỤC
Nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát chống tham nhũng nói ‘không liên quan’ đến Dương Chí Dũng
Trả lời Thanh Niên Online vào cuối giờ chiều ngày 7.1,
ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an nói ông “không nắm được” và
“không liên quan gì” đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 bị cáo khác về tội “Tổ chức
cho người khác trốn đi nước ngoài” vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng (với tư
cách là nhân chứng) đã khai đưa hàng chục ngàn USD đến nhà ông Phạm Quý
Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng C48 – Ảnh: Minh Sang
Ông Thanh là một trong 2 nhân vật cấp cao của Bộ Công an bị
Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai trước tòa (vào
ngày 7.1) đã nhận các khoản tiền hàng chục ngàn USD.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo tổ chức cho người khác
trốn ra nước ngoài vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng với vai trò là
nhân chứng, khai vào chiều 17.5.2012 đã nhận được điện thoại
của của Thượng tướng – Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ báo Dũng bị
khởi tố, bắt giam và khuyên nên tránh đi một thời gian.
Dương Chí Dũng khai nhận, trước đó trong quá trình bị Cơ quan
cảnh sát điều tra – Bộ Công an mời lên làm việc, Dũng đã từng
tiếp xúc với ông Ngọ và đã 2 lần “biếu quà” cho ông này. Cụ
thể một lần 10.000 USD khi gia đình ông Ngọ đang nghỉ mát ở Tuần
Châu, Quảng Ninh và một lần khác là 500.000 USD tại nhà ông Ngọ
ở phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội vào ngày 2.5.2012.
Việc liên quan đến ông Trần Duy Thanh, Dương Chí Dũng khai tại
tòa: “Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh, Cục trưởng C48 thì thấy
không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện thoại của anh Thanh. Sau đó tôi
cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh. Tôi nhờ anh Hùng con trai anh
Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6.5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện
cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh
Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh
Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M”.
Khi PV Thanh Niên Online hỏi về lời khai của Dương Chí Dũng,
ông Trần Duy Thanh cười lớn rồi nói ông không biết và cũng không
liên quan đến chuyện này.
Theo ông Thanh, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an điều tra
vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm tổ chức do Dương Chí
Dũng trốn đi nước ngoài, nên “nếu có vấn đề gì thì Cơ quan An
ninh điều tra phải làm rõ”.
Sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, ngày 22.5.2012, Tổng cục Cảnh
sát phòng chống tội phạm Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông
báo kết quả điều tra ban đầu tại Vinalines.
Tại cuộc họp này, đại tá Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng
C48 cho biết, C48 đã phát hiện sai phạm tại Vinalines từ tháng
1.2012, quá trình điều tra đã một số lần triệu tập Dương Chí
Dũng lên cơ quan điều tra làm việc.
Trả lời báo chí chiều nay, ông Phạm Quý Ngọ cũng phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trả lời Thanh Niên Online, trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh
văn phòng, kiêm người phát ngôn của Bộ Công an cho rằng các thông
tin liên quan đến vụ án Dương Tự Trọng đang được xét xử nên
báo chí nên lấy thông tin từ tòa án, còn bộ chưa có phát ngôn
nào.
THEO THANH NIÊN
Lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo là có cơ sở
Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng việc báo
tin để Dương Chí Dũng chạy trốn mới chính là hành vi gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng và làm cản trở quá trình xử lý vụ án tại Vinalines.
Tối 7.1, trao đổi với Một thế giới, luật sư Nguyễn Đình Hưng (bào
chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng) cho rằng những lời khai của Dương Chí
Dũng tại phiên tòa về việc có người mật báo để mình bỏ trốn là “có cơ
sở”. Đồng thời, những lời khai này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vụ án tổ
chức trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác.
Ông Dương Chí Dũng khai rằng mình được Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý
Ngọ thông báo tin khởi tố, khuyên tạm tắt điện thoại và tạm lánh đi một
thời gian.
Theo luật sư Hưng, cuốn “sổ vạn niên” mà cơ quan điều tra thu giữ của
ông Dũng có ghi chép đầy đủ quá trình từ trước và sau ngày chạy trốn
của nhân chứng này (ngày 17.5.2012). Trong đó, Dương Chí Dũng đã ghi lại
cụ thể việc gọi điện hỏi cán bộ công an về thông tin vụ án thế nào, quá
trình chạy trốn ra sao…
“Bỏ qua chuyện ông Dũng khai đã giao cho thứ trưởng bộ Công an Phạm
Quý Ngọ một lần 10 ngàn USD, một lần 500 ngàn USD và 1 lần 1 triệu USD
vì nó còn phải có bằng chứng chứng minh. Tuy nhiên ông Dũng khó mà bịa
ra chuyện đã được ông Ngọ thông báo trước thông tin khởi tố. Chắc chắn
phải có ai đó báo cho biết thì ông Dũng mới chạy trốn”, luật sư Hưng
nhận định.
Luật sư Hưng cho rằng việc ông Dũng được mật báo chính là điểm khởi
đầu của toàn bộ vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài của 7 bị
cáo, trong đó có thân chủ của ông.
“VKS nhận định hành vi của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác đã gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì cản trở việc xử lý vụ án tại Vinalines
là không đúng. Chính dư luận cũng đang hiểu nhầm về chuyện này và trầm
trọng hóa vụ án của Dương Tự Trọng lên. VKS cũng đề nghị mức án quá nặng
đối với ông Trọng. Theo tôi, việc cản trở quá trình xử lý tại Vinalines
phải là hành vi mật báo cho Dương Chí Dũng biết thông tin khởi tố khiến
ông này bỏ trốn”, luật sư Hưng nhấn mạnh.
Theo đó, ông Hưng cho rằng thân chủ của mình và các bị cáo khác chỉ
đóng vai trò giúp sức vì trốn đi đâu đều do ông Dũng hoàn toàn chủ động.
VKS cũng không thể gán ghép ông Trọng vào vai trò chủ mưu của vụ án
được.
Luật sư Hưng cũng không đồng tình với kiến nghị của đại diện VKS về
việc khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác để xử lý riêng rẽ với vụ
án của Dương Tự Trọng. Luật sư đã kiến nghị tòa trả hồ sơ điều tra bổ
sung để làm rõ người báo tin như lời khai của ông Dũng.
“Nếu xác định được có người báo tin cho Dương Chí Dũng thật thì phải
gộp chung hai vụ án này lại với nhau. Việc cố ý làm lộ bí mật công tác
và tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài là hai hành vi phạm tội
khác nhau nhưng lại có chung một hậu quả. Quan trọng hơn là từ đó mới
đánh giá đầy đủ được tính chất, mức độ từ hành vi phạm tội của cá bị
cáo”, luật sư Hưng nói.
Ông Hưng cũng cho rằng, thân chủ của mình không vô tội nhưng phải được tòa xem xét khách quan và công bằng.
THEO MỘT THẾ GIỚI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét